ỦY BAN NHÂN DÂN THÀNH PHỐ HỒ CHÍ MINH
TRƯỜNG CAO ĐẲNG KINH TẾ KỸ THUẬT
THÀNH PHỐ HỒ CHÍ MINH
GIÁO TRÌNH
MƠN HỌC: KINH TẾ VĨ MƠ
NGÀNH: KẾ TỐN, TÀI CHÍNH NGÂN HÀNG
VÀ TÀI CHÍNH DOANH NGHIỆP
TRÌNH ĐỘ: CAO ĐẲNG
Thành phố Hồ Chí Minh, năm 2020
ỦY BAN NHÂN DÂN THÀNH PHỐ HỒ CHÍ MINH
TRƯỜNG CAO ĐẲNG KINH TẾ KỸ THUẬT
THÀNH PHỐ HỒ CHÍ MINH
GIÁO TRÌNH
MƠN HỌC: KINH TẾ VĨ MƠ
NGÀNH: KẾ TỐN, TÀI CHÍNH NGÂN HÀNG
VÀ TÀI CHÍNH DOANH NGHIỆP
TRÌNH ĐỘ: CAO ĐẲNG
THƠNG TIN CHỦ NHIỆM ĐỀ TÀI
Họ tên: Lâm Ánh Nguyệt
Học vị: Thạc sỹ
Đơn vị: Khoa Kế tốn Tài chính
Email:
TRƯỞNG KHOA
TỔ TRƯỞNG
BỘ MƠN
CHỦ NHIỆM
ĐỀ TÀI
HIỆU TRƯỞNG
DUYỆT
Thành phố Hồ Chí Minh, năm 20……
2
TUYÊN BỐ BẢN QUYỀN
Tài liệu này thuộc loại sách giáo trình nên các nguồn thơng tin có thể được phép
dùng nguyên bản hoặc trích dùng cho các mục đích về đào tạo và tham khảo.
Mọi mục đích khác mang tính lệch lạc hoặc sử dụng với mục đích kinh doanh thiếu
lành mạnh sẽ bị nghiêm cấm.
3
LỜI GIỚI THIỆU
Kinh tế vĩ mô là môn học cơ sở, là nền tảng cho sinh viên các ngành Kinh tế nói chung
qua đó tạo cơ sở để tiếp tục nghiên cứu mơn học liên quan như kế tốn doanh nghiệp, thẩm
định dự án, thẩm định tín dụng, tài chính doanh nghiệp…các môn học nghiệp vụ liên quan
đến ngành kế tốn, tài chính và ngân hàng.
Giáo trình Kinh tế vĩ mơ được tóm tắt lại các nội dung cơ bản theo chương trình mơn
học bậc Cao đẳng; là tài liệu cần thiết cho sinh viên ngành kế tốn, tài chính ngân hàng,
tài chính doanh nghiệp đáp ứng chương trình giảng dạy và mục tiêu đào tạo của Trường
Cao đẳng Kinh tế kỹ thuật Thành phố Hồ Chí Minh.
Giáo trình Kinh tế vĩ mơ Bậc cao đẳng ngành kế tốn, tài chính ngân hàng, tài chính
doanh nghiệp gồm 9 chương:
Chương 1: Khái quát về kinh tế vĩ mô
Chương 2: Đo lường sản lượng và mức giá chung của nền kinh tế
Chương 3: Xác định sản lượng cân bằng
Chương 4: Chính sách tài khóa và chính sách ngoại thương
Chương 5: Tiền tệ, ngân hàng và chính sách tiền tệ
Chương 6: Hỗn hợp chính sách tài khóa và chính sách tiền tệ
Chương 7: Mơ hình tổng cung – tổng cầu theo giá
Chương 8: Lạm phát và thất nghiệp
Chương 9: Phân tích kinh tế vĩ mơ trong nền kinh tế mở
Ở mỗi chương ngồi nội dung lý thuyết, cịn có hệ thống bài tập để người học củng cố
lý thuyết và rèn luyện kỹ năng giải quyết bài tập, các tình huống. Nội dung kiến thức cơ
bản đã được tác giả cập nhật theo các quy định hiện hành của Nhà nước cũng như thực tế
diễn ra trong nước và quốc tế.
Mặc dù rất cố gắng, tuy nhiên giáo trình khó tránh khỏi những thiếu sót về nội dung và
hình thức. Rất mong nhận được những ý kiến đóng góp của quý bạn đọc để Giáo trình này
được hồn thiện hơn trong q trình sử dụng.
Thành phố Hồ Chí Minh, tháng ……. năm ……
Chủ biên: Lâm Ánh Nguyệt
MỤC LỤC
Chương 1: KHÁI QUÁT VỀ KINH TẾ VĨ MÔ ............................................................... 13
1.1. Kinh tế học.................................................................................................................. 13
1.1.1. Khái niệm ................................................................................................................ 13
1.1.2. Kinh tế học vi mô và kinh tế vĩ mô ......................................................................... 13
1.1.3. Kinh tế học thực chứng và kinh tế học chuẩn tắc .................................................... 14
1.2. Mục tiêu và công cụ điều tiết vĩ mô ........................................................................... 15
1.2.1. Mục tiêu ................................................................................................................... 15
1.2.2. Cơng cụ .................................................................................................................... 16
1.2.2.1. Chính sách tài khóa .............................................................................................. 16
1.2.2.2. Chính sách tiền tệ ................................................................................................. 16
1.2.2.3. Chính sách thu nhập ............................................................................................. 16
1.2.2.4. Chính sách kinh tế đối ngoại ................................................................................ 17
1.3. Các vấn đề của kinh tế vĩ mô...................................................................................... 17
1.3.1. Lạm phát .................................................................................................................. 17
1.3.2. Thất nghiệp .............................................................................................................. 17
1.3.3. Chu kỳ kinh tế ......................................................................................................... 18
1.3.3.1. Các pha của chu kỳ kinh tế ................................................................................... 18
1.3.3.2. Ảnh hưởng của chu kỳ kinh tế.............................................................................. 19
1.4. Tổng cung và tổng cầu ............................................................................................... 19
1.4.1. Sản lượng tiềm năng và định luật Okun .................................................................. 19
1.4.1.1. Sản lượng tiềm năng ............................................................................................. 19
1.4.1.2. Định luật Okun ..................................................................................................... 20
1.4.2. Tổng cung (AS) ....................................................................................................... 21
1.4.2.1. Khái niệm tổng cung ............................................................................................ 21
1.4.2.2. Đường tổng cung .................................................................................................. 21
1.4.2.3. Sự dịch chuyển của đường tổng cung .................................................................. 22
1.4.3. Tổng cầu (AD) ......................................................................................................... 23
1.4.3.1. Khái niệm tổng cầu ............................................................................................... 23
1.4.3.2. Đường tổng cầu .................................................................................................... 23
5
1.4.3.3. Sự dịch chuyển của đường tổng cầu ..................................................................... 24
1.4.4. Sự cân bằng tổng cung – tổng cầu ........................................................................... 25
1.5. Câu hỏi củng cố: ......................................................................................................... 26
Chương 2: ĐO LƯỜNG SẢN LƯỢNG VÀ MỨC GIÁ CHUNG CỦA NỀN KINH TẾ 29
2.1. Một số vấn đề cơ bản .................................................................................................. 29
2.1.1. Các quan điểm về sản xuất ...................................................................................... 29
2.1.2. Hệ thống tài khoản quốc gia .................................................................................... 29
2.2. Tổng sản phẩm quốc nội (GDP) ................................................................................. 30
2.2.1. Khái niệm ................................................................................................................ 30
2.2.2. Dòng chu chuyển kinh tế ......................................................................................... 30
2.2.2.1. Mơ hình chu chuyển kinh tế đơn giản .................................................................. 30
2.2.2.2. Mơ hình chu chuyển kinh tế vĩ mơ trong thực tế ................................................. 31
2.2.3. Các phương pháp tính GDP..................................................................................... 33
2.2.3.1. Giá thị trường và giá yếu tố sản xuất.................................................................... 33
2.2.3.2. Các phương pháp xác định GDP danh nghĩa theo giá thị trường......................... 33
2.2.4. GDP danh nghĩa và GDP thực ................................................................................. 35
2.2.5. Tốc độ tăng trưởng kinh tế ...................................................................................... 35
2.3. Các chỉ tiêu khác ........................................................................................................ 36
2.3.1. Tổng sản phẩm quốc dân (GNP) ............................................................................. 36
2.3.2. Một số chỉ tiêu khác ................................................................................................ 37
2.3.2.1. Sản phẩm quốc nội ròng (Net Domestic Rroduct – NDP) ................................... 37
2.3.2.2. Sản phẩm quốc dân ròng (Net National Rroduct – NNP) .................................... 37
2.3.2.3. Thu nhập quốc dân (National Income – NI hay Y) .............................................. 38
2.3.2.4. Thu nhập cá nhân (Personal Income – PI) ........................................................... 38
2.3.2.5. Thu nhập khả dụng (Disposable Income – DI hay YD) ....................................... 38
2.4. Bài tập chương 2/Câu hỏi củng cố: ............................................................................ 38
Chương 3: XÁC ĐỊNH SẢN LƯỢNG CÂN BẰNG ....................................................... 42
3.1. Quan điểm của Keynes về sản lượng cân bằng .......................................................... 42
3.2. Các yếu tố của tổng cầu .............................................................................................. 42
3.2.1. Tiêu dùng ................................................................................................................. 42
6
3.2.2. Đầu tư tư nhân ......................................................................................................... 45
3.2.3. Ngân sách Chính phủ với các đại lượng T & G ...................................................... 46
3.2.4. Xuất nhập khẩu và cán cân thương mại .................................................................. 46
3.3. Xác định điểm cân bằng sản lượng quốc gia .............................................................. 48
3.3.1. Nền kinh tế đóng và khơng có Chính phủ ............................................................... 48
3.3.2. Nền kinh tế đóng, có Chính phủ .............................................................................. 51
3.3.3. Nền kinh tế mở ........................................................................................................ 53
3.4. Số nhân của tổng cầu .................................................................................................. 54
3.4.1. Định nghĩa và cơng thức tính số nhân ..................................................................... 54
3.4.2. Số nhân và nghịch lý của tiết kiệm .......................................................................... 55
3.5. Bài tập chương 3/Câu hỏi củng cố ............................................................................. 56
Chương 4: CHÍNH SÁCH TÀI KHĨA VÀ CHÍNH SÁCH NGOẠI THƯƠNG ............ 60
4.1. Phân tích mơ hình số nhân.......................................................................................... 60
4.1.1. Những điều cần lưu ý khi sử dụng số nhân của tổng cầu ........................................ 60
4.1.2. Các số nhân thành phần ........................................................................................... 61
4.1.3. Số nhân và ngân sách cân bằng ............................................................................... 61
4.2. Chính sách tài khóa .................................................................................................... 62
4.2.1. Cơng cụ của chính sách tài khóa ............................................................................. 62
4.2.2. Mục tiêu và ngun tắc thực hiện chính sách tài khóa ............................................ 62
4.2.3. Định lượng cho chính sách tài khóa ........................................................................ 63
4.2.4. Ngân sách Chính phủ và mục tiêu ổn định .............................................................. 64
4.2.5. Các nhân tố ổn định tự động .................................................................................... 65
4.3. Tác động của chính sách ngoại thương ...................................................................... 66
4.3.1. Chính sách gia tăng xuất khẩu ................................................................................. 66
4.3.2. Chính sách hạn chế nhập khẩu ................................................................................ 67
4.4. Bài tập chương 4 ......................................................................................................... 69
Chương 5: TIỀN TỆ, NGÂN HÀNG VÀ CHÍNH SÁCH TIỀN TỆ ................................ 70
5.1. Tiền tệ ......................................................................................................................... 70
5.1.1. Khái niệm ................................................................................................................ 70
5.1.2. Chức năng của tiền .................................................................................................. 70
7
5.1.3. Các hình thái của tiền .............................................................................................. 71
5.1.4. Khối lượng tiền ........................................................................................................ 72
5.2. Ngân hàng ................................................................................................................... 72
5.2.1. Quá trình phát triển của ngân hàng.......................................................................... 72
5.2.1.1. Lịch sử hình thành ................................................................................................ 72
5.2.1.2. Quá trình phát triển ............................................................................................... 73
5.2.2. Hệ thống ngân hàng hiện đại ................................................................................... 74
5.2.2.1. Ngân hàng trung ương .......................................................................................... 74
5.2.2.2. Ngân hàng trung gian ........................................................................................... 75
5.2.3. Hệ thống ngân hàng Việt Nam ................................................................................ 75
5.2.4. Kinh doanh và dự trữ của ngân hàng trung gian ..................................................... 76
5.3. Tiền ngân hàng và số nhân của tiền............................................................................ 77
5.3.1. Cách tạo tiền ngân hàng .......................................................................................... 77
5.3.2. Số nhân của tiền (KM) ............................................................................................ 79
5.4. Thị trường tiền tệ ........................................................................................................ 80
5.4.1. Cung tiền tệ (MS) .................................................................................................... 80
5.4.2. Cầu tiền tệ (MD) ...................................................................................................... 81
5.4.3. Sự cân bằng trên thị trường tiền tệ .......................................................................... 82
5.5. Chính sách tiền tệ ....................................................................................................... 84
5.5.1. Mục tiêu của chính sách tiền tệ ............................................................................... 84
5.5.2. Cơng cụ của chính sách tiền tệ ................................................................................ 84
5.5.2.1. Hoạt động thị trường mở ...................................................................................... 84
5.5.2.2. Tỷ lệ dự trữ bắt buộc ............................................................................................ 85
5.5.2.3. Lãi suất chiết khấu ................................................................................................ 85
5.5.3. Nguyên tắc hoạch định chính sách tiền tệ ............................................................... 86
5.5.4. Định lượng cho chính sách tiền tệ ........................................................................... 86
5.5.5. Những vấn đề khác .................................................................................................. 87
5.5.5.1. Tại sao người dân thích giữ tiền? ......................................................................... 87
5.5.5.2. Lãi suất với tiêu dùng, đầu tư và xuất khẩu.......................................................... 88
5.5.5.3. Lãi suất với tổng cầu ............................................................................................ 88
8
5.6. Bài tập chương 5/Câu hỏi củng cố ............................................................................. 89
Chương 6: HỖN HỢP CHÍNH SÁCH TÀI KHĨA VÀ CHÍNH SÁCH TIỀN TỆ (MƠ
HÌNH IS-LM) .................................................................................................................... 92
6.1. Thị trường hàng hóa và đường IS ............................................................................... 92
6.1.1. Khái niệm về đường IS ............................................................................................ 92
6.1.2. Cách hình thành đường IS ....................................................................................... 92
6.1.3. Phương trình đường IS ............................................................................................ 93
6.1.4. Sự dịch chuyển đường IS ........................................................................................ 94
6.2. Thị trường tiền tệ và đường LM ................................................................................. 95
6.2.1. Khái niệm về đường LM ......................................................................................... 95
6.2.2. Cách hình thành đường LM ..................................................................................... 95
6.2.3. Phương trình đường LM .......................................................................................... 96
6.2.4. Sự dịch chuyển đường LM ...................................................................................... 97
6.3. Tác động của các chính sách kinh tế vĩ mơ ................................................................ 98
6.3.1. Sự cân bằng trên thị trường hàng hóa và thị trường tiền tệ ..................................... 98
6.3.2. Tác động của chính sách tài khóa ............................................................................ 99
6.3.2.1. Chính sách tài khóa mở rộng .............................................................................. 100
6.3.2.2. Chính sách tài khóa thu hẹp................................................................................ 100
6.3.3. Tác động của chính sách tiền tệ ............................................................................. 101
6.3.3.1. Chính sách tiền tệ mở rộng ................................................................................. 101
6.3.3.2. Chính sách tiền tệ thu hẹp .................................................................................. 102
6.3.4. Tác động hỗn hợp của chính sách tài khóa và chính sách tiền tệ .......................... 102
6.4. Bài tập chương 6/Câu hỏi củng cố ........................................................................... 103
Chương 7: MƠ HÌNH TỔNG CUNG – TỔNG CẦU THEO GIÁ ................................. 105
7.1. Tiền lương thực và lượng cung tiền thực ................................................................. 105
7.2. Đường tổng cầu theo giá .......................................................................................... 105
7.2.1. Tác động của sự thay đổi giá cả đối với đường LM .............................................. 105
7.2.2. Sự hình thành đường tổng cầu (AD) ..................................................................... 106
7.2.3. Sự dịch chuyển đường AD .................................................................................... 107
7.2.4. Phương trình đường AD ........................................................................................ 108
9
7.3. Tổng cung ................................................................................................................. 109
7.3.1. Hàm sản xuất theo lao động .................................................................................. 109
7.3.2. Đường tổng cung ngắn hạn (SAS) ........................................................................ 110
7.3.3. Đường tổng cung dài hạn (LAS) ........................................................................... 111
7.3.4. Sự di chuyển và dịch chuyển đường tổng cung ngắn và dài hạn .......................... 111
7.3.5. Phương trình đường AS ......................................................................................... 113
7.4. Cân bằng tổng cung và tổng cầu............................................................................... 114
7.4.1. Cân bằng trong ngắn hạn ....................................................................................... 114
7.4.2. Cân bằng trong dài hạn .......................................................................................... 114
7.4.3. Tác động của chính sách ổn định hóa .................................................................... 115
7.4.4. Tranh luận về chính sách ổn định hóa ................................................................... 117
7.5. Bài tập chương 7/Câu hỏi củng cố ........................................................................... 118
Chương 8: LẠM PHÁT VÀ THẤT NGHIỆP................................................................. 120
8.1. Lạm phát ................................................................................................................... 120
8.1.1. Khái niệm .............................................................................................................. 120
8.1.2. Phân loại lạm phát ................................................................................................. 121
8.1.3. Cách tính tỷ lệ lạm phát ......................................................................................... 121
8.1.4. Nguyên nhân gây ra lạm phát ................................................................................ 122
8.1.4.1. Lạm phát cầu kéo................................................................................................ 122
8.1.4.2. Lạm phát chi phí đẩy .......................................................................................... 122
8.1.4.3. Lạm phát dự kiến ................................................................................................ 123
8.1.4.4. Lạm phát và tiền tệ ............................................................................................. 124
8.1.4.5. Lạm phát và lãi suất ............................................................................................ 125
8.1.5. Tác động của lạm phát ........................................................................................... 125
8.1.6. Biện pháp chống lạm phát ..................................................................................... 126
8.2. Thất nghiệp ............................................................................................................... 127
8.2.1. Đo lường thất nghiệp ............................................................................................. 127
8.2.2. Các dạng thất nghiệp ............................................................................................. 127
8.2.3. Tác hại của thất nghiệp .......................................................................................... 128
8.2.4. Biện pháp giảm tỷ lệ thất nghiệp ........................................................................... 128
10
8.2.4.1. Đối với thất nghiệp tự nhiên ............................................................................... 128
8.2.4.2. Đối với thất nghiệp chu kỳ ................................................................................. 129
8.3. Mối quan hệ giữa lạm phát và thất nghiệp ............................................................... 129
8.3.1. Đường cong Phillips ngắn hạn .............................................................................. 129
8.3.2. Đường cong Phillips dài hạn ................................................................................. 132
8.4. Bài tập chương 8/Câu hỏi củng cố ........................................................................... 132
Chương 9: PHÂN TÍCH KINH TẾ VĨ MƠ TRONG NỀN KINH TẾ MỞ .................... 135
9.1. Thị trường ngoại hối và cán cân thanh toán ............................................................. 135
9.1.1. Thị trường ngoại hối .............................................................................................. 135
9.1.1.1. Tỷ giá hối đoái .................................................................................................... 135
9.1.1.2. Cung và cầu về tiền trong các thị trường ngoại hối ........................................... 135
9.1.1.3. Các cơ chế tỷ giá ................................................................................................ 136
9.1.2. Cán cân thanh toán và tỷ giá hối đoái ................................................................... 137
9.1.3. Tỷ giá hối đoái và vấn đề đầu tư ........................................................................... 139
9.2. Các chính sách can thiệp vào tỷ giá hối đối ........................................................... 140
9.2.1. Chính sách phá giá tiền tệ (Y
9.2.2. Chính sách nâng giá tiền tệ .................................................................................... 141
9.3. Bài tập chương 9/Câu hỏi củng cố ........................................................................... 142
11
Kinh tế vĩ mơ
GIÁO TRÌNH MƠN HỌC
Tên mơn học: Kinh tế vĩ mơ
Mã mơn học: MH3104139
Vị trí, tính chất, ý nghĩa và vai trị của mơn học/mơ đun:
- Vị trí: Kinh tế vĩ mô là một môn cơ sở, môn học này được bố trí giảng dạy sau mơn
kinh tế vi mơ.
- Tính chất: Kinh tế vĩ mơ sẽ cung cấp kiến thức và phương pháp phân tích sự hoạt
động của nền kinh tế. Thông qua môn học, sinh viên sẽ nhận biết được các vấn đề của kinh
tế vĩ mô như lạm phát, thất nghiệp, chu kỳ kinh tế. Ngồi ra, sinh viên cũng biết được các
cơng cụ điều tiết kinh tế của Chính phủ, đó là các chính sách kinh tế: chính sách tài khóa,
chính sách tiền tệ, chính sách ngoại thương…và cách Chính phủ thực hiện các chính sách
để ổn định kinh tế.
Mục tiêu của mơn học/mơ đun:
- Về kiến thức:
+ Trình bày được các kiến thức cơ bản, có kỹ năng đánh giá và phân tích các sự kiện
kinh tế vĩ mơ.
+ Trình bày được các vấn đề của nền kinh tế như lạm phát, thất nghiệp, sản lượng
quốc gia.
+ Trình bày được các khái niệm tổng sản phẩm quốc gia, tổng sản phẩm quốc nội, biết
cách tính sản lượng quốc gia.
+ Trình bày được các chính sách như chính sách tài khóa, chính sách ngoại thương và
ảnh hưởng của các chúng đối với hoạt động kinh tế.
+ Trình bày được vai trị của ngân hàng trung ương và tác động của chính sách tiền tệ
đối với việc ổn định giá trị tiền tệ và ổn định kinh tế.
+ Trình bày được cách Chính phủ kết hợp các chính sách kinh tế để giải quyết các vấn
đề của kinh tế quốc gia.
- Về kỹ năng:
+ Tính được sản lượng cân bằng của nền kinh tế và hiểu ý nghĩa của điểm cân bằng.
+ Phân tích được thực trạng của nền kinh tế để có các kế hoạch kinh doanh phù hợp.
+ Phân tích ảnh hưởng của chính sách tiền tệ đến lãi suất và đầu tư, kinh doanh.
- Về năng lực tự chủ và trách nhiệm:
+ Người học tiếp nhận và nghiên cứu nội dung bài giảng, rèn luyện kỹ năng trình bày
tóm tắt nội dung chính trong từng chương.
+ Rèn luyện tư duy logic hình thành phương pháp học chủ động, nghiêm túc, nhớ lâu
về phương pháp tính tốn, cách xử lý tình huống từ các ví dụ, bài tập.
KHOA: KẾ TỐN – TÀI CHÍNH
12
Kinh tế vĩ mô
Chương 1: Khái quát về kinh tế vĩ mơ
Chương 1: KHÁI QT VỀ KINH TẾ VĨ MƠ
Giới thiệu:
Trong chương 1 bao gồm các nội dung: Khái niệm chung về kinh tế học, các vấn đề
cơ bản của kinh tế vĩ mô, khái quát về tổng cung – tổng cầu.
Mục tiêu:
Trình bày được các khái niệm, các mục tiêu, vấn đề của kinh tế vĩ mô và các cơng cụ
điều tiết vĩ mơ
Nội dung chính:
1.1. Kinh tế học
1.1.1. Khái niệm
Ở bất kỳ thời nào thì nguồn lực sản xuất của mỗi quốc gia như: nguồn tài nguyên thiên
nhiên (bao gồm đất đai, khống sản, rừng, sơng, biển...), nguồn lao động (bao gồm: số
lượng người lao động, trình độ chuyên môn và kinh nghiệm người lao động), nguồn vốn
(bao gồm số lượng máy móc thiết bị, nhà xưởng, nguyên vật liệu...), trình độ kỹ thuật sản
xuất...ln ln khán hiếm so với nhu cầu vô hạn của con người; nghĩa là với nguồn lực
sản xuất hiện có, khơng thể sản xuất đủ mọi thứ mà con người mong muốn.
Mặc dù các nguồn lực sản xuất đều khan hiếm, nhưng có nhiều cách phân bổ,nhiều
cách sử dụng nguồn lực khác nhau. Mỗi cách sử dụng nguồn lực sẽ tạo ra những khối lượng
hàng hóa và dịch vụ khác nhau, đem lại những thỏa mãn khác nhau cho con người chúng
ta.
Vấn đề đặt ra là trong nhiều cách sử dụng nguồn lực, phải lựa chọn cách sử dụng
nguồn lực nào là hợp lý nhất, hiệu quả nhất, nghĩa là sản xuất được nhiều hàng hóa và dịch
vụ nhất, thỏa mãn cao nhất nhu cầu cho xã hội. Và làm thế nào để nguồn lực sản xuất của
mỗi quốc gia ngày càng gia tăng, để ngày càng nâng cao khả năng sản xuất được nhiều
hàng hóa hơn, để ngày càng nâng cao mức sống của mọi công dân? Đây là những vấn đề
mà môn Kinh tế học sẽ nghiên cứu và giải quyết.
Kinh tế học là môn khoa học xã hội, nghiên cứu việc lựa chọn cách sử dụng hợp lý
các nguồn lực khan hiếm để sản xuất ra những hàng hóa dịch vụ, nhằm thỏa mãn cao nhất
nhu cầu cho mọi thành viên trong xã hội.
1.1.2. Kinh tế học vi mô và kinh tế vĩ mô
Dựa vào hành vi kinh tế, các Nhà Kinh tế phân kinh tế học theo hai mức độ phân tích
khác nhau: kinh tế học vi mơ và kinh tế học vĩ mơ.
KHOA: KẾ TỐN – TÀI CHÍNH
13
Kinh tế vĩ mô
Chương 1: Khái quát về kinh tế vĩ mô
Kinh tế vi mô nghiên cứu nền kinh tế ở giác độ chi tiết, riêng lẻ. Nó nghiên cứu cách
thức mà các hộ gia đình, các doanh nghiệp ra quyết định và tác động lẫn nhau trong một
thị trường sản phẩm hay dịch vụ nào đó, để lý giải sự hình thành và vận động của giá cả
sản phẩm trong mỗi dạng thị trường.
Những nhà nghiên cứu vi mô có thể nghiên cứu ảnh hưởng của việc áp dụng thuế thu
nhập cá nhân đối với mua bán, chuyển nhượng đất đai, nhà cửa đến giá đấ, giá nhà ở, đến
việc xây dựng nhà ở thành phố, ảnh hưởng của cạnh tranh quốc tế đến ngành sản xuất hàng
may mắc xuất khẩu.
Ví dụ: Khi phân tích về thị trường vải, nhà kinh tế học vi mô sẽ quan tâm đến những
vấn đề như: những yếu tố nào chi phối các quyết định của những người tiêu dùng vải? Nhu
cầu về vải của mỗi cá nhân và của cả thị trường được hình thành như thế nào và biến động
ra sao? Người sản xuất vải sẽ lựa chọn các quyết định như thế nào khi đối diện với các vấn
đề như: số lượng cơng nhân cần th? lượng máy móc, thiết bị, nguyên vật liệu cần đầu tư,
mua sắm? sản lượng vải nên sản xuất? Khi những người tiêu dùng và người sản xuất vải
tham gia và tương tác với nhau trên thị trường thì sản lượng và giá cả vải sẽ hình thành và
biến động như thế nào?
Kinh tế vĩ mô nghiên cứu nền kinh tế ở giác độ tổng thể, tồn bộ thơng qua các biến
số kinh tế như: Tổng sản phẩm quốc gia, tốc độ tăng trưởng kinh tế, tỷ lệ lạm phát, tỷ lệ
th6a1t nghiệp, cán cân thương mại... trên cơ sở đó đề ra các chính sách kinh tế nhằm ổn
định và thúc đẩy tăng trưởng kinh tế.
Những nhà nghiên cứu vĩ mơ có thể nghiên cứu ảnh hưởng của việc vay mượn của
chính phủ, sự thay đổi tỷ lệ thất nghiệp qua thời gian, hoặc những chính sách nhằm thúc
đẩy tăng trưởng kinh tế và nâng cao mức sống của người dân.
Kinh tế học vi mô và kinh tế học vĩ mô là hai bộ phận cấu thành quan trọng của mơn
kinh tế học, có mối quan hệ hữu cơ với nhau. Mối quan hệ này cho thấy rằng, trong thực
tiễn quản lý kinh tế, cần thiết phải giải quyết tốt các vấn đề kinh tế trên cả hai phương diện
vi mô và vĩ mô. Nếu chỉ tập trung vào những vấn đề vi mô như tối đa hóa lợi nhuận của
doanh nghiệp mà khơng có sự điều tiết của chính phủ, thì khơng thể có một nền kinh tế thực
sự phát triển ổn định, bình đẳng và cơng bằng.
1.1.3. Kinh tế học thực chứng và kinh tế học chuẩn tắc
Kinh tế học thực chứng là việc sử dụng các lý thuyết và mơ hình để mơ tả, giải thích
và dự báo các hiện tượng kinh tế đã, đang và sẽ xảy ra như thế nào. Nó mang tính khách
quan và khoa học.
Kinh tế học thực chứng đưa ra những nhận định như “Áp dụng hạn ngạch đối với dầu
lửa trong năm 2016 dẫn đến tăng giá nội địa và giảm sút những nguồn tài ngun thiên
KHOA: KẾ TỐN – TÀI CHÍNH
14
Kinh tế vĩ mô
Chương 1: Khái quát về kinh tế vĩ mô
nhiên nhanh hơn”. Những nhận định như vậy chỉ đơn giản là miêu tả tác động của chương
trình, mà khơng có đánh giá xem những mục tiêu dự định có đạt được hay khơng. Khơng
có sự đánh giá gì về việc những hậu quả đó là mong muốn hay không.
Kinh tế học chuẩn tắc đưa ra những chỉ dẫn, những quan điểm cá nhân về cách giải
quyết các vấn đề kinh tế. Nó bao hàm sự đánh giá, cho biết nên như thế nào, mang tính chủ
quan.
Kinh tế học chuẩn tắc đưa ra những nhận định như, “Nếu chính phủ muốn hạn chế
nhập khẩu dầu lửa một cách ít tốn kém nhất đối với chính phủ và người tiêu dùng, thì dùng
biện pháp đánh thuế nhập dầu tốt hơn biện pháp cấp hạn ngạch”. Nói cách khác, trong kinh
tế học chuẩn tắc, các nhà kinh tế so sánh mức độ đáp ứng mục tiêu mong muốn của các
chương trình khác nhau của chính phủ, và xác định xem những chương trình nào đáp ứng
mục tiêu tốt nhất.
Điểm chủ yếu có thể phân biệt kinh tế học chuẩn tắc hay thực chứng là cách chúng ta
phán đốn tính xác thực của chúng.
Kinh tế học chuẩn tắc và kinh tế học thực chứng có quan hệ với nhau. Sự hiểu biết
thực tế của chúng ta về sự vật ảnh hưởng đến quan niệm có tính chuẩn tắc khơng phải chỉ
dựa trên những phân tích thực chứng, mà nó cịn dựa trên những phán đốn giá trị nữa.
1.2. Mục tiêu và cơng cụ điều tiết vĩ mô
1.2.1. Mục tiêu
Thành tựu kinh tế vĩ mô của một đất nước thường được đánh giá theo 3 dấu hiệu chủ
yếu: ổn định, tăng trưởng và cơng bằng xã hội.
- Sự ổn định kinh tế địi hỏi giải quyết tốt những vấn đề cấp bách như: lạm phát, suy
thoái, thất nghiệp trong ngắn hạn.
- Tăng trưởng kinh tế đòi hỏi giải quyết tốt những vấn đề dài hạn hơn, có liên quan
đến tăng trưởng kinh tế.
- Công bằng trong phân phối vừa là vấn đề xã hội vừa là vấn đề kinh tế.
Để có thể đạt được sự ổn định, tăng trưởng và cơng bằng thì các chính sách kinh tế vĩ
mơ phải hướng tới các mục tiêu cụ thể sau đây:
- Mục tiêu sản lượng:
+ Đạt được sản lượng thực tế cao, tương ứng với mức sản lượng tiềm năng
+ Tốc độ tăng truưởn cao và vững chắc
- Mục tiêu việc làm:
KHOA: KẾ TOÁN – TÀI CHÍNH
15
Kinh tế vĩ mô
Chương 1: Khái quát về kinh tế vĩ mô
+ Tạo được nhiều việc làm tốt
+ Hạ thấp tỷ lệ thất nghiệp (duy trì ở mức thất nghiệp tự nhiên)
- Mục tiêu ổn định giá cả: Hạ thấp và kiểm soát được lạm phát trong điều kiện thị
trường tự do
- Mục tiêu kinh tế đối ngoại:
+ Ổn định tỷ giá hối đoái
+ Cân bằng cán cân thanh toán
Phân phối công bằng: Một số nước coi mục tiêu phân phối công bằng là một mục tiêu
quan trọng.
1.2.2. Công cụ
Để đạt được những mục tiêu kinh tế vĩ mô, nhà nước có thể sử dụng nhiều cơng cụ
chính sách khác nhau, mỗi chính sách có những cơng cụ riêng biệt. Sau đây là 1 số chính
sách kinh tế vĩ mơ chủ yếu thường được sử dụng trong lịch sử và hiện tại.
1.2.2.1. Chính sách tài khóa
Chính sách tài khóa nhằm điều chỉnh thu nhập và chi tiêu của chính phủ để hướng nền
kinh tế vào một mức sản lượng và việc làm mong muốn. Chính sách này có hai cơng cụ
chủ yếu là chi tiêu của chính phủ và thuế:
- Chi tiêu của chính phủ ảnh hưởng trực tiếp đến quy mơ chi tiêu cơng cộng, do đó
có thể trực tiếp tác động đến tổng cầu và sản lượng.
- Thuế làm giảm các khoản thu nhập, do đó làm giảm chi tiêu của khu vực tư nhân,
từ đó tác động đến tổng cầu và sản lượng. Thuế còn tác động đến đầu tư và sản lượng về
mặt dài hạn.
Trong ngắn hạn, chính sách tài khóa có tác động đến sản lượng thực tế và lạm phát,
phù hợp với các mục tiêu ổn định kinh tế. Trong dài hạn, chính sách tài khóa có thể có tác
dụng điều chỉnh cơ cấu kinh tế, giúp cho sự tăng trưởng và phát triển lâu dài.
1.2.2.2. Chính sách tiền tệ
Chính sách tiền tệ chủ yếu tác động đến đầu tư tư nhân, hướng nền kinh tế vào mức
sản lượng và việc làm mong muốn. Chính sách này có 2 cơng cụ chủ yếu là lượng cung tiền
và lãi suất.
1.2.2.3. Chính sách thu nhập
Chính sách thu nhập bao gồm hàng loạt các công cụ nhằm tác động đến tiền công, giá
cả để kiềm chế lạm phát.
KHOA: KẾ TỐN – TÀI CHÍNH
16
Kinh tế vĩ mô
Chương 1: Khái quát về kinh tế vĩ mơ
1.2.2.4. Chính sách kinh tế đối ngoại
Chính sách này nhằm ổn định tỷ giá hối đoái và giữ cho thâm hụt cán cân thanh tốn
ở mức có thể chấp nhận được. Chính sách này bao gồm các biện pháp giữ cho thị trường
hối đoái cân bằng, các quy định về hàng rào thuế quan bảo hộ mậu dịch và cả những biện
pháp tài chính tiền tệ tác động vào hoạt động xuất khẩu.
1.3. Các vấn đề của kinh tế vĩ mô
1.3.1. Lạm phát
Trong kinh tế vĩ mô, lạm phát là sự tăng mức giá chung của hàng hóa và dịch vụ theo
thời gian, và sự mất giá trị của một loại tiền tệ. Khi so sánh với các nước khác thì lạm phát
là sự giảm giá trị tiền tệ của một quốc gia này so với các loại tiền tệ của quốc gia khác.
Theo nghĩa đầu tiên thì người ta hiểu lạm phát của một loại tiền tệ tác động đến phạm
vi nền kinh tế một quốc gia, còn theo nghĩa thứ hai thì người ta hiểu lạm phát của một loại
tiền tệ tác động đến phạm vi nền kinh tế sử dụng loại tiền tệ đó. Phạm vi ảnh hưởng của hai
thành phần này vẫn là một vấn đề gây tranh cãi giữa các nhà kinh tế học vĩ mô.
Các nhà kinh tế đo lạm phát bằng tỷ lệ lạm phát (%). Tỷ lệ lạm phát được đo bằng tỷ
lệ phần trăm thay đổi của chỉ số giá cả (thường là chỉ số CPI). Chỉ số giá cả là tỷ lệ so sánh
giữa số tiền phải trả để mua một giỏ hàng hóa trong một năm hoặc một thời kỳ và số tiền
phải trả để mua giỏ hàng hóa đó vào năm gốc hoặc thời kỳ gốc.
Trong thời kỳ nền kinh tế có lạm phát, tiền tệ bị mất giá. Giá trị của tiền tệ giảm dần
như theo cùng một tỷ lệ với tỷ lệ lạm phát (tỷ lệ lạm phát cao thì tiền mất giá nhanh, tỷ lệ
lạm phát thấp thì tiền mất giá chậm hơn). Lạm phát có tác động làm thay đổi tỷ giá hối
đối. Nước nào có tỷ lệ lạm phát cao thì đồng tiền nước đó sẽ bị giảm giá so với đồng tiền
nước khác.
Ngược lại với lạm phát là giảm phát. Một chỉ số lạm phát bằng 0 hay một chỉ số dương
nhỏ thì được người ta gọi là sự "ổn định giá cả".
1.3.2. Thất nghiệp
Thất nghiệp, trong kinh tế học, là tình trạng người lao động muốn có việc làm mà
khơng tìm được việc làm.
KHOA: KẾ TỐN – TÀI CHÍNH
17
Kinh tế vĩ mô
Chương 1: Khái quát về kinh tế vĩ mô
Tỷ lệ thất nghiệp là phần trăm số người lao động khơng có việc làm trên tổng số lực
lượng lao động xã hội.
Lịch sử của tình trạng thất nghiệp chính là lịch sử của cơng cuộc cơng nghiệp hóa. Ở
nơng thơn, mặc dù có tình trạng thiếu việc làm, thất nghiệp một phần, làm việc ít thời gian
ở nơng thôn, nhưng thất nghiệp không bị coi là vấn đề nghiêm trọng.
1.3.3. Chu kỳ kinh tế
Chu kỳ kinh tế, còn gọi là chu kỳ kinh doanh, là sự biến động của GDP thực tế theo
trình tự ba pha lần lượt là suy thoái (khủng hoảng), phục hồi và hưng thịnh (phát triển).
Cũng có quan điểm coi pha phục hồi là thứ yếu nên chu kỳ kinh doanh chỉ gồm hai pha
chính là suy thối và hưng thịnh.
Hình 1.1. Chu kỳ kinh tế
1.3.3.1. Các pha của chu kỳ kinh tế
- Suy thoái: GDP thực tế giảm đi. Ở Mỹ và Nhật Bản, người ta quy định rằng, khi
tốc độ tăng trưởng GDP thực tế mang giá trị âm suốt hai quý liên tiếp thì mới gọi là suy
thối.
- Phục hồi: GDP thực tế tăng trở lại bằng mức ngay trước suy thoái. Điểm ngoặt giữa
hai pha này là đáy của chu kỳ kinh tế.
- Khi GDP thực tế tiếp tục tăng và bắt đầu lớn hơn mức ngay trước lúc suy thối,
nền kinh tế đang ở pha hưng thịnh (hay cịn gọi là pha bùng nổ). Kết thúc pha hưng thịnh
lại bắt đầu pha suy thoái mới. Điểm ngoặt từ pha hưng thịnh sang pha suy thoái mới gọi là
đỉnh của chu kỳ kinh tế.
KHOA: KẾ TỐN – TÀI CHÍNH
18
Kinh tế vĩ mô
Chương 1: Khái quát về kinh tế vĩ mô
Thông thường, người ta chỉ nhận ra hai điểm đáy và đỉnh của chu kỳ kinh tế khi nền
kinh tế đã sang pha tiếp sau điểm ngoặt với dấu hiệu là tốc độ tăng trưởng GDP thực tế đổi
chiều giữa mức âm và mức dương. Trong thực tế, các nhà kinh tế học cố tìm cách nhận biết
dấu hiệu của suy thối vì nó tác động tiêu cực đến mọi mặt kinh tế, xã hội. Một số đặc điểm
thường gặp của suy thoái là:
Tiêu dùng giảm mạnh, hàng tồn kho của các loại hàng hóa lâu bền trong các doanh
nghiệp tăng lên ngoài dự kiến, dẫn đến nhà sản xuất cắt giảm sản lượng kéo theo đầu tư vào
trang thiết bị, nhà xưởng cũng giảm và kết quả là GDP thực tế giảm sút.
+
Cầu lao động giảm, đầu tiên là số ngày làm việc của người lao động giảm xuống
tiếp theo là hiện tượng cắt giảm nhân công và tỷ lệ thất nghiệp tăng cao.
+
Khi sản lượng giảm thì lạm phát sẽ chậm lại do giá đầu vào của sản xuất giảm bởi
nguyên nhân cầu sút kém. Giá cả dịch vụ khó giảm nhưng cũng tăng khơng nhanh trong
giai đoạn kinh tế suy thoái.
+
Lợi nhuận của các doanh nghiệp giảm mạnh và giá chứng khóan thường giảm theo
khi các nhà đầu tư cảm nhận được pha đi xuống của chu kỳ kinh doanh. Cầu về vốn cũng
giảm đi làm cho lãi suất giảm xuống trong thời kỳ suy thoái.
+
Khi nền kinh tế hưng thịnh thì các dấu hiệu trên biến thiên theo chiều ngược lại.
1.3.3.2. Ảnh hưởng của chu kỳ kinh tế
Chu kỳ kinh tế là những biến động khơng mang tính quy luật. Khơng có hai chu kỳ
kinh tế nào hồn tồn giống nhau và cũng chưa có cơng thức hay phương pháp nào dự báo
chính xác thời gian, thời điểm của các chu kỳ kinh tế. Chính vì vậy chu kỳ kinh tế, đặc biệt
là pha suy thối sẽ khiến cho cả khu vực cơng cộng lẫn khu vực tư nhân gặp nhiều khó
khăn.
Khi có suy thối, sản lượng giảm sút, tỷ lệ thất nghiệp tăng cao, các thị trường từ hàng
hóa dịch vụ cho đến thị trường vốn... thu hẹp dẫn đến những hậu quả tiêu cực về kinh tế,
xã hội.
1.4. Tổng cung và tổng cầu
1.4.1. Sản lượng tiềm năng và định luật Okun
1.4.1.1. Sản lượng tiềm năng
Sản lượng tiềm năng (Yp) là sản lượng mà nền kinh tế đạt được tương ứng với tỷ lệ
thất nghiệp tự nhiên (Un) và tỷ lệ lạm phát ở mức vừa phải mà nền kinh tế có thể chấp nhận
được.
KHOA: KẾ TỐN – TÀI CHÍNH
19
Kinh tế vĩ mô
Chương 1: Khái quát về kinh tế vĩ mơ
Sản lượng tiềm năng có thể được hiểu khi một nền kinh tế có thể vận dụng tất cả
nguồn lực của mình như lực lượng lao động, thiết bị, công nghệ, tài nguyên thiên nhiên và
những nguồn lực khác được sử dụng đầy đủ; hoặc GDP (GNP) của nền kinh tế có thể đạt
được khi áp dụng đúng nguồn lực của mình. Một nền kinh tế sản xuất tại sản lượng tiềm
năng có thể được gọi là nền kinh tế có việc làm đầy đủ.
Sản lượng tiềm năng khơng phải là sản lượng tối đa. Theo thời gian, khả năng sản
xuất của nền kinh tế ln có khuynh hướng tăng lên, nên Yp cũng có khuynh hướng tăng.
Trong thực tế, sản lượng thực (Y) luôn biến động xoay quanh Yp nên tỷ lệ thất nghiệp
và tỷ lệ lạm phát cũng biến động, tạo ra chu kỳ kinh doanh.
1.4.1.2. Định luật Okun
Định luật Okun ra đời nhằm khảo sát sự biến động của chu kì kinh tế, sự giao động
của mức sản lượng thực tế quanh sản lượng tiềm năng và mối quan hệ giữa chúng, trên cơ
sở đó, dự báo mức tỉ lệ thất nghiệp kì vọng trong sự ràng buộc với hai biến số nêu trên. Có
hai cách trình bày:
Theo cách trình bày của Samuelson và Nordhaus:
Định luật này cho rằng: Khi sản lượng thực tế thấp hơn sản lượng tự nhiên 2% thì thất
nghiệp thực tế tăng thêm 1%.
Ví dụ: mức thất nghiệp năm 2004 là 6%, từ 2004 tới 2006 sản lượng thực tế tăng hơn
sản lượng tự nhiên 2%, do vậy tỉ lệ thất nghiệp giảm đi 1% từ 6% xuống còn 5%.
Gọi:
Yt: sản lượng thực tế (GDP thực)
Yp: sản lượng tiềm năng (GDP tiềm năng)
Ut: tỉ lệ thất nghiệp thực tế
Un: tỉ lệ thất nghiệp tự nhiên
y: tỉ lệ gia tăng GDP thực tế
p: tỉ lệ gia tăng GDP tiềm năng
Nếu: Yt < Yp: 2% thì Ut > Un: 1%
Yt < Yp: x% thì Ut > Un:
𝐱
𝟐%
U t = Un +
𝐘𝐧 −𝐘𝐭
𝐘𝐧
x 50
Theo cách trình bày của Fischer và Dornbusch:
KHOA: KẾ TỐN – TÀI CHÍNH
20
Kinh tế vĩ mô
Chương 1: Khái quát về kinh tế vĩ mô
Khi tốc độ tăng của Yt tăng nhanh hơn tốc độ tăng của Yp 2,5% thì U giảm bớt 1% so
với thời kỳ trước đó.
Ut = U0 - 0,4 (g - p)
-
Ut: Thất nghiệp năm t
-
U0: Thất nghiệp năm gốc
-
g: tốc độ tăng của Y
-
p: tốc độ tăng của Yp
Ý nghĩa và ứng dụng của định luật Okun:
Định luật Okun là một công cụ khảo sát quan trọng trong việc nghiên cứu mối quan
hệ giữa sản lượng và tỉ lệ thất nghiệp nói riêng và trong kinh tế học vĩ mơ nói chung, nó là
một cơng cụ quan trọng giúp các nhà hoạch định chính sách dự báo mức tỉ lệ thất nghiệp
kỳ vọng tương ứng với mức sản lượng mục tiêu. Hay ngược lại, với mức sản lượng mục
tiêu được tính tốn trước thì ứng với đó là một tỉ lệ thất nghiệp được kỳ vọng là bao nhiêu.
Từ đó làm cơ sở cho các nhà hoạch định chính sách và chính phủ đề ra các quyết định chính
xác trong việc điều hành nền kinh tế vĩ mô, tạo thế chủ động trong công tác dự báo kinh tế
cũng như thiết kế một hệ thống an sinh xã hội phù hợp đảm bảo giải quyết hài hòa những
hệ lụy mà tình trạng thất nghiệp, lạm phát có thể gây ra, ngăn chặn mọi ảnh hưởng tiêu cực
đối với xã hội.
1.4.2. Tổng cung (AS)
1.4.2.1. Khái niệm tổng cung
Tổng cung trong nền kinh tế là tổng khối lượng hàng hóa, dịch vụ mà các doanh
nghiệp có khả năng và sẵn sàng cung ứng ra thị trường tại mỗi mức giá chung trong một
thời kỳ nhất định.
1.4.2.2. Đường tổng cung
Đường tổng cung biểu diễn mối quan hệ giữa tổng mức cung tương ứng với mức giá
của nền kinh tế với các nguồn lực và giá cả các yếu tố đầu vào nhất định. Không giống như
đường tổng cầu, đường tổng cung biểu thị mối quan hệ về cơ bản phụ thuộc vào thời gian
nghiên cứu: Trong dài hạn, đường tổng cung thẳng đứng cịn trong ngắn hạn thì đường tổng
cung dốc lên.
Trong ngắn hạn:
- Sự gia tăng mức giá chung có xu hướng làm tăng lượng cung hàng hóa và dịch vụ
trong nền kinh tế và ngược lại. Nguyên nhân gây ra mối quan hệ đồng biến trên là do hiệu
ứng lợi nhuận: Khi giá cả giảm xuống, lợi nhuận của doanh nghiệp cũng giảm nên họ sẽ
KHOA: KẾ TỐN – TÀI CHÍNH
21
Kinh tế vĩ mô
Chương 1: Khái quát về kinh tế vĩ mô
giảm tốc độ sản xuất. Ngược lại, giá cả tăng nhà sản xuất tăng lợi nhuận (các yếu tố khác
khơng đổi) do đó họ mong muốn sản xuất và bán được nhiều hơn.
- Ban đầu đường tổng cung ít dốc (tương đối nằm ngang) nhưng khi tổng sản lượng
sản xuất vượt qua điểm sản lượng tiềm năng thì đường tổng cung sẽ dốc cao hơn. Nguyên
nhân là do hiệu ứng chi phí: Khi giá tăng, các doanh nghiệp sẵn sàng thuê mướn thêm lao
động để sản xuất nhiều hàng hóa hơn. Tuy nhiên càng tăng lao động thì năng suất biên của
lao động càng giảm, đặc biệt khi đạt đến sản lượng tiềm năng và nguồn lực ngày càng khan
hiếm sẽ làm chi phí tăng cao trong khi sản lượng tăng ít dần dẫn đến đường tổng cung càng
dốc lên.
Trong dài hạn: Sản lượng hàng hóa và dịch vụ của một nền kinh tế phụ thuộc vào
nguồn lực sản xuất mà không phụ thuộc vào mức giá nên đường tổng cung thẳng đứng. Nói
cách khác, trong dài hạn các yếu tố sản xuất quyết định tổng lượng cung hàng hóa và dịch
vụ, tổng lượng cung vẫn khơng đổi ở tất cả các mức giá chung.
SAS
Hình 1.2. Đường tổng cung (AS)
1.4.2.3. Sự dịch chuyển của đường tổng cung
Khi các yếu tố khác giá (có tác động đến tổng cung) thay đổi sẽ làm đường tổng cung
dịch chuyển. Tổng cung tăng đường tổng cung sẽ dịch chuyển sang phải, tổng cung giảm
thì đường tổng cung sẽ dịch chuyển sang trái. Đường tổng cung có thể dịch chuyển do tác
động của các biến số sau:
- Lao động: Sự gia tăng lực lượng lao động làm đường tổng cung dịch chuyển sang
phải và ngược lại.
- Tư bản: Sự gia tăng khối lượng tư bản hiện vật hoặc vốn nhân lực làm dịch chuyển
đường tổng cung sang phải và ngược lại.
- Tài nguyên thiên nhiên: Sự gia tăng tài nguyên thiên nhiên có thể làm đường tổng
cung dịch chuyển sang phải và ngược lại. Ví dụ, việc phát hiện và khai thác được một nguồn
tài nguyên thiên nhiên (khóang sản, năng lượng…) có thể làm tăng tổng cung hay thời tiết
KHOA: KẾ TOÁN – TÀI CHÍNH
22
Kinh tế vĩ mô
Chương 1: Khái quát về kinh tế vĩ mô
ngày càng khắc nghiệt sẽ làm cho hoạt động nơng – ngư nghiệp khó khăn hơn từ đó giảm
tổng cung.
- Tri thức công nghệ: Tiến bộ của tri thức công nghệ và việc áp dụng công nghệ làm
dịch chuyển đường tổng cung sang phải và ngược lại.
- Chi phí sản xuất: Chi phí sản xuất giảm làm đường tổng cung dịch chuyển sang
phải và ngược lại.
Ngoài ra, trong ngắn hạn đường tổng cung cịn có thể dịch chuyển do tác động của
mức giá dự kiến của doanh nghiệp, chính sách thuế của chính phủ.
1.4.3. Tổng cầu (AD)
1.4.3.1. Khái niệm tổng cầu
Tổng cầu là khối lượng hàng hóa và dịch vụ (tổng sản phẩm quốc dân) mà các tác
nhân trong nền kinh tế sẵn sàng và có khả năng mua ứng với từng mức giá chung trong điều
kiện thu nhập và các yếu tố khác không đổi (thuế, lãi suất, lượng tiền, chi tiêu của chính
phủ…).
1.4.3.2. Đường tổng cầu
Đường tổng cầu là đường biểu diễn mối quan hệ giữa tổng sản phẩm và mức giá cả
chung mà các tác nhân trong nền kinh tế chi tiêu.
Với trục tung biểu thị mức giá cả chung, trục hoành biểu thị mức sản lượng thì đường
tổng cầu dốc xuống (có độ dốc âm) thể hiện mối quan hệ nghịch biến giữa giá cả chung và
sản lượng. Nghĩa là nếu các yếu tố khác khơng đổi, giá cả chung giảm thì tổng cầu tăng và
ngược lại.
Hình 1.3. Đường tổng cầu (AD)
Có thể giải thích sự dốc xuống của đường tổng cầu là do các ngun nhân sau:
KHOA: KẾ TỐN – TÀI CHÍNH
23
Kinh tế vĩ mô
Chương 1: Khái quát về kinh tế vĩ mơ
- Hiệu ứng của cải: Khi giá giảm thì đồng tiền sẽ có giá hơn vì chúng ta có thể mua
nhiều hàng hóa hơn hay sự giảm sút của giá làm cho người dân cảm thấy có nhiều của cải
hơn, điều đó khuyến khích họ chi tiêu nhiều hơn (các yếu tố khác không đổi).
- Hiệu ứng lãi suất: Khi giá cả giảm, mọi người cần ít tiền hơn cho việc mua hàng
hóa và dịch vụ. Do đó các hộ gia đình sẽ giảm lượng tiền nắm giữ và cho vay thêm một
phần làm cho lãi suất giảm. Lãi suất giảm xuống lại kích thích các doanh nghiệp đầu tư sản
xuất nhiều hơn, nhiều người dân mua được nhà ở từ đó tổng lượng cầu về hàng hóa và dịch
vụ tăng (các yếu tố khác không đổi).
- Hiệu ứng ngoại thương (hay hiệu ứng thay thế quốc tế): Khi giá cả hàng nhập khẩu
tăng, người dân trong nước sẽ mua nhiều hàng nội địa hơn làm lượng cầu hàng nhập khẩu
giảm. Ngược lại, khi giá hàng trong nước tăng, người dân sẽ thay thế sản phẩm nội địa bằng
hàng nhập khẩu làm cho lượng cầu hàng nội địa giảm (các yếu tố khác không đổi).
1.4.3.3. Sự dịch chuyển của đường tổng cầu
Khi các yếu tố khác giá (có tác động đến tổng cầu) thay đổi sẽ làm đường tổng cầu
dịch chuyển. Tổng cầu tăng đường tổng cầu sẽ dịch chuyển sang phải, tổng cầu giảm thì
đường tổng cầu sẽ dịch chuyển sang trái. Đường tổng cầu có thể dịch chuyển do tác động
của các biến số sau:
- Sự dịch chuyển phát sinh từ tiêu dùng: Giả sử người dân đột nhiên quan tâm nhiều
đến tiết kiệm và họ quyết định giảm chi tiêu hiện tại, khi đó đường tổng cầu sẽ dịch chuyển
sang trái. Hoặc sự sôi nổi của thị trường chứng khóan làm cho người dân cảm thấy giàu có
hơn và chi tiêu nhiều hơn, khi đó đường tổng cầu sẽ dịch chuyển sang phải. Như vậy, bất
cứ sự kiện nào làm thay đổi tiêu dùng tại một mức giá nhất định cũng sẽ làm dịch chuyển
đường tổng cầu.
- Sự dịch chuyển phát sinh từ đầu tư: Khi các doanh nghiệp bi quan về tình hình sản
xuất kinh doanh trong tương lai họ sẽ cắt giảm đầu tư, đường tổng cầu dịch chuyển sang
trái. Ngược lại, tổng cầu sẽ dịch chuyển sang phải. Chính sách thuế ảnh hưởng tới đầu tư
của doanh nghiệp nên cũng làm đường tổng cầu dịch chuyển: thuế tăng, doanh nghiệp giảm
đầu tư làm đường tổng cầu dịch chuyển sang trái và ngược lại.
- Sự dịch chuyển phát sinh từ chi tiêu của chính phủ: Nếu chính phủ tăng chi tiêu
(cho giao thơng, nơng nghiệp, bệnh viện, cơng viên…) thì đường tổng cầu dịch chuyển sang
phải và ngược lại. Do đó chi tiêu của chính phủ là một trong những cách trực tiếp làm thay
đổi tổng cầu.
- Sự dịch chuyển phát sinh từ xuất khẩu ròng: Bất cứ biến cố nào làm thay đổi xuất
khẩu ròng tại một mức giá nhất định đều làm đường tổng cầu dịch chuyển. Ví dụ: khi nền
kinh tế châu Âu suy thối và giảm nhập khẩu hàng hóa từ các nước trong đó có Việt Nam
KHOA: KẾ TỐN – TÀI CHÍNH
24
Kinh tế vĩ mô
Chương 1: Khái quát về kinh tế vĩ mơ
sẽ làm xuất khẩu rịng của Việt Nam giảm từ đó tổng cầu giảm, đường tổng cầu dịch chuyển
sang trái và ngược lại. Xuất khẩu ròng còn bị ảnh hưởng bởi sự thay đổi của tỷ giá hối đoái.
1.4.4. Sự cân bằng tổng cung – tổng cầu
Sự cân bằng được thiết lập khi mức giá và sản lượng phù hợp với mục đích của người
bán và người mua. Trên đồ thị, đường tổng cung và tổng cầu cắt nhau tại 1 điểm (đặt giao
điểm của AS và AD là E), E được gọi là điểm cân bằng của nền kinh tế. Tại đó tổng khối
lượng hàng hóa, dịch vụ mà các doanh nghiệp sản xuất và bán ra đúng bằng khối lượng
hàng hóa, dịch vụ mà nền kinh tế có nhu cầu sử dụng.
Hình 1.4. Cân bằng vĩ mơ
Tại điểm cân bằng ta có giá cân bằng PE và sản lượng cân bằng YE.
- Nếu mức giá thị trường cao hơn PE thì tổng cung lớn hơn tổng cầu, các doanh
nghiệp sẽ giảm giá bán cho đến khi thị trường tiêu thụ hết lượng cung thặng dư.
- Nếu mức giá thị trường thấp hơn PE thì tổng cầu lớn hơn tổng cung, các doanh
nghiệp sẽ tăng giá bán cho đến khi thị trường cân bằng lượng cung và cầu.
Trạng thái cân bằng không phải là trạng thái tối ưu nhất hay trạng thái mong muốn
của một nền kinh tế mà đơi khi nó chưa phù hợp với mục đích chính sách của nền kinh tế
đó. Ta có các trạng thái cân bằng kinh tế vĩ mô sau:
- Cân bằng khiếm dụng: Sản lượng cân bằng nhỏ hơn sản lượng tiềm năng, nền kinh
tế có chênh lệch suy thối.
- Cân bằng toàn dụng (full employment): Sản lượng cân bằng bằng sản lượng tiềm
năng nền kinh tế đang ở trạng thái tồn dụng nhân cơng.
- Cân bằng trên tồn dụng: Sản lượng cân bằng lớn hơn sản lượng tiềm năng, nền
kinh tế có chênh lệch lạm phát.
KHOA: KẾ TỐN – TÀI CHÍNH
25