Tải bản đầy đủ (.pdf) (20 trang)

LIÊN HỆ THỰC TRẠNG CÔNG TÁC QUẢN TRỊ KHOẢN PHẢI THU TẠI CÔNG TY CỔ PHẦN RẠNG ĐÔNG HOLDIN

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (1.38 MB, 20 trang )

LỜI CẢM ƠN
Nhóm 2 – lớp học phần Quản trị tài chính mã lớp 2054FMGM0211 chúng em
xin chân thành cảm ơn cô Nguyễn Thị Liên Hương đã giúp đỡ và hướng dẫn em tận
tình trong suốt thời gian học và làm bài thảo luận, tạo cho chúng em những tiền đề,
những kiến thức để tiếp cận, phân tích và giải quyết vấn đề để chúng em có thể hồn
thành tốt bài thảo luận của mình.
Tuy nhiên, quá trình làm bài thảo luận của chúng em không thể tránh được
những thiếu xót rất mong nhận được sự đóng góp của cơ và các bạn để bài thảo luận
của nhóm em được hoàn thiện hơn
Một lần nữa chúng em xin cảm ơn cô!
Hà Nội, tháng 11 năm 2020


DANH SÁCH THÀNH VIÊN NHÓM 2
STT

Họ và tên

1

Nguyễn Kim Chi

2

Bùi Thị Đài

3

Đinh Xuân Đại

Cơ sở lý luận



4

Hứa Hoài Đức

Thực trạng KPT

5

Trần Ngọc Đức

Cơ sở lý luận

6

Nguyễn Văn Dũng

7

Chúc Đại Dương

8
9

Đánh giá

Nhiệm vụ
Hạn chế và biện pháp khắc phục
Biên bản, danh sách


Thành công đạt được
Cơ sở lý luận

Trịnh Thị Thuỳ Dương Powerpoint, thuyết trình
Vũ Thị Dun

Phân loại KPT, chính sách tín
dụng

10

Phạm Thị Hồng Gấm

Giới thiệu sơ lược CTCP Rạng
Đơng Holding
Nhóm trưởng


MỤC LỤC
PHẦN 1: CƠ SỞ LÝ LUẬN .........................................................................................1
1.1. Một số khái niệm liên quan................................................................................1
1.1.1 Khoản phải thu ..............................................................................................1
1.1.2. Quản trị khoản phải thu ...............................................................................1
1.1.3 Các thuật ngữ có liên quan. ..........................................................................1
1.2 Nội dung quản trị khoản phải thu. ....................................................................2
1.2.1 Chính sách tín dụng và các nhân tố ảnh hưởng đến chính sách tín dụng 2
1.2.2. Phân tích, đánh giá các khoản phải thu .....................................................3
1.3. Phòng ngừa rủi ro và xử lý đối với khoản phải thu khó địi...........................5
1.3.1. Phịng ngừa rủi ro ........................................................................................5
1.3.2. Xử lý đối với khoản phải thu khó địi ..........................................................5

1.4. Phân tích tín dụng thương mại..........................................................................5
1.4.1. Nguồn thơng tin ............................................................................................5
1.4.2 Quy trình phân tích và ra quyết định tín dụng thương mại ........................6
1.4.3. Quyết định và hạn mức tín dụng .................................................................7
PHẦN II: LIÊN HỆ THỰC TRẠNG CƠNG TÁC QUẢN TRỊ KHOẢN PHẢI
THU TẠI CÔNG TY CỔ PHẦN RẠNG ĐƠNG HOLDING ...................................7
2.1 Sơ lược về cơng ty cổ phần Rạng Đơng Holding...............................................7
2.1.1. Lịch sử hình thành và phát triển. ................................................................7
2.1.2. Tầm nhìn, sứ mệnh, giá trị cốt lõi ...............................................................8
2.1.3. Sản phẩm ......................................................................................................8
2.1.4. Tình hình kinh doanh nổi bật của công ty năm 2019 ................................8
2.2.Thực trạng khoản phải thu tại công ty cổ phần Rạng Đông
...................................................................................................................................10
2.2.1 Cơ cấu khoản phải thu ................................................................................10
2.2.2. Phân loại khoản phải thu ...........................................................................12
2.3. Chính sách tín dụng hiện hành của cơng ty Rạng Đơng Holding ...............13
2.3.1 Tiêu chuẩn tín dụng ....................................................................................13
2.3.2 Chính sách thu nợ .......................................................................................14
2.4 Công tác theo dõi khoản phải thu ....................................................................14


2.5. Biện pháp phòng ngừa rủi ro và xử lý nợ khó địi.........................................14
Phần III: Kết luận .......................................................................................................15
3.1. Thành cơng đạt đươc ........................................................................................15
3.2. Hạn chế và biện pháp. ......................................................................................16
3.2.1 Hạn chế ........................................................................................................16
3.2.2. Đề xuất các giải pháp .................................................................................16


PHẦN 1: CƠ SỞ LÝ LUẬN

1.1. Một số khái niệm liên quan
1.1.1 Khoản phải thu
Khái niệm: Các khoản phải thu là một loại tài sản của cơng ty tính dựa trên tất
cả các khoản nợ, các giao dịch chưa thanh toán hoặc bất cứ nghĩa vụ tiền tệ nào mà các
con nợ hay khách hàng chưa thanh tốn cho cơng ty.
=> Khoản phải thu của doanh nghiệp là phạm trù kinh tế phản ánh trình độ khai
thác, quản lý tài sản trong hoạt động sản xuất kinh doanh của doanh nghiệp nhằm mục
tiêu sinh lời tối đa với chi phí thấp nhất.
1.1.2. Quản trị khoản phải thu
Quản trị khoản phải thu là hoạt động nhằm mục tiêu cơ bản là tìm ra giới hạn
hợp lý cho việc mở tín dụng và cách thức huy động các nguồn lực cho công tác thu nợ.
Quyết định liên quan đến công tác quản trị khoản phải thu gồm:
- Xác định các tiêu chuẩn tín dụng
- Thời hạn tín dụng
- Thủ thuật đánh giá tín dụng
- Chính sách thu nợ
1.1.3 Các thuật ngữ có liên quan.
Khoản phải thu có liên quan đến các đối tác có quan hệ kinh tế đối với doanh
nghiệp bao gồm các khoản:
+Khoản phải thu từ khách hàng
+Khoản ứng trước cho người bán
+Khoản phải thu nội bộ
+Khoản tạm ứng cho công nhân viên
+Các khoản thế chấp, ký cược, ký quỹ
+Các khoản phải thu khác.
- Khoản phải thu từ khách hàng: là những khoản cần phải thu do doanh
nghiệp bán chịu hàng hoá, thành phẩm hoặc cung cấp dịch vụ cho khách hàng
- Khoản ứng trước cho người bán: là khoản tiền doanh nghiệp phải thu từ
người bán, người cung cấp do doanh nghiệp trả trước tiền hàng cho người bán để mua
hàng hoá, thành phẩm hoặc dịch vụ mà doanh nghiệp chưa được giao

- Khoản phải thu nội bộ: là các khoản phải thu phát sinh giữa đơn vị, doanh
1


nghiệp hạch toán kinh tế độc lập với các đơn vị trực thuộc có tổ chức kế tốn riêng
hoặc giữa các đơn vị trực thuộc với nhau
- Khoản tạm ứng cho công nhân viên: là những khoản tiền hoặc vật tư do
doanh nghiệp giao cho các cán bộ công nhân viên để thực hiện một nhiệm vụ được
giao hoặc giải quyết một số cơng việc như mua hàng hố, trả chi phí cơng tác…
- Khoản thế chấp, ký cược, ký quỹ:
+Khoản thế chấp: thường phát sinh trong quan hệ vay vốn. Khi vay vốn có thế
chấp, người vay phải mang tài sản của mình giao cho người vay trong thời gian vay
vốn
+Khoản ký cược: số tiền doanh nghiệp dùng vào việc đặt cược khi thuê mướn
tài sản theo yêu cầu của người cho thuê nhằm mục đích ràng buộc trách nhiệm vật chất
và nâng cao trách nhiệm cho người đi thuê trong việc quản lý sử dụng tài sản đi thuê
và sử dụng đúng hạn
+Ký quỹ: là số tiền, tài sản được gửi trước để làm tin trong các quan hệ mua
bán.
1.2 Nội dung quản trị khoản phải thu.
1.2.1 Chính sách tín dụng và các nhân tố ảnh hưởng đến chính sách tín dụng
1.2.1.1 Chính sách tín dụng.
Bất kì cơng ty, doanh nghiệp nào muốn gia tăng được lợi nhuận, đẩy mạnh
doanh thu thì doanh nghiệp bắt buộc phải cho khách hàng nợ lại hay còn gọi là bán
chịu. Bản chất của bán chịu hàng hóa là một hình thức doanh nghiệp cấp tín dụng cho
khách hàng, tuy nhiên điều này sẽ là nguyên nhân làm gia tăng các khoản phải thu tại
doanh nghiệp. Chính sách tín dụng của doanh nghiệp được thực hiện và kiểm sốt
thơng qua các biến số sau:
 Tiêu chuẩn tín dụng là những yếu tố liên quan tới sức mạnh tài chính và mức
độ tín nhiệm mà mỗi khách hàng phải đảm bảo để có quyền hưởng mức tín dụng mà

cơng ty cấp cho họ. Để xét khách hàng có đủ tiêu chuẩn để cơng ty cấp chính sách tín
dụng cho hay khơng thì sẽ xem xét các yếu tố dưới đây của khách hàng:
+Bảng cân đối kế toán và báo cáo kết quả kinh doanh
+Bảng mô tả điều kiện vật lý về hoạt động sản xuất kinh doanh của cơng ty.
+Lịch sử thanh tốn tín dụng của cơng ty trong thời gian gần đây.

2


 Thời hạn tín dụng: là thời gian người mua được trì hỗn, thời hạn cuối cùng họ
phải thanh tốn.
 Chiết khấu thanh tốn: Là biện pháp khuyến khích khách hàng trả tiền sớm
bằng cách thực hiện việc giảm giá đối với các trường hợp mua hàng trả tiền trước thời
hạn.
 Chính sách thu tiền: bao gồm các quy định về cách thu tiền như 1 lần hay
nhiều lần, hay trả góp và biện pháp xử lý đối với các khoản tín dụng quá hạn.
1.2.1.2: Các yếu tố ảnh hưởng đến chính sách tín dụng.
 Điều kiện của doanh nghiệp: Đặc điểm về sản phẩm, ngành nghề kinh doanh
và tiềm lực tài chính ảnh hưởng trực tiếp đến chính sách tín dụng của doanh
nghiệp.
 Điêu kiện của khách hàng: được đánh giá dựa trên các phán đoán sau.
+Vốn hay sức mạnh tài chính
+Khả năng thanh tốn
+Tư cách tín dụng
+Vật thế chấp
+Điều kiện kinh tế
1.2.2. Phân tích, đánh giá các khoản phải thu
1.2.2.1. Phân tích, đánh giá
Người làm cơng tác quản lý tài chính phải mở sổ theo dõi chi tiết các khoản
phải thu, đồng thời thường xuyên đôn đốc khách nợ để thu hồi đúng hạn. Tổng nợ phải

thu có thể phân theo các tiêu thức sau:
+Nhóm 1: Nợ loại A (nợ có độ tin cậy cao): bao gồm các khoản nợ trong hạn
mà doanh nghiệp đánh giá có đủ khả năng thu hồi đúng hạn. Các khách nợ này thường
là những doanh nghiệp vững chắc về tài chính, về tổ chức, uy tín và thương hiệu.
+Nhóm 2: Nợ loại B (nợ có rủi ro thấp): thường bao gồm các khoản nợ quá hạn
dưới 90 ngày và các khoản nợ đã cơ cấu lại thời hạn nợ. Khách nợ thường là những
doanh nghiệp có tình hình tài chính khá tốt, khách nợ truyền thống, có độ tin cậy.
+Nhóm 3: Nợ loại C (nợ quá hạn nhưng có thể thu hồi được): Khách nợ thường
là các doanh nghiệp có tình hình tài chính khơng ổn định, hiện tại có khó khăn nhưng
có triển vọng phát triển hoặc cải thiện.

3


+Nhóm 4: Nợ loại D (nợ ít có khả năng thu hồi và nợ q hạn khó địi): Khách
nợ là những doanh nghiệp có tình hình tài chính xấu, khơng có triển vọng rõ ràng hoặc
khách nợ cố ý khơng thanh tốn nợ..
+Nhóm 5: Nợ loại E (nợ khơng thể thu hồi được): Khách nợ là những doanh
nghiệp phá sản hoặc chuẩn bị phá sản khơng có khả năng trả nợ hoặc khơng tồn tại.
Nợ thuộc nhóm phải xóa sổ, khơng làm phát sinh thêm chi phí kiểm sốt nợ.
=> Kết quả phân loại nợ là cơ sở quan trọng giúp nhà quản trị xác định đúng
thực trạng và tính hữu hiệu của các chính sách thu tiền của doanh nghiệp. Nếu tỉ lệ nợ
xấu (bao gồm các khoản nợ thuộc nhóm 3,4,5) cao, chứng tỏ chất lượng quản trị khoản
phải thu của doanh nghiệp còn yếu kém. Doanh nghiệp cần nhanh chóng triển khai các
biện pháp giải quyết thích hợp. Đồng thời đây cũng là căn cứ để xây dựng các chính
sách tín dụng trong các kỳ tiếp theo.
1.2.2.2. Các công cụ theo dõi khoản phải thu
(1) Kỳ thu tiền bình quân: phản ánh số ngày cần thiết bình quân để thu được các khoản
phản thu.


=> Kỳ thu tiền bình qn ngắn, chứng tỏ doanh nghiệp khơng bị đọng vốn trong khâu
thanh toán. Ngược lại, nếu kỳ thu tiền dài chứung tỏ thời gian thu hồi khoản phải thu
chậm.
(2) Phân tích “tuổi” của các khoản phải thu: phương pháp phân tích này dựa trên thời
gian biểu về tuổi của các khoản phải thu tức là khoảng thời gian có thể thu được tiền
của các khoản phải thu để phân tích. Xác định “tuổi” của các khoản phải thu cho phép
đánh giá một cách chi tiết hơn quy mô và độ dài thời gian tương ứng của các khoản
phải thu đó tại một thời điểm nhất đựng. Đây là căn cứ quan trọng để doanh nghiệp lựa
chọn các biện pháo quản lý và chính sách thu tiền thích hợp.
(3) Mơ hình số dư khoản phải thu: phương pháp này đo lường quy mô doanh số bán
chịu chưa thu được tiền tại thời điểm cuối các tháng do kết quả bán hàng của tháng và
của các tháng trước đó. Thực tế cho thấy, khối lượng bán chịu phụ thuộc nhiều vào đặc
điểm của ngành và mặt hành kinh doanh, điều kiện của khách hàng ở từng khu vực địa
lý. Do đó nếu chỉ dựa vào những con số trong mơ hình này để so sánh và đánh giá thực
trạng khoản phải thu của từng chi nhánh, bộ phận ở các khu vực khác nhau trong một
công ty sẽ không phù hợp.

4


1.3. Phòng ngừa rủi ro và xử lý đối với khoản phải thu khó địi.
1.3.1. Phịng ngừa rủi ro
Phịng ngừa rủi ro đối với khoản phải thu là nhu cầu cần thiết đối với mọi doanh
nghiệp để ổn định tình hình tài chính, tăng hiệu quả của chính sách tín dụng. Rủi ro đối
với khoản phải thu thường bao gồm:
-

Rủi ro do khơng thu hồi được nợ (rủi ro tín dụng).
Rủi ro do tác động của sự thay đổi tỷ giá, lãi suất…
Để phòng ngừa thực tế phát sinh khoản phải thu khó địi, ngịai việc phải tìm


hiểu kỹ khách hàng để xác định giới hạn tín dụng, căn cứ vào kết quả phân loại nợ
phải thu doanh nghiệp cần phải lập dự phịng đối với khoản phải thu khó đòi.
Đối với các rủi ro do tác động của tỷ giá, lãi suất có thể lựa chọn các nghiệp vụ
kinh doanh trên thị trường ngoại hối và thị trường tiền tệ như: nghiệp vụ kỳ hạn, quyền
chọn, hoán đổi tiền tệ và lãi suất, lựa chọn tiền vay…
1.3.2. Xử lý đối với khoản phải thu khó địi
Tùy từng trường hợp cụ thể, doanh nghiệp có thể lựa chọn hoặc sử dụng kết hợp
một số giải pháp sau:
+Cơ cấu lại thời hạn nợ: điều chỉnh kỳ hạn nợ hoặc gia hạn nợ cho khách hàng
nếu thấy khách hàng suy giảm khả năng trả nợ nhưng có thể trả nợ đầy đủ theo thời
hạn cơ cấu lại.
+Xóa một phần nợ cho khách hàng.
+Thông qua các bạn hàng của khách nợ để giữ hàng.
+Bán nợ.
+Tranh thủ sự giúp đỡ của các ngân hàng, các tổ chức tín dụng để phong tỏa tài
sản, tiền vốn của khách nợ.
+Khởi kiện trước pháp luật…
1.4. Phân tích tín dụng thương mại
1.4.1. Nguồn thơng tin
+ Bên tín dụng phải dựa vào báo cáo tài chính các năm của doanh nghiệp định
cho vay để có thể đảm bảo được rằng doanh nghiệp có khả năng trả nợ tín dụng.
+ Dựa vào nguồn thơng tin về tín dụng từ các ngân hàng mà doanh nghiệp đã
vay, từng vay trước đó để có thể biết thêm thơng tin về cơng ty đó.
+ Dựa vào thơng tin từ các tổ chức tín dụng thương mại trước đó để có thể xác
định được đối tượng doanh nghiệp định cho vay có khả năng trả nợ tín dụng khơng.

5



+ Dựa vào kinh nghiệm hoạt động của doanh nghiệp qua các năm trước đó để
có thể biết được hoạt động của doanh nghiệp trước đó ra sao, tình hình phát triển của
doanh nghiệp đó như thế nào, đi lên hay đi xuống thì mới có thể quyết định cho vay
1.4.2 Quy trình phân tích và ra quyết định tín dụng thương mại
Mơ hình tổng qt của quyết định tín dụng thương mại được biểu diễn như sau:

Việc lựa chọn và phân tích các quyết định tín dụng thương mại được cơng ty
lựa chọn và phân tích rất kỹ lưỡng. nó được xem xét dựa trên những phân tích về cơ
hội và rủi ro mà doanh nghiệp gặp phải khi quyết định tín dụng, đưa ra những chính
sách cụ thể giữa việc tăng doanh thu hay tăng lợi nhuận từ đó so sánh hai chính sách
giữa chúng để đưa ra những quyết định đúng đắn nhất.
Căn cứ vào mơ hình tổng quát của chính sách tín dụng và tùy vào từng trường
hợp cụ thể của mỗi công ty, người ta chia ra thành các loại chính sách tín dụng khác
nhau bao gồm:
+chính sách tín dụng nới lỏng
+chính sách tín dụng thắt chặt
+thời hạn tín dụng mở rộng
+tỷ lệ chiết khấu cao
+tỷ lệ chiết khấu thấp
+chính sách tín dụng khi có rủi ro
Các quyết định trên chủ yếu xoay quanh việc tăng hay giảm khoản phải thu thì
lợi nhuận thu về có sự biến động gì khơng. Nếu có thì cơng ty nên lựa chọn chính sách
đó cịn nếu lợi nhuận thu về khơng đủ để bù đắp chi phí thì cần cân nhắc các chính
sách khác hoặc hướng đi khác phù hợp hơn.

6


1.4.3. Quyết định và hạn mức tín dụng
Quyết định và hạn mức tín dụng cịn có thể được quyết định thơng qua 2

phương tiện sau:
+ Hệ thống tính điểm tín dụng: Đây là một hệ thống được sử dụng để quyết
định có nên cấp tín dụng hay khơng bằng cách gán số điểm cho các đặc điểm khác
nhau liên quan đến khả năng tín dụng.
+ Hạn mức tín dụng: Là mức giới hạn số tiền tín dụng của một tài khoản. Khách
hàng chỉ được sử dụng trong giới hạn hạn mức tín dụng cho phép nhất định.
1.4.4. Dịch vụ thuê ngồi về phân tích và đánh giá
Tồn bộ chức năng phân tích và đánh giá có thể được th ngồi trong trường
doanh nghiệp khơng có khả năng tiếp cận được với những thơng tin của doanh nghiệp
mà mình định cho vay. Doanh nghiệp có thể sử dụng một hợp đồng phụ với một cơng
ty bên ngồi.
Các cơng ty bên thứ ba cung cấp dịch vụ toàn bộ hoặc một phần cho các doanh
nghiệp thơng qua hệ thống tính điểm tín dụng, cùng với các thơng tin khác. Căn cứ vào
đó công ty sẽ đưa ra quyết định cụ thể để có nên cấp tín dụng cho doanh nghiệp đó hay
khơng.
PHẦN II: LIÊN HỆ THỰC TRẠNG CÔNG TÁC QUẢN TRỊ KHOẢN PHẢI
THU TẠI CÔNG TY CỔ PHẦN RẠNG ĐÔNG HOLDING
2.1 Sơ lược về công ty cổ phần Rạng Đông Holding
2.1.1. Lịch sử hình thành và phát triển.
Từ năm 1960-1975: Được thành lập và hoạt động với tên UFEOC sau được đổi tên
thành UFIPLASTIC. Là một trong những doanh nghiệp nhựa đầu tiên, nhập khẩu các
thiết bị hiện đại từ Nhật Bản, Đài Loan để sản xuất các loại giả da PVC, PU xốp, khăn
trải bàn, màng mỏng PVC,…
Từ năm 1975-2005: Đổi tên thành Nhà Máy Nhựa Rạng Đơng.. Đến ngày
02/05/2005 chính thức đi vào hoạt động với tên gọi Công Ty Cổ Phần Nhựa Rạng
Đông.
Từ năm 2005-2014: Xây dựng lại trụ sở chính tại Quận 11- TP. HCM, hoạt động
sản xuất tiếp tục được mở rộng đến ngày nay
Từ 2015-2018: Tháng 01/2015, thành lập Cộng Ty Cổ Phần Nhựa Rạng Đông Long
An. Tháng 11/2017, thành lập công ty Cổ Phần Song Dũng. Tháng 12/2018, chuyển

đổi Công Ty Cổ Phần Nhựa Rạng Đơng sang mơ hình Cơng Ty Holding với tên gọi là
Công Ty Cổ Phần Rạng Đông Holding ,viết tắt là RDP. Đông thời, thành lập Công Ty
7


Cổ Phần Rạng Đông Films, Công Ty Cổ Phần Trading Rạng Đông, Công Ty Cổ Phần
Agriculture Rạng Đông.
Từ năm 2019-nay: Tháng 1/2019, thành lập Công Ty Cổ Phần Rạng Đông Holding.
Tháng 5/2019, bắt đầu xây dựng công ty cổ phần Rạng Đơng healthcare.
=> Với 60 năm hình thành và phát triển, đến nay Công ty cổ phần Rạng Đông
Holding đã thành lập nên được 7 công ty con. Mục tiêu cuối cùng của công ty là:
“Holding” tức là phát triển bền vững nên tất cả các công ty con của cơng ty đều có mối
liên kết và tương trợ lẫn nhau trong q trình phát triển. hiện nay, tổng cơng ty có số
vốn điều lệ tại thời điểm 31/12 năm 2019 là 373.367.160.000 VNĐ.
2.1.2. Tầm nhìn, sứ mệnh, giá trị cốt lõi
Tầm nhìn: Rạng Đơng Holding trở thành một Tập đồn kinh doanh đa lĩnh vực
mang tầm vóc quốc tế với ngành Nhựa là trọng tâm
Sứ mệnh: Sản xuất và cung ứng các sản phẩm nhựa với chất lượng cao nhất, hiệu
quả nhất, dịch vụ chăm sóc khách hàng tốt nhất đảm bảo hài hịa các lợi ích của khách
hàng, đối tác, người lao động, cổ đông và xã hội
Giá trị cốt lõi: Đoàn kết trong từng bộ phận làm việc; chuyên nghiệp trong từng
thao tác; chất lượng trong từng sản phẩm; tiết kiệm trong từng hoạt động; sáng tạo
trong từng công việc; năng suất hiệu quả; hợp tác trong từng đối tác; đóng góp cộng
đồng, xã hội; thân thiện môi trường; phát triển bền vững.
2.1.3. Sản phẩm
Các sản phẩm chính của Cơng ty Cổ Phần Rạng Đơng Holding bao gồm:
- Bao bì: Bao bì phức hợp, màng đơn lớp và đa lớp dạng cuộn và túi, nhãn nhựa, tem
nhãn giấy, màng co quấn pallet
- Giả Da: Sản xuất các loại giả da PVC, PU dùng cho sofa, yên xe, cặp – túi xách –
dây nịt,…

- Màng mỏng: màng mỏng PVC, PE,…dùng làm áo mưa, khăn trải bàn, màng phủ
ruộng muối, chống thấm trong xây dựng...
- Tôn ván: Tôn – ván PVC, PP, PE, tấm dán trần, vách ngăn – ván nhựa
- Sản phẩm: Áo mưa, khăn trải bàn,…
2.1.4. Tình hình kinh doanh nổi bật của cơng ty năm 2019
- Năm 2019, tình hình hoạt động của cơng ty có nhiều khởi sắc khi công ty bắt
đầu hoạt động thành cơng mơ hình “Holding”
-Các cơng ty thành viên: Rạng Đơng Long An, Rạng Đông Film và Rạng Đông
Trading phát huy được lợi thế kinh doanh khi hoạt động độc lập, doanh thu tăng
trưởng đảm bảo doanh thu và lợi nhuận đề ra

8


( đơn vị: tỷ đồng)
2,500
2,000

2002

1,500
1,000

1560
1183

Doanh thu

1322


Lợi nhuận

500

0

60
2016

69.23
2017

12.1
2018

70
2019

Hình 2.1: Doanh thu và lợi nhuận công ty CP Rạng Đông Holding năm 2016-2019
Nhìn vào số liệu thấy được lợi nhuận giữa hai năm 2018 và 2019 có sự biến
động rất lớn vì trong năm 2018 công ty này chủ yếu đầu tư vào cơ sở máy móc, trang
thiết bị đồng thời Cơng ty Nhựa Rạng ĐÔng Long An mới đi vào hoạt động tháng 4
nên hệ thống sản xuất vẫn chưa ổn định.
Doanh số tập đoàn tăng trưởng 28.3 % so với 2018 và lợi nhuận sau thuế tăng
478% so với 2018 trong đó chủ yếu là do:
+Doanh thu từ cơng ty Rạng Đông Long An và hoạt động thương mại của
Rạng Đơng Holding chiếm tỷ trọng lớn
+Rạng Đơng Trading đóng góp 12% tỷ trọng doanh thu của tập đoàn.
Cơ cấu tài sản và nguồn vốn của công ty được thể hiện trong bảng sau:
( đơn vị: VNĐ)

Các chỉ tiêu
Tổng tài sản
Tài sản ngắn hạn
Tài sản dài hạn
Tổng nguồn vốn
Nợ phải trả
Nguồn vốn CSH

Năm 2018
1.772.275.984.342
850.536.625.597
921.739.359.045
1.2772.275.984.342
1.225.793.042.073
546.482.942.269

Năm 2019
2.271.622.571.036
1.251.693.034.078
1.019.929.536.958
2.271.622571.036
1.618.569.431.214
653.053.139.822

(nguồn: báo cáo tài chính năm 2018,2019)
Nhìn vào bảng số liệu trên có thể thấy, tổng tài sản của công ty tăng lên 28,17%
so với năm 2018 tương ứng tăng 499 tỷ đồng do sự biến động của các yếu tố như hàng
tồn kho, tài sản cố định và đặc biệt là do các khoản phải thu tăng lên gần 320 tỷ tương
ứng tăng 65,64% so với năm 2018


9


Các chỉ số cơ bản của công ty thể hiện dưới bảng sau:
Các chỉ tiêu
Năm 2018
Năm 2019
Chỉ tiêu khả năng sinh lợi
Tỷ suất lợi nhuận biên
0.78
3.5
ROE
2.57
10.73
ROA
0.68
3.69
Chỉ tiêu khả năng thanh toán
Hệ số thanh toán ngắn hạn
1.04
1.1
Hệ số thanh toán nhanh
0.64
074

2.2.

Thực trạng khoản phải thu tại công ty cổ phần Rạng Đông Holding

2.2.1 Cơ cấu khoản phải thu

Bảng 2.1: cơ cấu khoản phải thu của cơng ty
Đơn vị tính: VNĐ
Năm 2018

Chỉ tiêu
Phải thu của khách
hàng
Trả trước cho người
bán
Phải thu khác
Dự phòng phải thu
khó địi
Tài sản thiếu chờ xử

Thuế GTGT được
khấu trừ
Các

khoản

phải

thu

Năm 2019

ST

TT%


ST

TT%

386.358.887.386

81,48

650.327.674.185

82,80

46.489.620.018

9,80

82.625.182.876

10,52

15.222.628.650

3,21

37.917.904.653

4,83

1.252.293.770


0,26

1.252.293.770

0,16

2.077.500.533

0,44

-

-

22.782.879.428

4,81

13.315.122.116

1,69

474,183,809,785

100

785,438,177,600

100


(Nguồn: Báo cáo tài chính hợp nhất năm 2018 – 2019)
Năm 2019, doanh thu thuần tăng 28,33%, nhưng các khoản phải thu lại tăng
65,64% so với năm 2018, mức độ tăng nhanh hơn mức độ tăng của doanh thu thuần,
đây là mức tăng đột biến.
10


Mặt khác, khi xem xét chỉ tiêu tỉ lệ % giữa các khoản phải thu khách hàng với
doanh thu thuần = (Khoản phải thu khách hàng/Doanh thu trong năm). Năm 2018, tỉ lệ
này là 24,76% và năm 2019 là 32,47%. Chứng tỏ công ty đã thu hồi tương đối tốt số
tiền doanh thu hoạt động kinh doanh.
Qua bảng số liệu trên thấy tỉ lệ khoản phải thu của khách hàng chiếm hầu hết
các khoản phải thu (năm 2018 là 81,48%, năm 2019 là 82,80%). Năm 2019, khoản
phải thu của khách hàng tăng lên đột biến là 68,32% so với năm 2018 cùng với đó là tỷ
trọng cơ cấu tăng 1.32%. Phản ánh công tác quản lý khoản phải thu khách hàng khá
hiệu quả.
Bảng 2.2: Bảng tính chi tiêu vịng quay khoản phải thu
Chỉ tiêu
Doanh thu thuần
Khoản

phải

thu

bình qn
Vịng quay khoản
phải thu
Kỳ thu tiền bình
qn


Đơn vị

Năm 2018

Năm 2019

VND

1.560.702.567.371

2.002.989.144.053

VND

506.512.594.062

628.558.699.913

Vịng

3,08

3,19

Ngày

116

112


Xem xét kỳ thu tiền bình quân năm 2018 chỉ tiêu này là 116 ngày tương ứng với
số vòng quay khoản phải thu là 3,08 vịng. Năm 2019 kỳ thu tiền bình qn là 112
ngày ứng với 3,19 vòng quay một năm. Điều này cho thấy sự đi lên của các chỉ tiêu
trên, phản ánh sự thuận lợi trong công tác thu hồi nợ.
Mặt khác nếu so với chỉ tiêu chung của ngành nhựa, vòng quay khoản phải thu
trung bình là 8,33 (vịng/năm) so với vịng quay khoản phải thu của cơng ty thì thật sự
có một khoảng cách khá lớn. Tuy nhiên, nếu chỉ xem xét các chỉ tiêu này thì chưa
phản ánh hết được thực trạng công tác quản trị các khoản phải thu của doanh nghiệp.

11


2.2.2. Phân loại khoản phải thu
2.2.2.1.

Theo độ tuổi

Việc tiếp cận khoản phải thu theo độ tuổi từ báo cáo tài chính của Rạng Đơng
Holding là một điều khá khó địi hỏi tiếp cận được sổ chi tiết về các khoản phải thu
của doanh nghiệp, nên việc phân loại khoản phải thu chủ yếu sẽ dựa theo khách hàng
2.2.2.2.

Theo khách hàng

Việc phân loại quản trị khoản phải thu theo khách hàng được thực hiện liên tục
để giúp doanh nghiệp đánh giá tình hình và kịp thời đưa ra những chiến lược. Phân
loại theo khách hàng của Rạng Đông Holding được chia theo các nhóm A, B, C, E
theo thứ tự giảm dần được minh họa chi tiết thông qua tổng hợp báo cáo tài chính của
doanh nghiệp năm 2018 và 2019 ở bảng sau

Đơn vị: VNĐ
Năm 2018
Nhóm

Phải thu

Năm 2019

Tỷ lệ %

Phải thu

Tỷ lệ %

A

353.331.984.239

91,16

369.378.952.584

56,69

B

24.242.708.629

6,25


270.560.354.598

41,52

C

8.784.194.500

2,27

10.388.367.003

1,59

E

1.252.293.770

0,32

1.252.293.770

0,2

100

651.579.967.955

100


Tổng phải 387.611.181.138
thu

(Nguồn: Báo cáo thường niên năm 2018, 2019)
Năm 2019, số khoản phải thu của nhóm khách hàng A tăng 1.04 lần so với năm
2018, nhóm khách hàng B tăng gấp 11 lần, nhóm khách hàng C tăng 1,18 lần tương
ứng với tổng khoản phải thu tăng 68,1%. Tỷ lệ tăng trưởng của nhóm khách hàng A,
B,C nhìn chung đều có biến động. Đặc biệt là nhóm khách hàng B tăng gấp 11 lần so
với năm 2018. Đó cũng là một điều khá dễ hiểu khi nhóm khách hàng B đều là doanh
nghiệp có thế mạnh về tài chính và có một độ tin cậy nhất định.
Xét về tỷ trọng tăng giảm của các nhóm khách hàng thì tỷ trọng của nhóm A
trong tổng số khoản phải thu ln chiếm tỷ trọng cao. Cả hai năm nhóm khách hàng
này luôn chiếm trên 50% tổng khoản phải thu. Tuy nhiên, sang đến năm 2019 có một
sự biến động khá rõ nét của nhóm khách hàng B từ 6,25% lên đến 41,52%. Đối chiếu
với bảng thuyết minh báo cáo tài chính, sự tăng lên đột ngột của nhóm khách hàng B
12


này xuất phát từ khoản phải thu của khách hàng là các bên liên quan cụ thể là Công ty
TNHH Tăng Tốc. Sang đến nhóm khách hàng C trong năm 2019 có tăng hơn so với
năm 2018 nhưng tính trên tốc độ phần trăm thì nhóm khách hàng C đã giảm 0,68% do
tổng khoản phải thu năm 2019 và năm 2018 có sự cách biệt khá lớn. đối với nhóm
khách hàng E là nhóm khách hàng được xếp vào thấp nhất, vì đây là một khoản nợ khó
địi. Trong hai năm 2018 và 2019 khơng có sự biến động của nhóm này. Các cơng ty
thuộc vào nhóm khách hàng này có thể đang gặp phải vấn đề tài chính hoặc phá sản
nên cơng ty khơng có khả năng thu hồi
Như vậy, chiếm phần lớn khoản phải thu của Rạng Đông Holding là nhóm
khách hàng A và B. Đây đều là những nhóm khách hàng có thể coi là rất đáng tin cậy
của doanh nghiệp. Cơng ty thực hiện các chính sách tín dụng với hai nhóm khách hàng
này thì sẽ yên tâm hơn trong công tác quản trị khoản phải thu của doanh nghiệp. Đối

với nhóm khách hàng C cũng được công ty khá quan tâm bằng chứng là khoản phải
thu năm 2019 cao hơn so với năm 2018 nhưng nhìn chung xét về tổng thể cơng ty cân
nhắc khá kĩ lưỡng với nhóm khách hàng này.
2.3. Chính sách tín dụng hiện hành của công ty cổ phần Rạng Đông Holding
2.3.1 Tiêu chuẩn tín dụng
Đối với những nhóm khách hàng có quan hệ hợp tác lâu năm với Rạng Đơng
Holding, cơng ty sẽ xếp vào nhóm khách hàng A, tức đây là những nhóm khách hàng
cơng ty có độ tin tưởng nhất định và những nhóm khách hàng này đều có sức mạnh về
khả năng tài chính. Trong báo cáo thuyết minh tài chính hợp nhất năm 2018 và 2019,
cơng ty TNHH Sản xuất và Thương mại dịch vụ Khánh Hưng và công ty CP Công
nghiệp dịch vụ Ngọc Nghĩa đều được cơng ty xếp vào nhóm khách hàng A.
Với những cơng ty có quy mơ nhỏ hơn như Cơng ty Keyston Bros sẽ được xếp
vào nhóm khách hàng B. đây là những cơng ty có khả năng tài chính khá tốt nhưng
không phải là những khách thường xuyên của doanh nghiệp.
Khách hàng có khả năng thanh tốn chậm hơn nhưng cơng ty nhận thấy có tiềm
năng phát triển thì sẽ xếp vào nhóm khách hàng C. các chính sách tín dụng áp dụng
với những nhóm khách hàng đều phải xây dựng những ràng buộc chặt chẽ hơn. Qua số
liệu cập nhật từ việc phân loại khoản phải thu theo khách hàng, các chính sách tín
dụng của cơng ty Rạng Đơng Holding khá thấp, chủ yếu mang tính chất thăm dị.
Nhóm khách hàng E là nhóm mà tình trạng hiện tại của cơng ty đang có vấn để
tài chính. Qua tìm hiểu báo cáo tài chính của Rạng Đơng nhóm khách hàng được xếp
vào nợ xấu của công ty khi khả năng cao là khơng có khả năng thu hồi được nợ nên
các hoạt động của công ty hiện tại chủ yếu xử lý khoản nợ khó địi này.
13


2.3.2 Chính sách thu nợ
Thực tế cho thấy, nếu khơng bán chịu hàng hóa thì sẽ mất đi cơ hội bán hàng
nhưng nếu bán chịu hàng hóa thì sẽ là nguyên nhân gia tăng các khoản phải thu của
doanh nghiệp. các khách hàng của doanh nghiệp thường không trả hết tiền sau khi giao

dịch mà họ sẽ chia ra để trả trong thời hạn tín dụng cơng ty cho phép. Chính vì vậy,
cơng ty cần tính tốn các khoản sao cho kỳ thu tiền bình quân là ngắn nhất để vòng
quay khoản phải thu gia tăng lên. Năm 2019, kỳ thu tiền bình quân của doanh nghiệp
giảm từ 116 ngày xuống cịn 112 ngày, điều này cho thấy cơng ty đã có những chính
sách để kích thích q trình thu nợ được đẩy nhanh hơn nhưng nhìn chung vẫn chưa
được hiệu quả.

2.4 Công tác theo dõi khoản phải thu
Công tác theo dõi khoản phải thu được thực hiện khá tốt, các khách hàng của
cơng ty thường chủ động thanh tốn khi có tiền hoặc đảm bảo trả tiền khi chính sách
tín dụng hết hiệu lực. Tuy nhiên đối với khoản nợ xấu của công ty Wujiang Yige
Import & Export co.ltd công ty vẫn chưa thể thu hồi tại thời điểm kết thúc năm tài
chính. Đây cũng là vấn đề cần phải được các nhà quản lý giải quyết và đưa ra các
chính sách kịp thời
2.5. Biện pháp phịng ngừa rủi ro và xử lý nợ khó địi
Qua bảng phân loại theo nhóm khách hàng của Rạng Đơng Holding, có thể thấy
rằng cơng ty này đang thực hiện nới lỏng chính sách tín dụng nhằm mục tiêu mở rộng
thị trường và tăng doanh thu. Các quyết định tín dụng thương mại của ơng ty khi đưa
ra đều có những rủi ro nhất, vì vậy cơng ty cũng đưa ra những giải pháp cụ thể để giảm
thiểu tối đa rủi ro.
Cụ thể công ty đã nhận dạng được rủi ro do tác động của tỷ giá, lãi suất vì các
nguyên liệu, máy móc của Rạng Đơng Holding được nhập khẩu từ nước ngồi. Chính
điều này làm cơng ty bị ảnh hưởng khơng nhỏ đến lợi nhuận do bị nhiều yếu tố ảnh
hưởng như: tỷ giá ngoại tệ, biến động giá nguyên liệu, chính sách thuế và nhập khẩu.
Căn cứ vào việc xác định rủi ro, công ty cũng đưa một số giải pháp làm giảm
thiểu rủi ro do các yếu tố tỷ giá, lãi suất bằng cách:
- thường xuyên cập nhật, dự báo biến động của tỷ giá ngoại tệ
-cân đối các khoản vay bằng ngoại tệ với các khoản thu bằng ngoại tệ để
giảm thiểu rủi ro
-dự kiến các phương án về lãi suất để chủ động đưa ra các quyết định liên

quan đến nguồn vốn tài trợ và nguồn vay hợp lý
14


Nhìn vào bảng phân loại theo nhóm khách hàng chúng ta có thể thấy nhóm
khách hàng E của Rạng Đơng Holding là một khoản phải thu khó địi vì qua thời gian
2 năm 2018 và 2019 mà không thấy sự biến động khoản phải thu. Đây thực sự là một
vấn đề của Rạng Đơng Holding địi hỏi cơng ty cần phải có những biện pháp xử lý kịp
thời để nhanh chóng thu hồi lại tiền vốn theo nguyên tắc hiệu quả. Doanh nghiệp có
thể sử dụng một số giải pháp như xóa một phần nợ cho khách hàng, bán nợ, tranh thủ
giúp đỡ của ngân hàng, các tổ chức tín dụng để phong tỏa tài sản, tiền vốn của khách
nợ hoặc khởi kiện trước pháp luật,…Căn cứ vào tình hình cụ thể của công ty, công ty
cần cân nhắc kĩ để đưa ra những giải pháp cụ thể nhằm thu hồi khoản phải thu khó địi
càng sớm càng tốt.
Phần III: Kết luận
3.1. Thành công đạt đươc
Qua các năm cùng với sự tăng lên mạnh mẽ về doanh thu thuần thì các khoản
phải thu cũng tăng lên theo. Đây là kết quả của chính sách nhằm mở rộng quy mơ sản
xuất, gia tăng lượng khách hàng mới cho công ty.
Trong các năm vừa qua, công ty đã tạo dựng được mối quan hệ tốt đẹp và ln
sát sao trong q trình thu hồi các khoản phải thu tuy nhiên công ty cổ phần Rạng
Đơng Holding vẫn cịn xuất hiện tình trạng nợ khó địi hay khoản phải thu khơng thu
hồi được như nhóm khách hàng E. Trải qua 2 năm 2018 và 2019 nhưng biến động về
khoản phải thu của nhóm khách hàng E khơng có sự chuyển biến nhiều, giảm 0,12%.
Nhưng đây vẫn là cố gắng đáng ghi nhận của công tác đôn đốc thu hồi nợ của công ty
cổ phần Rạng Đơng Holding.
Xem xét kỳ thu tiền bình qn năm 2018 chỉ tiêu này là 116 ngày tương ứng với
số vòng quay khoản phải thu là 3,08 vòng/năm. Năm 2019 kỳ thu tiền bình quân là
112 ngày ứng với 3,19 vòng/ năm. Điều này cho thấy sự đi lên, phản ánh sự thuận lợi
trong công tác thu hồi nợ. Cơng ty cũng có những tiêu chuẩn tín dụng, quy chiếu vào

đó để có sự ứng xử về điều kiện tín dụng vơi từng khách hàng, dù mức độ áp dụng và
hiệu quả chưa cao nhưng đã phản ánh sự cố gắng của cơng ty.
Chính những điều đó, năm 2019 có thể coi là một năm mà cơng ty CP Rạng
Đông Holding đã giành được những thành tựu nhất định ví dụ như: trên 80% khách
hàng của cơng ty là những người trong và ngồi nước (trong đó có hơn một nửa là
khách hàng thân thiết), trên 50 tỉnh thành trong cả nước có hệ thống đại lý, cửa hàng,
nhà phân phối của công ty và liên kết được với 162 chuỗi siêu thị, cửa hàng trên toàn
quốc
15


3.2. Hạn chế và biện pháp.
3.2.1 Hạn chế
Bên cạnh những thành công đạt được, công tác quản trị khoản phải thu của cơng
ty Rạng Đơng Holding vẫn cịn tồn tại những hạn chế sau:
Cơng ty đã có sự quan tâm nhất định đến các khoản nợ khó địi như lên danh
sách các khoản phải thu, phân loại nợ, đề ra các biện pháp thu hồi nợ… tuy nhiên còn
khá thụ động và chưa hiệu quả.
Việc công ty chưa xây dựng được chính sách tín dụng hồn chỉnh và mang tính
bắt buộc sẽ tạo ra các nguy cơ rủi ro trong kinh doanh. Dù để duy trì quan hệ tốt đẹp
với khách hàng hoặc đối tác có vững mạnh về tài chính và uy tín nhưng khơng thể đảm
bảo trong tương lai vẫn duy trì được mối quan hệ hợp tác này, vì vậy trong kinh doanh
khơng thể chỉ dựa vào sự tin tưởng.
Cơng ty cũng gặp khó khăn trong cơng tác phòng ngừa rủi ro đối với các khoản
phải thu, đặc biệt là rủi ro hối đoái. Trong những năm qua, tỷ giá hối đoái trên thế giới
và trong nước có biến động mạnh mẽ, đồng tiền được sử dụng chủ yếu là USD. Sự
thay đổi về tỷ giá giữa USD và VNĐ sẽ gây ảnh hưởng trực tiếp đến các khoản phải
thu và ảnh hưởng đến tình hình tài chính của cơng ty. Hiện nay, cơng ty mới chỉ đưa ra
các biện pháp phòng ngừa khi nguy cơ dẫn đến chi phí phịng ngừa cao hơn so với việc
ra quyết định phịng ngừa.

3.2.2. Đề xuất các giải pháp
Về chính sách tín dụng: tuỳ theo điều kiện mơi trường kinh doanh để xây dựng
chính sách tin dụng linh hoạt về thời hạn bán chịu cũng như các điều khoản chiết khấu
hay quy mơ tín dụng để thu hút các bạn hàng, tăng tốc độ thu hồi các khoản phải thu.
Về lãnh đạo tổ chức quản trị khoản phải thu: đảm bảo phân cơng rõ ràng, bố trí
nhân sự hợp lý cho việc đôn đốc, theo dõi thu hồi nợ trên cơ sở dựa vào nguồn nhân
lực hiện có. Tiến hành đào tạo kiến thức chuyên môn cho nhân sự, bổ sung nhân sự
mới kịp thời khi cần thiết. Cải tạo mối liên hệ chặt chẽ giữa các phòng kinh doanh với
phịng kế tốn để đưa ra những quyết định chính xác nhất.
Về kiểm soát khoản phải thu: cần đảm bảo tính thường xun, kịp thời của cơng
tác kiểm tra, đối chiếu các khoản phải thu với khả năng tài chính của công ty để chủ
động xử lý các vấn đề phát sinh, nhanh chóng tiếp thu, sửa chữa những sai sót trong
việc quản lý khoản phải thu, giảm tồn đọng vốn trong thanh toán của khách hàng.
Về quản trị rủi ro và xử lý nợ khó địi: có biện pháp phịng ngừa rủi ro đối với
các khoản nợ khó địi, tăng cường hồn thiện quy trình cũng như cơng tác đơn đốc thu
hồi nợ, hợp tác cùng có lợi với các đối tác, ngân hàng và các tổ chức tín dụng.
16



×