Tải bản đầy đủ (.pdf) (98 trang)

Tác động của tính đa dạng trong hội đồng quản trị đến hiệu quả hoạt động của doanh nghiệp thuộc lĩnh vực xây dựng niêm yết trên thị trường chứng khoán việt nam

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (7.36 MB, 98 trang )

BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO
TRƯỜNG ĐẠI HỌC KINH TẾ TP HỒ CHÍ MINH
-------------------------------------------

TRẦN KHOA

TÁC ĐỘNG CỦA TÍNH ĐA DẠNG TRONG HỘI ĐỒNG QUẢN
TRỊ ĐẾN HIỆU QUẢ HOẠT ĐỘNG CỦA DOANH NGHIỆP
THUỘC LĨNH VỰC XÂY DỰNG NIÊM YẾT TRÊN THỊ
TRƯỜNG CHỨNG KHOÁN VIỆT NAM

LUẬN VĂN THẠC SĨ KINH TẾ

TP. Hồ Chí Minh – Năm 2020


BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO
TRƯỜNG ĐẠI HỌC KINH TẾ TP HỒ CHÍ MINH
-------------------------------------------

TRẦN KHOA

TÁC ĐỘNG CỦA TÍNH ĐA DẠNG TRONG HỘI ĐỒNG QUẢN
TRỊ ĐẾN HIỆU QUẢ HOẠT ĐỘNG CỦA DOANH NGHIỆP
THUỘC LĨNH VỰC XÂY DỰNG NIÊM YẾT TRÊN THỊ
TRƯỜNG CHỨNG KHỐN VIỆT NAM
Chun ngành : Tài chính - Ngân hàng
Hướng đào tạo: Tài chính hướng ứng dụng
Mã số

: 80340201



LUẬN VĂN THẠC SĨ KINH TẾ

NGƯỜI HƯỚNG DẪN KHOA HỌC:
PGS.TS. TRẦN THỊ THÙY LINH

TP. Hồ Chí Minh – Năm 2020


LỜI CAM ĐOAN
Tác giả xin cam đoan bài nghiên cứu “Tác động của tính đa dạng trong Hội đồng quản
trị đến hiệu quả hoạt động của doanh nghiệp thuộc lĩnh vực xây dựng niêm yết trên thị
trường chứng khoán Việt Nam” là kết quả nghiên cứu và làm việc của chính cá nhân
tác giả dưới sự dẫn dắt của PGS.TS Trần Thị Thùy Linh – Giảng viên Trường Đại Học
Kinh Tế Thành Phố Hồ Chí Minh.
TP. Hồ Chí Minh, ngày 30 tháng 10 năm 2020
Học viên

Trần Khoa


MỤC LỤC
Trang phụ bìa
Lời cam đoan
Mục lục
Danh mục các từ viết tắt
Danh mục bảng
Danh mục hình
Tóm tắt – Abstract
CHƯƠNG 1: GIỚI THIỆU ĐỀ TÀI .......................................................................................................1

1.1.

Lý do chọn đề tài .....................................................................................................................1

1.2.

Mục tiêu nghiên cứu ................................................................................................................5

1.2.1.

Mục tiêu chung ................................................................................................................5

1.2.2.

Mục tiêu cụ thể ................................................................................................................5

1.2.3.

Câu hỏi nghiên cứu ..........................................................................................................5

1.3.

Đối tượng nghiên cứu và phạm vi nghiên cứu ........................................................................5

1.4.

Phương pháp và dữ liệu nghiên cứu ........................................................................................6

1.5.


Đóng góp của Luận văn ...........................................................................................................6

1.6.

Bố cục của Luận văn ...............................................................................................................7

CHƯƠNG 2: TỔNG QUAN LÝ THUYẾT VÀ CÁC NGHIÊN CỨU TRƯỚC ..................................9
2.1

Lý thuyết nghiên cứu ...............................................................................................................9

2.1.1

Lý thuyết đại diện (The Agency Theory) ......................................................................10

2.1.2

Lý thuyết phụ thuộc nguồn lực (Resource Dependence Theory) ..................................10

2.1.3

Lý thuyết bản sắc xã hội (Social Identity Theory) ........................................................11

2.2

Tổng quan các nghiên cứu trước ...........................................................................................12

CHƯƠNG 3: PHƯƠNG PHÁP VÀ DỮ LIỆU NGHIÊN CỨU ...........................................................23
3.1


Cơ sở dữ liệu .........................................................................................................................23

3.2

Giả thiết nghiên cứu ..............................................................................................................24

3.2.1.

Mối quan hệ của yếu tố giới tính trong HĐQT và hiệu quả hoạt động doanh nghiệp ...24

3.2.2.
nghiệp

Mối quan hệ của yếu tố người nước ngoài trong HĐQT và hiệu quả hoạt động doanh
.......................................................................................................................................25

3.2.3.
Mối quan hệ của yếu tố trình độ học vấn các thành viên trong HĐQT và hiệu quả hoạt
động doanh nghiệp ........................................................................................................................26
3.3

Mơ hình nghiên cứu và các biến ............................................................................................27

3.4

Phương pháp phân tích dữ liệu ..............................................................................................35


CHƯƠNG 4: KẾT QUẢ NGHIÊN CỨU .............................................................................................38
4.1


Thống kê mô tả ......................................................................................................................38

4.2

Phân tích tương quan và đa cộng tuyến .................................................................................40

4.3

Kết quả phân tích hồi quy ......................................................................................................43

4.3.1
Kết quả hồi quy & kiểm định lựa chọn mơ hình tác động tính đa dạng trong HĐQT theo
phương pháp tỷ lệ thành phần .......................................................................................................44
4.3.1.1

Đối với biến phụ thuộc ROA (mơ hình 1) .....................................................................44

4.3.1.2

Đối với biến phụ thuộc Tobin’s Q (mơ hình 2) .............................................................45

4.3.2
Kết quả hồi quy & kiểm định lựa chọn mơ hình tác động tính đa dạng trong HĐQT theo
phương pháp chỉ số Blau ...............................................................................................................46
4.3.2.1

Đối với biến phụ thuộc ROA (mơ hình 3) .....................................................................46

4.3.2.2


Đối với biến phụ thuộc Tobin’s Q (mơ hình 4) .............................................................47

4.4

Kiểm định tính hiệu quả của mơ hình....................................................................................51

4.5

Kết quả hồi quy theo FGLS ...................................................................................................52

CHƯƠNG 5: KẾT LUẬN .....................................................................................................................56
5.1.

Kết luận và khuyến nghị nghiên cứu .....................................................................................56

5.2.1. Kết luận nghiên cứu...............................................................................................................56
5.2.2. Khuyến nghị nghiên cứu........................................................................................................57
5.2.

Hạn chế của Luận văn và hướng nghiên cứu tiếp theo ..........................................................58

5.2.1.

Hạn chế của Luận văn ...................................................................................................58

5.2.2.

Hướng nghiên cứu tiếp theo ..........................................................................................59


Tài liệu tham khảo
Phụ lục


DANH MỤC CÁC TỪ VIẾT TẮT
BIM

: Building Information Modeling – Mơ hình thơng tin cơng trình xây
dựng.

BIND

: Board Independent – Thành viên độc lập trong Hội đồng quản trị

BLAU

: Blau index – Chỉ số đo mức độ không đồng nhất

CIC

: Construction Intelligence Center – Trung tâm thông tin xây dựng

CTCP

: Cơng ty cổ phần

EDU

: Education – Trình độ học vấn


FEM

: Fixed effect model – Mơ hình tác động cố định

FGLS

: Feasible Generalized least squares – Mơ hình bình phương tối thiểu
tổng quát khả thi

FSIZE

: Firm Size – Quy mô doanh nghiệp

GDP

: Gross Domestic Product – Tổng sản phẩm nội địa

G20

: Group of Twenty – Nhóm các nền kinh tế lớn

IMF

: International Monetary Fund – Quỹ tiền tệ quốc tế

HĐQT

: Hội đồng quản trị

HNX


: Sở giao dịch chứng khoán Hà Nội

HQHĐ

: Hiệu quả hoạt động

HSX

: Sở giao dịch chứng khoán Thành phố Hồ Chí Minh

LEV

: Leverage – Tỷ lệ địn bẩy

MEP

: Mechanical, Electrical and Plumbing – Hệ thống cơ điện

OECD

: Organization for Economic Cooperation and Development – Tổ
chức hợp tác và phát triển kinh tế

P

: Proportion – Tỷ lệ


Pooled OLS : Pooled ordinary least squared – Mơ hình bình phương thơng thường

nhỏ nhất
REM

: Random effect model – Mơ hình tác động ngẫu nhiên

ROA

: Return on Assets – Tỷ suất lợi nhuận trên tổng tài sản

ROE

: Return on Equity – Tỷ suất lợi nhuận trên vốn chủ sở hữu

ROS

: Return on Sales – Tỷ suất lợi nhuận trên doanh thu thuần

SEC

: U.S securities and exchange commission – Ủy ban giao dịch và
chứng khoán Hoa Kỳ

Tobin’s Q

: Thước đo giá trị thị trường của doanh nghiệp

VIF

: Variance inflation factor – Hệ số phóng đại phương sai


VR

: Virtual Reality – Cơng nghệ thực tế ảo.


DANH MỤC BẢNG
Bảng 2.1. Bảng kết quả các nghiên cứu trước
Bảng 3.1. Bảng tổng hợp thông tin các doanh nghiệp thu thập dữ liệu
Bảng 3.2: Bảng tổng hợp các giả thiết nghiên cứu
Bảng 3.3: Cơng thức tính biến Tobin’s Q một số nghiên cứu cùng chủ đề
Bảng 3.4. Bảng tổng hợp nguồn dữ liệu tính tốn các biến
Bảng 4.1. Mơ tả thống kê các biến trong nghiên cứu
Bảng 4.2. Kết quả ma trận tương quan giữa các biến độc lập ở mơ hình 1 và mơ hình 2
Bảng 4.3. Kết quả hệ số VIF và 1/VIF của từng biến độc lập ở mơ hình 1 và mơ hình 2
Bảng 4.4. Kết quả ma trận tương quan giữa các biến độc lập ở mơ hình 3 và mơ hình 4
Bảng 4.5. Kết quả hệ số VIF và 1/VIF của từng biến độc lập ở mơ hình 3 và mơ hình 4
Bảng 4.6. Kết quả hồi quy & kiểm định lựa chọn theo mơ hình 1
Bảng 4.7. Kết quả hồi quy & kiểm định lựa chọn theo mơ hình 2
Bảng 4.8. Kết quả hồi quy & kiểm định lựa chọn theo mô hình 3
Bảng 4.9: Kết quả hồi quy & kiểm định lựa chọn theo mơ hình 4
Bảng 4.10: Bảng tổng hợp kết quả của 4 mơ hình theo phương trình hồi quy FEM
Bảng 4.11. Bảng so sánh kết quả nghiên cứu của 4 mơ hình theo phương pháp hồi quy
FEM và giả thiết nghiên cứu.
Bảng 4.12: Kết quả kiểm định phương sai sai số thay đổi và tự tương quan
Bảng 4.13: Bảng tổng hợp kết quả của 4 mơ hình theo phương trình hồi quy FGLS
Bảng 4.14. Bảng so sánh kết quả nghiên cứu của 4 mơ hình theo phương pháp hồi quy
FGLS và giả thiết nghiên cứu.


DANH MỤC HÌNH

Hình 1.1. Tăng trưởng thực GDP và giá trị xây dựng tồn cầu
Hình 1.2. Các hiệp định thương mại tự do Việt Nam tham gia
Hình 1.3. Đồ thị so sánh tăng trường Ngành xây dựng và GDP của Việt Nam
Hình 3.1. Lưu đồ mơ hình nghiên cứu


TÓM TẮT
Luận văn này nhằm kiểm định tác động ảnh hưởng của những yếu tố mơ tả tính đa dạng
các thành viên trong Hội đồng quản trị đến hiệu quả hoạt động các doanh nghiệp thuộc
lĩnh vực xây dựng bằng cách phân tích dữ liệu bảng cân bằng của 81 doanh nghiệp hoạt
động trong lĩnh vực xây dựng có niêm yết trên Sở giao dịch chứng khốn Thành phố
Hồ Chí Minh (HSX) và Sở giao dịch chứng khoán Hà Nội (HNX) trong giai đoạn từ
2013 – 2018. Phương pháp ước lượng hồi quy là Pooled OLS, Fixed Effects (FEM),
Random Effects (REM) và Phương pháp bình phương nhỏ nhất tổng quát (FGLS). Kết
quả nghiên cứu đã phát hiện tính đa dạng của yếu tố giới tính trong Hội đồng quản trị
theo phương pháp tỉ lệ thành phần có tác động ngược chiều đến hiệu quả hoạt động
doanh nghiệp theo ROA nhưng khi phân tích theo Tobin’s Q thì yếu tố giới tính tác
động cùng chiều. Ngồi ra, tính đa dạng yếu tố học vấn của các thành viên trong Hội
đồng quản trị theo các phương pháp phân tích có tác động ngược chiều đến hiệu quả
hoạt động doanh nghiệp theo ROA. Cuối cùng, tính đa dạng của yếu tố người nước
ngồi trong Hội đồng quản trị có tác động cùng chiều đến hiệu quả hoạt động doanh
nghiệp niêm yết trên thị trường chứng khoán Việt Nam. Kết quả phản ánh ý nghĩa của
nghiên cứu, sự cần thiết của những quan điểm mới và góc nhìn khác biệt trong các quyết
định của một HĐQT có tính đa dạng nhằm nâng cao hiệu quả hoạt động doanh nghiệp
đặc biệt khi chính phủ đang thúc đẩy cơng tác cổ phần hóa, thối vốn tại các tập đồn,
tổng cơng ty nhà nước và xu hướng hội nhập quốc tế toàn diện của Việt Nam trong bối
cảnh tồn cầu hóa.
Từ khóa: Tính đa dạng của Hội đồng quản trị; Hiệu quả hoạt động; Doanh nghiệp thuộc
lĩnh vực xây dựng.



ABSTRACT
This thesis aims to study the impact of factors describing the diversity on Board to the
firm performance in the construction field by analyzing the balance data of 81 firms
operating in the field of construction are listed on the Ho Chi Minh City Stock Exchange
(HSX) and Hanoi Stock Exchange (HNX) from 2013 to 2018. Regression estimation
Methods are Pooled OLS, Fixed Effects (FEM), Random Effects (REM) and the
Feasible Generalized least squares (FGLS). The research results have found the
negative impact of gender factor on the firm performance by ROA and positive impact
of gender factor on the firm performance by Tobin's Q when analyzing the diversity by
the proportion of components. Besides, the diversity of education factor on Board, it
has negative impact to firm’s ROA. Finally, the diversity of nationality factor has
positive impact on the firm performance in the field of construction are listed. The
results reflect the significance of research, the need for new and different perspectives
in a diverse Board’s decisions to improve firm performance, especially when the
government has promoted equitization and divestment of state corporations and
Vietnam's comprehensive international integration trend in the context of globalization.
Keywords: The diversity on Board; Firm performance; Firm in the field of construction.


1

CHƯƠNG 1: GIỚI THIỆU ĐỀ TÀI
1.1.

Lý do chọn đề tài
Trong nền kinh kinh tế thị trường, dưới tác động của quy luật cạnh tranh thì

hiệu quả hoạt động của doanh nghiệp luôn là một trong những thước đo hữu hiệu đánh
giá thành quả công việc thông qua năng lực quản trị của cấp lãnh đạo trong bộ máy

doanh nghiệp, nổi bật là vai trò của Hội đồng quản trị và Ban giám đốc.
Thực tiễn hoạt động tại các doanh nghiệp và quy định theo Luật doanh nghiệp
Việt Nam 2014, HĐQT là bộ phận giữ vai trị quản lý, hình thành các ý tưởng chiến
lược, xác định tầm nhìn & sứ mệnh của một doanh nghiệp để từ đó quyết định mục
tiêu chiến lược, giải pháp phát triển thị trường và các yếu tố cốt lõi của bản hoạch
định. Trên cơ sở đó, HĐQT thiết lập các cơng cụ triển khai chiến lược, thực hiện vai
trị quản lý và kiểm sốt q trình thực thi trong cơng tác điều hành của Ban giám đốc
nhằm cụ thể hóa các chiến lược, đảm bảo hoạt động theo đúng định hướng từ đó tạo
ra giá trị doanh nghiệp.
Do vậy, một Hội đồng quản trị với năng lực quản trị tốt có ý nghĩa quan trọng
trong việc tạo nên sự hài hòa các mối quan hệ & cân bằng lợi ích giữa HĐQT, Ban
giám đốc, cổ đơng và các bên có quyền lợi liên quan trong doanh nghiệp. Từ đó tạo
ra một sự đồng thuận & định hình tất cả các bên cùng hướng tới một mục tiêu nhằm
tối ưu hiệu quả hoạt động của doanh nghiệp, đặc biệt trong bối cảnh Việt Nam đẩy
mạnh mở cửa, chủ động hội nhập kinh tế quốc tế nói chung và tham gia các Hiệp định
thương mại tự do nói riêng đặc biệt là các hiệp định thế hệ mới có tiêu chuẩn cao và
tồn diện như hiệp định CPTPP và hiệp định EVFTA.
Trong những thập kỷ qua, thành phần và sự đa dạng của các thành viên trong
HĐQT đã trở thành một vấn đề tranh cãi quản trị doanh nghiệp đối với các nhà quản
lý, các thành viên HĐQT và cổ đơng của các tập đồn (Adams, 2015; Carter và cộng
sự, 2003). Sự tồn cầu hóa hoạt động kinh doanh đã dẫn đến sự phức tạp của môi
trường ngày nay về áp lực cạnh tranh quốc tế ngày càng tăng, công nghệ mới, biến
động thị trường, thay đổi xã hội cũng như ảnh hưởng đến thành phần và mức độ đa
dạng trong các tổ chức (Maznevski, 1994; Milliken và Martins, 1996; Shrader và cộng


2

sự, 1997). Những thay đổi này đòi hỏi sự hòa hợp và hiểu biết về tính đa dạng trong
các nhóm tổ chức, như HĐQT làm ảnh hưởng đến kết quả và giá trị của các công ty

(Maznevski, 1994; Milliken & cộng sự, 1996). Do vậy, thành phần và sự đa dạng của
một HĐQT có ý nghĩa quan trọng làm ảnh hưởng đến tính hiệu quả trong các cơng
việc quản trị, cách thức mà các thành viên HĐQT thực hiện vai trị quản lý của mình,
do đó tính đa dạng của một HĐQT có thể sẽ tác động làm ảnh hưởng đến hiệu quả
hoạt động của doanh nghiệp
Trong các nghiên cứu chủ đề tính đa dạng của HĐQT thì chủ đề giới tính ln
là chủ đề nổi bật trong các nghiên cứu thực nghiệm. Nghiên cứu của Dutta và Bose
(2006) đã mơ tả sự đa dạng của yếu tố giới tính trong HĐQT là một khía cạnh quan
trọng. Bên cạnh lợi ích làm tăng sự độc lập, tính phản biện thì nghiên cứu sự đa dạng
về giới tính trong HĐQT có thể được xem là quá trình khai thác các đặc điểm và kỹ
năng của một người đàn ông và một người phụ nữ để có thể đem lại lợi ích cho doanh
nghiệp. Nhiều nghiên cứu được thực hiện đã cung cấp những cái nhìn khá sâu sắc về
sự đa đạng giới tính trong HĐQT và mối quan hệ của nó đối với hiệu quả hoạt động
của doanh nghiệp. Đặc biệt, ở các nước phát triển thì sự hiện diện nhiều hơn của phụ
nữ ở các vị trí cao và trong HĐQT, được thể chế hóa thơng qua các quy định mềm
hoặc chỉ tiêu giới tính ở một số nước châu Âu như Na Uy, Thụy Điển và Pháp (Phụ
nữ Châu Âu trong HĐQT, 2016; Alina Woschkowiak, 2018).
Bên cạnh đó, các yếu tố khác mơ tả tính đa dạng trong HĐQT là yếu tố quốc
tịch và yếu tố trình độ học vấn, mặc dù các yếu tố này ít phổ biến hơn so với yếu tố
giới tính nhưng sự khác biệt giữa các nền văn hóa về những kinh nghiệm và kiến thức
ngày càng trở nên quan trọng (Egon Zehnder, 2017). Số lượng thành viên người nước
ngoài trong HĐQT ở các quốc gia khu vực Tây Âu cao hơn hẳn so với các khu vực
khác là do sự di chuyển lao động qua biên giới giữa các quốc gia khu vực này cao hơn
(Egon Zehnder, 2017). Và ở nhiều nước, trình độ học vấn của thành viên HĐQT là
một trong các yếu tố phải công khai theo các nguyên tắc quản trị doanh nghiệp của
G20/OECD (2004) nhằm minh bạch năng lực thành viên. Ủy ban chứng khoán và
Giao dịch Hoa Kỳ (SEC) năm 2010 và Nghị định 71/2017/NĐ-CP của Việt Nam đều
có quy định thơng tin trình độ của thành viên HĐQT.



3

Tại Việt Nam, tác động cộng hưởng từ sự hội nhập kinh tế quốc tế toàn diện
và sự hồi phục của nền kinh tế toàn cầu sau giai đoạn khủng hoảng 2008 – 2012, trong
những năm gần đây, các nhà đầu tư nước ngoài đã thực hiện nhiều thương vụ đầu tư,
góp vốn vào các doanh nghiệp trong nước thuộc những lĩnh vực ngành nghề khác
nhau.

Hình 1.1: Tăng trưởng thực GDP và giá trị xây dựng tồn cầu
Nguồn: Trích dẫn từ nguồn CIC, IMF.

Hình 1.2: Các hiệp định thương mại tự do Việt Nam tham gia
Nguồn: Trích dẫn từ nguồn Asia Business Consulting.
Ngành xây dựng là một trong những lĩnh vực đóng vai trị xương sống của nền
kinh tế, có mức tăng trưởng bền vững hàng năm với tỷ trọng đóng góp lớn trong cơ
cấu tăng trưởng GDP. Do vậy, các doanh nghiệp xây dựng luôn nhận được sự quan


4

tâm của nhiều nguồn lực trong nước và nguồn lực nước ngồi với các thương vụ đầu
tư, góp vốn vào doanh nghiệp nhằm tìm kiếm lợi nhuận đặc biệt giai đoạn từ sau năm
2012 khi nền kinh tế toàn cầu hồi phục & sự hội nhập kinh tế quốc tế ngày càng sâu
rộng của Việt Nam.

Hình 1.3: Đồ thị so sánh tăng trưởng ngành xây dựng và GDP của Việt Nam
Nguồn: Trích dẫn từ VietstockFinance và Business Monitor International.
Thơng qua các hoạt động đầu tư, họ tham gia vào HĐQT doanh nghiệp và giữ
nhiều vị trí quan trọng nhằm quản lý và kiểm soát đảm bảo doanh nghiệp hoạt động
hiệu quả đảm bảo lợi nhuận cho các thương vụ đầu tư. Các nguồn vốn đầu tư đã tạo

đòn bẩy giúp doanh nghiệp mở rộng quy mô sản xuất và đặc biệt là các nguồn vốn
đầu tư nước ngồi đã góp phần tạo ra sự đa dạng của một HĐQT doanh nghiệp với tư
duy phản biện, tính bài bản chuyên nghiệp & phương pháp quản trị hiện đại, từ đó
góp phần nâng cao năng lực trình độ và hiệu quả trong thực tiễn quản trị hoạt động
doanh nghiệp.
Do vậy, Luận văn thực hiện với mong muốn tìm ra bằng chứng thực nghiệm
xem xét “Tác động của tính đa dạng trong Hội đồng quản trị đến hiệu quả hoạt
động của doanh nghiệp thuộc lĩnh vực xây dựng niêm yết trên thị trường chứng
khoán Việt Nam.”


5

1.2.

Mục tiêu nghiên cứu

1.2.1. Mục tiêu chung
Nghiên cứu nhằm xem xét tác động của tính đa dạng trong HĐQT đến hiệu quả
hoạt động doanh nghiệp thuộc lĩnh vực xây dựng niêm yết trên thị trường chứng khoán
Việt Nam.
1.2.2. Mục tiêu cụ thể
Mục tiêu số 1: Nghiên cứu phân tích tác động mơ tả tính đa dạng của HĐQT
theo phương pháp phân tích tỷ lệ thành phần (Proportion) để đánh giá yếu tố giới tính,
yếu tố người nước ngồi và yếu tố học vấn đến hiệu quả hoạt động doanh nghiệp thuộc
lĩnh vực xây dựng (ROA, Tobin’s Q).
Mục tiêu số 2: Nghiên cứu phân tích tác động mơ tả tính đa dạng của HĐQT
theo phương pháp mức độ không đồng nhất (chỉ số Blau) để đánh giá yếu tố giới tính,
yếu tố người nước ngoài và yếu tố học vấn đến hiệu quả hoạt động doanh nghiệp thuộc
lĩnh vực xây dựng (ROA, Tobin’s Q).

1.2.3. Câu hỏi nghiên cứu
Nhằm cụ thể hoá các mục tiêu trên, tác giả đưa ra 02 câu hỏi sau cho bài nghiên
cứu:
Câu hỏi số 1: Trong mối quan hệ đa biến của các yếu tố mô tả tính đa dạng
trong HĐQT, với phương pháp phân tích theo tỷ lệ thành phần thì yếu tố nào có tác
động đến hiệu quả hoạt động của doanh nghiệp thuộc lĩnh vực xây dựng (ROA,
Tobin’s Q)? Nếu có, mức độ tác động của yếu tố đó như thế nào?
Câu hỏi số 2: Trong mối quan hệ đa biến của các yếu tố mơ tả tính đa dạng
trong HĐQT, với phương pháp phân tích theo mức độ khơng đồng nhất thì yếu tố nào
có tác động đến hiệu quả hoạt động của doanh nghiệp thuộc lĩnh vực xây dựng (ROA,
Tobin’s Q)? Nếu có, mức độ tác động của yếu tố đó như thế nào?
1.3.

Đối tượng nghiên cứu và phạm vi nghiên cứu
Đối tượng nghiên cứu: 81 doanh nghiệp hoạt động thuộc lĩnh vực xây dựng có

niêm yết trên thị trường chứng khốn Việt Nam gồm các nhà thầu trực tiếp tham gia
thi công các hạng mục xây dựng, lắp đặt các hệ thống thiết bị chính của một cơng
trình xây dựng (phần kết cấu, hệ thống cơ điện MEP, phần hoàn thiện…).


6

Phạm vi nghiên cứu: Các doanh nghiệp thuộclĩnh vực xây dựng Việt Nam có
niêm yết trên Sở giao dịch Chứng khốn Thành phố Hồ Chí Minh (HSX) và Sở giao
dịch Chứng khoán Hà Nội (HNX) trong giai đoạn từ năm 2013 đến năm 2018.
1.4.

Phương pháp và dữ liệu nghiên cứu
Nguồn dữ liệu nghiên cứu của luận văn là dữ liệu thứ cấp của 81 doanh nghiệp


hoạt động trong lĩnh vực xây dựng được niêm yết trên HSX và HNX, được thu thập
từ các công bố thông tin thị trường chứng khốn, báo cáo tài chính của các doanh
nghiệp được niêm yết trong khoảng thời gian từ năm 2013 đến năm 2018.
Dựa vào nguồn dữ liệu thu thập nêu trên, Luận văn thực hiện theo phương pháp
nghiên cứu định lượng với sự hỗ trợ của phần mềm Stata 14.0. Luận văn sử dụng dữ
liệu bảng cân bằng và kế thừa một số phương pháp nghiên cứu trước thực hiện phân
tích hồi quy dữ liệu theo các phương pháp Pooded OLS, FEM và REM nhằm lựa chọn
mơ hình phù hợp và kiểm tra tính hiệu quả của mơ hình. Nếu phát hiện phương sai sai
số thay đổi và/hoặc tự tương quan thì sử dụng phương pháp FGLS nhằm đảm bảo tính
hiệu quả cho mơ hình phân tích mức độ ảnh hưởng của tính đa dạng trong HĐQT đến
hiệu quả hoạt động doanh nghiệp thuộc lĩnh vực xây dựng niêm yết trên HSX và HNX.
1.5.

Đóng góp của Luận văn
Các dịng vốn đầu tư góp phần hỗ trợ nguồn vốn giúp doanh nghiệp xây dựng

mở rộng quy mô hoạt động, mua sắm thiết bị xây dựng hiện đại, tiếp cận công nghệ
thi công, công nghệ sản xuất nguyên vật liệu, điển hình là nhiều cơng trình có quy mơ
lớn, cơng năng hiện đại với yêu cầu kỹ thuật, mỹ thuật cao đã hoàn thành với chi phí
thực hiện tối ưu. Những hoạt động đầu tư, góp vốn này đặc biệt là các hoạt động đầu
tư có yếu tố nước ngồi đã tạo ra tính đa dạng của các thành viên trong HĐQT - những
người có trình độ học vấn cao với tư duy quản trị hiện đại cùng sự minh bạch, tính
phản biện trong các hoạt động doanh nghiệp và sự tham gia ngày càng nhiều của lãnh
đạo nữ trong HĐQT với các ưu điểm riêng của yếu tố giới tính cũng góp phần tạo ra
những thành quả trong các hoạt động sản xuất của doanh nghiệp thuộc lĩnh vực ngành
nghề xây dựng.


7


Chính vì vậy, về mặt học thuật, nghiên cứu thực hiện với mong muốn tìm ra
bằng chứng thực nghiệm về tác động của tính đa dạng yếu tố giới tính, yếu tố người
nước ngoài và yếu tố học vấn trong HĐQT đến hiệu quả hoạt động doanh nghiệp
thuộc lĩnh vực xây dựng niêm yết trên thị trường chứng khoán Việt Nam. Kết quả
nghiên cứu đã phát hiện:
- Tính đa dạng của yếu tố giới tính trong HĐQT: Trường hợp phân tích theo
phương pháp tỉ lệ thành phần thì tính đa dạng của yếu tố giới tính có tác động ngược
chiều đến hiệu quả hoạt động doanh nghiệp theo ROA nhưng khi phân tích theo
Tobin’s Q thì yếu tố giới tính có tác động cùng chiều. Trường hợp phân tích theo
phương pháp chỉ số Blau thì yếu tố giới tính khơng ảnh hưởng đến hiệu quả hoạt động
doanh nghiệp.
- Tính đa dạng của yếu tố người nước ngoài trong HĐQT: Yếu tố này tác động
cùng chiều đến hiệu quả hoạt động doanh nghiệp trong tất cả phương pháp phân tích.
- Tính đa dạng của yếu tố học vấn trong HĐQT: Tính đa dạng của yếu tố này
khi phân tích theo phương pháp tỉ lệ thành phần và phương pháp chỉ số Blau đều tác
động ngược chiều đến hiệu quả hoạt động doanh nghiệp theo ROA. Tuy nhiên, khi
phân tích theo Tobin’s Q thì yếu tố học vấn khơng ảnh hưởng đến hiệu quả hoạt động
doanh nghiệp.
1.6.

Bố cục của Luận văn
Kết cấu của Luận văn gồm có 05 chương:
Chương 1: Giới thiệu đề tài, trong chương này Luận văn nêu rõ lý do chọn đề

tài, mục tiêu nghiên cứu, đối tượng nghiên cứu và phạm vi nghiên cứu, đóng góp và
bố cục của Luận văn.
Chương 2: Tổng quan các nghiên cứu trước, trong chương này Luận văn trình
bày một số lý thuyết nghiên cứu, tổng hợp kết quả các nghiên cứu thực nghiệm trên
thế giới về tác động của tính đa dạng trong HĐQT đến hiệu quả hoạt động doanh

nghiệp.


8

Chương 3: Phương pháp và dữ liệu nghiên cứu, trong chương này Luận văn
trình bày chi tiết cơ sở dữ liệu, giả thiết nghiên cứu, mơ hình nghiên cứu & các biến,
phương pháp phân tích dữ liệu.
Chương 4: Kết quả nghiên cứu, trong chương này Luận văn thực hiện các phân
tích thơng kê, phân tích hồi quy, phân tích kiểm định lựa chọn mơ hình và thảo luận
kết quả nghiên cứu nhằm tìm kiếm tác động của tính đa dạng trong HĐQT đến hiệu
quả hoạt động doanh nghiệp thuộc lĩnh vực xây dựng có niêm yết trên sàn chứng
khốn Việt Nam
Chương 5: Kết luận, trong chương này Luận văn đúc kết lại kết luận của bài
nghiên cứu và đưa ra những hạn chế của đề tài. Chính từ những hạn chế của đề tài này
dùng làm tiền đề cho những bài nghiên cứu trong tương lai.


9

CHƯƠNG 2: TỔNG QUAN LÝ THUYẾT VÀ CÁC NGHIÊN CỨU TRƯỚC
Tính đa dạng trong HĐQT là một chủ đề của nhiều nghiên cứu, đặc biệt trong
bối cảnh tồn cầu hóa với nhiều hoạt động đầu tư đa quốc gia và phần lớn các doanh
nghiệp hoạt động theo mơ hình cơng ty cổ phần. Nghiên cứu mong muốn đóng góp
các tài liệu và sự hiểu biết về tính đa dạng của HĐQT theo các nền tảng lý thuyết và
kết quả nghiên cứu thực nghiệm.
2.1

Lý thuyết nghiên cứu
Quản trị công ty là hệ thống được xây dựng để điều khiển và kiểm sốt các


doanh nghiệp. Cấu trúc quản trị cơng ty chỉ ra cách thức phân phối quyền và trách
nhiệm giữa các bên trong công ty cổ phần như Hội đồng quản trị, Ban giám đốc, cổ
đông và những chủ thể khác có quyền lợi liên quan. Quản trị cơng ty cũng giải thích
rõ quy tắc và thủ tục để ra các quyết định liên quan tới hoạt động doanh nghiệp. Bằng
cách này, quản trị công ty đưa ra cấu trúc thông qua đó người ta thiết lập các mục tiêu
cơng ty và phương tiện để đạt được mục tiêu hay giám sát hiệu quả công việc (OECD,
1999).
Hội đồng quản trị là một trong những yếu tố quan trọng nhất của cơ chế quản
trị doanh nghiệp trong việc giám sát các hoạt động phù hợp và hiệu quả của doanh
nghiệp. Nhiều nghiên cứu trên thế giới đã tiếp cận đánh giá tác động của HĐQT đến
hiệu quả hoạt động doanh nghiệp với các yếu tố mô tả đặc điểm nổi bật của một HĐQT
như: Sự tách biệt vai trò giữa chủ tịch HĐQT và giám đốc điều hành, cuộc họp của
các thành viên HĐQT, quy mô HĐQT, cơ cấu HĐQT, thành viên HĐQT độc lập, các
thành viên nữ trong HĐQT, tính đa dạng trong HĐQT (David Larcker và Brian Tayan,
2011).
Trên cơ sở các đặc điểm mô tả sự đa dạng của một HĐQT, một số nghiên cứu
đã thực hiện phân loại theo 02 phương diện: Tính đa dạng theo nhân khẩu học là các
yếu tố thuộc về tự nhiên (yếu tố giới tính, yếu tố quốc tịch, yếu tố học vấn, yếu tố độ
tuổi…) và tính đa dạng theo cấu trúc là các yếu tố thuộc về các quy định (yếu tố thành
viên HĐQT độc lập, yếu tố quy mô HĐQT…) (Walid Ben - Amar và cộng sự, 2013;
Raj Aggarwal và cộng sự, 2019). Từ nền tảng phân loại trên, các nghiên cứu đã vận


10

dụng nhiều lý thuyết lý luận, giải thích về các ảnh hưởng tính đa dạng tùy theo chủ đề
thực hiện. Điển hình là lý thuyết đại diện, lý thuyết phụ thuộc nguồn lực và lý thuyết
bản sắc xã hội.
2.1.1 Lý thuyết đại diện (The Agency Theory)

Lý thuyết đại diện được phát triển đầu tiên bởi Jensen và Meckling (1976) cho
rằng các mẫu thuẫn nảy sinh giữa chủ thể doanh nghiệp và ban lãnh đạo được ủy
quyền quản lý, điều hành doanh nghiệp do sự bất cân xứng thông tin và lo ngại các
bên theo đuổi những mục tiêu riêng làm ảnh hưởng đến hiệu quả hoạt động của doanh
nghiệp. Do vậy, nhằm hạn chế sự phân hóa lợi ích, định hướng các bên cùng nhau
hướng về các mục tiêu đảm bảo lợi ích doanh nghiệp thì bên cạnh việc xây dựng các
cơ chế đãi ngộ phù hợp tạo động lực gia tăng hiệu quả doanh nghiệp thì việc thiết lập
các cơ chế kiểm soát nhằm giám sát, chấn chỉnh kịp thời các hành vi quản lý mang
tính tư lợi một bộ phận lãnh đạo doanh nghiệp là vô cùng quan trọng. Theo góc nhìn
quản trị doanh nghiệp, một HĐQT thực hiện vai trò giám sát và tạo ra những quy định,
kỷ luật đối với các nhà quản lý có tính tư lợi (Fama và Jensen, 1983; Hart, 1995;
Jensen và Meckling, 1976). Từ quan điểm này, các HĐQT càng đa dạng về mặt cấu
trúc sẽ giám sát các nhà quản lý một cách tối ưu.
2.1.2 Lý thuyết phụ thuộc nguồn lực (Resource Dependence Theory)
Lý thuyết phụ thuộc tài nguyên được xây dựng đầu tiên bởi Pfeffer và Salancik
(1978), cho rằng các doanh nghiệp phụ thuộc vào các nguồn lực bên ngoài để tồn tại
và những phụ thuộc này gây rủi ro cho các doanh nghiệp. Để giảm sự phụ thuộc và
tính khơng chắc chắn, các doanh nghiệp có thể liên kết với các thực thể bên ngồi
đang kiểm sốt các nguồn lực đó.
Lý thuyết nghiên cứu về cách các nguồn lực bên ngoài của các tổ chức ảnh
hưởng đến hành vi của tổ chức, cung cấp nền tảng vai trò nguồn lực của HĐQT và
gắn 3 lợi ích cho các mối liên kết của HĐQT là lời khuyên & tư vấn, pháp lý và các
kênh truyền thông. Điều này thể hiện vai trò quan trọng của HĐQT cũng như đặc điểm
nguồn lực doanh nghiệp trong hiệu quả hoạt động và sự tồn tại của công ty. Một
HĐQT đa dạng về mặt nhân khẩu học sẽ có các nguồn lực chất lượng cao để quản lý
tốt hơn (Anderson & cộng sự, 2011; Ben-Amar & cộng sự, 2013).


11


2.1.3 Lý thuyết bản sắc xã hội (Social Identity Theory)
Lý thuyết bản sắc xã hội được phát triển lần đầu bởi Henri Tajfel and John
Turner vào những thập niên 1970 và 1980. Một cách đơn giản, lý thuyết cho rằng mọi
người ln xác định đặc điểm chính mình và mối tương quan đánh giá bản thân với
người khác trong xã hội nhằm nhận diện nét riêng biệt chính mình so với người khác
(tính cách, tài năng, điểm mạnh, điểm yếu…) cũng như xác định mình thuộc về nhóm
có đặc thù nào trong xã hội (giới tính, quốc tịch, nghề nghiệp, niềm tin tơn giáo…).
Do vậy, những người có bản sắc xã hội khác được xác định là nhóm ngồi, dẫn tới sự
khó khăn cho việc hịa nhập (Terjesen và cộng sự, 2009) và khó tích hợp do sự khác
nhau về các bản sắc xã hội. Các nhà lý thuyết khác khẳng định chính sự khác nhau về
bản sắc xã hội tạo ra những quan điểm khác nhau, điều này làm gia tăng sự phức tạp
khi ra quyết định và giải quyết các vấn đề, dẫn đến cần thêm thời gian và chi phí làm
ảnh hưởng đến thành quả doanh nghiệp (Campbell và Mínguez-Vera, 2008; Hambrick
& cộng sự, 1996; Rivas, 2012; Smith & cộng sự, 2006; Terjesen & cộng sự, 2009).
Tóm lại, theo lý thuyết đại diện và lý thuyết phụ thuộc nguồn lực thì có thể lập
luận rằng các HĐQT càng đa dạng về mặt cấu trúc và nhân khẩu học có khả năng tư
vấn và giám sát vượt trội dẫn đến việc ra quyết định chiến lược, sáng tạo và đổi mới
hiệu quả hơn, do đó giúp cải thiện hiệu quả hoạt động doanh nghiệp. Mặt khác, lý
thuyết bản sắc xã hội thì cho rằng sự khơng đồng nhất tạo ra nhiều xung đột do sự
khác nhau về quan điểm, điều đó tác động tiêu cực đến động lực, làm tốn nhiều thời
gian và chi phí, do đó làm giảm hiệu quả hoạt động doanh nghiệp. Nói chung, khơng
có lý thuyết duy nhất nào giải thích đầy đủ các tác động về mối liên hệ giữa tính đa
dạng trong HĐQT và thành quả trong hoạt động của các doanh nghiệp. Tuy vậy, các
nền tảng lý thuyết khác nhau đã những lập luận và hiểu biết sâu sắc khi giải thích
những kết quả khác nhau từ những nghiên cứu thực nghiệm.


12

2.2


Tổng quan các nghiên cứu trước
Luận văn thực hiện phân tích các nghiên cứu thực nghiệm ở các nước khu vực

Châu Á, Châu Âu và Bắc Mỹ, cụ thể:
Theo nghiên cứu của Trond Randoy và cộng sự (2006), các tác giả phân tích
ảnh hưởng của tính đa dạng yếu tố giới tính, yếu tố người nước ngồi và yếu tố độ
tuổi trong HĐQT đến hiệu quả hoạt động doanh nghiệp vùng Scandinavi. Trong đó,
các yếu tố mơ tả tính đa dạng được tính tốn theo tỷ lệ thành phần, cịn hiệu quả hoạt
động doanh nghiệp được tính theo tỷ lệ Giá trị thị trường của cổ phiếu/Giá trị số sách
của cổ phiếu. Tác giả bài viết thu thập dữ liệu của 459 doanh nghiệp thương mại lớn
nhất vùng Scandinavi năm 2005, cụ thể gồm 154 doanh nghiệp Đan Mạch, 144 doanh
nghiệp Na Uy và 161 doanh nghiệp Thụy Điển. Bằng cách phân tích hồi quy, kết quả
nghiên cứu khơng tìm thấy ảnh hưởng đáng kể của các yếu tố đặc tả tính đa dạng các
thành viên trong HĐQT đến hiệu quả hoạt động các doanh nghiệp vùng Scandinavi.
Theo nghiên cứu của Caspar Rose (2007), tác giả tìm hiểu tác động của tính đa
dạng yếu tố giới tính, yếu tố người nước ngồi & yếu tố trình độ học vấn của các thành
viên HĐQT đến hiệu quả hoạt động doanh nghiệp. Trong đó, các yếu tố mơ tả tính đa
dạng được tính theo tỷ lệ thành phần, cịn hiệu quả hoạt động doanh nghiệp được tính
theo Tobin’s Q. Tác giả bài viết thu thập dữ liệu của các doanh nghiệp sản xuất niêm
yết ở Đan Mạch trong giai đoạn từ 1998 – 2001 với 443 mẫu quan sát. Bằng cách
phân tích hồi quy OLS, kết quả nghiên cứu khơng tìm thấy mối liên kết mô tả tác động
các yếu tố giới tính, người nước ngồi & trình độ học vấn của các thành viên trong
HĐQT đến hiệu quả hoạt động các doanh nghiệp. Điều này phản ánh thực tế cho thấy
thành viên nam trong HĐQT chiếm ưu thế hơn dù Đan Mạch là xã hội có sự tự do và
bình đẳng giới rất cao. Đồng thời nghiên cứu giải thích các thành viên HĐQT có nền
tảng trình độ riêng biệt đã hịa nhập một cách vơ thức với phần lớn những kế hoạch
hành động của các thành viên khác trong HĐQT và dẫn đến không tác động tạo ra
được một hiệu quả hoạt động tiềm năng cho doanh nghiệp.
Theo nghiên cứu của các tác giả Salim Darmadi (2010), tác giả kiểm tra tác

động của tính đa dạng yếu tố giới tính, yếu tố người nước ngoài và yếu tố độ tuổi (các


13

thành viên độ tuổi nhỏ hơn 50) của các thành viên HĐQT đến hiệu quả hoạt động
doanh nghiệp. Trong đó, các yếu tố mơ tả tính đa dạng được tính tốn theo phương
pháp phân tích tỷ lệ thành phần, phương pháp lưỡng phân (mô tả sự hiện diện) và
phương pháp mức độ khơng đồng nhất (chỉ số Blau), cịn hiệu quả hoạt động doanh
nghiệp được tính theo ROA và Tobin’s Q. Tác giả bài viết thu thập dữ liệu của 169
doanh nghiệp sản xuất niêm yết ở Indonesia vào năm 2007. Bằng phân tích hồi quy
OLS, kết quả nghiên cứu khẳng định: Tồn tại tác động ngược chiều của sự đa dạng
giới tính trong HĐQT đến hiệu quả hoạt động doanh nghiệp trong hầu hết các phương
pháp phân tích, chỉ có sự đa dạng giới tính trong HĐQT phân tích theo phương pháp
tỷ lệ thành phần là ảnh hưởng không đáng kể đến hiệu quả hoạt động theo ROA. Đối
với yếu tố người nước ngoài, kết quả khẳng định yếu tố này không ảnh hưởng đến
hiệu quả hoạt động doanh nghiệp trong các phương pháp phân tích. Đối với yếu tố độ
tuổi, kết quả khi phân tích biến theo tỷ lệ thành phần và phân tích theo phương pháp
lưỡng phân thì yếu tố này tác động cùng chiều đến hiệu quả hoạt động doanh nghiệp
theo Tobin’s Q.
Theo nghiên cứu của Julizaerma M.K và Zulkarnain M.S (2012), các tác giả
xác định mối quan hệ của sự đa dạng giới tính trong HĐQT và hiệu quả hoạt động
doanh nghiệp. Trong đó, yếu tố mô tả sự đa dạng của yếu tố giới tính được tính tốn
theo tỷ lệ thành phần, cịn hiệu quả hoạt động doanh nghiệp được tính theo ROA. Tác
giả bài viết thu thập dữ liệu của 174 doanh nghiệp sản xuất niêm yết ở Malaysia trong
giai đoạn từ 2008 – 2009. Bằng phân tích hồi quy OLS, kết quả nghiên cứu khẳng
định tồn tại mối quan hệ tác động cùng chiều của tính đa dạng yếu tố giới tính trong
HĐQT đến hiệu quả hoạt động các doanh nghiệp. Kết quả phù hợp với chính sách của
chính phủ Malaysia về việc có ít nhất 30% đại diện là nữ ở cấp ra quyết định và ủy
ban chứng khoán đề xuất yêu cầu về tính đa dạng giới tính các thành viên trong HĐQT

liên quan các kế hoạch quản trị doanh nghiệp vào năm 2011. Đồng thời, kết quả cũng
phù hợp với nghiên cứu của Muhiudeen (2010) với các doanh nghiệp có niêm yết
chứng khốn của 5 quốc gia Asean gồm Malaysia, Singapore, Indonesia, Thái Lan,
Philipines và cùng với Hồng Kong đã phát hiện ra các doanh nghiệp có sự tham gia
của phụ nữ trong HĐQT sẽ có hiệu quả hoạt động tốt hơn.


14

Theo nghiên cứu của Filip Fidanoski và cộng sự (2014), các tác giả tìm hiểu
tác động của tính đa dạng yếu tố giới tính, yếu tố người nước ngồi và yếu tố trình độ
học vấn các thành viên trong HĐQT đến hiệu quả hoạt động doanh nghiệp. Trong đó,
các biến mơ tả tính đa dạng được tính tốn theo phương pháp phân tích tỷ lệ thành
phần và phương pháp mức độ khơng đồng nhất (chỉ số Blau), cịn hiệu quả hoạt động
doanh nghiệp được tính theo ROA và Tobin’s Q. Tác giả bài viết thu thập dữ liệu của
35 doanh nghiệp niêm yết thuộc 5 nước Châu Âu trong giai đoạn từ 2008 – 2012.
Bằng phân tích hồi quy GLMs, kết quả nghiên cứu tìm thấy bằng chứng tính đa dạng
yếu tố giới tính trong HĐQT theo chỉ số Blau có tác động cùng chiều đến hiệu quả
hoạt động doanh nghiệp theo Tobin’s Q. Ngược lại, tính đa dạng của yếu tố người
nước ngoài trong HĐQT theo chỉ số Blau có tác động ngược chiều đến hiệu quả hoạt
động doanh nghiệp theo Tobin’s Q. Cuối cùng, tính đa dạng yếu tố trình độ học vấn
của các thành viên trong HĐQT có tác động cùng chiều đến hiệu quả hoạt động doanh
nghiệp trong các phương pháp phân tích.
Theo nghiên cứu của Melsa Ararat và cộng sự (2015), các tác giả thực hiện
kiểm định tác động của tính đa dạng các thành viên HĐQT đến hiệu quả hoạt động
doanh nghiệp. Cụ thể, tác giả bài viết thu thập dữ liệu của 100 doanh nghiệp có quy
mơ lớn ở Thổ Nhĩ Kỳ năm 2006 nhằm tìm kiếm mối quan hệ tác động của từng yếu
tố giới tính, người nước ngồi, trình độ học vấn, độ tuổi, thành viên độc lập đến hiệu
quả hoạt động doanh nghiệp. Trong đó, các biến mơ tả tính đa dạng được tính theo
phương pháp phân tích tỷ lệ thành phần và phương pháp mức độ không đồng nhất (chỉ

số Blau), còn hiệu quả hoạt động doanh nghiệp được tính theo Giá trị thị trường của
cổ phiếu/Giá trị số sách của cổ phiếu (MTB) và ROE. Bằng cách phân tích hồi quy
SPSS, kết quả nghiên cứu khơng tìm thấy ảnh hưởng của các yếu tố mơ tả tính đa
dạng trong HĐQT đến hiệu quả hoạt động các doanh nghiệp. Tuy nhiên, nghiên cứu
tìm thấy mối liên hệ gián tiếp có tác động cùng chiều và phi tuyến của biến tổng hợp
mơ tả tính đa dạng của thành viên HĐQT đến hiệu quả hoạt động các doanh nghiệp.
Theo nghiên cứu của Merve Kilic và Cemil Kuzey (2016), các tác giả thực hiện
kiểm tra mối quan hệ của sự đa dạng giới tính trong HĐQT và hiệu quả hoạt động
doanh nghiệp. Trong đó, biến mơ tả tính đa dạng của yếu tố giới tính được tính theo


×