Tải bản đầy đủ (.docx) (13 trang)

Thu hoạch cuốn sách Lịch sử giáo dục thế giới về Việt Nam

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (89.87 KB, 13 trang )

2
Giáo dục là một hiện tượng xã hội đặc biệt, nó xuất hiện và phát triển cùng
với sự xuất hiện và phát triển của loài người. Việt Nam là một trong những cái nôi
xuất hiện con người sớm nhất ở Đông Nam Á. Ngay từ thời đồ đá cũ, ở Việt Nam
đã có con người sinh sống, quần tụ. Từ Nhà nước đầu tiên trong lịch sử Việt Nam
là nhà nước Văn Lang (hay còn gọi là thời kỳ Hùng Vương - khoảng vào thiên
niên kỷ thứ II TCN) đến ngày nay, dân tộc Việt Nam đã trải qua nhiều giai đoạn
thăng trầm của lịch sử đấu tranh dựng nước và giữ nước, kéo theo đó là những đổi
thay và phát triển của giáo dục Việt Nam.
Chính vì vậy, với mong muốn giúp cho các thế hệ cán bộ giảng viên, học
viên trong quân đội nắm chắc được những kiến thức cơ bản về lịch sử hình thành
và phát triển của giáo dục trên thế giới và ở Việt Nam, trên cơ sở đó vận dụng vào
q trình đổi mới giáo dục và đào tạo ở Việt Nam nói chung, ở các nhà trường
quân đội nói riêng, tập thể các nhà khoa học ở Học viện Chính trị do Đại tá, TS
Phạm Minh Thụ làm chủ biên đã dày công nghiên cứu, biên soạn cuốn sách
“Lịch sử giáo dục thế giới và Việt Nam” được Nhà xuất bản Quân đội nhân dân
phát hành năm 2011.
Cuốn sách được tập thể các nhà khoa học biên soạn hết sức công phu, khoa
học, logic, cụ thể, tỉ mỉ phù hợp với đối tượng giảng dạy với kết cấu gồm có 10
chương, đã trình bày một cách khái quát về lịch sử giáo dục thế giới qua các thời
kỳ cổ đại, trung đại, cận đại, hiện đại; giáo dục Việt Nam qua các thời kỳ, trước
và sau Cách mạng tháng Tám - 1945 (trong đó có đề cấp đến đặc điểm giáo dục
giáo dục quân sự Việt Nam qua các triều đại phong kiến cho đến ngày nay). Đặc
biệt với nền giáo dục xã hội chủ nghĩa ở nước ta, cuốn sách đã phản ánh rõ nét
những quan điểm giáo dục của Đảng Cộng sản Việt Nam và của Chủ tịch Hồ Chí
Minh, trên cơ sở tiếp thu chủ nghĩa Mác - Lênin, vận dụng vào điều kiện cụ thể
của Việt Nam. Điều đó được thể hiện trên những phương diện: về mục tiêu, nội
dung, phương pháp, hình thức tổ chức giáo dục, sự phát triển của hệ thống giáo
dục quốc dân Việt Nam nói chung, giáo dục quân sự nói riêng.
Nội dung cụ thể của cuốn sách đã được tập thể ban biên soạn tập trung
trình bày trên những vấn đề chính như sau:




3
Chương 1: Đối tượng, nhiệm vụ, phương pháp, nghiên cứu lịch sử giáo dục
Ở chương này, tác giả tập trung vào giới thiệu khái quát cho người học nắm
được đối tượng nghiên cứu, nhiệm vụ nghiên cứu và phương pháp nghiên cứu,
học tập lịch sử giáo dục để giúp họ nắm chắc phương pháp luận và phương pháp
nghiên cứu trong xem xét đánh giá các hiện tượng, sự kiện, tư tưởng giáo dục tiêu
biểu trong từng thời kỳ một cách khách quan, toàn diện, cụ thể.
Chương 2: Giáo dục thế giới thời kỳ cổ - trung đại
Chương này, tác giả đi sâu vào khái quát làm rõ lịch sử quá trình hình
thành, phát triển của giáo dục thế giới thời kỳ cổ - trung đại phương Đông và
giáo dục thế giới thời kỳ cổ - trung đại phương Tây. Trong từng nội dung đều đi
sâu phân tích, dẫn chứng cụ thể về bối cảnh lịch sử, tình hình giáo dục và một số
nhà giáo dục tiêu biểu như: Khổng Tử, Mạnh Tử, Xocrat, Platon, Arixtot, Quanh
Ly Liên, Thomat More.
Chương 3: Giáo dục thế giới thời kỳ cận đại
Trong chương này, tác giả tập trung giới thiệu và phân tích làm rõ 3 vấn đề
chính là: Giáo dục thời kỳ tích luỹ tư bản chủ nghĩa (trước Cách mạng tư sản
Pháp 1789); Giáo dục thời kỳ tư bản chủ nghĩa (1789 đến cuối thế kỷ XIX); Giáo
dục thời kỳ đế quốc chủ nghĩa (cuối thế kỷ XIX đến đầu thế kỷ XX). Ở mỗi thời
kỳ đều đi sâu làm rõ bối cảnh lịch sử, tình hình giáo dục và tư tưởng của một số
nhà giáo dục tiêu biểu như J.A.Komensky, Pétxtalôdi, John Dewey.
Chương 4: Giáo dục ở một số nước tư bản phát triển từ giữa thế kỷ
XX đến nay
Nội dung chương này, tác giả đi vào trình bày 2 vấn đề, đó là: Bối cảnh
lịch sử và tình hình giáo dục của một số nước tư bản phát triển từ thế XX đến
nay. Trong đó, tập trung giới thiệu về tình hình giáo dục ở Vương quốc Anh;
Cộng hồ Pháp; CHLB Đức; Hợp chủng quốc Hoa Kỳ; Nhật Bản và Hàn Quốc.
Chương 5: Sự hình thành, phát triển của giáo dục Mácxít

Ở chương này, các tác giả đã dày cơng nghiên cứu phân tích làm rõ tính tất
yếu sự ra đời của học thuyết Mác về giáo dục và những tư tưởng giáo dục của
C.Mác, Ph.Ăngghen, V.I. Lênin. Bên cạnh đó, tác giả cũng đi sâu nghiên cứu chỉ rõ


4
bối cảnh lịch sử và một số đặc điểm cơ bản về giáo dục của Liên Xô và các nước
xã hội chủ nghĩa ở Đông Âu từ năm 1917-1991, với nhiều nhà giáo dục tiêu biểu,
đặc biệt là những đóng góp mới về lý luận và thực tiễn của N.K.Crúpxcaia, A.S.
Makarenko.
Chương 6: Giáo dục Việt Nam trước Cách mạng tháng Tám
Trong chương này, các tác giả đi sâu nghiên cứu bối cảnh lịch sử, tình hình
giáo dục Việt Nam từ thời Văn Lang - Âu Lạc, thời kỳ Bắc thuộc đến giai đoạn
đất nước giành được độc lập từng bước hình thành, phát triển chế độ phong kiến
và thời kỳ phong kiến suy tàn bị thực dân Pháp đô hộ trải qua hàng ngàn năm lịch
sử từ buổi đầu dựng nước đến trước Cách mạng tháng Tám -1945.
Chương 7: Giáo dục Việt Nam trong năm đầu của chính quyền cách
mạng và thời kỳ kháng chiến chống thực dân Pháp (1945-1954)
Ở chương này, tập thể tác giả đã làm rõ bối cảnh lịch sử đất nước trong tình
cảnh “ngàn cân treo sợi tóc” sau cánh mạng tháng Tám năm 1945 và những năm
tháng kháng chiến gian khổ chống thực dân Pháp xâm lược. Đồng thời, đi sâu
nghiên cứu về tình hình giáo dụcViệt Nam trong năm đầu chính quyền cách mạng
(1945-1946) và trong kháng chiến chống thực dân Pháp (1946-1954), đặc biệt là
những nội dung chính trong cuộc cải cách giáo dục lần thứ 1 năm 1950.
Chương 8: Giáo dục Việt Nam thời kỳ kháng chiến chống Mỹ cứu nước
(1954-1975)
Chương này, tác giả đã tập trung phân tích bối cảnh đất nước sau thắng lợi
của cuộc kháng chiến chống thực dân Pháp, tiến hành xây dựng chủ nghĩa xã hội
ở miền Bắc và tiếp tục tiến hành kháng chiến chống Mỹ cứu nước giải phóng
miền Nam; gắn với bối cảnh đó tác giả đã phân chia nghiên cứu tình hình giáo

dục thành các giai đoạn 1954-1964 và giai đoạn 1965-1975, đặc biệt là làm rõ nội
dung cuộc cải cách giáo dục lần thứ 2. Mặt khác, các tác giả cũng quan tâm
nghiên cứu về đặc điểm giáo dục quân sự Việt Nam thời kỳ 1954-1975.
Chương 9: Giáo dục Việt Nam thời kỳ cả nước xây dựng chủ nghĩa xã hội
Nội dung trong chương này đi sâu vào nghiên cứu bối cảnh lịch sử đất
nước sau giải phóng miền Nam thống nhất đất nước đến những năm đầu của thế


5
kỷ XXI và đặc điểm tình hình giáo dục Việt Nam ở các giai đoạn 1975-1986,
1986-2000 và từ 2001 đến nay, trong đó đề cập đến nhiều chủ trương của Đảng,
Nhà nước về phát triển giáo dục, đặc biệt nhấn mạnh là cuộc cải cách giáo dục
lần thứ 3. Ngoài ra, tác giả quan tâm nghiên cứu đến sự phát triển giáo dục - đào
tạo trong quân đội từ 1975 đến nay.
Chương 10: Tư tưởng Hồ Chí Minh về giáo dục
Trong chương này, các giả đi sâu phân tích, khái quát cụ thể những nguồn
gốc, điều kiện hình thành tư tưởng Hồ Chí Minh về giáo dục và những tư tưởng
cơ bản của Hồ Chí Minh về giáo dục
Cuốn sách tuy chỉ có dung lượng hơn 200 trang những đã đem lại cho mỗi
người sự khám phá, hiểu biết về bối cảnh lịch sử cũng như đặc điểm tình hình
giáo dục của thế giới và Việt Nam hàng ngàn năm qua. Với kho tàng tri thức về
giáo dục khổng lồ như vậy, trong thời gian ngắn bản thân không thể nghiên cứu
hết được mà ở đây chỉ tập trung đi sâu vào nghiên cứu nội dung Chương 6:
Giáo dục Việt Nam trước Cách mạng tháng Tám, trong đó tập trung làm rõ bối
cảnh lịch sử, đặc điểm tình hình giáo dục Việt Nam thời phong kiến.
Qua các tư liệu lịch sử đã chứng minh, Việt Nam là một dân tộc có trang sử
hào hùng với bề dày lịch sử hàng nghìn năm văn hiến, đã đạt được nhiều thành
tựu phát triển rực rỡ. Lịch sử đã ghi nhận ngay từ đầu thời đại đồng thau, các bộ
lạc người Việt đã định cư ở vùng Bắc bộ và bắc Trung bộ; bao gồm trong đó là
các bộ lạc Lạc Việt và Âu Việt. Sau đó với sự lớn mạnh của bộ lạc Văn lang,

người đứng đầu của bộ lạc này đã thống nhất các bộ lạc Lạc việt, dựng nước Văn
Lang, và xưng vua, hiệu là Hùng Vương.
Đến năm 257 TCN, người đứng đầu Âu Việt là Thục Phán thống nhất hai
bộ lạc Âu Việt và Lạc Việt lập ra nước Âu Lạc, xưng là An Dương Vương.
Có thể nói rằng, trong buổi đầu dựng nước tổ tiên người Việt Nam đã sớm
tạo dựng được nền văn hoá, văn minh rực rỡ, đó là nền văn minh sơng Hồng, nền
văn minh lúa nước dựa trên cơ cấu nền tảng xóm làng bền chặt và một cơ cấu
chính trị phơi thai.
Đối với tình hình giáo dục, hiện chưa có tài liệu nào nói về giáo dục chính
quy trong thời kỳ này, song một điều rõ ràng là, từ lâu đã xuất hiện giáo dục


6
trong đời sống xã hội, trong gia đình, trong cộng đồng làng xã. Đó chính là việc
truyền thụ cho nhau những kinh nghiệm lao động sản xuất, đấu tranh chống
thiên tai, chống giặc ngoại xâm; các kinh nghiệm ứng xử, phong tục tập quán,
tín ngưỡng trong đời sống hàng ngày.
Tuy nhiên, đến năm 179 TCN, Triệu Đà thơn tính được nước Âu Lạc và
thiết lập được chế độ cai trị của đế chế phương Bắc, đến tận năm 938. Đây là
thời kỳ đen tối trong đêm trường Bắc thuộc. Trong suốt thời gian đó, với tinh
thần bất khuất nhân dân ta liên tiếp đấu tranh giành quyền độc lập, tự chủ như:
Khởi nghĩa hai Bà Trưng (40 - 43), Bà Triệu (248), Lý Bí (542)..
Trong suốt hơn một nghìn năm Bắc thuộc, bọn phong kiến thống trị
phương Bắc đã ra sức bóc lột sức lao động, vơ vét của cải của đất nước ta, đàn áp
nhân dân ta, thực hiện nhiều chính sách hiểm độc, coi giáo dục như một cơng cụ
hữu hiệu nhằm thực hiện âm mưu đồng hố, biến đất nước ta thành quận huyện
của chúng. Để thực hiện âm mưu đó, chúng tập trung giáo dục các phong tục, lễ
nghĩa, các chuẩn mực của Nho giáo, mở trường dạy chữ Hán.
Nhằm đấu tranh chống lại sự đồng hố và ách đơ hộ của kẻ thù phương
Bắc, nhân dân ta đã tích cực tổ chức giáo dục thơng qua các câu chuyện dân

gian, ca dao, hò, vè để khích lệ tinh thần yêu nước, bảo vệ phong tục tập quán
dân tộc, chống kẻ thù xâm lược.
Tóm lại, trong thời kỳ Bắc thuộc, nền giáo dục chính thống của nước ta đã
được hình thành. Trong hồn cảnh đất nước bị đơ hộ, do chính sách đồng hố
nên việc học của nước ta không phát triển được sâu rộng. Trước sức mạnh của
đấu tranh của dân tộc ta, Nho giáo buộc phải biến đổi cho phù hợp với điều kiện
Việt Nam.
Đến năm 938, với chiến thắng oanh liệt trên sông Bạch Đằng trước quân
Nam Hán xâm lược do Ngô Quyền lãnh đạo đã chấm dứt thời kỳ bị phương Bắc
đô hộ, mở ra kỷ nguyên độc lập cho dân tộc Việt Nam, đặt nền móng cho sự
hình thành chế độ phong kiến ở Việt Nam.
Từ thế kỷ X đến nửa đầu thế kỷ XX là thời kỳ tồn tại, phát triển và suy tàn
của chế độ phong kiến Việt Nam, với nhiều triều đại lần lượt thay thế nhau cai trị


7
đất nước: Thời Ngô - Đinh - Tiền Lê (938-1009), thời Lý – Trần – Hồ (1009-1407),
thời Lê Sơ (1428–1527), thời Lê - Mạc; Trịnh – Nguyễn (1527-1778), thời Tây
Sơn (1778-1802) và thời nhà Nguyễn (1802-1945).
Trải qua gần 10 thế kỷ hình thành, phát triển và suy tàn, chế độ phong
kiến Việt Nam nổi lên những đặc điểm cơ bản, đó là:
Về chính trị: là q trình nhiều triều đại luân phiên cai quản đất nước, xây
dựng nhà trước phong kiến trung ương tập quyền.
Về kinh tế: nền kinh tế chủ yếu của xã hội phong kiến Việt Nam là kinh tế
nông nghiệp.
Về xã hội: hai giai cấp chủ yếu trong xã hội là giai cấp địa chủ phong kiến
và giai cấp nông dân phụ thuộc và mâu thuẫn chủ yếu của xã hội cũng là mâu
thuẩn của hai giai cấp này
Về văn hóa: một đất nước có một truyền thống văn hóa lâu đời, đa dạng
và đặc sắc.

Đối với tình hình giáo dục, có thể thấy giáo dục Việt Nam có những bước
đi đầu tiên từ khi Ngơ Quyền khởi dựng nền độc lập. Tuy nhiên, trong thời gian
đầu (938 – 1009), do tình hình kinh tế, chính trị, xã hội khơng ổn định, triều đình
lại phải lo chống thù trong, giặc ngồi nên các triều đại nhà Ngơ, nhà Đinh và nhà
Tiền Lê, chưa có điều kiện quan tâm, tổ chức học tập, thi cử để lựa chọn nhân tài
cho đất nước. Từ thời nhà Lý đến thời nhà Nguyễn, giáo dục Việt Nam đã có
những bước phát triển mới. Trong nền giáo dục phong kiến ấy đã nổi lên những
đặc điểm chủ yếu sau:
Thứ nhất, về tư tưởng chủ đạo của giáo dục
Việt Nam tồn tại cùng lúc nhiều hệ tư tưởng: Ở giai đoạn đầu Phật Giáo
phát triển cực thịnh. Chùa chiền mọc lên khắp nơi, xuất hiện nhiều nhà sư tài
giỏi đã có đóng góp lớn cho sự phát triển của đất nước. Nhà chùa trở thành nơi
học tập của quảng đại quần chúng trong lúc trường của nhà nước chưa thành lập
Tuy nhiên, có thời kỳ chủ trương tam giáo đồng nguyên (Nho-Phật-Đạo)
và có tổ chức thi tam giáo vào những năm: 1195; 1227; 1247.
Sau đó, Nho giáo đã được các triều đại phong kiến Việt Nam chọn làm tư
tưởng chủ đạo để xây dựng nhà nước phong kiến và nền giáo dục.


8
Thứ hai, về mục tiêu giáo dục
Vận dụng chủ trương giáo dục của Nho giáo, các triều đại phong kiến Việt
Nam từ triều đại nhà Lý đến triều đại nhà Nguyễn đã mở rộng cơ hội học tập,
chú trọng lựa chọn người có thực học, thực tài ra đảm nhận cơng việc triều đình
thơng qua thi cử với trường quy rất nghiêm ngặt. Chính điều này đã tạo động
lực, niềm đam mê học tập trong xã hội. Các sĩ tử đã khơng quản gian khó, ngày
đêm dùi mài kinh sử, mong ngày đỗ đạt, thậm chí có người dành gần như trọn cả
đời để đi học và thi. Nhiều thanh niên, trai tráng lấy việc học tập, thi cử làm mục
tiêu cao nhất trong cuộc đời mình. Có thể khẳng định, mục đích giáo dục của
Nho giáo thực sự là đòn bẩy thúc đẩy tinh thần học tập, truyền thống hiếu học và

bồi đắp nguyên khí cho quốc gia trong mỗi giai đoạn phát triển của lịch sử giáo
dục dân tộc, đào tạo một đội ngũ quan lại đông đảo giúp vua quản lý đất nước.
mục tiêu giáo dục thời kỳ này cịn nhằm mục đích truyền bá ý thức hệ phong
kiến vào trong nhân dân để xây dựng lòng trung thành với triều đình.
Ngồi ra, giáo dục phong kiến cịn nhằm mục đích để người dân biết
cương thường đạo lý, biết cách làm người.
Thứ ba, về nội dung giáo dục
Nội dung giảng dạy cơ bản của giáo dục Việt Nam trong thời phong kiến
là những quy tắc, chuẩn mực đạo đức Nho giáo, cách sống, đạo trị nước, an dân;
Những kiến thức về lịch sử, văn hóa, thơ ca.
Nội dung giáo dục thể hiện qua các sách giáo khoa Tam tự kinh, Sơ học
vấn tâm, Tứ thư và Ngũ kinh. Nội dung của bộ sách chủ đạo này được áp dụng
trong giáo dục nhằm hướng con người đến làm sáng cái đức sáng của chính
mình, làm mới cho dân, an trụ ở nơi chí thiện và ở đời theo nhân, nghĩa, lễ, trí,
tín, thực hành đạo quân tử… Nội dung dạy và học này đã tạo ra những điểm
mạnh cho giáo dục. Giáo dục thực sự là công cụ hữu ích để tu thân, đào tạo ra
những con người lý tưởng, có sự hồn thiện cả về đạo đức, nhân cách cũng như
tri thức, lối sống.
Thứ tư, về phương pháp giáo dục
Giáo dục Việt Nam thời kỳ phong kiến chủ yếu vẫn sử dụng các phương
pháp kinh viện, giáo điều. Trong giáo dục tri thức chủ yếu là thầy giảng giải, trò


9
ghi nhớ, học thuộc lòng bằng cách ngày đêm dùi mài kinh sử. Ở thời kỳ phong
kiến, chỉ dạy trẻ cách học thuộc lịng chớ khơng cốt gì cho trẻ luyện tập suy
nghĩ. Lớn thêm ít tuổi cho học câu đối, học thơ, học phú…Từ nhỏ cho đến lớn,
người học chỉ học hai khoa là luân lý và văn chương. Học hai khoa cơ bản này
để rèn luyện tri thức, rèn luyện các quy tắc ứng xử trong quan hệ giữa người với
người để tạo ra một xã hội hài hòa.

Xã hội phong kiến là chế độ xã hội hà khắc,trong quá trình giáo dục, các
giáo quan và các nhà Nho đã duy trì kỷ luật bằng roi vọt. Học trị khơng học bài,
học khơng tập trung… các giáo quan, nhà nho sử dụng roi vọt để răn đe. Nhưng
để sử dụng được uy lực của đòn roi với học trị, người thầy trong xã hội này ln
có cái tâm sáng. Chẳng thế mà sau khi trưởng thành, khơng ít người lại thấy biết
ơn những trận đòn của thầy ngày bé. Nhưng học sinh xưa có bị đánh cũng khơng
phản kháng, đơn giản vì chúng thấy tâm phục khẩu phục thầy. Đây là một đặc
điểm của các trường học thời phong kiến kể cả trường cơng và trường tư.
Cịn trong đạo đức thì chủ yếu là phương pháp nêu gương, tự tu dưỡng.
Cái tâm, cái uy của người thầy và sự lễ nghi, phép tắc của các nho sinh là những
bài học giá trị cho các thế hệ học trò học tập và noi theo
Thứ năm, về hình thức giáo dục
Trong xã hội thời phong kiến, hệ thống nhà trường tương đối đa đạng và
đáp ứng được nhu cầu học tập của xã hội. Vài thập kỷ đầu dưới thời vua Lý Thái
Tổ, Lý Thái Tông, các chùa lớn trở thành trung tâm học tập kinh sách nhà Phật
cũng như học kiến thức Nho giáo. Chính vì vậy, triều đình cho xây dựng rất
nhiều chùa lớn, nhiều người qua nhà Chùa mà học hành thành tài. Việc dạy học
cho con em nhân dân cũng do nhà chùa đảm nhiệm. Các vị pháp sư lúc ấy khơng
chỉ là những người có học thức cao mà cịn có vai trị chính trị to lớn. Nhà chùa
đã đào tạo được một đội ngũ trí thức có đủ khả năng để đảm đương cơng việc
đối nội và đối ngoại của nhà nước.
Đề cao Nho học, tỏ rõ sự trọng học, năm 1070, Lý Thánh Tông cho xây
dựng Văn Miếu ở kinh đô Thăng Long để thờ Khổng Tử và nơi đây cũng là
trường học đầu tiên trong hệ thống giáo dục Việt Nam.


10
Tại địa phương, nhà Vua cho lập các Văn chỉ để làm nơi thờ tự Khổng Tử,
khuyến khích việc học tập tại làng, xã. Đến năm 1076, vua Lý Nhân Tông cho
lập trường Quốc Tử Giám làm nơi học tập của con em tầng lớp quý tộc, quan lại

và những người ưu tú. Từ khi Quốc Tử Giám được lập thì đây là
trường cơng điển hình nhất, danh giá nhất, được đầu tư nhiều nhất về chất và
lượng, được lập ở kinh đô. Dù các triều đại phong kiến khác nhau có sự thay đổi
tên gọi như Quốc học viện, Nhà Thái học… thì đây vẫn là nơi có đội ngũ thày
giỏi, là các nhà nho danh tiếng, thư viện có nhiều sách, thậm chí cả sách q
hiếm cho người học nghiên cứu, nơi ăn chốn ở thuận lợi cho người học, nhà
nước chu cấp học bổng. Tuy nhiên chế độ tuyển sinh rất chặt chẽ, phụ thuộc
nhiều vào nguồn gốc xuất thân của Nho sinh. Cùng với Quốc Tử Giám, triều
đình tổ chức trường học cơng cho con em quan lại và hồng thân quốc thích
gồm: Sùng văn qn, Nho lâm quán và Tú lâm cục.
Hệ thống trường công ở triều đình ngày càng được hồn thiện, tăng cường
giáo dục cho con em quan lại. Nhưng các triều đại phong kiến chưa chú trọng xây
dựng hệ thống trường công ở các địa phương. Lần đầu tiên nhà Trần
cho mở trường công lập ở phủ Thiên Trường năm 1281. Sau đó đến hơn 100 năm
nhà Trần khơng mở nhà học ở các địa phương nữa. Đến năm 1397, đời vua Trần
Thuận Tông mới cho mở lại trường công ở địa phương. Đến thời nhà Nguyễn đã
chủ trương mở rộng trường học ở các trấn, phủ, huyện, đặt chức quan đốc học để
đôn đốc, kiểm tra, quản lý việc dạy học và trực tiếp dạy ở các trường.
Như vậy, ban đầu hệ thống trường học chủ yếu vẫn chỉ được mở ở triều
đình, phục vụ quá trình học tập của con em quan lại và những người giàu có,
giáo dục cơng chưa đáp ứng được nhu cầu học tập của nhân dân. Theo gương
nhà Trần, các triều đại phong kiến nước ta sau này đều lần lượt mở rộng hệ
thống trường cơng ở địa phương phục vụ q trình học tập cho nhân dân.
Bên cạnh hệ thống trường công do nhà nước tổ chức thì cịn một bộ phận
trường tư do một số người dân khơng có điều kiện được tham gia các lớp học ở
trường công bởi chế độ và tiêu chuẩn về người học nên họ tham gia học ở các
trường tư. Thời phong kiến, khơng có quy định về mở trường tư nên người nào


11

biết chữ, dù ít hay nhiều đều có thể mở trường dạy học. Trường sở có thể là nhà
của thầy hoặc nhà của một học trị bố mẹ giàu có mời thầy về mở lớp dạy.
Việc học khai tâm cho trẻ em hoàn toàn do các trường tư phụ trách. Nhờ
có các trường tư mà việc học tập đã về đến tận các thơn, xóm. Đến thời nhà Tây
Sơn, nhà học ở xã đã được lập và đặt chức quan giảng dụ để dạy học ở xã.
Với hệ thống trường công và trường tư như vậy, môi trường học tập của
các Nho sinh và của con em nhân dân ngày càng được mở rộng. Một tỷ lệ khá
đông trẻ em dưới thời phong kiến đều có vài năm cắp sách đi học, biết được một
ít chữ Nho, đọc thuộc lịng được một vài câu “Thánh hiền” để biết đạo làm
người. Nhờ có hệ thống giáo dục cả trường cơng và trường tư mà “đạo thánh
hiền” đã ảnh hưởng không nhỏ tới đông đảo nhân dân ta.
Thứ sáu, về chế độ thi cử
Các vương triều đã có nhiều cách khác nhau để phát hiện và tuyển chọn
nhân tài ra giúp nước như thi tuyển, tiến cử, bảo cử và tự tiến cử. Bấy giờ chế độ
thi tuyển thực hiện qua các kỳ khoa cử Nho học lựa chọn quan văn, với quan
niệm: “Muốn có được nhân tài, trước hết phải chọn lựa kẻ sĩ, mà phép chọn lựa
kẻ sĩ phải lấy thi cử làm đầu”. Bên cạnh đó, để lựa chọn nhân tài, cịn có hình
thức tiến cử nhằm tìm kiếm người có tài, bổ sung vào đội ngũ quan triều đình,
do đó: “Tiến cử người hiền tài, loại bỏ kẻ bất tiếu, đó là việc lớn của chính trị”
hay “muốn thịnh trị phải được người hiền tài, muốn được người hiền tài phải do
tiến cử. Cho nên người đứng đầu thiên hạ phải lo việc ấy trước tiên”.
Chế độ khoa cử và chính sách sử dụng nhân tài của các triều đại phong
kiến đã tạo điều kiện cho các đời vua chúa giữ gìn và xây dựng non sơng đất
nước với sự cống hiến của các vị công thần tận trung với vua, với nước. Dưới
thời nhà Ngô, nhà Đinh và đầu đời nhà Lý chưa có khoa cử.
Khoa thi Nho học đầu tiên trong lịch sử giáo dục nước nhà là khoa thi
Minh kinh bác học (năm 1075) do triều đình nhà Lý tổ chức. Triều đại nhà Lý đã
khai sinh nền khoa cử của Việt Nam, từ nền tảng về cơ sở lý luận cho đến cả
diện mạo về mặt tổ chức giáo dục và thi cử Nho học ở buổi ban đầu. Tuy nhiên,
việc thi cử dưới thời nhà Lý không định thành luật lệ theo những năm nhất định,

lúc cần thì thi, khơng thì thơi. Bên cạnh suy tôn Nho giáo, nhà Lý coi trọng Phật
giáo và Đạo giáo.


12
Vì Nho giáo chăm lo tổ chức xã hội, Đạo giáo chăm lo thể xác con người,
Phật giáo chăm lo đời sống tâm linh con người. Năm 1195, Lý Cao Tông mở
khoa thi Tam giáo để chọn người tinh thông cả ba đạo: Phật giáo, Đạo giáo và
Nho giáo.
Đến thời nhà Trần, việc thi cử đã có luật lệ, quy chế thi cử khá đầy đủ và
được tổ chức quy củ, hạn kỳ mở các khoa thi tương đối đều. Dưới triều đại nhà
Trần, triều đình mở khoa thi cao nhất gọi là thi Thái học sinh với 3 hoặc 4
trường (4 kỳ): Trường/kỳ nhất: Thi ám tả; Trường/ kỳ hai: thi kinh nghĩa và Thơ
phú; Trường / kỳ ba: Thi chế, chiếu, biểu; Trường / kỳ bốn: Thi văn sách. Theo
các nhà nghiên cứu, thực chất thi Thái học sinh chỉ là công việc của trường, của
nhà Quốc học. Tuy nhiên triều đình vẫn đứng ra tổ chức để đảm bảo tính chất
quốc gia của học vị Thái học sinh.
Triều đại nhà Trần đã tổ chức khoa thi tiến sĩ đầu tiên ở nước ta - thi Đại
tỷ thủ sĩ (kỳ thi này chỉ tổ chức có một lần). Như vậy, cùng với việc xây dựng
Văn Miếu ở kinh đô Thăng Long, triều đại nhà Trần đã cắm mốc cho sự nghiệp
chấn hưng giáo dục ở nước ta. Từ năm 1396, thi cử của các triều đại phong kiến
Việt Nam bắt đầu phân rõ ba khoa thi: Hương, Hội, Đình. Ai đỗ được bốn
trường trong thi Hội được gọi là cử nhân, được dự thi Thái học sinh (Thi Hội)
năm sau. Ai trúng thi Thái học sinh thì thi một bài văn sách nữa để định cao thấp
(tức thi Đình). Thi Hội đỗ mới chỉ được cơng nhận là trúng cách, chưa phải
là tiến sĩ. Thi Đình mới sắp xếp và ban cấp các loại học vị. Ở thi Đình, vua là
người trực tiếp ra đề bài.
Các triều đại phong kiến từ nhà Trần trở đi, thi cử có nhiều loại khoa thi
khác nhau nhưng đều tựu chung qua ba hội thi chính: Thi Hương, thi Hội, thi
Đình để chọn người tài phục vụ cho triều đình và đất nước. Tất cả các khoa thi

này đều có đặc điểm chung là do triều đình đứng ra tổ chức, chỉ đạo thi. Công
việc tổ chức thi rất nghiêm ngặt. Trong các kỳ thi, các triều đại phong kiến đều
hết sức phòng ngừa gian lận trong thi cử. Khi bị phát giác có hành vi gian lận
người vi phạm sẽ bị xử lý rất nghiêm, có thể bị bắt làm nơ lệ, bỏ tù cho đến xử
án tử. Những người có “tì vết” về đường học hành thi cử thì đường tiến thân coi
như khép lại. Tổ chức thi cử chăt chẽ, hình thức xử lý nghiêm minh những gian


13
lận chứng tỏ năng lực quản lý đối với hệ thống giáo dục của các triều vua từ Lý,
Trần đến Lê, Nguyễn rất cao.
Triều đại phong kiến nhà Trần đã rất chú trọng đến điều kiện học tập của
Nho sinh khi tham gia thi. Đây là một yếu tố rất quan trọng thể hiện sự công
bằng trong giáo dục, thi cử. Căn cứ vào điều kiện học tập không đồng đều giữa
các địa phương, nhà Trần đã quy định một kỳ thi có hai trạng nguyên: Kinh
trạng nguyên cho khu vực thuận lợi và Trại trạng nguyên cho khu vực khó khăn.
Đây là một bài học có ý nghĩa quan trọng tạo sự công bằng trong giáo dục và
đào tạo sau này.
Ngoài các kỳ thi văn, các triều đại phong kiến còn tổ chức các kỳ thi khác
như thi võ tuyển chọn tướng lĩnh phục vụ cho quân độ, bảo vệ đất nước, chống
ngoại xâm và thi lại viên để tuyển chọn người để giúp việc cho các quan. Năm
1227, nhà Trần tổ chức thi Tam giáo. Năm 1261, vua Trần Thánh Tông mở khoa
thi Thái Y để tuyển người tinh thông y học. Đến thời nhà Hồ, đưa môn tốn
pháp vào kỳ thi thứ năm. Việc đưa mơn Tốn pháp vào thi Hương là một điểm
mới mà chưa có triều đại nào ở nước ta làm được.
Chính những yếu tố tích cực của thi cử dưới triều đại nhà Trần tạo nền
móng thi cử cho các triều đại phong kiến sau này. Các triều đại phong kiến sau
này về cơ bản mô phỏng theo lối thi cử của triều Trần.
Triều nhà Mạc là triều đại tổ chức thi Đình, lấy tiến sĩ đều đặn nhất và là
triều đại duy nhất trong lịch sử khoa bảng Nho học ở Việt Nam có phụ nữ giả

trai đi thi và đỗ tiến sĩ, đó là bà Nguyễn Thị Duệ.
Khi thực dân Pháp đặt ách đô hộ ở Việt Nam, xã hội ta thành xã hội thuộc
địa nửa phong kiến thì khoa cử bị bỏ, chúng ta phải theo theo nền giáo dục của
người Pháp.
Thứ bảy, về một số nhà giáo dục tiêu biểu
Trong gần 1000 năm, nền giáo dục phong kiến Việt Nam đã xuất hiện
nhiều nhà Nho, người thầy vĩ đại làm rạng danh lịch sử giáo dục của dân tộc
như: Chu Văn An (1292-1370); Lê Quý Đôn (1726-1784); Nguyễn Thiếp (17231804); Nhữ Bá Sỹ (1788-1867)…


14
Tóm lại, qua nghiên cứu nội dung về giáo dục Việt Nam thời phong kiến
có thể thấy ngay sau khi giành được độc lập, các triều đại phong kiến Việt Nam
đã rất coi trọng giáo dục. Vì đây là biện pháp chủ yếu, hữu hiệu và thiết thực
nhất để đào tạo nhân tài, xây dựng đất nước.
Trong suốt gần 10 thế kỷ, dấu ấn đặc trưng của giáo dục Việt Nam dưới
các triều đại phong kiến là nền giáo dục Nho học. Giáo dục Việt Nam thời kỳ
phong kiến đã có những đóng góp to lớn cho nền giáo dục nước nhà, tạo nền
tảng cho sự chấn hưng nền giáo dục nước nhà.
Những mặt tích cực của giáo dục Việt Nam thời kỳ phong kiến nêu trên
thực sự là đòn bẩy thúc đẩy tinh thần học tập, bồi đắp nguyên khí cho quốc gia
trong những giai đoạn phát triển của lịch sử giáo dục dân tộc.
Đây là những bài học có giá trị cho việc tổ chức giáo dục và đào tạo hiện
nay. Tuy nhiên, trong nền giáo dục phong kiến cũng đã bộc lộ những yếu điểm
cần khắc phục như nữ giới khơng được học hành, thi cử chính thống. Những
kiến thức về giới tự nhiên và về sản xuất vật chất không được Nho giáo đề cập.
Lối học tập với tư duy bảo thủ, giáo điều và máy móc, chưa tạo được lý luận
riêng, chưa phát triển được khoa học kỹ thuật phục vụ sản xuất…
Để phát huy được những mặt tích cực và khắc phục những hạn chế của
nền giáo dục Việt Nam thời kỳ phong kiến, Đảng ta tại Đại hội XIII đã xác định:

Xây dựng đồng bộ thể chế, chính sách để thực hiện có hiệu quả chủ trương giáo
dục và đào tạo cùng với khoa học và công nghệ là quốc sách hàng đầu, là động
lực then chốt để phát triển đất nước. Yêu cầu cấp bách đặt ra đối với giáo dục và
đào tạo nước nhà trong giai đoạn hiện nay là cần đổi mới đồng bộ mục tiêu, nội
dung, chương trình, phương thức, phương pháp giáo dục và đào tạo theo hướng
hiện đại, hội nhập quốc tế, phát triển con người toàn diện, đáp ứng những yêu
cầu mới của phát triển kinh tế - xã hội, khoa học và cơng nghệ, thích ứng với
cuộc cách mạng công nghiệp lần thứ tư.



×