Tải bản đầy đủ (.pdf) (103 trang)

Mo hinh hung dung CNTT trong GD hien dai

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (1.46 MB, 103 trang )

<span class='text_page_counter'>(1)</span>CÁC MÔ HÌNH ỨNG DỤNG CÔNG NGHỆ THÔNG TIN TRONG GIÁO DỤC HIỆN ĐẠI BỘ CÔNG CỤ NÂNG CAO NĂNG LỰC CHO CÁC TRƯỜNG ĐÀO TẠO GIÁO VIÊN Ở KHU VỰC CHÂU Á – THÁI BÌNH DƯƠNG. Cher Ping LIM. Ching Sing CHAI. Daniel CHURCHILL Người dịch: Nguyễn Ngọc Vũ.

<span class='text_page_counter'>(2)</span> Mục lục. Lời nói đầu ...................................................................................................................... 1 Giới thiệu......................................................................................................................... 3 Tại sao chúng ta cần nâng cao năng lực sử dụng CNTT cho giáo sinh? .................... 3 Vai trò của giáo viên .................................................................................................... 4 Các quan điểm sư phạm và việc học kiến tạo ............................................................. 5 Giáo sinh cần có những năng lực sử dụng CNTT nào? .............................................. 6 Làm thế nào để phát triển các kĩ năng sử dụng CNTT của giáo sinh? ........................ 8 Phương diện thứ nhất ................................................................................................... 12 Tầm nhìn định hướng và triết lý .................................................................................... 12 Tầm nhìn định hướng của nhà trường đối với việc ứng dụng CNTT vào giảng dạy . 12 Triết lý nền tảng cho việc dạy học ứng dụng CNTT .................................................. 13 Nhu cầu của các trường phổ thông và xã hội. ........................................................... 14 Sử dụng bộ khung của UNESCO .............................................................................. 15 Xây dựng và sở hữu CNTT trong định hướng giáo dục ............................................ 15 Đánh giá lại vấn đề CNTT trong định hướng giáo dục .............................................. 16 Phương diện thứ hai ..................................................................................................... 18 Đào tạo: Chương trình, đánh giá và thực hành sư phạm.............................................. 18 Chương trình ............................................................................................................. 18 Sự liên kết của các khóa học/bài học ........................................................................ 20 Hình thức đánh giá: sự cân bằng giữa quy trình và sản phẩm .............................. 27 Tính chính xác của đánh giá .................................................................................. 28 Thực hành sư phạm .................................................................................................. 28.

<span class='text_page_counter'>(3)</span> Sự liên kết với chương trình và hình thức đánh giá............................................... 28 Sự hỗ trợ từ phía nhà trường................................................................................. 29 Kỳ vọng của việc ứng dụng CNTT trong dạy và học ở trường phổ thông.............. 30 Phương diện thứ ba ...................................................................................................... 31 Học tập nâng cao trình độ cho cán bộ quản lý, giảng viên và nhân viên hỗ trợ ............ 31 Văn hóa học tập nâng cao trình độ............................................................................ 32 Chương trình nâng cao trình độ CNTT...................................................................... 33 Kế hoạch học nâng cao trình độ CNTT của nhân viên .............................................. 34 Cố vấn và hướng dẫn đồng nghiệp trong việc ứng dụng CNTT vào giảng dạy......... 34 Những điều kiện thuận lợi cho việc học nâng cao trình độ CNTT ............................. 36 Cơ chế khen thưởng và khuyến khích việc học nâng cao trình độ CNTT ................. 37 Phương diện thứ tư....................................................................................................... 38 Kế hoạch, cơ sở hạ tầng, nguồn lực và hỗ trợ CNTT .................................................. 38 Kế hoạch CNTT ......................................................................................................... 38 Cơ sở hạ tầng CNTT và phần cứng .......................................................................... 39 Mạng máy tính ....................................................................................................... 39 Kết nối Internet....................................................................................................... 40 Phòng máy ............................................................................................................. 41 Phòng truy cập mở................................................................................................. 42 Máy tính cho giảng viên ......................................................................................... 42 Kế hoạch trang bị máy tính xách tay ...................................................................... 43 Thiết bị tạo tài liệu giảng dạy kĩ thuật số đa phương tiện....................................... 43 Nguồn CNTT và phần mềm....................................................................................... 43 Hệ thống quản lí..................................................................................................... 43 Hệ thống liên lạc .................................................................................................... 44.

<span class='text_page_counter'>(4)</span> Trang web .............................................................................................................. 45 Trang chủ của trường ............................................................................................ 46 Hệ thống hỗ trợ việc dạy học ................................................................................. 47 Học tập qua mạng.................................................................................................. 48 Công cụ hợp tác..................................................................................................... 49 Phần mềm và các phần cứng hỗ trợ việc dạy học ................................................. 49 An ninh mạng ......................................................................................................... 52 Hỗ trợ CNTT .......................................................................................................... 53 Phương diện thứ năm ................................................................................................... 55 Thông tin liên lạc và quan hệ đối tác ............................................................................. 55 Các hình thức liên lạc hỗ trợ bởi CNTT ..................................................................... 55 Cách tiếp cận của nhà trường với các đối tác ........................................................... 56 Mối quan hệ với các trường phổ thông...................................................................... 57 Quan hệ với Bộ và các Sở Giáo Dục......................................................................... 58 Quan hệ với các tổ chức trong và ngoài nước, nhà nước và tư nhân....................... 59 Hội nhập với cộng đồng trong nước và quốc tế......................................................... 61 Phương diện thứ sáu .................................................................................................... 63 Nghiên cứu và đánh giá ................................................................................................ 63 Hoạt động giảng dạy có tích hợp CNTT và các chính sách liên quan đến CNTT...... 64 Cần thường xuyên cập nhật để giữ nhịp với những tiến bộ của CNTT (Hoạt động giảng dạy và chính sách) ....................................................................................... 64 Trọng tâm nghiên cứu............................................................................................ 66 Phương pháp giảng dạy lấy người học làm trung tâm ........................................... 68 Những công nghệ mới ........................................................................................... 69 Liên kết giữa nghiên cứu và thực tiễn.................................................................... 69.

<span class='text_page_counter'>(5)</span> Hội nghị và hội thảo ............................................................................................... 72 Các chương trình nghiên cứu sau đại học............................................................. 73 Hỗ trợ vốn cho nghiên cứu và phát triển................................................................ 73 Trung tâm nghiên cứu............................................................................................ 76 Tác động của nghiên cứu và phát triển đối với các chương trình đào tạo giáo sinh . 76 Ảnh hưởng của nghiên cứu và phát triển đối với trường phổ thông và hệ thống giáo dục............................................................................................................................. 78 Đánh giá .................................................................................................................... 79.

<span class='text_page_counter'>(6)</span> 1. Lời nói đầu Yong ZHAO Giáo sư ưu tú Trường Giáo Dục Đại học Michigan Trên khắp thế giới, ở cả các nước phát triển và đang phát triển, người ta vẫn phàn nàn rằng giáo viên không được chuẩn bị để khai thác sức mạnh của công nghệ. Mặc dù đã có nhiều bằng chứng cho thấy CNTT có tiềm năng lớn trong việc cải thiện chất lượng dạy và học cũng như việc tiếp cận CNTT ngày càng dễ dàng hơn, đa số giáo viên trên thế giới ngày nay vẫn chưa sử dụng công nghệ thành thạo hay thường xuyên để có thể khai thác tiềm năng của nó. Tệ hơn thế, nhiều giáo viên còn cản trở việc sử dụng CNTT trong việc học của học viên vì họ không nhận thức được rằng CNTT đã trở thành một công cụ rất hiệu quả trong giáo dục và học viên của họ sẽ phải bước chân vào một thế giới chịu ảnh hưởng sâu sắc của CNTT. Trước kia người ta nghĩ rằng - ít nhất là ở các nước phát triển – thế hệ giáo viên mới sẽ sử dụng công nghệ tốt hơn vì họ sinh ra trong thời đại Internet và sử dụng CNTT thường xuyên trong cuộc sống. Tuy nhiên, thực tế lại không phải như vậy. Đúng là thế hệ trẻ sử dụng CNTT mọi lúc nhưng không hẳn là biết cách hoặc sử dụng nó trong giảng dạy. Sử dụng CNTT vì nhu cầu cá nhân khác xa việc sử dụng trong dạy học. Các trường sư phạm có nhiệm vụ đào tạo những giáo viên có chất lượng cao. Giáo viên chất lượng cao ngày nay cần phải sử dụng được CNTT ở mức thành thạo và sáng tạo trong các tình huống dạy học. Do đó, nhiệm vụ của các trường sư phạm là tạo ra thật nhiều cơ hội và môi trường thuận lợi để giúp những giáo viên mới ra trường và giáo viên tái đào tạo phát triển những khả năng đó. Tuy nhiên, các trường sư phạm cũng phải đối mặt với thách thức. Đa số giảng viên của các trường này cũng chưa sẵn sàng cho việc sử dụng CNTT. Ngoài ra, nhiều trường sư phạm vẫn còn thiếu tầm nhìn định hướng, kế hoạch, hạ tầng và tài nguyên để tạo những cơ hội học tập tốt cho các giáo viên tương lai. Đây là những thứ thiết yếu cho việc phát triển kĩ năng CNTT trong giáo dục. Bộ công cụ này được xây dựng để giúp các trường giải quyết những khó khăn trên. Quyển sách này được trình bày những phương án tổng quát, thực tiễn và được nghiên cứu kĩ để giúp các trường sư phạm xây dựng, cải tiến và duy trì một môi trường giáo dục thuận lợi nhằm giúp giáo viên sử dụng CNTT thành thạo trong giảng dạy. Bộ công cụ này có thể sử dụng theo nhiều cách, ở nhiều điều kiện khác nhau vì nó phản ánh cả.

<span class='text_page_counter'>(7)</span> 2. những nét tương đồng lẫn khác biệt ở các trường sư phạm và thực tiễn CNTT ở các quốc gia khác nhau. Những gì trình bày trong sách mới chỉ là phần nổi của tảng băng trôi chứ chưa phải là giải pháp toàn thể. Để thực sự giải quyết vấn đề năng lực sử dụng CNTT của giáo viên, lãnh đạo ở những trường sư phạm cần có tầm nhìn xa và hành động nhanh chóng. Bộ công cụ này, cũng giống như CNTT, chỉ có ích khi sử dụng thường xuyên. Tôi hi vọng các trường sư phạm sẽ thấy nó có ích và giúp các trường đưa việc ứng dụng CNTT trong giảng dạy lên những tầm cao mới..

<span class='text_page_counter'>(8)</span> 3. Giới thiệu NÂNG CAO NĂNG LỰC CÁC TRƯỜNG SƯ PHẠM TRONG VIỆC ĐẨY MẠNH SỬ DỤNG CNTT TRONG GIẢNG DẠY, HỌC TẬP VÀ QUẢN LÝ Ở NHÀ TRƯỜNG PHỔ THÔNG: BỘ CÔNG CỤ DÀNH CHO KHU VỰC CHÂU Á THÁI BÌNH DƯƠNG.. Tại sao chúng ta cần nâng cao năng lực sử dụng CNTT cho giáo sinh? Sự phát triển nhanh chóng và lan tỏa trong mọi mặt công việc, đời sống của CNTT đã thay đổi mạnh mẽ cách chúng ta sống và làm việc. Trong thế giới của công nghệ này, những cá nhân hay tổ chức yếu kém về kĩ năng công nghệ không thể có chỗ đứng và cạnh tranh được. Ngoài ra, CNTT cũng đã thay đổi cách thức người ta sáng tạo, truyền tải và hoàn thiện tri thức. Nhờ đó mà các hoạt động tri Trong môi trường học tập hỗ trợ thức trở nên hiệu quả hơn. Nó trở thành công cụ của lực bởi công nghệ, nhiệm vụ truyền đạt lượng lao động tri thức, trong đó có cả những nhà nghiên và giảng giải tri thức của giáo viên cứu và người học. Những thông tin một thời khó tiếp cận ngày càng có những đòi hỏi cao ngày nay có thể dễ dàng tìm được trên Internet. Các hơn … phần mềm thống kê tiện lợi, dễ dùng như SPSS hay bảng tính Excel đã giúp học sinh tiếp cận việc xử lí số liệu dễ dàng và nhanh chóng. Nhiều lĩnh vực xưa nay chỉ dành cho chuyên gia đã mở cửa chào đón công chúng. Các công nghệ như Windows Live Spaces đã thay đổi toàn diện ý niệm về việc xuất bản cũng như là mối quan hệ giữa người đọc và người viết. Khái niệm “biết đọc” cũng đã được định nghĩa lại để bao gồm việc “biết công nghệ” (Mills, 2008; Myers, 2006). Những loại công nghệ này và nhiều loại khác đều có thể sử dụng để giúp cho việc học của học viên trở nên độc lập, linh hoạt, chủ động và có tính tương tác cao hơn (Jonassen, Howland, Marra, & Crismond, 2008). Do đó, những tiến bộ do CNTT mang lại đang làm thay đổi quan điểm về vấn đề người học cần học cái gì và việc dạy cần tiến hành thế nào. Nhiều nhà sư phạm đã yêu cầu xem lại nhiều đặc điểm của nền giáo dục hiện nay vốn dựa chủ yếu vào cơ chế truyền thụ tri thức từ người có sang người không có (ví dụ như nghiên cứu của Angeli & Valanides, 2009; Bereiter & Scardamalia, 2006; Fullan, Hill, & Crevola, 2006; Jacobsen & Lock, 2004; Jonassesn và những người khác, 2008; Punie, 2007; Sawyer, 2006)..

<span class='text_page_counter'>(9)</span> 4. Các nhà nghiên cứu này đều có niềm tin mạnh mẽ rằng trong thời đại CNTT ngày nay, người học cần có khả năng giải quyết các vấn đề phức tạp; tư duy sáng tạo và có phê phán; giao tiếp và cộng tác với những người có xuất thân khác mình với sự hỗ trợ của các công cụ CNTT. Rõ ràng, trách nhiệm gieo trồng những người học như vậy đặt lên vai người thầy, đòi hỏi họ trước hết phải có được những kĩ năng như vậy.. Vai trò của giáo viên Nhiều nghiên cứu cho thấy là CNTT giúp cho sự phát triển những kĩ năng tư duy bậc cao như đánh giá, phân tích vấn đề và áp dụng những gì đã học. Các hoạt động học tập dựa trên CNTT này không thể tách khỏi người học. Martin (2000) đã nhấn mạnh tầm quan trọng của giáo viên trong việc tích hợp CNTT một cách hiệu quả như sau: Nếu không có sự chấp nhận và tiếp sức của giáo viên, việc phát triển các dự án công nghệ trong giáo dục sẽ bị cản trở. Giáo viên không chỉ là người gác cổng của lớp học. Họ còn là nguồn thông tin lớn nhất về chương trình và nội dung giảng dạy. Giáo viên trong các môi trường dạy học có sử dụng CNTT phải đảm nhiệm vai trò ngày càng đòi hỏi khắt khe của một người truyền thụ tri thức: hướng dẫn, động viên và giúp đỡ học viên ở mọi cấp lớp ngày càng tự chịu trách nhiệm về việc học của mình nhiều hơn. Rõ ràng, những đòi hỏi này cũng đặt ra bài toán cho việc đào tạo giáo viên (Jonassen và các tác giả khác, 2008; Kirshner & Selinger, 2003; Lock, 2007; UNESCO, 2008). Thách thức đối với các trường sư phạm, Bộ Giáo Dục và trường phổ thông là làm sao cho giáo viên sẵn sàng tiếp nhận cái mới, dạy theo phương pháp mới có sử dụng CNTT, học cách “học, học nữa, học mãi” và nhận thức được nhu cầu đổi mới. Tuy vậy, thay đổi quan niệm của giáo viên về dạy và học cũng như sử dụng CNTT trong lớp học luôn là vấn đề hóc búa. Nhiều giáo viên được đào tạo và bản thân họ giảng dạy trong môi trường truyền thống chắc chắn sẽ có xu hướng tư duy về dạy và học theo kiểu cũ. Họ có xu hướng xem giảng dạy là công việc truyền tải thông tin, người học chỉ cần thụ động giải quyết vấn đề ở mức tối thiểu và ít có trách nhiệm tự học. Điều này tương phản với quan điểm dạy học kiến tạo (constructivist) coi việc học là quá trình tạo lập và tái tạo tri thức, còn giảng dạy là quá trình hướng dẫn và giúp đỡ người học trong việc tạo lập tri thức. Quan điểm kiến tạo phù hợp hơn với xã hội và nền kinh tế tri thức. Ở đó, người học là những người chủ động tìm kiếm và tạo ra tri thức. Việc học của họ là quá trình khám phá và chuyển hóa những thông tin phức tạp..

<span class='text_page_counter'>(10)</span> 5. Các quan điểm sư phạm và việc học kiến tạo Do đó, để giúp giáo viên tích hợp CNTT vào chương trình học, cần có những chương trình bồi dưỡng phù hợp để họ có thể nhìn lại quan điểm dạy học của bản thân và tìm hiểu cách ứng dụng CNTT trong môi trường học tập mang tính kiến tạo cao hơn. Khi đó, giáo viên sẽ dễ dàng chấp nhận các phương pháp dạy học kiến tạo có sử dụng CNTT hơn. Cần lưu ý là phương pháp dạy học truyền thống và kiến tạo không được coi là đối lập nhau. Quan điểm của quyển sách này là tăng cường các phương pháp dạy học kiến tạo vốn không chỉ đề cập đến việc khám phá các khái niệm mà còn cả việc học có kiểm soát. Trong khi phần lớn giảng viên ở các trường sư phạm đồng ý với tầm quan trọng của việc tích hợp CNTT vào dạy học, họ ít sử dụng CNTT hoặc chỉ dùng để làm cho công việc nhàn hơn (Becta, 2007; Valke, Rots, Verbeke, & van Braak, 2007). Vẫn còn nhiều khoảng trống giữa việc thiết kế và thực hiện chương trình để tăng cường khả năng sử dụng CNTT cho giáo sinh (Becta, 2007; haydn & Barton, 2007; Lawless & Pellgrino, 2007). Nhiều trường đào tạo giáo viên chỉ đưa vào những khóa dạy CNTT riêng lẻ (Hsu & Sharma, 2006). Điều này rõ ràng là chưa đủ để giúp giáo viên giải quyết những khó khăn và phức tạp liên quan đển việc tích hợp CNTT (Lawless & Pellegrino, 2007). Ngoài ra, các nghiên cứu cũng chỉ ra rằng việc sử dụng máy tính phục vụ giảng dạy của giảng viên ở các trường sư phạm cũng thấp hơn mong đợi (Drent & Meelissen, 2008; Sahin & Thompson, 2006; Zhou & Xu, 2007). Nhiều vấn đề liên quan đến chuyện bình đẳng, văn hóa ứng xử và luật pháp cũng nổi lên do việc sử dụng rộng rãi của CNTT. Chúng cũng cần được bàn đến trong việc đào tạo giáo viên (Futurelab, 2008; Kirschner & Selinger, 2003; Selwyn, 2008). Chính vì lí do đó, việc nhận thức, thiết kế, thi hành và đánh giá các chương trình tập huấn CNTT cho giáo viên là công việc then chốt của các nhà sư phạm và nhà nghiên cứu (Angeli & Valanides, 2009). Kirschner và Selinger (2003) còn lập luận thêm rằng chương trình hành động không chỉ tính đến giáo viên, giảng viên trường sư phạm và nhà nghiên cứu mà còn tính đến người học, doanh nghiệp và các cơ quan, đoàn thể (xem thêm Hsu & Sharma, 2006). Các nghiên cứu và báo cáo về tình hình chuẩn bị cho việc tích hợp CNTT của giáo sinh có vài vấn đề như không nói rõ bối cảnh nghiên cứu và khóa học, thu thập dữ liệu kém, kích cỡ mẫu nhỏ v.v… (Kay, 2006). Để việc đào tạo giáo viên có thể ra khỏi tình trạng hiện nay, cần có nhiều chương trình nghiên cứu và phát triển sâu rộng hơn (Fisher, Higgens, Loveless, 2006; Haydn & Barton, 2007; Lawless & Pellergrino, 2007; Kay, 2007)..

<span class='text_page_counter'>(11)</span> 6. Giáo sinh cần có những năng lực sử dụng CNTT nào? Ở hầu hết các nước phát triển và một số nước đang Các năng lực sư phạm: phát triển, việc sử dụng CNTT diễn ra rộng khắp và  Lập kế hoạch giảng dạy nó bao gồm nhiều hoạt động mà giáo viên phải  Hiểu biết về phương pháp tham gia. Các hoạt động có thể kể đến là quản lý  Kiến thức chuyên môn như cập nhật hồ sơ học viên và báo cáo tình hình  Nội dung giảng dạy  Tri thức học tập; thông tin liên lạc với nhiều chủ thể bao gồm  Quản lý lớp học cả phụ huynh và đồng nghiệp; thiết kế chương trình,  Kiến thức của học sinh làm giáo án, tổ chức ngoại khóa, tăng cường tính chủ động của người học, đánh giá người học và bồi dưỡng chuyên môn cho giáo viên. Rõ ràng là những hoạt động này đòi hỏi nhiều khả năng khác nhau. Trong quyển sách này, chúng tôi chủ yếu tập trung vào việc phát triển khả năng giáo viên trong việc sử dụng CNTT trong giảng dạy. Các vấn đề khác như quản lý và thông tin liên lạc nếu bàn đến trong chương trình đào tạo tại chức thì sẽ tốt hơn. Xác định những năng lực sư phạm mà giáo sinh cần có là điều không đơn giản vì các năng lực này có bản chất phức tạp. May thay, nhiều tổ chức đã xuất bản những tài liệu tham khảo tốt, chẳng hạn như bộ “Tiêu chí sử dụng Tính cách giáo viên CNTT trong giảng dạy ở cấp quốc gia” (National Educational Technology Standards) (2008) (NETS) xuất  Tính tự phê bình bản bởi “Hiệp hội ứng dụng CNTT trong giáo dục”  Khả năng sẵn sàng đổi mới (Information Society for Technology in Education)  Quan điểm và giá trị (ISTE) và “Tiêu chí về năng lực sử dụng CNTT của giáo  Các quan hệ với người khác viên” do UNESCO (2008) phát hành. Các tài liệu này đã chỉ ra một cách rõ ràng những kĩ năng mà giáo viên cần có để ứng dụng CNTT thành công vào dạy học. Chẳng hạn như tài liệu của UNESCO đã mô tả rằng giáo viên cần phát triển kĩ năng CNTT qua các giai đoạn: sử dụng thông thạo các công cụ cơ bản rồi đến các công cụ phức tạp. Việc sử dụng hiệu quả các công cụ này phụ thuộc vào kĩ năng sư phạm và tâm thế của giáo viên. Lấy việc sử dụng công cụ trình chiếu (PowerPoint) làm một ví dụ, Bảng 1 minh họa những hướng phát triển có thể có dành cho giáo viên. Bảng 1: Mô tả tương tác giữa kĩ năng CNTT, năng lực sư phạm và tâm thế của giáo viên. Mức độ. Cơ bản. Trung cấp. Nâng cao. . . . . Cách sử dụng. Soạn và sử. Soạn và thực. Hướng dẫn học.

<span class='text_page_counter'>(12)</span> 7. dụng PowerPoint để thuyết trình khi giảng dạy (âm thanh, hình ảnh, chữ, chuyển slide) . Kĩ thuật. . Các tính năng cơ bản của PowerPoint. . Sư phạm. . . Tâm thế. . hiện tiết học lấy người học làm trung tâm có sử dụng PowerPoint làm công cụ . viên tạo các bài trình diễn đa phương tiện.. Các tính năng nâng cao của PowerPoint. . Sử dụng PowerPoint vừa phải trong giảng dạy và có khả năng giải quyết sự cố máy tính cơ bản. Giải thích và nêu  câu hỏi. Lập kế hoạch và tiến hành các hoạt động hay để thu hút học viên. . Khuyến khích và hỗ trợ/quản lý việc tạo tri thức của học viên. Sẵn sàng học và sử dụng CNTT. Sẵn sàng thay đổi quan niệm và phương pháp sư phạm. . Sẵn sàng thí điểm và đổi mới. . Ba cấp độ ở trên cũng tương đồng với khuyến nghị của UNESCO khi sử dụng CNTT: trước hết là để biết, sau đó là khám phá tri thức và cuối cùng là sáng tạo tri thức. Khi tính đến việc hỗ trợ giáo viên nâng cao khả năng sử dụng CNTT trong giảng dạy, rõ ràng là ta không thể đặt mục tiêu ở cấp độ cao nhất đối với hầu hết giáo sinh ở hầu hết các nước. Ngoài ra, ta cũng thấy rõ là không thể làm được việc ấy nếu chỉ đưa vào một khóa học nào đấy. Tùy thuộc vào hiện trạng sử dụng CNTT và phương pháp dạy học, các trường sư phạm có thể phải xây dựng những chương trình khác nhau. Các quốc gia mới tham gia lĩnh vực này như Lào, Campuchia và Sri Lanka có lẽ chỉ nên đặt mục tiêu ở mức độ “cơ bản”. Những nước như Singapore vốn đã tiến hành đổi mới giáo dục dựa trên nền tảng CNTT hơn một thập niên có lẽ cần xây dựng chương trình để đưa giáo viên của họ đến mức “nâng cao” trong việc sử dụng CNTT. Trong phần tiếp theo,.

<span class='text_page_counter'>(13)</span> 8. chúng tôi sẽ đề ra các quá trình lập kế hoạch mà các trường sư phạm có thể sử dụng để thúc đẩy năng lực sử dụng CNTT cho giáo sinh của mình.. Làm thế nào để phát triển các kĩ năng sử dụng CNTT của giáo sinh? Để đạt được tiến bộ trong việc trang bị cho giáo sinh, Jacobsen và Lock (2004) đề xuất một loạt hành động sau đây cho các trường sư phạm: a. Thực thi một kế hoạch tích hợp CNTT có tầm nhìn và hướng đến các giá trị b. Khuyến khích tất cả giảng viên sử dụng và chia sẻ kinh nghiệm sử dụng CNTT hiệu quả ở khắp các chương trình đào tạo c. Tạo cơ hội thuận lợi để các giáo sinh tích hợp công nghệ khi học ở trường và khi đi thực tập d. Thúc đẩy mối quan hệ giữa nhà trường và các trường phổ thông để tăng cường và đẩy mạnh việc tích hợp CNTT e. Cho phép sử dụng các hạ tầng công nghệ ở mọi lúc, mọi nơi có thể f. Gắn kết quả nghiên cứu vào việc sử dụng CNTT hiệu quả trong dạy học Dựa vào những khuyến nghị và nghiên cứu nói trên, bộ công cụ này đưa ra một bộ khung các quá trình bao gồm 6 phương diện mà các trường sư phạm cần tập trung vào: 1. Tầm nhìn định hướng và triết lý 2. Đào tạo: Chương trình, đánh giá và thực tập sư phạm 3. Việc nâng cao trình độ của các trưởng khoa, giảng viên và nhân viên hỗ trợ 4. Kế hoạch ứng dụng CNTT, cơ sở hạ tầng, tài nguyên và sự hỗ trợ 5. Thông tin liên lạc và các mối quan hệ 6. Nghiên cứu và đánh giá Bắt đầu Chúng tôi cho rằng khi quan tâm đến các phương diện này, trường sư phạm có thể tạo ra những quá trình cả trong và ngoài trường giúp tăng cường khả năng sử dụng CNTT một cách sáng tạo của giáo sinh. Để hỗ trợ các quá trình lập kế hoạch chiến lược, bộ.

<span class='text_page_counter'>(14)</span> 9. công cụ này cố gắng viết một cách ngắn gọn về mỗi phương diện dựa trên những công trình nghiên cứu và tài liệu có liên quan. Chúng tôi cũng rút ra các điểm then chốt cho mỗi phương diện. Ví dụ, ở phương diện quan trọng thứ 2: chương trình, đánh giá và thực hành sư phạm, chúng tôi có tổng kết lại việc thiết kế các khóa học CNTT ở nhiều trường sư phạm khác nhau ở khắp nơi trên thế giới. Bộ công cụ này đã xác định 11 điểm then chốt trong 3 thành tố của phương diện thứ 2. Điểm then chốt ở mỗi phương diện được viết khá sâu. Khi tham khảo bộ công cụ này, lãnh đạo các trường sư phạm ít nhất cũng có thể khởi động các quá trình lập kế hoạch và bước đầu thảo luận việc lên kế hoạch cho trường mình. Nói một cách khác, lãnh đạo các trường sư phạm có thể mở đầu quá trình lập kế hoạch bằng cách phát bộ công cụ này và yêu cầu các thành viên trong ban lập kế hoạch xem qua tài liệu này. Điểm thảo luận đầu tiên có thể là các phương diện và điểm then chốt của bộ công cụ có lí không, cần thêm hay bớt những gì. Hình 1 mô tả sơ đồ quá trình lập kế hoạch mà chúng tôi đề nghị. Sơ đồ đề nghị bắt đầu lập kế hoạch từ việc định hướng. Từ đó, ta có thể xác định những hướng chỉ đạo và sứ mạng chung để định hướng cho cả đơn vị. Tầm nhìn định hướng và sứ mạng tạo nền tảng cho việc lập kế hoạch chiến lược sau này (Morphew & Hartle, 2006). Từ đó, các đơn vị cấp dưới sẽ đề ra những mục tiêu và kế hoạch cụ thể để đạt mục tiêu ở từng phương diện, dẫn đến việc thực hiện được tầm nhìn định hướng và sứ mạng. Các chương viết về những phương diện khác nhau có thể sử dụng làm cơ sở để thảo luận và phát triển thêm. Để giúp các trường sư phạm đánh giá hiện trạng và xác định kế hoạch hành động cho mình, mỗi điểm then chốt được chia thành 4 cấp độ. Các cấp độ gồm có: Chưa phát triển, Cơ bản, Thông thạo và Sáng tạo. Các đơn vị cấp dưới có thể tiến hành đánh giá nội bộ bằng việc sử dụng các bảng đánh giá ở phụ lục 1. Ví dụ, khi thảo luận, các đơn vị cấp dưới xác định rằng hiện trạng về chương trình đào tạo của trường là “Chưa phát triển” theo như bảng đánh giá. Các đơn vị này có thể xác định một số cách xây dựng chương trình nêu ở chương nói về chương trình đào tạo tương ứng với trường của mình và xác định các nghiên cứu liên quan để hiểu hơn về chương trình. Sau đó, họ có thể thay đổi chương trình và xây dựng kế hoạch trình hội đồng kế hoạch nhà trường..

<span class='text_page_counter'>(15)</span> 10. Hình 1: Các quá trình lập kế hoạch tập thể ở các trường sư phạm. Sau khi lập các kế hoạch ban đầu, các đơn vị cần tiến hành nhiều cuộc thảo luận và phối hợp lẫn nhau để tạo nên một kế hoạch tổng thể mạnh lạc và hỗ trợ cho nhau. Chúng tôi gọi quá trình này là “Các quá trình lập kế hoạch tập thể ở các trường sư phạm”. Điều quan trọng là mọi đơn vị đều biết đơn vị khác đang làm gì để tránh tình trạng chồng chéo dẫn đến cảm giác bực bội. Bản chất của các quá trình này là lặp lại và có thể cần điều chỉnh bổ sung ở tầm nhìn định hướng và sứ mạng. Các kế hoạch sau đó được chốt lại, tiến hành và đánh giá để tạo nền tảng cho chu kì lập kế hoạch tiếp theo. Các đoạn viết ở trên đã vạch ra những bước tổng thể để giúp các trường sư phạm xây dựng kế hoạch hành động giúp giáo sinh của mình dạy học có ứng dụng CNTT. Dù chúng tôi khuyến nghị bắt đầu từ chỗ “Tầm nhìn định hướng”, một kịch bản khác có thể là các lãnh đạo trường sư phạm bắt đầu từ mục “Học tập nâng cao trình độ” để tự cảm nhận CNTT có thể nâng cao chất lượng giảng dạy như thế nào. Điều này có thể mang lại một tầm nhìn định hướng tốt hơn, thậm chí là táo bạo hơn. “Lớp học cho tương lai” được Microsoft xây dựng trong khuôn viên Viện Giáo Dục Quốc Gia (Singapore) là một nơi mà các lãnh đạo có thể tham quan. Những địa điểm như vậy có thể tìm thấy trên khắp thế giới. Lập kế hoạch chiến lược trong điều kiện cụ thể Tóm lại, lập kế hoạch chiến lược là một quá trình năng động cần phải xét trong từng điều kiện cụ thể chứ không thể dập khuôn. Nó cũng cần được xem là quá trình cần cập.

<span class='text_page_counter'>(16)</span> 11. nhật và góp ý liên lục để ngày càng hoàn thiện và bắt kịp được những tiến bộ nhanh chóng trong thời đại của chúng ta..

<span class='text_page_counter'>(17)</span> 12. Phương diện thứ nhất Tầm nhìn định hướng và triết lý Phương diện thứ nhất là tầm nhìn và triết lý. Việc xây dựng một tầm nhìn định hướng chung và triết lý nền tảng giúp lãnh đạo và giảng viên tìm được tiếng nói chung trong việc sử dụng CNTT như thế nào cho hiệu quả trong giảng dạy, học tập và quản lý ở các trường sư phạm. Trong phương diện này, các thành tố chủ chốt gồm có: . Tầm nhìn định hướng của nhà trường đối với việc ứng dụng CNTT vào giảng dạy. . Triết lý nền tảng cho việc dạy học ứng dụng CNTT. . Nhu cầu của các trường phổ thông và xã hội. . Xây dựng và sở hữu CNTT trong định hướng giáo dục. . Đánh giá lại vấn đề CNTT trong định hướng giáo dục. Tầm nhìn định hướng của nhà trường đối với việc ứng dụng CNTT vào giảng dạy Churchill và Lim (2007) đã chỉ ra rằng một rào cản đối với việc tích hợp CNTT trong các trường sư phạm là việc thiếu tầm nhìn định hướng tổng thể của các nhà quản lý. Xây dựng tầm nhìn định hướng là phương tiện chủ yếu để các tổ chức xác định vai trò, mục tiêu và khuyến khich sự gắn bó của đội ngũ nhân viên (Abelman & Dalesandro, 2008). Abelman và Molina (2006, tr.5) còn nói thêm về tầm nhìn định hướng của tổ chức như sau: Tầm nhìn định hướng của tổ chức chính là một nền tảng lí luận. Nó chính là hình ảnh tốt nhất về trường đại học và các cá nhân trong đó. Nó phản ánh bản chất cộng đồng học tập trong nhà trường và xác định các mục đích, ưu tiên và triển vọng của trường. Tầm nhìn định hướng tổ chức gắn chặt với điều kiện vật chất, lịch sử, chính trị, văn hóa và tài chính của nhà trường. Tuy nhiên, tầm nhìn định.

<span class='text_page_counter'>(18)</span> 13. hướng có thể thay đổi các đặc điểm này – nhiều đặc điểm này cũng tồn tại ở các trường khác – để mang lại cho nhà trường vai trò nổi bật, sự nhất quán và giá trị. Đưa ra một tầm nhìn định hướng rõ ràng về môi trường và phương pháp giảng dạy ứng dụng CNTT là một việc cần thiết và nên làm đối với các trường sư phạm. Điều này đòi hỏi các nhà quản lý và giảng viên bàn thảo, xây dựng và đưa ra một “tầm nhìn về chuyện tại sao và làm thế nào người ta lập kế hoạch và thực thi những đổi mới cũng như đảm bảo rằng sự đổi mới này là vì lợi ích của công tác dạy và học” (Gallant, 2000, tr.73) chứ không phải là vì những tiến bộ khoa học kĩ thuật đơn thuần. Định hướng tầm nhìn về CNTT này lại cần được xác lập trong triết lý giáo dục của các đơn vị cấp khoa, thể hiện quan điểm của các khoa và từ đó cùng nhau xây dựng triết lý mới.. Triết lý nền tảng cho việc dạy học ứng dụng CNTT Một phần không thể thiếu khi xây dựng tầm nhìn là quá trình tự xem xét giữa các giảng viên và quản lý trong nhà trường sư phạm về vai trò của họ trong thời kì có nhiều thay đổi. Hầu hết những người chuyên về CNTT trong giáo dục đều ủng hộ mạnh mẽ việc sử dụng CNTT để thúc đẩy các quá trình tạo lập tri thức (Selwyn, 2008). Xu hướng ấy thể hiện sự gắn kết chặt chẽ với lý thuyết kiến tạo cá nhân và kiến tạo xã hội (social constructivism). Cả thuyết kiến tạo cá nhân và kiến tạo xã hội đều dựa trên nền tảng tương đối về nhận thức. Tri thức, theo quan điểm kiến tạo, là những ý tưởng tương đối về thế giới và biết là quá trình tìm hiểu sâu hơn về một số hiện tượng (Bereiter, 2002). Dạy và học dựa trên những lý luận như vậy có sự khác biệt cơ bản với việc dạy học dựa trên khách quan luận. Những hiểu biết và quan niệm của đội ngũ giảng viên về quá trình dạy học có thể không tương thích với quan điểm dạy học kiến tạo (Deng, 2004; Samuelowicz & Bain, 2001; Wong, Khine & Chai, 2008; Zhou & Xu, 2007). Việc chuyển đổi phương pháp dạy học sang hướng kiến tạo đòi hỏi những thay đổi sâu rộng liên quan đến nhiều phương diện (Windschitl, 2002). Chính vì lí do đó, việc tìm hiểu quan niệm hiện tại của giảng viên và các nhà quản lý là một xuất phát điểm tốt cho việc thảo luận những triết lý nền tảng của tầm nhìn định hướng. Dựa trên nghiên cứu định tính, Finley và Hartman (2004) đã xây dựng một bộ câu hỏi sử dụng cho việc thu thập dữ liệu về quan niệm của giảng viên đối với việc dạy và học. Từ đó, người ta có xem xét, làm rõ và tranh luận thẳng thắn về quan điểm kiến tạo với các quan điểm khác về tri thức và hiểu biết. Nhờ thế mà một lập trường chung có thể được thống nhất giữa các giảng viên và nhà quản lý. Điều này là cần thiết nếu ta muốn giảng viên bắt nhịp với tầm nhìn định hướng của nhà trường về ứng dụng CNTT. Theo hướng này, vấn đề tầm nhìn định hướng cũng có thể là một điểm khởi đầu của việc học tập nâng cao trình độ cho giảng viên và các nhà quản lý..

<span class='text_page_counter'>(19)</span> 14. Nhu cầu của các trường phổ thông và xã hội. Định hướng là công việc phức tạp đòi hỏi phải xem xét Cùng với các tổ chức chính phủ nhiều khía cạnh của CNTT và các thông tin liên quan và phi chính phủ khác, trường sư khác. Chẳng hạn như để xây dựng định hướng tầm nhìn phạm chịu trách nhiệm trang bị mới cho các quốc gia châu Âu, Punie (2007) xem xét cho sinh viên của mình những kĩ không chỉ nhu cầu phát triển kinh tế, xu hướng phát triển năng cần thiết cho lớp học của của CNTT mà còn cả xu hướng xã hội và các thách thức. tương lai. Càng hiểu nhiều về các xu hướng hiện tại và tương lai, ta càng có được định hướng tầm nhìn chắc chắn và phù hợp cho việc sử dụng CNTT trong giáo dục. Định hướng tầm nhìn, trong bối cảnh đào tạo sinh viên sư phạm, là quá trình đề ra lộ trình cho các giáo viên tương lai cách thức họ giảng dạy, học tập, quản lý và sáng tạo với CNTT. Cùng với các tổ chức chính phủ và phi chính phủ khác, trường sư phạm chịu trách nhiệm trang bị cho sinh viên của mình những kĩ năng cần thiết cho lớp học của tương lai. Vì lí do đó, trong nỗ lực xây dựng định hướng tầm nhìn, các trường sư phạm cần tham khảo các chính sách liên quan của nhà nước. Ở nhiều quốc gia, các trường được tham khảo và tìm hiểu nhiều chính sách khác nhau. Các chính sách này thường vạch ra định hướng giảng dạy và học tập của đất nước. Chẳng hạn như gần đây chính quyền Nam Úc đưa ra bộ khung e-Strategy cho phép các trường tự đánh giá dựa trên nỗ lực tăng cường dạy học ứng dụng CNTT để đạt hiệu quả học tập cao hơn (DES, 2008). Bộ khung này có 5 mục: Tầm nhìn và quản lý; Dạy và học; Học tập nâng cao trình độ; Quản lý và Tài nguyên. Tài liệu đó thể hiện tầm nhìn của các nhà hoạch định chính sách Nam Úc về một ngôi trường có các chiến lược ứng dụng CNTT lí tưởng. Các ví dụ khác gồm có “Tiêu chí quốc gia về công nghệ trong giáo dục” của Hoa Kỳ và “Bộ khung CNTT trong giáo dục trung học” của “Bộ trẻ em, trường học và gia đình” nước Anh. Các tài liệu này mô tả chi tiết những kĩ năng CNTT và kĩ năng học tập mà họ sinh ở các độ tuổi khác nhau cần nắm vững. Nghiên cứu những tài liệu như vậy giúp cho các trường sư phạm đáp ứng tốt hơn nhu cầu của trường phổ thông và xã hội. Tuy nhiên, với tư cách là cơ quan đầu ngành của giáo dục, các trường sư phạm cần có cách nhìn nhiều chiều đối với các chính sách và bổ sung cho các chính sách ấy. Ví dụ, những chỉ trích của Deng (2004) về việc phân biệt đào tạo giáo viên và giáo dục giáo viên đã mang lại những đóng góp quí giá cho sự nghiệp cải cách giáo dục của Singapore..

<span class='text_page_counter'>(20)</span> Chính sách và tầm nhìn. Hiểu biết CNTT. Đào sâu tri thức. Chương trình và đánh giá. Tri thức cơ bản. Áp dụng tri thức. Sáng tạo tri thức. 15. Các kĩ năng thế kỉ 21. Phương pháp. Tích hợp công nghệ. Xử lí vấn đề phức tạp. Tích hợp công nghệ. CNTT. Các công cụ cơ bản. Các công cụ phức tạp. Các công cụ cơ bản. Tổ chức và quản lý. Lớp học tiêu chuẩn. Các nhóm cộng tác. Lớp học tiêu chuẩn. Nâng cao trình độ giáo viên. Hiểu biết về kĩ thuật số. Quản lý và hướng dẫn. Hiểu biết về kĩ thuật số. Hình 2: Bộ khung ICT-CST của UNESCO (UNESCO, 2008, tr.11). Sử dụng bộ khung của UNESCO Ngoài các chính sách quốc gia, các tài liệu của những tổ chức quốc tế và các nước hàng đầu về sử dụng CNTT trong giáo dục cũng đáng tham khảo. Ví dụ, dưới sự chủ trì của UNESCO, Microsoft, Cisco, Intel, Hiệp hội ứng dụng CNTT trong giáo dục quốc tế (ISTE) và trường ĐH Kĩ thuật Virginia gần đây đưa ra bộ khung tiêu chuẩn UNESCO về kĩ năng sử dụng CNTT của giáo viên (ICT-CST) (UNESCO, 2008). Các tài liệu như thế là nguồn tham khảo quí giá đặc biệt là đối với những nước chưa xây dựng bộ tiêu chuẩn sử dụng CNTT cho giáo viên của riêng mình. Bộ khung ICT-CST cụ thể hóa thành một chuỗi 3 cách tiếp cận để cải cách giáo dục là hiểu biết công nghệ, đào sâu tri thức và sáng tạo tri thức. Ba cách tiếp cận này bao trùm lên cả 6 phương diện của hệ thống giáo dục: chính sách và tầm nhìn; chương trình và đánh giá, phương pháp; công cụ CNTT; tổ chức và quản lý và nâng cao trình độ giáo viên. Cách tiếp cận đầu tiên tập trung vào việc phát triển kĩ năng CNTT cho giáo viên. Cách thứ hai nhấn mạnh việc ứng dụng tri thức và việc giải quyết các vấn đề phức tạp với sự hỗ trợ của các công cụ CNTT phức tạp. Cách thứ ba tập trung vào việc sáng tạo tri thức. Các cách tiếp cận này có thể cùng nhau tồn tại trong trường sư phạm và đóng vai trò bổ sung cho nhau. Hình 2 được trích trong tài liệu của UNESCO. Bộ khung ICT-CST vạch ra những thành tố chủ yếu mà việc hoạch định tầm nhìn cần tính đến và những hướng phát triển mà các trường sư phạm có thể đi theo.. Xây dựng và sở hữu CNTT trong định hướng giáo dục Ba yếu tố then chốt trình bày ở trên cho chúng ta thấy rằng quá trình hoạch định tầm nhìn đòi hỏi sự tham gia của tất cả các thành viên trong trường sư phạm chứ không phải là một tầm nhìn áp đặt từ trên xuống bởi các nhà quản lý cấp cao. Finely và Hartman (2004) chỉ ra rằng cán bộ ở các trường đại học rất sợ cách tiếp cận công nghệ.

<span class='text_page_counter'>(21)</span> 16. theo kiểu “lắc chuông và huýt sáo”. Do bản chất nghề nghiệp, cán bộ trong trường, gồm cả các giảng viên có xu hướng tiếp cập vấn đề đổi mới từ nhiều góc nhìn (BrantleyDias, Calandra, Harmon & Schoffner, 2006). Chính vì vậy, việc xây dựng tầm nhìn và kế hoạch hành động chung là cần thiết để có thể thúc đẩy nỗ lực của toàn bộ cán bộ trong trường đạt được mục tiêu tầm nhìn chung ấy (Hew & Brush, 2007; Lim & Khine, 2006).. Đánh giá lại vấn đề CNTT trong định hướng giáo dục Định hướng tầm nhìn của một trường sư phạm có thể dựa vào những giá trị được thử thách qua thời gian. Tuy nhiên, khi xét đến bản chất năng động của lĩnh vực CNTT, những giá trị này có thể không phù hợp cho việc ứng dụng CNTT vào giảng dạy. Chỉ mới đầu thập niên 90 thôi, khi mà mạng Internet chưa xuất hiện, máy tính vẫn có thể coi là không quan trọng với giáo viên. Nhưng khi xét đến sự thâm nhập khắp nơi của các thiết bị máy tính và việc nổi lên các công nghệ web 2.0, định hướng tầm nhìn về CNTT trong giảng dạy cần phải được xét lại để phù hợp với thời đại. Bộ giáo dục ở nhiều quốc gia đã phải thường xuyên xem xét và điều chỉnh lại tầm nhìn và chiến lược ứng dụng CNTT của họ. Ví dụ như “Tổ chức công nghệ thông tin và truyền thông trong giáo dục nước Anh” đã chủ động nghiên cứu việc ứng dụng CNTT ở nước Anh để cung cấp những thông tin và giải pháp giúp các trường học ở Anh tiến lên. Tương tự như vậy, việc phát triển bộ “Kế hoạch tổng thể CNTT” (IT Masterplans) ở Singapore cũng thể hiện quan điểm canh tân của chính phủ đối với CNTT. Vì vậy, định hướng tầm nhìn của các trường sư phạm cũng cần được xem xét lại do nhu cầu của nhà trường và xã hội thay đổi cùng với sự phát triển của CNTT. Zhou và Xue (2007) ghi nhận trường hợp của đại học Alberta trong việc đánh giá mục tiêu chiến lược sau 10 năm thực hiện. Trường hợp này cũng cung cấp những thông tin quan trọng về việc thu thập dữ liệu như thế nào để phục vụ quá trình đánh giá. Nếu xét đến tốc độ thay đổi của CNTT, 10 năm có thể là khoảng thời gian quá dài và khó có thể bắt nhịp với những thay đổi bên ngoài. Mặc dù 5 năm có vẻ là … tầm nhìn định hướng về CNTT khung thời gian hợp lý hơn, việc đánh giá lại có lẽ cần được trong giáo dục xây dựng bởi các tiến hành thường xuyên theo nhu cầu chứ đừng theo kế trường sư phạm có thể phải bổ sung hoạch. bởi nhu cầu của trường phổ thông và xã hội thay đổi cùng với tiến bộ của Kết quả của hoạt động hoạch định tầm nhìn thường là một CNTT. bộ khung giống như bộ khung e-Strategy hay ICT-CST. Nó cần vạch ra được những điểm mấu chốt để làm chỗ dựa cho các công việc sau đó như lập kế hoạch, thiết kế và phát triển chương trình, cơ sở hạ tầng và xây dựng chính sách nội bộ. Mô hình mới đây của Shulman và Shulman (2004) về việc học của giáo viên có thể xem là nguồn tham khảo tốt trong vấn đề hỗ trợ giáo sinh sử dụng CNTT trong lớp.

<span class='text_page_counter'>(22)</span> 17. học. Dựa trên nghiên cứu về quá trình đào tạo giáo viên, họ đề nghi 5 thành tố cho mô hình mới của mình, đó là: . Có chuẩn bị (sở hữu tầm nhìn). . Sẵn sàng (có động lực). . Có năng lực (cả kiến thức lẫn thực hành). . Biết rút kinh nghiệm (học hỏi từ kinh nghiệm). . Có tinh thần cộng đồng (thực hiện vai trò thành viên của một cộng đồng học thuật) (tr.259). Nêu ra những thành tố này cho giáo sinh là một bước khởi đầu tốt cho chuyện thiết kế chương trình và đánh giá. Đây chính là trọng tâm của phương diện tiếp theo..

<span class='text_page_counter'>(23)</span> 18. Phương diện thứ hai Đào tạo: Chương trình, đánh giá và thực hành sư phạm Một chương trình đào tạo giáo sinh hiệu quả phải cung cấp cho giáo sinh những kiến thức cần thiết về CNTT và năng lực sư phạm để có thể ứng dụng CNTT vào học tập, giảng dạy và quản lí. Chương trình đào tạo giáo sinh là phương diện quan trọng thứ hai của bộ công cụ này. Nó bao gồm 11 điểm then chốt liên quan đến ba phần của đào tạo: chương trình đào tạo, cách đánh giá và thực hành sư phạm. Chương trình đào tạo  Phân tích chương trình (nhiệm vụ, người học, hoàn cảnh)  Sự liên kết của các khóa học/bài học  Phương pháp sư phạm  Dạy mẫu  Việc sử dụng CNTT một cách hiệu quả Đánh giá  Sự liên kết với chương trình  Phương thức đánh giá – sự cân bằng giữa quá trình và sản phẩm (tính hợp lý, độ tinh cậy, tính toàn diện và sự quản lí)  Tính xác thực của các hoạt động đánh giá Thực hành sư phạm  Sự liên kết với chương trình và đánh giá  Sự hỗ trợ trong nhà trường (giáo viên hướng dẫn, giáo viên đồng giảng, khả năng tiếp cận CNTT và các nguồn, thiện ý của người học, người giám sát, hiệu trưởng)  Kỳ vọng vào việc sử dụng CNTT trong dạy và học. Chương trình. Phân tích chương trình (nhiệm vụ, người học, hoàn cảnh) Để thiết kế một chương trình đào tạo giáo sinh hiệu quả, chúng ta cần phân tích một cách đầy đủ. Các nhà nghiên cứu giáo dục đã chỉ ra những yếu tố có thể làm tăng hay giảm việc sử dụng CNTT của các giáo sinh trong thời gian thực tập. Nhìn chung những.

<span class='text_page_counter'>(24)</span> 19. yếu tố này được chia làm hai loại: những yếu tố liên quan đến hoàn cảnh và những yếu tố liên quan đến người học. Những yếu tố liên quan đến hoàn cảnh ảnh hưởng đến việc sử dụng CNTT của các giáo sinh bao gồm sự tiếp cận công nghệ, thời gian và khối lượng công việc, sự hỗ trợ từ các giáo viên hướng dẫn ở trường phổ thông v.v … (Dexter & Riedel, 2003; Hadyn &Barton, 2007; Brinkerhoff, 2006). Những yếu tố liên quan đến người học gồm thái độ với máy vi tính, kinh nghiệm trong việc sử dụng máy vi tính, quan điểm sư phạm, khả năng làm việc hiệu quả và trình độ tin học (Angeli & Valanides, 2005; Teo, Lee & Chai, 2008; Drent & Meelissen, 2008; Ertmer, 200; Jimoyiannis & Komis, 2007; Paraskeva et al., 2008; Swain, 2006). Những nghiên cứu này cung cấp thông tin cho các giảng viên trường sư phạm về đặc điểm của người học, điều kiện hoàn cảnh cần phải được xem xét khi thiết kế một chương trình đào tạo cho giáo sinh BOX.] Hiểu mối quan hệ giữa những yếu tố vừa nêu trên với đối tượng giáo sinh là phần quan trọng của phân tích chương trình. Dĩ nhiên không thể nào phân tích hết mọi khía cạnh nhưng một số thông tin về hoàn cảnh và đặc điểm của người học có tầm quan trọng đặc biệt. Bộ giáo dục có thể đã có những quy định về năng lực sử dụng CNTT cơ bản mà giáo viên phải có và thông tin này rõ ràng rất cần thiết cho việc thiết kế khóa học. Năng lực sử dụng CNTT của giáo sinh là một trong những đặc điểm của người học mà các giảng viên trường sư phạm phải quan tâm đến khi thiết kế chương trình học vì việc sử dụng CNTT trong dạy học phụ thuộc vào năng lực sử dụng CNTT của giáo viên. Trong bản xem xét 33 dự án “Trang bị cho các giáo viên tương lai khả năng sử dụng CNTT” của Mỹ, Mims và các đồng nghiệp của ông (2006) báo cáo rằng hầu hết các trường sư phạm đều tổ chức những hội thảo không bắt buộc về CNTT cho giáo sinh, giáo viên hướng dẫn và giảng viên. Những hội thảo này chủ yếu giới thiệu các phần mềm, công cụ biên tập phim, phần mềm xây dựng bản đồ tư duy, hồ sơ bài dạy điện tử, và công cụ xử lý hình ảnh kỹ thuật số. Mặc dù ngày nay trình độ CNTT của giáo sinh tại các trường sư phạm đã cao hơn nhưng Sketekee (2005) cho rằng những hội thảo như vậy là cần thiết. Điều tra của Markauskaite (2007) về giáo sinh trường đại học Sydney cho thấy giáo sinh có thể có kỹ năng sử dụng CNTT cơ bản như xử lý văn bản, sử dụng mail nhưng họ lại thiếu những kỹ năng nâng cao như tạo các tài liệu giảng dạy web và multimedia. Nghiên cứu của Lee, Chai, Teo và Chen (2008) ở Singapore cũng cho kết quả tương tự. Căn cứ vào năng lực sử dụng CNTT khác nhau của giáo sinh, các giảng viên trường sư phạm cần phải tiến hành phân tích để đa dạng các khóa học nhằm đáp ứng nhu cầu học tập khác nhau của giáo sinh. Có những bản câu hỏi có thể được chỉnh sữa để phục vụ mục đích này (xem Anderson & Maninger, 2007; Collier, Weinburgh & Rivera, 2004’ Markauskaite, 2007; Lee et al, 2008)..

<span class='text_page_counter'>(25)</span> 20. Phân tích nhiệm vụ đề cập đến việc phân tích một chuyên gia thực hiện công việc của mình như thế nào. Để thiết kế chương trình học cho giáo sinh, các giảng viên trường sư phạm phải dự giờ để xem các giáo viên dạy mẫu sử dụng CNTT trong lớp hiệu quả như thế nào. Sau đó họ phải phỏng vấn các giáo viên này để tìm hiểu về kế hoạch sử dụng CNTT của họ. Bằng việc phân tích chương trình, các giảng viên trường sư phạm sẽ rút ra các kĩ năng (vd: kĩ năng quản lý lớp học) và các quá trình (vd: quá trình lập kế hoạch) phục vụ cho việc thiết kế chương trình. Tuy nhiên, điều này hàm ý rằng giảng viên sư phạm có cơ hội dự giờ và phỏng vấn những giáo viên có khả năng tích hợp CNTT tốt. Đối với các trường sư phạm mới bắt đầu sử dụng CNTT, tham khảo thông tin qua sách vở, tài liệu lại là lựa chọn khả thi hơn.. … vai trò của các trường sư phạm là cung cấp một chương trình hiệu quả nhằm xây dựng nền tảng để phát triển năng lực sử dụng CNTT của giáo sinh tại trường học phổ thông. Với rất nhiều tham số, chương trình đào tạo giáo sinh không thể là yếu tố quyết định việc giáo viên có sử dụng CNTT hay không và sử dụng như thế nào trong trường phổ thông. Tuy vậy, như Anderson và Maninger (2007) có nêu, vai trò của các trường sư phạm có thể ở chỗ cung cấp một chương trình hiệu quả dựa trên cơ sở phát triển kĩ năng CNTT để giúp giáo sinh ứng dụng ở trường phổ thông. Phân tích chương trình sẽ đảm bảo là chương trình đào tạo có thực hiện điều này.. Sự liên kết của các khóa học/bài học Một điểm yếu thường thấy của các chương trình đào tạo là các khóa học/bài học không liên kết với nhau nên thiếu sự mạnh lạc (Hammerness, Darling-Hammond, Grossma, Rus, & Shulman, 2005). Điều đó có nghĩa chúng ta phải ý thức đầy đủ về bộ khung chung khi thiết kế chương đào tạo cho giáo sinh. Nếu không có sự ý thức này thì giáo sinh sẽ cảm thấy nội dung khóa học bị trùng lắp hay rời rạc. Phần lớn các giảng viên trường sư phạm nhận thức được rằng một khóa học riêng lẻ không đủ để trang bị cho các giáo sinh kiến thức cần thiết để ứng dụng CNTT nên các khóa học phải liên kết với nhau để chúng có thể làm nền cho nhau và giúp giáo sinh tích lũy được các kĩ năng CNTT cơ bản. Drenoyianni (2004) đã mô tả sự phát triển của năng lực sử dụng CNTT của giáo sinh khi họ theo học một chương trình bốn năm ở Hi Lạp như sau: . Năm nhất, trọng tâm của khóa học là dạy CNTT. . Năm hai, trọng tâm của khóa học là việc ứng dụng CNTT trong nhà trường. . Năm hai và năm ba, CNTT sẽ được ứng dụng trong các khóa học phương pháp giảng dạy theo từng bộ môn. Một cách làm phổ biến là đưa vào những khóa học CNTT tích hợp với nội dung các bộ môn và/hoặc các khóa học phương pháp để.

<span class='text_page_counter'>(26)</span> 21. tăng cường khả năng ứng dụng CNTT của giáo sinh vào việc dạy học môn chuyên ngành (Angeli & Valanides, 2005; Lisowski, Lisowski & Nicolia, 2006). Phương pháp sư phạm Ở hầu hết các nước, giáo sinh phải tham gia ít nhất một khóa học giới thiệu về CNTT phục vụ cho giảng dạy. Phương pháp truyền đạt trong các khóa học này được chuyển đổi từ phương pháp tập huấn kỹ năng thuần túy sang phương pháp học dựa vào giải quyết vấn đề theo hướng kiến tạo (constructivist). Trên thực tế, hầu hết các khóa học đều kết hợp hai phương pháp nói trên dựa vào mục đích của hoạt động học tập. Anderson and Maninger (2007, tr.155) đã nghiên cứu một khóa học như vậy ở Texas, Mỹ: Người tham gia đăng kí một khóa học kéo dài một học kì được thiết kế để đáp ứng những tiêu chuẩn về ứng dụng CNTT cho giáo viên mới ra trường ở Texas (Ủy ban cấp chứng chỉ giảng dạy ở Texas, 2003). Khóa học này cung cấp kiến thức cơ bản về việc sử dụng CNTT để phát triển chuyên môn và phục vụ giảng dạy. Nó bao gồm những ứng dụng trong lớp học của rất nhiều phần mềm như xử lý văn bản, bảng tính, cơ sở dữ liệu, công cụ đồ họa, Internet và phần mềm giảng dạy. Sinh viên cũng được học về các phương pháp giảng dạy như phương pháp học tập cộng tác, phương pháp học theo hướng kiến tạo và phương pháp hướng dẫn trực tiếp các vấn đề như quyền tác giả và luật kiểm duyệt. Hoạt động học tập gồm thảo luận, thao giảng, làm việc theo nhóm, và thực hành. Hệ thống quản lý khóa học qua mạng cho phép người học truy cập bài tập, bài thi, bài thảo luận và các đường link đến các nguồn trên Internet. Nguời học có cơ hội quan sát, tương tác hay kèm cặp những sinh viên khác đang học qua mạng. Bài thi kết thúc khóa học là một hồ sơ giảng dạy điện tử. Theo báo cáo, khóa học được thiết kế dựa trên những tiêu chuẩn khách quan do cơ quan giáo dục cấp tiểu bang thiết lập. Liệu khóa học này có đáp ứng đầy đủ sự phân tích chương trình cho việc thiết kế khóa học hay không vẫn còn là một câu hỏi. Những phần của phân tích chương trình như phân tích người học hay phân tích nhiệm vụ đều không được báo cáo. Để đánh giá kết quả của khóa học, tác giả đã sử dụng bảng câu hỏi gồm 54 câu tự báo cáo để đánh giá khả năng, hiệu suất làm việc, mức độ tự tin và ý định sử dụng CNTT của giáo sinh. Kết quả trước và sau đánh giá cho thấy kết quả khả quan trên mọi phương diện. Những nghiên cứu khác áp dụng phương pháp sư phạm nêu trên đều cho kết quả tương tự (Goktas, Yildirim, & Yildirim, 2008; Wong et al., 2003)..

<span class='text_page_counter'>(27)</span> 22. Drenoyianni (2004) và Markauskaite (2007) đề nghị một cách để vừa phát triển khả năng sử dụng CNTT vừa phát triển kỹ năng giảng dạy là xây dựng khóa học dựa trên phương pháp giải quyết vấn đề. Theo đó, giáo sinh phải phân tích nhu cầu người học, thực hiện các hoạt động hỗ trợ tích hợp CNTT, nhận diện và phát triển các nguồn tư liệu, bổ sung và quản lí các hoạt động học tập, đánh giá các bài học có sử dụng CNTT. Một khóa học mẫu đã được tiến hành ở viện giáo dục quốc gia Singapore. Trọng tâm của khóa học là lí luận dạy học và thiết kế các đơn vị bài học theo hướng kiến tạo (Lim & Chan, 2007). Việc dạy CNTT trong khóa học rất kịp thời. Ví dụ nếu các giảng viên trường sư phạm nhận thấy một nhóm giáo sinh ngôn ngữ không biết sử dụng chức năng Review của Microsoft Word thì họ sẽ làm mẫu và sử dụng chức năng này để cung cấp những phản hồi của giáo viên đối với bài viết của học sinh. Tương tự như khi chuẩn bị các đơn vị bài học theo hướng kiến tạo, những kỹ năng CNTT cơ bản như chèn hình ảnh vào văn bản soạn bằng Power Point cũng được giới thiệu nếu cần thiết. Sản phẩm cuối cùng của khóa học là một bài trình bày bằng Power Point của một nhóm gồm hai hoặc ba giáo sinh. Mục đích là khuyến khích những hoạt động học tập lấy người học làm trung tâm có sử dụng những phương tiện CNTT khác nhau. Giáo sinh được yêu cầu nghiên cứu các trường hợp dạy mẫu có sử dụng CNTT, thảo luận vấn đề và ý nghĩa của chúng giáp mặt hay qua mạng. Lee và đồng nghiệp (2008) đã báo cáo rằng sau khóa học, giáo sinh nhận thấy trình độ sử dụng CNTT và năng sư phạm của họ gia tăng đáng kể. Đáp ứng nhu cầu sử dụng CNTT và ứng dụng CNTT vào giảng dạy ngày càng phát triển trong lượng thời gian hạn hẹp của chương trình đào tạo giáo sinh là một thách thức lớn khi thiết kế chương trình. Một số trường sư phạm ở Mỹ đã sử dụng bài kiểm tra trình độ sử dụng CNTT cơ bản để nắm bắt được sự khả năng sử dụng CNTT của giáo sinh. Ở trường sư phạm của ĐH Bowling Green State,người ta đã thực hiện một bài đánh giá khả năng sử dụng CNTT của giáo sinh trong đó giáo sinh được yêu cầu phải tạo ra một sản phẩm có sử dụng văn bản soạn thảo trên word, bảng tính, bài trình bày, những ứng dụng của phần mềm đồ họa. Thêm vào đó, sản phẩm này phải sử dụng tư liệu lấy từ Internet và thể hiện trình độ quản lí dữ liệu tốt (Banister & Vannatta, 2006, tr. 213). Để giúp giáo sinh hoàn thành bài tập được giao, nhà trường đã thiết lập các lớp hướng dẫn trên mạng, qua băng video, trung tâm hỗ trợ sinh viên sử dụng CNTT và các buổi hướng dẫn cho từng cá nhân nếu có yêu cầu. Dạy mẫu Tính hiệu quả của việc dạy mẫu đã được ghi nhận từ lâu qua nghiên cứu của Albert Bandura (1986). Dạy mẫu nghĩa là thực hành điều mà mình vừa thuyết giảng. Khi các giảng viên trường sư phạm làm mẫu việc sử dụng CNTT trong các lớp học cho giáo sinh, họ đã cho giáo sinh cơ hội tiếp cận với những phương pháp tiến bộ trong dạy và.

<span class='text_page_counter'>(28)</span> 23. học (Sketekee, 2006). Điều này có thể tạo ra thay đổi sâu sắc trong quan niệm về việc tích hợp CNTT phục vụ cho mục đích giảng dạy của giáo sinh. Dạy mẫu giúp giải quyết vấn đề các giáo sinh không hình dung được CNTT sẽ được sử dụng như thế nào trong lớp học (Dexter, Doering, & Riedel, 2006). Dexter và đồng nghiệp (2006) cùng Lock (2007) đã báo các nhiều trường hợp dạy mẫu của các giảng viên trường sư phạm. Trong nghiên cứu, Dexter và đồng nghiệp đã báo cáo một chiến lược sử dụng CNTT dựa vào nội dung cụ thể của từng lĩnh vực được áp dụng ở phạm vi toàn trường sư phạm. Thành phần tham gia có kĩ thuật viên, giáo viên trường phổ thông, các giảng viên chuyên môn và phương pháp giảng dạy. Tất cả cùng xây dựng và điều chỉnh nội dung chương trình để giáo sinh có thể trải nghiệm được việc dạy và học có sử dụng CNTT. Phân tích kết quả học tập của giáo sinh cho thấy họ hoàn toàn có thể nghĩ ra những ý tưởng bổ ích cho việc ứng dụng CNTT nhằm tăng khả năng lĩnh hội của người học trong tương lai. Lock (2007) đã mô tả những nỗ lực của bà trong việc sử dụng CNTT để dạy một khóa học kéo dài một học kì ở trường Đại học Calgary. Khóa học áp dụng phương pháp dạy học phát vấn và giáo sinh được giao nhiệm vụ đánh giá các yếu tố ảnh hưởng đến việc học tiếng Anh như là một ngoại ngữ thứ hai. Trong quá trình củng cố, khám phá và mô tả vấn đề, giáo sinh phải sử dụng những phương tiện CNTT khác nhau để hỗ trợ cho việc học và tự nhận xét. Họ phải viết các bảng tóm tắt, lựa chọn hình ảnh kỹ thuật số từ Internet, xây dựng các sản phẩm multimedia (trang web hay file Power Point) và cộng tác qua công cụ CNTT. Tác giả đã hướng dẫn giáo sinh một số kỹ năng sử dụng máy tính. Trong khóa học, giáo sinh phải làm việc theo nhóm. Lock cho rằng khóa học đã đem đến những trải nghiệm học tập có ý nghĩa cho sinh viên của bà. Nội dung nổi bật trong hai ví dụ vừa nêu là chúng ta phải khuyến khích giáo sinh học tập theo cách mà họ sẽ hỗ trợ cho học sinh của họ sau này. Để đạt được điều này các giảng viên trường sư phạm phải dạy mẫu trong nhiều tình huống khác nhau với những nội dung khác nhau. Sử dụng CNTT một cách hiệu quả Việc sử dụng CNTT một cách hiệu quả trong lớp học phụ thuộc vào ý thức đối với việc tích hợp. Để giáo sinh tích hợp CNTT trong giảng dạy, Angeli và Valanides (2005) cho rằng họ cần được trang bị kiến thức liên quan đến việc ứng dụng CNTT trong giảng dạy. Trích dẫn sau đây sẽ giải thích ý tưởng này: Kiến thức liên quan đến việc ứng dụng CNTT trong giảng dạy bao gồm kiến thức sư phạm, kiến thức về môn học, hiểu biết về học sinh và môi trường học, kiến thức về CNTT. Kiến thức CNTT được định nghĩa là biết sử dụng máy tính, biết sử dụng các công cụ, phần mềm và hiểu về chức năng của chúng. Kiến thức liên.

<span class='text_page_counter'>(29)</span> 24. quan đến việc ứng cụng CNTT trong giảng dạy vừa giúp giáo viên sử dụng CNTT thuần thục vừa cho phép họ tổng hợp các yếu tố như mục đích giảng dạy, nội dung, người học, môi trường để xác định cụ thể môn học nào cần được dạy với CNTT cho đối tượng người học nào trong môi trường nào và làm thế nào để phát huy tác dụng của việc sử dụng CNTT trong giảng dạy. Như vậy sử dụng CNTT một cách hiệu quả là sử dụng những chức năng phù hợp của một ứng dụng CNTT cụ thể nhằm hỗ trợ và gia tăng khả năng lĩnh hội của người học. Ý kiến này đã được đề cập khá nhiều trong các nghiên cứu của Jonassen và những tác giả khác (2008); Lim và Chai (2008). Loveless (2008) cũng đồng tình với ý kiến trên và cho rằng giáo viên phải biết kết hợp nội dung của bài học với ứng dụng CNTT. Nghiên cứu của bà cho thấy khi xuất hiện sự liên kết sư phạm lỏng lẻo giữa nội dung và ứng dụng CNTT thì việc sử dụng CNTT chỉ để cho vui mà không có mục đích học tập rõ ràng nào. Chai và Lee (2006, tr. 81) đã cung cấp một danh sách các ứng dụng phổ biến của CNTT và cách chúng tác động đến việc sử dụng CNTT hiệu quả như sau: Truy cập 24 giờ/7 ngày đến những nguồn thông tin vô tận Kết nối với bạn bè/chuyên gia Nhiều hình thức trình bày tri thức. Tính toán/tìm kiếm nhanh. Khả năng biên tập lại Kiến tạo, có thể cá biệt hóa Tính lập trình Giám sát hoạt động qua các file log Nhiều phiên bản khác nhau của một sự vật Ghi lại những tương tác trên. Học tập mọi lúc/mọi nơi Quan điểm đa dạng; hoàn thiện ý tưởng (tái tạo) Người học có nhiều cách thể hiện cách hiểu của mình, hấp dẫn những người học có kiểu học khác nhau Người học tập trung các kĩ năng học tập bậc cao như nhận diện, kiểm tra giả thuyết khi máy tính lưu trữ và tính toán v.v… Khuyến khích việc biên tập lại và chuyển giao thông tin nhiều lần Người học có thể tạo ra nhiều cách hiểu khác nhau Người học có thể tạo các mô hình và mô phỏng để kiểm nghiệm Người học có thể xem lại quá trình học của mình Người học có thể so sánh để thấy vấn đề từ nhiều phía Người học có thể hình.

<span class='text_page_counter'>(30)</span> 25. mạng Giao tiếp phi đồng bộ. dung cách tư duy của chuyên gia hoặc những bạn giỏi hơn Người học có thời gian suy nghĩ, giao tiếp số đông với số đông. Dựa vào môi trường học và đặc điểm của người học, việc sử dụng CNTT hiệu quả có thể đem lại nhiều lợi ích. Ví dụ, để giúp học sinh xây dựng kiến thức nền về một môn học, giáo viên có thể yêu cầu học sinh xây dựng một bản đồ tư duy sử dụng công cụ lập bản đồ tư duy. Công cụ này giúp xem lại dễ dàng và học sinh có thể tạo ra hay liên kết những bản đồ mà họ thấy cần thiết. Một ví dụ khác: nếu giáo viên cảm thấy học sinh của họ chưa nói ra suy nghĩ hay chưa tham gia vào các buổi thảo luận nghiêm túc thì họ có thể nghĩ đến chuyện lập một diễn đàn thảo luận. Rất nhiều nghiên cứu đã chứng minh lợi ích của việc lập diễn đàn: nó cho phép học sinh có thời gian nhiều hơn để suy nghĩ về vấn đề và đảm bảo cơ hội tham gia ngang bằng cho học sinh. Đánh giá Thiết kế tiêu chuẩn đánh giá rất cần thiết cho việc phát triển chương trình đào tạo sử dụng CNTT. Tiêu chuẩn đánh giá được thiết kế tốt rất quan trọng để thu hút người học trong quá trình học. Những phương tiện đánh giá từ các bài kiểm tra trình độ được chuẩn hóa đến hồ sơ bài dạy điện tử đã được sử dụng để đánh giá trình độ tích hợp CNTT phục vụ cho giảng dạy của các giáo sinh. Việc đánh giá dựa trên bốn phương diện: khả năng sử dụng CNTT, thái độ và niềm tin đối với việc sử dụng CNTT, lý luận sư phạm và việc sử CNTT trong thực tế. Các phương diện này được đánh giá thông qua phân tích dự án hay sản phẩm, điều tra, bài nhận xét hay tranh luận và dự giờ. Tất cả thông tin được lưu lại trong một trong hồ sơ điện tử (Graham và những tác giả khác, 2004). Chúng tôi mô tả một số trường hợp dưới đây để minh họa ba vấn đề then chốt mà giảng viên sư phạm cần tập trung trong quá trình thiết kế đánh giá. Sự liên kết với chương trình Đánh giá nếu không liên kết với chương trình sẽ không có hiệu lực. Trong một số chương trình đào tạo truyền thống, hệ thống đánh giá được xây dựng trước chương trình (xem Seels và Glasgow, 1998). Angeli (2005) đã mô tả một khóa học phương pháp giảng dạy các môn khoa học có sử dụng mô hình IDS (Instructional System Design) để hướng dẫn giáo sinh thiết kế bài học có tích hợp CNTT. Bà cũng báo cáo một trường hợp trong đó nội dung giảng dạy được xây dựng cùng với những tiêu chuẩn đánh giá xác thực có liên kết với chương trình. Hình 3 mô tả mô hình IDS..

<span class='text_page_counter'>(31)</span> 26. Xác định các vấn đề học sinh sẽ thấy khó hiểu vì nó quá trừu tượng hay phức tạp hoặc do giáo viên khó mà trình bày hiệu quả bằng các phương tiện truyền thống Xác định chủ đề/nội dung dạy học có sử dụng CNTT. Chuyển và thể hiện nội dung sang những hình thức dễ hiểu và dễ tiếp thu. Chọn những công cụ phù hợp để chuyển nội dung và hỗ trợ việc dạy lấy người học làm trung tâm. Xem lại. Chỉnh sửa cho phù hợp với học sinh (vd: khó khăn về công nghệ; các giải pháp thay thế; tri thức cũ). Phản hồi. Tích hợp các hoạt động trên máy tính với phương pháp sư phạm phù hợp trong lớp học. Đánh giá học sinh trong quá trình học (đánh giá bộ phận). Hình 3: Mô hình IDS mô tả việc tích hợp CNTT vào các khóa phương pháp giảng dạy (Angeli, 2005, tr.386) Hai nhóm giáo sinh tham gia vào việc thiết kế khóa học thực nghiệm này. Nhóm thứ nhất sử dụng công cụ biện tập multimedia có tên là Hyperstudio và Multimedia Builder trong khi nhóm thứ hai sử dụng công cụ tạo mẫu có tên là Modelling Space. Trong hai nhóm, các giảng viên đều làm mẫu một số bài học có tích hợp CNTT sử dụng những công cụ cụ thể mà giáo sinh phải học để sử dụng. Sau buổi học, giảng viên sẽ giải thích nguyên tắc sư phạm đằng sau việc thiết kế các bài học mẫu. Việc tập huấn sử dụng CNTT được cung cấp trong các phần mềm tương ứng. Sau đó giáo sinh được giao nhiệm vụ thiết kế một bài học theo hướng kiến tạo dựa trên quá trình minh họa ở hình 1, có sự hỗ trợ của các giảng viên trong suốt quá trình thiết kế. Họ sẽ được đánh giá dựa trên bốn phương diện của việc tích hợp CNTT bao gồm: a). Chọn lựa đề tài phù hợp. b). Sử dụng hình thức trình bày có CNTT hỗ trợ thích hợp để chuyển tải nội dung. c). Sử dụng CNTT hỗ trợ phương pháp giảng dạy.

<span class='text_page_counter'>(32)</span> 27. d). Tích hợp các hoạt động học tập trên máy với phương pháp sư phạm thích hợp. Trong trường hợp này, việc đánh giá kết hợp chặt chẽ với các quy trình sử dụng trong chương trình đào tạo.. Hình thức đánh giá: sự cân bằng giữa quy trình và sản phẩm Park và Ertmer (2007) báo cáo việc sử dụng phương pháp học tập dựa trên giải quyết vấn đề trong khóa học giới thiệu CNTT trong giảng dạy của họ. Vào đầu khóa học, giáo sinh phải đối mặt với một vấn đề hóc búa là họ phải xin một vị trí giảng dạy mới yêu cầu ứng viên phải thể hiện khả năng sử dụng CNTT trong giảng dạy bằng một hồ sơ. Các giảng viên lập kế hoạch bài dạy trong đó có thông tin chi tiết về các nguồn tư liệu và phương pháp đánh giá sẽ được áp dụng cho từng nhóm giáo sinh. Tài liệu này cho phép theo dõi quá trình học của giáo sinh trong suốt khóa học. Trích dẫn sau cho biết sự tiến bộ của giáo sinh sau khóa học và các hình thức đánh giá khác nhau được sử dụng. Trong học kì giáo sinh sẽ xem video những buổi dạy mẫu có tích hợp CNTT trong lớp K-12 và các buổi phỏng vấn các giáo viên. Sau khi xem xong, giáo sinh sẽ thảo luận về những vấn đề trong lớp học, ưu điểm và khuyến điểm của các giải pháp. Sau đó mỗi nhóm sẽ tạo ra một sản phẩm có liên quan đến kỹ năng, kiến thức và thái độ cần có để thành công trong việc áp dụng CNTT trong giảng dạy lĩnh vực của họ. Thêm vào đó, giáo sinh phải nộp bản nhận xét về từng sản phẩm và bản nhận xét về khóa học mô tả trải nghiệm khi làm việc theo nhóm của họ. Mỗi nhóm nhỏ tạo ra một hồ sơ điện tử để xin vào vị trí mới ở một trường tuyến trên. Có ba sản phẩm trong mỗi hồ sơ: a) Một sản phẩm thể hiện kỹ năng (ví dụ sơ yếu lý lịch điện tử) b) Một sản phẩm thể hiện kiến thức (ví dụ giáo án tích hợp CNTT ) c) Một sản phẩm nêu bật thái độ đối với công nghệ (ví dụ bài luận về triết học giảng dạy) Vào cuối học kì mỗi nhóm sẽ trình bày trước ban phỏng vấn là các nhà lãnh đạo trong trường (gồm cả những thầy cô xuất hiện trong băng video dạy mẫu ban đầu) cùng các chuyên gia về nội dung giảng dạy là giáo sư và giảng viên trường sư phạm. Sau mỗi bài trình bày, ban phỏng vấn sẽ đặt câu hỏi về hồ sơ của các ứng viên. (Park và Ertmer, 2007, tr. 251).

<span class='text_page_counter'>(33)</span> 28. Nghiên cứu của Park và Ertmer (2007) cho thấy những hình thức đánh giá khác nhau đã được kết hợp và cân bằng như thế nào trong chương trình để đánh giá quá trình và sản phẩm của việc ứng dụng CNTT trong dạy học.. Tính chính xác của đánh giá Thiết lập sự đánh giá chính xác giúp giáo sinh tập trung để lĩnh hội được những kỹ năng cần thiết cho việc thật sự ứng dụng CNTT trong giảng dạy. Thiết kế đánh giá của Angeli (2005) và Part và Ertmer (2007) được xem là chính xác vì những kỹ năng cần có để hoàn thành các nhiệm vụ chính là những kỹ năng giáo sinh cần trong môi trường làm việc của họ. Tuy nhiên người ta có thể tranh luận là tính chính xác sẽ gia tăng trong quá trình xây dựng một bài giảng thật sự. Việc xây dựng một bài giảng yêu cầu những kỹ năng khác với kỹ năng cần có khi chuẩn bị bài. Vấn đề này sẽ được bàn đến trong chương tiếp theo. Có những hình thức đánh giá không chính xác theo quan điểm của giảng viên và giáo sinh. Ví dụ ở vương quốc Anh, để đạt chuẩn, giáo sinh phải làm các bài kiểm tra chứng tỏ họ có đủ năng lực sử dụng CNTT. Tuy nhiên trong khi hình thức này đảm bảo các giáo sinh có trình độ CNTT cơ bản thì theo nghiên cứu của Haydn và Barton (2007) hình thức này không được giáo sinh lẫn giáo viên hướng dẫn của họ ưa thích. Theo họ, nó không liên quan cũng không bổ ích cho việc ứng dụng CNTT một cách hiệu quả. Phương pháp tập huấn này gần với phương pháp lĩnh hội kỹ năng truyền thống. Nó khó có thể đào tạo những giáo viên có khả năng hỗ trợ việc học theo hướng kiến tạo, hợp tác, sinh động với sự hỗ trợ của công nghệ.. Thực hành sư phạm Thực hành là một phần quan trọng trong chương trình đào tạo vì nó đem đến cho giáo sinh môi trường học tập thực sự để họ hiểu được lý thuyết và thực hành những kỹ năng vừa học (Dexter và Riedel, 2003; Sime và Priestley, 2005). Do đó, các trường sư phạm thường yêu cầu giáo sinh sử dụng CNTT và sau đó viết bài phản hồi. Để việc thực tập sư phạm nâng cao khả năng sử dụng CNTT trong lớp học của giáo sinh, chúng ta cần quan tâm đến ba trọng tâm chiến lược sau.. Sự liên kết với chương trình và hình thức đánh giá Benson và đồng nghiệp của bà (2004) đã báo cáo rằng giáo sinh phải sử dụng những phương tiện multimedia họ xây dựng được trong suốt khóa học 12 tháng về ứng dụng CNTT trong giảng dạy vào ba tuần thực dạy của họ. Như vậy, việc thực hành sẽ liên kết trực tiếp với chương trình. Điều này làm giáo sinh thấy rằng họ được chuẩn bị kỹ hơn cho việc sử dụng CNTT thực sự. Tuy nhiên, không có nhiều nghiên cứu chỉ ra được sự liên kết chặt chẽ giữa khóa học về CNTT và thực hành như vậy. Một điều kiện.

<span class='text_page_counter'>(34)</span> 29. cần thiết để thúc đẩy sự liên kết đó là giáo sinh phải biết nội dung và đối tượng mà họ sẽ dạy trước khi trực tiếp đứng lớp. Trong nghiên cứu vào năm 2006 của mình, Dawson đã chỉ ra không phải kinh nghiệm thực tiễn mà chính là hoạt động phản hồi về các kinh nghiệm đó mới giúp giáo viên phát triển chuyên môn. Đây là một hoạt động khác mà giáo sinh phải làm trong trường hợp họ không được hỗ trợ đúng mức. Điều này đặc biệt đúng khi giáo sinh cảm thấy bị áp lực do phải học quá nhiều kỹ năng trong quá trình thực hành sư phạm (Hadyn và Barton, 2007). Dawson (2007) đã cố gắng chỉ ra điểm Tính hiệu quả của việc sử dụng CNTT yếu của kinh nghiệm thực tiễn qua yêu cầu giáo viên. trong giai đoạn thực tập phụ thuộc vào Nó yêu cầu giáo sinh phải đặt câu hỏi, lên kế hoạch thu sự hỗ trợ của giảng viên, giáo viên hướng dẫn và việc tiếp cận đầy đủ các thập thông tin, phân tích thông tin và hành động. Theo phương tiện CNTT … Dawson, kết quả là giáo sinh sẽ quen với sự phức tạp của việc ứng dụng CNTT trong lớp học và chú ý đến việc học của học sinh hơn. Tuy nhiên, nghiên cứu cũng cho thấy giáo sinh có khuynh hướng sử dụng CNTT để hỗ trợ và tăng hiệu quả của phương pháp dạy học truyền thống. Rất ít giáo sinh có khả năng sử dụng CNTT tạo ra môi trường thuận tiện cho các hoạt động dạy lấy người học làm trung tâm nhằm phát triển tư duy bậc cao. Tóm lại, những nghiên cứu trong đó có đề cập đến sự liên kết giữa chương trình đào tạo và quá trình thực hành sư phạm đã chứng minh những nỗ lực như vậy giúp làm tăng khả năng sử dụng CNTT của giáo sinh. Những điều kiện quan trọng thúc đẩy sự liên kết này sẽ được bàn đến trong chương sau.. Sự hỗ trợ từ phía nhà trường Việc đẩy mạnh sử dụng CNTT trong quá trình thực hành sư phạm phụ thuộc vào sự hỗ trợ của giảng viên và cố vấn cùng với sự tiếp cận CNTT đầy đủ (Dexter và Riedel, 2003; Brown và Warschaure, 2006). Nếu không có sự hỗ trợ này, quá trình thực hành có thể hạn chế việc tích hợp CNTT. Ví dụ, trong hồ sơ giáo sinh được yêu cầu sử dụng CNTT. Những rắc rối mà giáo sinh có thể gặp phải như không sử dụng được phòng lab hay giáo viên hướng dẫn không tin tưởng CNTT sẽ cản trở giáo sinh hoàn thành nhiệm vụ được giao và gây cho họ sự khó chịu. Do đó trước khi quyết định sử dụng CNTT như một phần của đánh giá quá trình chúng ta cần phải xem xét liệu đã có đủ các điều kiện hỗ trợ chưa. Nói một cách khác, nếu điều kiện khách quan thuận tiện thì giáo sinh sẽ sử dụng CNTT một cách tự tin hơn. Pope, Hare và Howard (2005) nói rằng việc giáo viên hướng dẫn dạy mẫu giờ dạy có sử dụng CNTT sẽ khuyến khích giáo sinh sử dụng CNTT nhiều hơn. Lisowski và đồng nghiệp (2006) ;Brown và Warschauer (2006) có kết luận tương tự rằng thái độ của giáo viên hướng dẫn có tác động tích cực đến người học. Tuy nhiên số lượng giáo viên hướng dẫn có khả năng dạy mẫu như vậy ở các.

<span class='text_page_counter'>(35)</span> 30. trường không nhiều. Nhận thức được tầm quan trọng của vấn đề này, các trường sư phạm đã bắt đầu công tác tập huấn thêm cho giáo viên và giảng viên. Một hình thức hỗ trợ khác là thành lập các cộng đồng trên mạng để khuyến khích sự giúp đỡ lẫn nhau và giảm cảm giác bị cô lập của giáo sinh. Sime và Priestley (2005) đã phân tích những buổi thảo luận trên mạng của giáo sinh về các buổi dạy mẫu có ứng dụng CNTT mà họ được xem trong quá trình dự giờ. Đây là một hoạt động có ý nghĩa khuyến khích giáo sinh suy nghĩ nhiều hơn về lý thuyết học ở trường đại học và việc thực dạy ở các trường phổ thông. Sime và Priestley (2005) lập luận rằng giáo sinh có khả năng nhận thức được vai trò của CNTT trong đổi mới phương pháp dạy và học cũng như họ sẽ có được tư duy phê phán đối với việc sử dụng CNTT. Một hình thức hỗ trợ khác là cấp máy tính xách tay cho giáo sinh và giáo viên hướng dẫn. Những cách làm này thực sự mang lại lợi ích cho việc phát triển chuyên môn của giáo viên.. Kỳ vọng của việc ứng dụng CNTT trong dạy và học ở trường phổ thông Nhiều nhà sư phạm đã báo cáo những tác động tích cực của việc khuyến khích giáo sinh sử dụng CNTT trong thời gian thực tập (Benson và các tác giả, 2004; Lisowki và các tác giả, 2006). Trong các bài viết nói trên thì báo cáo của Brush và đồng nghiệp (2003) về mô hình theo từng phân môn là nổi bật nhất. Theo mô hình của họ, các giáo sinh được yêu cầu thiết kế, thực hiện và xem lại bài giảng tích hợp CNTT trong quá trình thực tập. Họ nhận sự giúp đỡ từ các sinh viên đã tốt nghiệp - những người thiết kế và phân phát bài giảng tích hợp CNTT trong đó sử dụng những phần mềm cụ thể để dạy các môn học. Sau khi học thử những bài giảng tích hợp CNTT, giáo sinh nhận xét bài giảng và tự thiết kế bài dạy của họ với sự giúp đỡ kịp thời của các sinh viên đã tốt nghiệp. (Những sinh viên này hoặc là giáo viên đang đứng lớp hoặc là giáo viên có kinh nghiệm). Giáo sinh sau đó sẽ dạy thử và viết bản tự nhận xét, thảo luận về điểm mạnh và điểm yếu của bài dạy. Mô hình này có tác động tích cực đến thái độ của giáo sinh đối với CNTT và phát triển kỹ năng sử dụng CNTT trong giảng dạy của họ. Cũng cần phải nhấn mạnh rằng sở dĩ mô hình này lại thành công như vậy vì nó nhấn mạnh đến thực học trong quá trình thực tập của các trường sư phạm. Mặc dù có những lợi ích được đề cập ở trên, vẫn còn nhiều giáo sinh chưa có cơ hội sử dụng CNTT trong giảng dạy (Pope và các tác giả, 2005) vì các giảng viên đại học nhận ra rằng những điều kiện hỗ trợ đầy đủ không tồn tại. Brown và Warshauer (2006) chỉ ra các trường vẫn còn thiếu những chuyên gia thông thạo lĩnh vực sử dụng CNTT trong giảng dạy. Tuy nhiên, rõ ràng các trường có thể kỳ vọng vào việc sử dụng CNTT trong quá trình thực tập. Đây là động lực để các trường nâng cao trình độ CNTT của sinh viên ra trường..

<span class='text_page_counter'>(36)</span> 31. Phương diện thứ ba Học tập nâng cao trình độ cho cán bộ quản lý, giảng viên và nhân viên hỗ trợ Giáo sinh được xem là nhân tố tạo ra sự thay đổi đối với việc duy trì ứng dụng CNTT trong dạy, học và quản lí trong trường phổ thông. Để hoàn thành sứ mệnh quan trọng này, giáo sinh phải trải nghiệm việc ứng dụng CNTT hiệu quả trong mọi lĩnh vực của khóa học như chương trình đào tạo, hoạt động đánh giá và quá trình thực tập. Tầm quan trọng của việc này đã được đề cập trong phần trước. Tuy nhiên chính các trưởng khoa, giảng viên và đội ngũ hỗ trợ mới có vai trò then chốt trong việc tạo ra những trải nghiệm này cho giáo sinh. Mặc dù họ là những chuyên gia trong lĩnh vực của mình (quản lí, đào tạo sư phạm) nhưng nhiều người trong số họ lại thiếu kỹ năng và kinh nghiệm sử dụng CNTT phục vụ cho giảng dạy và quản lí. Do đó việc tiếp tục phát triển khả năng sử dụng CNTT trong giáo dục cho đối tượng này là cần thiết. Học tập nâng cao chuyên môn là toàn bộ quá trình học tập chính thức hoặc không chính thức của một giáo viên từ khi còn là giáo sinh cho đến lúc nghỉ hưu (Fullan và Steigelbauer, 1991, tr. 326) bao gồm sự hỗ trợ của giáo viên hướng dẫn để kiểm tra và thay đổi phương pháp dạy dựa trên sự hiểu biết ngày càng sâu sắc của họ về việc dạy và học (Davies, Edward, Gannon và Laws, 2007). Mặc dù ở các trường việc nâng cao chuyên môn là có thật nhưng những chương trình phục vụ cho mục đích này hoặc được đóng gói và phân phát cho giáo viên theo yêu cầu cấp trên hoặc được một chuyên gia về giáo dục trình bày trong các hội thảo và hội nghị “một lần rồi thôi”. Những chương trình như vậy thường không đáp ứng được nhu cầu nâng cao chuyên môn của giảng viên kết quả là khó tạo ra sự thay đổi nào trong phương pháp dạy và học. Do đó chương này có sáu nội dung trọng tâm: . Văn hóa học tập nâng cao trình độ. . Chương trình nâng cao trình độ CNTT. . Kế hoạch học nâng cao trình độ CNTT của nhân viên. . Cố vấn và hướng dẫn đồng nghiệp trong việc ứng dụng CNTT vào giảng dạy. . Những điều kiện thuận lợi cho việc học nâng cao trình độ CNTT. . Cơ chế khen thưởng và khuyến khích việc học nâng cao trình độ CNTT.

<span class='text_page_counter'>(37)</span> 32. Văn hóa học tập nâng cao trình độ Việc tiếp tục nâng cao chuyên môn cho lãnh đạo khoa, giảng viên và đội ngũ hỗ trợ là cần thiết để trường có khả năng phát triển năng lực sử dụng CNTT hiệu quả của giáo sinh. Nâng cao chuyên môn không chỉ đơn giản là cung cấp thông tin về một phương pháp mới hay tổ chức các buổi hội thảo định kì với nội dung chẳng liên quan gì đến thực tế giảng dạy (Ball và Cohen, 1999). Ngược lại, hoạt động nâng cao chuyên môn phải chỉ ra được lỗ hổng giữa nghiên cứu và thực tiễn trong các trường, một lỗ hổng về nhận thức cố hữu của các nhà sư phạm. Để khuyến khích giảng viên đổi mới phương pháp dạy bằng ứng dụng CNTT thì chúng ta phải cho họ cơ hội để nói về phương pháp hiện tại họ đang sử dụng và cung cấp kiến thức để họ có đầy đủ thông tin về việc dạy và học trong tương lai (Schon, 1992). Khi đó, giảng viên sẽ giải thích những lý do cá nhân cho quyết định của họ. Nếu không có sự tác động từ bên ngoài này sẽ rất khó để thay đổi quan điểm của giảng viên về ứng dụng CNTT trong dạy và học (Lim và Chai, 2008). Nâng cao chuyên môn trong trường do đó phải hỗ trợ việc kiểm tra hoạt động dạy và học, đồng thời làm tăng sự hiểu biết của trưởng khoa, giảng viên và đội ngũ hỗ trợ về tính phức tạp của môi trường học tập có tích hợp CNTT nhằm phát triển năng lực sử dụng CNTT của giáo sinh và giáo viên phổ thông. Việc này phải được tiến hành ở mọi cấp độ trong trường và các cơ sở đào tạo khác (bao gồm trường phổ thông và các cơ sở giáo dục khác). Một văn hóa học tập như vậy chú trọng việc phát triển các nhóm phát triển chuyên môn để liên kết và hỗ trợ cho việc học tập của đội ngũ giáo viên và giáo sinh trong các trường (Bryk, Camburn và Louis, 1999). Việc này hàn gắn sự thiếu liên kết giữa dạy và học vốn là đặc tính của các phương pháp truyền thống. Wood (2007, tr.12) đã giải thích cách xây dựng một nhóm phát triển chuyên môn như sau: ….Nó phải thúc đẩy sự hoàn thiện phương pháp dạy và học. Để công việc tiến triển thì nhóm phải gắn bó chặt chẽ bằng sự tận tâm, các giá trị và thành tích do công việc mang lại. Ở các trường sư phạm, nhóm phát triển chuyên môn sử dụng CNTT cho mục đích giảng dạy cần chú ý mối quan hệ hữu cơ giữa việc học của trưởng khoa, giảng viên và bộ phận hỗ trợ với trọng tâm là thúc đẩy việc dạy học có tích hợp CNTT. Theo đó giảng viên trong trường sẽ giúp đỡ lẫn nhau bằng cách dự giờ, dạy mẫu và tham gia vào các dự án hợp tác làm tăng hoạt động dạy có tích hợp CNTT. Thông qua các hoạt động này giảng viên có được tiếng nói chung về phương pháp dạy và học, về chương trình.

<span class='text_page_counter'>(38)</span> 33. và hình thức đánh giá để cùng phát triển nguồn tư liệu chung và chia sẻ trách nhiệm với việc học của sinh viên trong môi trường giảng dạy có tích hợp CNTT.. Chương trình nâng cao trình độ CNTT Những nghiên cứu về tính hiệu quả của chương trình nâng cao năng lực sử dụng CNTT trong dạy học đã làm nổi bật một số đặc điểm của chương trình này là thời gian học dài hơn (thường có những hoạt động tiếp theo), những hoạt động học tập hay và liên quan đến môi trường giảng dạy của giáo viên, khả năng tiếp cận CNTT trong dạy và học và tinh thần cộng tác (Lawless và Pellegrino, 2007). Những hội thảo, hội nghị được tổ chức thường xuyên hay hội thảo chuyên môn với nội dung bao quát nhiều lĩnh vực có khuynh hướng chẻ nhỏ hoạt động học tập của trưởng khoa, giảng viên và bộ phận hỗ trợ và hầu như không hỗ trợ gì cả (Jacobsen và Lock, 2004). Rất nhiều người than phiền về sự thiếu liên kết giữa hoạt động trong hội thảo và việc thực dạy ở các trường. Hơn thế nữa, những hội thảo này không cho họ có thời gian và cơ hội để thiết kế và sử dụng các hoạt động nhằm phát triển kỹ năng sử dụng CNTT cho giáo sinh và giáo viên đứng lớp. Khi CNTT xuất hiện trong môi trường giáo dục, mọi thứ đều thay đổi. Đội ngũ hỗ trợ phải học không chỉ cách sử dụng những công cụ CNTT mới mà còn cách thiết kế hoạt động tích hợp CNTT làm tăng khả năng lĩnh hội của người học. Tuy nhiên, chi phí cho khóa học tăng tỷ lệ với thời gian bỏ ra; có thể có trường hợp tốn phí cơ hội (opportunity cost) khi giảng viên không đứng lớp và điều này làm gián đoạn việc học của giáo sinh. Kết quả là, việc nâng cao chuyên môn một cách hệ thống, thường xuyên với sự hỗ trợ dành cho nhân viên trong trường là hiếm (Rust, 2009). Thiết kế khóa học bồi dưỡng chuyên môn thường xuyên cho phép giáo viên thử nghiệm những công cụ CNTT và phương pháp giảng dạy mới đòi hỏi sự hiểu biết về quan điểm của họ đối với việc dạy học và sử dụng CNTT trong dạy học, phương pháp dạy và vai trò của họ trong trường, năng lực sử dụng CNTT của họ. Đặc biệt, giảng viên quyết định dạy như thế nào dựa trên kinh nghiệm chuyên môn có trước về giáo sinh, môi trường công tác mà họ đã tích lũy qua nhiều năm. Những kinh nghiệm này ảnh hưởng theo cả hướng tích cực lẫn tiêu cực đối với cách học định tích hợp CNTT. Ngoài ra, các giảng viên không thích ứng dụng CNTT trong giảng dạy nếu họ bị ép phải thực hiện. Họ cho rằng những thay đổi này không liên quan và không hợp với phương pháp dạy và hoạt động học tập họ đang sử dụng (Shonkoff, 2000). Để chương trình bồi dưỡng chuyên môn có hiệu quả, chúng ta cần thay đổi quan điểm của các giảng viên về ứng dụng CNTT trong dạy học. Chỉ khi đó họ mới xem lại và thay đổi phương pháp giảng dạy (Ertmer, 2005; Lim và Chan, 2007). Do đó chương trình bồi dưỡng phải dựa trên nhu cầu thực tế của các trưởng khoa, giảng viên, đội ngũ hỗ trợ.

<span class='text_page_counter'>(39)</span> 34. CNTT trong môi trường mà họ đang làm việc (Wayne, Yoon, Zhu, Cronen và Garet, 2008). Chương trình CNTT cũng phải liên kết với những chương bồi dưỡng chuyên môn khác và tạo ra cơ hội thực hành với sự hỗ trợ từ các cấp để chuyển từ bồi dưỡng sang dạy và học thực sự nhằm đem đến sự cải thiện trên mọi phương diện cho trường (Zhao, Pugh & Sheldon, 2002).. Kế hoạch học nâng cao trình độ CNTT của nhân viên Giao cho trưởng khoa, giảng viên, đội ngũ hỗ trợ CNTT quyền quản lí việc học của họ làm tăng hiệu quả của chương trình(Lieberman, 2009). Khi giải thích về hoạt động bồi dưỡng chuyên môn, Ball (1996, tr. 507) đã nhấn mạnh điều này: Cách chúng ta hiểu về việc học tập nâng cao trình độ chuyên môn là một tổng hòa những ý tưởng khá cứng nhắc, quan điểm, lầm tưởng và phán đoán … Chính bản thân chúng ta cần có những cách nhìn khác dựa trên những gì ta nghĩ là ta biết và ta nghĩ là ta còn phải học. Các giảng viên phải làm chủ những thay đổi liên quan đến ứng dụng CNTT trong giảng dạy từ việc tự nhận xét đến hoạt động đánh giá lại để họ có thể hiểu sâu sắc về việc dạy, việc học và các mục tiêu trong tương lai (Fullan, 1999; Garet, Porter, Desimone, Birman, Yoon, 2000). Điều này thống nhất với kết quả của các nghiên cứu cho rằng các hoạt động bồi dưỡng chuyên môn phải phù hợp với nhu cầu và môi trường giảng dạy của từng giảng viên (Lawless và Pellegrino, 2007). Chính vì lí do đó, nhân viên ở các trường sư phạm cần có cơ hội cùng nhau xây dựng kế hoạch học CNTT và sẵn sàng thực hiện các kế hoạch này. Trường cũng cần hỗ trợ việc phát triển và giám sát các kết hoạch này của nhân viên trong các nhóm học tập. Việc giám sát các kế hoạch học tập nâng cao trình độ không nên chỉ dừng ở việc xem coi năng lực CNTT của nhân viên có tăng lên hay không hoặc giảng viên có thay đổi phương pháp giảng dạy hay không. Chúng ta cần kiểm tra trình độ của giáo sinh và việc sử dụng CNTT phục vụ giảng dạy của các em. Cách làm này sẽ mang lại hiệu quả mong muốn của việc học nâng cao trình độ và cung cấp thông tin xác thực cho quá trình theo dõi, đánh giá.. Cố vấn và hướng dẫn đồng nghiệp trong việc ứng dụng CNTT vào giảng dạy Cố vấn và hướng dẫn đồng nghiệp trong những năm gần đây đã trở thành mô hình học tập nâng cao trình độ quan trọng của các nhà giáo dục (Orill, 2001; Walkington, 2005). Bản chất công tác của việc cố vấn và hướng dẫn đồng nghiệp mang lại cho giảng viên.

<span class='text_page_counter'>(40)</span> 35. sự trợ giúp, hỗ trợ, tin tưởng, thừa nhận từ đồng nghiệp và kiểm sóat việc học tập của họ. Điều này mang lại một phương pháp học tập nâng cao trình độ có tính toàn trường. Mô hình học tập nâng cao trình độ này chú trọng đáp ứng nhu cầu của từng cá nhân giảng viên trong mối quan hệ cá nhân với đồng nghiệp. Nó tạo ra môi trường kín đáo cho việc xét lại hoạt động giảng dạy của bản thân và thay tính đơn độc của hoạt động giảng dạy trong lớp bằng mối quan hệ gắn bó, hữu ích giữa các giảng viên (FiemanNemser, 2001). Không giống như các buổi tập huấn “một lần là xong”, cố vấn và hướng dẫn đồng nghiệp là chương trình liên tục, lâu dài và do đó, có nhiều khả năng tác động đến hoạt động dạy và học của giảng viên hơn (Boyle, While & Boyle, 2004). Robbins (1995, tr. 206) định nghĩa hướng dẫn đồng nghiệp như sau: Một quá trình tin cậy trong đó hai hay nhiều đồng nghiệp làm việc với nhau để xem lại cách dạy hiện tại; mở rộng, chắt lọc và học những kĩ năng mới; chia sẻ ý tưởng; dạy lẫn nhau; tiến hành nghiên cứu trong lớp học hoặc giải quyết các vấn đề ở cơ quan. Định nghĩa này nhấn mạnh hướng dẫn đồng nghiệp là một phần quan trọng của hoạt động học tập nâng cao trình độ nhằm tạo ra môi trường học tập thân thiện giúp các giảng viên trao đổi và học tập lẫn nhau. Joyce và Showers (2002) xác định hai đặc điểm quan trọng của cố vấn và hướng dẫn đồng nghiệp: đồng thuận trong công việc, hoạt động đánh giá, hỗ trợ và giáo viên học tập lẫn nhau ở mọi mặt của hoạt động chuyên môn (chứ không chỉ dự giờ nhau). Ví dụ như, trong một mô hình học tập nâng cao trình độ theo kiểu cố vấn và hướng dẫn đồng nghiệp, các giảng viên có thể trước hết dự một hội thảo, sau đó dự giờ và làm việc với những giảng viên có kinh nghiệm sử dụng CNTT hơn. Điều này dễ khuyến khích giảng viên thử nghiệm, thay đổi chính mình và phát triển kĩ năng CNTT cũng như kĩ năng sư phạm. Mô hình như vậy mang lại sự quan tâm cá nhân và tạo ra không khí thoải mái cho việc thử nghiệm các phương pháp giảng dạy mới có ứng dụng CNTT. Nó cũng hỗ trợ họ trong quá trình ra quyết định, lên kế hoạch và thực thi trong lớp học. Từ đó họ suy nghĩ, xem xét rồi đưa ý tưởng thành hành động. Hướng dẫn đồng nghiệp cũng áp dụng mô hình “tập huấn người tập huấn”. Theo đó, một nhóm giảng viên sẽ được tập huấn cách sử dụng CNTT trong dạy học và sau đó họ tập huấn lại cho những người khác. Mô hình như vậy đã được một số nghiên cứu chứng minh là hiệu quả (Cole, Simkins & Penuel, 2002; Gershner & Snider, 2001). Khi đóng vai trò người tập huấn, giảng viên hiểu rõ nhu cầu và thực tế của đơn vị mình. Do đó những hướng dẫn của họ thiết thực và đáp ứng nhu cầu của những người tham gia tập huấn tốt hơn. Do đó, cố vấn và hướng dẫn đồng nghiệp đã trở thành một phần của chương trình bồi dưỡng giảng viên. Chương trình này có thể bao gồm giảng viên trong.

<span class='text_page_counter'>(41)</span> 36. trường làm việc chung với nhau hoặc giảng viên làm việc với các trường, cơ quan và tổ chức khác.. Những điều kiện thuận lợi cho việc học nâng cao trình độ CNTT Các phần trên đã nêu bật tầm quan trọng của việc bồi dưỡng trình độ CNTT cho giảng viên, lãnh đạo khoa, đội ngũ nhân viên hỗ trợ và cách tổ chức các hoạt động bồi dưỡng này để nâng cao khả năng sử dụng CNTT trong học tập và giảng dạy. Phần này tập trung bàn về những điều kiện cần và đủ cho các hoạt động bồi dưỡng trình độ CNTT này. Các điều kiện cần bao gồm:   . Khả năng tiếp cận CNTT (Ertmer, Addison, Lane, Ross & Woods, 1999) Thời gian được nghỉ để học tập nâng cao trình độ (Cuban, Kirkpatrick & Peck, 2001) Tính thiết thực đối với hoạt động giảng dạy của giảng viên (Hunter, 2001; Lim, 2007). Trong quyển sách “Khơi nguồn sáng tạo”, Rogers (1983, tr.24) đã cảnh báo: “Điều quan trọng không phải ý tưởng mới hay hơn ý tưởng cũ mà nó muốn thay thế mà là người khác có thừa nhận rằng ý tưởng mới là hay hơn không”. Nhận thức về CNTT trong giáo dục của giảng viên, lãnh đạo khoa và đội ngũ hỗ trợ CNTT đóng vai trò quyết định việc họ có muốn sử dụng CNTT trong công việc hay không. Nhận thức như vậy có thể hình thành do cách nhìn của họ về giáo sinh, thế nào là “dạy giỏi” trong trường họ và vai trò của CNTT trong đời sống hàng ngày (Zhao, Pugh, & Sự ủng hộ của lãnh đạo là thành Sheldon, 2002). phần thiết yếu và quan trọng của Một trong những điều kiện cần nổi bật để nâng cao trình các hoạt động nâng cao chuyên độ CNTT trong trường sư phạm là sự ủng hộ của lãnh môn. Nhờ nó mà giảng viên, đội đạo. Sự ủng hộ của lãnh đạo là thành phần thiết yếu và ngũ hỗ trợ và quản lý có thể bàn quan trọng của các hoạt động nâng cao chuyên môn. luận và cùng đưa ra những điều Nhờ nó mà giảng viên, đội ngũ hỗ trợ và quản lý có thể kiện thuận lợi cho việc học bàn luận và cùng đưa ra những điều kiện thuận lợi cho CNTT việc học CNTT (Hargreaves & Fink, 2003). Lãnh đạo các trường sư phạm có trách nhiệm lớn hơn về chương trình và phương pháp dạy học. Họ cũng cần tạo điều kiện thuận lợi cho việc hợp tác, tranh luận, đáp ứng nhu cầu nâng cao trình độ của giảng viên và quản lý nguồn lực sẵn có để hỗ trợ việc học của giáo sinh cũng như giảng viên (Robinson, Lloyd & Rowe, 2008). Lãnh đạo trường cũng cần nhất quán về sự hỗ trợ của mình. Ví dụ, nếu lãnh đạo đã nói sẽ hỗ trợ việc phát triển các nhóm bồi dưỡng chuyên môn rồi sau đó lại đổi ý và ra mệnh lệnh hành chính thì dễ.

<span class='text_page_counter'>(42)</span> 37. tạo cảm giác bất mãn và thiếu tin tưởng (Wood, 2007). Tuy nhiên, lãnh đạo trường sư phạm thường cảm thấy khó hỗ trợ việc bồi dưỡng chuyên môn cho giảng viên do họ thiếu thông tin và kiến thức về cách hỗ trợ. Khi bản thân lãnh đạo tham gia vào các hoạt động bồi dưỡng chuyên môn, họ dễ dàng hiểu được cần hỗ trợ thế nào và ra sao. Ngoài sự hỗ trợ của lãnh đạo, một điều kiện đủ khác là xây dựng các nhóm phát triển chuyên môn (điều này đã được đề cập đến ở điểm đầu tiên). Wood (2007, tr.7) giải thích rằng “tham gia vào nhóm chuyên môn sẽ mở cánh cửa lớp học … cách làm này mang lại cho giảng viên cảm giác hiệu quả và đặt công việc bồi dưỡng chuyên môn trong một cộng đồng sẵn lòng bàn bạc, học hỏi và xem xét”. Điều này kết hợp với quan điểm chung, sự ủng hộ kịp thời của lãnh đạo chắc chắn sẽ tạo ra điều kiện thuận lợi cho việc bồi dưỡng CNTT và từ đó mang lại cơ hội học tập tốt hơn cho giáo sinh. Như vậy, để việc bồi dưỡng chuyên môn được hiệu quả, cả điều kiện cần và điều kiện đủ đều phải được đáp ứng và cần được thường xuyên bổ sung, xem lại.. Cơ chế khen thưởng và khuyến khích việc học nâng cao trình độ CNTT Tiếp nối vấn đề tạo môi trường thuận lợi nói ở trên, cơ chế động viên, khen thưởng đối với việc học tập nâng cao khả năng CNTT là một điều kiện đủ quan trọng khác. Cơ chế có thể được xây dựng trên cơ sở tham khảo ý kiến toàn trường và là một phần hữu cơ của hoạt động đánh giá cán bộ trong trường. Nhà trường có thể hỗ trợ tài chính để giúp cán bộ tăng cường khả năng sử dụng CNTT trong giảng dạy, học tập và quản lý. Các khoản hỗ trợ này có thể cấp trên cơ sở cạnh tranh: cá nhân hay tập thể gửi đề xuất các hoạt động bồi dưỡng chuyên môn, có thể là xây dựng các nhóm chuyên môn, thực hiện việc cố vấn và hướng dẫn đồng nghiệp hoặc mời các chuyên gia CNTT trong giảng dạy ngoài trường. Ngoài ra, trường có thể tài trợ kinh phí cho cán bộ học nâng cao trình độ ở các cơ quan khác. Để đảm báo tính chính đáng, các khoản hỗ trợ này cần gắn với việc đánh giá hiệu quả của việc sử dụng CNTT trong giảng dạy, học tập và quản lý. Việc cấp chứng chỉ CNTT giúp lấy được những bằng cấp cao hơn cũng là cách khuyến khích lãnh đạo khoa, giảng viên và đội ngũ hỗ trợ CNTT nâng cấp năng lực và trình độ của họ. Các bằng cấp này có thể cho họ con đường học tiếp các chương trình thạc sĩ hay tiến sĩ ở trong trường. Các bằng cấp và hệ thống kiểm định sẽ đảm bảo tính kết nối giữa việc nâng cao chuyên môn và cơ hội nghề nghiệp của cán bộ trong trường khi chúng tạo điều kiện cho họ có bằng cấp sau đại học (Gopinathan, Ho & Tan, 2001)..

<span class='text_page_counter'>(43)</span> 38. Phương diện thứ tư Kế hoạch, cơ sở hạ tầng, nguồn lực và hỗ trợ CNTT Chương này thảo luận về những vấn đề cơ bản liên quan đến việc xây dựng kế hoạch CNTT, cơ sở hạ tầng CNTT, nguồn CNTT, và hỗ trợ CNTT ở các trường. Thiết lập kế hoạch CNTT, cơ sở hạ tầng CNTT, nguồn CNTT, và hỗ trợ CNTT thích hợp là yếu tố quan trọng trong toàn bộ chiến lược ứng dụng CNTT trong giảng dạy. Nội dung chương bốn gồm các vấn đề then chốt sau:    . Kế hoạch CNTT Cơ sở hạ tầng và phần cứng CNTT Nguồn lực CNTT Hỗ trợ CNTT. Kế hoạch CNTT Việc thực thi kế hoạch hạ tầng, nguồn lực và hỗ trợ CNTT cần phải được tiến hành thông qua một kế hoạch được phác thảo chi tiết, kĩ lưỡng. Việc thi hành kế hoạch cũng cần được giám sát và xem lại thường xuyên. Phát triển kế hoạch và sử dụng các nguồn lực cũng như hạ tầng CNTT phù hợp là thành phần vô cùng quan trọng trong chiến lược tổng thể ứng dụng CNTT vào giảng dạy của bạn. Đây là nhiệm vụ phức tạp, đòi hỏi phải có kế hoạch chu đáo, có tư vấn và cả nguồn lực tài chính. Nhiệm vụ này còn đòi hỏi bạn tìm hiểu các yếu tố văn hóa xã hội và yếu tố tích hợp như chính sách của đơn vị, quan điểm của các nhân vật chủ chốt, kiến thức về các công nghệ mới nhất cũng như những yếu tố bên ngoài như chính sách của nhà nước và nhịp phát triển toàn cầu (xem Lim & Hung, 2003; Churchill, 2008). Để bắt đầu, bạn cần mục tiêu rõ ràng cho việc thực hiện các nguồn lực CNTT trong trường mình. Chúng tôi đề xuất một mục tiêu tương tự như phần trích dẫn dưới đây: Xây dựng môi trường, dịch vụ, công cụ, năng lực con người và các cam kết để ứng dụng công nghệ hiệu quả vào các quá trình giáo dục. Đầu tiên bạn phải thành lập một ủy ban gồm nhiều thành phần khác nhau (giảng viên, nhà quản lí, giáo sinh, cơ quan giáo dục có thẩm quyền, đại diện doanh nghiệp địa phương) để phát triển kế hoạch, giám sát toàn bộ việc thực hiện kế hoạch, kiểm tra để đảm bảo kế hoạch được thực hiện phù hợp với nhu cầu và đường lối của trường. Tuy.

<span class='text_page_counter'>(44)</span> 39. nhiên, kế hoạch cần linh hoạt, cho phép thử nghiệm phương pháp và công nghệ mới. Sống trong một thế giới đầy những sự thay đổi, làm việc linh hoạt là chìa khóa của thành công. Theo Kelly, McCain và Jukes (2007), thế giới ngày nay đã khác xưa nên chúng ta cần có cách suy nghĩ hoàn toàn mới và vì sự thay đổi diễn ra quá nhanh nên nếu giáo dục không thích nghi kịp thì nó sẽ đối mặt với nguy cơ tụt hậu. Các tác giả cũng cho rằng trường học nên đổi mới và phần quan trọng của sự đổi mới này là sự ứng dụng CNTT phục vụ cho việc học ở thế kỷ 21- thời đại kỹ thuật số. Để giáo dục có thể bắt kịp với sự thay đổi này, chúng ta phải trả lời được những câu hỏi sau:  Việc học và dạy trong ngôi trường ở thế kỷ 21 sẽ như thế nào?  Công nghệ có thể hỗ trợ loại hình học tập này như thế nào?  Nhà trường nên tích hợp những thành phần nào ngoài nội dung giảng dạy?  Thời gian có thể sử dụng khác đi như thế nào để hướng đến mô hình trường học chúng ta muốn?  Trang thiết bị có thể tổ chức lại như thế nào để biến tầm nhìn định hướng này thành hiện thực? Chúng tôi hướng sự quan tâm của bạn đến tầm quan trọng của toàn bộ kế hoạch sử dụng CNTT trong trường, sự giám sát việc thực hiện kế hoạch, và việc đánh giá mức độ thành công của nó. Trong kế hoạch phải có những hướng dẫn hữu ích. Tuy nhiên, theo các chuyên gia của Microsoft, mỗi trường đều có những vấn đề và ưu tiên riêng biệt nên không có kế hoạch chung nào có thể thỏa mãn tất cả nhu cầu cụ thể của từng trường. Kế hoạch CNTT thông tin tổng thể cần được thiết kế sao cho có tính đến tất cả các yêu cầu. Nói chung, kế hoạch của bạn cần vươn ra ngoài việc giảng dạy, học tập và tính đến những khả năng hỗ trợ các hoạt động ở những cấp độ khác nhau (vd như quản lý).. Cơ sở hạ tầng CNTT và phần cứng Khi thiết lập cơ sở hạ tầng CNTT, chúng ta phải quan tâm đến những yếu tố sau: cơ sở vật chất có sẵn (phòng để đặt server, phòng máy, đường dây cáp và các điểm mạng, thiết bị không dây, nguồn điện), nguồn nhân lực để sử dụng và bảo trì cơ sở vật chất, nguồn tài chính hỗ trợ. Cơ sở hạ tầng phải được thiết kế sao cho chúng ta có thể mở rộng hay thay đổi để thích ứng với sự phát triển công nghệ. Ở đây, chúng tôi mô tả những yếu tố chính của cơ sở hạ tầng CNTT và phần cứng.. Mạng máy tính Việc xây dựng mạng máy tính đòi hỏi công nghệ server phù hợp bao gồm các máy tính chuyên dụng (máy chủ) và các thiết bị phần cứng liên quan như router, switch, pin máy chủ và các thiết bị backup (xem sơ đồ mạng cơ bản ở hình 4). Hệ thống cũng đòi hỏi.

<span class='text_page_counter'>(45)</span> 40. các phần mềm hỗ trợ dịch vụ mạng, web, quản lí dữ liệu, tài nguyên và bảo mật. Cáp quang, router, switch và access point cần được thiết lập khắp nơi và có thể kèm theo thiết bị khuyếch đại tín hiệu mạng. Không chỉ máy tính mà các thiết bị phần cứng khác như máy in cũng cần được kết nối. Ngoài ra, cơ quan của bạn chắc sẽ có một số mạng con riêng biệt và việc kết nối các mạng con này lại cũng có thể cần thiết. Cuối cùng, bạn cũng phải tính đến chuyện phát triển mạng không dây để hỗ trợ truy cập không dây tại bất kì điểm nào trong khuôn viên trường mình.. Hình 4: Hạ tầng mạng cơ bản. Kết nối Internet Kết nối Internet nhanh và ổn định rất quan trọng cho việc dạy, học và quản lí ngày nay (Grey, 2001). Như chúng ta đã biết, Internet có nhiều nguồn tư liệu quý giá. Ngoài ra, nó còn cung cấp rất nhiều công cụ và dịch vụ đem lại lợi ích cho công việc. Ngày nay, việc liên lạc phụ thuộc vào Internet. Nếu không có kết nối Internet nhanh và ổn định thì gởi mail cũng gặp khó khăn. Muốn thiết lập Internet, bạn phải đến các nhà cung cấp mạng và đăng kí một dịch vụ kết nối Internet đáng tin cậy. Khi thiết lập Internet, bạn phải nghĩ đến vấn đề bảo mật thông tin. Để giải quyết vấn đề này, bạn phải cài tường lửa và sử dụng một số phần mềm để ngăn chặn sự tấn công của vi-rút hay các phần mềm gián điệp vào các máy thành viên..

<span class='text_page_counter'>(46)</span> 41. Khi Internet đã được kết nối, chúng ta phải suy nghĩ đến cách mà giảng viên và giáo sinh sẽ truy cập Internet. Một phương pháp cơ bản để truy cập Internet là qua các điểm truy cập cố định bằng kết nối máy tính trong lớp hay cho phép giảng viên/giáo sinh đem máy tính xách tay của họ vào lớp và cắm vào ổ nối. Tuy nhiên, vì công việc không chỉ diễn ra trong lớp học mà còn ở thư viện, ký túc xá, ở nhà và ở ngoài trời nên phạm vi truy cập Internet phải được mở rộng. Đầu tiên chúng ta phải thiết lập truy cập không dây trong phạm vi toàn trường. Điều này đòi hỏi sự đầu tư và điều chỉnh cơ sở hạ tầng mạng để bổ sung một số phần cứng, phần mềm. Xây dựng hệ thống mạng không dây cho phép giảng viên và giáo sinh sử dụng những phương tiện khác ngoài máy tính để truy cập Internet như: notebook, các thiết bị di động khác nhau như điện thoại thông minh, thiết bị trợ giúp kỹ thuật số di động. Truy cập Internet bằng các thiết bị di động ngày càng phổ biến vì các dịch vụ từ Internet ngày càng đa dạng và số người sở hữu những thiết bị này ngày càng tăng. Cuối cùng, chúng ta phải nghĩ đến việc tạo điều kiện để giảng viên và giáo sinh truy cập Internet khi họ ở ngoài trường. Có nhiều cách để đạt được điều này; ở đây chúng tôi chỉ đề cập đến ba phương pháp: 1. 2. 3.. Cài đặt truy cập không dây ngầm (phương pháp này không phổ biến ở các nước phát triển) Cho phép người sử dụng quay số điện thoại và kết nối Internet thông qua máy chủ (hoặc bằng cách tham gia mạng cá nhân ảo -VPN) Yêu cầu các công ty viễn thông cung cấp cho người dùng truy cập không dây qua: a) Hot spots (có thể lắp đặt ở các trung tâm mua sắm hay quán cà phê) b) Các mạng điện thoại di động.. Phòng máy Xây dựng phòng máy không chỉ đơn giản là mua máy tính với giả cả hợp lý và lắp đặt chúng vào những phòng có sẵn. Nó đòi hỏi chúng ta phải quan tâm đến một số vấn đề. Đầu tiên, phòng máy phải phục vụ cho nhu cầu giảng dạy ở trường. Một tình huống khó xử thường gặp là chúng ta không biết nên lắp đặt tất cả các máy vào trong một phòng hay phân chia máy đến từng phòng. Dĩ nhiên lắp đặt máy cho tất cả các phòng là một quyết định đúng đắn vì nó hỗ trợ cho việc dạy trong đó yêu cầu giáo sinh phải sử dụng nhiều công cụ khác nhau để hoàn thành nhiệm vụ được giao. Nó cũng cho phép giáo sinh sử dụng công nghệ khi có nhu cầu. Việc có nhiều máy là không cần thiết vì ngay cả khi giáo sinh làm việc theo nhóm thì một máy cũng đủ dùng. Tuy nhiên có phòng máy cũng là một điều tốt đặc biệt khi dạy những môn như thiết kế đồ họa hay lập trình và cho những hoạt động học tập trong đó giáo sinh phải sử dụng những phần mềm máy tính và hệ thống e-learning..

<span class='text_page_counter'>(47)</span> 42. Xây dựng một phòng máy đòi hỏi một không gian được thiết kế chuyên biệt phục vụ cho việc học trong môi trường đặc biệt này. Máy tính cần được lắp đặt hợp lý với các điểm mạng Truy cập Internet qua các thiết bị di động và nguồn điện nếu không căn phòng phải được đang ngày càng phổ biến khi ngày càng có thiết kế lại. Ngoài ra, chúng ta cũng cần quan tâm nhiều tài nguyên, dịch vụ mạng và số đến một số yếu tố khác như ánh sáng ở trong người sở hữu những thiết bị như vậy đang phòng vì đôi khi chúng ta cần bóng tối đặc biệt là tăng nhanh. khi có vấn đề với sự phản chiếu của màn hình, cản trở tầm nhìn của người học. Chúng ta cần gắn những tấm rèm đặc biệt và có công tắc đèn cho phép điều chỉnh độ sáng tối. Hiện tượng tĩnh điện có thể gây rắc rối nên chúng ta phải quan tâm đến nguyên liệu làm sàn nhà. Trong phòng chúng ta có thể dán tranh ảnh và trang bị một tủ chứa các tài liệu hướng dẫn cần thiết. Phòng máy cũng cần phải có không gian cho các thiết bị phần cứng khác ví dụ như máy in, máy scan, máy tính của giảng viên và các thiết bị trình chiếu như máy chiếu hay dụng cụ quan sát. Ngoài ra, sự an toàn và sức khỏe của giáo viên khi làm việc trong môi trường này cũng là một vấn đề đáng lưu tâm. Giảng viên và giáo sinh phải cẩn thận để không gặp phải những tai nạn như đạp lên dây cáp hay bị điện giật. Bên cạnh đó, chúng ta phải có qui tắc sử dụng phòng máy rõ ràng và lịch sử dụng phòng của giáo viên.. Phòng truy cập mở Để phục vụ cho việc tự học, việc học lâu dài, các dự án độc lập, giáo sinh phải có điều kiện truy cập Internet và các phần mềm chuyên dụng bất kì lúc nào. Cho nên máy tính có thể được lắp đặt trong thư viện hay những điểm trọng yếu khác. Tuy nhiên, có một cách hay hơn là chúng ta sẽ xây dựng các phòng truy cập mở để giáo sinh có thể sử dụng 24/24. Mặc dù có thể trường của bạn chưa đủ khả năng lập một phòng truy cập mở 24/24 thì cũng nên dành một khoảng thời gian nhất định trong ngày cho phép giáo sinh sử dụng. Những phòng truy cập nói trên phải có đủ máy tính (thông thường số máy tính ở đây nhiều hơn số máy tính trong phòng giáo viên) và các thiết bị khác như máy in.. Máy tính cho giảng viên Trang bị cho giảng viên máy tính là một bước quan trọng trong toàn bộ chiến lược sử dụng nguồn tài nguyên CNTT. Điển hình là chúng ta sẽ trang bị cho các giảng viên mỗi người một máy tính cá nhân để sử dụng trong trường. Tuy nhiên, ngày nay chúng ta phải nghĩ đến việc tăng hiệu quả sử dụng máy tính trong dạy và học vì việc học và làm đã vượt ra ngoài phạm vi lớp học và công sở. Máy tính xách tay được ưa chuộng hơn vì tính cơ động của nó: giảng viên có thể đem theo đến các cuộc họp, đem về nhà, đến lớp, hay khi họ tham gia những chuyến thực tập. Tuy nhiên, một vấn đề nảy sinh là máy tính xách tay thường mắc hơn máy bàn. Một số trường giải quyết vấn đề này bằng.

<span class='text_page_counter'>(48)</span> 43. cách cho giảng viên lựa chọn hoặc là họ nhận được máy bàn hoặc nhận được một số tiền hỗ trợ để mua máy xách tay.. Kế hoạch trang bị máy tính xách tay Kế hoạch trang bị máy tính xách tay cho giảng viên và giáo sinh là một chiến lược hiệu quả nhờ đó giảng viên và giáo sinh có thể mua máy tính xách tay với giá đặc biệt, thấp hơn nhiều so với thị trường. Một số nhà sản xuất/ bán lẻ máy tính xách tay sẽ cân nhắc việc bán máy tính cho trường của bạn với giá rẻ hơn. Giá mua một máy tính thậm chí sẽ còn thấp hơn vì trường của bạn đã hỗ trợ một phần. Nhìn chung, kế hoạch này cho phép toàn bộ giảng viên trong trường có thể sở hữu máy tính xách tay.. Thiết bị tạo tài liệu giảng dạy kĩ thuật số đa phương tiện Ngày nay, giáo viên có vai trò chủ động hơn trong việc tạo ra tài liệu dạy học dưới hình thức phương tiện kỹ thuật số như bài trình bày đa phương tiện, kể chuyện kĩ thuật số, vật thể học tập và hình ảnh minh họa. Trường của bạn phải nghĩ đến việc cung cấp các phương tiện hỗ trợ tạo ra các sản phẩm kỹ thuật số ví dụ công cụ biên tập và ghi lại hình ảnh, âm thanh, công cụ biên tập, công cụ tạo ra các sản phẩm kĩ thuật số ba chiều. Mời các chuyên gia thiết kế đa phương tiện đến giúp giảng viên trong các hoạt động này cũng mang lại hiệu quả tốt.. Nguồn CNTT và phần mềm Hệ thống quản lí CNTT có một khả năng không thể chối cãi là hỗ trợ hoạt động quản lí trong bất kì lĩnh vực nào: giáo dục, kinh doanh hay các ngành công nghiệp khác. Mặc dù nội dung chính của bài này là nghiên cứu ứng dụng CNTT trong dạy học nhưng chúng tôi cũng muốn đề cập ngắn gọn đến ứng dụng của CNTT trong quản lí trường học. Trường của bạn nên lựa chọn các dịch vụ và công cụ thích hợp để hỗ trợ công tác quản lí. Bên cạnh đó, tính hiệu quả của công tác quản lí không chỉ được hỗ trợ thông qua máy tính mà còn qua các ứng dụng có trên các công cụ di động. Dưới đây là một số gợi ý để bạn có thể ứng dụng CNTT trong công tác quản lí tại trường: . Lý lịch của sinh viên –hệ thống lưu giữ thông tin về giáo sinh như thông tin cá nhân, thông tin nhập học và các khóa học đã hoàn tất.. . Lý lịch của giảng viên – hệ thống lưu giữ thông tin về giảng viên như thông tin cá nhân, lý lịch khoa học, kinh nghiệm giảng dạy và các sách đã xuất bản.. . Ngày nghỉ cho giảng viên – hệ thống cho phép giảng viên đăng kí ngày nghỉ và nhận được sự đồng của cấp trên..

<span class='text_page_counter'>(49)</span> 44. . Thời khóa biểu – hệ thống hỗ trợ việc lập thời khóa biểu và phân công công tác.. . Hệ thống cho phép giảng viên được đăng kí sử dụng các phương tiện có sẵn trong trường như phòng ốc, thiết bị phần cứng cụ thể (ví dụ, máy ảnh kỹ thuật số) và sự hỗ trợ (vd như chuyên gia thiết kế đa phương tiện).. . Hệ thống quản lý cuộc họp – hệ thống hỗ trợ lên lịch các cuộc họp, đặt trước phòng, kiểm tra giờ rảnh của các thành viên có liên quan, phân phát tài liệu cuộc họp dưới hình thức kỹ thuật số, quản lí thời gian cuộc họp và các hoạt động tiếp theo.. . Quản lí các phòng ban – hệ thống cho phép theo dấu số lượng thành viên của từng ban và hoạt động của các phòng ban khác nhau.. . Phát triển chương trình – hệ thống hỗ trợ hợp tác phát triển chương trình và phân phát các tài liệu và nguồn tài nguyên có liên quan.. . Hồ sơ giảng dạy của giảng viên – hệ thống cho phép giảng viên xây dựng và lưu giữ hồ sơ giảng dạy của họ gồm các hoạt động, các thành tựu, số sách đã xuất bản, và bản tự nhận xét. Chúng ta có thể sử dụng những thông tin này để đánh giá chất lượng giảng dạy của giảng viên.. . Hệ thống tài chính – hệ thống hỗ trợ giải quyết các vấn đề tài chính.. . Hệ thống thư viện – hệ thống hỗ trợ các hoạt động thư viện.. . Hệ thống quản lí hoạt động nghiên cứu – hệ thống hỗ trợ việc xin kinh phí nghiên cứu khoa học và quản lí các dự án (Hệ thống này cũng chứa các thành phần giải quyết những vấn đề đạo đức khoa học, xin dự hội nghị khoa học, học tập nâng cao trình độ và quản lí các đề án nghiên cứu của sinh viên).. Chúng tôi phải nhấn mạnh rằng các hệ thống này không hoạt động độc lập. Chúng phải được vận hành theo một thể thống nhất để có thể hỗ trợ công tác quản lí tại trường của bạn.. Hệ thống liên lạc Công nghệ mới đã thay đổi cách con người giao tiếp. Giao tiếp bằng điện thoại đã được thay thế, trên diện rộng, bởi giao tiếp bằng e-mail. Ngày nay, chúng ta thấy rằng hình thức giao tiếp đã trở nên ngày càng đa dạng. Điều này có nghĩa là thông điệp mà chúng ta muốn gửi thì không chỉ là chữ mà còn có thể đính kèm âm thanh, hình ảnh và phim. Nhiều hình thức giao tiếp mới xuất hiện dẫn đến việc một số hình thức giao tiếp bằng e-mail đã bị thay thế bởi phương thức giao tiếp của các mạng xã hội. Vì điện thoại di động ngày càng có nhiều chức năng giống máy tính nên chúng ta sẽ chứng kiến sự.

<span class='text_page_counter'>(50)</span> 45. thay đổi hình thức liên lạc của các công cụ này. Trong bất cứ trường hợp nào, trường của bạn cũng nên có một hệ thống liên lạc hiệu quả và đáng tin cậy để hỗ trợ việc dạy, học, quản lí và các hoạt động khác. Liên lạc qua e-mail là một phần quan trọng trong toàn bộ hoạt động của trường bạn. Một hệ thống e-mail hiệu quả và đáng tin cậy đảm bảo rằng bạn luôn được kết nối. Thiết lập một hệ thống như vậy đòi hỏi phải chọn lựa máy chủ thích hợp và phần mềm tương thích để có thể truy cập e-mail. Việc cho phép tất cả các thành viên có thể truy cập tài khoản e-mail ngày càng trở nên quan trọng. Ngày nay, con người hoạt động liên tục; họ có thể sử dụng e-mail từ các máy tính khác nhau, từ các thiết bị di động, ở quán cà phê Internet hay tại sân bay. Họ phải được tạo điều kiện để truy cập Internet mọi nơi, mọi lúc bằng bất kì thiết bị nào cho phép kết nối Internet. Bạn cũng nên nghĩ đến dung lượng dự trữ được cung cấp trong mỗi tài khoản. Bao nhiêu thì vừa đủ? Bạn có thể tự quyết định điều này nhưng nên nhớ rằng ngay cả dịch vụ e-mail miễn phí trên Internet cũng có dung lượng vượt quá 1GB. Một vấn đề khác cần lưu tâm là hệ thống e-mail của bạn phải được trang bị cơ chế nhận diện thư rác và vi-rút để bảo vệ hệ thống và người sử dụng trực tiếp. Email phải được kết hợp với các dịch vụ khác. Hệ thống này phải cho phép người sử dụng quản lí liên lạc, quản lí cuộc hẹn, cuộc họp và lịch trình thực hiện dự án của họ. Bên cạnh đó, email cũng phải liên kết với hệ thống quản lí việc học để giáo viên và giáo sinh có thể dễ dàng gởi tin nhắn và các file đính kèm. Ngày nay, nhiều công nghệ Internet đem đến các công cụ và dịch vụ phục vụ cho việc tổ chức hội nghị dễ dàng và miễn phí. Trường của bạn nên sử dụng các công cụ này. Tuy nhiên, trường cũng nên xây dụng một phòng hội nghị chuyên biệt có thể được sử dụng cho nhiều mục đích như các buổi hội thảo của các diễn giả nước ngoài, các buổi bảo vệ luận án tiến sĩ mà các thành viên trong hội đồng có thể ngồi ở những điểm khác nhau, hay các buổi phỏng vấn ứng viên đăng kí các vị trí công tác ở nước ngoài.. Trang web Xây dựng trang web là một chiến lược hiệu quả có thể hỗ trợ trường của bạn theo nhiều cách. Đầu tiên, trang web là một công cụ tiếp thị đắc lực. Nó cho phép trường của bạn giới thiệu những thông tin hữu ích về các khóa học đến các đối tượng tiềm năng. Thứ hai, trang web cung cấp cho mọi người thông tin về hoạt động, thế mạnh, tầm nhìn và mục tiêu của trường bạn. Thứ ba, trang web tạo ra hoạt động tự phê bình mang tính xây dựng và khuyến khích bạn suy nghĩ để cải thiện nhiều mặt trong trường của bạn. Trong phần này, chúng tôi sẽ phân tích một số thành phần chính của một trang web. Phần này có thể có thêm những mục khác tùy theo tình hình và nhu cầu cụ thể ở trường bạn..

<span class='text_page_counter'>(51)</span> 46. Trang chủ của trường Trang chủ là bộ mặt của trường bạn trong mắt công chúng. Trang chủ này đem đến cho khách ấn tượng đầu Có một bài báo giới thiệu trên tiên về trường của bạn. Do đó nó phải có giao diện hấp Wikipedia là một cách hiệu quả dẫn, thân thiện với người dụng và sử dụng những công để quảng bá và lôi kéo những nghệ mới nhất để chứng tỏ trường của bạn là mộ cơ sở đối tác tiềm năng đến website hiện đại, khuyến khích sự phát triển và luôn đi theo xu trường bạn. hướng mới. Ngoài ra, trang chủ phải chứa những thông tin và thành tích quan trọng của trường bạn. Nó còn phải cung cấp những thông tin mới nhất, những sự phát triển quan trọng và cơ hội việc làm cho những ai quan tâm. Trang chủ phải có các đường dẫn để người dùng dễ dàng tìm đến lĩnh vực mà họ quan tâm. Thêm vào đó, trang chủ nên sử dụng một bộ màu hạn chế và chỉ trưng bày một số hoặc tốt hơn cả là một hình ảnh cỡ lớn. Điều quan trọng là các hình ảnh này phải thể hiện bộ mặt thân thiện của trường bạn. Hình ảnh của những sự kiện khác nhau, của những nhân vật quan trọng, của hoạt động trong trường và các sự kiện thể thao luôn mang đến hiệu ứng tốt. Bạn cũng cần phải đảm bảo mọi người có thể tiếp cận với trang web của trường bạn nghĩa là các công cụ tìm kiếm có thể dẫn đến địa chỉ của trang web này. Thường thì bạn có thể tự quảng cáo trên một số trang web khác và chắc chắn rằng địa chỉ trang web trường bạn xuất hiện trong các quảng cáo, tiêu đề của thư và trên danh thiếp của các thành viên trong trường. Một số trường ngày nay có khuynh hướng giới thiệu bản thân trên Wikipedia. Có một bài báo giới thiệu trên Wikipedia là một cách hiệu quả để quảng bá và lôi kéo những đối tác tiềm năng đến trường bạn. Một cách khác là thực hiện một đoạn clip giới thiệu về trường và đang tải trên những trang web chia sẻ video. Mỗi khoa nên có một trang web riêng đem đến thông tin về các hoạt động trong khoa, việc dạy, việc nghiên cứu và các dịch vụ cộng đồng cũng như thông tin về chương trình và đội ngũ giảng dạy. Trang web này cũng cho người dùng biết về các trung tâm trực thuộc khoa. Trang về đội ngũ giảng dạy sẽ có thông tin về các giảng viên như lý lịch khoa học, lĩnh vực giảng dạy, lĩnh vực nghiên cứu mà họ quan tâm, các đầu sách đã xuất bản và sinh viên đã tốt nghiệp. Các giảng viên cũng mong được giới thiệu về các tài liệu đã xuất bản cũng như các tiết học họ dạy. Họ cũng tạo ra các đường link đến các trang về khóa học của họ. Trường học nên cung cấp các công cụ hỗ Bạn cần quảng bá hình ảnh trường trợ giảng viên phát triển và quản lí trang web của mình. mình là một tổ chức hiện đại, hòa Trang web cần có các thông tin về chương trình và mình vào sự phát triển toàn cầu và khóa học trường bạn tổ chức. Mặc dù những thông tin tham gia vào hoạt động sáng tạo tri này cũng có ở trang web của từng khoa nhưng bạn thức..

<span class='text_page_counter'>(52)</span> 47. đừng hi vọng khách sẽ vào hết tất cả các trang về các khoa để xem thông tin này. Thật hợp lí khi cho rằng sẽ có một số trang khách sẽ vào vì họ muốn tiếp tục việc học. Thông tin mà họ cần là liệu trường của bạn có cung cấp những khóa học phù hợp với nhu cầu của họ không. Trong trường hợp này, trang web phải thiết kế những đường link trực tiếp đến chương trình cho phép các sinh viên tương lai tìm hiểu về chương trình, đọc về cấu trúc chương trình, môn học, tiêu chuẩn đánh giá, các giảng viên chính sẽ tham gia giảng dạy (dĩ nhiên kèm theo đường link đến trang web của các giảng viên này), giấy chứng nhận của các sinh viên đã tốt nghiệp, triển vọng nghề nghiệp và cơ hội học lên cao. Trang web nên có một số thông tin liên quan đến sinh viên như thông tin về trường học, kinh nghiệm học tập, những hoạt động nhóm và các tổ chức sinh viên. Trang cũng nên đăng tải đoạn trích các buổi phỏng vấn giáo sinh hoặc bằng văn bản hoặc bằng phim kỹ thuật số. Trang web cũng nên giới thiệu blog của giáo sinh nơi họ thường xuyên viết về những trải nghiệm bản thân khi học tại trường bạn. Bạn phải xây dựng hình ảnh của trường mình là một tổ chức hiện đại luôn đi theo xu hướng phát triển của thế giới và chung tay trong việc tạo ra kiến thức mới. Bạn phải nhấn mạnh rằng công việc nghiên cứu và giảng dạy của trường bạn luôn phục vụ cho lợi ích của chương trình và của giáo sinh. Bạn nên dành một khu vực trong trang web để nói về các nghiên cứu trường bạn đã thực hiện và chúng được công nhận trong phạm vi quốc gia và quốc tế. Trên trang này, khách có thể tìm thấy thông tin về sinh viên đang làm nghiên cứu sinh, những chương trình nghiên cứu, những học bổng được cấp, quỹ tài trợ cho nghiên cứu, hợp tác quốc tế và các đầu sách đã xuất bản tạo tiếng vang.. Hệ thống hỗ trợ việc dạy học Để hỗ trợ hiệu quả việc dạy và học, chúng ta phải sử dụng một số công cụ phần mềm. Việc lựa chọn, cài đặt, cấu hình và quản lí các công cụ này đảm bảo phát triển khả năng hỗ trợ việc dạy và học trong trường bạn không chỉ trong phạm vi lớp học mà ở mọi nơi, mọi lúc (Penãlvo, 2008). Hệ thống các công cụ này hỗ trợ ứng dụng CNTT trong lớp học, các khóa học kết hợp và các khóa đào tạo từ xa. Ngoài ra, nó cũng hỗ trợ quản lí các phương tiện kỹ thuật số, xây dựng khóa học, việc học và quản lí việc học. Trong phần này, chúng tôi sẽ đưa ra những gợi ý hữu ích để bạn có thể lựa chọn bộ công cụ phần mềm thích hợp cho toàn bộ hệ thống dạy và học tại trường. Hệ thống quản lí học tập , gọi tắt là HTQLHT, là phần mềm quản lí tự động. Hệ thống này cho phép giáo sinh đã đăng kí vào được các khóa học chỉ định. Sau đó, giáo sinh có thể truy cập các khóa học trên mạng, các nguồn tư liệu và hoạt động, tham gia vào diễn đàn thảo luận và nộp bài tập. Hệ thống này cho phép giảng viên đăng tải tài liệu.

<span class='text_page_counter'>(53)</span> 48. Không gian cộng tác là một môi trường hỗ trợ các cá nhân chia sẻ tài nguyên, lên kế hoạch, tương tác và cùng làm việc ở những dự án chung.. học, tạo bài kiểm tra, thành lập diễn đàn, phân công giáo sinh làm việc theo nhóm để hoàn thành nhiệm vụ cụ thể và gởi email. Một số hệ thống còn cho phép nói chuyện và tương tác qua mạng. Ngoài ra, hệ thống còn hỗ trợ việc tạo và gởi bài thi, và lưu giữ kết quả của giáo sinh. Nó còn thống kê việc sử dụng tài nguyên và truy cập vào các khu vực khác nhau của môi trường học tập. Khóa học sẽ được lưu trữ để tái sử dụng. Một số hệ thống bao gồm cả blog, wiki và những plugin khác để mở rộng chức năng cơ bản. Trường bạn có thể lựa chọn sử dụng các hệ thống khá phổ biến hiện nay như Blackboards (bạn phải trả tiền để sử dụng) hay Moodle (bạn được sử dụng miễn phí). Trong bối cảnh công nghệ đang phát triển như vũ bão hiện nay, chúng ta có thể thấy ngay các hệ thống quản lí việc học vẫn chưa đủ đáp ứng nhu cầu học tập hiện tại (Churchill, 2007). Chúng ta phải sử dụng thêm một số yếu tố khác sẽ được đề cập trong phần tiếp theo.. Học tập qua mạng Hệ thống quản lí việc học được thiết kế không chỉ để phát triển nguồn tài nguyên, chia sẻ và hỗ trợ. Giảng viên có thể sử dụng các công cụ để xây dựng nội dung bài giảng và tải lên mạng để giáo sinh có thể truy cập. Thường thì nguồn tài nguyên này không được chia sẻ giữa các khóa học cũng như giữa các giảng viên. Chúng ta không thể sử dụng nguồn tài nguyên nếu không log in vào đúng khóa học. Tuy nhiên nguồn tài nguyên gồm phần mềm dạy học, ghi chú, giờ dạy, phim và hình ảnh là tài sản quý của trường do đó chúng phải được sử dụng lại trong các khóa học khác, được những giảng viên khác sử dụng và cải tiến. Ưu điểm lớn nhất của việc tái sử dụng nguồn tài nguyên là tiết kiệm thời gian và các giảng viên có thể chia sẻ ý tưởng với nhau. Có một kho lưu trữ hợp lí là cần thiết để hỗ trợ việc quản lí và chia sẻ nguồn tài nguyên. Kho lưu trữ này cho phép giảng viên tải tài liệu của họ hay những tài liệu từ các nguồn khác mà họ cảm thấy có lợi cho việc dạy ví dụ đường link dẫn đến trang web của tác giả khác lên. Hệ thống này nên liên kết với hệ thống quản lí việc học và cho phép giảng viên sử dụng các nguồn trong kho lưu trữ. Mặc dù ngày nay hệ thống quản lý học tập có những công cụ hỗ trợ liên lạc đồng bộ ví dụ như chat hay không đồng bộ ví dụ như diễn đàn, công nghệ hiện tại có khả năng làm được nhiều hơn thế. Ví dụ, công cụ tổ chức hội nghị cho phép tích hợp nhiều chức năng khác nhau vào một môi trường mang tính tương tác trong đó việc trao đổi thông tin, văn bản, video và truyền thông âm thanh thực sự diễn ra. Người tham gia có thể tương tác dưới nhiều hình thức khác nhau, trao đổi file và trình bày thông tin. Ngày nay, các hệ thống có khuynh hướng tích hợp các chức năng của liên lạc từ xa, ví dụ như, một hệ thống có thể kết nối với điện thoại và gởi tin nhắn SMS. Điều này có nghĩa là giáo sinh có thể vừa nghe giảng vừa tương tác với các giảng viên hay chuyên gia trong.

<span class='text_page_counter'>(54)</span> 49. ngành hay với các giáo sinh khác. Mở rộng chức năng liên lạc của hệ thống là điều chúng ta cần quan tâm.. Công cụ hợp tác Môi trường làm việc hợp tác giúp các cá nhân chia sẻ nguồn tài nguyên, lên kế hoạch và cùng làm việc trong các dự án chung. Hệ thống như vậy cũng cho phép chúng ta thành lập nhóm và theo dõi hoạt động của nhóm. Những hệ thống như vậy có thể chứa các blog, wiki, phần mềm chia sẻ thông tin và các công cụ liên lạc. Các công cụ này quan trọng trong việc hỗ trợ phương pháp dạy lấy người học làm trung tâm vì nó cho phép giáo sinh hợp tác làm dự án. Hệ thống này nên cho phép giảng viên tạo các bảng câu hỏi thăm dò những gì đã học của giáo sinh và xác định những phần cần được cải tiến trong khóa học. Mục tiêu của hệ thống này là cho giảng viên một công cụ để sớm xác định những chỗ cần cải tiến. Hệ thống cũng nên hỗ trợ việc tạo câu hỏi, thu thập và trình bày dữ liệu. Trường của bạn cũng nên nghĩ đến hình thức đánh giá cuối khóa học. Hình thức đánh giá này được hỗ trợ hiệu quả bởi hệ thống cho phép giáo sinh hoàn thành bài tập qua mạng và gởi các thông tin đó đến các cá nhân như. Hình thức đánh giá này còn cho phép giáo sinh đánh giá tính hiệu quả của khóa học và chất lượng giảng dạy của giảng viên dựa trên trải nghiệm của họ.. Phần mềm và các phần cứng hỗ trợ việc dạy học Lựa chọn và sử dụng phần mềm hỗ trợ việc dạy học cũng quan trọng như việc lựa chọn phần cứng. Như chúng ta đã biết, phần cứng sẽ trở nên vô dụng nếu không có các phần mềm tương thích và không có phương pháp sử dụng thích hợp. Việc lựa chọn phần mềm phải dựa trên các phần cứng có sẵn, mục đích sử dụng, phương pháp sư phạm trọng tâm, kỹ năng và ý thích của người sử dụng. Trong phần này, chúng tôi sẽ mô tả một số phần mềm cần thiết. Chúng tôi cũng gợi ý một số phần cứng bổ sung có thể hữu dụng đối với trường bạn. Chúng tôi phân các công cụ phần mềm ra làm ba loại:  Công cụ tạo tài nguyên dạy học  Công cụ xử lí đa phương tiện  Phần mềm cho môn học chuyên ngành Công cụ tạo tài nguyên dạy học là các phần mềm hỗ trợ quá trình chuẩn bị tài liệu học tập ( ví dụ: bài giảng, ghi chú, giấy làm bài) và quá trình quản lí việc dạy (ví dụ: bảng điểm, cơ sở dữ liệu). Giáo sinh cần những công cụ này để viết bài luận và chuẩn bị bài thuyết trình. Microsoft cung cấp nhiều công cụ hỗ trợ cho các hoạt động này của giảng viên và giáo sinh (Word, Excel, Publisher hay Power Point)..

<span class='text_page_counter'>(55)</span> 50. Để hỗ trợ việc tạo ra và quản lí các tư liệu ghi kỹ thuật số chúng ta cần đến những công cụ xử lí đa phương tiện. Những công nghệ mới này cho phép cá nhân thể hiện bản thân dưới nhiều hình thức. Giáo viên có thể tạo ra nguồn tư liệu ghi cho việc dạy học. Ngày nay, nhiều trường yêu cầu sinh viên tạo các bài luận và hồ sơ kỹ thuật số thay vì bài viết theo kiểu truyền thống. Phần mềm xử lí đa phương tiện này gồm công cụ xử lý hình ảnh (để chuẩn bị cho các buổi học về biểu đồ), công cụ biên tập phim (để tạo các bài luận bằng video), công cụ biên tập âm thanh (để tạo các file âm thanh từ bài giảng) và các sản phẩm đa phương tiện (để phát triển các phần mềm dạy học và dụng cụ học tập). Tất cả các công cụ nói trên đều hỗ trợ việc tạo ra các sản phẩm đa phương tiện qua Internet. Tuy nhiên, ngày nay với sự xuất hiện ngày càng nhiều của các thiết bị màn hình nhỏ như điện thoại thông minh hay ipod, người ta càng quan tâm đến việc tạo tài nguyên đa phương tiện để sử dụng trên các thiết bị đó. Ngoài ra chúng ta cũng cần những phần mềm chuyên dụng cho các môn học như phần mềm xử lý đồ họa, phần mềm phân tích dữ liệu thống kê, phần mềm phân tích biện luận, phần mềm kiểm toán, hay các phần mềm hỗ trợ thu thập thông tin với sự trợ giúp của một số phần cứng khác. Tất cả các công cụ này phải hỗ trợ việc tạo tài nguyên đa phương tiện để đưa lên Internet …. Ngày nay, mặc dù bạn có thể tìm tư liệu cho bất kì đề tài nào trên Internet, bạn cũng nên có một bộ các đĩa CD và DVD phục vụ cho dạy học và cho phép giảng viên và giáo sinh sử dụng chúng trong thư viện. Có nhiều bộ từ điển bách khoa toàn thư rất hay, có các bài hướng dẫn mang tính tương tác và các trò chơi học tập trong các đĩa CD và DVD. Hơn nữa, cũng có những bộ phim dạy học rất đáng mua để giảng viên có thể sử dụng vì mục đích giảng dạy. Bên cạnh việc cung cấp máy tính, chúng ta cũng nên cân nhắc việc trang bị các phần cứng và công cụ có liên quan như: . Máy chiếu – dùng để chuyển đổi dữ liệu hình ảnh từ máy vi tính. Nhiều lớp học, nếu không nói là tất cả, nên được trang bị máy chiếu.. . Bảng thông minh – công nghệ này mới xuất hiện trong vài năm trở lại đây và rất phổ biến ở các nước phát triển. Ban đầu những thiết bị này rất mắc nhưng gần đây giá của chúng đã giảm đáng kể. Bảng tương tác cho phép màn hình máy tính được trình bày trên một giao diện lớn hơn. Giảng viên và giáo sinh có thể tương tác với hình ảnh trên màn hình, nhấn mạnh thông tin quan trọng, viết trên đó, hay di chuyển đồ vật. Ngày càng có nhiều phần mềm giáo dục được thiết kế để ứng dụng công nghệ mới này..

<span class='text_page_counter'>(56)</span> 51. . Máy in – bạn nên mua và gắn máy in trong mỗi phòng máy. Tuy nhiên, một số trường lại thích môi trường không giấy hơn. Họ tin rằng tài liệu có thể được phân phát và tiếp cận dễ dàng dưới hình thức số mà nhờ đó có thể giữ nguyên hiện trạng ban đầu. Tài liệu này sẽ được đọc, ghi chú và xử lý trên màn hình máy tính mà không nhất thiết phải in ra. Giáo sinh có thể nộp bài tập theo định dạng số. Tuy nhiên việc sử dụng máy in nên dành cho đối tượng giảng viên nhưng ngay cả trong trường hợp này, việc quản lí cũng cần phải chặt chẽ. Để đạt được điều này, chúng ta nên quy định số lượng in ấn hạn chế cho từng giảng viên.. . Máy scan – Có một vài máy scan sẽ rất tiện lợi. Ví dụ, thiết bị này cho phép quét hình ảnh trên giấy thành ảnh kỹ thuật số.. . Máy ảnh kỹ thuật số – thiết bị cho phép giảng viên và giáo sinh chụp lại hình ảnh hoặc quay phim. Trường học nên trang bị công cụ này và cho giảng viên, giáo sinh mượn. Tuy nhiên, ngày nay điện thoại di động cũng có thể chụp hình và quay phim nên ứng dụng sư phạm trên lĩnh vực mới này cũng cần được khai phá.. . Máy ghi âm kỹ thuật số - thiết bị cho phép chúng ta ghi âm bài giảng và các cuộc phỏng vấn trong nhiều giờ thường đi kèm với một phần mềm hỗ trợ biên tập âm thanh và chuyển hóa thành đĩa CD. Nó đặc biệt hữu dụng cho các nghiên cứu đòi hỏi người làm phải thu thập thông tin bằng hình thức phỏng vấn hay cho các giảng viên muốn ghi lại bài giảng của mình và chuyển hóa thành các file âm thanh dạng podcast.. . Máy tính cầm tay (PDA) và các thiết bị di động khác – PDA là những thiết bị công nghệ mới có tính năng tương tự như máy tính (xem Roschelle, 2003). Chúng có thể truy cập Internet và sử dụng hệ điều hành mạnh (Microsoft Mobile) cùng với bộ công cụ như MS Office Mobile (Word, Excel v.v…). Chúng tích hợp tốt với các ứng dụng máy tính khác và cho phép gửi mail, lên lịch, ghi chú v.v.. Chúng cũng có thể hiển thị các nội dung đa phương tiện và tài liệu (vd e-book). Gần đây, công nghệ này được tích hợp chung với điện thoại di động và máy ảnh KTS. Cuộc hôn nhân này tạo ra một thế hệ mới các thiết bị cá nhân với tiềm năng ứng dụng vào giảng dạy không thể bỏ qua.. . Máy tính siêu nhỏ - gần đây có sự gia tăng sử dụng máy tính siêu nhỏ giá rẻ (vd Classmate PC hay EEE). Tiềm năng của chúng trong giáo dục cũng cần khám phá.. Bên cạnh việc sử dụng các phần cứng bổ sung vừa nêu, điều quan trọng là chúng ta nên nhạy bén với sự phát triển và luôn thử nghiệm những công nghệ mới có tiềm năng cải tiến giáo dục..

<span class='text_page_counter'>(57)</span> 52. An ninh mạng Trong phần này, chúng ta sẽ xem xét những vấn đề nảy sinh khi ứng dụng CNTT vào dạy học. Ở đây, chúng tôi tạm dùng thuật tính an ninh để nói về một trong số các vấn đề này. Tường lửa và phần mềm chống vi-rút phải được cài đặt vào máy chủ và các máy trạm để bảo vệ chúng khỏi sự tấn công của vi-rút, phần mềm gián điệp, malware, phishing đồng thời bảo vệ hệ thống và dữ liệu. Máy phải được cấu hình để cho phép Windows cập nhật những phiên bản diệt vi-rút mới nhất. Vì những hình thức tấn công mới liên tục xuất hiện nên nếu máy trạm và máy chủ không có các phần mềm bảo vệ mới nhất thì sẽ rất nguy hiểm. Phần mềm này sẽ tiêu diệt vi-rút có trong tập tin của giáo sinh (như bài tập họ nộp hay những file đính kèm). Bên cạnh đó, bạn cũng cần bảo vệ mạng không dây của mình khỏi những kẻ xâm nhập. Sử dụng Internet ngày càng trở nên nguy hiểm vì các hoạt động của bọn tội phạm hay các cá nhân có ý đồ xấu ngày càng tăng. Ví dụ hành vi gạ gẫm, mồi chài khi giao tiếp qua mạng, hành vi tống tiền, mua bán dâm, phát tán tranh ảnh khiêu dâm, lừa gạt để người dùng bỏ tiền đầu tư hay mua các sản phẩm không tốt. Mặc dù những vấn đề này không nổi cộm trong môi trường sư phạm nhưng những trường có học sinh vị thành niên nên có nhữnng biện pháp để bảo vệ học sinh của mình. Một số phần mềm như Net Nanny của Finer Technologies có thể bảo vệ mạng của trường bạn. Tuy nhiên, ngày nay thật khó để giám sát và điều khiển những gì con người có thể làm trên Internet nhưng ít nhất chúng ta cũng nên cảnh báo sinh viên về các mối nguy hại và giáo dục ý thức cá nhân và trách nhiệm xã hội của các em khi sử dụng Internet. Bên cạnh nguy cơ đến từ bên ngoài, các hành vi sai phạm của giáo sinh như thăm các trang có nội dung không phù hợp hay cài đặt các phần mềm chưa có giấp phép cũng làm nảy sinh vấn đề. Giải pháp cho hiện trạng này là chúng ta không cho phép truy cập một số trang web nhất định, tuy nhiên, khi làm như vậy chúng ta sẽ gặp một vấn đề khác đó là trang web của trường ta sẽ khó mà cập nhật vì mỗi ngày đều xuất hiện rất nhiều trang web mới. Một số phần mềm quản lí lớp học cho phép giáo viên có thể quan sát được màn hình của từng sinh viên và can thiệp khi cần thiết như phần mềm Junglebyte. Bên cạnh đó, máy tính phải được cấu hình để ngăn chặn việc cài đặt các phần mềm không được phép..

<span class='text_page_counter'>(58)</span> 53. Trường học sẽ có nhiều máy tính mắc tiền và các công cụ phần mềm, phần cứng có liên quan. Những tài sản sẽ có nguy cơ bị mất cắp. Một biện pháp bảo vệ nguồn tài sản này là trang bị các thiết bị bảo vệ phù hợp như lắp camara chống trộm, đảm bảo cửa sổ và cửa ra vào được khóa kỹ (ví dụ, muốn ra vào phải có thẻ thông Ít nhất chúng ta cũng cần minh), lắp chuông báo động, lắp các thiết bị vào điểm cố định và giáo dục cho giáo sinh về nhân viên bảo vệ thường xuyên kiểm tra. Một số công nghệ hiện các nguy cơ này … đại có thể được sử dụng gồm thiết bị an ninh sinh trắc và công nghệ nhận dạng nhờ vào tần số radio. Giảng viên, giáo sinh và những người sử dụng thiết bị máy tính của trường phải được bảo vệ khỏi những nguy cơ tiềm năng. Dây cáp phải được sắp xếp để ngăn chặn các tai nạn do tiếp xúc với điện, tai nạn cháy nổ, va quệt. Những yếu tố môi trường như ánh sáng, tiếng ồn, đồ đạc, thiết bị ngoại vi máy tính phải được tổ chức hợp lí. Ngoài ra, chúng ta nên ban hành những quy định về sử dụng phòng máy và các thiết bị ví dụ như sinh viên không được ăn uống trong phòng. Cuối cùng, chúng ta nên mua bảo hiểm để bảo vệ nguồn tài sản của trường.. Hỗ trợ CNTT Chiến lược sử dụng CNTT trong trường đòi hỏi phải có một đội ngũ các chuyên gia hỗ trợ việc sử dụng CNTT. Nhiệm vụ của đội ngũ chuyên gia này gồm hỗ trợ giảng viên (ví dụ như hỗ trợ thiết kế chương trình, hỗ trợ kỹ thuật hay hỗ trợ việc tạo ra các sản phẩm media), hỗ trợ giáo sinh và hỗ trợ các nhà quản lí. TCET cho rằng một yếu tố của cơ sở hạ tầng công nghệ luôn bị coi nhẹ là đội ngũ hỗ trợ kỹ thuật. Nói một cách khác, chúng ta phải có một đội ngũ gồm các kỹ thuật viên làm việc toàn thời gian và có trình độ chuyên môn cũng như kinh nghiệm đáp ứng yêu cầu của trường. Danh sách dưới đây là những chuyên gia cần thiết mặc dù nhu cầu mỗi trường có thể khác nhau: . Chuyên gia về mạng - chịu trách nhiệm thiết kế mạng, cài đặt và duy trì hoạt động mạng.. . Nhân viên kỹ thuật máy tính - chịu trách nhiệm quản lí máy chủ và phòng lab, kiểm tra các phiên bản phần mềm được sử dụng và quản lí máy tính của giáo viên.. . Lập trình viên - chịu trách nhiệm cài đặt, quản lí hệ thống, phát triển các ứng dụng server, quản lí cơ sở dữ liệu và các yêu cầu khác về chương trình của trường.. . Nhân viên thiết kế chương trình - chịu trách nhiệm thiết kế các nguồn tài nguyên học tập và quản lí việc học qua mạng..

<span class='text_page_counter'>(59)</span> 54. . Chuyên gia hiệu ứng âm thanh/hình ảnh - chịu trách nhiệm phát triển các sản phẩm media phục vụ cho việc dạy học.. . Chuyên gia sản phẩm đa phương tiện - tạo ra các sản phẩm đa phương tiện, các phần mềm dạy học và dụng cụ học tập và hỗ trợ giảng viên khi họ tham gia vào lĩnh vực này.. . Chuyên gia về web - chịu trách nhiệm phát triển và duy trì hoạt động của trang web trường bạn..

<span class='text_page_counter'>(60)</span> 55. Phương diện thứ năm Thông tin liên lạc và quan hệ đối tác Thông tin liên lạc và quan hệ đối tác là hai trụ cột có liên quan lẫn nhau và giúp các trường sư phạm trong việc ứng dụng CNTT. Các kênh liên lạc hiệu quả giữa trường sư phạm và các tổ chức khác tạo nền tảng cho việc xây dựng quan hệ đối tác giữa nhà trường với các tổ chức. Trong những mối quan hệ này, thông tin hiệu quả lại có vai trò quan trọng trong việc xây dựng niềm tin và sự tôn trọng giữa các chủ thể giáo dục. CNTT mang lại cơ hội để hỗ trợ các kênh thông tin liên lạc như vậy. Các chứng cứ gần đây cho thấy những trường sư phạm xây dựng được các chương trình kết nối với các trường và ngành giáo dục (Bộ giáo dục, sở giáo dục v.v…) và hệ thống trường tư thì có nhiều khả năng hơn trong việc đào tạo giáo viên có chất lượng và gắn bó với nghề dạy lâu hơn (Darling-Hammond, 2006; Edwards & Mutton, 2007). Điều này thể hiện tầm quan trọng của việc kết nối với nhu cầu giảng dạy của các đối tác các trường sư phạm để nâng cao chất lượng tuyển dụng và giữ chân giáo viên. Xét đến vai trò của việc liên kết các đối tác trong đào tạo giáo viên, phần này tập trung vào vấn đề thông tin liên lạc và quan hệ đối tác. Nó giải thích sáu vấn đề then chốt và đưa ra những ví dụ điển hình cùng các bài học có thể rút ra:      . Các hình thức liên lạc hỗ trợ bởi CNTT. Cách tiếp cận của nhà trường với các đối tác trong việc sử dụng CNTT phục vụ giảng dạy, học tập và quản lý. Quan hệ với các trường phổ thông trong việc sử dụng CNTT vào giảng dạy, học tập và quản lý. Quan hệ với Bộ và các Sở Giáo Dục trong việc sử dụng CNTT vào giảng dạy, học tập và quản lý. Quan hệ với các tổ chức tư nhân, nhà nước và quốc tế trong việc sử dụng CNTT vào giảng dạy, học tập và quản lý. Liên kết với cộng đồng trong và ngoài nước nhờ CNTT.. Các hình thức liên lạc hỗ trợ bởi CNTT Học cách dạy hay là công việc thường xuyên của giáo viên. Để việc nâng cao trình độ giáo viên đạt hiệu quả, nó cần gắn kết với thực tiễn giảng dạy và quan trọng hơn,cần hiểu được điều kiện làm việc cũng như bối cảnh văn hóa – xã hội (Cochran-Smith & Lytle, 2001). Để xóa khoảng cách giữa lý luận và thực tiễn, mối quan hệ giữa trường sư.

<span class='text_page_counter'>(61)</span> 56. phạm và các chủ thể khác có vai trò rất quan trọng. Mối quan hệ có thể hình thành qua các hoạt động như giáo viên hướng dẫn, giảng viên và các nhà quản lý cùng chịu trách nhiệm lập kế hoạch, thi hành và đánh giá các hoạt động chuyên môn theo phương pháp hiện đại và gắn với các vấn đề giáo dục hiện hành. Do đó, việc liên lạc giữa các chủ thể giáo dục trở thành điều kiện quan trọng để hỗ trợ các mối quan hệ trên. CNTT giúp các đối tác liên lạc với nhau bất kì nơi đâu, bất kì lúc nào cả theo cách đồng bộ và phi đồng bộ. Để việc liên lạc nhờ CNTT đạt kết quả, nhà trường không chỉ đưa thông tin hay bản tin lên website mà còn cần sử dụng những phương tiện khác như chat trực tuyến, diễn đàn và hội thảo; đồng thời hỗ trợ đối tác đóng góp vào việc thảo luận giải pháp nâng cao chất lượng chương trình đào tạo giáo viên. Ở Viện Giáo Dục Quốc Gia Singapore, Sharpe, Hu, Crawford, Gopinathan, Khine, Moo và Wong (2003) đã mô tả cách sử dụng hội thảo trực tuyến đa màn hình để kết nối giáo sinh, giáo viên hướng dẫn thực tập và giảng viên trong một cuộc trao đổi về vấn đề giảng dạy của các giáo sinh trong kì thực tập. Các liên hệ giữa lý thuyết và thực tiễn được đưa ra để giúp giáo sinh suy ngẫm và liên hệ với thực tế giảng dạy. Quan trọng hơn, những cuộc liên lạc như vậy giúp tìm ra mục đích, giá trị và tiếng nói chung giữa các trường sư phạm với các chủ thể khác, giải quyết được những chỉ trích về chuyện thiếu trao đổi giữa các chủ thể trong quá trình đào tạo giáo viên (Triggs & John, 2004).. Cách tiếp cận của nhà trường với các đối tác Mặc dù việc liên kết với các chủ thể khác trong quá trình đào tạo giáo viên mang lại những lợi ích rõ ràng cho các trường sư phạm trong việc nâng cao năng lực sử dụng CNTT trong giảng dạy, việc xây dựng và duy trì các mối quan hệ đối tác hiệu quả không phải là điều dễ dàng. Các nghiên cứu đã chỉ ra hai thách thức dành cho các trường sư phạm: vấn đề hậu cần và những khác biệt về tổ chức (Bartholomew & Sandholtz, 2009). Vấn đề thứ nhất gồm có thời gian, tài chính, khen thưởng, động viên và vấn đề thứ hai gồm sứ mạng, cơ cấu và văn hóa tổ chức. Do đó, bên cạnh việc khuyến khích giảng viên và các lãnh đạo khoa xây dựng quan hệ, các trường sư phạm cần phải hỗ trợ họ giải quyết các thách thức trên. Do việc xây dựng quan hệ với đối tác mất nhiều thời gian, cơ chế động viên, khen thưởng của các trường sư phạm có vai trò quan trọng trong việc duy trì sự tham gia của giảng viên, lãnh đạo các khoa và các đối tác. Cùng lúc đó, trường sư phạm cần dành nguồn lực tài chính để xây dựng các mối quan hệ này. Mặc dù nguồn tài chính ngoài trường có thể được dùng cho các quan hệ đối tác này, nguồn tài chính trong trường cũng cần thiết để tỏ thành ý với đối tác. Các trường sư phạm cũng cần xây dựng quan hệ lâu dài với trường phổ thông và các tổ chức giáo dục khác. Ở những nơi đó, sự tin cậy và cởi mở là cần thiết. Văn hóa tổ chức của một trường sư phạm có sự.

<span class='text_page_counter'>(62)</span> 57. khác biệt rõ rệt với văn hóa tổ chức của trường phổ thông hay một tổ chức giáo dục. Giảng viên trường sư phạm và các lãnh đạo khoa thường tiếp cận các tình huống và vấn đề mới theo kiểu lí luận trong khi giáo viên và lãnh đạo các trường phổ thông có xu hướng tiếp cận thực tế (Davies, Edwards, Gannon & Laws, 2007). Những khác biệt này có thể dẫn đến xung đột tiềm tàng và do đó, sự tin cậy và cởi mở giữa các đối tác là chìa khóa cho quan hệ hợp tác thành công. Nhà trường sư phạm cũng cần có cách tiếp cận thống nhất toàn trường khi xây dựng những mối quan hệ như vậy.. Mối quan hệ với các trường phổ thông Một trong những thách thức chính đối với các chương trình đào tạo giáo sinh là sự thiếu đồng bộ giữa chương trình đào tạo trong trường sư phạm và thực tiễn giảng dạy ở trường phổ thông (Furlong, 2005; Levine, 2007). Điều này có thể dẫn tới tình trạng thiếu gắn kết giữa lí luận với thực tiễn và khó khăn trong việc tìm chỗ thực tập có chất lượng để giúp giáo sinh tích lũy kinh nghiệm cũng như tình trạng thiếu sự chuyển giao các kĩ năng cơ bản giữa trường sư phạm và trường phổ thông (Villegas & Davis, 2007). Việc phát triển các kĩ năng cơ bản đòi hỏi cả tri thức lí thuyết và trải nghiệm thực tiễn. Deng (2004, tr.143) giải thích vai trò của lí thuyết đối với việc đào tạo giáo sinh như sau: “Lí thuyết không chỉ hỗ trợ việc đào tạo kĩ năng và phương pháp cho giáo sinh mà quan trọng hơn, nó dạy giáo sinh về sự phức tạp và đạo đức nghề giáo”. Ông cũng nói thêm rằng tạo được mối liên kết giữa lí thuyết và thực tiễn là một quá trình phức tạp và thực tập sư phạm có vai trò quan trọng trong việc tạo mối liên kết này. Vì lí do trên, một mô hình hợp tác hiệu quả giữa trường sư phạm và nhà trường phổ thông sẽ hỗ trợ rất nhiều cho giáo sinh (Wong & Goh, 2002). Ngoài việc chung tay nâng cao chất lượng giáo viên và cùng nhau xây dựng chiến lược cho việc này, các trường phổ thông cũng tham gia nhiều vào việc đánh giá giáo sinh. Việc chuyển giáo viên và kinh nghiệm giảng dạy của họ vào trung tâm của quá trình giáo dục mang lại cái nhìn mới về đào tạo giáo viên (Lieberman & Mace, 2008). Cái nhìn mới này sẽ giúp cho chương trình đào tạo giáo sinh gắn kết hơn với nhu cầu của nhà trường phổ thông. Việc giáo sinh tích cực tham gia vào hoạt động ở trường phổ thông cũng tăng cường mối liên kết giữa lí luận và thực tiễn. Khi tham gia vào các hoạt động của nhà trường như họp giáo viên v.v…, họ có được trải nghiệm thực tập sư phạm toàn diện hơn. Giáo sinh cũng có thể tham gia vào hoạt động nghiên cứu và hợp tác với giáo viên ở trường phổ thông. Mối quan hệ chặt chẽ giữa trường sư phạm và trường phổ thông rất quan trọng đối với quá trình học tập nâng cao trình độ của cả giáo viên hướng dẫn lẫn giảng viên sư phạm. Giáo viên hướng dẫn và giảng viên phải dạy mẫu và hướng dẫn các hoạt động dạy và học ở trường phổ thông và trường sư phạm. Họ cũng cần phải biết khi nào thì.

<span class='text_page_counter'>(63)</span> 58. nên hạn chế bớt những hướng dẫn này. Ngoài ra, giáo viên hướng dẫn thực tập cần phải trang bị lí thuyết dạy học để giúp giáo sinh hiểu thực tiễn giảng dạy và giảng viên sư phạm cần trang bị kinh nghiệm thực tiễn về các hoạt động và công tác dạy học ở trường phổ thông. Ở trường Sư phạm của ĐH Emporia State ở Mĩ, giảng viên dành một thời gian khá lớn để dạy mẫu, dạy nhóm với các giáo viên phổ thông và hướng dẫn giáo sinh (Levine, 2007). Giảng viên cũng cần cùng làm công việc nghiên cứu chung với các giáo viên và giáo sinh để tìm hiểu các môi trường giảng dạy có ứng dụng CNTT. Davies, Edwards, Gannon và Laws (2007, tr.37) cảnh báo như sau: “Khi giáo viên mới dạy học họ cảm thấy những giải pháp mà họ học ở trường đào tạo giáo viên không áp dụng được. Bởi vì họ không được dạy các cách phân tích tại sao nó không áp dụng được và tự tìm giải pháp mới, họ thường đổ lỗi cho người đã đào tạo mình.” Như vậy, việc cùng nhau khám phá sẽ đảm bảo được uy tín của giảng viên trường sư phạm. Tuy nhiên, cũng có nhiều kiểu quan hệ đối tác giữa trường sư phạm và trường phổ thông, có thể là một trong ba dạng sau: 1. Trường sư phạm mạnh hơn trường phổ thông. 2. Mối quan hệ diễn biến theo kiểu bổ sung hoặc độc lập. Có nghĩa là trường phổ thông và trường sư phạm đồng ý có những lĩnh vực độc lập đồng thời có những lĩnh vực bổ sung cho nhau. 3. Hợp tác bình đẳng giữa trường sư phạm và các trường phổ thông (Furlong, Whitty, Barrett, Barton & Miles, 1995). Các trường sư phạm cần cố gắng đạt được dạng quan hệ thứ ba. Mối quan hệ với trường phổ thông không chỉ bao gồm các hoạt động trong đó giảng viên sư phạm đóng vai trò cố vấn mà cả các hoạt động mà giáo viên và lãnh đạo trường phổ thông tham gia vào hoạt động thiết kế chương trình giảng dạy và các phần đánh giá trong chương trình đào tạo giáo viên.. Quan hệ với Bộ và các Sở Giáo Dục Mặc dù mối quan hệ giữa trường sư phạm với các trường phổ thông có vai trò quan trọng trong việc tạo điều kiện cho giáo sinh trải nghiệm thực tiễn giảng dạy ở trường phổ thông, các mối quan hệ này sẽ càng gắn bó hơn khi có sự tham gia của Bộ và các Sở Giáo Dục. Ví dụ, ở chương trình Oxford Internship Scheme mà giáo sinh trường cấp 2 trải qua giai đoạn 1 năm sau tốt nghiệp, giáo sinh thực tập được trường phổ thông,.

<span class='text_page_counter'>(64)</span> 59. trường sư phạm và cơ quan giáo dục địa phương hỗ trợ để rèn luyện kĩ năng giảng dạy ở trường cấp 2 bằng việc trở thành một thành viên của hội đồng giáo viên trường (Furlong, 2005). Các kĩ năng giảng dạy thực tiễn như vậy bao gồm cả việc sử dụng CNTT để nâng cao chất lượng dạy và học. Mục tiêu chung của trường sư phạm, trường phổ thông và Bộ Giáo Dục là đào tạo giáo viên mà sau các trường phổ thông muốn tuyển dụng. Điều này được nhấn mạnh năm 2003 bởi “Hội đồng quốc gia về giảng dạy và tương lai Hoa Kỳ” (NCTAF) rằng mọi người đều đồng ý ở điểm “các giáo sinh được đào tạo kĩ là nguồn lực quí giá nhất mà cộng đồng có thể trao cho thế hệ trẻ của mình” (NCTAF, 2003 tr.4). Vì vậy, nhiều trường sư phạm trên thế giới đã xây dựng mối quan hệ lâu dài và hiệu quả với Bộ Giáo Dục và trường phổ thông. Mối quan hệ giữa trường sư phạm và Bộ Giáo Dục không phải là quan hệ một chiều. Cả hai bên đều có mục tiêu chung không thể thực hiện được với nỗ lực của một bên (Callahan & Martin, 2007). Ngoài việc thực hiện các dự án mà Bộ và Sở giao cho, mối quan hệ đôi bên về ứng dụng CNTT trong giảng dạy còn đòi hỏi các quan chức và nhà quản lý tham gia quá trình thiết kế chương trình dạy học và đánh giá giáo sinh.. Quan hệ với các tổ chức trong và ngoài nước, nhà nước và tư nhân Chúng ta tin rằng không một bộ phận nào có thể tập hợp tất cả nguồn lực để giải quyết các vấn đề xã hội và phát triển chúng ta đang phải đối mặt một cách hiệu quả (Googins và Rochlin, 2000; Tennyson, 2003). Chính phủ ở khắp nơi trên thế giới ngày càng quan tâm đến quan hệ nhà nước - tư nhân (PPP) (Public – private partnerships) như là một cơ cấu để phát triển và duy trì dịch vụ và cơ sở hạ tầng công (Moore, 2005). “Công” là tính từ để chỉ tất cả các dịch vụ hay cơ sở hạ tầng được nhà nước cung cấp trong khi tư nhân ám chỉ những gì thuộc về bộ phận tư nhân hay phi nhà nước. Đó là những tổ chức phi lợi nhuận hay có lợi nhuận (Latham, 2006). Các tổ chức có lợi nhận thường là các công ty kinh doan có nguồn lực và mong muốn thực hiện các trách nhiện xã hội. Quan hệ đối tác chỉ các hoạt động trong đó các bên tham gia phải chia sẻ mục tiêu, trách nhiệm, quyết định và cả rủi ro. PPP tập trung vào trách nhiệm của hai bộ phận nhà nước và tư nhân trong việc cung cấp và duy trì cơ sở hạ tầng và dịch vụ cho dân chúng. Mặc dù ngày càng có nhiều người quan tâm đến PPP nhưng vẫn có rất ít các bài báo viết về các nghiên cứu cụ thể của PPP và việc chúng thành công hay thất bại trong việc cung cấp cơ sở hạ tầng và dịch vụ cho đất nước. Những nghiên cứu như vậy rất hiếm trong lĩnh vực cải cách giáo dục. Nhiều trường hợp chỉ tập trung vào việc mô tả PPP được sử dụng như một công cụ để lắp đầy khoảng cách số giữa những người có phương tiện và những người không có. Dangwal, Jha, Chatterjee và Mitra (2005) đã.

<span class='text_page_counter'>(65)</span> 60. nghiên cứu một trường hợp trong đó PPP tìm cách lắp đầy khoảng trống và cung cấp cơ hội học tập cho những người kém may mắn. Trong dự án này, chính phủ của một nước đang phát triển đã kết hợp PPP với một công ty công nghệ tư nhân để cung cấp những giải pháp kỹ thuật hỗ trợ việc học của những học sinh không tham dự lớp học. Các tài liệu không mô tả cấu trúc, quá trình hoạt động, hay việc quản lí dự án của PPP mà chỉ nói vắn tắt về một dự án đem lại lợi ích giáo dục rõ ràng cho những thanh niên kém may mắn. Một PPP khác được đề cập là mô hình đổi mới trường học Co-NECT được New American Schools (NAS) tài trợ, làm việc với các đối tác nhà nước và tư nhân. Dự án Co-NECT nhấn mạnh sự phát triển kỹ năng tổ chức của học sinh khi họ tham gia vào những dự án kéo dài và … Nhiều PPP đã theo hướng tập trung xây dựng năng lực của các đối tác địa nhiều quy định. Để đem đến một môi trường có lợi cho phương và người dùng cuối. việc học theo dự án, Co-NECT đã tổ chức lại học sinh bằng cách nhóm họ lại với nhau dựa vào điểm số. CoNECT cũng cung cấp các khóa nâng cao chuyên môn cho giáo viên và kếp hợp chặt chẽ với các hiệu trưởng để hỗ trợ giáo viên. Mặc dù CNTT là một công cụ quan trọng trong mọi chương trình nhưng mô hình Co-NECT xem tự thân CNTT là đổi mới. Trong mô hình này, CNTT kết hợp tất cả các yếu tố của nỗ lực đối mới trường học (Russell & Haney, 1997). Một trong số ít bài báo viết về PPP trong giáo dục đánh giá chương trình Hướng Dẫn Đồng Nghiệp của Microsoft (Lim, Wong & Quah, 2007). Dựa trên các trường hợp nghiên cứu ở năm nước Châu Á, bài báo thảo luận về những trường hợp tốt nhất và chỉ ra vấn đề, trình bày rõ ràng mô hình bài dạy và đưa ra gợi ý để duy trì và mở rộng PPP. Quan hệ đối tác (ở cấp địa phương và cấp quốc gia) được nhấn mạnh trong bài viết này dựa trên những mục tiêu chung đó là phát triển khả năng của đối tác địa phương và người dùng cuối. Cùng lúc, việc tạo quan hệ với các trường sư phạm địa phương được xem là một cách để duy trì tính bền vững và khả năng mở rộng của chương trình. Tuy nhiên, trong thời đại tự chủ đại học ngày càng tăng, vấn đề khó khăn là đo lường được ảnh hưởng của quan hệ đối tác vì "Sau tất cả, thời gian và nỗ lực cho quan hệ đối tác phải được chuyển thành những kết quả nhìn thấy được" (Callahan và Martin, 2007, tr. 143). Kết quả này nên xét về lượng lẫn về chất như thông tin về thành tích của học sinh, thông tin về giáo sinh, sự hiểu biết của giảng viên về cách giảng dạy và các chính sách của trường phổ thông, sự nhận thức và đánh giá giáo sinh của giáo viên trường phổ thông..

<span class='text_page_counter'>(66)</span> 61. Hội nhập với cộng đồng trong nước và quốc tế Hội nhập văn hóa, xã hội, chính trị, sinh thái và kinh tế giữa các quốc gia cùng với quá trình phát triển công nghệ như vũ bão đã đem đến sự thay đổi - kết quả của toàn cầu hóa. Dù cho chúng ta ở đâu, chúng ta phải đối mặt với vận mệnh chung. Trong một trật tự tự thế giới mới, con cái của chúng ta và thế hệ trẻ phải chuẩn bị để làm nhân tố để thay đổi chứ không chứ là người quan sát thụ động những sự kiện thế giới (Davies, 2006; Torres, 2002). Những trường sư phạm nên bắt đầu yêu cầu giáo sinh tham gia vào các hoạt động và buổi nói chuyện về đề tài làm thế nào để trang bị cho học sinh của họ kiến thức về bản chất các vấn đề toàn cầu và làm thế nào đóng vai trò chủ động trong việc nhận ra chúng. Kết nối có vai trò rất quan trọng đối với thành công trong học tập vì nó mang lại sự chú ý, động cơ học tập và nỗ lực của người học. Để có kết nối khi học tập, giáo viên cần mang lại cho học sinh những cơ hội thực hiện những bài học về hiện tượng đã học trong tư cách công dân toàn cầu. Toàn cầu hóa là một hiện tượng phức tạp, đa chiều đã trở thành một phần của cuộc sống hàng ngày. Nó làm mờ đi biên giới địa phương, quốc gia, quốc tế và tạo xung đột giữa các yếu tố bản địa và toàn cầu (Yamashita, 2006). Khi xét một hiện tượng như vậy và những thách thức của nó, việc học hứng thú cần tạo cơ hội để người học kiểm nghiệm nhiều chiều các vấn đề bản địa và toàn cầu rồi có hành động. CNTT giúp tăng cường tính hội nhập như vậy vì nó mang trải nghiệm học tập của học sinh ra ngoài 4 bức tường lớp học. Các trường sư phạm do đó cần bắt đầu kết nối với cộng đồng bản địa và quốc tế, với sự hỗ trợ của CNTT, và làm cho những kết nối ấy trở thành phần tất yếu của chương trình đào tạo và đánh giá giáo sinh. CNTT đem đến cơ hội cho các trường sư phạm hợp tác với các các tổ chức khác ở trong và ngoài nước để khuyến khích sinh viên tham gia vào các cuộc đối thoại về các vấn đề trong khu vực và trên toàn thế giới. Với kế hoạch và sự cam kết, các trường sư phạm có khả năng tạo ra các dự án tích hợp CNTT nhằm phát triển mối quan hệ giữa họ và các cộng đồng khác. Một ví dụ là quan hệ giữa đại học Southern Cross (Southern Cross University) và Ủy ban tư vấn rừng Gondwana thuộc khu di sản thế giới của Úc (Advisory Committess of the Gondwana Rainforest of Australia World Heritage Area) để khuyến khích các trường phát triển mục tiêu giáo dục về môi trường. Theo yêu cầu đánh giá của trường, giáo sinh phải thiết kế một nguồn tư liệu học trên web về rừng và các khu di sản thế giới cho đối tượng học sinh phổ thông và trung học. Điều quan trọng là, nguồn tư liệu được bản địa hóa như vậy sẽ giúp học sinh ở trường phổ thông liên hệ trực tiếp với tình hình của quê hương mình. Ngoài ra, nguồn tư liệu sẽ là cầu nối cho quan hệ đối tác giữa các tổ chức địa phương và trường nhằm hợp tác xây dựng các hoạt động dạy học về môi trường..

<span class='text_page_counter'>(67)</span> 62.

<span class='text_page_counter'>(68)</span> 63. Phương diện thứ sáu Nghiên cứu và đánh giá Chương này thảo luận những vấn đề cơ bản liên quan đến xây dựng môi trường, dịch vụ, công cụ, năng lực con người và ràng buộc về nghiên cứu khoa học và đánh giá với sự hỗ trợ của CNTT ở các trường sư phạm. Định nghĩa đúng nhất về nghiên cứu là một phương pháp khách quan, có hệ thống, đáp ứng các yêu cầu về học thuật nhằm tìm ra giải pháp cho một vấn đề và nâng tầm hiểu biết của con người qua sự phát triển các giả thuyết. Đó là một chuỗi các hoạt động được tính toán cẩn thận, áp dụng những phân tích chính xác được xây dựng trên những gì chúng ta đã biết về các vấn đề liên quan đến giáo dục và cách người khác đã nghiên cứu chúng. Theo Roblyer và Knezek (2003), nghiên cứu liên quan đến CNTT trong giáo dục nên: a) Có chương trình hành động dựa trên lý luận chung b) Cung cấp những bằng chứng thuyết phục về CNTT đã làm tăng động cơ học tập như thế nào. c) Hướng đến việc cải tổ phương pháp giảng dạy Nhìn chung, có ba mô hình nghiên cứu chính: nghiên cứu thực nghiệm, luận thuyết phê phán và luận thuyết diễn giải (để biết thêm về các mô hình này, xem Willis, Thompson & Sadera, 1999). Trong chương này, chúng tôi không có ý định thảo luận chi tiết về phương pháp cụ thể nào trong nghiên cứu giáo dục liên quan đến CNTT hay cách tiến hành các nghiên cứu này. Đã có nhiều tài liệu bàn về các vấn đề cơ bản của nghiên cứu giáo dục (xem Blaxter, Hughes và Tight, 2001; Cohen, Manion và Morrison, 2000; Gall, Gall và Borg, 1999; Gay, Mills và Airasian, 2006; Krathwohl, 1998). Thế nên, trong chương này chúng tôi chỉ cung cấp phần tóm tắt và hướng sự chú ý của người đọc đến các vấn đề cơ bản liên quan tới việc xây dựng và duy trì khả năng nghiên cứu về CNTT trong giáo dục ở các trường. Trọng tâm của chương này gồm:     . Hoạt động giảng dạy có tích hợp CNTT và các chính sách liên quan đến CNTT Hỗ trợ và cấp kinh phí cho nghiên cứu và phát triển Ảnh hưởng của nghiên cứu và phát triển đối với các chương trình đào tạo giáo sinh Ảnh hưởng của nghiên cứu và phát triển đối với trường học và hệ thống giáo dục Đánh giá.

<span class='text_page_counter'>(69)</span> 64. Hoạt động giảng dạy có tích hợp CNTT và các chính sách liên quan đến CNTT Cần thường xuyên cập nhật để giữ nhịp với những tiến bộ của CNTT (Hoạt động giảng dạy và chính sách) Phát triển và duy trì khả năng nghiên cứu của trường đảm bảo cho sự tiến bộ liên tục trong các chương trình đào tạo thông qua việc tạo ra và sử dụng những kiến thức mới, công nghệ mới, phương pháp mới, chính sách CNTT hiệu quả, công cụ quản lí hiệu quả, và hướng đến hỗ trợ và cải tiến hệ thống giáo dục trong nước. Ngoài ra, nghiên cứu còn cung cấp nền tảng cho việc phát triển chuyên môn của đội ngũ giảng viên và làm tăng uy tín của trường. Xây dựng và duy trì khả năng nghiên cứu đặc biệt quan trọng trong thời đại công nghệ vẫn còn nhiều hạn chế hiện nay vì CNTT luôn tạo ra những cơ hội và thách thức mới cho giáo dục. Nghiên cứu phải đi đôi với những tiến bộ trong công nghệ để đem đến sự phát triển và đổi mới trong chính sách và phương pháp giáo dục. Đã có nhiều bài viết về các lĩnh vực có thể nghiên cứu của CNTT trong giáo dục. Nhìn chung, các nhà nghiên cứu cho rằng cần phải nghiên cứu chuyên sâu để có những bằng chứng đáng tin cậy về lợi ích mà CNTT đem đến cho giáo dục (Pollard, Pollard, 2004; Roblyer và Knezek, 2003). Điều này rất cần thiết vì các nhà sư phạm và các nhà hoạch định chính sách luôn muốn xác minh rằng thời gian, nỗ lực và tiền của của họ được đầu tư hiệu quả. (Ringstaff và Kelly, 2002). Ringstaff và Kelly (2002, tr.24) cho rằng: Có những bằng chứng nghiên cứu quan trọng cho thấy CNTT có thể có những ảnh hưởng tích cực đối với kết quả của sinh viên trong những hoàn cảnh cụ thể và cho những mục đích cụ thể. Tuy nhiên, không có một công thức nhiệm màu nào cho các nhà sư phạm và các nhà hoạch định chính sách biết là liệu cái họ nhận được có xứng đáng với sự đầu tư của họ không. Do đó thay vì đặt câu hỏi:"Liệu chúng ta có nên đầu tư cho CNTT không?", chúng ta hãy hỏi:"Trong điều kiện nào, CNTT có thể đem đến nhiều lợi ích nhất cho người học?" Roblyer (2005) , Roblyer và Knezek (2003) nghĩ rằng mục đích của nghiên cứu là:    . Xác lập lợi thế của CNTT trong giáo dục. Phát triển và cải thiện các chiến lược sử dụng Kiểm soát ảnh hưởng đối với các mục đích xã hội quan trọng Hình thành các định hướng mong muốn.

<span class='text_page_counter'>(70)</span> 65. Theo Haffin và các tác giả (1996), trọng tâm nghiên cứu CNTT trong giáo dục nên được hiểu là nghiên cứu về sự ảnh hưởng đối với nhận thức của những người làm việc với CNTT chứ không chỉ nghiên cứu về ảnh hưởng của CNTT đối với việc học (tr. 392). Điều này giúp chúng ta biết làm cách nào để phát huy hết khả năng của người học và tiềm năng của công nghệ cũng như hiểu thấu những cách thức ứng dụng CNTT cải tiến lớp học và trường học (Haffin và các tác giả, 1996, tr.395). Cụ thể hơn, trong bảng báo cáo về kết quả của nghiên cứu Delphy, Pollard và Pollard (2994, tr.159) đã chỉ ra tầm quan trọng của những hoạt động dưới đây đối với nghiên cứu CNTT trong giáo dục: . Nghiên cứu mối quan hệ giữa công nghệ và giáo dục. . Phát triển các mô hình đào tạo giáo sinh và giáo viên thành những người sử dụng CNTT hiệu quả. . Phát triển mô hình đào tạo hỗ trợ việc học trong lớp và trên mạng. . Phát triển những phương pháp và tiêu chuẩn đánh giá tính hiệu quả của việc học tích hợp CNTT phù hợp. . Nghiên cứu nhữnng thay đổi trong lớp học, trong vai trò của người thầy, trong trường do ứng dụng CNTT và quyết định làm thế nào CNTT có thể hỗ trợ tốt nhất cải cách giáo dục. . Nghiên cứu những yếu tố ảnh hưởng đến khoảng cách về công nghệ (digital devide) và các tác động của CNTT đối với các quan hệ hợp tác và tương tác xã hội.. Hedberg và Lim (2004) cho rằng có một số vấn đề mang tầm quan trọng chiến lược đối với các nghiên cứu về ứng dụng CNTT trong giảng dạy như sau: . Sự phát triển chuyên môn của giáo viên trong ứng dụng CNTT (từ giai đoạn giáo sinh đến giai đoạn đi dạy học). . Nghiên cứu các công nghệ mới có gắn với lí luận và phương pháp giảng dạy. . Sự hỗ trợ của trường đối với ứng dụng CNTT. . Tích hợp CNTT vào những chuyên ngành cụ thể. Tức là, làm cách nào phát huy các công cụ CNTT để phát triển tư duy chuyên ngành cho học sinh. . Môi trường học tập có sự hỗ trợ của CNTT dành cho các học sinh yếu kém. . Game và các giả lập do học sinh tạo ra.

<span class='text_page_counter'>(71)</span> 66. Tương tự, Haffin và đồng tác giả đã đưa ra một tập hợp các vấn đề chính sẽ là trọng tâm của nghiên cứu CNTT trong giáo dục trong thế kỷ 21: . Phát triển các phương pháp giảng dạy mới để thiết kế các môi trường học tập. . Nhanh chóng điển hình hóa các phương pháp và mô hình sáng tạo. . Tích hợp công nghệ analog thành các định dạng số. . Công cụ và nguồn tư liệu hỗ trợ việc nâng cao kiến thức. . Lớp học sáng tạo và trường học sáng tạo. . Phát huy tối đa năng lực của người học và tiềm năng CNTT. . Hiểu rõ về mối quan hệ giữa dạy, học và CNTT. . Định nghĩa lại các vấn đề nghiên cứu và các phương pháp đánh giá. . Nghiên cứu chuyên ngành. . Phát triển những lý thuyết mới. Trọng tâm nghiên cứu Trong phần này, chúng tôi sẽ trình bày một số lĩnh vực có thể cung cấp nền tảng hữu ích cho nghiên cứu CNTT trong dạy học ở các trường sư phạm. Chúng tôi cũng hi vọng rằng những thông tin này sẽ giúp cho giảng viên nhận ra nhu cầu và cơ hội nghiên cứu phù hợp trong môi trường làm việc của họ. Trường đại học là mảnh đất màu mỡ để tiến hành nghiên cứu về ứng dụng CNTT trong giáo dục cho các giảng viên. Ví dụ, chúng ta có thể nghiên cứu về nhận thức của giáo sinh đối với CNTT, thay đổi của giảng viên khi ứng dụng CNTT để dạy, ảnh hưởng của CNTT đối với kết quả của sinh viên, những mô hình đánh giá mới, quá trình nhận thức khi học với các phương tiện số của sinh viên, và việc bản thân sinh viên là người thiết kế nguồn tư liệu học tập nhờ sự trợ giúp của công nghệ. Chúng ta nên khuyến khích giảng viên trình bày những thử nghiệm với CNTT bằng cách thu thập dữ liệu, nói về kết quả của những nỗ lực của họ (xem ví dụ trong nghiên cứu của Churchill, 2009). Ở mức độ cao hơn, trường nên tiến hành nghiên cứu chính thức về sử dụng CNTT trong lớp học và tác động của nó đối với việc dạy, việc học và việc đánh giá trong một chương trình giáo dục (về các vấn đề có liên quan xem Willis, Thompson và Sadera, 1999). Trường phổ thông ở địa phương cũng là một lĩnh vực quan trọng để nghiên cứu. Khác với những nghiên cứu trong phạm vi lớp học, nghiên cứu ở trường phổ thông cần phải.

<span class='text_page_counter'>(72)</span> 67. được tổ chức và tiến hành cẩn thận hơn với sự cho phép của các nhân vật có ảnh hưởng, ví dụ: hiệu trưởng, giáo viên, học sinh và phụ huynh. Trọng tâm của những nghiên cứu này có thể là tác động của CNTT đối với việc học của học sinh, đối với sự phát triển tay nghề của giáo viên, đối với sự lãnh đạo của trường và đối với các chính sách về CNTT. Nghiên cứu được tiến hành trong trường sẽ đem đến những hiểu biết sâu sắc về các ứng dụng sư phạm của CNTT và cung cấp thông tin về những khả năng và phương pháp nghiên cứu trong môi trường đặc biệt này. Có rất nhiều nghiên cứu về việc sử dụng CNTT của học sinh trong trường và đưa ra nhiền vấn đề có liên quan như tác động của CNTT đối với kết quả học tập, sự hợp tác, việc nâng cao kiến thức, thái độ đối với việc học, và sự tự tin của sinh viên (xem Butzin, 2000; Sandholtz, Ringstaff và Dwyer, 1997; Scardamalia và Bereiter, 1994, Schacter và Fagnano, 1999, Sivin-Kachala và Bialo, 2000, Teo và Churchill, 2007b,Waxman, Connel và Gray, 2002). Các nghiên cứu này đã đề cao ảnh hưởng quan trọng của CNTT đó là đã thay đổi phương pháp sư phạm theo hướng lấy người học làm trung tâm, ví dụ những hoạt động dự án trong đó người học phải chuyên tâm hơn, hợp tác hơn và đóng vai trò chủ động hơn. Người học phải làm việc với công nghệ chứ không chỉ học từ công nghệ (Bozeman và Baumbach, 1995; Culp, Hawkins và Honey, 1999; Jonassen và Reeves, 1996; Means, 1994; Reeves, 1998; Penuel và đồng tác giả, 2000; Ringstaff và Kelly, 2002). CNTT là công cụ hiệu quả nhất khi được sử dụng trong các hoạt động lấy người học làm trung tâm. Tuy nhiên, những nhà nghiên cứu cũng nên xem xét gợi ý sau của Ringstaff và Kelly (2002, tr.23-24): Lớp học không phải là phòng thí nghiệm nơi các nhà khoa học có thể so sánh tính hiệu quả của CNTT với các phương pháp giảng dạy truyền thống mà vẫn khống chế được các biến số nghiên cứu khác. Hơn nữa, chúng ta có rất ít phương pháp đánh giá hiệu quả, đáng tin cậy và sinh lợi để đo được kỹ năng suy nghĩ có tổ chức, khả năng giải quyết vấn đề, hay khả năng tìm kiếm, đánh giá và sử dụng thông tin của sinh viên sẽ gia tăng như thế nào trong quá trình sử dụng CNTT. Mặc dù CNTT được chứng minh là làm tăng động cơ học tập và sự chuyên tâm của sinh viên nhưng có rất ít công cụ để đo lường ảnh hưởng thực sự của nó. Bên cạnh đó, có nhiều nghiên cứu về việc sử dụng CNTT trong lớp học của giáo viên và các vấn đề có liên quan như sự thay đổi trong phương pháp giảng dạy, trong thái độ, sự tự tin, trình độ tin học, sự phát triển chuyên môn, rào cản khi ứng dụng CNTT, hiểu biết của giáo viên về CNTT (Becker và Ravitz, 1999; Churchill, 2006; Foo, Ho và Hedberg, 2005; Henriquez và Riconscennte, 1999; King, 2000; Mann, 1999; Moallem, 1998; Rogers, 2000). Một số cũng nghiên cứu về giáo sinh chẳng hạn như quan điểm giảng dạy của họ (vd Lim & Chan, 2007)..

<span class='text_page_counter'>(73)</span> 68. Việc tiến hành các nghiên cứu về trường phổ thông phụ thuộc rất nhiều vào mối quan hệ giữa khối trường này và các trường sư phạm. Mối quan hệ này có thể là giữa cá nhân các giảng viên đại học và giáo viên phổ thông hay qua sự trung gian của cơ quan quản lý (vd Bộ Giáo Dục). Phòng chuyên trách thực tập có thể đóng vai trò quan trọng trong việc xây dựng mối quan hệ giữa trường đại học sư phạm và khối trường phổ thông. Việc các giáo viên phổ thông tham gia các khóa học sau đại học hay các chương trình, hội thảo bồi dưỡng chuyên môn là nhân tố quan trọng giúp mối quan hệ này thêm bền vững. Để nghiên cứu thành công, các trường đại học sư phạm phải có một chiến lược thiết lập, hỗ trợ và phát triển sự liên kết với các trường phổ thông hiệu quả. Trong trường hợp này, các trường sư phạm phải đảm bảo rằng trường phổ thông cũng nhìn nhận họ là một phần trong quá trình cải tiến giáo dục. So sánh ứng dụng CNTT trong giáo dục giữa trường này và trường khác hay giữa hệ thống giáo dục của nước này với nước khác là một trọng tâm nghiên cứu khác. Hiệp hội đánh giá thành tựu trong giáo dục quốc tế đã tiến hành nghiên cứu CNTT trong giáo dục lần hai từ năm 1998 đến năm 2003 trên các đối tượng là giáo viên phổ thông, học sinh, hiệu trưởng và các trường phổ thông tại một số quốc gia (xem Plomp và các tác giả, 2009). Trong những năm gần đây, do ảnh hưởng tích cực của toàn cầu hóa và sự phát triển kinh tế ở khu vực Châu Á, các tạp chí khoa học quốc tế ngày càng quan tâm đến hệ thống giáo dục và ứng dụng CNTT trong giáo dục ở các nước như Trung Quốc. Ngoài ra, CNTT cũng đang tạo ra khoảng cách số giữa các nước phát triển và các nước đang phát triển. Tiến hành những nghiên cứu so sánh hoạt động giảng dạy có ứng dụng CNTT hỗ trợ cho việc chuyển giao những ứng dụng CNTT thành công từ nước phát triển sang nước đang phát triển hay giữa những nước đang phát triển và góp phần vào việc xóa đi khoảng cách số này. Liên Hợp Quốc và các tổ chức liên quan sẵn lòng hỗ trợ cho các nghiên cứu so sánh xuyên quốc gia để tìm ra phương cách cải thiện hệ thống giáo dục của các nước đang phát triển.. Phương pháp giảng dạy lấy người học làm trung tâm Trọng tâm nghiên cứu là tìm hiểu về các phương pháp giảng dạy nổi trội và CNTT sẽ hỗ trợ những phương pháp này như thế nào để đạt được mục tiêu đề ra. Ngày nay, phương pháp giảng dạy lấy người học làm trung tâm được xem là phương tiện chuẩn bị cho học sinh làm việc trong thời đại mới (Churchill, 2006a). Phương pháp này về cơ bản khác với phương pháp giảng dạy truyền thống lấy người dạy làm trung tâm ví dụ phương pháp học phát vấn, phương pháp học theo dự án, phương pháp giải quyết vấn đề và học qua thiết kế. Xây dựng mô hình ứng dụng thành công các phương pháp giảng dạy này và tìm hiểu xem CNTT có thể hỗ trợ những phương pháp này như thế nào là một lĩnh vực cần nghiên cứu. Một số phương pháp lấy người học làm trung tâm và ứng dụng của CNTT trong dạy học được nói đến trong các nghiên cứu là: phương pháp học tập theo hướng kiến tạo (Jonassen, 1999), giải quyết vấn đề (Jonassen,.

<span class='text_page_counter'>(74)</span> 69. 2000), phương pháp học tập dựa vào vấn đề (Savery và Duffy, 1995), phương pháp học tập chủ động (Grabinger, 1996), môi trường học tập có tích hợp công nghệ (Vosniadou, De Court và Mandl, 1995), môi trường học tập mang tính tương tác (Harper và Hedberg, 1997), tìm hiểu vấn đề theo nhóm (Bereiter và Scardamalia,), Quest Atlantis (Barab và các tác giả, 2005), học tập dựa trên tình huống (Brown, Collins và Duguid, 1989), Microlessons (Divaharan vả Wong, 2003) và WebQuest (Dogde, 1995).. Những công nghệ mới CNTT có những ứng dụng tuyệt vời trong lĩnh vực giáo dục. Các công nghệ mới như mạng xã hội, ghi âm, kể chuyện kỹ thuật số, blog, podcast và công nghệ di động (xem Churchill, 2007). Tuy nhiên, điều quan trọng là chúng ta phải phát huy hết tiềm năng của những công nghệ này để có được những ứng dụng tốt nhất trong giáo dục. Nghiên cứu về CNTT ngày càng được quan tâm nên cơ hội xuất bản của các tài liệu này khá lớn. Tạp chí về lĩnh vực này luôn tìm kiếm những bài báo về ứng dụng thực sự của CNTT trong nhiều trường hợp khác nhau. Trọng tâm nghiên cứu ứng dụng CNTT cho việc học là phát triển và ứng dụng các phương tiện kỹ thuật số, trò chơi học tập, công cụ nhận thức, hệ thống quản lý học tập, môi trường học tập và các công cụ dựa trên những công nghệ mới. Ví dụ, Churchill và Hedberg (2008) đã nghiên cứu về thiết kế công cụ học tập cho các thiết bị cầm tay màn hình nhỏ. Ông và những người khác còn đề cập đến hệ thống bookmark xã hội và một số ứng dụng khác. Tiến hành nghiên cứu với những trọng tâm vừa nêu yêu cầu các trường sư phạm phải phát triển khả năng thiết kế CNTT. Các khả năng này bao gồm chuyên ngành thiết kế (vd thiết kế multimedia) và những nguồn lực khác (vd gia công phần mềm) cũng như là sử dụng các công cụ phần cứng và phần mềm hiện có (vd bộ công cụ tạo tư liệu multimedia). Nghiên cứu trong lĩnh vực này giúp chúng ta hiểu thêm về những vấn đề liên quan đến quá trình học tập của con người (quá trình nhận thức, sự thay đổi ý niệm, sơ đồ tư duy và trí tuệ tập thể). Kết quả của nghiên cứu là các sản phẩm công nghệ phục vụ cho việc học với tiềm năng ứng dụng rất cao. Nghiên cứu cũng nên quan tâm đến các vấn đề liên quan đến thiết kế chương trình đào tạo. Đây cũng là yếu tố chính cho việc phát triển các chương trình học tập đa phương tiện như học trên máy tính, hướng dẫn thông minh và các khóa học e-learning (Reiser và Dempsey, 2002). Thiết kế chương trình đặc biệt quan trọng trong các khóa học từ xa hay khóa huấn luyện nhân viên trong doanh nghiệp và quân đội.. Liên kết giữa nghiên cứu và thực tiễn Một trong những vấn đề cơ bản của nghiên cứu là trả lời được câu hỏi liệu những kết quả của nó có thực sự được ứng dụng trong trường học hay không. Thông thường,.

<span class='text_page_counter'>(75)</span> 70. những kết quả này được trình bày trong các hội nghị, báo cáo, sách và tạp chí khoa học và được các nhà nghiên cứu khác hay các nghiên cứu sinh quan tâm. Tuy nhiên, việc chuyển hóa tri thức thành thực tiễn vẫn còn nhiều hạn chế. Lim (2004) cho rằng để làm được điều này, các trường phải hiểu và chấp nhận kết quả của các nghiên cứu. Lim cũng đề cập đến một số vấn đề ảnh hưởng đến việc chuyển hóa này: trường học không ủng hộ cải tiến và quá trình chuyển giao tri thức còn bị hạn chế bởi sự thiếu liên kết trong nghiên cứu, thiết kế, phát triển, chính sách và thực hiện. Roblyer (2005) đã nhấn mạnh tầm quan trọng của sự kết nối như sau: Đặc biệt, các nghiên cứu về CNTT bị triệu chứng gọi là triệu chứng nghiên cứu đơn lẻ với mục đích là có bằng tiến sĩ hay được bổ nhiệm. Khi nghiên cứu hoàn tất; trường hợp nghiên cứu cũng khép lại. Một nghiên cứu tốt phải được xây dựng từ nền tảng trong quá khứ và hướng đến tương lai. Trong lĩnh vực nghiên cứu hành vi của con người nơi có những biến số rất phức tạp và đa dạng, các nghiên cứu cần nhiều thời gian để chứng minh kết quả và ảnh hưởng. Do vậy, những bài báo viết về nghiên cứu phải chỉ rõ rằng đây chỉ một phần của một loạt nghiên cứu và đề ra những hướng nghiên cứu tiếp theo. Phần này trình bày một số cách để công bố kết quả nghiên cứu, chuyển giao tri thức và các khả năng tối ưu hóa tác động của nghiên cứu đối với tri thức hiện tại, các nghiên cứu tiếp theo và hoạt động giảng dạy tại trường sư phạm cũng như là trong các điều kiện khác. Những dự án nghiên cứu đã và đang thực hiện có thể đưa lên một website chuyên biệt. Trong những trang này, độc giả có thể tìm thấy bản tóm tắt những nội dung chính của các dự án và nguồn gốc của chúng, phương pháp nghiên cứu được sử dụng, kết quả đã đạt được hay kết quả dự kiến đạt được, những đầu sách đã hoàn tất hay đang viết, báo cáo và những slide liên quan đến dự án, thông tin chi tiết về các thành viên trong nhóm dự án ví dụ như: sơ yếu lý lịch, lĩnh vực nghiên cứu họ quan tâm và các đầu sách đã xuất bản. Trang này cũng nêu lên những khả năng ứng dụng thực tế của kết quả nghiên cứu. Bên cạnh đó, trang web cũng cho phép đăng những góp ý, phê bình và yêu cầu của người xem đối với các nghiên cứu. Ngoài ra, trang web cũng có chức năng RSS cho phép người xem đăng kí nhận những thông tin mới nhất về dự án. Cùng với trang web, chúng ta có thể sử dụng những công cụ Internet khác để quảng cáo dự án và phổ biến kết quả dự án như thiết lập trang wiki, một mạng xã hội hay cung cấp thông tin về dự án trên những trang web chia sẽ phim phổ biến. Riêng các trường cũng nên xây dựng một trang web để quảng bá những nghiên cứu chất lượng nhất và các trường hợp ứng dụng hiệu quả của những nghiên cứu này. Xuất bản chính thức (các bài báo khoa học, bảng báo cáo, sách hay các chương trong sách) là cách để dễ thấy nhất để. Xuất bản chính thức … không phải là cách duy nhất để công bố kết quả nghiên c ứu và chuyển giao tri thức ra bên ngoài trường..

<span class='text_page_counter'>(76)</span> 71. công bố kết quả nghiên cứu và chuyển giao tri thức ra ngoài trường. Tuy nhiên, đối tượng đọc những tài liệu này chủ yếu là các giáo sư, các nhà nghiên cứu và các nghiên cứu sinh nên ứng dụng của chúng trên thực tế vẫn còn nhiều hạn chế. Dù sao thì việc xuất bản các tài liệu này là cần thiết vì chúng làm tăng uy tín của các nhà nghiên cứu và ảnh hưởng đến danh tiếng cũng như thứ hạng của trường. Để biết thêm thông tin về hệ thống xếp hạng các trường đại học, các bạn nên xem qua ba hệ thống sau: Leiden, Shanghai JiaoTong hay Times Higher Education Supplement Ranking. Phổ biến những công trình nghiên cứu là một hoạt động quan trọng ảnh hưởng đến thứ hạng của trường và nếu có phản hồi tích cực thì sẽ tạo sự chú ý trong đối tượng sinh viên và có cơ hội nhận được sự hỗ trợ từ phía chính phủ. Công trình nghiên cứu phải được phổ biến cẩn thận để không chỉ cộng đồng quốc tế biết đến mà cộng đồng trong nước cũng có đầy đủ thông tin về kết quả nghiên cứu cũng như những ứng dụng của kết quả này trên thực tế. Do đó, công trình nghiên cứu phải được phân phối theo nhiều kênh: xuất bản trong nước (báo cáo gởi đến trường học trong nước, các viện hay trang web), báo cáo ở hội nghị khoa học trong và ngoài nước, sách và các chương sách nếu được hay đăng trên các tạp chí khoa học quốc tế. Để tăng uy tín của các giảng viên, tăng thứ bậc và danh tiếng của trường, chúng ta cần có ấn phẩm đăng ở các tạp chí quốc tế có uy tín và được xếp hạng cao. Có nhiều hệ thống xếp hạng các tạp chí, trong đó một hệ thống quan trọng cần chú ý là SSCI (Social Science Citation Index) của Thompson Reuters. Không phải tất cả các tạp chí đều có trong hệ thống xếp hạng SSCI. Hệ thống này theo dõi các trích dẫn và báo cáo thường niên về các tạp chí được xếp hạng theo cái gọi là “chỉ số tác động”. Không phải tất cả các tạp chí chuyên ngành đều có mặt trong hệ thống này. Các giảng viên luôn muốn các báo cáo của mình xuất hiện trong những tạp chí có tên trong hệ thống xếp hạng này hay những tạp chí có yếu tố ảnh hưởng cao hơn. Tuy nhiên, các tạp chí này luôn có hệ thống bình duyệt kín rất gắt gao và tỉ lệ từ chối thường cao. Trong bảng 2, chúng tôi có cung cấp tên của một số tạp chí có uy tín nhất trong lĩnh vực CNTT trong giáo dục. Có một số tạp chí khác trong lĩnh vực này dù không có tên trong hệ thống xếp hạng nhưng vẫn tạo được tiếng vang và thu hút nhiều người đọc như Educational Technology và Educational Media International. Bảng 2: Các tạp chí CNTT trong giáo dục hàng đầu trong SSCI Tên tạp chí. Chỉ số tác động Website năm 2007. Computer & Science 1.602 (C&E). description.authors/347/description.

<span class='text_page_counter'>(77)</span> 72. Journal of Sciences. Learning 1.571. Journal of Computer 0.800 Assisted. http:///www.cc.gatech.edu/lst/jls o/. Learnning (JCAL) British Journal Educational Technology (BJET). of 0.574. =007-1013. Educational 0.270 Technology Research & Development (ETR &D). ng+&+instruction/journal/11423. Hội nghị và hội thảo Tham gia và trình bày tại các hội nghị trong nước và quốc tế là một bước quan trọng để phổ biến kết quả của nghiên cứu. Bên cạnh việc công bố kết quả nghiên cứu, tham gia hội nghị là một cơ hội tốt để gặp gỡ những người có cùng mối quan tâm đến lĩnh vực chúng ta nghiên cứu hay những người sẵn lòng ứng dụng kết quả nghiên cứu của chúng ta vào môi trường làm việc của họ. Sau hội nghị, các báo cáo có thể được in thành sách xuất bản tuy nhiên một số hội nghị chỉ chọn lựa những báo cáo xuất sắc nhất để in trong ấn bản đặc biệt của tạp chí thành viên. Cũng như các tạp chí, một số hội nghị có uy tính cao như AERA - hội nghị của Hội Nghiên Cứu Giáo Dục ở Mỹ; Ed-Media - hội nghị thế giới về ứng dụng các sản phẩm đa phương tiện, siêu phương tiện và truyền thông đường dài trong giáo dục. Tuy hầu hết các hội nghị về CNTT trong giáo dục đều hướng đến đối tượng là các học giả và các nhà nghiên cứu như ICCE - Hội nghị về ứng dụng CNTT trong giảng dạy nhưng ngày nay một số hội nghị đã quan tâm đến đối tượng là các giáo viên phổ thông như SITE - Hội CNTT và giáo dục. Những hội nghị này là cơ hội tốt để thảo luận về khả năng ứng dụng các kết quả nghiên cứu vào công tác giảng dạy ở trường. Bên cạnh đó, tại hội nghị này chúng ta sẽ tìm ra được những giáo viên quan tâm đến ứng dụng CNTT trong dạy học và sẵn sàng tham gia những nghiên cứu tiếp theo. Những giáo viên tham gia hội nghị có thể đem đến những ý tưởng mới tin cho ứng dụng CNTT trong dạy học và cơ hội nghiên cứu trong trường của họ..

<span class='text_page_counter'>(78)</span> 73. Giảng viên đại học nên đóng vai trò chủ động trong việc tổ chức những hội nghị khoa học thường xuyên ở trường họ để cung cấp thông tin về các nghiên cứu đã hoàn tất hay đang được tiến hành. Hội nghị không chỉ mở cửa tiếp đón các giảng viên trong trường, các nhà nghiên cứu, các nghiên cứu sinh mà phải mời các giáo viên phổ thông, các quan chức của sở, Bộ Giáo Dục, và các giảng viên trường bạn cùng tham gia. Ngoài ra, trang web của trường cũng nên đăng tải thông tin về các hội nghị sắp diễn ra cho các cá nhân quan tâm và những đoạn phim hay đoạn ghi âm nội dung hội nghị bằng các file âm thanh hay trên các trang web chia sẻ phim và đoạn ghi âm.. Các chương trình nghiên cứu sau đại học Quản lí và phát triển các chương trình nghiên cứu như thạc sĩ, tiến sĩ, tiến sĩ giáo dục không chỉ hỗ trợ cho việc phát triển khả năng nghiên cứu mà còn là công cụ quan trọng để phổ biến những kết quả nghiên cứu. Nghiên cứu sinh sẽ nỗ lực nghiên cứu, dựa trên nền tảng kiến thức sẵn có và xây dựng thêm kiến thức mới để nâng cao khả năng nghiên cứu của trường. Ngoài ra, nghiên cứu sinh còn tham gia các hoạt động xuất bản sách và có mặt tại các hội nghị. Những hoạt động này của họ góp phần làm tăng uy tín của trường đại học mà họ đang công tác. Sau khi tốt nghiệp (hoặc trong quá trình học nếu sinh viên là giáo viên học tại chức), giáo sinh có thể giúp việc phổ biến kết quả nghiên cứu, chuyển giao và áp dụng tri thức trong điều kiện của nhà trường và cơ quan họ. Các hoạt động nghiên cứu mang lại sản phẩm chất lượng hay, có nhiều triển vọng nên được tiếp tục và hỗ trợ ngoài việc xuất bản báo cáo, bài báo và báo cáo ở hội nghị khoa học. Việc này có thể thực hiện bằng cách kêu gọi đầu tư thêm vào những chuyên đề cụ thể hoặc lĩnh vực quan trọng. Những lời kêu gọi như vậy có thể đăng trên thông báo kết quả nghiên cứu hay website của dự án chẳng hạn. Trường đại học cũng có thể tính đến khả năng hình thành những mảng nghiên cứu tập hợp lại các dự án liên quan và những người có quan tâm. Tuyển mộ và hướng dẫn sinh viên có quan tâm cũng mang lại kết quả tốt và mở rộng kết quả nghiên cứu của dự án.. Hỗ trợ vốn cho nghiên cứu và phát triển Để phát triển và duy trì khả năng nghiên cứu của trường đại học, chúng ta phải cung cấp những dịch vụ, công cụ hỗ trợ thích hợp và cả sự khuyến khích. Quá trình chuẩn bị đề cương nghiên cứu, tuyển dụng nhân sự, huy động vốn và chi tiêu, giám sát và giúp đỡ quá trình viết báo cáo và xuất bản sách. Tuy nhiên, điều quan trọng là phải làm cho các nhà nghiên cứu thấy rằng họ đang được hỗ trợ chứ không phải bị bó buộc. Trong phần này, chúng tôi nêu ra một số dịch vụ, công cụ và đãi ngộ mà nhà trường cần có để tạo môi trường nghiên cứu khoa học thuận lợi cho giảng viên. Trường đại học phải có một văn phòng để quản lí nguồn hỗ trợ này và một vấn đề cũng quan trọng không kém đó là làm thế nào để sự hỗ trợ đến đúng đối tượng..

<span class='text_page_counter'>(79)</span> 74. Nguồn kinh phí rất quan trọng cho hoạt động nghiên cứu. Kinh phí có thể được sử dụng để tuyển dụng nhân sự như trợ lí nghiên cứu, giám đốc dự án, lập trình viên, nhân viên thiết kế đa phương tiện, giáo sư, cũng như chi trả cho việc mua thiết bị và quảng bá. Những nguồn kinh phí chính thường đến từ các tổ chức ngoài trường (vd như Tổ chức Khoa học quốc gia ở Mỹ, Úc, Hội đồng nghiên cứu ở Úc hay Hội đồng cấp kinh phí nghiên cứu của Hồng Kông). Thỉnh thoảng, có những lời mời nghiên cứu đến từ các ban ngành, tổ chức, cơ quan quyền lực khác nhau ở nước ngoài. Ngoài ra, có thể có nguồn kinh phí từ các cơ quan giáo dục trong nước hay các tổ chức quốc tế như UNESCO. Microsoft cũng rất thường xuyên hỗ trợ vốn cho các nghiên cứu về ứng dụng CNTT trong giáo dục. Trường đại học phải có kế hoạch cấp kinh phí hỗ trợ cho các hoạt động nghiên cứu dưới nhiều hình thức như kinh phí thu thập tài liệu, kinh phí nghiên cứu cho nhân viên mới và kinh phí nâng cao chuyên môn. Những hỗ trợ từ cơ quan sở tại sẽ giúp các giảng viên sắp xếp ý tưởng và tiến hành một nghiên cứu thăm dò để xin tài trợ từ bên ngoài. Ngoài ra, nhà trường có thể lập ra các cơ chế khen thưởng như “Giải thưởng nghiên cứu xuất sắc” hay “Giải thưởng kết quả nghiên cứu xuất sắc” để công nhận những nghiên cứu và công trình xuất bản có chất lượng. Các giải thưởng này cũng nên có một khoản để hỗ trợ các hoạt động nghiên cứu tiếp theo của người đạt giải. Những người được giải có thể làm cố vấn cho người khác hay tổ chức seminar chia sẻ kinh nghiệm nghiên cứu của mình. Hỗ trợ việc viết nghiên cứu cũng là một bước quan trọng để đẩy mạnh nghiên cứu và góp phần ứng dụng kết quả nghiên cứu trong thực tế giảng dạy. Sự hỗ trợ này gồm biên tập bản thảo, viết đơn xin tài trợ, đề xuất dự án, và các bản báo cáo được thực hiện bởi những người chuyên nghiệp và sẽ được các nhà nghiên cứu và các nhà tài trợ xem lại. Đặc biệt, nếu trường của bạn không ở trong khối nước nói tiếng Anh thì việc xuất bản tài liệu nghiên cứu bằng tiếng Anh là cần thiết. Điều này sẽ gây khó khăn cho các giảng viên khi yêu cầu họ viết lại nghiên cứu bằng ngôn ngữ tiếng Anh chuẩn mực. Để giải quyết vấn đề này, trường hoặc phải yêu cầu dịch vụ bên ngoài giúp đỡ hoặc phải đào tạo một đội ngũ trong trường chuyên trách nhiệm vụ này. Ngoài ra, tài liệu xuất bản phải được trình bày theo địnhh dạng thích hợp. Hình thức trình bày phổ biến nhất cho các tài liệu liên quan đến CNTT là APA (viết tắt của American Psychological Association). Cũng có một số sách hướng dẫn cách trình bày tài liệu theo định dạng này.. Việc hỗ trợ nghiên cứu thường xuyên sẽ tạo nền tảng cho những tiến bộ của các hoạt động nghiên cứu khoa học.. Những giảng viên mới sẽ gặp khó khăn trong việc xuất bản công trình nghiên cứu. Điều này có thể dẫn đến sự không thỏa mãn với nghề nghiệp và kém hiệu quả trong công việc. Một cách để hỗ trợ các đối tượng này là cho họ một khoản kinh phí nhỏ đủ để trả cho các chuyên.

<span class='text_page_counter'>(80)</span> 75. gia bên ngoài để họ làm cố vấn và giúp đỡ cho việc xuất bản. Cụ thể là những chuyên gia này sẽ trợ giúp việc viết đề xuất để có cơ hội nhận được nguồn tài trợ lớn hơn. Ngoài ra, những đồng nghiệp có thâm niên, đặc biệt là những người từng nhận được nguồn tài trợ bên ngoài hay được những giải thưởng như "Giải thưởng cho nhà nghiên cứu xuất sắc nhất" hay "Giải thưởng cho kết quả nghiên cứu xuất sắc nhất" sẽ giúp cố vấn cho những vấn đề có liên quan đến nghiên cứu hay xuất bản. Đề cập đến các vấn đề đạo đức trong những nghiên cứu giáo dục có liên quan đến CNTT một cách thích hợp là một yêu cầu đối với các nhà nghiên cứu. Đặc biệt, điều đó quan trọng nếu nghiên cứu của họ liên quan đến học sinh phổ thông. Dễ xảy ra trường hợp một số nhà nghiên cứu (đặc biệt là các nhà nghiên cứu mới) không ý thức được điều này. Do vậy, chúng ta cần có một nhóm trong văn phòng nghiên cứu của trường để đảm bảo các nghiên cứu được tiến hành đúng quy tắc đạo đức khoa học. Nhà nghiên cứu (và cả sinh viên làm nghiên cứu khoa học) cần chứng minh công trình của mình không sao chép của người khác (thường là trước khi cấp kinh phí). Hồ sơ chứng minh này cần được xem xét và đề xuất nghiên cứu có thể cần phải được bố sung, chỉnh sửa. Người nghiên cứu không nên tiến hành tuyển cộng tác viên và thu thập dữ liệu trước khi hồ sơ chứng minh được duyệt. Trường nên có sẵn các form để hỗ trợ người nghiên cứu làm hồ sơ chứng minh. Bên cạnh đó, trường thỉnh thoảng nên có những buổi tập huấn hoặc seminar để giúp người nghiên cứu và các sinh viên NCKH hiểu rõ hơn các vấn đề đạo đức trong nghiên cứu khoa học cũng như các thủ tục liên quan. Ngoài ra, trường cũng nên cho các nhà nghiên cứu khoảng thời gian nghỉ hợp lí để họ có thể thu thập tài liệu, nâng cao chuyên môn, hỏi ý kiến các chuyên gia, đến những nơi tiến hành các nghiên cứu tương tự hay chia sẻ mối quan tâm và tham gia các hội nghị. Khoảng thời gian nghỉ phép ăn lương này là công cụ hỗ trợ cho các hoạt động nghiên cứu vì nó cho phép các giảng viên có thể nghỉ lâu, và thời gian nghỉ này phụ thuộc vào số năm công tác, để đi tham quan các trường đại học nước ngoài và có thời gian liên tục để hoàn thành nghiên cứu. Khoản tiền tài trợ và kế hoạch nghỉ phép phải bao gồm việc tham gia một hội nghị quốc tế quan trọng liên quan đến ứng dụng CNTT trong giảng dạy. Chúng ta cũng hi vọng người được nhận tài trợ sẽ có bài trình bày trong hội nghị đó và sau đó báo cáo lại với đồng nghiệp. Bên cạnh việc hỗ trợ cho giảng viên của trường đi thăm các trường bạn ở nước ngoài và tham gia hội nghị, chúng ta cũng nên có một khoảng tài trợ khác cho các giáo sư nước ngoài đi thăm các trường sư phạm. Ban đầu có thể là một chuyến thăm ngắn và một bài trình bày trong hội nghị, sau đó, chúng ta có thể mời các giáo sư này kí hợp đồng làm giảng viên thỉnh giảng trong thời gian lâu hơn. Kế hoạch nghỉ phép khác cũng hỗ trợ hoạt động nâng cao chuyên môn..

<span class='text_page_counter'>(81)</span> 76. Việc hỗ trợ nghiên cứu thường xuyên sẽ tạo nền tảng cho những tiến bộ của các hoạt động nghiên cứu khoa học. Có thể là một ngày gặp gỡ các giảng viên ở một nơi thư thái bên ngoài môi trường làm việc thường nhật. Trong thời gian đó, các giảng viên có thể thảo luận về những mục tiêu chiến lược của nghiên cứu, nhận xét và đưa ra gợi ý để chuyển kết quả nghiên cứu thành tiền đề cho những nghiên cứu chuyên sâu hay ứng dụng chúng vào thực tế giảng dạy. Ngoài ra, họ còn có thể thảo luận về những vấn đề liên quan đến việc cải thiện công cụ hỗ trợ nghiên cứu hay đưa ra ý kiến cho các kế hoạch của những năm tiếp theo. Nhóm nghiên cứu sẽ cùng nhau trình bày kế hoạch nghiên cứu và những công việc phải lảm để thực hiện kế hoạch đó. Bằng cách này, các ý tưởng để cải tiến, sáng tạo và hợp tác có thể nảy sinh.. Trung tâm nghiên cứu Mục đích thành lập và hoạt động của các trung tâm và nhóm nghiên cứu là để hỗ trợ các hoạt động nghiên cứu. Các trung tâm này có thể dựa trên những mảng nghiên cứu có tầm quan trọng chiến lược để mang lại hiệu quả và chuyển giao cho các nghiên cứu kế cận cũng như ứng dụng vào lí luận và thực tiễn. Nhiệm vụ của trung tâm là tập hợp các nhà nghiên cứu có cùng mối quan tâm và mục đích. Ngoài ra, trung tâm có trách nhiệm tư vấn cho các nhà nghiên cứu, tổ chức hội nghị, hỗ trợ xuất bản, và quản lí các mối quan hệ với các trường khác. Một số ví dụ điển hình về các trung tâm nghiên cứu là: Cognition and Technology Group ở Đại học Vanderbilt; The learning and Epistemology Group ở đại học MIT, Center for IT in Education ở đạihọc Hongkong và Asia-Pacific Centre of Excellenceor Teacher Education and Innovations ở đại học Edith Cowan. Đánh giá giảng viên được xem là công cụ quan trọng để duy trì tính hiệu của các hoạt động nghiên cứu, của việc xuất bản sách và chuyển hóa tri thức. Không giống như những công cụ hỗ trợ được đề cập trước đó, công cụ này không được các giảng viên yêu thích. Tuy nhiên, nếu được sử dụng đúng cách, công cụ này sẽ nâng cao tinh thần trách nhiệm của các nhà nghiên cứu đặc biệt đối với các dự án được tài trợ. Đánh giá giảng viên sẽ được tiến hành hàng năm theo đó giảng viên phải báo cáo về kết quả nghiên cứu và các đầu sách đã xuất bản của họ.. Tác động của nghiên cứu và phát triển đối với các chương trình đào tạo giáo sinh Các trường sư phạm phải có sự thống nhất giữa nghiên cứu, phát triển và công tác dạy học, đồng thời cũng nên xây dựng một môi trường thuận lợi cho việc nâng cao tri thức. Theo Sivin-Kachala và Bialo (2000), do sự phát triển đang diễn ra quá nhanh nên các trường cần thường xuyên cải tiến những kế hoạch ứng dụng CNTT trong giảng dạy và.

<span class='text_page_counter'>(82)</span> 77. chỉnh sửa chính sách để luôn được cập nhận và hưởng lợi từ những cơ hội mới. Các nghiên cứu cũng cho thấy công nghệ nên là chất xúc tác và là công cụ đắc lực đem đến những thay đổi trong lớp học, trong trường học và trong các cơ quan giáo dục có thẩm quyền (Bozeman và Baumbach 1995; Chang và các tác giả khác, 1998; Glennan và Melmed , 1996; Hawkins, Spielvogel và Panush, 1996; Means, 1994; Ringstaff và Kelly, 2002). Tuy nhiên, sự thay đổi sẽ hiệu quả hơn nếu đi kèm theo đó là những bài nghiên cứu có chất lượng và sự đánh giá khách quan kết quả đạt được. Trong chương này, chúng tôi sẽ trình bày một số lí do chính để tiến hành các nghiên cứu liên quan đến ứng dụng CNTT trong giảng dạy với mục đích định hướng tầm nhìn của trường. Điều kiện cụ thể của từng trường sẽ có thể giúp bạn tìm thêm những lí do mới và phương diện này giúp bạn đọc nghĩ thêm các khả năng khác. Hoạt động nghiên cứu cung cấp nền tảng để phát triển những kiến thức có sẵn và tạo ra những kiến thức mới. Hiểu được những vấn đề liên quan đến nghiên cứu và lĩnh vực đang xem xét sẽ giúp giảng viên nhận ra được những hạn chế của phương pháp đang sử dụng, của kiến thức và chính sách về CNTT, từ đó, giúp định hướng cho việc cải tiến và nâng cao kiến thức. Phân tích dữ liệu có thể đưa ra những bằng chứng bác bỏ tri thức đã có và mang lại tri thức mới, chẳng hạn như là mô hình đào tạo giáo viên hiệu quả hơn. Ngoài ra, áp dụng kết quả nghiên cứu vào giảng dạy và đào tạo giáo viên có thể nâng tri thức lên tầm cao mới. Nghiên cứu cung cấp công cụ để phát triển kiến thức mà sau đó những kiến thức này có thể được ứng dụng trong các chương trình đào tạo. Ngoài ra, những kiến thức mới thu được qua quá trình nghiên cứu sẽ được kiểm nghiệm bởi đội ngũ các chuyên gia (và có thể phải nhờ đến sự tư vấn của các cơ quan giáo dục có thẩm quyền) để xem xét tiềm năng ứng dụng trong toàn bộ chương trình đào tạo. Bằng cách này, nghiên cứu có ảnh hưởng trực tiếp đến sự cải tiến chương trình, và thông qua chương trình, đào tạo một thế hệ giáo viên được trang bị những kiến thức cập nhật nhất nhằm giúp cho trường bắt kịp với tốc độ phát triển. Hơn nữa, nghiên cứu là một công cụ để đánh giá sự phù hợp về mặt nội dung của chương trình và cho phép chúng ta nhận ra những lĩnh vực cần được cải thiện. Qua nghiên cứu và ứng dụng kết quả của nghiên cứu, chương trình đào tạo của chúng ta sẽ cập nhật, phù hợp và mang tính cạnh tranh. Ở các trường đại học hiện nay, hoạt động nghiên cứu phục vụ cho nhu cầu đổi mới phương pháp giảng dạy. Một số nghiên cứu cơ sở liên quan đến ứng dụng CNTT trong dạy học đã được thực hiện trên toàn thế giới. Willis, Thompson và Sadera (1999, tr.41) cho rằng từ những nghiên cứu này, chúng ta biết được: Hầu hết sinh viên trường sư phạm đều có thái độ tích cực với việc sử dụng CNTT trong dạy học nhưng họ không tự tin về khả năng sử dụng CNTT của bản thân. Các giảng viên trường sư phạm cũng có thái độ tích cực đối với việc sử dụng CNTT nhưng họ cảm thấy chưa đủ kinh nghiệm để áp dụng vào các khóa.

<span class='text_page_counter'>(83)</span> 78. học. Ngoài ra, chúng ta cũng biết được rằng việc chuẩn bị năng lực sử dụng CNTT cho các giáo sinh là chưa đầy đủ. Willis và các đồng nghiệp (1999) cho rằng những nỗ lực nghiên cứu ứng dụng CNTT trong giảng dạy phải đi đôi với quá trình thay đổi của nhà trường, giảng viên và gắn với việc phổ biến những phương pháp dạy học mới ra phạm vi toàn trường. Nghiên cứu góp phần nâng cao chuyên môn của đội ngũ giảng viên và các thành viên khác trong nhóm nghiên cứu. Ngoài ra, nó cũng cung cấp cho các nghiên cứu sinh những công cụ học tập và nghiên cứu quan trọng. Bằng cách tham gia nghiên cứu, giảng viên không những tạo ra kiến thức mới mà còn phát triển và củng cố những kỹ năng, kiến thức có sẵn. Việc góp phần nâng cao kiến thức và phổ biến kết quả nghiên cứu giúp cho trường bạn được biết đến nhiều hơn. Tạo ra tri thức mới để định hướng cho việc học ở các trường trong và ngoài nước sẽ làm tăng uy tín không chỉ của trường bạn mà còn của từng cá nhân giảng viên. Một môi trường nghiên cứu phát triển và bền vững sẽ là nền tảng cho sự thử nghiệm các ứng dụng công nghệ và phương pháp mới và cho sự phát triển các chính sách về CNTT. Điều này đặc biệt quan trọng vì ngày nay chúng ta chứng kiến sự ra đời của nhiều công nghệ mới đang thách thức các phương pháp truyền thống, qua đó chúng ta cũng thấy được nhiều cách thức để cải tiến phương pháp giảng dạy. Hoạt động nghiên cứu các ứng dụng CNTT trong giảng dạy mang đến lợi ích cho việc phát triển tri thức và phương pháp mới và lợi ích cho việc xây dựng môi trường cho phép giáo viên có thể thử nghiệm những tri thức, phương pháp mới này.. Ảnh hưởng của nghiên cứu và phát triển đối với trường phổ thông và hệ thống giáo dục Theo đuổi các hoạt động nghiên cứu cho phép giáo viên nhận ra những vấn đề tồn tại liên quan đến hoạt động giảng dạy có thể là ở trường phổ thông hay trường đại học của họ. Hiểu đúng thực trạng và các vấn đề của giáo dục địa phương có vai trò quan trọng trong việc nâng cao chất lượng dịch vụ của trường đối với cộng đồng địa phương. Đồng thời, giáo viên có thể so sánh các hoạt động trong trường với các điển hình của các trường hàng đầu trên thế giới để rút ra những điểm có thể học hỏi và từ đó tạo thành tri thức mới trong lĩnh vực của mình. Một phần quan trọng của khả năng nghiên cứu của một trường đại học là bộ khung chung giúp định hướng tầm nhìn, chính sách, chiến lược và kế hoạch ứng dụng kết quả nghiên cứu vào thực tế giảng dạy ở trường và hệ thống giáo dục trong nước. Bộ khung.

<span class='text_page_counter'>(84)</span> 79. này là một công cụ hướng dẫn thực hiện các nhiệm vụ, sự hợp tác và định hướng của các nhà nghiên cứu, đồng thời nó cũng hỗ trợ quá trình nghiên cứu và quản lí nghiên cứu. Để bắt đầu xây dựng một bộ khung như vậy, các giảng viên nên mở rộng bộ khung ở hình 5 (Lim và Hung, 2003).. Hình 5: Các hệ thống hoạt động trong bối cảnh văn hóa xã hội của lớp học (Lim & Hung, 2003). Đánh giá Hoạt động nghiên cứu phải gắn liền với quá trình kiểm nghiệm và đánh giá việc ứng dụng CNTT, chính sách, hoạt động dạy và học, chương trình và công tác quản lí của trường. Nghiên cứu cung cấp thông tin cần thiết cho quá trình đánh giá và đưa ra những lĩnh vực cần phải được chú ý. Sự đánh giá thường xuyên và hợp lí và các hoạt động sau nó là công cụ quan trọng cho quá trình phát triển và hoàn thiện của trường. Ngoài ra, chính sách và việc thực hiện CNTT cũng cần phải được kiểm nghiệm và đánh giá thường xuyên để phát hiện những bộ phận cần được xem xét và cải tiến. Điều quan trọng là các chủ thể ở trong trường phải tham gia quá trình kiểm nghiệm, phát hiện lỗ hổng, những bộ phận cần được xem xét và cải tiến. Bên cạnh đó, tham quan các trường khác và xem lại những trường hợp sử dụng CNTT hiệu quả đóng vai trò quan trọng trong đánh giá quá trình thực hiện CNTT và chính sách về CNTT ở trường. Kết.

<span class='text_page_counter'>(85)</span> 80. quả đánh giá sẽ dẫn đến việc xem xét lại quá trình thực hiện và chính sách vừa nêu. Ngoài ra, bất kì hình thức đánh giá hiện thời nào cũng phải dựa trên kết qủa của những lần đánh giá trước đó. Việc đánh giá thường xuyên có thể được thực hiện dưới nhiều hình thức: đánh giá giờ dạy của giáo sinh, dự giờ, đánh giá chất lượng của giáo viên với sự tham gia của các đoàn thanh tra ngoài trường. Bên cạnh đánh giá tổng hợp, trường nên có thêm đánh giá bộ phận công tác giảng dạy. Đánh giá bộ phận cho phép chúng ta có thêm cải tiến trong phương pháp dạy và học vì qua đánh giá này chúng nhận biết được những bộ phận nào cần được cải thiện. Giáo viên đóng vai trò then chốt trong quá trình quản lí và hỗ trợ đánh giá bộ phận và thực hiện quá trình xem xét lại. Trong mọi trường hợp, thông tin về kết quả đánh giá phải được xem xét cẩn thận và những thảo luận liên quan đến cải tiến việc dạy và học phải được tiến hành trong các ban phù hợp (ví dụ như: ban chương trình các khóa học hay ban về chất lượng giảng dạy)..

<span class='text_page_counter'>(86)</span> 81. Phương diện thứ nhất Tầm nhìn định hướng và triết lý nền tảng. Trong phương diện này, 5 trọng tâm chiến lược gồm có:.     . Tầm nhìn định hướng của nhà trường đối với việc ứng dụng CNTT vào giảng dạy Triết lý nền tảng cho việc dạy học ứng dụng CNTT Nhu cầu của các trường phổ thông và xã hội Xây dựng và sở hữu CNTT trong định hướng giáo dục Đánh giá lại vấn đề CNTT trong định hướng giáo dục.

<span class='text_page_counter'>(87)</span> 82. Chiến lược và chính sách Tầm nhìn định hướng của nhà trường đối với việc ứng dụng CNTT vào giảng dạy. Triết lý nền tảng cho việc dạy học ứng dụng CNTT. Nhu cầu của các trường phổ thông và xã hội. Xây dựng và sở hữu CNTT trong định hướng giáo dục. Đánh giá lại vấn đề CNTT trong định hướng giáo dục. Kém. Không có tầm nhìn định hướng rõ ràng. Không có triết lý nền tảng cho việc dạy học ứng dụng CNTT. Không có những phân tích về thực trạng và nhu cầu của nhà trường và xã hội. Không đánh giá lại chiến lược phát triển CNTT. Cơ bản. Chỉ tập trung vào việc sử dụng CNTT để hỗ trợ các hoạt động thực tại trong trường. Triết lý nền tảng về dạy và học với CNTT dựa vào kinh nghiệm. Nâng cao. Định hướng tập trung phát triển và đổi mới các hoạt động trong trường với sự hỗ trợ của CNTT. Triết lý nền tảng dựa trên quan điểm tiến bộ về dạy và học với CNTT bắt nguồn những nhu cầu của xã hội. Các thành viên trong trường tham gia hoạch định tầm nhìn và có ý thức sở hữu. Đánh giá chiến lược phát triển CNTT theo hướng phản hồi, do đó tác động tích cực đến nhu cầu đổi mới của nhà trường và xã hội. Sáng tạo. Tầm nhìn định hướng của nhà trường được các trường khác học hỏi và thi đua. Triết lý nền tảng dựa trên quan điểm tiên tiến về dạy và học với CNTT bắt nguồn từ nhu cầu tiếp thu sáng tạo tri thức. Nhu cầu của nhà trường chỉ dựa trên các hoạt động thực tại, và qua đó để xây dựng chiến lược về CNTT trong nhà trường Những nhu cầu đang thay đổi trong nhà trường và xã hội được xem xét khi xây dựng chiến lược về phát triển CNTT, do đó, chiến lược này sẽ hỗ trợ những đổi mới trong nhà trường và đáp ứng một phần nhu cầu của xã hội Những nhu cầu đang thay đổi trong nhà trường và xã hội hoàn toàn được tích hợp trong chiến lược phát triển CNTT, do đó, chiến lược này sẽ định hướng giúp nhà trường đổi mới theo kịp với nhu cầu của xã hội. Các thành viên trong trường không tham gia hoạch định hay có ý thức sở hữu tầm nhìn đó Các thành viên trong trường tham gia hoạch định tầm nhìn nhưng không có ý thức sở hữu tầm nhìn đó. Các thành viên trong trường có toàn quyền phát triển và sở hữu tầm nhìn.. Đánh giá chiến lược phát triển CNTT được tiên phong thực hiện và có tầm nhìn xa, do đó nó sẽ khuyến khích công tác đánh giá được thực hiện tại các đơn vị khác.. Đánh giá chiến lược phát triển CNTT được tổ chức theo thời gian được sẵp sếp trước.

<span class='text_page_counter'>(88)</span> 83. Phương diện thứ hai Đào tạo: Chương trình, đánh giá và thực hành sư phạm Dưới đây là 11 điểm then chốt liên quan đến ba phần của đào tạo: chương trình đào tạo, cách đánh giá và thực hành sư phạm. Chương trình đào tạo     . Phân tích chương trình (nhiệm vụ, người học, hoàn cảnh) Sự liên kết của các khóa học/bài học Phương pháp sư phạm Dạy mẫu Việc sử dụng CNTT một cách hiệu quả. Đánh giá   . Sự liên kết với chương trình Phương thức đánh giá – sự cân bằng giữa quá trình và sản phẩm (tính hợp lý, độ tinh cậy, tính toàn diện và sự quản lí) Tính xác thực của các hoạt động đánh giá. Thực hành sư phạm  . . Sự liên kết với chương trình và đánh giá Sự hỗ trợ trong nhà trường (giáo viên hướng dẫn, giáo viên đồng giảng, khả năng tiếp cận CNTT và các nguồn, thiện ý của người học, người giám sát, hiệu trưởng) Kỳ vọng vào việc sử dụng CNTT trong dạy và học.

<span class='text_page_counter'>(89)</span> 84. Giáo trình Phân tích chương trình (nhiệm vụ, người học, hoàn cảnh). Sự liên kết của các khóa học/bài học. Phương pháp sư phạm. Dạy mẫu. Sử dụng CNTT một cách hiệu quả. Kém. Không có phân tích nhiệm vụ, phân tích người học và bối cảnh. Không có sự kết nối giữa các kiến thức. Kiến thức về CNTT được phát triển độc lập. Các ứng dụng CNTT vào giáo trình không làm thay đổi phương pháp sư phạm hiện hành. Các giảng viên không làm mẫu cách ứng dụng CNTT vào giáo trình. Cơ bản. Phân tích nhiệm vụ, người học và bối cảnh dựa trên kinh nghiệm cá nhân của giáo viên. Sự kết nối giữa các kiến thức còn bị hạn chế. Kiến thức về CNTT được phát triển trên cơ sở các kiến thức khác. Các giảng viên có làm mẫu ứng dụng CNTT vào giáo trình, nhưng chỉ trong khối CNTT. Nâng cao. Phân tích cơ bản về nhiệm vụ, người học và bối cảnh một cách có hệ thống nhưng thiếu sự tập hợp các dữ liệu của tiểu học và trung học Phân tích chuyên sâu về nhiệm vụ, người học và bối cảnh một cách có hệ thống và có sự tổng hợp từ các dữ liệu tiểu học và trung học.. Các kiến thức được phát triển kết hợp với nhau. Kiến thức về CNTT được phát triển kết hợp với các kiến thức khác.. Các ứng dụng CNTT vào giáo trình có làm thay đổi phương pháp sư phạm, nhưng những thay đổi này không có hệ thống Các ứng dụng CNTT vào giáo trình có tạo nên thay đổi phương pháp sư phạm một cách có hệ thống. Không có các ứng dụng hiệu quả của CNTT vào giảng dạy. Không có các điều chỉnh phù hợp với hoàn cảnh ứng dụng CNTT của giáo sinh. Các ứng dụng hiệu quả của CNTT vào giảng dạy dành cho giáo sinh chỉ giới hạn trong các khối CNTT. Các ứng dụng CNTT vào giáo trình có tạo nên các thay đổi phương pháp sư phạm một cách có hệ thống phù hợp với cơ sở vật chất ICT sẵn có. Các giảng viên ko chỉ làm mẫu ứng dụng CNTT vào giáo trình mà còn chỉ ra khả năng thay đổi chất lượng giảng dạy ở quy mô toàn trường.. Sáng tạo. Các kiến thức kết hợp chặt chẽ và bổ sung cho nhau. CNTT là một phần không thê thiếu trong các bài học.. Các giảng viên làm mẫu ứng dụng CNTT vào giáo trình ở quy mô rộng hơn, trong toàn trường. Các ứng dụng hiệu quả CNTT vào giảng dạy được điều chỉnh phù hợp với hoàn cảnh của tất cả các giáo sinh tham gia chương trình Các ứng dụng hiệu quả CNTT vào giảng dạy được điều chỉnh phù hợp với hoàn cảnh của tất cả các giáo sinh tham gia chương trình, và họ còn có cơ hội để sáng tạo cải cách giáo trình bằng với CNTT..

<span class='text_page_counter'>(90)</span> 85. Thực hành. Đánh giá Sự liên kết với giáo trình. Phương thức đánh giá Có thể sử dụng phương thức đánh giá kết quả hoặc quá trình, tuy nhiên không sử dụng đến CNTT Sử dụng phuơng thức đánh giá kết quả, và có ứng dụng CNTT vào công tác đánh giá. Tính xác thực của các hoạt động đánh giá. Kém. Không có mối liên kết giữa hệ thống đánh giá và giáo trình. Các hoạt động đánh giá không xác thực, không được điều chỉnh cho phù hợp với hoàn cảnh của từng trường lớp Các hoạt động đánh giá có phần nào thực tế; được phát triển phù hợp với hoàn cảnh của trường, nhưng không phù hợp với giáo sinh. Cơ bản. Có mối liên hệ giữa hệ thống đánh giá và giáo trình, CNTT được sử dụng nhưng chỉ trong khối CNTT. Nâng cao. Có mối liên hệ giữa hệ thống đánh giá và giáo trình trong hầu hết các khối lớp trong chương trình đào tạo giáo sinh. Sử dụng cả phương thức đánh giá kết quả và quá trình, và có ứng dụng CNTT khi đánh giá. Tuy nhiên, không có liên kết giữa 2 công tác đánh giá này. Các hoạt động đánh giá có tính xác thực; được phát triển dựa trên kinh nghiệm của giáo sinh trong trường lớp. Sáng tạo. Hệ thống đánh giá và giáo trình của hầu hết các khối lớp trong chương trình đào tạo giáo sinh được thiết kế phù hơp với điều kiện cho phép về CNTT. Sử dụng cả phương thức đánh giá kết quả và quá trình, có ứng dụng CNTT khi đánh giá. Tích luỹ từ Đánh giá quá trình dẫn tới Đánh giá kết quả.. Các hoạt động đánh giá mang tính xác thực và sáng tạo; các giáo sinh được yêu cầu thực hiện công tác đánh giá phù hợp với hoàn cảnh trường lớp. Sự liên kết với giáo trình và đánh giá. Sự hỗ trợ trong nhà trường. Không có liên hệ giữa thực hành và giáo trình/đánh giá. Các trường sư phạm không hỗ trợ các giáo sinh trong trường. Có liên hệ giữa thực hành và giáo trình, nhưng ko có liên hệ giữ thực hành và đánh giá; các quan điểm và chiến lược/ví dụ trong giáo trình được rút ra từ thực hành Có liên hệ giữa thực hành, giáo trình và đánh giá; các quan niệm và chiến lược/ví dụ trong giáo trình và hệ thống đánh giá được rút ra từ thực hành. Các trường sư phạm có phần nào hỗ trợ các giáo sinh; sự hỗ trợ này ở dưới dạng trao đổi qua email và các buổi thảo luận tại trường với các giảng viên.. Có kỳ vọng giáo sinh ứng dụng CNTT vào dạy và học trong trường, nhưng không có kỳ vọng về việc ứng dụng ra sao. Có sự hỗ trợ từ nhà trường dành cho các giáo sinh: có 2 hình thức hỗ trợ qua mạng và tại trường bao gồm sử dụng các cơ sở dữ liệu online (các mẫu bài giảng, các câu hỏi thường gặp), diễn đàn thảo luận hoặc các giảng viên hướng dẫn qua mạng và tại trường. Có sự hỗ trợ tổng thể từ trường sư phạm dành cho giáo sinh các trường; xây dựng và phát triển một công đồng tăng cường năng lực giáo viên (cả trên mạng và tại trường) đứng đầu là ban lãnh đạo các trường và trường đại học. Có kỳ vọng về cách thức ứng dụng CNTT vào giảng dạy của giáo sinh ra sao. Tuy nhiên, các kỳ vọng này không được chính thức giữa trường sư phạm, trường học và giáo sinh. Kết quả thực hành tạo điều kiện phát triển giáo trình và các hoạt động đánh giá sao cho phù hợp. Kỳ vọng về CNTT trong Dạy và Học. Không có kỳ vọng về việc giáo sinh ứng dụng CNTT vào dạy và học tại trường. Kỳ vọng về cách thức ứng dụng CNTT trong Dạy & Học tại trường ra sao được chia sẻ rộng rãi và nhận thức rõ ràng giữa trường sư phạm, trường địa phương và các giáo sinh.

<span class='text_page_counter'>(91)</span> 86. Phương diện thứ ba Học tập nâng cao trình độ cho cán bộ quản lý, giảng viên và nhân viên hỗ trợ. Giảng viên được xem như chuyên gia nhiều năm kinh nghiệm trong lĩnh vực của họ, nhưng có thể thiếu kinh nghiệm ứng dụng CNTT vào dạy, học và quản lý. Do đó, trong phương diện này, có 6 nội dung trọng tậm như sau:.      . Văn hóa học tập nâng cao trình độ Chương trình nâng cao trình độ CNTT Kế hoạch học nâng cao trình độ CNTT của nhân viên Cố vấn và hướng dẫn đồng nghiệp trong việc ứng dụng CNTT vào giảng dạy Những điều kiện thuận lợi cho việc học nâng cao trình độ CNTT Cơ chế khen thưởng và khuyến khích việc học nâng cao trình độ CNTT.

<span class='text_page_counter'>(92)</span> 87. Học tập nâng cáo trình độ cho cán bộ quản lý, giảng viên và nhân viên hỗ trợ Văn hoá học tập nâng cao trình độ. Chương trình nâng cao trình độ CNTT. Nâng cao trình độ CNTT cho đội ngũ cán bộ. Kém. Không có văn hoá học tập nâng cao trình độ. Không có chương trình học tập nâng cao trình độ CNTT cho cán bộ. Cơ bản. Văn hoá học tập nâng cao trình độ tồn tại nhưng giới hạn, không phải ở mọi trình độ và được phổ biến trong toàn truờng; nhu cầu phát sinh do cưỡng chế từ ban điều hành trường sư phạm. Có chương trình học tập nâng cao trình độ CNTT; tuy nhiên, sự phát triển của nó không dựa trên nhu cầu và phân tích tình thế của trường và đội ngũ cán bộ. Cán bộ trường sư phạm không có kế hoạch học tập nâng cao trình độ CNTT Cán bộ trong trường sư phạm có xây dựng kế hoạch nâng cao trình độ CNTT; tuy nhiên, thiếu sự tự giác và quyết tâm thực hiện kế hoạch này do họ vốn bị nhà trường bắt buộc. Cán bộ nhà trường ko nhận được sự giúp đỡ khi phát triển kế hoạch của mình. Nâng cao. Văn hoá học tập nâng cao trình độ được phổ biến rộng rãi ở mọi trình độ khắp toàn trường. Chương trình học tập nâng cao trình độ được phát triển dựa trên nhu cầu và kết quả phân tích tình hình của trường và các cán bộ của trường. Tuy nhiên, không có liên quan giữa chương trình CNTT và các chương trình ở các lĩnh vực khác.. Mỗi cán bộ trong trường sư phạm đều có kế hoạch nâng cao trình độ CNTT của mình, và quyết tâm thực hiện kế hoạch đó. Có sự hỗ trợ từ phía trường giúp giáo viên thực hiện kế hoạch này.. Sáng tạo. Văn hoá học tập nâng cao trình độ. Chương trình học tập nâng cao trình. Các giáo viên trong trường. Cố vấn và hướng dẫn đồng nghiệp ứng dụng CNTT. Không có sự cố vấn và hướng dẫn đồng nghiệp sử dụng CNTT Có lên kế hoạch cố vấn và hướng dẫn đồng nghiệp sử dụng CNTT. Trường sư phạm có hệ thống phân công nhiệm vụ cố vấn và hướng dẫn đồng nghiệp cho các cá nhân hoặc nhóm cán bộ trong trường. Tuy nhiên, không có sự hỗ trợ và nâng cao kỹ năng cố vấn và hướng dẫn đồng nghiệp. Có kế hoạch cố vấn và hướng dẫn đồng nghiệp sử dụng CNTT trong Dạy và Học. Nhà trường có có hệ thống phân công nhiệm vụ cho cá nhân hoặc nhóm tham gia kế hoạch này. Những giáo viên tham gia giảng dạy là những người đã qua huấn luyện nâng cao trình độ CNTT Có kế hoạch cố vấn và hướng dẫn. Điều kiện thuận lợi để học tập nâng cao trình độ CNTT. Cơ chế khen thưởng và khuyến khích học nâng cao trình độ CNTT. Có các điều kiện thuận lợi để nâng cao trình độ CNTT bao gồm cả điều kiện cần và đủ. Điều kiện cần bao gồm cơ hội tiếp cận với thiết bị CNTT và nâng cao trình độ; các điều kiện đủ bao gồm sự hỗ trợ từ ban lãnh đạo, cơ hội thực hành và thành lập cộng đồng giúp nhau nâng cao trình độ CNTT Có các điều kiện thuận lợi giúp. Chế độ khen thưởng và khuyến khích nâng cao trình độ CNTT là một phần không thể thiếu của hệ thống đánh giá và quản lý cán bộ. Tuy nhiên, chế độ này chưa được dựa trên ý kiến khảo sát toàn trường. Không được tạo điều kiện thuận lợi để học tập nâng cao trình độ CNTT Có một vài điều kiện thuận lợi để nâng cao trình độ CNTT nhưng hầu hết đều là các điều kiện cần thiết để tiếp cận với khái niệm học tập nâng cao trình độ và tiếp cận với các thiết bị CNTT. Không có chế độ khen thưởng ưu đãi việc học tập nâng cao trình độ CNTT Có chê độ khen thưởng ưu đãi và khích lệ học tập nâng cao trình độ CNTT nhưng nó chưa phải một phần nhất thiết của chế độ đánh giá cán bộ trong trường.. Chế độ thưởng và khuyến khích.

<span class='text_page_counter'>(93)</span> 88. được phổ biến rộng rãi ở mọi trình độ trong toàn trường và các đối tác chính của trường (bao gồm các trường học và tổ chức đào tạo khác). độ được phát triển dựa trên nhu cầu và phân tích thực tế của trường và cán bộ nhà trường. Có mối liên hệ giữa chương trình CNTT và chương trình nâng cao trình độ ở các lĩnh vực khác, và tạo điều kiện thực hành.. cùng nhau xây dựng kế hoạch nâng cao trình độ CNTT và cùng quyết tâm thực hiện. Họ xây dựng một công đồng học tập nâng cao trình độ để hỗ trợ và giám sát lẫn nhau thực hiện kế hoạch.. đồng nghiệp sử dụng CNTT trong Dạy và Học, trong chỉ trong phạm vi trưòng mà còn liên kết với các trường sư phạm khác, các tổ chức tư nhân và cộng đồng. Những người tham gia giảng dạy nhận được sự hỗ trợ từ phía trường và đều qua đào tạo nâng cao trình độ CNTT.. nâng cao trình độ CNTT bao gồm điều kiện cần và đủ. Những điều kiện này cùng với các điều kiện khác nữa được nhà trường xem xét và cải thiện thường xuyên.. nâng cao trình độ CNTT là một phần không thẻ thiếu của hệ thông đánh giá và điều hành nhân sự. Tuy nhiên, hệ thống này không được xây dựng dựa trên ý kiến khảo sát trong phạm vi toàn trường..

<span class='text_page_counter'>(94)</span> 89. Phương diện thứ tư Kế hoạch, cơ sở hạ tầng, nguồn lực và hỗ trợ CNTT Nội dung chương bốn gồm 12 trọng điểm thuộc 4 hợp phần then chốt sau:. -.  Kế hoạch CNTT Phát triển Kế hoạch CNTT Thực hiện Kế hoạch CNTT Xem xét Kế hoạch CNTT. -.  Cơ sở hạ tầng, phần cứng và phần mềm CNTT Xây dựng Cơ sở hạ tầng và phần cứng CNTT (bổ sung, hỗ trợ cho điều kiện sẵn có) Duy trì Cơ sở hạ tầng và hệ thống phần cứng CNTT Lựa chọn và mua sắm phần mềm Tiếp cận với hệ thống CSHT, phần cứng và phần mềm CNTT. -.  Nguồn lực CNTT Sử dụng các nguồn CNTT (thích nghi, điều chỉnh cho phù hợp hoặc xây dựng) Quản lý các nguồn CNTT. -.  Hỗ trợ CNTT Hỗ trợ CNTT cho các giảng viên Hỗ trợ kỹ thuật Hỗ trợ CNTT cho các giáo sinh (đào tạo) Hỗ trợ CNTT cho công tác quản lý hành chính.

<span class='text_page_counter'>(95)</span> 90. Kế hoạch CNTT, Cơ sở hạ tầng, nguồn lực và Hỗ trợ CNTT Kế hoạch CNTT. Cơ sở vật chất, Phần cứng và Phần mềm CNTT. Phát triển KH CNTT. Thực hiện KH CNTT. Xem xét KH CNTT. Xây dựng CSHT và thiết bị CNTT. Kém. Trường không có kế hoạch CNTT. Truờng không thực hiện Kế hoạch CNTT. Trường không đánh giá, xem xét KH CNTT. Cơ bản. Có kế hoạch CNTT nhưng không dựa trên ý kiến khảo sát của hội đồng giáo viên và học sinh. Kế hoạch CNTT được thực hiện trực tiếp không có sự góp ý của giáo viên và học sinh. Kế hoạch CNTT được xem xét định kỳ nhưng chỉ bởi ban điều hành cao cấp của trường.. Nâng cao. KH CNTT xây dựng dựa trên ý kiến khảo sát hội đồng học sinh và giáo viên trong trường nhưng ko cho phép thay đổi điều kiện sử dụng và áp dụng các công cụ CNTT mới. KH CNTT được thực hiện dựa trên ý kiến khảo sát hội đồng học sinh và giáo viên trong trường nhưng họ không được phép điều chỉnh dù mục đích là phù hợp với hoàn cảnh hơn. KH CNTT đựoc xem xét và chỉnh sửa thường xuyên bởi một hội đồng đứng đầu là ban lãnh đạo của trường. Có kế hoạch xây dựng CSHT và thiết bị CNTT để hỗ trợ nhu cầu thay đổi của ban lãnh đạo trường. Sáng tạo. Có phát triển KH CNTT dựa trên góp ý của giảng viên và. Có thực hiện KH CNTT dựa trên góp ý của giảng viên và. KH CNTT được xem xét và chỉnh sủa thường xuyên. Việc xây dựng CSHT và thiết bị CNTT được dựa trên các nhu. Không có kế hoạch xây dựng CSHT và thiết bị CNTT hoặc có nhưng không phù hợp Có KH xây dựng CSHT và thiết bị CNTT đẻ hỗ trợ các chính sách hiện có và thực tế giảng dạy trong trường. Duy trì CSHT và thiết bị CNTT. Không duy trì CSHT và thiết bị CNTT. Việc duy trì CSHT và thiết bị CNTT được thực hiện định kỳ do một nhóm được phân công, hoặc Khoa CNTT trong trường. Các hoạt động duy tu này không được ghi chép lại. Công tác duy trì CSHT và thiết bị CNTT do một nhóm chuyên môn hoặc Khoa CNTT thực hiện. Mỗi hoạt động duy tu này được ghi chép và lưu lại để giám sát. Công tác duy trì CSHT và thiết bị CNTT là trách nhiệm. Lựa chọn và mua sắm phần mềm. Tiếp xúc với CSHT, thiết bị và phần mềm CNTT. Lựa chọn và mua sắm phần mềm không dựa trên nhu cầu và phân tích hoàn cảnh nhà trường Chọn và mua phần mềm chủ yếu dựa trên nhu cầu và phần tích tình hình thực hiện bởi Khoa CNTT của trường và do Khoa quản lý. Không được tiếp cận với CSHT, thiết bị và phần mềm CNTT. Lựa chọn và mua sắm phần mềm được quản lý tại ở cấp khoa, hoặc cấp chương trình dựa trên nhu cầu và phân tích tình hình đã đuợc thực hiện ở phạm vi địa phương. Khoa CNTT tham gia điều phối, giám sát và hỗ trợ việc mua sắm. Lựa chọn và mua sắm phần mềm được quản lý ở cấp Khoa. Các giảng viên và giáo sinh có cơ hội tiếp cận với CSHT, thiết bị và phần mềm rất dễ dàng, các thiết bị CNTT được nhà trường kiếm soát.. Tiếp cận với CSHT, thiết bị CNTT chỉ giới hạn trong giờ học, giáo viên và thầy cô muốn dùng máy phải đặt chỗ trước. Giảng viên và giáo sinh có thể tiếp cận CSHT, thiết bị.

<span class='text_page_counter'>(96)</span> 91. giáo sinh, và kế hoạch cho phép thay đổi nếu điều kiện cho công cụ CNTT mới. giáo viên, và cho phép giảng viên thay đổi, điều chỉnh sao cho phù hợp hơn với hoàn cảnh giảng dạy. bởi một hội đồng do các thành viên ban lãnh đạo của trường đứng đầu.Việc xem xét dựa trên bảng thông tin thu thập từ nhiều nguồn khác nhau. cầu dự tính trong tương lai của ban lãnh đạo của trường. chung của tất cả ban lãnh đạo của trường. Công tác này được tạo điều kiện thực hiện, ghi chép lại và giámg sát bởi một nhóm chuyên môn hoặc khoa CNTT. hoặc cấp chươgn trình, dựa trên nhu cầu và phân tích tình hình được thực hiện tại địa phương. Khoa CNTT có điều phối, quan sát và hỗ trợ các khoa khác và chương trình khác trong quyết định chon lựa. và phần mềm CNTT 24/7 với các biện pháp an ninh do nhà trường thực hiện..

<span class='text_page_counter'>(97)</span> 92. Kế hoạch CNTT, Cơ sở hạ tầng, nguồn lực và Hỗ trợ CNTT Nguồn lực CNTT Sử dụng nguồn lực CNTT Kém. Quản lý nguồn lực CNTT. Hỗ trợ CNTT Hỗ trợ CNTT cho Giảng viên. Hỗ trợ CNTT cho Giáo sinh. Hỗ trợ CNTT trong công tác QL hành chính. Không sử dụng các nguồn lực CNTT khi đào tạo giáo viên Giảng viên sử dụng các nguồn lực CNTT mà không có sự điều chỉnh cần thiết hoặc thay đổi hoạt động cho phù hợp. Trường không quản lý các nguồn lực CNTT. Không có hỗ trợ CNTT cho giảng viên. Không có hỗ trợ CNTT cho Giáo sinh. Không có hỗ trợ CNTT cho công tác quản lý hành chính trong trường. Quản lý các nguồn CNTT không hiệu quả, các nguồn chưa hoàn toàn thống nhất và thông tin mới chưa được báo kịp thời. Chỉ có Khoa CNTT thực hiện tải thông lên mạng để chia sẻ.. Hỗ trợ CNTT cho Giảng viên rất hạn chế, chủ yếu chỉ dưới dạng sách hướng dẫn, chỉ giúp các vấn đề kỹ thuật. Hỗ trợ CNTT cho Giáo sinh rất hạn chế, chủ yếu chỉ dưới dạng sách hướng dẫn, giúp giải đáp các vấn đề kỹ thuật. Nâng cao. Các giảng viên điều chỉnh các nguồn lực CNTT cho phù hợp và lên kế hoạch các hoạt động để ứng dụng các nguồn CNTT đó nâng cao chất lượng Dạy và Học. Ngoài sách hướng dẫn CNTT, giảng viên còn nhận được sự hỗ trợ khác từ các chuyên gia trong đó có chuyên gia thiết kế chương trình và chuyên gia hiệu ứng âm thanh/hình ảnh, để giúp giảng viên ứng dụng CNTT vào giảng dạy.. Ngoài sách hướng dẫn CNTT, giáo sinh còn được tham gia Giờ học hỗ trợ nâng cao trình độ để giúp họ ứng dụng CNTT vào dạy và học (đặc biệt trong giờ thực hành), và nâng cao kỹ năng CNTT.. Sáng tạo. Các giảng viên và giáo sinh điều chỉnh và phát triển các nguồn lực CNTT cho phù hợp, và có kế hoạch ứng dụng chúng vào các hoạt động nâng cao chất lượng Dạy và Học. Quản lý các nguồn lực CNTT khá hiệu quả, các nguồn thống nhất, thông tin mới được báo và cập nhật thường xuyên. Các giảng viên có thể tải tài liệu lên mạng để chia sẻ các nguồn CNTT sử dụng khuôn mẫu tiêu chuẩn. Khoa CNTT có trách nhiệm giám sát lưu các nguồn lực CNTT Quản lý các nguồn lực CNTT một cách hiệu quả, các nguồn thống nhất, thông tin mới được báo và cập nhất thường xuyên. Các giảng viên và giáo sinh có thể tải tài liệu lên mạng để chia sẻ các nguồn CNTT sử dụng cách thức tiêu chuẩn. Khoa CNTT có trách nhiệm giám sát lưu các nguồn lực CNTT. Bên cạnh đội hỗ trợ CNTT hoặc khoa CNTT giải quyết các vấn đề kỹ thuật và hướng dẫn sử dụng cho giảng viên, còn có một hệ thống hướng dẫn đồng nghiệp để các giảng viên có thể tự hỗ trợ lẫn nhau ứng dụng CNTT vào giảng dạy.. Ngoài sách hướng dẫn CNTT và giờ học nâng cao trình độ, còn có hệ thống hướng dẫn đồng nghiệp để các giáo sinh có thể tự giúp lẫn nhau cùng ứng dụng CNTT vào dạy và học. Hỗ trợ CNTT cho công tác QL hành chính của chương trình đào tạo là rất hạn chế, bao gồm thủ tục đăng ký, tiếp cận CSDL của sinh viên, thời khoá biểu và phân vị trí phòng học, và liên lạc với các giáo sinh. Không có hoặc có chăng rất ít để tâm đến việc nâng cao trình độ để sử dụng các hoạt động điều hành khác. Hỗ trợ CNTT cho QL hành chính trong chương trình đào tạo giáo viên bao gồm thủ tục đăng ký, tiếp cận CSDL sinh viên, thời khoá biểu, phân bổ phòng học, liên lạc với giáo sinh, soạn đề cương giáo trình và khoá học, kỳ thi và chấm điểm. Mặc dù có khả năng để sử dụng thêm các hoạt động khác bằng CNTT, nhưng hầu hết các hệ thống độc lập lẫn nhau. Hỗ trợ CNTT cho QL hành chính trong chương trình đào tạo giáo viên bao gồm thủ tục đăng ký, tiếp cận CSDL sinh viên, thời khoá biểu, phân bổ phòng học, liên lạc với giáo sinh, soạn đề cương giáo trình và nội dung khoá học, chuẩn bị kỳ thi và chấm điểm. Có đủ trình độ và thiết bị để phát triển, sử dụng các hệ thống quản lý khác, và hầu hết các hệ thống đều liên quan nhau.. Cơ bản.

<span class='text_page_counter'>(98)</span> 93. Phương diện thứ năm Thông tin liên lạc và quan hệ đối tác Nội dung của phương diện gồm vấn đề then chốt như sau:.      . Các hình thức liên lạc hỗ trợ bởi CNTT. Cách tiếp cận của nhà trường với các đối tác trong việc sử dụng CNTT phục vụ giảng dạy, học tập và quản lý. Quan hệ với các trường phổ thông trong việc sử dụng CNTT vào giảng dạy, học tập và quản lý. Quan hệ với Bộ và các Sở Giáo Dục trong việc sử dụng CNTT vào giảng dạy, học tập và quản lý. Quan hệ với các tổ chức tư nhân, nhà nước và quốc tế trong việc sử dụng CNTT vào giảng dạy, học tập và quản lý. Liên kết với cộng đồng trong và ngoài nước nhờ CNTT..

<span class='text_page_counter'>(99)</span> 94. Thông tin liên lạc và Quan hệ đối tác Liên lạc bằng Cách tiếp cận CNTT của trường với đối tác để sử dụng CNTT trong dạy, học và quản lý. Quan hệ đối tác với các Trường về sử dụng CNTT trong dạy, học và quản lý. Kém. Liên lạc trong trường không dung CNTT. Trường không khuyến khích thiết lập quan hệ về sử dụng CNTT trong dạy, học và QL. Không có quan hệ đối tác với các trường về sử dụng CNTT trong dạy, học và quản lý. Cơ bản. Có sử dụng CNTT để liên lạc tuy nhiên hầu hết chỉ để chia sẻ các thông tin đã cũ và không được tổ chức, xếp đặt hợp lý.. Được trường khuyến khích phát triển tuy nhiên thiếu sự hỗ trợ chính thức để phát triển và duy trì các mối quan hệ này. Chỉ giới hạn ở hoạt động trao đổi giáo sinh và các giáo sinh này sẽ được cố vấn viên và các giảng viên của trường nhận chú ý.. Nâng cao. Liên lạc trong trường có sử dụng CNTT thuận lợi để cập nhật và chia sẻ thông tin ở mọi cấp độ, chọn lọc thông tin phù hợp với từng đối tượng (v.d. Giáo viên, giáo sinh, sinh viên tương lại, sinh viên đã ra trường và khách tham quan). Được nhà trường khuyến khích, và có hình thức hỗ trợ chính thức và các nguồn lực (tài chính, nhân lực, CSHT, thiết bị và phần mềm) được phân bổ hợp lý để phát triển và duy trì các mối quan hệ này. Bên cạnh việc trao đổi giáo sinh và giám sát, quan hệ đối tác với các trường còn bao gồm cơ hội học hỏi nâng cao trình độ cho các giảng viên và ban lãnh đạo nhà trường, các dự án nghiên cứu và phát triển trong trường lớp. Tuy nhiên, đối với hầu hết các hoạt động trên, giảng viên đóng vai trò một. Quan hệ đối tác với Bộ Giáo dục hoặc các Sở về sử dụng CNTT trong dạy, học và QL Không có quan hệ đối tác với các Sở và Bộ Giáo dục về sử dụng CNTT trong dạy, học và quản lý Chỉ giới hạn ở việc gặp gỡ và thảo luận về nâng cao trình độ để đạt yêu cầu về kỹ năng CNTT cho các giảng viên và các trường đi đầu hệ thống giáo dục Quan hệ với Sở hoặc Bộ Giáo dục bao thường là Sở hoặc Bộ yêu cầu trường sư phạm tổ chức học nâng cao trình độ hoặc các dự án nghiên cứu và phát triển để các giảng viên và ban lãnh đạo các trường đầu ngành đạt yêu cầu về trình độ CNTT. Quan hệ đối tác với các tổ chức trong và ngoài nước, tư nhân và cộng đồng về sử dụng CNTT trong dạy, học và quản lý. Liên kết với cộng đồng trong và ngài địa phương bằng CNTT. Không có quan hệ đối tác với các tổ chức trong và ngoài nước, tư nhân và cộng đồng. Không liên kết với công đồng trong nước và toàn thế giới bằng CNTT. Chỉ giới hạn ở các dư án kiểu cộng tác một lần như cùng tổ chức một buổi hội thảo nâng cao trình độ, hợp tác nghiên cứu và phát triển một dự án, hoặc cùng cấp vốn xây dựng một CSHT CNTT Hầu hết các mối quan hệ với các tổ chức khác đều có khả năng duy trì khi mà cả 2 bên, nhà trường và tổ chức, đều có cam kết lâu dài thực hiện dự án CNTT hoặc một tổ hợp các dự án CNTT và không liên quan tới CNTT. Liên kết với cộng đồng trong và ngoài nước bằng CNTT chỉ giới hạn ở các hoạt động ngoại khoá hoặc sau giờ học. Mối liên kết bằng CNTT với cộng đồng trong và ngoài nước là một phần không thể thiếu của giáo trình đào tạo giáo sinh và hệ thống đánh giá. Tuy nhiên, nhà trường hoặc các trưởng khoa/giảng viên của trường sẽ chủ động thiết lập mối quan hệ này.

<span class='text_page_counter'>(100)</span> 95. Sáng tạo. Ngoài việc phổ biển thông tin cập nhật và được tổ chức tốt, các sv tương lại và khách tham quan còn có cơ hội tham gia các hoạt động của trường như cộng đồng mạng, hội thảo với các sinh viên và giáo viên của trường.. Bên cạnh nhận được sự khích lệ và hỗ trợ của trường để thiết lập các mối quan hệ, các giảng viên cũng phải năng động tìm kiếm và xây dựng mạng lưới quan hệ của mình. chuyên gia, là nhân tố con người quan trọng. Quan hệ với các trường không chỉ dừng lại ở các hoạt động mà giảng viên đóng vai trò là nguồn thông tin sống và còn có các hoạt động mà cả giảng viên và ban lãnh đạo trường làm nguồn thông tin sống, ví dụ như tham gia thiết kế và phát triển giáo trình, công tác đánh giá và giảng dạy trong một chương trình đào tạo giáo sinh. Ngoài việc thực hiện các dự án được Bộ hoặc Sở Giáo dục giao nhiệm vụ, mối quan hệ với Bộ và Sở còn liên quan tới các cán bộ và giám đốc đào tạo có tham gia thiết kế và phát triển giáo trình và công tác đánh giá, giảng dạy trong một chương trình đào tạo giáo sinh. Bên cạnh cam kết lâu dài thực hiện dự án, hoặc một tổ hợp dự án, mối quan hệ với các tổ chức khác về vấn đề CNTT trong dạy, học và quản lý còn được tạo bằng cách gửi giáo viên sang tổ chức làm việc hoặc ngược lại, tổ chức cử người sang trường.. Sự kết nối với các cộng đồng trong và ngoài nước được sự hưởng ứng của tất cả ban lãnh đạo và thành viên trong trường và là một phần không thể thiếu của giáo trình và đánh giá đào tạo giáo sinh..

<span class='text_page_counter'>(101)</span> 96. Phương diện thứ sáu Nghiên cứu và đánh giá Trong phương diện này, có 2 hợp phần chính bao gồm 7 điểm then chốt:. Nghiên cứu và Phát triển. - Hoạt động giảng dạy có tích hợp CNTT và các Chính sách liên quan đến CNTT Cần xem xét và sửa đổi thường xuyên để phù hợp với các tiến bộ CNTT Các nghiên cứu có tích hợp CNTT (dựa trên nhu cầu và kỳ vọng) – liên kết thực tế và nghiên cứu. - Cấp kinh phí cho nghiên cứu và phát triển - Hỗ trợ cho nghiên cứu vào phát triển - Ảnh hưởng của nghiên cứu và phát triển đối với các chương trình đào tạo giáo sinh - Ảnh hưởng của nghiên cứu và phát triển đối với trường học và hệ thống giáo dục Đánh giá. - Kiếm toán hoạt động giảng dạy có tích hợp CNTT và các chính sách liên quan CNTT - Đánh giá việc ứng dụng CNTT vào Dạy, học và quản lý hành chính.

<span class='text_page_counter'>(102)</span> 97. Nghiên cứu và Đánh giá Nghiên cứu và Phát triển. Kém. Cơ bản. Nâng cao. Đánh giá. Giảng dạy tích hợp CNTT và Chính sách liên quan đến CNTT dựa trên kinh nghiệm thực tế. Cấp kinh phí cho nghiên cứu và phát triển. Hỗ trợ cho nghiên cứu vào phát triển. Ảnh hưởng của nghiên cứu và phát triển đối với các chương trình đào tạo giáo sinh. Ảnh hưởng của nghiên cứu và phát triển đối với trường học và hệ thống giáo dục. Kiếm toán hoạt động giảng dạy tích hợp CNTT và các chính sách liên quan CNTT. Đánh giá việc ứng dụng CNTT vào Dạy, học và quản lý hành chính. Không có thực tế giảng dạy bằng CNTT cũng như chính sách liên quan đến CNTT Chỉ có một vài ứng dụng và chính sách liên quan tới CNTT trên cơ sở kinh nghiệm, còn lại hầu hết chỉ chú trọng đến CNTT. Không có kinh phí cấp cho nghiên cứu và phát triển. Không có hỗ trợ nghiên cứu và phát triển. Không có ảnh hưởng của. Không có ảnh hướng. Không có công tác kiểm toàn với hoạt động nói trên. Kinh phí cho nghiên cứu và phát triển CNTT trong GD ĐT rất giới hạn, hầu hết kinh phí là vốn bên ngoài.. Ảnh hướng của NC & PT có được giới hạn trong các khoá học, giờ học do các giảng viên đã từng tham gia các dự án NC & PT trước điều phối hoặc trực tiếp dạy.. Ảnh hưởng của NC & PT có được chỉ ở cấp độ vi mô, giới hạn trong các lớp học hoặc trường học có tổ chức dự án NC & PT. Công tác kiểm toán chỉ được thực hiện đột xuất trong phạm vi nhỏ, hoặc theo phương thức từ trên xuống, chỉ kiểm tra được một nhóm nhỏ, hoặc ban lãnh đạo của trường. Hầu hết các thực tế ứng dụng CNTT và chính sách liên quan đều dựa trên kinh nghiệm, tuy nhiên chỉ là kinh nghiệm gián tiếp (thông qua các tài liệu. Các nguồn vốn đối ngoại dành cho NC & PT CNTT trong đào tạo sẽ bổ sung nguồn vốn nội bộ của trường, để hỗ trợ duy trì dự án. Tuy nhiên, kinh. Hỗ trợ nghiên cứu và phát triển CNTT trong GD ĐT rất giới hạn, sự hỗ trợ nhận được hầu hết trong công tác hành chính ví dụ như: xác định kinh phí nghiên cứu, nộp đề xuất nghiên cứu, hay chuẩn bị hợp đồng, etc. Bên cạnh các hỗ trợ về hành chính như trên, còn có hỗ trợ chuẩn bị đề xuất nghiên cứu bao gồm dự toán vốn, viết tài liệu đánh giá, tư vấn,. Không có công tác đánh giá ứng dụng CNTT vào Dạy, học và QL hành chính Sử dụng phương thức đánh giá kết quá và chỉ thường được thực hiện ở cuối năm học.. NC & PT CNTT trong đào tạo đã tăng cường các ứng dụng CNTT, chính sách liên quan CNTT, giáo trình và đánh giá chương trình đào tạo giáo. NC & PT CNTT trong đào tạo đã đẩy mạnh các ứng dụng CNTT, chính sách liên quan CNTT, giáo trình và đánh giá tại các trường và các hệ thống giáo dục. Tất cả ban lãnh đạo của trường sẽ tham gia công tác kiểm toán các ứng dụng CNTT và các chính sách liên quan CNTT để xác định những điểm xa rời thực tế của chính sách; tuy. Áp dụng cả đánh giá kết quả và đánh giá quy trình cho ứng dụng CNTT vào dạy, học và quản lý. Các dữ liệu đánh giá được thu lập và phân tích sẽ được.

<span class='text_page_counter'>(103)</span> 98. Sáng tạo. đánh giá). phí được quản lý ở cấp dự án, không phải do học viên hay trung tâm nghiên cứu quản lý.. thiết kế, biện pháp thực hiện và phản hồi.. sinh.. có liên quan. nhiên không có kế hoạch giải quyết những vấn đề này. Hầu hết các ứng dụng CNTT và chính sách có liên quan CNTT đều dựa trên dữ liệu trực tiếp (do chính các trường sư phạm thu thập được) và dữ liệu gián tiếp. Nguồn kinh phí bao gồm cả nội bộ và đối ngoại dành cho NC & PT CNTT trong đào tạo; các nguồn kinh phí này sẽ do trung tâm nghiên cứu của trường quản lý để đảm bảo sự phối hợp giữa các dự án. Nhà trường hỗ trợ cho NC & PT CNTT trong đào tạo ở mọi giai đoạn dự án nghiên cứu; từ giai đoạn xác định nguồn kinh phí và chuẩn bị đề xuất nghiên cứu cho ới giai quan thực hiện và nộp báo cáo nghiên cứu. NC & PT CNTT trong đào tạo không chỉ thúc đẩy ứng dụng CNTT vào giảng dạy, các chính sách liên quan tới CNTT, thiết kế giáo trình và đánh giá chương trình đào tạo giáo sinh tại một trường sư phạm, mà còn ở các chương trình đào tạo khác ở các trường khác nữa. NC & PT CNTT trong đào tạo đã thúc đẩy ứng dụng CNTT, các chính sách liên quan CNTT, thiết kế giáo trình và đánh giá vượt ra phạm vi trường học của mình và các hệ thống giáo dục liên quan, mà còn gây ảnh hưởng tích cực tới các trường và hệ thống giáo dục khác. Tất cả ban lãnh đạo của trường đều tham gia công tác kiểm toán cho các ứng dụng CNTT và chính sách liên quan CNTT hiẹn tại để xem xét và giải quyết các điểm xa rời thực tế của chính sách. Có kế hoạch sau đó sẽ giải quyết cách vấn đề đuợc nêu ra.. đưa ra bàn bạc ở tại cuộc họp cấp chương trình và các hoạt động giải quyết vấn đề sau đó sẽ được thực hiện trong phạm vi chương trình. Sử dụng cả quá trình đánh giá kết quả và đánh giá quy trình đối với việc ứng dụng CNTT vào dạy, học và quản lý. Các dữ liệu thu thập được sau khi phân tích sẽ được bàn bạc ở quy mô cấp trường, và các hoạt động tiếp theo nhằm giải quyết vấn đề cũng sẽ thực hiện ở quy mô cấp trường..

<span class='text_page_counter'>(104)</span>

×