Tải bản đầy đủ (.docx) (22 trang)

MỘT SỐ ĐỊNH HƯỚNG VÀ GIẢI PHÁP ĐẦU TƯ NHẰM NÂNG CAO CHẤT LƯỢNG HOẠT ĐỘNG CHO VAY ĐỐI VỚI HỘ SẢN XUẤT TẠI NHNo HUYỆN VỤ BẢN

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (145.71 KB, 22 trang )

MỘT SỐ ĐỊNH HƯỚNG VÀ GIẢI PHÁP ĐẦU TƯ NHẰM NÂNG
CAO CHẤT LƯỢNG HOẠT ĐỘNG CHO VAY ĐỐI VỚI HỘ SẢN XUẤT
TẠI NHNo HUYỆN VỤ BẢN
3.1. Định hướng phát triển hoạt động đầu tư cho vay hộ sản xuất của ngân hàng
trong tương lai
3.1.1. Định hướng chung của NHNo & PTNT huyện Vụ Bản
Tập trung sức toàn hệ thống thực hiện bằng được những nội dung, chương trình
hành động, thực hiện nghị quyết Đại hội đảng lần thứ X của Đảng , đặc biệt nỗ lực và
kiên quyết thực hiện đề án cơ cấu lại NHNo&PTNT Việt Nam từ năm 2001-2010 đã
được Chính phủ phê duyệt và kế hoạch giải pháp hàng năm của lộ trình thực hiện đề án.
Tiếp tục duy trì tốc độ tăng trưởng nguồn vốn cao, duy trì hạn mức tín dụng trong giới
hạn cho phép. Đảm bảo an toàn và sinh lời nhằm nâng cao năng lực cạnh tranh, đáp ứng
được yêu cầu chuyển dịch cơ cấu sản xuất, sắp xếp đổi mới doanh nghiệp, mở rộng và
nâng cao chất lượng dịch vụ Ngân hàng, thích ứng và phát triển, tiếp tục tăng cường đổi
mới công nghệ và đào tạo nguồn nhân lựcphù hợp với tiến trình hiện đại hoá hệ thống
Ngân hàng và theo kịp tiến trình hội nhập Quốc tế. Căn cứ vào định hướng trên mục
tiêu cơ bản của năm 2009
- Nguồn vốn huy động bằng tiền Việt Nam năm 2009 tăng trưởng đạt từ 22-23%.
- Tăng trưởng dư nợ đến ngày 31/12/2009 đạt từ 19%-20%, trong đó dư nợ trung
hạn chiếm 31%-33% tổng dư nợ.
- Đầu tư tín dụng đúng đối tượng, đảm bảo chất lượng tin dụng, tỉ lệ nợ quá hạn
dưới 0.1% tổng dư nợ.
- Tiếp tục giao kế hoạch tăng nguồn vốn và dư nợ CBNV gắn liền với trả lương
và là cơ sở tính thi đua quý, năm.
- Tiếp tục khai thác tối đã những tiện ích trong chương trình giao dich IPCAS
hiện đại hóa ngân hàng. tiếp thị rộng khắp trong nhân dân về dịch vụ thẻ ATM nhất là
đối tượng học sinh sinh viên, thực hiện tốt viêc trả lương qua tài khoản thẻ. Đào tạo đội
ngũ cán bộ làm tốt các dịch vụ ngân hàng như cam kết bảo lãnh thực hiện hợp đồng;
bảo lãnh thanh toán; bảo lãnh sản phẩm.
3.2.2. Định hướng cụ thể đối với hoạt động đầu tư cho vay hộ sản xuất của
chi nhánh


- Nâng mức đầu tư bình quân toàn huyện từ 23-25 triệu đồng/hộ
- Củng cố mạng lưới tổ vay vốn theo hướng mở rộng quy mô tăng cường năng
lực quản lí nâng cao chất lượng hoạt động của tổ vay vốn đáp ứng yêu cầu của tình hình
mới để tổ vay vốn thực sự là kênh truyển tải vốn của NHNo trên địa bàn nông thôn, mở
rộng thị trường thị phần, tăng dư nợ và tăng cường kiểm tra, kiểm soát nâng cao chất
lượng tín dụng ngân hàng.
- Tiếp tục hoàn tiện và nâng cao chất lượng hoạt động của các đại lí tiết kiệm của
tổ vay vốn trên địa bàn nông thôn, đáp ứng nhu cầu vốn cho hộ sản xuất kinh doanh
trên địa bàn.
- Nâng quy mô hoạt động thiết thực và mở rộng lên tầm cao: hộ vay bình quân 1
tổ từ 50-70 hộ (cả hộ vay không đảm bảo và có đảm bỏa bằng tài sản) dư nợ bình quân
1 tổ vay vốn tăng 15%-20%/năm; suất đầu tư bình quân 1 hộ vay vốn đạt từ 13-17 triệu
đồng.
- Giao kế hoạch tăng nguồn vốn và dư nợ hàng quý cho từng tổ vay vốn để tính
thi đua quý, năm và trên cơ sở đó để tính hoa hồng hàng tháng..
3.2. Giải pháp nhằm nâng cao hiệu quả hoạt động đầu tư cho vay đối với hộ sản
xuất
3.2.1. Nhóm giải pháp đầu tư để tăng cường huy động vốn
Đa dạng hoá các hình thức huy động vốn, đặc biệt là nguồn vốn trung và dài
hạn, mở rộng và phát triển các loại dịch vụ Ngân hàng: nguồn vốn trong hoạt động
kinh doanh của Ngân hàng có vai trò cực kỳ quan trọng, muốn mở rộng cho vay, kinh
doanh có hiệu quả và chủ động phải có nguồn vốn đủ lớn và ổn định. Do đó việc huy
động nguồn vốn tại địa bàn phải được đa dạng hoá về thể loại như: tiết kiệm, kỳ
phiếu, trái phiếu...về thời gian gửi như: tiền gửi không kỳ, tiền gửi có hạn 1 tháng, 2
tháng, 3 tháng...24 tháng, tiền gửi bậc thang phải đủ 12 bậc và có bậc 24 và 36 tháng.
Trong tình hình cạnh tranh như hiện nay do có các ngân hàng cổ phần mới thành lập
tại Nam Định do đó phải có lãi suất linh hoạt đủ sức cạnh tranh mới thu hút được
vốn. Về phương pháp huy động như nhận tiền gửi tại các trụ sở giao dịch của Ngân
hàng, tại nhà khách hàng; về mức lãi suất phải linh hoạt và phù hợp với từng loại kỳ
hạn, phù hợp với tâm lý, tập quán của người gửi tiền. Đặc biệt trong giai đoạn hiện

tại trên địa bàn huyện đang có nhiều cơ quan, tổ chức cùng làm nhiệm vụ huy động
vốn ( Kho bạc Nhà nước, bưu điện..) với nhiều hình thức và nhiều mức lãi suất khác
nhau và khá hấp dẫn.
Ngân hàng cần thực hiện có hiệu quả chiến lược khách hàng tạo lập một đội
ngũ khách hàng có tiềm năng kinh tế, có độ tin cậy cao, kết hợp việc cải tiến nghiệp
vụ dịch vụ Ngân hàng ngoài nghiệp vụ tín dụng thông thường cung cấp cho khách
hàng nhiêu dịch vụ phong phú thuận lợi như: Tổ chức tốt nghiệp vụ thanh toán
nhanh. Dịch vụ thu chi tiền mặt tại cơ sở, dịch vụ lập và thẩm định dự án đầu tư và
phát triển kinh tế, dịch vụ triết khấu, bảo lãnh mua bán, thu đổi ngoại tệ….Tạo cho
khách hàng một tâm lý thoải mái, một địa chỉ tin cậy đó là cơ sở để Ngân hàng huy
động vốn.
Duy trì và cải tiến phong cách giao tiếp, ứng xử của nhân viên theo hướng văn
minh, lịch sự, hoà nhã, cởi mở với khách hàng, dành cho khách hàng nhiều tiện lợi
nhất và tư vấn cho khách hàng chọn thể thức gửi tiền phù hợp nhất.
Tăng cường công tác tiếp thị, thông tin, tuyên truyền quảng bá trên các
phương tiện thông tin đại chúng, pa-nô, áp phích, tại các hội nghị, hội thảo, những
nơi tập trung đông người về các thể thức gửi tiền, các mức lãi suất
Mở rộng và phát triển các loại dịch vụ ngân hàng; nền kinh tế ngày càng phát
triển nhu cầu về các dịch vụ ngân hàng ngày càng tăng. Mặt khác sự cạnh tranh giữa
các ngân hàng ngày càng gay gắt, mức chênh lệch lãi suất ngày càng ngắn lại. Việc mở
rộng các loại hình dịch vụ ngân hàng không những để tranh thủ nguồn vốn tạm thời
nhàn rỗi để kinh doanh mà còn tăng doanh thu cho Ngân hàng. Thực hiện tốt dịch vụ
chuyển tiền nhanh Western Union, và thanh toán theo tài khoản cá nhân của các cá nhân
gửi tiền từ nước ngoài về, trong đó có 1 bộ phận không nhỏ người đi lao động có thời
hạn ở nước ngoài. Thực hiện tốt dịch vụ này sẽ tăng nguồn thu từ phí, ngoài ra nó còn
phục vụ tốt cho việc kinh doanh ngoại tệ.
3.2.2. Nhóm giải pháp nhăm nâng cao hiệu quả sử dụng vốn cho vay hộ sản
xuất
3.2.2.1. Tăng cường đầu tư phát triển nguồn nhân lực
Hoạt động đầu tư cho vay HSX của ngân hàng nói riêng và hoạt động kinh

doanh của ngân hàng nói chung sẽ không thể thành công nếu không thường xuyên
đào tạo nâng cao trình độ của đội ngũ cán bộ công nhân viên của mình. Với thực
trạng trình độ cán bộ hiện nay, NHNo&PTNT huyện Vụ Bản cần tiến hành tổ chức
đào tạo theo các nông dung sau:
- Đào tạo nâng cao: Nhằm bổ xung những kiến thức về thị trường, các lĩnh
vực khoa học, kinh tế, xã hội, phương pháp nghiên cứu, phân tích tài chính dự án,
hoạt động kinh doanh của một số ngành nghề kinh tế có liên quan. Từ đó nâng tầm
nhận thức để có thể hoạch định các chiến lược kinh doanh cho từng thời kì đồng thời
có khả năng tư vấn cho khách hàng.
- Đào tạo chuyên sâu về công nghệ, nghiệp vụ ngân hàng để mỗi cán bộ theo
những nghiệp vụ khác nhau giỏi về chuyên môn, kĩ năng tác nghiệp. Những cán bộ
này phải được đào tạo về quy trình nghiệp vụ cung cấp dịch vụ và mối quan hệ của
nó với các nghiệp vụ khác. Hình thức đào tạo có thể thực hiện tại chỗ học cử đi học
các lớp ngắn hạn.
- Tranh bị kiến thức, lí luận Marketing cho các thành viên tạo điều kiện cho
họ trở thành những mắt xích trong thu thập thông tin, xử lý thông tin kịp thời để góp
phận đáp ứng nhu cầu của khách hàng và nâng cao kĩ năng giao tiếp tuyên truyền các
sản phẩm ngân hàng.
Ngoài việc đào tạo nguồn nhân lực ngân hàng còn phải chú ý đến việc cơ cấu
tổ chức: Sắp xếp ổn định bộ máy từ phòng tại trụ sở chính của ngân hàng đến các
phòng giao dịch, đảm bảo yêu cầu tinh, gọn, nhanh. Việc bố trí cán bộ trên cơ sở
năng lực, trình độ của mỗi người để khai thác, phát huy một cách tốt nhất khả năng
của mỗi người, nâng cao hiệu quả lao động.
Con người là yếu tố trọng tâm, quyết định sự thành bại của mọi tổ chức, moi
doanh nghiệp vì vậy công tác đào tạo, tổ chức cán bộ là hết sức quan trọng. Nếu những
công tác này được thực hiện tốt sẽ cung cấp cho ngân hàng đội ngũ cán bộ quản lí tác
nghiệp có chất lượng cao để thực hiện thành công chiến lược kinh doanh của ngân
hàng.
3.2.2.2. Nhóm giải pháp nhằm mở rộng quy mô hoạt động cho vay hộ sản
xuất

∗ Thiết lập duy trì mối quan hệ lâu bền với khách hàng vay vốn
Mối quan hệ giữa ngân hàng với khách hàng vay vốn là quan hệ hai chiều, Ngân
hàng hỗ trợ về vốn sản xuất kinh doanh cho khách hàng và ngược lại khách hàng vay
vốn đem lại nguồn thu chủ yếu cho ngân hàng, thiết lập và duy trì mối quan hệ lâu bền
với khách hàng sẽ biết được nhu cầu vay thực tế và chu kỳ sản xuất kinh doanh của họ
để có hình thức tài trợ cho phù hợp, đáp ứng nhu cầu vay vốn của khách hàng, giảm
được chi phí thời gian tìm hiểu khách hàng trước khi quyết định cho vay, thì thông tin
về khách hàng được thu nạp thường xuyên và đảm bảo an toàn vốn vay. Những khách
hàng có quan hệ lâu dài thường kinh doanh có hiệu quả, có những khách hàng có ý thức
trả nợ tốt, từ đó tạo nguồn thu ổn định vững chắc cho ngân hàng.
Tuỳ từng đối tượng khách hàng, ngân hàng có chính sách cho phù hợp. Đối với
khách hàng có quan hệ thường xuyên có tín nhiệm ngân hàng có thể ưu đãi về lãi suất
cho vay, mặt khác trong quá trình sản xuất kinh doanh nếu khách hàng gặp khó khăn
chưa trả được nợ, ngân hàng có thể ra hạn nợ hoặc điều chỉnh kỳ hạn trả nợ, ra hạn nợ
để họ tiếp tục sản xuất kinh doanh.
∗ Phát triển cho vay hộ sản xuất thông qua tổ vay vốn
Tổ vay vốn là một mô hình mới do cộng đồng dân cư thành lập một cách tự
nguyện dới sự lãnh đạo của tổ chức, đoàn thể chính trị - xã hội được UBND xã công
nhận và cho phép hoạt động. Hoạt động của tổ vay vốn nhằm giải quyết một số vấn đề
sau:
- Tổ vay vốn là nơi các hộ sản xuất tương hỗ lẫn nhau không chỉ về nhu cầu vốn
mà còn về kiến thức khoa học, kỹ thuật trong sản xuất và nguyên liệu đầu vào cũng nh
việc tiêu thụ sẩn phẩm đầu ra.
- Tổ vay vốn được thành lập có quy ước riêng đây là điều kiện cần thiết để giám sát
kiểm tra, đôn đốc sử dụng vốn vay, trả nợ, trả lãi đúng hạn của hộ sản xuất.
Hình thức chuyển tải vốn tín dụng tới hộ sản xuất thông qua tổ tín chấp đem lại
lợi ích cho cả hai phía: Hộ vay vốn và Ngân hàng.
+ Đối với hộ sản xuất: Vay vốn thông qua tổ tín chấp giảm bớt được thời gian giao
dịch, thời gian đi lại từ đó giảm bớt được chi phí do Ngân hàng giải ngân tại các xã và bố
trí lịch trực thu nợ tại xã. Điều này có ý nghĩa rất quan trọng vì mức vốn vay của hộ gia

đình còn nhỏ lẻ, khi vay phải hoàn tất thủ tục vay vốn nên người dân dễ nảy sinh tâm lý
ngại vay Ngân hàng mà đi vay mượn những ngời xung quanh mặc dù lãi suất rất cao, gây
tình trạng cho vay nặng lãi ở nông thôn. Hơn nữa, với thành viên tổ tín chấp còn quan
tâm gắn bó hơn trong hoạt động sản xuất kinh doanh, trao đổi kinh nghiệm, kỹ thuật…sử
dụng vốn vay có hiệu quả hơn.
+ Về phía ngân hàng, cấp tín dụng cho hộ sản xuất theo hình thức tổ tín chấp
hiệu quả hơn, và đảm bảo vốn an toàn cao hơn rất nhiều. Tổ trởng tổ vay vốn là người
trong xóm, trong xã do nhân dân bầu lên, được chính quyền xã công nhận, luôn giám
sát việc sử dụng vốn của các tổ, nên đôn đốc hộ vay vốn sử dụng vốn vay và trả nợ gốc,
lãi đầy đủ đúng hạn theo cam kết tốt hơn.
Kết quả hoạt động cho vay qua tổ, nhóm của NHNo&PTNT Vụ Bản đã hạn chế
được nợ quá hạn, mặc dù tỷ lệ cho vay thông qua tổ cho vay chưa cao.
Với kinh nghiệm những năm qua, ngân hàng có thể đáp ứng hình thức cho vay
qua tổ nhóm sâu rộng hơn. Để tín dụng ngày càng được nâng cao và để cho vay qua tổ
nhóm ngày càng hiệu quả đòi hỏi Ngân hàng cần thực hiện tốt hơn nữa các vấn đề sau:
- Tranh thủ sự lãnh đạo của cấp ủy đảng chính quyền địa phương, phối kết hợp
chặt chẽ với các tổ chức đoàn thể, ban chỉ đạo vay vốn huyện, phòng đại diện vay vốn
các xã thị trấn trong việc duy trì tốt hoạt động của mạng lưới TVV-TK trong năm 2008
và những năm tới.
- Kết hợp với hội nông dân huyện tổ chức đánh giá sâu sắc những mặt đã làm
được và chưa làm được trong hoạt động phân phối để thành lập và duy trì hoạt động
của mạng lưới TVV-TK trong thời gian vừa qua, bàn và thống nhất các biện pháp củng
cố, nâng tầm hoạt động của tổ vay vốn cho phù hợp với tình hình mới.
+ Thường xuyên phân loại tổ vay vốn củng cố kịp thời hoạt động kém hiệu quả.
+ Áp dụng linh hoạt phương thức chi trả hoa hồng tổ nhóm theo hướng gắn
thu nhập của tổ với số lượng và chất lượng các chỉ tiêu về công tác huy động nguồn
vốn tăng trưởng diện hộ, tăng trưởng dư nợ 15%-20%, nợ quá hạn dưới 0.05%, đảm
bảo thu lãi theo đúng lịch quy
- Tranh thủ sự ủng hộ của huyện uỷ, UBND huyện, thường xuyên quan tâm hơn
nữa đến hoạt động ngân hàng đặc biệt trong việc chỉ đạo cấp uỷ chính quyền xã, các tổ

chức hội sở thực hiện tốt quyết định 67/QĐ-TTG và nghị quyết 2308 chỉ đạo các phòng
ban có liên quan trong việc giúp ngân hàng giải quyết các món nợ tồn đọng do ý thức,
đạo đức khách hàng. Ngân hàng cần tổ chức chặt chẽ với các tổ chức chính trị xã hội,
đặc biệt là hội Nông dân, hội Phụ nữ, hội Cựu chiến binh đây là các tổ chức chính trị có
uy tín tại địa bàn.
- Luôn luôn phải kế hợp hài hoà lợi ích giữa ngân hàng với tổ trưởng và giữa
ngân hàng với các thành viên. Tổ chức các lớp bồi dưỡng kiến thức cơ bản về quản
lý nghiệp vụ tín dụng cho các tổ trưởng tổ vay vốn.
∗ Tập trung tăng suất đầu tư trên một hộ vay
Hiện tại NHNo Huyện Vụ Bản mới cho vay được 14,25 % số hộ trên địa bàn,
số hộ còn lại không có nhu cầu vay hoặc không đủ điều kiện vay. Như vậy việc mở
rộng tín dụng theo diện hộ là hạn chế. Trong thời gian tới NHNo Vụ Bản nên tập
trung tăng suất đầu tư trên hộ vay, bởi mức vay bình quân mới đạt 23 triệu đồng / hộ
mức này còn thấp so với tình hình kinh tế của địa bàn. Đây là một giải pháp rất hay
nó vừa giúp ngân hàng hạn chế được việc đầu tư dàn trải nhỏ lẻ tốn chi phí vừa giúp
ngân hàng mở rộng dư nợ.
Bên cạnh đó nều ngân hàng tăng thêm suất đầu tư trên một hộ sản xuất sẽ tạo
diều kiện cho hộ sản xuất mở rộng hơn, giúp cho các hộ sản xuất không phải sản
xuất nhỏ lẻ, manh mún như hiện nay. Đồng thời nó còn tạo điều kiện cho các hộ sản
xuất có thể đổi mới công nghệ, thiết bị máy móc từ đó tăng năng suất lao động và
nâng cao chất lượng sản phẩm làm cho sản phẩm của hộ sản xuất có tính cạnh tranh
cao hơn trên thị trường và các hộ sản xuất thu được lợi nhuận cao hơn.
∗ Các giải pháp khác
- Tăng cường tìm kiếm các dự án sản xuất kinh doanh lớn, khả thi để đầu tư,
vừa tăng nhanh khối lượng tín dụng, vừa tiết kiệm chi phí. Tuy nhiên vẫn phải quan
tâm đến những món vay nhỏ tuy chi phí cao nhưng rủi ro thấp.
- Tổ chức phân loại khách hàng để có căn cứ mở rộng hay thắt chặt tín dụng
đối với từng loại khách hàng.
- Tăng cường công tác tiếp thị, quảng bá, thái độ giao tiếp văn minh lịch sự để
thu hút khách hàng. Có chế độ ưu đãi đối với khách hàng vay lớn, có độ tín nhiệm

cao, khách hàng được xếp loại A (ưu đãi về mức vay, thủ tục bảo đảm tiền vay, lãi
suất, phí dịch vụ, thời hạn vay ...)
- Trình ngân hàng cấp trên về việc áp dụng mức lãi suất cho vay cạnh tranh để
chiếm lĩnh thị trường tín dụng .
- Tăng cường công tác kiểm tra ( chủ yếu là tự kiểm tra ) để phát hiện và
chỉnh sửa kịp thời những sai sót, tồn tại, làm lành mạnh hoá địa bàn tín dụng và chất
lượng tín dụng.
- Tiếp tục duy trì và bổ sung chỉnh sửa cơ chế khoán đến nhóm và người lao
động nói chung, cán bộ tín dụng nói riêng, trên cơ sở lấy 5 chỉ tiêu cơ bản làm căn cứ
tính điểm khoán cho cán bộ tín dụng là: thu lãi, thu nợ 238, dư nợ, nợ quá hạn và
chấp hành chế độ.
- Tăng cường công tác giáo dục chính trị tư tưởng, giáo dục pháp luật, giáo
dục đạo đức lương tâm nghề nghiệp cho CBCNV. Tăng cường đào tạo và đào tạo lại
nghiệp vụ, chủ yếu là đào tạo tại chỗ, chú ý đào tạo chuyên sâu các lĩnh vực hoạt
động chính như tin học, thẩm định...
- Hiện đại hoá thêm một bước cơ sở vật chất thiết bị hiện có để đáp ứng yêu
cầu ngày càng cao của công tác kinh doanh, trước hết là hoàn chỉnh đề án cơ cấu lại
Ngân hàng của WB.
- Phối hợp với các ngành chức năng tập huấn cho người dân các tiến bộ khoa
học kỹ thuật, đưa giống mới vào sản xuất nhằm nâng cao năng xuất cây trồng vật
nuôi, năng xuất lao động, phổ biến để người dân hiểu rõ về cơ chế chính sách tín
dụng của Ngân hàng.

×