Tải bản đầy đủ (.docx) (26 trang)

SKKN Mot so kinh nghiem giup hoc sinh lop 45 xaydung doan van mieu ta trong gio Tap lam van

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (191.07 KB, 26 trang )

<span class='text_page_counter'>(1)</span><div class='page_container' data-page=1>

<b>LỜI CẢM ƠN!</b>



Sáng kiến kinh nghiệm của tôi với tựa đề: “Một số kinh
<i><b>nghiệm giúp học sinh lớp 4-5 xây dựng đoạn văn miêu tả trong giờ</b></i>
<i><b>Tập làm văn” được hoàn thành là nhờ sự nhận xét và đóng góp quý</b></i>
báu của Ban giám hiệu nhà trường cùng các đồng chí, đồng nghiệp
của Trường Tiểu học Kim Xá II - Vĩnh Tường - Vĩnh Phúc thông qua
những buổi chuyên đề, sinh hoạt chun mơn. Tơi xin trân trọng cảm
ơn những đóng góp q báu trên.


Sáng kiến kinh nghiệm của tơi viết cịn tham khảo tài liệu của
một số tác giả nhà giáo như: Nguyễn Minh Thuyết, Lê Phương Nga,
Nguyễn Trí,... Em xin cảm ơn các bài viết của các thầy cô.


Sáng kiến kinh nghệm của tôi lần này là tập hợp lại những kinh
nghiệm mà tôi đà giảng dạy Tập làm văn cho học sinh Tiểu học suốt
trong các năm thay sách lớp 3, 4, 5 vừa qua. Mặc dù tôi đã cố gắng để
hoàn thành chuyên đề này , nhưng tơi cũng khơng thể tránh khỏi
những thiếu sót về năng lực chuyên môn, nghiệp vụ, kỹ năng viết
sáng kiến kinh nghiệm. Tơi rất mong các đồng chí lãnh đạo, các bạn
đồng nghiệp đóng góp thêm, chỉ ra những cái cần phải làm tiếp để
cho đề tài của tôi lần sau được hồn thiện hơn.


<i><b>Tơi xin chân thành cảm ơn!</b></i>


<i><b>Vĩnh Tường ngày 13 tháng 01 năm 2011</b></i>
<i>Tác giả</i>


</div>
<span class='text_page_counter'>(2)</span><div class='page_container' data-page=2>

<b>PHẦN THỨ NHẤT: PHẦN MỞ ĐẦU</b>



<b>1. Lý do chọn đề tài: </b>



Đất nước ta đang trong giai đoạn cơng nghiệp hóa - hiện đại hóa đất
nước. Vì vậy nền giáo dục Việt Nam nói chung và giáo dục bậc Tiểu học nói
riêng cũng có những đổi mới cơ bản về mục tiêu, nội dung, chương trình, cũng
như phương pháp dạy học nhằm đáp ứng kịp thời những thay đổi của đất
nước.


Trong chương trình Tiểu học mới, mơn Tiếng Việt là một môn học vô
cùng quan trọng. Với nhiệm vụ chủ yếu là rèn các kĩ năng cơ bản nghe nói
-đọc - viết thành thạo tiếng mẹ đẻ - ngôn ngữ Tiếng Việt. Ngồi ra , mơn học
này cịn cung cấp và trang bị thêm cho các em những hiểu biết về thiên nhiên,
xã hội và con người Việt Nam và nước ngồi, hình thành những phẩm chất,
nhân cách con người mới xã hội chủ nghĩa.


Mơn Tiếng Việt có nhiều phân mơn khác nhau trong đó phân mơn Tập
làm văn là một phân mơn có vị trí quan trọng. Nó là một phân mơn mang tính
tổng hợp và sáng tạo, thực hành từ các môn học khác của các phân mơn Tiếng
Việt. Đồng thời nó cịn gắn bó với các mơn học khác trong chương trình lớp
4- 5 cũng như cả bậc học và thể hiện được đậm nét dấu ấn cá nhân.


Phân môn Tập làm văn được xây dựng theo định hướng trên. Thể loại
văn miêu tả được bắt đầu thực dạy từ tuần 14 và kéo dài đến hết lớp 5. Nội
dung chủ yếu của các tiết học miêu tả nhằm giúp các em rèn luyện các kĩ năng
sản sinh văn bản. Các kĩ năng chủ yếu là quan sát, tìm ý, lập dàn ý, xây dựng
đoạn văn, đánh giá và sửa chữa văn bản.


Việc xây dựng đoạn văn trong giờ Tập làm văn là công việc chủ yếu
của các em học sinh lớp 4 - 5. Bởi vì, trước đây khi dạy Tập làm văn, chúng ta
thường yêu cầu các em viết trọn vẹn một bài văn trên lớp. Điều này là cần
thiết nhưng không phải lúc nào các em cũng làm được, khó thực hiện ngay


trong một tiết học cho học sinh lớp 4 - 5.


</div>
<span class='text_page_counter'>(3)</span><div class='page_container' data-page=3>

luyện kĩ năng xây dựng một văn bản đầy đủ có thể bắt đầu bằng việc xây dựng
một đoạn văn hoàn chỉnh. Qua đây, chúng ta có thể rèn kĩ năng sản sinh văn
bản một cách cơ bản nhất cho học sinh, rồi khi học sinh đã thành thạo trong
việc viết đoạn văn, các em có thể dễ dàng tiến đến viết một văn bản hoàn
chỉnh nhanh hơn và khoa học hơn. Đây là một sự thay đổi rất khoa học của
chương trình thay sách Tiếng Việt ở Tiểu học trong cách dạy Tập làm văn.


Thực tế giảng dạy suốt thời gian qua cho thấy các em rất thích học văn
miêu tả và có khả năng viết được những đoạn văn hay, bài văn tốt. Nhưng có
lẽ cách dạy thiết kế bài học cịn mới lạ, nhiều thầy cô cho rằng dạy Tập làm
văn là môn khó dạy. Thầy cịn áp đặt một cách “cơng thức, khn sáo, máy
<i><b>móc, thiếu chân thực trong cách dạy và học văn miêu tả”. Chính vì vậy khi</b></i>
viết đoạn văn miêu tả, bài viết của các em na ná giống nhau, vay mượn tình ý
của người khác, miêu tả một cách hời hợt, chưa biết bắt đầu viết một đoạn văn
từ đâu, các câu trong đoạn lỏng lẻo, chưa ăn nhập với nhau về ý, về chủ đề.


Để nâng cao chất lượng giảng dạy Tập làm văn nhằm tháo gỡ những
khó khăn của thầy và trị khi dạy học mảng kiến thức về xây dựng đoạn văn
miêu tả, với mong muốn nâng cao nghiệp vụ chuyên môn và muốn trao đổi
với các bạn đồng nghiệp những kinh nghiệm giảng dạy của bản thân trong
việc dạy Tiếng Việt ở Tiểu học, tơi mạnh dạn xin trình bày đề tài: “Một số
<i><b>kinh nghiệm giúp học sinh lớp 4-5 xây dựng đoạn văn miêu tả trong giờ</b></i>
<i><b>Tập làm văn” .</b></i>


<b>2. Đối tượng, mục đích, phương pháp nghiên cứu: </b>


<i><b>2.1. Đối tượng nghiên cứu:</b></i>



- Nội dung chương trình, Sách giáo khoa Tiếng Việt lớp 4,5.


- Tìm hiểu các kiểu bài của thể loại văn miêu tả được dạy ở Tiểu học.
- Học sinh nông thôn lớp 4 - 5 huyện Vĩnh Tường - Vĩnh Phúc. ( Cụ
thể: Học sinh Trường Tiểu học Kim Xá II - Vĩnh Tường - Vĩnh Phúc).


<i><b>2.2. Mục đích nghiên cứu:</b></i>


</div>
<span class='text_page_counter'>(4)</span><div class='page_container' data-page=4>

- Tìm ra phương pháp dạy và học, cách thức tổ chức các hoạt động phù
hợp, tháo gỡ một số vướng mắc khi dạy học sinh lớp 4 -5 xây dựng đoạn văn
miêu tả trong giờ Tập làm văn.


<i><b>2.3. Phương pháp nghiên cứu:</b></i>


- Thu thập tài liệu: Khảo sát SGK, tài liệu giảng dạy thay sách, chuyên
san, tạp chí, ...


- Điều tra thực tế: Khảo sát khả năng xây dựng đoạn văn miêu tả của
học sinh, dự giờ đồng nghiệp tiết dạy có bài tập xây dựng đoạn văn miêu tả, ...


</div>
<span class='text_page_counter'>(5)</span><div class='page_container' data-page=5>

<b>PHẦN THỨ HAI: PHẦN NỘI DUNG</b>


<b>CHƯƠNG 1</b>



<b>NỘI DUNG DẠY HỌC PHÂN MÔN TẬP LÀM VĂN LỚP 4 - 5</b>
<b>1.1. Mục tiêu dạy học phân môn Tập làm văn lớp 4 -5.</b>


- Phân môn Tập làm văn lớp 4 - 5 nhằm trang bị cho HS những kiến
thức và những kĩ năng làm văn, góp phần củng cố các môn học khác, rèn
luyện những tư duy lô - gic, tư duy trừu tượng, tích lũy vốn văn học, mở rộng
vốn sống cho trẻ, tác động đến tâm hồn, cảm xúc của trẻ thơ, phát triển vốn


ngôn ngữ cho trẻ.


- Phân môn Tập làm văn rèn cả 4 kĩ năng nghe - nói - đọc - viết. Các bài
văn đều gắn với một chủ điểm đang học. Quá trình thực hiện các kĩ năng làm
văn là những cơ hội giúp trẻ mở rộng vốn từ, đồng thời qua đó, làm cho trẻ
có tình cảm u mến thiên nhiên, gắn bó với sự vật xung quanh, ... Đó là
những yếu tố quan trọng để hình thành nhân cách cho trẻ.


<b>1.2. Nội dung.</b>


<i><b>1.2.1. Thể loại văn miêu tả trong chương trình Tập làm văn lớp 4 -5.</b></i>
Phân mơn Tập làm văn, cả năm học có 35 tuần thực học, trong đó có 4
tuần dành cho Ơn tập - kiểm tra định kì cho nên số tiết chỉ còn 31 tiết. Thể
loại văn miêu tả được phân bố trong chương trình Tập làm văn lớp 4 - 5 như
sau:


<b>STT</b> <b>Kiểu bài</b> <b>Số tiết</b> <b>Tổng số tiết </b>
<b>cả 2 năm học</b>
<b>Lớp 4</b> <b>Lớp 5</b>


1 - Khái niệm miêu tả 01 0 01 tiết


2 - Tả đồ vật 10 03 13 tiết


3 - Tả cây cối 11 03 14 tiết


4 - Tả con vật 08 03 11 tiết


5 - Tả cảnh 0 17 17 tiết



6 - Tả người 0 15 15 tiết


<b>Tổng số tiết cả năm</b> <b>30</b> <b>41</b> <b>71 tiết</b>


</div>
<span class='text_page_counter'>(6)</span><div class='page_container' data-page=6>

Điểm mới của sách Tiếng Việt lớp 4 - 5 là trang bị cho HS những kiến
thức cần thiết để viết đoạn văn miêu tả, dạy HS cách tả, cách quan sát khi
miêu tả, chọn lọc ý, tìm ý và phát triển ý thành đoạn văn hoàn chỉnh.


Ở lớp 5, thể loại văn miêu tả tiếp tục học 2 kiểu bài ( tả người và tả
cảnh) cịn sang học kì II ơn tập lại các kiểu bài văn miêu tả đã học ở Tiểu học.


<i><b>1.2.2. Cấu trúc của một kiểu bài văn miêu tả.</b></i>


Mỗi kiểu bài văn miêu tả ở lớp 4 – 5 được sắp xếp theo trình tự như sau:


- Tiết hình thành kiến thức về kiểu bài sẽ học ( ví dụ : bài cấu tạo bài
văn miêu tả cây cối). Trong tiết này, thơng qua một văn bản mẫu
hồn chỉnh về cùng kiểu bài, giúp các em nhận ra một đặc điểm của
kiểu bài sẽ học, hình thành cho học sinh thấy được bố cục 3 phần
của văn bản.


- Tiết luyện tập, quan sát nhằm giúp cho HS biết cách quan sát, chọn
lọc chi tiết tiêu biểu mà mình đã quan sát được để tả, biết lập dàn ý
theo kết quả quan sát, theo dàn ý chung đã học ở những tiết trước.
- Tiết luyện tập miêu tả các bộ phận của đối tượng định tả. Nhờ vào


kết quả đã quan sát, đã lập dàn ý, tiết học này giúp học sinh xây
dựng đoạn văn miêu tả từ một ý đã lập ở tiết trước hay xây dựng một
đoạn thân bài, mở bài hay kết bài.



- Tiết kiểm tra viết về kiểu bài đã học. Trong tiết này, HS vận dụng
những kĩ năng về kiểu bài đã học, những kĩ năng xây dựng đoạn văn
miêu tả để nối kết chúng lại thành một văn bản hoàn chỉnh.


- Tiết trả bài nhằm giúp các em có kĩ năng kiểm tra, đánh giá, sửa
chữa văn bản, lựa chọn những ngữ liệu phù hợp thay thế những lỗi
diễn đạt trong bài làm hoặc viết lại đoạn văn của mình sao cho hay
hơn.


<b>1.3. Các dạng bài tập xây dựng đoạn văn miêu tả trong phân môn</b>
<b>Tập làm văn của lớp 4 -5 .</b>


</div>
<span class='text_page_counter'>(7)</span><div class='page_container' data-page=7>

trước hết phải dạy viết đoạn. Mà thực ra trước khi HS học viết văn miêu
tả thì ngay ở lớp 2 – 3 các em đã thường làm quen với viết đoạn nhưng
chưa nâng lên thành bài văn cụ thể, có kĩ năng cụ thể . Do vậy, trong
suốt hai năm lớp 4, lớp 5, các em chủ yếu là viết đoạn văn. Do vậy, nhà
soạn sách đã thiết kế các bài tập xây dựng các đoạn văn rất phong phú,
đa dạng. Thông qua các bài tập, dần dần hình thành cho HS những kĩ
năng xây dựng đoạn văn, cụ thể có các dạng bài tập sau:


<i><b>1.3.1. Bài tập viết đoạn mở bài hay kết bài.</b></i>


Thông qua việc dạy đoạn mở bài (MB) hay kết bài (KB) mẫu, HS
nhận ra đặc điểm của đoạn mở bài hay kết bài, qua đó HS nắm được
cách thức xây dựng đoạn văn mở bài ( MB gián tiếp hay MB trực tiếp)
hay kết bài (KB mở rộng hay KB không mở rộng ) trong bài văn miêu
tả. Từ đoạn văn mẫu hay những điều mà thầy cơ phân tích để hiểu mẫu,
các em luyện viết những đoạn mở bài hay kết bài cho riêng mình. Có
khi các em cũng viết đoạn KB hay MB theo những gợi ý cho trước, hay
theo một dàn ý vừa lập, hay viết đoạn KB và MB cho bài văn hồn


chỉnh, cũng có khi dựa vào một đoạn mẫu để viết lại, rồi viết lại đoạn
KB hay MB cho bài làm của mình ở tiết trước sao cho hay hơn.


<i>Ví dụ: Viết một đoạn MB kiểu gián tiếp và một đoạn KB kiểu mở</i>
rộng cho bài văn tả cảnh thiên nhiên ở địa phương em.


<i>(Sđd TV 5 Tập 1 trang 84)</i>
<i><b>1.3.2. Bài tập viết đoạn văn ở phần thân bài.</b></i>


Bài tập ở dạng này thường xây dựng sau tiết lập dàn bài hay tiết
quan sát, tìm ý, thường yêu cầu các em vận dụng những điều vừa lập
dàn ý, những điều hiểu biết mà các em vừa tìm hiểu qua văn bản mẫu để
các em phát triển thành một đoạn văn hoàn chỉnh.


</div>
<span class='text_page_counter'>(8)</span><div class='page_container' data-page=8>

viết đoạn dựa vào dàn ý cho sẵn, có bài tập dựa vào đoạn văn bản mẫu,
hay dựa vào những điều vừa quan sát, vào ý chính của bài lập dàn ý,
hay chỉ viết một đoạn tả một bộ phận của một đối tượng miêu tả nào đó.
<i>Ví dụ: Viết đoạn văn tả lá, thân hay gốc một cây mà em yêu thích</i>


<i>(TV 4 Tập 2 trang 42)</i>
<i><b>1.3.3. Bài tập viết đoạn văn bắt đầu bằng câu mở đoạn.</b></i>


Với bài tập này giúp HS dựa vào nội dung thông báo của câu mở
đoạn, HS phải xác định đúng thứ tự các câu trong đoạn, hình dung được
những câu tiếp theo, viết tiếp những câu tiếp theo có nội dung xoay
quanh nội dung của câu mở đoạn, hình thành cho HS thấy được mối liên
kết về nội dung của các câu trong đoạn


<i>Ví dụ: Hãy viết một đoạn văn có câu mở đoạn sau: Chú gà trống</i>
nhà em có dáng một chú gà trống rất đẹp.



<i>(TV 4 Tập 2 trang 130)</i>
<i><b>1.3.4. Bài tập sắp xếp câu thành đoạn.</b></i>


Trong bài tập này đã cho trước một số câu trong đoạn văn miêu
tả có thứ tự rời rạc, lộn xộn, yêu cầu các em căn cứ vào nghĩa của từng
câu mà sắp xếp thành một đoạn văn hồn chỉnh. Thơng qua bài tập này,
HS rèn được kĩ năng liên kết câu theo trật tự nhất định trong đoạn văn.


<i>Ví dụ: Sắp xếp các câu sau thành một đoạn văn:</i>


a. Đôi mắt nâu trầm ngơ ngác nhìn xa, cái bụng mịn mượt, cổ
yếm quàng chiếc tạp dề công nhân đầy hạt cườm lóng lánh.


b. Con chim gáy hiền lành, béo nục.


c. Chàng chim gáy nào có giọng càng trong, càng dài, thì quanh
cổ càng đeo nhiều vòng cườm đẹp.


<i>(TV 4 Tập 2 trang 130)</i>


</div>
<span class='text_page_counter'>(9)</span><div class='page_container' data-page=9>

Thông qua tranh ảnh SGK, hiểu biết của bản thân về đối tượng
miêu tả, dựa vào những chi tiết từ một văn bản khoa học đề cập đến một
đối tượng nào đó mà HS phải viết lại một đoạn văn. Đoạn văn trong
SGK cung cấp ( đoạn văn lấy từ sách phổ biến khoa học ) miêu tả rất tỉ
mỉ về một đối tượng nào đó. Dựa vào những chi tiết miêu tả trong văn
bản đó, kết hợp những hiểu biết về văn miêu tả, HS phải viết lại đoạn
văn đó bằng cách nghĩ, cách hiểu và cảm xúc của mình về đối tượng
nêu trên. Qua bài tập này, cũng giúp cho HS thấy được cùng một đối
tượng miêu tả nhưng trong văn bản khoa học thì viết như thế nào cịn


văn bản nghệ thuật thì viết ra sao. Đây cũng là bước đầu dạy cho HS về
phong cách văn bản nghệ thuật khác với văn bản khoa học.


<i>Ví dụ: Dưới đây là một đoạn văn viết về cây xương rồng trong</i>
sách phổ biến khoa học. Dựa vào những chi tiết mà đoạn văn vừa cung
cấp và dựa vào quan sát riêng của mình, em hãy viết đoạn văn khác
miêu tả cây xương rồng mà em thấy.


Xương rồng có nhiều lồi. Lồi xương rồng ba cạnh ...
<i>(TV 4 Tập 2 trang 166)</i>


<i><b>1.3.6. Bài tập hoàn chỉnh đoạn văn.</b></i>


<b> </b>Bài tập dạng nầy đã đưa ra các câu trong một đoạn văn có thể bị thiếu
phần đầu hay phần cuối đoạn. Dựa vào ý nghĩa của các câu cho trước,
dựa vào dàn ý đã lập sẵn và hiểu biết của bản thân HS phải viết thêm
những câu ở phần đầu hay phần cuối đoạn cho hồn chỉnh đoạn văn.


<i>Ví dụ: Dựa vào dàn ý trên bạn Anh Đức dự kiến 4 đoạn văn,</i>
nhưng chưa viết được đoạn nào hoàn chỉnh. Em hãy giúp bạn hoàn
chỉnh lại 4 đoạn văn này ( Viết vào chỗ có dấu [ ...] )


Đoạn 1: [ ... ] Em thích nhất một cây chuối tiêu sai qủa trong
bụi chuối ở góc vườn .


<i>(TV 4 Tập 2 trang 61)</i>


</div>
<span class='text_page_counter'>(10)</span><div class='page_container' data-page=10>

Bài tập này xuất hiện ở tiết trả bài. HS thông qua trao đổi, thảo
luận dưới sự hướng dẫn của giáo viên để tìm ra cái hay, cái đáng học
tập của bạn, của mình. Qua lời nhận xét của GV, HS rút kinh nghiệm


cho mình rồi chọn một đoạn văn trong bài văn của mình rồi viết lại
đoạn văn đó cho hay hơn.


<i>Ví dụ: Chọn và viết lại một đoạn văn ở phần thân bài ( hoặc viết</i>
lại một đoạn mở bài, đoạn kết bài theo kiểu khác) cho hay hơn.


<i>(TV 5 Tập trang 109)</i>


<b>1.4. Phương pháp dạy HS xây dựng đoạn văn miêu tả trong</b>
<b>phân môn Tập làm văn lớp 4 - 5.</b>


<i><b>1.4.1. Đối với loại bài hướng dẫn HS tiếp nhận văn bản mẫu</b></i>
- Thông qua văn bản mẫu, đoạn văn mẫu, GV phải giúp HS nắm
vững mẫu của cấu tạo đoạn văn của mỗi kiểu bài văn miêu tả, đặc điểm
của đoạn văn mẫu.


- GV nên vận dụng phương pháp quan sát, hỏi - đáp, phương
pháp diễn giải, ... để HS nắm được thấu đáo mẫu.


- Tổ chức cho HS nhận xét để rút ra những đặc điểm ghi nhớ về
tri thức của đoạn văn mẫu trước khi luyện tập thực hành theo mẫu.


- Tổ chức cho HS thực hành luyện tập theo mẫu.


<i><b>1.4.2. Đối với loại bài tập xây dựng đoạn văn miêu tả theo mẫu.</b></i>
- Giúp HS nắm vững yêu cầu của đề bài bằng cách đọc thầm yêu
cầu của đề.


- 1 - 2 HS trình bày lại yêu cầu của đề.



- Giải thích thêm cho rõ yêu cầu của bài tập hay làm mẫu một
phần bài tập.


</div>
<span class='text_page_counter'>(11)</span><div class='page_container' data-page=11>

- Tổ chức cho HS nhận xét, trao đổi kết quả bài làm của bạn, tự
đánh giá kết quả bài làm của bản thân trong quá trình luyện tập, thực
hành.


<i><b>1.4.3. Đối với bài tập chữa lỗi</b></i>


Loại bài tập này thường có trong những tiết trả bài hay ở cuối
của bài tập xây dựng đoạn văn miêu tả. Khi dạy bài tập này, GV cần
chú ý:


- Hướng dẫn HS tự phát hiện lỗi trong đoạn văn của mình, của
bạn. Tập xác định nguyên nhân sai lầm và nêu cách chữa.


- Nêu yêu cầu, hướng dẫn HS thực hiện hoạt động nối tiếp nhằm
củng cố kết quả thực hành.


<b>CHƯƠNG 2</b>



</div>
<span class='text_page_counter'>(12)</span><div class='page_container' data-page=12>

<b>VÀ KHẢ NĂNG XÂY DỰNG ĐOẠN VĂN CỦA HỌC SINH LỚP 4 - 5</b>
<b>TRƯỜNG TIỂU HỌC KIM XÁ II - VĨNH TƯỜNG - VĨNH PHÚC</b>


Trường Tiểu học Kim Xá II - Vĩnh Tường - Vĩnh Phúc là một trường ở
nông thôn nơi tôi đang trực tiếp giảng dạy có 12 lớp, trong đó khối 4, 5 có 5
lớp ( K4 = 2 lớp, K5 = 3 lớp) . Tất cả GV đang trực tiếp giảng dạy ở khối 4,5
đều đạt trên chuẩn, có khả năng tiếp cận phương pháp giảng dạy theo SGK
mới. Chất lượng HS của trường tôi qua các đợt khảo sát đáng khả quan. Nhìn
chung các em tiếp cận chương trình thay sách một cách thuận lợi. Nhưng do


là chương trình mới, phương pháp dạy học mới, dẫu sao cũng không tránh
khỏi những khó khăn.


<b>2.1. Khảo sát cách hướng dẫn HS xây dựng đoạn văn miêu tả của GV</b>
<b>khối 4, 5 Trường Tiểu học Kim Xá II - Vĩnh Tường - Vĩnh Phúc.</b>


Là một tổ phó chun mơn của tổ 4,5 đồng thời cũng là một GV
đang trực tiếp giảng dạy năm thứ hai của chương trình thay sách lớp 5.
Qua những tiết dự giờ, lên lớp, chuyên đề, sinh hoạt chun mơn trong
trường, trong cụm, ... tơi thấy: về phía GV trường tôi trong việc giúp HS
xây dựng đoạn văn miêu tả có những điểm chung như sau:


<i><b>a. Về quy trình hướng dẫn HS xây dựng đoạn văn miêu tả:</b></i>
B1 - Cho HS đọc kĩ yêu cầu của đề bài.


B2 - Giải thích yêu cầu của đề bài, hướng dẫn cách thực hiện đề bài ( có
thể làm mẫu một phần).


B3 - Cho HS tự viết đoạn văn vào vở ghi hay vở bài tập.
B4 - Giúp đỡ HS khi các em làm bài.


B5 - Tổ chức trao đổi kết quả đoạn văn mà HS đã viết, đề xuất cách
sửa. Chấm, chữa, nhận xét chung, cung cấp chốt kiến thức về đoạn văn
(nếu có). Đọc đoạn văn hay.


<i><b>b. Những ưu điểm và tồn tại của GV khi hướng dẫn HS xây dựng</b></i>
<i><b>đoạn văn miêu tả.</b></i>


</div>
<span class='text_page_counter'>(13)</span><div class='page_container' data-page=13>

- Nắm chắc các quy trình lên lớp theo đợt tập huấn thay sách do SGD
quy định.



- Dạy đúng các kiểu bài, biết cách hướng dẫn HS vận dụng những kiến
thức đã học, những hiểu biết về đoạn văn để thực hiện xây dựng đoạn
văn miêu tả.


- Khi hướng dẫn HS luyện tập, đã biết tổ chức nhiều hoạt động, hình
thức cho giờ học thêm phong phú.


- Đã hiểu đúng ý đồ của nhà soạn sách, làm chủ SGK.
<i><b>b.2. Tồn tại.</b></i>


- Xây dựng đoạn văn miêu tả thực tế các em đã được học từ lớp 2
nhưng chưa thành bài lí thuyết về đoạn văn, chưa cung cấp kĩ năng xây
dựng đoạn văn. Đến lớp 4, các em mới được học kĩ về nội dung này.
Khi giúp các em viết đoạn văn, thầy cô thường làm theo đúng quy trình
SGV đã hướng dẫn. Chưa chú ý đến cách viết của các em như thế nào,
cách liên kết các câu trong đoạn ra sao? Hay chưa đề cập đến việc vận
dụng lí thuyết văn bản vào từng đoạn, hoặc chưa giúp cho HS nhận ra
các đặc trưng riêng của mỗi đoạn khác nhau như thế nào. Chẳng hạn,
đoạn mở bài khác với đoạn kết bài ở điểm gì? Hay cũng là mở bài thì
đoạn mở bài trực tiếp khác với đoạn mở bài gián tiếp ở đâu? ...


- Thầy cô còn phụ thuộc nhiều vào SGV, chưa mạnh dạn đổi mới
cách dạy, trung thành với SGV, cho rằng dạy Tập làm văn là rất khó
nên tốt nhất là trung thành với SGV. Một tâm lí e ngại đối với thầy cơ là
dạy Tập làm văn là rất khó nên tốt nhất cứ bám sát sách hướng dẫn. Do
vậy, giờ học nặng nề, mang tính cơng thức, khn sáo, máy móc,
<i><b>thiếu thực tế vùng miền.</b></i>


</div>
<span class='text_page_counter'>(14)</span><div class='page_container' data-page=14>

bài học nặng nề. Hoặc cái cần khai thác thì khơng động chạm cịn cái


cần khắc sâu thì chỉ lướt qua.


- GV chưa chú ý đến dạy cho các em biết tìm những sắc thái
riêng, đặc điểm riêng của từng đối tượng miêu tả, cịn máy móc, lệ
thuộc vào cơng thức. Do vậy, các bài viết của các em đều na ná giống
nhau hoặc ta áp dụng gán ghép một đoạn văn này cho bất cứ bài nào
nghe có vẻ cũng được.


- Để đối phó với việc làm bài kém của HS, với chất lượng các lần
kiểm tra, GV thường cung cấp cho HS các đoạn văn mẫu. Các em cứ
thế mà học thuộc lòng. Để khi kiểm tra, gặp đề bài giống mẫu, các em
cứ thế mà chép ra. Vả lại các đề trong SGK đều là các đề bài theo
hướng mở cho nên các thầy cô cứ dạy chắc một loại cây, loại con, ... là
trò cứ theo mẫu mà làm. Điều này dẫn đến thói ỳ, lười suy nghĩ của HS.
Chính vì thế, khi HS gặp đề bài ra dạng khác mẫu, khác với đề cô cho là
các em lúng túng, không làm bài được.


<b>2.2. Khảo sát khả năng xây dựng đoạn văn miêu tả của HS lớp 4 - 5</b>
<b>Trường Tiểu học Kim Xá II - Vĩnh Tường - Vĩnh Phúc.</b>


Khi thực hiện đề tài này, trường tôi đã tổ chức sinh hoạt chuyên
đề “ Nâng cao chất lượng dạy và học xây dựng đọan văn miêu tả trong
tiết tập làm văn ở lớp 4 - 5” tại trường. Qua các tiết dạy của các đồng
chí trong tổ, qua trao đổi với đồng nghiệp và tiến hành khảo sát về viết
đoạn văn. Tôi thu được kết quả như sau:


<b> Lớp </b>


<b>Nội dung</b> <b>5A</b> <b>5B</b> <b>5C</b> <b>Tổng</b>



Sĩ số HS 24 26 26 76


Số bài khảo sát 24 26 26 76


Số bài Khá - Giỏi 8 7 8 23


Số bài Trung bình 12 16 14 42


Số bài chưa đạt 4 3 4 11


</div>
<span class='text_page_counter'>(15)</span><div class='page_container' data-page=15>

- Hầu hết HS nắm được yêu cầu của đề bài và viết được những đoạn văn
theo yêu cầu.


- Biết trình bày đoạn văn đúng hình thức.


- Biết viết câu đúng ngữ pháp. Sai lỗi chính tả ít.
- Viết đúng đặc điểm của thể loại văn miêu tả.
<i><b>b. Tồn tại</b></i>


- Chưa chủ động, chưa có thói quen tìm ý để phục vụ cho việc viết
đoạn, nghĩ sao viết vậy.


- Chưa có thói quen viết câu mở đoạn và câu kết đoạn trong đoạn văn
của mình.


- Các câu trong đoạn thiếu tính liên kết, chưa chặt chẽ, cịn rời rạc.
- Thiếu chọn lọc ý, phần lớn còn liệt kê các bộ phận khi tả, nội dung
đoạn văn đúng nhưng còn nghèo nàn, nghèo ý, nội dung na ná giống
nhau, vay mượn tình ý của người khác, chưa chân thực, ...



- Lặp từ nhiều, lặp cấu trúc câu.


<b>CHƯƠNG 3</b>



</div>
<span class='text_page_counter'>(16)</span><div class='page_container' data-page=16>

<b>XÂY DỰNG ĐOẠN VĂN MIÊU TẢ Ở LỚP 4 - 5.</b>
<b>3.1. Những kinh nghiệm về dạy xây dựng đoạn văn miêu tả.</b>


<i><b>3.1.1. Nắm vững và phát huy những kiến thức , kĩ năng về xây dựng</b></i>
<i><b>đoạn văn miêu tả mà HS đã đạt được ở các lớp dưới 1, 2, 3.</b></i>


<b>Yêu cầu</b>
<b>ở lớp 2</b>


- Viết được đoạn văn tả sơ lược về người, vật xung quanh theo gợi
ý bằng tranh hoặc các câu hỏi gợi ý.


<b>Yêu cầu</b>
<b>ở lớp 3</b>


- Viết được đoạn văn tả về cảnh đẹp ở quê hương, đất nước, thành
thị, nông thôn, theo hệ thống câu hỏi gợi ý.


<b>Yêu cầu</b>
<b>ở lớp 4</b>


- Hiểu thế nào là miêu tả. Nắm được cấu tạo bài văn miêu tả: đồ
vật, cây cối, con vật ( mở bài, thân bài, kết bài).


-Viết được đoạn văn miêu tả các kiểu mở bài, kết bài, trình tự miêu
tả thân bài. Hiểu rõ vai trò của quan sát trong việc miêu tả chi tiết


của các bài văn. Biết quan sát bằng nhiều giác quan, để phát hiện
đặc điểm riêng nhằm phân biệt đồ vật, cây cối, con vật mình đang
tả với các đồ vật, cây cối, con vật khác. Biết chọn lọc những chi tiết
nổi bật để miêu tả. Nói và viết được bài văn miêu tả hoàn chỉnh.


<b>Yêu cầu</b>
<b>ở lớp 5</b>


- Hoàn thiện những hiểu biết ban đầu về văn miêu tả. Học tiếp hai
kiểu bài miêu tả ( tả người và tả cảnh). Ơn tập nhằm củng cố, hệ
thống hóa những kiến thức đã học về văn miêu tả ở Tiểu học.


- Hoàn thiện kĩ năng xây dựng đoạn văn ( chọn từ, chọn câu, viết
đoạn). Liên kết các câu trong đoạn, sửa lỗi về nội dung, hình thức
diễn đạt.


<b>3.1.2. Coi trọng dạy bài tập nhận biết dấu hiệu đoạn văn.</b>


- Để viết được đoạn văn tốt, trước hết các em phải nắm chắc cấu
tạo của một đoạn văn và đặc điểm của một đoạn văn trong từng kiểu bài
khác nhau.


- Nếu các em nắm chắc phần lí thuyết của đoạn văn thì khi viết
văn các em ít lúng túng trong khâu tổ chức sắp xếp các câu trong đoạn.


</div>
<span class='text_page_counter'>(17)</span><div class='page_container' data-page=17>

thành một bài lí thuyết riêng mà dạy lồng ghép vào ngay trong phần bài
tập. Vì thế, khi giảng dạy, GV phải đặt mối quan hệ của bài tập này với
bài tập khác trong một bài học, trong tuần học hay trong cả một chương
trình học.



- Khi dạy các bài luyện tập cần chú ý nên chốt kiến thức gì là cần,
là đủ, cần khắc sâu hay mở rộng thêm gì?


- Tăng cường rèn luyện cho các em, ơn tập cho các em về các
dạng bài lí thuyết văn bản ở các tiết phụ đạo.


<b>3.1.3. Dạy cách xây dựng đoạn văn miêu tả thông qua các phân</b>
<b>môn khác.</b>


- Do cách xây dựng chương trình Tiếng Việt lớp 4 - 5 theo
hướng giao tiếp, tích hợp, tích cực hóa hoạt động của HS, Tập làm văn
là một mơn học mang tính tổng hợp. Do đó việc dạy Tập làm văn cần
vận dụng tổng hợp các kiến thức cơ bản của các môn học khác. Chẳng
hạn như phân môn Tập đọc, Luyện từ và câu, ...


- Thông qua các bài Tập đọc văn miêu tả trong chương trình,
chúng ta giúp HS nhận diện ra dấu hiệu của đoạn văn qua khâu phân
chia đoạn, tìm ý, tìm câu mang nội dung chính của từng đoạn. Thơng
qua những bài Tập đọc văn bản nghệ thuật cũng thế. Các bài đọc cũng
dạy các em các kĩ năng viết đoạn ví như: thứ tự miêu tả, chọn lọc chi
tiết để tả, cần tả cái gì, cách tả ra sao, ... Ngay trong bản thân bài tập
đọc, HS cũng học được nhiều cách viết câu giàu hình ảnh, dựng đoạn,
nghệ thuật miêu tả đặc sắc.


- Phân môn Luyện từ và câu cung cấp cho HS những nghi thức
lời nói, những kiểu câu theo mục đích giao tiếp. Và đồng thời cung cấp
hệ thống từ phong phú để HS nắm vững cách đặt câu đúng ngữ pháp,
dùng từ đúng nghĩa, từ đó vận dụng tốt vào việc viết đoạn văn miêu tả.
Đặc biệt ở lớp 5, sách Tiếng Việt đã dạy cho các em cách liên kết câu
trong đoạn.



</div>
<span class='text_page_counter'>(18)</span><div class='page_container' data-page=18>

<i><b>a. Dạy cách xử lí đề bài, tìm hiểu u cầu của đề văn.</b></i>
<i>a.1 Quy trình tiến hành </i>


- Khi đọc đề bài, các em phải nhận ra rằng, bài tập này yêu cầu
các em thực hiện nhiệm vụ gì? Cho các em dùng chì gạch chân các từ
quan trọng.


- Tự chọn cho mình một ý chính trong phần lập dàn bài tiết trước,
một người mà HS thường gặp để tả.


- Suy nghĩ và nhớ lại, hồi tưởng lại người định tả đó, chuẩn bị
trong đầu mình định viết những ý gì? Làm cho HS sau khi đọc đề văn,
phải gợi lại đề bài theo cách riêng của từng người. Nhắc nhở các em
không nên chỉ chộp lấy một số từ ngữ của đề bài để gợi lại cái gì đó, rồi
căn cứ vào đó mà suy nghĩ , làm như vậy rất dễ bị lạc đề.


- Sau khi có những từ ngữ, hình ảnh gợi lại trong đầu của HS, các
em tìm ra cách lập luận, cách liên hệ chúng với các kiến thức, những
kinh nghiệm thực tế để viết đoạn văn.


<i>a.2. Ví dụ minh họa: Đề bài: Dựa vào dàn ý em đã lập ở tiết trước,</i>
<i>hãy viết một đoạn văn tả ngoại hình của một người em thường gặp.</i>


<i>(TV 5 Tập 1 trang 132)</i>
<i><b>b. Dạy cách lập đề cương cho đoạn văn</b></i>


<i>b.1. Quy trình tiến hành.</i>


- Tổ chức cho HS quan sát trực tiếp đối tượng định viết bằng


cách: Hướng dẫn HS lựa chọn trình tự quan sát, sử dụng triệt để các
giác quan để quan sát, có thể thực hiện ngay trên lớp học ( chiếc bàn,
cái cặp, cây hoa, ...). Nếu đối tượng miêu tả khó tổ chức cho HS quan
sát ngay trên lớp học thì nhắc HS hồi tưởng lại những gì mình đã quan
sát ở nhà.


</div>
<span class='text_page_counter'>(19)</span><div class='page_container' data-page=19>

- Tìm tịi những từ ngữ thích hợp để ghi lại những điều đã thu
nhận ở trên.


- Ghi lại kết quả đã có khi quan sát. Trao đổi với bạn về kết quả
vừa quan sát.


<i>b.2. Ví dụ minh họa: Đề bài: Dựa vào dàn ý em đã lập ở tiết trước, hãy</i>
<i>viết một đoạn văn tả ngoại hình của một người em thường gặp.</i>


<i>(TV 5 Tập 1 trang 132.)</i>


<b>c. Dạy cách phát triển đoạn văn.</b>


<i>c.1. Quy trình tiến hành.</i>


- Trước hết, khơng nên tìm những ý kiến cá nhân mà phải tìm
thực tế, căn cứ vào những điều quan sát đã ghi lại ở phần tìm ý để dựa
vào đó viết đoạn văn. Những ý kiến, những nhận xét tinh tế, những cách
nhìn mới mẻ sinh ra từ trong thực tế chứ không phải là ngược lại.


- Sắp xếp trật tự các câu sao cho mạch lạc, rõ ràng, làm cho các
câu văn xoay quanh một chủ đề, cùng diễn đạt một chủ đề định trước,
cùng một giọng văn.



<i>c.2. Ví dụ minh họa: Đề bài: Dựa vào dàn ý em đã lập ở tiết trước, hãy</i>
<i>viết một đoạn văn tả ngoại hình của một người em thường gặp.</i>


<i>(TV 5 Tập 1 trang 132.)</i>
<i><b>d. Dạy cách kiểm tra lại đoạn văn đã viết.</b></i>


<i>d.1. Quy trình tiến hành.</i>


<b>* </b>Mỗi đoạn văn là một văn bản thu nhỏ. Để có văn bản đúng, chỉ
riêng về quy tắc sản sinh văn bản, chúng ta chú ý đến cả hai cấp độ,
những ưu điểm và lỗi liên quan đến diễn đạt, bố cục văn bản ấy. Cụ thể:


- Đoạn văn đã đủ số câu quy định chưa? Câu mở đoạn và câu kết
đoạn đã hợp lí chưa?


-Các câu trong đoạn đã sắp xếp hợp lí chưa? Các câu có cùng nói
về chủ đề đang viết khơng? Có phù hợp với câu mở đoạn không?


</div>
<span class='text_page_counter'>(20)</span><div class='page_container' data-page=20>

- Câu viết đã đúng với đặc điểm của kiểu bài miêu tả, có hình ảnh
dùng từ ngữ phù hợp chưa?


- Với loại bài tập này, ở tiết trả bài, sau khi đã nhận ra cái chưa
hay trong bài của mình cái cịn thiếu, các em tự rút ra cách sửa cho bài
của mình , tìm và viết lại một đoạn văn trong bài cho hay hơn.


<i>d.2. Ví dụ minh họa: </i>


Vẫn với ví dụ trên, HS tự đọc bài đã làm dưới sự hướng dẫn của GV
như trên, HS hoàn chỉnh bài viết.



<b>3.1.5. Xây dựng hệ thống bài tập rèn luyện kĩ năng xây dựng đoạn</b>
<b>văn miêu tả.</b>


<i><b>Dạng bài tập 1: Rèn luyện kĩ năng nhận diện đoạn văn.</b></i>
<i>a. Mục đích.</i>


Khi đưa ra dạng bài tập này là nhằm củng cố cho các em nhận
diện dấu hiệu của đoạn văn trong một văn bản. Nhận ra đặc điểm của
từng đoạn văn của từng kiểu bài trong văn miêu tả, tìm ý chính của
đoạn văn, tìm câu đầu đoạn và câu cuối đoạn.


<i>b. Cách thực hiện.</i>


- GV chọn những văn bản nghệ thuật miêu tả quen thuộc trong SGK
cho HS xác định phân cách đoạn văn, rồi tìm ý chính cho mỗi đoạn, ...
<i>c. Ví dụ minh họa.</i>


Bài tập: Hãy đọc đoạn thứ hai của bài “ Sầu riêng” trong sách TV 4 tập
2 trang 34


<i>- Tìm câu mở đoạn và câu kết đoạn</i>


<i>-Câu mở đoạn và câu kết đoạn thông báo nội dung gì?</i>


<i>- Câu mở đoạn và kết đoạn thường đứng ở vị trí nào trong đoạn văn?</i>
<i>-Các câu tiếp theo trong đoạn có nội dung như thế nào với câu mở</i>
<i>đoạn</i>


</div>
<span class='text_page_counter'>(21)</span><div class='page_container' data-page=21>

Khi đưa ra bài tập dạng này là củng cố cho HS cách liên kết các
câu trong đoạn theo một trật tự lô - gic, các câu theo một trật tự thời


gian , không gian nhất định.


<i>b. Cách thực hiện.</i>


GV chọn những văn bản nghệ thuật mà HS chưa quen thuộc
trong SGK. Sắp xếp lộn xộn trật tự câu, rồi cho HS sắp xếp lại chúng
cho thành một đoạn văn hồn chỉnh.


<i>c. Ví dụ minh họa.</i>


Bài tập: Hãy sắp xếp lại những câu sau thành một đoạn văn hoàn chỉnh
<i>1. Từ những tán lá xanh kia, những nụ hoa chúm chím nhú ra.</i>


<i>2. Hoa nở cả một góc trời đỏ rực.</i>


<i>3. Đã đến lúc những tia nắng hè bắt đầu chói lọi.</i>


<i>4. Những cánh hoa như những cánh bướm thắm rung rinh trong nắng.</i>
<i>5. Cây phượng trường tơi lại rộn rã tưng bừng.</i>


<i><b>Dạng bài tập 3:Tìm câu lạc chủ đề.</b></i>
<i>a. Mục đích.</i>


Khi đưa bài tập dạng này là yêu cầu các em tìm ra câu nào không
phù hợp với nội dung đoạn văn hay câu nào với chủ đề cả đoạn phá vỡ
tính liên kết của đoạn văn thì phải loại bỏ nó ra khỏi đoạn văn.


<i>b. Cách thực hiện.</i>


GV chọn những đoạn viết của HS mắc lỗi này, giúp HS nhận ra


lỗi sai trong đoạn và tìm cách sửa lỗi giúp bạn cho đoạn văn hồn chỉnh.
<i>c. Ví dụ minh họa.</i>


Bài tập: Hãy chỉ ra câu văn không phù hợp trong đoạn văn sau:


<i>Cái ao cạnh nhà em thật nhiều cá. Từng đàn cá lớn nhỏ tung</i>
<i>tăng bơi lội. Cá trắm cỏ mình dài con nào cũng to. Người ta dùng chài</i>
<i>quăng hoặc lưới kéo để bắt cá. Từng con cá rô phi to bằng bàn tay</i>
<i>người lớn, nghiêng mình chao lượn theo đàn. Mỗi sáng cá lên ăn nhiều</i>
<i>kín cả mặt ao.</i>


</div>
<span class='text_page_counter'>(22)</span><div class='page_container' data-page=22>

<i><b>Dạng bài tập 4: Bài tập chữa lỗi do các câu trong đoạn văn mâu</b></i>
<i><b>thuẫn với nhau.</b></i>


<i>a. Mục đích.</i>


Tìm ra câu mâu thuẫn về nghĩa giữa các câu trong đoạn văn và
sửa chúng.


<i>b. Cách thực hiện.</i>


Các câu trong đoạn HS viết mâu thuẫn về nghĩa phá vỡ tính liên
kết câu trong đoạn văn, tạo ra các câu không lô - gic. Cách chữa bài tập
này, GV giúp HS tìm ra nội dung chính của cả đoạn văn. Tìm xem câu
nào có nghĩa khơng phù hợp với cả đoạn.


<i>c. Ví dụ minh họa.</i>


<i>Vườn nhà bà em khơng rộng lắm nhưng bà trồng thật nhiều hoa.</i>
<i>Những luống hoa huệ xanh mơn mởn, thơm ngát cả vườn. Hoa hồng</i>


<i>được trồng vào khu đất rất là rộng. Cây lan trắng thơm lừng cả xóm,</i>
<i>phủ kín cả khu vườn.</i>


<i>(Bài làm của HS - Tả khu vườn)</i>


<i><b>Dạng bài tập 5: Bài tập dùng phương tiện liên kết câu để chữa đoạn.</b></i>
<i>a. Mục đích.</i>


Đưa ra đoạn văn thiếu chặt chẽ, các em dùng các phép liên kết để
liên kết lại với nhau. Khi đưa ra dạng bài tập này nhằm củng cố cho HS
nhận diện dấu hiệu của đoạn văn trong văn bản. Nhận ra đặc điểm của
từng câu trong đoạn văn, của từng kiểu bài trong văn miêu tả, tìm ý cho
đoạn văn, tìm câu đầu đoạn và câu cuối đoạn, ...


<i>b. Cách thực hiện.</i>


Đưa ra đoạn văn thiếu chặt chẽ, yêu cầu HS viết lại đoạn văn đó.
<i><b>Dạng bài tập 6:Bài tập viết tiếp câu cho một câu mở đoạn.</b></i>


<i>a. Mục đích.</i>


Giúp cho học sinh rèn luyện liên kết các câu trong một đoạn cần xoay
quanh một chủ đề. Luyện cho HS thói quen viết đoạn văn có chủ đề.


</div>
<span class='text_page_counter'>(23)</span><div class='page_container' data-page=23>

Cho sẵn một câu chủ đề. Yêu cầu HS dựa vào câu chủ đề và vận dụng
những hiểu biết về đoạn văn để lập thành một đoạn văn hồn chỉnh.
<i>c. Ví dụ minh họa.</i>


Hãy viết tiếp câu sau để thành một đoạn văn hoàn chỉnh:
<i>“Khu vườn nhà em sau cơn mưa thật đẹp. ....”</i>



<b>3.2. Dạy thực nghiệm</b>


<i><b>3.2.1. Mục đích dạy thực nghiệm.</b></i>


Qua việc nghiên cứu tài liệu, SGV, chương trình, SGK Tiếng
Việt 4 và các biện pháp dạy học nói trên, tơi thấy cần thay đổi một số
hoạt động trong giờ Tập làm văn. Tôi đã mạnh dạn áp dụng những điều
đã nghiên cứu vào bài giảng cụ thể và tiến hành dạy thực nghiệm, nhằm
tìm ra cách dạy phù hợp với đối tượng HS, với chương trình mới.


<i><b>3.2.2. Nội dung thực nghiệm</b></i>


<i>*Chọn dạy 2 tiết Tập làm văn có bài tập xây dựng đoạn văn miêu</i>
<i>tả. Cụ thể:</i>


- Tiết 1: Tiến hành dạy lên lớp ngay ở lớp tôi chủ nhiệm - lớp 5A
cho cả tổ dự. Các đồng chí trong tổ dự giờ và góp ý kiến.


- Tiết 2: Tiến hành dạy lên lớp chuyên đề cho cả tổ 4,5 dự. Lấy ý
kiến đóng góp của đồng nghiệp cho bài dạy được tốt hơn. Làm bài khảo
sát để đối chiếu với kết quả trước thực nghiệm.


- Đối tượng : HS lớp 5 B - Trường Tiểu học Kim Xá II- Vĩnh
Tường - Vĩnh Phúc.


- Để dạy thực nghiệm tôi chọn về kiểu bài tả người.


<b>3.3. Kết quả thực nghiệm.</b>



Sau khi tôi đã tiến hành dạy cả 2 tiết ở cả hai lớp khác nhau 5A
và 5B cho các bạn đồng nghiệp dự, và đã làm bài khảo sát về kĩ năng
xây dựng đoạn văn miêu tả của HS ở cả 2 lớp. Kết quả cụ thể như sau:


<b>Nội dung</b> <b>Lớp 5A</b> <b>Lớp 5B</b> <b>Tổng</b>


Sĩ số HS. 24 26 50


Số HS hiểu yêu cầu của đề bài. 24 26 50


</div>
<span class='text_page_counter'>(24)</span><div class='page_container' data-page=24>

Số bài viết biết cách liên kết các câu
trong đoạn văn.


22 21 43


Só bài viết mạch lạc , rõ ràng, đúng
đặc điểm của văn miêu tả.


18 16 34


Số bài viết còn lỏng lẻo về cấu tạo
đoạn văn.


2 2 4


Số bài làm chưa đạt. 1 0 1


<b>* Nhìn vào bảng tổng hợp trên, tôi nhận thấy:</b>


- Sau khi HS nắm chắc cách xây dựng đoạn văn, các em thao tác viết


đoạn văn một cách dễ dàng hơn. So với kết quả trước khi làm thực nghiệm
mà tơi làm khảo sát đầu năm thì kết quả này hơn hẳn rất nhiều. Điều này cho
thấy cách dạy của tơi có nhiều tác dụng. Điểm lớn nhất là hầu hết các em đều
nắm vững yêu cầu của đề bài, trình bày đúng hình thức một đoạn văn.


- Các em đã biết viết các câu văn phù hợp với nội dung của đề bài. Các
câu ăn nhập với nhau về ý , biết liên kết các câu thành một đoạn văn.


<b>* Song bên cạnh đó vẫn còn một số tồn tại:</b>


- Còn một số em vẫn chưa có thói quen viết câu mở đoạn .


- Một số bài viết các câu đúng chủ đề nhưng chưa chặt chẽ chưa lơ - gic.
- Chưa có nhiều câu văn hay chau chuốt, giàu hình ảnh, chưa có những
cách viết lạ, độc đáo. Đây là thực trạng chung đang tồn tại trong việc dạy văn
ở Tiểu học.


<i><b>* Tóm lại: Với cách vận dụng phương pháp giảng dạy tích cực vào</b></i>
giờ dạy Tập làm văn, bằng cách khơi gợi tâm hồn của trẻ, đồng thời cung cấp
kiến thức dựng đoạn cho HS của tơi vừa trình bày là có kết quả hơn hẳn với
cách dạy trước đây của tôi hay của các đồng nghiệp cùng trường đã dạy.


<b>PHẦN THỨ BA: PHẦN KẾT LUẬN</b>



<b>1. Nhận xét chung:</b>


</div>
<span class='text_page_counter'>(25)</span><div class='page_container' data-page=25>

chương trình mới có tính thiết thực cao, phù hợp với xu thế phát triển của thời
đại, tiếp cận những kiến thức hiện đại đưa vào chương trình. Song dù sao, để
tìm ra cách dạy phù hợp với đối tượng HS mỗi vùng miền, mỗi địa phương,
với từng đề bài cụ thể đòi hỏi người thầy phải nắm vững mạch kiến thức,


<i><b>sáng tạo, linh hoạt, làm chủ được phương pháp dạy học tích cực hóa hoạt</b></i>
<i><b>động của HS. Viết đoạn văn là một kĩ năng làm văn trong nhà trường, địi hỏi</b></i>
phải có cách dạy, cách viết riêng. Dạng bài này chiếm một thời gian không
nhỏ trong phân môn Tập làm văn lớp 4 - 5. HS nắm chắc hình thức cấu tạo
của đoạn văn thì các em mới dựng tốt đoạn văn được.


<b>2. Bài học kinh nghiệm của bản thân.</b>


<i><b> * Thơng qua việc tìm hiểu đề tài này, tôi nhận thấy:</b></i>


- Về mục tiêu dạy học: Phân môn Tập làm văn đã xây dựng cho HS
phương pháp làm việc khoa học, chủ động, hết sức độc lập, rèn những phẩm
chất của con người mới trong thời kì phát triển đất nước.


- Về nội dung dạy học: Nội dung về thể loại văn miêu tả trong chương
trình Tiếng Việt lớp 4 - 5 là phù hợp, được xây dựng một cách tường minh
hơn, dễ dàng, theo hướng giao tiếp, thể hiện rõ tính thực hành của phân môn.
Các bài tập thiết kế cho HS, làm cho HS dễ dàng thực hiện để tiếp cận kiến
thức, phù hợp với nhu cầu dạy và học Tiếng Việt của người Việt.


<b>3. Những ý kiến và đề xuất:</b>


<i><b>a. Đối với đồng nghiệp</b></i>


<i>* Muốn dạy tốt về giúp HS xây dựng đoạn văn miêu tả cần:</i>


- Phải làm cho HS nắm chắc khái niệm đoạn văn, các thao tác viết đoạn
văn thông qua nhiều giờ luyện tập xây dựng đoạn văn.


- Khi GV hướng dẫn đoạn văn mẫu cần hướng dẫn triệt để, tìm hiểu ý


đồ của nhà soạn sách tại sao phải đưa đoạn văn mẫu đó vào bài dạy ? Dạy
đoạn văn này nhằm mục đích gì ?


- Phải lựa chọn các câu hỏi hướng dẫn, nhằm phát huy óc suy nghĩ , tính
sáng tạo, tính tích cực của HS, tạo điều kiện để HS bộc lộ những cảm xúc,
những suy nghĩ về đối tượng miêu tả.


- Vào giờ bồi dưỡng phụ đạo cần đưa thêm những bài tập về ngữ pháp
văn bản - đoạn văn để cho HS rèn luyện thêm.


</div>
<span class='text_page_counter'>(26)</span><div class='page_container' data-page=26>

- Rất mong các đồng chí trong BGH chú ý ra đề văn trong các đợt khảo
sát sao cho phù hợp với nội dung chương trình SGK.


- Nên có những buổi sinh hoạt chuyên môn bàn sâu về những biện pháp
hướng dẫn HS xây dựng đoạn văn miêu tả.


- SGK có những bài tương đối dài (ví dụ bài: Cấu tạo bài văn tả đồ vật),
những bài khó hiểu (như bài: Luyện tập bài văn tả đồ vật), dùng thuật ngữ
chưa nhất quán làm cho HS và GV khó học, khó dạy.


- Cũng có lẽ SGK coi trọng mẫu (câu mẫu, bài mẫu, đoạn văn mẫu), HS
luôn thực hiện và làm theo mẫu, tôi thấy HS viết đoạn văn miêu tả ít sáng tạo,
viết gị bó, khn phép, khơng thốt ra khỏi mẫu. Đây cũng là hạn chế của
chương trình Tập làm văn lớp 4- 5 mà tôi và các bạn đồng nghiệp trong trường
tơi nhận thấy.


Do có nhiều hạn chế của bản thân, phạm vi nghiên cứu đề tài hẹp, đối
tượng HS chưa chắc đã là điển hình, những kinh nghiệm bản thân cũng chỉ
mang tính cá nhân, chuyên đề viết ra tơi khơng tránh khỏi sai sót. Các bạn
đồng nghiệp hãy đọc và chỉ cho tôi những hạn chế, để giúp cho đề tài lần sau


tôi viết tốt hơn, hồn chỉnh hơn.


<b>Tơi xin chân thành cảm ơn!</b>


<i><b>Tác giả</b></i>


</div>

<!--links-->

×