Tải bản đầy đủ (.pdf) (125 trang)

Một số giải pháp nhằm thực hiện thành công chuyển dịch cơ cấu kinh tế nông nghiệp theo hướng công nghiệp hóa, hiện đại hóa giai đoạn 2016 2020 trên địa bàn huyện hậu lộc, tỉnh thanh hóa

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (862.72 KB, 125 trang )

BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO

BỘ NÔNG NGHIỆP VÀ PTNT

TRƯỜNG ĐẠI HỌC LÂM NGHIỆP
------------------------

HOÀNG VIỆT ANH

MỘT SỐ GIẢI PHÁP NHẰM THỰC HIỆN THÀNH CÔNG
CHUYỂN DỊCH CƠ CẤU KINH TẾ NÔNG NGHIỆP
THEO HƯỚNG CƠNG NGHIỆP HĨA, HIỆN ĐẠI HĨA
GIAI ĐOẠN 2016 - 2020
TRÊN ĐỊA BÀN HUYỆN HẬU LỘC, TỈNH THANH HÓA

LUẬN VĂN THẠC SĨ KINH TẾ


Hà Nội, 2016
BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO

BỘ NÔNG NGHIỆP VÀ PTNT

TRƯỜNG ĐẠI HỌC LÂM NGHIỆP
------------------------

HOÀNG VIỆT ANH

MỘT SỐ GIẢI PHÁP NHẰM THỰC HIỆN THÀNH CÔNG
CHUYỂN DỊCH CƠ CẤU KINH TẾ NƠNG NGHIỆP
THEO HƯỚNG CƠNG NGHIỆP HĨA, HIỆN ĐẠI HĨA


GIAI ĐOẠN 2016 - 2020
TRÊN ĐỊA BÀN HUYỆN HẬU LỘC, TỈNH THANH HĨA

Chun ngành: Kinh tế nơng nghiệp
Mã Số: 60620115

LUẬN VĂN THẠC SĨ KINH TẾ

NGƯỜI HƯỚNG DẪN KHOA HỌC:
PGS.TS. LÊ TRỌNG HÙNG


Hà Nội, 2016


i

LỜI CAM ĐOAN
Tơi xin cam đoan đây là cơng trình nghiên cứu của tôi dƣới sự định hƣớng
của thầy hƣớng dẫn, các kiến thức trong luận văn đƣợc hệ thống từ các tài liệu đã
đƣợc cơng bố và đƣợc trích dẫn đầy đủ.
Các kết của nghiên cứu, dữ liệu so sánh đối chứng và phân tích là trung
thực dựa trên các phụ lục kèm theo nghiên cứu này.
Hà Nội, ngày 30 tháng 08 năm 2016
Tác giả

Hoàng Việt Anh


ii


LỜI CẢM ƠN
Trong quá trình học tập và thực hiện đề tài nghiên cứu, tôi đã nhận đƣợc sự
quan tâm gúp đỡ tận tình của nhà trƣờng, các thầy cơ, cơ quan, gia đình và bạn bè
đồng nghiệp.
Tơi xin bày tỏ lòng biết ơn sâu sắc đến: PGS.TS. Lê Trọng Hùng, ngƣời đã
tận tình gúp đỡ, hƣớng dẫn tơi thực hiện đề tài và hoàn thành luận văn tốt nghiệp.
Xin trân trọng cảm ơn Ban giám hiệu, Khoa kinh tế và quản trị kinh doanh ,
Phòng Đào tạo sau đại học sau đại học, các thầy cô trƣờng Đại học Lâm nghiệp và
các thầy, cô đã tạo điều kiện hƣớng dẫn, giúp đỡ tơi trong suốt q trình học tập,
nghiên cứu để tơi có thể thực hiện hồn thành luận văn này;
Bày tỏ lòng cảm ơn tới sự quan tâm của Thƣờng trực UBND huyện, các
đồng chí lãnh đạo, chuyên viên và các phòng ban của UBND huyện Hậu Lộc, tỉnh
Thanh Hoá đã tạo điều kiện thuận lợi, quan tâm gúp đỡ tơi trong q trình học tập,
cũng nhƣ q trình nghiên cứu đề tài: “Một số giải pháp nh m thực hiện thành công
chuyển dịch cơ cấu kinh tế nơng nghiệp theo hƣớng cơng nghiệp hố, hiện đại hóa
giai đoạn 2016 - 20120, tại huyện Hậu Lộc, tỉnh Thanh Hố ”.
Cuối cùng xin bày tỏ lịng tri ân đối với gia đình, đồng nghiệp và bạn bè đã
gúp đỡ, động viên tạo cho tơi niềm tin trong q trình học tập và nghiên cứu đề tài.
Tôi xin cam đoan các số liệu thu thập, kết quả nghiên cứu trong luận văn là
trung thực và đƣợc trích dẫn rõ ràng.
Hà Nội, ngày 30 tháng 08 năm 2016
Tác giả

Hoàng Việt Anh


iii

DANH MỤC CÁC CHỮ VIẾT TẮT

Chữ viết tắt
BQ
CN
CNH-HĐH
CNH-HĐH
CN-TTCN
CN-XD
CPSX
CPSXNN
CSD
DT
DV
GDP
Giá CĐ 94
Giá HH
GTSXBQ
GTSXNN
HTX
KTTT
KT-XH

LTTP
NN
NN-lN-TS
PTTH
SLLT
SP
TDTT
TH
THCS

TT
UBND
XNCN

Chữ đầy đủ
Bình qn
Chăn ni
Cơng nghiệp hóa - hiện đại hóa
Cơng nghiệp hố hiện đại hố
Cơng nghiệp-tiểu thủ cơng nghiệp
Cơng nghiệp xây dựng
Chi phí sản xuất
Chi phí sản xuất nơng nghiệp
Đất chƣa sử dụng
Diện tích
Dịch vụ
Tổng sản phẩm quốc dân
Giá cố định theo năm 1994
Giá hiện hành
Giá trị sản xuất bình qn
Giá trị sản xuất nơng nghiệp
Hợp tác xã
Kinh tế trang trại
Kinh tế - Xã hội
Lao động
Lƣơng thực thực phẩm
Nông nghiệp
Nông nghiệp-Lâm nghiệp-Thuỷ sản
Phổ thông trung học
Sản lƣợng lƣơng thực

Sản phẩm
Thể dục thể thao
Tiểu học
Trung học cơ sở
Trang tại
Ủy ban nhân dân
Xã hội chủ nghĩa


iv

MỤC LỤC
Trang
Trang phụ bìa
LỜI CAM ĐOAN ....................................................................................................... i
LỜI CẢM ƠN ............................................................................................................ ii
DANH MỤC CÁC CHỮ VIẾT TẮT ....................................................................... iii
DANH MỤC CÁC BẢNG........................................................................................ vi
DANH MỤC CÁC HÌNH ........................................................................................ vii
MỞ ĐẦU .....................................................................................................................1
Chƣơng 1 CƠ SỞ LÝ LUẬN VÀ THỰC TIỄN VỀ CƠ CẤU KINH TẾ VÀ
CHUYỂN DỊCH CƠ CẤU KINH TẾ NÔNG NGHIỆP ............................................5
1.1. Cơ sở lý luận về chuyển dịch cơ cấu kinh tế nông nghiệp...................................5
1.1.1. Phát triển kinh tế nông nghiệp ..........................................................................5
1.1.2. Khái niệm nơng nghiệp và vai trị của nông nghiệp trong nền kinh tế quốc dân ....... .9
1.1.3. Cơ cấu kinh tế nông nghiệp.............................................................................11
1.1.4. Chuyển dịch cơ cấu kinh tế nơng nghiệp ........................................................18
1.1.5. Chính sách của Đảng và Nhà nƣớc về chuyển dịch cơ cấu kinh tế nông
nghiệp. .......................................................................................................................27
1.2. Cơ sở thực tiễn về chuyển dịch cơ cấu kinh tế nông nghiệp..............................29

1.2.1. Kinh nghiệm của các nƣớc trong khu vực về chuyển dịch cơ cấu kinh tế nông
nghiệp ........................................................................................................................29
1.2.2. Ở Việt Nam .....................................................................................................29
1.3. Tổng quan về vấn đề nghiên cứu .......................................................................33
Chƣơng 2 ĐẶC ĐIỂM ĐỊA BÀN VÀ PHƢƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU ..............35
2.1. Đặc điểm cơ bản của huyện Hậu Lộc, tỉnh Thanh Hóa .....................................35
2.1.1. Điều kiện tự nhiên và xã hội ...........................................................................35
2.1.2. Thực trạng phát triển kinh tế, xã hội huyện Hậu Lộc giai đoạn 2011 - 2015 .43
2.2. Đánh giá chung về đặc điểm của huyện Hậu Lộc ảnh hƣởng đến nhiệm vụ
chuyển dịch cơ cấu kinh tế nông nghiệp ...................................................................51
2.2.1. Thuận lợi trong phát triển kinh tế nơng nghiệp...............................................51
2.2.2. Những khó khăn phát triển kinh tế nông nghiệp .............................................52


v

2.2.3. Nhận xét chung ...............................................................................................52
2.3. Phƣơng pháp nghiên cứu ....................................................................................53
2.3.1. Phƣơng pháp thu nhập thông tin .....................................................................53
2.3.2. Phƣơng pháp thống kê kinh tế.........................................................................54
2.3.3. Phƣơng pháp phân tích so sánh .......................................................................54
2.3.4. Phƣơng pháp xử lý số liệu ...............................................................................55
2.4. Hệ thống chỉ tiêu sử dụng trong nghiên cứu đề tài ............................................55
Chƣơng 3 KẾT QUẢ NGHIÊN CỨU VÀ THẢO LUẬN .......................................56
3.1. Thực trạng q trình chuyển dịch cơ cấu kinh tế nơng nghiệp huyện Hậu Lộc,
tỉnh Thanh Hóa giai đoạn 2011 -2015 ......................................................................56
3.1.1. Sự chuyển dịch cơ cấu kinh tế chung toàn huyện Hậu Lộc ............................56
3.1.2. Thực trạng chuyển dịch cơ cấu nông nghiệp huyện Hậu Lộc .........................59
3.2. Đánh giá q trình cơng nghiệp hóa, hiện đại hóa trên địa bàn huyện Hậu Lộc..........84
3.2.1. Thực trạng về q trình cơng nghiệp hóa, hiện đại hóa.................................84

3.2.2. Những hạn chế, bất cập trong phát triển cơng nghiệp hóa, hiện đại hóa.......84
3.3. Những thành cơng và tồn tại trong chuyển dịch cơ cấu kinh tế nông nghiệp
huyện Hậu Lộc, tỉnh Thanh Hóa giai đoạn 2011 - 2015. ..........................................85
3.3.1. Những thành công ...........................................................................................85
3.3.2. Những tồn tại ...................................................................................................85
3.3.3. Những nguyên nhân của tồn tại ......................................................................86
3.4. Một số giải pháp nh m thực hiện thành công chuyển dịch cơ cấu kinh tế nông
nghiệp theo hƣớng CNH, HĐH tại huyện Hậu Lộc, tỉnh Thanh Hóa giai đoạn 2016 2020 ...........................................................................................................................88
3.4.1. Quan điểm, định hƣớng chuyển dịch cơ cấu kinh tế nơng nghiệp tới năm
2020 tầm nhìn đến năm 2025 ....................................................................................88
3.4.2. Một số giải pháp chủ yếu góp phần đẩy mạnh chuyển dịch cơ cấu kinh tế
nông nghiệp theo hƣớng công nghiệp hóa, hiện đại hóa ở huyện Hậu Lộc, tỉnh
Thanh Hóa, giai đoạn 2016 - 2020. ...........................................................................96
3.5. Một số ý kiến kiến nghị đề thực hiện các giải pháp .........................................109
KẾT LUẬN .............................................................................................................110
TÀI LIỆU THAM KHẢO


vi

DANH MỤC CÁC BẢNG
Tên bảng

TT
2.1

Biến động đất đai huyện Hậu Lộc giai đoạn 2011 - 2015

2.2


Chuyển dịch cơ cấu lao động huyện Hâu Lộc giai đoạn (20112015)

Trang
41
47

2.3

Một số chỉ tiêu về dân số , mật độ dân cƣ huyện Hậu Lộc năm 2015

48

3.1

Cơ cấu kinh tế huyện Hậu Lộc (2011-2015)

57

3.2

Một số chỉ tiêu cây trồng chính, giai đoạn 2010 - 2015

60

3.3

Diện tích đất canh tác trong lĩnh vực trồng trọt

63


3.4

Giá trị sản xuất trong lĩnh vực trồng trọt

63

3.5

Chỉ tiêu ngành chăn nuôi huyện Hậu Lộc giai đoạn 2011 - 2015

68

3.6

Chuyển dịch cơ cấu trong lĩnh vực lâm nghiệp

71

3.7

Chỉ tiêu ngành thủy sản huyện Hậu Lộc giai đoạn 2011 - 2015

73

3.8

Chỉ tiêu sản lƣợng khai thác thủy sản huyện Hậu Lộc giai đoạn 2011
- 2015

3.9


Giá trị ngành thủy sản huyện Hậu Lộc (2011 -2015)

74
75

3.10 Hệ thống trạm biến áp của huyện

79

3.11 Các loại hình trang trại tại Hậu Lộc

80

3.12 Mục tiêu phát triển nơng nghiệp theo hƣớng sản xuất hàng hóa của
huyện Hậu Lộc
3.13 Mục tiêu giá trị sản xuất các ngànhtrồng trọt, chăn nuôi, thủy sản
đến năm 2020
3.14 Mục tiêu phát triển kinh tế của huyện Hậu Lộc, giai đoạn 2016 –
2020

91

92

99


vii


DANH MỤC CÁC HÌNH
TT

Tên hình

Trang

3.1

Biểu đồ cơ cấu các ngành kinh tế huyện Hậu Lộc năm 2015

58

3.2

Biểu đồ sản lƣợng cây trồng chính

61

3.3

Biểu đồ biến động diện tích trồng trọt giai đoạn 2011-2015

64

3.4

Biểu đồ giá trị sản xuất trong lĩnh vực trồng trọt giai đoạn 2011-

64


2015
3.5

Biểu đồ tỷ trọng ngành chăn nuôi giai đoạn 2011 - 2015

70

3.6

Biểu đồ giá trị sản xuất trong lĩnh vực lâm nghiệp

72

3.7

Biểu đồ sản lƣợng khai thác thủy sản huyện Hậu Lộc (2011 -

74

2015)
3.8

Biểu đồ giá trị sản xuất ngành thủy sản huyện Hậu Lộc (2011 -

76

2015)
3.9


Biểu đồ thu nhập bình quân của trang trại

80

3.10

Biểu đồ mục tiêu giá trị sản xuất các ngành trồng trọt, chăn nuôi,

92

thủy sản đến năm 2020


1

MỞ ĐẦU
1.Sự cần thiết của vấn đề nghiên cứu
Nông nghiệp là ngành sản xuất vật chất cơ bản của xã hội cung cấp nhiều
loại sản phẩm thiết yếu cho đời sống xã hội, là thị trƣờng rộng lớn của nền kinh tế,
cung cấp nguồn nhân lực và tạo nên tích luỹ ban đầu cho sự ngiệp phát triển của đất
nƣớc. Lý luận và thực tiễn đã chứng minh r ng, nơng nghịêp đóng vai trị to lớn
trong sự phát triển kinh tế. Hầu hết các nƣớc phải dựa vào sản xuất nông nghiệp để
tạo sản lƣợng lƣơng thực, thực phẩm cần thiết đủ để ni sống dân tộc mình và tạo
nền tảng cho các ngành, các hoạt động kinh tế khác phát triển.
Chuyển dịch cơ cấu kinh tế nông nghiệp là một yếu tố khách quan do bởi
nơng nghiệp có một vị trí quan trọng, là ngành sản xuất ra những sản phẩm thiết yếu
cho nhu cầu tồn tại và phát triển xã hội, chuyển dịch cơ cấu kinh tế nơng nghiệp sẽ
có tác động rất mạnh đến sự phát triển của nền kinh tế quốc dân.
Sự phát triển của lực lƣợng sản xuất và phân công lao động xã hội nó gắn liền
và chi phối sự hình thành và biến đổi của cơ cấu kinh tế trong nền kinh tế tự cung tự

cấp lực lƣợng sản xuất phân công lao động xã hội kém phát triển trì trệ nên cơ cấu
KTNN chậm chuyển biến, chỉ từ khi chuyển từ nền kinh tế thuần nơng sang sản
xuất hàng hố thì lực lƣợng sản xuất và phân công lao động mới phát triển ở trình
độ cao làm cho cơ cấu chuyển dịch mạnh mẽ, mặt khác sự phát triển của lực lƣợng
sản xuất và phân công lao động xã hội là một xu thế tất yếu khách quan của sự phát
triển xã hội, do đó chuyển dịch cơ cấu KTNN cũng là một tất yếu khách quan.
Hậu Lộc là huyện đồng b ng ven biển n m ở phía Đơng Bắc của tỉnh Thanh
Hố. Tổng diện tích tự nhiên của huyện là 14.367,19 ha, trong đó đất sản xuất nơng
nghiệp có 7.406,54 ha (chiếm 51,55% tổng diện tích tự nhiên). Tồn huyện có 27
đơn vị hành chính (26 xã và 1 thị trấn), dân số trung bình tồn huyện năm 2015 là
195.893 ngƣời; mật độ dân số chiếm 1.365 ngƣời/km2. Trong những năm qua,
huyện Hậu Lộc đã đạt đƣợc những thành quả về phát triển kinh tế - xã hội rất đáng
khích lệ. Tốc độ tăng trƣởng GDP giai đoạn 2011-2015 bình quân đạt 13%/năm,


2

trong đó ngành nơng, lâm, thuỷ sản tăng bình qn 9%/năm; công nghiệp - xây
dựng tăng 17,6%/năm; dịch vụ tăng 14,8%/năm. Cơ cấu kinh tế đã chuyển dịch theo
hƣớng tích cực, tăng tỷ trọng công nghiệp - xây dựng và dịch vụ, giảm dần tỷ trọng
nông lâm nghiệp. Cơ cấu kinh tế tƣơng ứng Nông - Lâm nghiệp và Thủy sản:
36,1%, Công nghiệp - Xây dựng: 29,3%, các ngành Dịch vụ: 34,6%.
Giai đoạn từ nay đến năm 2020, đất nƣớc ta nói chung, tỉnh Thanh Hố và huyện
Hậu Lộc nói riêng sẽ bƣớc vào một giai đoạn phát triển kinh tế - xã hội mới với
nhiều cơ hội cũng nhƣ phải đối mặt với nhiều thách thức do quá trình hội nhập toàn
diện với nền kinh tế toàn cầu. Trong bối cảnh đó, việc chủ động định hƣớng và xây
dựng các giải pháp phát triển phù hợp cho ngành kinh tế nông, lâm nghiệp và thủy
sản là hết sức cần thiết;
Cùng với sự chuyển biến chung của nền kinh tế cả nƣớc, huyện Hậu Lộc - Thanh
Hoá cũng đang dần chuyển dịch cơ cấu kinh tế nông nghiệp, theo Nghị quyết số

16/2014/NQ-TU của Ban Thƣờng vụ tỉnh ủy tỉnh Thanh Hóa, Nghị quyết Đại Hội
đại biểu huyện Đảng bộ huyện Hậu Lộc lần thứ XXVI, nhiệm kỳ 2015 -2020. Qua
số liệu Thống kê của Phòng Thống kê, các Báo cáo của Phịng Nơng nghiệp &
PTNT huyện, q trình chuyển dịch cơ cấu kinh tế nông nghiệp tại huyện Hậu Lộc
những năm gần đây cịn chậm chạp, tự phát, quy mơ sản xuất nhỏ lẻ, phân tán và
gặp khơng ít khó khăn về cơ sở vật chất, về cơ chế chính sách, và trình độ của đội
ngũ cán bộ quản lý.
Nhận thấy đƣợc tính chất phức tạp, quan trọng của quá trình chuyển dịch cơ cấu
kinh tế nơng nghiệp nên em đã chọn đề tài nghiên cứu “Một số giải pháp nh m th
hi n thành
hoá, hi n

ng huy n
ih

h

u inh t

n ng nghi p th o h

ng

ng nghi p

gi i o n 2016 - 2020, t i huy n H u ộ , t nh h nh Hoá làm

luận văn thạc sĩ.
2. Mục tiêu nghiên cứu
+ Mục tiêu tổng quát:

Trên cơ sở đánh giá hiện trạng kinh tế nông nghiệp và q trình chuyển
dịch cơ cấu kinh tế nơng nghiệp, để đề xuất một số giải pháp, góp phần đẩy mạnh


3

q trình chuyển dịch cơ cấu kinh tế nơng nghiệp theo hƣớng cơng nghiệp hố, hiện
đại hố tại huyện Hậu Lộc, Thanh Hoá
+ Mục tiêu cụ thể:
- Hệ thống hoá đƣợc cơ sở lý luận về cơ cấu kinh tế nông nghiệp và chuyển
dịch cơ cấu kinh tế nông nghiệp
- Đánh giá đƣợc hiện trạng cơ cấu kinh tế nông nghiệp và q trình chuyển
dịch cơ cấu kinh tế nơng nghiệp tại huyện Hậu Lộc, tỉnh Thanh Hoá.
- Đề xuất đƣợc những giải pháp chủ yếu để đẩy mạnh quá trình chuyển dịch
cơ cấu kinh tế nơng nghiệp theo hƣớng cơng nghiệp hố, hiện đại hố tại huyện Hậu
Lộc, tỉnh Thanh Hoá giai đoạn 2016 - 2020.
3. Đối tƣợng , phạm vi nghiên cứu
3.1. Đối tƣợng nghiên cứu
Cơ cấu kinh tế nơng nghiệp và q trình chuyển dịch cơ cấu kinh tế nơng nghiệp
tại huyện Hậu Lộc, tỉnh Thanh Hố
3.2. Phạm vi nghiên cứu
- Phạm vi không gian: Tập trung vào vấn đề cơ cấu kinh tế và chuyển dịch cơ
cấu kinh tế trong lĩnh vực nông nghiệp của huyện Hậu Lộc, tỉnh Thanh Hoá
- Phạm vi thời gian nghiên cứu tiến hành từ năm 2011 - 2015
4. Nội dung nghiên cứu
- Cơ sở lý luận về cơ cấu kinh tế nông nghiệp và chuyển dịch cơ cấu kinh tế
nông nghiệp.
- Hiện trạng cơ cấu kinh tế nông nghiệp tại huyện Hậu Lộc, tỉnh Thanh Hoá
giai đoạn 2011 - 2015.
- Thực trạng quá trình chuyển dịch cơ cấu kinh tế nơng nghiệp tại huyện Hậu

Lộc, tỉnh Thanh Hố giai đoạn 2011 - 2015.
- Các giải pháp nh m thực hiện thành công chuyển dịch cơ cấu kinh tế nông
nghiệp theo hƣớng cơng nghiệp hố, hiện đại hóa giai đoạn 2016 - 2020, theo tinh
thần Nghị quyết Đại Hội đại biểu huyện Đảng bộ huyện Hậu Lộc lần thứ XXVI,
nhiệm kỳ 2015 -2020


4

5. Kết cấu của luận văn
Ngoài phần mở đầu, phần kết luận, luận văn gồm có 3 chƣơng; cụ thể:
Ch

ng 1. C sở lý lu n và th c tiễn về chuy n d h

Ch

ng 2. Đặ

i m

bàn và ph

ng pháp nghiên ứu về chuy n d h

kinh t nông nghi p .
Ch

u kinh t nông nghi p..


ng 3. K t quả nghiên cứu và thảo lu n.

u


5

Chƣơng 1
CƠ SỞ LÝ LUẬN VÀ THỰC TIỄN VỀ CƠ CẤU KINH TẾ
VÀ CHUYỂN DỊCH CƠ CẤU KINH TẾ NÔNG NGHIỆP
1.1. Cơ sở lý luận về chuyển dịch cơ cấu kinh tế nông nghiệp
1.1.1. Phát triển kinh tế nông nghiệp
1.1.1.1. Phát tri n inh t
Sự tiến bộ trong mỗi quốc gia trong một giai đoạn nhất định đƣợc xem xét
trên hai mặt :Một là, sự gia tăng kinh tế, ( còn đƣợc thay b ng thuật ngữ tăng trƣởng
kinh tế); Hai là, sự tiến bộ xã hội.
Phát triển kinh tế không chỉ bao gồm những thay đổi về số lƣợng nhƣ tăng
trƣởng kinh tế, mà còn bao gồm cả những thay đổi về chất lƣợng cuộc sống. Phát
triển kinh tế có thể hiểu là một q trình tăng trƣởng về mọi mặt của nền kinh tế
trong một thời kỳ nhất định.
Phát triển kinh tế là phạm trù kinh tế - xã hội rộng lớn, trong khuôn khổ một
định nghĩa hay một khái niệm ngắn gọn không thể bao hàm hết đƣợc nội dung lớn
của nó. Phát triển kinh tế phản ánh đƣợc nội dung cơ bản sau :
- Sự gia tăng lên về quy mô sản xuất làm tăng thêm giá trị sản lƣợng của cải
vật chất, dịch vụ và sự biến đổi tích cực về cơ cấu kinh tế, tạo ra một cơ cấu kinh tế
hợp lý có khả năng khai thác nguồn lực trong nƣớc và nƣớc ngoài.
- Sự tác động tăng trƣởng kinh tế làm thay đổi cơ cấu xã hội, cải thiện đời
sống dân cƣ, giảm bớt đói nghèo, rút ngắn khoảng cách gữa các tầng lớp dân cƣ,
bảo đảm công b ng xã hội.
- Sự phát triển là quy luật tiến hố, song nó chịu tác động của nhiều nhân tố,

trong đó nhân tố nội lực của nền kinh tế có ý nghĩa quyết định, cịn nhân tố bên
ngồi có vai trị quan trọng.
1.1.1.2. Phát tri n inh t n ng nghi p
Phát triển kinh tế nơng nghiệp là q trình lớn lên (hay tăng tiến) về mọi mặt
của nền kinh tế nông nghiệp trong một thời kỳ nhất định. Phát triển kinh tế nông
nghiệp theo những khía cạnh sau: Phát triển sức sản xuất trong nông nghiệp; Phát


6

triển phân công lao động trong nông nghiệp; Nâng cao dân trí; Giải quyết tốt vấn đề
mơi trƣờng.
1.1.1.3. Mụ tiêu phát tri n inh t n ng nghi p
Bảo đảm an ninh lƣơng thực quốc gia trƣớc mắt và lâu dài; Tăng nhanh sản
xuất nơng sản hàng hố và hàng hoá xuất khẩu; Nâng cao đời sống vật chất và
tinh thần cho dân cƣ nông nghiệp và nông thôn; Bảo vệ môi trƣờng sinh thái, giảm
nhẹ thiên tai để phát triển bền vững, cụ thể:
Thứ nhất, nâng cao đời sống vật chất, tinh thần của cƣ dân nơng thơn, hài
hồ giữa các vùng, đặc biệt tạo sự chuyển biến nhanh hơn ở các vùng cịn nhiều khó
khăn; nơng dân có trình độ sản xuất ngang b ng với các nƣớc tiên tiến trong khu
vực và đủ bản lĩnh chính trị giữ vai trị làm chủ nơng thơn mới.
Thứ hai, xây dựng nền nơng nghiệp tồn diện theo hƣớng hiện đại hố, bền
vững, sản xuất hàng hố lớn, có năng suất, chất lƣợng, hiệu quả và khả năng cạnh
tranh cao, bảo đảm vững chắc an ninh lƣơng thực quốc gia cả trƣớc mắt và lâu dài.
Thứ ba, xây dựng nông thôn mới có kết cấu hạ tầng kinh tế-xã hội hiện đại;
cơ cấu kinh tế và các hình thức tổ chức sản xuất hợp lý; môi trƣờng sinh thái đƣợc
bảo vệ.
1.1.1.4. Nội ung ủ phát tri n inh t n ng nghi p
*. Phát tri n inh t n ng nghi p về l ợng : Tăng quy mô, sản lƣợng; Tăng
giá trị sản xuất nông nghiệp; Tăng trƣởng các ngành trong nội bộ nông nghiệp.

*. Phát tri n inh t n ng nghi p về h t: Chuyển dịch cơ cấu kinh tế nơng
nghiệp hợp lý; Hồn thiện tổ chức sản xuất nông nghiệp; Tăng năng suất nông
nghiệp; Giải quyết việc làm và nâng cao thu nhập lao động nông nghiệp; Bảo vệ, tái
tạo môi trƣờng sống và sản xuất nông nghiệp.
1.1.1.5. Ch tiêu phát tri n inh t n ng nghi p
Quan điểm phổ biến hiện nay đánh giá phát triển kinh tế nông nghiệp
là xác định rõ cả về những vấn đề định tính và định lƣợng của hoạt động kinh
tế nông nghiệp trong một thời kỳ nhất định.


7

*. Ch tiêu

nh l ợng: Giá trị sản xuất nông nghiệp; Mức và tốc độ tăng giá

trị sản xuất nông nghiệp; Năng suất nông nghiệp; Việc làm và thu nhập lao động.
*. Ch tiêu

nh tính: Thay đổi tỷ lệ đóng góp của các ngành trong nội bộ

nơng nghiệp; Hiệu quả sử dụng các nguồn lực trong sản xuất nông nghiệp:
Đất đai; lao động; hiệu quả sử dụng vốn..
1.1.1.6. Những nhân tố hủ y u ảnh h ởng

n phát tri n inh t n ng nghi p

*. Cá nhân tố thuộ về iều i n t nhiên
Vị trí địa lý, điều kiện đất đai, điều kiện khí hậu thời tiết, các nguồn tài
nguyên khác của vùng nhƣ nguồn nƣớc, rừng, khoáng sản, nguồn lao động trong đó

có nhiều nhân tố tác động một cách trực tiếp tới sự phát triển kinh tế nơng nghiệp.
Vị trí địa lý thuận lợi và các tiềm năng tự nhiên phong phú, đa dạng của mỗi vùng
lãnh thổ là nhân tố thuận lợi cho sự phát triển nông nghiệp, nông thôn. Những nơi
điều kiện tự nhiên khơng thuận lợi nhƣ diện tích đất nơng nghiệp bình quân đầu
ngƣời thấp, đất kém màu mỡ, thiếu nƣớc sản xuất, bão lụt,… đƣơng nhiên việc phát
triển kinh tế nông nghiệp sẽ gặp nhiều khó khăn.
*. Cá nhân tố inh t - xã hội
Các nhân tố kinh tế - xã hội gồm: Cơ cấu kinh tế nông nghiệp, nông thôn,
các thành phần kinh tế nông thôn, thị trƣờng, vốn, cơ sở hạ tầng nông thôn, sự phát
triển của dân cƣ, lao động, trình độ ngƣời lao động, phong tục tập qn, chính sách
của Nhà nƣớc…Trong đó vốn, lao động, cơ sở hạ tầng có vị trí quan trọng. Nếu có
nguồn vốn dồi dào, lao động có trình độ tay nghề cao, cơ sở hạ tầng của nông thôn
hiện đại và đồng bộ, hệ thống chính sách của Nhà nƣớc thơng thống có tác dụng
khuyến khích thì chắc chắn kinh tế nông nghiệp, nông thôn sẽ phát triển tốt. Ngƣợc
lại, nếu thiếu vốn, lao động dƣ thừa trình độ thấp, cơ sở hạ tầng lạc hậu, khơng đồng
bộ, hệ thống chính sách của Nhà nƣớc gị bó, khơng khuyến khích sẽ kìm hãm sự
phát triển nơng nghiệp. Đời sống của ngƣời dân nông thôn sẽ chậm đƣợc cải thiện.
*. Cá nhân tố về tổ hứ sản xu t, ho họ

ng ngh và ỹ thu t

Tổ chức sản xuất giữ vai trò hết sức quan trọng đối với sự phát triển triển
nông thơn nói chung và phát triển nơng nghiệp nói riêng. Nếu tổ chức sản xuất tốt,


8

các mơ hình tổ chức phù hợp với trình độ phát triển của lực lƣợng sản xuất trong
nơng nghiệp thì nó sẽ tác dụng thúc đẩy phát triển nơng nghiệp nhanh và lành
mạnh. Khi mơ hình tổ chức sản xuất khơng phù hợp nó sẽ tạo ra lực cản cho sự phát

triển kinh tế nông nghiệp. Ngày nay, khoa học kỹ thuật và cơng nghệ giữ vai trị
quyết định đối với việc nâng cao năng suất, chất lƣợng của sản phẩm, cũng nhƣ
năng suất lao động của con ngƣời. Vì vậy, việc áp dụng thành tựu khoa học và công
nghệ vào sản xuất là một đòi hỏi bức xúc của nền kinh tế nƣớc ta nói chung, của sự
hát triển kinh tế nơng nghiệp, nơng thơn nói riêng.
*. Nh m nhân tố phi inh t
Các nhân tố phi kinh tế đó là các nguồn lực khơng trực tiếp nh m mục đích
kinh tế nhƣng gián tiếp ảnh hƣởng đến sự tăng trƣởng và phát triển kinh tế. Có hàng
loạt nhân tố thuộc loại này nhƣ địa ví cá nhân trong cộng đồng, cơ cấu gia đình, cơ
cấu giai cấp, cơ cấu tôn giáo, cơ cấu thành thị - nông thôn, đặc điểm văn hố – xã
hội, thể chế chính trị xã hội. Đặc điểm chung của nhóm nhân tố này là khơng lƣợng
hố đƣợc các ảnh hƣởng của nó, nên khơng thể tính tốn đối chiếu cụ thể đƣợc. Có
phạm vi ảnh hƣởng rộng và phức tạp trong xã hội, nên không thể đánh giá một cách
tách biệt rõ rệt đƣợc và khơng có ranh giới rõ ràng.
1.1.1.7. Ý nghĩ

ủ phát tri n inh t n ng nghi p

Nông nghiệp là ngành sản xuất vật chất chủ yếu của nền kinh tế cung cấp
những sản phẩm thiết yếu nhƣ lƣơng thực, thực phẩm cho con ngƣời tồn tại. C.Mác
cũng đã khẳng định: “Nông nghiệp là một trong hai ngành sản xuất vật chất chủ yếu
của xã hội, sản phẩm nông nghiệp là nhu cầu tối cơ bản của con ngƣời”. Mặt khác,
phần lớn nguyên liệu của các ngành nông nghiệp thực phẩm, công nghiệp chế biến
và công nghiệp nhẹ khác do nông nghiệp cung cấp.
Nông nghiệp không những là nguồn cung cấp sản phẩm hàng hoá cho thị
trƣờng trong nƣớc và ngồi nƣớc mà cịn cung cấp các yếu tố sản xuất nhƣ lao động
và vốn cho các khu vực kinh tế khác. Sự phát triển của nơng nghiệp có ảnh hƣởng
trực tiếp hay gián tiếp đến khả năng đáp ứng về lao động cho các ngành công
nghiệp và ngành phi nơng nghiệp. Q trình cơng nghiệp hố đều cần sự đầu tƣ lớn



9

về vốn. Nơng nghiệp cịn là thị trƣờng tiêu thụ các sản phẩm dịch vụ của công
nghiệp và các ngành kinh tế khác. Sản xuất nông nghiệp cũng gắn liền với việc sử
dụng và quản lý các tài nguyên thiên nhiên nhƣ đất đai, nguồn nƣớc, rừng, thực vật
và động vật. Nền nơng nghiệp phát triển ngồi việc đảm bảo các vai trị nêu trên cịn
phải góp phần gìn giữ và bảo vệ tài nguyên thiên nhiên và môi trƣờng, chống giảm
cấp về nguồn lực và mất đa dạng sinh học. Đó là yếu tố cơ bản cho sự phát triển
một nền nông nghiệp ổn định và bền vững.

1.1.2. Khái niệm nơng nghiệp và vai trị của nơng nghiệp trong nền kinh tế quốc dân
1.1.2.1. Khái ni m n ng nghi p
Nông nghiệp là ngành sản xuất vật chất cơ bản của xã hội, sử dụng đất đai để trồng
trọt và chăn nuôi, khai thác cây trồng và vật nuôi làm tƣ liệu và nguyên liệu lao động chủ
yếu để tạo ra lƣơng thực thực phẩm và một số nguyên liệu cho công nghiệp.
Nông nghiệp là một ngành sản xuất lớn, bao gồm nhiều lĩnh vực: trồng trọt,
chăn nuôi, sơ chế nơng sản; theo nghĩa rộng, cịn bao gồm cả lĩnh vực: lâm nghiệp,
thuỷ sản.
* Ngành n ng nghi p (th o nghĩ rộng) là: tổ hợp các ngành gắn liền với q trình
sinh học gồm nơng nghiệp, lâm nghiệp và ngƣ nghiệp. Khi phân tích đánh giá cơ cấu kinh
tế thì tiêu chí, cơ cấu ngành thƣờng đƣợc xem trọng nhất bởi vì nó phản ánh trình độ phát
triển của phân công lao động xã hội. Lực lƣợng sản xuất càng phát triển, phân công lao
động xã hội càng sâu sắc, tỷ mỉ thì càng có nhiều ngành kinh tế hình thành và phát triển đa
dạng khác nhau. Ở nƣớc ta cho đến nay, về cơ bản vẫn là một nƣớc nơng nghiệp cho nên
sự phát triển của nó giữ vai trị quyết định trong kinh tế nơng thơn, đồng thời là một trong
những ngành cơ bản của nền kinh tế quốc dân.
* Ngành n ng nghi p (th o nghĩ hẹp): bao gồm trồng trọt và chăn nuôi.
Trong trồng trọt đƣợc phân ra trồng cây lƣơng thực, cây cơng nghiệp, cây ăn quả…
Ngành chăn ni gồm có chăn ni gia súc, gia cầm… Những ngành trên có thể

phân ra thành các ngành nhỏ hơn. Chúng có mối quan hệ mật thiết với nhau trong
quá trình phát triển và tạo thành cơ cấu nông nghiệp.


10

1.1.2.2. V i trò ủ sản xu t n ng nghi p trong nền inh t quố

ân

Sản xuất nông nghiệp đóng vai trị rất quan trọng đối với nền kinh tế quốc
dân đƣợc thể hiện ở một số điểm sau:
- Nông nghiệp là ngành sản xuất quan trọng trong quá trình sản xuất tƣ liệu tiêu
dùng thiết yếu cho con ngƣời (lƣơng thực, thực phẩm và nguyên liệu cho công nghiệp)
mà khơng một ngành nào có thể thay thế đƣợc.
- Nơng nghiệp có ảnh hƣởng đến nhiều ngành kinh tế quốc dân, đặc biệt là
ngành công nghiệp.
- Nông nghiệp, nông thôn là thị trƣờng rộng lớn tiêu thụ sản phẩm cho nền
kinh tế quốc dân.
- Nông nghiệp, nông thôn là nguồn cung cấp nhân lực cho các ngành kinh tế
xã hội phát triển. Sự nghiệp CNH, HĐH ở nƣớc ta địi hỏi nguồn lao động khơng
ngừng đƣợc bổ sung từ khu vực nông nghiệp.
- Nông nghiệp phát triển tạo điều kiện để chuyển các yếu tố sản xuất sang
khu vực phi nông nghiệp.
1.1.2.3. Những ặ

i m

bản ủ sản xu t n ng nghi p Vi t N m


Nông nghiệp là một trong hai ngành sản xuất vật chất chủ yếu của xã hội.
Sản xuất nơng nghiệp có những đặc điểm riêng mà các ngành sản xuất khác khơng
thể có, đó là:
- rong n ng nghi p ruộng

t vừ là t li u sản xu t hủ y u, vừ là t li u

sản xu t ặ bi t .Ruộng đất là tƣ liệu sản xuất chủ yếu tạo ra các loại nơng sản
phẩm. Khơng có ruộng đất thì về cơ bản không thể tiến hành các hoạt động sản xuất
kinh doanh nông nghiệp.
- Đối t ợng ủ sản xu t n ng nghi p là những

th sống

Trong nông nghiệp đối tƣợng sản xuất là những cơ thể sống, do đó trong q
trình sản xuất, chúng ln địi hỏi sự tác động thích hợp của con ngƣời và của tự
nhiên để sinh trƣởng và phát triển.
- Sản xu t n ng nghi p m ng tính thời vụ
Trong sản xuất nơng nghiệp tính thời vụ đƣợc thể hiện rất rõ nét, đặc biệt là
trong ngành trồng trọt. Nhân tố cơ bản quyết định tính thời vụ của sản xuất là quy


11

luật sinh trƣởng và phát triển của cây trồng, vật ni. Những biểu hiện chủ yếu của
tính thời vụ trong sản xuất nông nghiệp là:
+ Ở mỗi loại cây trồng, vật nuôi các giai đoạn sinh trƣởng và phát triển diễn
ra trong những khoảng thời gian khác nhau của mùa vụ sản xuất, địi hỏi thời gian,
hình thức và mức độ tác động trực tiếp của con ngƣời tới chúng cũng khác nhau.
+ Cùng một loại cây trồng, vật nuôi ở những vùng có điều kiện khí hậu, thời

tiết khác nhau thƣờng có mùa vụ và thời vụ sản xuất khác nhau.
+ Các loại cây trồng, vật nuôi khác nhau thƣờng có mùa vụ, thời vụ sản xuất
khác nhau.
- Sản xu t n ng nghi p th ờng
trời trên h ng gi n ruộng

hu ỳ ài và phần l n ti n hành ngoài

t rộng l n, l o ộng và t li u l o ộng lu n lu n b

i ộng và th y ổi th o thời gi n và h ng gi n.
- Sản xu t n ng nghi p h u s tá
t nhiên, ặ bi t là iều i n

t

ộng và ảnh h ởng l n ủ

i, hí h u, nguồn n

á

iều i n

,…

Ngồi những đặc điểm chung của sản xuất nông nghiệp nêu trên, nơng
nghiệp nƣớc ta cịn có những đặc điểm riêng, nhƣ:
- Sản xu t n ng nghi p ở n


t phổ bi n là sản xu t nhỏ, cơ cấu nông nghiệp

nƣớc ta đang chuyển dịch theo yêu cầu đẩy mạnh cơng nghiệp hóa, hiện đại hóa và phát
triển nền nơng nghiệp hàng hóa nhiều thành phần theo định hƣớng xã hội chủ nghĩa.
- rong n ng nghi p n

t , bình qn ruộng

t th o ầu ng ời ít, sứ l o

ộng n ng nghi p nhiều l i phân bố h ng ồng ều giữ
- Sản xu t n ng nghi p ủ n

t

á miền và các vùng.

h u ảnh h ởng ủ

hí h u nhi t

i,

ẩm, có chế độ gió mùa, hàng năm chia làm hai mùa rõ rệt, đồng thời tùy theo vĩ
tuyến và độ cao của từng vùng mà một số nơi cịn có khí hậu ôn đới.
1.1.3.

c u kinh tế nông nghiệp

1.1.3.1. Khái ni m và bản h t

*C

u inh t n ng nghi p

u inh t

Một nền kinh tế bao gồm có các ngành công nghiệp, nông nghiệp và dịch vụ.
Nông nghiệp là một ngành trong nền kinh tế quốc dân.


12

Để phát triển kinh tế - xã hội của cả nƣớc thì cần phải nâng cao hiệu quả hoạt
động nơng nghiệp. Để nâng cao hiệu quả hoạt động nông nghiệp thì cần xác định
một cơ cấu kinh tế nơng nghiệp đúng đắn và hợp lí; Điều đó sẽ giúp khai thác và sử
dụng các nguồn lực: lao động, đất đai... một cách hiệu quả nhất, từ đó giúp cho các
các ngành kinh tế nơng nghiệp phát triển nhanh, góp phần thực hiện thắng lợi các
mục tiêu phát triển kinh tế - xã hội của đất nƣớc.
Theo C.Mác: “C

u inh t - xã hội là toàn th những qu n h sản xu t

phù hợp v i một quá trình phát tri n nh t

nh ủ l

l ợng sản xu t v t h t .

Cơ cấu chính là sự phân chia về chất và tỉ lệ về những số lƣợng của những quá trình
sản xuất xã hội.

Cơ cấu kinh tế là tổng thể các mối quan hệ kinh tế giữa các bộ phận hợp
thành của nền kinh tế với vị trí, trình độ cơng nghê, qui mơ, tỉ trọng tƣơng ứng của
từng bộ phận và sự quan hệ tƣơng tác giữa tất cả các bộ phận trong điều kiện kinh tế
- xã hội ở từng giai đoạn phát triển nhất định của lịch sử nh m thực hiện các mục
tiêu kinh tế xã hội đã đƣợc xác định. Cơ cấu kinh tế luôn gắn liền với phƣơng thức
sản xuất nhất định và một nền kinh tế nhất định. Nó bao gồm nhiều yếu tố cấu thành
và tuỳ theo mục đích phân tích mà sự phân loại các yếu tố cũng không giống nhau.
Một trong các nội dung của cơ cấu kinh tế là có cơ cấu kinh tế theo ngành.
Nó bao gồm các nhóm ngành lớn nhƣ nơng nghiệp, cơng nghiệp và dịch vụ.
Cơ cấu kinh tế nông nghiệp là một bộ phận hợp thành, không thể tách rời của cơ
cấu kinh tế quốc dân, nó đƣợc hiểu là cấu trúc bên trong của ngành nơng nghiệp, nó bao
gồm các bộ phận hợp thành nền nông nghiệp, và các bộ phận đó có mối quan hệ hữu cơ
nhất định với nhau về mặt số lƣợng, liên quan chặt chẽ về mặt chất lƣợng, chúng tác động
qua lại lẫn nhau trong điều kiện thời gian và không gian nhất định
Việc xác định cơ cấu kinh tế nơng nghiệp chính là giải quyết mối quan hệ
giữa những bộ phận cấu thành trong tổng thể kinh tế nông nghiệp dƣới tác động của
lực lƣợng sản xuất và quan hệ sản xuất, giữa tự nhiên và con ngƣời, đồng thời giải
quyết mối quan hệ giữa kinh tế nông thôn và kinh tế thành thị trong điều kiện và
hoàn cảnh lịch sử cụ thể.


13

Với mỗi vùng thì lại có điều kiện tự nhiên, kinh tế - xã hội khác nhau. Các
điều kiện đó lại là nhân tố ảnh hƣởng tới cơ cấu kinh tế nơng nghiệp của vùng, vì
vậy hình thành cơ cấu kinh tế nông nghiệp theo vùng, lãnh thổ.
Cơ cấu kinh tế nông nghiêp là bộ phận cốt lõi và cơ bản của cơ cấu kinh tế
nơng thơn. Trong q trình cơng nghiệp hóa, hiện đại hóa đất nƣớc, cơ cấu kinh tế
nông nghiệp thƣờng xuyên biến đổi. Đấy là tiền đề quan trọng cho sự chuyển dịch
cơ cấu kinh tế nông thôn. Mỗi một bƣớc phát triển của cơ cấu kinh tế nơng thơn thì

đều làm thay đổi bộ mặt của nơng thơn, rút ngắn khoảng cách về trình độ kinh tế văn hóa - xã hội giữa nơng thơn và thành thị từ đó thúc đẩy sự chuyển dịch cơ cấu
kinh tế nông nghiệp.
1.1.3.2. Ý nghĩ



u inh t n ng nghi p hợp l :

Mục tiêu của việc chuyển dịch cơ cấu kinh tế nói chung, cơ cấu kinh tế nơng
nghiệp nói riêng của mỗi đất nƣớc là khác nhau tuy nhiên tất cả đều hƣớng đến một
cơ cấu kinh tế hợp lí.
Tiêu chuẩn chung nhất để xem xét một cơ cấu kinh tế nơng nghiệp hợp lí là
cơ cấu đó phải tạo ra sự tăng trƣởng, phát triển ổn định và bền vững cho nơng thơn
từ đó góp phần phát triển bền vững nền kinh tế quốc dân, nó bao gồm các vấn đề
sau đây:
- Cơ cấu kinh tế nơng nghiệp hợp lí phải phản ánh đƣợc đầy đủ và chính xác
các qui luật khách quan, phải lấy hiệu quả kinh tế xã hội làm thƣớc đo cuối cùng.
- Cơ cấu kinh tế nơng nghiệp hợp lí phải tận dụng triệt để đƣợc các lợi thế về
tài nguyên thiên nhiên, vị trí địa lí, nguồn nhân lực... của cả nƣớc, của các ngành
và của từng địa phƣơng.
- Cơ cấu kinh tế nơng nghiệp hợp lí là phải tạo điệu kiện thúc đẩy phát triển
của từng ngành, từng vùng kinh tế và các thành phần kinh tế.
Việc xác định một cơ cấu kinh tế nơng nghiệp hợp lí là xác định tỉ trọng của
các ngành, các vùng và các thành phần kinh tế trong nông nghiệp sao cho phù hợp
với điều kiện thực tế của mỗi ngành, mỗi vùng và mỗi thành phần kinh tế để tạo cơ
cấu kinh tế nơng nghiệp sao cho có sự hỗ trợ, bổ sung lẫn nhau, nh m khai thác các


14


nguồn lực sẵn có một cách tối ƣu nhất nhƣng vẫn đảm bảo về nguồn tài nguyên,
môi trƣờng sinh thái. Từ đó góp phần đạt đƣợc mục tiêu của ngành, của vùng, của
nền kinh tế và tạo điều kiện cho các ngành khác phát triển.
1.3.3.3. Đặ tr ng

bản ủ

u inh t n ng nghi p

- Đặc trƣng của cơ cấu kinh tế nông nghiệp:
Là một bộ phận hợp thành của cơ cấu kinh tế nên cơ cấu kinh tế vừa có
những đặc trƣng chung của cơ cấu kinh tế, vừa có những đặc trƣng riêng của nơng
nghiệp với những đặc điểm mang tính đặc thù.
Từ khái niệm cơ cấu kinh tế nơng nghiệp nhƣ trên thì cơ cấu kinh tế nơng
nghiệp có những đặc trƣng cơ bản sau:
hứ nh t: Cơ cấu kinh tế nơng nghiệp mang tính khách quan, đƣợc hình
thành trên cơ sở phát triển của lực lƣợng sản xuất và phân công lao động xã hội.
Với mỗi một trình độ phát triển của lực lƣợng sản xuất, với mỗi một điều
kiện tự nhiên của từng vùng, miền thì lại có cơ cấu kinh tế nơng nghiệp khác nhau
phù hợp với điều kiện, trình độ của vùng. Nhƣ vậy, cơ cấu kinh tế nơng nghiệp
đƣợc hình thành trên những yếu tố khách quan và mang tính khách quan.
Cơ cấu kinh tế nơng nghiệp mang tính khách quan, nó luôn phản ánh và chịu
sự tác động của các quy luật khách quan. Con ngƣời là yếu tố chủ quan, nó có thể
tác động góp phần thúc đẩy hoặc hạn chế quá trình hình thành và chuyển dịch cơ
cấu kinh tế theo hƣớng hoàn thiện, hợp lý và ngƣợc lại. Vai trị của yếu tố chủ quan
này là thơng qua nhận thức, sự hiểu biết ngày càng sâu sắc những quy luật đó, rà
sốt, tổng hợp, phân tích, đánh giá những xu thế phát triển khác nhau, hoặc mâu
thuẫn nhau để tìm ra những cách thức, những phƣơng án thay đổi cơ cấu có hiệu
quả cao nhất trong điều kiện cụ thể của quốc gia cũng nhƣ của từng vùng, từng
ngành trong quá trình phát triển kinh tế.

hứ h i: Cơ cấu kinh tế nông nghiệp không ngừng vận động và phát triển
theo hƣớng ngày càng hoàn thiện, hợp lý và có hiệu quả cao hơn.
Cơ cấu kinh tế phản ánh mối quan hệ giữa các yếu tố luôn vận động của lực
lƣợng sản xuất dƣới sự tác động của tự nhiên và hoạt động của con ngƣời. Vì vậy,


15

lựợng sản xuất ngày càng phát triển, sự phân công lao động xã hội diễn ra ngày
càng sâu sắc hơn khi mà tiến bộ khoa học kỹ thuật và công nghệ tác động vào. Khi
đó thì lực lƣợng sản xuất và cấu trúc của nó có sự nhảy vọt về chất, tạo điều kiện
cho con ngƣời phát triển, thực hiện có hiệu quả chiến lƣợc phát triển đồng bộ, hợp
lý trong quá trình tái sản xuất xã hội ở trong mỗi giai đoạn lịch sử cụ thể, kéo theo
đó là cơ cấu kinh tế nông nghiêp cũng sẽ vận động và biến đổi. Cơ cấu cũ mất đi, cơ
cấu mới ra đời ngày càng hoàn thiện hơn.
hứ b : Cơ cấu kinh tế nơng nghiệp mang tính lịch sử xã hội nhất định.
Cơ cấu kinh tế nơng nghiệp chính là tỷ lệ giữa các bộ phận cấu thành nông
nghiệp trong điều kiện thời gian và không gian nhất định. Khi không gian thay đổi
tức giữa những quốc gia khác nhau hay các vùng khác nhau... sẽ có cơ cấu kinh tế
nông nghiệp khác nhau bởi do các điều kiện kinh tế xã hội khác nhau quy định. Về
thời gian thì phát triển kinh tế là một quá trình lịch sử, mỗi một giai đoạn đều có
những vấn đề then chốt. Thời gian trơi đi thì dân số ngày càng tăng, đời sống đƣợc
nâng cao cùng với đó nhu cầu về các sản phẩm từ nông nghiệp không chỉ tăng lên
về số lƣợng mà cịn tăng cả về chất lƣợng. Vì vậy, cơ cấu kinh tế nông nghiệp phải
thay đổi theo những thời gian và không gian nh m đáp ứng nhu cầu tăng lên và phù
hợp với điều kiện của từng vùng.
hứ t : Chuyển dịch cơ cấu kinh tế nơng nghiệp là một q trình và cũng
khơng thể có một cơ cấu hoàn thiện, bất biến.
Cơ cấu kinh tế nơng nghiệp đƣợc hình thành gắn với những yếu tố nhất định
về điều kiện tự nhiên, kinh tế xã hội, chính sách... khơng có cơ cấu kinh tế nào là

hồn thiện bất biến. Khi những yếu tố này thay đổi thì cơ cấu này sẽ khơng cịn phù
hợp nữa và cũng phải thay đổi theo để đạt đƣợc cơ cấu phù hợp hơn, hoàn thiện hơn
và đáp ứng nhu cầu mới. Q trình chuyển dịch từ tích lũy dần về lƣợng và dẫn tới
biến đổi về chất. Quá trình này nó khơng phải tự phát mà phụ thuộc vào nhiều yếu
tố, trong đó yếu tố con ngƣời là quan trọng vì con ngƣời thơng qua các chính sách
định hƣớng cho sợ chuyển dịch nhanh hơn và hiệu quả hơn.


×