Tải bản đầy đủ (.doc) (14 trang)

Một số biện pháp giúp học sinh lớp 5 phân biệt từ đồng âm và từ nhiều nghĩa

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (624.7 KB, 14 trang )

1. MỞ ĐẦU
1.1. Lí do chọn đề tài
Tiếng Việt có vai trị quan trọng giúp học sinh có kĩ năng giao tiếp tốt và việc
dùng từ đúng nghĩa giúp ta giữ gìn sự trong sáng của tiếng Việt. Trong các giờ
học Tiếng Việt nhà trường cung cấp cho các em những tri thức khoa học về ngơn
ngữ. Đó là phương tiện giúp các em trau dồi và phát triển ngôn ngữ, sử dụng
thành thạo tiếng mẹ đẻ trong hoạt động giao tiếp hàng ngày qua đó rèn luyện
cho học sinh các kĩ năng nghe, nói, đọc, viết Tiếng Việt. Ngơn ngữ tiếng Việt có
nhiều khía cạnh khó mà một trong những nội dung khó đó là nghĩa của từ. Và để
làm tốt được điều đó thì một việc quan trọng cần thiết mà chúng ta cần làm là
dạy cho học sinh hiểu được nghĩa của từ.
Trong chương trình mơn Tiếng Việt lớp 5, nội dung nghĩa của từ được tập
trung biên soạn có hệ thống trong phần Luyện từ và câu, trong đó từ đồng âm và
từ nhiều nghĩa là các loại từ quan trọng. Việc học sinh nhận diện hai loại từ này
rất khó khăn, hay nhầm lẫn, đặc biệt là những từ xuất hiện trong văn cảnh. Trăn
trở về vấn đề này, qua nhiều năm dạy lớp 5, tôi đã rút ra một số kinh nghiệm về
cách hướng dẫn học sinh phân biệt từ đồng âm với từ nhiều nghĩa. Vì thế, tơi đã
chọn: “Một số biện pháp giúp học sinh lớp 5 phân biệt từ đồng âm và từ
nhiều nghĩa”
1.2. Mục đích nghiên cứu
Trên cơ sở điều tra thực trạng về chất lượng dạy và học phân môn Luyện từ
và câu lớp 5 phần từ đồng âm, nhiều nghĩa, từ đó đề xuất một số biện pháp giúp
học sinh học tốt hơn phần từ đồng âm, nhiều nghĩa của lớp 5 trong trường Tiểu
học.
1.3. Đối tượng nghiên cứu
- Đối tượng: Học sinh lớp 5 trường Tiểu học
- Nội dung: Xây dựng và triển khai một số biện pháp nhằm dạy tốt phần từ
đồng âm, nhiều nghĩa của lớp 5.
- Thời gian: Trong 2 năm học: 2019-2020 và 2020-2021.
1.4. Phương pháp nghiên cứu:
- Đọc, phân tích các tài liệu có liên quan đến phương pháp dạy phần từ


đồng âm, nhiều nghĩa cho học sinh lớp 5.
- Phương pháp điều tra chất lượng học tập phần từ đồng âm, nhiều nghĩa
của học sinh lớp 5 trong nhà trường.
- Phương pháp đàm thoại.
- Phương pháp quan sát hoạt động dạy và học của giáo viên và học sinh
trên lớp.
- Phương pháp lấy ý kiến của đồng nghiệp, của chuyên gia.
- Phương pháp thực nghiệm. Phương pháp thống kê toán học.
2. NỘI DUNG SÁNG KIẾN
2.1. Cơ sở lý luận:
Về khái niệm:
2.1.1 Khái niệm từ Đồng âm
1


Từ đồng âm là những từ có hình thức ngữ âm ngẫu nhiên giống nhau nhưng
nghĩa hoàn toàn khác nhau. Do đó, các từ đồng âm khơng bị chi phối bởi các
quy luật ngữ nghĩa của ngôn ngữ.
Hiện tượng đồng âm là hiện tượng mang tính phổ quát xuất hiện trong nhiều
ngơn ngữ trên thế giới.
Ví dụ: Hình thức ngữ âm đá trong hai văn cảnh dưới đây là những từ đồng âm:
- Đá vẫn trơ gan cùng tuế nguyệt
- Trăng trịn như quả bóng
Bạn nào đá lên trời.
Một ví dụ khác, hai từ đường trong những dòng thơ dưới đây của Tố Hữu cũng
là hai từ đồng âm:
- Đường ta rộng thênh thang tám thước
- Em ạ, Cu-ba ngọt lịm đường
Mía xanh đồng bãi, biếc đồi nương.
2.1.2 Khái niệm nghĩa gốc - nghĩa chuyển của từ nhiều nghĩa

- Nghĩa gốc: Là nghĩa cơ bản, là nền tảng cho sự phát triển nghĩa của từ.
Trong từ điển, nghĩa gốc được nói đến đầu tiên.
- Nghĩa chuyển: Là loại nghĩa được hình thành từ nghĩa gốc, có mối quan hệ
mật thiết với nghĩa gốc. Trong từ điển, nghĩa chuyển được nói đến sau nghĩa
gốc.
Nghĩa gốc là nghĩa vốn có của từ ngay từ khi xuất hiện, từ đó làm nảy sinh ra
nghĩa khác. Nghĩa được nảy sinh ra từ một nghĩa nào đó được gọi là nghĩa
chuyển.
Ví dụ: Từ “răng” dùng để chỉ bộ phận cơ thể người hoặc động vật thì đây là
nghĩa gốc (răng người, răng chuột, sún răng, mọc răng…)
Từ “răng” dùng để chỉ bộ phận giống với răng người ở một số đồ vật thì đó là
nghĩa chuyển (răng bừa, răng lược…)
Về quy luật chuyển nghĩa của từ:
* Quy luật nhận thức của con người:
Quá trình nhận thức của con người bao gồm hai mặt: cảm tính và lý tính.
Trong đó nhận thức cảm tính là nhận thức đầu tiên. Điều này có nghĩa là tư duy
của con người bao giờ cũng đi từ cụ thể, trực quan, cảm tính đến trừu tượng lý
tính. Dựa vào quy luật trên, ta có thể rút ra thủ pháp nhận diện, phân biệt nghĩa
gốc và nghĩa chuyển của một từ như sau: Trong 2 nghĩa của từ, nếu nghĩa nào cụ
thể hơn (tức là với nghĩa này, từ chỉ có hiện tượng trực quan cảm tính) thì đó là
nghĩa gốc. Nghĩa nào có tính chất trừu tượng hơn (chỉ hiện tượng trừu tượng
thuộc nhận thức lý tính), thì đó là nghĩa chuyển.
Ví dụ: Nghĩa của từ “chín” khi nói về quả, hạt là nghĩa chính, cịn khi nói về sự
suy nghĩ của con người thì đó là nghĩa chuyển.
* Quy luật chuyển nghĩa của từ:
Tất cả các sự chuyển nghĩa có tính chất ẩn dụ trong ngơn ngữ đều xuất phát từ
những thuộc tính của con người và từ hiện thực gần gũi nhất đối với con người
đến toàn bộ thế giới còn lại. Dựa vào quy luật này, ta có thể thấy: Trong 2 ý
nghĩa của một từ, nghĩa nào nói đến bản thân con người, động vật hoặc nói về
các hành động, tính chất của con người thì thường là nghĩa có trước (nghĩa gốc)

2


cịn nghĩa nói về các hiện tượng khác cịn lại thường là nghĩa chuyển.
Ví dụ: “răng” trong răng người, răng chuột là nghĩa chính.
“răng” trong răng bừa, răng cào là nghĩa chuyển.
2.2. Thực trạng vấn đề trước khi áp dụng biện pháp
2.2.1. Những khó khăn mà học sinh thường gặp phải
- Khó khăn trong việc giải nghĩa từ: thiếu chính xác, lúng túng, lủng củng.
- Phân biệt từ đồng âm, từ nhiều nghĩa cịn mơ hồ, định tính.
- Vì ảnh hưởng của phương ngữ nên có nhiều học sinh phát âm chưa
chuẩn dẫn đến phân biệt loại từ chưa chính xác.
- Khả năng đọc hiểu của học sinh còn hạn chế, không hiểu được nghĩa của
từ trong văn cảnh.
2.2.2. Thực trạng SGK về nội dung từ đồng âm, từ nhiều nghĩa ở lớp 5:
* Từ đồng âm: Từ đồng âm được dạy trong 1 tiết ở tuần 5, các em được học
khái niệm về từ đồng âm. Các bài tập về từ đồng âm chủ yếu giúp học sinh phân
biệt nghĩa các từ đồng âm, đặt câu phân biệt các từ đồng âm.
* Từ nhiều nghĩa: Từ nhiều nghĩa được dạy trong 3 tiết ở tuần 7 và tuần 8.
Học sinh được học khái niệm về từ nhiều nghĩa. Các bài tập chủ yếu là phân biệt
các từ mang nghĩa gốc và nghĩa chuyển, đặt câu phân biệt nghĩa, nêu các nét
nghĩa khác nhau của một từ.
Dạng bài tập về phân biệt từ đồng âm, từ nhiều nghĩa có nhưng ít.
2.2.3. Thực trạng của việc dạy và học từ đồng âm, từ nhiều nghĩa
* Việc dạy từ đồng âm, từ nhiều nghĩa của giáo viên:
Trong quá trình dạy học các bài học này, mỗi giáo viên đều làm đúng vai trò
hướng dẫn, tổ chức cho học sinh. Tuy nhiên, do thời lượng 1 tiết học có hạn nên
giáo viên chưa lồng ghép, liên hệ, phân biệt từ đồng âm và từ nhiều nghĩa trong
các bài học. Do đó, sau mỗi bài học sinh chỉ nắm được kiến thức về nội dung
học một cách tách bạch. Đôi khi giảng dạy nội dung này, giáo viên cịn khó khăn

khi lấy thêm một số ví dụ cụ thể ngồi SGK để minh họa phân biệt từ đồng âm
và từ nhiều nghĩa.
* Về việc học từ đồng âm, từ nhiều nghĩa của học sinh:
Ban đầu, khi học từng bài về từ đồng âm, từ nhiều nghĩa thì phần đa các em
làm được bài, song khi làm các bài tập lồng ghép để phân biệt từ đồng âm, từ
nhiều nghĩa thì chất lượng bài làm chưa tốt.
* Kết quả của việc dạy và học phân biệt từ đồng âm, từ nhiều nghĩa ở
trường Tiểu học Hà Toại.
Học hết tuần 8 năm học 2019 - 2020, tôi ra đề khảo sát như sau:
Đề khảo sát
Thời gian: 40 phút
I. Trắc nghiệm khách quan:
Khoanh vào chữ cái có đáp án đúng trong mỗi bài sau:
Bài 1. Dòng nào dưới đây có từ nhiều nghĩa?
A. đàn gà mới nở - hoa nở- nở nụ cuời
B. vàng ươm - vàng hoe - vàng tươi
C. thơ thẩn - thơ ca - thơ ngây
Bài 2. Cặp từ nào dưới đây có từ đồng âm?
3


A. vỗ bờ - vỗ tay
B. vách đá - đá bóng
C. mắt cá - mắt lưới
D. lưng núi - đau lưng
II. Tự luận
Bài 3. Trong các từ in đậm dưới đây, những từ nào có quan hệ đồng âm, những
từ nào có quan hệ nhiều nghĩa với nhau?
Vàng:
- Giá vàng1 nước ta tăng đột biến.

- Tấm lịng vàng2.
- Ơng tơi mua một bộ vàng3 lưới để chuẩn bị cho vụ đánh bắt hải sản.
………………………………………………………………………………………………………………………
………………………………………………………………………………………………………………………

Câu 4. Với mỗi từ dưới đây, em hãy đăt câu có:
a) Cân (là danh từ, động từ, tính từ)
b) Xuân (là danh từ, tính từ)
* Từ cân ở ba câu đã đặt có quan hệ với nhau như thế nào? Từ xuân ở hai câu
đã đặt có quan hệ với nhau như thế nào?
Câu có từ cân là danh từ:.........................................................................................................................................
Câu có từ cân là động từ:.........................................................................................................................................
Câu có từ cân là tính từ:...........................................................................................................................................
* Từ cân ở ba câu đã đặt là từ: .........................................................................................................................................
Câu có từ xuân là danh từ: ..................................................................................................................................
Câu có từ xn là tính từ: .....................................................................................................................................
*Từ xuân ở hai câu đã đặt là từ: .....................................................................................................................
Kết quả khảo sát năm học 2019 - 2020
Phân biệt từ đồng
âm, từ nhiều
Sĩ số
Lớp
nghĩa
HS
SL
TL
SL
TL
SL
TL

5
23
18
78,3
16
69,6
15
65,2
Trước thực trạng trên, tôi suy nghĩ cần dạy như thế nào để học sinh nắm
vững mảng kiến thức này.
Nhận diện từ
đồng âm

Nhận diện từ
nhiều nghĩa

2.3. Biện pháp đã sử dụng để giải quyết vấn đề
Biện pháp 1. Hướng dẫn học sinh phân biệt từ đồng âm và từ nhiều
nghĩa bằng cách sử dụng tranh ảnh, vật thật để minh họa cho nghĩa của từ.
Trong quá trình dạy học các bài về từ đồng âm, từ nhiều nghĩa, giáo viên
cần sử dụng đồ dùng dạy học, tranh ảnh minh họa nhằm giúp học sinh dễ dàng
phân biệt nghĩa của từ.
Ví dụ: Phân biệt nghĩa của các từ đồng âm [1]
a. Cánh đồng, tượng đồng, một nghìn đồng
b. Hịn đá, đá bóng
c. Bé đau chân, lịng ta vẫn vững như kiềng ba chân

4



Cánh đồng
Tượng đồng
Một nghìn đồng
Học sinh dễ dàng nhận biết từ đồng trong ví dụ trên là từ đồng âm vì
chúng khơng liên quan gì với nhau về nghĩa.

Hịn đá
Đá bóng
Học sinh dễ dàng nhận biết từ đá trong ví dụ trên là từ đồng âm vì chúng
khơng liên quan gì với nhau về nghĩa, hơn nữa chúng lại khác nhau về từ loại.

Bé đau chân.
Lòng ta vẫn vững như kiềng ba chân.
Học sinh dễ dàng phân biệt được:
+ Bé đau chân: Từ nhiều nghĩa (nghĩa gốc) Chân: Bộ phận dưới cùng
của cơ thể người hay động vật, dùng để đi, đứng, chạy, nhảy,...
+Lòng ta vẫn vững như kiềng ba chân: Từ nhiều nghĩa (nghĩa chuyển)
Chân: Bộ phận dưới cùng của chiếc kiềng dùng để đỡ một số bộ phận khác.
Từ chân trong hai trường hợp trên đều có một nét nghĩa chung: chỉ bộ
phận dưới cùng.
Như vậy: Khi hướng dẫn các em phân biệt từ đồng âm, từ nhiều nghĩa thì
việc dùng tranh ảnh, vật thật minh họa có vai trò quan trọng và giúp học sinh dễ
dàng nhận biết nghĩa của từ.
5


Biện pháp 2. Hướng dẫn học sinh phân biệt từ đồng âm và từ nhiều
nghĩa bằng cách giải nghĩa từ và đặt từ vào văn cảnh để hiểu đúng nghĩa của
từ.
* Điều đặc biệt của từ đồng âm và từ nhiều nghĩa là phát âm giống nhau

(nói đọc giống nhau viết cũng giống nhau) nên để phân biệt được ta phải quan
tâm đến nghĩa của từ.
Ví dụ 1: Phân biệt nghĩa của từ đồng âm sau [1]
- Bát chè này nhiều đường nên rất ngọt.
- Các chú công nhân đang chữa đường dây điện thoại.
- Ngoài đường, mọi người đã đi lại nhộn nhịp.
đường(1) rất ngọt - đường(2) dây điện thoại - Ngoài đường, xe cộ đi lại tấp
nập(3)
đường(1), đường(2), đường(3) đều phát âm, viết giống nhau. Vậy mà đường(1)
với đường(2) và đường(3) lại có quan hệ đồng âm, cịn đường(2) với đường(3)
lại có quan hệ nhiều nghĩa.
Để có được kết luận trên đây, trước hết học sinh phải hiểu rõ nghĩa của các từ
đường(1), đường(2), đường(3) là gì?
đường(1): (đường rất ngọt): chỉ một chất có vị ngọt
đường(2): (đường dây điện thoại): chỉ dây dẫn, truyền điện thoại phục vụ
cho việc thơng tin liên lạc.
đường(3): (Ngồi đường(3), xe cộ đi lại nhộn nhịp.) chỉ lối đi cho các
phương tiện, người, động vật...
Tiếp đó học sinh căn cứ vào định nghĩa, khái niệm về từ đồng âm, từ nhiều
nghĩa để xác định mối quan hệ giữa các từ “đường”.
Xét nghĩa của 3 từ “đường” trên ta thấy:
Từ đường(1) với đường(2) và đường(3) có nghĩa hồn tồn khác nhau
khơng liên quan đến nhau nên đường(1) với đường(2) và đường(3) có quan hệ
đồng âm.
Từ đường(2) và từ đường(3) có mối quan hệ mật thiết về nghĩa trên cơ sở
của từ đường(3) chỉ lối đi, ta suy ra nghĩa của từ đường(2) (truyền đi) theo vệt
dài (dây dẫn). Như vậy từ đường(3) là nghĩa gốc, còn từ đường(2) là nghĩa
chuyển – kết luận từ đường(2) và từ đường(3) có quan hệ nhiều nghĩa với nhau.
Để có thể giải nghĩa chính xác các từ “đường” và có kết luận như trên, các
em phải có vốn từ phong phú, có vốn sống. Vì vậy trong dạy học tất cả các môn,

giáo viên luôn chú trọng trau dồi, tích lũy vốn từ cho học sinh, nhắc học sinh có
ý thức tích lũy cho mình vốn sống và động viên học sinh mỗi em nên có sổ tay
tiếng Việt, có thói quen sử dụng từ điển tiếng Việt.
Ví dụ 2:
Từ “chỉ” trong các trường hợp sau là từ đồng âm hay nhiều nghĩa ? [2]
a. Cái kim sợi chỉ - chiếu chỉ - chỉ đường - một chỉ vàng
- Ở câu hỏi này, giáo viên yêu cầu học sinh giải thích lí do lựa chọn để
khẳng định kiến thức và khả năng nhận diện, phân biệt từ đồng âm với từ nhiều
nghĩa bằng cách tra từ điển để hiểu được nghĩa của từ chỉ.
+ Cái kim sợi chỉ: chỉ: Đồ dùng kết hợp với kim để khâu vá.
6


+ Chiếu chỉ: chỉ: Quyết định bằng văn bản của vua.
+ Chỉ đường: chỉ: hướng dẫn lối đi.
+ Một chỉ vàng: chỉ: Đơn vị dùng để cân, đo.
- Sau khi học sinh trả lời tôi chốt lại từ “chỉ” trong mỗi trường hợp trên có
nghĩa khác nhau, khơng có quan hệ gì về nghĩa với nhau. Vì vậy từ “chỉ” trong
các trường hợp trên là từ đồng âm.
b. bò kéo xe – cua bò – hai bò gạo[2]
Tương tự như ví dụ a, để giải nghĩa một cách chính xác thì học sinh cần
tra từ điển để hiểu được nghĩa của từ bò
+ bò kéo xe: bò: con bò – một lồi động vật
+ cua bị: bị: hoạt động di chuyển thân thể
+ hai bò gạo: bò: Đơn vị đo lường
Ví dụ 3:
Từ vàng trong các câu sau là từ đồng âm hay từ nhiều nghĩa?
a) Giá vàng trong nước tăng đột biến.
b) Ánh Viên lá cô gái vàng của thể thao Việt Nam.
c) Chiếc lá vàng rơi xuống sân trường.

- Trước hết tìm hiểu nghĩa của từ vàng trong từng câu như sau:
+ vàng trong “Giá vàng trong nước tăng đột biến.” là chỉ kim loại quý có
màu vàng, dẻo, dễ uốn, dễ kéo thành sợi.
+ vàng trong “Ánh Viên lá cô gái vàng của thể thao Việt Nam.”: là một
người giỏi, có thành tích nổi bật về một môn thể thao, rất đáng quý.
+ vàng trong “Chiếc lá vàng rơi xuống sân trường.”: chỉ trạng thái của lá
cây ở giai đoạn chuẩn bị lìa cành.
- Như vậy, học sinh dễ dàng xác định được:
+ Từ vàng trong “Giá vàng trong nước tăng đột biến”/ “Ánh Viên lá cô
gái vàng của thể thao Việt Nam.”: là từ nhiều nghĩa (giá vàng: vàng mang nghĩa
gốc/ cô gái vàng: vàng mang nghĩa chuyển) vì chúng có liên quan về nghĩa: chỉ
sự quý giá.
+ Từ vàng ở câu a với từ vàng ở câu c là từ đồng âm. Vì nghĩa khác
+ Từ vàng ở câu b với từ vàng ở câu c là từ đồng âm. nhau hoàn toàn
* Lưu ý khi dạy về từ đồng âm:
- Do ảnh hưởng của phương ngữ các em phát âm chưa chuẩn nên nhận diện sai
về từ đồng âm.
Ví dụ: chanh – tranh; dán – rán…
- Trường hợp đặc biệt:
quốc – cuốc tuy phát âm giống nhau, cách viết khác nhau nhưng vẫn được coi
là từ đồng âm vì:
- Xét về nghĩa: quốc trong “Tổ quốc” chỉ đất nước có chủ quyền cịn cuốc trong
“cái cuốc”: một dụng cụ thường bằng sắt dùng để xới đất.
- Xét về hình thức thì: Trong tiếng Việt âm c được ghi bằng 3 con chữ: c/k/q
phần này ta cũng đã được biết ở phần từ láy của lớp 4.
Như vậy: Khi hướng dẫn các em phân biệt từ đồng âm, từ nhiều nghĩa thì
việc sử dụng từ điển tiếng Việt và đặt từ vào văn cảnh để tìm hiểu nghĩa của từ
có vai trị quan trọng và giúp học sinh nhận biết được nghĩa của từ một cách
7



chính xác nhất.
Biện pháp 3. Dựa vào yếu tố từ loại để giúp học sinh phân biệt được
từ đồng âm và từ nhiều nghĩa
Đa phần từ đồng âm đều khác từ loại cịn từ nhiều nghĩa thì thường cùng
từ loại.
Biện pháp này thực ra ít khi tơi vận dụng bởi nếu học sinh đã hiểu đúng
nghĩa của từ, đã thuộc được, nhớ được thì khơng cần thiết phải dùng đến cách
dựa vào yếu tố từ loại. Tuy nhiên đối với một số học sinh tiếp thu chậm tơi có
thể kết hợp cả 3 biện pháp.
Ví dụ: Trong những từ in đậm sau đây, những từ nào là từ đồng âm, những từ
nào là từ nhiều nghĩa? [1]
c) Vạt
- Những vạt nương màu mật.
Lúa chín ngập lịng thung.
Nguyễn Đình Ảnh
- Chú Tư lấy dao vạt nhọn đầu chiếc
gậy tre.
- Những người Giáy, người Dao
Đi tìm măng, hái nấm

- Vạt trong vạt nương với vạt áo
cùng từ loại (danh từ) nên là từ
nhiều nghĩa.
- Vạt trong vạt nương và vạt áo
(danh từ ) với vạt trong vạt nhọn
đầu chiếc gậy (động từ) nên là từ
đồng âm.

Vạt áo chàm thấp thoáng

Nhuộm xanh cả nắng chiều.
Nguyễn Đình Ảnh
* Hiện tượng đồng âm cùng từ loại học sinh rất dễ nhầm lẫn với từ nhiều nghĩa.
Ví dụ:

- Ơng ngồi câu cá./ Đoạn văn này có 5 câu.[1]

- Lòng ta vẫn vững như kiềng ba chân./ Bé đau chân.
- Đôi mắt của bé mở to./ Quả na mở mắt.
Trong các trường hợp trên, những từ phát âm giống nhau nhưng cùng từ loại thì
phải vận dụng biện pháp giải nghĩa từ đồng thời xét xem các từ đó có mối quan
hệ về nghĩa hay khơng để tránh nhầm lẫn.
Vì vậy, khi gặp những từ có cùng vỏ âm thanh giống nhau thì học sinh
khơng được vội vàng kết luận ngay hiện tượng đồng âm hay nhiều nghĩa mà
phải suy nghĩ thật kĩ. Giải nghĩa chính xác các từ đó trong văn cảnh, tìm ra điểm
khác nhau hồn tồn hay giữa chúng có sự liên hệ với nhau về nghĩa để phân
biệt.
Trong một số bài tập bồi dưỡng học sinh năng khiếu, có một số trường
hợp giống nhau về âm thanh nhưng khó phân biệt hiện tượng đồng âm hay nhiều
nghĩa.
VD: Các từ trong mỗi nhóm dưới đây có quan hệ như thế nào? [1]
8


a) Đánh cờ, đánh giặc, đánh trống
b) Trong veo, trong vắt, trong xanh
c) Thi đậu, xôi đậu, chim đậu trên cành
Xét về từ loại thì nhóm c các từ “đậu” có quan hệ đồng âm với nhau vì
đậu trong “thi đậu” là tính từ (đỗ, trúng tuyển) “đậu” trong “xơi đậu” là danh từ
(chỉ một loại hạt làm lương thực, thức ăn), “đậu” trong “chim đậu trên cành” là

động từ (đứng yên một chỗ trong một thời gian nhất định).
ở nhóm a, các từ “đánh” đều là động từ nhưng xét về nghĩa các từ “đánh
cờ” (một trò chơi), “đánh giặc” (chiến đấu với kẻ thù bằng nhiều cách) và “đánh
trống” (dùng dùi hoặc tay tác động vào mặt trống cho phát ra âm thanh) thì
nghĩa của chúng có liên quan đến nhau, đều tác động đến một sự vật khác, làm
cho sự vật đó có sự thay đổi, vì vậy các từ “đánh” ở nhóm a có quan hệ nhiều
nghĩa.
Tuy nhiên các từ “trong” ở nhóm b cũng là các từ có cùng từ loại (tính từ).
Nhưng chúng lại có quan hệ đồng nghĩa với nhau vì nghĩa của chúng hồn tồn
giống nhau.
Trong q trình dạy bồi dưỡng học sinh năng khiếu để giúp học sinh làm
tốt các bài tập như trên, giáo viên yêu cầu các em luôn nắm chắc nghĩa của từ,
suy xét kĩ lưỡng, không được bộp chộp, ngộ nhận hay mới chỉ hiểu nghĩa mang
máng hoặc mới nhìn thấy sự khác nhau về từ loại mà đã vội kết luận mối quan
hệ giữa các từ đã cho.
Biện pháp 4. Tìm ra dấu hiệu chung nhất để phân biệt từ đồng âm và
từ nhiều nghĩa
Sau các bài học về từ đồng âm và từ nhiều nghĩa cùng với các bài luyện
tập, tôi giúp học sinh rút ra so sánh như sau:
* Giống nhau: Từ đồng âm, từ nhiều nghĩa đều là những từ có cùng hình
thức ngữ âm (đọc, nói, viết giống nhau.)
* Khác nhau:
Từ đồng âm
Từ nhiều nghĩa
- Các nghĩa hoàn toàn khác biệt nhau - Các nghĩa có mối liên quan với
khơng có bất cứ mối liên hệ gì.
nhau.
- Khơng thể thay thế được vì mỗi từ đồng - Có thể thay thế từ nhiều nghĩa
âm bản thân nó ln mang nghĩa gốc.
trong nghĩa chuyển bằng một từ

khác.
- Thường khác nhau về từ loại (đây là hiện - Thường cùng từ loại (đây là hiện
tượng chuyển nghĩa của từ loại) có trường tượng chuyển nghĩa của từ).
hợp cùng từ loại nhưng rất ít (gặp trường
hợp này cần dựa vào nghĩa để phân biệt
mối quan hệ của chúng).
Biện pháp 5. Hướng dẫn học sinh phân biệt từ đồng âm và từ nhiều
nghĩa bằng cách thành lập bảng những từ đồng âm, từ nhiều nghĩa để mở rộng
vốn từ cho học sinh.
Ngoài các biện pháp trên tôi thành lập các thẻ từ đồng âm, từ nhiều
nghĩa thơng dụng đính lên góc Tiếng Việt của lớp để giới thiệu cho các em.
9


Như vậy: Việc thành lập các thẻ về từ đồng âm, từ nhiều nghĩa thơng
dụng đính lên góc Tiếng Việt góp phần mở rộng vốn từ cho các em.
Biện pháp 6. Hướng dẫn học sinh phân biệt từ đồng âm và từ nhiều nghĩa
bằng cách thường xuyên đưa những câu văn, đoạn văn, bài đọc có chứa từ đồng
âm, nhiều nghĩa trong các buổi sinh hoạt ngoại khóa.
Ví dụ 1a: Giải câu đố sau và cho biết trong hai sự vật đó có chứa từ đồng âm
hay từ nhiều nghĩa: [1]
Hai cây cùng có một tên
Cây xịe mặt nước, cây trên chiến trường
Cây này bảo vệ quê hương
Cây kia hoa nở soi gương mặt hồ.
(Là cây gì ?)
Học sinh tìm được là cây hoa súng và khẩu súng, trong hai sự vật này súng
là từ đồng âm.
Ví dụ 1b: Giải câu đố sau và cho biết từ chín trong câu đố là từ đồng âm hay
từ nhiều nghĩa: [1]

Trùng trục như con chó thui
Chín mắt, chín mũi, chín đi, chín đầu.
(Là con gì?)
10


Học sinh giải được câu đố là con chó thui và từ chín trong câu đố là từ đồng
âm.
Ví dụ 2: Tìm từ đồng âm trong đoạn văn sau:
Tơi và Dương là đôi bạn thân. Dương hát rất hay trái lại tơi hát khơng hay lắm
nên ít hát. Dương động viên tôi: “hát hay không bằng hay hát’’. Nhờ sự cổ vũ của
Dương, tôi đã mạnh dạn hát trước lớp. Đó là sự thay đổi lớn của tơi.
Sau khi đọc, phân tích, học sinh tìm được từ đồng âm là từ “hay”
+ Hát hay: “hay” chỉ lời khen
+ Hay hát: “hay” chỉ việc làm thường xuyên
Ví dụ 3: Em hiểu nghĩa của từ “lợi” trong bài ca dao sau thế nào: [2]
Bà già đi chợ Cầu Đơng
Bói xem một quẻ , lấy chồng lợi(1) chăng ?
Thầy bói gieo quẻ nói rằng
(2)
Lợi thì có lợi(3) nhưng răng khơng cịn.
Sau khi cho học sinh đọc bài ca dao trên, tôi cho các em tìm hiểu nghĩa của
từng từ “lợi”. Các em phát biểu sôi nổi với nhiều ý kiến khác nhau, đa số các em đều
hiểu đúng nghĩa của mỗi từ “lợi” và một số em học sinh năng khiếu còn hiểu được
dụng ý của tác giả.
Tôi kết luận như sau: Lợi (1): Thuận lợi, lợi lộc.
Lợi (2), (3): phần thịt bao quanh chân răng (chỉ răng lợi)
Bài ca dao đã sử dụng hiện tượng đồng âm để chơi chữ, tạo cách hiểu bất ngờ
thú vị, hóm hỉnh cuốn hút người đọc.
2.4. Hiệu quả của biện pháp đối với yêu cầu nâng cao chất lượng công

tác giảng dạy, phù hợp với đối tượng học sinh, thực tiễn nhà trường, địa
phương.
Sau khi học sinh được học về Từ đồng âm và Từ nhiều nghĩa, được củng cố
lại kiến thức đó qua nhiều hoạt động như trên, tơi thấy kết quả có nhiều khả
quan, đặc biệt nhiều học sinh hứng thú học tập hơn trước, khơng cịn bỡ ngỡ,
đốn mị khi tìm từ đồng âm, từ nhiều nghĩa nữa.
Học hết tuần 8 (năm học 2020 - 2021), tôi ra đề khảo sát như của năm học
2019 - 2020.
Kết quả khảo sát năm học 2020 - 2021
Phân biệt từ đồng
Nhận diện từ
Nhận diện từ
âm, từ nhiều
Sĩ số
đồng âm
nhiều nghĩa
Lớp
nghĩa
HS
SL
TL
SL
TL
SL
TL
5
24
24
100
23

95,8
23
95,8
Như vậy: Những kết quả cho thấy “Một số biện pháp hướng dẫn học sinh
lớp 5 phân biệt từ đồng âm và từ nhiều nghĩa” đã mang lại hiệu quả ở đơn vị tôi
công tác.
3. KẾT LUẬN VÀ KIẾN NGHỊ
3.1 Kết luận
Dạy các nội dung về nghĩa của từ thực sự không đơn giản, nhất là phân biệt từ
đồng âm với từ nhiều nghĩa. Trong quá trình giảng dạy, tổ chức cho học sinh
11


nắm kiến thức, bản thân tôi cũng đã cố gắng nghiên cứu tìm tịi, học hỏi và lựa
chọn sao cho học sinh nắm kiến thức mới và vận dụng trong học tập cũng như
trong cuộc sống một cách hiệu quả.
Sự phát triển trí tuệ theo từng mức độ cho học sinh ngay từ bậc Tiểu học là
trách nhiệm của nhà trường, là đòi hỏi của xã hội, là nỗi mong mỏi của các bậc
phụ huynh và cũng là ước muốn của bản thân các em học sinh. Vậy để thực hiện
được điều đó giáo viên cần:
Nắm vững kiến thức về từ đồng âm, từ nhiều nghĩa và phương pháp dạy từ
đồng âm, từ nhiều nghĩa.
Lường trước những sai sót học sinh có thể gặp phải từ đó đưa ra hệ thống
bài tập giúp các em khắc phục.
Chủ động, sáng tạo, tổ chức linh hoạt các phương pháp và hình thức dạy
học hướng tới dạy học theo hướng phát triển năng lực học sinh từ đó tạo động
cơ và hứng thú học tập cho học sinh.
3.2 Kiến nghị
Để giúp học sinh hứng thú hơn, học tốt hơn trong bộ môn Tiếng Việt nói
chung và phần Từ ngữ nói riêng, tơi xin đưa ra ý kiến đề xuất sau:

- Nhà trường có kế hoạch thành lập Câu lạc bộ Em yêu Tiếng Việt để tạo cơ
hội cho các em giao tiếp, củng cố và mở rộng vốn từ, phát triển vốn từ để sử
dụng có hiệu quả trong học tập, tạo sự hứng thú say mê học, hiểu tiếng mẹ đẻ.
- Thường xuyên tổ chức các cuộc thi tìm từ, nêu nghĩa của từ dưới các hình
thức như hái hoa dân chủ, thả thơ, hội vui học tập trong các buổi sinh hoạt lớp,
sinh hoạt tập thể để các em được vận dụng, trau dồi các kiến thức đã học đồng
thời mở rộng thêm vốn từ của mình.
- Bản thân mỗi giáo viên phải biết tích lũy cho mình những kiến thức từ đơn
giản đến chuyên sâu về từ, trau dồi vốn từ phong phú, học hỏi các biện pháp dạy
học có hiệu quả của đồng nghiệp. Để ý những hiện tượng về từ đồng âm nhiều
nghĩa trong đời sống hàng ngày để có thêm tư liệu dạy học.
Trên đây là tồn bộ những biện pháp mà tôi đã áp dụng tại đơn vị cơng tác.
Với những gì xuất phát từ nhận thức của bản thân và từ thực tế tôi đã triển khai
và mang lại hiệu quả.
Với một số những kinh nghiệm nhỏ này, tơi rất mong được sự góp ý của hội
đồng khoa học cũng như tất cả các đồng nghiệp để SKKN đảm bảo tính khoa
học, hiệu quả và thiết thực hơn.
Tôi xin chân thành cảm ơn !
XÁC NHẬN CỦA THỦ TRƯỞNG ĐƠN VỊ
Lĩnh Toại, ngày 6 tháng 3 năm 2021
Tơi xin cam đoan đây là SKKN của
mình viết, không sao chép nội dung
của người khác.
Người viết
Nguyễn Thị Hương
12


TÀI LIỆU THAM KHẢO
1. Sách Tiếng Việt 5 - Tập 1 [1]

2. Sách nâng cao Tiếng Việt 5 [2]

13


14



×