Tải bản đầy đủ (.pdf) (113 trang)

Giáo trình Văn hóa doanh nghiệp (Ngành: Kế toán doanh nghiệp, Tài chính doanh nghiệp) - CĐ Kinh tế Kỹ thuật TP.HCM

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (1.6 MB, 113 trang )

BM31/QT02/NCKH&HTQT

ỦY BAN NHÂN DÂN THÀNH PHỐ HỒ CHÍ MINH
TRƯỜNG CAO ĐẲNG KINH TẾ - KỸ THUẬT
THÀNH PHỐ HỒ CHÍ MINH


GIÁO TRÌNH
MƠN VĂN HĨA DOANH NGHIỆP
NGÀNH KẾ TỐN DOANH NGHIỆP, TÀI CHÍNH DOANH NGHIỆP
TRÌNH ĐỘ TRUNG CẤP

Thành phố Hồ Chí Minh, năm 2020


ỦY BAN NHÂN DÂN THÀNH PHỐ HỒ CHÍ MINH
TRƯỜNG CAO ĐẲNG KINH TẾ - KỸ THUẬT
THÀNH PHỐ HỒ CHÍ MINH


GIÁO TRÌNH
MƠN HỌC VĂN HĨA DOANH NGHIỆP
NGÀNH KẾ TỐN DOANH NGHIỆP, TÀI CHÍNH DOANH NGHIỆP
TRÌNH ĐỘ TRUNG CẤP

THƠNG TIN CHỦ NHIỆM ĐỀ TÀI
Họ tên: Nguyễn Văn Kiên
Học vị: Thạc sĩ
Đơn vị: Khoa Kế tốn Tài chính
Email:


nguyenvankien@.hotec.edu.vn

TRƯỞNG KHOA

TỔ TRƯỞNG
BỘ MƠN

CHỦ NHIỆM
ĐỀ TÀI

Nguyễn Văn Kiên
HIỆU TRƯỞNG
DUYỆT

Thành phố Hồ Chí Minh, năm 2020


TUYÊN BỐ BẢN QUYỀN
Tài liệu này thuộc loại sách giáo trình nên các nguồn thơng tin có thể được
phép dùng nguyên bản hoặc trích dùng cho các mục đích về đào tạo và tham khảo.
Mọi mục đích khác mang tính lệch lạc hoặc sử dụng với mục đích kinh
doanh thiếu lành mạnh sẽ bị nghiêm cấm.


LỜI GIỚI THIỆU
Giáo trình mơn học văn hóa doanh nghiệp được biên soạn trên cơ sở
chương trình mơn học văn hóa doanh nghiệp đã được Hiệu trưởng nhà trường
phê duyệt năm 2019.
Giáo trình này gồm ba chương nhằm giới thiệu những kiến thức cơ bản
về nội dung văn hóa doanh nghiệp, trong đó:

Chương 1: Tổng quan về văn hóa doanh nghiệp;
Chương 2: Các dạng và mơ hình văn hóa doanh nghiệp;
Chương 3: Xây dựng văn hóa doanh nghiệp.
Kết thúc mỗi chương là một số câu hỏi ôn tập dạng trắc nghiệm liên
quan tới kiến thức của chương.
Giáo trình này dành cho đối tượng là học sinh bậc trung cấp học ngành
Kế tốn doanh nghiệp, Tài chính doanh nghiệp thuộc khoa Kế tốn – Tài chính
của trường.
Đây là giáo trình lưu hành nội bộ. Khi biên soạn, tác giả đã tham khảo
một số nội dung liên quan tới văn hóa doanh nghiệp của một số tài liệu,
website hiện hành.
Mặc dù tác giả đã cố gắng trong quá trình biên soạn và chỉnh sửa tài
liệu, tuy nhiên chắc chắn chưa thể đáp ứng được hết những mong muốn, kỳ
vọng của quý thầy cô và học sinh sinh viên nhà trường. Để giáo trình này được
hồn thiện hơn, tác giả mong nhận được sự góp ý, chia sẻ.
Thành phố Hồ Chí Minh, ngày 01 tháng 9 năm 2020
Tác giả
Nguyễn Văn Kiên


MỤC LỤC
CHƯƠNG 1: TỔNG QUAN VỀ VĂN HÓA DOANH NGHIỆP ..................8
1.1. Văn hóa .....................................................................................................8
1.1.1. Khái niệm văn hóa ................................................................................. 8
1.1.2. Các yếu tố cấu thành văn hóa .............................................................. 10
1.1.3. Đặc trưng của văn hóa ......................................................................... 12
1.2. Văn hóa Doanh nghiệp ...........................................................................13
1.2.1. Khái niệm văn hóa doanh nghiệp ........................................................ 13
1.2.2. Vai trị của văn hóa doanh nghiệp ....................................................... 14
1.2.3. Đặc trưng của văn hóa doanh nghiệp .................................................. 16

1.2.3.1. Đặc trưng trực quan. ..................................................................17
1.2.3.2. Đặc trưng phi trực quan .............................................................30
1.2.4. Các yếu tố hình thành văn hóa doanh nghiệp...................................... 31
1.2.4.1.Văn hóa dân tộc ..........................................................................31
1.2.4.2. Nhà lãnh đạo. .............................................................................32
1.2.4.3. Những giá trị tích lũy. ................................................................33
1.2.5. Các giai đoạn hình thành văn hóa doanh nghiệp ................................. 34
1.2.5.1. Giai đoạn non trẻ .......................................................................34
1.2.5.2. Giai đoạn giữa............................................................................35
1.2.5.3. Giai đoạn chín muồi và nguy cơ suy thối. ...............................35
1.3. Câu hỏi ôn tập .........................................................................................35
CHƯƠNG 2: CÁC DẠNG VÀ MƠ HÌNH VĂN HĨA DOANH NGHIỆP ....40
2.1. Các dạng văn hóa doanh nghiệp .............................................................40
2.1.1. Các dạng văn hóa doanh nghiệp của Harrison và Hand ...................... 40
2.1.2. Các dạng văn hóa doanh nghiệp của Deal và Kennedy ...................... 43
2.1.3. Các dạng văn hóa doanh nghiệp của Quinn và McGrath .................... 45
2.1.4. Các dạng văn hóa doanh nghiệp của Scholz: Scholz đã chia văn hóa
doanh nghiệp thành 3 dạng: ........................................................................... 46
2.1.5. Các dạng văn hóa doanh nghiệp của Daft ........................................... 47
2.1.6. Các dạng văn hóa doanh nghiệp của Sethia và Klinow. ..................... 49
2.2. Các mơ hình văn hóa doanh nghiệp .......................................................52


2.2.1. Mơ hình văn hóa doanh nghiệp theo sự phân cấp quyền lực. ............. 52
2.2.2. Mơ hình văn hóa doanh nghiệp theo cơ cấu và định hướng về con
người và nhiệm vụ ......................................................................................... 55
2.2.3. Mơ hình văn hóa doanh nghiệp theo mối quan tâm đến nhân tố con
người. ............................................................................................................. 58
2.2.4. Mơ hình văn hóa doanh nghiệp theo vai trị của nhà lãnh đạo ............ 59
2.3. Câu hỏi ôn tập .........................................................................................60

CHƯƠNG 3: XÂY DỰNG VĂN HÓA DOANH NGHIỆP.........................65
3.1. Bản sắc văn hóa doanh nghiệp ...............................................................65
3.2. Xây dựng văn hóa doanh nghiệp ............................................................66
3.2.1. Văn hóa ứng xử trong nội bộ doanh nghiệp ........................................ 66
3.2.2. Văn hóa trong xây dựng và phát triển thương hiệu ............................. 71
3.2.3. Văn hóa trong hoạt động marketing .................................................... 73
3.2.4. Văn hóa trong đàm phán và thương lượng .......................................... 79
3.2.5. Văn hóa trong định hướng tới khách hàng .......................................... 84
3.3. Quản lý bằng văn hóa doanh nghiệp. .....................................................85
3.3.1. Khái niệm quản lý bằng văn hóa doanh nghiệp .................................. 85
3.3.2. Nội dung cơ bản của quản lý bằng văn hóa doanh nghiệp. ................. 86
3.3.3. Tập hợp thơng tin để xây dựng tài liệu văn hóa doanh nghiệp. ........ 101
3.3.4. Các bước triển khai xây dựng văn hóa doanh nghiệp: ...................... 102
3.4. Câu hỏi ôn tập .......................................................................................103
HƯỚNG DẪN CÁCH HỌC VÀ TRẢ LỜI CÂU HỎI ÔN TẬP...............108
1. Cách học bài: ........................................................................................108
2. Cách trả lời câu hỏi ôn tập: ...................................................................108
PHỤ LỤC ....................................................................................................109
TÀI LIỆU THAM KHẢO ...........................................................................113


GIÁO TRÌNH MƠN HỌC VĂN HĨA DOANH NGHIỆP
Tên mơn học: Văn hóa Doanh nghiệp
Mã mơn học: MH2104066
Vị trí, tính chất của mơn học:
- Vị trí: Văn hóa doanh nghiệp là một môn học thuộc khối kiến thức cơ
sở, môn học này được bố trí giảng dạy trước các mơn cơ sở khác của nghề.
- Tính chất: Thuộc nhóm mơn học bắt buộc.
Mục tiêu mơn học
- Về kiến thức:

+ Trình bày và giải thích được những nội dung tổng quan về văn hóa
doanh nghiệp.
+ Trình bày được các dạng và các mơ hình văn hóa doanh nghiệp.
+ Trình bày được cách xây dựng văn hóa doanh nghiệp.
- Về kỹ năng:
+ Xây dựng được các yếu tố hình thành văn hóa doanh nghiệp.
+ Nhận diện được các đặc trưng của văn hóa doanh nghiệp.
+ Nhận diện được các dạng và mơ hình văn hóa doanh nghiệp.
+ Xây dựng được văn hóa trong doanh nghiệp.
- Về năng lực tự chủ và trách nhiệm:
+ Nhận thức được tầm quan trọng của văn hóa doanh nghiệp hiện nay.
+ Tôn trọng đạo đức nghề nghi


Giáo trình Văn hóa Doanh nghiệp – Chương 1: Tổng quan về Văn hóa Doanh nghiệp

CHƯƠNG 1: TỔNG QUAN VỀ VĂN HĨA DOANH NGHIỆP
Giới thiệu
Văn hóa doanh nghiệp là một trong những nội dung quan trọng trong
sự hình thành và phát triển của mỗi doanh nghiệp. Trong giáo trình này, tác
giả chia nội dung thành ba chương, trong đó chương 1 tập trung chủ yếu các
kiến thức tổng quan về văn hóa doanh nghiệp như khái niệm, vai trị, đặc
trưng, các yếu tố và các giai đoạn hình thành, phát triển văn hóa doanh nghiệp.
Mục tiêu
- Trình bày được khái niệm, đặc điểm, bản chất của văn hóa doanh
nghiệp.
- Trình bày được các biểu trưng của văn hóa doanh nghiệp, các yếu tố
hình thành văn hóa doanh nghiệp.
- Xác định và phân tích được các biểu trưng và các yếu tố hình thành
của văn hóa doanh nghiệp.

- Đánh giá được các biểu trưng và các yếu tố hình thành văn hóa doanh
nghiệp tại một doanh nghiệp
Nội dung
1.1. Văn hóa
1.1.1. Khái niệm văn hóa
Thuật ngữ văn hóa bắt nguồn từ tiếng Latinh là Cultus hàm chứa hai
khía cạnh: 1- trồng trọt cây trái tức là thích ứng với tự nhiên, khai thác tự
nhiên; 2- giáo dục, đào tạo con người hoặc một cộng đồng để họ trở nên tốt
đẹp hơn.
Ở phương Đơng, trong tiếng Hán cổ, văn hóa bao gồm “Văn” là vẻ đẹp
của nhân tính, cái đẹp của tri thức, trí tuệ con người có thể đạt được bằng sự
tu dưỡng của bản thân và cách thức cai trị đúng đắn của nhà cầm quyền. Cịn

8
Khoa Kế tốn Tài chính


Giáo trình Văn hóa Doanh nghiệp – Chương 1: Tổng quan về Văn hóa Doanh nghiệp

chữ “Hóa” trong văn hóa là việc đem lại cái văn (cái đẹp, cái tốt, cái đúng)
để cảm hóa, giáo dục và hiện thực hóa trong thực tiễn, đời sống
Như vậy văn hóa theo cách hiểu của cả phương Đơng và phương Tây
đều có một nghĩa chung căn bản là sự giáo hóa, vun trồng nhân cách con người
(bao gồm cá nhân, cộng đồng và xã hội lồi người), cũng có nghĩa là làm cho
con người và cuộc sống trở nên tốt đẹp hơn.
Có nhiều cách tiếp cận khi nghiên cứu về văn hóa và về vai trị của văn
hóa đối với đời sống con người. Chính vì lẽ đó, có rất nhiều khái niệm về văn
hóa:
Theo nghĩa hẹp, văn hóa được giới hạn theo bề sâu hoặc bề rộng, theo
không gian, thời gian hoặc chủ thể bao gồm văn hóa nghệ thuật, văn hóa ẩm

thực, văn hóa kinh doanh, văn hóa Việt Nam...vv.
Hiểu theo nghĩa rộng, văn hóa là một tổng thể phức tạp gồm tri thức,
tín ngưỡng, nghệ thuật, đạo đức, luật lệ, phong tục và tất cả những khả năng,
thói quen, tập quán mà con người đạt được với tư cách là thành viên của một
xã hội. Cách hiểu này chủ yếu đề cập đến văn hóa ở góc độ các giá trị tinh
thần.
UNESCO định nghĩa về văn hóa: “Văn hóa là tổng thể sống động các
hoạt động sáng tạo của các cá nhân và các cộng đồng trong quá khứ, hiện tại
qua các thế kỷ hoạt động sáng tạo ấy đã hình thành nên hệ thống các giá trị,
các truyền thống và cách thể hiện, đó là những yếu tố xác định đặc tính riêng
của mỗi dân tộc”
Từ điển Tiếng Việt, văn hóa được định nghĩa: “Văn hóa là tổng thể nói
chung những giá trị vật chất và tinh thần do con người sáng tạo ra trong quá
trình lịch sử”. Định nghĩa này khẳng định văn hóa là những sáng tạo của con
người, mang lại giá trị cho con người, trong đó bao gồm cả giá trị vật chất và
giá trị tinh thần. Theo đó, văn hóa bao gồm tồn bộ những giá trị sáng tạo của
9
Khoa Kế tốn Tài chính


Giáo trình Văn hóa Doanh nghiệp – Chương 1: Tổng quan về Văn hóa Doanh nghiệp

con người được biểu hiện, được kết tinh trong các của cải vật chất do con
người sáng tạo ra, đồng thời văn hóa cịn bao gồm cả các sản phẩm tinh thần
mà các cá nhân hay cộng đồng sáng tạo ra trong lịch sử.
Theo PGS.TS Trần Ngọc Thêm, thì văn hóa là một hệ thống hữu cơ các
giá trị vật chất và tinh thần do con người sáng tạo và tích lũy qua q trình
hoạt động, thực tiễn, trong sự tương tác giữa con người với mơi trường
tự nhiên và xã hội.
Chủ tịch Hồ Chí Minh có câu nói nổi tiếng về văn hóa: “Vì lẽ sinh tồn

cũng như mục đích của cuộc sống, lồi người mới sáng tạo và phát minh ra
ngôn ngữ, chữ viết, đạo đức, pháp luật, khao học, tôn giáo, văn học, nghệ
thuật, những công cụ cho sinh hoạt hàng ngày về ăn, mặc, ở và các phương
thức sử dụng. Toàn bộ những sáng tạo và phát minh đó tức là văn hóa”.
Trong câu nói trên, “văn hóa” được Bác nói đến vừa mang ý nghĩa khái
quát, vừa gắn với từng nhóm người, xã hội, quốc gia, dân tộc. Đồng thời Bác
cũng chỉ ra bản chất của văn hóa là lối sống đặc trưng mang phong cách riêng,
được sinh ra từ những thách thức của cuộc sống, của sự tiến bộ và phát triển.
1.1.2. Các yếu tố cấu thành văn hóa

Ngơn ngữ
Tín
ngưỡng,
tơn giáo

Giá trị và
thái độ
VĂN HĨA

Phong
tục, tập
qn

Giáo dục,
Thẩm mỹ
Thói quen
và cách cư
xử

10

Khoa Kế tốn Tài chính


Giáo trình Văn hóa Doanh nghiệp – Chương 1: Tổng quan về Văn hóa Doanh nghiệp

Ngơn ngữ: là sự thể hiện rõ nét nhất của văn hóa vì nó là phương tiện
quan trọng nhất để chuyển giao văn hóa, làm cho văn hóa có thể được truyền
từ thế hệ này sang thế hệ khác. Ngôn ngữ ảnh hưởng đến những cảm nhận,
suy nghĩ của con người về thế giới đồng thời truyền đạt cho cá nhân những
quy tắc, chuẩn mực, giá trị, sự chấp nhận quan trọng nhất của một nền văn
hóa.
Tín ngưỡng và tơn giáo: là niềm tin sâu sắc vào một điều gì đó vơ hình,
nhưng nó chi phối tồn bộ đời sống con người (ví dụ như Thiên chúa giáo –
Chúa; Phật giáo – Phật tổ, Bồ Tát). Tơn giáo và tín ngưỡng ảnh hưởng lớn
đến cách sống, lối sống, niềm tin, giá trị và thái độ, thói quen làm việc và cách
cư xử của con người trong xã hội đối với nhau và với xã hội khác.
Phong tục tập quán: là những hành vi ứng xử, thói quen, nếp sinh hoạt
tương đối ổn định của các thành viên trong nhóm xã hội được lưu truyền từ
thế hệ này sang thế hệ khác. Ví dụ: phong tục thờ cúng tổ tiên, phong tục gói
bánh trưng ngày Tết...vv
Thói quen và cách cư xử: thói quen là những hành động, cách sống,
phương pháp làm việc được lặp đi lặp lại nhiều lần trong cuộc sống, không dễ
thay đổi trong một thời gian dài. Cách cư xử là những hành vi được xem là
đúng đắn trong một xã hội riêng biệt.
Giáo dục: là q trình hoạt động có ý thức, có mục đích, có kế hoạch
nhằm bồi dưỡng cho con người những phẩm chất đạo đức, những tri thức cần
thiết về tự nhiên và xã hội, cũng như những kỹ năng, kỹ xảo cần thiết trong
cuộc sống; là yếu tố quan trọng để hiểu văn hóa.
Thẩm mỹ: là sự hiểu biết và thưởng thức cái đẹp. Thẩm mỹ liên quan
tới sự cảm thụ nghệ thuật, đến thị hiếu của nền văn hóa, từ đó ảnh hưởng đến

giá trị và thái độ của con người ở các quốc gia, dân tộc khác nhau. Các giá trị

11
Khoa Kế tốn Tài chính


Giáo trình Văn hóa Doanh nghiệp – Chương 1: Tổng quan về Văn hóa Doanh nghiệp

thẩm mỹ được phản ánh, thể hiện qua các hoạt động nghệ thuật như hội họa,
điêu khắc, điện ảnh, văn chương, âm nhạc, kiến trúc...vv.
Giá trị và thái độ: giá trị là những niềm tin và những chuẩn mực làm
căn cứ để các thành viên của một nền văn hóa xác định, phân biệt đúng và sai,
tốt và không tốt, đẹp và xấu... Thái độ là sự suy nghĩ, sự cảm nhận, nhìn nhận
và sự phản ứng trước một sự vật dựa trên các giá trị.
1.1.3. Đặc trưng của văn hóa
Văn hóa trước hết phải có tính hệ thống. Đặc trưng này cần để phân biệt
hệ thống với tập hợp nó giúp phát hiện những mối liên hệ mật thiết giữa các
hiện tượng, sự kiện thuộc một nền văn hóa; phát hiện các đặc trưng, những
quy luật hình thành và phát triển của nó.
Đặc trưng quan trọng thứ hai của văn hóa là tính giá trị. Văn hóa theo
nghĩa đen nghĩa là “trở thành đẹp, thành có giá trị”, tính giá trị cần để phân
biệt giá trị với phi giá trị. Nó là thước đo mức độ nhân bản của xã hội và con
người.
Đặc trưng thứ ba của văn hóa là tính nhân sinh. Tính nhân sinh cho
phép phân biệt văn hóa như một hiện tượng xã hội (do con người sáng tạo,
nhân tạo) với các giá trị tự nhiên (thiên tạo). Văn hóa là cái tự nhiên được
biến đổi bởi con người. Sự tác động của con người vào tự nhiên có thể mang
tính vật chất (như việc luyện quặng, đẽo gỗ…) hoặc tinh thần (như truyền
thuyết về các cảnh quan tự nhiên). Do mang tính nhân sinh, văn hóa trở thành
sợi dây nối liền con người với con người, nó thực hiện chức năng giao tiếp và

có tác dụng liên kết họ lại với nhau. Nếu ngơn ngữ là hình thức của giao tiếp
thì văn hóa là nội dung của nó.
Văn hóa cịn có tính lịch sử. Nó cho phép phân biệt văn hóa như sản
phẩm của một q trình và được tích lũy qua nhiều thế hệ với văn minh như
sản phẩm cuối cùng, chỉ ra trình độ phát triển của từng giai đoạn. Tính lịch sử
12
Khoa Kế tốn Tài chính


Giáo trình Văn hóa Doanh nghiệp – Chương 1: Tổng quan về Văn hóa Doanh nghiệp

tạo cho văn hóa tính bề dày một chiều sâu, nó buộc văn hóa thường xuyên tự
điều chỉnh, tiến hành phân loại và phân bố lại các giá trị. Tính lịch sử được
duy trì bằng truyền thống văn hóa. Truyền thống văn hóa là những giá trị
tương đối ổn định (những kinh nghiệm tập thể ) được tích lũy và tái tạo trong
cộng đồng người qua không gian và thời gian, được đúc kết thành những
khn mẫu xã hội và cố định hóa dưới dạng ngôn ngữ, phong tục, tập quán,
nghi lễ, luật pháp, dư luận…vv.
1.2. Văn hóa Doanh nghiệp
1.2.1. Khái niệm văn hóa doanh nghiệp
Có nhiều khái niệm khác nhau về doanh nghiệp, bởi đây cũng là một
chủ đề được nhiều đối tượng quan tâm nghiên cứu.
Tổ chức Lao động quốc tế (International Labour Organization - ILO)
thì định nghĩa văn hố doanh nghiệp như sau: “Văn hoá doanh nghiệp là sự
trộn lẫn đặc biệt các giá trị, các tiêu chuẩn, thói quen và truyền thống, những
thái độ ứng xử và lễ nghi mà toàn bộ chúng là duy nhất đối với một tổ chức
đã biết”.
Theo giáo trình văn hóa doanh nghiệp do PGS.TS. Dương Thị Liễu chủ
biên đưa ra định nghĩa: “Văn hóa doanh nghiệp là một hệ thống các giá trị,
các chuẩn mực, các quan niệm và hành vi của doanh nghiệp, chi phối hoạt

động của mọi thành viên trong doanh nghiệp và tạo nên bản sắc kinh doanh
riêng của doanh nghiệp”.
Xét ở góc độ quản trị tác nghiệp, PGS.TS Nguyễn Mạnh Quân đưa
ra định nghĩa: “Văn hóa doanh nghiệp là một hệ thống những ý nghĩa, giá trị,
niềm tin chủ đạo, nhận thức và phương pháp tư duy được mọi thành viên của
một tổ chức cùng đồng thuận và có ảnh hưởng ở phạm vi rộng đến cách thức
hành động của các thành viên”.

13
Khoa Kế tốn Tài chính


Giáo trình Văn hóa Doanh nghiệp – Chương 1: Tổng quan về Văn hóa Doanh nghiệp

Từ khái niệm trên, có thể rút ra ba điểm cần lưu ý về nội dung, mục
đích và tác dụng của văn hóa doanh nghiệp và mối liên hệ giữa chúng:
Nội dung, gồm:
- Hệ thống giá trị làm thước đo, triết lý làm động lực.
- Cách vận dụng vào việc ra quyết định hàng ngày.
Mục đích, nhằm:
- Đạt được sự thống nhất trong nhận thức.
- Hình thành năng lực hành động.
Có tác dụng, giá trị, ý nghĩa, giúp:
- Chuyển hóa nhận thức thành động lực.
- Chuyển hóa năng lực thành hành động.
Như vậy, xây dựng văn hóa doanh nghiệp thực chất là:
1- Về nội dung: là xây dựng và đạt được sự đồng thuận về một hệ thống
các giá trị, triết lý hành động và phương pháp ra quyết định đặc trưng cho
phong cách của doanh nghiệp và cần được tuân thủ nghiêm túc;
2- Về mục đích: là thiết kế và triển khai các chương trình hành động

nhằm đưa ra hệ thống các giá trị và phương pháp hành động vào trong nhận
thức và phát triển thành năng lực hành động của các thành viên trong tổ chức;
3- Về tác động mong muốn: là hỗ trợ cho các thành viên để chuyển hóa
hệ thống các giá trị và triết lý hành động đã nhận thức và năng lực đã hình
thành thành động lực và hành động thức tiễn.
1.2.2. Vai trị của văn hóa doanh nghiệp
Thứ nhất, văn hóa doanh nghiệp là cơng cụ triển khai chiến lược. Mọi
doanh nghiệp đều bắt đầu tương lai của mình bằng một bản kế hoạch phát
triển chiến lược, trong đó chỉ rõ định hướng sản xuất kinh doanh mà doanh
nghiệp sẽ theo đuổi được cụ thể hóa bằng định hướng về thị trường mục tiêu
( khách hàng, thị trường, nhu cầu, lĩnh vực hoạt động chủ yếu) và định hướng
14
Khoa Kế tốn Tài chính


Giáo trình Văn hóa Doanh nghiệp – Chương 1: Tổng quan về Văn hóa Doanh nghiệp

sản xuất (chính sách sản phẩm, chất lượng, giá cả, dịch vụ và lợi thế cạnh
tranh). Thành công trong việc xây dựng chiến lược, nhưng nhiều doanh
nghiệp lại không thành công trong việc triển khai chiến lược. Đó là do những
khó khăn trong việc phát triển các công cụ quản lý, điều hành việc thực hiện
trên cở sở bản kế hoạch chiến lược đã xây dựng.
Tham gia thực hiện chiến lược là tất cả mọi thành viên trong tổ chức,
doanh nghiệp. Đáng lưu ý là mỗi người tham gia vào một tổ chức và hoạt động
của tổ chức đều có nhiệm vụ riêng, cương vị khác nhau và sở hữu những kỹ
năng, năng lực hành động không giống nhau. Họ là những bánh xe khác nhau
của cùng một cỗ xe. Khác nhau là vậy, nhưng họ phải thống nhất trong hành
động và phối hợp hành động để đưa cỗ xe tiến theo cùng một hướng đến đích
đã định. Điều đó chỉ có thể đạt được bằng cách xây dựng những quy tắc hành
động thống nhất có tác dụng hướng dẫn, chi phối việc ra quyết định và hành

động của mọi thành viên. Đối với doanh nghiệp xây dựng thương hiệu, điều
đó cịn có ý nghĩa lớn hơn nữa trong việc xây dựng các biện pháp, công cụ
điều hành việc thực hiện chiến lược thông qua các biện pháp quản lý con người
(nhân lực).
Thứ hai, văn hóa doanh nghiệp là phương pháp tạo động lực cho người
lao động và sức mạnh đoàn kết cho tổ chức, doanh nghiệp. Lý thuyết văn hóa
doanh nghiệp được phát triển dựa trên hai yếu tố, đó là giá trị và con người.
Trong văn hóa doanh nghiệp, giá trị là những ý nghĩa, niềm tin được thể hiện
trong triết lý hành động gồm quan điểm (cách nhận thức), phương pháp tư
duy và ra quyết định mà những người hữu quan bên trong công ty, tổ chức
quyết định lựa chọn sẽ sử dụng làm thước đo để đánh giá các quyết định,
nguồn động lực để hành động và mục tiêu để phấn đấu. Giá trị và các triết lý
được tổ chức, công ty lựa chọn là chuẩn mực chung cho mọi thành viên tổ
chức để phấn đầu hoàn thành, cho những người hữu quan bên ngồi sử dụng
15
Khoa Kế tốn Tài chính


Giáo trình Văn hóa Doanh nghiệp – Chương 1: Tổng quan về Văn hóa Doanh nghiệp

để phán xét và đánh giá về tổ chức. Giá trị và triết lý thống nhất mới tạo nên
sức mạnh tập thể.
Giá trị là những đóng góp của doanh nghiệp đối với các đối tượng hữu
quan hay xã hội về phúc lợi, về sự phồn vinh và phát triển của xã hội, về việc
giữ gìn và phát triển các giá trị đạo đức và nhân văn của con người. Giá trị
được xác định trên cơ sở những chuẩn mực và giá trị đạo đức xã hội và sản
xuất kinh doanh. Mỗi tổ chức, doanh nghiệp lựa chọn cho mình trong số
những giá trị và triết lý mà xã hội coi trọng là giá trị và triết lý chủ đạo của
mình. Khơng những vậy, họ cịn thể hiện những cam kết của tất cả các thành
viên tổ chức trong việc tự nguyện phấn đấu vì những giá trị và kiên trì theo

đuổi những triết lý đó. Chính vì giá trị mà tổ chức và các thành viên tổ chức
cam kết tôn trọng thể hiện sự cống hiến cho con người. Giá trị là chất liệu tạo
nên hình ảnh của tổ chức. Và chính nhờ những cống hiến đó mà tổ chức và
các thành viên tổ chức được xã hội đánh giá cao và sẵn sàng trao tặng những
phần thưởng tinh thần (thương hiệu) và vật chất (lợi nhuận) tương xứng.
Mấu chốt của văn hóa doanh nghiệp là về con người, vì con người;
doanh nghiệp khơng làm cho văn hóa doanh nghiệp có hiệu lực mà chính là
con người: người lãnh đạo đóng vai trị khởi xướng, thành viên tổ chức đóng
vai trị hồn thành. Chính con người làm cho những giá trị được tuyên bố
chính thức trở thành hiện thực. Ngược lại, giá trị làm cho hành động và sự
phấn đấu của mỗi cá nhân trở nên có ý nghĩa. Con người thể hiện giá trị, giá
trị nâng con người lên. Giá trị là thứ duy nhất có thể thu hút mọi người đến
với nhau. Giá trị tạo nên động cơ hành động cho con người. Giá trị làm cho
mỗi người tự nguyện cam kết hành động vì mục tiêu chung.
1.2.3. Đặc trưng của văn hóa doanh nghiệp
Văn hóa doanh nghiệp có thể được thể hiện thơng qua những dấu hiệu,
biểu hiện điển hình, đặc trưng gọi là các “biểu trưng”
16
Khoa Kế tốn Tài chính


Giáo trình Văn hóa Doanh nghiệp – Chương 1: Tổng quan về Văn hóa Doanh nghiệp

“Biểu trưng là bất kỳ thứ gì có thể được sử dụng làm phương tiện thể
hiện nội dung của văn hóa cơng ty – triết lý, giá trị, niềm tin chủ đạo, cách
nhận thức và phương pháp tư duy nhằm hỗ trợ các thành viên trong quá trình
nhận thức hoặc để phản ánh mức độ nhận thức của thành viên và của toàn tổ
chức”1
Biểu trưng văn hóa doanh nghiệp thể hiện dưới nhiều hình thức khác
nhau, phong phú, đa dạng tùy theo sự sáng tạo của mỗi tổ chức, doanh nghiệp.

1.2.3.1. Đặc trưng trực quan.
Các biểu trưng được sử dụng để thể hiện nội dung của văn hóa doanh
nghiệp gọi là những biểu trưng trực quan, chúng thường được thiết kế để dễ
nhận biết bằng các giác quan (nhìn thấy, nghe thấy hoặc sờ thấy), có thể bao
gồm: 1- đặc điểm kiến trúc (phong cách, màu sắc, kiểu dáng kiến trúc, thiết
kế); 2- nghi thức đặc trưng ( hành vi, trang phục, lễ nghi, quy định, nội quy...);
3- ngôn ngữ ( khẩu hiệu, từ ngữ đặc trưng); 4- phi ngôn ngữ (biểu trượng, lô
gô, linh vật); 5- mẩu chuyện, tấm gương (giai thoại, huyền thoại, nhân vật);
6- ấn phẩm (tài liệu văn hóa doanh nghiệp, chương trình quảng cáo, tờ tơi,
bảo hành, cam kết...); truyền thống ( giá trị, nề nếp, hành vi, tấm gương trong
q khứ cần được giữ gìn, tơn tạo, phát huy).
Đặc trưng kiến trúc
Những dấu hiệu đặc trưng kiến trúc của một tổ chức, doanh nghiệp gồm
kiến trúc ngoại thất và thiết kế nội thất công sở. Phần lớn những công ty thành
đạt hoặc đang phát triển muốn gây ấn tượng đối với mọi người về sự khác
biệt, thành công và sức mạnh của họ bằng những cơng trình kiến trúc đặc biệt
và đồ sộ. Những cơng trình, kiến trúc này được sử dụng như biểu trượng và

Tham khảo chuyên đề Văn hóa doanh nghiệp – Tài liệu dành cho đào tạo, bồi dưỡng nguồn nhân lực cho
các doanh nghiệp nhỏ và vừa của PGS.TS Nguyễn Mạnh Quân - 2012
1

17
Khoa Kế tốn Tài chính


Giáo trình Văn hóa Doanh nghiệp – Chương 1: Tổng quan về Văn hóa Doanh nghiệp

hình ảnh về tổ chức. Có thể thấy trong thực tế, đó là những trình kiến trúc lớn
như các tòa nhà, trường học, khu du lịch...vv.

Những thiết kế nội thất cũng rất được các công ty, tổ chức quan tâm.
Từ những vấn đề lớn như tiêu chuẩn hóa về màu sắc, kiểu dáng của bao bì đặc
trưng, thiết kế nội thất như mặt bằng, quầy, bàn ghế, phòng, giá để hàng, lối
đi, loại dịch vụ, trang phục... đến những chi tiết nhỏ như đồ ăn, vị trí cơng tắc
điện, thiết bị và vị trí của chúng trong phòng....vv. Tất cả đều được sử dụng
để tạo ấn tượng thân quen, thiện chí và được quan tâm.
Thiết kế kiến trúc được các doanh nghiệp, tổ chức rất quan tâm vì:
Kiến trúc ngoại thất có thể có ảnh hưởng quan trọng đến hành vi con
người về phương diện, cách thức giao tiếp, phản ứng và thực hiện công việc.
Ví dụ như kiến trúc nhà thờ tạo ấn tượng quyền lực, thâm nghiêm, chùa triền
tạo ấn tượng thanh bạch, thốt tục; thư viện gây ấn tượng thơng thái, tập trung
cao độ.
Cơng trình kiến trúc có thể được coi là một “linh vật” biểu thị một ý
nghĩa, giá trị nào đó của một tổ chức, xã hội. Ví dụ: tháp Eiffel của Pháp; tháp
Đôi của Mỹ hay của Malayxia; đồng hồ Bicben của Anh, Vạn lý Trường thành
của Trung Quốc; Văn Miếu, chùa Một Cột của Việt Nam, cầu Vàng, cầu Rồng
của Đà Nẵng... đã trở thành hình ảnh, biểu tượng về một giá trị tinh thần quốc
gia, địa phương.
Kiểu dáng, kết cấu có thể được coi là biểu tượng cho phương châm
chiến lược của tổ chức.
Cơng trình kiến trúc trở thành một bộ phận hữu cơ trong các sản phẩm
của cơng ty.
Trong mỗi cơng trình kiến trúc đều chứa đựng những giá trị lịch sử gắn
liền với sự ra đời và trưởng thành của tổ chức, các thế hệ nhân viên.

18
Khoa Kế tốn Tài chính


Giáo trình Văn hóa Doanh nghiệp – Chương 1: Tổng quan về Văn hóa Doanh nghiệp


Minh họa ý nghĩa của các yếu tố kiến trúc2
Trụ sở của công ty ABV, một hãng thầu khoán hàng đầu Thụy Điển
đã được trang trí bằng màu hồng chủ đạo, với một đại sảnh mở rộng rất hiếu
khách dẫn thẳng vào một khuôn viên được bao bọc bởi các lớp kính như
một ốc đảo giữa sa mạc cho khách vãng lai và nhân viên nghỉ chân. Nhiều
văn phòng và hầu kết các phòng họp đều có cửa hướng ra khn viên này
nhằm đưa hơi thở và sự sống động bên ngoài vào các hoạt động trong các
văn phịng đó. Hệ thống cầu thang điện có thể giúp nhân viên cũng như
khách tham quan nhận thấy ngay sự thống nhất và sự sống động trong tồn
cơng ty.
Nghi lễ, nghi thức
Một trong những đặc trưng của văn hóa doanh nghiệp là nghi lễ, nghi
thức. Đây là hoạt động đã được dự kiến từ trước và chuẩn bị kỹ lưỡng dưới
hình thức các hoạt động, sự kiện văn hóa – xã hội chính thức, nghiêm trang,
tình cảm được thực hiện định kỳ hay bất thường nhằm thắt chặt mối quan hệ
tổ chức và thường được tổ chức vì lợi ích của những người tham dự. Những
người quản lý có thể sử dụng lễ nghi như một cơ hội quan trọng để giới thiệu
về những giá trị được tổ chức coi trọng. Đó cũng là dịp đặc biệt để nhấn mạnh
những giá trị riêng của tổ chức, tạo cơ hội cho mọi thành viên cùng chia sẻ
cách nhận thức về những sự kiện trọng đại, để nêu gương và khen thưởng
những tấm gương điển hình đại biểu cho những niềm tin và cách thức hành
động cần tôn trọng của tổ chức.
Theo tác giả Nguyễn Mạnh Quân nghi lễ, nghi thức trong doanh nghiệp
có 4 loại cơ bản đó là chuyển giao, củng cố, nhắc nhở và liên kết:

Tham khảo chuyên đề Văn hóa doanh nghiệp – Tài liệu dành cho đào tạo, bồi dưỡng nguồn nhân lực cho
các doanh nghiệp nhỏ và vừa của PGS.TS Nguyễn Mạnh Quân - 2012
2


19
Khoa Kế tốn Tài chính


Giáo trình Văn hóa Doanh nghiệp – Chương 1: Tổng quan về Văn hóa Doanh nghiệp

Loại hình

Tác động tiềm năng

Minh họa

- Khai mạc, giới thiệu - Tạo thuận lợi cho việc thâm
Chuyển giao

thành viên mới, chức nhập vào cương vị mới, vai trò
vụ mới, lễ ra mắt.

mới.
- Củng cố các nhân tố hình thành

Củng cố

- Lễ phát phần thưởng. bản sắc và tôn thêm vị thế của
thành viên.
- Sinh hoạt văn hóa, - Duy trị cơ cấu xã hội và làm

Nhắc nhở

chuyên


môn,

khoa tăng thêm năng lực tác nghiệp

học.

của tổ chức.
- Khơi phục và khích lệ chia sẻ

Liên kết

- Lễ hội, liên hoan.

tình cảm và sự cảm thơng nhằm
gắn bó các thành viên với nhau
và với tổ chức.

Nghi lễ thường được tiến hành theo một cách thức nhất định, các nghi
thức được thiết kế một cách kỹ lưỡng và sử dụng như những hình thức chính
thức để thực hiện nghi lễ. Đặc điểm về hình thức và nội dung của các nghi
thức không chỉ thể hiện những giá trị và triết lý của văn hóa doanh nghiệp mà
tổ chức muốn nhấn mạnh, chúng còn thể hiện quan điểm và cách tiếp cận của
những người quản lý. Mức độ nghiêm túc trong việc thực hiện nghi thức là
dấu hiệu phản ánh nhận thức của các thành viên tổ chức về ý nghĩa và tầm
quan trọng của các giá trị và triết lý này đối với họ.
Minh họa nghi lễ, nghi thức trong văn hóa doanh nghiệp3
Mc Donald: một sự kiện hàng Fitzgerald Communicatoins, Inc:
năm được Mc Donald tiến hành là đã được trao những tấm thẻ ghi rõ
Tham khảo chuyên đề Văn hóa doanh nghiệp – Tài liệu dành cho đào tạo, bồi dưỡng nguồn nhân lực cho

các doanh nghiệp nhỏ và vừa của PGS.TS Nguyễn Mạnh Quân - 2012
3

20
Khoa Kế toán Tài chính


Giáo trình Văn hóa Doanh nghiệp – Chương 1: Tổng quan về Văn hóa Doanh nghiệp

việc bình chọn nhóm làm món những giá trị cốt lõi của cơng ty cho
Hamburger ngon nhất trên toàn quốc. toàn thể nhân viên như: “hợp tác
Việc bình chọn đã khích lệ tất cả các chân thành”; “không bao giờ từ bỏ
cửa hàng của Mc Donald kiểm tra lại lịng chính trực” và “ln thơng tin
chi tiết, cách thức làm món ăn này. trực tiếp”. Mỗi năm hai lần, hãng
Buổi lễ làm rõ thêm và chuyển đến tất Quan hệ cộng đồng ở Masachusetts
cả nhân viên của hãng thông điệp về này tiến hành lễ trao phần thưởng
giá trị mà Mc Donald muốn nhấn vinh danh những nhân viên đã đạt
mạnh, đó là chất lượng của món được thanh tích xuất sắc trong việc
Hamburger. Đó là một hình thức nhắc đề cao các giá trị cốt lõi của công
nhở.

ty.

Biểu tượng, Logo
Một công cụ khác biểu thị đặc trưng của văn hóa doanh nghiệp là biểu
tượng. Biểu tượng có tác dụng giúp mọi người nhận ra hay hiểu được thứ mà
nó biểu thị. Các cơng trình kiến trúc, lễ nghi, giai thoại, khẩu hiệu đều chứa
đựng những đặc trưng của biểu tượng, bởi thông qua những giá trị vật chất,
cụ thể, hữu hình, các biểu trưng này đều muốn truyền đạt một trong những giá
trị, ý nghĩa tiềm ẩn bên trong cho những người tiếp nhận theo các cách thức

khác nhau. Một biểu tượng khác là Logo hay một tác phẩm sáng tạo được thiết
kế để thể hiện hình tượng về một tổ chức, một doanh nghiệp bằng ngôn ngữ
nghệ thuật phổ thông. Các biểu tượng vật chất này thường có sức mạnh rất
lớn vì chúng hướng sự chú ý của người thấy nó vào một hoặc nhiều chi tiết
hay điểm nhấn cụ thể có thể diễn đạt được giá trị chủ đạo mà tổ chức, doanh
nghiệp muốn tạo ấn tượng, lưu lại hay truyền đạt cho người thấy nó. Logo là
loại biểu trưng đơn giản nhưng lại có ý nghĩa rất lớn nên được các tổ chức
doanh nghiệp rất chú trọng.

21
Khoa Kế tốn Tài chính


Giáo trình Văn hóa Doanh nghiệp – Chương 1: Tổng quan về Văn hóa Doanh nghiệp

Mẩu chuyện, giai thoại, tấm gương điển hình
Khi triển khai các hoạt động trong thực tiễn, thường xuất hiện những
sự kiện, tấm gương điển hình cho việc thực hiện thành công hay thất bại một
giá trị, triết lý mà tổ chức, doanh nghiệp có thể sử dụng bài học kinh nghiệm
hay minh họa điển hình, mẫu mực, dễ hiểu về văn hóa cơng ty. Mẩu chuyện
là những câu chuyện thường được thêu dệt từ những sự kiện có thực điển hình
về những giá trị, triết lý của văn hóa cơng ty được Các thành viên trong tổ
chức thường xuyên nhắc lại và phổ biến cho những thành viên mới. Một số
mẩu chuyện trở thành những giai thoại do những sự kiện đã mang tính lịch sử
và có thể được khái quát hóa hoặc hư cấu thêm. Trong các mẩu chuyện kể
thường xuất hiện những tấm gương điển hình, đó là những mẫu hình lý tưởng
về hành vi phù hợp với chuẩn mực và giá trị văn hóa cơng ty. Tấm gương điển
hình có thể được nhân cách hóa thành huyền thoại với những phẩm chất là
tính cách của nhiều tấm gương điển hình hay kỳ vọng về những giá trị và niềm
tin trong tổ chức. Các mẩu chuyện có tác dụng duy trì sức sống cho các giá trị

ban đầu của tổ chức và giúp thống nhất về nhận thức của tất cả các thành viên.
Minh họa giai thoại trong văn hóa doanh nghiệp
“Mặc dù hãng Casino đã có được giấy phép sản xuất mặt hàng lưỡi dao
cạo có thể lắp cho sản phẩm của hãng Gillette, cuối năm 1995 họ vẫn phải
đối đầu với cơn thịnh nộ của Gillette vì bị cho rằng bao bì sản phẩm lưỡi
dao cạo của Casino quá giống với sản phẩm tương đồng của Gillette. Như
vậy, người tiêu dùng do không phân biệt được sự khác nhau giữa hai sản
phẩm, có xu hướng chọn sản phẩm có giá rẻ hơn của hàng Casino. Gillette
đã kiện ra tòa, nhưng thua kiện. Tòa án các cấp đều phán quyết rằng Casino
đã thiết kế nhãn hiệu trên bao bì sản phẩm của mình “theo cách riêng rất rõ

22
Khoa Kế tốn Tài chính


Giáo trình Văn hóa Doanh nghiệp – Chương 1: Tổng quan về Văn hóa Doanh nghiệp

ràng”, và các màu sắc được sử dụng không gợi nhớ đến màu sắc của
Gillette”4.
”Tại công ty 3M (Minesota Mining & Manufacturing), những người
lãnh đạo cấp cao của cơng ty ln tìm cách làm sống động những mẩu
chuyện về những đề án sáng tạo đã từng bị những người lãnh đạo bỏ lỡ. Một
người hùng trong các mẩu chuyện đã âm thầm theo đuổi một đề án như vậy
và đã chứng minh được sự sai lầm của những người lãnh đạo bằng việc đưa
ra một sản phẩm mới rất thành công. Mẩu chuyện này đã được nhắc đi nhắc
lại bởi các thế hệ những người lãnh đạo cao cấp của công ty nhằm nhấn
mạnh tinh thần làm chủ ở công ty 3M và gửi đến cán bộ công nhân viên của
công ty một thông điệp rằng, nếu thất vọng và cảm thấy chán nản, thì họ cần
phải hiểu rằng họ không phải là những người đầu tiên và cần phải biết vượt
qua những khó khăn, thất bại trọng q trình sáng tạo5.

Ngơn ngữ, khẩu hiệu
Nhiều tổ chức, doanh nghiệp đã sử dụng những câu chữ đặc biệt, khẩu
hiệu ví von, ẩn dụ hay một sắc thái ngôn từ để truyền tải một ý nghĩa cụ thể
đến nhân viên của mình và những người hữu quan.
Khẩu hiệu là hình thức dễ nhập tâm và được khơng chỉ nhân viên mà
cả khách hàng và nhiều người khác trích dẫn. Khẩu hiệu thường rất ngắn gọn,
hay sử dụng các ngơn từ đơn giản, dễ nhớ, do đó đơi khi có vẻ sáo rỗng về
hình thức. Khẩu hiệu là cách diễn đạt cô đọng nhất của triết lý hoạt động, kinh
doanh của một tổ chức, một cơng ty. Vì vậy chúng cần được liên hệ với bản
tuyên bố sứ mệnh của tổ chức, công ty để hiểu được ý nghĩa tiền ẩn của chúng.
Minh họa khẩu hiệu của doanh nghiệp
Khẩu hiệu Bamboo Airway: “Hơn cả một chuyến bay”
Theo An ninh thế giới, số 286, thứ 5 mồng 4 tháng 7 năm 2002, tr13.
Tham khảo chuyên đề Văn hóa doanh nghiệp – Tài liệu dành cho đào tạo, bồi dưỡng nguồn nhân lực cho
các doanh nghiệp nhỏ và vừa của PGS.TS Nguyễn Mạnh Qn - 2012
4
5

23
Khoa Kế tốn Tài chính


Giáo trình Văn hóa Doanh nghiệp – Chương 1: Tổng quan về Văn hóa Doanh nghiệp

Khẩu hiệu Vietnam Airlines: “Reach further - Sải cảnh vươn cao”
Khẩu hiệu Vietjet Air: “EnJoy Plying ( Bay là thích ngay)!”
Khẩu hiệu AgriBank: “Mang phồn thịnh đến với khách hàng”.
Khẩu hiệu Biti’s “Nâng niu bàn chân Việt”.
Khẩu hiệu Mobifone “Mọi lúc, mọi nơi”.
Ấn phẩm điển hình

Những ấn phẩm điển hình là một số tư liệu chính thức có thể giúp những
người hữu quan có thể nhận thấy được rõ hơn về cấu trúc văn hóa của một tổ
chức. Chúng có thể là bản tuyên bố sứ mệnh, báo cáo thường niên, tài liệu
giới thiệu về tổ chức, công ty, sổ vàng truyền thống, ấn phẩm định kỳ hay đặc
biệt, tài liệu quảng cáo giới thiệu sản phẩm, các tài liệu, hồ sơ hướng dẫn sử
dụng, bảo hành... vv.

Minh họa ấn phẩm điển hình
24
Khoa Kế tốn Tài chính


Giáo trình Văn hóa Doanh nghiệp – Chương 1: Tổng quan về Văn hóa Doanh nghiệp

Những tài liệu này có thể giúp làm rõ mục tiêu của tổ chức, phương
châm hành động, niềm tin và giá trị chủ đạo, triết lý quản lý, thái độ đối với
lao động, công ty, người tiêu dùng, xã hội. Chúng cũng giúp những người
nghiên cứu, so sánh, đối chiếu sự đồng nhất giữa những biện pháp được áp
dụng với những triết lý đươc tổ chức tôn trọng. Đối với những đối tượng hữu
quan bên ngồi, đây chính là những căn cứ để xác định tính khả thi và hiệu
lực của văn hóa cơng ty; đối với những người hữu quan bên trong, đây là
những căn cứ để nhận biết và thực thi văn hóa công ty.
Các đối tượng hữu quan của doanh nghiệp
Các đối tượng hữu quan là những người có ảnh hưởng trực tiếp hoặc
gián tiếp đối với quá trình sản xuất kinh doanh một của doanh nghiệp.
Khách hàng: là những người có nhu cầu về các sản phẩm, dịch vụ. Do
khả năng tự cung, tự cấp sản phẩm, dịch vụ rất hạn chế hoặc khơng có, họ
cần đến người cung cấp, đó là doanh nghiệp và sẵn sàng trả giá xứng đáng
cho việc giúp họ thỏa mãn những mong muốn. Đối với khách hàng, mối
quan tâm hàng đầu là sự thỏa mãn một cách thuận lợi, an tồn và ít tốn kém

nhất. Một khi những mong muốn này không đạt được, phản ứng của họ là
từ chối, tẩy chay hoặc chuyển sang tiêu dùng các sản phẩm, dịch vụ khác.
Người lao động: là những người tham gia vào “chuỗi giá trị”.
Chủ đầu tư: là người giúp doanh nghiệp bằng cách ứng ra số tiền (vốn)
ban đầu cần thiết cho việc thiết lập hệ thống sản xuất, xây dựng cơ sở vật
chất, duy trì cơng việc kinh doanh cho đến khi có “dịng tiền” hoặc để mở
rộng, phát triển sản xuất. Họ sẵn sàng chờ đợi và chia sẻ những may rủi
trong hoạt động sản xuất kinh doanh của doanh nghiệp.
Cung ứng (đối tác): là những tổ chức, doanh nghiệp khác được doanh
nghiệp lựa chọn là đối tác để cung cấp những phương tiện (máy mọc, thiết
bị công nghệ), yếu tố sản xuất (ngun vật liêu...) nhằm tạo mơi trường và
25
Khoa Kế tốn Tài chính


×