Tải bản đầy đủ (.pdf) (92 trang)

Phân tích hiệu quả sản xuất trồng tiêu trên địa bàn huyện tân phú tỉnh đồng nai

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (688.61 KB, 92 trang )

BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO

BỘ NÔNG NGHIỆP VÀ PTNT

TRƯỜNG ĐẠI HỌC LÂM NGHIỆP

NGUYỄN LÊ QUYỀN

PHÂN TÍCH HIỆU QUẢ SẢN XUẤT TRỒNG
TIÊU TRÊN ĐỊA BÀN HUYỆN TÂN PHÚ
TỈNH ĐỒNG NAI

LUẬN VĂN THẠC SĨ KINH TẾ

Đồng Nai, năm 2012


BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO

BỘ NÔNG NGHIỆP VÀ PTNT

TRƯỜNG ĐẠI HỌC LÂM NGHIỆP

NGUYỄN LÊ QUYỀN

PHÂN TÍCH HIỆU QUẢ SẢN XUẤT TRỒNG
TIÊU TRÊN ĐỊA BÀN HUYỆN TÂN PHÚ
TỈNH ĐỒNG NAI

CHUYÊN NGÀNH: KINH TẾ NÔNG NGHIỆP
MÃ SỐ: 60.31.10



LUẬN VĂN THẠC SĨ KINH TẾ
NGƯỜI HƯỚNG DẪN KHOA HỌC
TS. NGUYỄN QUANG HÀ

Đồng Nai, năm 2012


1

ĐẶT VẤN ĐỀ
Việt Nam là đất nước mà trong đó ngành sản xuất nông nghiệp chiếm chủ
yếu (80% dân số hoạt động trong lĩnh vực nơng nghiệp). Bên cạnh đó, nông
nghiệp là ngành sử dụng rất nhiều nguồn lực chủ đạo như: Đất, nước, lao động,
vốn, … Nhưng việc sản xuất nơng nghiệp hiện nay vẫn cịn gặp q nhiều khó
khăn. Lực lượng lao động trong nền kinh tế tập trung đông nhất vào khu vực
nông thôn, nhưng tầng lớp nghèo nhất trong đất nước cũng chính là nơng dân.
Với người nông dân sản xuất các sản phẩm nông sản hồn tồn khơng có một
định hướng lâu dài, hay một sự quy hoạch vĩ mô nào cả. Đa phần họ chỉ sản xuất
theo sự suy đoán hay cảm nhận chủ quan kết hợp với những kinh nghiệm đã trải
nghiệm. Mặt khác, thị trường các sản phẩm nông sản vẫn luôn đối diện với vòng
tròn lẩn quẩn “được mùa mất giá, được giá mất mùa”. Hơn thế nữa, với sự biến
đổi khí hậu ngày càng phức tạp theo chiều hướng xấu như hiện nay thì việc sản
xuất nơng nghiệp là ngành đầu tiên phải đối mặt, vì thế ngày càng trở nên rủi ro
cao hơn trong sản xuất kinh doanh. Bởi do chu kỳ sản xuất nông nghiệp thường
kéo dài đến vài tháng và thậm chí vài năm, trong khi thời điểm thu hoạch lại chỉ
vỏn vẹn trong một khoản thời gian ngắn.
Hiện nay, mọi nguồn lực trong sản xuất ngày càng trở nên khan hiếm và
đặc biệt bị hạn chế đối với mọi nông dân. Mặt khác, đặc điểm của người nơng
dân Việt Nam nói chung và nơng dân huyện Tân Phú nói riêng bao gồm:

- Tích lũy vốn thấp;
- Đất đai manh mún, quy mơ nhỏ;
- Trình độ khoa học kỹ thuật thấp;
- Dễ thay đổi quyết định.
Để giải quyết phần nào những khó khăn của người nơng dân tại huyện
Tân Phú trong việc lựa chọn và sử dụng các nguồn lực bị giới hạn trong sản xuất


2

tiêu nhằm đạt được hiệu quả kinh tế cao nhất, đề tài “Phân tích hiệu quả sản
xuất trồng Tiêu trên địa bàn huyện Tân Phú, tỉnh Đồng Nai” được thực
hiện. Thơng qua đó, kết quả nghiên cứu của đề tài cũng nhằm tạo đủ điều kiện
cho tác giả trong việc tốt nghiệp bậc thạc sỹ ngành kinh tế nông nghiệp.
Theo xu thế phát triển hiện nay của nền kinh tế Việt Nam nói riêng và nền
kinh tế Thế giới nói chung, kinh tế nông nghiệp phải trở thành một ngành sản
xuất hàng hoá, và phải tuân thủ theo quy luật cung cầu của thị trường. Việc sản
xuất tiêu không nằm ngồi xu thế đó. Chính vì lẽ đó, người trồng tiêu ln cần
phải tìm ra những cách thức sản xuất nhằm đạt được hiệu quả kinh tế tối đa
trong điều kiện bị giới hạn bởi nguồn lực. Nhằm góp phần trả lời câu hỏi này
cho người nông dân trồng tiêu tại huyện Tân Phú, tỉnh Đồng Nai, đề tài đi sâu
phân tích các hành vi kinh tế khác nhau trong các điều kiện khác nhau của người
trồng tiêu, tức xác định mức sử dụng các yếu tố đầu vào có giới hạn nhằm đạt
được sản lượng cao nhất, lợi nhuận cao nhất. Đồng thời, đề tài sẽ nghiên cứu sự
thay đổi của giá cả các yếu tố đầu vào trong sản xuất tiêu cũng như giá bán tiêu
sẽ ảnh hưởng như thế nào đến nhu cầu sử dụng các yếu tố đầu vào, mức sản
lượng tối đa, mức lợi nhuận tối đa (sản lượng tối ưu).
Nội dung của đề tài bao gồm như sau:
- Kết quả, hiệu quả của hoạt động sản xuất tiêu tại huyện Tân Phú;
- Đặc điểm chung về huyện Tân Phú;

- Cơ sở lý luận và xây dựng hàm sản xuất tiêu tại huyện Tân Phú;
- Xây dựng mơ hình bài tốn tối đa hóa sản lượng có điều kiện ràng buộc
về chi phí sản xuất và xác định mức sử dụng các yếu đầu vào nhằm đạt
sản lượng tối đa;
- Xây dựng mơ hình bài tốn tối đa hóa lợi nhuận có điều kiện ràng buộc về
sản lượng sản xuất và xác định mức sử dụng các yếu đầu vào nhằm đạt
lợi nhuận tối đa;


3

- Phân tích sự ảnh hưởng của giá các yếu tố đầu vào chủ yếu ảnh hưởng
đến lượng cầu các yếu tố đầu vào trong tối đa hóa sản lượng, tối đa hóa
lợi nhuận;
- Một số các giải pháp đề xuất nhằm đạt được hiệu quả kinh tế cao trong
sản xuất tiêu.


4

Chương 1
TỔNG QUAN VÀ CƠ SỞ LÝ LUẬN
1.1.

Các cơng trình đã nghiên cứu
Các cơng trình nghiên cứu có liên quan đã thực hiện bao gồm:

-

Phân tích hiệu quả kinh tế nông hộ trong lĩnh vực trồng tiêu được Uỷ


ban nhân dân huyện Tân Phú nghiên cứu trong năm 2009. Tuy nhiên, mới chỉ
thực hiện dựa trên việc thu thập dữ liệu mẫu gồm 60 hộ sản xuất tiêu trên địa
bàn huyện và phương pháp nghiên cứu dựa trên số liệu xử lý thống kê, căn cứ
trên các chỉ số thống kê để đưa ra các giải pháp nhằm nâng cao hiệu quả kinh tế
trong việc trồng tiêu, các giải pháp chủ yếu thiên về định tính;
-

Điều tra hiện trạng, hiệu quả kinh tế và khả năng phát triển của

sản xuất hồ tiêu cả nước do Phân viện Quy hoạch và Thiết kế Nông nghiệp của
Bộ Nông nghiệp và Phát triển Nông thôn thực hiện năm 2000;
-

Quy hoạch phát triển vùng trọng điểm hồ tiêu Tỉnh Bình Phước và

Huyện Phú Quốc do Phân viện Quy hoạch và Thiết kế Nông nghiệp của Bộ
Nông nghiệp và Phát triển Nông thôn thực hiện năm 2001;
-

Quy hoạch phát triển sản xuất hồ tiêu cả nước đến năm 2010 do

Phân viện Quy hoạch và Thiết kế Nông nghiệp của Bộ Nông nghiệp và Phát
triển Nông thôn thực hiện năm 2003;
-

Nghiên cứu các giải pháp khoa học công nghệ và thị trường để

phát triển vùng hồ tiêu nguyên liệu phục vụ chế biến và xuất khẩu do Viện
Khoa học Kỹ thuật miền Nam của Bộ Nông nghiệp và Phát triển Nông thôn thực

hiện năm 2005;
Điều tra hiện trạng sản xuất một số cây công nghiệp lâu năm trên
toàn quốc (chè, cà phê, cao su, hồ tiêu, và điều) do Viện Quy hoạch và Thiết kế
Nông nghiệp của Bộ Nông nghiệp và Phát triển Nông thôn thực hiện năm 2006.


5

1.2. Cơ sở lý luận
1.2.1. Kết quả và hiệu quả kinh tế
1.2.1.1. Định nghĩa hiệu quả kinh tế
Hiệu quả kinh tế là một chỉ tiêu quan trọng, đo lường kết quả sản xuất so
với tổng chi phí bỏ ra trong một chu kỳ sản xuất kinh doanh.

1.2.1.2. Các chỉ tiêu đo lường hiệu quả kinh tế
a. Lợi nhuận
Là giá trị chênh lệch giữa doanh thu và tổng chi phí sản xuất và được tính
bằng tiên.
Cơng thức tính: Lợi nhuận = Doanh thu – Tổng chi phí
Trong đó:
- Doanh thu: Là tổng giá trị sản phẩm thu được trong một vụ sản xuất.
- Tổng chi phí: Là tồn bộ chi phí sản xuất (gồm cả chi phí lao động và
chi phí vật chất của gia đình).
b. Thu nhập của hộ gia đình
Là tổng giá trị thu được sau một quá trình sản xuất và được tính bằng tiền.
Cơng thức tính:
Thu nhập = Lợi nhuận + Chi phí cơng lao động hộ gia đình.
Trong đó: chi phí cơng lao động nhà là phần cơng sức lao động của gia
đình tự bỏ ra trong quá trình sản xuất, được quy đổi tương ứng với công lao
động thuê và được thể hiện bằng tiền.

c. Tỷ suất thu nhập trên chi phí
Là chỉ tiêu thể hiện: Cứ một đồng chi phí bỏ ra thì thu được bao nhiêu đồng
thu nhập.
Cơng thức tính: R I 
C

I
TC


6

Trong đó:
RI

: Tỷ suất thu nhập trên chi phí.
C

I

: Là thu nhập (Income)

TC

: Là tổng chi phí (Total Cost)

d. Tỷ suất lợi nhuận trên chi phí
Là chỉ tiêu thể hiện cứ mỗi một đồng chi phí tham gia vào sản xuất sẽ thu
được bao nhiêu đồng lợi nhuận.
Cơng thức tính: RPr 

C


TC

Trong đó:
- π : Lợi nhuận (Profit)
- TC: Tổng chi phí (Toatl Cost)
1.2.2. Các chỉ tiêu phân tích trong sản xuất
1.2.2.1. Hàm sản xuất
Là một hàm số được biểu diễn dưới một dạng hàm toán học của một mức
sản lượng tối đa có thể đạt được trong một tập hợp các yếu tố đầu vào được xác
định trước với một trình độ kỹ thuật nhất định. Hoặc “Hàm sản xuất mô tả
những số lượng sản phẩm (đầu ra) tối đa có thể được sản xuất bởi một số lượng
các yếu tố sản xuất (đầu vào) nhất định tương ứng với trình độ kỹ thuật nhất
định”(1).
Dạng tổng quát: Y = F(X1, X2, X3, …, Xn)
Trong đó:
- Y : Biến phụ thuộc (sản lượng);
- F : Là dạng hàm toán học;
- X1 : Là biến độc lập (yếu tố đầu vào) thứ 1;
(1) Giáo trình “Kinh tế vi mơ”, trường ĐH Kinh Tế Tp. Hồ Chí Minh, Nhà xuất bản Thống Kê 2005, trang 84.


7

- X2 : Là biến độc lập (yếu tố đầu vào) thứ 2;
- X3 : Là biến độc lập (yếu tố đầu vào) thứ 3;
- …
- Xn : Là biến độc lập (yếu tố đầu vào) thứ n.

1.2.2.2. Tối đa hóa sản lượng có ràng buộc
Tối đa hóa trong sản xuất là một quá trình xác định tổ hợp các mức yếu tố
đầu vào (yếu tố sản xuất) sử dụng sao cho đạt được giá trị lớn nhất (cực đại) của
hàm mục tiêu (hàm sản lượng). Nó có thể có hoặc khơng có các điều kiện ràng
buộc.
Tuy nhiên, trong thực tế mọi nguồn lực đều luôn nằm trong trạng thái khan
hiếm (tức có giới hạn), nơng dân vẫn ln là những người thiếu vốn. Do đó, đề
tài tập trung vào việc xác định các mơ hình tối đa hóa sản lượng sản xuất trong
điều kiện có khống chế về nguồn lực (yếu tố đầu vào trong sản xuất).
Nếu gọi K là nguồn lực có giới hạn và khi đó:
K = P1X1 + P2X2 + P3X3 +…+ PnXn
Với hàm sản xuất Y = F(X1, X2, X3, …, Xn)
Khi đó, ta sẽ đi xác định giá trị của các Xi (i = 1, 2, 3, …, n) sao cho
Y = F(X1, X2, X3, …, Xn) → Max, trong điều kiện ràng buộc về vốn (K).
1.2.2.3. Tối đa hóa lợi nhuận có ràng buộc
Thước đo hiệu quả cuối cùng của việc sản xuất tiêu chính là lợi nhuận của
việc trồng tiêu, kết quả của lợi nhuận sẽ đưa đến hành vi sản xuất của người
nơng dân, làm căn cứ để họ có quyết định tiếp tục trồng và chăm sóc tiêu nữa
khơng và sản xuất với mức độ đầu tư các yếu tố đầu vào là bao nhiêu.


8

Việc tối đa hóa lợi nhuận có điều kiện ràng buộc là việc hết sức cần thiết.
Qúa trình đó được thực hiện thông qua việc xác định những phối thức các yếu tố
đầu vào thứ Xi để đạt được lợi nhuận tối đa khi công nghệ sản xuất cho trước.
Ta xây dựng hàm doanh thu (TR) và xác định hàm lợi nhuận như sau:
π = TR – TC
Hay π = P.Y – VC – FC
 π = [P.(F(X1, X2, X3, …, Xn)] – (P1X1 + P2X2 + P3X3 +…+ PnXn) – FC.

Khi đó, ta sẽ đi xác định giá trị của các Xi (i = 1, 2, 3, …, n) sao cho
π→Max, trong điều kiện ràng buộc về mức sản lượng Y=F(X1,X2, X3,…,Xn).
1.2.2.4. Phân tích sự biến động của giá các yếu tố đầu vào
Ngày nay, được xem như giai đoạn “bão giá” của nền kinh tế, các yếu tố
đầu vào trong sản xuất luôn luôn biến động theo chiều hướng gia tăng, tức bất
lợi lớn cho người nông dân. Nhằm chỉ ra những ảnh hưởng do sự biến động giá
của các yếu tố đầu vào là việc làm cần thiết cho người nơng dân. Nội dung phân
tích sự biến động giá bao gồm:
- Phân tích sự ảnh hưởng của giá các yếu tố đầu vào đến lượng cầu các yếu
tố đầu vào trong tối đa hóa sản lượng
Với xu thế nguồn lực luôn ngày càng trở nên khan hiếm, chính vì lẽ đó nên
giá của chúng ln tăng qua mỗi năm thậm chí tăng nhiều lần trong năm. Nhằm
kịp thời xác định hiệu quả sản xuất tiêu trong bối cảnh yếu tố đầu vào trong sản
xuất tiêu thường xuyên tăng giá, đề tài sẽ xác định mức lượng cầu các yếu tố đầu
vào trong tối đa hóa sản lượng.
Xuất phát từ phương trình đường cầu các yếu tố đầu vào trong tối đa hóa
sản lượng (cơng thức nghiệm tổng quát của các yếu tố đầu vào ( X i* )), ta tiến
hành xác định giá trị của các yếu tố đầu vào của các X i* thay đổi bao nhiêu khi
giá của chính những yếu tố đầu vào X i* đó thay đổi một đơn vị.


9

Q trình đó được thực hiện bằng cách tìm giá trị đạo hàm bậc nhất của
đường cầu X i* theo giá của chính nó (Pi).
*
Tức X i P

i


- Phân tích sự ảnh hưởng của giá các yếu tố đầu vào đến lượng cầu các yếu
tố đầu vào trong tối đa hóa lợi nhuận
Là việc xác định sự thay đổi giá của các yếu tố đầu vào ảnh hưởng như thế
nào đến đường cầu các yếu tố đầu vào trong việc tối đa hóa lợi nhuận.
Xuất phát từ phương trình đường cầu các yếu tố đầu vào trong tối đa hóa
lợi nhuận (công thức nghiệm tổng quát của các yếu tố đầu vào ( X i** )), ta tiến
hành xác định giá trị của các yếu tố đầu vào của các X i** thay đổi bao nhiêu khi
giá của chính những yếu tố đầu vào X i** đó thay đổi một đơn vị.
Q trình đó được thực hiện bằng cách tìm giá trị đạo hàm bậc nhất của
đường cầu X i** theo giá của chính nó (Pi).
**
Tức X i P

i

- Phân tích sự ảnh hưởng của giá các yếu tố đầu vào đến sản lượng trong tối
đa hóa lợi nhuận
Là việc phân tích ứng với mỗi sự thay đổi giá của các yếu tố đầu vào ảnh
hưởng như thế nào đến sản lượng trong tối đa hóa lợi nhuận (hay mức sản lượng
tối ưu).
Việc đó được thực hiện thơng qua q trình xây dựng đường cung tối đa
hóa sản lượng Y Optimun  F P1 , P2 , P3 , ..., Pn



Khi đó mức sản lượng tối đa hóa lợi nhuận được xác định bằng cách tính
giá trị đạo hàm bậc nhất của YOptimum theo các giá của yếu tố sản xuất thứ i (Pi).
Optimum
Tức Y
P


i


10

- Phân tích sự ảnh hưởng của giá các yếu tố đầu vào đến giá trị lợi nhuận tối
đa
Là quá trình phân tích nhằm thấy được giá trị lợi nhuận tối đa thay đổi như
thế nào trong điều kiện mà giá của các yếu tố đầu vào thay đổi.
Ta tiến hành xây dựng hàm lợi nhuận tối đa πMax = PxYOptimum
Hay πMax = F(P1, P2 , P3, …, Pn)
Khi đó, giá trị lợi nhuận tối đa thay đổi khi giá của các yếu tố đầu vào (Pi)
thay đổi bằng cách xác định giá trị đạo hàm bậc nhất của hàm lợi nhuận tối đa
theo các yếu tố giá Pi.
Tức  Max P

i

1.2.2.5. Phân tích sự ảnh hưởng của giá đầu ra (giá tiêu)
- Sự ảnh hưởng của giá tiêu đến mức sản lượng tối ưu
Là việc phân tích sự biến động giá của tiêu ảnh hưởng đến mức sản lượng
trong tối đa hóa lợi nhuận như thế nào.
Q trình này được thực hiện bằng cách xác định hàm sản lượng tối ưu
YOpimum = F(P), trong đó P là giá của đầu ra (giá tiêu).
Khi đó mức sản lượng tối đa hóa lợi nhuận (tối ưu hóa) thay đổi khi có sự
thay đổi của giá đầu ra (P) chính là giá trị đạo hàm bậc nhất của hàm sản lượng
tối ưu theo giá đầu ra (P).
Optimum
Tức Y

P

- Sự ảnh hưởng của giá tiêu đến giá trị lợi nhuận tối đa
Là việc phân tích sự biến động giá của tiêu ảnh hưởng đến giá trị lợi nhuận
tối đa là bao nhiêu.
Ta bắt đầu bằng việc xác định hàm lợi nhuận tối đa:


11
n

 Max  P  Y Optimum   Pi  X i
i 1

Để xác định giá trị lợi nhuận tối đa thay đổi bao nhiêu khi có sự thay đổi
của giá đầu ra (giá tiêu). Ta tiến hành đi tìm giá trị của của giá trị lợi nhuận bằng
cách tính đạo hàm bậc nhất của hàm lợi nhuận tối đa (πMax) theo giá của tiêu (P).
Tức  Max P
1.2.3. Nguồn gốc, quy trình cơng nghệ và đặc điểm sinh học của cây tiêu
1.2.3.1. Nguồn gốc cây tiêu
Tiêu có nguồn gốc ở vùng Ghats thuộc miền Tây của Ấn Độ, tại đây có
rất nhiều giống tiêu hoang dại khác nhau. Sau đó người Hindu mang tới Java
(thuộc Indonesia) vào khoảng 600 năm sau công nguyên. Đến cuối thế kỷ 12,
tiêu được trồng ở Malaysia. Đến thế kỷ 18, tiêu được trồng ở Srilanka và
Campuchia. Vào đầu thê kỷ thứ 20 thì tiêu được trồng nhiều ở các nước nhiệt
đới ở Châu Phi, như: Mandagasca, Nigieria, Congo và cả ở châu Mỹ như:
Brazil, Mexico, … Tiêu du nhập vào Đông Dương từ thế kỷ 17 nhưng mãi đến
thế kỷ 18 mới bắt đầu phát triển mạnh khi một số người Trung Hoa di dân vào
Campuchia ở vùng dọc bờ biển vịnh Thái Lan như Konpong, Trach, Kep,
Kampot và tiêu vào Đồng bằng sông Cửu Long qua ngõ Hà Tiên của tỉnh Kiên

Giang, rồi sau đó lan dần đến các tỉnh khác ở miền Trung như Thừa Thiên Huế Quảng Trị.

1.2.3.2. Quy trình cơng nghệ của việc trồng tiêu
Quy trình trồng và chăm sóc tiêu phổ biến đang được áp dụng tại Việt Nam
như sau:
-

Chọn giống, hom giống: Giống tiêu được chọn phải phù hợp với từng loại
đất khác nhau, các loại tiêu được chọn để trồng chủ yếu là giống tiêu Vĩnh


12

Linh, sẻ mỡ. Hom giống là những hom được chọn từ những giây tiêu đã già,
mập, suôn và chiều dài hom giống từ 50 đến 60cm;
-

Tạo trụ (choái) cho tiêu: Có thể sử dụng trụ chết bằng việc lựa chọn các loại
cây có tuổi thọ bền, chịu mưa, chịu nắng, ít bị mối mọt xâm thực, hoặc các
loại trụ được làm bằng gạch, đá; Trụ sống có thể được trồng bằng những loại
cây có rễ cọc ăn sâu dưới lịng đất, thân nhám, tán cây thưa, tuổi thọ dài,
thân cây dẻo dai ít bị gãy đổ khi mưa gió (lồng mứt, keo đậu, cây cóc rừng,
cây vơng, cây gịn, anh đào,…); Khoảng cách trồng trụ từ 2,5 x 2,5m, hoặc
2,5 x 3m.

-

Trồng hom tiêu: Mỗi trụ sẽ được trồng 2 bầu hom tiêu, xé bỏ bầu nilon khi
đặt bầu hom xuống hố trồng, tránh làm vỡ bầu hom, đặt nghiêng 30 đến 45
độ so với trụ tiêu, nên đặt hom theo hướng đông để hứng nắng sáng;


-

Tỉa thưa giây tiêu: Cắt bỏ những dây tiêu non yếu, chỉ chừa lại 3 đến 4 dây
tiêu khỏe mạnh trên một gốc tiêu;

-

Tỉa cành, tạo tán cây trụ: Phải tỉa thưa những cành nhánh của trụ tiêu để
tránh cạnh tranh ánh sáng với giây tiêu, nên tỉa thưa những cành nhánh
hướng đông, hạn chế tỉa những nhánh ở hướng tây (giúp ngăn cản ánh nắng
gắt vào buổi trưa và buổi chiều cho giây tiêu);

-

Làm bồn cho cây tiêu: nhằm mục đích giữ phân khi bón phân trong mùa
mưa và giữ nước trong mùa khơ, bồn được làm rộng có bán kính cách gốc
tiêu từ 30 đến 40cm, không nên đào quá sâu làm tổn thương đến bộ rễ tiêu;

-

Bón phân: Các loại phân bón đươc sử dụng cho tiêu được trình bày qua bảng
số liệu sau:
+ Lượng phân bón cho cây tiêu có tuổi từ 1 đến 3 năm:


13

Bảng 1.1: Lượng phân bón cho cây tiêu từ 1 đến 3 năm tuổi.
Loại phân


Đvt

Năm 1

Năm 2

Năm 3

Phân Urê

Gram

100 – 150

200 – 250

300 – 400

Super Lân

Gram

400 – 500

400 – 500

500

Kali


Gram

100

150 – 200

250 – 300

Vôi

Gram

500

Phân chuồng

kg

15 – 20

15 – 30

15 – 20

Nguồn: Trung tâm khuyến nơng – ngư Bình Thuận.

Cách bón: Bón lót vào đầu mùa mưa, bón tồn bộ phân chuồng + vơi + 1/3
(urê, kali, lân); bón giữa mùa mưa 1/3 (urê, kali, lân); bón cuối mùa mưa 1/3
(urê, kali, lân) cịn lại.

+ Lượng phân bón cho cây tiêu có tuổi từ năm thứ 4 trở đi:
Bảng 1.2: Lượng phân bón cho cây tiêu từ năm tuổi thứ 4 trở đi.
Loại phân
Giai đoạn

Urê (N) –

Super lân

Kali (K) -

Vôi -

gram

(P) - gram

gram

gram

Sau thu hoạch 0,2 – 0,25 0,3 – 0,35 0,05 – 0,1

0,5

Phân

Nhu cầu

chuồng kg


0,5 – 0,6 P, N cao

Trước ra hoa

0,05 – 0,1 0,3 – 0,35 0,05 – 0,1

0,3 – 0,4 P cao

Tượng hạt

0,15 – 0,2

0,15

0,15

0,4 – 0,5

Nuôi trái

0,15 – 0,2

0,15

0,15

0,4 – 0,5

0,55 – 0,75


0,9 – 1

0,4 – 0,5

Tổng cộng

0,5

N, K cao
P thấp
N, K cao
P thấp

15 – 30

Nguồn: Trung tâm khuyến nơng – ngư Bình Thuận.

Cách bón: Đào rãnh quanh trụ tiêu, cách trụ từ 0,5 đến 0,6m, rãnh rộng
khoảng 20 đến 30cm, sâu từ 10 đến 15cm, rải đều phân vào rãnh rồi lấp đất lại,
chú ý hạn chế làm đứt rễ tiêu khi đào rãnh.


14

-

Tưới nước: Vườn tiêu trong giai đoạn chưa cho trái phải tưới nước đầy đủ
kết hợp che chắn nắng, không tỉa thưa trụ tiêu, nhằm tạo độ ẩm cho cây tiêu.
Trong thời gian tiêu cho trái, chỉ nên tưới nước vừa đủ, không nên tưới nhiều

và tưới đẫm sẽ làm giây tiêu tiếp tục sinh trưởng và khi đó sẽ ra hoa rải rác,
ảnh hưởng xấu đến năng suất;

-

Làm cỏ, tủ gốc tiêu: Tốt nhất nên làm cỏ bằng tay (thủ công) để tránh gây
tổn thương cho gốc tiêu và nên làm cỏ vào đầu và giữa mùa mưa, chỉ làm
sạch cỏ quanh gốc tiêu với bán kính khoảng 0,5m, không nên làm sạch cỏ
giữa các trụ tiêu để giữ ẩm cho gốc. Sử dụng rơm rạ để tủ vào gốc tiêu vào
mùa khơ để giữ ẩm;

-

Phịng trừ sâu: Thường xuyên theo dõi sâu bệnh trên cây tiêu, đặc biệt là vào
mùa mưa. Các loại rệp sáp màu trắng (Pseudococcus sp), nấm Bornetina sp,
các loại rầy mềm Toxoptera sp, bọ xít lưới Elasmognathus nepalensis
thường xuyên xuất hiện vào đầu mùa mưa và tấn công vào bộ rễ, đọt tiêu, lá,
chùm hoa và cả trên dây tiêu, làm cho dây tiêu tăng trưởng kém, lá vàng, cây
héo và chết. Khi phát hiện các loại sâu bệnh này, nên dùng thuốc Actara,
Padan 95SP, Pasudyl, Pynine 25EC phun với nồng độ 0,15 đến 0,2%;

-

Các loại nấm gây bệnh tiêu: Phytophthora capsici, Fusarium sp, Pythium sp
thường gây nên hiện tượng cây chết nhanh. Để phòng trừ các loại nấm này,
nên tạo cho vườn tiêu thơng thống, khơng để ngập úng nước. Khi có dấu
hiệu của bệnh, nên dùng các loại thuốc như Phosphonate, Aliette 80WP,
Alpin 80WP, Ridomil 24EC pha ở nồng độ 0,1 đến 0,2% phun quanh gốc và
toàn bộ trên lá;


-

Thu hoạch, sơ chế: Khơng nên thu hoạch khi tiêu cịn xanh, thời điểm thu
hoạch tốt nhất là khi có 5% quả chín chuyển sang màu vàng, đỏ trên chùm
tiêu, nếu muốn chế biến tiêu sọ thì thu hoạch khi có 20% quả chín (chuyển
sang màu vàng, đỏ). Sau khi hái, có thể phơi nắng ngay để làm tiêu đen, nếu


15

muốn làm tiêu sọ thì phải ủ từ 1 đến 2 ngày trong mát. Khi phơi tiêu đạt đến
khoảng 15% độ ẩm thì được và sau đó làm sạch tạp chất;
-

Bảo quản tiêu: Tiêu sau khi phơi khô (sấy), làm sạch tạp chất nên để vào bao
hai lớp, lớp trong là nilon (PE) để chống mốc, lớp ngoài bằng bao bố và đặt
bao lên kệ hoặc pallet, nơi chứa tiêu phải được thơng thống, khơng ẩm ướt.

1.2.3.3. Đặc điểm sinh học của cây tiêu
Hồ tiêu là cây công nghiệp lâu năm, thân bị, rễ móc nên cần có trụ để cây
bám rễ vào. Rễ tiêu gồm hệ thống rễ dưới mặt đất (bao gồm từ 3 đến 6 rễ cái và
nhiều rễ phụ) dùng để hút nước và phân bón. Hệ thống rễ bám mọc từ đốt thân
cây để bám vào trụ, giúp cho cây tiêu vươn lên và có khả năng hút nước và phân
bón. Tuy nhiên khả năng này yếu hơn so với rễ mọc trong đất.
Cây hồ tiêu thích hợp với khí hậu vùng xích đạo và nhiệt đới. Nhiệt độ
thích hợp trung bình từ 22 đến 280C. Hồ tiêu cần lượng nước mưa từ 2.000 đến
3.000mm/năm và phân bổ nước đều vào các tháng 7, tháng 8 và cây tiêu sẽ cần
khoảng từ 3 đến 5 tháng không mưa ở cuối giai đoạn thu hoạch để phân hóa
mầm, hoa tốt, ra hoa tập trung. Hồ tiêu có thể được trồng trên các loại đất tơi
xốp, nhiều mùn, độ pH từ 5,5 đến 7, thoát nước tốt. Mật độ trồng từ 1.100 đến

1.600 gốc/ha.


16

Chương 2
MỤC TIÊU, ĐỐI TƯỢNG, NỘI DUNG VÀ PHƯƠNG PHÁP
NGHIÊN CỨU
2.1. Mục tiêu
2.1.1. Mục tiêu tổng quát
Đề tài nghiên cứu nhằm đề xuất sử dụng những phối thức đầu vào khác
nhau nhằm đạt được mức sản lượng sản xuất tiêu tối đa, và đạt được mức sản
lượng tối ưu (mức sản lượng đạt được lợi nhuận tối đa) trong sản xuất tiêu.
Đồng thời phân tích sự ảnh hưởng của việc thay đổi giá của các yếu tố đầu vào
trong sản xuất ảnh hưởng đến lượng cầu các yếu tố đầu vào trong sản xuất để đạt
được mức sản lượng tối đa và mức sản lượng tối ưu, cũng như việc phân tích sự
thay đổi giá của đầu ra (giá tiêu) ảnh hưởng như thế nào đến hiệu quả kinh tế
của việc sản xuất tiêu.
2.1.2. Mục tiêu cụ thể
Đề tài nghiên cứu tập trung đạt được những mục tiêu cụ thể như sau:
- Ước lượng hàm sản xuất tiêu, xây dựng mơ hình bài tốn tối đa hóa sản
lượng và tối đa hóa lợi nhuận;
- Phân tích sự ảnh hưởng về giá của các yếu tố đầu vào ảnh hưởng đến
lượng cầu các yếu tố sản xuất trong tối đa hóa sản lượng và tối đa hóa lợi nhuận;
- Phân tích sự ảnh hưởng của giá các yếu tố đầu vào đến sản lượng tối đa và
giá trị lợi nhuận tối đa;
- Phân tích sự ảnh hưởng của giá đầu ra (giá tiêu) đến mức sản lượng tối ưu
và giá trị lợi nhuận tối đa.
- Thực hiện mô phỏng sự thay đổi giá của các yếu tố đầu vào đến lượng sử
dụng các yếu tố đầu vào trong tối đa hóa sản lượng và tối đa hóa lợi nhuận; Sự

biến đổi giá của đầu ra đến giá trị lợi nhuận của người nông dân trồng tiêu;
- Đề xuất một số các giải pháp nhằm nâng cao hiệu quả sản xuất tiêu.


17

2.2.

Đối tượng, phạm vi nội dung và phương pháp nghiên cứu

2.2.1. Đối tượng nghiên cứu
Là quá trình và kết quả sản xuất tiêu niên vụ 2010 - 2011 của các hộ nông
dân trên địa bàn huyện Tân Phú.
2.2.2. Phạm vi nghiên cứu
- Thời gian: Đề tài được nghiên cứu trên kết quả sản xuất năm 2010 - 2011.
- Địa điểm: Các xã có hộ nơng dân sản xuất tiêu trong thị trấn Tân Phú và
các xã: Phú Lập, Trà Cổ, Phú Trung, Núi Tượng, Tà Lài huyện Tân Phú.

2.3. Nội dung nghiên cứu
Nội dung nghiên cứu của đề tài bao gồm:
- Tình hình sản xuất tiêu tại huyện Tân Phú;
- Hiệu quả sản xuất tiêu niên vụ năm 2010 – 2011 của huyện Tân Phú;
- Xây dựng mơ hình hồi quy hàm sản xuất tiêu;
- Xác định lượng yếu tố đầu vào nhằm đạt tối đa hóa sản lượng;
- Xác định lượng yếu tố đầu vào nhằm đạt được tối đa hóa lợi nhuận;
- Mơ phỏng sự biến động giá của yếu tố đầu vào, giá đầu ra đến mức sản
lượng tối ưu và giá trị lợi nhuận tối đa.

2.4. Phương pháp nghiên cứu
2.4.1. Số liệu và phương pháp xử lý số liệu

2.4.1.1. Số liệu
- Số liệu sơ cấp dùng để phân tích được chọn từ sáu (06) xã, thị trấn trồng
tiêu chủ yếu trong toàn huyện Tân Phú, các hộ nông dân được chọn để phỏng
vấn một cách ngẫu nhiên;


18

- Số liệu thứ cấp được thu thập thông qua các phịng ban chức năng của
huyện bao gồm: Phịng Nơng Nghiệp, Chi cục Thống kê, Niên giám thống kê
của tỉnh Đồng Nai năm 2010 và mạng Internet.
- Dung lượng mẫu quan sát (số hộ gia đình nơng dân trồng tiêu) được chọn
để phỏng vấn bao gồm 150 hộ;
- Phương pháp phỏng vấn trực tiếp nông hộ trồng tiêu thông qua bảng câu
hỏi (questionare) soạn sẵn;
- Chỉnh lý số liệu: Do trong qúa trình điều tra phỏng vấn gặp phải một số
những khó khăn bao gồm: Hộ gia đình trả lời khơng chính xác do muốn che dấu
thơng tin, người được phỏng vấn khơng nắm được tình hình sản xuất tiêu của gia
đình, người cung cấp thơng tin trong trạng thái có men, … Nhằm hạn chế sự
phân tán, nên 19 quan sát bất thường này đã được loại bỏ ra khỏi cơ sở dữ liệu.

2.4.1.2. Phương pháp xử lý số liệu
- Mơ hình bài tốn cho hàm sản xuất là một hàm phi tuyến;
- Mơ hình hàm sản lượng tối đa có điều kiện ràng buộc và hàm tối đa
hóa lợi nhuận có điều kiện ràng buộc được sử dụng kỹ thuật Lagrance
để xây dựng hàm Lagrance;
- Phương pháp được dùng để ước lượng là phương pháp bình phương
sai số bé nhất (OLS – Ordinary Least Square);
- Phương pháp giải toán được dùng là phương pháp thay thế;
- Phần mềm được sử dụng để ước lượng hồi quy là Stata 8.

2.4.2. Kiểm định các thông số và các giả thuyết của hàm sản xuất
Trên cơ sở hàm sản xuất được ước lượng trong đó sẽ chỉ ra sự ảnh hưởng
của sản lượng bởi những yếu tố đầu vào nào trong sản xuất và mức độ ảnh
hưởng của các yếu tố đó đến sản lượng là bao nhiêu, mức độ phù hợp của mô


19

hình phản ảnh mối quan hệ giữa biến giải thích (Y) được giả thích bởi các biến
giải thích (Xi) là bao nhiêu phần trăm, và các hiện tượng vi phạm các giả thuyết
của mơ hình (phương sai khơng đồng đều, đa cộng tuyến, tự tương quan).
2.4.3. Xác định mức sử dụng các yếu tố đầu vào nhằm đạt tối đa hố sản
lượng
Với bài tốn tối đa hóa sản lượng: Y = F(X1, X2, X3, … Xn)

Max

Điều kiện ràng buộc là hàm chi phí: K = P1X1 + P2X2 + P3X3 + … + PnXn
Trong đó:
+ X1 : Lượng sử dụng yếu tố đầu vào thứ 1;
+ X2 : Lượng sử dụng yếu tố đầu vào thứ 2;
+ X3 : Lượng sử dụng yếu tố đầu vào thứ 3;

+ Xn : Lượng sử dụng yếu tố đầu vào thứ n;
+ P1 : Gía của yếu tố đầu vào thứ 1;
+ P2 : Gía của yếu tố đầu vào thứ 2;
+ P3 : Gía của yếu tố đầu vào thứ 3;

+ Pn : Gía của yếu tố đầu vào thứ n;
Để tìm giá trị cực trị, ta dùng kỹ thuật Lagrance bằng cách xây dựng hàm

Lagrance như sau:
Hàm Lagrance: L = Y + λ(P1X1 + P2X2 + P3X3 + … + PnXn)


20

Điều kiện để hàm L đạt cực đại là:

L
0
 X 1
L
 X 2  0

L X  0
3



L
 X  0
n


Khi đó, giải hệ phương trình này, ta sẽ có một tập nghiệm:



 




X   X 1 , X 2 , X 3 , ... X n và mức sản lượng tối đa sẽ là: Y   F X i , i  1, n

2.4.4. Xác định mức sử dụng các yếu tố đầu vào đạt được lợi nhuận tối đa
Là những phối thức các yếu tố đầu vào thứ Xi để đạt được lợi nhuận tối đa
khi cơng nghệ sản xuất cho trước.
Xây dựng mơ hình:
n

  P  Y  TC  P  Y   Pi X i  FC
i 1

n

Khi đó hàm mục tiêu tối đa hóa lợi nhuận:   P  Y   Pi X i  fc  Max
i 1

Hàm ràng buộc bởi: Y = F(Xi) , i = 1, 2, 3, …, n
Trong đó:
- P

: Gía bán của tiêu (đồng/kg) – Price;

- TC

: Tổng chi phí (đồng) – Total Cost;

- FC


: Tổng chi phí cố định (đồng) – Fixed Cost;

- Pi

: Gía của yếu tố đầu vào thứ i;

- Xi

: Lượng yếu tố đầu vào thứ i.

Để tìm giá trị cực trị, ta dùng kỹ thuật Lagrance bằng cách xây dựng hàm
Lagrance như sau:
Hàm Lagrance: L = π + µ[F(Xi) – Y]


21

Điều kiện để hàm L đạt cực đại là:
L
0
 X 1
L
 X 2  0

L X  0
3



L

   0


Khi đó, giải hệ phương trình này, ta sẽ có một tập nghiệm:





 

X   X 1 , X 2 , X 3 , ... X n và mức sản lượng tối đa sẽ là: Y   F X i , i  1, n

2.4.5. Phân tích sự ảnh hưởng của giá đầu vào, giá đầu ra đến lợi nhuận
Là quá trình tìm đạo hàm bậc nhất của hàm lợi nhuận theo giá các yếu tố
đầu vào và giá đầu ra.


22

Chương 3
KẾT QỦA NGHIÊN CỨU
1.1.

Đặc điểm cơ bản và tình hình sản xuất tiêu tại huyện Tân Phú

3.1.1. Đặc điểm cơ bản
3.1.1.1. Vị trí địa lý
Huyện Tân Phú là một huyện thuộc vùng núi nằm phía Bắc của tỉnh Đồng
Nai có 17 xã và một (01) thị trấn.

-

Phía Đơng giáp với huyện Đức Linh - tỉnh Bình Thuận và huyện

Madagoud – tỉnh Lâm Đồng;
-

Phía Tây giáp với huyện Vĩnh Cửu – tỉnh Đồng Nai và tỉnh Bình Phước;

-

Phía Nam giáp với huyện Định Quán, tỉnh Đồng Nai;

-

Phía Bắc giáp với huyện Madagoud, tỉnh Lâm Đồng.

Là huyện nằm cặp theo Quốc lộ 20 đi tỉnh Lâm Đồng với chiều dài khoảng
26 km.
Như vậy, huyện Tân Phú là một huyện nằm trong khu vực kinh tế trọng
điểm của phía nam (vùng tứ giác kinh tế phía Nam bao gồm Tp. Hồ Chí Minh,
Bà Rịa – Vũng Tàu, Đồng Nai, Bình Dương. Thuận lợi về giao thông đường bộ
cũng như đường thủy (nằm gần với sông La Ngà, là một nhánh lớn của Sơng
Đồng Nai).
Tổng diện tích đất tự nhiên là 77.567,27 Km2, chiếm 13% tổng diện tích
đất của tỉnh Đồng Nai.

3.1.1.2.

Đất đai thổ nhưỡng


Huyện Tân Phú là địa phương có dạng địa hình đất trồng trọt rất phức tạp,
chủ yếu là đất đồi núi, địa hình khơng bằng phẳng, độ dốc trung bình 7,5 độ.
Điều này ít nhiều gây ra những khó khăn cho người nơng dân trong q trình


23

canh tác cũng như trong q trình thu hoạch (khó cơ giới hóa, khó đi lại trong
q trình canh tác).
Đất đai của huyện Tân Phú chủ yếu là đất xám pha với đá ong, nên độ ẩm
của đất luôn được duy trì cao do hơi nước từ trong đá ong tiết ra liên tục và đều
đặn qua các tháng trong năm, tạo điều kiện tốt cho các loại cây trồng hấp thu
phân bón một cách tốt nhất cho những loại cây trồng lâu năm, và đặc biệt thích
hợp cho tiêu là một loại cây trồng ưa nhiệt độ thấp (từ 22 đến 280C).

3.1.1.3.

Sự phân bố diện tích đất

Diện tích đất hiện nay (năm 2010) được phân bổ như sau:
Bảng 3.1: Phân bổ diện tích đất theo mục đích sử dụng.
Stt

Khoản Mục



Tổng diện tích đất tự nhiên


Diện tích
(ha)

Tỷ lệ
(%)

77.567,27 100,00

1

Đất nơng nghiệp

NNP 72.242,78

1.1

Đất sản xuất nông
nghiệp

SXN

24.148,58

1.1.1 Đất trồng cây hàng năm

CHN

10.650,36

1.1.2 Đất trồng cây lâu năm


CLN

13.498,22

93,14

39.065,88 ha rừng
đặc dụng

1.2

Đất lâm nghiệp

LNP

46.627,80

1.3

Đất nuôi trồng thủy sản

NTS

1.464,80

1.4

Đất nông nghiệp khác


NKH

1,61

2

Đất phi nông nghiệp

PNN

4.996,74

6,44

Đất chưa sử dụng

CSD

327,75

0,42

3

Ghi chú

Nguồn: Báo cáo thống kê diện tích đất của phịng Tài ngun – Mơi trường huyện Tân Phú



×