Tải bản đầy đủ (.docx) (16 trang)

Tiểu luận Phân tích đặc trưng của khí hậu Việt Nam Học viện nông nghiệp Việt Nam

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (102.26 KB, 16 trang )

ĐỊA LÝ KINH TẾ - HỌC VIỆN NÔNG NGHIỆP VIỆT NAM

HỌC VIỆN NÔNG NGHIỆP VIỆT NAM
KHOA KINH TẾ & PTNT

BÁO CÁO BÀI TẬP NHĨM
Chủ đề:
“ Phân tích đặc trưng của khí hậu Việt Nam?
So sánh khí hậu Việt Nam với khí hậu các nước khác khơng thuộc vùng khí hậu
nhiệt đới?”

Gv hướng dẫn: N.T.N THƯƠNG
Lớp: K65 KTTCA
Nhóm: 02


ĐỊA LÝ KINH TẾ - HỌC VIỆN NÔNG NGHIỆP VIỆT NAM

MỤC LỤC
Phần 1: Đặt vấn đề

Phần 2: Nội dung
I. Phân tích đặc trưng của khí hậu Việt Nam
1. Khái quát về khí hậu Việt Nam
2. Phân tích đặc trưng của khi hậu Việt Nam

II. So sánh khí hậu Việt Nam với khí hậu các nước khác khơng thuộc vùng khí
hậu nhiệt đới
1. Khí hậu Ơn đới ở Anh
2. Khí hậu Hàn đới ở Arkhangelsk
Phần 3: Kết luận



Chủ đề: Phân tích đặc trưng của khí hậu Việt Nam? So sánh khí hậu Việt
Nam với khí hậu các nước khác khơng thuộc khí hậu nhiệt đới
Phần 1 Đặt vấn đề


ĐỊA LÝ KINH TẾ - HỌC VIỆN NÔNG NGHIỆP VIỆT NAM

Khí hậu là tài nguyên thiên nhiên quan trọng và quyết định các tài nguyên khác.
Để sử dụng hợp lý nguồn tài ngun khí hậu Việt Nam địi hỏi chúng ta phải am
hiểu tường tận cơ chế, vị trí địa lý đặc biệt là những đặc điểm đặc sắc của khí hậu
nước ta. Khí hậu có ý nghĩa quyết định nhiều mặt trong đời sống và hoạt động sản
xuất, là điều kiện tiên quyết cho sự tồn tại và phát triển của thế giới sinh vật, là
nguồn năng lượng đầu tiên của mọi q trình tự nhiên. Khí hậu ảnh hưởng đến sản
xuất và năng suất sinh vật, tới các đặc điểm tự nhiên và nhân văn. Từ xưa đến nay,
nói đến sự giàu đẹp của một đất nước, các học giả đã khơng qn nhắc tới khí hậu,
tới sự ưu đãi mà thiên nhiên đã dành cho con người, đó là nguồn tài ngun vơ
cùng q giá.
Việt Nam – tổ quốc của chúng ta bốn mùa cây lá xanh tươi, đồng ruộng phì
nhiêu, mùa màng, sản vật đa dạng và phong phú. Nhân dân Việt Nam cần cù, bền
bỉ với 4000 năm lịch sử đã làm nên nền văn hóa đặc sắc và tập quán, tục lệ sinh
động.
Thiên nhiên, cảnh vật và con người Việt Nam là kết quả của một mơi trường khí
hậu, tự nhiên riêng của Việt Nam. Khơng phải ngẫu nhiên, khí hậu Việt Nam đã
thu hút sự quan tâm của nhiều nhà nghiên cứu khí hậu thế giới. Trong các sơ đồ
phân loại khí hậu trái đất, khí hậu Việt Nam thường được tách riêng thành một
ngoại lệ. Nhiều vấn đề liên quan đến cơ chế khí hậu Việt Nam đến nay vẫn đang
cịn phải bàn cãi. Nhà khí hậu học người Pháp là P. Pedelaborde (1958) đã từng
nghiên cứu về cơ chế khí hậu vùng Đơng Nam Á nhiều năm trước đây nói về khí
hậu Việt Nam như là một trường hợp đặc sắc, dị thường của khí hậu nhiệt đới.

Theo Ơng, khơng ở đâu như ở đây, trên một vùng vĩ tuyến ngang nhau, chỉ có khí
hậu Việt Nam có một mùa Đơng lạnh khác thường như thế.
Rõ ràng là vị trí đặc biệt về địa lý đã đóng một vai trị vơ cùng quan trọng trong
điều kiện hình thành đặc trưng khí hậu đa dạng và thất thường của Việt Nam.


ĐỊA LÝ KINH TẾ - HỌC VIỆN NÔNG NGHIỆP VIỆT NAM

Phần 2 - Nội dung
I. Phân tích đặc trưng của khí hậu Việt Nam
1. Khái quát về đặc trưng khí hậu Việt Nam


ĐỊA LÝ KINH TẾ - HỌC VIỆN NÔNG NGHIỆP VIỆT NAM

Với vị trí địa lý được xác định bởi hệ tọa độ, Việt Nam nằm hoàn toàn
trong vành đai nhiệt đới Bắc bán cầu. Mặt khác, đất nước ta từ Bắc vào Nam trải
dài trên 15 vĩ độ, một phần tiếp giáp với đại lục (phía tây bắc) và một phần tiếp
giáp với đại dương (phía đơng nam), trong năm chịu ảnh hưởng của hai mùa gió
chính: gió mùa Đơng Bắc về mùa khơ và gió mùa Tây Nam về mùa mưa. Thường
xun chịu tác động của gió mùa Đơng Nam Á (chỉ đối lập về hướng gió); về mùa
đơng: có nguồn gốc từ áp cao Tây Thái Bình Dương, khối khí nhiệt đới biển, khá
ổn định; cịn về mùa hè: có nguồn gốc từ Nam Thái Bình Dương, khối khí nhiệt
đới biển, khơng ổn định do ảnh hưởng của các nhiễu động nhiệt đới . Do đặc điểm
đó, nên khí hậu Việt Nam mang đầy đủ đặc trưng của khí hậu nhiệt đới gió mùa,
có pha trộn ít nhiều tính chất khí hậu cận nhiệt đới và có sự phân hóa theo khơng
gian và thời gian. Đặc trưng của khí hậu nhiệt đới của nước ta thể hiện: nắng lắm,
mưa nhiều, nhiệt độ cao và độ ẩm lớn. Một số vùng (VD: Sa Pa, Mẫu Sơn, Đà
Lạt...) mang đặc trưng của khí hậu ơn đới: khơ và lạnh. Như vậy, ta có thể thấy khí
hậu Việt Nam rẩt đa dạng và lạ thường.

2. Phân tích các đặc trưng khí hậu ở Việt Nam
2.1. Đặc trưng vùng khí hậu nhiệt đới ẩm gió mùa
a. Nắng và bức xạ
Chế độ nắng và bức xạ ở nước ta rất phong phú. Do vị trí địa lý, về cơ bản
nước ta nhận được nhiều năng lượng bức xạ mặt trời, quy định tính nhiệt đới của
khí hậu. Ở miền Bắc, tổng lượng năm của bức xạ khoảng 95-100 kcal/cm2 /năm,
ở miền Nam trị số này tăng lên tới 130 Kcal/cm2 /năm. Trong điều kiện quang
mây, cường độ bức xạ tổng cộng phụ thuộc vào độ cao mặt trời khá rõ. Về mùa
đông, chênh lệch về độ cao mặt trời và độ dài ban ngày ở các vùng vĩ độ khác
nhau có thể đạt tới mức đáng kể. Ngược lại, mùa hè, sự chênh lệch này thể hiện
không rõ nên bức xạ tổng cộng nhận được cũng khá đồng nhất. Xét chung toàn
năm, bức xạ tổng cộng tăng dần từ Bắc vào Nam. Tuy nhiên, sự phân bố bức xạ


ĐỊA LÝ KINH TẾ - HỌC VIỆN NÔNG NGHIỆP VIỆT NAM

tổng cộng tuân theo quy luật hoạt động của gió mùa. Vào các tháng I-II, bức xạ
tổng cộng nhỏ nhất trên toàn miền Bắc với các trị số dao động khoảng 7-8
Kcal/cm2 /tháng, chiếm 4 - 5% tổng lượng toàn năm. Bức xạ tổng cộng nhỏ nhất
ở khu vực Vinh, Hà Tĩnh là nơi thường có nhiều mây do ảnh hưởng của front lạnh
dừng trên Trường Sơn Bắc. Ở Tây Bắc và miền Nam, thời kỳ này trời thường
quang mây nên bức xạ tổng cộng vượt quá 10 Kcal/cm2 /tháng. Bước sang tháng
III-IV bức xạ tổng cộng bắt đầu tăng. Sự tăng diễn ra một cách khá đột ngột ở
vùng Tây Bắc (vượt trên 10 Kcal/cm2 /tháng ngay từ tháng III). Hầu khắp các tỉnh
phía Bắc (trừ vùng Ðơng Bắc), tổng lượng bức xạ tháng IV đều vượt 10 Kcal/cm2
/tháng, còn ở miền Nam đạt từ 14,5 - 16,0 Kcal/cm2 /tháng.
Từ tháng V đến tháng IX, miền Bắc là thời kỳ bức xạ tổng cộng đạt tới trị
số lớn nhất; cực đại là tháng VII, đạt 16 -17 Kcal/cm2/tháng. Vùng Nghệ An –
Quảng Bình nhận lượng bức xạ tổng cộng rất lớn vì đây là nơi chịu ảnh hưởng
mạnh của gió mùa Tây Nam. Ngược lại, ở các tỉnh phía Nam bức xạ tổng cộng

thời gian này giảm và đạt tới giá trị cực tiểu vào tháng VII, vì trong mùa mưa
lượng mây trên bầu trời thường cao. Tổng lượng bức xạ giảm đi từ tháng X trên
toàn miền Bắc và tăng lên ở miền Nam.
Về số giờ nắng, ta có thể nhận thấy sự phù hợp khá chặt chẽ giữa bức xạ
tổng cộng và số giờ nắng trong một tháng. Vùng Tây Bắc, quanh năm đều đạt 130
giờ nắng mỗi tháng. Tháng nhiều nắng nhất là tháng IV (Sơn La đạt 200 giờ). Ở
Bắc bộ và Bắc khu 4, trung bình số giờ nắng đạt từ 45 - 90 giờ/tháng. Thời gian ít
nắng nhất là tháng II, III, chỉ đạt dưới 50 giờ/tháng. Từ tháng V trở đi số giờ nắng
tăng lên, tháng VII đạt trị số cao nhất (trên 200 giờ/tháng). Vùng Trung Bộ (từ
Huế trở vào) quanh năm đều đạt trên 100 giờ/tháng. Từ tháng V đến tháng IX số
giờ nắng đạt trên 200 giờ/tháng. Tây Nguyên và Nam Bộ thời kỳ có số giờ nắng
trên 200 giờ phân bố từ tháng XI đến tháng V. Nhiều tháng đạt 250 - 300 giờ
nắng/tháng. Từ tháng V đến tháng IX số giờ nắng giảm song cũng đạt tới từ 180-


ĐỊA LÝ KINH TẾ - HỌC VIỆN NÔNG NGHIỆP VIỆT NAM

200 giờ/tháng. Nhìn chung có thể chia thành 2 khu vực: Miền Bắc, từ Ðồng Hới
trở ra có tổng số giờ nắng hàng năm dưới 2.000 giờ, Miền Nam, từ Huế trở vào số
giờ nắng xấp xỉ 3.000 giờ/năm.
b. Lượng mưa
Tính quy luật phân bố thời gian và khơng gian của mưa ở nước ta mang
nhiều sắc thái độc đáo, không giống ở một nơi nào khác trên thế giới. Nguồn cung
cấp ẩm và những tác nhân gây mưa ở từng nơi, từng thời kỳ khác nhau rất xa mà
nguyên nhân sâu xa là hồn lưu và địa hình tạo nên các chế độ mưa địa phương
đặc sắc trong một nền chung.
Mùa mưa ở Việt Nam thường trùng với mùa gió mùa mùa hạ (từ tháng V
đến tháng X). Riêng dun hải Trung Bộ, do địa hình chắn gió của dãy Trường
Sơn, mùa mưa đến muộn và kết thúc muộn hơn Bắc Bộ và Nam Bộ. Mùa mưa ở
Bắc Bộ và Khu 4 bắt đầu từ tháng IV-V, kết thúc vào tháng X; vùng Tây Bắc, Việt

Bắc mùa mưa kết thúc giữa tháng IX;.vùng ven biển Trung Bộ mùa mưa kết thúc
cuối tháng XI, đầu tháng XII.
Tháng có lượng mưa lớn nhất cũng thay ñổi tuỳ vùng: ở Tây Bắc, Ðông
Bắc, Việt Bắc là các tháng VI, VII, VIII; ở Trung du, Ðồng bằng Bắc Bộ, Khu 4
và Tây Nguyên là các tháng VII, VIII, IX; vùng núi Thanh Hoá, Nghệ Tĩnh là
tháng IX, X, XI; Trung và Nam Trung Bộ là tháng X, XI, XII.
Về độ dài mùa mưa, phần lớn lãnh thổ Việt Nam có từ 100-150 ngày mưa.
Những vùng có số ngày mưa nhiều như vùng núi Bắc Bộ (Sa Pa, Hồng Liên Sơn,
Bắc Quang, Móng Cái ), vùng Bảo Lộc (Lâm ðồng) có trên 200 ngày mưa. Những
vùng có số ngày mưa ít là sơng Mã (Tây Bắc), Lạng Sơn, Cao Bằng, Ninh Thuận,
Gị Cơng, chỉ có từ 75-100 ngày mưa mỗi năm. Hầu hết các vùng có lượng mưa
phân bố khá đồng đều và tập trung trong mùa mưa. Về mùa đơng, lượng mưa
thường ít và số ngày mưa cũng ít, chủ yếu là mưa phùn. Mùa hạ, số ngày mưa mỗi


ĐỊA LÝ KINH TẾ - HỌC VIỆN NÔNG NGHIỆP VIỆT NAM

đợt có thể kéo dài từ 2-5 ngày, số trường hợp mưa liên tục 5-7 ngày chỉ chiếm
25% số trận mưa.
c. Nhiệt độ
Ảnh hưởng của bức xạ mặt trời tới sự phân hố nhiệt độ ở lãnh thổ nước ta
khơng thể hiện rõ bằng các nguyên nhân khác. Tác dụng của hồn lưu, của biển,
của địa hình đã góp phần vào sự hình thành chế độ nhiệt địa phương cũng như sự
phân hố các mùa khí hậu.
Các trị số chêng lệch nhiệt độ trung bình tháng ở miền Bắc dao động từ 9140C. Biến động lớn như vậy là trường hợp đặc biệt ở vùng nội chí tuyến. Ở Nam
Bộ dao động nhiệt độ các tháng chỉ 3-40C. Nói chung, chế độ nhiệt ở nước ta phân
hoá rõ rệt theo vĩ độ: từ Bắc vào Nam nhiệt độ tăng dần.
Nguyên nhân chủ yếu gây ra sự phân hoá này là gió mùa. Miền Bắc chịu
ảnh hưởng của gió mùa cực đới trong mùa đơng, tạo thành một giai đoạn khí hậu
lạnh khác biệt hẳn với những điều kiện bình thường của vùng nhiệt đới. Tháng I là

tháng có nhiệt độ thấp nhất trên lãnh thổ miền Bắc. . Vào các tháng mùa nóng, có
thể thấy nhiệt độ phân bố đồng đều hơn. Khu vực nóng nhất là giải đất ven biển
Trung Bộ. Tóm lại, phân bố nhiệt độ ở các vùng khác nhau qua các tháng trong
năm ở nước ta.
d. Độ ẩm
Ðộ ẩm tương đối ở miền Bắc biến động khá nhiều tuỳ thuộc vào từng mùa
và mỗi địa phương. Ở Bắc Bộ, thời kỳ khô hanh nhất tập trung vào các tháng XI,
XII,... trị số độ ẩm trung bình thời gian này khoảng 80%. Thời kỳ ẩm ướt nhất là
các tháng II, III, độ ẩm tương đối đạt tới 90%. Các tháng mùa nóng độ ẩm khơng
khí trung bình biến động xung quanh 85%.
Ở ven biển miền Trung, diễn biến của độ ẩm khá đặc sắc do ảnh hưởng của
gió fohn khơ nóng và mùa mưa, mùa đơng là mùa ẩm, trị số độ ẩm trung bình
khoảng 90%. Mùa hạ độ ẩm xuống rất thấp, đặc biệt, tháng VI, VII độ ẩm không


ĐỊA LÝ KINH TẾ - HỌC VIỆN NÔNG NGHIỆP VIỆT NAM

khí trung bình khoảng 75%, cực tiểu trong những ngày gió Lào có thể chỉ đạt
30%. Từ tháng IX trở đi độ ẩm khơng khí lại bắt đầu tăng lên.
Các tỉnh phía Nam, sự phân hóa 2 mùa khơ và ẩm thể hiện rõ rệt, Nam Bộ,
Tây Nguyên hàng năm có khoảng 5 tháng độ ẩm trung bình dưới 80%, đó là các
tháng mùa khơ từ tháng XII đến tháng IV. Ðối lập với mùa khô, mùa mưa 5-6
tháng độ ẩm vượt quá 85% kéo dài từ tháng V ñến tháng XI. Thời kỳ khơ nhất vào
tháng III có độ ẩm từ 72-75%. Thời kỳ ẩm nhất vào tháng IX (Nam Bộ) và tháng
VII (Tây Nguyên) độ ẩm lên tới 86-88%.
Độ ẩm của nước ta tương đối cao và đặc sắc.
2.2. Đặc trưng vùng khí hậu ơn đới Việt Nam
Khí hậu ơn đới ở nước ta chỉ có ở một số vùng như: Sa Pa, Mẫu Sơn, Đà
Lạt...Đặc trưng ôn đới ở nước ta mang tính chất khơ và lạnh. Do ở khu vực có ánh
sáng mặt trời chiếu nhỏ, số giờ nắng thấp dẫn đến lượng bức xạ nhiệt nhận được ở

mức trung bình. Lượng mưa hàng năm ở vùng khí hậu ơn đới nước ta vào khoảng
500 – 1000mm/năm. Nhiệt độ trung bình trong năm khơng q 230C (ở Sa Pa
nhiệt độ xuống dưới 00C đã xảy ra hiện tượng sương muối, tuyết rơi và băng giá,
nhưng chỉ trong một vài ngày). Khí hậu ở những vùng nay rất dễ chịu và mát mẻ,
tuy nhiên cũng có sự thay đổi thất thường.
2.3. Việt Nam chịu ảnh hưởng của các loại gió
Nước ta nằm ở vùng Ðơng Nam Á, phía Bắc tiếp giáp với lục địa Trung
Quốc, phía Tây là lục địa Lào, Thailand, Ấn Ðộ, Myanma..., phía đơng và Nam là
Thái Bình Dương và Ấn Ðộ Dương. Do vị trí như vậy, lãnh thổ Việt Nam chịu tác
động mạnh mẽ của 2 hệ thống quy mô lớn là hồn lưu tín phong, tiêu biểu cho
vùng nội chí tuyến và hồn lưu gió mùa, đặc trưng của khu vực Ðông Nam Á.
Nước ta vừa chịu ảnh hưởng của hai hệ thống gió mùa mùa đơng và mùa
hè, vừa chịu ảnh hưởng của tín phong – đặc trưng của vùng nội chí tuyến. Phần
phía Nam (~<16N) chịu ảnh hưởng của hai dịng tín phong: mùa đơng là tín phong


ĐỊA LÝ KINH TẾ - HỌC VIỆN NÔNG NGHIỆP VIỆT NAM

Bắc Bán Cầu; mùa hè là tín phong Nam Bán Cầu vượt xích đạo đổi hướng thành
gió mùa Tây Nam. Phần phía Bắc: mùa đơng có sự khác biệt giữa đầu mùa, chính
mùa, cuối mùa dẫn đến hệ quả thời tiết đan xen giữa các đợt rét, lạnh (khô hoặc
ẩm) và nóng ấm (thời tiết tín phong). Cụ thể là: vào mùa đông (ở miền Bắc) và
mùa khô (ở miền Nam) chịu sự hoạt động của gió Tín phong Đơng Bắc; về mùa
hạ (ở miền Bắc) – mùa mưa (ở miền Nam) thì Nam Bộ bị ảnh hưởng của gió mùa
Tây Nam.
Như vậy, khí hậu Việt Nam có sự phân hóa đa dạng và thất thương. Về sự
phân hóa đa dạng: có sự phân hóa theo mùa và có sự phân hóa theo địa hình, theo
vùng của đất nước, cụ thể là nhiệt độ tăng dân theo địa hình từ cao xuống thấp và
từ Bắc vào Nam. Thứ hai là mang tính chất thất thường: mang tính biến động
mạnh và tính thất thường cịn được thể hiện ở chế độ nhiệt và chế độ mưa (năm rét

sớm, năm rét muộn; năm mưa nhiều, năm mưa ít...). Chính vì thế đã hình thành ở
nước ta bốn miền khí hậu: phía Bắc, phía Đơng Trường Sơn, phía Nam và biển
Đơng.
2.4 Những thuận lợi, khó khăn do khí hậu mang lại cho nước ta và giải pháp
khắc phục khó khăn
Điều kiện khí hậu thời tiết nước ta như vậy đã tạo ra nhiều thuận lợi cho sự
phát triển của nền kinh tế quốc dân, đặc biệt là đới với nơng nhiệp, nó là cơ sở để
chúng ta phát triển một nền nông nghiệp tồn diện, với tập đồn cây trồng, vật
ni đa dạng và phong phú; có thể phân bố sản xuất ở nhiều vùng khác nhau của
đất nước với nhiều mùa vụ sản xuất trong năm. Điều này làm tăng hệ số sử dụng
đất của nước ta. Với điều kiện khí hậu đó cịn làm đa dạng nơng sản với năng suất
và chất lượng cao. Chính điều nay góp phần sự tăng trưởng kinh tế của nước ta.
Bên cạnh những thuận lợi thì nước ta cũng phải đối mặt khơng ít những khó
khăn do khí hậu mang lại cho sản xuất và đời sống của nhân dân ta. Do nắng lắm,
mưa nhiều nhưng lượng mưa chủ yếu tập trung vào mùa mưa; kết hợp với địa


ĐỊA LÝ KINH TẾ - HỌC VIỆN NÔNG NGHIỆP VIỆT NAM

hình phức tạp, dốc dần từ bắc xuống nam, từ tây sang đơng, địa hình các tỉnh phía
Nam lại thấp trũng. Với hệ thống sơng ngịi dày đặc mà lịng sơng thì hẹp và dốc
theo địa hình; chịu ảnh hưởng của gió mùa châu Á. Do vậy hàng năm nước ta
thường xuyên xảy ra lũ lụt, bão và lũ quét về mùa mưa, hạn hán về mùa mưa, gây
ra nhiều khó khăn và thiệt hại rất lớn cho sản xuất và đời sống của nhân dân. Mặt
khác, khí hậu nóng ẩm tạo điều kiện thuận lợi cho sâu bệnh phá hoại cây trồng và
dịch bệnh vật nuôi sinh sôi và phát triển mạnh gây thiệt hại cho sản xuất nông
nghiệp. Về mùa khô, miền Bắc nước ta thường xuyên phải gánh chịu những đợt
gió mùa Đơng Bắc gây ra khơ và lạnh, thậm chí có năm rét đậm rét hại kéo dài
gây khó khăn và thiệt hại lớn cho sản xuất vụ mùa Đông Xuân, cũng như đời sống
của nhân dân các tỉnh phía Bắc.

Để khắc phục những khó khăn do khí hậu mang lại, nước ta có các biện
pháp: hình thành các trung tâm khí tượng thủy văn để quan sát và nghiên cứu về
khí hậu nước ta, cập nhập thơng tin dự báo thời tiết hàng ngày.... Ngồi ra, có các
biện pháp phịng chống thiên tai như là: trồng cây, gây rừng, đắp đê, làm thủy
lợi...để chống bão, lũ. Đối với nơng nghiệp, phun thuốc phịng trừ sâu bệnh cho
cây, tiêm phịng cho vật ni...
II- So sánh khí hậu Việt Nam với khí hậu các nước khác khơng thuộc vùng
khí hậu nhiệt đới
1. Đặc trưng khí hậu ơn đới ở Anh
Nếu như ở Việt Nam thời tiết thay đổi theo sự trải dài của lãnh thổ từ Bắc
xuống Nam thì nước Anh cũng có những nét tương đồng đặc trưng: dọc từ giữa
nước Anh trở xuống thì sẽ ấm đân lên cịn các vùng trên phía Bắc như Scotland sẽ
lạnh hơn rất nhiều và khí hậu thay đổi nhanh đến khơng ngờ.
a. Phân tích đặc trưng của khí hậu ôn đới ở Anh
Vương quốc Anh nằm ở vị trí giữa vĩ độ 49 và 61 N, ở bờ biển phía tây
của lục địa Á-Âu làm cho khí hậu hội tụ giữa khơng khí hàng hải ẩm và khơng khí


ĐỊA LÝ KINH TẾ - HỌC VIỆN NÔNG NGHIỆP VIỆT NAM

lục địa khơ. Nói chung, khí hậu Anh mang đặc trưng của ơn đới hải dương. Anh
có khí hậu đại dương ơn hồ, nhiệt độ khơng thấp hơn nhiều mức 0 °C vào mùa
đông và không cao hơn nhiều mức 32 °C vào mùa hè. Thời tiết ẩm thấp tương đối
thường xuyên và dễ thay đổi. Các tháng lạnh nhất là tháng I và II, riêng vùng ven
biển là tháng II, còn tháng VII thường là tháng ấm nhất. Các tháng có thời tiết êm
dịu cho đến ấm là tháng 5-6 và 9-10. Các ảnh hưởng quan trọng đối với khí hậu
Anh là việc quốc gia này nằm gần Đại Tây Dương, có vĩ độ cao và hơi ấm từ biển
theo hải lưu Gulf Stream. Từ khi thời tiết được quan trắc, nhiệt độ cao nhất theo
báo cáo là 38,50 C vào ngày 10 tháng 8 năm 2003 tại Brogdale thuộc Kent, trong
khi nhiệt độ thấp nhất là -26,10 vào ngày 10 tháng 1 năm 1982 tại Edgmond.

Lượng mưa lớn, mưa ngẫu nhiên quanh năm. Khí hậu nước Anh đặc trưng theo
các mùa. Mùa xuân là mùa của những cơn mưa rào bất chợt; mùa hạ là mùa ấm
nhất với những ngày nắng dài, thi thoảng có mưa dơng và một số năm thì cũng có
những đợt nắng nóng; mùa thu thời tiết ơn hịa, nhiều gió và nhiệt độ giảm thấp;
mùa đông mùa lạnh nhất, nhiệt độ xuống thấp, lạnh và có tuyết. Điều kiện khí hậu
mát mẻ tạo điều kiện các loại thảm vật như rừng cây lá kim, rừng hỗn hợp và rừng
gỗ cứng... phát triển tốt. Rừng có cây, cây bụi và bụi rậm, có ít cây cịi cọc hơn. Ở
đây điều kiện khí hậu cũng thuận lợi cho các lồi động vật: cáo, sói, các loại sâu
bọ và động vật đào hang... Tóm lại, khí hậu nước Anh rất mát mẻ và thường có
mây, và nhiệt độ nóng khơng thường xun.
b. Những thuận lợi, khó khăn của khí hậu đối với nước Anh
Khí hậu ơn đới mang lại cho nước Anh nhiều thuận lợi như: giúp phát
triển nền nông nghiệp, đa dạng về số lượng cây trồng và vật nuôi; tạo điều kiện
phát triển các loại hình dịch vụ du lịch, thủy sản... Bên cạnh đó, cũng có khơng ít
những khó khăn do thời tiết thay đổi thất thường tác động tiêu cực đến sản xuất
nông nghiệp và sinh hoạt của con người.
2. Đặc trưng khí hậu hàn đới ở Arkhangelsk (ở Nga)


ĐỊA LÝ KINH TẾ - HỌC VIỆN NÔNG NGHIỆP VIỆT NAM

a, Phân tích đặc trưng khí hậu hàn đới ở Arkhangelsk
Đới lạnh có khí hậu khắc nghiệt. Mùa đơng rất dài, ít khi thấy Mặt Trời,
thường xuyên xảy ra bão tuyết dữ dội kèm theo cái lạnh cắt da, nhiệt độ trung bình
ln dưới -10⁰C, thậm chí xuống tới -50⁰C.
Mùa hạ chỉ dài 2-3 tháng, Mặt Trời di chuyển là suốt ngày đêm ở đường
chân trời, có nơi kéo dài đến 6 tháng. Trong khoảng thời gian này, nhiệt độ có tăng
nhưng cũng ít khi vượt q 10⁰C.
Lượng mưa trung bình năm rất thấp(khoảng dưới 500mm) và chủ yếu
mưa ở dạng tuyết rơi (trừ mùa hạ). Mặt đất đóng băng quanh năm, chỉ tan một lớp

mỏng trên khi mùa hạ đến.
b, Các sinh vật tiêu biểu và hoạt động kinh tế
Về các sinh vật tiêu biểu: chính điều kiện khí hậu khắc nhiệt, thực vật
chỉ phát triển vào mùa hạng ngắn ngủi, trong những nơi thung lũng kín gió. Cây
cối thì cịi cọc, thấp lùn, mọc xen lẫn với rong rêu và địa y, thân mọng nước và
cây rụng nhiều lá.
Về các hoạt động kinh tế: nuôi tuần lộc và săn thú có lơng q; đánh
bắt cá và săn bắt hải cẩu, gấu trắng...; di chuyển bằng xe trượt tuyết do cho kết
Tóm lại vùng khí hậu Hàn đới vơ cùng khắc nhiệt và nhiều khó khăn.
Từ đây ta có bảng so sánh của 3 miền khí hậu:
1. Giới hạn

2. Đặc điểm

NHIỆT ĐỚI
Từ chí tuyến Bắc đến

ƠN ĐỚI
Từ chí tuyến Bắc đến

HÀN ĐỚI
Từ vịng cực Bắc

chí tuyến Nam

vịng cực Bắc, từ chí

về cực Bắc và từ

tuyến Nam đến vịng


vịng cực Nam về

Góc chiếu sáng mặt

cực Nam
Lượng nhiệt nhận được

cực Nam
Góc chiếu sáng ít,

trời tương đới lớn,

trung bình, các mùa thể

khí hậu lạnh, băng

thời gian chiếu sáng

hiện rõ trong năm

tuyết phủ quanh


ĐỊA LÝ KINH TẾ - HỌC VIỆN NÔNG NGHIỆP VIỆT NAM

trong năm chênh lệch
3. Gió
4. Lượng


nhau ít
Tín phong
1000 – 2000mm/năm

năm
Tây ôn đới
500 – 1000 mm/năm

Đông cực
500mm/năm

mưa

Phần 3: Kết luận
Khí hậu có vai trị vơ cùng quan trọng và quyết định các tài ngun khác.
Chính vì vậy, trong tổ chức lãnh thổ ngành nơng nghiệp địi hỏi chúng ta phải điều
tra, phân tích kỹ điều kiện khí hậu thời tiết của tùng vùng, từng địa phương và
nắm vững các quy luật diễn biến của các hiện tượng tự nhiên, đặc biệt là khí hậu
thời tiết, để có những biện pháp hữu hiệu nhằm khai thác tốt những tác động tích
cực và hạn chế những khó khăn do khí hậu gây ra cho sản xuất và đời sống. Đặc
biệt trong tình hình biến đổi khí hậu hiện nay, Việt Nam là một trong những nước
bị ảnh hưởng nặng nề.


ĐỊA LÝ KINH TẾ - HỌC VIỆN NÔNG NGHIỆP VIỆT NAM

Tài liệu tham khảo
1. Đồn Văn Điếm (2007). Giáo trình khí tượng Nơng nghiệp, Nhà xuất bản Hà
Nội.
2. Theo VUONG QUOC ANH về: Khí hậu Vương Quốc Anh. Nguồn:

ngày truy cập: 10/12/2020.
3. Nguyễn Viết Thịnh (2005). Giáo trình địa lí kinh tế xã hội Việt Nam, Nhà
xuất bản Hà Nội.
4. Theo WIKIPEDIA về: Arkhangelsk. Nguồn:
ngày truy cập: 11/12/2020.
5. Vi Văn Năng (2014). Giáo trình địa lí kinh tế, Nhà xuất bản Nông Nghiệp.


ĐỊA LÝ KINH TẾ - HỌC VIỆN NÔNG NGHIỆP VIỆT NAM



×