Tải bản đầy đủ (.docx) (6 trang)

Bai du thi tim hieu LLVT Thanh Hoa 65 nam xay dung chiendau va truong thanh

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (115.1 KB, 6 trang )

<span class='text_page_counter'>(1)</span><div class='page_container' data-page=1>

ĐỒN TNCS HỒ CHÍ MINH
BCH TRƯỜNG THPT THỌ XN 4


CỘNG HOÀ XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM
Độc lập - Tự do - Hạnh phúc


Số: /KH- ĐTN Thọ Xuân, ngày 18 tháng 4 năm 2012


<b>KẾ HOẠCH</b>


<b>Tổ chức cuộc thi tìm hiểu “ Lực lượng vũ trang Thanh Hoá 65 năm xây dựng, chiến đấu và trưởng thành”, nhân kỷ niệm</b>
<b>65 năm ngày thành lập LLVT tỉnh ( 09/10/1947 – 09/10/2012.</b>


<b> </b>


Thực hiện kế hoạch số: 130/KH- BCH ngày 14 tháng 3 năm 2012 của BCH Quân sự huyện Bá Thước về việc tổ chức cuộc thi
tìm hiểu “Lực lượng vũ trang Thanh Hoá 65 năm xây dựng, chiến đấu và trưởng thành”, nhân kỷ niệm 65 năm ngày thành lập
LLVT tỉnh; Phòng Giáo dục và Đào tạo huyện Bá Thước xây dựng kế hoạch tổ chức cuộc thi tìm hiểu truyền thống LLVT tỉnh
Thanh hố cụ thể như sau:


I.MỤC ĐÍCH, YÊU CẦU.


1. Nhằm tuyên truyền, giáo dục sâu rộng đến đơng đảo cán bộ giáo viên, Đồn viên thanh niên và học sinh trên địa bàn toàn huyện
về truyền thống 65 năm xây dựng, chiến đấu và trưởng thành của LLVT tỉnh; những cống hiến trong sự nghiệp đấu tranh giải
phóng dân tộc, thống nhất tổ quốc, cũng như trong công cuộc đổi mới xây dựng đất nước, quê hương.


2. Thông qua cuộc thi nhằm nâng cao ý chí, cổ vũ tinh thần xung kích, sáng tạo nỗ lực trong học tập, lao động, công tác của cán bộ
giáo viên và học sinh góp phần xây dựng huyện nhà ngày càng giàu mạnh.


3. Cuộc thi là một đợt sinh hoạt chính trị sâu rộng, tạo làn sóng mạnh mẽ, sức lan toả lớn trong tổ chức Đoàn thanh niên, Đội thiếu
niên và toàn thể cán bộ giáo viên các nhà trường, ôn lại và phát huy những truyền thống anh hùng của LLVT tỉnh Thanh Hố.


II. ĐỐI TƯỢNG, NỘI DUNG, HÌNH THỨC TỔ CHỨC.


1. Tên gọi cuộc thi :


- Cuộc thi tìm hiểu “ Lực lượng vũ trang Thanh Hoá 65 năm xây dựng, chiến đấu và trưởng thành”.
2. Đối tượng tham gia cuộc thi:


- 100% CĐGV.


- 100% ĐVTN các Chi đoàn.
3. Nội dung:


- Trả lời 7 câu hỏi ( Câu hỏi gửi kèm kế hoạch )
4. Hình thức:


- Thi viết (Khuyến khích những bài dự thi có tranh, ảnh và tài liệu minh hoạ làm rõ nội dung câu trả lời).
5. Thời gian:


- Tổ chức phát động cuộc thi tại các nhà trường vào tiết chào cờ: thứ 2 ngày 16 tháng 4 năm 2012.


- Thời gian nộp bài dự thi về BTC chậm nhất ngày 25 tháng 5 năm 2012. ( nộp bài cho Ban chính trị - Ban chỉ huy quân sự huyện
và nộp báo cáo tổng hợp số lượng cho đ/c Ngô Ngọc Mạnh – chuyên viên Phòng GD&ĐT )


- Tổng kết trao giải cuộc thi cấp huyện vào ngày 03 tháng 9 năm 2012


- Tổng kết và trao giải cấp Bộ chỉ huy quân sự tỉnh vào đầu tháng 10 năm 2012.


Nhận được kế hoạch này đề nghị lãnh đạo các nhà trường nghiêm túc thực hiện và báo cáo kết quả số lượng bài dự thi của
giáo viên và học sinh trong trường về Phòng GD&ĐT.



Nơi nhận: TM BCH ĐOÀN TRƯỜNG
- Cấp uỷ ( B/c ); BÍ THƯ


- Ban giám hiệu ( B/c );
- Các Chi đoàn ( T/ hiện ).





</div>
<span class='text_page_counter'>(2)</span><div class='page_container' data-page=2>

CÂU HỎI CUỘC THI


Cuộc thi tìm hiểu “Lực lượng vũ trang Thanh Hoá 65 năm xây dựng, chiến đấu và trưởng thành”
Câu hỏi 1: Anh ( chị ) cho biết qúa trình thành lập và hoạt động của tổ chức tiền thân của LLVT Thanh Hoá ngày nay ?


Câu hỏi 2: Anh ( chị ) cho biết bối cảnh và thành lập Tỉnh đội bộ dân quân Thanh Hoá ( nay là Bộ chỉ huy quân sự Thanh Hoá ); ý
nghĩa thực tiễn đối với cách mạng Việt Nam nói chung và tỉnh Thanh Hố nói riêng ?


Câu hỏi 3: Anh ( chị ) cho biết những đóng góp và thành tích của qn, dân Thanh Hố trong 9 năm kháng chiến chống Pháp ( từ
1945 – 1954 ) ?


Câu hỏi 4: Anh ( chị ) biết gì về sự kiện Hàm Rồng chiến thắng; diễn biến của 2 ngày chiến đấu 3 và 4/4/1965, tại trận địa chiến
đấu cụm Hàm Rồng – Nam Ngạn ? Ý nghĩa lịch sử của chiến thắng ?


Câu hỏi 5: Anh ( chị ) hãy cho biết những đóng góp của quân và dân Thanh Hoá trong kháng chiến chống Mỹ xâm lược ( 1954 –
1975 ) ?


Câu hỏi 6: Anh ( chị ) cho biết những đóng góp nổi bật của LLVT tỉnh trong sự nghiệp xây dựng và bảo vệ Tổ Quốc từ năm 1975
đến nay ?


Câu hỏi 7: Anh ( chị ) hãy vui lòng cho biết suy nghĩ của mình về hình ảnh “ Bộ đội cụ Hồ” trong thời kỳ mới ? ( giới hạn không


quá 1.000 từ ).


BAN TỔ CHỨC HỘI THI


Câu hỏi 1: Anh (chị) cho biết quá trình thành lập và hoạt động của tổ chức tiền thân LLVT Thanh Hóa ngày nay?
Trả lời


* Quá trình thành lập của tổ chức tiền thân LLVT Thanh Hóa ngày nay:


- Ngày 19-9-1941, tại hang Treo, một điểm căn cứ Ngọc Trạo, huyện Thạch Thành, đội du kích của chiến khu Ngọc Trạo được
thành lập gồm 21 đồng chí. Chỉ một tuần sau khi thành lập, đội du kích Ngọc Trạo đã phát triển lên tới 40 người, sau một tháng lên
tới hơn 80 người và được chia thành hai trung đội.


- Để tăng cường lực lượng, Tỉnh ủy quyết định phát triển lực lượng vũ trang của chiến khu lên trên 500 chiến sĩ. Đây là một trong
những đội du kích thốt ly tập trung đầu tiên của cả nước được thành lập sau Hội nghị Trung ương Đảng lần thứ 8.


- Dưới sự chỉ đạo trực tiếp của Ban chỉ đạo chiến khu, đội du kích được biên chế thành 3 tiểu đội: tiểu đội cảm tử, tiểu đội súng,
tiểu đội trinh sát và cán bộ phận y tế, cứ thương và liên lạc. Tuy vũ khí chỉ 11 khẩu súng, cịn lại là vũ khí thơ sơ như dao bầu, mã
tấu, cung nỏ và gậy guộc, và hoạt động trong điều kiện hết sức khó khăn, thiếu thốn về mọi mặt nhưng các chiến sĩ luôn lạc quan,
tin tưởng dốc lòng, dốc sức xây dựng chiến khu, giữ gìn kỷ luật và thực hiện bám đất, bám dân, sẵn sàng chiến khu.


- Trước sự lớn mạnh không ngừng của chiến khu Ngọc Trạo, thực dân Pháp đã điên cuồng càn quét nhằm triệt phá phong trào,
khủng bố tinh thần cách mạng của nhân dân ta. Nhưng các chiến sỹ cảm tử Ngọc Trạo vẫn anh dũng chiến đấu, tiêu diệt kẻ thù, bảo
vệ thành quả cách mạng.


* Hoạt động của tổ chức tiền thân LLVT Thanh Hóa ngày nay:


- Rạng sáng ngày 19/10/1941 tại khu vực đình Ngọc Trạo. Lợi dụng lúc sương mù bao phủ, quân Pháp đã huy động hơn 500 lính
và tuần đinh yểm trợ để càn quét chiến khu. Bị tấn công bất ngờ, nhưng lực lượng du kích Ngọc Trạo đã anh dũng đánh lui tốn
qn này.



- Cuộc chiến dằng co kéo dài nhưng do lực lượng mỏng, Ban Chỉ huy Chiến khu đã quyết định di chuyển tồn đội du kích về phía
Bắc huyện Vĩnh Lộc. Tối 25/10/1941, toàn đội đã tập kết tại đình làng Cẩm Bào (xã Vĩnh Long, huyện Vĩnh Lộc) thông qua kế
hoạch phân tán lực lượng về các địa phương để tránh sự truy lùng khủng bố của địch.


Câu hỏi 2: Anh (chị) cho biết bối cảnh và quá trình thành lập Tỉnh đội bộ dân quân Thanh Hóa (nay là Bộ CHQS Thanh Hóa); ý
nghĩa thực tiễn đối với cách mạng Việt Nam nói chung và tỉnh Thanh Hóa nói riêng ?


Trả lời


* Bối cảnh thành lập Tỉnh đội bộ dân quân Thanh Hóa (nay là Bộ CHQS Thanh Hóa):


- Một số tổ chức tiền thân của LLVT Thanh Hóa được thành lập như đội du kích chiến khu Ngọc Trạo, chi đội Đinh Cơng Tráng,
Trung đồn 77.


- Các cơ quan qn sự các huyện đồng bằng và trung châu được thành lập.
- Các đại đội dân quân du kích tập trung liên huyện được thành lập.


- Tháng 2-1947, Chủ tịch Hồ Chí Minh thăm Thanh Hóa và Người đã nói về đường lối kháng chiến của quân và dân ta.
- Cũng trong năm 1947, thực dân Pháp cho quân đổ bộ các huyện ven biển và đánh chiếm một số vị trí ở miền Tây Thanh Hóa.
* Q trình thành lập Tỉnh đội bộ dân quân Thanh Hóa (nay là Bộ CHQS Thanh Hóa):


Ngày 9-10-1947, Chủ tịch UBKC tỉnh Thanh Hóa Đặng Việt Châu ký quyết định (số 3932 THKC) thành lập Tỉnh đội bộ dân quân:
Bộ máy lãnh đạo gồm:


01 tỉnh đội trưởng,
01 chính trị viên,
02 tỉnh đội phó.
Cơ quan có:



Tổ văn thư: 2 nhân viên


</div>
<span class='text_page_counter'>(3)</span><div class='page_container' data-page=3>

Phụ cấp được hưởng:


Tỉnh đội trưởng và chính trị viên: 350 đồng/tháng.
Tỉnh đội phó và cán sự: 300 đồng/tháng.


Về tổ chức Đảng: Cơ quan Tỉnh đôi thành lập một chi bộ (chi bộ 12) trực thuộc Tỉnh uỷ, đồng chí Lê Hữu Khai, tỉnh uỷ viên chính
trị viên tỉnh đội làm Bí thư chi bộ.


Ngày 8-12-1947, Chủ tịch UBKC Liên khu IV Trần Hữu Dực ký quyết định (số 117 QN-QK4) cử các ông:
Võ Nguyên Tuệ: Tỉnh đội trưởng.


Lê Hưu Khai: Chính trị viên.
Lê Như Hoan: Tỉnh đội phó.
Nguyễn Minh Sơn: Tỉnh đội phó.


* Ý nghĩa thực tiễn đối với cách mạng Việt Nam nói chung và tỉnh Thanh Hóa nói riêng:


- Tỉnh đội bộ dân quân Thanh Hóa (nay là Bộ CHQS Thanh Hóa) được thành lập đáp ứng yêu cầu của cuộc kháng chiến:


+ Là cơ quan quân sự trực tiếp triển khai và thực hiện các chỉ thị, nghị quyết của Đảng, Chính phủ về chủ trương, đường lối kháng
chiến chống thực dân Pháp xâm lược.


+ Góp phần tổ chức thống nhất các lực lượng vũ trang trong toàn tỉnh, tập hợp, động viên nhân dân tham gia LLVT, khích lệ tinh
thần chiến đấu của quân và dân trong tỉnh góp phần vào thắng lợi chung của cả nước.


+ Là cơ quan quân sự trực tiếp tổ chức, lãnh đạo cuộc kháng chiến chống thực dân Pháp xâm lược đến thắng lợi hoàn toàn cùng
với quân và dân cả nước.



+ Phối hợp, hiệp đồng với các địa phương, đơn vị trong quá trình đấu tranh cách mạng.


Câu hỏi 3: Anh (chị) cho biết những đóng góp và thành tích nổi bật của qn, dân Thanh Hóa trong 9 năm kháng chiến chống Pháp
(từ 1945 – 1954)?


Trả lời


* Trong xây dựng lực lượng và đánh trả các cuộc càn quét, đánh phá các căn cứ của địch:


- Thành lập tổ chức tiền thân của LLVT Thanh Hóa; Thành lập cơ quan quân sự các huyện đồng bằng và trung châu; Thành lập
Tỉnh đội bộ dân quân Thanh Hóa (nay là Bộ CHQS Thanh Hóa).


- Ngay từ những năm đầu kháng chiến, quân và dân Thanh Hóa cùng với quân và dân cả nước chiến đấu anh dũng chống thực dân
Pháp xâm lược. Tiểu biểu:


+ Đánh địch và giải phóng đồn Cổ Lũng năm 1949.


+ Năm 1950, quân và dân Thanh Hóa giải phóng miền Tây Thanh Hóa. Phịng tuyến sơng Mã của địch bị tan vỡ hồn tồn. Miền
Tây Thanh Hóa được nối thơng với Lào.


* Trong phối hợp và tăng cường lực lượng cho các đơn vị khác:


- Tháng 10-1950, Tỉnh đội Thanh Hóa tổ chức bàn giao đại đội 109 và 11 trung đội cho chủ lực Liên khu IV. Tiếp đó thành lập lại
đại đội 109 cho Nga Sơn.


- Thang 5-1951, phối hợp với chiến dịch Hà Nam Ninh (Quang Trung), tỉnh đội Thanh Hóa điều tiểu đồn 275 ra hoạt động tại
Nga Sơn tạo điều kiện cho chủ lực của ta hoạt động.


- Tháng 12-1951, quân và dân ta mở chiến dịch Hồ Bình, chỉ sau 4 ngày Thanh Hóa huy động cho chiến dịch được trên 9 vạn dân
công, chiếm 70% nhân lực phục vụ chiến dịch.



Tổng kết chiến dịch Hồ Bình, Thanh Hóa huy động 21.786 dân công dài hạn, 78.488 dân công ngắn hạn, vận chuyển 1.143 tấn
lương thực, 58 chiến sĩ dân công được khen thưởng.


- Cuối năm 1951,đầu 1952: Phối hợp với chiến dịch Hồ Bình, bộ đội Liên khu III cùng các đơn vị chủ lực hoạt động ở Ninh Bình,
Kim Sơn và Phát Diệm. Thanh Hóa điều đại đội 98 (Quảng Xương), đại đội 112 (Tĩnh Gia), đại đội 130 (Hoằng Hoá) ra phối hợp
với đại đội 109, 10 và 57 để bảo vệ Nga Sơn và phía bắc tỉnh.


* Trong xây dựng hậu phương chi viện cho các chiến trường:


- Đầu năm 1953, quân và dân Thanh Hóa vận chuyển 5000 tấn gạo lên Mường Lát chuẩn bị cho chiến dịch Thượng Lào. Kết thúc
chiến Thượng Lào, Thanh Hóa đã huy động 35.000 dân công, 5.000 xe đạp thồ, vận chuyển 1.500 tấn gạo và hàng trăm tấn lương
thực, thực phẩm, vũ khí lên Sầm Nưa, đam bảo 76% nhu cầu của cả chiến dịch. Thanh Hóa được Chủ tịch Hồ Chí Minh tặng lá cờ
“Phục tiền tuyến khá nhất”.


- Trong chiến dịch Điện Biên Phủ: Thanh Hóa cung cấp cho chiến dịch 80% lương thực, vượt mức Trung ương giao 9 tấn, 1300
con bò, 2.000 con lợn, 250.000 quả trứng, 150 tấn đậu các loại, 450 tấn cá khô, 20.000 lọ mắm và hàng tấn rau các loại. Huy động
102.254 dân công dài hạn và 76.670 dân công ngắn hạn. Tổng số dân công phục vụ chiến dịch là 1..061.593 lượt người với 27 triệu
227 ngày công, 11.000 xe đạp thồ, 1.300 thuyền ván và thuyền nan, 42 ngựa thồ, 31 xe ô tô và nhiều phương vận chuyển khác.
Chiến sĩ xe đạp thồ Cao Ty (thị xã Thanh Hóa) nâng kỷ lục 160 kg lên 195 kg rồi lên 250 kg, 300 kg và thường xuyên đạt 320 kg
một chuyến. Đồng chí Đới Sỹ Trầu (Quảng Xương) liên tục gánh 60 kg hàng, dẫn đầu về gánh bộ.


</div>
<span class='text_page_counter'>(4)</span><div class='page_container' data-page=4>

Câu hỏi 4: Anh (chị) biết gì về sự kiện Hàm Rồng chiến thắng; diễn biến của 2 ngày chiến đấu 3 và 4-4-1965, tại trận địa chiến đấu
cụm Hàm Rồng - Nam Ngạn? Ý nghĩa lịch sử của chiến thắng?


Trả lời


* Sự kiện Hàm Rồng chiến thắng:


- Nằm ở vị trí trọng yếu, nên trong cuộc kháng chiến chống Mỹ cứu nước, cầu Hàm Rồng luôn được giới quân sự Mỹ xác định là


“điểm nút”, là “điểm tắc lý tưởng” của khu vực bắc miền Trung, cần phải tập trung đánh phá. Ðánh phá Hàm Rồng, đế quốc Mỹ
không chỉ nhằm hủy diệt cây cầu, cắt đứt huyết mạch giao thông, cắt đứt sự chi viện sức người, sức của cho miền nam ruột thịt, mà
còn nhằm sử dụng sức mạnh của không lực Hoa Kỳ đè bẹp tinh thần và ý chí chiến đấu của miền bắc XHCN và của cả dân tộc Việt
Nam.


- Từ năm 1964, trước thất bại của chiến lược “chiến tranh đặc biệt”, để cứu vãn tình thế, đế quốc Mỹ đã tiến hành chiến lược
“chiến tranh cục bộ” ở miền nam, đồng thời mở cuộc chiến tranh phá hoại ra miền bắc. Tiếp nối sự kiện “Vịnh Bắc Bộ”, trong hai
ngày 3 và 4-4-1965, đế quốc Mỹ đã điên cuồng huy động 454 lượt máy bay các loại, ném 627 quả bom phá, 58 bom nổ chậm, bắn
hàng trăm tên lửa và rốc-két vào Hàm Rồng và các khu vực trọng điểm của tỉnh Thanh Hóa. Trên mảnh đất Hàm Rồng ngày ấy,
mỗi ngọn núi, dịng sơng, nhà máy, xí nghiệp và làng mạc đều trở thành mục tiêu đánh phá ác liệt của địch, đều phải gánh chịu
những đau thương, mất mát to lớn. Song với lòng u nước nồng nàn, với tinh thần “Khơng có gì quý hơn độc lập, tự do”, quân và
dân Hàm Rồng đã đồn kết một lịng, anh dũng chiến đấu, tạo thành thế trận chiến tranh nhân dân vững chắc; đan thành lưới lửa
dày đặc, nhiều tầng, nhiều lớp, giáng cho giặc Mỹ những đòn sấm sét. Chỉ trong hai ngày, với 47 máy bay Mỹ bị bắn cháy và nhiều
giặc lái bị bắt sống… Hàm Rồng đã lập nên kỷ lục đầu tiên về thành tích tiêu diệt máy bay Mỹ trên bầu trời miền bắc. Chiến thắng
Hàm Rồng đã làm nức lòng quân dân cả nước, trở thành biểu tượng của chủ nghĩa anh hùng cách mạng thời đại Hồ Chí Minh, trở
thành điển hình mẫu mực của đường lối chiến tranh nhân dân dưới sự lãnh đạo của Ðảng.


* Diễn biến của 2 ngày chiến đấu 3 và 4-4-1965, tại trận địa chiến đấu cụm Hàm Rồng - Nam Ngạn:


- Đúng13 giờ ngày 3-4-1965, cuộc tiến công của địch vào cầu Hàm Rồng bắt đầu. Từng tốp máy bay phản lực F105, F8, RE101
liên tục lao vào đánh cầu nhưng chúng vấp phải thế trận thành đồng "đất đối không" giáng trả quyết liệt. Từ tổ trung liên trên núi
Ngọc, đại đội pháo cao xạ 37 ly cụm trận địa Nam Ngạn, đồi 75, trung đội phịng khơng của bộ đội địa phương đóng trên đồi 74
đến lực lượng tự vệ Nhà máy điện Hàm Rồng... cùng "nhằm thẳng quân thù mà bắn". Dưới làn mưa bom bão đạn, lực lượng phục
vụ chiến đấu dũng cảm bám đất, bám làng, tổ chức tiếp đạn, tải thương, đưa cơm, nước đến từng trận địa. Sư bà Đàm Thị Xuân,
Trụ trì chùa Nam Ngạn mở cửa chùa tiếp nhận, cứu chữa thương binh. 17 máy bay Mỹ đã bị bắn rơi, bắn cháy trong ngày đầu đánh
phá Hàm Rồng. Sau trận đánh, quân, dân Hàm Rồng và các vùng phụ cận khẩn trương tu bổ công sự, di chuyển, ngụy trang trận
địa, chuẩn bị vũ khí, khí tài sẵn sàng đối phó với những đợt khơng kích mới và tham gia san lấp hố bom, thông tuyến giao thông
huyết mạch. Thất bại nặng nề trong ngày đầu đánh phá Hàm Rồng, 7 giờ 20 phút ngày 4-4, không quân địch đánh phá Bến phà
Ghép, nhằm cắt đứt "nút" giao thông khu vực này, ngăn chặn lực lượng cơ động tăng cường cho Hàm Rồng. Tại đây, việc làm cao
cả, tấm gương hy sinh anh dũng của Nguyễn Bá Ngọc không chỉ nêu tấm gương sáng cho đơng đảo thiếu niên trong tỉnh noi theo


mà cịn khơi dậy lòng căm thù giặc sâu sắc. 10 giờ 02 phút cùng ngày, địch mở tấn công thứ 2 vào cầu Hàm Rồng, nhiều tốp máy
bay địch từ nhiều hướng tập trung đánh phá Hàm Rồng. Ngay từ lúc còn xa mục tiêu, chúng đã bị đánh chặn bởi lực lượng vũ trang
ba thứ quân nhiều tầng, nhiều hướng. Không quân ta cùng xuất trận với lối đánh táo bạo, bất ngờ, hiệp đồng chặt chẽ. Cuộc chiến
đấu diễn ra khá quyết liệt, chảo lửa Hàm Rồng mù mịt thuốc súng, khói bom. Lực lượng vũ trang nhân dân ở khu vực Bến phà
Ghép, Hà Trung, Hoằng Long, Hoằng Anh, Hoằng Lý, Nam Ngạn, các huyện ven biển cùng chia lửa với Hàm Rồng. Biên đội
không quân của Trần Hanh gồm Trần Nguyên Nam, Phạm Giấy, Lê Minh Huấn được sự yểm trợ của 2 biên đội bạn vẫn lối đánh
táo bạo, bất ngờ, đối đầu với máy bay Mỹ, hạ liên tiếp 2 chiếc F105 của giặc Mỹ.


- Buổi chiều, lợi dụng ánh sáng mặt trời từ hướng Tây-Nam, chúng cho máy bay đánh liên tục vào khu vực cầu. Bị lưới lửa phịng
khơng nhiều tầng nhiều hướng của ta đón đánh, buộc phải ném bom bừa bãi để tháo chạy. Đúng 16 giời 00, các đợt tấn công của
địch chấm dứt. Nhiều tấm gương hy sinh dũng cảm trong chiến đấu, phục vụ chiến đấu nhưng có thêm 30 máy bay Mỹ đền tội ác,
nâng tổng số máy bay Mỹ tan xác trên vùng đất, vùng trời tỉnh Thanh lên 47 chiếc trong hai ngày 3 và 4-4-1965, trong đó có 31
chiếc bị bắn rơi, bắn cháy ở khu vực Hàm Rồng.


* Ý nghĩa lịch sử của chiến thắng Hàm Rồng:


- Chiến thắng Hàm Rồng trong 2 ngày 3, 4 tháng 4 năm 1965 là cuộc đối đầu đầu tiên của quân và dân ta với chiến tranh phá hoại
lần thứ nhất của Mỹ mà quy mô, thủ đoạn của chúng hết sức xảo quyệt, là một chiến thắng có ý nghĩa chiến lược. Quân và dân
Thanh Hóa nói chung, quân và dân Hàm Rồng nói riêng đã làm nên một kỳ tích, gây tiếng vang trong cả nước, có tác động quan
trọng đến cuộc chiến tranh phá hoại của địch. Đó là một thắng lợi to lớn về quân sự của quân và dân ta và là sự thất bại thảm hại
của đế quốc Mỹ.


- Chiến thắng Hàm Rồng đã làm phá sản âm mưu đánh sập cầu Hàm Rồng của địch. Tuyến đường chiến lược Bắc - Nam vẫn
được giữ vững, nối liền giữa hậu phương với tiền tuyến. Chiến thắng đó đã làm thất bại “chiến tranh trả đũa” của Không quân và
Hải quân Mỹ, làm cho Bộ Quốc phòng Mỹ hết sức lúng túng trước thất bại ở Hàm Rồng. Chưa có một cuộc chiến tranh nào trong
lịch sử nước Mỹ, chỉ trong 2 ngày mà chúng đã phải thiệt hại cả máy bay và người lái nhiều đến như vậy. Không lực Hoa Kỳ đã bị
hạ uy thế trước con mắt của nhân dân toàn thế giới, sự bịp bợm của không quân Mỹ đã bị vạch trần, sức mạnh về vũ khí và chiến
thuật chiến tranh phi nghĩa bị đánh bại hoàn toàn.


- Chiến thắng Hàm Rồng đã chứng tỏ đường lối chiến tranh nhân dân của Đảng ta là đúng đắn. Lần đầu tiên các binh chủng hợp


thành của ta đã quán triệt một cách sâu sắc tư tưởng chỉ đạo của Đảng, sự nhạy bén trong thực hiện nhiệm vụ của Bộ Chỉ huy Hàm
Rồng trong việc phịng thủ, bố trí trận địa, kết hợp giăng lưới lửa thành nhiều tầng, nhiều lớp, sẵn sàng đánh thắng kẻ thù.


</div>
<span class='text_page_counter'>(5)</span><div class='page_container' data-page=5>

chủng hết sức nhịp nhàng đã làm cho Hàm Rồng trở thành biểu tượng anh hùng của chiến tranh đất đối không, không đối không
đối với không lực Hoa Kỳ. Ngay giữa lúc bom đạn địch đang dội xuống dày đặc, dân quân Yên Vực (Hoằng Long) vẫn chèo
thuyền vượt sông Mã chuyên chở đạn dược cho bộ đội cao xạ. Nữ anh hùng Ngô Thị Tuyển vượt đạn bom vác 98 kg đạn, nặng gấp
đôi trọng lượng cơ thể mình tiếp cho bộ đội. Tổ cứu thương của Nhà máy Điện Hàm Rồng gồm 6 nữ đồng chí khơng sợ hy sinh, có
mặt bên mâm pháo băng bó cho thương binh, tiếp đạn cho bộ đội. Các cụ già Nam Ngạn vẫn nổi lửa nấu cơm, canh, cả nhà sư
cũng tiếp tế cho bộ đội. Tổ trung liên trên núi Ngọc đã mưu trí nhả đạn, tạo thành một mũi tiến công sắc bén khiến cho bọn giặc lái
không dám bổ nhào...


- Trong chiến đấu, cơ sở Đảng ở khu vực Hàm Rồng là lực lượng tiên phong, nòng cốt, sáng tạo, tổ chức vận động quân và dân
tham gia chiến đấu và phục vụ chiến đấu.


- Có thể nói, Chiến thắng Hàm Rồng là một dấu son ngời sáng trong lịch sử đấu tranh dựng nước và giữ nước của nhân dân ta.
Tinh thần chiến đấu kiên cường đó đã trở thành biểu tượng về chiến tranh nhân dân, chống lại chiến tranh phá hoại của đế quốc
Mỹ. Trong chiến thắng đó, mỗi người dân thực sự trở thành một chiến sĩ, mỗi xóm làng là một pháo đài đánh giặc, mỗi đường phố
là một mặt trận, mỗi chi bộ Đảng là một bộ tham mưu.


- Ghi nhận những cống hiến hy sinh to lớn đó, quân và dân Hàm Rồng đã vinh dự được Bác Hồ kính yêu và Trung ương Ðảng,
Chính phủ gửi thư khen ngợi; đã có bảy tập thể và nhiều cá nhân được phong tặng Anh hùng Lực lượng vũ trang và Anh hùng Lao
động.


- Bạn bè quốc tế và lực lượng yêu chuộng hòa bình trên tồn thế giới – những người ln dõi theo và cổ vũ tinh thần chiến đấu của
nhân dân Việt Nam trong cuộc kháng chiến chống Mỹ, cứu nước, mỗi khi nhắc đến Hàm Rồng hoặc có dịp đến thăm Hàm Rồng
đều dành cho mảnh đất này những tình cảm tốt đẹp và sự ngưỡng mộ sâu sắc: “Cầu Hàm Rồng là chiếc cầu đẹp nhất mà trước đây
chúng ta chưa từng thấy. Khơng phải vì nó rộng, nó dài, nó nguy nga hơn các cây cầu khác, mà chính truyền thống anh hùng của
chiến sĩ và nhân dân đã mang lại cho nó cái đẹp diệu kỳ… Cầu Hàm Rồng là một đài kỷ niệm về chủ nghĩa anh hùng cách mạng
của nhân dân và thanh niên Việt Nam. Cầu Hàm Rồng cũng là một tượng trưng trước toàn thế giới về sự thất bại của chính sách
xâm lược và hiếu chiến của chủ nghĩa đế quốc Mỹ” (M.Da-ga-ren, Ủy viên Bộ Chính trị Ðảng Cộng sản Mỹ).



Câu hỏi 5: Anh (chị) cho biết những đóng góp và thành tích nổi bật của quân, dân Thanh Hóa trong kháng chiến chống Mỹ xâm
lược (từ 1954 – 1975)?


Trả lời


* Xây dựng lực lượng vũ trang địa phương:
- Bộ đội địa phương:


+Cuối năm 1964, Thanh Hóa có 2 đại đội bộ binh, 2 đại đội cao xạ 37 ly và 45 ly. Đầu năm 1965 phát triển thành 2 tiểu đoàn cao
xạ, 2 tiểu đoàn, 1 đại đội pháo binh.


+ Năm 1972- 1975, có 4 tiểu đồn cao xạ, 2 tiểu đoàn bộ binh, 1 tiểu đoàn công binh dự nhiệm, 1 cụm (tương đương 1 trung đồn),
2 tiểu đồn hỗn hợp phịng thủ khu vực và hải đảo (chủ yếu là pháo binh), tương đương 12 đại đội pháo; 1 trung đoàn 14 chuyên
huấn luyện quân tăng cường (quân số khi ít nhất là 3 tiểu đoàn, cao nhất là 11 tiểu đoàn).


+ Đoàn an dưỡng đã tiếp nhận 27.000 cán bộ, chiến sĩ từ chiến trường ra. Sau thời gian điều trị có 6.018 đồng chí đủ tiêu chuẩn trở
lại đơn vị chiến đấu, 7.514 đồng chí chuyển sang cơ quan Nhà nước, 10.278 đồng chí phục viên, xuất ngũ về địa phương.


- Dân quân tự vệ:


+Năm 1965 có 170.700 người. Năm 1967 có 220.848 người. Năm 1975 có 199.979 người. Đã có 3.064 dân quân, tự vệ tham gia
chiến đấu sử dụng súng 27,7 ly và 14,5 ly. Tay cày, tay súng có 3.355 người sử dụng súng trường, trung liên đến pháo cao xạ 37,57
và 100 ly. Có 4 đại đội súng máy 12,7 ly chi viện cho chiến trường Trị Thiên. Xây dựng 647 tổ, 3.806 người làm quân báo nhân
dân; 1.410 tổ, 3.601 người làm thông tin liên lạc; 3.129 dân quân, tự vệ huấn luyện bổ sung pháo cao xạ và 543 dân quân, tự vệ
huấn luyện bổ sung pháo mặt đất.


* Tuyển quân chi viện cho các chiến trường:


- Thời kỳ 1955 – 1964 có 31.299 thanh niên gia nhập quân đội.



- Thời kỳ 1965 – 1975 có 195.53 thanh niên gia nhập qn đội (trong đó có 7.039 nữ). Trung đồn 14 huấn luyện quân tăng cường
từ tháng 4-1970 đến 1975 đã huấn luyện và giao cho các chiến trường 78 tiểu đồn (trong đó có 4 tiểu đồn nữ).


* Phịng tránh đánh địch:


Năm 1976, tồn tỉnh có 1.544 tổ báo động phịng khơng; 1.309.845 hầm cá nhân, là thời điểm có tổ báo động phịng khơng nhân
dân và số hầm cá nhân cao nhất trong thời kỳ chống Mỹ (năm 1968 có 112 tổ báo động; 270.000 hầm cá nhân).


* Tội ác của đế quốc Mỹ đối với nhân dân Thanh Hóa:


- Đế quốc Mỹ đã sử dụng 40.056 lần tốp, 78.455 lần chiếc máy bay ném bom, 6.927 lần chiếc máy bay trinh sát, đánh phá 14.056
trận (có 2.090 trận ban đêm), đánh phá vào 3.700 mục tiêu. 6.229 lần tàu chiến các loại, bắn phá 243 lần vào 433 mục tiêu ven biển
và hải đảo với 34.809 quả đạn các loại. Có lần chúng bắn tên lửa Talos vào tận sân bay Sao Vàng và xã Ngọc Khê (Ngọc Lặc).
- 100% huyện, thị xã và 84,9% xã, thị trấn bị máy bay địch đánh phá; trong đó, khu vực đồng bằng có 84,2%; miền núi có 73%;
ven biển có 100% xã, thị trấn bị đánh phá. Máy bay Mỹ đã ném xuống địa bàn Thanh Hóa 20 vạn tấn bom các loại (khơng kể
34.809 quả đạn của hải quân Mỹ bắn từ biển vào). Bình quân 17,9 tấn bom/km2 và 220 kg bom/người.


- Đế quốc Mỹ đã giết hại 8.287 người, làm bị thương 12.984 người. 21 xí nghiệp và cơ sở cơng nghiệp ở khu vực Hàm Rồng, thị
xã Thanh Hóa bị phá hủy hoàn toàn. Đập Bái Thượng bị máy bay địch đánh phá 18 lần; hầu hết hệ thống đê sông lớn và kênh dẫn
nước bị máy bay Mỹ oanh tạc; 14 bệnh viện, 114 trạm xá, 135 trường học bị đánh phá.


* Thành tích chiến đấu của quân và dân Thanh Hóa:


</div>
<span class='text_page_counter'>(6)</span><div class='page_container' data-page=6>

B52). Dân quân, tự vệ bắn rơi 41 máy bay. Bắt sống 36 giặc lái.


- Trên biển: Đánh 175 trận, sử dụng 8.897 viên đạn. Bắn chìm 5 tàu biệt kích, 52 tàu khu trục hạm (lực lượng vũ trang địa phương
bắn chìm, bắn cháy 12 tàu). Bắt sống 3 biệt kích người nhái tại Nghi Sơn và Hà Nẫm (Hải Thượng - Tĩnh Gia).


* Số thương binh, liệt sĩ:



Thanh Hóa có 43.505 liệt sĩ chống Mỹ cứu nước; 19.225 thương binh. Nhiều gia đình có 4 con trở lên là liệt sĩ. Những năm gần
đây, thực hiện chủ trương của Đảng và Nhà nước, số người được Nhà nước công nhận là thương binh, liệt sĩ tăng lên nhiều. Thanh
Hóa là một trong những địa phương trong cả nước có nhiều thương binh, liệt sĩ hy sinh trong kháng chiến chống Mỹ cứu nước.
Câu hỏi 6: Anh (chị) cho biết những đóng góp nổi bật của LLVT tỉnh trong sự nghiệp xây dựng và bảo vệ Tổ quốc từ năm 1975
đến nay?


Trả lời


- Từ tháng 2 đến tháng 8-1976, LLVT Thanh Hóa tham gia xây dựng cơng trình T hống Nhất.


- Tháng 6-1979, thực hiện lời kêu gọi của Ban chấp hành TW Đảng và lệnh Tổng động viên của Chủ tịch nước, Thanh Hóa bàn
giao Trung đồn 14A và tiểu đồn 247 bộ đội địa phương huyện Hoằng Hóa cho Mặt trận Hà Giang gồm 2000 cán bộ, chiến sĩ.
Tháng 8-1979, theo lệnh của của Bộ CHQS tỉnh giao Trung đoàn 14B cho Mặt trận Quảng Ninh với quân số gần 2000 cán bộ,
chiến sĩ.


- Trong sự nghiệp xây dựng và bảo vệ Tổ quốc có nhiều tập thể và cá nhân có thành tích xuất sắc và được Đảng, Nhà nước, Chính
phủ tặng nhiều danh hiệu cao quý:


+ Ngày 20-12-1979, Chủ tịch Nước Cộng hoà XHCN Việt Nam công bố lệnh (số 187 và 188/LCT) tuyên dương anh hùng lực
lượng vũ trang nhân dân cho 126 đơn vị và 68 cá nhân đã lập nhiều thành tích đặc biệt xuất sắc trong sự nghiệp kháng chiến chống
Mỹ cứu nước và trong công cuộc chiến đấu, phục vụ chiến đấu bảo vệ biên giới phía Nam và phía Bắc Tổ quốc. Thanh Hóa có 7
đồng chí được tuyên dương Anh hùng lực vũ trang nhân dân.


+ Ngày 28-8-1981, Hội đồng Nhà nước công bố lệnh (số 02 KT/HĐNN7) tuyên dương danh hiệu Anh hùng LLVT nhân dân cho
21 đơn vị và 6 cá nhân có thành tích đặc biệt xuất sắc trong xây dựng, chiến đấu và bảo vệ Tổ quốc. Thanh Hóa có 2 đồng chí.
+ Ngày 20-12-1984, Chủ tịch Hội đồng Nhà nước Nước Cộng hòa XHCN Việt Nam ký quyết định (số 583/KT-HĐNN) tặng
thưởng Huân chương Quân công hạng Nhất cho lực lượng vũ trang tỉnh Thanh Hóa.


+ Ngày 7-3-1985, Hội đồng Nhà nước quyết định (số 619/KT-HĐNN) tặng thưởng Huân chương Sao vàng cho lực lượng vũ trang


tỉnh Thanh Hóa.


+ Ngày 16-8-1985, Chủ tịch Hội đồng Nhà nước Nước Cộng hòa XHCN Việt Nam ký quyết định (số 722/KT-HĐNN) tặng thưởng
Huân chương Hồ Chí Minh cho lực lượng vũ trang tỉnh Thanh Hóa.


- LLVT Thanh Hóa thường xuyên diễn tập khu vực phòng thủ sẵn sàng chiến đấu, bảo vệ Tổ quốc.


- LLVT Thanh Hóa có nhiều thành tích trong phịng chống bão lũ, cứu giúp nhân khắc phục hậu quả thiên tai và được Thủ tướng
Chính phủ tặng bằng khen.


</div>

<!--links-->

×