Tải bản đầy đủ (.docx) (15 trang)

SO TAY CAN BO DOAN II

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (74.35 KB, 15 trang )

<span class='text_page_counter'>(1)</span><div class='page_container' data-page=1>

<b>SỔ TAY CÁN BỘ ĐOÀN II</b>



PHẦN II: CHI ĐOÀN VỚI CÁC HOẠT ĐỘNG PHONG TRÀO CHI ĐOÀN VỚI VIỆC THỰC HIỆN CUỘC
VẬN ĐỘNG AST


(AN TOÀN – SẠCH ĐẸP – VĂN MINH – NGHĨA TÌNH)
I. CUỘC VẬN ĐỘNG AST LÀ GÌ?


AST là tên gọi tắt của phong trào “An toàn – Sạch đẹp – Văn minh – Nghĩa tình”. Đó là phong trào
hành động do Đồn Thanh niên thành phố phát động để đoàn viên thanh niên tích cực tham gia
các hoạt động xây dựng khu dân cư xuất sắc, khu phố (ấp) văn hóa, thể hiện vai trị của tổ chức
Đồn tham gia góp phần đẩy mạnh cuộc vận động “Toàn dân đoàn kết xây dựng đời sống văn
hóa ở khu dân cư”.


Đây là nội dung chủ yếu của phong trào hành động của thanh niên trên địa bàn dân cư, thể hiện
vai trị xung kích của Đồn tham gia thực hiện nhiệm vụ chính trị tại địa phương. Đồng thời, thơng
qua phong trào này Đồn xây dựng lực lượng nịng cốt chính trị, tập hợp thanh niên, xây dựng chi
đồn mạnh.


u cầu của phong trào AST là phải thu hút đông đảo đồn viên, thanh niên tham gia; phát huy
tính tự giác của đồn viên, thanh niên; tính chủ động của chi đồn; tạo được phong trào thi đua
sơi nổi giữa các đoàn viên trong chi đoàn khu phố – ấp.


II. NỘI DUNG CUỘC VẬN ĐỘNG AST?


Chi đoàn tổ chức thực hiện cuộc vận động AST theo những nội dung sau:


1. Tổ chức các hoạt động góp phần thực hiện đề án 3 giảm (giảm ma túy – giảm mại dâm – giảm
tội phạm). Với các giải pháp như:


- Thành lập các đội hình thanh niên xung kích, đội thanh niên tình nguyện phịng chống ma túy,


tội phạm; vận động thanh niên tích cực tham gia vào phong trào quần chúng bảo vệ an ninh tổ
quốc.


- Tuyên truyền rộng rãi trong thanh thiếu niên tại khu phố (ấp) về tác hại của việc sử dụng, mua
bán các chất ma túy, vấn đề mại dâm và tệ nạn xã hội.


- Phát hiện, tố giác và tham gia xóa tụ điểm mua bán, hút chích ma túy, mại dâm


- Vận động thanh thiếu niên nghiện ma túy cai nghiện tại cộng đồng hoặc đi cai nghiện tập trung
- Nhận giáo dục, cảm hóa thanh thiếu niên hư phạm pháp, thanh thiếu niên có dấu hiệu phạm
pháp, chưa ngoan.


- Tạo điều kiện giúp thanh niên hoàn lương hòa nhập cộng đồng.


2. Tổ chức thực hiện và xây dựng cơng trình sạch đẹp tại khu phố (ấp). Với các giải pháp như:
- Tổ chức đắp, dặm vá đường, nạo vét cống, rãnh chống ngập úng mùa mưa. Phát hoang cây ven
đường ở các ấp. Nhận bảo quản đường cấp phối sỏi đỏ.


</div>
<span class='text_page_counter'>(2)</span><div class='page_container' data-page=2>

- Ở các ấp vùng sâu, chi đoàn vận động sử dụng nước sạch, xây dựng các hố xí tự hoại


3. Chi đồn tham gia vận động đoàn viên, hội viên, thanh niên và gia đình cùng thực hiện cuộc
vận động xây dựng nếp sống văn minh đơ thị, gia đình văn hóa, thực hiện 10 điều qui ước về vệ
sinh – văn minh đơ thị.


- Chi đồn chọn địa điểm phù hợp ở khu phố (ấp) tổ chức thành các tụ điểm vui chơi, sân chơi cho
thanh thiếu nhi.


- Vận động sách trong đoàn viên thanh thiếu niên ở khu phố (ấp) xây dựng tủ sách pháp luật, tủ
sách thanh thiếu nhi.



- Xây dựng bản tin thanh niên trong khu phố (ấp) nhằm cung cấp các thông tin về hoạt động
Đoàn, Hội và các hoạt động của thanh niên trong khu phố (ấp).


- Vận động đoàn viên, thanh niên tham gia lớp phổ cập trung học cơ sở và xóa mù chữ ở địa
phương


- Vận động trẻ đến trường, tham gia đứng lớp xóa mù chữ và phổ cập cho trẻ em; tổ chức sinh
hoạt cho các em thiếu nhi ở các lớp học tình thương


- Vận động thanh niên tham gia rèn luyện thân thể, thường xuyên tập thể dục, chơi thể thao và
phấn đấu đạt tiêu chuẩn Thanh niên khỏe.


4. Thực hiện chương trình 3 giúp (giúp vốn – giúp nghề – giúp kinh nghiệm), vận động thanh niên
thực hiện các hoạt động tình làng nghĩa xóm.


- Vận động xây dựng nguồn quỹ tiết kiệm tích lũy, tự giúp nhau trong Đồn viên thanh niên tại
khu phố (ấp) giúp nhau làm ăn, ổn định cuộc sống, giúp các hộ thanh niên nghèo ở khu phố (ấp).
- Vận động thanh niên có tay nghề giúp nghề cho thanh niên nhằm tạo việc làm trong các ngành
nghề truyền thống tại địa phương.


- Thực hiện các CTTN vì người bạn tịng qn, vì hộ thanh niên nghèo, vì trẻ em có hồn cảnh đặc
biệt khó khăn, vì các hộ gia đình neo đơn...


III. TỔ CHỨC THỰC HIỆN TẠI KHU PHỐ (ẤP)


- Trên cơ sở nghị quyết của chi bộ, chi đoàn chọn nội dung để thực hiện sao cho các hoạt động
này bám sát yêu cầu của chi bộ, của khu phố (ấp) góp phần thực hiện thắng lợi nhiệm vụ của khu
phố (ấp).


- Xây dựng kế hoạch và tổ chức lực lượng để thực hiện



- Mấy vấn đề cần lưu ý trong quá trình tổ chức thực hiện tại khu phố (ấp):


+ Cuộc vận động AST là phong trào chủ lực trên địa bàn dân cư, đây cũng được xem là một giải
pháp cụ thể hóa và đẩy mạnh việc thực hiện 3 chương trình hành động của Đồn, và giải pháp để
huy động nguồn lực trong thanh niên, phát huy thanh niên và tập hợp thanh niên trên địa bàn khu
phố (ấp).


</div>
<span class='text_page_counter'>(3)</span><div class='page_container' data-page=3>

và tổ chức tuyên truyền vận động rộng rãi trong thanh niên và mời gọi các bạn thanh niên địa
phương cùng tham gia. Sử dụng bản tin thanh niên tại khu phố (ấp) để thông tin về nội dung hoạt
động, tiến độ, kết quả thực hiện của từng phần việc, từng nội dung, có nhận định đánh giá.
+ Các nội dung cơng việc được chọn phải cụ thể và tập trung tiến hành dứt điểm, chú ý đến việc
tổ chức duy trì các cơng trình tại địa bàn.


CHI ĐỒN VỚI VIỆC THỰC HIỆN PHONG TRÀO VKT
I. PHONG TRÀO VKT LÀ GÌ?


Phong trào VKT là cơ sở kế thừa và thể hiện bước phát triển của phong trào thanh niên nông thôn
sản xuất kinh doanh giỏi, nhằm chăm lo quyền lợi của đoàn viên thanh niên, đồng thời phát huy
vai trị tích cực của thanh niên trong phát triển kinh tế – xã hội ở vùng ven thành phố trong giai
đoạn mới. Phong trào VKT là tên gọi viết tắt của “Vốn, Kiến thức và Tương trợ, Tư vấn, Tiết kiệm”.
II. NỘI DUNG PHONG TRÀO VKT


Các chi đoàn khu phố - ấp cần hiểu rõ cụ thể nội dung của phong trào VKT và tập trung thực hiện
các nội dung phù hợp với điều kiện thực tế tại địa phương mình.


a. V (Vốn): Vốn được khai thác từ bản thân và gia đình thanh niên, vốn từ sự tương trợ giúp nhau
làm ăn trong nội bộ thanh niên, vốn được vận động trên cơ sở tự nguyện hợp tác làm ăn.


- Chi đồn phải xác định có bao nhiêu nguồn vốn mà thanh niên có thể vay được tại địa phương.


- Tư vấn, tham vấn kịp thời giúp thanh niên có nhu cầu vay vốn đến với Đồn phường, xã, các
ban ngành đoàn thể tại địa phương để vay vốn kịp thời phục vụ cho sản xuất kinh doanh, phát
triển kinh tế gia đình.


b. K (Kiến thức): Thường xuyên trau dồi về kiến thức, trình độ văn hóa, tìm hiểu học tập kỹ thuật
kinh nghiệm, nâng cao tay nghề kỹ thuật nông nghiệp, tiếp nhận và ứng dụng ngay các tiến bộ
khoa học kỹ thuật vào sản xuất nông nghiệp.


- Tập trung tư vấn, đề xuất với Đồn cấp trên, chính quyền địa phương số thanh niên có hồn
cảnh khó khăn, trình độ văn hóa cịn hạn chế tham gia các lớp học bổ túc văn hóa, phổ cập trên
địa bàn.


- Tổ chức các hội thi tay nghề truyền thống trong thanh niên nhằm nâng cao kiến thức kỹ thuật,
tay nghề trong thanh niên.


- Phối hợp các ban ngành đoàn thể trong khu phố – ấp, các cơ sở sản xuất kinh doanh tổ chức
trao đổi các tiến bộ khoa học kỹ thuật trong thanh niên nhằm kịp thời ứng dụng các tiến bộ khoa
học kỹ thuật vào sản xuất kinh doanh.


c. T (Tương trợ, tư vấn, tiết kiệm): Tham gia các hoạt động tương thân, tương trợ trong thanh
niên, cùng giúp nhau trong sản xuất, dịch vụ, kinh doanh (giúp về vốn, hướng dẫn kinh nghiệm,
kỹ thuật) vật tư, cây trồng con giống…


</div>
<span class='text_page_counter'>(4)</span><div class='page_container' data-page=4>

Để nội dung phong trào VKT được triển khai hiệu quả, các chi đoàn khu phố – ấp tiếp tục phát
huy các phương thức mơ hình hiệu quả, bổ sung nội dung mới cho phù hợp với điều kiện cụ thể
của từng địa bàn. Trong quá trình tổ chức phong trào VKT, chú ý đến công tác tập hợp thanh
niên, kết nạp đoàn viên, hội viên mới, vận động thành lập các đội, nhóm thanh niên giúp nhau
làm kinh tế gia đình, nhóm khuyến nơng,...


VAI TRỊ CỦA TỔ CHỨC ĐOÀN TRONG THỰC HIỆN PHONG TRÀO 3 GIÚP


I. PHONG TRÀO “3 GIÚP” LÀ GÌ?


Phong trào 3 giúp là tên gọi tắt của phong trào “Giúp vốn - Giúp nghề - Giúp kinh nghiệm” do
Đoàn Thanh niên thành phố Hồ Chí Minh phát động nhằm vận động đồn viên, thanh niên tương
trợ nhau trong cuộc sống, giúp nhau làm ăn, tăng thu nhập, ổn định cuộc sống và cùng làm giàu
chính đáng.


II. CHI ĐỒN TỔ CHỨC PHONG TRÀO “3 GIÚP” NHƯ THẾ NÀO?


- Chi đoàn phát động phong trào “3 giúp” trong đoàn viên, thanh niên trên địa bàn khu phố - ấp.
Nêu rõ mục đích - ý nghĩa của phong trào, có thể kết hợp với các chủ trương tại địa phương hoặc
Nghị quyết của chi đoàn như giúp hộ thanh niên nghèo, giúp người nghèo... Yêu cầu là mỗi đoàn
viên, thanh niên trong chi đoàn đều nhận thức đầy đủ về phong trào và có giải pháp để cùng
tham gia với chi đoàn.


Căn cứ vào nhu cầu của tại khu phố - ấp, chi đoàn phát động trong thanh niên tập trung cho nội
dung nào trong “3 giúp” hay thực hiện cả 3 nội dung cùng lúc. Cụ thể như:


a. Huy động vốn trong đoàn viên, thanh niên bằng các hình thức như đóng góp, tiết kiệm ni
heo đất, làm cơng trình thanh niên gây quỹ... để giúp một hay nhiều thanh niên đang gặp khó
khăn về vốn trong sản xuất kinh doanh, buôn bán...


Hoặc không huy động vốn trực tiếp mà hỗ trợ cây, con giống trả chậm, không lấy lãi hoặc hỗ trợ
không lấy tiền ở đợt ni, trồng đầu tiên.


- Việc “giúp vốn” có thể được thực hiện bằng nhiều hình thức với những tên gọi khác nhau như:
quỹ tương trợ, quỹ trợ vốn thanh niên, “ngân hàng của chi đoàn”,...


Lưu ý: Đây là nguồn tự vận động trong thanh niên để giúp nhau, khơng tính các nguồn vốn vay
khác như: Quỹ Quốc gia Giải quyết việc làm, Xóa đói giảm nghèo...



b. Giúp nghề:


Thanh niên dạy nghề cho nhau, truyền đạt kiến thức, tay nghề cùng làm ăn, đặc biệt là các ngành
nghề truyền thống địa phương.


Chi đoàn tổ chức vận động những đồn viên, thanh niên có tay nghề, đang sản xuất tại gia đình,
trong hợp tác xã... hướng dẫn nghề, truyền nghề miễn phí cho các bạn thanh niên... Chú ý vận
động những bạn đoàn viên, thanh niên trưởng thành làm ăn hiệu quả có sự trợ giúp của Đoàn
trước đây dạy nghề và giải quyết việc làm cho thanh niên.


Vận động đoàn viên, thanh niên chưa có việc làm, chưa có nghề đến học nghề, phương pháp
trong sản xuất, chăn nuôi, trồng trọt...


</div>
<span class='text_page_counter'>(5)</span><div class='page_container' data-page=5>

c. Giúp kinh nghiệm:


Chi đoàn tổ chức hoặc giới thiệu cho thanh niên học tập các mơ hình làm ăn hiệu quả giữa các
bạn đoàn viên, thanh niên trong chi đoàn và ở những đơn vị bạn, tạo điều kiện cho đồn viên,
thanh niên tìm hiểu phương pháp cũng như nắm bắt được kinh nghiệm bước đầu trong khi làm
kinh tế gia đình, tránh các rủi ro có thể xảy ra do thiếu kiến thức; sử dụng đồng vốn hiệu quả hơn,
tránh thất thoát.


Phong trào 3 giúp trong các năm vừa qua được triển khai thực hiện khá hiệu quả, đặc biệt là ở
khu vực ngoại thành. Qua phong trào đã giúp cho nhiều thanh niên làm ăn hiệu quả và chính
những thanh niên này giúp cho những bạn thanh niên mới.


CHI ĐOÀN KHU PHỐ, ẤP VỚI CHƯƠNG TRÌNH, MỤC TIÊU 3 GIẢM


I. VAI TRỊ CỦA CHI ĐOÀN KHU PHỐ (ẤP) TRONG VIỆC THAM GIA THỰC HIỆN CHƯƠNG TRÌNH 3
GIẢM



Ma túy, mại dâm, tội phạm là những tệ nạn xã hội. Giải quyết những tệ nạn này là nhiệm vụ của
toàn xã hội, trong đó có tổ chức Đồn Thanh niên cộng sản. Chi đoàn khu phố (ấp), nơi gần gũi
nhất với thanh niên khu vực địa bàn dân cư là đơn vị có vai trị quan trọng chủ yếu trong việc
tham gia thực hiện chương trình 3 giảm của tổ chức Đồn.


Chương trình mục tiêu 3 giảm do Ủy ban nhân dân thành phố Hồ Chí Minh phát động gồm:
+ Giảm ma túy.


+ Giảm mại dâm.
+ Giảm tội phạm.


II. NỘI DUNG - BIỆN PHÁP THỰC HIỆN CHƯƠNG TRÌNH MỤC TIÊU “3 GIẢM” CỦA CHI ĐOÀN KHU
PHỐ (ẤP)


1. Giảm ma túy:


- Để đoàn viên, hội viên, thanh thiếu nhi, quần chúng nhân dân hiểu được tác hại của tệ nạn ma
túy đối với sự phát triển của kinh tế, xã hội, đồng thời hiểu biết các chủ trương chính sách của
Đảng và Nhà nước đối với người nghiện, trước hết người Bí thư chi đồn khu phố, ấp phải chủ
động sưu tầm những tài liệu hoặc tham gia những lớp tập huấn của các cấp bộ Đoàn, của các ban
ngành đoàn thể tổ chức để hiểu về tác hại của ma túy, những thủ đoạn, mánh khoé của bọn mua
bán ma túy; những chủ trương, chính sách của Đảng và Nhà nước ta đối với người nghiện, quy
trình cách thức cai nghiện… và tổ chức cho đồn viên thanh niên cùng tìm hiểu, tun truyền rộng
rãi trong khu phố, ấp.


- Tổ chức tuyên truyền về tác hại của ma túy, HIV/AIDS đối với sức khỏe cộng đồng, luật hình sự,
luật phịng chống ma túy trong các buổi sinh hoạt chi đoàn, chi hội và sinh hoạt tổ dân phố, tổ
nhân dân.



</div>
<span class='text_page_counter'>(6)</span><div class='page_container' data-page=6>

- Tổ chức ra qn thu gom ống chích; xóa những điểm người nghiện hay lui tới, làm trong sạch
địa bàn.


- Đăng ký thực hiện các cơng trình thanh niên xóa các tụ điểm mà đối tượng nghiện ma túy
thường hay lui tới, xây dựng thành các sân chơi lành mạnh cho thanh thiếu nhi


- Phối hợp cùng công an, dân quân tự vệ, dân phòng triệt phá những điểm mua bán ma túy, bắt
và xử lý nghiêm khắc những người dụ dỗ thanh thiếu niên, học sinh thử và mua bán ma túy.
- Vận động nhân dân mạnh dạn cung cấp thông tin, tố giác tội phạm mua bán, tàng trữ, sử dụng
chất gây nghiện và những người có biểu hiện phạm tội cho chính quyền thơng qua tổ dân phố, chi
đồn, hộp thư kín, đường dây nóng…


Bí thư chi đồn khu phố, ấp vận động những cơ sở sản xuất, cơng ty xí nghiệp trên địa bàn mạnh
dạn đề xuất việc làm cho thanh niên đã cai nghiện thành cơng. Nếu có khó khăn đề xuất trực tiếp
với chi bộ hoặc đảng bộ, Ủy ban nhân dân phường, xã. Tổ chức các đội hình dịch vụ phục vụ cộng
đồng, giúp vay vốn, giúp tay nghề, giải quyết việc làm cho thanh niên giúp ổn định cuộc sống.
Lưu ý: Hiện nay, ở nhiều tỉnh, thành phố đã có chủ trương tập trung tồn bộ những người nghiện
vào các trường, trung tâm cai nghiện. Quy trình cai nghiện gồm 2 giai đoạn:


- Giai đoạn 1 kéo dài 2 năm là giai đoạn cắt cơn và phục hồi sức khoẻ.


- Giai đoạn 2 kéo dài từ 3 đến 5 năm là giai đoạn giúp người nghiện ổn định tư tưởng, tâm lý, rèn
kuyện thể lực, trí lực thơng qua lao động, sinh hoạt tập thể chuẩn bị tinh thần tái hịa nhập cộng
đồng.


Đồn viên thanh niên phải phối hợp với các ban ngành đồn thể đến thăm, động viên gia đình và
người nghiện, thăm hỏi, động viên và giúp đỡ các bạn tại các trường, trung tâm cai nghiện.
2. Giảm mại dâm:


- Chi đoàn khu phố, ấp phải triệt để phối hợp với chi hội phụ nữ tập trung tuyên truyền luật hơn


nhân gia đình, chăm sóc sức khoẻ sinh sản vị thành niên, tuyên truyền về phòng chống HIV/AIDS
trong Đoàn viên thanh niên, hội viên và nhân dân.


- Nắm chắc số nữ thanh thiếu niên trong khu phố có nguy cơ cao trở thành gái mại dâm để vận
động, giáo dục, không để sa chân vào con đường mại dâm như: tiếp viên nhà hàng, karaoke,
massege, lao động nữ từ nông thôn lên thành phố.


- Phối hợp với cảnh sát khu vực hoặc Ban Điều hành khu phố rà soát, nắm các hộ trong khu phố,
các điểm kinh doanh văn hóa phẩm, các quán cafe, nhà trọ có biểu hiện chứa chấp mại dâm, tệ
nạn xã hội… tiếp cận tuyên truyền, giáo dục họ nghiêm chỉnh chấp hành pháp luật, cam kết thực
hiện kinh doanh lành mạnh, văn hóa.


- Thành lập các câu lạc bộ bạn gái tập hợp, cảm hóa, giáo dục những người lầm lỡ. Giúp đỡ, tạo
điều kiện cho những người từ trường trại trở về hòa nhập cộng đồng. Tìm hiểu tâm tư nguyện
vọng của họ, tìm biện pháp giải quyết việc làm, xóa đói giảm nghèo, trợ nghề, trợ vốn.


- Tổ chức các hội thi tìm hiểu về cơng tác phịng chống ma túy, HIV/AIDS, các vấn đề liên quan
đến sức khoẻ sinh sản vị thành niên.


</div>
<span class='text_page_counter'>(7)</span><div class='page_container' data-page=7>

3. Giảm tội phạm:


- Chi đoàn khu phố, ấp tổ chức thực hiện tốt công tác giáo dục, đặc biệt là giáo dục đạo đức lối
sống, giáo dục truyền thống và giáo dục pháp luật đoàn viên, thanh niên.


- Thường xuyên phối hợp với công an, các ban ngành đoàn thể tổ chức các hội thi, hội thảo nhằm
tuyên truyền pháp luật như: luật hình sự, luật giao thông đường bộ, luật nghĩa vụ quân sự, Luật
hơn nhân gia đình, luật lao động, luật bảo vệ chăm sóc và giáo dục trẻ em…


- Vận động đoàn viên, hội viên, thanh thiếu nhi và nhân dân phát hiện, tố giác tội phạm, những
hành vi có thể trở thành tội phạm. Tố giác những đối tượng có lệnh truy nã… cho chính quyền


hoặc qua đường dây nóng, hộp thư…


- Vận động đồn viên, hội viên, thanh thiếu niên khơng tham gia các trị chơi bạo lực, cờ bạc, cá
độ, đá gà, cam kết không tham gia đua xe trái phép, không gây rối trật tự.


- Phát huy vai trị Đồn trong đồn viên dân qn tự vệ, dân phịng, cơng an. Tổ chức đăng ký
cơng trình thanh niên đảm bảo an ninh trật tự; tuần tra chốt chặn những địa bàn trọng điểm, sẵn
sàng cùng với nhân dân và công an trấn áp các loại tội phạm.


- Thực hiện các công trình thanh niên nhận cảm hóa thanh thiếu niên phạm pháp, hư hỏng, có
biểu hiện phạm pháp. Hỗ trợ, giúp đỡ, giáo dục, tạo điều kiện cho các đối tượng đã mãn hạn tù
trở về địa phương, người có tiền án, tiền sự, người lầm lỗi, người cải tạo từ các trung tâm, trường
trại trở về tái hòa nhập cộng đồng dân cư… như giới thiệu việc làm, xóa đói giảm nghèo, trợ cấp,
trợ vốn, trợ nghề…


- Phối hợp với cơng an, các ban ngành đồn thể thường xuyên tổ chức tuyên dương, biểu dương
khen thưởng gương người tốt, việc tốt, thanh niên dũng cảm, thanh niên sống đẹp, thanh niên
tiến bộ. Tổ chức các loại hình văn hóa, văn nghệ, thể dục thể thao, vui chơi giải trí lành mạnh
nhằm đẩy lùi những nguy cơ phạm tội tại khu phố, ấp.


Thực hiện chương trình mục tiêu “3 giảm” địi hỏi phải có sự nỗ lực và kiên trì của tồn xã hội,
trong đó có tổ chức Đồn Thanh niên cộng sản. Với chức năng, nhiệm vụ của mình Bí thư chi
đoàn khu phố (ấp) phải chủ động tham mưu, đề xuất với Đảng, chính quyền địa phương những
nội dung, biện pháp thực hiện nội dung “3 giảm”. Đồng thời khơng ngừng học tập, nâng cao trình
độ văn hóa, bản lĩnh chính trị, thể hiện và phát huy vai trị của mình trong Ban Chủ nhiệm khu
phố (ấp) văn hóa, góp phần xây dựng và giữ vững danh hiệu khu phố, ấp văn hóa.


CHI ĐỒN VỚI VIỆC THAM GIA THỰC HIỆN ĐỀ ÁN TRẬT TỰ VĂN MINH ĐÔ THỊ


I. NỘI DUNG THỰC HIỆN ĐỀ ÁN TRẬT TỰ VĂN MINH ĐƠ THỊ CỦA CHI ĐỒN KHU PHỐ (ẤP)


Đối với chi đoàn khu phố, chi đoàn ấp, thực hiện trật tự văn minh đô thị là một trong những hoạt
động góp phần cùng chính quyền địa phương thực hiện cuộc vận động “Toàn dân đoàn kết xây
dựng đời sống văn hóa ở khu dân cư”.


Những nội dung liên quan đến việc thực hiện đề án trật tự văn minh đô thị gồm:


- Đảm bảo trật tự lề đường, cổng trường, cổng chợ, khu chế xuất, khu công nghiệp, các cơng ty,
xí nghiệp, nhà máy…


</div>
<span class='text_page_counter'>(8)</span><div class='page_container' data-page=8>

- Phòng chống đua xe trái phép, vận động nhân dân đi xe cơng cộng.
- Xố bỏ quảng cáo ngồi trời trái phép.


- Chống ngập, úng, lấn chiếm sông rạch, lề đường, vỉa hè.


Căn cứ vào tình hình thực tế trên địa bàn khu phố, ấp Ban chấp hành chi đoàn lựa chọn đưa
những nội dung cần thực hiện vào chương trình hoạt động của chi đồn.


II. GIẢI PHÁP THỰC HIỆN ĐỀ ÁN TRẬT TỰ VĂN MINH ĐÔ THỊ CỦA CHI ĐOÀN KHU PHỐ (ẤP):
1. Đảm bảo trật tự lề đường, cổng trường, cổng chợ, khu chế xuất, khu công nghiệp, các cơng ty,
xí nghiệp, nhà máy:


- Ban Chấp hành chi đoàn tổ chức tuyên truyền vận động đoàn viên thanh niên, hội viên, thiếu
niên, nhi đồng nâng cao ý thức tự giác chấp hành Luật giao thông đường bộ, chỉ thị 36/CP, giữ gìn
trật tự mỹ quan đơ thị.


- Vận động đồn viên, hội viên tham gia đội hình thanh niên tình nguyện vì trật tự an tồn giao
thơng; giữ gìn cổng trường sạch đẹp, an toàn; bảo đảm trật tự lề đường, cổng chợ, khu chế xuất,
khu cơng nghiệp … do Đồn phường, xã tổ chức.


- Tổ chức cho đoàn viên thanh niên tham gia tìm hiểu luật và tun truyền pháp luật, tích cực


tham gia các cuộc thi tìm hiểu luật giao thơng đường bộ do Đồn phường, xã tổ chức.


2. Thực hiện cơng tác đảm bảo giao thơng:


- Vận động đồn viên thanh niên và quần chúng nhân dân cùng chính quyền địa phương bê tơng
hóa các con đường, hẻm nhỏ.


- Theo dõi, kiểm tra phát hiện những đoạn đường bị hư hỏng, ổ gà… Chi Đoàn đề xuất chi bộ, Ban
điều hành khu phố tổ chức ra quân cùng tổ dân phố, khu phố sửa chữa, dặm vá đảm bảo mặt
đường sạch sẽ, khơng có xà bần, khơng có vật chướng ngại cản trở giao thơng.


- Báo cáo với Chi bộ Ban điều hành khu phố kịp thời thay thế những bóng đèn bị hư hỏng, lắp đặt
mới ở những trọng điểm đảm bảo chiếu sáng.


3. Thực hiện cơng tác phịng chống đua xe trái phép và vận động nhân dân đi xe công cộng:
- Thường xuyên vận động, giáo dục đoàn viên, hội viên thực hiện an tồn giao thơng, khơng tụ
tập đua xe trái phép, không cổ vũ, hưởng ứng đua xe. Vận động các gia đình khơng cho con em đi
xe gắn máy phân khối lớn.


- Phối hợp cùng cảnh sát khu vực vận động những thanh thiếu niên có biểu hiện tham gia đua xe
làm cam kết không tham gia đua xe. Đối với những thanh thiếu niên cố tình tham gia đua xe hoặc
cổ vũ đua xe lập danh sách báo cáo với cảnh sát khu vực để có biện pháp răn đe, xử lý.


- Vận động mọi người thực hiện an tồn giao thơng, đội mũ bảo hiểm khi đi xe gắn máy, tham gia
giao thông công cộng nhằm giảm bớt tình trạng giao thơng q tải hiện tại.


</div>
<span class='text_page_counter'>(9)</span><div class='page_container' data-page=9>

- Ban chấp hành chi đoàn, đoàn viên thanh niên lưu ý phát hiện những bảng quảng cáo, băng rôn,
biểu mẫu …sai quy định báo cáo chi bộ, tham mưu và xin ý kiến xử lý.


- Nhắc nhở hộ dân không phơi quần áo trên hành lang, hàng rào, không đổ xà bần, rác, thả súc


vật ra đường …


- Phối hợp với cảnh sát khu vực, dân quân tự vệ vận động xóa bỏ những nhà tạm, lều, bạt tạm
trên trên lề đường làm mất mỹ quan, vệ sinh đường phố. Kiên quyết tháo dỡ nếu vi phạm nhiều
lần.


5. Đối với những khu phố, ấp thường xuyên xảy ra ngập úng vào mùa mưa:


- Ban chấp hành chi đoàn báo cáo với Chi bộ, phản ánh lên Đảng bộ, Ủy ban Nhân dân phường để
có kế hoạch giải quyết, khắc phục. Ban chấp hành chi đoàn khu phố, ấp chủ động tổ chức cho
đoàn viên thanh niên ra quân khai thông cống rãnh, gia cố bờ bao bảo đảm an toàn trước khi mùa
mưa đến.


- Phối hợp cùng cảnh sát khu vực, các thành viên của Ban Mặt trận khu phố tuyên truyền vận
động những hộ dân không lấn chiếm sông rạch, vỉa hè, gầm cầu, cống làm nhà ở, không xả rác ra
sơng rạch làm cản trở dịng chảy, gây ngập úng, ô nhiễm môi trường.


- Đối với chi đoàn ấp tổ chức cho đoàn viên thanh niên phát hoang cỏ dại ven đường, trồng cây
xanh, bảo vệ đường cấp phối sỏi đỏ, khai thơng cống rãnh đảm bảo thơng thốt nước.


- Vận động đồn viên thanh niên, gia đình và nhân dân trong khu phố, ấp thực hiện nghiêm chỉnh
những quyết định của Nhà nước và địa phương về việc di dời, đền bù, giải toả và tái định cư…
Hướng dẫn nhân dân làm những thủ tục theo quy trình khiếu nại, khiếu kiện. Khơng nghe lời kẻ
xấu kích động, khơng tham gia khiếu kiện tập thể làm mất an ninh chính trị và trật tự xã hội.
Với những giải pháp trên, Ban chấp hành chi đoàn khu phố (ấp) cần nghiên cứu xây dựng những
công trình thanh niên gắn với phong trào “An tồn – Sạch đẹp – Văn minh – Nghĩa tình”, gắn với
nhiệm vụ mục tiêu xã hội của địa phương và phân cơng đồn viên thanh niên tham gia thực hiện.
CHI ĐỒN VỚI CƠNG TÁC ĐỀN ƠN ĐÁP NGHĨA


I. CƠNG TÁC ĐỀN ƠN ĐÁP NGHĨA CỦA ĐOÀN



Đây là hoạt động mang ý nghĩa giáo dục đối với đoàn viên, thanh niên thành phố. Thơng qua hoạt
động, giáo dục đồn viên, thanh niên về truyền thống đấu tranh bất khuất của dân tộc Việt Nam,
tinh thần tương trợ, chia xẻ, lòng biết ơn với các gia đình có cơng cách mạng.


Cơng tác đền ơn đáp nghĩa được thực hiện xuyên suốt trong năm và là một trong những nội dung
trong cơng tác giáo dục của chi đồn.


II. NỘI DUNG CƠNG TÁC ĐỀN ƠN ĐÁP NGHĨA:
Chi đoàn tập trung vào các nội dung sau:


1. Chăm sóc phụng dưỡng mẹ Việt Nam anh hùng, mẹ liệt sĩ neo đơn:


</div>
<span class='text_page_counter'>(10)</span><div class='page_container' data-page=10>

2. Chăm lo cho con thương binh nặng, con gia đình liệt sĩ gặp khó khăn


Chi đồn tổ chức thăm hỏi, động viên con thương binh nặng, con liệt sĩ có hồn cảnh khó khăn.
Vận động đồn viên, thanh niên đóng góp tặng tập, sách, dụng cụ học tập; quần, áo, cặp..., đồng
thời vận động học bổng hỗ trợ cho các em.


3. Thăm viếng, chăm lo cho con em gia đình có cơng cách mạng có hồn cảnh khó khăn


4. Tổ chức cho đoàn viên, thanh niên viếng nghĩa trang liệt sĩ, bia ghi ơn và tham gia tích cực các
phong trào đền ơn đáp nghĩa tại địa phương.


III. LƯU Ý KHI TỔ CHỨC CÔNG TÁC ĐỀN ƠN ĐÁP NGHĨA:


Đây là một hoạt động mang ý nghĩa giáo dục, chi đoàn phải tổ chức thường xuyên, đồng thời
trong quá trình tổ chức phải chuẩn bị chu đáo, nghiêm túc, quán triệt kỹ trong đoàn viên, thanh
niên khi tham gia các hoạt động.



CHI ĐỒN THỰC HIỆN CHƯƠNG TRÌNH VÌ ĐÀN EM


I. TRÁCH NHIỆM CỦA CHI ĐỒN TRONG CƠNG TÁC THỰC HIỆN:


Điều lệ Đoàn xác định “Đoàn Thanh niên cộng sản Hồ Chí Minh phụ trách Đội thiếu niên tiền
phong Hồ Chí Minh”. Đây là nhiệm vụ mà Đảng giao cho tổ chức Đoàn Thanh niên để đảm bảo
quá trình phát triển liên tục từ lứa tuổi thiếu nhi cho đến khi trưởng thành theo mục đích lý tưởng
của Đảng. Công tác chăm lo cho thiếu nhi cũng chính là cơng tác chuẩn bị nguồn phát triển của tổ
chức Đồn.


II. NỘI DUNG CƠNG TÁC:


Để làm tốt cơng tác thiếu nhi, chi đồn cần phải xác định rõ đối tượng thiếu nhi sẽ được tác động,
nắm bắt được đặc điểm tâm lý lứa tuổi, những nhu cầu của các em để từ đó tổ chức các hoạt
động cho phù hợp.


a. Giáo dục truyền thống, giáo dục đạo đức, lối sống cho thiếu nhi. Giúp các em rèn luyện những
đức tính tốt, từng bước hồn thiện nhân cách của mình.


b. Xây dựng chi đội Thiếu niên Tiền phong Hồ Chí Minh của khu phố (ấp) vững mạnh.


c. Tổ chức các hoạt động phong trào, vui chơi giải trí phù hợp với đặc điểm tâm lý của các em.
d. Phối hợp với các đơn vị có liên quan, vận động các nguồn lực xã hội chăm lo cho thiếu nhi. Đặc
biệt là các em có hồn cảnh đặc biệt khó khăn và trẻ em lang thang đường phố.


III. NHIỆM VỤ CỤ THỂ:


Chi đoàn khu phố (ấp) tập trung thực hiện các công việc sau:


- Khảo sát nắm tình hình thiếu nhi trên địa bàn khu phố (ấp), trong đó nắm kỹ số trẻ em nghèo,


khuyết tật, số trẻ thất, bỏ học, số trẻ em có hồn cảnh đặc biệt khó khăn để từ đó tổ chức các
hoạt động chăm lo; tổ chức các hoạt động vui chơi giải trí phong phú, đa dạng phù hợp với
nguyện vọng sở thích của các em thiếu nhi ngay tại địa bàn.


</div>
<span class='text_page_counter'>(11)</span><div class='page_container' data-page=11>

- Phối hợp cùng gia đình và các ban ngành đồn thể giáo dục, cảm hóa các em thiếu nhi chưa
ngoan. Phát hiện và mạnh dạn lên tiếng với xã hội nhằm bảo vệ trẻ em trước những hành vi vi
phạm nhân phẩm của trẻ em.


- Phối hợp cùng với các ban ngành đoàn thể và các tổ chức xã hội quan tâm đến đối tượng là trẻ
em nghèo, khuyết tật, lang thang, cơ nhỡ để chăm lo cho các em một cách thiết thực.


- Phân cơng đồn viên phụ trách chi đội Thiếu niên Tiền phong tại khu phố (ấp); phụ trách trẻ
chưa ngoan. Vận động thanh thiếu niên trên địa bàn khu phố tham gia phụ trách thiếu nhi. Thành
lập chi đội phụ trách.


CHI ĐOÀN VỚI VIỆC THỰC HIỆN NGÀY CHỦ NHẬT XANH


Tại Thành phố Hồ Chí Minh cũng như các thành phố khác như Đà Nẵng, Hải Phòng,... Ngày chủ
nhật xanh được Ủy ban nhân dân thành phố chọn là ngày vận động nhân dân thành phố tham gia
vệ sinh môi trường và giải quyết các điểm rác tồn động, khai thông cống, rãnh, bỏ rác vào thùng,
đúng nơi quy định, dọn dẹp đường phố… và trồng cây xanh tạo mảng xanh cho thành phố...
Do đó, việc thực hiện ngày chủ nhật xanh là một trong những nội dung mà Thành Đoàn thành
phố Hồ Chí Minh chỉ đạo các cấp bộ Đoàn thực hiện nhằm đẩy mạnh cuộc vận động xây dựng khu
phố (ấp) “An toàn – sạch đẹp – văn minh – nghĩa tình”. Ngày chủ nhật xanh khơng chỉ tổ chức ở
cấp phường, xã; quận, huyện, thành phố thực hiện mà chủ yếu là cấp Chi đoàn khu phố và Chi
đoàn ấp chủ động phối hợp với các đoàn thể cùng thực hiện.


I. YÊU CẦU ĐỐI VỚI CHI ĐOÀN KHU PHỐ (ẤP) KHI TỔ CHỨC NGÀY CHỦ NHẬT XANH:


- Biết và hiểu rõ mục đích của ngày chủ nhật xanh, các quy định về công tác vệ sinh môi trường,


nghị quyết của chi bộ khu phố, ấp để tuyên truyền vận động quần chúng nhân dân tham gia.
- Nắm vững tình hình vệ sinh, mơi trường của khu phố (ấp)


- Có sự phối hợp với các ban ngành đoàn thể ở khu phố (ấp).


- Ngày chủ nhật xanh phải gắn kết với cuộc vận động “Toàn dân đoàn kết xây dựng cuộc sống
mới ở khu dân cư” và cuộc vận động xây dựng khu phố “An toàn – sạch đẹp – văn minh – nghĩa
tình”.


II. NỘI DUNG VÀ BIỆN PHÁP THỰC HIỆN NGÀY CHỦ NHẬT XANH CỦA CHI ĐOÀN KHU PHỐ (ẤP)
1. Về nội dung


Nội dung mà chi đoàn chọn phải đem lại hiệu quả thiết thực cho khu phố, ấp, được quần chúng
nhân dân ủng hộ, tác động đến ý thức của người dân trong việc giữ gìn vệ sinh mơi trường. Tập
trung vào các nội dung hoạt động sau:


- Vận động nhân dân trồng cây xanh (cây tán to hoặc cây kiểng, tùy theo điều kiện của khu phố).
- Vận động mỗi hộ dân có thùng đựng rác và bỏ rác vào đúng nơi quy định, quét dọn nơi ở, san
lấp các vũng nước, phát hoang bụi rậm xung quanh nhà.


</div>
<span class='text_page_counter'>(12)</span><div class='page_container' data-page=12>

Tuy nhiên, chi đồn có thể căn cứ vào tình hình của khu phố, sự chỉ đạo của Đoàn phường và cấp
ủy chi bộ khu phố, ấp để chọn nội dung cho phù hợp.


2. Biện pháp thực hiện:


Khi thực hiện ngày chủ nhật xanh, Chi đồn cần có sự phân cơng và kế hoạch phối hợp cụ thể với
các ban ngành đoàn thể để hồn hành cơng việc, biện pháp thực hiện gồm có những bước sau:
a. Khảo sát tình hình khu phố, ấp và xác định công việc và địa điểm cần thực hiện trong ngày chủ
nhật xanh. Từ đó xác định công việc cần làm, khả năng thực hiện, các giải pháp, công tác cần
phối hợp và xây dựng kế hoạch thực hiện



b. Xây dựng kế hoạch thực hiện ngày chủ nhật xanh, để xác định mục đích, yêu cầu, biện pháp,
công tác phối hợp, thời gian thực hiện. Khi xây dựng kế hoạch chi đoàn cần xin ý kiến của cấp ủy
chi bộ để Cấp ủy chỉ đạo ban ngành đoàn thể phối hợp vận động nhân dân cùng tham gia.


c. Phổ biến cho nhân dân tại địa điểm thực hiện ngày chủ nhật xanh: nhằm vận động, thông báo
cho nhân dân biết và cùng tham gia trong ngày chủ nhật xanh. Trong công việc này cần phối với
Ban điều hành khu phố (ấp) và tổ dân phố, tổ nhân dân.


d. Thực hiện ngày chủ nhật xanh


Khi tiến hành Ngày chủ nhật xanh, chi đoàn là người chủ động trong việc phối hợp với các Ban
ngành đoàn thể ở khu phố, ấp chuẩn bị các dụng cụ để thực hiện. Trong ngày thực hiện cần xác
định được chi đồn làm gì? Ban ngành đồn thể, tổ dân phố làm gì? Nhân dân làm gì? Cơng tác
chỉ đạo của cấp ủy chi bộ.


e. Ký kết liên tịch cam kết giữ gìn vệ sinh trong khu phố giữa chi đoàn và tổ dân phố, để theo dõi
và vận động nhân dân bảo vệ môi trường sạch và đẹp. Việc ký kết nên tổ chức trang trọng và có
cấp ủy khu phố, ban ngành đoàn thể, Ban điều hành tổ dân phố, đoàn viên thanh niên trong chi
đoàn và nhân dân ở tổ dân phố nơi thực hiện ngày chủ nhật xanh cùng dự.


THỰC HIỆN CƠNG TRÌNH THANH NIÊN Ở CHI ĐỒN KHU PHỐ (CHI ĐỒN ẤP)
I. KHÁI NIỆM CƠNG TRÌNH THANH NIÊN:


Cơng trình thanh niên là một phương thức hoạt động do Đồn Thanh niên tổ chức nhằm tạo mơi
trường để đoàn viên thanh niên tham gia thực hiện những việc thiết thực góp phần vào việc cùng
địa phương, đơn vị hồn thành nhiệm vụ chính trị. Qua đó góp phần nâng cao trình độ chun
mơn nghiệp vụ của đồn viên thanh niên, khẳng định tính xung kích của Đồn. Cơng trình thanh
niên phải tạo ra những sản phẩm cụ thể và được xã hội thừa nhận.



Hiệu quả cần đạt khi thực hiện cơng trình thanh niên:


- Được việc: thể hiện vai trị xung kích của lực lượng trẻ tại địa phương, đơn vị trong việc góp
phần giải quyết những việc thiết thực với năng suất, chất lượng hiệu quả cao.


</div>
<span class='text_page_counter'>(13)</span><div class='page_container' data-page=13>

- Được tổ chức: tập hợp đơng đảo đồn viên thanh niên cùng tham gia các hoạt động tập trung
của Đoàn, phát triển và bồi dưỡng nhân tố mới bổ sung lực lượng. Thơng qua cơng trình thanh
niên rèn luyện khả năng tổ chức và quản lý thực tiễn cho cán bộ Đồn góp phần củng cố, xây
dựng tổ chức Đồn vững mạnh, đồng thời thể hiện rõ vai trị xung kích, nâng cao uy tín của tổ
chức Đồn trong thanh niên và trong xã hội.


- Được kinh phí: tạo thêm nguồn kinh phí để tổ chức các hoạt động của Đồn tại địa phương, đơn
vị.


II. QUY TRÌNH THỰC HIỆN CƠNG TRÌNH THANH NIÊN:
Có 4 bước cơ bản sau:


- Nghiên cứu chọn cơng trình và xây dựng kế hoạch thực hiện.


- Ký kết hợp đồng trách nhiệm phối hợp và chuẩn bị điều kiện đảm bảo và đăng ký thực hiện.
- Tổ chức thực hiện:


- Nghiệm thu, bàn giao và tổng kết cơng trình


Bước 1: Nghiên cứu chọn cơng trình thanh niên ở khu phố, ấp và xây dựng kế hoạch thực hiện
Việc lựa chọn cơng trình và xây dựng kế hoạch thực hiện có ý nghĩa rất quan trọng trong q trình
thực hiện cơng trình thanh niên. Nếu chọn cơng trình với mục tiêu q lớn thì sẽ khó thực hiện
dẫn đến tình trạng chán nản, đồn viên thanh niên khơng có động lực để tiếp tục tham gia thực
hiện.



Chi đồn căn cứ vào tình hình, nhiệm vụ chính trị của khu phố, ấp để xác định cơng trình. Bàn bạc
thảo luận ước lượng hiệu quả đạt được khi thực hiện cơng trình, khả năng thực hiện, những việc
cần hỗ trợ từ phía chính quyền, các đoàn thể, cấp ủy. Chú ý chọn những cơng trình vừa sức với
tập thể đồn viên, hội viên của khu phố (ấp). Cơng trình được chọn phải mang lại hiệu quả cụ thể
góp phần hồn thành nhiệm vụ chính trị của khu phố (ấp). Trong giai đoạn hiện nay các chi đồn
nên chọn những cơng trình thanh niên gắn liền với cuộc vận động “Tồn dân đồn kết xây dựng
đời sống văn hóa ở khu dân cư”, các tiêu chí xây dựng khu dân cư xuất sắc, khu dân cư văn hóa.
Ví dụ như: cơng trình trồng cây xanh, cơng trình khu phố sạch - đẹp, xây dựng tủ sách cho thiếu
nhi,...


Sau đó trao đổi với chi ủy, với Ban điều hành khu phố (ban nhân dân ấp) về cơng trình mà Đoàn
Thanh niên sẽ thực hiện, đặt ra những vấn đề cần được hỗ trợ nếu thực hiện cơng trình. Bàn bạc
thảo luận thống nhất với các lực lượng tham gia.


Khảo sát, xây dựng kế hoạch thực hiện, trong đó phải xác định được: mục tiêu – yêu cầu, biện
pháp thực hiện, điều kiện đảm bảo, tiến độ, cơ cấu tổ chức và lực lượng tham gia, dự tốn kinh
phí nếu có.


Hồn thành kế hoạch, thơng qua lãnh đạo và ban hành chính thức


Bước 2: Ký kết hợp đồng trách nhiệm, chuẩn bị điều kiện đảm bảo và đăng ký thực hiện:
Thỏa thuận với các bộ phận có liên quan về các nội dung phối hợp và trách nhiệm của mỗi bên
(nội dung, tiến độ, người chịu trách nhiệm).


</div>
<span class='text_page_counter'>(14)</span><div class='page_container' data-page=14>

Trách nhiệm của lãnh đạo đơn vị:


- Tác động với các ban ngành đoàn thể tại khu phố, ấp cung cấp đầy đủ, kịp thời các điều kiện để
thực hiện.


- Có quy định về chế độ khen thưởng động viên: cụ thể tiêu chuẩn.


Trách nhiệm của Đoàn Thanh niên:


- Tổ chức tuyên truyền, phát động nhằm phát huy tinh thần xung kích, sáng tạo, phấn đấu hồn
thành tốt mục tiêu của cơng trình.


- Thực hiện chức năng kiểm tra đôn đốc và kịp thời đề xuất tham mưu các giải pháp tháo gỡ khó
khăn (nếu có).


- Đề xuất khen thưởng.


- Tùy theo quy mơ cơng trình có thể tổ chức lễ ký kết.


- Thành lập ban chủ nhiệm và phân công chủ nhiệm cơng trình. Chủ nhiệm cơng trình: cử cá nhân
có năng lực trong đội ngũ cán bộ Đoàn ở chi đồn trực tiếp chịu trách nhiệm trước chính quyền và
Ban chấp hành Đồn cơ sở về cơng tác điều hành tổ chức thực hiện cơng trình.


- Chuẩn bị các điều kiện đảm bảo: vật tư, vốn, phương tiện, thiết bị,… cơ chế thực hiện (nếu có).
- Đăng ký thực hiện cơng trình: tiến hành thủ tục đăng ký thực hiện cơng trình thanh niên với
Đồn cấp trên trực tiếp, có đầy đủ các văn bản: giấy đăng ký, kế hoạch tổ chức thực hiện, quyết
định phân công phân nhiệm, đề nghị hỗ trợ,...


Bước 3: Tổ chức thực hiện cơng trình:
Phân cơng thực hiện.


Theo dõi, nắm chắc tình hình tiến độ kết quả thực hiện, khả năng các điều kiện đảm bảo, có chế
độ thơng tin báo cáo định kỳ, kịp thời đề xuất tháo gỡ những khó khăn.


Lắng nghe ý kiến đóng góp để nâng cao chất lượng cơng trình.
Bước 4: Tổ chức nghiệm thu, tổng kết và bàn giao cơng trình.



- Tổ chức nghiệm thu cơng trình: sau khi cơng trình hồn thành phải thực hiện ngay công tác
nghiệm thu.


Báo cáo trực tiếp với lãnh đạo địa phương và các bộ phận có liên quan về kết quả của cơng trình.
Đề nghị được kiểm tra xác nhận bằng văn bản kết quả về mặt chất lượng, tiến độ và các tiêu chí
khác mà mục tiêu đặt ra.


Tổ chức phân phối nguồn lợi có được từ thực hiện cơng trình sao cho cơng bằng và đảm bảo tinh
thần chỉ đạo chung, công khai các khoản thu chi tài chính.


Tổ chức họp rút kinh nghiệm về công tác điều hành, tổ chức thực hiện cơng trình và xây dựng báo
cáo mặt được, chưa được, nguyên nhân và bài học kinh nghiệm.


</div>
<span class='text_page_counter'>(15)</span><div class='page_container' data-page=15>

- Tổ chức tổng kết khen thưởng và bàn giao công trình (nếu có).
III. NHỮNG VẤN ĐỀ CẦN LƯU Ý:


- Về thời gian thực hiện cơng trình: tùy theo nội dung cơng trình mà xác định thời gian. Có thể
ngắn hạn hay dài hạn.


- Cơng trình thanh niên có 2 đặc trưng cơ bản sau: góp phần hồn thành nhiệm vụ chính trị của
địa phương, đơn vị và góp phần nâng cao tay nghề chuyên môn nghiệp vụ cho đoàn viên thanh
niên.


</div>

<!--links-->

Tài liệu bạn tìm kiếm đã sẵn sàng tải về

Tải bản đầy đủ ngay
×