Tải bản đầy đủ (.pdf) (9 trang)

Đánh giá khả năng sinh trưởng, phát triển và sâu bệnh của giống hoa chuông màu đỏ (Sinningia Speciosa) trên các loại giá thể khác nhau ở tỉnh Thừa Thiên Huế

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (765.45 KB, 9 trang )

TẠP CHÍ KHOA HỌC, Đại học Huế, Tập 75A, Số 6, (2012), 57-65

ĐÁNH GIÁ KHẢ NĂNG SINH TRƯỞNG, PHÁT TRIỂN VÀ SÂU BỆNH CỦA
GIỐNG HOA CHUÔNG MÀU ĐỎ (Sinningia Speciosa) TRÊN CÁC LOẠI GIÁ
THỂ KHÁC NHAU Ở TỈNH THỪA THIÊN HUẾ
Lã Thị Thu Hằng, Nguyễn Tiến Long, Trần Thị Triêu Hà, Trần Văn Minh
Trường Đại học Nông Lâm, Đại học Huế
Tóm tắt. Chúng tơi đã nghiên cứu khả năng sinh trưởng, phát triển và sâu bệnh của giống
hoa chuông màu đỏ (Sinningia speciosa) trên các loại giá thể khác nhau trên địa bàn thành
phố Huế, tỉnh Thừa Thiên Huế vụ Đông Xuân năm 2009 - 2010. Kết quả nghiên cứu cho
thấy giống hoa này sinh trưởng phát triển tốt trong điều kiện thời tiết khí hậu vụ Đơng
Xn ở tỉnh Thừa Thiên Huế. Thời gian từ khi trồng đến khi ra nụ đầu tiên là 42 - 45,8 ngày.
Thời gian từ khi bắt đầu trồng đến nụ đầu tiên nở là 69,3 - 72,9 ngày. Thời gian từ khi bắt
đầu trồng đến hoa cuối cùng tàn là 81 - 83,2 ngày và có sự khác nhau giữa các loại giá thể
trồng. Trong các loại giá thể thí nghiệm, giá thể phù hợp cho cây hoa chuông sinh trưởng và
phát triển tốt nhất là giá thể được phối trộn giữa đất phù sa, phân chuồng hoai mục và trấu
hun với tỷ lệ 1:1:1. Các loại sâu bệnh hại chủ yếu là sâu khoang, sâu xám và bệnh thối thân
do nấm Pythium sp, Collectotrichum sp gây nên.
Từ khóa: Hoa chng, giá thể trồng hoa chuông, sâu bệnh hại hoa chuông.

1. Đặt vấn đề
Hoa ở nước ta có rất nhiều chủng loại, nhưng hiện nay xu hướng ưa thích các
lồi hoa lạ của người chơi hoa ngày càng tăng. Bởi vậy, đã có nhiều loại hoa mới được
nhập vào nước ta. Tuy nhiên, các loại hoa này đều có giá thành cao, nguồn cung cấp
giống khơng ổn định, ln trong tình trang bị động, độ bền của một số loài hoa giảm khi
thay đổi điều kiện sống… Vì vậy, việc nghiên cứu khảo sát khả năng sinh trưởng và
phát triển của các loại hoa cây cảnh nhập nội trên các vùng sinh thái khác nhau của
nước ta có ý nghĩa rất lớn về khoa học và thực tiễn.
Hoa chuông (Sinningia speciosa, thuộc họ Gesneriaceae, bộ Lamiales) [1] là
một trong những loại hoa nhập nội lạ, hấp dẫn bởi sự đa dạng về màu sắc hoa, hương
thơm, hình dáng … và độ bền tự nhiên của hoa [3]. Hoa có hình chng khá to, rất khoe


sắc do có ít lá, nhiều hoa nở cùng lúc, mỗi đợt hoa nở kéo dài khoảng 20 ngày. Hoa
chng được sử dụng với nhiều mục đích khác nhau như: trang trí trong nhà, ban cơng,
cơng viên, cơng sở… nó đã được nghiên cứu trên nhiều vùng sinh thái khác nhau trên
thế giới [4]. Tuy nhiên, những nghiên cứu cụ thể về khả năng sinh trưởng và phát triển
của chúng trên các loại giá thể khác nhau ở các vùng sinh thái ở Việt nam chưa được
tiến hành một cách có hệ thống, đặc biệt ở tỉnh Thừa Thiên Huế nói riêng và các tỉnh
57


Đánh giá khả năng sinh trưởng, phát triển và sâu bệnh…

58

miền Trung nói chung.
Xuất phát từ những vấn đề nêu trên chúng tôi tiến hành thực hiện đề tài:
Đánh giá khả năng sinh trưởng, phát triển và sâu bệnh của giống hoa chuông màu
đỏ (Sinningia speciosa) trên các loại giá thể trong vụ Đông Xuân năm 2009 - 2010
ở tỉnh Thừa Thiên Huế.
2. Mục đích nghiên cứu
- Đánh giá khả năng sinh trưởng, phát triển của cây hoa chuông màu đỏ trên các
loại giá thể khác nhau.
- Chọn được giá thể phù hợp cho sự sinh trưởng phát triển của cây hoa chng
với điều kiện khí hậu ở tỉnh Thừa Thiên Huế nói riêng và các tỉnh miền Trung nói chung.
- Xây dựng quy trình kỹ thuật trồng cây hoa chuông.
3. Vật liệu và phương pháp nghiên cứu
3.1. Vật liệu nghiên cứu
Cây giống: Sử dụng cây hoa chuông màu đỏ (Sinningia speciosa) in-vitro có
nguồn gốc từ Brazil được nhập nội vào nước ta và được ni cấy tại phịng thí nghiệm
nuôi cấy mô tế bào thực vật, khoa Nông học, Trường Đại học Nông Lâm Huế.
Giá thể: ba loại giá thể được sử dụng trong các thí nghiệm là:

- Đất phù sa trộn với phân chuồng hoai mục (tỷ lệ 3:1) ĐC.
- Đất phù sa trộn với phân chuồng hoai mục và trấu hun (tỷ lệ 1:1:1).
- Đất phù sa trộn với phân chuồng hoai mục và vỏ lạc (tỷ lệ 1:1:1).
Các giá thể sau khi được xử lý nguồn bệnh và phối trộn theo tỷ lệ nhất định, sẵn
sàng vào chậu để trồng cây, được lấy để đưa vào phịng thí nghiệm phân tích các chỉ
tiêu hóa tính của giá thể. Kết quả phân tích được trình bày ở bảng 1.
Bảng 1. Một số tính chất hóa học của ba loại giá thể nghiên cứu

Giá
pHKCl
thể

P2O5
(mg/100
đất)

Kali dễ Hàm lượng
tiêu
chất h/c
(mg/100 g
(%)
đất)

N
(%)

C/N

P2O5
(%)


K2O
(%)

1

6,03

26,596

38,25

1,23

0,175 7,02 0,115

0,351

2

6,20

41,887

48,50

1,46

0,224 6,52 0,102


0,441

3

6,65

40,840

52,75

2,01

0,22

0,600

9,14 0,165

(Nguồn: Số liệu phân tích ở Bộ môn Khoa học Đất, khoa Tài nguyên Đất và Môi
trường Nông nghiệp, Trường Đại học Nông Lâm, Đại học Huế).


LÃ THỊ THU HẰNG VÀ CS.

59

3.2. Phương pháp nghiên cứu
3.2.1. Phương pháp bố trí thí nghiệm
Thí nghiệm được bố trí hoàn toàn ngẫu nhiên RCBD, với 3 lần nhắc lại.
3.2.2. Phương pháp theo dõi và xử lý số liệu

Số lá trên thân, kích thước lá, đường kính gốc và đường kính tán được theo dõi
theo các giai đoạn sinh trưởng (khi bắt đầu trồng, khi hình thành nụ đầu tiên và nụ đầu
tiên nở, hoa cuối cùng tàn).
Số nụ, và số hoa trên cây được theo dõi định kỳ một tuần một lần.
Các chỉ tiêu khác theo dõi hàng ngày.
Các số liệu theo dõi được xử lý trên phần mềm Excel, SXW 9.0 phù hợp với nội
dung nghiên cứu.
3.3. Thời gian và địa điểm nghiên cứu
Thời gian: Từ tháng 10/2009 đến tháng 4/2010.
Địa điểm: Vườn lưới Khoa Nông học, trường Đại học Nơng Lâm Huế.
3.4. Điều kiện thời tiết, khí hậu vụ Đơng Xn 2009-2010
Bảng 2.Diễn biến thời tiết, khí hậu vụ Đông Xuân 2009-2010

Nhiệt độ (0C)

Chỉ tiêu

Độ ẩm (%)

Mưa
Nắng

TB

Max

Min

TB


Min

Số
ngày

R
(mm)

(giờ)

10/2009

25,6

31,9

21,0

89

53

16

833,8

117

11/2009


22,9

31,7

17,7

91

61

6

191,0

33

12/2009

21,2

28,4

15,3

92

60

14


334,5

120

01/2010

21,0

28,7

15,6

93

64

17

111,5

85

02/2010

23,2

35,3

14,5


90

47

7

12,7

147

03/2010

23,9

35,7

15,2

88

45

2

20,0

66

Tháng


(Nguồn: Trung tâm khí tượng thủy văn Tỉnh Thừa Thiên Huế) [2]

4. Kết quả nghiên cứu và thảo luận
4.1. Thời gian các giai đoạn sinh trưởng, phát triển của cây hoa chuông trên
các loại giá thể
Theo dõi, xác định thời gian các giai đoạn sinh truởng và phát triển của cây hoa
chng có ý nghĩa quan trọng nhằm nắm được quy luật sinh trưởng phát triển của cây.


Đánh giá khả năng sinh trưởng, phát triển và sâu bệnh…

60

Trên cơ sở đó để xác định thời vụ trồng, chọn giống chất lượng và có các biện pháp kỹ
thuật tác động theo hướng có lợi cho q trình sinh trưởng phát triển nhằm nâng cao giá
trị làm cảnh và hiệu quả kinh tế.
Bảng 3. Thời gian sinh trưởng và phát triển của cây hoa chuông trên các loại giá thể
(Đơn vị: ngày)

Thời gian từ khi trồng đến…
Giá thể

Bén rễ hồi
xanh

Ra lá mới
đầu tiên

Ra nụ đầu
tiên


Nụ đầu tiên
nở

Hoa cuối

1

3,16

10,7

44,7

71,2

81,7

2

3,00

9,6

42,0

69,3

83,2


3

4,06

13

45,8

72,9

81,0

cùng tàn

Kết quả thí nghiệm ở bảng 3 cho thấy, giá thể số 2 cây sinh trưởng phát triển tốt
hơn giá thể số 1 và số 3. Cụ thể là: thời gian nụ đầu tiên nở chỉ có 69,3 ngày sớm hơn
hai loại giá thể số 1 là 71,2 ngày và giá thể số 3 là 72,9 ngày, nhưng thời gian từ khi
trồng đến khi hoa cuối cùng tàn của giá thể số 2 lại lớn nhất 83,2 ngày so với 81,0 ngày
của giá thể số 3 và 81,7 ngày của giá thế số 1. Như vậy, có thể thấy cây hoa chuông
trồng ở vụ Đông Xuân trên địa bàn Thừa Thiên Huế đều sinh trưởng và phát triển tốt
nhưng trội hơn là được trồng trên giá thể số 2.
4.2. Động thái ra lá của các cây hoa chuông trên các loại giá thể
Cây sinh trưởng phát triển tốt sẽ có bộ lá khỏe, đẹp mang đặc trưng của giống.
Điều này có được do các chất dinh dưỡng có trong giá thể, kỹ thuật trồng, chăm sóc...
Số lá trên cây là một chỉ tiêu quan trọng phản ánh sức sinh trưởng mạnh hay yếu của
cây hoa chng. Q trình theo dõi các cơng thức thí nghiệm chúng tơi thu được kết quả
trình bày ở bảng 4.
Bảng 4. Động thái ra lá của các giống hoa chuông trên các loại giá thể
(Đơn vị: cái)


Số lá /cây
Giá thể

Bắt đầu
trồng

Ra nụ đầu tiên

Nụ đầu tiên nở

Hoa cuối cùng tàn

1

4,00

6,90

7,60

7,40

2

4,07

7,23

8,13


7,73

3

4,13

6,77

7,73

7,47

Qua bảng 4 cho thấy: động thái ra lá trên cây hoa chuông ở các công thức thí


LÃ THỊ THU HẰNG VÀ CS.

61

nghiệm đều tăng nhanh vào giai đoạn từ trồng đến khi ra nụ đầu tiên. Đến thời kỳ sinh
trưởng sinh thực số lá tăng chậm và đạt số lá cực đại vào giai đoạn nụ đầu tiên nở (đây
cũng là giai đoạn cây đạt giá trị làm cảnh và đủ tiêu chuẩn để bán ra thị trường). Tuy nhiên,
số lá trung bình của cây hoa chng trồng ở giá thể số 2 có sự phát triển tốt hơn đạt
8,13 lá/cây ở giai đoạn nụ đầu tiên nở, còn khi trồng ở giá thể số 1 là 7,60 lá/cây và giá
thể số 3 là 7,73 lá/cây.
4.3. Động thái ra nụ và ra hoa của cây hoa chuông trên các loại giá thể
Việc theo dõi động thái ra nụ và ra hoa nhằm mục đích xác định được tổng số nụ,
số hoa và thời kỳ ra nụ tập trung, nở hoa tập trung, làm cơ sở cho việc xác định các thời
điểm tác động các biện pháp kỹ thuật để mang lại giá trị thẩm mỹ cho cây hoa và hiệu
quả kinh tế cho người trồng hoa. Số nụ trên cây là yếu tố quan trọng nhưng để đánh giá

chất lượng và giá trị của cây hoa thì phải căn cứ vào số hoa trên cây, tỷ lệ nụ nở thành
hoa, độ bền tự nhiên của hoa... Theo dõi động thái ra nụ và ra hoa của cây hoa chuông
trên các loại giá thể chúng tôi thu được kết quả trình bày ở bảng 5, hình 1 và hình 2.

Hình 1. Cây hoa chng sau 8 tuần TN

Hình 2. Cây hoa chng sau 10 tuần TN

Bảng 5. Động thái ra nụ và ra hoa của các giống hoa chuông trên các loại giá thể

(Đơn vị: cái)
Tuần
Giá
thể

7
Nụ

8

9

Hoa

Nụ

Hoa

Nụ


0,00

4,33

0,00

6,83

2,00
1

11
Hoa

5,07

0,00

8,13

(70,0)

9,13
2,00

0,00

4,47

0,00


7,20

Nụ

Hoa

Nụ

Hoa

9,94

5,43

9,94

7,84

11,2
0

5,93

11,2
0

8,23

9,37


5,60

9,37

7,90

(76,7)

3,67

(16,7)

2,00

12

3,70
8,83

2,00
0,00

(60,0)

Nụ

(3,3)

2,00


3

Hoa
2,00

(46,7)

2

10

3,41
8,20

(10,0)

Ghi chú: (....) là giá trị phần trăm số cây có nụ, hoa.

(96,7)


Đánh giá khả năng sinh trưởng, phát triển và sâu bệnh…

62

Số liệu ở bảng 5 cho thấy cây hoa chuông có thời gian từ khi ra nụ đầu tiên cho
đến hoa cuối cùng tàn là tương đối dài khoảng 6 tuần. Số nụ/cây đạt giá trị cao nhất sau
11 tuần trồng ở tất cả các công thức. Giá thể số 2 là 11,20 nụ/cây, kế đến là giá thể số 1
là 9,94 nụ/cây giá thể số 3 là 9,37 nụ/cây.

Tuần thứ 12 sau trồng, ở giai đoạn này nhiệt độ tăng nên khá cao, các cơng thức
thí nghiệm được bố trí trồng trong nhà lưới nên ảnh hưởng rất lớn đến khả năng ra nụ,
nở hoa của cây. Cây bị héo rũ vào thời gian từ 11 giờ đến 16 giờ, vì vậy đã đã kết thúc
chu kỳ sinh trưởng phát triển ở thời gian sau trồng 12 tuần.
4.4. Một số đặc điểm của lá liên quan đến giá trị làm cảnh
Kích thước lá, số lá trên cây và đường kính tán phản ánh khả năng sinh
trưởng phát triển của giống (đặc điểm di truyền của từng giống) và thành phần dinh
dưỡng trên giá thể trồng.
Bảng 6. Một số đặc điểm của lá ở cây hoa chng

Kích thước lá
Dài (cm)

Rộng (cm)

Số lá trên cây
(cái)

1

4,91

3,86

7,60

22,52

2


5,13

4,02

8,13

24,23

3

4,98

3,89

7,73

23,31

Giá thể

Đường kính
tán (cm)

Ghi chú: Số liệu được lấy ở giai đoạn nụ đầu tiên nở.

Số liệu ở bảng 6 cho thấy kích thước lá, số lá trên thân và đường kính tán trung
bình của cây hoa chng trồng trên giá thể số 2 có giá trị lớn nhất sau đó đến cây trồng
trên giá thể số 3 và cuối cùng là cây trồng trên giá thể số 1.
4.5. Một số đặc điểm của hoa trên các loại giá thể trồng
Qua quá trình theo dõi các chỉ tiêu đặc trưng của hoa chúng tôi thu được kết

quả trình bày ở bảng 7. Đường kính hoa ở các cơng thức thí nghiệm dao động trong
khoảng 5,26 - 5,89 cm. Cây được trồng trên giá thể số 2 có đường kính hoa cao hơn
khi trồng trên giá thể số 1 và giá thể số 3. Chiều cao cuống cao nhất là cây trồng trên
giá thể số 2 (6,52 cm) sau đó đến cây trồng trên giá thể số 3 (6,31 cm) và cuối cùng là
cây trồng trên giá thể số 1 (6,08 cm).
Bảng 7. Một số đặc điểm của hoa trên các loại giá thể trồng

Giá thể

Đường kính hoa
(cm)

Chiều cao cuống hoa
(cm)

Độ bền của hoa
(ngày)

1

5,26

6,08

10,50


LÃ THỊ THU HẰNG VÀ CS.

63


2

5,89

6,52

13,90

3

5,47

6,31

8,10

Độ bền tự nhiên của hoa là một chỉ tiêu rất quan trọng để đánh giá giá trị làm
cảnh của một loại hoa. Trong đó, cây trồng trên giá thể số 2 có độ bền tự nhiên của
hoa cao nhất là 13,90 ngày.
4.6. Tình hình nhiễm sâu bệnh hại trên cây hoa chuông
Theo dõi quá trình sinh trưởng và phát triển của cây hoa chng chúng tôi thấy
các loại sâu, bệnh hại chủ yếu trên cây là sâu xám, sâu khoang và bệnh thối thân và thối lá
(Bảng 8).
Sâu hại là sâu xám và sâu khoang, chúng gây hại trong suốt quá trính sinh
trưởng, phát triển của cây. Sâu thường hoạt động mạnh vào ban đêm, ban ngày ẩn nấp
dưới lá hoặc trốn vào đất. Loài sâu này thường ăn thủng lá, cắn đứt ngọn, cành non, nụ
non kéo xuống đất để ăn (hình 3). Chúng gây hại ở tất cả các công thức thoe dõi, nặng
nhất ở công thức 3 (0,19 con sâu xám/chậu và 0,15 con sâu khoang/chậu). Để phịng tránh
các lồi sâu hại cây hoa chuông nên tiến hành vệ sinh vườn trồng và phun thuốc ngừa

bằng các loại thuốc trừ sâu như Dylan 2EC, Catex 1.8EC.
Bệnh hại chính là: bệnh thối thân, lá do nấm Pythium sp và Collectotrichum sp
gây nên (hình 4). Bệnh này do độ ẩm quá cao tạo điều kiện cho nấm phát triển. Bệnh
thường xuất hiện 35 ngày sau trồng và gây hại chủ yếu ở công thức 1 (0,07 chậu) và
công thức 3 (0,10 chậu). Nếu không được phát hiện sớm mức độ lây lan rất nhanh. Để
phịng tránh các bệnh này chúng tơi tiến hành tưới nước vừa phải, vệ sinh vườn trồng và
phun thuốc diệt nấm đặc hiệu (Ridomin gold 72WP, Aliette 80 WP) để phịng ngừa.
Bảng 8. Tình hình nhiễm sâu, bệnh hại trên cây hoa chng

Sâu xám
(con/chậu)

Sâu khoang
(con/chậu)

Bệnh thối thân

1

0,08

0,03

0,07

2

0,03

0,10


0,00

3

0,19

0,15

0,10

G.Thể

Hình 3. Bệnh hại cây hoa chng

(chậu)

Hình 4. Bệnh hại cây hoa chng


Đánh giá khả năng sinh trưởng, phát triển và sâu bệnh…

64

5. Kết luận
Trên cơ sở các kết quả của thí nghiệm, chúng tôi rút ra các kết luận sau:
Cây hoa chuông sinh trưởng phát triển tốt trong điều kiện thời tiết khí hậu Thừa
Thiên Huế. Thời gian từ khi bắt đầu trồng đến ra nụ đầu tiên là 42 - 45,8 ngày. Thời
gian từ khi bắt đầu trồng đến nụ đầu tiên nở là 69,3 - 72,9 ngày. Thời gian từ khi bắt đầu
trồng đến hoa cuối cùng tàn là 81 - 83,2 ngày.

Giá thể trồng cây hoa chuông phù hợp nhất là: đất phù sa trộn với phân
chuồng hoai mục và trấu hun (tỷ lệ 1:1:1), thứ đến là giá thể đất phù sa trộn với
phân chuồng hoai mục và vỏ lạc (tỷ lệ 1:1:1) và cuối cùng là giá thể đất phù sa
trộn với phân chuồng hoai mục (tỷ lệ 3:1).
Cây hoa chng có thể bị sâu bệnh hại trong suốt chu kỳ sinh trưởng nhưng
nhiều nhất là ở giai đoạn 35 ngày sau trồng. Sâu hại chủ yếu là Sâu xám và Sâu khoang,
bệnh hại chính là bệnh thối thân, lá do nấm Pythium sp và Collectotrichum sp gây nên.
Bệnh này do độ ẩm quá cao tạo điều kiện cho nấm phát triển.
TÀI LIỆU THAM KHẢO
[1]. Commercial
Greenhouse
Production
/>
of

Groxinias.

[2]. Diễn biến thời tiết, khí hậu vụ Đơng Xn 2009-2010, Trung tâm khí tượng thủy văn
Tỉnh Thừa Thiên Huế.
[3]. Lê Nguyễn Lan Thanh, Cách trồng và chăm sóc
/>
hoa

chng.

[4]. E.D. Salvador, K. Minami, Evaluation of different substrates on gloxinia (sinningia
speciosa lood. hiern.) growth,
International Symposium on Growing Media
/>
EXAMINATION OF THE GROWTH AND DISEASES OF THE RED

GLOXINIA ON DIFFERENT SUBSTRATES DURING THE WINTER-SPRING
2009 - 2010 IN THUA THIEN HUE PROVINCE
La Thi Thu Hang, Nguyen Tien Long, Tran Thi Trieu Ha, Tran Van Minh
College of Agriculture and Forestry, Hue University

Abstract. The red variety of gloxinia (Sinningia speciosa) was examined on different
substrates during the Winter-Spring crop in 2009-2010 in Thua Thien Hue Province. The
study results showed that the red gloxinia variety grew well in Thua Thien Hue Province in
the winter-spring 2009-2010 weather conditions. The duration from planting until


LÃ THỊ THU HẰNG VÀ CS.
appearance of flower bud and until the first flower was 42 – 45,8 days and 69,3 – 72,9 days
respectively. The duration from planting until the last flower fading was 81 – 83,2 days and
the results were significantly different for different substrates used. The most suitable
substrate was the mix of alluvial soil, composted manure, and burned rice hush at ratio
1:1:1. The red variety of gloxinia was attacked by caterpillar and black cut worm and
affected with a stem rot disease caused by Pythium sp and Collectotrichum sp funguses.
Keywords: gloxinia, substrate for growing gloxinia, gloxinia’s diseases.

65



×