Tải bản đầy đủ (.pdf) (117 trang)

Hiện trạng sản xuất và nghiên cứu ảnh hưởng của phân lân hữu cơ sinh học, phân bón lá đến sinh trưởng, chất lượng và năng suất của cà rốt vl444 f1 trồng vụ đông xuan 2009 2010 tại hòa bình bắc ninh

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (6.79 MB, 117 trang )

BỘ GIÁO DỤC VÀ ðÀO TẠO
TRƯỜNG ðẠI HỌC NÔNG NGHIỆP HÀ NỘI
----------------------

TRẦN THỊ HÒA

HIỆN TRẠNG SẢN XUẤT VÀ NGHIÊN CỨU ẢNH HƯỞNG
CỦA PHÂN LÂN HỮU CƠ SINH HỌC, PHÂN BÓN LÁ
ðẾN SINH TRƯỞNG, NĂNG SUẤT VÀ CHẤT LƯỢNG
CÀ RỐT VL444 F1 TRỒNG VỤ ðƠNG XN 2009-2010
TẠI HỊA ðÌNH-BẮC NINH

LUẬN VĂN THẠC SĨ NÔNG NGHIỆP

Chuyên ngành: TRỒNG TRỌT
Mã số

: 60.62.01

Người hướng dẫn khoa học: PGS.TS. VŨ QUANG SÁNG

HÀ NỘI - 2010


LỜI CAM ðOAN
Tơi xin cam đoan số liệu và kết quả nghiên cứu trong luận văn này là
trung thực và chưa hề ñược sử dụng ñể bảo vệ một học vị nào.
Tơi xin cam đoan mọi sự giúp đỡ cho việc thực hiện luận văn này ñã
ñược cảm ơn và các thơng tin trích dẫn trong luận văn đều đã ñược chỉ rõ
nguồn gốc.


Tác giả luận văn

Trần Thị Hòa

Trường ðại học Nông nghiệp Hà Nội – Luận văn thạc sĩ nông nghiệp .......................i


LỜI CẢM ƠN
Tơi xin bày tỏ lịng biết ơn chân thành tới PGS.TS Vũ Quang Sáng người hướng dẫn khoa học đã tận tình giúp đỡ với tinh thần trách nhiệm cao
và đóng góp nhiều ý kiến q báu giúp tơi hồn thành luận văn này.
Tơi xin cảm ơn Khoa Nơng học, Viện Sau đại học và đặc biệt là các thầy
cô trong Bộ môn Sinh lý, Bộ môn Công nghệ sinh học đã có những góp ý chân
thành giúp tơi hồn thiện luận văn.
Tơi cũng xin cảm ơn gia đình, bạn bè, đồng nghiệp đã ln bên cạnh
động viên, giúp đỡ, tạo điều kiện thuận lợi để tơi sớm hồn thành luận văn.
Luận văn này khó tránh khỏi cịn có những thiếu sót, tơi rất mong nhận
được những ý kiến đóng góp của các thầy cơ, bạn bè, đồng nghiệp để luận
văn ngày càng hồn thiện hơn.
Xin trân trọng cảm ơn!
Tác giả luận văn

Trần Thị Hịa

Trường ðại học Nơng nghiệp Hà Nội – Luận văn thạc sĩ nông nghiệp .......................ii


MỤC LỤC

Lời cam ñoan


i

Lời cảm ơn

ii

Mục lục

iii

Danh mục các chữ viết tắt

vi

Danh mục các bảng

vii

Danh mục hình

ix

1.

MỞ ðẦU

1

1.1.


ðặt vấn đề

1

1.2.

Mục ñích và yêu cầu

3

1.3.

Ý nghĩa khoa học và thực tiễn

4

1.4.

Giới hạn của ñề tài

4

2.

TỔNG QUAN TÀI LIỆU

5

2.1.


Giá trị của cây cà rốt

5

2.2.

Yêu cầu sinh thái của cây cà rốt

7

2.3.

Tình hình sản xuất cà rốt trên thế giới và Việt Nam

9

2.4.

Cơ sở khoa học và tình hình nghiên cứu, sử dụng phân lân hữu
cơ sinh học trên Thế giới và Việt Nam

2.5.

11

Cơ sở khoa học và tình hình nghiên cứu, sử dụng phân bón lá
trên thế giới và Việt Nam

15


2.6.

Vai trị sinh lý của ngun tố khống đối với cà rốt

19

2.7.

Giới thiệu về một số loại phân bón sử dụng trong ñề tài

23

3.

VẬT LIỆU, NỘI DUNG VÀ PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU

27

3.1.

Vật liệu, ñịa ñiểm và thời gian nghiên cứu

27

3.2.

Nội dung nghiên cứu

28


3.3.

Phương pháp nghiên cứu

30

4.

KẾT QUẢ NGHIÊN CỨU VÀ THẢO LUẬN

34

Trường ðại học Nông nghiệp Hà Nội – Luận văn thạc sĩ nông nghiệp .......................iii


4.1.

ðiều kiện khí hậu, đất đai và hiện trạng trồng cà rốt ở vùng thí
nghiệm

34

4.1.1. ðiều kiện khí hậu

34

4.1.2. Tình hình sản xuất cà rốt ở Bắc Ninh

35


4.2.

Tình hình sử dụng phân bón trên cây cà rốt ở thành phố Bắc Ninh

37

4.3.

Nghiên cứu ảnh hưởng của EMINA ñến sinh trưởng, năng suất
và chất lượng cà rốt VL444 F1 trồng vụ đơng xn 2009 - 2010
tại HTX Hồ ðình - Bắc Ninh

38

4.3.1. Ảnh hưởng của EMINA ñến các thời kỳ sinh trưởng của cây cà rốt

38

4.3.2. Ảnh hưởng của EMINA ñến ñộng thái tăng chiều cao cây cà rốt

40

4.3.3. Ảnh hưởng của EMINA ñến ñộng thái ra lá cây cà rốt

41

4.3.4. Ảnh hưởng của EMINA ñến các yếu tố cấu thành năng suất cà rốt

43


4.3.5. Ảnh hưởng của EMINA ñến năng suất cà rốt

46

4.3.6. Ảnh hưởng của EMINA ñến chất lượng củ cà rốt

48

4.3.7. Hiệu quả kinh tế của việc sử dụng chế phẩm EMINA trên cây cà rốt 49
4.4.

Ảnh hưởng của phân bón lá đến sinh trưởng, năng suất và chất
lượng cà rốt VL444 F1 trồng vụ đơng xn 2009 - 2010 tại HTX
Hịa ðình - Bắc Ninh

50

4.4.1. Ảnh hưởng của phân bón lá đến các thời kỳ sinh trưởng của cây
cà rốt

50

4.4.2. Ảnh hưởng của phân bón lá đến ñộng thái tăng chiều cao cây cà rốt

52

4.4.3. Ảnh hưởng của phân bón lá đến động thái ra lá của cây cà rốt

53


4.4.4. Ảnh hưởng của phân bón lá đến các yếu tố cấu thành năng suất
cà rốt

54

4.4.5. Ảnh hưởng của phân bón lá đến năng suất cà rốt

56

4.4.6. Ảnh hưởng của phân bón lá đến chất lượng củ cà rốt

57

4.4.7. Hiệu quả kinh tế của việc sử dụng phân bón lá trên cây cà rốt

58

Trường ðại học Nơng nghiệp Hà Nội – Luận văn thạc sĩ nông nghiệp .......................iv


4.5.

Ảnh hưởng phân lân HCSH kết hợp với Antonik, EMINA ñến
sinh trưởng, năng suất và chất lượng cà rốt VL444 F1 trồng vụ
đơng xn 2009 - 2010 tại HTX Hịa ðình - Bắc Ninh

59

4.5.1. Ảnh hưởng của phân lân HCSH kết hợp với Antonik, EMINA
ñến các thời kỳ sinh trưởng của cây cà rốt


59

4.5.2. Ảnh hưởng của phân lân HCSH kết hợp với Antonik, EMINA
ñến ñộng thái tăng chiều cao cây cà rốt

61

4.5.3. Ảnh hưởng của phân lân HCSH kết hợp với Antonik, EMINA
ñến ñộng thái ra lá của cây cà rốt

62

4.5.4. Ảnh hưởng của phân lân HCSH kết hợp với Antonik, EMINA
ñến các yếu tố cấu thành năng suất cà rốt

63

4.5.5. Ảnh hưởng của phân lân HCSH kết hợp với Antonik, EMINA
ñến năng suất cà rốt

66

4.5.6. Ảnh hưởng của phân lân HCSH kết hợp với Antonik, EMINA
ñến chất lượng củ cà rốt

68

4.5.7. Hiệu quả kinh tế của việc sử dụng phân lân HCSH kết hợp với
Antonik, EMINA cho cây cà rốt


69

5.

KẾT LUẬN VÀ ðỀ NGHỊ

71

5.1.

Kết luận

71

5.2.

ðề nghị

72

TÀI LIỆU THAM KHẢO

73

PHỤ LỤC

79

Trường ðại học Nông nghiệp Hà Nội – Luận văn thạc sĩ nông nghiệp .......................v



DANH MỤC CÁC CHỮ VIẾT TẮT

Chữ viết tắt

Nghĩa của từ viết tắt

ðVT

ðơn vị tính

TT

Thứ tự

CT

Cơng thức

ð/C

ðối chứng

NXB

Nhà xuất bản

PGS


Phó giáo sư

TS

Tiến sĩ

HCSH

Hữu cơ sinh học

VSV

Vi sinh vật

FAO

Food Agriculture Organization

NSLT

Năng suất lý thuyết

NSTT

Năng suất thực thu

L1, L2, L3, L4, L5

Lần 1, lần 2,...,lần 5


TB

Trung bình

Trường ðại học Nơng nghiệp Hà Nội – Luận văn thạc sĩ nông nghiệp .......................vi


DANH MỤC CÁC BẢNG

STT
4.1.

Tên bảng

Trang

Một số yếu tố khí hậu của vùng nghiên cứu tại thời điểm thí
nghiệm

4.2.

Diện tích cà rốt của các huyện, thị xã, thành phố trên ñịa bàn
tỉnh Bắc Ninh giai đoạn 2005-2010.

4.3.

35
35

Tình hình sản xuất cà rốt trên địa bàn thành phố Bắc Ninh giai

đoạn 2005-2010

36

4.4.

Tình hình sử dụng phân bón trên cây cà rốt ở TP Bắc Ninh

37

4.5.

Lượng phân bón cho cà rốt theo phương pháp truyền thống

38

4.6.

Ảnh hưởng của EMINA ñến các thời kỳ sinh trưởng của cây
cà rốt

39

4.7.

Ảnh hưởng của EMINA ñến ñộng thái tăng chiều cao cây cà rốt

40

4.8.


Ảnh hưởng của EMINA ñến ñộng thái ra lá của cây cà rốt

42

4.9.

Ảnh hưởng của EMINA ñến các yếu tố cấu thành năng suất
cà rốt

44

4.10.

Ảnh hưởng của EMINA ñến năng suất cà rốt

46

4.12.

Hiệu quả kinh tế của việc sử dụng chế phẩm EMINA trên cây cà rốt

50

4.13.

Ảnh hưởng của phân bón lá đến các thời kỳ sinh trưởng của
cây cà rốt

4.14.


51

Ảnh hưởng của phân bón lá đến động thái tăng chiều cao cây
cà rốt

52

4.15.

Ảnh hưởng của phân bón lá đến động thái ra lá của cây cà rốt

53

4.16.

Ảnh hưởng của phân bón lá đến các yếu tố cấu thành năng suất

4.17.

cà rốt

55

Ảnh hưởng của phân bón lá đến năng suất cà rốt

56

Trường ðại học Nông nghiệp Hà Nội – Luận văn thạc sĩ nông nghiệp .......................vii



4.19.

Hiệu quả kinh tế của việc sử dụng một số loại phân bón lá trên
cây cà rốt

4.20.

Ảnh hưởng của phân lân HCSH kết hợp với Antonik, EMINA
ñến các thời kỳ sinh trưởng của cây cà rốt

4.21.

62

Ảnh hưởng của phân lân HCSH kết hợp với Antonik, EMINA
ñến các yếu tố cấu thành năng suất củ cà rốt

4.24.

61

Ảnh hưởng của phân lân HCSH kết hợp với Antonik, EMINA
ñến ñộng thái ra lá của cây cà rốt

4.23.

60

Ảnh hưởng của phân lân HCSH kết hợp với Antonik, EMINA

ñến ñộng thái tăng chiều cao cây cà rốt

4.22.

59

64

Ảnh hưởng của phân lân HCSH kết hợp với Antonik, EMINA
ñến năng suất cà rốt

67

4.25. Ảnh hưởng của phân lân HCSH kết hợp với Antonik, EMINA
ñến chất lượng củ cà rốt
4.26.

68

Hiệu quả kinh tế của việc sử dụng phân lân HCSH, Antonik,
EMINA trên cây cà rốt VL444 F1

Trường ðại học Nông nghiệp Hà Nội – Luận văn thạc sĩ nông nghiệp .......................viii

70


DANH MỤC HÌNH
STT


Tên hình

Trang

1.

Ảnh hưởng của EM đến động thái tăng trưởng chiều cao cây cà rốt

41

2.

Ảnh hưởng của EMINA ñến ñộng thái ra lá của cây cà rốt

43

3.

Ảnh hưởng của EMINA ñến các yếu tố cấu thành năng suất cà rốt

45

4.

Ảnh hưởng của EMINA ñến năng suất cà rốt

47

5.


Ảnh hưởng của phân bón lá đến động thái

52

6.

Ảnh hưởng của phân bón lá đến động thái ra lá của cây cà rốt

54

7.

Ảnh hưởng của phân bón lá đến chiều dài củ cà rốt

55

8.

Ảnh hưởng của phân bón lá đến năng suất cà rốt

57

9.

Ảnh hưởng của phân lân HCSH kết hợp với Antonik, EM ñến
ñộng thái tăng chiều cao cây cà rốt

10.

Ảnh hưởng của phân lân HCSH kết hợp với Antonik, EMINA

ñến ñộng thái ra lá của cây cà rốt

11.

63

Ảnh hưởng của phân lân HCSH kết hợp với Antonik, EMINA
ñến các yếu tố cấu thành năng suất cà rốt

12.

62

65

Ảnh hưởng của phân lân HCSH kết hợp với Antonik, EM ñến
năng suất cà rốt

Trường ðại học Nông nghiệp Hà Nội – Luận văn thạc sĩ nông nghiệp .......................ix

67


1. MỞ ðẦU

1.1. ðặt vấn đề
Cà rốt có tên khoa học là Daucus carota. L. Chi cà rốt (danh pháp khoa
học là Daucus), là một chi chứa khoảng 20-25 loài cây thân thảo trong họ Hoa
tán (Apiaceae), với lồi được biết ñến nhiều nhất là cà rốt ñã thuần dưỡng
(Daucus carota phân lồi sativus). Chúng có nguồn gốc từ khu vực Bắc Phi,

Tây Nam Á và châu Âu với nhiều màu sắc khác nhau như trắng, vàng, đỏ và
tím đỏ [23].
Từ 3000 năm trước, những người cổ ñại ñã biết dùng cà rốt trong các
hoạt ñộng của ñời sống. Những người Hy Lạp cổ thì dùng cà rốt như một
món “bùa mê thuốc lú”; người Anglo-saxon lại xem nó như một thứ ñể xua
ñuổi quỷ dữ trong khi một số người lại nghĩ loại củ này tượng trưng cho sự
phồn thịnh. Tuy nhiên, cà rốt cũng sớm ñược phát hiện ra là một loại rau,
một loại dược liệu quý. Bằng chứng là các danh y của La Mã, Hy Lạp như
Hippocrattes, Galen, Diocorides... ñã lên tiếng ca ngợi cà rốt vừa là thức ăn
ngon, vừa là dược thảo tốt ñể chữa bệnh. Các nhà y học cổ truyền phương
đơng thì coi cà rốt như là một thứ nhân sâm của người nghèo [69].
Theo nghiên cứu của Nguyễn Thị Lâm - Trung tâm dinh dưỡng trẻ em:
Cà rốt có hàm lượng beta-carotene nhiều nhất trong các loại thực phẩm. Betacarotene là thể hoạt động tích cực nhất của carotene, sắc tố giúp hình thành
vitamin A trong thực vật. Vitamin A giữ vai trị rất quan trọng đối với cơ thể
như kích thích sự tǎng trưởng, làm tǎng khả nǎng nhận biết ánh sáng và màu
sắc, ngǎn ngừa chứng khô da và mắt, bảo vệ bộ máy tiêu hóa tiết niệu và tǎng
cường hệ thống, ngǎn ngừa nhiễm khuẩn. Thiếu vitamin A có thể gây ra các
triệu chứng quáng gà, chậm phát triển, khô da, khô mắt. Trong cà rốt cũng
chứa rất nhiều vitamin B, C, D, E và K; canxi, phốt-pho, kali, natri, một lượng
Trường ðại học Nông nghiệp Hà Nội – Luận văn thạc sĩ nông nghiệp .......................1


nhỏ kháng chất và protein. Canxi giúp tǎng cường xương, rǎng và thành ruột.
Ngồi ra, cà rốt cịn đóng vai trò như một chất làm sạch gan. Nếu dùng
thường xuyên sẽ giúp gan bài tiết chất béo và mật. Nhờ nguồn dinh dưỡng
quý giá, cà rốt giúp tǎng cường hệ miễn dịch, ñặc biệt là ñối với người già,
giúp bảo vệ da dưới tác ñộng ánh nắng mặt trời; giảm mụn trứng cá; làm lành
những vết thương nhỏ; giảm nguy cơ bị bệnh tim, cao huyết áp và cải thiện
sức khỏe của mắt [67].
Ngoài những giá trị to lớn về y học thì cà rốt là loại thực phẩm, rau ăn

hàng ngày trong mỗi gia đình hay được dùng làm mứt cà rốt trong các dịp tết
cổ truyền của Việt Nam.
Bên cạnh đó, cà rốt là loại cây có hàm lượng dinh dưỡng cao nên nếu
dùng củ, lá cà rốt để chăn ni thì sẽ đem lại hiệu quả rất lớn và phịng trừ
được một số loại bệnh cho gia súc, gia cầm [66].
Trải qua nhiều thế kỷ, cà rốt du nhập tới nhiều quốc gia trên khắp thế
giới và là món ăn ưa chuộng của mọi người dân, khơng kể giàu, nghèo. Hiện
nay, Trung Quốc là nước ñứng ñầu về diện tích sản xuất cà rốt trên thế giới,
tiếp theo là Hoa Kỳ, Ba Lan, Nhật Bản, Pháp, Anh và ðức [64].
Cà rốt là loại cây trồng mới ñược ñưa vào Việt Nam từ thế kỷ trước,
nên ñối với phần đơng người Việt Nam, nhất là những người ở xa thành phố,
khu vực không trồng cà rốt vẫn chưa quen với việc sử dụng cà rốt thường
xuyên trong ngày.
Là cây trồng có nguồn gốc ơn đới, chỉ thích hợp trồng ở những nơi có
khí hậu lạnh, địi hỏi đất trồng phải tơi xốp nên ở Việt Nam, không nhiều địa
phương có thể trồng được cà rốt. Chính vì vậy, cà rốt khơng chỉ là loại rau có
giá trị dinh dưỡng mà cịn là loại cây trồng có giá trị kinh tế cao. Qua trồng
thử nghiệm thì cà rốt là loại cây trồng thích hợp trên chân đất của Bắc Ninh.
Một vài năm trở lại ñây, cây cà rốt ñã góp phần làm thay đổi đời sống của bà
con nơng dân nhiều địa phương có trồng cà rốt trên địa bàn tỉnh Bắc Ninh.
Trường ðại học Nông nghiệp Hà Nội – Luận văn thạc sĩ nông nghiệp .......................2


Tuy nhiên, ñể cho năng suất, chất lượng cao, cây cà rốt yêu cầu ñất trồng phải
tơi xốp, giàu dinh dưỡng ñể củ phát triển thuận lợi. Nhưng hiện nay, nguồn
phân hữu cơ có trong dân ngày càng khan hiếm, sản xuất trồng trọt chủ yếu là
sử dụng phân hóa học. ðây là một trong những nguyên nhân gây ô nhiễm mơi
trường đất, làm thối hóa đất và ảnh hưởng tới chất lượng sản phẩm. Vì vậy,
với mong muốn sử dụng phân lân hữu cơ sinh học và phân bón lá là biện pháp
nhằm ñáp ứng nhu cầu dinh dưỡng cho cây, tăng năng suất, chất lượng sản

phẩm, giảm thiểu nguy cơ gây ơ nhiễm mơi trường và thối hóa ñất, chúng tôi
tiến hành nghiên cứu ñề tài: “Hiện trạng sản xuất và nghiên cứu ảnh hưởng
của phân lân hữu cơ sinh học, phân bón lá đến sinh trưởng, năng suất và
chất lượng cà rốt VL444 F1 trồng vụ đơng xn 2009 - 2010 tại Hịa ðình Bắc Ninh”.
1.2. Mục ñích và yêu cầu
1.2.1. Mục ñích
- ðiều tra hiện trạng sử dụng phân bón cho cà rốt trên địa bàn thành phố
Bắc Ninh
- Trên cơ sở tìm hiểu ảnh hưởng của liều lượng phân lân hữu cơ sinh
học kết hợp với phân bón lá đến sinh trưởng, năng suất và chất lượng của cà
rốt VL444 F1 trồng vụ đơng xn năm 2009 - 2010 tại Hịa ðình - TP Bắc
Ninh, từ đó góp phần vào việc xây dựng quy trình thâm canh cà rốt có sử
dụng phân lân hữu cơ sinh học, phân bón lá.
1.2.2. u cầu
- ðánh giá được hiện trạng sản xuất cà rốt và tình hình sử dụng phân
bón cho cà rốt trên địa bàn thành phố Bắc Ninh trong những năm gần ñây.
- ðánh giá ñược ảnh hưởng của phân lân hữu cơ sinh học, phân bón lá
đến sinh trưởng, năng suất, chất lượng cà rốt VL444 F1.
- Xác định được loại phân bón lá kết hợp với phân lân hữu cơ sinh học
cho hiệu quả cao nhất.
Trường ðại học Nông nghiệp Hà Nội – Luận văn thạc sĩ nông nghiệp .......................3


- ðánh giá hiệu quả kinh tế khi sử dụng phân lân hữu cơ sinh học, phân
bón lá trong sản xuất cà rốt VL444 F1.
1.3. Ý nghĩa khoa học và thực tiễn
1.3.1. Ý nghĩa khoa học
Kết quả nghiên cứu của ñề tài cho biết vai trò của phân lân hữu cơ sinh
học, phân bón lá và sự kết hợp giữa phân lân hữu cơ sinh học với phân bón lá
đối với sinh trưởng, năng suất và chất lượng cà rốt VL444 F1 trồng tại Hịa

ðình - Bắc Ninh.
Kết quả nghiên cứu của đề tài sẽ bổ sung thêm thơng tin, dữ liệu
khoa học về cây cà rốt, làm tài liệu tham khảo cho công tác giảng dạy và
nghiên cứu trong các trường ðại học, Cao ñẳng cũng như các Viện nghiên
cứu nông nghiệp.
1.3.2. Ý nghĩa thực tiễn
Nghiên cứu về phân bón sẽ góp phần hồn thiện quy trình thâm canh cà
rốt, tạo điều kiện mở rộng diện tích cà rốt trên đất Bắc Ninh cũng như ở các
địa phương có ñiều kiện sinh thái tương tự.
1.4. Giới hạn của ñề tài
ðề tài chỉ giới hạn nghiên cứu ảnh hưởng của phân lân hữu cơ sinh học,
một số phân bón lá ñến sinh trưởng, năng suất và chất lượng cà rốt VL444 F1
trồng vụ đơng xn năm 2009 - 2010 tại Hịa ðình - Bắc Ninh.

Trường ðại học Nơng nghiệp Hà Nội – Luận văn thạc sĩ nông nghiệp .......................4


2. TỔNG QUAN TÀI LIỆU
2.1. Giá trị của cây cà rốt
Trong sản xuất nông nghiệp, cà rốt là loại cây vừa có giá trị dinh dưỡng
vừa có giá trị kinh tế cao.
Một củ cà rốt cỡ trung bình có 19 mg calci, 32 mg phospho, 233 mg
kali, 7 mg sinh tố C, 7 gr carbohydrat, 5 gr ñường, 2gr chất xơ, 1gr chất đạm,
6.000mcg sinh tố A, 40 calori, khơng có chất béo hoặc cholesterol. [62]
Một ly (240ml) nước cà rốt lạnh nguyên chất cung cấp khoảng 59 mg
calci, 103 mg phospho, 718 mg kali, 21 mg sinh tố C, 23 g carbohydrat và
18.000mcg sinh tố A. Vì vậy, ngồi việc ăn trực tiếp cà rốt thì nước ép cà rốt
cũng là một loại nước giải khát vừa ngon vừa bổ dưỡng. [67]
Trong ñời sống hàng ngày, cà rốt là một loại thực phẩm quý. Vị dịu
ngọt của cà rốt rất thích hợp với nhiều thực phẩm khác, cho nên có nhiều cách

để chế biến các món ăn với cà rốt. Có thể ăn sống hay nấu chín với nhiều thực
phẩm khác, nhất là với các loại thịt ñộng vật. Dù ăn cách nào, sống hay chín,
cà rốt vẫn giữ ñược các chất bổ dưỡng. Cà rốt ăn sống là món ăn rất bổ dưỡng
vì nhiều chất xơ mà lại ít calori. Cà rốt tươi có thể làm món rau trộn với các
rau khác. ðặc biệt khi nấu thì cà rốt ngọt, thơm hơn vì sức nóng làm tan màng
bao bọc carotene, tăng chất này trong món ăn. Ngồi ra, có thể để cà rốt đơng
lạnh nhằm bảo quản cà rốt được lâu hơn cũng khơng làm ảnh hưởng đến chất
lượng của cà rốt [62].
Bên cạnh giá trị thông dụng hàng ngày là một loại thực phẩm thì cà rốt
cịn ñược biết với vai trò là một loại dược phẩm q, có rất nhiều cơng dụng
trong y học.
Cà rốt chứa rất nhiều beta carotene, còn gọi là tiền vitamin A, vì chất này
được gan chuyển thành sinh tố A với sự trợ giúp của một lượng rất ít chất béo.
Trong 100 gram cà rốt có 12.000 microgram (mcg) caroten, có khả năng
Trường ðại học Nông nghiệp Hà Nội – Luận văn thạc sĩ nông nghiệp .......................5


ñược chuyển hóa thành khoảng 6.000mcg vitamin A trong cơ thể. Trong khi đó
thì lượng caroten do 100gr khoai lang cung cấp là 6.000 mcg, xồi là 1.200 mcg,
đu đủ từ 1.200 - 1.500 mcg, cà chua có 600mcg, bắp cải, su hào có 300 mcg,
cam có 50 mcg caroten... [65].
Một số nghiên cứu cho thấy cà rốt có tác dụng phòng ngừa rất nhiều
loại bệnh khác nhau của con người như [67]:
- Với bệnh ung thư: Beta carotene có tác dụng chống ung thư trong thời
kỳ sơ khởi, khi mà các gốc tự do tác ñộng ñể biến các tế bào lành mạnh thành
tế bào bệnh. Beta carotene là chất chống oxi hóa, ngăn chặn tác động của gốc
tự do, do đó có thể giảm nguy cơ gây ung thư phổi, tụy tạng, vú và nhiều loại
ung thư khác.
- Với hệ tiêu hóa: Súp cà rốt rất tốt để hỗ trợ việc ñiều trị bệnh tiêu
chảy, ñặc biệt là ở trẻ em. Súp bổ sung nước và các khoáng chất thất thốt vì

tiêu chảy như K, sodium, phosphor, calcium, magnesium...
- Với thị giác: Lượng Beta Carotene lớn có trong cà rốt cịn có khả
năng chữa và ngăn ngừa được các chứng viêm mắt, hột cườm mắt, thối hóa
võng mạc...
- Với bệnh tim: Nghiên cứu tại ðại học Massachsetts với 13,000 người
cao tuổi cho thấy nếu họ ăn một củ cà rốt mỗi ngày thì có thể giảm nguy cơ
suy tim tới 60%. ðó là nhờ có chất carotenoid trong cà rốt.
- Với cao cholesterol: Bác sĩ Peter Hoagland thuộc Bộ Canh Nông
Hoa Kỳ cho hay chỉ ăn hai củ cà rốt mỗi ngày có thể hạ cholesterol xuống
từ 10-20%.
Ngồi những giá trị nổi bật trên thì trong lĩnh vực khoa học và ñời sống,
cà rốt cũng ñang ñược các nhà khoa học nghiên cứu. Một số nghiên cứu của
các nhà khoa học tại ðại học York (Anh) ñã phân tách từ cà rốt một loại chất
đạm đặc biệt có thể dùng để chế biến chất chống đơng lạnh (antifreeze). Nếu
thành cơng, chất chống đơng lạnh này sẽ rất hữu dụng ở trong phịng thí
Trường ðại học Nơng nghiệp Hà Nội – Luận văn thạc sĩ nông nghiệp .......................6


nghiệm để lưu trữ tế bào cho mục đích khoa học cũng như cho việc trồng thực
vật khỏi bị đơng giá; hay tại phịng thí nghiệm của ðại học Uwate (Nhật Bản),
nhà nghiên cứu Hiroshi Taniguchi ñã khám phá ra rằng, một vài loại rau như
cà rốt, ớt xanh, pumpkins... có thể được sử dụng để chế biến tia laser [66].
Như vậy, có thể thấy củ cà rốt tuy bé nhỏ nhưng lại tiềm ẩn trong nó
một giá trị rất lớn lao mà khoa học vẫn chưa khám phá hết ñược. Nếu biết tận
dụng loại thực phẩm này với các ñặc tính như trên, chắc chắn chúng ta sẽ
nâng cao tình trạng sức khỏe cũng như phịng ngừa được hầu hết các bệnh do
thiếu vitamin A.
Với những ưu thế vượt trội trên, cà rốt ngày càng có vai trị quan trọng
trong cơ cấu giống cây trồng trên thế giới cũng như ở Việt Nam.
2.2. Yêu cầu sinh thái của cây cà rốt

Cà rốt là cây có nguồn gốc ơn đới nên được trồng chủ yếu vào vụ đơng và
đơng xn ở các tỉnh Miền Bắc nước ta và ở Lâm ðồng.
Những yếu tố về mơi trường có thể tác động bao gồm: ảnh hưởng của
đất, khơng khí, sinh vật. Những ñiều kiện trong ñất ảnh hưởng ñến sinh
trưởng của cây là nước, khơng khí, cấu trúc đất, nhiệt độ đất, pH, chất độc,
muối và thiếu chất khống. Những yếu tố khơng khí gồm : ánh sáng, nhiệt độ,
độ ẩm khơng khí, gió, nồng độ CO2 và khí gây ơ nhiễm. Những yếu tố sống
cạnh tranh với cây cà rốt là cỏ dại và những cây trồng cùng giống, cùng loài,
khác loài, sâu bệnh... Tất cả những yếu tố ngoại cảnh này ñều tác ñộng ñến
sinh trưởng, phát triển, năng suất và chất lượng cà rốt. Trong hạn chế ñề tài
này chỉ ñề cập tới ảnh hưởng do nhiệt ñộ, ánh sáng, nước và ñất.
2.2.1. Yêu cầu về nhiệt ñộ
Cây cà rốt có nguồn gốc từ vùng ơn đới, trồng nhiều vào vụ đơng ở
miền Bắc nước ta. Nhiệt độ thích hợp với cây cà rốt là 16-24oC, ñể ñạt năng
suất cao yêu cầu nhiệt ñộ là 20-22oC, nhưng cà rốt cũng có thể chịu được
nhiệt độ cao bất thường tới 25-27oC. Vì vậy nên thời vụ trồng cà rốt có bắt
Trường ðại học Nông nghiệp Hà Nội – Luận văn thạc sĩ nông nghiệp .......................7


ñầu từ tháng 7, tháng 8 năm nay ñến tháng 1, tháng 2 năm sau. Tuy nhiên, nếu
nhiệt ñộ thường xuyên cao hơn 25oC cây sinh trưởng kém, các mạch gỗ trong
củ phát triển mạnh, nhiều xơ và hàm lượng caroten thấp, nên năng suất cà rốt
ñạt cao nhất khi trồng chính vụ vào tháng 9-10 và thu hoạch vào tháng 1-2
năm sau (ðường Hồng Dật, 2002) [6].
2.2.2. Yêu cầu về nước
Cà rốt cần nhiều nước và có nhu cầu ñối với nước trong suốt quá trình
sinh trưởng và phát triển. Nếu thiếu nước ảnh hưởng rất lớn ñến phẩm
chất của củ, cây nhanh bị già cỗi, nhiều xơ, củ nhỏ, nhánh phân nhiều,
khơng đạt tiêu chuẩn xuất khẩu, giá thành hạ. Thừa nước cũng làm giảm
phẩm chất của củ, hàm lượng đường, muối hịa tan trong củ giảm, lõi cà

rốt chóng to, củ dễ bị nứt, rễ phụ và sâu bệnh phát triển nhiều. (Hồ Hữu
An, ðinh Thế Lộc, 2005) [1].
Nhu cầu nước của cà rốt thay ñổi tuỳ theo giống, điều kiện khí hậu,
thời vụ trồng và thời gian sinh trưởng. ðộ ẩm đất thích hợp cho cây sinh
trưởng, phát triển là 60-70%. Các giai ñoạn khác nhau nhu cầu nước của cây
cũng khác nhau.
- Thời kỳ nảy mầm hạt cần rất nhiều nước. ðể hạt trương lên và nảy
mầm, cà rốt cần 100% nước so với trọng lượng hạt. Vì vậy sau khi gieo cần
giữ ẩm và che ñậy cho hạt nhanh nảy mầm.
- Thời kỳ cây con: Do bộ rễ cây còn yếu và chưa ăn sâu vào ñất nên
cây cần ñược cung cấp nước ñầy ñủ. Vì vậy cần tưới nước ñều ñặn cho
cây nhưng chỉ tưới nhẹ.
- Thời kỳ sinh trưởng sinh dưỡng: cây có thân lá phát triển mạnh, bốc
thốt hơi nước nhiều, hoạt động hút và đồng hóa chất dinh dưỡng mạnh, do
đó cần rất nhiều nước. Thiếu nước trong thời gian này sẽ dẫn ñến giảm năng
suất (ðường Hồng Dật, 2002) [6].
Trường ðại học Nông nghiệp Hà Nội – Luận văn thạc sĩ nông nghiệp .......................8


2.2.3. Yêu cầu về ánh sáng
Cà rốt yêu cầu ánh sáng ngày dài, số giờ chiếu sáng dưới 10 giờ thì cây
phát triển kém hơn so với điều kiện chiếu sáng trên 12 giờ. Giai ñoạn cây con
cần ánh sáng mạnh, vì vậy cây con ở giai đoạn này cần làm sạch cỏ và tỉa cây
sớm ñể tập trung ánh sáng cho cây con phát triển. (ðường Hồng Dật, 2002) [6].
2.2.4. Yêu cầu về ñất
Cà rốt là cây rau ăn củ, do đó nên chọn các chân đất có tầng dày, tơi
xốp, tốt nhất là ñất cát pha giàu mùn, ñất thịt nhẹ, ñất bãi bồi ven sông, ñộ
pH: 5,5 - 7,0, dễ thốt nước, chủ động tưới tiêu. Khơng nên trồng cà rốt
trên chân ñất thịt nặng, hoặc ñất sét gan gà chưa ñược cải tạo bởi trồng trên
những chân đất này thì dù có bón nhiều phân hữu cơ ñi nữa củ cũng dễ bị

biến dạng, bị phân nhánh, nhiều xơ, giá trị dinh dưỡng và thương phẩm
thấp (Tạp chí Tài ngun thực vật ðơng Nam Á, 1999) [23].
2.3. Tình hình sản xuất cà rốt trên thế giới và Việt Nam
2.3.1. Tình hình sản xuất cà rốt trên thế giới
Cà rốt là một trong những loại rau phổ biến nhất trên thế giới ñứng thứ
2 sau cây khoai tây. Trung Quốc là quốc gia ñứng ñầu về sản lượng cà rốt trên
thế giới. Theo số liệu thống kê của FAO, sản lượng cà rốt trung bình trong các
năm từ 2003-2005 của Trung Quốc chiếm 34%, ñứng sau là Nga, Mỹ chiếm
7%, Ba Lan 4%, Anh 3%, các nước cịn lại chiếm 45%. Trong số các nước
dẫn đầu về sản xuất cà rốt, Mỹ ñược xếp thứ 3 về năng suất (31,7 tấn/ha),
đứng thứ 4 về diện tích và sản lượng. Số liệu năm 1990 cho thấy sản lượng cà
rốt trên toàn thế giới là 13,37 triệu tấn, tăng 30% so với năm 1980. Tại Châu
Âu, Anh là nước có sản lượng lớn nhất: 750.000 tấn/năm, Pháp 568.000
tấn/năm, Hà Lan 476.000 tấn/năm và Italia 407.000 tấn/năm (Trần Khắc Thi
và cs, 2008) [32].
Diện tích gieo trồng cà rốt hàng năm ở các nước châu Á là 250.000ha,
khối các nước Liên Xơ cũ 110.000ha, cộng đồng Châu Âu 70.000ha, các nước
Trường ðại học Nông nghiệp Hà Nội – Luận văn thạc sĩ nông nghiệp .......................9


ðông Âu 60.000ha, Châu Mỹ 70.000ha, Châu Phi 30.000ha. Tại Indonexia
diện tích gieo trồng cà rốt năm 1988 trên các khu vực núi cao ñạt 10.500ha,
Ấn ñộ 60.000ha, Nhật Bản 25.000ha, Hàn Quốc 5.000ha (Tạp chí Tài ngun
thực vật ðơng Nam Á, 1999) [23].
Trong xếp hạng về giá trị kinh tế mười cây rau quan trọng nhất, cà rốt
xếp thứ 7 sau khoai tây, xà lách, cà chua, hành tây, cần tây và ngơ ngọt. Giá
trị thu nhập bình qn hàng năm của nơng dân (1978-1980) khoảng 162 triệu
đơ la Mỹ. California là bang chiếm 44% lượng cà rốt của Mỹ chiếm 46,6%
giá trị. Ba bang ñứng ñầu sản xuất cà rốt ở Mỹ là California, Texas và Florida
sản xuất chiếm khoảng 65% số lượng và 73% giá trị. Sản lượng cà rốt của các

bang này chủ yếu ñược dùng cho ăn tươi. Ở Whashington, Wisconsin,
Minneosota và Oregon là các bang chủ yếu sản xuất phục vụ chế biến. Các
giống chế biến cho năng suất cao ñã làm giảm giá bán và hậu quả là thu nhập
bằng ðơ la tính trên một đơn vị diện tích của sản phẩm cà rốt cho chế biến
thấp hơn so với sản phầm dùng ăn tươi.. (Trần Khắc Thi và cs, 2008) [32].
2.3.2. Tình hình sản xuất cà rốt ở Việt Nam
Ở Việt Nam, cây cà rốt có thể trồng trên nhiều vùng đất khác nhau
nhưng thích hợp nhất là trên đất bazan, đất cát pha, đất thịt nhẹ. Hiện nay,
diện tích trồng cà rốt tập trung ở các vùng rau chuyên canh ven thành phố Hà
Nội, ðà Lạt, Hải Phòng và Bắc Ninh. ðịa phương canh tác cà rốt có hiệu quả
cao và tốt nhất là ở ðà Lạt. Mặc dù cà rốt có thể trồng ở nhiều nơi nhưng chỉ
một số địa phương mới trồng được cà rốt cho củ có màu sắc ñẹp, ñược thị
trường ưa chuộng và ñược thu mua với giá cao hơn từ 10-30% so với các
vùng trồng khác. Ở ðà Lạt, người ta cịn có thể tự ñể giống ñể trồng cho vụ
sau.. (Trần Khắc Thi và cs, 2008) [32].
Sản phẩm cà rốt của thơn Hịa ðình - Võ Cường - TP Bắc Ninh có
thị trường tiêu thụ rộng, giá cả nhiều năm khá ổn ñịnh. ðặc biệt, giá thu
mua cà rốt trong thời gian từ tháng 4 ñến tháng 12 hàng năm thường khá
Trường ðại học Nông nghiệp Hà Nội – Luận văn thạc sĩ nông nghiệp .......................10


cao. Cà rốt của Hịa ðình được tiêu thụ chủ yếu sang Trung Quốc từ tháng
5 ñến tháng 11. (Trần Khắc Thi và cs, 2008) [32].
2.4. Cơ sở khoa học và tình hình nghiên cứu, sử dụng phân lân hữu cơ sinh
học trên Thế giới và Việt Nam
2.4.1. Cơ sở khoa học của việc sử dụng phân lân hữu cơ sinh học
Trong sản xuất nơng nghiệp, phân bón có một vai trị quan trọng
quyết định cả về chất lượng và sản lượng thu hoạch. Từ những năm 1975
trở lại ñây, phân hố học được sử dụng rộng rãi với khối lượng lớn. Nhưng
việc tuyên truyền, hướng dẫn sử dụng còn chưa được chú ý đúng mức.

Người nơng dân sử dụng phân bón rất tuỳ tiện nên hệ số sử dụng phân bón
khơng cao, cây trồng dễ bị sâu bệnh phá hại, chất lượng nông sản thấp, gây
ô nhiễm môi trường,.... (Tủ sách kiến thức nhà nông, 2005) [38].
Các biện pháp tác động để hướng tới mục tiêu "nơng nghiệp bền
vững" là bảo vệ và cải thiện một cách bền vững độ phì tự nhiên của đất,
trong đó biện pháp ổn ñịnh hàm lượng hữu cơ trong ñất là rất quan trọng
vì nó khơng những làm cho đất tơi xốp mà còn tăng cường khả năng giữ
ẩm, giữ chất dinh dưỡng và giảm các yếu tố ñộc hại cho ñất. Thiết lập một
hệ thống quản lý dinh dưỡng tổng hợp mà trong đó dinh dưỡng từ nguồn
cung cấp như phân hữu cơ, phân vi sinh,... ñảm bảo cung cấp ñầy ñủ về
lượng, cân ñối về tỷ lệ tại từng thời ñiểm theo nhu cầu sinh trưởng của
cây trồng nhằm khai thác hợp lý khả năng của hệ sinh thái (Nguyễn Văn
Bộ, 2001) [2].
Vậy phân hữu cơ là gì? Phân hữu cơ là phân gồm những chất bã, chất
bài tiết của ñộng vật như trâu, bò, heo, gà, hoặc các xác bã thực vật như rơm
rạ,... Phân hữu cơ bao gồm phân chuồng, phân xanh, phân rác,...
Bón phân hữu cơ có những lợi ích gì? ðối với đất trồng rau nếu thời
gian canh tác lâu dài và liên tục thì tình trạng nén, dẽ ñất dễ dàng xảy ra
mặc dù việc làm ñất, xới xáo ñất diễn ra hàng vụ, nhưng do hàm lượng chất
Trường ðại học Nông nghiệp Hà Nội – Luận văn thạc sĩ nông nghiệp .......................11


hữu cơ thấp lại khơng được bổ sung, lân hữu dụng cũng rất nghèo ñưa ñến
sự suy giảm nghiêm trọng ñộ phì nhiêu của ñất, làm cho ñất chai cứng,
giảm độ xốp, độ thống khí, giảm khả năng thấm, thốt nước. Khi sự phát
triển của rễ bị giới hạn sẽ ảnh hưởng ñến khả năng hấp thu chất dinh dưỡng,
lúc đó nếu có tăng cường bón nhiều phân thì năng suất cây trồng vẫn giảm.
Hơn nữa, việc bón thuần phân hố học trong nhiều năm, nhất là phân đạm
cũng như thuốc bảo vệ thực vật đã giết chết nhiều lồi VSV có ích trong
đất, tình trạng này đã làm hư hỏng ñất nên dịch hại ngày càng tăng. (Vũ

Cao Thái, 1996) [24].
Việc sử dụng phân hố học khơng cân đối, thâm canh với cường độ
cao mà khơng chú ý bón bổ sung chất hữu cơ cho ñất, về lâu dài có khả năng
làm cho đất hố chua và sẽ sinh ra hiện tượng thiếu hụt, mất cân ñối nhất là
ñối với các ngun tố vi lượng. Khi độ phì tự nhiên của đất giảm sút thì dù
bón nhiều phân hố học, năng suất cây trồng cũng như hiệu quả kinh tế của
việc sử dụng phân vẫn giảm. Nhiều nghiên cứu cho thấy trong điều kiện có
bón phân đạm đầy đủ thì cây trồng vẫn lấy đi từ đất 1/2 đến 2/3 tổng lượng
đạm cần thiết cho cây. Chính vì vậy, hướng lâu dài ñể cải thiện và phục hồi
dần cấu trúc đất, tăng cường độ phì nhiêu về mặt dinh dưỡng và sinh học ñất,
chống chịu các nguồn sâu bệnh từ ñất là tăng cường hàm lượng chất hữu cơ
trong ñất. Các loại phân hữu cơ như phân chuồng, phân xanh, rơm rạ, tàn dư
thực vật,… đóng vai trị quan trọng trong việc phục hồi và nâng cao độ phì
nhiêu của đất bị thối hóa. Khối lượng phân hữu cơ vùi vào đất càng lớn thì
độ phì nhiêu được phục hồi càng nhanh (Nguyễn Thị Lâm, 2003) [17].
Vậy lợi ích của việc bón phân hữu cơ là gì?
- Thứ nhất: Cải thiện và ổn ñịnh kết cấu của ñất, ñây là điều kiện tiên
quyết làm cho đất tơi xốp, thống khí.
- Thứ hai: Cung cấp nguồn dinh dưỡng tổng hợp cho ñất như: ñạm, lân,
kali, canxi, magie, lưu huỳnh, các nguyên tố vi lượng, các kích thích tố sinh
Trường ðại học Nông nghiệp Hà Nội – Luận văn thạc sĩ nông nghiệp .......................12


trưởng, các vitamin,... cho cây trồng, làm nguồn dinh dưỡng trở nên dễ hữu
dụng cho ñất, tăng cường giữ phân cho đất. Việc cung cấp tồn diện các
ngun tố vi lượng, các vitamin từ phân hữu cơ có ý nghĩa trong việc gia tăng
phẩm chất nông sản, làm trái cây ngon, ngọt hơn, ít sâu bệnh hơn,...
- Thứ ba: Tăng cường hoạt ñộng vi sinh vật trong ñất giúp tăng “sức
khoẻ” của đất. Vì phân hữu cơ là nguồn thực phẩm cần thiết cho hoạt ñộng
của các sinh vật ñất: các q trình chuyển hố, tuần hồn chất dinh dưỡng

trong ñất, sự cố ñịnh ñạm, sự nitrat hoá, sự phân huỷ các tồn dư thuốc bảo vệ
thực vật,…
Tóm lại, việc bón phân hóa học chỉ là biện pháp trước mắt ñể bổ sung
nguồn dinh dưỡng cho cây trồng. Nếu chỉ bón đơn thuần phân hóa học thì về
lâu dài đất sẽ bị bạc màu, cằn cỗi, sức sản xuất của ñất giảm dù lượng phân
ñược bón vào càng tăng. Tuy nhiên, thực tế đã chứng minh bón phân hữu cơ
mang tính chất là bón bổ sung lâu dài, nhằm cân ñối dinh dưỡng và cơ chất
cho ñất, tăng cường ñộ màu mỡ tự nhiên của đất chứ khơng thể thay thế hồn
tồn phân vơ cơ. Do đó, để đảm bảo cho một nền nông nghiệp bền vững phải
kết hợp hài hồ giữa bón phân vơ cơ và phân hữu cơ.
2.4.2. Tình hình nghiên cứu, sử dụng phân lân hữu cơ sinh học (HCSH) trên
Thế giới và Việt Nam
Theo Dickson và Haydon (1987) [50], hàm lượng lân dễ tiêu trong
ñất thấp là yếu tố quan trọng nhất gây ra năng suất thấp ở nhiều nước Châu
Á. Fanaran và cs (1987) [58] ñã khẳng ñịnh, nhiều vùng sản xuất ñậu ñỗ ở
Thái Lan có hàm lượng lân dễ tiêu trong đất thấp (l - 5ppm), khi được bón
bổ sung lân năng suất tăng lên gấp 2 lần. Nhìn chung, đất càng chua mức
ñộ dễ tiêu của lân trong ñất với cây trồng càng giảm.
Theo Borkert và Sfredo (1994), [47] ở ñất chua nếu pH được nâng lên
thì q trình khống hố P - Phytat được tăng lên, nhờ đó nâng cao lượng P
dễ liêu cho cây trồng. Các tác giả này cũng cho rằng bón phân lân là biện
Trường ðại học Nơng nghiệp Hà Nội – Luận văn thạc sĩ nông nghiệp .......................13


pháp cơ bản nâng cao năng suất cây trồng, ñặc biệt là với đất chua, đất có khả
năng giữ chặt P cao. Vì thiếu P sẽ ngăn cản cây trồng hấp thu các yếu tố dinh
dưỡng khác .
Theo Nguyễn Văn Bộ (2001) [2], ở Việt Nam trên ñất phèn nếu khơng
bón phân lân cây chỉ hút được 40 - 50kg N/ha, song nếu bón đủ lân thì cây
trồng có thể hút ñược 120 - 130 kg N/ha.

Theo Võ Minh Kha (1996) [16], trên ñất ñồi chua hàm lượng Fe3+, Al3+
cao, bón phân lân và phân đạm có tác dụng nâng cao năng suất cây trồng rõ rệt.
Như vậy nhiều nghiên cứu đã khẳng định vai trị quan trọng của phân
lân ñến năng suất chất lượng cây trồng.
Ở Việt Nam, hầu hết các loại đất có hàm lượng P rất thấp (chỉ từ 0,02 015% ở lớp ñất trồng từ 0 - 30cm) khơng đủ cho các loại cây trồng. Mặt khác
P trong đất lại thường ở dạng khó tan nên cây hấp thu được rất ít. Hơn nữa,
trong điều kiện hiện tại nông dân rất thiếu phân hữu cơ nên việc ra ñời lân
hữu cơ sinh học là rất hữu ích và kịp thời.
Phân bón vi sinh (phân lân HCSH) do Noble Hiltner sản xuất ñầu tiên
tại ðức năm 1896 và được đặt tên là Nitragin: Sau đó phát triển sản xuất tại
một số nước khác như ở Mỹ (1896), Canada (1905), Nga (1907), Anh (1910)
và Thụy ðiển (1914) [61].
Thành phần lân HCSH gồm: phân lân nung chảy hoặc apatit hay
photphorit trộn ñều với phân hữu cơ gồm phân chuồng hoai mục, than bùn lên
men, chủng vi sinh vật có khả năng phát triển trong môi trường chứa can xi
photphat: Ca3(PO4)2; nhôm photphat: AlPO4; sắt photphat: FePO4, bột xương,
apatit, Phosphorit, hoặc các hợp chất lân không tan khác. Các chủng vi sinh vật
được cấy vào gồm các nhóm: (Phạm Văn Toản, 2005) [34].
+ Nhóm vi sinh vật chuyển hố lân khó tiêu trong đất thành dạng dễ
tiêu cho cây trồng hấp thụ. Chính nhờ vai trị phân giải lân của chúng ñã
làm tăng lượng lân dễ tiêu trong ñất, cây hấp thụ lân một cách dễ dàng khi
Trường ðại học Nông nghiệp Hà Nội – Luận văn thạc sĩ nông nghiệp .......................14


bón cân đối với đạm và kali, giúp cho cây trồng có năng suất chất lượng
nơng sản cao, tiết kiệm ñược ñầu tư phân bón.
+ Nhóm vi sinh vật cố ñịnh ñạm cung cấp thêm nguồn N cho cây
+ Nhóm vi sinh vật hiếu khí phân giải các chất hữu cơ thơ thành dạng
mùn, tăng độ tơi xốp cho đất.
+ Nhóm vi sinh vật phân giải các chất độc kìm hãm hoạt ñộng của các

vi sinh vật gây hại khác...
Tuy nhiên không phải trong một loại lân hữu cơ sinh học nào cũng có
đầy đủ tất cả các nhóm vi sinh vật trên.
Ngày nay, nhu cầu sử dụng phân bón hữu cơ vi sinh ngày càng tăng vì:
- Sử dụng phân bón hữu cơ vi sinh sẽ thay thế dần việc bón phân hố
học trên đồng ruộng, đất trồng trọt mà vẫn ñảm bảo ñược nâng cao năng suất
thu hoạch.
- Sử dụng phân bón hữu cơ vi sinh về lâu dài sẽ dần dần trả lại độ phì
nhiêu cho đất như làm tăng lượng phospho và kali dễ tan trong ñất canh tác,
cải tạo, giữ ñộ bền của ñất ñối với cây trồng nhờ khả năng cung cấp hàng loạt
các chuyển hoá chất khác nhau liên tục do nhiều quần thể vi sinh vật khác
nhau tạo ra.
- Việc sử dụng phân bón hữu cơ vi sinh cịn có ý nghĩa rất lớn là tăng
cường bảo vệ môi trường sống, giảm tính độc hại do hố chất trong các loại
nơng sản thực phẩm do lạm dụng phân bón hóa học.
- Giá thành hạ, nơng dân dễ chấp nhận, có thể sản xuất ñược tại ñịa
phương và giải quyết ñược việc làm cho một số lao động, ngồi ra cũng giảm
được một phần chi phí ngoại tệ nhập khẩu phân hố học.
2.5. Cơ sở khoa học và tình hình nghiên cứu, sử dụng phân bón lá trên thế
giới và Việt Nam
2.5.1. Cơ sở khoa học của việc sử dụng phân bón lá
Bên cạnh quá trình hút chất dinh dưỡng từ rễ là chính, cây vẫn có
Trường ðại học Nơng nghiệp Hà Nội – Luận văn thạc sĩ nông nghiệp .......................15


×