Tải bản đầy đủ (.doc) (21 trang)

Biên soạn hệ thống câu hỏi theo định hướng phát triển năng lực học sinh vào dạy học phần sinh học vi sinh vật sinh học 10

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (1.34 MB, 21 trang )

1. Mở đầu
1.1. Lí do chọn đề tài
Thế kỉ XXI được xem là thế kỉ của công nghệ thông tin và truyền thông,
sự phát triển như vũ bão của cuộc cách mạng khoa học và công nghệ 4.0 hiện
nay đã làm cho khối lượng tri thức của nhân loại tăng lên nhanh chóng. Để
khơng bị tụt hậu trong chặng đường thế kỉ này, đòi hỏi giáo dục Việt Nam cần
phải có sự đổi mới tồn diện khơng chỉ về kiến thức khoa học mà cả về phương
pháp dạy học, phương pháp đánh giá để đào tạo ra những con người năng động,
sáng tạo, biết làm việc, biết thích ứng và chủ động đưa ra những cách giải quyết
hợp lí trong mọi tình huống. Để đáp ứng những con người như vậy ngành Giáo
dục đã thực hiện đổi mới phương pháp dạy học với phương châm: Lấy người
học làm trung tâm, thầy chỉ đóng vai trị hướng dẫn, người học chủ động tư duy
trong quá trình tiếp cận tri thức. Dạy cho người học phương pháp tự học, tự thu
thập thông tin một cách có hệ thống và có tư duy phân tích tổng hợp, phát triển
năng lực cá nhân, tăng cường tính chủ động của học sinh trong q trình học tập.
Đứng trước những yêu cầu đó, với mỗi tiết dạy tôi đều băn khoăn trăn trở,
làm thế nào để tiết học đạt hiệu quả cao nhất, học sinh tích cực và chủ động
chiếm lĩnh tri thức, làm thế nào để các giờ kiểm tra khơng cịn nặng nề về vấn đề
điểm số mà trở thành một giờ được các em mong đợi để được khám phá một
điều gì đó thật lí thú, được bày tỏ quan điểm và những ý tưởng của mình. Tuy
nhiên, hiện nay mơn Sinh học ở trường THPT được xem là một trong những
môn học khó, là mơn khoa học thực nghiệm, có rất nhiều ứng dụng trong thực
tiễn. Những năm gần đây, Sinh học ngày càng phát triển mạnh mẽ, đặc biệt là sự
phát triển của công nghệ sinh học và ứng dụng công nghệ sinh học vào thực tiễn,
nhất là phần Sinh học vi sinh vật. Vì vậy, khi dạy phần Sinh học vi sinh vật để
học sinh tiếp cận nhanh với tri thức khoa học và có kĩ năng vận dụng tốt kiến
thức vào thực tiễn thì việc tìm ra phương pháp giảng dạy và cơng cụ đánh giá
góp phần kích thích và phát huy tinh thần tự lực, chủ động, sáng tạo của học
sinh trong học tập, rèn luyện và phát triển kĩ năng là rất cần thiết. Với lí do trên
tôi đã lựa chọn đề tài: “Biên soạn hệ thống câu hỏi theo định hướng phát triển
năng lực học sinh vào dạy học phần Sinh học vi sinh vật - Sinh học 10”.


1.2. Mục đích nghiên cứu
- Biên soạn hệ thống câu hỏi theo hướng phát triển năng lực của học sinh
áp dụng vào trong quá trình dạy học hoặc kiểm tra, đánh giá phần Vi sinh vật Sinh học 10.
- Giúp học sinh có hứng thú học tập và u thích phần Vi sinh vật.
- Kích thích và góp phần nâng cao khả năng tự học của học sinh. Từ đó,
học sinh có thể chủ động, sáng tạo trong việc chuẩn bị, trình bày nội dung cũng
như những hiểu biết của mình trong các giờ học.
- Giúp học sinh tiếp cận với phương pháp học mới, những dạng câu hỏi
mở, câu hỏi gắn với thực tiễn cuộc sống, từ đó hình thành cho các em niềm đam
mê khám phá khoa học và ứng dụng những kiến thức khoa học vào thực tiễn đời
sống, có kĩ năng sống và ứng phó tốt với các vấn đề xảy ra trong thực tiễn.
- Rèn luyện kỹ năng làm việc nhóm của học sinh.
1


1.3. Đối tượng nghiên cứu
- Nội dung phần Sinh học vi sinh vật - Sinh học 10 cơ bản.
- Học sinh lớp 10A1, 10A4 của Trường THCS và THPT Quan Hoá.
1.4. Phương pháp nghiên cứu
- Nghiên cứu các tài liệu liên quan.
- Tìm hiểu kĩ mục tiêu theo từng chương, từng bài bao gồm các kiến thức,
kĩ năng, thái độ và năng lực mà học sinh cần đạt được qua bài học.
- Tìm hiểu các kiến thức thực tế liên quan đến chủ đề bài học qua báo chí,
tập san, mạng internet…
- Thăm dò ý kiến của học sinh, các vấn đề hiện nay học sinh đang quan
tâm, tìm hiểu khả năng tin học và khai thác thông tin trên mạng internet của học
sinh...
- Biên soạn hệ thống câu hỏi theo hướng phát triển năng lực học sinh theo
từng chủ đề (chương).
- Phương pháp thực nghiệm: qua các tiết dạy thực nghiệm, các bài kiểm

tra ở các lớp theo từng chủ đề (chương).
- Phương pháp thống kê, xử lí số liệu.
1.5. Những điểm mới của sáng kiến kinh nghiệm
- Phương pháp được tôi đề cập trong đề tài này đã khắc phục được những
hạn chế của các dạng câu hỏi, bài tập truyền thống, và có những ưu điểm sau:
+ Câu hỏi, bài tập mang tính thực tiễn, học sinh vận dụng kiến thức, kĩ
năng trong những bối cảnh cụ thể - Vận dụng cao.
+ Kích thích được tính chủ động, sáng tạo của học sinh trong việc chuẩn
bị bài ở nhà và tham gia vào các hoạt động của bài trên lớp. Gây được sự hứng
thú của học sinh với các tiết kiểm tra.
+ Giúp học sinh nắm vững được các kiến thức theo chuẩn kiến thức kĩ
năng một cách chủ động, sáng tạo.
+ Đề tài đã giúp học sinh phát triển tốt năng lực và đặc biệt vận dụng tốt
kiến thức vào thực tiễn như: làm sữa chua, muối chua rau quả, phòng chống tốt
dịch bệnh do virut gây ra đặc biệt là dịch bệnh Covid - 19 hiện nay đang diễn
biến rất phức tạp.
+ Hình thành cho học sinh sự say mê khám phá khoa học và các ý tưởng
đưa kiến thức đã học áp dụng vào thực tế...
- Để đánh giá được tính hiệu quả của đề tài này, tôi đã tiến hành song song
cả 2 hình thức kiểm tra, đánh giá: một là hình thức truyền thống, hai là kiểm tra,
đánh giá theo định hướng phát triển năng lực học sinh. Ngồi ra tơi cịn so sánh
được thái độ của học sinh trong khi làm bài, sau khi trả bài của hai hình thức
kiểm tra. Thông qua điểm kiểm tra, thái độ của học sinh tơi sẽ thấy được tính
hiệu quả của phương pháp dạy học mà tôi áp dụng.
2. Nội dung sáng kiến kinh nghiệm
2.1. Cở sở lý luận của sáng kiến kinh nghiệm
Năng lực là gì? Năng lực là sự kết hợp một cách linh hoạt và có tổ chức
kiến thức, kĩ năng với thái độ, tình cảm, giá trị, động cơ cá nhân… nhằm giải
quyết hiệu quả một nhiệm vụ cụ thể trong bối cảnh nhất định.
2



Theo quan điểm phát triển năng lực, việc đánh giá kết quả học tập không
lấy việc kiểm tra khả năng tái hiện kiến thức đã học làm trung tâm của việc đánh
giá, mà chú trọng khả năng vận dụng sáng tạo tri thức trong những tình huống
ứng dụng khác nhau. Nói cách khác, đánh giá theo năng lực là đánh giá kiến
thức, kĩ năng và thái độ trong bối cảnh có ý nghĩa.
Xét về bản chất thì khơng có mâu thuẫn giữa đánh giá năng lực và đánh
giá kiến thức kĩ năng, mà đánh giá năng lực được coi là bước phát triển cao hơn.
Để chứng minh học sinh có năng lực ở một mức độ nào đó, phải tạo cơ hội cho
học sinh được giải quyết vấn đề trong tình huống mang tính thực tiễn. Khi đó,
học sinh vừa phải vận dụng những kiến thức, kĩ năng đã được học ở nhà trường,
vừa phải dùng những kinh nghiệm của bản thân thu được từ những trải nghiệm
bên ngoài nhà trường. Như vậy, thơng qua việc hồn thành một nhiệm vụ trong
bối cảnh thực, người ta có thể đồng thời đánh giá được cả kĩ năng nhận thức, kĩ
năng thực hiện và những giá trị, tình cảm của người học.
Có thể tổng hợp 1 số dấu hiệu khác biệt cơ bản giữa câu hỏi, bài tập đánh
giá năng lực và câu hỏi bài tập đánh giá kiến thức, kĩ năng của người học
Câu hỏi, bài tập đánh giá
Câu hỏi, bài tập đánh giá kiến thức,
năng lực
kĩ năng
- Bài tập mang tính thực tiễn
- Bài tập mang tính hàn lâm
- HS vận dụng kiến thức, kĩ năng - Mức độ nhớ, hiểu, vận dụng thấp trong những bối cảnh cụ thể - luyện tập, vận dụng trong những tình
Vận dụng cao
huống quen thuộc
Mỗi cá nhân để thành công trong học tập và cuộc sống cần phải sở hữu
các loại năng lực khác nhau. Người ta phân năng lực ra 2 hình thức: năng lực
chung và năng lực chuyên biệt.

Năng lực chung là những năng lực cần thiết để cá nhân có thể tham gia
hiệu quả trong nhiều hoạt động và các bối cảnh khác nhau của đời sống xã hội.
Nhóm năng lực chung, gồm:
- Nhóm năng lực làm chủ và phát triển bản thân:
+ Năng lực tự học (là năng lực quan trọng nhất)
+ Năng lực giải quyết vấn đề
+ Năng lực tư duy, sáng tạo
+ Năng lực tự quản lí
- Nhóm năng lực quan hệ xã hội, gồm:
3


+ Năng lực giao tiếp
+ Năng lực hợp tác
- Nhóm năng lực sử dụng công cụ hiệu quả, gồm:
+ Năng lực sử dụng công nghệ thông tin và truyền thông (ICT)
+ Năng lực sử dụng ngơn ngữ
+ Năng lực tính tốn
Năng lực chun biệt là những năng lực được hình thành và phát triển
trên cơ sở các năng lực chung theo định hướng chuyên sâu, thường liên quan
đến một số môn học. Cụ thể như trong môn Sinh học các năng lực chuyên biệt
bao gồm:
- Năng lực kiến thức sinh học (kiến thức về: Sinh học tế bào, Vi sinh vật,
cấu tạo cơ thể và các hoạt động sống của thực vật, động vật, con người; các quy
luật di truyền, tiến hoá và sinh thái học…)
- Năng lực nghiên cứu khoa học (quan sát, đo đạc, phân loại, đề xuất dự
đốn, giả thuyết, thiết kế thí nghiệm…)
- Năng lực thực hiện trong phịng thí nghiệm (sử dụng kính hiển vi, làm
tiêu bản, giải phẫu…)
2.2. Thực trạng vấn đề trước khi áp dụng sáng kiến kinh nghiệm

Môn Sinh học ở trường THPT nói chung và phần Sinh học vi sinh vật
-Sinh học 10 nói riêng là mơn khoa học thực nghiệm, nó có sự gắn bó chặt chẽ
giữa kiến thức khoa học và những ứng dụng trong thực tiễn cuộc sống. Trong
q trình dạy tại trường THPT, tơi nhận thấy nếu tách kiến thức khoa học trong
chương trình phổ thơng ra khỏi các ứng dụng thực tiễn đời sống thì việc chiếm
lĩnh tri thức với học sinh chỉ là những ghi nhớ khó hiểu. Các em nhớ kiến thức
nhưng lại khơng biết kiến thức đó để làm gì, hay chỉ với mục tiêu duy nhất là để
đi thi và đỗ vào một trường đại học, cao đẳng nào đó. Vì vậy, dạy học định
hướng năng lực đòi hỏi việc đổi mới mục tiêu, nội dung, phương pháp dạy học
và đánh giá, trong đó việc thay đổi quan niệm và cách xây dựng các nhiệm vụ
học tập, câu hỏi và bài tập có vai trị quan trọng.
Đối với giáo viên, câu hỏi là yếu tố điều khiển quá trình giáo dục. Đối với
học sinh, câu hỏi là một nhiệm vụ cần thực hiện, là một phần nội dung học tập.
Trong thực tiễn dạy học môn Sinh học tại các trường THPT hiện nay, câu hỏi
mở gắn với thực tiễn cịn ít được quan tâm. Tuy nhiên, câu hỏi mở là hình thức
bài tập có ý nghĩa quan trọng trong việc phát triển năng lực của học sinh. Giáo
viên cần kết hợp một cách thích hợp các loại câu hỏi để đảm bảo giúp học sinh
nắm vững kiến thức, kĩ năng cơ bản đồng thời hình thành cho các em năng lực
vận dụng các tình huống phức hợp gắn với thực tiễn.
2.3. Giải pháp của sáng kiến kinh nghiệm
2.3.1. Phân loại các câu hỏi theo định hướng phát triển năng lực
Câu hỏi theo hướng phát triển năng lực có thể chia thành các dạng:
- Các câu hỏi dạng tái hiện: Yêu cầu sự hiểu biết và tái hiện tri thức. Dạng
câu hỏi này không phải là trọng tâm của câu hỏi phát triển năng lực.
- Các câu hỏi vận dụng: Dạng câu hỏi này nhằm củng cố kiến thức và rèn
kĩ năng cơ bản chưa đòi hỏi sáng tạo.
4


- Các câu hỏi giải quyết vấn đề: Các câu hỏi này địi hỏi sự phân tích, tổng

hợp, đánh giá, vận dụng kiến thức vào những tình huống thay đổi. Dạng câu hỏi
này đòi hỏi sự sáng tạo của người học.
- Các câu hỏi gắn với bối cảnh, tình huống thực tế: là các câu hỏi vận
dụng và giải quyết vấn đề gắn với các bối cảnh và tình huống thực tế. Câu hỏi
dạng này là những câu hỏi mở, tạo cơ hội cho nhiều cách tiếp cận, nhiều con
đường giải quyết khác nhau.
2.3.2. Quy trình biên soạn câu hỏi theo hướng phát triển năng lực
Trong phạm vi nghiên cứu của đề tài, tôi chỉ tập trung biên soạn hệ thống
các câu hỏi từ dạng câu hỏi tái hiện đến dạng câu hỏi gắn với các tình huống
thực tiễn theo từng chủ đề (chương). Dựa vào hệ thống câu hỏi đó giáo viên có
thể sử dụng một cách linh hoạt trong việc giảng dạy cũng như kiểm tra, đánh giá
sao cho đạt hiệu quả cao nhất theo định hướng phát triển năng lực học sinh.
Cấu trúc của câu hỏi gồm:
- Tiêu đề: Tiêu đề tình huống.
- Phần dẫn: Mơ tả tình huống cần giải quyết.
- Câu hỏi: Có thể là 1 hoặc nhiều câu hỏi dưới dạng trắc nghiệm khách
quan hoặc tự luận.
2.3.3. Hệ thống câu hỏi theo chủ đề (chương)
- Chia phần sinh học vi sinh vật – Sinh học 10 thành 3 chủ đề:
Tên chủ đề
Mạch nội dung
- Khái niệm vi sinh vật, hô hấp và lên men
Chủ đề 1: Chuyển
- Các loại môi trường cơ bản trong ni cấy vi sinh vật
hóa vật chất và năng
và và các kiểu dinh dưỡng của vi sinh vật.
lượng ở vi sinh vật.
- Quá trình phân giải, tổng hợp các chất và ứng dụng
(Bài: 22, 23, 24)
- Thực hành lên men etilic và lactic

Chủ đề 2: Sinh
- Sinh trưởng và sinh sản của quần thể vi sinh vật.
trưởng và sinh sản - Nuôi cấy không liên tục và nuôi cấy liên tục
của vi sinh vật
- Các yếu tố ảnh hưởng đến sinh trưởng của vi sinh vật
(Bài 25, 26, 27, 28) - Thực hành quan sát một số vi sinh vật.
- Cấu trúc các loại vi rút
Chủ đề 3: Virut và
- Sự nhân lên của vi rút trong tế bào vật chủ
bệnh truyền nhiễm
- Vi rút gây bệnh và những ứng dụng của vi rút trong
(Bài 29, 30, 31, 32,
thực tiễn.
33)
- Bệnh truyền nhiễm và miễn dịch
Chủ đề 1: Chuyển hóa vật chất và năng lượng ở vi sinh vật
Tiêu đề 1: Dưa cải muối chua
Dưa cải muối chua là món ăn ngon, đồng thời có thể dùng làm nguyên
liệu cho nhiều món ăn hấp dẫn khác. Nếu khơng an tâm với cách muối dưa cải
bán sẵn ngoài chợ, mời các bạn tham khảo cách muối dưa cải chua ngon giòn
của Tạp chí Món ngon sau đây nhé! Với cách làm đơn giản này dưa muối xong
ln chua vừa ăn, có màu vàng đẹp mắt, không nổi váng mà lại thơm, giịn ngon
tuyệt, mà lại cịn đảm bảo an tồn tuyệt đối nữa chứ!
5


Nguyên liệu:
- 1kg cải bẹ, hành lá
- 40g đường vàng, mì chính, 40g muối
- Dấm hoặc chút nước muối dưa đã chua (nếu muốn dưa nhanh được ăn)

Cách làm:
- Rau cải bẹ chọn cây có bẹ lá to, khơng bị sâu, úa.
- Tách rời từng lá, rửa sạch đất cát.
- Xếp cải ra khay phơi một nắng cho hơi héo.
- Sau đó rửa lại cho sạch bụi bẩn rồi cắt nhỏ vừa ăn, vẩy cho ráo nước,
hành lá rửa sạch, cắt đoạn nhỏ bằng chiều dài miếng rau cải, trộn chung rau cải
và hành lá với nhau.
- Pha nước muối dưa: 1,2 lít nước, 40g đường vàng, 40g muối, một chút
mì chính, khuấy tan rồi nếm thử có vị lợ lợ là được.
- Cho dưa cải vào âu hoặc lọ, thêm nước muối cho ngập cải, rồi dùng 1
đĩa đè lên cho cải được ngập trong nước muối.
- Nếu muốn dưa nhanh chua, bạn có thể cho thêm chút dấm hoặc nước
muối dưa có sẵn.
Đậy kín, để khoảng 2 - 3 ngày cho dưa chua, vàng đều là có thể ăn được.

Hình ảnh 1: Dưa cải muối chua
Chúc bạn thành cơng và có món dưa muối thật ngon nhé!
Câu hỏi 1: Dưa cải muối chua là hình thức lên men nào sau đây?
A. Lên men etilic
B. Lên men Lactic
C. Lên men giấm
D. Lên men rượu
Câu hỏi 2: Lọ dưa vừa muối xong thuộc loại mơi trường gì? Giải thích?
Câu hỏi 3: Tại sao phải dùng 1 đĩa đè lên cho cải được ngập trong nước muối.
Câu hỏi 4: Có người cho là khơng có "tay" muối dưa nên dưa dễ bị khú, ý kiến
của em thế nào?
Câu hỏi 5: Tại sao khi để lâu vại dưa thường có váng?
Các năng lực hướng tới:
+ Năng lực nhận biết, phát hiện và giải quyết vấn đề thực tiễn.
+ Năng lực thu thập và xử lí thơng tin.

+ Năng lực ngơn ngữ
+ Năng lực tư duy
Hướng dẫn trả lời:
6


Câu hỏi 1: Đáp án B. Lên men Lactic
Câu hỏi 2: Bán tổng hợp
Câu hỏi 3: Để tạo điều kiện kị khí cho q trình lên men, tránh khơng cho dưa
tiếp xúc với khơng khí (oxi).
Câu hỏi 4:
- Khi bắt đầu muối dưa, các chất (nhất là đường) chưa khuếch tán ra môi trường.
Vi khuẩn gây thối và vi khuẩn lactic (tự nhiên có trên bề mặt rau củ) cùng phát
triển. Nếu không cung cấp đủ cơ chất (đường) cho vi khuẩn lactic thì vi khuẩn
gây thối sẽ phát triển mạnh hơn và ngay lập tức các nguyên liệu sẽ bị hỏng.
- Nếu như vi khuẩn lactic phát triển mạnh hơn thì sẽ tạo được dưa muối. Nhưng
nếu để hũ dưa đó trong một thời gian dài, các sản phẩm do vi khuẩn lactic tiết ra
ngày càng nhiều, cơ chất ngày càng ít, mơi trường gây độc cho vi khuẩn lactic
nhưng có lợi cho vi khuẩn gây thối. Như vậy sau một thời gian dài dưa muối sẽ
bị hỏng.
- Như vậy, "tay" muối dưa có thể hiểu là có kinh nghiệm muối dưa (pha chế tỷ lệ
nguyên liệu) chứ không phải do yếu tố siêu nhiên nào khác.
Câu hỏi 5: Vại dưa để lâu nên nước dưa trở thành môi trường axit sẽ làm cho
các vi khuẩn lactic bị chết (đa số vi khuẩn hoạt động ở môi trường trung tính)
tạo thành lớp váng.
Tiêu đề 2: Rượu bia: Con dao 2 lưỡi
Rượu là một loại đồ uống rất phổ biến trong các buổi liên hoan, các bữa
tiệc, giao lưu trong công việc, ngày lễ, ngày hội, đặc biệt là trong dịp tết Ngun
Đán. Cùng với những nét tích cực thì rượu cũng là một tác hại lớn đến mọi mặt
đời sống, sinh hoạt của người Việt chúng ta. Hiện nay, rượu bia đã được lạm

dụng quá nhiều trong đời sống thường ngày. Theo thống kê của Bộ y tế, hàng
năm cứ vào dịp tết Nguyên Đán số ca phải nhập viện bị ngộ độc do rượu lại tăng
lên đột biến, số vụ tai nạn giao thông do người uống rượu khơng làm chủ được
tay lái cũng tăng cao...

Hình ảnh 2: Va chạm giao thông trên đường do rượu bia
Câu hỏi 1: Rượu là loại chất gì mà có thể gây ngộ độc cho cơ thể?
A. Etanol
B. Axit axetic
C. Axit lactic
D. Benzen
Câu hỏi 2: Em hãy nêu các tác hại của rượu đối với sức khỏe con người và xã
hội?
7


Câu hỏi 3: Em hãy đề xuất một số phương pháp nhằm giảm những tác hại do
rượu, bia gây ra?
Câu hỏi 4: Gia đình em thường sử dụng rượu, bia vào những mục đích gì?
Các năng lực hướng tới:
+ Năng lực nhận biết, phát hiện và giải quyết vấn đề .
+ Năng lực thu thập và xử lí thơng tin.
+ Năng lực ngôn ngữ.
+ Năng lực tư duy và nghiên cứu khoa học.
Hướng dẫn trả lời:
Câu hỏi 1: A
Câu hỏi 2:
- Khi uống rượu nhiều và thường xuyên sẽ gây ra các loại bệnh: như đau dạ dày,
sơ gan, tăng nguy cơ ung thư, ảnh hưởng đến não và thần kinh, tim mạch… Phụ
nữ uống rượu trong thời kì mang thai có thể gây ra những dị tật ở thai nhi.

- Đối với xã hội: Khi uống rượu nhiều, con người ta thường khơng làm chủ được
hành vi của mình: đa số các trường hợp bạo lực gia đình thì người chồng đều có
uống rượu. Uống rượu làm cho tai nạn giao thơng tăng vì khơng làm chủ được
tay lái…
Câu hỏi 3: Một số phương pháp nhằm giảm những tác hại do rượu, bia:
- Kiểm soát chặt chẽ việc sản xuất và kinh doanh rượu bia.
- Quy định chặt chẽ về đối tượng, độ tuổi… được sử dụng rượu bia.
- Xử phạt những người sử dụng rượu bia với nồng độ cao khi tham gia giao
thông, làm việc nơi công sở…
- Tuyên truyền sâu rộng những tác hại của rượu, bia gây ra…
Câu hỏi 4: Gia đình em thường sử dụng rượu bia vào những mục đích:
- Ngày xum vầy: Lễ tết, cưới hỏi…
- Ngâm rượu để chữa bệnh: uống hoặc xoa bóp.
Tiêu đề 3: Sữa chua - món ăn giàu dinh dưỡng
Có thể nhận thấy sữa chua là sản phẩm của sữa nên có giá trị dinh dưỡng
khá cao và cân đối: trong 100g sữa chua chứa khoảng 100 Kcal, chất đạm trung
bình từ 3,1 - 5,3 g, chất béo khoảng 2,3 - 2,6 g, chất bột khoảng 14-15g. 100 g
sữa chua có thể cung cấp xấp xỉ 100 Kcal. Và cơ cấu năng lượng trung bình của
sữa chua khá cân đối, với tỷ lệ năng lượng của 3 chất P: L: G là khoảng 17: 23:
60. So với nhu cầu khuyến nghị của Viện Dinh dưỡng Quốc gia cho trẻ em đến 9
tuổi là 15: 30: 55 thì rõ ràng sữa chua là một sản phẩm cân đối về năng lượng
đáp ứng tốt cho sự phát triển nhanh của trẻ.
Hơn nữa, sữa chua còn là một sản phẩm khá giàu canxi cần cho phát triển
hệ xương và răng; đa số các loại sữa chua trên bao bì có ghi đủ các thành phần
Na, K và photpho; 1 số loại có Vitamin D khoảng 0,1 mg và Cholesterol khoảng
5,0 mg. Một số loại còn được bổ sung thêm DHA (chất béo không no nhiều nối
đôi) giúp cải thiện phát triển trí tuệ và Probi (cfu) giúp ngăn ngừa một số bệnh
đường ruột, bổ sung thêm axit cho dịch dạ dày, kích thích cảm giác thèm ăn,
thúc đẩy nhu động ruột, giúp ăn ngon miệng, ăn nhiều hơn, tiêu hóa thức ăn dễ
dàng hơn, phịng chống được chứng táo bón.

8


Hình ảnh 3: Sữa chua
Câu hỏi 1: Vì sao trong sữa chua lại có nhiều các chất dinh dưỡng?
Câu hỏi 2: Vì sao trong sữa chua hầu như khơng có vi sinh vật gây bệnh?
Câu hỏi 3: Vì sao sữa chua đang từ trạng thái lỏng trở thành sệt?
Các năng lực hướng tới:
+ Năng lực nhận biết, phát hiện và giải quyết vấn đề.
+ Năng lực thu thập và xử lí thơng tin.
+ Năng lực ngơn ngữ
+ Năng lực tư duy
Hướng dẫn trả lời:
Câu hỏi 1: Sữa chua là thực phẩm rất bổ dưỡng vì:
- Trong sữa chua lên men tốt có các chất dễ đồng hóa như axit lactic, vitamin,
lactose, nhân tố sinh trưởng... do vi khuẩn lactic đồng hình sinh ra khi lên men
đường lactơzơ.
- Trong sữa chua ko có vi khuẩn gây bệnh vì mơi trường axit ức chế các vi sinh
vật này.
Câu hỏi 2: Trong sữa chua lên men tốt (lên men đồng hình) chứa rất nhiều vi
khuẩn lactic, chúng tạo ra môi trường axit (pH thấp) ức chế hầu như mọi loại vi
sinh vật gây bệnh (vì những vi sinh vật này quen sống trong mơi trường pH
trung tính). Do đó trong sữa chua hầu như khơng có vi sinh vật gây bệnh. Có thể
nói sữa chua là loại thực phẩm vừa bổ dưỡng, vừa vơ trùng.
Câu hỏi 3: Vi khuẩn lactic đồng hình biến đổi glucôzơ thành axit lactic:
C6H12 O6 → 2CH3CHOHCOOH + năng lượng
Khi axit lactic được hình thành, pH của dung dịch sữa giảm, cazêin
(protein của sữa) kết tủa làm sữa từ trạng thái lỏng chuyển sang trạng thái sệt.
Tiêu đề 4: Sâu răng ở trẻ em
Sâu răng là chứng bệnh thường gặp ở mọi lứa tuổi, trong đó

nhiều nhất là trẻ em. Theo số liệu từ Bệnh viện Răng hàm mặt
Trung ương cho biết 85% trẻ từ 6-8 tuổi bị sâu răng. Đó là con số
đáng báo động về tình trạng sức khỏe răng miệng của người Việt
Nam nói chung và trẻ em nói riêng. Các kết quả nghiên cứu đã
cho thấy rằng, trẻ bị sâu răng khi cịn nhỏ có nguy cơ bị sâu răng
9


nhiều hơn khi lớn lên. Vì vậy, việc phịng ngừa sâu răng sớm ở trẻ
giúp tránh được các vấn đề quan trọng về răng miệng sau này.

Hình ảnh 4: Sâu răng ở trẻ em
Câu hỏi 1: Nguyên nhân gây sâu răng ở trẻ em?
Câu hỏi 2: Vì sao trẻ nhỏ hay ăn kẹo rất dễ bị sâu răng?
Các năng lực hướng tới:
+ Năng lực nhận biết, phát hiện và giải quyết vấn đề.
+ Năng lực thu thập và xử lí thông tin.
+ Năng lực ngôn ngữ
+ Năng lực tư duy
Hướng dẫn trả lời:
Câu hỏi 1: Trẻ em bị sâu răng xuất phát từ nhiều nguyên nhân khác nhau có thể
kể đến như:
- Bé không vệ sinh răng miệng hoặc vệ sinh không đúng cách.
- Chế độ ăn uống không hợp lý - thực phẩm chứa nhiều chất đường.
- Lớp men của răng sữa mỏng hơn so với răng vĩnh viễn, vi khuẩn dễ tấn công
hơn. Tuy nhiên, nguồn gốc gây bệnh sâu răng ở trẻ em vẫn là do vi khuẩn và chất
đường cịn sót lại gây ra. Vi khuẩn tác dụng lên chất đường rồi sản sinh thành axit.
Axit ăn mòn men răng, ngà răng… gây bệnh sâu răng. Nếu khơng chữa sớm có thể
biến chứng thành viêm tủy răng.
Câu hỏi 2: Trẻ nhỏ hay ăn kẹo rất dễ bị sâu răng vì:

- Trong kẹo có chứa đường. Khi trẻ ăn kẹo sau đó lại khơng làm sạch răng
miệng thì các mảng đường sẽ bám ở răng.
- Trong miệng có tích tụ rất nhiều loại vi sinh vật, chúng sẽ phân giải đường để
lấy dinh dưỡng, đồng thời hình thành các sản phẩm phụ làm phá hủy men răng
tạo điều kiện cho các vi sinh vật khác thâm nhập vào chân răng , dẫn tới sâu
răng.
Chủ đề 2: Sinh trưởng và sinh sản của vi sinh vật
Tiêu đề 1: Rửa rau sống đúng cách
Mỗi loại rau có nguy cơ nhiễm bẩn khác nhau vì thế cần có những cách
rửa khác nhau để rau sạch và loại bỏ phần nào hóa chất (nếu có).
Rau chia làm 4 loại: lá, quả, củ và hoa. Mỗi loại sẽ có nguy cơ nhiễm bẩn khác
nhau nên khi rửa cần phân loại để làm sạch. Với các loại rau ăn sống như xà
lách...: thì phải bẻ ra từng nhánh, từng lá, để dưới vòi nước chảy mạnh một hồi
10


lâu cho sạch hết ký sinh trùng. Lật tiếp qua bề kia rửa tương tự như vậy. Sau khi
rửa rau dưới vịi nước xong có thể đem rửa lại rau trong chậu 1 - 2 nước nữa.
Sau cùng, lấy một chậu nước khoảng 5 - 10 lít tùy lượng rau, cho 1 thìa muối,
rồi ngâm rau trong vịng 5 - 10 phút.

Hình ảnh 1: Rửa rau sống đúng cách
Em hãy cho biết:
Câu hỏi 1: Tại sao lại phải ngâm rau sống trong nước muối trong vòng 5 - 10
phút?
Câu hỏi 2: Tại sao không ngâm rau trong nước muối lâu hơn 10 phút?
Các năng lực hướng tới:
+ Năng lực nhận biết, phát hiện và giải quyết vấn đề thực tiễn.
+ Năng lực thu thập và xử lí thơng tin.
+ Năng lực ngôn ngữ

+ Năng lực tư duy
Hướng dẫn trả lời:
Câu hỏi 1: Nước muối là môi trường ưu trương hơn so với môi trường trong tế
bào vi sinh vật, khi đó nước ở trong tế bào vi sinh vật sẽ đi ra ngoài gây nên hiện
tượng co nguyên sinh → vi sinh vật không phân chia được và bị chết.
Câu hỏi 2: Vì rau sẽ bị héo.
Tiêu đề 2: Nước rửa tay Lifeboy
Lời dẫn quảng cáo nước rửa tay Lifebuoy: Nước rửa tay Lifebuoy bảo vệ
bạn và con bạn khỏi 10 loại vi khuẩn vì chứa các thành phần diệt khuẩn tiên tiến
Active 5. Rửa sạch và bảo vệ tay bạn khỏi vi khuẩn gây hại. Công thức đặc biệt
giúp diệt sạch 99,9% vi khuẩn chỉ trong 10 giây rửa sạch vi khuẩn.

Hình ảnh 2: Nước rửa tay Lifebuoy
11


Dựa vào kiến thức đã học, em hãy cho biết trong nội dung quảng cáo trên
có điểm gì chưa chính xác? Em hãy sửa lại cho chính xác?
Các năng lực hướng tới:
+ Năng lực nhận biết, phát hiện và giải quyết vấn đề .
+ Năng lực thu thập và xử lí thơng tin.
+ Năng lực ngơn ngữ
+ Năng lực tư duy
Hướng dẫn trả lời:
- Nước rửa tay Lifebuoy Bảo vệ Vượt trội 10 bảo vệ khỏi vi khuẩn chứa các
thành phần diệt khuẩn là chưa chính xác, vì chất Active 5 là một chất hoạt động
bề mặt giống như xà phịng khi rửa nó xẽ rửa trơi vi khuẩn nên nó chỉ có khả
năng loại khuẩn chứ khơng diệt khuẩn được.
- Đoạn quảng cáo được sửa là: Nước rửa tay Lifebuoy bảo vệ bạn và con bạn
khỏi 10 loại vi khuẩn vì chứa các thành phần loại khuẩn tiên tiến Active 5. Rửa

sạch và bảo vệ tay bạn khỏi vi khuẩn gây hại. Công thức đặc biệt giúp loại sạch
99,9% vi khuẩn chỉ trong 10 giây rửa sạch vi khuẩn.
Tuy nhiên, trong quảng cáo thì từ diệt khuẩn sẽ mang lại độ tin cậy cho
người tiêu dùng hơn.
Tiêu đề 3: Sự biến dạng của các hộp thịt hộp
Hà sinh viên của một trường Đại học ở Hà Nội, cứ gần đến kì thi cuối kì
để tiết kiệm thời gian nấu nướng là Hà lại đi siêu thị và khuân về vài loại thịt
hộp, đặc biệt là những hộp thịt hơi biến dạng 1 tí sẽ được siêu thị giảm giá.

Hình ảnh 3: Các loại thịt hộp
Theo em, Hà lựa chọn loại hộp thịt như vật có đúng khơng? Em hãy giải
thích cho bạn ấy nhé!
Các năng lực hướng tới:
+ Năng lực nhận biết, phát hiện và giải quyết vấn đề thực tiễn.
+ Năng lực thu thập và xử lí thơng tin.
+ Năng lực ngôn ngữ
+ Năng lực tư duy
Hướng dẫn trả lời:
Hà lựa chọn như vậy là không đúng, vừa không tiết kiệm được tiền, mà
ngược lại sẽ ảnh hưởng đến sức khỏe khi ăn những hộp thịt đó và tốn tiền đi
bệnh viện. Vì thịt đóng hộp khơng được diệt khuẩn đúng quy trình, các nội bào
12


tử mọc mầm phát triển và phân giải các chất, thải ra CO 2 và các loại khí khác
làm cho hộp thịt bị phồng lên.
Chủ đề 3: Virut và bệnh truyền nhiễm
Tiêu đề 1: Virut lai

Hình ảnh 1: Sơ đồ thí nghiệm của Franken và Conrat tiến hành lai 2 chủng virut

gây bệnh khảm thuốc
Câu hỏi 1: Em hãy mô tả thí nghiệm và giải thích tại sao virut phân lập được
khơng phải là chủng B?
Câu hỏi 2: Thí nghiệm trên chứng minh điều gì?
Các năng lực hướng tới:
+ Năng lực nhận biết, phát hiện và giải quyết vấn đề .
+ Năng lực thu thập và xử lí thơng tin.
+ Năng lực ngôn ngữ
+ Năng lực tư duy và nghiên cứu khoa học
Hướng dẫn trả lời:
Câu hỏi 1: Cách tiến hành thí nghiệm:
- Tách lõi ARN ra khỏi vỏ prơtêin của hai chủng virut A và B. Cả hai chủng đều
có khả năng gây bệnh cho cây thuốc lá, nhưng khác nhau ở các vết tổn thương
trên lá.
- Lấy axit nuclêic của chủng A trộn với prôtêin của chủng B thì chúng sẽ tự lắp
ráp để tạo thành virut lai.
- Nhiễm chủng virut lai vào cây thì cây sẽ bị bệnh.
- Phân lập từ lá cây bị bệnh sẽ được chủng virut A.
Câu hỏi 2:
- Virut nhận được không phải chủng B vì virut lai mang hệ gen của chủng A.
- Kết luận: mọi tính trạng của virut đều do hệ gen của virut quyết định.
Tiêu đề 2: Kì thị và phân biệt đối xử với người nhiễm HIV/AIDS
Bạn An có bố bị mất do HIV (bố là cơng an, bị nhiễm HIV trong khi thực
hiện nhiệm vụ). Bản thân An không bị HIV nhưng vẫn bị bạn bè xa lánh.
Qua tình huống trên em hãy cho biết:
Câu hỏi 1: Nếu em là An, em có cảm xúc như thế nào?
Câu hỏi 2: Nếu em là bạn của An, em sẽ làm gì?
13



Các năng lực hướng tới:
+ Năng lực nhận biết, phát hiện và giải quyết vấn đề .
+ Năng lực thu thập và xử lí thơng tin.
+ Năng lực ngơn ngữ
+ Năng lực tư duy và nghiên cứu khoa học
Hướng dẫn trả lời:
Câu hỏi 1: Nếu em là An, em có cảm xúc rất buồn tủi khi bị bạn bè xa lánh.
Câu hỏi 2: Nếu em là bạn của An, em sẽ giải thích cho các bạn hiểu về HIV và
khuyên các bạn khơng nên xa lánh, kì thị bạn An.
Tiêu đề 3: Covid 19 - đại dịch toàn cầu, nỗi lo của loài người
Dịch Covid-19 viết tắt của cụm từ “Coronavirrus disease 2019”, là dịch
bệnh do virus corona gây ra và xuất hiện lần đầu năm 2019. Dịch bệnh này xuất
hiện đầu tiên ở thành phố Vũ Hán, tỉnh Hồ Bắc, Trung Quốc, trong đó nhiều
người cùng bị viêm đường hơ hấp cấp. Tác nhân gây bệnh sau đó được xác định
là một chủng mới của virus Corona. Chủng virus mới này được tìm ra năm 2019
nên được ký hiệu là 2019-nCoV (viết tắt của cụm từ “2019 Novel Coronavirus”)
Theo trang thống kê trực tuyến worldometers.info, tính đến sáng ngày
21/4/2021 (giờ Việt Nam), thế giới ghi nhận có tổng cộng 143.518.347 ca nhiễm
Covid-19, trong đó 3.056.408 ca tử vong và 121.875.467 ca bình phục. Trong 24
giờ qua, thế giới có thêm 807.116 ca mắc và 13.387 ca tử vong mới vì đại dịch.
Nhiều Quốc gia trên Thế giới chịu ảnh hưởng nghiêm trọng bởi dịch bệnh. Các
nước ghi nhận số ca dương tính với virus SARS-CoV-2 nhiều nhất thế giới là:
Ấn Độ (294.290 ca); Brazil (73.172 ca); Mỹ (57.782 ca); Thổ Nhĩ Kỳ (61.028
ca); Pháp (43.098 ca); Đức (16.363 ca)… Các quốc gia ghi nhận số ca tử vong
vì Covid-19 cao nhất trong ngày gồm: Brazil (3.481 ca); Ấn Độ (2.020 ca); Mỹ
(860 ca); Ba Lan (601 ca)…

Hình ảnh 3: Dịch covid 19 bùng phát
tại Ấn Độ
Như vậy, đại dịch Covit -19 đã và đang đe doạ đến tính mạng của tất cả

người dân trên tồn cầu. Khơng những vậy dịch bệnh cịn nhanh chóng tác động
tới các lĩnh vực kinh tế, xã hội, thị trường tài chính chao đảo, nền kinh tế tồn
cầu rơi vào suy thối với tỷ lệ thất nghiệp và nghèo đói chưa từng có trong lịch
sử.
Hình ảnh 2: Virut Corona

14


Câu hỏi 1: Virut Corona là virut có vỏ ngồi hay virut trần?
Câu hỏi 2: Nhóm đối tượng nào dễ mắc virut corona?
Câu hỏi 3: Tại sao Việt Nam là một trong những nước giáp với Trung Quốc
nhưng số người mắc bệnh Covid- 19 ít hơn nhiều so với nhiều Quốc gia trên Thế
giới?
Câu hỏi 4: Thông điệp 5K của Bộ y tế trong phòng chống Covid 19 là:
1. Khẩu trang
2. Khử khuẩn
3. Không tập trung
4. Khai báo y tế 5. Kiến thức
6. Khoảng cách 7. Kỹ năng
A. 1, 2, 3, 4, 5
B. 1, 2, 3, 4, 6
C. 1, 2, 3, 4, 7
D. 1, 2, 3, 5, 6
Câu hỏi 5: Theo em, chúng ta nên có hành động gì để virut SARS-CoV-2 không
lan ra cộng đồng?
Các năng lực hướng tới:
+ Năng lực nhận biết, phát hiện và giải quyết vấn đề .
+ Năng lực thu thập và xử lí thơng tin.
+ Năng lực ngôn ngữ

+ Năng lực tư duy
Hướng dẫn trả lời:
Câu hỏi 1: Virut Corona là virut có vỏ ngồi.
Câu hỏi 2: Mọi lứa tuổi đều có thể bị nhiễm virus corona. Tuy nhiên, người cao
tuổi, người bị bệnh mãn tính như tiểu đường, tim mạch, hen phế quản… sẽ dễ
mắc bệnh và thường có các triệu chứng nặng hơn.
Câu hỏi 3: Việt Nam là một trong những nước giáp với Trung Quốc nhưng số
người mắc bệnh Covid- 19 ít hơn nhiều so với nhiều Quốc gia trên Thế giới
vì Chính phủ, Nhà nước, Bộ y tế đã lên kế hoạch phòng chống dịch bệnh
bài bản, đồng thời kêu gọi tồn dân chung tay cùng Chính phủ phịng,
chống dịch Covid-19.
Câu hỏi 4: Đáp án B
Câu hỏi 5: Theo em, chúng ta nên có hành động để virut SARS-CoV-2 khơng
lan ra cộng đồng:
- Nhận thức rõ về virut Corona nguy hại như thế nào đến tính mạng khi bị nhiễm
- Ln nâng cao ý thức phịng chống dịch bệnh cho bản thân, gia đình và cộng
đồng.
- Tn thủ 5K phịng chống dịch bệnh của Bộ y tế: Khẩu trang, Khử khuẩn,
Không tập trung đông người, Khai báo y tế, Khoảng cách.
Tiêu đề 4: Ebola – cơn ác mộng của người dân Châu Phi
Bệnh do virut Ebola (EVD) hay sốt xuất huyết Ebola (EHF) là bệnh
do virut Ebola gây ra ở người. Các triệu chứng thường khởi phát sau khi bị
nhiễm virut từ 2 ngày đến 3 tuần như: Sốt, đau họng, đau bắp cơ, và nhức đầu.
Sau đó thường xuất hiện các triệu chứng buồn nơn, nơn ói, và tiêu chảy, kèm
theo các chức năng gan và thận cũng bị suy giảm. Ở giai đoạn này, một số người
bắt đầu có các triệu chứng xuất huyết. Bệnh có tỉ lệ tử vong cao: Thường từ 50%
đến 90% số người nhiễm virut Ebola bị tử vong. EVD được phát hiện đầu tiên
ở Sudan và Cộng hòa Dân chủ Congo. Bệnh thường bộc phát thành dịch ở
những vùng nhiệt đới của Châu Phi cận Sahara. Từ 1976 (khi lần đầu được phát
15



hiện) cho đến 2013, chưa tới 1000 người bị nhiễm bệnh mỗi năm. Dịch bệnh lớn
nhất cho đến nay là dịch Ebola Tây Phi năm 2014 đang hoành hành ở Guinea,
Sierra Leone, Liberia và có thể Nigeria. Tính tới ngày 3 tháng 10 năm 2014, có
7.497 trường hợp bị nghi ngờ mắc bệnh trong số đó đã có 3.439 người đã
chết. Hiện người ta đang nỗ lực chế tạo vắc xin; tuy nhiên, vẫn chưa có vắc xin
nào.

Hình ảnh 4: Virut Ebola
Dựa vào nội dung thơng tin và hình ảnh trên, em hãy cho biết:
Câu hỏi 1: Virut Ebola là virut có cấu trúc dạng:
A. Dạng khối
B. Dạng xoắn
C. Dạng hỗn hợp
D. Dạng tế bào
Câu hỏi 2: Một bạn đã điền phần chú thích cấu tạo của virut Ebola nhưng vẫn
cịn thiếu. Em hãy giúp bạn hồn thiện phần chú thích dưới đây:
2

1

3

4

Hình ảnh 5: Cấu tạo của Virut Ebola
Câu hỏi 3: Quan sát hình dưới đây và cho biết virut HIV có điểm gì giống và
khác với virut Ebola?


16


Hình ảnh 6: Virut HIV
Các năng lực hướng tới:
+ Năng lực nhận biết, phát hiện và giải quyết vấn đề .
+ Năng lực thu thập và xử lí thơng tin.
+ Năng lực ngôn ngữ
+ Năng lực tư duy
Hướng dẫn trả lời:
Câu hỏi 1: Đáp án B
Câu hỏi 2:
Vỏ Capsit
Lõi - ARN

Gai glicoprotein
Vỏ ngồi

Hình ảnh 6: Cấu tạo của Virut Ebola
Câu hỏi 3:
- Giống: đều là virut có vỏ ngồi
- Khác: virut HIV có cấu trúc dạng khối, cịn virut Ebola có cấu trúc xoắn.
Tiêu đề 5: Những lợi ích của virut
Virut là nguyên nhân gây ra rất nhiều loại bệnh cho con người và sinh vật.
Nó là nguyên nhân gây ra những đại dịch cho con người như: dịch sởi, dịch đậu
mùa, dịch tả, dịch sốt xuất huyết, HIV, Covit -19… và là một trong những
nguyên nhân gây ra tỉ lệ tử vong cao ở người. Tuy nhiên, có một nhà khoa học
cho rằng virut vẫn có những vai trị rất quan trọng với đời sống của con người.
17



Theo em nhận định của nhà khoa học trên là đúng hay sai? Em hãy lấy
dẫn chứng để chứng minh?
Các năng lực hướng tới:
+ Năng lực nhận biết, phát hiện và giải quyết vấn đề .
+ Năng lực thu thập và xử lí thơng tin.
+ Năng lực ngơn ngữ
+ Năng lực tư duy và nghiên cứu khoa học
Hướng dẫn trả lời:
- Trong nghiên cứu, bằng việc loại bỏ những đoạn gen khơng quan trọng của
virut, thay vào đó các gen mong muốn và biến chúng thành vật chuyển gen lý
tưởng. Bằng kĩ thuật này đã tạo ra những chế phẩm sinh học quý nhưng có giá
thành rẻ, như interfêron, insulin... Cũng có thể dùng virut để nghiên cứu cách
thức của tế bào vật chủ thải loại virut hay cách xâm nhập của virus vào trong
tế bào vật chủ, từ đó tìm ra biện pháp để phịng ngừa virut.
- Nhiều loại virut gây bệnh cho người và động vật đã được nghiên cứu để sản
xuất vacxin phịng chống có hiệu quả của bệnh này. Nhờ đó đã hạn chế và ngăn
chặn được hầu hết các đại dịch đã từng là mối đe doạ trong lịch sử loài người
như: đậu mùa, dịch cúm, dịch sốt… và điều trị một cách hiệu quả một số bệnh
được coi là nan y như: bệnh dại, viêm gan B, viêm gan C… Một số virut ở động
vật được nghiên cứu để giảm thiểu sự phát triển của một số loại động vật hoang
dã như virut pox để hạn chế sự phát triển quá mức những đàn thỏ tự nhiên.
- Trong nông nghiệp, virut được dùng để sản xuất thuốc trừ sâu sinh học nhằm
khống chế số lượng của một số loài sâu bệnh gây hại. Chế phẩm này có ưu điểm
là: có tính đặc hiệu cao nên chỉ gây hại cho một số sâu bệnh nhất định, không
gây độc cho người, động vật và côn trùng có ích; dễ sản xuất, hiệu quả diệt sâu
bệnh cao, giá thành hạ...
- Trong nghiên cứu sinh học phân tử, virut cung cấp một hệ thống đơn giản để
thao tác và phát hiện chức năng của nhiều loại tế bào.
2.4. Hiệu quả của sáng kiến kinh nghiệm

Trong quá trình kiểm định đề tài trong thực tế dạy học ở lớp 10 - trường
THCS và THPT Quan Hố, tơi chỉ lồng ghép các câu hỏi được tôi biên soạn
trong đề tài này vào từng phần nhỏ của bài dạy trên lớp và trong các bài kiểm
tra, tra sao cho vừa đảm bảo theo chuẩn kiến thức, kĩ năng vừa phát triển được
các năng lực của học sinh. Tôi thấy rằng học sinh thích được tham gia vào các
hoạt động của tiết học, học sinh nắm vững kiến thức một cách chắc chắn và dễ
dàng hơn.
Tôi đã tiến hành song song cả 2 hình thức kiểm tra, đánh giá: một là hình
thức truyền thống (KTTT), hai là kiểm tra, đánh giá theo định hướng phát triển
năng lực (KTĐGPTNL) học sinh trong bài kiểm tra 15’ ở 2 lớp 10A1, 10A4 của
Trường THCS và THPT Quan Hoá. Đối tượng học sinh trong lớp 10A1 có lực
học trung bình, khá trở lên, ngược lại học sinh trong lớp 10A4 thì đa số lại có lực
học trung bình và yếu. Kết quả điểm kiểm tra theo định hướng phát triển năng
lực học sinh ở cả 2 lớp đều cao hơn hình thức kiểm tra truyền thống.
Kết quả đạt được của lớp 10A1 như sau:
18


Điểm 9 - 10
Điểm 7 - 8
Điểm 5- 6
Điểm dưới 5
Hình thức
kiểm tra
SL TL % SL TL % SL TL % SL TL %
KTTT
10
25%
18
45%

12
30%
0
0%
KTĐGPTNL 18
45%
20
50%
2
5%
0
0%
Kết quả đạt được của lớp 10A4 như sau:
Điểm 9 - 10
Điểm 7 - 8
Điểm 5- 6
Điểm dưới 5
Hình thức
kiểm tra
SL TL % SL TL % SL TL % SL
TL %
KTTT
0
0%
6
15%
24
60%
10
25%

KTĐGPTNL
4
10%
14
35%
20
50%
2
5%
Thái độ của học sinh (HS) trong quá trình làm bài và sau khi trả bài kiểm
tra được tôi thể hiện ở bảng dưới đây:
Kiểm tra, đánh giá theo hướng
Kiểm tra truyền thống
phát triển năng lực học sinh
- Đa số HS cố gắng làm hết - Đa số HS làm bài với sự hứng
1. Thái độ sức để có thể đạt được điểm thú rất cao. Không bị áp lực về
của học số cao nhất.
vấn đề điểm số.
sinh trong - Một số HS thờ ơ không - Với các HS yếu, các em khơng đi
q trình làm, đợi bạn khác làm rồi đi chép bài mà ngược lại rất chăm
làm bài chép.
chú suy nghĩ về các tình huống có
trong đề kiểm tra.
- Với các HS mà giáo viên - Đa số HS hứng thú với tiết trả
vẫn cho là học giỏi, khi bài.
2. Thái độ điểm không được như mong - Đa số HS thể hiện được sự tự tin,
của học muốn các em tỏ ra rất buồn sáng tạo khi trình bày ý kiến, suy
sinh sau và mong muốn giáo viên nghĩ, quan điểm, ý tưởng của
khi trả bài cho kiểm tra lại.
mình.

- Với học sinh yếu, thì điểm - Mong muốn được tổ chức các
kém là chuyện bình thường. tiết kiểm tra, đánh giá như vậy.
- Thu được thông tin phản - Không chỉ thu được thông tin
hồi ngược về việc nắm kiến phản hồi ngược về việc nắm kiến
thức, kĩ năng của HS với thức, kĩ năng của HS với kiến thức
kiến thức đã được học.
đã được học, mà còn thấy được
các năng lực khác nhau của HS.
- Ngay cả với những HS từ trước
3. Đối với
đến nay vẫn cho là học yếu, thì
giáo viên
qua bài kiểm tra này tơi lại thấy
năng lực giải quyết vấn đề thực
tiễn của các em lại rất tốt.
- Từ đó có những biện pháp thích
hợp để kích thích học sinh phát
triển được những năng lực đó.
Tuy nhiên, để quá trình dạy học và kiểm tra, đánh giá theo hướng phát
triển năng lực học sinh đạt được hiệu quả thì giáo viên phải đầu tư nhiều thời
19


gian trong việc chuẩn bị, hướng dẫn học sinh và kiểm tra sản phẩm của học sinh.
Giáo viên cần trang bị cho mình các kĩ năng tổ chức các hoạt động tập thể,
thường xuyên cập nhật những thông tin khoa học mới gắn với những tin tức thời
sự trên truyền hình, trên mạng internet…
3. Kết luận, kiến nghị
3.1. Kết luận
Phương pháp biên soạn hệ thống câu hỏi theo định hướng hướng phát triển

năng lực học sinh được tôi đưa ra trong đề tài này tôi cảm thấy rất tâm đắc. Đề
tài này nếu được áp dụng rộng rãi trong nhà trường phổ thơng sẽ giúp ích cho
học sinh:
- Chuyển mục đích của các em vào mạng internet để chơi, để giải trí sang
việc tìm kiếm các kiến thức khoa học phục vụ cho quá trình học tập của
mình.
- Chủ động, sáng tạo trong việc chiếm lĩnh tri thức khoa học, hình thành
cho các em năng lực phân tích và tổng hợp thông tin, năng lực ngôn ngữ, năng
lực giải quyết vấn đề thực tiễn và nghiên cứu khoa học.
- Tạo cho các em hứng thú trong quá trình học tập, chuyển từ quan niệm
học để có được kiến thức gì, kĩ năng gì để đi thi sang học để chiếm lĩnh được
kiến thức khoa học đó vào giải quyết vấn đề gì trong thực tế cuộc sống.
- Hình thành cho học sinh đưa ra được các ý tưởng nghiên cứu khoa khoa
học.
Do giới hạn thời gian và khuôn khổ của đề tài nên tôi chỉ đi sâu vào
một chuyên đề Sinh học vi sinh vật - Sinh học 10. Đề tài không chỉ áp dụng
trong các phần Sinh học 10 mà cịn có thể áp dụng với chương trình Sinh học 11,
12 và cho chương trình mơn Sinh học ở mọi cấp học, khơng chỉ trong mơn Sinh
học mà cịn có thể ứng dụng sang các mơn học khác.
Hệ thống câu hỏi được tôi biên soạn trong đề tài này là một nguồn tư liệu
để giáo viên có thể sử dụng linh hoạt trong trong các tiết học trên lớp với các
tình huống có vấn đề gắn với đời sống thực tiễn hoặc có thể sử dụng trong các
tiết kiểm tra đánh giá theo hướng phát triển năng lực học sinh.
Đề tài có thể áp dụng cho mọi đối tượng học sinh.
3.2. Kiến nghị
Mỗi giáo viên cần quan tâm, đầu tư hơn nữa đến việc đổi mới phương
pháp dạy học, đổi mới kiểm tra đánh giá theo hướng phát triển năng lực học
sinh.
Là một giáo viên trẻ, bản thân tôi luôn không ngừng học hỏi; tuy nhiên
kinh nghiệm giảng dạy cịn chưa nhiều, chắc chắn có điều cịn hạn chế. Do đó,

trong q trình hồn thành đề tài này, tơi khơng thể tránh khỏi những sai sót, rất
mong nhận được ý kiến đóng góp chân thành của đồng nghiệp.
Tơi xin chân thành cảm ơn!
XÁC NHẬN CỦA THỦ TRƯỞNG
Thanh Hóa, ngày 15 tháng 5 năm 2021
ĐƠN VỊ
Tôi xin cam đoan đây là SKKN của
mình viết, khơng sao chép nội dung của
người khác.
20


Người thực hiện

Vũ Thị Bảo

21



×