Tải bản đầy đủ (.pdf) (27 trang)

ĐÁNH GIÁ ẢNH HƯỞNG CỦA KHẨU TRANG Y TẾ ĐẾN MÔI TRƯỜNG TRONG ĐẠI DỊCH COVID19 TRÊN ĐỊA BÀN CẦU GIẤY

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (598.25 KB, 27 trang )

ĐẠI HỌC QUỐC GIA HÀ NỘI
TRƯỜNG ĐẠI HỌC KINH TẾ

BÁO CÁO NGHIÊN CỨU KHOA HỌC SINH VIÊN
Đề tài:

PHƯƠNG HƯỚNG PHÁT TRIỂN NGÀNH DỆT MAY
XUẤT KHẨU VIỆT NAM TỪ 2019 ĐẾN 2030
NHÓM THỰC HIỆN

: NHÓM 11

Hà Nội, T10/2019


MỤC LỤC

DANH MỤC CÁC CHỮ VIẾT TẮT ..........................................................................................................................i
DANH MỤC HÌNH VÀ BẢNG ................................................................................................................................ iii
PHẦN MỞ ĐẦU ..........................................................................................................................................................1
CHƯƠNG 1: TỔNG QUAN VỀ TÀI LIỆU NGHIÊN CỨU ................................................................................. 12
CHƯƠNG 2: KHÁI QUÁT CHUNG VỀ NGÀNH DỆT MAY XUẤT KHẨU VIỆT NAM............................... 10
2.1.

Những vấn đề lý luận chung về xuất khẩu ............................................................................................. 10

2.1.1.

Khái niệm xuất khẩu .............................................................................................................................. 10

2.1.2.



Các phương thức xuất khẩu hàng dệt may ............................................................................................. 10

2.2. Khái quát ngành dệt may ............................................................................................................................... 11
2.2.1.

Định nghĩa ngành ................................................................................................................................... 11

2.2.2. Lĩnh vực hoạt động .................................................................................................................................... 11
2.3.

Tình hình chung của các doanh nghiệp dệt may niêm yết .................................................................... 12

CHƯƠNG 3:.CƠ HỘI VÀ THÁCH THỨC HIỆN NAY MÀ NGÀNH DỆT MAY XUẤT KHẨU ĐANG PHẢI
ĐỐI DIỆN.....................................................................................................................................................................0
3.1. Cơ hội cho ngành dệt may xuất khẩu hiện nay ..............................................................................................0
3.1.1. Cơ hội từ các hiệp định thương mại tự do ...................................................................................................0
3.1.2. Nắm bắt cơ hội trong nước (tận dụng nguồn lực sẵn có) .............................................................................1
3.2. Thách thức đối với ngành dệt may hiện nay ..................................................................................................2
CHƯƠNG 4: MƠ HÌNH MA TRẬN SWOT VÀ CHIẾN LƯỢC PHÁT TRIỂN CHO NGÀNH DỆT MAY XUẤT
KHẨU VIỆT NAM TỪ NĂM 2019 – 2030....................................................................................................................0
4.1 Mơ hình ma trận SWOT ...................................................................................................................................0
4.2. Chiến lược phát triển ngành dệt may Việt Nam ............................................................................................1
2.1. Chính sách chính phủ......................................................................................................................................1
2.2. Chiến lược của doanh nghiệp .........................................................................................................................0
KẾT LUẬN ..................................................................................................................................................................2
TÀI LIỆU THAM KHẢO ...........................................................................................................................................3

2



DANH MỤC CÁC CHỮ VIẾT TẮT
Từ viết tắt

Nghĩa tiếng Anh

Nghĩa tiếng Việt

WTO

The world trade organization

Tổ chức thương mại thế giới

FTA

Free Trade Agreement

Hiệp định thương mại tự do

ASEAN

Association of Southeast Asian
Nations

Hiệp hội các quốc gia Đông
Nam Á

EAEU


Eurasian Economic Union

Liên minh kinh tế Á Âu

TPP

Trans – Pacific Partnership
agreement

Hiệp định đối tác xuyên Thái
Bình Dương

CPTPP

Comprehensive and Progressive
Trans-Pacific Partnership

SWOT

Strengths – Weaknesses –
Opportunities – Threats

Hiệp hội Đối tác Tồn diện và
Tiến bộ xun Thái Bình
Dương
Mơ hình SWOT

CTM

Cut – Make – Trim


-

FOB

Free On Board/ Freight on
Board

-

ODM

Original Design Manufacturing

-

R&D

Research and Development

Hoạt động nghiên cứu và phát
triển

VGT

Vietnam National Textile &
Garment Group

Tập đoàn Dệt may Việt Nam


VGG

Viet Tien Garment Corporation

Tổng Công ty Cổ phần May
Việt Tiến

MSH

Song Hong Garment Joint Stock
Company

Công ty Cổ phần May Sông
Hồng


Thanh Cong Textile Garment
Investment Trading Joint Stock
Company
TNG Investment and Trading
JSC

Công ty Cổ phần Dệt may –
Đầu tư – Thương mại Thành
Công
Công ty Cổ phần Đầu tư và
Thương mại TNG

MNB


Nha Be Garment corporation –
Joint – Stock company

Công ty Cổ phần May Nhà Bè

ITC

International Trade Center

Trung tâm thương mại thế giới

GSO

General Statistic Office of
VietNam

Tổng cục thống kê Việt Nam

TCG

TNG

4


DANH MỤC HÌNH VÀ BẢNG
Hình 1.1: Tỷ lệ tiêu thụ sợi trên tồn thế giới ....................................................................
Hình 1.2: Tổng kim ngạch xuất khẩu dệt may Việt Nam ...................................................
Hình 1.3: Thị trường xuất khẩu chủ lực ngành dệt may Việt Nam ....................................
Bảng 1.1: Tình hình kinh doanh của các doanh nghiệp dệt may Việt Nam .......................

Bảng 1.2: Cơ cấu lao động Việt Nam theo giới tính từ 15 tuổi trở nên .............................
Bảng 1.3: Mơ hình SWOT cho ngành dệt may Việt Nam .................................................


PHẦN MỞ ĐẦU
Tóm tắt
Ngày nay, khu vực hố, tồn cầu hoá được coi như một xu hướng tất yếu đối với
mọi quốc gia muốn phát triển nền kinh tế của mình, trong đó có Việt Nam, muốn hội
nhập với thế giới nhằm tìm kiếm thêm những thời cơ, cơ hội mở rộng quan hệ hợp tác
bn bán trên tồn cầu. Nước ta có vị trí địa lý phù hợp cho việc trồng cây bông, cùng
với nguồn lao động dồi dào, người lao động chăm chỉ, cần cù khéo léo, giá nhân công rẻ
là điều kiện hết sức thuận lợi đối với xuất khẩu hàng dệt may Việt Nam. Thêm vào đó,
hiện nay ngành cơng nghệ dệt may đang có xu hướng chuyển dịch từ các nước phát triển
sang các nước đang phát triển, có giá nhân cơng rẻ hơn. Nhận thức được tầm quan trọng
của vấn đề này, nhóm nghiên cứu đã lựa chọn đề tài “Phương hướng phát triển ngành dệt
may xuất khẩu Việt Nam từ 2019 đến 2030”.
1.

Lý do chọn đề tài
Kể từ ngày Việt Nam gia nhập Tổ chức Thương mại Thế giới (WTO), kinh tế Việt

Nam đã phản chiếu những mặt sáng - tối rất khác nhau trong bức tranh tồn cầu hóa.
Trong những năm qua, các mặt hàng xuất khẩu của Việt Nam luôn bị áp đặt những rào
cản thương mại không hợp lý, làm suy giảm việc sản xuất và xuất khẩu vào thị trường
các nước phát triển như Mỹ, EU, Nhật Bản. Trước tình hình đó, việc Việt Nam tham gia
các hiệp định thương mại khu vực, song phương là điều tất yếu, đặc biệt là các doanh
nghiệp xuất khẩu như Dệt May.
Sự tăng trưởng xuất khẩu Việt Nam gắn liền với các Hiệp định thương mại tự do,
đặc biệt là ngành Dệt May. Đầu tiên có thể kể đến Hiệp định thương mại Việt Nam - Hoa
Kỳ, sau 5 năm đàm phán, Hiệp định đã đi vào hiệu lực từ tháng 12/2001. Tiếp đó, năm

2007, Việt Nam gia nhập vào Tổ chức Thương mại Thế giới – WTO, tham gia vào các
Hiệp định Thương mại Tự do – FTA (ASEAN - Nhật Bản năm 2008; ASEAN Hàn Quốc
năm 2009; Hiệp định EAEU năm 2015), gần đây nhất là hiệp định CPTPP được kí kết
vào ngày 8/3/2018; đã làm kim ngạch xuất khẩu dệt may của Việt Nam tăng trung bình
gần 2 tỷ USD/năm 1 .
6


Những năm gần đây, ngành Dệt May Việt Nam không chỉ hưởng lợi mà cịn gặp
phải những thách thức khó khăn, khi các hiệp định FTA liên tục được kí kết. Điển hình là
“nút thắt cổ chai” của ngành cơng nghiệp phụ trợ dệt may, cụ thể là khâu kéo sợi, dệt
nhuộm vải. Trên thực tế, 90% vải để sản xuất là nhập khẩu từ Trung Quốc, Thổ Nhĩ Kỳ,
Hàn Quốc, 80% sợi để sản xuất là nhập khẩu từ Mỹ, Tây Phi, Ấn Độ 2 .
Chính vì vậy, nhóm nghiên cứu lựa chọn đề tài “Phương hướng phát triển ngành dệt
may xuất khẩu Việt Nam từ 2019 đến năm 2030” để nghiên cứu thực trạng phát triển và
đưa ra các đề xuất thúc đẩy xuất khẩu ngành dệt may nước ta trong thời gian tới; hướng
xuất khẩu Dệt may một trong những ngành xuất khẩu mũi nhọn của Việt Nam. Các
doanh nghiệp Dệt May cần có chiến lược dài hạn để nâng cao năng lực sản xuất, đáp ứng
được những yêu cầu ngày càng cao và đa dạng của khách hàng.
2.

Câu hỏi nghiên cứu
➢ Ngành dệt may xuất khẩu trong những năm gần đây đã đạt được thành tựu gì?
➢ Những cơ hội nào cho sự phát triển của ngành xuất khẩu dệt may Việt Nam?
➢ Xuất khẩu ngành dệt may đang đối mặt với thách thức khi vươn ra thị trường thế
giới?
➢ Làm thế nào để nâng cao vị thế ngành dệt may xuất khẩu của Việt Nam?

3.


Mục tiêu nghiên cứu
✓ Mục tiêu chung:
Nghiên cứu nhằm đưa ra những định hướng cụ thể để phát triển ngành dệt may
xuất khẩu của Việt Nam trong thời kỳ hội nhập.
✓ Mục tiêu cụ thể:
• Thứ hai, phân tích cơ hội và thách thức với ngành dệt may xuất khẩu Việt
Nam.
• Thứ ba, đề xuất chiến lược nhằm thúc đẩy sự phát triển ngành dệt may xuất
khẩu Việt Nam.

4.

Đối tượng và phạm vi nghiên cứu
➢ Đối tượng nghiên cứu: Ngành dệt may xuất khẩu Việt Nam.
➢ Phạm vi nghiên cứu:


• Phạm vi không gian: Nghiên cứu ở các thị trường xuất khẩu chủ lực: Mỹ, Nhật
Bản và EU.
• Phạm vi thời gian: Bài nghiên cứu tập trung về phương hướng phát triển ngành
dệt may xuất khẩu Việt Nam từ 2019 đến năm 2030.
5. Phương pháp nghiên cứu
Để đạt được các mục tiêu nghiên cứu trên, bài nghiên cứu có sử dụng phương pháp
nghiên cứu định tính:
• Phương pháp so sánh, đối chiếu: So sánh tình hình xuất khẩu, sản xuất hàng hóa,
lợi thế cạnh tranh của ngành dệt may xuất khẩu Việt Nam với các quốc gia khác.
• Phương pháp thu thập tài liệu: Bài nghiên cứu sử dụng phương pháp thu thập dữ
liệu thứ cấp từ nhiều nguồn thơng tin khác nhau như: các tạp chí kinh tế, luận án, luận
văn,… trong và ngồi nước.
• Phương pháp xử lý thông tin: thông tin được sử dụng trực tiếp và tổng hợp bằng

nhiều công cụ: bảng biểu, sơ đồ, đồ thị,… để đánh giá quy mô, bản chất và xu hướng
thay đổi của đối tượng nghiên cứu theo thời gian và khơng gian.
• Phân tích SWOT: Đánh giá điểm mạnh, điểm yếu, cơ hội và thách thức của ngành
dệt may xuất khẩu Việt Nam.
6.

Đóng góp của đề tài
6.1. Đóng góp của đề tài về khoa học
Bài nghiên cứu đã tổng hợp đầy đủ cơ sở lý luận về thực trạng, các yếu tố ảnh hưởng

đến ngành dệt may xuất khẩu và đưa ra cái nhìn tổng quan về ngành dệt may xuất khẩu
Việt Nam. Điểm mới của bài nghiên cứu là nhận thức về vấn đề “Xanh hóa ngành dệt
may”. Qua đó, nhóm nghiên cứu đề xuất các giải pháp đối với Chính phủ và các doanh
nghiệp trong nước để nâng cao năng lực vào thị trường xuất khẩu thế giới.
6.2. Đóng góp của đề tài về thực tiễn
Thơng qua kết quả nghiên cứu của đề tài, các nhà hoạch định chính sách và doanh
nghiệp nắm bắt được tình hình hiện tại, từ đó đưa ra những chính sách và quyết định để
tăng khả năng tham gia và phát triển của ngành dệt may xuất khẩu Việt Nam.

8


7. Kết cấu bài nghiên cứu
Ngoài mục lục, danh sách các từ viết tắt, danh mục bảng biểu, danh mục hình vẽ,
danh mục tài liệu tham khảo và phụ lục, nghiên cứu được cấu trúc thành 4 chương. Củ
thể:
CHƯƠNG 1: TỔNG QUAN VỀ TÀI LIỆU NGHIÊN CỨU
Nghiên cứu về ngành dệt may xuất khẩu có Vũ Hồng Mạnh Trung (2015) và Đỗ
Khắc Dũng (2018). Hai tác giả đều tập trung phân tích về các giải pháp về đẩy mạnh xuất
khẩu dệt may trong nền kinh tế hội nhập. Trong đó, Vũ Hoàng Mạnh Trung (2015) tiếp

cận bằng cách, đi từ cơ sở lý luận chung về vấn đề xuất khẩu hàng hóa nói chung và dệt
may nói riêng và các phương thức xuất khẩu dệt may phổ biến là CMT, FOB và ODM để
từ đó khẳng định vai trị xuất khẩu dệt may trong nền kinh tế. Qua đây, tác giả đến tính
cấp thiết để đẩy mạnh xuất khẩu dệt may và lý do quan trọng nhất là xu thế tồn cầu hóa
và hội nhập quốc tế ngày càng sâu rộng. Bên cạnh đó, Đỗ Khắc Dũng (2018) từ việc nêu
lên tình hình chung của ngành dệt may trong những năm gần đây để tìm ra những tồn tại,
điểm mạnh cũng điểm yếu và đưa ra giải pháp khắc phục để phát triển hơn.
Một số nghiên cứu khác của Hà Văn Hội (2012) và Nguyễn Thị Quỳnh Nga (2016)
đã phân tích chuỗi giá trị xuất khẩu dệt may. Từ khâu nhập khẩu nguyên liệu thô cho đến
các khâu tiếp theo như sản xuất nguyên, phụ liệu cho ngành dệt may ,sản xuất sản phẩm
xuất khẩu, phân phối trên thị trường quốc tế đều gặp nhiều khó khăn khách quan cũng
như chủ quan. Chính vì vậy, để góp phần gia tăng chuỗi giá trị thì Việt Nam ln giữ
vững thế chủ động trong mỗi mắt xích của chuỗi giá trị.
Ngồi ra cịn có một số nghiên cứu về sự tác động của các hiệp định thương mại tự
do đối với ngành xuất khẩu hàng hóa nói chung và dệt may nói riêng, nghiên cứu cơ hội
và thách thức cho ngành xuất khẩu hàng hóa khi Việt Nam tham gia hiệp định CPTPP có
Nguyễn Thị Oanh (2018), giải pháp khắc phục rào cản để xuất khẩu hàng dệt may Việt
Nam sang thị trường Mỹ trong bối cảnh mới có cao Quý Long (2012). Hướng tiếp cận từ
những nội dung cam kết trong các hiệp định có ảnh hưởng đến lĩnh vực xuất khẩu Việt
Nam, nhận ra cơ hội và thách thức đối với xuất khẩu hàng hóa Việt Nam, từ đó đưa ra


một số khuyến nghị đối với Nhà nước, doanh nghiệp trong nước nhằm tiếp tục mở rộng
quy mô và tăng kim ngạch xuất khẩu vào thị trường này.
CHƯƠNG 2: KHÁI QUÁT CHUNG VỀ NGÀNH DỆT MAY XUẤT KHẨU
VIỆT NAM
2.1.

Những vấn đề lý luận chung về xuất khẩu


2.1.1. Khái niệm xuất khẩu
Theo Vũ Hoàng Mạnh Trung (2013), xuất khẩu là một phạm trù kinh tế phản ánh
hoạt động trao đổi hàng hóa của các chủ thể kinh tế trong nước với các đối tác nước
ngồi. Khi sản xuất hàng hóa phát triển thì hoạt động trao đổi hàng hóa sẽ mở rộng
phạm vi ra ngoài biên giới một quốc gia và q trình đó mang lại lợi ích cho các chủ thể
tham gia.
2.1.2. Các phương thức xuất khẩu hàng dệt may
Theo Đặng Công Khải và Đặng Tuyết Nhung (2011), các doanh nghiệp dệt may
gia công hàng xuất khẩu may mặc hiện nay thường áp dụng 3 phương thức xuất khẩu là
CMT, FOB và ODM.
❖ Gia công hàng xuất khẩu (CMT): là một phương thức xuất khẩu đơn giản nhất. Khi
hợp tác theo phương thức này, các khách mua, các đại lý mua hàng và các tổ chức
mua hàng cung cấp cho doanh nghiệp gia cơng tồn bộ đầu vào để sản xuất sản phẩm
bao gồm mẫu thiết kế, nguyên liệu, vận chuyển, các nhà sản xuất chỉ thực hiện việc
cắt, may và hoàn thiện sản phẩm. Doanh nghiệp thực hiện xuất khẩu theo CMT chỉ
cần có khả năng sản xuất và một chút khả năng thiết kế để thực hiện mẫu sản phẩm.
❖ FOB: là một phương thức xuất khẩu ở bậc cao hơn so với CMT. Theo phương thức
FOB, các doanh nghiệp phải chủ động tham gia vào quá trình sản xuất, từ việc mua
nguyên liệu đến cho ra sản phẩm cuối cùng. Các hoạt động theo phương thức FOB
được chia thành 3 loại dưới đây:
➢ FOB cấp I (FOB I), các doanh nghiệp này sẽ thu mua nguyên liệu đầu vào từ các
nhà cung cấp do khách mua chỉ định. Phương thức xuất khẩu này đòi hỏi các
doanh nghiệp dệt may phải chịu thêm trách nhiệm về tài chính để thu mua và vận
chuyển nguyên liệu.
10


➢ FOB cấp II (FOB II), các doanh nghiệp sẽ nhận mẫu thiết kế sản phẩm từ các
khách mua nước ngồi và chịu trách nhiệm tìm nguồn ngun liệu, sản xuất và vận
chuyển nguyên liệu và thành phẩm tới cảng của khách mua. Điểm cốt yếu là các

doanh nghiệp phải tìm được các nhà cung cấp ngun liệu có khả năng cung cấp
các nguyên liệu đặc biệt và phải tin cậy về chất lượng, thời hạn giao hàng.
➢ FOB cấp III (FOB III), các doanh nghiệp sẽ tự thực hiện sản xuất hàng may mặc
theo thiết kế riêng của mình và không phải chịu ràng buộc bởi bất kỳ cam kết
trước nào với các khách mua nước ngoài, các doanh nghiệp cần phải có khả năng
thiết kế, marketing và hậu cần.
❖ ODM: Nếu các doanh nghiệp lên được phương thức sản xuất này thì sẽ cho thấy trình
độ cao hơn về tri thức khả năng thiết kế, tạo ra những xu hướng thời trang từ các mẫu
thiết kế của riêng mình. Các doanh nghiệp ODM tạo ra những mẫu thiết kế và bán lại
cho người mua – đó là chủ của các thương hiệu lớn trên thế giới. Sau khi mẫu thiết kế
được bán, người mua nắm toàn quyền sở hữu mẫu thiết kế này, nhà sản xuất ODM sẽ
không tự sản xuất các bộ thiết kế tương tự nếu không được người mua ủy quyền.
2.2. Khái quát ngành dệt may
2.2.1. Định nghĩa ngành
Theo báo cáo ngành Viettinbank Sc,ngành hàng dệt may là một trong những ngành chủ
đạo của công nghiệp sản xuất hàng tiêu dùng, liên quan đến việc sản xuất sợi, dệt nhuộm,
vải, thiết kế sản phẩm, hoàn tất hàng may mặc và cuối cùng là phân phối hàng may mặc
đến tay người tiêu dùng
2.2.2. Lĩnh vực hoạt động
a. Hoạt động chính


Sản xuất, kinh doanh sợi, vải và các sản phẩm may mặc



Xuất nhập khẩu và kinh doanh thương mại ngành hàng dệt may

b. Sản phẩm chính



Các sản phẩm may mặc



Sản xuất sợi,vải



Sản xuất các nguyên phụ liệu khác


c. Chuỗi giá trị ngành dệt may Việt Nam
Hình 1.1: Tỷ trọng tiêu thụ sợi trên tồn thế giới



Ngành sợi: phát triển với gần 70% sản lượng xuất khẩu đi nước ngồi

Nguồn ngun liệu đầu vào ngành sợi là bơng và xơ hầu như đều đến từ nhập khẩu (nhập
khẩu 99% bơng và 100% xơ. Trong đó, 2 loại sợi được sử dụng phổ biến là sợi polyester
filament (chiếm 45.2% tổng sản lượng tiêu thụ) và sợi cotton (chiếm 24.6%).


Ngành vải: “Nút thắt cổ chai” của chuỗi cung ứng dệt may

Theo báo cáo ngành dệt may của TCM, trong khi ngành sợi phát triển với 2/3 sản lượng
dùng để xuất khẩu, thì nguồn cung vải lại đến phần lớn từ nhập khẩu (chiếm 66% sản
lượng tiêu thụ). Khó khăn lớn nhất của ngành vải đến từ khâu nhuộm hoàn tất, do thiếu
máy móc, cơng nghệ và địi hỏi chi phí cao trong việc giải quyết ơ nhiễm nguồn nước



Ngành may: Đang là khâu giá trị gia tăng thấp nhất của chuỗi cung ứng

Ngành may Việt Nam vẫn còn khá phụ thuộc vào nguồn nguyên liệu nhập khẩu nguyên
phụ liệu dệt may chiếm 38% tổng giá trị xuất nhập khẩu, theo Tổng cục Hải quan


Ngành sản xuất hàng may mặc của Việt Nam tham gia vào chuỗi giá trị hàng may
mặc tồn cầu chủ yếu ở cơng đoạn gia cơng, chiếm 65% thị phần.

2.3.

Tình hình chung của các doanh nghiệp dệt may niêm yết

Tính chung các doanh nghiệp dệt may niêm yết trên toàn thị trường, tổng doanh thu
năm 2018 của tồn ngành đạt 63,638 tỷ đồng (+11%) .Trong đó, VGT dẫn đầu về quy
mô doanh thu và lợi nhuận theo sau là 2 doanh nghiệp dệt may có thương hiệu là May
Việt Tiến (VGG),May Nhà bè (MNB) và 2 doanh nghiệp dệt may xuất khẩu là May
Sông Hồng (MSH) và dệt may Thành Công (TCM)
12


Bảng 1.1: Tình hình kinh doanh của các doanh nghiệp dệt may Việt Nam
Cơng ty

Lĩnh vực

Vốn hóa


VGT

Sợi, Vải,
May

6,250

Doanh thu
2018
19,418

VGG

May

2,554

9,751

MSH

May

2,548

3,951

TCM

Sợi, Vải,

May

1,8

3,662

TNG
MNB

May
May

1,174
650

3,613
3,581

Năng lực sản xuất
12 đơn vị sản xuất sợi( 147,486 tấn sợi/ năm); 5
đơn vị sản xuất vải dệt thoi( 124 triệu mét/ năm);
5 đơn vị sản xuất vải dệt kim( 18 nghìn tấn /
năm); 24 cơng ty sản xuất hàng may mặc(320
triệu sản phẩm/ năm)
8 xí nghiệp may( 24,2 triệu sản phẩm/ năm)
6 khu vực sản xuất hàng may mặc( 45,96 triệu
sản phẩm/ tháng; 1,8 triệu yards chăn, bông/
năm)
2 nhà máy sợi( 22.000 tấn/ năm); 1 nhà máy
thoi(10 triệu mét/ năm); 1 nhà máy nhuộm; 3

nhà máy may( 27 triệu sản phẩm/ năm)
13 chi nhánh may( 37,8 triệu sản phẩm/ năm)
4 khu sản xuất và 3 xí nghiệp may(66 triệu sản
phẩm/ năm)

Nguồn: Tập đồn dệt may Việt Nam

2.4).Tình hình xuất khẩu năm 2018
Theo Tổng cục Thống kê, tổng kim ngạch xuất khẩu hàng dệt may trong năm 2018
đạt 30.4 tỷ USD, tăng 16.6% so với năm 2017. Trong đó, tỷ trọng xuất khẩu đến từ khu
vực đầu tư trực tiếp nước ngoài chiếm 59.9% tổng giá trị. Về thị trường xuất khẩu chủ
lực trong năm 2018, Mỹ và EU tiếp tục dẫn đầu với kim ngạch xuất khẩu trong năm lần
lượt tăng 13.7% và 10.5%. Trong khi đó, tại Nhật và Hàn Quốc, hàng dệt may Việt Nam
đang tiến tới vị trí dẫn đầu tại 2 thị trường này với kim ngạch xuất khẩu 2018 lần lượt
tăng 24.8% và 32.6%


Hình 1.2: Tổng kim ngạch xuất khẩu dệt may Việt Nam

Theo số liệu của ITC, Việt Nam đứng thứ 4 về giá trị xuất khẩu hàng dệt may nhờ lợi
thế nhân công giá rẻ. Tuy nhiên, Việt Nam đang dần mất lợi thế chi phí nhân cơng giá
rẻ, theo đó, chi phí nhân cơng tại các nhà máy tại Việt Nam chiếm trung bình 26 – 30%,
trong khi tại Bangladesh chỉ khoảng 20%. Trong năm 2019, dự kiến lương cơ bản sẽ
tăng 5 – 8% cũng sẽ góp phần tạo gánh nặng cho doanh nghiệp.
Hình 1.3: Thị trường xuất khẩu chủ lực hàng dệt may Việt Nam



CHƯƠNG 3:.CƠ HỘI VÀ THÁCH THỨC HIỆN NAY MÀ NGÀNH DỆT
MAY XUẤT KHẨU ĐANG PHẢI ĐỐI DIỆN

3.1. Cơ hội cho ngành dệt may xuất khẩu hiện nay
3.1.1. Cơ hội từ các hiệp định thương mại tự do
Trong các năm gần đây, xu hướng hội nhập kinh tế quốc tế được mở rộng khi Việt
Nam liên tục tham gia các Hiệp định thương mại quốc tế.


Theo Bộ cơng Thương Việt Nam, Hiệp định EAEU ký kết tháng 05/2016 cam kết

loại bỏ thuế quan đối với 9.774 dòng thuế cho hàng nhập khẩu từ Việt Nam, tương
đương với khoảng 90% số dòng thuế trong Biểu thuế nhập khẩu của EAEU. Căn cứ
Điều 2.10 của Hiệp định, một số mặt hàng dệt may, giày dép và đồ nội thất nhập khẩu từ
Việt Nam được hưởng thuế suất 0%, tuy nhiên phải chịu sự điều chỉnh của cơ chế tự vệ
ngưỡng.


Hiệp định TPP, ký kết tháng 02/2016, tuy nhiên tháng 01/2017, Mỹ tuyên bố rút

khỏi TPP nên Hiệp định không đi vào hiệu lực như dự kiến. 11 nước thành viên còn lại
đã tiếp tục đàm phán, đạt được thỏa thuận về nội dung và thống nhất đổi tên TPP thành
CPTPP. Ngày 8/3/2018, CPTPP được kí kết tại Chile và chính thức có hiệu lực tại Việt
Nam vào ngày 14/1/2019. Khi tham gia CPTPP, Việt Nam tăng được quy mô, kim
ngạch xuất khẩu và mở rộng cơ cấu mặt hàng; mặt hàng của Việt Nam có cơ hội thâm
nhập thị trường các nước Canada, Mexico và Peru. Theo nội dung Hiệp định, các nước
thành viên CPTPP cam kết xóa bỏ hồn tồn từ 97% đến 100% số dòng thuế xuất khẩu
đối với các hàng hóa có xuất xứ từ Việt Nam và tùy theo cam kết từng nước. Trong đó,
Canada cam kết xóa bỏ thuế nhập khẩu cho 95% số thuế dòng; Nhật Bản cam kết xóa bỏ
thuế đối với 86% số dịng thuế ngay khi Hiệp định có hiệu lực.


Ngày 6/7/2018, chiến tranh thương mại Mỹ Trung đã chính thức bùng nổ bằng


việc Mỹ áp đặt thuế quan 25% đối với 800 mặt hàng nhập khẩu có tổng kim ngạch là 34
tỷ USD từ Trung Quốc vào Mỹ mỗi năm; Trung Quốc ngay lập tức đáp trả bằng việc áp
thuế 25% lên 545 mặt hàng nhập khẩu lên Mỹ. Từ sự kiện này sẽ đem lại nhiều cơ hội
cho ngành xuất khẩu Dệt may Việt Nam nếu tận dụng tốt thời cơ này. Doanh nghiệp dệt


may Việt Nam có thể tìm kiếm cơ hội “lấp chỗ trống” khi xuất khẩu của Trung Quốc bị
đánh thuế; luồng vốn FDI có khả năng chảy từ lục địa sang Việt Nam do mơi trường
pháp lý thơng thống và ưu đãi làm tăng năng lực cho các doanh nghiệp nội địa.
3.1.2. Nắm bắt cơ hội trong nước (tận dụng nguồn lực sẵn có)


Nhân tố địa lý tự nhiên: Việt Nam nằm trong vùng nhiệt đới gió mùa có đầy đủ các

điều kiện đất đai, khí hậu để phát triển các loại cây công nghiệp như bông, đay và trồng
dâu nuôi tằm,... phục vụ cung cấp nguyên liệu đầu vào cho ngành Dệt May tại các tỉnh
Tây Nguyên, các tỉnh miền Đông và Duyên hải Nam Trung Bộ (Ninh Thuận, Bình Thuận,
Bình Phước, Đồng Nai và Bà Rịa - Vũng Tàu), các tỉnh vùng núi phía Bắc (Điện Biên,
Sơn La, Thanh Hóa, Bắc Giang), trong đó trọng tâm là các tỉnh Tây Ngun.


Theo số liệu của Bộ Giao thơng Vận tải, Việt Nam hiện có 49 cảng lớn nhỏ trải dài

từ Bắc vào Nam. Trong đó có 10 cảng lớn được coi như cánh tay đắc lực thúc đẩy nền
kinh tế phát triển và hội nhập thế giới. Hệ thống cảng biển phát triển tạo điều kiện thuận
lợi cho trao đổi hàng hóa đáp ứng nhu cầu xuất nhập khẩu. Bên cạnh đó Việt Nam nằm
trên tuyến giao thơng quốc tế, nằm ở khu vực đang phát triển sôi động nên rất thuận lợi
cho việc trao đổi thương mại về sản phẩm, ngun liệu, máy móc, cơng nghệ khoa học kỹ
thuật trong khu vực và trên thế giới. Nhân tố này ảnh hưởng trực tiếp tới ngành.



Hà Nội là hạt nhân nằm trong vùng cơng nghiệp phía Bắc có nhiều tiềm năng phát

triển và khu vực kinh tế sôi động nhất (vùng Đơng Á và Đơng Bắc Á). Tình hình chính trị
kinh tế-xã hội ổn định, mối quan hệ nhiều mặt đang được cải thiện trong khu vực và trên
thế giới nên có điều kiện khai thác khả năng về vốn trong và ngoài nước, thuận lợi trong
việc chuyền giao cơng nghệ từ nước ngồi vào hoặc các vùng trong cả nước, thu hút được
đầu tư nước ngoài phát triển ngành Dệt May trong tương lai.


Nguồn nhân cơng dồi dào
Do chính sách kế hoạch hóa gia đình từ năm 1993 đã làm tỷ lệ trẻ em trong tổng dân

số giảm, dẫn tới tỷ lệ nhóm dân số “trong độ tuổi lao động” tăng nhanh. Từ năm 2007,
Việt Nam đã bước vào thời kỳ “dân số vàng” và dự báo kéo dài trong khoảng gần 40 năm
tiếp theo, vào khoảng năm 2047. Điều này mang lại nguồn cung cấp lao động dồi dào với


số lượng lớn góp phần tăng trưởng nền kinh tế nói chung, cho nền xuất khẩu dệt may nói
riêng.
Bảng 1.2: Cơ cấu lao động Việt Nam theo giới tính từ 15 tuổi trở lên
Năm

2014
2015
2016
2017
SB 2018


Lao động (nghìn người)
Nam
Nữ

27.025,8
27.216,7
27.442,8
27.813,7
28.329,2

25.718,7
25.623,3
25.860,0
25.889,7
25.920,2

Tổng lao
động
( nghìn
người)

Dân số trung
bình Việt Nam
( nghìn người)

52.744,5
90.728,9
52.840,0
91.713,3
53.302,8

92.695,1
53.703,4
93.671,6
54.249,4
94.666,0
(Nguồn: Tổng cục thống kê)

3.2. Thách thức đối với ngành dệt may hiện nay


Cuộc chiến thương mại Mỹ - Trung
Hiện nay, nguồn nguyên nhiên vật liệu của ngành Dệt may Việt Nam phụ thuộc chủ

yếu vào nguồn cung từ Trung Quốc (chiếm 50%). Cuộc chiến thương mại Mỹ - Trung
xảy ra, đi đôi với những cơ hội, hàng xuất khẩu Dệt may Việt Nam có khả năng, Mỹ sẽ
tiến hành truy xuất để hạn chế các sản phẩm có nguồn gốc nguyên phụ liệu từ Trung
Quốc. Do đó, bắt buộc các doanh nghiệp trong nước phải chủ động đa dạng hóa thị
trường cung ứng nguyên phụ liệu may mặc.


Việt Nam tham gia Hiệp định CPTPP
Để được hưởng lợi ích từ việc cắt giảm thuế quan, các sản phẩm dệt may Việt Nam

phải chứng minh được xuất xứ “từ sợi trở đi”. Trong hiệp định CPTPP, nguyên liệu từ sợi
phải được nhập khẩu từ chính các nước CPTPP thì mới được hưởng ưu đãi thuế quan.
Trong khi đó, hiện nay, ngành dệt may của Việt Nam đa phần là thực hiện may gia công,
nguồn vải nhập khẩu đều do các đối tác chỉ định. Do đó, việc đáp ứng điều kiện “từ sợi
trở đi” trong quy tắc xuất xứ đối với hàng dệt may của Việt Nam là vấn đề không hề dễ
dàng, đặt biệt là dệt may - một trong những mặt hàng xuất khẩu chủ lực của Việt Nam.



Xanh hóa ngành dệt may
Các nghiên cứu cho thấy, ngành công nghiệp dệt may đang chiếm 11% tổng nhu cầu

năng lượng trong các ngành kinh tế công nghiệp và phát thải khoảng 5 triệu tấn CO2,
2


nằm trong nhóm nước có cường độ sử dụng năng lượng lớn nhất thế giới, cứ 1 đồng sản
xuất phải mất 1 đồng cho chi phí năng lượng. Có đến gần 200 danh nghiệp dệt may thuộc
diện doanh nghiệp phát thải trọng điểm (tiêu thụ 1.000 tấn CO2 quy đổi).
Doanh nghiệp dệt may bắt buộc phải “xanh hóa”. Theo Thomas Mills, đại diện
thương hiệu Tommy Hilfiger, cho biết, rất nhiều doanh nghiệp dệt may Việt Nam cần phải
thay đổi để phát triển bền vững với 3 lý do chính phải chuyển đổi. Một là đối tác đặt đơn
hàng là những thương hiệu may mặc lớn trên thế giới đang ưu tiên đặt đơn hàng cho
những doanh nghiệp xanh. Hai là người tiêu dùng sản phẩm trên toàn cầu đã bắt đầu xem
xét yếu tố trách nhiệm xã hội với môi trường của doanh nghiệp sản xuất và cuối cùng là
thương hiệu sản phẩm may mặc đã có hành động sẵn sàng tham gia mục tiêu giảm thải khí
nhà kính.


CHƯƠNG 4: MƠ HÌNH MA TRẬN SWOT VÀ CHIẾN LƯỢC PHÁT TRIỂN
CHO NGÀNH DỆT MAY XUẤT KHẨU VIỆT NAM TỪ NĂM 2019 – 2030
4.1 Mơ hình ma trận SWOT
Nhóm nghiên cứu đã tìm đọc và tham khảo tài liệu để cùng nhau xây dựng ra mô trận
SWOT cho ngành dệt may xuất khẩu Việt Nam
Bảng 1.3: MƠ HÌNH SWOT CHO NGÀNH DỆT MAY

Điểm mạnh
● Nguồn lao động dồi dào khéo

léo, cần cù.
● Chất lượng sản phẩm may mặc
của Việt Nam được đánh giá
cao.
● Kim ngạch xuất khẩu Việt Nam
ngày càng tăng và thị trường
ngày càng mở rộng.
● Các doanh nghiệp ngày càng
chú trọng và có kế hoạch đầu tư
nâng cao năng lực thiết kế,
năng suất lao động, ứng dụng
công nghệ vào sản xuất.

Cơ hội

Điểm yếu
● May xuất khẩu phần lớn theo phương thức gia
công, công tác thiết kế mẫu, chưa phát triển, tỷ lệ
làm hàng theo phương thức FOB thấp, hiệu quả
sản xuất thấp.
● Ngành dệt và công nghiệp phụ trợ cịn yếu, chưa
tương xứng với ngành may, khơng đủ nguồn
nguyên phụ liệu đạt chất lượng xuất khẩu để cung
cấp cho ngành may.
● Hầu hết các doanh nghiệp dệt may là vừa và nhỏ,
khả năng huy động vốn đầu tư thấp, hạn chế khả
năng đổi mới công nghệ, trang thiết bị.
● Kỹ năng quản lý sản xuất và kỹ thuật, năng lực
tiếp thị còn hạn chế, đào tạo chưa bài bản, năng
suất thấp, mặt hàng cịn phổ thơng, chưa đa dạng.


Thách thức

● Sản xuất hàng dệt may đang có xu ● Xuất phát điểm của dệt may Việt Nam còn thấp,

công nghiệp phụ trợ chưa thực sự phát triển,
hướng chuyển dịch sang các nước
nguyên phụ liệu chủ yếu nhập khẩu, tỷ lệ gia cơng
đang phát triển trong đó có Việt
cao, năng lực cạnh tranh còn yếu hơn các nước
Nam, qua đó tạo thêm cơ hội và
trong khu vực và trên thế giới... là thách thức khi
nguồn lực mới cho các doanh
hội nhập kinh tế toàn cầu.
nghiệp dệt may về cả tiếp cận vốn,

Mơi trường chính sách chưa thuận lợi. Các văn
thiết bị, công nghệ sản xuất, kinh
bản pháp lý của Việt Nam đang trong quá trình
nghiệm quản lý tiên tiến, lao động
hoàn chỉnh, năng lực của các cán bộ xây dựng và
có kỹ năng từ các nước phát triển.
thực thi chính sách, cũng như các cán bộ tham gia
● Việc Việt Nam hội nhập ngày
xúc tiến thương mại còn yếu, đặc biệt là hạn chế
càng sâu rộng hơn vào nền kinh tế
về chuyên môn, ngoại ngữ, và kỹ năng.
khu vực và kinh tế thế giới cũng
tạo điều kiện tiếp cận thị trường ● Các thị trường lớn cũng vận dụng khá nhiều các
rào cản về kỹ thuật, vệ sinh, an tồn, mơi trường,

tốt hơn cho hàng dệt may. Việt
trách nhiệm xã hội. Nhiều doanh nghiệp Việt Nam
Nam hiện là thành viên của WTO,
có quy mơ nhỏ và vừa, khơng đủ tiềm lực để theo
đồng thời cũng tham gia ký kết và
đuổi các vụ kiện chống bán phá giá, dẫn đến thua
thực thi nhiều hiệp định thương
thiệt trong các tranh chấp thương mại.
mại tự do quan trọng ở cả cấp độ
song phương và đa phương.


➢ S-T
-

Nội địa hóa một cách có kế hoạch các nguồn nguyên liệu đầu vào, tránh thụ động
vào biến động giá yếu tố sản xuất thế giới.

-

Hiện đại hóa dây chuyền sản xuất, tiêu chuẩn quốc tế hóa các khâu tạo dựng giá trị
sản phẩm.

➢ W–T
-

Bắt đầu có chiến lược thâm nhập vào thị trường nội địa tuyên tryền “ Người Việt
Nam dùng hàng Việt Nam”, tự chủ về kế hoạch bán hàng, tự do sáng tạo thiết kế.

➢ S–O

-

Đẩy mạnh năng suất lao động, áp dụng khoa học kỹ thuật để xuất khẩu hàng hóa
chủ lực sang các thị trường khó tính ( EU, Mỹ)

➢ W–O
-

Đầu tư tang chất lượng nguồn nhân lực, cải thiện môi trường lao động giữ chân
nguồn lao động có tay nghề cao.

-

Chú trọng xây dựng thương hiệu mang tính chất đại diện cao.

-

Có kế hoạch tạo lập một hệ phân phối riêng – không phụ thuộc.

4.2. Chiến lược phát triển ngành dệt may Việt Nam
4.2.1. Chính sách chính phủ
4.2.1.1. Chính sách kinh tế
Chính sách kinh tế bao gồm chính sách thuế quan, chính sách tỷ giá hối
đối, chính sách trợ cấp của chính phủ. Nhằm tăng tính cạnh tranh của mặt
hàng dệt may Việt Nam, chính phủ đã dùng chính sách tỷ giá hối đoái, hạ giá
Việt Nam đồng tạo lợi thế khi xuất khẩu hàng dệt may sang các thị trường
quốc tế .Chính sách trợ cấp được nhà nước áp dụng thông qua việc đầu tư cho
Viện nghiên cứu, các trường đào tạo nguồn nhân lực cho ngành dệt may Việt
Nam để tăng cường hoạt động R&D trong ngành.



4.2.1.2 Chính sách phát triển thể chế
Chính sách này nhằm quản lý hàng dệt may xuất khẩu sang các thị
trường khác thông qua hệ thống các văn bản pháp luật và hệ thống quản lý tổ
chức nhà nước để hàng dệt may được hưởng chính sách thuế quan, phù hợp hệ
thống tiêu chuẩn và quy chuẩn kỹ thuật hàng dệt may xuất khẩu, hưởng quyền
lợi từ cơ chế tự vệ khẩn cấp và cơ cấu tổ chức, đội ngũ hiệp hội trong lĩnh vực
xuất khẩu, các biện pháp phi thuế quan.
4.2.1.3. Chính sách truyền thơng và xúc tiến thương mại
Chính phủ thúc đẩy, tìm kiếm các cơ hội mua bán sản phẩm dệt may,
hỗ trợ ngành dệt may tiếp cận các thị trường xuất khẩu( đặc biệt là ba thị
trường xuất khẩu chính: Mỹ, liên minh châu Âu (EU), Nhật Bản) thông qua các
hoạt động: triển lãm và hội chợ thương mại, trưng bày và giới thiệu sản
phẩm ...Dệt may Việt Nam tận dụng cơ hội xúc tiến thương mại khi các Hiệp
định thương mại tự do song phương Việt Nam – EU(FTA), Hiệp định thương
mại Đối tác xuyên Châu Á – Thái Bình Dương(TTP),… được ký kết.
4.2.2. Chiến lược của doanh nghiệp
4.2.2.1 Xây dựng cụm công nghiệp ngành dệt may
Tăng cường sự đoàn kết, thống nhất và cạnh tranh lành mạnh giữa các doanh
nghiệp trong nội bộ ngành dệt may Việt Nam bằng cách xây dựng cụm công nghiệp
dệt may. Trong cuốn sách “Lợi thế cạnh tranh của các quốc gia” (1990), Michael
Porter khẳng định “chính sách cụm cơng nghiệp thành cơng được xem là một mơ
hình để phát triển lợi thế cạnh tranh khu vực”. Khi xây dựng cụm ngành công nghiệp
về dệt may, doanh nghiệp sẽ hạn chế việc cạnh tranh không lành mạnh trong nước,
tăng năng lực cạnh tranh quốc tế, tiết kiệm chi phí sản xuất, tập trung vốn và đầu tư.
Mơ hình này phát triển thành công mạnh mẽ ở tỉnh Quảng Đông (Trung Quốc) đã tạo
tính cạnh tranh rất cao về giá và thời gian giao hàng của các doanh nghiệp dệt may.




2.2.2. Công tác Marketing và phân phối chuyên nghiệp trong dài hạn
Hoạt động marketing và phân phối đang là khâu yếu của ngành dệt may Việt
Nam nên ít có sản phẩm mang thương hiệu riêng của Việt Nam để thâm nhập sâu vào
các thị trường trên thế giới. Các sản phẩm dệt may vẫn phải thông qua các nhà cung
cấp khu vực để có các hợp đồng sản phẩm gia công, cung cấp sản phẩm. Điều này
phần nào tác động đến giá cả hàng dệt may xuất khẩu. Vì vậy, các doanh nghiệp cần
xây dựng chiến lược marketing hiệu quả lâu dài, nhanh chóng bổ sung lực lượng
nhân sự marketing có năng lực sáng tạo để gia tăng giá trị sản phẩm bền vững.
2.2.3. Đẩy mạnh hoạt động R&D thị trường và sản phẩm:
Doanh nghiệp cần đẩy mạnh hoạt động R&D, dự báo nhu cầu và xu hướng may
mặc toàn cầu tạo thế chủ động trong thị trường quốc tế. Trong nghiên cứu của Hà
Văn Hội (2012) cho thấy việc theo dõi sát sao tình hình xu hướng may mặc tại các
thị trường dệt may chính (Mỹ, liên minh Châu Âu, Nhật Bản) và tìm kiếm, khai thác
tại các thị trường tiềm năng (Hàn Quốc, Canada, Nga, Nam Mỹ,..) sẽ hạn chế mức độ
phụ thuộc vào các thị trường chính, đa dạng hóa sản phẩm dệt may xuất khẩu và gia
tăng giá trị kinh ngạch xuất khẩu. Đồng thời, tác giả cũng chỉ ra việc nghiên cứu thị
trường, nắm vững yêu cầu về tiếp cận thị trường của các đối tác thương mại giúp
ngành dệt may chủ động đối phó kịp thời đối với các trường hợp xấu xảy ra.
2.2.4. Phát triển khâu cung ứng nguồn nguyên phụ liệu, nhân lực cho dệt may:
Việc chủ động sản xuất nguyên phụ liệu cung ứng cho nhu cầu sản xuất toàn
ngành dệt may đang là vấn đề cấp thiết trong sản xuất dệt may xuất khẩu. Hà Văn
Hội (2012) chỉ ra lợi ích lâu dài của việc chủ động nguồn nguyên nhiên liệu là tránh
tác động bất lợi khi giá cả và nguồn cung ứng bị biến động . Từ đó, ngành dệt may
có thể giữ vững vị trí trong top các nước dẫn đầu về xuất khẩu hàng dệt may. Bên
cạnh đó, nguồn nhân lực cơng nghiệp chất lượng cao đang bị thiếu trầm trọng hoặc
trình độ chưa đáp ứng được nhu cầu. Do đó mỗi doanh nghiệp cần tự chủ động trong
cơng tác tìm kiếm, đào tạo nguồn lực tay nghề cao bằng cách xây dựng các kế hoạch
đào tạo dạy nghề ở các bậc học, cử đi đào tạo nước ngồi và có chính sách đãi ngộ
tốt tạo điều kiện phát triển và “níu chân” nhân lực tốt.



2.2.5. Mở rộng quy mô sản xuất, đổi mới công nghệ và phương thức sản xuất:
Hiện nay, doanh nghiệp xuất khẩu dệt may Việt Nam đa số vẫn ở quy mô nhỏ lẻ,
lạc hậu vẫn sản xuất bằng phương thức gia công đơn giản. Theo tổng cục thống kê
của Hiệp hội dệt may Việt Nam (2010), tỷ lệ xuất khẩu hàng may mặc theo phương
thức CMT chiếm khoảng 60%, xuất khẩu theo phương thức FOB chỉ khoảng 38% và
chỉ có 2% xuất khẩu theo phương thức ODM. Trong nghiên cứu “Chuỗi giá trị ngành
dệt may Việt Nam” của Đinh Công Khải và Đặng Thị Tuyết Nhung (2011) chỉ ra
chuyển giao hoạt động sản xuất từ phương thức CMT sang FOB, ODM đáp ứng
được yêu cầu của thị trường toàn cầu và tạo giá trị gia tăng cao hơn. Bên cạnh đó, tác
giả cũng cho thấy lợi thế chủ động của doanh nghiệp, nâng cao lợi thế cạnh tranh,
đảm bảo uy tín với các nhà mua trên thế giới.
2.2.6. Giải pháp cho ngành dệt may phát triển bền vững
-

Để hạn chế ô nhiễm, Việt Nam cần quy định các công ty sợi, dệt nhuộm

phải vào khu công nghiệp để dễ kiểm sốt xả thải ra mơi trường. Doanh nghiệp buộc
phải có hệ thống xử lý chất thải riêng đáp ứng các quy chuẩn môi trường đối với
nước thải.
-

Áp dụng công nghệ: Cơng nghệ xử lý khí thải thơng qua bộ phận thu khí lị

hơi; sử dụng định mức tiêu hao hợp lý nguồn nguyên, nhiên liệu của ngành dệt
nhuộm thông qua các giải pháp kỹ thuật, quản lý để giảm thiểu ô nhiễm tại nguồn; có
các hệ thống xử lý nước thải cho các dây chuyền dệt nhuộm, …
-

Ngành nhuộm hiện nay phải sử dụng loại thuốc nhuộm thân thiện hơn với


môi trường thay thế các loại thuốc nhuộm vô cơ trước đây.


×