Tải bản đầy đủ (.pdf) (79 trang)

Thực thi pháp luật về xử lý vi phạm pháp luật về vệ sinh, an toàn thực phẩm trong kinh doanh thực phẩm qua thực tiễn tỉnh cà mau

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (885.23 KB, 79 trang )

BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO
TRƯỜNG ĐẠI HỌC KINH TẾ TP. HỒ CHÍ MINH

TRẦN TẤN ÂN

THỰC THI PHÁP LUẬT VỀ XỬ LÝ VI PHẠM PHÁP
LUẬT VỆ SINH, AN TOÀN THỰC PHẨM TRONG KINH
DOANH THỰC PHẨM QUA THỰC TIỄN TỈNH CÀ MAU

LUẬN VĂN THẠC SĨ LUẬT HỌC

Cà Mau – Năm 2020


BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO
TRƯỜNG ĐẠI HỌC KINH TẾ TP. HỒ CHÍ MINH

TRẦN TẤN ÂN

THỰC THI PHÁP LUẬT VỀ XỬ LÝ VI PHẠM PHÁP
LUẬT VỆ SINH, AN TOÀN THỰC PHẨM TRONG KINH
DOANH THỰC PHẨM QUA THỰC TIỄN TỈNH CÀ MAU
Chuyên ngành: Luật kinh tế
Hướng ứng dụng
Mã số: 8380107

LUẬN VĂN THẠC SĨ LUẬT HỌC
NGƯỜI HƯỚNG DẪN KHOA HỌC:
TS. VIÊN THẾ GIANG

Cà Mau – Năm 2020




LỜI CAM ĐOAN
Tôi xin cam đoan tất cả các nội dung được trình bày trong luận văn này là kết quả
nghiên cứu độc lập của cá nhân tôi dưới sự hướng dẫn của người hướng dẫn khoa học.
Trong Luận văn có sử dụng, trích dẫn một số ý kiến, quan điểm khoa học của một số tác
giả đều được trích dẫn nguồn cụ thể, chính xác và rõ ràng. Các số liệu, thông tin được sử
dụng trong uận văn là hoàn toàn khách quan và trung thực.
Cà Mau, ngày

tháng 8 năm 2020

Tác giả

TRẦN TẤN ÂN


MỤC LỤC
TRANG PHỤ BÌA
LỜI CAM ĐOAN
MỤC LỤC
DANH MỤC CÁC CHỮ VIẾT TẮT
TÓM TẮT – ABSTRACT
PHẦN MỞ ĐẦU ................................................................................................................ 1
1. Lý do chọn đề tài ............................................................................................................................... 1
2. Tình hình nghiên cứu liên quan đến đề tài ........................................................................................ 2
3. Mục tiêu, đối tượng, phạm vi nghiên cứu.......................................................................................... 3
3.1. Mục tiêu nghiên cứu....................................................................................................................... 3
3.2. Đối tượng nghiên cứu..................................................................................................................... 4
3.3. Phạm vi nghiên cứu ........................................................................................................................ 4

4. Giả thuyết nghiên cứu, câu hỏi nghiên cứu ....................................................................................... 4
4.1. Giả thuyết nghiên cứu .................................................................................................................... 4
4.2. Câu hỏi nghiên cứu ......................................................................................................................... 5
5. Phương pháp nghiên cứu ................................................................................................................... 5
6. Ý nghĩa khoa học và thực tiễn của đề tài ........................................................................................... 6
7. Kết cấu của Luận văn ........................................................................................................................ 6

CHƯƠNG 1: CƠ SỞ LÝ LUẬN VỀ VI PHẠM VÀ XỬ LÝ VI PHẠM ...................... 7
PHÁP LUẬT VỀ VỆ SINH, AN TOÀN THỰC PHẨM TRONG ................................ 7
KINH DOANH THỰC PHẨM ........................................................................................ 7
1.1. Tổng quan về thực phẩm và an toàn thực phẩm trong kinh doanh thực phẩm ............................... 7
1.1.1. Một số khái niệm về Thực phẩm. ................................................................................................ 7
Thực phẩm là những sản phẩm mà con người có thể ăn, uống được ở dạng tươi, sống hoặc đã qua
chế biến, bảo quản. ....................................................................................................................................... 7
1.1.2. An toàn thực phẩm trong sản xuất, kinh doanh thực phẩm. ...................................................... 8
1.2.Bản chất của vi phạm pháp luật về an toàn thực phẩm trong kinh doanh thực phẩm ................... 12
1.2.1. Khái niệm vi phạm pháp luật về an toàn thực phẩm trong kinh doanh thực phẩm. ................ 12
1.2.2. Bản chất của xử lý vi phạm pháp luật an toàn thực phẩm trong kinh doanh thực phẩm ........ 16
1.2.3. Hình thức xử lý vi phạm pháp luật an tồn thực phẩm trong kinh doanh thực phẩm ............. 16


1.3. Cơ sở pháp lý thực thi pháp luật và xử lý vi phạm pháp luật về vệ sinh, an toàn thực phẩm tại
tỉnh Cà Mau. ................................................................................................................................................ 18
1.3..1. Các văn bản của nhà nước quy định về vệ sinh an toàn thực phẩm và xử lý vi phạm............. 18
1.3.2 Các văn bản chỉ đạo và quy định của tỉnh vế đảm bảo về vệ sinh an toàn thực phẩm và xử lý vi
phạm tại tỉnh Cà Mau. ................................................................................................................................. 25

CHƯƠNG 2: ĐÁNH GIÁ VIỆC XỬ LÝ VI PHẠM PHÁP LUẬT VỀ AN TOÀN
THỰC PHẨM TRONG KINH DOANH THỰC PHẨM TẠI TỈNH CÀ MAU VÀ
ĐỀ XUẤT MỘT SỐ KIẾN NGHỊ ................................................................................. 28

2.1. Hoạt động xây dựng pháp luật về xử lý vi phạm pháp luật về an toàn thực phẩm trong kinh
doanh thực phẩm. ........................................................................................................................................ 28
2.1.1. Nhà nước và chính quyền địa phương đã ban hành nhiều văn bản pháp luật để điều chỉnh
hành vi vi phạm pháp luật trong kinh doanh thực phẩm............................................................................ 28
2.1.2. Nhà nước đã thiết lập được bộ máy quản lý thực thi chức năng quản lý và xử lý vi phạm pháp
luật về an toàn thực phẩm trong kinh doanh. ............................................................................................ 30
2.1.3. Xây dựng, ban hành, áp dụng tiêu chuẩn, quy định và quy chuẩn kỹ thuật về an toàn thực
phẩm làm cơ sở xử lý vi phạm pháp luật về an toàn thực phẩm trong kinh doanh. .................................. 32
2.1.4. Nhà nước đã ban hành các văn bản quy phạm pháp luật quy định về các biện pháp xử lý vi
phạm pháp luật về an toàn thực phẩm trong kinh doanh .......................................................................... 34
2.2. Bất cập, khó khăn trong thực thi pháp luật về xử lý vi phạm an toàn thực phẩm trong kinh doanh
thực phẩm .................................................................................................................................................... 37
2.2.1. Những bất cập, khó khăn từ phong tục, tập quán kinh doanh ở quy mô nhỏ lẻ, dàn trải trong
khi nguồn lực cho xử lý vi phạm pháp luật về an tồn thực phẩm lại hạn chế........................................... 37
2.2.2. Khó xử lý hình sự đối với hành vi phạm tội về vệ sinh an tồn thực phẩm do các tình tiết định
tội khó chứng minh trong thời gian ngắn. .................................................................................................. 41
2.2.3. Việc phối hợp giữa các cơ quan quản lý theo quy định của pháp luật về an toàn thực phẩm
chưa đồng bộ dẫn đến việc xử lý vi phạm pháp luật về an tồn thực phẩm trong kinh doanh khơng kịp
thời. ............................................................................................................................................................. 47
2.3. Thực tiễn thực thi pháp luật và xử lý vi phạm pháp luật vệ sinh, an toàn thực phẩm trong kinh
doanh thực phẩm thời gian qua tại tỉnh Cà Mau. ........................................................................................ 49
2.3.1. Các cơ quan quản lý về thực thi pháp luật và xửa lý vi phạm trong lĩnh vực kinh doanh thực
phẩm tại tỉnh Cà Mau. ................................................................................................................................. 49
2.3.2. Thực trạng vi phạm pháp luật trong lĩnh vực kinh doanh thực phẩm tại tỉnh Cà Mau thời gian
qua............................................................................................................................................................... 51
2.4. Một số kiến nghị ........................................................................................................................... 56


2.4.1. Kiến nghị đối với nhà nước;....................................................................................................... 56
2.4.2. Kiến nghị đối với các cơ quan quản lý ngành ........................................................................... 57

2.4.3 Kiến nghị đối với Ủy ban nhân dân tỉnh Cà Mau ........................................................................ 57
KẾT LUẬN CHUNG .......................................................................................................................... 62

TÀI LIỆU THAM KHẢO


DANH MỤC CÁC CHỮ VIẾT TẮT
ATTP: An toàn thực phẩm
BNNPTNT: Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn
BVTV: Bảo vệ thực vật
BYT: Bộ Y tế
QCVN: Quy chuẩn Việt Nam
TT: Thông tư


TĨM TẮT
Thực phẩm có vai trị thiết yếu đối với đời sống xã hội, tuy nhiên nó có thể là mầm
mống gây nguy hiểm đến sức khỏe và tính mạng con người. Vì con người sử dụng thực
phẩm hàng ngày. Do đó mục tiêu đảm bảo an tồn thực phẩm được nhà nước và xã hội
đặc biệt quan tâm. Với nhu cầu sử dụng thực phẩm ngày càng tăng cao của con người thì
vấn đề đảm bảo vệ sinh an toàn thực phẩm hiện nay càng được chú trọng hơn. Ở Cà Mau
tình hình vi phạm pháp luật về an toàn thực phẩm trong kinh doanh đang gia tăng và tạo
tâm lý bất ổn cho người tiêu dùng.
Vì thế tác giả chọn vấn đề “Thực thi pháp luật về xử lý vi phạm pháp luật về vệ
sinh, an toàn thực phẩm trong kinh doanh thực phẩm qua thực tiễn tỉnh Cà Mau”
làm đề tài nghiên cứu nhằm làm rõ những vấn đề lý luận và thực tiễn về vi phạm pháp
luật vệ sinh, an toàn thực phẩm trong kinh doanh tại tỉnh Cà Mau hiện nay.
Để triển khai nội dung luận văn tác giả đã được thực thi thông qua các phương pháp
nghiên cứu như: Phương pháp hệ thống hóa, phương pháp phân tích, tổng hợp, so sánh để
làm rõ những quy định pháp luật hiện hành là cơ sở để xử lý vi phạm pháp luật về vệ

sinh, an toàn thực phẩm, làm rõ những bất cập, hạn chế của pháp luật như là rào cản ảnh
hưởng đến tính khả thi của quy định xử lý vi phạm pháp luật về an toàn thực phẩm trong
kinh doanh thực phẩm. Trên cơ sở đó luận văn tập trung đánh giá thực trạng và đề xuất
một số giải pháp, kiến nghị góp phần nâng cao hiệu quả thực thi pháp luật và xử lý vi
phạm pháp luật về an toàn thực phẩm trong kinh doanh thực phẩm đáp ứng yêu cầu phát
triển bền vững nền kinh tế thị trường định hướng xã hội chủ nghĩa.
Luận văn vừa có ý nghĩa về mặc lý luận và mặc thực tiễn, góp phần hồn thiện
pháp luật về xử lý vi phạm pháp luật an toàn phẩm trong kinh doanh thực phẩm tại tỉnh
Cà Mau và mang đến lợi ích cho người tiêu dùng giúp giảm thiểu tối đa những hậu quả
xảy ra. Kết quả nghiên cứu luận văn có thể được sử dụng làm tài liệu để tham khảo cho
cá nhân, tổ chức quan tâm đến lĩnh vực về vệ sinh, an toàn thực phẩm trong kinh doanh.
Từ khóa: Vi phạm pháp luật về vệ sinh, an toàn thực phẩm


ABSTRACT
Food has an essential role in social life, but it can be the germ that is dangerous to
the health and human life. Because people use them every day. Therefore, the goal of
ensuring food safety is particularly interested in by the State and society. With the
increasing demand of people using food, the issue of ensuring food hygiene and safety is
now more and more focused. In Ca Mau province, the violation of the law on food safety
in business is increasing and creating instability for consumers.
Therefore, the author chose the issue "Law enforcement on handling violations of
the law on food hygiene and safety in food trading through the practice of Ca Mau
province" as a research topic to clarify the issues. theory and practice about violating the
law on food hygiene and safety in doing business in Ca Mau province today.
To deploy the content of the thesis, the author has been implemented through
research methods such as: Systematized method, analysis method, synthesis, comparison
to clarify the current legal regulations. Department to handle violations of the law on
food hygiene and safety, and clarify the inadequacies and limitations of the law as
barriers affecting the feasibility of regulations on handling safety violations. food in the

food business. On that basis, the thesis focuses on assessing the current situation and
proposing a number of solutions and recommendations to contribute to improving the
efficiency of law enforcement and handling violations of the law on food safety in food
trading. meeting the requirements of sustainable development of a socialist-oriented
market economy.
The thesis is both meaningful and practical, contributing to improving the law on
handling violations of the law on food safety in food business in Ca Mau province and
bringing benefits to consumers. Minimizing the consequences that happen. Thesis
research results can be used as a reference for individuals and organizations interested in
the field of food hygiene and safety in business.
Keywords: Violation of the law on foods hygiene and safety


1

PHẦN MỞ ĐẦU
1. Lý do chọn đề tài
An toàn thực phẩm có tầm quan trọng đặc biệt trong đời sống xã hội, không
những ảnh hưởng trực tiếp, thường xuyên đến sức khỏe con người, đến sự phát triển
của giống nòi, thậm chí tính mạng người sử dụng, mà cịn ảnh hưởng đến sự phát triển
kinh tế, văn hóa, du lịch và an ninh, an toàn xã hội. Bảo đảm an toàn thực phẩm để
nâng cao sức khỏe người dân, tăng cường nguồn lực, thúc đẩy phát triển kinh tế - xã
hội và mở rộng quan hệ quốc tế giữ vị trí quan trọng trong sự nghiệp bảo vệ sức khỏe
nhân dân, góp phần giảm tỷ lệ mắc bệnh, duy trì và phát triển nòi giống, tăng cường
sức lao động, học tập, thúc đẩy sự tăng trưởng kinh tế, văn hóa xã hội và thể hiện nếp
sống văn minh. Trong những năm qua, cùng với những tiến bộ trong thiết lập, vận
hành thể chế kinh tế thị trường,việc bảo đảm an toàn vệ sinh thực phẩm trong kinh
doanh thực phẩm cũng đã được nhà nước quan tâm thích đáng thơng qua việc khơng
ngừng hồn thiện khn khổ pháp luật về xử lý vi phạm pháp luật về vệ sinh thực
phẩm trong kinh doanh thực phẩm.

Tuy nhiên, các yếu tố là nguy cơ dẫn đến vi phạm pháp luật về vệ sinh an tồn
thực phẩm trong kinh doanh thực phẩm vẫn cịn khá phổ biến như tiến trình đơ thị hóa
nhanh dẫn đến thay đổi thói quen ăn uống của nhân dân, thúc đẩy phát triển dịch vụ ăn
uống trên hè phố tràn lan, khó có thể đảm bảo vệ sinh an tồn thực phẩm. Tình trạng ơ
nhiễm mơi trường diễn ra ngày càng nghiêm trọng, nhất là ô nhiễm môi trường nước,
khơng khí ảnh hưởng đến vật ni và cây trồng là nguyên nhân làm cho thực phẩm bị
nhiễm bẩn tăng lên, đặc biệt là các vật nuôi trong ao hồ có chứa nước thải cơng
nghiệp, lượng tồn dư một số kim loại nặng ở các vật ni cao. Ngồi ra, việc ứng dụng
các thành tựu khoa học kỹ thuật mới trong chăn nuôi, trồng trọt, sản xuất, chế biến
thực phẩm làm cho nguy cơ thực phẩm bị nhiễm bẩn ngày càng tăng do lượng tồn dư
thuốc bảo vệ thực vật, hóa chất bảo quản trong rau, quả; tồn dư thuốc thú y trong thịt,
thực phẩm sử dụng công nghệ gen, sử dụng nhiều hóa chất độc hại, phụ gia khơng cho
phép, cũng như nhiều quy trình khơng đảm bảo vệ sinh gây khó khăn cho cơng tác
quản lý, kiểm sốt. Thực tế này đã dẫn đến các hành vi vi phạm pháp luật về an toàn


2

thực phẩm ngày càng trở nên phổ biến và khó kiểm sốt, bất chất những nỗ lực trong
việc hồn thiện pháp luật, tăng cường nguồn lực con người cũng như hệ thống tiêu
chuẩn, quy chuẩn về an toàn thực phẩm ở nước ta. Nâng cao hiệu quả thực thi pháp
luật xử lý vi phạm pháp luật về an toàn thực phẩm là giải pháp quan trọng góp phần
hạn chế tình trạng mất vệ sinh toàn toàn thực phẩm cũng như góp phần bảo vệ sức
khỏe người tiêu dùng. Do vậy, học viên lựa chọn chủ đề “Thực thi pháp luật về xử lý
vi phạm pháp luật về vệ sinh, an toàn thực phẩm trong kinh doanh thực phẩm
qua thực tiễn tỉnh Cà Mau” làm đề tài nghiên cứu cho luận văn thạc sĩ luật học,
chuyên ngành Luật Kinh tế của mình.
2. Tình hình nghiên cứu liên quan đến đề tài
Xử lý vi phạm pháp luật an toàn thực phẩm trong kinh doanh thực phẩm ở Việt
Nam nói chung và ở tỉnh Cà Mau nói riêng là chủ đề được nhiều tác giả nghiên cứu ở

những khía cạnh khác nhau, từ pháp luật về an toàn thực phẩm cho đến vi phạm và xử
lý vi phạm pháp luật an toàn thực phẩm trong kinh doanh thực phẩm tại tỉnh Cà Mau.
Tác giả Phạm Thị Hồng Yến trong cơng trình An tồn thực phẩm và việc thực thi
hiệp định SPS/WTO: “Kinh nghiệm quốc tế và giải pháp đối với Việt Nam do nhà
xuất bản Thông tin và Truyền thông phát hành năm 2011 đề cập đến nội dung quy
định pháp lý về an toàn vệ sinh thực phẩm của Việt Nam điều chỉnh hoạt động sản
xuất, kinh doanh, xuất khẩu và nhập khẩu thực phẩm ở Việt Nam, trong đó đặc biệt
nhấn mạnh đến một số bất cập trong công tác thanh tra, kiểm tra và xử lý vi phạm về
vệ sinh an toàn thực phẩm như: nhân lực, mức độ kiên quyết trong xử lý, việc phối
hợp quản lý giữa các lực lượng chức năng... Các tác giả Phạm Hải Vũ, Đào Thế Anh
(Chủ biên, 2016) đề cập đến An toàn thực phẩm nông sản một số hiểu biết về sản
phẩm, hệ thống sản xuất phân phối và chính sách nhà nước”.
Dưới góc độ pháp lý, các nghiên cứu về thực trạng pháp luật về an toàn thực
phẩm và xử lý vi phạm pháp luật về an toàn thực phẩm trong kinh doanh thực phẩm
cũng có khá nhiều cơng trình đề cập như:
- Nguyễn Thị Xuân, “Nâng cao hiệu lực quản lý an toàn thực phẩm trên cơ sở
pháp luật, truy cập ngày 29/11/2018 tại địa chỉ: />

3

- Vụ thị trường trong nước – Bộ Công thương, Hướng dẫn bảo đảm an toàn thực
phẩm cho cơ sở kinh doanh thực phẩm nhỏ lẻ ngành Công Thương, Nxb. Cơng
thương, Hà Nội, 2018”.
- Nguyễn Thị Bích Ly, “Quản lý nhà nước về an toàn thực phẩm từ thực tiễn tại
quận Ngũ Hành Sơn, thành phố Đà Nẵng, Luận văn thạc sĩ luật học, Học viện Khoa
học Xã hội, Hà Nội, 2019”.
- Luận văn Thạc sĩ luật học: “Pháp luật về kiểm sốt an tồn vệ sinh thực phẩm
trong hoạt động thương mại ở Việt Nam”, tác giả Đặng Công đánh giá về mặt hình
thức pháp lý, hệ thống văn bản pháp luật về kiểm sốt an tồn vệ sinh thực phẩm trong
hoạt động thương mại ngày càng được nâng cao về giá trị hiệu lực pháp lý; ii) về nội

dung, các quy định kiểm sốt an tồn vệ sinh thực phẩm trong hoạt động thương mại
ngày càng tiến bộ, bao quát và đầy đủ hơn, đáp ứng được yêu cầu của tình hình mới.
- Tác giả Phạm Duy Tường nghiên cứu “An toàn vệ sinh thực phẩm” do nhà xuất
bản Giáo dục Việt Nam phát hành năm 2012 đề cập đến trách nhiệm của chủ thể quản
lý nhà nước về an toàn vệ sinh thực phẩm cũng như xử lý vi phạm…
Dưới góc độ so sánh, nghiên cứu về pháp luật của các quốc gia về an toàn vệ sinh
thực phẩm có thể kể đến các bài viết, đề tài như: “Pháp luật về an toàn vệ sinh thực
phẩm của một số quốc gia, vùng lãnh thổ trên thế giới" đăng trên website:
duthaoonline.quochoi.vn nghiên cứu pháp luật về an toàn vệ sinh thực phẩm của Thái
Lan, Nhật Bản, Trung Quốc, Đài Loan, Ấn Độ, Malaysia, Indonesia, Hàn Quốc,
Australia, Đức, Thụy Điển về những điểm nổi bật trong pháp luật của các quốc gia về
an tồn vệ sinh thực phẩm.
Nhìn chung, các cơng trình nghiên cứu đều khẳng định nhu cầu bảo đảm và tuân
thủ pháp luật về an toàn thực phẩm trong kinh doanh thực phẩm và xử lý vi phạm pháp
luật về an toàn thực phẩm trong kinh doanh là nhân tố góp phần bảo vệ trật tự thị
trường, niềm tin của người tiêu dùng cũng như nâng cao năng lực cạnh tranh quốc gia.
3. Mục tiêu, đối tượng, phạm vi nghiên cứu
3.1. Mục tiêu nghiên cứu
Thứ nhất, nghiên cứu những vấn đề lý luận về ATTP và pháp luật về ATTP.


4

Thứ hai, phân tích thực trạng áp dụng các quy định của pháp luật về ATTP trong
sản xuất, kinh doanh và chế biến thực phẩm, từ đó đánh giá được những nguyên nhân
cũng như những bất cập, hạn chế.
Thứ ba, trên cơ sở lý luận và thực tiễn, đề tài đưa ra một số giải pháp nhằm nâng
cao hiệu quả công tác thực thi pháp luật về ATTP và xử lý vi phạm pháp luật về an
toàn thực phẩm trong kinh doanh tại tỉnh Cà Mau trong thời gian tới.
3.2. Đối tượng nghiên cứu

Đối tượng nghiên cứu của luận văn là:
- Hệ thống chính sách, pháp luật về xử lý vi phạm pháp luật về an toàn thực
phẩm trong kinh doanh thực phẩm.
- Thực tiễn xử lý vi phạm pháp luật về an toàn thực phẩm trong kinh doanh thực
phẩm tại tỉnh Cà Mau trong thời gian qua..
- Xu hướng phát triển của nền kinh tế thị trường, thói quen, xu hướng tiêu dùng
cũng như ý thức pháp luật của người kinh doanh thực phẩm cũng như người tiêu dùng.
- Các lý thuyết về bảo vệ quyền lợi người tiêu dùng, lý thuyết lợi ích trong kinh
doanh.
3.3. Phạm vi nghiên cứu
Về thời gian nghiên cứu, luận văn nghiên cứu xử lý vi phạm pháp luật về an toàn
thực phẩm trong kinh doanh thực phẩm tại tỉnh Cà Mau từ năm 2016 đến nay.
Về không gian nghiên cứu, luận văn nghiên cứu vấn đề thực thi pháp luật và xử
lý vi phạm pháp luật về an toàn thực phẩm trong kinh doanh thực phẩm tại tỉnh Cà
Mau.
4. Giả thuyết nghiên cứu, câu hỏi nghiên cứu
4.1. Giả thuyết nghiên cứu
Giả thuyết nghiên cứu của luận văn là: Pháp luật về xử lý vi phạm pháp luật an
toàn thực phẩm trong kinh doanh thực phẩm đã được ban hành tương đối toàn diện,
nhưng trong thực tiễn thi hành chưa đạt được hiệu quả như mong muốn. Thực tiễn này
đặt ra địi hỏi khn khổ pháp luật xử lý vi phạm pháp luật về an toàn thực phẩm trong
kinh doanh thực phẩm cần phải được tiếp tục nghiên cứu hoàn thiện và nâng cao ý
thức pháp luật người kinh doanh thực phẩm cũng như người tiêu dùng.


5

4.2. Câu hỏi nghiên cứu
Để làm rõ giả thuyết nghiên cứu nêu trên, luận văn xây dựng và trả lời các câu
hỏi nghiên cứu:

- Nội dung khái niệm an toàn thực phẩm trong kinh doanh thực phẩm cần được
hiểu như thế nào? Với cách hiểu như vậy có ảnh hưởng như thế nào đến xử lý vi phạm
pháp luật về an toàn thực phẩm trong kinh doanh thực phẩm?
- Dấu hiệu pháp lý và biện pháp xử lý vi phạm pháp luật về an toàn thực phẩm
trong kinh doanh thực phẩm là gì?
- Thực tiễn thực thi pháp luật xử lý vi phạm pháp luật về an toàn thực phẩm trong
kinh doanh thực phẩm tại tỉnh Cà Mau như thế nào? Đâu là những bất cập, hạn chế cần
khắc phục và dựa trên những giải pháp cần thiết gì?
5. Phương pháp nghiên cứu
Để triển khai nội dung, luận văn được thực thi thông qua các phương pháp
nghiên cứu:
- Phương pháp hệ thống hóa được tiến hành ở Chương 1 nhằm làm rõ cơ sở khoa
học của xử lý vi phạm pháp luật về an toàn thực phẩm trong kinh doanh thực phẩm
trên cơ sở các học thuyết, các khái niệm, các phạm trù có liên quan đến an tồn thực
phẩm, vi phạm pháp luật về an toàn thực phẩm, kinh doanh thực phẩm, chế tài.
- Phương pháp phân tích được sử dụng chủ yếu ở Chương 2 để làm rõ những quy
định pháp luật hiện hành là cơ sở để xử lý hành vi vi phạm pháp luật về an toàn thực
phẩm trong kinh doanh thực phẩm nhằm làm rõ những bất cập, hạn chế của pháp luật
như là rào cản ảnh hưởng đến tính khả thi của quy định xử lý vi phạm pháp luật về an
toàn thực phẩm trong kinh doanh thực phẩm.
- Phương pháp tiếp cận liên ngành khoa học liên quan đến vệ sinh dịch tễ, quy
chuẩn, tiêu chuẩn kỹ thuật về chỉ tiêu bảo đảm an tồn thực phẩm.
- Phương pháp phân tích, tổng hợp, so sánh được sử dụng xuyên suốt Luận văn
nhằm làm rõ những luận điểm khoa học được đặt ra từ giả thuyết nghiên cứu và các
câu hỏi nghiên cứu.


6

6. Ý nghĩa khoa học và thực tiễn của đề tài

Thứ nhất, làm rõ được cơ sở khoa học để nhận diện các vấn đề liên quan đến xử
lý vi phạm pháp luật về an toàn thực phẩm trong kinh doanh thực phẩm làm tiền đề
cho các phân tích, luận giải bản chất, nội dung, biện pháp xử lý vi phạm pháp luật về
an toàn thực phẩm trong kinh doanh thực phẩm.
Thứ hai, nhận diện rõ thực trạng thực thi pháp luật và xử lý vi phạm pháp luật về
an toàn thực phẩm trong kinh doanh thực phẩm. Kết quả nghiên cứu đã chỉ ra được
một số bất cập, hạn chế trong quy định pháp luật cũng như những khó khăn trong thực
tiễn triển khai xử lý vi phạm pháp luật về an toàn thực phẩm trong kinh doanh thực
phẩm tại tỉnh Cà Mau.
Thứ ba, Luận văn chỉ ra được một số kết luận và kiến nghị khoa học làm cơ sở
cho việc hoạch định chính sách, thực thi pháp luật về xử lý vi phạm pháp luật về an
toàn thực phẩm trong kinh doanh thực phẩm phù hợp với thực tiễn tại tỉnh Cà Mau
hiện nay.
7. Kết cấu của Luận văn
Ngoài phần mở đầu, danh mục tài liệu tham khảo, luận văn được kết cấu thành 2
chương như sau:
Chương 1. Cơ sở lý luận về vi phạm và xử lý vi phạm pháp luật vệ sinh, an toàn
thực phẩm trong kinh doanh thực phẩm
Chương 2. Đánh giá việc xử lý vi phạm pháp luật vệ sinh, an toàn thực phẩm
trong kinh doanh thực phẩm tại tỉnh Cà Mau thời gian qua và đề xuất một số kiến nghị


7

CHƯƠNG 1: CƠ SỞ LÝ LUẬN VỀ VI PHẠM VÀ XỬ LÝ VI PHẠM
PHÁP LUẬT VỀ VỆ SINH, AN TOÀN THỰC PHẨM TRONG
KINH DOANH THỰC PHẨM
1.1. Tổng quan về thực phẩm và an toàn thực phẩm trong kinh doanh thực
phẩm
1.1.1. Một số khái niệm về Thực phẩm.

Thực phẩm là những sản phẩm mà con người có thể ăn, uống được ở dạng tươi,
sống hoặc đã qua chế biến, bảo quản.
Để duy trì sự sống con người cần thực phẩm do đó, “thực phẩm là nguồn cung
cấp các chất dinh dưỡng và năng lượng chủ yếu để con người duy trì sự sống và các
hoạt động sinh hoạt hằng ngày. An tồn thực phẩm có tầm quan trọng sống cịn đối với
sức khoẻ, hạnh phúc của từng người dân, giống nòi dân tộc và sự phát triển đất nước
ta; trở thành thách thức an ninh phi truyền thống1 bởi lẽ, thực phẩm là những thứ dùng
làm món ăn”.2
Theo tiêu chuẩn thực phẩm Quốc tế (Codex): “Thực phẩm là tất cả các chất đã
hoặc chưa chế biến nhằm sử dụng cho con người bao gồm đồ ăn, uống, nhai, ngậm,
hút và các chất được sử dụng trong sản xuất, chế biến hoặc xử lý thực phẩm, nhưng
không bao gồm mỹ phẩm và những chất chỉ định được dùng như dược phẩm”.3
Theo Luật An toàn thực phẩm số 55/2010/QH12, “thực phẩm là sản phẩm mà
con người ăn, uống ở dạng tươi sống hoặc đã qua sơ chế, chế biến, bảo quản. Thực
phẩm không bao gồm mỹ phẩm, thuốc lá và các chất sử dụng như dược phẩm”.4 Một
quan điểm khác cho rằng, thực phẩm thường được hiểu là bất kỳ vật phẩm nào, bao
gồm chủ yếu các chất: chất bột, chất béo, chất đạm, hoặc nước, mà con người hay
động vật có thể ăn hay uống được, với mục đích cơ bản là thu nạp các chất dinh dưỡng
nhằm nuôi dưỡng cơ thể hay vì sở thích. Các thực phẩm có nguồn gốc từ thực vật,
thực phẩm có nguồn gốc động vật, vi sinh vật hay các sản phẩm chế biến từ phương
Văn phòng Trung ương Đảng, văn bản số 3211-CV/VPTW về việc cơng bố Kết luận số 11-KL/TW, ngày
19/01/2017 của Ban Bí thư về tiếp tục thực hiện Chỉ thị 08 của Ban Bí thư khố XI về tăng cường sự lãnh đạo
của Đảng đối với vấn đề an toàn thực phẩm trong tình hình mới.
2
Viện Ngơn ngữ học, Từ điển tiếng Việt, Nxb. Từ điển Bách khoa, Hà Nội, 2012, tr.1246.
3
Nguyễn Thị Bích Ly, Quản lý nhà nước về an tồn thực phẩm từ thực tiễn tại quận Ngũ Hành Sơn, thành phố
Đà Nẵng, Luận văn thạc sĩ luật học, Học viện Khoa học Xã hội, Hà Nội, 2019, tr.8.
4
Khoản 20 Điều 2 Luật an toàn thực phẩm 2010.

1


8

pháp lên men như rượu, bia”.5 Thực phẩm không chỉ ở dạng tươi sống mà còn ở dạng
đã qua sơ chế, chế biến, bảo quản. Đồng thời qua mỗi công đoạn của quy trình sản
xuất, vận chuyển, thực phẩm có thể bị biến đổi do thay đổi môi trường, điều kiện bảo
quản… đây có thể là nguyên nhân dẫn tới các nguy cơ gây mất vệ sinh an toàn thực
phẩm.
Thực phẩm gồm ba nhóm chính đó là nhóm cacbohydrat (tinh bột), lipit (chất
béo), protein (chất đạm). Đây là những dưỡng chất khơng thể thiếu để duy trì các hoạt
động sống của cơ thể. Trong xã hội hiện đại cho ra đời những loại thực phẩm mới có
đặc điểm tiện ích và dễ sử dụng mà vẫn đảm bảo chất lượng dinh dưỡng như thực
phẩm ăn liền, thực phẩm đóng hộp, thực phẩm chức năng.
Khi lựa chọn và sử dụng thức ăn, người tiêu dùng rất trú trọng đến nguồn gốc,
chất lượng của thực phẩm vì nó có tác động trực tiếp đến sức khỏe, tính mạng của mỗi
con người. Nói cách khác, phân biệt thực phẩm “sạch” với thực phẩm “bẩn” luôn là
vấn đề gây đau đầu không chỉ với các bà nội trợ mà còn cả với những nhà quản lý. Bởi
lẽ, nếu thực phẩm không bảo đảm chất lượng sẽ bị nhiễm “bẩn” từ chất hóa học độc
hại như thuốc trừ sâu, các ion kim loại nặng, các nguồn ô nhiễm cơ học như phân hay
nước bẩn, các vi sinh vật hay đơn giản là bụi bẩn từ mơi trường nhiễm vào thực phẩm
trong tồn bộ chuỗi sản xuất và cung ứng thực phẩm là nguyên nhân dẫn tới tình trạng
khơng bảo đảm chất lượng an tồn thực phẩm cũng như sức khỏe của người tiêu dùng
ở trước mắt cũng như trong tương lai.
1.1.2. An toàn thực phẩm trong sản xuất, kinh doanh thực phẩm.
“Tiếp cận, luận giải vấn đề an toàn thực phẩm là một thách thức lớn cho nghiên
cứu khoa học bởi an toàn thực phẩm trước hết là một thực tế xã hội. Khi vấn đề an
tồn thực phẩm được tiếp cận dưới góc độ nghiên cứu, nhiều cách tiếp cận có thể được
sử dụng để đi sâu vào vấn đề. Chủ đề này liên quan đến nhiều lĩnh vực khoa học từ

hóa học, y học, vi sinh vật học cho tới các ngành khoa học xã hội như luật, kinh tế học
hay khoa học quản lý. Để nghiên cứu tỉ mỉ, cần có một tập thể chuyên gia cùng nhau
hợp tác, bổ trợ kiến thức. Hiểu rõ bản chất của an toàn thực phẩm giúp chúng ta nhìn
rõ “kẻ thù” cần đối mặt, bao quát được phạm vi can thiệp, từ đó lựa chọn được công cụ
Vụ thị trường trong nước – Bộ Công thương, Hướng dẫn bảo đảm an toàn thực phẩm cho cơ sở kinh doanh
thực phẩm nhỏ lẻ ngành Công Thương, Nxb. Công thương, Hà Nội, 2018, tr.13.
5


9

và tài ngun thích hợp để “chiến đấu” để có được thực phẩm an toàn nhất cho người
tiêu dùng”.6
Tuy cơ sở của an toàn thực phẩm là các hiểu biết khoa học, nhưng đảm bảo an
toàn thực phẩm trong cuộc sống hàng ngày không nằm ở việc xác định các thông số
khoa học, bởi lẽ người tiêu dùng không phải lúc nào cũng có kiến thức hoặc thời gian
để đọc và diễn dịch các thơng số khoa học. Do đó, quản lý an tồn thực phẩm từ góc
độ xã hội chính là việc phân loại thực phẩm giữa an tồn và khơng an tồn bằng cơng
cụ pháp lý. “Mục đích của việc phân loại là giúp loại bỏ thực phẩm nguy hiểm khỏi thị
trường trước khi chúng được tiêu thụ. Việc phân loại này do Nhà nước đảm nhiệm và
được các các cơ quan chuyên trách tiến hành. Việc phân loại có thể tiến hành tại nhiều
khâu. Tại thị trường khi thực phẩm được đưa vào bán; tại các cơ sở nông nghiệp hoặc
chế biến tại cơ sở sản xuất; tại các điểm cung cấp đầu vào như giống, thuốc trừ sâu,
thức ăn động vật... Nó cũng được đồng thời phối hợp giữa nhiều ngành, lý do mà các
Bộ trong Chính phủ cần được phân cơng nhiệm vụ để tiến hành quản lý. Như đã nói,
các quyết định phân loại không nhất thiết phải luôn dựa trên một cơ sở khoa học vững
chắc, mà đôi khi chỉ cần thể hiện ý nguyện của xã hội trước một yếu tố rủi ro khi khoa
học chưa có câu trả lời rõ ràng”.7
Khi nghiên cứu vấn đề an toàn thực phẩm người ta thường đặt thực phẩm trong
hệ thống tiêu chuẩn đánh giá chất lượng vệ sinh an toàn thực phẩm. Hai khái niệm

thực phẩm bẩn và thực phẩm khơng an tồn thường được đề cập đến khi nghiên cứu
vấn đề an toàn thực phẩm. Theo đó, “thực phẩm bẩn chủ yếu được dùng để nói đến
q trình sản xuất, chế biến, phân phối không đảm bảo vệ sinh. Để giải quyết thực
phẩm bẩn, yếu tố cần khắc phục là vệ sinh trong từng khâu trước khi đưa sản phẩm
vào tiêu thụ. Còn thực phẩm khơng an tồn là một khái niệm rộng hơn, liên quan chính
đến việc các chất, hợp chất hoặc vi sinh vật gây hại có mặt trong thực phẩm ở một

Phạm Hải Vũ, Đào Thế Anh (Chủ biên), An tồn thực phẩm nơng sản một số hiểu biết về sản phẩm, hệ thống
sản xuất phân phối và chính sách nhà nước, Nxb. Nông nghiệp, Hà Nội, 2016, tr.1.
7
Phạm Hải Vũ, Đào Thế Anh (Chủ biên), An toàn thực phẩm nông sản một số hiểu biết về sản phẩm, hệ thống
sản xuất phân phối và chính sách nhà nước, Nxb. Nông nghiệp, Hà Nội, 2016, tr.5-6.
6


10

lượng lớn đủ gây hại cho sức khỏe con người. Mức độ nguy hiểm phụ thuộc vào liều
lượng và bản chất của yếu tố gây hại”.8
Ở khía cạnh lịch sử, vấn đề an toàn thực phẩm đã được thế giới quan tâm từ lâu.
Tổ chức Lương thực và Nông nghiệp thế giới (FAO) và Tổ chức Y tế thế giới (WHO)
đã cùng nhau xây dựng từ năm 1963 một cơ sở dữ liệu về an tồn thực phẩm có tên gọi
là Codex Alimentarius, hay gọi tắt là Codex. Hệ thống này được xây dựng một cách
khoa học – có nghĩa là nó ghi nhận và cập nhật những hiểu biết đã được các chuyên
gia trên thế giới thống nhất và bao gồm tất cả các nguy hại thực phẩm được biết đến.
Cụ thể, Codex quy định hàm lượng các chất hóa học tối đa trong thực phẩm, mà nếu
vượt quá các ngưỡng này, ăn vào sẽ gây nguy hiểm cho cơ thể. Codex cũng khuyến
cáo các quy trình vệ sinh tối thiểu đảm bảo an toàn trong sản xuất, chế biến. Cơ sở
khoa học của Codex được đảm bảo bởi ba ban chuyên gia hỗn hợp FAO và WHO, phụ
trách các nguy cơ liên quan đến: “Chất phụ gia thực phẩm, thuốc bảo vệ thực vật và

rủi ro vi sinh vật; tên tương ứng của mỗi ban chuyên gia hỗn hợp này là JECFA, JMPR
và JEMRA. Các chuyên gia thảo luận để đi đến thống nhất chung mỗi khi cần cập nhật
những thơng tin mới vào Codex”.9
Dưới góc độ pháp lý, “an toàn thực phẩm là việc bảo đảm để thực phẩm khơng
gây hại đến sức khỏe, tính mạng con người”10 “dựa trên điều kiện bảo đảm an toàn
thực phẩm là những quy chuẩn kỹ thuật và những quy định khác đối với thực phẩm, cơ
sở sản xuất, kinh doanh thực phẩm và hoạt động sản xuất, kinh doanh thực phẩm do cơ
quan quản lý nhà nước có thẩm quyền ban hành nhằm mục đích bảo đảm thực phẩm
an tồn đối với sức khoẻ, tính mạng con người”.11 “Dưới góc độ kinh doanh, bảo đảm
an toàn thực phẩm là trách nhiệm của mọi tổ chức, cá nhân sản xuất, kinh doanh thực
phẩm”.12 “Bảo đảm an toàn thực phẩm trong nền kinh tế thị trường cần một khung
pháp lý đảm bảo giao dịch, nhằm bảo vệ cả người mua và người bán. Các công cụ

Phạm Hải Vũ, Đào Thế Anh (Chủ biên), An tồn thực phẩm nơng sản một số hiểu biết về sản phẩm, hệ thống
sản xuất phân phối và chính sách nhà nước, Nxb. Nơng nghiệp, Hà Nội, 2016, tr.3.
9
Phạm Hải Vũ, Đào Thế Anh (Chủ biên), An toàn thực phẩm nông sản một số hiểu biết về sản phẩm, hệ thống
sản xuất phân phối và chính sách nhà nước, Nxb. Nông nghiệp, Hà Nội, 2016, tr.3-4.
10
Khoản 1 Điều 2 Luật an toàn thực phẩm 2010.
11
Khoản 6 Điều 2 Luật an toàn thực phẩm 2010.
12
Khoản 1 Điều 3 Luật an toàn thực phẩm 2010.
8


11

pháp lý có thể được xếp vào 3 nhóm: Cơng cụ pháp lý định hướng; công cụ pháp lý bắt

buộc; các tiêu chuẩn tự nguyện”.13
“Công cụ định hướng: Là các văn bản khung trên đó quy định các nguyên tắc,
mục tiêu và hướng hành động để đảm bảo ATTP. Có thể lấy ví dụ Luật ATTP năm
2010. Luật ATTP quy định các nguyên tắc như quản lý theo chuỗi, phân định trách
nhiệm cho các bộ ngành, đảm bảo truy xuất nguồn gốc. Một ví dụ khác là Quyết định
20/QĐ-TTg của Thủ tướng Chính phủ. Quyết định này phê duyệt Chiến lược quốc gia
an toàn thực phẩm giai đoạn 2011 – 2020 và tầm nhìn 2030. Cơng cụ định hướng
khơng quy định cụ thể một thực phẩm là an toàn hay không, mà chỉ quy định các
nguyên tắc chung để phân loại và các mục tiêu hướng đến.
Công cụ bắt buộc: Một mặt liên quan đến các sản phẩm, mặt khác đến điều kiện
sản xuất và kinh doanh. Với các sản phẩm, đó là các ngưỡng an tồn tối thiểu, hay các
quy chuẩn an toàn do Bộ Y tế xác lập. Như đã nói, phần lớn các ngưỡng này sử dụng
các quy chuẩn của Codex Alimentarius. Đó cũng là các danh mục đầu vào như thuốc
bảo vệ thực vật, phân bón hay thức ăn vật nuôi được phép sử dụng, vv… Liên quan
đến điều kiện sản xuất và kinh doanh, đó là các tiêu chuẩn vệ sinh và an toàn tối thiểu
để tiến hành kinh doanh (ví dụ quy định trong Thông tư 45/2014/TT-BNNPTNT), các
tiêu chuẩn đủ điều kiện vệ sinh nhà xưởng, đủ điều kiện sản xuất an tồn. Cơng cụ bắt
buộc phân định giữa cấm và cho phép, tức là có tính pháp chế. Nếu đã cấm thì phải đi
kèm các hình thức phạt thì mới có hiệu lực. Khả dụng của công cụ bắt buộc phụ thuộc
vào các chế tài phạt. Một sản phẩm có thể bị cấm nhưng nếu hình thức phạt q nhẹ
hoặc vì khơng có đủ thanh tra đi kiểm tra lập biên bản, thì vẫn có khả năng luồn lách
để đi vào thị trường”.
“Cơng cụ tự nguyện: Là các tiêu chuẩn do Nhà nước hoặc tư nhân thiết lập và
được khuyến khích sử dụng. Nói cách khác, các chủ thể sản xuất và kinh doanh được
tùy chọn dùng hay không dùng công cụ tự nguyện. Liên quan đến ATTP, có thể nói
đến các ví dụ tiêu chuẩn thực hành nông nghiệp tốt (GAP), tiêu chuẩn thực hành sản
xuất tốt, thực hành vệ sinh tốt (GHP), hay sản xuất hữu cơ. Cũng có thể nói đến các
tiêu chuẩn quy trình tư nhân, ví dụ là các tiêu chuẩn quản lý ISO hay BRC được áp
Phạm Hải Vũ, Đào Thế Anh (Chủ biên), An toàn thực phẩm nông sản một số hiểu biết về sản phẩm, hệ thống
sản xuất phân phối và chính sách nhà nước, Nxb. Nông nghiệp, Hà Nội, 2016, tr.8-9.

13


12

dụng trong quá trình chế biến thực phẩm, dù rằng tại Việt Nam chúng ít được biết đến.
Các cơng cụ tự nguyện được khung pháp lý hỗ trợ nếu là các tiêu chuẩn Nhà nước.
Còn nếu là tiêu chuẩn tư nhân thì chỉ mang giá trị thỏa thuận dân sự. Không tuân thủ
tiêu chuẩn tự nguyện chỉ dẫn đến tối đa là phạt dân sự chứ khơng phải phạt hình sự”.
1.2. Bản chất của vi phạm pháp luật về an toàn thực phẩm trong kinh doanh
thực phẩm
1.2.1. Khái niệm vi phạm pháp luật về an toàn thực phẩm trong kinh doanh
thực phẩm.
Lý luận và thực tiễn đã chứng minh, bảo đảm chất lượng an toàn vệ sinh thực
phẩm trong kinh doanh thực phẩm giữ vị trí quan trọng trong sự nghiệp bảo vệ sức
khỏe nhân dân, góp phần giảm tỷ lệ mắc bệnh, duy trì và phát triển nịi giống, tăng
cường sức lao động, học tập, thúc đẩy sự tăng trưởng kinh tế, văn hóa xã hội và thể
hiện nếp sống văn minh. Điều này có thể lý giải ở khía cạnh, trong q trình sản xuất,
kinh doanh, nhất là chế biến thực phầm luôn đối diện với nhiều mối nguy như yếu tố
sinh học, hóa học hoặc vật lý có thể làm cho thực phẩm khơng an tồn cho người sử
dụng. Do đó, bảo đảm an tồn thực phẩm luôn trở thành mối quan tâm không chỉ của
người tiêu dùng mà còn cả với người kinh doanh cũng như nhà nước. Là nghĩa vụ của
người kinh doanh thực phẩm, việc tuân thủ và bảo đảm chất lượng vệ sinh an toàn thực
phẩm trong kinh doanh một mặt giúp cho quy định pháp luật đi vào đời sống, mặt khác
giúp cho người kinh doanh thực thi được nghĩa vụ của mình.
Khi người kinh doanh thực phẩm khơng tn thủ quy định pháp luật về an toàn
thực phẩm trong hoạt động kinh doanh của mình là cơ sở để nhận diện hành vi vi
phạm pháp luật về an toàn thực phẩm. “Theo nghiên cứu của Nguyễn Thị Xn, trên
tồn quốc có gần 90.000 cơ sở sản xuất, chế biến, kinh doanh thực phẩm, dịch vụ ăn
uống. Từ năm 2012 đến tháng 3/2017, cơ quan chức năng đã thanh tra, kiểm tra và

phát hiện 94.768/224.791 lượt cơ sở (chiếm 42,1%) không đạt tiêu chuẩn ATTP; kết
quả xét nghiệm mẫu thực phẩm có 2.109/12.785 mẫu (chiếm 16,4%) không đạt tiêu
chuẩn vệ sinh. Trong giai đoạn từ năm 2012 đến tháng 3 năm 2017 trên địa bàn toàn
quốc đã xảy ra 2.213 vụ ngộ độc thực phẩm tại bếp ăn tập thể với 7.653 nạn nhân; 297
vụ ngộ độc thực phẩm tại các khu công nghiệp, khu chế xuất với 4.498 nạn nhân; 118


13

vụ ngộ độc thực phẩm trong các trường học với 1.090 học sinh; 238 vụ ngộ độc thực
phẩm do thức ăn đường phố với 4.980 nạn nhân. Qua kiểm tra, cơ quan chức năng đã
xử lý 9.768 vụ vi phạm về an toàn thực phẩm; tiêu hủy trên 180 tấn thực phẩm khơng
đảm bảo an tồn thực phẩm. Tình trạng ngộ độc thực phẩm có xu hướng gia tăng và
ảnh hưởng không nhỏ tới sức khoẻ cộng đồng. Sản xuất, kinh doanh thực phẩm cơ bản
vẫn là nhỏ lẻ, quy mơ hộ gia đình nên việc kiểm sốt an tồn thực phẩm rất khó khăn,
cơng tác quản lý an tồn thực phẩm còn nhiều yếu kém, bất cập, hạn chế về nguồn lực
và đầu tư kinh phí, chưa đáp ứng được yêu cầu của thực tiễn”.14
Ở khía cạnh lý luận, “vi phạm pháp luật là hình vi nguy hiểm cho xã hội, xâm
phạm đến các lợi ích được bảo vệ bằng ngành luật tương ứng hoặc trái với các quy
định được quy định trong ngành luật ấy, do người có năng lực trách nhiệm pháp lý và
đủ tuổi chịu trách nhiệm pháp lý thực thi một cách có lỗi”.15 Một quan niệm khác cho
rằng, “vi phạm pháp luật là hành vi trái pháp luật, có lỗi, do chủ thể có năng lực trách
nhiệm pháp lý thực thi, xâm hại các quan hệ xã hội được pháp luật bảo vệ. Một cách
tiếp cận khác cho vằng, vi phạm pháp luật là hình vi tiêu cực, xâm phạm đến các lợi
ích được bảo vệ bằng ngành luật tương ứng hoặc trái với các quy định được quy định
trong ngành luật ấy, do người có năng lực trách nhiệm pháp lý và đủ tuổi chịu trách
nhiệm pháp lý thực thi một cách có lỗi”.16 Về bản chất, vi phạm pháp luật là hành vi
trái pháp luật, có lỗi, do chủ thể có năng lực trách nhiệm pháp lý thực thi, xâm hại các
quan hệ xã hội được pháp luật bảo vệ nên khi nghiên cứu về vi phạm pháp luật trong
kinh doanh thực phẩm cũng khơng nằm ngồi hướng tiếp cận và nhận diện vi phạm

pháp luật an toàn thực phẩm trong kinh doanh thực phẩm. Nói cách khác, vi phạm
pháp luật an toàn thực phẩm trong kinh doanh thực phẩm mang đầy đủ dấu hiệu, đặc
điểm của vi phạm pháp luật, đồng thời cũng có những nét riêng biệt. Những đặc thù
riêng biệt của vi phạm pháp luật an toàn thực phẩm trong kinh doanh thực phẩm là do:

Nguyễn Thị Xuân, Nâng cao hiệu lực quan lý an toàn thực phẩm trên cơ sở pháp luật, truy cập ngày
29/11/2018 tại địa chỉ: />15
Khoa Luật Đại học quốc gia Hà Nội, Giáo trình Lý luận chung về nhà nước và pháp luật, Nxb. Đại học quốc
gia Hà Nội, 2005, tr.537.
16
Khoa Luật Đại học quốc gia Hà Nội, Giáo trình Lý luận chung về nhà nước và pháp luật, Nxb. Đại học quốc
gia Hà Nội, 2005, tr.537.
14


14

- “Trong quá trình sản xuất, chế biến, kinh doanh thực phẩm luôn ẩn chứa nguy
cơ nhiễm các bệnh truyền qua thực phẩm do ăn, uống thực phẩm bị nhiễm tác nhân
gây bệnh”.17 Điều này được thể hiện ở chính quy định về kinh doanh thực phẩm là
“việc thực thi một, một số hoặc tất cả các hoạt động giới thiệu, dịch vụ bảo quản, dịch
vụ vận chuyển hoặc buôn bán thực phẩm”.18
- “Sự phức tạp của các điều kiện bảo đảm an toàn thực phẩm là những quy chuẩn
kỹ thuật và những quy định khác đối với thực phẩm, cơ sở sản xuất, kinh doanh thực
phẩm và hoạt động sản xuất, kinh doanh thực phẩm do cơ quan quản lý nhà nước có
thẩm quyền ban hành nhằm mục đích bảo đảm thực phẩm an tồn đối với sức khoẻ,
tính mạng con người”.19
- Sự tùy tiện trong sử dụng các chất phụ gia thực phẩm trong kinh doanh là tương
đối phổ biến.
- Về phạm vi, quy mô, đối tượng kinh doanh thực phẩm vừa có tính chất hộ gia

đình, cá nhân, vừa có đăng kí và khơng có đăng kí kinh doanh. Điều này làm cho việc
nhận diện, kiểm soát hành vi vi phạm pháp luật an toàn thực phẩm trong kinh doanh
thực phẩm khó khăn hơn.
- Về thẩm quyền quản lý bảo đảm an toàn thực phẩm trong kinh doanh thực
phẩm được phân theo ngành, chuyên ngành. “Theo pháp luật Việt Nam hiện hành cơ
quan có thẩm quyền quản lý ngành như Bộ Y tế”,20 “Bộ Nông nghiệp và Phát triển
nơng thơn”.21 Các cơ quan này có trách nhiệm và thẩm quyền xây dựng quy định liên
quan đến điều kiện đầu tư kinh doanh thuộc phạm vi quản lý nhà nước.
- Vi phạm pháp luật an toàn thực phẩm trong kinh doanh thực phẩm là hành vi
phổ biến là do hoạt động kinh doanh thực phẩm gắn liền với nhu cầu sử dụng thực
phẩm của mỗi cá nhân. Do vậy, để bán được nhanh, nhiều hàng hóa thực phẩm, cơ sở
Khoản 2 Điều 2 Luật An toàn thực phẩm 2010.
Khoản 8 Điều 2 Luật An toàn thực phẩm 2010.
19
Khoản 6 Điều 2 Luật An toàn thực phẩm 2010.
20
Quy định liên quan đến điều kiện đầu tư kinh doanh thuộc phạm vi quản lý nhà nước của Bộ Y tế bao gồm:
- Nghị định số 67/2016/NĐ-CP ngày 01 tháng 7 năm 2016 của Chính phủ quy định về điều kiện sản xuất, kinh
doanh thực phẩm thuộc lĩnh vực quản lý chuyên ngành của Bộ Y tế.
- Nghị định số 155/2018/NĐ-CP ngày 12 tháng 11 năm 2018 của Chính phủ sửa đổi, bổ sung một số quy định tại
Nghị định số 67/2016/NĐ-CP ngày 01 tháng 7 năm 2016 của Chính phủ liên quan đến điều kiện đầu tư kinh
doanh thuộc phạm vi quản lý nhà nước của Bộ Y tế.
21
Xem: Nghị định 66/2016/NĐ-CP ngày 01/7/2016 quy định điều kiện đầu tư kinh doanh về an toàn thực phẩm
đối với cơ sở buôn bán thực phẩm thuộc lĩnh vực quản lý chuyên ngành của Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông
thôn
17
18



15

kinh doanh có thể sử dụng các chất phụ gia thực phẩm không được phép sử dụng trong
chế biến, kinh doanh thực phẩm. Không những thế “theo số liệu của Tập đồn Hóa
chất Việt Nam, trong năm năm qua, mỗi năm Việt Nam chi khoảng nửa tỷ USD để
nhập khẩu thuốc bảo vệ thực vật, hằng năm chúng ta nhập về khoảng 100 nghìn tấn
thuốc bảo vệ thực vật, 4.100 loại thương phẩm khác nhau thuộc 1.643 hoạt chất hóa
học để sản xuất thuốc trừ sâu hóa học. Nhiều loại hóa chất cấm vẫn được nhập lậu như
Phospho hữu cơ, Clo hữu cơ, Wofatox, Monitos, Kelthane… là một trong những vấn
đề đáng lo ngại hiện nay”.22
- Vi phạm pháp luật an toàn thực phẩm trong kinh doanh thực phẩm thường khó
phát hiện xử lý kịp thời. Thực tiễn phát hiện xử lý vi phạm pháp luật an toàn thực
phẩm cho thấy, người tiêu lo lắng về vệ sinh an toàn thực phẩm như tồn dư chất tạo
nạc trong thịt, kháng sinh vượt ngưỡng trong thủy sản, dùng phân urê để ủ ướp cá, dư
lượng thuốc bảo vệ thực vật vượt giới hạn cho phép trong rau củ, dúng hóa chất độc
hại để ngâm trái cây… nên người tiêu dùng mất niềm tin khi nhận thông tin về những
cơ sở sản xuất, kinh doanh thực phẩm bẩn, thực phẩm ngâm tẩm hóa chất, thực phẩm
nhập lậu bị cơ quan chức năng phát hiện các. Chẳng hạn, các cơ sở sản xuất, kinh
doanh nhỏ lẻ nhiều, thường xuyên có sự biến động, trong khi “Nghị định số
15/2018/NĐ ngày 2/8/2018 của Chính phủ quy định các cơ sở sản xuất, kinh doanh
nhỏ lẻ không phải cấp giấy chứng nhận đủ điều kiện an toàn thực phẩm, nhưng các
quy định về tiêu chuẩn, quy chuẩn cơ sở sản xuất, kinh doanh nhỏ lẻ chưa rõ ràng nên
gây khó khăn trong cơng tác quản lý, xử lý vi phạm. Hay như Bộ luật Hình sự năm
2015 đã cụ thể hóa, quy định xử lý hình sự đối với hành vi sản xuất, buôn bán hàng giả
là lương thực, thực phẩm. Tuy nhiên, khi xem xét các yếu tố cấu thành tội phạm thì
việc xác định lỗi cố ý trong quá trình sản xuất, chế biến, đóng gói gặp nhiều khó khăn,
dẫn đến việc xử lý hình sự đối với loại tội phạm này cịn rất ít”.23

H.Vân, Huy Vũ,, T.Trà, Nhức nhối nỗi lo mất an toàn thực phẩm, truy cập ngày 27/12/2016 tại địa chỉ:
/>23

Ngọc Anh, Đấu tranh phòng, chống tội phạm và vi phạm pháp luật về an tồn thực phẩm: Vẫn cịn nhiều khó
khăn, truy cập ngày 26/5/2020 tại địa chỉ: />22


16

1.2.2. Bản chất của xử lý vi phạm pháp luật an toàn thực phẩm trong kinh
doanh thực phẩm
Bản chất của xử lý vi phạm pháp luật an toàn thực phẩm trong kinh doanh thực
phẩm là hoạt động làm rõ trách nhiệm của tổ chức, cá nhân thực thi hành vi vi phạm
pháp luật an toàn thực phẩm trong kinh doanh thực phẩm, nghĩa là truy cứu trách
nhiệm pháp lý đối với tổ chức, cá nhân kinh doanh thực phẩm có hành vi vi phạm
pháp luật an toàn thực phẩm trong kinh doanh thực phẩm. Bản chất của truy cứu trách
nhiệm pháp lý đối với tổ chức, cá nhân kinh doanh thực phẩm có hành vi vi phạm
pháp luật an tồn thực phẩm trong kinh doanh thực phẩm là sự đánh giá phủ nhận của
nhà nước và xã hội đối với những hành vi vi phạm pháp luật và phải chịu các biện
pháp cưỡng chế nhà nước do các cơ quan nhà nước, người có thẩm quyền thực thi.
Bản chất của xử lý vi phạm pháp luật an toàn thực phẩm trong kinh doanh thực phẩm
được thể hiện trên các khía cạnh:
- Cơ sở của xử lý vi phạm pháp luật an toàn thực phẩm trong kinh doanh thực
phẩm là hành vi vi phạm pháp luật an toàn thực phẩm trong kinh doanh.
- Xử lý vi phạm pháp luật an toàn thực phẩm trong kinh doanh thực phẩm thể
hiện thái độ, phản ứng của nhà nước và xã hội với chủ thể, tính chất mức độ, đối tượng
tác động của hành vi vi phạm pháp luật an toàn thực phẩm.
- Về hậu quả của xử lý vi phạm pháp luật an tồn thực phẩm trong kinh doanh
thực phẩm ln mang tính bất lợi đối với chủ thể thực thi vi phạm pháp luật liên quan
đến phạm vi hoạt động kinh doanh, trách nhiệm hành chính hoặc trách nhiệm bồi
thường thiệt hại.
- Xử lý vi phạm pháp luật an toàn thực phẩm trong kinh doanh thực phẩm phải
do cơ quan nhà nước có thẩm quyền thực thi, gắn với quy trình, thủ tục do pháp luật

quy định tùy thuộc vào tính chất, mức độ của vi phạm pháp luật an toàn thực phẩm
trong kinh doanh thực phẩm.
1.2.3. Hình thức xử lý vi phạm pháp luật an toàn thực phẩm trong kinh
doanh thực phẩm
a. Trách nhiệm pháp lý hình sự đối với vi phạm pháp luật an toàn thực phẩm
trong kinh doanh thực phẩm


×