Tải bản đầy đủ (.doc) (28 trang)

Sử dụng sơ đồ tư duy để ôn tập phần kiến thức địa lý tự nhiên địa lý 12 cho học sinh ở trường THPT quảng xương 4

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (3.55 MB, 28 trang )

PHẦN MỞ ĐẦU
1. Lý do chọn đề tài
Tinh thần của đổi mới phương pháp là biến quá trình dạy học thành quá
trình tự học và tự khám phá xây dựng kiến thức của người học với vai trò dẫn
dắt không thể thiếu của người giáo viên. Luật giáo dục điều 28.2 ghi rõ:
“Phương pháp giáo dục phổ thông phải phát huy tính tích cực, tự giác,
chủ động sáng tạo của học sinh phù hợp với đặc điểm của từng lớp học, môn
học, bồi dưỡng phương pháp tự học, rèn luyện kĩ năng, vận dụng kiến thức
vào thực tiễn tác động đến tình cảm, đem lại niềm vui hứng thú học tập của
học sinh”. Định hướng chung của đổi mới phương pháp là “Tích cực hóa
hoạt động học tập của học sinh giúp học sinh hướng tới học tập chủ động
chống lại thói quen học tập thụ động.” Để đạt được mục đích trên tôi sử dụng
sơ đồ tư duy- là một trong những phương pháp dạy học mới nhằm phát huy
tính chủ động ,tích cực của học sinh.
Địa lí là một môn học tổng hợp. Nó được kết hợp chặt chẽ giữa các môn
khoa học tự nhiên và các môn khoa học xã hội. Bởi vậy muốn học tốt, hiểu
biết và giải thích các sự vật hiện tượng địa lí một cách thành thạo, học sinh
cần phải xét trong mối quan hệ biện chứng giữa các yếu tố tự nhiên và các
yếu tố xã hội, giữa các yếu tố tự nhiên với tự nhiên, xã hội với xã hội. Để làm
được những điều đó cần phải có phương pháp dạy học phù hợp, sử dụng
phương tiện dạy học phù hợp trong những bài học, tiết học cụ thể. Với yêu
cầu trên đòi hỏi người thầy phải tổ chức chỉ đạo điều khiển các hoạt động học
tập tự giác của HS, người thầy sẽ không còn là người phát thông tin duy nhất,
không phải là người hoạt động chủ yếu như trước đây mà sẽ là người tổ chức
điều khiển quá trình học tập của HS.
Trong nhiều năm giảng dạy Địa lí 12, bản thân tôi nhận thấy học sinh
còn yếu về kĩ năng hệ thống hóa kiến thức; vận dụng kiến thức đã học, khai
thác kiến thức từ các phương tiện dạy học để trả lời các câu hỏi trong các đề
kiểm tra, đề thi. Vậy làm thế nào để trong 1 tiết ôn tập mà học sinh, đặc biệt là
học sinh yếu có thể hệ thống hóa được những kiên thức đã học, xác định được
nội dung trọng tâm cần ôn tập để đạt được kết quả cao trong các bài kiểm tra,


bài thi từ đó nâng cao được chất lượng bộ môn. Xuất phát từ những trăn trở
trên, trong nhiều năm gắn bó với học trò vùng khó khăn bãi ngang ven biển

1


tôi mạnh dạn đưa ra đề tài: “Sử dụng sơ đồ tư duy để ôn tập phần kiến thức
Địa lí tự nhiên - Địa lí 12 cho học sinh ở trường THPT Quảng Xương 4”
2. Mục đích nghiên cứu
Tìm ra những phương pháp ôn tập kiến thức phần Địa lí Tự nhiên - Địa
lí 12 có hiệu quả nhất phù hợp với học sinh ở vùng điều kiện kinh tế - xã hội
còn khó khăn từ đó nâng cao chất lượng bộ môn.
3. Đối tượng nghiên cứu
- Học sinh khối 12 trong học tập, ôn tập môn Địa lí.
- Đối tượng sử dụng đề tài: Học sinh lớp 12 ôn tập kiểm tra 1 tiết, thi
học kỳ, thi THPT quốc gia.
4. Phương pháp nghiên cứu
- Phương pháp nghiên cứu lý thuyết;
- Phương pháp đối chiếu, so sánh;
- Phương pháp điều tra cơ bản.
- Phương pháp hệ thống hóa kiến thức.
- Phương pháp khái quát hóa kiến thức.

2


PHẦN NỘI DUNG
I. CƠ SỞ LÝ LUẬN
1. Khái niệm về phương pháp dạy học
Có rất nhiều định nghĩa khác nhau về phương pháp dạy học, nhưng theo

quan niệm về đổi mới phương pháp dạy học thì:
“Phương pháp dạy học là cách thức hướng dẫn và chỉ đạo của giáo viên
nhằm tổ chức hoạt động nhận thức và hoạt động thực hành của học sinh dẫn tới
việc học sinh lĩnh hội vững chắc nội dung học vấn, hình thành thế giới quan và
phát triển năng lực nhận thức”.
2. Khái quát hoá và hệ thống hoá kiến thức
- Khái quát hoá: Tìm những thuộc tính bản chất chung của các đối tượng,
chuyển từ cách đơn nhất sang cái chung.
- Hệ thống hoá: Xếp các đối tượng vào một hệ thống nhất định theo
những nguyên tắc đã lựa chọn.
- Biện pháp khái quát hoá và hệ thống hoá kiến thức: so sánh và lập bảng
hệ thống.
- Để giúp học sinh nắm vững kiến thức và ghi nhớ bền vững, giáo viên
cần biết hướng dẫn cho học sinh biết hệ thống hoá kiến thức theo nhiều cách
khác nhau. Có thể là lập thành một đề cương sơ lược, có thể là xây dựng các sơ
đồ, các bảng biểu để hệ thống hoá kiến thức
2.1. Những yêu cầu khi lập sơ đồ
Tính khoa học: Nội dung sơ đồ phải bám sát nội dung của bài học, các
mối quan hệ phải là bản chất, khách quan chứ không phải do người xây dựng
sắp đặt.
Tính sư phạm: Sơ đồ phải có tính khái quát hóa cao, qua sơ đồ học sinh có
thể nhận thấy ngay các mối quan hệ khách quan, biện chứng.
Tính mĩ thuật: Bố cục của sơ đồ phải hợp lí, cân đối, nổi bật trọng tâm và
các nhóm kiến thức.
2.2. Những ưu điểm khi sử dụng sơ đồ trong ôn tập
So với những phương pháp ôn tập truyền thống như GV nhắc lại kiến thức
trọng tâm của từng bài học, yêu cầu HS tái hiện kiến thức thì việc đưa ra sơ đồ
định hướng ôn tập có những ưu điểm sau đây:
- Học sinh xác định được nội dung trọng tâm trong một thời gian ngắn.
3



- Việc quan sát gắn với việc tuy duy và ghi chép sẽ giúp học sinh khắc sâu
kiến thức được lâu hơn.
- Để lập sơ đồ hệ thống kiến, khái quát hóa kiến thức HS chỉ cần dụng cụ
là giấy và bút chì hoặc bút mực là được, đề cương ôn tập ngắn gọn giúp HS
thuận tiện hơn khi ôn tập.
2.3. Giáo viên hướng dẫn học sinh lập sơ đồ định hướng nội dung ôn tập
Bước 1: Tổ chức các đỉnh của sơ đồ (chọn kiến thức cơ bản, vừa đủ, mã
hoá một cách ngắn gọn, cô đọng, súc tích, bố trí các đỉnh trên một mặt phẳng).
Bước 2: Thiết lập các cạnh (các cạnh nối những nội dung ở các đỉnh có
liên quan).
Bước 3: Hoàn thiện (kiểm tra lại tất cả để điều chỉnh sơ đồ phù hợp với
nội dung).
2.4. Mục tiêu của tiết học hệ thống hoá và khái quát hoá tri thức địa lí
Có nhiệm vụ là ôn tập, củng cố lại kiến thức đã học thường được tiến
hành khi kết thúc 1 chương, 1 giáo trình. Khi tiến hành tiết học này, giáo viên có
thể thiết kế bài giảng dưới dạng các câu hỏi hoặc sử dụng phương pháp sơ đồ, hệ
thống hóa kiến thức để kiểm tra mức độ nắm kiến thức của học sinh.
quan hệ nhân quả với mối quan hệ qua lại.
II. THỰC TRẠNG
1. Thực trạng của việc dạy học các tiết ôn tập
1.1. Thực trạng dạy các tiết ôn tập của giáo viên
Mục tiêu tiết học ôn tập là giúp học sinh hệ thống lại những kiến thức,
những kĩ năng đã học một cách logic, khoa học. Tuy nhiên để làm được những
điều này giáo viên cần có sự chuẩn bị kỹ lưỡng, mất nhiều thời gian nên nhiều
giáo viên chỉ dừng lại ở mức độ lựa chọn những câu hỏi trọng tâm cho học sinh
trả lời. Sau đó thực hiện phương pháp phát vấn : thầy hỏi - trò trả lời với cách
thức như vậy học sinh sẽ dựa vào SGK hoặc các tài liệu để trả lời các câu hỏi
một cách dễ dàng, tuy nhiên sau khi trả lời xong thì học sinh sẽ nhanh chóng

quên kiến thức. Cũng với cách tiến hành như trên của giáo viên sẽ làm cho học
sinh nảy sinh tâm lí thụ động chờ tới ngày gần kiểm tra mới học vì lúc đó giáo
viên sẽ giao đề cương giới hạn ôn tập cho học sinh. Bên cạnh đó, cách làm như
trên cũng sẽ dẫn đến tình trạng thiếu khách quan về kết quả kiểm tra - đánh giá
học sinh.

4


Một khó khăn khi giáo viên sử dụng sơ đồ vào tiết ôn tập thì đòi hỏi
người giáo viên phải chuẩn bị kĩ lưỡng, công phu, khi tiến trình lên lớp sợ không
đủ thời lượng tiết dạy.
Qua việc tham khảo các giáo án của các đồng nghiệp tôi nhận thấy rằng
nhiều giáo viên còn chưa chú trọng đến tiết ôn tập cho học sinh, điển hình còn
có cả giáo án không có tiết ôn tập.
Trong các giáo án tham khảo, tôi còn nhận thấy rằng giáo viên khi giảng
dạy trên lớp còn chưa phân hóa được đối tượng học sinh, cào bằng lớp chọn với
lớp cơ bản, học sinh giỏi cũng như học sinh yếu. Mà trong quá trình giảng dạy
thì đối tượng mà người giáo viên cần quan tâm giúp đỡ nhất là học sinh có học
lực trung bình và yếu.
1.2. Thực trạng ôn tập của học sinh
Hiện nay đa số học sinh, thậm chí nhiều giáo viên vẫn cho rằng môn Địa
lí là môn học bài thuần túy, thầy cho ghi chữ nào thì học chữ ấy. Trong quá trình
học tập học sinh rất lười hoặc không biết cách vẽ sơ đồ để hệ thống kiến thức đã
học.
Kết quả khảo sát trước khi tiến hành thực nghiệm ở 2 lớp 12E và 12D
năm học 2015-2016 như sau:
Số lượng học sinh được khảo sát
Lớp


12E
12D
Tổng số
Tỉ lệ (%)

Tổng số
học sinh

43
41
84
100

Biết sử dụng sơ đồ Chưa có phương pháp
khi ôn tập và có
ôn tập, chủ yếu học
phương pháp ôn
thuộc lòng
tập phù hợp
18
12
30
35,7

25
29
54
64,3

Từ nguyên nhân là chưa có phương pháp ôn tập, chưa biết sử dụng sơ đồ

trong hệ thống kiến thức nên kết quả thi học kỳ I năm học 2014-2015 còn thấp,
cụ thể:
Lớp

Tổng số

Số lượng học sinh đạt

5


12E
12D
Tổng số
Tỉ lệ (%)

học sinh

điểm
gỏi

điểm
khá

điểm
TB

43
41
84

100

0
0
0
0

5
2
7
8,3

17
12
29
34,5

điểm
trên
TB
22
14
36
42,9

điểm yếu,
kém
21
27
48

57,1

Từ thực trạng trên chúng ta thấy rằng cần phải bồi dưỡng phương pháp ôn
tập cho học sinh để nâng cao chất lượng bộ môn.
2. Nguyên nhân
- Do người dạy chưa chú trọng, đầu tư đúng mức cho tiết ôn tập. Chưa
xác định được nội dung cơ bản của chương trình.
- Học sinh còn quan niệm môn địa lí là một môn học thuộc thuần túy,
chưa có kĩ năng xây dựng sơ đồ, chưa có phương pháp tự học phù hợp, khả năng
tư duy bộ môn còn yếu.
- Nhiều học sinh học lệch để chuẩn bị cho các kỳ thi đại học, cao đẳng
nên chỉ tập trung một số môn học, ngoài ra ít dành thời gian cho các môn học
khác.
III. CÁC GIẢI PHÁP
1. Phương pháp chung trong dạy học học sinh
a. Xây dựng môi trường học tập thân thiện
Sự thân thiện của giáo viên là điều kiện cần để những biện pháp đạt hiệu
quả cao. Giáo viên tạo nên sự gần gũi, cảm giác an toàn nơi học sinh để các em
bày tỏ những khó khăn trong học tập, trong cuộc sống của bản thân mình. Cử
chỉ, lời nói, hành động mô phạm. Trình bày, giảng giải ngắn gọn, từ ngữ thuần
việt, tránh dong dài, tránh dùng từ Hán – Việt khó hiểu.
Luôn tạo cho bầu không khí lớp học thoải mái, nhẹ nhàng với các em, tạo
dựng sự tin tưởng ở các em.
Bên cạnh đó, giáo viên phải là người đem lại cho các em những phản hồi
tích cực. Ví dụ như nên thay chê bai bằng khen ngợi và tìm những việc làm mà
em hoàn thành dù là những việc nhỏ để khen ngợi các em.
b. Phân loại các đối tượng học sinh trong quá trình soạn giảng
Giáo viên phải xem xét, phân loại những học sinh yếu đúng với những
đặc điểm vốn có của các em để lựa chọn biện pháp giúp đỡ phù hợp với đặc
6



điểm chung và riêng của từng em. Một số khả năng thường hay gặp ở các em là:
khả năng tiếp thu bài chậm, thiếu tự tin, nhút nhát…
Trong quá trình thiết kế bài học, giáo viên cần cân nhắc các mục tiêu đề ra
nhằm tạo điều kiện cho các em học sinh yếu được trả lời các câu hỏi và luyện
tập các kĩ năng.
Trong dạy học cần phân hóa đối tượng học tập trong từng hoạt động, dành
cho đối tượng này những câu hỏi dễ, những kĩ năng đơn giản để tạo điều kiện
cho các em được tham gia trình bày trước lớp.
c. Giáo dục ý thức học tập cho học sinh
Giáo viên giáo dục ý thức học tập, tạo cho các em sự hứng thú trong học
tập, từ đó sẽ giúp cho các em có ý thức vươn lên. Trong mỗi tiết dạy tôi đã liên
hệ nhiều kiến thức vào thực tế để các em thấy được ứng dụng và tầm quan trọng
của môn học trong thực tiễn. Từ đây, các em sẽ ham thích và chủ động trong
việc chiếm lĩnh tri thức.
Bên cạnh đó, giáo viên phải tìm hiểu từng đối tượng học sinh về hoàn
cảnh gia đình và nề nếp sinh hoạt, khuyên nhủ các em về thái độ học tập, tổ
chức các trò chơi có lồng ghép việc giáo dục các em về ý thức học tập tốt và ý
thức vươn lên trong học tập, làm cho các em thấy tầm quan trọng của việc học.
Đồng thời phải phối hợp với gia đình giáo dục ý thức học tập cho các em.
2. Phương pháp cụ thể trong ôn tập cho học sinh
2.1. Giáo viên định hướng học sinh ôn tập ở nhà theo từng bài học
Mục tiêu trọng tâm của tiết ôn tập kiểm tra 1 tiết Địa lí 12 cho học sinh
giữa kì I và cuối học kì I là hệ thống hóa những kiến thức và các kĩ năng đã học
trong những bài trước đó. Tuy nhiên thời lượng trong một tiết ôn tập mà chúng
ta giải quyết nhiều nội dung sẽ gặp khó khăn về thời gian. Trong phạm vi của đề
tài tác giả nêu ra một giải pháp để khắc phục hạn chế về vấn đề thời gian là định
hướng ôn tập kiến thức và rèn luyện các kĩ năng ngay từ đầu chương trình trong
bài học cụ thể.

Phương pháp tiến hành như sau: dùng khoảng thời gian củng cố ở cuối
mỗi bài học để định hướng ôn tập cho học sinh, giáo viên đưa ra các câu hỏi và
bài tập về nhà để học sinh làm, đến tiết học tiếp theo sẽ kiểm tra việc hoàn thành
của học sinh thông qua khâu kiểm tra bài cũ hoặc những nội dung bài mới có
liên quan đến kiến thức cũ. Cụ thể dùng sơ đồ tư duy:

7


2.2. Sử dụng sơ đồ để hệ thống kiến thức ôn tập và phát triển tư duy cho
học sinh trong các tiết ôn tập trên lớp
Nội dung chương trình Địa lí 12 được trình bày theo từng nội dung, từng
bài khá dài. Phần kiến thức được chia làm 4 phần: Địa lí Tự nhiên, Dân cư,
Ngành kinh tế và Vùng kinh tế với 33 bài lý thuyết. Riêng phần Địa lí Tự nhiên
Việt Nam bao 3 nội dung với 10 bài lý thuyết dài. Điều này gây khó khăn cho
học sinh trong việc ôn tập, đặc biệt là đối với học sinh yếu.
Trong quá trình ôn tập giáo viên thường làm “Tài liệu ôn tập” cho học
sinh, tuy nhiên những tài liệu này thường trình bày dưới dạng kênh chữ nên nội
dung cũng khá dài, cô đọng nhất của nội dung Địa lí Tự nhiên 12 cũng khoảng
12 trang giấy A4. Khi học sinh thấy kiến thức dài như vậy thường nảy sinh tâm
lý chán nản dẫn đến "buông xuôi", lười học hoặc “học vẹt”, học tủ để đối phó
với các kỳ kiểm tra và thi.
Vì vậy việc đưa ra định sơ đồ định hướng nội dung ôn tập là việc rất cần
thiết cho học sinh.
a. Căn cứ để lập sơ đồ hệ thống kiến thức cho học sinh phần Địa lí Tự nhiên
– Địa lí 12:
Dựa vào tài liệu hướng dẫn thực hiện chuẩn kiến thức, kĩ năng, sách giáo
khoa và nghiên cứu các tài liệu khác có liên quan.
b. Sử dụng sơ đồ trong giảng dạy các tiết ôn tập
IV. THỰC NGHIỆM SƯ PHẠM

Giáo án minh họa
Ví dụ : Ôn tập học kỳ I
Ngày soạn: 16-12-2016
Ngày dạy: 26-12-2016
Tiết PPCT: 17 - ÔN TẬP HỌC KÌ I
I. MỤC TIÊU BÀI HỌC
Sau bài học, HS cần:
1. Kiến thức
- Hệ thống hóa kiến thức đã học (10 bài)
- Nắm được kiến thức trọng tâm của những nội dung chính đã học trong
chương trình.
2. Kĩ năng

8


- Hoàn thiện những kĩ năng cơ bản liên quan.
- Biết vận dụng những kiến thức đã học để trả lời các câu hỏi trong đề thi, đề
kiểm tra.
3. Thái độ
Có ý thức ôn tập tốt để chuẩn bị thi học kỳ
II. CHUẨN BỊ
1. Giáo viên.
- Sơ đồ định hướng nội dung ôn tập.
- Hệ thống câu hỏi ôn tập .
- Atlat Địa lí Việt Nam.
2. Học sinh
- Atlat Địa lí Việt Nam, SGK, vở ghi.
- Trả lời các câu hỏi và làm các bài tập GV đã giao.
III. PHƯƠNG PHÁP

Dùng sơ đồ, sử dụng Atlat Địa lí Việt Nam, Phát vấn, Đặt vấn đề,…
IV. TIẾN TRÌNH BÀI DẠY
1. Ổn định lớp
2. Kiểm tra bài cũ:
3. Bài Mới.
Hoạt động 1: Hướng dẫn học sinh vẽ sơ đồ để định hướng nội dung kiến
thức ôn tập.
- GV: Từ đầu năm học đến nay chúng ta đã học mấy nội dung lớn, mỗi nội dung
lớn đó bao gồm những bài nào?
- HS: trả lời
- GV chuẩn kiến thức:
Nội dung đã học bao gồm 3 nội dung chính:
ÄVị trí địa lí và lịch sử phát triển lãnh thổ: Bài 2. Vị trí địa lí, phạm vi lãnh thổ
Ä Đặc điểm chung của tự nhiên: Đất nước nhiều đồi núi (Bài 6&7); Thiên nhiên
chịu ảnh hưởng sâu sắc của biển (Bài 8); Thiên nhiên nhiệt đới ẩm gió mùa (Bài
9&10); Thiên nhiên phân hóa đa dạng (Bài 11&12)
Ä Vấn đề sử dụng và bảo vệ tự nhiên: Sử dụng và bảo vệ tài nguyên thiên nhiên
(Bài 14), Bảo vệ môi trường và phòng chống thiên tai (Bài 15)

9


- GV: Em hãy cho biết trong những bài đó trên các em cần nắm được những nội
dung lớn nào?
- HS: trả lời
- GV chuẩn kiến thức: Ví dụ đối với bài 2 Vị trí địa lí và phạm vi lãnh thổ các
em cần nắm các nội lớn đó là:
1. Vị trí địa lí (Vị trí của nước ta trong khu Đông Nam Á, hệ tọa độ địa lí trên
đất liền và trên biển)
2. Phạm vi lãnh thổ (Đặc điểm về vùng đất, vùng biển và vùng trời)

3. Ý nghĩa của vị trí địa lí Việt Nam (ý nghĩa về tự nhiên, kinh tế, văn hóa-xã hội
và quốc phòng)
- GV: treo sơ đồ định hướng nội dung ôn tập lên bảng
- HS: theo dõi và thành lập sơ đồ theo cách riêng của mình
Hoạt động 2: GV cung cấp một số sơ đồ tư duy để Hs làm tư liệu ôn tập

HÌNH 1: SƠ ĐỒ HỆ THỐNG KIẾN THỨC NỘI DUNG VỊ TRÍ ĐỊA LÍ VÀ
PHẠM VI LÃNH THỔ

10


HÌNH 2: SƠ ĐỒ HỆ THỐNG KIẾN THỨC NỘI DUNG ĐẤT NƯỚC
NHIỀU ĐỒI NÚI

HÌNH 3: SƠ ĐỒ HỆ THỐNG KIẾN THỨC NỘI DUNG THIÊN NHIÊN
CHỊU ẢNH HƯỞNG SÂU SẮC CỦA BIỂN

11


HÌNH 4: SƠ ĐỒ HỆ THỐNG KIẾN THỨC NỘI DUNG THIÊN NHIÊN
NHIỆT ĐỚI ẨM GIÓ MÙA

12


13



HÌNH 5: SƠ ĐỒ HỆ THỐNG KIẾN THỨC NỘI DUNG THIÊN NHIÊN
PHÂN HÓA ĐA DANG VÀ VẤN ĐỀ SỬ DỤNG VÀ BẢO VỆ TÀI
NGUYÊN THIÊN NHIÊN
Hoat động 2: Giáo viên định hướng học sinh trả lời các câu hỏi khó bằng
cách chia câu hỏi lớn thành các câu hỏi nhỏ hơn, tăng cường sử dụng Atlat
Địa lí Việt Nam và liên hệ với thực tiễn.
* Giáo viên nêu các câu hỏi:
Câu 1: Vì sao nước ta có khí hậu nhiệt đới ẩm gió mùa?
Câu 2: Vì sao địa hình đồi núi nước ta bị xâm thực mạnh?
Câu 3: Giải thích vì sao sông ngòi nước ta có những đặc điểm như trên?
Câu 4: Nguyên nhân nào làm cho thiên nhiên nước ta phân hóa theo chiều Bắc –
Nam, theo chiều cao?
* HS suy nghĩ trả lời
* GV đưa ra các sơ đồ và yêu cầu HS phân tích
Sau đó phân tích các mối quan hệ địa lí giữa các thành phần tự nhiên với nhau

14


HÌNH 1: SƠ ĐỒ HỆ THỐNG THỂ HIỆN MỐI QUAN HỆ GIỮA VỊ TRÍ
ĐỊA LÍ VÀ PHẠM VI LÃNH THỔ VỚI CÁC ĐIỀU KIỆN TỰ NHIÊN

15


HÌNH 2: SƠ ĐỒ HỆ THỐNG THỂ HIỆN MỐI QUAN HỆ GIỮA ĐỊA
HÌNH VỚI KHÍ HẬU, SÔNG NGÒI VÀ SỰ PHÂN HÓA TỰ NHIÊN
Hoat động 3: Dành cho phần kĩ năng..............
V. CỦNG CỐ - DẶN DÒ
Chuẩn bị thi học kỳ I

-----------------------------------------------

16


V. KẾT QUẢ THỰC NGHIỆM
Trong quá trình giảng dạy của mình nhiều năm qua, tôi đã áp dụng sáng
kiến kinh nghiệm này để ôn tập cho học sinh và nhận thấy đã mang lại những
hiệu quả thiết thực.
Đại đa số học sinh đã xác định được phương pháp ôn tập phù hợp, vì vậy
tích cực, chủ động trong học tập cũng như ôn tập. Về tâm lí: đã từng bước tạo
được sự hứng thú, khơi dậy lòng say mê học tập môn Địa lí ở học sinh.
Sau khi được hướng dẫn HS đã có những chuyển biến tích cực, các em đã
biết cách vẽ sơ đồ hệ thống kiến thức cho từng nội dung, từng bài học cụ thể một
cách tương đối thành thạo. Các em đã có kĩ năng phân tích mối quan hệ giữa các
đối tượng địa lí,... Qua đó hình thành và nâng cao kĩ năng xác lập mối quan hệ
mang tính quy luật, biện chứng, mối quan hệ nhân quả,...ở học sinh.
Học sinh biết sử dụng sử dụng sơ đồ để học bài mới trên lớp, ôn bài cũ ở
nhà từ đó giảm bớt việc học thuộc, ghi nhớ máy móc.
Kết quả thực nghiệm ở lớp 12E, 12D cuối học kỳ I năm học: 2016- 2017
ở trường THPT Quảng Xương 4 đạt kết quả như sau :
Số lượng học sinh được khảo sát
Lớp

12E
12D
Tổng số
Tỉ lệ (%)

Tổng số

học sinh

32
41
73
100

Biết sử dụng sơ đồ
ôn tập và có
Chưa có phương pháp
phương pháp ôn ôn tập
tập phù hợp
25
30
55
75,3

7
11
18
24,7

Vì vậy mà kết quả bài kiểm tra học kỳ I của 2 lớp 12E và 12D năm học:
2016-2017 đạt được như sau :

Lớp

Tổng số

Số lượng học sinh đạt


17


12E
12D
Tổng số
Tỉ lệ (%)

học sinh

điểm
gỏi

điểm
khá

điểm
TB

32
41
73
100

1
0
1
1,4


6
5
11
15,1

16
19
35
47,9

điểm
trên
TB
23
24
47
64,4

điểm yếu,
kém
9
17
26
35,6

Kết quả thi học kỳ I năm học của 2 lớp 12C và 12D năm học 2015-2016
như sau:

Lớp


Tổng số
học sinh

12E
12D

31
38

0
0

Tổng số

69

0

Số lượng học sinh đạt
điểm
điểm điểm
điểm yếu,
trên
khá
TB
kém
TB
7
16
23

8
4
21
25
13
21
11
37
48

Tỉ lệ (%)

100

0

15,9

điểm
gỏi

53,6

69,6

30,4

Như vậy sau khi áp dụng sáng kiến chúng ta thấy rằng :
- Tỉ lệ HS biết sử dụng sơ đồ khi ôn tập và có phương pháp ôn tập phù hợp đã
tăng lên từ 35,7% lên 75,3%, tăng lên: 39,6%

- Tỉ lệ HS đạt điểm trung bình và trên trung bình tăng lên liên tục, cụ thể: từ
học kỳ I năm học 2014-2015
5là 42,9% đến học kỳ I năm học 2015-20167 đạt 64,4%, đến học kỳ I năm học
2016-2017 đạt 69,6% như vậy so sánh trước và sau khi tiến hành thực nghiệm
thì tỉ lệ học sinh đạt điểm trên trung bình tăng lên: 26,7%
- Tỉ lệ học sinh có điểm yếu, kém giảm mạnh, so sánh trước và sau khi tiến
hành thực nghiệm, tỉ lệ này đã giảm: từ 57,1% xuống còn 30,4%, giảm 26,7%
Tóm lại qua kết quả so sánh như trên chúng ta thấy rằng vai trò của ôn tập
cho học sinh là rất quan trọng, việc áp dụng sáng kiến trên để ôn tập cho học
sinh đã mang lại những kết quả khả quan.

18


PHẦN KẾT LUẬN VÀ KIẾN NGHỊ
1. Kết luận
Đa số học sinh hứng thú trong việc sử dụng sơ đồ hệ thống hóa kiến
thức trong quá trình ôn tập, học sinh ý thức được tầm quan trọng của việc xác
định được nội dung trọng tâm trong bài học, chương trình học và trình bày
kiến thức theo hệ thống. Qua sơ đồ hệ thống hóa kiến thức, học sinh đã xác
định được trọng tâm vấn đề dễ dàng hơn, ghi nhớ kiến thức được lâu hơn và
tiết kiệm được nhiều thời gian ôn tập. Việc sử dụng phương pháp thuyết trình
dựa trên sơ đồ tư duy hệ thống hóa kiến thức đã phát huy được tính tích cực,
chủ động sáng tạo của học sinh, rèn kĩ năng mạnh dạn và tự tin khi trình bày
trước đám đông.
Rèn kĩ năng tự nghiên cứu tài liệu, tìm hiểu và chuẩn bị bài học trước ở
nhà, củng cố tóm tắt kiến thức một cách ngắn gọn, nhanh chóng. Đây là một
phần hết sức quan trọng để hình thành những tư duy mới trong học sinh. Xét
về mặt nhận thức, kĩ năng, hình thành ở học sinh khả năng tự giác, tự khám
phá tri thức. Có như thế mới hình thành được những kĩ năng khác thông qua

khả năng tự học. Từ đó hiệu quả ôn tập mang lại rất cao, góp phần nâng cao
chất lượng bộ môn, giúp học sinh có học lực yếu và trung bình vượt qua các
kỳ thi một cách nhẹ nhàng.
Tóm lại: Sơ đồ hệ thống hóa kiến thức là một công cụ có tính khả thi
cao vì có thể vận dụng được với bất kì điều kiện cơ sở vật chất nào của các
nhà trường hiện nay. Có thể thiết kế sơ đồ hệ thống hóa kiến thức trên giấy,
bìa, bảng phụ,… bằng cách sử dụng bút chì màu, phấn, tẩy,… hoặc cũng có
thể thiết kế trên phần mềm Mindmap.
Việc vận dụng sơ đồ trong quá trình dạy học sẽ dần hình thành cho học
sinh tư duy mạch lạc, hiểu biết vấn đề một cách sâu sắc, có cách nhìn vấn đề
một cách hệ thống, khoa học. Sử dụng sơ đồ kết hợp với các phương pháp dạy
học tích cực khác như vấn đáp gợi mở, đặt vấn đề,… có tính khả thi cao góp
phần đổi mới PPDH, đặc biệt hình thức thi mới sẽ giúp học sinh có phổ kiến
thức bao quát ,tránh quên ý, học vẹt.
Đề tài chỉ nghiên cứu chỉ mới áp dụng ở nội dung Địa lí Tự nhiên - Địa
lí 12, chưa thực sự đánh giá hết được tính khả thi của nó một cách triệt để.
Phạm vi của đề tài chỉ mới dừng lại ở việc hướng dẫn học sinh ôn tập
về phần kiến thức, còn lại một nội dung quan trọng nữa của bộ môn là các kĩ
19


năng, trong thời gian tới tôi sẽ nghiên cứu các phương pháp giúp học sinh rèn
luyện và hoàn thiện những kĩ năng Địa lí trong chương trình Địa lí THPT.
Bên cạnh đó một số học sinh khả năng diễn đạt chưa tốt sẽ gặp khó
khăn về việc hành văn khi trả lời các câu hỏi cụ thể trong các đề thi và kiểm
tra.
Với tính khả thi đã đạt được của đề tài qua quá trình áp dụng, trong
những năm sắp tới, tôi sẽ tiếp tục thực hiện phổ biến trong toàn bộ các tiết ôn
tập Địa lí lớp 10, 11, 12.
2. Kiến nghị

- Giáo viên giảng dạy bộ môn Địa lí cần đẩy mạnh việc áp dụng
phương pháp sử dụng sơ đồ trong các tiết ôn tập trong dạy học ở trường
THPT.
- Cần xây dựng nhiều loại sơ đồ áp dụng cho nhiều môn học khác nhau.
- Trong điều kiện cho phép giáo viên có thể bố trí thời gian phụ đạo
thêm, ôn tập thêm cho học sinh.
Với năng lực có hạn của bản thân, trong quá trình nghiên cứu và trình
bày sáng kiến của mình tác giả không tránh khỏi những thiếu sót, hạn chế. Rất
mong nhận được sự đóng góp ý kiến của các bạn đồng nghiệp, của ban giám
khảo để đề tài được hoàn thiện hơn.
Tôi xin chân thành cảm ơn!
Thanh hóa, ngày 10 tháng 5 năm 2017
XÁC NHẬN CỦA
THỦ TRƯỞNG ĐƠN VỊ

Tôi xin cam đoan đây là SKKN của mình
viết,không sao chép nội dung của người khác
Người viết

Đoàn Thị Bíp

Tài liệu tham khảo
20


1. Phạm Thị Sen, Hướng dẫn thực hiện chuẩn kiến thức, kĩ năng môn Địa lí
lớp 12, NXB GD, 2010.
2. Tài liệu : Tập huấn giáo viên : Dạy học, kiểm tra đánh giá theo chuẩn kiến
thức, kĩ năng trong chương trình giáo dục phổ thông môn Địa lí
3. Lê Thông, Địa lí 12, NXB GD, 2010

4. Nguyễn Đức Vũ, Đổi mới phương pháp dạy học Địa lí ở trung học phổ
thông, NXB GD, 2004
5. Nguyễn Dược, Nguyễn Trọng Phúc (2004), Lý luận dạy học Địa lí, NXB
Đại học Sư phạm, Hà Nội.
6. Atlat Địa lí Việt Nam, NXB GD,

21


Mục lục
PHẦN MỞ ĐẦU
1. Lý do chọn đề tài
2. Mục đích nghiên cứu
3. Đối tượng nghiên cứu
4. Phương pháp nghiên cứu
PHẦN NỘI DUNG
I. CƠ SỞ LÝ LUẬN
1. Khái niệm về phương pháp dạy học
2. Khái quát về hệ thống kiến thức
2.1. Những yêu cầu khi lập sơ đồ
2.2.. Những ưu điểm khi sử dụng sơ đồ trong ôn tập
2.3. Giáo viên hướng dẫn học sinh lập sơ đồ định hướng nội dung
ôn tập
2.4. Mục tiêu của tiết học hệ thống hóa và khái quát hóa tri thức
địa lí
II. THỰC TRẠNG
1. Thực trạng của việc dạy học các tiết ôn tập
1.1. Thực trạng dạy các tiết ôn tập của giáo viên
1.2. Thực trạng ôn tập của học sinh
2. Nguyên nhân của những thực trạng trên

III. CÁC GIẢI PHÁP

Trang
1
1
2
2
2
3
3
3
3
3
3
4
4

1. Phương pháp chung trong dạy học học sinh yếu

4
4
4
5
6
6
6

2. Phương pháp cụ thể trong ôn tập cho học sinh yếu

7


2.1.Giáo viên định hướng học sinh ôn tập ở nhà theo từng bài học

7

2.2. Sử dụng sơ đồ để hệ thống kiến thức ôn tập và phát triển tư
duy cho học sinh trong các tiết ôn tập trên lớp

8

IV. THỰC NGHIỆM SƯ PHẠM

8

V . KẾT QUẢ THỰC NGHIỆM
PHẦN KẾT LUẬN VÀ KIẾN NGHỊ
Tài liệu tham khảo
PHỤ LỤC: MỘT SỐ SƠ ĐỒ HỌC SINH ĐÃ VẼ

16
18
20

22


PHỤ LỤC: MỘT SỐ SƠ ĐỒ CỦA HỌC SINH ĐÃ VẼ

23



24


25


×