Tải bản đầy đủ (.docx) (10 trang)

Giải quyết khiếu nại về việc phân công chế độ làm việc đối với giáo viên mầm non

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (108.91 KB, 10 trang )


A. MỞ ĐẦU
Quan điểm chỉ đạo của Nghị quyết số 29-NQ/TW, ngày 04/11/2013 có nêu: Đổi mới
căn bản, tồn diện giáo dục và đào tạo là đổi mới những vấn đề lớn, cốt lôi, cấp thiết, từ
quan điểm, tư tưởng chỉ đạo đến mục tiêu, nội dung, phương pháp, cơ chế, chính sách,
điều kiện đảm bảo thực hiện đổi mới giáo dục. Tức là, khi đổi mới ta cần đổi mới những
vấn đề lớn, cốt lõi và cấp thiết không nên đổi mới những vấn đề nhỏ, những vấn đề không
đúng trọng tâm. Và việc đổi mới này ở tất cả các mặt bắt đầu từ tư tưởng chỉ đạo, có tư
tưởng chỉ đạo đúng đắn mới có những kế hoạch đúng đắn và việc làm đúng đắn.
Người quản lý trong nhà trường( Hiệu trưởng) để đáp ứng yêu cầu đổi mới phải
khơng ngừng nâng cao trình độ chun mơn, nghiệp vụ của bản thân. Nếu bản thân người
quản lý khơng đáp ứng được u cầu đổi mới sẽ kìm hãm sự phát triển của nhà trường, với
tình huống dưới đây sẽ cho ta thấy được việc không chú ý đến nâng cao trình độ chính trị
đã gây khơng ít phiền hà trong đơn vị. Với trách nhiệm là Hiệu trưởng tơi chọn tình huống:
“ Giải quyết khiếu nại về việc phân công chế độ làm việc đối với giáo viên mầm non”
B. NỘI DUNG
l. Mơ tả tình huống
Ngày 12 tháng 01 năm 2017, cô Nguyễn Ngọc Khánh Thư - giáo viên trường Mầm
non T, gửi đơn đến Phòng Giáo dục và Đào tạo huyện K để khiếu nại về việc Hiệu trưởng
nhà trường phân công làm việc quá số giờ quy định theo Quy định chế độ làm việc đối với
giáo viên mầm non( 40 giờ/ tuần).
Năm học 2016- 2017 trường Mầm non T có tổng số 9 lớp (2 lớp mầm, 5 lớp chồi, 4
lớp lá) với 16 giáo viên, các lớp lá đều có 2 giáo viên. Đầu năm học cô Khánh Thư được
phân công dạy lớp Mầm (lớp học 2 buổi thực hiện 8 giờ/ ngày - buổi sáng: từ 6 giờ 30 đến
10 giờ 30, buổi chiều: từ 12 giờ 30 đến 16 giờ 30) tại trường Mầm non T và cô kiêm
nhiệm chức vụ Tổ khối trưởng chuyên môn khối Mầm - chồi. Theo Thơng tư 48/ 2011/TTBGDĐT, ngày 25/10/2011 thì cơ Khánh


Thư được giảm 03 giờ/ tuần( chế độ giảm giờ của giáo viên kiêm nhiệm công tác tổ trưởng
chuyên môn) nhưng cô không được giảm giờ và không được hưởng chế độ tính dư giờ, các
hoạt động sinh hoạt của khối đều được thực hiện vào thứ 7.


Ngày 29 tháng 12 năm 2016, cơ Khánh Thư có khiếu nại sự việc này lên Hiệu trưởng
về chế độ làm việc vì thấy sức khỏe không đảm bảo nhưng Hiệu trưởng trường Mầm non
T vẫn giữ nguyên quyết định phân công dạy lớp đổi với cơ và trả lời: vì trường khơng có
giáo viên để giảm giờ, mỗi cơ đều dạy một lớp, khi nào có giáo viên mới sẽ phân cơng vào
lớp cơ và cấp trên khơng cấp kinh phí để thực hiện chế độ thêm giờ. Mặc khác, tổ trưởng
chuyên mơn đã có 0.20% Tiền kiêm nhiệm hàng tháng trong bảng lương, công tác hội họp
là trách nhiệm của giáo viên để bồi dưỡng chuyên môn - nghiệp vụ.
Không đồng ý với quyết định về chế độ phân công làm việc của Hiệu trưởng, cô
Khánh Thư đã làm đơn gửi đến Phòng Giáo dục và Đào tạo huyện K để được giải quyết
chế độ làm việc theo quy định.
2. Xác định mục tiêu xử lý tình huống
- Nâng cao nhận thức về luật khiếu nại, ý thức trách nhiệm về thẩm quyền giải quyết
khiếu nại của cơ sở giáo dục của huyện K.
-Thực hiện chế độ làm việc cho giáo viên đúng theo quy định theo Thông tư 48/ 2011
là giáo viên dạy các nhóm trẻ, lớp mẫu giáo học 02 buổi/ ngày, mỗi giáo viên dạy trên lớp
đủ 6 giờ/ ngày.
- Giúp Hiệu trưởng trường Mầm non T thực hiện đầy đủ các chế độ chính sách đối với
cán bộ giáo viên- nhân viên của nhà trường.
- Quản lý cấp trên giúp Hiệu trưởng nhà trường thực hiện đúng các văn bản quy phạm
pháp luật quy định hành chính - chuyên môn của ngành học mầm non.
- Giúp cấp có thẩm quyền giải quyết khiếu nại dứt điểm, nhanh chóng, hiệu quả, thấu
tình, đạt lý bảo vệ quyền và lợi ích chính đáng của người khiếu nại, nhằm ổn định
tâm lý của giáo viên, không ảnh hưởng đến chất lượng ni dưỡng- chăm sóc giáo
dục của nhà trường.
- Đảm bảo việc giải quyết khiếu nại thực hiện theo quy định của pháp luật, theo Điều
lệ trường Mầm non, các văn bản quy định của ngành giáo dục và đào tạo về quy
3


định chế độ làm việc.

3. Phân tích tình huống
3.1.

Ngun nhân

a. Nguy én nhân khách quan
- Một số giáo viên chưa nắm được các văn bản quy định về chế độ làm việc, chấp
hành thụ động sự phân công của Hiệu trưởng dù điều đó khơng phù hợp với các quy
định của pháp luật.
- Cấp lãnh đạo nhà trường chưa thông hiểu các văn bản vi phạm pháp luật của ngành
học và các quy định chung của ngành giáo dục
- Công tác triển khai các văn bản đến cán bộ giáo viên- nhân viên chưa sâu, chưa kỹ
của cấp quản lý nhà trường.
- Cơng tác nắm bắt tình hình về việc phân công, phân nhiệm của lãnh đạo cấp trên đến
các cơ sở giáo dục chưa sâu sát.
- Công tác tuyển dụng giáo viên của Phòng Giáo dục và Đào tạo chưa kịp thời, chưa
đáp ứng tình hình thiếu giáo viên của trường mầm non T.
b. Nguyên nhân chủ quan
- Cô Khánh Thư thụ động trong quá trình chấp hành sự phân công của Hiệu trưởng.
- Hiệu trưởng trường Mầm non T quá chủ quan trong công tác phân công giáo viên,
một người làm vượt số giờ quy định.
- Công tác bố trí giáo viên của nhà trường chưa hợp lý.
- Phòng Giáo dục và Đào tạo K thiếu kiểm tra công tác phân công phân nhiệm giáo
viên của trường mầm non T.
3.2, Hậu quả

Từ việc
quyết
phânquả
công

sai về chế độ làm việc của cô Khánh
Thư
sẽ dẫn
đếnđịnh
các hậu
sau:

4


- Việc phân công cô Khánh Thư quá nhiều việc ảnh hưởng đến sức khỏe, tâm lý của giáo viên làm
giảm chất lượng ni dưỡng- chăm sóc giáo dục của lớp cô Khánh Thư và kéo theo chất lượng
nuôi dưỡng - chăm sóc giáo dục của nhà trường
- Hoạt động chun mơn của khối Mầm- Chồi khơng có chất lượng do tổ khối trưởng khơng có thời
gian để đầu tư, điều này dẫn đến chất lượng hoạt động của nhà trường bị giảm.
- Giải quyết khiếu nại không thỏa đáng làm giảm niềm tin và ý chí làm việc của giáo viên.
- Hiệu trưởng tiếp tục có những quyết định chủ quan theo nhận thức của cá nhân không quan tâm đến
các quy định của ngành.
- Hiệu trưởng nhà trường thực hiện chưa đầy đủ các quy định về các chế độ chính sách của giáo viên.
Từ những nguyên nhân và hậu quả nêu trên, cần phải có những giải pháp tối ưu để giải quyết
4. Đề xuất những giải pháp
Từ việc phân tích nguyên nhân khách quan và chủ quan xảy ra tình huống nêu trêu, để triển khai
giải quyết tình huống này đạt hiệu quả đúng quy định của pháp luật, phù hợp với thực tế, đạt mục tiêu đề
ra, tôi đề xuất các giải pháp để giải quyết như sau:
4.1,Giảipháp /: Phòng Giáo dục- Đào tạo đề nghị cấp trên có hình thức kỷ luật Hiệu trưởng trường
Mầm non T về việc phân công không đúng quy định vì chưa tìm hiểu kỹ văn bản và chưa giải quyết đầy
đủ chế độ chính sách cho giáo viên.
ưu điểm'. Với hình thức kỷ luật đối với Hiệu trưởng có tác dụng giải quyết dứt điểm về các sai phạm
theo đúng quy định, răn đe các Hiệu trưởng khác để khơng có sai sót khi giải quyết các văn bản quy phạm
pháp luật, làm thỏa lòng của người khiếu nại.


cho phụ huynh để tránh các bàn luận không đúng.
4.2. Gỉảipháp 3: Phòng Giáo dục và Đào tạo huyện K bổ sung giáo viên cho trường Mầm non T đủ
02 giáo viên/ lớp theo thông tư liên tịch 06/2015/TTLT- BGDĐT- BNV, ngày 16/3/2015: Quy định
về danh mục khung vị trí việc làm và định mức số lượng người làm việc trong các cơ sở giáo dục
mầm non công lập, để đảm bảo giờ dạy và cô Khánh Thư được giảm giờ thực hiện công tác kiêm


nhiệm.
ưu điểm-. Giải pháp này có thể giải quyết vấn đề nhân lực đang thiếu của nhà trường, không làm ảnh
hưởng đến hoạt động của trẻ và của nhà trường. Có giáo viên mới về dạy chung lớp, cơ Khánh Thư được
giảm giờ để đầu tư vào hồ sơ chuyên môn, về công tác bồi dưỡng và sinh hoạt chuyên mơn với các bạn
cùng khối. Với giải pháp này có thể nâng cao chất lượng hoạt động của khối chuyên môn Chồi.
Hạn chế-. Đây là thời điểm gần hết học kỳ I, quá trình tuyển dụng giáo viên cũng kết thúc nên cũng
khơng có giáo viên mới để bổ sung về trường.
Với sự phân tích những ưu điểm, hạn chế của mỗi giải pháp ở trên, tôi thấy giải pháp 2 là giải pháp
tối ưu nhất. Giải pháp 2 giải quyết được quyền và lợi ích hợp pháp của người khiếu nại, nó làm cho ta
thấy rõ mặt đúng, mặt sai của từng đối tượng và nó mang tính khả thi, hợp tỉnh - hợp lý hơn 2 giải pháp
còn lại.
5. TỔ chức thực hiện giải pháp để đạt mục tiêu đề ra
Để giải quyết đơn khiếu nại của cô Nguyễn Ngọc Khánh Thư cần thực hiện đúng quy trình giải quyết
khiếu nại của Luật khiếu nại 2011, Nghị định số 75/ 2012/NĐ- CP của Chính phủ, ngày 03/10/2012 về
Quy định chi tiết một số điều của Luật khiếu nại và Quy định cụ thể tại Thông tư số 07/ 2013/TT-TTCP,
ngày 31/10/2013 về quy định quy trình giải quyết khiếu nại hành chính; Điều lệ trường Mầm non; Thơng
tư 48/2011/TT-BGD ĐT, ngày 25/10/2011: Quy định chế độ làm việc đối vơi giáo viên mầm non. Tôi tổ
chức thực hiện các bước tiến hành như sau:
-Bước 7: Phân loại đơn
Nội dung khiếu nại thuộc về thực hiện chế độ chính sách đối với cán bộ công chức viên chức( chể độ
làm việc)
Đơn khiếu nại của cô Nguyễn Ngọc Khánh Thư đủ điều kiện thụ lý

Thẩm quyền giải quyết khiếu nại là Phòng Giáo dục và Đảo tạo huyện K
-Bước 2: Thụ lý giải quyết khiếu nại
Áp dụng Điều ỉ 1, Luật khiếu nại, thông báo việc thụ lý cho cô Nguyễn Ngọc Khánh Thư theo mẫu
01-KN.
-Bước 3: Kiểm tra
Căn cứ Điều lệ trường Mầm non, tình hình thực tế của đơn vị, năng lực của giáo viên.
Thẩm quyền ra quyết định là Hiệu trưởng trường Mầm non T
Phân công dạy lớp và quyết định tổ khối trưởng chuyên môn của cô Nguyễn Ngọc Khánh Thư năm
học 2016-2017
Thủ tục ban hành theo Thông tư số 01/2011ZBNV về hướng dẫn thể thức và trình bày văn bản


-Bước 4: Xử lý kết quả kiểm tra
Nghiên cứu hồ sơ của cơ Nguyễn Ngọc Khánh Thư, trưởng phịng Giáo dục và Đào tạo lập kế hoạch
xác minh
-Bước 5: Lập kế hoạch xác minh
Căn cứ Luật khiếu nại 2011; Nghị định số 75/ 2012/NĐ- CP của Chính phủ, ngày 03/10/2012 về
Quy định chi tiết một số điều của Luật khiếu nại và Quy định cụ thể tại Thông tư số 07/ 2013/TT-TTCP,
ngày 31/10/2013 về quy định quy trình giải quyết khiếu nại hành chính, tiến hành xác minh nội dung đơn
khiếu nại của cơ Nguyễn Ngọc Khánh Thư trong đó có ghi rõ các thơng tin cá nhân cần xác minh; điều
kiện phương tiện phục vụ việc xác minh, dự kiến thời gian thực hiện việc xác minh.
-Bước 6: Công bố quyết định xác minh
Qua nghiên cứu hồ sơ khiếu nại đảm bảo đủ các thủ tục Trưởng phòng Giáo dục và Đào tạo huyện K
ban hành quyết định xác minh nội dung khiếu nại( theo mẫu 04-KN) gửi trực tiếp cho cô Nguyễn Ngọc
Khánh Thư và Hiệu trưởng trường Mầm non T. Việc công bố quyết định xác minh nội dung khiéu nại
được lập thành biên bản cỏ chữ ký của cô Nguyễn Ngọc Khánh Thư, Hiệu trưởng trường Mầm non T và
người xác minh.

khung nên phân công cô Khánh Thư dạy lớp, căn cứ vào năng lục giáo viên nên phân công cô làm Tổ
trưởng chuyên môn,...

Nội dung làm việc lập thành biên bản theo mẫu 05- KN, có chữ ký của các bên.
-Bước 9:Tiếp nhận xử lý thông tin, tài liệu, bàng chứng
Sau khi tiếp nhận thông tin tài liệu được lập thành giấy biên nhận theo mẫu 07
KN.
Thể hiện rõ nguồn gốc các thông tin tài liệu đã thu thập( có xác nhận của cá nhân được đối chiếu với
bản chính)
Bước 10: Báo cáo kết quả xác minh
Phòng Giáo dục và Đào tạo báo cáo kết quả xác minh nội dung khiếu nại theo mẫu 11-KN.
Đối tượng xác minh là Ban giám hiệu và giáo viên trường Mầm non T
Thời gian tiến hành xác minh khi có quyết định
Người tiến hành xác minh cán bộ Phịng Giáo dục và Đào tạo
Nội dung xác minh: Việc phân công về chế độ làm việc của cô Nguyễn Ngọc
Khánh Thư


Kết quả xác minh: Hiệu trưởng trường Mầm non T phân công chế độ làm việc cô Nguyễn Ngọc
Khánh Thư quá thời gian quy định là đúng nội dung khiếu nại
-Bước 77: Ban hành công khai quyết định giải quyết khiếu nại
Trưởng Phòng Giáo dục và Đào tạo huyện K ban hành quyết định giải quyết khiếu nại cho cô Nguyễn
Ngọc Khánh Thư theo mẫu 16-KN
Quyết định giải quyết khiếu nại sẽ gửi cho cô Nguyễn Ngọc Khánh Thư, Hiệu trưởng trường Mầm
non T và cơ quan thanh tra cùng cấp.
+ Qua kết quả xác minh Phòng Giáo dục- Đào tạo huyện K tiến hành triệu tập cuộc họp hội đồng
trường để giải quyết sự việc và kết luận: Lớp học của cô Khánh Thư sẽ được điều chỉnh lịch học đủ 6 giờ/
ngày, giao Ban giám hiệu họp phụ huynh để thông báo lịch học; các giờ dạy dư thời gian trước tính trả
tiền lại cho cơ Khánh Thư. Đối với Hiệu trưởng thì rút kinh nghiệm trước tập thể vì chưa nắm chắc văn
bản.
Trường thơng báo kết quả giải quyết khiếu nại đến các đối tượng có liên quan.
-Bước 12: Lập và giải quyết hồ sơ giải quyết khiếu nại
Hồ sơ giải quyết khiếu nại theo trình tự:

+Lập hồ sơ khiếu nại
+Thống kê các loại tài liệu theo mục lục
+ Đóng hồ sơ giải quyết khiếu nại theo quy định tại khoản 1 Điều 34 Luật khiếu nại
+ Bàn giao hồ sơ khiếu nại cho bộ phận lưu trữ của Phòng Giáo dục và Đào tạo huyện K.
6. Kiến nghị, đề xuất
Xuất phát từ tình huống trên, để hạn chế các quyết định có nội dung khơng đúng các quy định của
ngành, pháp luật của nhà nước, thực hiện đầy đủ các chế độ chính sách cho cán bộ cơng chức- viên chức.
Đồng thời góp phần hạn chế đơn thư khiếu nại, tố cáo gửi lên cơ quan quản lý cấp trên; tôi kiến nghị, đề
xuất một số nội dung sau:
6.1.

Đối với Sở Giáo dục và Đào tạo
ị ỉ' ị
ìỊ

j-

+ Thường xuyên tổ chức triển khai sâu, rộng các văn bản quy phạm pháp luật
mới trong lĩnh vực giáo dục đến cán bộ giáo viên- nhân viên bằng nhiều hình thức


I

để thu hút sự quan tâm và tìm hiểu phát huy nội lực của tập thể.
+ Mở các lớp tập huấn bồi dưỡng chuyên môn, nghiệp vụ cho cán bộ quản lý để nắm bắt kịp thời và


đúng đắn hơn về các văn bản của ngành.
6.2.


Đối với Phòng Giáo dục và Đào tạo

+ Chỉ đạo sâu sát về công tác quản lý của Ban giám hiệu và tăng cường công tác kiểm tra trách nhiệm
của Hiệu trưởng để hỗ trợ kịp thời những tình huống phát sinh.
+Tuyển dụng đảm bảo đủ số lượng, cơ cấu giáo viên theo đúng thông tư liên tịch 06/2015/TTLTBGDĐT- BNV, ngày 16/3/2015: Quy định về danh mục khung vị trí việc làm và định mức số lượng
người làm việc trong các cơ sở giáo dục mầm non công lập.
+Tàng cường công tác giáo dục pháp luật cho đội ngũ cán bộ giáo viên, nhân viên trong ngành
6.3.

Đối với nhà trường

+ Ban giám hiệu nhà trường tích cực tham mưu với cấp trên về các vấn đề vướng mắc khó khăn của
đơn vị
+ Ban giám hiệu cần trao dồi năng lực chuyên môn, nghiệp vụ. Nghiên cứu kỹ, tìm hiểu sâu các văn
bản quy phạm pháp luật liên quan đến ngành.
+Luôn thực hiện đúng quy tắc công khai trong đơn vị.
C. KÉT LUẬN
Chỉ thị số 40-CT/TW của Ban Bí thư Trung ương Đảng về xây dựng, nâng cao chất lượng đội ngũ
nhà giáo và cán bộ quản lý giáo dục đã chỉ rõ: Nhà giáo và cán bộ quản lý giáo dục là lực lượng nịng cốt,
có vai trị quan trọng. Vì vậy cần có chính sách để nâng cao trình độ chính trị cũng như trình độ chun
mơn của đội ngũ cán bộ giáo viên- nhân viên để đào tạo nguồn nhân lực, góp phần tích cực vào việc nâng
cao dân trí và bồi dưỡng nhân tài trong tương lai.
Qua tình huống trên cho thấy vì chưa nắm rõ các quy định quy phạp pháp luật mà Hiệu trưởng và
giáo viên của trường đã có một thời gian làm chất lượng của nhà trường bị sa sút. Hiệu trưởng trong tình
huống khiếu nại phần nào phản một phần thực tế khá phổ biến hiện nay tại các trường mầm non. Đó là
Hiệu trường thường tập trung vào nhiệm vụ chun mơn ít quan tâm đến các vãn bản quy phạm pháp luật
nên có những quyết định duy ý chí, chủ quan.
Bài học kinh nghiệm rút ra ở đây là: cần tăng cường sự lãnh đạo của Đảng đối với công tác quản lý
hành chính nhà nước. Tuyên truyền phổ biến sâu rộng các chủ trương đường lối của Đảng, chính sách
pháp luật của nhà nước và các văn bản liên quan đến ngành giáo dục cho tất cả cán bộ giáo viên, nhân

viên hiểu rõ để thực hiện và góp phần xây dựng đơn vị vững mạnh. Các cấp lãnh đạo càn tăng cường
công tác kiểm tra để tư vấn, giúp đỡ và uốn nắn kịp thời những sai phạm( nếu có) để khơng có tình trạng
đơn gửi khiếu nại, tố cáo.


D. TÀI LIỆU THAM KHẢO
1 .Tài liệu bồi dưỡng nghiệp vụ cộng tác viên thanh tra giáo dục, Trường Cán bộ quản lý Giáo dục
TP.HỒ Chí Minh;
2. Nghị quyết số 29-NQ/TW, ngày 04/11/2013, kỳ họp thứ 8 khóa XI về đổi mới căn bản và toàn
diện giáo dục và đào tạo;
3. Luật khiếu nại năm 2011, Nhà xuất bản chính trị Quốc gia;
4. Thông tư số 07/2013/TT-TTCP, ngày 31/10/2013 của Thanh tra chính phủ quy định quy trình giải
quyết khiếu nại hành chính;
5. Thơng tư liên tịch 06/2015/TTLT-BGDĐT- BNV, ngày 16/3/2015: Quy định về danh mục khung vị
trí việc làm và định mức số lượng người làm việc trong các cơ sở giáo dục mầm non công lập;
6. Nghị định số 75/ 2012/NĐ- CP của Chính phủ, ngày 03/10/2012 về Quy định chi tiết một số điều
của Luật khiếu nại;
7. Điều lệ trường Mầm non;
8. Thông tư 48/2011/TT-BGD ĐT, ngày 25/10/2011: Quy định chế độ làm việc đối với giáo viên
mầm non;
9. Thông tư số 01/2011/BNV về hướng dẫn thể thức và trình bày văn bản;
10. Chỉ thị số 40-CT/TW của Ban Bí thư Trung ương Đảng về xây dựng, nâng cao chất lượng đội ngũ
nhà giáo và cán bộ quản lý giáo dục.
Vĩnh Long, ngày 03 tháng 01 năm 2018
Người viết tiểu luận

Nguyễn Thị Bảy




×