Tải bản đầy đủ (.doc) (21 trang)

Sử dụng sơ đồ tư duy để ôn tập phần tiến hóa giúp học sinh lớp 12 trường THPT thạch thành 4 ôn thi tốt nghiệp THPT có hiệu quả

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (2.73 MB, 21 trang )

SỞ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO THANH HÓA
TRƯỜNG THPT THẠCH THÀNH 4

SÁNG KIẾN KINH NGHIỆM

SỬ DỤNG SƠ ĐỒ TƯ DUY ĐỂ ƠN TẬP
PHẦN TIẾN HĨA GIÚP HỌC SINH LỚP 12
TRƯỜNG THPT THẠCH THÀNH 4 ƠN THI
TỐT NGHIỆP THPT CĨ HIỆU QUẢ

Người thực hiện: Trịnh Thị Dinh
Chức vụ: Giáo viên
SKKN thuộc mơn: Sinh học

THANH HĨA, NĂM 2021


MỤC LỤC
1. Mở đầu..............................................................................................................1
1.1. Lí do chọn đề tài.............................................................................................1
1.2. Mục đích nghiên cứu......................................................................................1
1.3. Đối tượng nghiên cứu.....................................................................................1
1.4. Phương pháp nghiên cứu................................................................................2
2. Nội dung sáng kiến kinh nghiệm....................................................................2
2.1. Cơ sở lí luận ...................................................................................................2
2.2. Thực trạng vấn đề...........................................................................................3
2.3. Các giải pháp thực hiện..................................................................................3
2.3.1. Hướng dẫn học sinh vẽ sơ đồ tư duy...........................................................3
2.3.2. Hướng dẫn học sinh ơn tập phần tiến hóa bằng sơ đồ tư duy......................4
2.3.2.1. Ôn tập chủ đề bằng chứng tiến hóa..........................................................7
2.3.3.2. Ơn tập chủ đề học thuyết tiến hóa...........................................................8


2.3.3.3. Ôn tập chủ đề loài...................................................................................10
2.3.3.4. Ôn tập chủ đề sự phát sinh và phát triển của sự sống trên trái đất.........13
2.3.3. Câu hỏi kiểm tra trắc nghiệm kiến thức phần tiến hóa. ............................16
2.4. Hiệu quả của sáng kiến kinh nghiệm............................................................17
3. Kết luận, kiến nghị........................................................................................17
3.1. Kết luận........................................................................................................18
DANH MỤC CÁC ĐỀ TÀI SKKN ĐÃ ĐƯỢC HỘI ĐỒNG.........................19
TÀI LIỆU THAM KHẢO.................................................................................19


1. Mở đầu
1.1. Lí do chọn đề tài
Trong những năm gần đây, khi khoa học kỹ thuật ngày càng phát triển thì
khối lượng kiến thức tăng lên nhanh chóng. Để lĩnh hội được khối lượng kiến
thức đó tồn ngành giáo dục đã và đang đổi mới các phương pháp dạy học. Và
phương pháp dạy học nào phù hợp với điều kiện thực tế là câu hỏi làm tôi luôn
băn khoăn, trăn trở.
Hiện nay có nhiều khối tổ hợp mới trong thi THPT Quốc gia, giúp học sinh
có thêm sự lựa chọn các ngành nghề mới. Tuy vậy, thực tế cho thấy, khá nhiều
học sinh không lựa chọn môn Sinh học để dự thi THPT quốc gia hoặc có lựa
chọn cũng dừng lại ở xét tốt nghiệp? Tại sao lại vậy? Qua khảo sát thực tế có
mấy lí do cơ bản: Sinh học là môn học khá lý thú nhưng để đậu vào các trường
Y thì điểm rất cao, Sinh học là mơn học thực nghiệm nhưng cịn rất nặng lí
thuyết chúng em không thể nhớ hết được, chúng em chưa có cách để ghi nhớ
kiến thức Sinh học một cách có thệ thống, Sinh học rất trừu tượng càng học càng
khó …. Hay tại phương pháp của chúng ta cịn chưa kích thích khả năng học,
nhớ lâu, chưa phát huy hết khả năng lơgic của học sinh. Vì vậy nhiều em chưa
thực sự u thích với mơn học này.
Hiện tại tình hình dịch Covid – 19 đang diễn ra hết sức phức tạp khi năm học
sắp kết thúc. Học sinh khối 12 chuẩn bị bước vào kì thi THPT Quốc gia nhưng

có nhiều nỗi lo do dịch bệnh gây ra. Tuy chương trình mơn học đã hết song để
nắm vững một cách hệ thống để học sinh khắc sâu, nhớ lâu kiến thức trong bối
cảnh hiện tại làm tơi có nhiều trăn trở để phù hợp tình hình thực tế.
Bám sát kế hoạch giáo dục nhà trường của Bộ Giáo dục và Đào tạo, trong
q trình ơn tập phần tiến hóa chương trình mơn Sinh học 12 tơi nhận thấy sử
dụng sơ đồ tư duy vào dạy học giúp học sinh ghi nhớ kiến thức một cách có hệ
thống góp phần nâng cao hiệu quả công tác ôn thi tốt nghiệp THPT năm 2021.
Từ những lí do trên tơi xin chọn đề tài: “Sử dụng sơ đồ tư duy để ôn

tập phần tiến hóa giúp học sinh lớp 12 trường THPT Thạch
Thành 4 ơn thi tốt nghiệp THPT có hiệu quả”.
1.2. Mục đích nghiên cứu
Đề tài này với mục đích:
- Sử dụng sơ đồ tư duy để hệ thống hóa kiến thức phần tiến hóa trong
chương trình Sinh học 12.
- Giúp học sinh hệ thống hoá kiến thức phần tiến hóa có hệ thống nhanh
nhất, ghi nhớ kiến thức sâu sắc nhất, kích thích sự phát triển tư duy logic cho
học sinh. Từ đó nâng cao được hiệu quả ơn thi tốt nghiệp THPT năm 2021.
1.3. Đối tượng nghiên cứu
Sơ đồ tư duy phần tiến hóa - Sinh học 12.


1.4. Phương pháp nghiên cứu
- Phương pháp nghiên cứu tài liệu: Nghiên cứu thực trạng sáng kiến, cơ sở lí
luận của sáng kiến, tìm hiểu bản chất của vấn đề. Nghiên cứu nội dung sách giáo
khoa môn Sinh học 12, phần mềm vẽ sơ đồ tư duy iMindMap.
- Phương pháp điều tra khảo sát thực tế, thu thập thông tin: Tìm hiểu lí do
nhiều học sinh khơng lựa chọn mơn Sinh dự thi ttốt nghiệp THPT, khảo sát mức
độ ghi nhớ kiến thức có hệ thống của học sinh lớp 12 trường THPT Thạch
Thành 4 khi sử dụng phương pháp dạy và học có sử dụng sơ đồ tư duy.

- Phương pháp thống kê, xử lý số liệu: Thống kê tỉ lệ học sinh lớp 12 trường
THPT Thạch Thành 4 đạt các mức độ ghi nhớ kiến thức môn Sinh học sau khi
dạy học có sử dụng sơ đồ tư duy.
2. Nội dung sáng kiến kinh nghiệm
2.1. Cơ sở lí luận
Não bộ của chúng ta được cấu tạo gồm 5 phần với chức năng khác nhau: bán
cầu đại não, não trung gian, não giữa, tiểu não và hành não. Bán cầu đại não
gồm bán cầu đại não phải và bán cầu đại não trái. Hai bán cầu này nối liền nhau
nhờ vào tập hợp các sợi dây thần kinh. Mỗi bán cầu đại não có một vai trị hết
sức khác nhau. Bán cầu đại não trái của chúng ta xử lý thơng tin về tư duy logic,
xử lí các số liệu, phân tích, ngơn ngữ, các chuỗi số và sự kiện, v.v… Bán cầu đại
não phải của chúng ta chăm lo những việc như âm nhạc, sáng tạo, mơ mộng,
tưởng tượng, màu sắc, tình cảm, v.v…
Tuy nhiên, hầu hết các môn học trong trường lại thiên về bán cầu đại não
trái. Những mơn học chính như Tốn học, Vật lý, Hóa học, Sinh học, Địa lý,
Anh ngữ, … đều địi hỏi các chức năng hoạt động từ não trái như tìm hiểu sự
kiện, phân tích thơng tin, lập luận, tính tốn. Vậy thì trong khi bán cầu đại não
trái của chúng ta phải liên tục làm việc hầu hết thời gian học ở trên lớp thì bán
cầu đại não phải khơng làm gì nhiều. Kết quả là bán cầu đại não phải khiến
người học mơ màng, giảm bớt sự tập trung vào các mơn học.
Liệu có cách nào giải quyết vấn đề này? Một trong những cách học tập phát
huy được cả hai bán cầu đại não chính là sử dụng sơ đồ tư duy (hay bản đồ tư
duy) trong quá trình học tập.
Sơ đồ tư duy là một phương pháp, lưu trữ, sắp xếp thông tin và xác định
thông tin theo thứ tự ưu tiên bằng cách sử dụng từ khố, hình ảnh chủ đạo. Mỗi
từ khố hoặc hình ảnh chủ đạo trong sơ đồ tư duy sẽ kích hoạt những ký ức cụ
thể và làm nảy sinh những suy nghĩ, ý tưởng mới. từ đó cho chúng ta có cái nhìn
tổng quan về thơng tin, để giải mã những sự kiện, ý tưởng về thông tin đồng thời
cũng để giải phóng tiềm năng đáng kinh ngạc trong bộ não từ đó giúp chúng ta
có thể đạt được bất kì điều gì mình muốn.

Sơ đồ tư duy có nhiều ưu điểm so với các phương pháp dạy học khác đó


là: dễ nắm được trọng tâm của vấn đề, đỡ tốn thời gian ghi chép hơn so với kiểu
ghi chép cũ, cải thiện sức sáng tạo và trí nhớ, nắm bắt cơ hội khám phá tìm hiểu,
hồn thiện bộ não, tiếp thu linh hoạt và hiệu quả, giúp người học tự tin hơn vào
khả năng của mình, tạo hứng thú học tập cho học sinh, giúp học sinh hiểu và ghi
nhớ kiến thức có hệ thống.... .
2.2. Thực trạng vấn đề
Với diễn biến phức tạp của dịch bệnh Covid – 19 ở khắp thế giới, học kì II
năm học 2020-2021 đã bị ảnh hưởng khơng nhỏ đến q trình học tập của học
sinh cả nước nói chung trong đó có học sinh trường THPT Thạch Thành 4.
Trường THPT Thạch Thành 4 là một trường ở huyện miền núi của tỉnh Thanh
Hóa, năm học 2020-2021 trong q trình đăng ký thi tốt nghiệp THPT năm
2021, phần lớn học sinh đăng ký dự thi ban khoa học xã hội, chỉ có 72 học sinh
trong tổng số 268 học sinh lớp 12 lựa chọn ban khoa học tự nhiên. Trong 72 em
học sinh này phần lớn các em tập trung thời gian ôn tập khối A để xét tuyển đại
học. Vì vậy quá trình ơn tập mơn Sinh học gặp nhiều khó khăn cho cả giáo viên
và học sinh từ đó ảnh hưởng không nhỏ đến chất lượng môn học.
Trước thực trạng như vậy tôi cũng trăn trở rất nhiều, làm sao để học sinh có
thể ơn tập mơn Sinh thật hiệu quả đặc biệt là phần tiến hóa được đánh giá là rất
trừu tượng mà không ảnh hưởng tới việc ôn tập các mơn học khác. Vì vậy tơi đã
mạnh dạn áp dụng việc ôn tập kiến thức cho học sinh bằng sơ đồ tư duy để tạo
được hứng thú trong mỗi giờ dạy giúp học sinh nhớ lâu, khắc sâu kiến thức một
cách có hệ thống, nâng cao hiệu quả học tập cho học sinh.
2.3. Các giải pháp thực hiện
2.3.1. Hướng dẫn học sinh vẽ sơ đồ tư duy
Bước 1 : Xác định từ khóa chủ đề
Sơ đồ tư duy được tạo thành bởi hầu hết các từ khóa vì vậy tiết kiệm được
rất nhiều thời gian và tạo hứng thú cho học sinh. Chỉ với những từ khóa là học

sinh đã có thể nắm bắt được hết nội dung muốn ghi nhớ.
Ví dụ : Với 2 bài học trong sách giáo khoa sinh học 12 là bài 25 (Học thuyết
Lamac và học thuyết Đacuyn), bài 26 (Học thuyết tiến hóa tổng hợp hiện đại)
học sinh xác định từ khóa chính là Học thuyết tiến hóa.
Bước 2 : Vẽ từ khóa chủ đề ở trung tâm trang giấy
Sử dụng một tờ giấy trắng có thể là giấy A4 hoặc giấy vở viết và vẽ từ khóa
chủ đề ở chính giữa tờ giấy. Giấy trắng không kẻ ô sẽ giúp cho học sinh sáng tạo
hơn. Vẽ trên giấy nằm ngang sẽ có được không gian rộng lớn hơn để triển khai
các ý. Học sinh cần viết tên chủ đề ở chính giữa tờ giấy, từ đó mới phát triển ra
các ý khác ở xung quanh. Học sinh có thể tự do sử dụng tất cả các màu sắc yêu
thích. Để học sinh liên tưởng nhanh tới chủ đề các em nên vẽ hình ảnh liên quan


đến chủ đề. Ví dụ học sinh có thể vẽ hình ảnh một hình tượng nào đó ở trung
tâm chủ đề bằng chứng tiến hóa để dễ dàng gợi nhớ nội dung chủ đề.
Bước 3: Vẽ các tiêu đề phụ (nhánh cấp 1)
Với mỗi chủ đề gồm nhiều nội dung, học sinh cần xác định từ khóa phụ cấp
1 (tiêu đề phụ cấp 1). Các từ khóa phụ cấp 1 được viết xung quanh từ khóa
chính. Sau đó sử dụng bút để vẽ các nhánh cấp 1 nối từ khóa chính tới từ khóa
phụ cấp 1.
Bước 4 : Vẽ các nhánh cấp 2, cấp 3, …
Mỗi từ khóa cấp 1 xác định được nhưng các từ khóa cấp 2. Sau đó vẽ nối
tiếp nhánh cấp 2 vào nhánh cấp 1, nhánh cấp 3 vào nhánh cấp 2,… để tạo ra một
sơ đồ tư duy.
Nên vẽ nhiều nhánh cong hơn đường thẳng, như thế sẽ làm cho bản đồ tư
duy mềm mại, uyển chuyển và dễ nhớ hơn. Chỉ nên tận dụng từ khóa và hình
ảnh, mỗi nhánh chỉ sử dụng 1 từ khóa. Việc này giúp cho nhiều từ khóa mới và
những ý khác được nối thêm vào các từ khóa sẵn có một cách dễ dàng. Hãy
dùng những biểu tượng, cách viết tắt để tiết kiệm không gian và thời gian bất cứ
lúc nào có thể. Tất cả các nhánh của một ý nên tỏa ra từ một điểm và có cùng 1

màu.

2.3.2. Hướng dẫn học sinh ơn tập phần tiến hóa bằng sơ đồ tư duy
Bám sát cơng văn 5842 BGDĐT-VP về việc hướng dẫn điều chỉnh nội dung
GDPT ngày 01 tháng 9 năm 2011 của Bộ Giáo dục và Đào tạo. Đầu năm học
2020 – 2021 mỗi đơn vị trường đã làm và được Sở GDĐT Thanh Hóa phê duyệt
kế hoạch nhà trường. Cụ thể những nội dung điều chỉnh ở phần tiến hóa của
mơn Sinh học được điều chỉnh bao gồm:


TT

Chương

1

Chương I.
Bằng chứng
và cơ chế
tiến hóa

Bài

Bài 24. Các bằng
chứng tiến hóa

Nội dung điều
chỉnh
Mục II - Bằng
chứng phơi sinh học

MụcIII.-Bằng chứng
địa lí sinh vật học

Hướng dẫn
thực hiện
Khơng dạy
Khơng dạy

Mục câu hỏi và bài
Không thực hiện
tập – Câu 2 và câu 3

2

3

4

Bài 25. Học thuyết
Lamac và học thuyết
Đacuyn

Mục I. Học thuyết
Lamac (Không dạy
chi tiết, chỉ dạy
phần chữ đóng
khung ở cuối bài.)

Khơng dạy


Mục câu hỏi và bài
tập: Câu 1 và câu 3

Không thực hiện

Mục I. Tiến hóa lớn
và vấn đề phân loại
thế giới sống

Khơng dạy chi
tiết chỉ dạy phần
chữ đóng khung
ở cuối bài

Mục II. Một số
nghiên cứu thực
nghiệm về tiến hóa
lớn

Khuyến khích
học sinh tự đọc

Bài 26. Học thuyết
tiến hóa tổng hợp hiện
đại

Bài 31. Tiến hóa lớn

5
Bài 27. Cả bài


Bài 28. Lồi.
Chủ đề: Lồi và q

Khơng dạy chi
tiết chỉ dạy phần
chữ đóng khung
cuối bài. Tích
hợp với bài 29
chỉ dạy trong 1
tiết
Mục câu hỏi và
bài tập: Câu 3:
không thực hiện.


trình hình thành lồi
( bài 27,28,29)

Bài 29.

Mục I.2. Thí
nghiệm chứng
minh q trình
hình thành lồi
bằng cách li địa
lí: khuyến khích
học sinh tự đọc

Bài 30. Q trình hình

thành lồi

Chương II.
Sự phát sinh
và phát triển
của sự sống
trên trái đất

8

- Không dạy chi
tiết, chỉ giới
thiệu các giai
đoạn phát sinh
sự sống trên trái
đất.

- Mục câu hỏi và
bài tập

- Không yêu cầu
học sinh thực
hiện.

Bài 32. Nguồn gốc sự
sống.

6

7


- Cả bài

Bài 33. Sự phát triển
sinh giới qua các đại
địa chất

Bài 34. Sự phát sinh
loài người

- Mục II.1 Hiện
tượng trơi dạt lục
địa

Khuyến khích
học sinh tự đọc

- Mục II.2. Sinh vật
trong các đại địa
chất

Không dạy chi
tiết, chỉ liệt kê
các đại địa chất
và sinh vật điển
hình trong các
đại.

- Mục I.2. Các dạng
vượn người hóa

thạch và q trình
hình thành lồi
người
- Mục câu hỏi và bài
tập

Khuyến khích
học sinh tự đọc

Câu 2: khơng
thực hiện

Vì vậy, giáo viên khơng ơn tập, khơng kiểm tra, đánh giá đối với những nội
dung kiến thức đã tinh giản theo kế hoạch giáo dục nhà trường như trên.
Nội dung phần tiến hóa gồm 4 chủ đề đó là bằng chứng tiến hóa, học thuyết
tiến hóa, lồi, sự phát sinh và phát triển của sự sống trên trái đất. Do đó nội dung


ôn tập phần tiến hóa được tiến hành trong 3 tiết: tiết 1 hệ thống hóa kiến thức
bằng các bằng sơ đồ tư duy giúp học sinh hệ thống hóa kiến thức, tiết 2 làm đề
trắc nghiệm, tiết 3 giải đề và chốt kiến thức. Cụ thể trong SKKN này của tiết 1
phần tiến hóa được tiến hành như sau:
2.3.2.1. Ôn tập chủ đề bằng chứng tiến hóa
Trong chủ đề bằng chứng tiến hóa, học sinh cần nắm được bằng chứng giải
phẫu so sánh và bằng chứng tế bào học và sinh học phân tử do đó ở nội dung
này Giáo viên tiến hành như sau: Yêu cầu học sinh trả lời các câu hỏi gợi mở
sau đó giáo viên hệ thống bằng sơ đồ tư duy. Cụ thể: GV yêu cầu học sinh quan
sát hình vẽ cấu trúc chi trước của mèo, cá voi, dơi, và xương tay của người trả
lời các câu hỏi sau:


Cấu trúc chi trước của mèo, cá voi, dơi và xương tay của người

- Thế nào là cơ quan tương đồng, cơ quan thối hóa, cơ quan tương tự?
- Nêu điểm khác nhau giữa cơ quan tương đồng, cơ quan thối hóa và cơ
quan tương tự?


Quan sát hình cho biết:
- Đơn vị cấu tạo cơ bản nên
mọi sinh vật là gì?
- Hãy tìm một số bằng chứng
sinh học phân tử để chứng
minh mọi sinh vật trên trái đất
đều có chung một nguồn gốc.

Cấu tạo tế bào động vật, thực vật và tế nào
nhân sơ
Sau mỗi câu trả lời của học sinh giáo viên hệ thống hóa kiến thức bằng sơ đồ
tư duy.

2.3.3.2. Ơn tập chủ đề học thuyết tiến hóa
Với chủ đề học thuyết tiến hóa giáo viên yêu cầu học sinh cho biết chủ đề
này gồm những đơn vị kiến thức cơ bản nào? Sau đó giáo viên yêu cầu 1 học
sinh lên bảng vẽ sơ đồ tư duy về học thuyết tiến hóa, các học sinh khác vẽ ra
giấy ra giấy A4. Sau đó u cầu học sinh trình bày sản phẩm của mình


Sản phẩm sơ đồ tư duy về chủ đề học thuyết tiến hóa của học sinh
Để khắc sâu kiến thức giáo viên yêu cầu học sinh trả lời các câu hỏi sau:
- Trình bày q trình hình thành lồi hươu cao cổ theo học thuyết tiến hóa

Đacuyn và học thuyết tiến hóa tổng hợp hiện đại?
- Quan sát hình và cho biết đây là quá trình gì?


- Nêu sự khác biệt giữa chọn lọc tự nhiên và chọn lọc nhân tạo?
- So sánh học thuyết tiến hóa Đacuyn và học thuyết tiến hóa tổng hợp hiện đại.
Xét trên tiêu chí: Nhân tố tiến hóa, đối tượng tác động, q trình hình thành lồi,
kết quả.
- Theo học thuyết tiến hóa tổng hợp hiện đại thì:
+ Nhân tố tiến hóa nào vừa làm thay đổi thành phần kiểu gen vừa làm thay đổi
tần số alen, nhân tố nào chỉ làm thay đổi thành phần kiểu gen mà không làm
thay đổi tần số alen ?
+ Nhân tố nào làm thay đổi tần số alen theo một hướng xác định, nhân tố nào
làm thay đổi tần số alen không theo một hướng xác định?
+ Nhân tố nào quy định chiều hướng tiến hóa ?
2.3.3.3. Ơn tập chủ đề lồi
Với chủ đề loài giáo viên yêu cầu học sinh cho biết chủ đề này gồm những
đơn vị kiến thức cơ bản nào? Sau đó giáo viên yêu cầu 1 học sinh lên bảng vẽ sơ
đồ tư duy về quần thể sinh vật các học sinh khác vẽ ra giấy ra giấy A4. Sau đó
u cầu học sinh trình bày sản phẩm của mình.

Sản phẩm sơ đồ tư duy về chủ đề loài của học sinh


2.3.3.4. Ôn tập chủ đề sự phát sinh và phát triển của sự sống trên trái đất
Với chủ đề này trong tiết dạy trước đó giáo viên đã yêu cầu mỗi học sinh về
nhà vẽ sơ đồ tư duy trên giấy A4.
- Giáo viên yêu cầu học sinh quan sát bài của bạn góp ý sản phẩm cho nhau.

Sản phẩm sơ đồ tư duy về chủ đề sự phát sinh và phát triển sự sống trên trái

đất của học sinh Trịnh Ngọc Ánh
Nhìn sơ đồ tư duy trên của học sinh Trịnh Ngọc Ánh nhiều học sinh đã phát
hiện ra lỗi ở nhánh phát sinh loài người ( nằm trong bài 34. Sự phát sinh loài
người. Mục I.2 các dạng vượn người hóa thạch và q trình hình thành lồi
người – đã được khuyến khích học sinh tự đọc) học sinh đã vẽ thêm nhánh các
dạng vượn người hóa thạch khi đã được khuyến khích tự đọc, mặt khác lại
khơng vẽ nhánh về nguồn gốc động vật của loài người, người hiện đại và sự tiến
hóa văn hóa. Vì vậy sơ đồ tư duy sẽ tăng hiệu quả nhiều lần khi hoạt động
nhóm.
Để học sinh khắc sâu kiến thức giáo viên đặt các câu hỏi vấn đáp học sinh. Cụ
thể:
- Kể tên các giai đoạn phát sinh sự sống trên trái đất?
- Kể tên các đại địa chất và các sinh vật điển hình trong đó?


Quan sát hình bên cho
biết:
- Đây là đặc trưng của
đại địa chất nào?
- Sinh vật điển hình
của đại địa chất trên?

Quan sát hình bên cho
biết:
- Đây là đặc trưng của
đại địa chất nào?
- Sinh vật điển hình
của đại địa chất trên?



2.3.3. Câu hỏi kiểm tra trắc nghiệm kiến thức phần tiến hóa
Câu 1: Nhân tố nào sau đây góp phần duy trì sự khác biệt về tần số alen và thành phần kiểu
gen giữa các quần thể?
A. Giao phối không ngẫu nhiên.
B. Chọn lọc tự nhiên.
C. Đột biến.
D. Cách li địa lí.
Câu 2: Theo quan niệm hiện đại, q trình hình thành lồi mới
A. bằng con đường địa lí diễn ra rất nhanh chóng và khơng xảy ra đối với những lồi động
vật có khả năng phát tán mạnh.
B. là sự cải biến thành phần kiểu gen của quần thể ban đầu theo hướng thích nghi, tạo ra
hệ gen mới, cách li sinh sản với quần thể gốc.
C. không gắn liền với q trình hình thành quần thể thích nghi.
D. là q trình tích lũy các biến đổi đồng loạt do tác động trực tiếp của ngoại cảnh.
Câu 3: Một alen nào đó dù là có lợi cũng có thể bị loại bỏ hoàn toàn khỏi quần thể và một
alen có hại cũng có thể trở nên phổ biến trong quần thể là do tác động của
A. giao phối không ngẫu nhiên.
B. chọn lọc tự nhiên.
C. các yếu tố ngẫu nhiên.
D. đột biến.
Câu 4: Cho những ví dụ sau:
(1) Cánh dơi và cánh côn trùng. (2) Vây ngực của cá voi và cánh dơi.
(3) Mang cá và mang tôm.
(4) Chi trước của thú và tay người.
Những ví dụ về cơ quan tương đồng là
A. (1) và (3).
B. (1) và (4).
C. (1) và (2).
D. (2) và (4).
Câu 5: Cho các nhân tố sau:

(1) Giao phối không ngẫu nhiên.
(2) Chọn lọc tự nhiên.
(3) Đột biến gen.
(4) Giao phối ngẫu nhiên.
Theo quan niệm tiến hoá hiện đại, những nhân tố làm thay đổi tần số alen của quần thể là
A. (2) và (3).
B. (3) và (4).
C. (1) và (4).
D. (2) và (4).
Câu 6: Theo quan niệm tiến hố hiện đại, giao phối khơng ngẫu nhiên
A. làm thay đổi tần số alen của quần thể không theo một hướng xác định.
B. làm thay đổi tần số alen nhưng không làm thay đổi thành phần kiểu gen của quần thể.
C. chỉ làm thay đổi thành phần kiểu gen mà không làm thay đổi tần số alen của quần thể.
D. làm xuất hiện những alen mới trong quần thể.
Câu 7: Theo quan điểm tiến hoá hiện đại, khi nói về chọn lọc tự nhiên, phát biểu nào sau đây
không đúng?
A. Chọn lọc tự nhiên không thể loại bỏ hồn tồn một alen lặn có hại ra khỏi quần thể.
B. Chọn lọc tự nhiên tác động trực tiếp lên kiểu hình và gián tiếp làm biến đổi tần số kiểu
gen.
C. Chọn lọc tự nhiên chống lại alen trội có thể nhanh chóng làm thay đổi tần số alen của
quần thể.
D. Chọn lọc tự nhiên làm xuất hiện các alen mới và các kiểu gen mới trong quần thể.
Câu 8: Khi nói về vai trị của cách li địa lí trong q trình hình thành lồi mới, phát biểu
nào sau đây khơng đúng?
A. Cách li địa lí có thể dẫn đến hình thành lồi mới qua nhiều giai đoạn trung gian chuyển
tiếp.
B. Cách li địa lí ngăn cản các cá thể của các quần thể cùng loài gặp gỡ và giao phối với
nhau.
C. Cách li địa lí trực tiếp làm biến đổi tần số alen và thành phần kiểu gen của quần thể
theo một hướng xác định.

D. Cách li địa lí duy trì sự khác biệt về tần số alen và thành phần kiểu gen giữa các quần
thể được tạo ra bởi các nhân tố tiến hoá.


Câu 9: Theo quan niệm hiện đại về chọn lọc tự nhiên, phát biểu nào sau đây không đúng?
A. Chọn lọc tự nhiên thực chất là q trình phân hóa khả năng sống sót và khả năng sinh
sản của các cá thể với các kiểu gen khác nhau trong quần thể.
B. Chọn lọc tự nhiên quy định chiều hướng và nhịp điệu biến đổi thành phần kiểu gen của
quần thể.
C. Chọn lọc tự nhiên tác động trực tiếp lên từng alen, làm thay đổi tần số kiểu gen của quần
thể.
D. Khi môi trường thay đổi theo một hướng xác định thì chọn lọc tự nhiên sẽ làm biến đổi
tần số alen theo một hướng xác định.
. Câu 10: Nhân tố tiến hóa nào sau đây có khả năng làm phong phú thêm vốn gen của quần
thể?
A. Chọn lọc tự nhiên.
B. Giao phối không ngẫu nhiên.
C. Di - nhập gen.
D. Các yếu tố ngẫu nhiên.
Câu 11: Một alen nào đó dù có lợi cũng có thể bị loại bỏ hồn tồn khỏi quần thể là do tác
động của nhân tố nào sau đây?
A. Chọn lọc tự nhiên.
B. Giao phối không ngẫu nhiên.
C. Các yếu tố ngẫu nhiên.
D. Giao phối ngẫu nhiên.
Câu 12: Nhân tố nào sau đây có thể làm giảm kích thước quần thể một cách đáng kể và làm
cho vốn gen của quần thể khác biệt hẳn với vốn gen ban đầu?
A. Giao phối không ngẫu nhiên.
B. Các yếu tố ngẫu nhiên.
C. Giao phối ngẫu nhiên.

D. Đột biến.
Câu 13: Cặp cơ quan nào sau đây là cơ quan tương đồng?
A. Mang cá và mang tôm.
B. Cánh chim và cánh côn trùng.
C. Cánh dơi và tay người.
D. Gai xương rồng và gai hoa hồng.
Câu 14: Cho các nhân tố sau:
(1) Đột biến.
(2) Giao phối ngẫu nhiên.
(3) Chọn lọc tự nhiên.
(4) Các yếu tố ngẫu nhiên.
Những nhân tố có thể vừa làm thay đổi tần số alen, vừa làm thay đổi thành phần kiểu gen
của quần thể là:
A. (1), (3), (4).
B. (2), (3), (4).
C. (1), (2), (4).
D. (1), (2), (3).
Câu 15: Theo quan niệm hiện đại, nhân tố nào sau đây có vai trị quy định chiều hướng tiến
hố?
A. Các yếu tố ngẫu nhiên.
B. Chọn lọc tự nhiên.
C. Di - nhập gen.
D. Đột biến.
Câu 16: Cho các nhân tố sau:
(1) Đột biến
(2) Chọn lọc tự nhiên. (3) Các yếu tố ngẫu nhiên. (4) Giao phối ngẫu
nhiên.
Cặp nhân tố đóng vai trị cung cấp ngun liệu cho q trình tiến hố là
A. (1) và (2).
B. (2) và (4).

C. (3) và (4).
D. (1) và (4).
Câu 17: Khi nói về q trình hình thành loài mới, phát biểu nào sau đây là đúng?
A. Cách li tập tính và cách li sinh thái có thể dẫn đến hình thành lồi mới.
B. Cách li địa lí sẽ tạo ra các kiểu gen mới trong quần thể dẫn đến hình thành lồi mới.
C. Cách li địa lí ln dẫn đến hình thành lồi mới.
D. Hình thành lồi bằng con đường lai xa và đa bội hoá thường gặp ở động vật.
Câu 18: Theo quan niệm hiện đại, đơn vị tiến hố cơ sở là
A. quần xã.
B. lồi.
C. cá thể.
D. quần thể.
Câu 19: Các ví dụ nào sau đây thuộc cơ chế cách li sau hợp tử?
(1) Ngựa cái giao phối với lừa đực sinh ra con la khơng có khả năng sinh sản.
(2) Cây thuộc lồi này thường khơng thụ phấn được cho cây thuộc lồi khác.
(3) Trứng nhái thụ tinh với tinh trùng cóc tạo ra hợp tử nhưng hợp tử không phát triển.


(4) Các lồi ruồi giấm khác nhau có tập tính giao phối khác nhau.
Đáp án đúng là:
A. (2), (4).
B. (2), (3).
C. (1), (4).
D. (1), (3).
Câu 20: Đặc điểm chung của nhân tố đột biến và di - nhập gen là
A. không làm thay đổi tần số alen của quần thể.
B. có thể làm xuất hiện các kiểu gen mới trong quần thể.
C. làm giảm tính đa dạng di truyền của quần thể.
D. luôn làm tăng tần số kiểu gen dị hợp trong quần thể.
Câu 21: Cánh chim tương đồng với cơ quan nào sau đây?

A. Cánh dơi.
B. Vây cá chép.
C. Cánh bướm.
D. Cánh ong.
Câu 22: Các tế bào của tất cả các loài sinh vật hiện nay đều sử dụng chung một loại mã di
truyền, đều dùng cùng 20 loại axit amin để cấu tạo nên prôtêin. Đây là bằng chứng chứng tỏ
A. các gen của các loài sinh vật khác nhau đều giống nhau.
B. tất cả các loài sinh vật hiện nay là kết quả của tiến hoá hội tụ.
C. prơtêin của các lồi sinh vật khác nhau đều giống nhau.
D. các loài sinh vật hiện nay đã được tiến hoá từ một tổ tiên chung.
Câu 23: Theo quan niệm của Đacuyn, nguồn nguyên liệu chủ yếu của tiến hoá là
A. đột biến gen.
B. đột biến nhiễm sắc thể.
C. biến dị cá thể.
D. thường biến.
Câu 24: Do các trở ngại địa lí, từ một quần thể ban đầu được chia thành nhiều quần thể cách
li với nhau. Nếu các nhân tố tiến hoá làm phân hoá vốn gen của các quần thể này đến mức
làm xuất hiện các cơ chế cách li sinh sản thì lồi mới sẽ hình thành. Đây là q trình hình
thành lồi mới bằng con đường
A. lai xa và đa bội hoá.
B. cách li tập tính.
C. cách li sinh thái.
D. cách li địa lí.
Câu 26: Theo quan niệm hiện đại, tần số alen của một gen nào đó trong quần thể có thể bị
thay đổi nhanh chóng khi
A. các cá thể trong quần thể giao phối không ngẫu nhiên.
B. gen dễ bị đột biến thành các alen khác nhau.
C. các cá thể trong quần thể giao phối ngẫu nhiên.
D. kích thước quần thể giảm mạnh.
Câu 27: Theo quan niệm hiện đại, kết quả của quá trình tiến hố nhỏ là hình thành nên

A. kiểu gen mới.
B. alen mới.
C. ngành mới.
D. loài mới.
Câu 28: Theo quan niệm Đacuyn, đối tượng tác động của chọn lọc tự nhiên là
A. cá thể sinh vật.
B. tế bào.
C. loài sinh học.
D. quần thể sinh vật.
Câu 29: Khi nói về quá trình hình thành lồi mới, phát biểu nào sau đây đúng?
A. Hình thành lồi bằng cách li địa lí có thể có sự tham gia của các yếu tố ngẫu nhiên.
B. Q trình hình thành lồi mới chỉ diễn ra trong cùng khu vực địa lí.
C. Hình thành lồi mới bằng cách li sinh thái là con đường hình thành lồi nhanh nhất.
D. Hình thành lồi mới bằng cơ chế lai xa và đa bội hoá chỉ diễn ra ở động vật.
Câu 30: Nhân tố nào sau đây cung cấp nguồn ngun liệu cho q trình tiến hố của sinh
giới?
A. Chọn lọc tự nhiên.
B. Các yếu tố ngẫu nhiên.
C. Đột biến.
D. Các cơ chế cách li.
Câu 31: Hai loài ốc có vỏ xoắn ngược chiều nhau; một lồi xoắn ngược chiều kim đồng hồ,
loài kia xoắn theo chiều kim đồng hồ nên chúng không thể giao phối được với nhau. Đây là
hiện tượng
A. cách li tập tính

B. cách li cơ học.

C. cách li thời gian

D. cách li nơi ở.



Câu 32. Từ thí nghiệm của Milơ và Urây (năm 1953) cho phép rút ra phát biểu nào
sau đây?
A. Có thể tổng hợp chất hữu cơ từ các các chất hữu cơ bằng con đường hóa học.
B. Có thể tổng hợp chất vô cơ từ các chất hữu cơ bằng con đường hóa học.
C. Có thể tổng hợp chất vơ cơ từ các chất vơ cơ bằng con đường hóa học.
D. Có thể tổng hợp chất hữu cơ từ các chất vơ cơ bằng con đường hóa học.
Câu 33. Trong lịch sử phát triển của thế giới sinh vật, ở kỉ nào sau đây Dương xỉ phát triển
mạnh, thực vật có hạt xuất hiện, lưỡng cư ngự trị, phát sinh bị sát?
A. Kỉ Cacbon.

B. Kỉ Pecmi.

C. Kỉ Đêvơn.

D. Kỉ Triat

Câu 34: Trong tự nhiên, tiêu chuẩn quan trọng nhất để phân biệt các lồi sinh sản hữu tính là
A. Địa lí – sinh thái.

B. Hình thái.

C. Sinh lí – hóa sinh.

D. Cách li sinh sản.

Câu 35: Nhân tố nào dưới đây khơng được xem là nhân tố tiến hóa?
A. chọn lọc tự nhiên.
B. phiêu bạt di truyền.

C. dòng gen.
D. giao phối ngẫu nhiên.
Câu 36: Nhân tố tiến hóa nào sau đây có vai trị cung cấp nguồn ngun liệu cho q trình
tiến hóa?
A. Giao phối ngẫu nhiên.
B. Đột biến.
C.Yếu tố ngẫu nhiên.
D. Chọn lọc tự nhiên.
Câu 37: Cây có mạch và động vật di cư từ đại dương lên đất liền vào khoảng 444 triệu năm
về trước. Sự kiện này được xếp vào kỉ nào của đại Cổ sinh?
A. Đêvôn.
B. Silua.
C. Than đá.
D. Cambri.
Câu 38: Theo quan điểm của thuyết tiến hóa hiện đại, nguồn biến dị di truyền của quần thể là:
A. đột biến và biến dị tổ hợp.

B. do ngoại cảnh thay đổi.

C. biến dị cá thế hay không xác định.

D. biến dị cá thể hay biến dị xác định.

Câu 39: Theo thuyết tiến hóa hiện đại, nhân tố tiến hóa nào sau đây chỉ làm thay đổi tần số
kiểu gen mà không làm thay đổi tần số alen của quần thể?
A. Giao phối không ngẫu nhiên.

B. Đột biến.

C. Chọn lọc tự nhiên.


D. Các yếu tố ngẫu nhiên.

Câu 40: Trong lịch sử phát triển của thế giới sinh vật, thực vật có hoa bắt đầu xuất hiện ở giai
đoạn nào sau đây?
A. Đầu đại Trung sinh.
B. Cuối đại Tân sinh.
C. Cuối đại Trung sinh.
D. Cuối đại Thái cổ.

2.4. Hiệu quả của sáng kiến kinh nghiệm
Sau một thời gian thiết kế và sử dụng sơ đồ tư duy vào việc giảng dạy Sinh
học lớp 12 ở trường THPT Thạch Thành 4, tôi đã lập phiếu điều tra học sinh về
mức độ ghi nhớ có hệ thống kiến thức trong tiết dạy có lồng ghép sơ đồ tư duy.
Kết quả thu được như sau:


Lớp

Ghi nhớ
đầy đủ kiến
thức

Ghi nhớ kiến
thức mức
trung bình

Ghi nhớ kiến
thức được ít


Khơng ghi
nhớ được

12C1

91%

8%

1%

0%

Như vậy qua phiếu điều tra chúng ta thấy rằng sơ đồ tư duy đã giúp học sinh
ghi nhớ bài có hệ thống. Phần lớn các em ghi nhớ bài học đầy đủ nội dung và
khơng có học sinh nào là không nhớ được bài. Bên cạnh đó tơi đã cho học sinh
làm bài kiểm tra trắc nghiệm nội dung kiến thức ở phần sinh học tại 2 lớp có học
lực tương đương 12C1 và 12C2. Trong đó lớp 12C1 (lớp thực nghiệm) tơi ơn tập
phần tiến hóa bằng sơ đồ tư duy cịn lớp 12C2 (lớp đối chứng) tôi ôn tập với
phương pháp thông thường không sử dụng sơ đồ tư duy. Kết quả thu được như
sau:
Điểm
Lớp

Sĩ số

Giỏi

Khá


Trung bình

Yếu

SL

%

SL

%

SL

%

SL

SL

12C1

37

12

32%

19


51%

6

17%

0

0

12C2

35

2

6%

15

43%

16

46%

2

5%


Từ kết quả bài kiểm tra hiệu quả học tập tôi nhận thấy: So với lớp đối chứng,
ở lớp thực nghiệm điểm kiểm tra khả năng ghi nhớ kiến thức của các em cao
hơn, tỉ lệ học sinh đạt điểm giỏi lớn hơn trong khi đó tỉ lệ điểm trung bình chiếm
tỉ lệ nhỏ và đặc biệt khơng có điểm yếu, kém. Như vậy, có thể khẳng định việc
thiết kế và vận dụng sơ đồ tư duy trong dạy học Sinh học 12 đã tạo được hứng
thú mạnh mẽ cho học sinh đồng thời nâng cao khả năng ghi nhớ kiến thức của
các em.
3. Kết luận, kiến nghị
3.1. Kết luận
Dạy học như thế nào để học sinh khắc sâu, nhớ lâu kiến thức và đạt kết quả
cao trong các kì thi đặc biệt trong kì thi THPT Quốc gia là điều mà tất cả giáo
viên đứng lớp đều trăn trở, nhất là trong giai đoạn hiện nay khi cả nước đang
thực hiện chương trình đổi mới sách giáo khoa, đổi mới phương pháp dạy học.
Sau một thời gian sử dụng sơ đồ tư duy vào dạy học Sinh học 12, tôi nhận
thấy việc sử dụng sơ đồ tư duy là cần thiết và đã mang lại hiệu quả học tập cao
hơn nhiều so với cách dạy truyền thống: Lớp học lôi cuốn được nhiều học sinh
luôn tham gia vào các hoạt động của giờ học. Giờ học bớt căng thẳng, nặng nề,


tạo cảm giác thoải mái để các em tiếp thu kiến thức một cách nhẹ nhàng. Học
sinh tự tin xây dựng bài, khơng cịn rụt rè, có tinh thần tự giác và ngày càng u
thích mơn học hơn. Học sinh khắc sâu được kiến thức bài học có hệ thống, đa số
các em thuộc và hiểu bài ngay tại lớp do đó kết quả học tập từng bước được
nâng cao.
Để thiết kế sơ đồ tư duy giáo viên phải đầu tư suy nghĩ, tìm tịi sáng tạo,
cơng việc này địi hỏi mỗi giáo viên phải đọc kỹ sách giáo khoa, sách giáo viên,
sách tham khảo, tìm kiếm tài liệu trên internet, sử dụng thành thạo máy tính…
để có thể xây dựng, thiết kế được những sơ đồ tư duy phù hợp với tính chất của
từng bài học, phù hợp với trình độ nhận thức của học sinh. Từ đó nâng cao
được trình độ tin học cho giáo viên, đó cũng là điều rất cần thiết trong thời đại

bùng nổ công nghệ thơng tin hiện nay.
3.2. Kiến nghị
Trong q trình vận dụng đề tài, tơi có một số kiến nghị như sau:
Giáo viên phải chuẩn bị thật kỹ nội dung cho mỗi lần thiết kế và sử dụng sơ
đồ tư duy.. Khi thiết kế giáo viên sử dụng hài hoà các màu sắc, các từ khố nên
ngắn gọn có như vậy mới kích thích não bộ của học sinh triển khai các ý phụ,
tránh việc sử dụng từ khoá cả một câu, một đoạn dài.
Nhà trường cần trang bị nhiều hơn nữa máy chiếu và máy vi tính ở các
phịng bộ môn để giúp giáo viên thay đổi phương pháp dạy học theo hướng tích
cực. Thường xuyên tổ chức các buổi thao giảng với nội dung là đổi mới phương
pháp dạy học nhằm phát huy tính tính cực của học sinh.
Tiếp tục nghiên cứu, phát triển và thực nghiệm đề tài trên phạm vi trong
nhóm chun mơn và ở các mơn học khác để thấy được tầm quan trọng của việc
thiết kế và sử dụng sơ đồ tư duy trong đổi mới phương pháp dạy học hiện nay.
Rất mong được sự góp ý xây dựng của q thầy cơ để đề tài được hoàn thiện
hơn. Xin chân thành cảm ơn!
XÁC NHẬN CỦA THỦ
TRƯỞNG ĐƠN VỊ

Thanh Hóa, ngày 10 tháng 5 năm 2021
Tơi xin cam đoan đây là SKKN của mình viết,
khơng sao chép nội dung của người khác.
Người thực hiện

Trịnh Thị Dinh


DANH MỤC CÁC ĐỀ TÀI SKKN ĐÃ ĐƯỢC HỘI ĐỒNG
CẤP SỞ GD&ĐT CÔNG NHẬN
STT


1

Tên SKKN

Năm học

Cấp
đáng giá
xếp loại

Sở
GD&ĐT
Xây dựng nội dung tích hợp giáo
Thanh
dục ứng phó với biến đổi khí hậu và
2014-2015
Hóa
phịng chống thiên tai trong giảng
dạy chương I mơn Sinh học lớp 11

Xếp loại

C

TÀI LIỆU THAM KHẢO
1. Sách giáo khoa Sinh học 12 cơ bản
Nguyễn Thành Đạt – NXB Giáo dục Việt Nam
2. Sách giáo viên Sinh học 12 cơ bản
Nguyễn Thành Đạt – NXB Giáo dục

3. Sách giáo khoa Sinh học 12 nâng cao
Vũ Văn Vụ – NXB Giáo dục Việt Nam
4. Sách giáo viên Sinh học 12 nâng cao
Vũ Văn Vụ – NXB Giáo dục
5. Hướng dẫn thực hiện chuẩn kiến thức, kĩ năng môn Sinh học lớp 12
Ngô Văn Hưng – NXB Giáo dục việt Nam
6. Giáo trình lí luận dạy học sinh học
Đinh Quang Báo – NXB Giáo dục
7. Lập bản đồ tư duy
Tony Buzan – NXB Lao động xã hội
8. Tôi tài giỏi, bạn cũng thế
Adam Khoo – NXB Phụ nữ



×