Tải bản đầy đủ (.pdf) (105 trang)

Thành phần sâu mọt hại nguyên liệu thuốc lá nhập khẩu tại lang sơn, cao bằng, đặc điểm sinh học, sinh thái của mọt lasioderma serricorne fabricius và biện pháp phòng trừ năm 2010

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (4.89 MB, 105 trang )

BỘ GIÁO DỤC VÀ ðÀO TẠO

TRƯỜNG ðẠI HỌC NÔNG NGHIỆP HÀ NỘI
------------  ----------

HOÀNG LỆ HẰNG

THÀNH PHẦN SÂU MỌT HẠI NGUYÊN LIỆU THUỐC LÁ
NHẬP KHẨU TẠI CỬA KHẨU LẠNG SƠN, CAO BẰNG,
ðẶC ðIỂM SINH HỌC, SINH THÁI CỦA MỌT Lasioderma
serricorne Fabricius VÀ BIỆN PHÁP PHÒNG TRỪ NĂM 2010

LUẬN VĂN THẠC SĨ NÔNG NGHIỆP

Chuyên ngành: BẢO VỆ THỰC VẬT
Mã số

: 60.62.10

Người hướng dẫn khoa học: GS.TS.NGƯT. HÀ QUANG HÙNG

HÀ NỘI - 2010


LỜI CAM ðOAN
Tơi xin cam đoan số liệu và kết quả nghiên cứu trong luận văn này
là hoàn toàn trung thực và chưa từng được sử dụng hoặc cơng bố trong
bất kỳ cơng trình nào khác.
Tơi xin cam đoan rằng mọi sự giúp ñỡ cho việc thực hiện luận văn
này đã được cám ơn và các thơng tin trích dẫn trong luận văn ñều ñược
ghi rõ nguồn gốc.


Tác giả luận văn

Hồng Lệ Hằng

Trường ðại học Nơng nghiệp Hà Nội – Luận văn thạc sĩ nông nghiệp ........... i


LỜI CẢM ƠN

Tơi xin bày tỏ lịng biết ơn sâu sắc tới GS.TS.NGƯT. Hà Quang Hùng,
người ñã hướng dẫn, chỉ bảo tận tình và giúp đỡ tơi trong suốt q trình thực
hiện đề tài và hồn chỉnh luận văn của mình.
Tơi xin chân thành cảm ơn các thầy, cơ giáo trong Bộ môn Côn trùng,
Khoa Nông học, Trường ðại học Nơng nghiệp Hà Nội đã tạo mọi điều kiện
thuận lợi, giúp đỡ tơi trong suốt thời gian thực hiện luận văn này.
Tơi xin bảy tỏ lịng biết ơn đến sự giúp đỡ nhiệt tình của lãnh đạo và
tập thể cán bộ Chi cục Kiểm dịch thực vật vùng 7 - Lạng Sơn, ñã ñộng viên
và tạo ñiều kiện thuận lợi cho tơi thực hiện đề tài nghiên cứu và hồn thành
khố học cao học.
Tơi xin bảy tỏ lịng biết ơn ñến các cán bộ công nhân viên Công ty
Cổ phần Ngân Sơn, Tiên Sơn, Bắc Ninh đã nhiệt tình giúp ñỡ và tạo ñiều kiện
thuận lợi cho tôi trong quá trình thực hiện đề tài nghiên cứu.
ðể hồn thành luận văn, tơi cịn nhận được sự động viên, khích lệ của
bạn bè và những người thân trong gia đình. Cuối cùng tơi xin chân thành cảm
ơn tất cả những tình cảm cao q đó.
Hà Nội, ngày 10 tháng 11 năm 2010
Tác giả luận văn

Hồng Lệ Hằng


Trường ðại học Nơng nghiệp Hà Nội – Luận văn thạc sĩ nông nghiệp ........... ii


MỤC LỤC

Lời cam ñoan

i

Lời cảm ơn

ii

Mục lục

iii

Danh mục chữ viết tắt

vi

Danh mục bảng

vii

Danh mục hình

ix

Danh mục hình


ix

1.

MỞ ðẦU

1

1.1

Tính cấp thiết của đề tài

1

1.2

Mục đích và u cầu của đề tài

2

1.3

Ý nghĩa khoa học và ý nghĩa thực tiễn của ñề tài

3

1.4

ðối tượng và phạm vi nghiên cứu của ñề tài


3

2.

TỔNG QUAN TÀI LIỆU

5

2.1

Tình hình nghiên cứu ngồi nước

5

2.1.1

Nguồn gốc và tình hình sản xuất thuốc lá trên thế giới

5

2.1.2

Sinh vật hại kiểm dịch thực vật và thành phần côn trùng, nhện hại
trong kho bảo quản nơng sản

2.1.3

Nghiên cứu đặc điểm hình thái, sinh học, sinh thái học của lồi
Lasioderma serricorne (F.)


2.1.4

5
8

Biện pháp phịng trừ cơn trùng gây hại trong kho bảo quản nơng
sản

10

2.2

Tình hình nghiên cứu trong nước

13

2.2.1

Những nghiên cứu trong công tác kiểm dịch thực vật

13

2.2.2

Nghiên cứu thành phần côn trùng và nhện hại trong kho bảo quản
nông sản

Trường ðại học Nông nghiệp Hà Nội – Luận văn thạc sĩ nông nghiệp ........... iii


14


2.2.3

Nghiên cứu đặc điểm hình thái, sinh học và sinh thái học lồi mọt
thuốc lá Lasioderma serricorne (F.)

16

2.2.4

Biện pháp phịng trừ côn trùng gây hại trong kho bảo quản nông sản

18

3.

ðỐI TƯỢNG, VẬT LIỆU VÀ PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU

21

3.1

ðối tượng nghiên cứu

21

3.2


ðịa ñiểm và thời gian nghiên cứu

21

3.3

Vật liệu nghiên cứu, dụng cụ và hóa chất thí nghiệm

21

3.4

Nội dung nghiên cứu

22

3.5

Phương pháp nghiên cứu

22

3.6

Phương pháp xử lý số liệu

30

4.


KẾT QUẢ NGHIÊN CỨU VÀ THẢO LUẬN

31

4.1

Kết quả ñiều tra thành phần sâu mọt hại và thiên ñịch của chúng
trên nguyên liệu thuốc lá nhập khẩu và bảo quản trong kho năm
2010

4.1.1

Thành phần sâu mọt hại nguyên liệu thuốc lá nhập khẩu tại Lạng
Sơn, Cao Bằng

4.1.2

31
31

Thành phần sâu mọt hại nguyên liệu thuốc lá nhập khẩu bảo quản
trong kho sau nhập khẩu của Công ty Cổ phần Ngân Sơn tại
Tiên Sơn, Bắc Ninh

4.1.3

Thành phần sâu mọt hại nguyên liệu thuốc lá sấy khơ nguồn gốc
nội địa tại Bắc Sơn - Lạng Sơn

4.1.4


37

Thành phần thiên ñịch của sâu mọt hại nguyên liệu thuốc lá nhập
khẩu và trong kho bảo quản

4.2

35

ðặc điểm hình thái sâu mọt hại nguyên liệu thuốc lá nhập khẩu
và bảo quản trong kho

4.1.5

31

45

ðặc điểm hình thái và sinh học của mọt thuốc lá Lasioderma
serricorne (F.)

Trường ðại học Nông nghiệp Hà Nội – Luận văn thạc sĩ nông nghiệp ........... iv

50


4.2.1

ðặc điểm hình thái của mọt thuốc lá Lasioderma serricorne (F.)


50

4.2.2

ðặc ñiểm sinh học của mọt thuốc lá Lasioderma serricorne (F.)

55

4.3

Thiệt hại trọng lượng khô do Lasioderma serricorne (F.) gây ra
với nguyên liệu thuốc lá

4.4

67

Thử nghiệm phòng trừ Lasioderma serricorne (F.) hại nguyên
liệu thuốc lá bằng biện pháp hoá học

70

5.

KẾT LUẬN VÀ ðỀ NGHỊ

73

5.1


Kết luận

73

5.2

ðề nghị

74

TÀI LIỆU THAM KHẢO

75

PHỤ LỤC

82

Trường ðại học Nông nghiệp Hà Nội – Luận văn thạc sĩ nông nghiệp ........... v


DANH MỤC CHỮ VIẾT TẮT
STT

Chữ viết tắt

Từ viết vắt

1


BVTV

Bảo vệ thực vật

2

CT

Công thức

3

CP

Cổ phần

4

FAO

Food and Agriculture Organization

5

HLT

Hiệu lực thuốc

6


IPM

Quản lý dịch hại tổng hợp

7

KDTV

Kiểm dịch thực vật

8

NXB

Nhà xuất bản

9

SVGH

Sinh vật gây hại

10

STT

Số thứ tự

Trường ðại học Nông nghiệp Hà Nội – Luận văn thạc sĩ nông nghiệp ........... vi



DANH MỤC BẢNG
Tên bảng

STT
4.1.

Trang

Thành phần sâu mọt gây hại trên nguyên liệu thuốc lá sấy khô
nhập khẩu tại Lạng Sơn (từ tháng 1/2010 ñến tháng 6/2010)

4.2.

Thành phần sâu mọt gây hại trên nguyên liệu thuốc lá sấy khô
nhập khẩu tại Cao Bằng (từ tháng 1/2010 ñến tháng 6/2010)

4.3.

32
33

Thành phần sâu mọt gây hại trên nguyên liệu thuốc lá sấy khô
nhập khẩu được bảo quản tại Cơng ty Cổ Phần Ngân Sơn, Tiên
Sơn, Bắc Ninh (từ tháng 1/2010 ñến tháng 6/2010)

4.4.

34


Thành phần sâu mọt gây hại trên nguyên liệu thuốc lá sấy khơ
nguồn gốc nội địa tại Bắc Sơn, Lạng Sơn (từ tháng 1/2010 ñến
tháng 6/2010)

4.5.

Thành phần thiên ñịch của sâu mọt hại nguyên liệu thuốc lá nhập
khẩu và trong kho bảo quản (từ tháng 1/2010 ñến tháng 6/2010)

4.6.

56

Sức sinh sản của Lasioderma serricorne (F.) nuôi trên các dạng
nguyên liệu thuốc lá (n=20)

4.11.

53

Thời gian phát dục của Lasioderma serricorne (F.) nuôi trên lá
thuốc lá nhập khẩu sấy khơ (n=30)

4.10.

52

Kích thước pha nhộng, pha trưởng thành Lasioderma serricorne (F.)
nuôi trên lá thuốc lá nhập khẩu sấy khơ (n=30)


4.9.

50

Kích thước trung bình các tuổi của pha sâu non Lasioderma
serricorne (F.) nuôi trên các thức ăn khác nhau (n=30)

4.8.

46

Kích thước pha trứng Lasioderma serricorne (F.) ni ở các
nhiệt độ khác nhau (n=30)

4.7.

36

58

Tỷ lệ trứng nở của Lasioderma serricorne (F.) nuôi trên các dạng
nguyên liệu thuốc lá

Trường ðại học Nông nghiệp Hà Nội – Luận văn thạc sĩ nông nghiệp ........... vii

60


4.12.


Mật ñộ Lasioderma serricorne (F.) trên nguyên liệu thuốc lá
nhập từ tỉnh Quý Châu, Trung Quốc qua cửa khẩu Lạng Sơn từ
tháng 1 - 6 năm 2010

4.13.

61

Mật ñộ Lasioderma serricorne (F.) trên nguyên liệu thuốc lá
nhập từ tỉnh Vân Nam, Trung Quốc qua cửa khẩu Cao Bằng từ
tháng 1 - 6 năm 2010

4.14.

62

Diễn biến mật ñộ Lasioderma serricorne (F.) trên nguyên liệu
thuốc lá bảo quản tại Công ty Cổ phần Ngân Sơn, Tiên Sơn, Bắc
Ninh ñợt nhập từ tháng 1 - 3 năm 2010

4.15.

65

Diễn biến mật ñộ Lasioderma serricorne (F.) trên nguyên liệu
thuốc lá bảo quản tại Công ty Cổ phần Ngân Sơn, Tiên Sơn, Bắc
Ninh ñợt nhập từ tháng 4 - 6 năm 2010

4.16.


Mất mát trọng lượng khô của nguyên liệu thuốc lá nhập khẩu bảo
quản do Lasioderma serricorne (F.) gây ra

4.17.

66
68

Hiệu lực phòng trừ Lasioderma serricorne (F.) của thuốc xông
hơi Phosphine (Quickphos 56% dạng viên)

Trường ðại học Nông nghiệp Hà Nội – Luận văn thạc sĩ nông nghiệp ........... viii

71


DANH MỤC HÌNH
STT

Tên hình

Trang

4.1.

Mọt gạo Sitophilus oryzae L

43


4.2.

Mọt cà phê Araecerus fasciculatus De Geer

43

4.3.

Mọt râu dài Cryptolestes pusillus Schưnherr

43

4.4.

Mọt thị đi điểm vàng Carpophilus hemipterus L.

43

4.5.

Mọt thị đi Carpophilus dimidiatus F.

43

4.6.

Mọt bột ñỏ Tribolium castaneum Herbst.

43


4.7.

Mọt gạo dẹt Ahasverus advena Waltl.

43

4.8.

Mọt răng cưa Oryzaephilus surinamensis L.

44

4.9.

Mọt thuốc lá Lasioderma serricorne F.

44

4.10.

Mọt ñục tre Dinoderus minutus Fabricius

44

4.11.

Mọt ñục hạt nhỏ Rhizopertha dominica Fabricius

44


4.12.

Ngài ðịa trung hải Ephestia cautella Walker

44

4.13.

Ngài thuốc lá Ephestia elutella Hubner

44

4.14.

Rận sách Liposcelis sp.

44

4.15.

Mọt thóc lớn Tenebroides mauritanicus L.

49

4.16.

Cơn trùng bắt mồi Thaneroclerus buqueti L

49


4.17.

Nhện càng cua mình dài Pseudoscopiones sp1

49

4.18.

Nhện càng cua mình trịn Pseudoscopiones sp2

49

4.19.

Trứng của Lasioderma serricorne (F.)

54

4.20.

Sâu non Lasioderma serricorne (F.) các tuổi từ 1- 4

54

4.21.

Nhộng Lasioderma serricorne (F.)

54


4.22.

Trưởng thành Lasioderma serricorne (F.)

54

4.23.

Sức sinh sản của Lasioderma serricorne (F.) nuôi trên các dạng
nguyên liệu thuốc lá

Trường ðại học Nông nghiệp Hà Nội – Luận văn thạc sĩ nông nghiệp ........... ix

58


4.24.

Tỷ lệ trứng nở của Lasioderma serricorne (F.) nuôi trên các dạng
nguyên liệu thuốc lá

4.25.

60

Mật ñộ Lasioderma serricorne (F.) trên nguyên liệu thuốc lá
nhập từ tỉnh Quý Châu, Trung Quốc qua cửa khẩu Lạng Sơn từ
tháng 1-6 năm 2010

4.26.


Mật ñộ Lasioderma serricorne (F.) nhập từ tỉnh Vân Nam, Trung
Quốc qua cửa khẩu Cao Bằng từ tháng 1 - 6 năm 2010

4.27.

62
64

Diễn biến mật ñộ Lasioderma serricorne (F.) trên nguyên liệu
thuốc lá bảo quản tại Công ty Cổ phần Ngân Sơn, Tiên Sơn, Bắc
Ninh ñợt nhập từ tháng 1 - 3 năm 2010

4.28.

65

Diễn biến mật ñộ Lasioderma serricorne (F.) trên nguyên liệu
thuốc lá bảo quản tại Công ty Cổ phần Ngân Sơn, Tiên Sơn, Bắc
Ninh ñợt nhập từ tháng 4 - 6 năm 2010

4.29.

Mất mát trọng lượng khô của nguyên liệu thuốc lá bảo quản do
Lasioderma serricorne (F.) gây ra sau 5 tháng

4.30.

66
69


Hiệu lực phòng trừ Lasioderma serricorne (F.) của thuốc xông
hơi Phosphine (Quickphos 56% dạng viên)

Trường ðại học Nông nghiệp Hà Nội – Luận văn thạc sĩ nông nghiệp ........... x

71


1. MỞ ðẦU
1.1

Tính cấp thiết của đề tài
Cây thuốc lá (Nicotiana tabacum L.) là cây trồng thuộc nhóm cây cơng

nghiệp ngắn ngày. Thuốc lá là mặt hàng tiêu dùng và xuất khẩu có giá trị kinh
tế cao đồng thời là nguồn thu ngân sách ñáng kể của nhiều nước trên thế giới.
Chính vì vậy ngành cơng nghiệp sản xuất thuốc lá vẫn đóng vai trị quan trọng
đối với nền kinh tế quốc dân của Việt Nam.
Ở Việt Nam đã hình thành những vùng sản xuất nguyên liệu thuốc lá
nổi tiếng như Cao Bằng, Lạng Sơn, Thái Nguyên,... Trong những năm gần
đây, do sức tăng trưởng của ngành cơng nghiệp này không ngừng lớn mạnh
nên ngành thuốc lá vẫn phải nhập khẩu một lượng lớn nguyên liệu thuốc lá từ
nước ngoài ñặc biệt là nước láng giềng Trung Quốc (Tổng Công ty Thuốc lá
Việt Nam, 1999) [20].
Theo số liệu tổng hợp của Chi cục Kiểm dịch thực vật vùng 7 (Cục Bảo
vệ thực vật), lượng nguyên liệu thuốc lá nhập khẩu từ Trung Quốc vào
Việt Nam lần lượt là 7.214 tấn (năm 2008), 5.652 tấn (năm 2009) và 2.796 tấn
(sáu tháng ñầu năm 2010). Trong ñó phần lớn khối lượng nguyên liệu thuốc lá
ñược nhập khẩu vào Việt Nam ñều của Cơng ty Cổ phần Ngân Sơn (trụ sở

chính tại xã Phù Lỗ, huyện Sóc Sơn, Thành phố Hà Nội); đây là một trong
những công ty chuyên sản xuất kinh doanh ngun liệu thuốc lá.
Sự giao lưu hàng hố nói chung và sản phẩm nơng nghiệp nói riêng
trên thế giới ngày càng tăng, nên sinh vật gây hại trên sản phẩm thực vật cũng
xâm nhập vào Việt Nam là một ñiều khó tránh khỏi. Giống như các loại cây
trồng khác, sinh vật hại trên thuốc lá luôn là yếu tố làm ảnh hưởng lớn đến
nền cơng nghiệp sản xuất thuốc lá. Chúng ñã và ñang là mối quan tâm của
nhiều nước trên thế giới, trong đó có Việt Nam.

Trường ðại học Nông nghiệp Hà Nội – Luận văn thạc sĩ nông nghiệp ........... 1


Một trong những nhóm sinh vật gây hại ảnh hưởng rõ rệt nhất tới sự
thiệt hại thường do côn trùng hay còn gọi là sâu mọt gây ra. Sâu mọt gây hại
mang tính tiềm ẩn, chúng xuất hiện, phát triển và gây hại trong quá trình bảo
quản, vận chuyển và trong thương mại quốc tế.
Việc nghiên cứu thành phần sâu mọt hại nguyên liệu thuốc lá nhập
khẩu sẽ giúp cho cơ quan Kiểm dịch thực vật có cơ sở trong việc phân tích
nguy cơ dịch hại, bảo vệ sản xuất thuốc lá trong nước, bảo vệ môi trường sinh
thái và sức khoẻ con người.
Hiện nay, việc bảo quản nguyên liệu thuốc lá cịn gặp nhiều khó khăn
do các điều kiện về kho tàng, cách bảo quản, nhất là do sự gây hại của nhiều
loại côn trùng làm hao hụt nguyên liệu, giảm giá trị hàng hóa trong kho bảo
quản. Một trong những ñối tượng thường xuyên xuất hiện và gây hại nghiêm
trọng trong các kho bảo quản nguyên liệu thuốc lá là loài mọt thuốc lá
Lasioderma serricorne Fabricius.
Trên thế giới, lồi mọt thuốc lá Lasioderma serricorne Fabricius được
phát hiện trên nhiều loại nông sản bảo quản khác nhau và các nhà khoa học
cũng đã có cơng trình nghiên cứu quan tâm đến lồi cơn trùng này. Tuy nhiên,
ở Việt Nam các cơng trình nghiên cứu về lồi mọt thuốc lá chưa nhiều, nhất là

trên mặt hàng bảo quản là nguyên liệu thuốc lá. Do đó, việc nghiên cứu lồi
mọt thuốc lá là rất cần thiết.
Xuất phát từ vấn ñề trên, chúng tơi tiến hành nghiên cứu đề tài:
“Thành phần sâu mọt hại nguyên liệu thuốc lá nhập khẩu tại cửa
khẩu Lạng Sơn, Cao Bằng, ñặc ñiểm sinh học, sinh thái của mọt
Lasioderma serricorne Fabricius và biện pháp phòng trừ năm 2010".
1.2

Mục đích và u cầu của đề tài

1.2.1 Mục đích
Trên cơ sở xác ñịnh thành phần sâu mọt hại trên mặt hàng nguyên liệu
thuốc lá, xác ñịnh ñặc ñiểm sinh học, sinh thái của lồi Lasioderma serricorne
(F.), đề xuất biện pháp phịng trừ bằng biện pháp hóa học góp phần quản lý
dịch hại kiểm dịch thực vật một cách hợp lý.

Trường ðại học Nông nghiệp Hà Nội – Luận văn thạc sĩ nông nghiệp ........... 2


1.2.2 Yêu cầu
* ðiều tra thành phần sâu mọt hại nguyên liệu thuốc lá nhập khẩu tại
cửa khẩu Lạng Sơn, Cao Bằng, kho bảo quản sau nhập khẩu của Công ty Cổ
phần Ngân Sơn, Tiên Sơn, Bắc Ninh.
* Xác ñịnh ñặc ñiểm hình thái, sinh học và sinh thái của loài
Lasioderma serricorne (F.) gây hại mặt hàng nguyên liệu thuốc lá nhập khẩu.
* ðiều tra biến ñộng mật ñộ, thiệt hại do Lasioderma serricorne (F.)
gây ra trên nguyên liệu thuốc lá bảo quản trong kho sau khi nhập khẩu.
* Thử nghiệm phòng trừ Lasioderma serricorne (F.) hại nguyên liệu
thuốc lá bằng biện pháp hố học, góp phần cho cơng tác quản lý dịch hại kiểm
dịch thực vật một cách hợp lý.

1.3

Ý nghĩa khoa học và ý nghĩa thực tiễn của ñề tài

1.3.1 Ý nghĩa khoa học
* Kết quả ñiều tra nghiên cứu góp phần bổ sung thành phần sâu mọt hại
trên nguyên liệu thuốc lá nhập khẩu tại ñịa bàn tỉnh Lạng Sơn, Cao Bằng và
trong kho bảo quản sau khi nhập khẩu.
* Phát hiện kịp thời loài sâu mọt thuộc danh mục dịch hại kiểm dịch
thực vật (KDTV) của Việt Nam làm cơ sở dữ liệu của ngành KDTV.
1.3.2 Ý nghĩa thực tiễn
* Trên cơ sở những dẫn liệu khoa học về đặc điểm sinh học, sinh thái
của lồi Lasioderma serricorne (F.) đề xuất biện pháp phịng trừ chúng bằng
thuốc hóa học để quản lý dịch hại kiểm dịch thực vật của Việt Nam nói
chung, sâu mọt hại nguyên liệu thuốc lá nhập khẩu nói riêng một cách khoa
học, góp phần phục vụ cơng tác xuất nhập khẩu.
1.4

ðối tượng và phạm vi nghiên cứu của ñề tài

1.4.1 ðối tượng nghiên cứu
* Nguyên liệu thuốc lá nhập khẩu và bảo quản trong kho sau khi nhập khẩu.

Trường ðại học Nông nghiệp Hà Nội – Luận văn thạc sĩ nông nghiệp ........... 3


* Thành phần sâu mọt gây hại trên nguyên liệu thuốc lá nhập khẩu. ðặc
biệt là loài mọt thuốc lá Lasioderma serricorne (F.) gây hại trên nguyên liệu
thuốc lá.
1.4.2 Phạm vi nghiên cứu

+ ðiều tra xác ñịnh thành phần sâu mọt gây hại trên nguyên liệu thuốc
lá nhập khẩu, ñặc biệt loài Lasioderma serricorne (F.) gây hại trên nguyên
liệu thuốc lá tại Lạng Sơn, Cao Bằng và một số kho bảo quản nguyên liệu
thuốc lá.
+ Xác ñịnh ñặc ñiểm sinh học, sinh thái của loài mọt thuốc lá
Lasioderma serricorne (F.) và thử nghiệm hiệu quả phịng trừ bằng biện pháp
hóa học.

Trường ðại học Nông nghiệp Hà Nội – Luận văn thạc sĩ nông nghiệp ........... 4


2. TỔNG QUAN TÀI LIỆU
2.1

Tình hình nghiên cứu ngồi nước

2.1.1 Nguồn gốc và tình hình sản xuất thuốc lá trên thế giới
Cây thuốc lá hoang dại đã có cách đây khoảng 4.000 năm, trùng với văn
minh của người da ñỏ vùng Trung và Nam Mỹ. Lịch sử chính thức của việc sản
xuất thuốc lá ñược ñánh dấu vào năm 1492 do chuyến thám hiểm tìm ra Châu
Mỹ của Christopher Columbus, ông ñã phát hiện thấy người bản xứ ở quần ñảo
Antil vừa nhảy múa, vừa hút một loại lá cuộn trịn gọi là Tabaccos. Hàng ngàn
năm trước Cơng ngun, người da đỏ đã trồng thuốc lá trên vùng đất mênh
mơng ở Nam Mỹ, Trung Mỹ, quần ñảo Antil và một số nơi khác. Thuốc lá
ñược ñưa vào Châu Âu khoảng năm 1496-1498. Tại các nước Châu Á-Thái
Bình Dương, thuốc lá ñược trồng vào thế kỷ 18 (Wikipedia, 2010b) [65].
Năm 1999, trên thế giới có 104 quốc gia tham gia vào sản xuất nguyên
liệu thuốc lá, ñứng ñầu về sản xuất ngun liệu thuốc lá có 53 quốc gia với diện
tích hơn 4,51 triệu hécta, năng suất bình quân là 1.665 kg/ha và sản lượng ñạt
6,56 triệu tấn (Hiệp hội Thuốc lá Việt Nam, 1999) [10]. Sản xuất nguyên liệu

thuốc lá trên thế giới tập trung nhiều nhất ở Châu Á, sau đó đến Châu Mỹ.
Theo Tổ chức Lương thực và Nơng nghiệp (FAO, 2008), hàng năm có
6.700.000 tấn thuốc lá ñược sản xuất trên toàn thế giới. Các nhà sản xuất
thuốc lá hàng ñầu là Trung Quốc (39,6%), Ấn ðộ (8,3%), Brazil (7,0%) và
Hoa Kỳ (4,6%) (dẫn theo Wikipedia, 2010b) [65].
2.1.2 Sinh vật hại kiểm dịch thực vật và thành phần côn trùng, nhện hại
trong kho bảo quản nông sản
Kiểm dịch thực vật là khâu quan trọng trong việc ngăn chặn dịch hại
xâm nhập, lây lan từ vùng này sang vùng khác thơng qua giao lưu hàng hố
giữa các vùng hoặc các lãnh thổ khác nhau gây ra tác hại khó lường.
Trường ðại học Nơng nghiệp Hà Nội – Luận văn thạc sĩ nông nghiệp ........... 5


Trên thế giới, xu hướng ngăn ngừa dịch hại từ xa càng ngày càng trở nên
có ý nghĩa. Cơng tác kiểm dịch thực vật là khâu quan trọng trong việc ñảm bảo
sự phát triển nền nông nghiệp, nền kinh tế nói chung của mỗi quốc gia.
Mục đích của kiểm dịch thực vật là bảo vệ sản xuất nông nghiệp, nhiệm
vụ trung tâm là ngăn chặn sự lan truyền sâu, bệnh do con người gây ra. Trước
tiên là ngăn chặn các loại sâu, bệnh từ nước ngoài xâm nhập (FAO, 1983) [48].
ðến năm 1996, đã có 123 nước tham gia vào Tổ chức Thương mại Thế
giới (WTO), các thành viên ñã ký kết hiệp ñịnh về vệ sinh thực phẩm và kiểm
dịch thực vật, quy định ngăn cấm những lồi cơn trùng, nấm bệnh, virus và vi
trùng bị lây nhiễm qua các hàng hố nơng sản xuất nhập khẩu giữa các nước
thành viên.
Việc cơng bố những lồi dịch hại thuộc danh mục ñối tượng KDTV là
một trong những ñiều cần thiết đối với cơng tác quản lý xuất nhập khẩu hàng
hố thuộc diện KDTV, do vậy các nước ñã ñề ra những quy định riêng của
nước mình (Hà Quang Hùng, 2005) [14].
Theo thống kê của Matheson et al.,1941, trên thế giới ước có khoảng
1.000.000 lồi cơn trùng, trong đó có 900.000 lồi đã biết tên, chiếm khoảng

78% trong tổng số 1.150.000 lồi động vật đã biết (dẫn theo Vũ Quốc Trung,
1981) [25].
Cotton et al.,1974 đã thống kê được số lượng lồi côn trùng gây hại hạt
trong các kho dự trữ trên thế giới gồm 43 lồi, trong đó có 19 lồi thuộc nhóm
cơn trùng gây hại chủ yếu và 24 lồi gây hại thứ yếu (dẫn theo Snelson, 1987)
[63].
Theo kết quả ñiều tra của Haines (1991) [52], thành phần côn trùng hại
kho nông sản thuộc Bộ Cánh cứng (Coleoptera) và Bộ Cánh vảy (Lepidoptera)
ở Indonesia, Thái Lan, Malaysia, Philippines và một số nước khác thuộc khu
vực ðơng Nam Á có 174 lồi thuộc 38 họ, trong đó Bộ Cánh cứng

Trường ðại học Nông nghiệp Hà Nội – Luận văn thạc sĩ nông nghiệp ........... 6


(Coleoptera) có 153 lồi thuộc 34 họ khác nhau, chiếm 87,93%, Bộ Cánh vẩy
(Lepidoptera) có 21 lồi thuộc 4 họ khác nhau, chiếm 12,07%. Kết quả trên cho
thấy, khu vực ðơng Nam Á là vùng có thành phần cơn trùng hại kho nơng sản
tương đối phong phú và đa dạng.
Theo FAO (1991) [49], nhiều lồi mọt đã gây ra những thiệt hại lớn cho
những kho dự trữ ngô ở Tanzania và các nước Trung Phi khác, thiệt hại lên ñến
34% ở các kho chứa ngô và khoảng 70% ở các kho chứa ngũ cốc.
Sigmund và Gustav (1991) [62] chỉ rõ có nhiều lồi sâu hại lá và thân
thuốc lá làm ảnh hưởng nghiêm trọng ñến năng suất và phẩm chất trong chế
biến thuốc lá điếu. Những lồi sâu hại chính như sâu xanh (Heliothis assulta
Guenee), sâu khoang (Prodenia litura Fabricius), sâu xám (Agrotis ypsilon
Hufnagen), bọ trĩ (Thrips tabaci)… Sâu hại trong kho thuốc lá phải kể ñến
mọt hại thuốc lá (Lasioderma serricorne Fabricius), ngài thuốc lá (Ephestia
elutella Hubner).
Số lồi cơn trùng hại kho thuộc Bộ Cánh cứng (Coleoptera) có khoảng
250.000 lồi, trong đó có nhiều lồi gây hại quan trọng, có khoảng 40 họ

thuộc bộ cánh cứng có liên quan ñến sản phẩm trong kho, chúng phân bố rộng
khắp trên phạm vi toàn thế giới, phần lớn các loài tập trung vào 7 họ:
Bostrichidae, Bruchidae, Cucujidae, Curulionidae, Dermetidae, Silvanidae và
Tenebrionidae (Digvir et al., 1995; Bhadriraju et al., 1996) [47], [39].
Theo Christian (1999) [45] cho biết, côn trùng gây hại trên sắn, thuốc lá
gồm các loài mọt răng cưa (Oryzaephilus surinamensis), mọt ngô (Sitophilus
zeamais), mọt thuốc lá (Lasioderma serricorne F.), mọt ñục hạt nhỏ
(Rhizopertha dominica), mọt cà phê (Araecerus fasciculatus), mọt tre
(Dinoderus minutus).
Christoph và Reichmuth (2000) [46] ñã ghi nhận ñược 55 lồi cơn
trùng trên sản phẩm bảo quản ở ðức.

Trường ðại học Nông nghiệp Hà Nội – Luận văn thạc sĩ nông nghiệp ........... 7


CABI (2010) [41] cho biết, ở Châu Âu cây thuốc lá non thường bị sên
(Deroceras reticulatum) và rệp ñào (Myzus persicae) tấn cơng gây hại. Trên
ruộng cây thuốc lá cịn bị các lồi sâu hại chính ăn lá, thân như sâu xám
(Agrotis segetum và Agrotis ypsilon), sâu xanh (Heliothis virescens và
Heliothis zea), sâu khoang (Spodoptera littoralis).
2.1.3 Nghiên cứu ñặc ñiểm hình thái, sinh học, sinh thái học của lồi
Lasioderma serricorne (F.)
Mọt thuốc lá là lồi gây hại chính trong các kho bảo quản nơng sản nói
chung và ngun liệu thuốc lá bảo quản nói riêng. Fabricius là người đầu tiên
quan sát và mô tả về chúng vào năm 1972. Mọt thuốc lá ñã ñược ghi nhận vào
năm 1848 tại Pháp, tại Hoa Kỳ năm 1886 (Ryan, 1999) [59].
Mọt thuốc lá Lasioderma serricorne (F.) thuộc Bộ Cánh cứng
(Coleoptera), họ Anobiidae (Howe, 1957; Ashworth, 1993; CABI, 2006;
Wikipedia, 2010a) [55], [35], [40], [64].
Hiện nay, mọt thuốc lá Lasioderma serricorne (F.) phân bố rộng khắp

trên thế giới và được coi là lồi phổ biến trong các kho bảo quản nơng sản,
được tìm thấy chủ yếu ở vùng nhiệt ñới và cận nhiệt ñới (Howe, 1957;
Sannino, 1980; Snelson, 1987; Harwalkar et al., 1995, Christian, 1999) [55],
[61], [63], [53], [45].
Mọt thuốc lá Lasioderma serricorne (F.) không chỉ phá hại lá và
thuốc lá ñã chế biến, chúng cịn tấn cơng cả rau quả khơ như thảo mộc,
bánh làm từ hạt có dầu, ngũ cốc, ca cao, lạc nhân… và chủ yếu là do sâu
non gây ra (Carvalho et al., 2000; Zhu et al., 2000) [44], [66].
Ryan (1999) [59] ñã ñề cập ñến khả năng lựa chọn thức ăn của
mọt thuốc lá rất phong phú, chúng tấn công trên 50 loại sản phẩm nông
sản khác nhau.

Trường ðại học Nông nghiệp Hà Nội – Luận văn thạc sĩ nông nghiệp ........... 8


Theo Arbogast et al., 2002 [33], mọt thuốc lá là lồi đa thực, chúng có
phổ thức ăn rộng, có thể ăn nhiều loại sản phẩm của cây trồng và ñược coi là
lồi dịch hại nguy hiểm đối với kho bảo quản nơng sản nói chung và kho
ngun liệu thuốc lá nói riêng.
Theo mơ tả của Ryan (1999) [59], trưởng thành mọt thuốc lá dài 2,0 3,7 mm, có màu nâu sáng, trọng lượng cơ thể từ 1,6 - 4,4 mg. Kích thước của
mọt phụ thuộc chủ yếu vào thức ăn, nhiệt độ và độ ẩm trong q trình phát
triển. Thơng thường trưởng thành cái thường lớn hơn trưởng thành ñực. Phân
biệt trưởng thành đực và trưởng thành cái thơng qua mấu lồi của bộ phận sinh
dục. Con cái thường có mấu lồi hình chữ V, con đực có mấu lồi hình chữ U.
Arbogast et al., 2002 [33] đã mơ tả mọt thuốc lá là lồi có kích thước từ
2 - 3 mm. Trưởng thành có màu nâu đỏ, thân hình trịn hoặc bầu dục.
Mọt trưởng thành có thể bay xa tới 3 km, điều này giải thích khả năng
xâm hại và phát tán của chúng trong các kho bảo quản. Chúng thường bay
vào buổi chiều muộn hoặc ban ñêm khi có ánh sáng, đặc biệt bay mạnh khi
chúng đẻ trứng (Ryan, 1999) [59].

Theo kết quả nghiên cứu của Sannino (1980) [61], hoạt ñộng sinh sản
của mọt thuốc lá Lasioderma serricorne (F.) có liên quan chặt đến nhiệt độ.
Ở nhiệt độ 15oC con cái sẽ giao phối sớm hơn ở nhiệt ñộ 29oC.
Theo kết quả nghiên cứu của Howe (1957) [55], vịng đời của mọt
thuốc lá phụ thuộc vào nhiệt độ và thức ăn, nhưng chúng thường kéo dài
40 - 90 ngày.
Theo Koehler (1994) (dẫn theo Trần Văn Nguyên, 2007) [18], mọt trưởng
thành trong điều kiện bình thường chúng có thể sống ñược 3 - 4 tuần, trưởng
thành cái ñẻ tới 100 trứng. Trứng thường nở sau khi ñẻ 6 - 10 ngày tuỳ theo nhiệt
độ. Thời gian một vịng đời (từ trứng tới trưởng thành và ñẻ quả trứng ñầu tiên)
là 2 - 3 tháng, trong ñiều kiện ấm áp chúng có thể có 5 - 6 lứa trong một năm.

Trường ðại học Nông nghiệp Hà Nội – Luận văn thạc sĩ nông nghiệp ........... 9


2.1.4 Biện pháp phịng trừ cơn trùng gây hại trong kho bảo quản nông sản
McGaughey (1980) cho biết việc xử lý trên lớp hạt bề mặt (khoảng
10 cm) với một lượng nhỏ chế phẩm Bacillus thuringiensis ñã hạn chế khoảng
81% quần thể ngài Ấn ðộ (Plodia interpunctella) và ngài ðịa trung hải
(Esphestia cautella) và kết quả ñã hạn chế sự ăn hại của chúng tới hơn 92%
(dẫn theo Bùi Công Hiển, 1995) [12].
Sigmund và Gustav (1991) [62] chỉ rõ nhiều loài sâu hại lá thuốc lá làm
giảm chất lượng và giá trị của nguyên liệu thuốc lá cho nên việc sử dụng các
loại thuốc thảo mộc phòng trừ sâu hại là cần thiết. ðể tránh dư lượng thuốc
hóa học trong nguyên liệu lá thuốc lá, chúng ta cần áp dụng những biện pháp
như vệ sinh vườn ươm, luân canh cây trồng và sử dụng giống kháng sâu hại
chính, cây con khỏe.
Theo kết quả nghiên cứu của Massey (1999) [57], thiên địch của mọt
thuốc lá bao gồm các lồi cơn trùng ăn thịt như Tenebroides mauritanicus
(Tenebrionidae), Thaneroclerus buqueti (Cleridae). Trứng của chúng có thể bị

ăn bởi các lồi nhện bắt mồi ăn thịt, ngoài các loài ăn thịt kể trên chúng cịn bị
một số lồi cơn trùng trong họ Pteromalidae, Eurytomydae và Bethylidae ký
sinh và tiêu diệt.
Christoph và Reichmuth (2000) [46] cho biết bọ xít Xylocoris flavipes
Reuter ăn trứng, sâu non và nhộng nhiều lồi cơn trùng gây hại trong kho như
Plodia

interpunctella,

Acanthoscelides
Cryptolestes

obtectus,

ferrugineus,

Corcyra

cephalonica,

Dermestes
Sitophilus

maculatus,
granarius,

Ephestia

cautella,


Sitophilus

zeamais,

Tribolium

confusum,

Tribolium castaneum, Lasioderma serricorne và Sitotroga cerealella.
Theo Papadopoulou và Buchelos (2002) [58], sử dụng bẫy ánh sáng
ñiện cho hiệu quả cao nhất khi so sánh hiệu lực của bốn loại bẫy khác nhau
trong phịng trừ trưởng thành lồi mọt thuốc lá Lasioderma serricorne (F.).

Trường ðại học Nông nghiệp Hà Nội – Luận văn thạc sĩ nông nghiệp ........... 10


Việc kiểm tra thường xuyên các sản phẩm bảo quản trong kho và kết
hợp đặt bẫy dẫn dụ giới tính với các khoảng cách mật ñộ nhất ñịnh ñem lại
hiệu quả cao trong phịng trừ nhiều lồi cơn trùng gây hại trong kho
(Buchelos và Levinson, 1993; Arbogast et al., 2000; Arbogast, 2001; Fields
và White, 2002) [38], [31], [32], [50].
ðánh giá việc xử lý sâu mọt hại bằng các khí, tác giả Hashem (2000)
[54] cho biết: ở giai ñoạn nhộng, trưởng thành của loài mọt thuốc lá
Lasioderma serricorne (F.) dễ bị tác động bởi hỗn hợp khí CO2, kết quả thí
nghiệm với các nồng ñộ 20%, 30%, 40% và 60%. Khi hàm lượng khí CO2
càng tăng dẫn đến hàm lượng khí O2 giảm, do đó sẽ dẫn đến tử vong của sâu
mọt cao hơn.
* Phịng trừ bằng biện pháp hóa học:
- Thuốc thảo mộc
Từ lâu con người ñã biết sử dụng các loại thực vật để phịng trừ các lồi

cơn trùng gây hại như sử dụng lá cây xoan, cỏ mật, cây ruốc cá, thuốc lá,
thuốc lào, v.v… Trên thế giới có rất nhiều cơng trình nghiên cứu sử dụng các
chế phẩm từ thực vật dưới dạng bột, dịch chiết, dầu hoạt hóa để phịng trừ cơn
trùng gây hại trong kho.
- Thuốc hóa học
Thuốc hóa học được sử dụng để phịng trừ dịch hại trong kho ít hơn
so với ở ngồi ñồng. Hiện nay, thuốc hóa học trong kho thuộc 2 nhóm là
thuốc xơng hơi và thuốc tiếp xúc, vị độc và được sử dụng dưới 3 dạng:
dạng khí, dạng bột và dạng nước. Thuốc dạng khí được sử dụng để xơng
hơi khử trùng. Thuốc dạng bột được trộn vào hàng hóa để phịng chống
dịch hại. Thuốc trừ sâu dạng nước ñược dùng ñể phun vệ sinh kho, ñồ chứa
ñựng, phương tiện vận chuyển trước khi chứa hàng hóa hoặc sau khi đã
khử trùng xơng hơi.

Trường ðại học Nơng nghiệp Hà Nội – Luận văn thạc sĩ nông nghiệp ........... 11


Khả năng phòng trừ sâu mọt của 3 hợp chất ñược ñánh giá dựa trên số
sâu mọt thuộc bộ cánh cứng hại sản phẩm trong kho dễ bị tổn thương và có
sức kháng cự. Những hợp chất đó là: DU 1911(1-2,6-dichlorobenzoyl)-3-(4chlorophenyl)-urea, PH60-38 (1-2,6-difliorobenzoyl)-3-(4chlorophenyl)-urea
và PH60-40 (1-chlorophenyl)-3-(2,6 difliorobenzoyl)-urea. Hợp chất PH 6040 ñược xem là hợp chất có tác dụng nhất, dựa trên mức độ bị tiêu diệt của
các lồi Sitophilus granarius, Sitophilus oryzae, Tribolium castaneum và
Lasioderma serricorne nhưng cả 3 hợp chất trên đều khơng có hiệu lực tiêu
diệt đối với Stegobium panoceum (Carter et al., 1975) [42].
Khi sử dụng các chất hố học để xử lý sâu mọt hại trong kho, tác giả
Arthur (1993) [34] cho rằng: ba công thức aerosol ở các nồng ñộ 0,75%; 1,0%
hay 1,5% prallethrin như là một thành phần hoạt tính được sử dụng để kiểm tra
trên 7 loài sâu mọt gây hại phổ biến nhất sống trên các sản phẩm bảo quản.
ðối với kho bảo quản thuốc lá thì việc phịng trừ cơn trùng hại bằng
thuốc xơng hơi phosphine (PH3) đã được sử dụng ở Châu Âu vào cuối năm

1950 và tiếp tục ñược nghiên cứu, kiểm tra tại Nhật Bản và Hoa Kỳ. ðến năm
1975, thì PH3 được chọn làm chất khử trùng cho ngành cơng nghiệp thuốc lá
(Arthur, 1993) [34].
Hiện nay, có nhiều loại thuốc xơng hơi đã và đang được sử dụng trên
thế giới để phịng trừ cơn trùng gây hại trong kho tuy nhiên chỉ có hai loại
thuốc được sử dụng rộng rãi là Methyl Bromide (CH3Br) và Phosphine (PH3).
Rayan (1999) [59] ñã thử nghiệm hiệu lực của thuốc Cyphenothrin
7,2% và Pestoxin (Phosphine) 56% để phịng trừ 9 lồi mọt kho trong đó có
mọt thuốc lá. Kết quả thuốc Cyphenothrin (1 viên/250 m2) có hiệu quả diệt trừ
cao trưởng thành các lồi. Pestoxin liều lượng 12 g PH3/tấn đã diệt 100% các
lồi sau 4 ngày xử lý.

Trường ðại học Nơng nghiệp Hà Nội – Luận văn thạc sĩ nông nghiệp ........... 12


Nhóm thuốc tiếp xúc, vị độc chủ yếu được sử dụng chủ yếu ñể phun vệ
sinh kho tàng, bến bãi, ñồ lưu chứa, phương tiện vận chuyển trước khi ñưa
hàng hoặc sau khi đã khử trùng xơng hơi.
Các loại thuốc nhóm này đã và đang được sử dụng là Malathion,
Dichlorvos (DDVP loại có hàm lượng dưới 80%), Primiphos-methyl (hay
Actellic), Fenitrothion (hay Sumithion) và Deltamethrin (hay K-obiol).
- Phòng trừ tổng hợp
ðể nâng cao hiệu quả của các biện pháp phòng trừ cơn trùng gây hại
trong kho nhằm mục đích bảo quản hàng hóa tốt hơn, giảm thiểu ơ nhiễm mơi
trường, xu hướng phịng trừ tổng hợp đã được xác lập và phát triển từ những
năm 50 của thế kỷ XX. Trong phịng trừ tổng hợp đối với nhiều lồi sâu nhện
hại trong kho bảo quản, trong đó có mọt thuốc lá việc sử dụng bẫy dẫn dụ giới
tính (pheromone) đã được áp dụng (Carvalho, 1998; Saeed, 2009) [43], [60].
2.2


Tình hình nghiên cứu trong nước

2.2.1 Những nghiên cứu trong công tác kiểm dịch thực vật
Với chính sách mở cửa, việc bn bán giữa Việt Nam với các nước
ngày càng phát triển nên lượng hàng hoá thuộc diện KDTV nhập khẩu vào
nước ta với số lượng ngày càng tăng, ña dạng về chủng loại, xuất xứ từ nhiều
vùng lãnh thổ khác nhau trên thế giới.
Theo tác giả ðinh Ngọc Ngoạn (1964) [17], hàng triệu tấn hàng thuộc
diện KDTV nhập khẩu vào Việt Nam nhằm phục vụ sản xuất trong nước, mặt
khác với chủ trương đi tắt đón đầu về cơng nghệ, đa dạng hố cây trồng,
chúng ta đã và đang tích cực đưa các loại giống cây trồng chủ đạo có năng
xuất cao vào thay thế dần các giống cây trồng cũ trong nước.
Các mặt hàng thuộc diện KDTV ñược nhập khẩu từ Trung Quốc vào nước
ta khá lớn, tạo ñiều kiện thuận lợi cho sinh vật gây hại nói chung, sâu hại nói riêng
xâm nhập, lây lan (Chi cục Kiểm dịch thực vật vùng 7, 2008) [6].

Trường ðại học Nông nghiệp Hà Nội – Luận văn thạc sĩ nông nghiệp ........... 13


Những năm qua, tình hình sinh vật gây hại (SVGH) xuất hiện trên hàng
nhập khẩu có diễn biến tương đối phức tạp, thành phần rất đa dạng như nấm
bệnh, cơn trùng, cỏ dại, tuyến trùng, vi khuẩn. virus….Hầu hết các lơ hàng
nơng sản đều bị nhiễm SVGH nhưng với mức ñộ và tính chất khác nhau,
nguồn gốc ña dạng phong phú.
Từ năm 1998 ñến năm 2002, ñã phát hiện hơn 40 lồi cơn trùng, gần 30
lồi nấm bệnh, 58 lồi cỏ dại, hàng chục loài tuyến trùng, vi khuẩn, virus,
trong ñó có dịch hại thuộc diện KDTV của Việt Nam như Radopholus similis,
Trogoderma granarium,...[5]
Năm 2002, tồn ngành KDTV đã phát hiện 531 lần dịch hại thuộc diện
KDTV, trong đó bệnh ghẻ bột khoai tây phát hiện tới 350 lần và 124 lần phát

hiện Trogoderma inclusum, 53 lần phát hiện Trogoderma granarium…[5]
Trong những năm qua các dịch hại thuộc diện KDTV bị phát hiện gần
900 lần. Chúng có nguồn gốc xuất xứ từ nhiều vùng lãnh thổ khác nhau trên
thế giới. Những dịch hại trên ñã ñược xử lý triệt ñể tại các cửa khẩu [4].
Việc phát hiện, nắm rõ thông tin khoa học và thành phần SVGH cũng
như nguồn gốc xuất xứ của các lô vật thể thuộc diện KDTV làm cơ sở để
phân tích nguy cơ dịch hại từ ñó ñề xuất những biện pháp xử lý và quản lý
SVGH trên hàng nhập khẩu vào Việt Nam.
2.2.2 Nghiên cứu thành phần côn trùng và nhện hại trong kho bảo quản
nơng sản
Các kết quả điều tra và nghiên cứu về thành phần lồi cơn trùng gây hại
trong kho ở Việt Nam là khơng nhiều. Những cơng bố đầu tiên có thể kể đến
là: Kết quả điều tra cơn trùng hại kho ở miền Bắc Việt Nam của ðinh Ngọc
Ngoạn (1964) [17]; Kết quả điều tra cơn trùng trong kho lương thực ở các tỉnh
miền Bắc và miền Nam sau giải phóng 1975 của Bùi Cơng Hiển (1975) [11];
Kết quả điều tra điều tra cơn trùng của Viện BVTV (1976) [30]; Kết quả điều

Trường ðại học Nơng nghiệp Hà Nội – Luận văn thạc sĩ nông nghiệp ........... 14


×