Tải bản đầy đủ (.pdf) (151 trang)

Nghiên cứu phát triển du lịch sinh thái tại huyện kim bôi, tỉnh hòa bình

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (8.76 MB, 151 trang )

Bộ giáo dục và đào tạo
Trường đại học Nông nghiệp hà nội
---------------

Trần thị tuyết

Nghiên cứu phát triển du lịch sinh thái
tại huyện Kim Bôi, tỉnh Hoà Bình

luận văn thạc sĩ kinh tế

Chuyên ngành: Kinh tế nông nghiệp
MÃ số: 60.31.10

Người hướng dẫn khoa học: TS. Nguyễn thị minh hiền

Hà nội 2008


LờI CAM ĐOAN

Tôi xin cam đoan rằng số liệu và kết quả nghiên cứu trong luận văn này
là hoàn toàn trung thực và chưa hề được sử dụng để bảo vệ một học vị nào.
Tôi xin cam đoan rằng các thông tin trích dẫn trong luận văn này đÃ
được chỉ rõ nguồn gốc.
Hà Nội, ngày 18 tháng 9 năm 2008
Tác giả luận văn

Trần Thị Tuyết

i




Lời cảm ơn

Hoàn thành luận văn thạc sỹ khoa học kinh tế của mình ngoài sự lỗ lực
của bản thân, tôi đà nhận được sự giúp đỡ tận tình của rất nhiều cá nhân và tập
thể.
Nhân dịp này tôi xin bày tỏ lòng biết ơn sâu sắc về sự giúp đỡ của các
thầy cô giáo khoa kinh tế và phát triển nông thôn, khoa sau đại học trường Đại
học Nông nghiệp Hà Nội, những người đà truyền đạt cho tôi nhiều kiến thức bổ
ích và đà mọi tạo điều kiện giúp đỡ tôi thực hiện luận văn này, đặc biệt là sự
quan tâm tận tình chỉ dẫn của T.S Nguyễn Thị Minh Hiền là người hướng
dẫn chính trong suốt quá trình thực hiện luận văn.
Tôi xin chân thành cảm ơn UBND huyện Kim Bôi, các cán bộ, người
dân, doanh nghiệp, các du khách trong các điểm du lịch, cùng toàn thể các
phòng ban chức năng huyện Kim Bôi đà cung cấp những số liệu cần thiết và
giúp đỡ tôi trong suốt quá trình tìm hiểu nghiên cứu tại địa bàn.
Và một lời cảm ơn cuối cùng nhưng không thể thiếu đó là gia đình, bạn
bè, đồng nghiệp những người đà luôn động viên, khích lệ và giúp đỡ tôi hoàn
thành luận văn này.

Hà Nội, ngày 18 tháng 9 năm 2008
Tác giả luận văn

Trần Thị Tuyết

ii


Mục lục

Lời cam đoan

i

Lời cám ơn

ii

Mục lục

iii

Danh mục các chữ viết tắt và ký hiệu

iv

Danh mục bảng

vi

Danh mục biểu hình

vii

1.

Mở ĐầU

1


1.1

Tính cấp thiết của đề tài nghiên cứu

1

1.2

Mục tiêu nghiên cứu

3

1.2.1 Mục tiêu chung

3

1.2.2 Mục tiêu cụ thể

3

1.3

3

Đối tượng và phạm vi nghiên cứu

1.3.1 Đối tượng nghiên cứu

3


1.3.2 Phạm vi nghiên cứu

3

2.

CƠ Sở Lý LUậN Và THựC TIễN Về DU LịCH SINH THáI

4

2.1

Cơ sở lý luận

4

2.1.1 Quan niệm cơ bản về du lịch, du lịch sinh thái

4

2.1.2 Đặc điểm yêu cầu và nội dung của du lịch sinh thái

10

2.1.3 Phát triển du lịch sinh thái

15

2.1.4 Những yếu tố ảnh hưởng đến phát triển du lịch sinh thái


24

2.2

34

Cơ sở thực tiễn

2.2.1 Tình hình phát triển du lịch sinh thái trên thế giới

34

2.2.2 Tình hình phát triển du lịch sinh thái tại Việt nam

35

2.2.3 Các công trình nghiên cứu có liên quan

39

3.

ĐặC ĐIểM ĐịA BàN Và PHƯƠNG PHáP NGHIÊN CứU

42

3.1

Đặc điểm tự nhiên kinh tế xà hội của huyện Kim Bôi


42

iii


3.1.1 Điều kiện tự nhiên

42

3.1.2 Đặc điểm kinh tế - xà hội

47

3.2

53

Phương pháp nghiên cứu

3.2.1 Phương pháp chọn điểm nghiên cứu

53

3.2.2 Phương pháp thu thập số liệu

53

3.2.3 Phương pháp phân tích

54


3.2.4 Phương pháp xử lý số liệu

55

3.3

Các chỉ tiêu nghiên cứu

55

4.

KếT QUả NGHIÊN CứU

57

4.1

Đánh giá tiềm năng phát triển DLST tại Kim Bôi - Hoà Bình

57

4.1.1 Tiềm năng về tài nguyên du lịch tự nhiên

57

4.1.2 Tiềm năng về tài nguyên du lịch nhân văn

61


4.2

62

Thực trạng phát triển DLST tại huyện Kim Bôi, tỉnh Hoà Bình

4.2.1 Tình hình phát triển tài nguyên du lịch sinh thái

62

4.2.2 Tình hình phát triển cơ sở vật chất kỹ thuật (CSVCKT)

63

4.2.3 Tình hình phát triển nguồn nhân lực

66

4.2.4 Tình hình hoạt động du lịch sinh thái trên địa bàn huyện Kim Bôi

68

4.2.5

Một số yếu tố chủ yếu ảnh hưởng đến phát triển DLST trên địa bàn

huyện Kim Bôi, tỉnh Hoà Bình

98


4.3

Định hướng và giải pháp phát triển DLST tại Kim Bôi - Hoà Bình 103

4.3.1

Định hướng

103

4.3.2

Một số giải pháp về việc phát triển du lịch sinh thái

112

5.

KếT LUậN Và KHUYếN NGHị

125

5.1

Kết luận

125

5.2


Khuyến nghị

126

TàI LIệU THAM KH¶O

129

phơ lơc

132

iv


danh mục các chữ viết tắt và ký hiệu
Chữ viết tắt

Nội dung

ĐDSH

Đa dạng sinh học

Đ

Đồng

ĐVT


Đơn vị tính

CNH-HĐH

Công nghiệp hoá-hiện đại hoá

CSVCKT

Cơ sở vật chất kỹ thuật

DL

Du lịch

DLST

Du lịch sinh thái

DT

Doanh thu

KBTTN

Khu bảo tồn thiên nhiên

LK

Lượt khách


PTTH

Phát thanh truyền hình

TĐPTBQ

Tốc độ phát triển bình quân

TBC

Trung bình chung

v


danh mục bảng biểu
STT

Tên bảng

Trang

3.1

Tình hình đất đai của huyện Kim Bôi năm 2007

3.2

Tình hình dân số và lao động huyện Kim Bôi giai đoạn 20052007


3.3

47

51

Giá trị sản xuất và cơ cấu giá trị sản xuất của các ngành tại
huyện Kim Bôi, tỉnh Hòa Bình

52

4.1

Kết quả đánh giá cơ sở vật chất kỹ thuật xà hội

64

4.2

Tình hình đáp ứng về lao đông trong khu du lịch

67

4.3

Hiện trạng cơ sở lưu trú tại huyện giai đoạn 2005-2007

69


4.4

Tình hình du khách giai đoạn 2005-2007

70

4.5

Tình hình biến động khách lưu trú giai đoạn 2005-2007

72

4.6

Cơ cấu khách đến Kim Bôi giai đoạn 2005-2007

73

4.7

Tình hình lượng khách đến các tháng trong năm 2007

74

4.8

Tình hình về doanh thu du lịch của huyện Kim Bôi giai đoạn
2005 - 2007

75


4.9

Cơ cấu khách du lịch đến khu DLST theo mục đích

76

4.10

Đánh giá về chất lượng dịch vụ

77

4.11

Điểm đến của du khách trên chuyến đi

79

4.12

Nguồn thông tin du khách biết đến điểm DLST

81

4.13

Đánh giá về các yếu tố hấp dẫn của điểm DLST qua ý kiến khách 85

4.14


ý kiến của khách về sở thích tham gia loại hình sinh thái

86

4.15

Các vấn đề mà các điểm du lịch chú trọng trong hoạt động DLST

89

4.16

Kết quả điều tra về khả năng sẵn sàng cung cấp sản phẩm

91

4.17

ý kiến đánh giá của người dân địa phương về sự tác động của

4.18

DLST

93

Khả năng đáp øng cđa c¸c tỉ chøc

97


vi


4.19

Nguồn các chủ đầu tư đầu tư vào khu DLST

99

4.20

Dự báo lượng khách đến Kim Bôi năm 2015

110

4.21

Dự báo tình hình doanh thu đến năm 2015

110

4.22

Dự báo tình hình cơ sở lưu trú đến năm 2015

111

4.23


Dự báo nguồn nhân lực làm trong du lịch đến năm 2015

112

4.24

Định hướng tuyên truyền, giáo dục nâng cao nhận thức về DLST 123

vii


Danh mục đồ thị, hộp ý kiến

Hộp 1: ý kiến du khách về vệ sinh môi trường

65

Hộp 2: ý kiến của người quản lý về nguồn nhân lực

68

Đồ thị 01: TÝnh mïa vơ trong du lÞch

74

Hép 3: ý kiÕn cđa khách hàng về chất lượng dịch vụ

78

Hộp 4: ý kiến về công tác quảng bá, xúc tiến


82

Hộp 5: ý kiến khách hàng về độ hấp dẫn của điểm du lịch sinh thái

84

Hộp 6: ý kiến về tác động của DLST tới cộng đồng địa phương

95

Hộp 7: ý kiến của người dân về tham gia phát triển DLST

96

Hộp 8: ý kiến về chính sách tác động đến sự phát triển DLST

99

viii


1. Mở ĐầU

1.1 Tính cấp thiết của đề tài nghiên cứu
Trong những năm qua sự nghiệp đổi mới đất nước đà đạt được những
thành tựu đáng kể đặc biệt là sự chuyển dịch về cơ cấu kinh tế, tỷ trọng ngành
nông nghiệp đang có xu hướng giảm thay vào đó là sự phát triển của các
ngành công nghiệp và dịch vụ. Du lịch là một trong những ngành đóng góp
lớn vào tỷ trọng ngành dịch vụ.

Ngày nay, du lịch đà trở thành một hiện tượng kinh tế - xà hội phổ biến.
Tại nhiều quốc gia trên thế giới, du lịch là một trong những ngành kinh tế
hàng đầu. Du lịch nhanh chãng trë thµnh mét ngµnh kinh tÕ mịi nhän của
nhiều quốc gia trên thế giới.
Theo tổ chức Du lịch thế giới UNWTO, hiện nay du lịch đang là ngành
kinh tế lớn và năng động nhất thế giới. Trong những năm gần đây các loại
hình du lịch đang phát triển nhanh chóng ở nhiều quốc gia trên thế giới và
ngày càng thu hút được sự quan tâm của mọi tầng lớp trong xà hội.
Du lịch sinh thái là loại hình du lịch phát triển nhanh nhất hiện nay bởi
xu hướng khách ngày càng quan tâm đến các vấn đề môi trường và phát triển
bền vững. Với những vai trò thiết thực về nhiều mặt, du lịch sinh thái (DLST)
đang là hình thức rất được ưa chuộng, đặc biệt là những người có nhu cầu du
lịch hướng về thiên nhiên và văn hoá, nên đặt ra mối quan tâm đặc biệt trong
sự phát triển du lịch của nhiều nước.
Nếu như chúng tôi có làm một cuộc phỏng vấn nhỏ về các khu du lịch
sinh thái ở Hoà Bình thì chắc chắn nói đến Suối khoáng Kim Bôi thì nhiều
người biết nhưng Thác Bạc Long Cung, rừng nguyên sinh Thượng Tiến, ở

1


đâu? thì sẽ có không nhiều người trong số họ trả lời được các câu hỏi này.
Điều đó chứng tỏ các điểm du lịch ở đây chưa thực sự trở thành một sự lựa
chọn lý tưởng và là một điểm đến hấp dẫn với người dân trong và ngoài nước.
Trong khi đó ta biết rằng Kim Bôi là một huyện miền núi ở phía Đông Nam
của tỉnh Hoà Bình, trên địa bàn chuyển tiếp giữa miền núi Tây Bắc và Đông
Bắc Bộ. Kim Bôi còn có thể phát triển nhiều loại hình du lịch kết hợp với tổ
chức hội thảo, hội nghị, nghỉ cuối tuần là nơi kết nối các tour, tuyến du lịch
với các tỉnh lân cận miền Bắc.
Hơn nữa, Kim Bôi lại có cảnh quan thiên nhiên tươi đẹp, văn hoá lịch sử

phong phú có thể phát triển du lịch dưới nhiều hình thức. Nơi đây chủ yếu có 3
dân tộc anh em: Mường, Kinh, Dao, với những nét văn hoá, phong tục tập quán
đa dạng, phong phú tạo điều kiện thuận lợi cho phát triển du lịch văn hoá. Bên
cạnh đó, du lịch cảnh quan, sinh thái ở Kim Bôi cũng có rất nhiều tiềm năng để
phát triển với rừng nguyên sinh Thượng Tiến, suối nước nóng Kim Bôi, Thác Bạc
Long Cung,có núi cao, hồ lớn, khí hậu điều hoà tạo điều kiện cho du lịch sinh
thái phát triển. Trong đó đáng chú ý là loại hình du lịch sinh thái, được phát triển
dựa trên việc khai thác các điều kiện tự nhiên và nhân văn, góp phần vào bảo tồn
và tôn tạo các giá trị tự nhiên và văn hóa của địa phương. Như vậy, tiềm năng để
phát triển DLST ở Kim Bôi là rất lớn nhưng hiện nay phát triển DLST ở Kim Bôi
như thế nào? Đâu là những nguyên nhân dẫn tới việc phát triển DLST ở Kim Bôi
mà nhiều du khách chưa biết tới? Và làm thế nào để khai thác hết những tiềm
năng đó? Đây là một bài toán khó mà việc tìm ra câu trả lời phụ thuộc rất lớn vào
phía các cơ quan quản lý. Là một người dân sống ở Hoà Bình tôi đà lựa chọn đề
tài: Nghiên cứu phát triển du lịch sinh thái tại huyện Kim Bôi, tỉnh Hoà
Bình với mong muốn có thể đóng góp một phần tiếng nói của mình giúp ban
quản lý có những điều chỉnh để phát triển ngày càng phù hợp hơn mô hình du
lịch sinh thái tại đây.

2


1.2 Mục tiêu nghiên cứu
1.2.1 Mục tiêu chung
Trên cơ sở đánh giá đúng thực trạng phát triển du lịch sinh thái tại
huyện Kim Bôi đề ra định hướng và các giải pháp nhằm đẩy mạnh phát triển
DLST một cách bền vững và có hiệu quả.
1.2.2 Mục tiêu cụ thể
- Góp phần hệ thống các cơ sở lý luận và thực tiễn về phát triển DLST.
- Nghiên cứu tiềm năng du lịch sinh thái tại huyện Kim Bôi, tỉnh Hoà Bình.

- Nghiên cứu thực trạng phát triển du lịch sinh thái và những nhân tố
ảnh hưởng tới nó tại huyện Kim Bôi, tỉnh Hoà Bình.
- Đề xuất giải pháp để đẩy mạnh phát triển DLST tại Kim Bôi, tỉnh Hoà Bình.
1.3 Đối tượng và phạm vi nghiên cứu
1.3.1 Đối tượng nghiên cứu
Đề tài tập trung nghiên cứu các đối tượng là khách du lịch, tài nguyên
du lịch sinh thái, các chủ thể tham gia vào du lịch sinh thái.
1.3.2 Phạm vi nghiên cứu
Về nội dung: Đề tài nghiên cứu thực trạng phát triển và tiềm năng về
nguồn tài nguyên du lịch sinh thái trên địa bàn huyện.
Về không gian: Đề tài được tiến hành nghiên cứu trên địa bàn huyện
Kim Bôi, tỉnh Hoà Bình.
Về thời gian: Tập trung đánh giá các nội dung của đề tài nghiên cứu từ
năm: 2005 - 2007 đồng thời xác định định hướng và các giải pháp phát triển
DLST của địa phương đến năm 2015.

3


2. CƠ Sở Lý LUậN Và THựC TIễN Về DU LịCH SINH THáI
2.1 Cơ sở lý luận
2.1.1 Quan niệm cơ bản về du lịch, du lịch sinh thái
2.1.1.1 Khái niệm và ý nghĩa về du lịch
Từ sau chiến tranh thế giới lần thứ hai đến nay, cùng với sự phát triển
của xà hội đặc biệt là sự phát triển của khoa học kỹ thuật và cơ cấu công
nghiệp, số lượng du khách ngày càng nhiều và khái niệm đi du lịch càng ngày
càng mang tính quần chúng hoá. Yêu cầu về chỗ ăn, ở, vui chơi, giải trí cho
du khách ngày càng trở nên cấp thiết. Khi đó du lịch không còn là hiện tượng
nhân văn mà còn là hoạt động kinh tế. Trên góc độ này du lịch được hiểu:
Du lịch là toàn bộ những hoạt động và công việc được phối hợp với

nhau nhằm thoả mÃn nhu cầu của du khách [17], [23], [25].
Du lịch càng phát triển thì những hoạt động này càng phong phú và gắn
bó với nhau hơn tạo nên một ngành công nghiệp không khói. Cho đến nay
hoạt động du lịch được hiểu không chỉ là hoạt động nhân văn; hoạt động kinh
tế mà còn là một ngành công nghiệp.
Du lịch là toàn bộ các mục tiêu biến các nguồn lực thành sản phẩm
và dịch vụ nhằm đáp ứng nhu cầu của khách [17], [23], [25].
ở Việt Nam, với mục đích tạo thuận lợi trong việc phát triển du lịch
trong nước và du lịch quốc tế, tăng cường quản lý Nhà nước về du lịch, tại
khoản 1 điều 4 của Luật Du lịch được Chủ tịch nước Cộng hoà xà hội chủ
nghĩa Việt Nam ký lệnh công bố ngày 27 tháng 6 năm 2005 quy định Du lịch
là các hoạt động có liên quan đến chuyến đi của con người ngoài nơi cư trú
thường xuyên của mình nhằm đáp ứng nhu cầu tham quan, tìm hiểu, giải trí,
nghỉ dưỡng trong khoảng thời gian nhất định [11], [12], [16], [23].
Trên thực tế các khái niệm trên chỉ mới mô tả du lịch theo hiện tượng
bên ngoài của nó. Để phản ánh mối quan hệ bản chất bên trong làm cơ sở cho

4


việc nghiên cứu chúng ta có thể hiểu khái quát nhất về khái niệm của du lịch
như sau:
Du lịch là tổng thể những hiện tượng và những mối quan hệ phát sinh
từ sự tác động qua lại lẫn nhau giữa khách du lịch, những nhà kinh doanh du
lịch, chính quyền sở tại và cộng đồng dân cư địa phương trong quá trình thu
hút và lưu giữ khách du lịch [7], [23], [25].
ý nghÜa kinh tÕ vµ x· héi cđa du lịch
- Về kinh tế: Du lịch có tác động tích cực đến nền kinh tế thông qua
việc tiêu dùng của khách du lịch, góp phần làm sống động kinh tế ở nơi du
lịch, từ đó kích thích tăng cường huy động vốn nhàn rỗi trong nhân dân vào

chu chuyển.
Hoạt động du lịch có tác động tích cực đến sự phát triển của nhiều
ngành kinh tế khác như sản xuất vật liệu xây dựng, công nghiệp thực phẩm,
nông nghiệp, công nghiệp gỗ, dệt, thuỷ sản, thủ công mỹ nghệNgoài ra du
lịch phát triển còn tác động đến sự phát triển của y tế, văn hoá, thương mại,
ngân hàng, giao thông vận tải góp phần tăng thu nhập quốc dân. Như ở Thái
Lan hiện nay chiến lược chú trọng vào du lịch sinh thái và du lịch văn hoá, tận
dụng những đặc điểm độc đáo làm cho du lịch Thái Lan khác với các điểm du
lịch ở Đông Nam á [3], [12].
- Về xà hội: Du lịch phát triển tạo ra nhiều công ăn việc làm cho xà hội,
tăng thu nhập cho người lao động và người dân địa phương. Khi có kế hoạch
khai thác tiềm năng tài nguyên để phát triển du lịch, cần thiết phải có đầu tư
về hệ thống cơ sở hạ tầng như giao thông, điện nướcNhờ việc phát triển du
lịch sẽ góp phần cải thiện đời sống của người dân ở khu vực du lịch.
Phát triển du lịch quốc tế còn là phương tiện quảng bá thương hiệu một
cách hữu hiệu cho đất nước làm du lịch và mở rộng củng cố mối quan hệ kinh
tế đầu tư quốc tế. Du lịch nội địa phát triển tạo điều kiện để tái sản xuất sức
lao động cho nhân dân, góp phần tăng năng suất lao động.

5


Đối với bản thân khách du lịch: du lịch giúp con người nghỉ ngơi, giải
trí thư giÃn sau những thời gian lao động mệt nhọc. Không chỉ có vậy, du lịch
còn giúp con người tìm hiểu thêm về các địa danh, các phong tục tập quán văn
hoá bản địa...Du lịch giúp con người gần gũi với thiên nhiên hơn, biết quí
trọng thiên nhiên, biết giữ gìn giá trị văn hoá.
2.1.1.2 Các khái niệm và hình thức về du lịch sinh thái
* Khái niệm du lịch sinh thái
Du lịch sinh thái, một loại hình du lịch đang thu hút sự quan tâm của

nhiều quốc gia trên thế giới. DLST ngày càng phát triển nhanh và trở thành
mốt thời đại, không chỉ bởi hiệu quả nhiều mặt mà còn đáp ứng nhu cầu du
lịch hướng tới địa chỉ xanh như hiện nay. Tuy nhiên theo các tài liệu khoa học
về du lịch, hiƯn vÉn ch­a cã kh¸i niƯm DLST thèng nhÊt mang tính toàn cầu.
Theo tổ chức Bảo tồn thiên nhiên thế giới: DLST là tham quan và du lịch có
trách nhiệm với môi trường tại các điểm tự nhiên không bị tàn phá để thưởng
thức thiên nhiên và các đặc điểm văn hoá đà tồn tại trong quá khứ hoặc đang
hiện hành, qua đó khuyến khích hoạt động bảo vệ, hạn chế những tác động
tiêu cực do khách tham quan gây ra và tạo ra lợi ích cho người dân tham gia
tÝch cùc” [14], [16], [21], [24].
Theo Héi Du lÞch sinh thái quốc tế (TTES) DLST là du lịch có trách
nhiệm tới các khu vực thiên nhiên bảo vệ được môi trường và cải thiện phúc
lợi cho người dân địa phương [14], [16], [21], [24].
ở Việt Nam, tại hội thảo quốc gia về Xây dựng chiến lược quốc gia về
phát triển du lịch sinh thái do tổng cục du lịch Việt Nam phối hợp với những
tổ chức quốc tế như: ESCAP, WWF, IUCN tổ chức tháng 9 năm 1999 lần đầu
tiên đưa ra khái niệm: DLST là loại hình du lịch dựa vào thiên nhiên và văn
hoá bản địa, gắn với giáo dục môi trường, với sự tham gia tích cực của cộng
đồng địa phương [14]. Trong khái niệm này, DLST chỉ được chấp nhận khi

6


hàm chứa các yếu tố quan trọng đó là: bảo tồn được môi trường tự nhiên, giáo
dục cho khách về những đặc điểm của môi trường tự nhiên, thu hút được sự
tham gia của cộng đồng địa phương vào quản lý và tổ chức thực hiện DLST
nhằm phát triển bền vững.
Thuật ngữ DLST được thể hiện trong luật du lịch Việt Nam, theo đó
DLST được hiểu Là hình thức du lịch dựa vào thiên nhiên, gắn với bản sắc
văn hoá địa phương, với sự tham gia của cộng đồng nhằm phát triển bền

vững[14]. Khái niệm này về cơ bản đà làm rõ bản chất của DLST.
Vậy xem xét DLST theo các khía cạnh:
- DLST bao gồm tất cả những hình thức du lịch dựa vào việc khai thác
các giá trị tự nhiên và gắn với văn hoá bản địa nhằm mục đích tham quan, tìm
hiểu về tự nhiên cũng như những giá trị văn hoá truyền thống.
- DLST bao gồm những hoạt động mang tính giáo dục về môi trường.
Các hoạt động diễn giải về hệ sinh thái và môi trường sống, giáo dục thái độ
trân trọng, giữ gìn và bảo vệ môi trường sống nhằm tăng cường nhận thức của
cả khách du lịch và người dân địa phương về sự cần thiết phải bảo tồn các giá
trị tự nhiên và văn hóa.
- DLST góp phần bảo vệ đa dạng sinh học và sử dụng nguồn tài nguyên
một cách bền vững, hạn chế mức thấp nhất các tác động đến môi trường tự
nhiên và văn hoá xà hội đồng thời sử dụng thu nhập từ du lịch để bảo tồn
các giá trị tự nhiên.
- DLST huy động sự tham gia tích cực của cộng đồng địa phương vào việc
hoạch định, quản lý và cung ứng sản phẩm DLST. Qua đó góp phần phát triển
cộng đồng, bảo tồn được môi trường và tạo ra lợi ích cho người dân địa ph­¬ng.

7


* Các hình thức DLST
Căn cứ vào sự phân bố địa lý, DLST bao gồm các hình thức: DLST biển;
các hình thức DLST rừng, núi, hang động; các hình thức DLST đồng bằng
[16], [22], [24], [31].
- Các hình thức DLST biển: DLST biển được coi là loại hình du lịch
truyền thống gắn liền với biển, cát và nắng. Chính nó đà khởi đầu cho DLST
phát triển. Trên thế giới đà xuất hiện nhiều loại du lịch sinh thái biển như:
Tắm biển, phơi nắng, thăm cảnh quan bằng tàu trên biển, bơi lặn có ống thở,
hoặc lặn có bình khí nén để tham quan, nghiên cứu các hệ sinh thái san hô, cỏ

biển, thám hiểm lòng đại dương bằng tàu ngầm, các hoạt động giải trí thể thao
trên biển như nhảy dù
- Các hình thức DLST rừng núi, hang động: Đi bộ trong rừng, tham
quan nghiên cứu đa dạng sinh học ở các vườn quốc gia, khu bảo tồn thiên
nhiên, cắm trại, tham quan khám phá hang động, quan sát chim, ngắm nhìn
động vật hoang dÃ, leo núi, trượt tuyết
- Các hình thức DLST đồng bằng: Tham quan miệt vườn, trang trại, dÃ
ngoại đồng quê, quan sát chim, ngắm nhìn động vật thuần dưỡngHoạt động
tham quan các vườn thực vật, khu nuôi động vật hoang dà hoặc phòng trưng
bày các mẫu động, thực vật bản địa có yếu tố giáo dục, giải thích và bao hàm
những mục tiêu của DLST cũng được coi là hoạt động DLST.
Mối quan hệ giữa DLST với các loại hình du lịch khác
+ Quan hệ giữa DLST với du lịch thiên nhiên: Điểm giống nhau là đều
dựa vào việc khai thác giá trị tự nhiên, song giữa chúng có nhiều điểm khác
biệt: Du lịch thiên nhiên mang tính đại chúng, ít quan tâm tới khía cạnh môi
trường, bảo tồn và đóng góp phát triển cộng đồng địa phương; DLST có thị
trường khách lựa chọn, phát triển trên cơ sở tuân thủ các nguyên tắc bền vững,
có néi dung gi¸o dơc, sư dơng tèt nhÊt ngn lùc địa phương nhằm hỗ trợ bảo
tồn và phát triển cộng đồng địa phương. Sự khác biệt giữa hai loại hình du lÞch

8


này do bản thân hoạt động tại điểm đến quy định. Việc tổ chức hoạt động
DLST đòi hỏi ý thức trách nhiệm và sự chuẩn bị kỹ càng từ phía người quản lý
điều hành, hướng dẫn viên, du khách và cộng đồng địa phương, phức tạp hơn
nhiều trên các phương diện an toàn và an ninh, chi phí bảo hiểm, hướng dẫn.
Khách DLST không chỉ là những người yêu và gắn bó với thiên nhiên đơn
thuần mà còn là những người muốn chia sẻ trách nhiệm bảo tồn thiên nhiên,
văn hoá, muốn khám phá thiên nhiên, đồng thời ham thích mạo hiểm. DLST

thường diễn ra ở những nơi có hệ sinh thái đặc sắc, đa dạng sinh học cao, hấp
dẫn du khách.
Du lịch thiên nhiên đơn thuần là đến với các khu vực thiên nhiên và
động cơ chủ yếu của du khách khi tới những nơi này là để thưởng ngoạn và
chiêm ngưỡng thiên nhiên. Du lịch thiên nhiên có thể bền vững hoặc không và
thường không liên quan tới bảo tồn môi trường hoặc cuộc sống của cộng đồng
địa phương. Như vậy, nếu trong hoạt động của những hoạt động thiên nhiên có
gắn với việc thực hiện các nguyên tắc của DLST, bao gồm việc nâng cao nhận
thức của du khách, có trách nhiệm với việc bảo tồn các giá trị tự nhiên và văn
hoá cộng đồng, tạo việc làm và lợi ích cho người dân địa phương thì bản thân
chúng đà chuyển thành DLST.
+ Quan hệ giữa DLST và du lịch văn hoá: Giữa loại hình du lịch văn
hoá và DLST có sự khác biệt nhất định về đối tượng khai thác, mục đích của
khách du lịch. Ngoài các giá trị văn hoá, DLST chủ yếu khai thác dựa vào tài
nguyên thiên nhiên, còn du lịch văn hoá lại dựa chủ yếu vào tài nguyên nhân
văn. Mục đích của du lịch văn hoá là để thẩm nhận các giá trị văn hoá, từ đó
tăng cường tính giáo dục. DLST khai thác các giá trị văn hoá bản địa ®­ỵc thĨ
hiƯn trong nhËn thøc, mèi quan hƯ trong nghi thức văn hoá của cộng đồng
người dân bản địa với thiên nhiên, các hệ sinh thái đặc trưng nơi mình đến
tham quan qua lăng kính văn hoá bản địa nhằm mục đích là tận hưởng,
chiêm ngưỡng thiên nhiên, giáo dục tăng cường ý thức bảo vệ môi trường.

9


Quan hệ DLST và du lịch văn hoá là mối quan hệ biện chứng mang tính hỗ trợ
nhau. Phát triển DLST mà thiếu quan tâm đến bảo tồn và phát huy giá trị văn
hoá bản địa thì sẽ thiếu đi nội dung quan trọng về sinh thái nhân văn, khó thu
hút được sự tham gia của cộng đồng vào quá trình phát triển. Do vậy cũng khó
khăn trong việc bảo vệ môi trường sinh thái. Hơn nữa muốn khai thác cảnh

quan thiên nhiên cũng cần phải có sự đầu tư tôn tạo, bảo tồn của con người và
để cho những hấp dẫn đó được lâu bền thì không được tách rời chúng khỏi cảnh
quan nhân văn mà phải thống nhất trong một hệ thống hoàn chỉnh. Ngược lại,
nếu phát triển du lịch văn hoá mà ít quan tâm tới môi trường sinh thái thì sẽ ảnh
hưởng tiêu cực tới chất lượng sản phẩm và đương nhiên cũng sẽ ảnh hưởng tới
tâm lý du khách, mất đi tính hấp dẫn của sản phẩm.
Từ phân tích trên, có thể thấy mối quan hệ và tác động qua lại giữa loại
hình DLST với loại du lịch thiên nhiên và văn hoá là rất chặt chẽ và có ý nghĩa
bổ trợ cho nhau, làm tăng tính hấp dẫn của mỗi loại hình du lịch nói riêng và
của cả chương trình du lịch nói chung. Chính vì thế, sự kết hợp các loại hình
du lịch trong một chương trình du lịch là một hướng kinh doanh hiệu quả và
có ý nghĩa ngày càng đáp ứng tốt hơn xu thế du lịch hiện đại Một chương
trình thăm nhiều địa điểm để tiết kiệm thời gian và chi phí cho một chuyến đi
của du khách.
2.1.2 Đặc điểm yêu cầu và nội dung của du lịch sinh thái
2.1.2.1 Đặc điểm của du lịch sinh thái
DLST là một loại hình du lịch mang những đặc điểm cơ bản đó là: Tính
đa ngành, tính xà hội hoá, tính đa mục tiêu, tính thời vụ, tính giáo dục cao về
môi trường.
- Tính đa ngành: DLST thường được tổ chức ở các vườn quốc gia, khu
bảo tồn thiên nhiên, các vùng sinh thái tự nhiên, nhân tạo, nơi tài nguyên thuộc
sự quản lý của các ngành khác nhau theo quy định của pháp luật. Vì vậy tính đa

10


ngành của DLST thể hiện ở chỗ sản phẩm của nó là do nhiều ngành tạo nên: du
lịch, thương mại, nông thôn, giao thông vận tải thông qua việc cung cấp các
sản phẩm dịch vụ cho khách du lịch. Như vậy để DLST phát triển rất cần sự
tham gia của nhiều ngành kinh tế, tạo nhiều dịch vụ đơn lẻ hoặc tổng hợp nhằm

thoả mÃn nhu cầu cho du khách.
- TÝnh x· héi ho¸: TÝnh x· héi ho¸ thĨ hiƯn trước hết ở DLST đà thu hút
nhiều thành phần trong xà hội tham gia trực tiếp hoặc gián tiếp vào hoạt động
nghiên cứu, quản lý và kinh doanh du lịch. Ngoài ra tính xà hội hoá thể hiện ở
sự đa dạng về nguồn khách.
DLST thu hút đông đảo các thành phần tham gia nghiên cứu quản lý và
kinh doanh như các nhà hoạch định chính sách, các nhà quản lý tại các điểm
DLST, chính quyền và cộng đồng dân cư địa phương, các cơ sở kinh doanh lữ
hành, các cơ quan, ban, ngành và các tổ chức kinh tế xà hội khác. Trong đó
trực tiếp tham gia kinh doanh DLST là các nhà quản lý, các nhà điều hành du
lịch, các hướng dẫn viên và đặc biệt là cộng đồng địa phương. Chính sự đa
dạng của thành phần tham gia vào hoạt động DLST đà đặt ra yêu cầu là làm
sao cho các mục tiêu và lợi ích của những thành phần này gần gũi lại và bổ
sung lẫn nhau nhằm tạo ra sản phẩm có chất lượng tốt nhất phục vụ du khách
và tạo ra sự cộng bằng trong kinh doanh du lịch.
- Tính đa mục tiêu: Tính đa mục tiêu biểu hiện ở những lợi ích đa dạng
của DLST. Mục tiêu lớn nhất của DLST là bảo vệ môi trường và duy trì tính đa
dạng sinh học. Ngoài ra, DLST còn bảo vệ di tích lịch sử, văn hoá, nâng cao chất
lượng cuộc sống của khách du lịch và người tham gia hoạt động du lịch, mở rộng
sự giao lưu văn hoá, kinh tế, giáo dục môi trường, nâng cao ý thức trách nhiệm
của mọi thành viên trong xà hội, đóng góp cho nỗ lực bảo tồn.
- Tính thời vụ: Hoạt động DLST gắn liền với tự nhiên, đặc biệt là dựa
trên sự đa dạng sinh học. Mỗi nước, mỗi vùng đều có những yếu tố khí hậu, thời
tiết thay đổi theo mùa, điều đó làm cho đặc điểm sinh trưởng của các loài sinh

11


vật theo thời gian trong năm. Chính những điều đó đà tạo nên tính thời vụ cho
DLST, biểu hiện ở thời gian diễn ra hoạt động DLST tập trung với cường độ cao

vào một số thời điểm nhất định trong năm, song lại diễn ra với cường độ thấp,
thậm chí ngừng hoạt động vào những khoảng thời gian còn lại.
- Tính giáo dục về môi trường: Đây là đặc trưng riêng của DLST vừa là
nội dung cơ bản của hoạt động DLST, tạo ra sự khác biệt rõ ràng với các loại
hình du lịch thiên nhiên khác. DLST, ngoài việc đưa con người về với các
vùng tự nhiên, đặc biệt là các khu bảo tồn thiên nhiên, nơi có giá trị cao về đa
dạng sinh học và rất nhạy cảm về môi trường, còn có những hoạt động diễn
giải về môi trường nhằm nâng cao sự hiểu biết và hình thành ý thức bảo vệ
môi trường tự nhiên. DLST được coi như chiếc chìa khoá nhằm cân bằng giữa
mục tiêu phát triển du lịch với việc bảo vệ môi trường.
* Vai trò của sự phát triển du lịch sinh thái với sự phát triển kinh tế - xà hội
DLST được xem là công cụ cho việc bảo tồn thiên nhiên và các giá trị
văn hoá bản địa, là loại hình du lịch có khả năng tối đa các lợi ích kinh tế và
giảm thiểu các tổn hại về môi trường. Vì vậy, DLST đang là hiện tượng có tính
toàn cầu. Tuy nhiên, khi đánh giá về DLST cần xem xét tính hai mặt của phát
triển DLST thể hiện ở những tác động tích cực cũng như những tác động tiêu
cực đến tài nguyên môi trường, đến các vấn đề kinh tế xà hội khác. Điều đó có
liên quan đến quan điểm, chính sách, sự quản lý, điều hành và tổ chức hoạt
động du lịch sinh thái.
DLST góp phần tăng trưởng GDP một cách bền vững: Du lịch đến với
thiên nhiên của các quốc gia, đặc biệt các nước phát triển là một loại hình rất
được chú trọng đầu tư không chỉ vì tính ưu việt của loại hình du lịch này mà
sự phát triển của nó mang lại lợi ích to lớn cho các quốc gia, ở Canada 30 triệu
lượt khách với mức chi tiêu trung bình cao và đem lại nguồn thu nhập không
nhỏ [21].
ở Việt Nam, theo ước tính năm 1995, đối tượng khách du lịch mang

12



tính chất sinh thái trong nước và quốc tế mang lại doanh thu khoảng 150
180 triệu USD [21] đến năm 2004, con số này lên khoảng 500 triệu USD.
DLST khuyến khích sử dụng tài nguyên và chuyên môn của địa phương, giảm
nhu cầu nhập khẩu mang lại đóng góp lớn vào GDP của quốc gia[7]. Điều
đáng quan tâm là phát triển DLST đảm bảo sử dụng một cách bền vững các
nguồn lực, đặc biệt là tài nguyên sinh thái. Chính vì thế DLST mang lại tăng
trưởng GDP một cách bền vững.
DLST góp phần bảo vệ môi trường đây được xem là công cụ tốt nhất để
bảo tồn thiên nhiên, nâng cao chất lượng môi trường, đề cao các giá trị cảnh
quan và nhận thức của toàn dân về sự cần thiết phải bảo vệ môi trường sinh
thái, khôi phục những tài nguyên đang bị huỷ hoại. DLST là công cụ bảo tồn
đa dạng sinh học, khi thực hiện DLST được thực hiện một cách đúng nghĩa thì
đa số các tác động tiêu cực đến đa dạng sinh học đều được giảm thiểu và loại
bỏ vì bản chất của DLST là loại hình du lịch dựa trên cơ sở các khu vực có hấp
dẫn về điều kiện tự nhiên. DLST tạo động lực quan trọng và khơi dậy ý thức
bảo vệ môi trường và duy trì hệ sinh thái. Phát triển DLST đà tạo động lực cho
Nhà nước cũng như nhiêu ban ngành ban hành các chế tài, được xem như các
biện pháp hữu hiệu chặn đứng suy thoái môi trường, tăng cường bảo tồn đa
dạng sinh học như cấm khai thác đánh bắt quá mức, cấm sử dụng các biện
pháp đánh bắt mang tính huỷ diệt. Với cộng đồng dân cư địa phương khi nhận
được lợi ích từ hoạt ®éng DLST, hä cã ®iỊu kiƯn ®Ĩ b¶o vƯ ®iĨm tham quan,
ủng hộ tích cực việc bảo tồn tài nguyên môi trường. Phát triển DLST giúp
nâng cao đời sống cộng đồng địa phương, giảm bớt sức ép lên môi trường các
khu du lịch sinh thái từ đó giúp họ nhận ra lợi ích cần thiết và cùng chung sức
cải tạo hệ môi trường.
2.1.2.2 Yêu cầu và nội dung về phát triển DLST
Phát triển DLST đặt ra yêu cầu, đồng thời khuyến khích và tạo điều
kiện về kinh phí để nâng cấp cơ sở hạ tầng (đường xá, cầu cống, hệ thèng cÊp

13



thoát nước, xử lý chất thải, thông tin liên lạc), để duy trì, bảo tồn các danh
thắng, nhờ đó mà ngày càng thu hút được khách du lịch và cải thiện môi
trường địa phương.
Xét về bản chất của DLST có thể khẳng định DLST là loại hình phát
triển bền vững, đảm bảo sự cân bằng giữa cung và cầu trong cả hiện tại và
tương lai; cân bằng giữa số lượng và chất lượng của sự phát triển, cân bằng
giữa bảo tồn và sử dụng tài nguyên, cân bằng giữa yêu cầu phát triển và khả
năng quản lý, cân bằng hoạt động du lịch về mặt không gian và thời gian, cân
bằng giữa chi phí và lợi ích. Như vậy, phát triển DLST ngoài sự thoả mÃn sự
kỳ vọng của du khách, nó còn duy trì quản lý tối ưu nguồn tài nguyên tự
nhiên, là bí quyết để phát triển bền vững.
Du lịch sinh thái góp phần giải quyết việc làm và các vấn đề văn hoá xà hội.
Phát triển DLST rất chú trọng vào tài nguyên và nguồn lực địa phương.
Chính vì thế DLST tạo điều kiện giải quyết công ăn việc làm cho người lao
động đặc biệt cho cộng đồng dân cư địa phương. Với vùng sâu, vùng xa, hoạt
động DLST có thể là động quan trọng để xoá đói giảm nghèo.
DLST thúc đẩy tiêu thụ sản phẩm nhất là đặc sản địa phương, tạo ra giá
trị gia tăng cao hơn các ngành khác. DLST còn thúc đẩy các mặt hàng xuất
khẩu tạo thêm nhiều việc làm cho các lĩnh vực có liên quan đến cung ứng và
phục vụ các sản phẩm dịch vụ và hàng hoá cho du khách. Chính vì vậy, phát
triển DLST góp phần đáng kể cải thiện đời sống văn hoá xà hội của nhân dân,
tạo điều kiện tăng giao lưu văn hoá giữa du khách và người dân địa phương,
góp phần làm cho đời sống văn hoá xà hội những vùng này ngày càng trở nên
sôi động, văn minh hơn làm phong phú thêm bản sắc văn hóa, tăng cường sự
hiểu biết và hợp tác trong nhiều lĩnh vực khác (kinh tế, văn hoá, chính trị, xÃ
hội). DLST phát triển lành mạnh, nhiều dịch vụ du lịch chất lượng được tăng
cường, cùng tạo điều kiện góp phần giữ gìn trật tự an toàn xà héi.


14


2.1.3 Phát triển du lịch sinh thái
2.1.3.1 Phát triển và lý thuyết phát triển
Khái niệm về phát triển
Trong thời đại ngày nay có nhiều quan niệm khác nhau về phát triển.
Theo Raaman Weitz: Phát triển là một quá trình thay đổi liên tục làm tăng
trưởng mức sống của con người và phân phối công bằng những thành quả tăng
trưởng trong xà hội [27]. Còn theo Lưu Đức Hải: Phát triển là một quá trình
tăng trưởng bao gồm nhiều yếu tố cấu thành khác nhau như kinh tế, chính trị,
kỹ thuật, văn hoá,...[21].
Mặc dù có nhiều ý kiến khác nhau nhưng mục tiêu chung của phát triển
là nâng cao các quyền lợi về kinh tế, chính trị, văn hoá xà hội và quyền tự do
công dân của mọi người [27].
Khái niệm về phát triển bền vững đà được Uỷ ban môi trường và phát
triển thế giới đưa ra năm 1987 như sau: Những thế hệ hiện tại cần đáp ứng
nhu cầu của mình, sao cho không phương hại đến khả năng của các thế hệ
tương lai đáp ứng nhu cầu của họ [27]. Phát triển bền vững lồng ghép các quá
trình hoạt động kinh tế, hoạt động xà hội với việc đảm bảo tồn tài nguyên và
làm giàu môi trường sinh thái. Nó đáp ứng nhu cầu phát triển hiện tại nhưng
không làm ảnh hưởng bất lợi cho các thế hệ mai sau [21], [27]. Theo chúng
tôi, khái niệm về phát triển bền vững của Uỷ ban Môi trường Thế giới là đầy
đủ. Với bất cứ một quá trình phát triển nào cũng phải đặc biệt chú ý đến tính
bền vững, có như vậy thì phát triển mới lâu dài và ổn định.
* Tăng trưởng và phát triển kinh tế
Khái niệm tăng trưởng và phát triển kinh tế
Tăng trưởng kinh tế được coi là tiền đề cần thiết cho sự phát triển. Tăng
trưởng kinh tế thường được quan niệm là sự tăng thêm (hay gia tăng) về quy


15


mô sản lượng nền kinh tế trong một thời kỳ nhất định [21], [27]. Do vậy, để
biểu thị sự tăng trưởng kinh tế, người ta dùng mức tăng thêm của tổng sản
lượng kinh tế (tính toàn bộ hay tính bình quân theo đầu người) của thời kỳ sau
so với thời kỳ trước. Đó là mức tăng phần trăm (%) hay tuyệt đối hàng năm,
hay bình quân trong một giai đoạn.
Phát triển kinh tế có thể hiểu là một quá trình lớn lên (hay tăng tiến) về
mọi mặt của nền kinh tế trong một thời kỳ nhất định. Trong đó bao gồm cả sự
tăng thêm về quy mô sản lượng (tăng trưởng) và sự tiến bộ về cơ cấu kinh tếxà hội [27].
2.1.3.2 Lý thuyết phát triển du lịch sinh thái
Tăng cường hoạt động bảo tồn đa dạng sinh học, phát triển tuyến điểm
du lịch sinh thái, đa dạng hóa sản phẩm DLST, nâng cao chất lượng sản phẩm,
phát triển cơ sở vật chất kỹ thuật và cơ sở hạ tầng du lịch, phát triển nguồn lực
lao động DLST, hoàn thiện cơ chế, chính sách quản lý phát triển DLST. Tăng
cường hoạt động nghiên cứu thị trường và quảng bá.
- Tăng cường hoạt động bảo tồn đa dạng sinh học nhằm đảm bảo nguồn
tài nguyên sinh thái bền vững làm nền tảng để phát triển DLST.
- Phát triển số lượng và quy mô các điểm DLST; phát triển về số lượng
và quy mô các tuyến du lịch trong mỗi điểm DLST và các tuyến liên kết giữa
các điểm DLST hoặc giữa các điểm DLST với các điểm DLST khác.
- Đa dạng hoá sản phẩm DLST, phát triển các dịch vụ ăn, nghỉ, vui chơi
giải trí tại các điểm DLST.
- Nâng cao chất lượng sản phẩm DLST.
- Phát triển cơ sở vật chất kỹ thuật và cơ sở hạ tầng du lịch.
- Phát triển nguồn lực lao động DLST.
- Hoàn thiện cơ chế, chính sách quản lý của Nhà nước và địa phương về DLST.
- Tăng cường hoạt động nghiên cứu thị trường và quảng bá xúc tiến DLST.
Nước ta chính thức trở thành thành viên của WTO đây là cơ hội ®èi víi


16


×