Tải bản đầy đủ (.docx) (19 trang)

Khéo léo kết hợp định luật bảo toàn nguyên tố và định luật bảo toàn điện tích giải nhanh bài toán kin loại tác dụng dung dịch muối

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (124.97 KB, 19 trang )

SỞ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO THANH HOÁ

TRƯỜNG THPT CHU VĂN AN

THANH HOÁ NĂM 2020

SÁNG KIẾN KINH NGHIỆM

KHÉO LÉO KẾT HỢP ĐỊNH LUẬT BẢO TOÀN NGUYÊN TỐ
VÀ ĐỊNH LUẬT BẢO TỒN ĐIỆN TÍCH GIẢI NHANH BÀI
TỐN KIM LOẠI TÁC DỤNG VỚI DUNG DỊCH MUỐI

Người thực hiện: Nguyễn Như Quỳnh
Chức vụ: Giáo viên
SKKN thuộc lĩnh vực (mơn): Hóa học


MỤC LỤC
Phần 1. Mở đầu......................................................................................................1
1.1. Lí do chọn đề tài.............................................................................................1
1.2. Mục đích nghiên cứu......................................................................................1
1.3. Đối tượng nghiên cứu.....................................................................................1
1.4. Phương pháp nghiên cứu................................................................................1
Phần 2. Nội dung sáng kiến kinh nghiệm..............................................................1
2.1. Cơ sở lí luận....................................................................................................1
2.1.1. Dãy hoạt động hóa học của kim loại và dãy điện hóa của kim loại............2
2.1.2. Định luật bảo tồn điện tích và định luật bảo tồn ngun tố.....................2
2.1.3. Tính chất hóa học của kim loại....................................................................3
2.2. Thực trạng vấn đề trước khi áp dụng sáng kiến kinh nghiệm........................4
2.2.1. Thuận lợi......................................................................................................4
2.2.2. Khó khăn.....................................................................................................4


2.3. Các sáng kiến kinh nghiệm hoặc các giải pháp đã sử dụng để giải quyết vấn
đề...........................................................................................................................6
2.3.1. Giải pháp chung...........................................................................................6
2.3.2. Phân loại dạng bài toán kim loại tác dụng với dung dịch muối..................7
2.3.2.1. Dạng 1. Một kim loại tác dụng với một dung dịch muối.........................7
2.3.2.2. Dạng 2. Một kim loại tác dụng với dung dịch hỗn hợp muối..................9
2.3.2.3. Dạng 3. Hỗn hợp kim loại tác dụng với dung dịch chứa một muối.......11
2.3.2.4. Dạng 4. Hỗn hợp kim loại tác dụng với dung dịch hỗn hợp muối.........13
2.2.3. Bài tập vận dụng........................................................................................14
2.4. Hiệu quả của sáng kiến kinh nghiệm đối với hoạt động giáo dục, với bản
thân, đồng nghiệp và nhà trường.........................................................................16
Phần 3. Kết luận và kiến nghị .............................................................................17
3.1. Kết luận........................................................................................................17
3.2. Kiến nghị......................................................................................................17


Phần 1. MỞ ĐẦU
1.1. Lí do chọn đề tài:
Giáo dục hiện nay hướng con người phát triển một cách toàn diện, hiểu về
bản chất không học lệch học tủ. Do đó việc thay đổi về phương pháp giảng dạy
để phù hợp với yêu cầu đào tạo nguồn nhân lực trong thời đại mới là nhiệm vụ
cấp thiết hiện nay.
Mơn Hóa học ở trường THPT là một bộ môn cơ bản, giữ một vai trị
quan trọng trong việc hình thành và phát triển trí tuệ của học sinh. Tuy nhiên
hiện nay một số bộ phận học sinh lại khơng cịn đam mê hứng thú với bộ mơn
Hóa học do nhiều ngun nhân: lựa chọn nghề nghiệp hạn chế so với bộ môn
khác, không được đầu tư học ngay từ đầu THCS nên lên THPT việc tiếp thu kiến
thức Hóa học khá khó khăn, các kiến thức Hóa học liên quan đến nhau nên làm
được bài tập Hóa học sẽ phức tạp hơn bộ môn khác. Một trong số dạng bài tập
học sinh thấy khó khăn trong việc làm bài tập, dễ bị nhầm lẫn là dạng bài về kim

loại tác dụng với dung dịch muối vì thứ tự phản ứng và quy tắc phản ứng cũng
như những trường hợp đặc biệt có liên quan đến dãy điện hóa. Trong thực tế
giảng dạy tơi đã gặp và tìm ra phương pháp giải nhanh những bài tập phần kim
loại tác dụng với dung dịch muối không cần phải viết phản ứng nên sẽ không
mất nhiều thời gian làm bài và tránh bị sai thứ tự phản ứng. Từ những lí do đó
tơi chọn đề tài “Khéo léo kết hợp định luật bảo toàn ngun tố và định luật
bảo tồn điện tích giải nhanh bài toán kim loại tác dụng với dung dịch
muối”.
1.2. Mục đích nghiên cứu:
Nghiên cứu lựa chọn đề tài “Khéo léo kết hợp định luật bảo toàn nguyên
tố và định luật bảo tồn điện tích giải nhanh bài tốn kim loại tác dụng với
dung dịch muối” và phương pháp sử dụng chúng theo hướng dạy học tích cực
nhằm phát triển năng lực nhận thức tư duy độc lập, sáng tạo của học sinh, góp
phần đổi mới phương pháp dạy học ở trường phổ thơng.
1.3. Đối tượng nghiên cứu
Bài tốn kim loại tác dụng với dung dịch muối bằng định luật bảo tồn
điện tích ở mức độ hiểu biết và vận dụng.
1.4. Phương pháp nghiên cứu:
Trong quá trình dạy học, dựa vào sự hướng dẫn của giáo viên học sinh
thực hiện các hoạt động chủ yếu theo một quy trình.
Phương pháp nghiên cứu xây dựng cơ sở lý thuyết: dựa vào bài tập theo
từng dạng nghiên cứu phương pháp giải.
Phương pháp thống kê, xử lý số liệu.
Phần 2. NỘI DUNG SÁNG KIẾN KINH NGHIỆM
2.1. Cơ sở lí luận:
Học sinh THPT hiện nay khơng có nhiều bạn hứng thú đối với bộ mơn
Hóa học vì chương trình THCS bộ mơn Hóa học hạn chế ít học sinh quan tâm,
khơng thi lớp 10 và nhiều lý thuyết cần nhớ. Do đó học sinh hầu như rất ít kiến
thức Hóa học để tiếp tục học THPT, thậm chí có học sinh khơng biết cân bằng
phản ứng, chuỗi phản ứng, làm bài tập tính theo phản ứng khó khăn đặc biệt là

nhiều phản ứng liên tiếp. Bài toán về kim loại tác dụng với dung dịch muối nếu
1


giải thì thơng thường phải viết phản ứng và theo thứ tự, bài tốn chất dư nên học
sinh thấy khó khăn trong việc làm bài tập. Vì vậy nếu có phương pháp giải
nhanh được liên hệ nhiều với mơn Tốn học như phương pháp bảo tồn điện tích
sẽ khiến học sinh cảm thấy dễ hiểu và u thích mơn học hơn.
2.1.1. Dãy hoạt động hóa học của kim loại và dãy điện hóa của kim
loại.
* Dãy hoạt động hóa học của kim loại:
K Ba Ca Na Mg Al
Zn Fe Ni Sn Pb
Cu Hg Ag Pt Au
Kim loại mạnh
Kim loại trung bình
Kim loại yếu
Thứ tự sắp xếp: kim loại đứng trước có tính khử mạnh hơn kim loại đứng sau.
* Dãy điện hóa:

- Dãy điện hóa sắp xếp theo chiều tính khử của kim loại yếu dần, tính oxi hóa
của ion giảm dần.
+ Ion đứng trước có tính oxi hóa yếu hơn ion đứng sau.
+ Kim loại đứng trước có tính khử mạnh hơn kim loại đứng sau.
- Kim loại có tính khử mạnh thì ion có tính oxi hóa yếu và ngược lại.
- Quy luật phản ứng: quy tắc
Chất khử mạnh + Chất oxi hóa mạnh Chất khử yếu + Chất oxi hóa yếu
Ví dụ:
Ion Mg2+ yếu hơn ion Al3+; kim loại Mg mạnh hơn kim loại Al.
Phản ứng:

3Mg + 2Al3+ 3Mg2+ + 2Al
2.1.2. Định luật bảo tồn điện tích và định luật bảo toàn nguyên tố.
- Định luật bảo tồn điện tích:
tổng số mol điện tích âm = tổng số mol điện tích dương
Ví dụ:
Dung dịch X chứa các ion Al3+ a mol; Cu2+ b mol; Cl- c mol và SO42- d mol thì
3.a + 2.b = 1.c + 2.d
Hệ quả: Với phản ứng ion âm không thay đổi thì:
tổng số mol điện tích dương trước phản ứng = tổng số mol điện tích dương sau
phản ứng.
- Định luật bảo toàn nguyên tố:
Tổng số mol nguyên tố trước phản ứng = tổng số mol nguyên tố sau phản ứng.
Ví dụ: Dung dịch X chứa các ion Al 3+ a mol; Cu2+ b mol; Cl- c mol và SO42- d
mol sau khi cho thanh Mg dư vào đến phản ứng hoàn toàn thu được các kim loại
gồm Cu, Al và Mg dư thì:

2.1.3. Tính chất hóa học của kim loại:
* Kim loại tác dụng với phi kim:
Nhiều kim loại có thể khử được phi kim đến số oxi hóa âm.
2


- Tác dụng với clo: hầu hết kim loại đều có thể khử trực tiếp clo tạo ra muối
clorua.
Ví dụ:
2Fe + 3Cl2 2FeCl3
[1] trang 85
- Tác dụng với oxi: hầu hết kim loại có thể khử được oxi.
Ví dụ:
4Al + 3O2 2Al2O3

[1] trang 85
- Tác dụng với lưu huỳnh: nhiều kim loại khử được lưu huỳnh ở nhiệt độ cao trừ
Hg.
Ví dụ:
Fe + S FeS
Hg + S HgS
[1] trang 86
* Kim loại tác dụng với dung dịch axit:
- Với axit HCl, H2SO4 loãng: khử ion H+ thành H2 nên kim loại đứng trước H
trong dãy hoạt động hóa học mới phản ứng.
Ví dụ:
Fe + 2HCl FeCl2 + H2
- Với axit có tính oxi hóa mạnh HNO3 và H2SO4 đặc.
+ Hầu hết kim loại đều khử được trừ Au, Pt.
+ HNO3 đặc và H2SO4 đặc nguội làm thụ động hóa Al, Fe, Cr...(không phản ứng)
* Kim loại tác dụng với nước:
- Ở nhiệt độ thường các kim loại nhóm IA, IIA (trừ Be, Mg) tác dụng với nước
thành dung dịch bazơ.
Ví dụ:
2K + 2H2O 2KOH + H2
[1] trang 107
Ca + 2H2O Ca(OH)2 + H2
[1] trang 114
Tổng quát:
2R + 2xH2O 2R(OH)x + xH2
- Ở nhiệt độ cao nhiều kim loại tính khử từ trung bình trở lên có thể tác dụng với
nước.
Ví dụ:
Mg + H2O MgO + H2
[2] trang 160

3Fe + 4H2O Fe3O4 + 4H2
[2] trang 110
- Kim loại yếu không khử được nước.
* Kim loại tác dụng với dung dịch muối:
- Trường hợp 1: Kim loại tác dụng với nước ở nhiệt độ thường
Ví dụ:
Cho mẩu Na vào dung dịch CuCl2.
Phản ứng (1): 2Na + 2H2O 2NaOH + H2
Hiện tượng: mẩu Na tan ra, có bọt khí sủi lên.
Phản ứng (2): 2NaOH + CuCl2 2NaCl + Cu(OH)2
Hiện tượng: có kết tủa màu xanh.
- Trường hợp 2: Kim loại không tác dụng với nước ở nhiệt độ thường.
Điều kiện: kim loại mạnh hơn kim loại trong muối.
Ví dụ: Cho đinh sắt vào dung dịch CuCl2.
3


Phản ứng: Fe + CuCl2 FeCl2 + Cu
Hiện tượng: đinh sắt bị mủn ra, trên đinh sắt có lớp kim loại đồng bám vào, khối
lượng đinh sắt thay đổi.
Khối lượng tăng lên 1 mol Fe phản ứng = mCu – mFe = 64 – 56 = 8g.
2.2. Thực trạng vấn đề trước khi áp dụng sáng kiến kinh nghiệm:
2.2.1. Thuận lợi:
- Được sự quan tâm của Ban giám hiệu nhà trường.
- Đội ngũ giáo viên mơn Hố nhiệt tình trong công việc, hỗ trợ đồng nghiệp
trong công tác.
- Đa số học sinh có ý thức học tập tốt.
2.2.2. Khó khăn:
- Mơn Hố học trong trường phổ thơng là một trong mơn học khó đối với học
sinh vì nhiều kiến thức liên quan đến nhau.

- Nhà trường chưa có phịng thực hành bộ môn nên học sinh chỉ nắm bắt về
mặt lí thuyết khó khăn trong việc nhớ kiến thức.
- Bản thân kinh nghiệm giảng dạy cũng như quản lý học sinh còn hạn chế.
- Một số học sinh còn rất mơ hồ trong việc nắm bắt kiến thức bộ môn Hóa học,
thậm chí chỉ ở mức độ thấp đó là các khái niệm, định luật….
- Học sinh với bài toán tìm chất dư cịn đang gặp khó khăn nên làm nhiều bài
toán liên tục sẽ mất nhiều thời gian và dễ bị nhầm lẫn.
2.2.3. Thực trạng vấn đề:
Trong quá trình giảng dạy tôi đã phát hiện ra một số điểm học sinh dễ sai lầm
trong khi viết phản ứng và giải bài tập cơ bản dẫn đến sai đáp số. Cụ thể qua bài
tập sau:
Ví dụ 1 (bài 6 trang 89 sách giáo khoa Hóa học 12 ban cơ bản):
Cho 5,5g hỗn hợp bột Al và Fe (trong đó số mol Al gấp đôi số mol Fe) vào
300ml dung dịch AgNO3 1M. Khuấy kỹ để phản ứng xảy ra hoàn toàn thu được
m gam chất rắn. Giá trị m là:
A. 33,95 gam
B. 35,2 gam
C. 39,25 gam
D. 35,39 gam.
Phân tích:
- Dựa vào kiến thức tính số mol ban đầu học sinh tính được số mol
= 0,1 mol; = 0,05 mol; = 0,3 mol
- Dựa vào so sánh tính kim loại Al mạnh hơn Fe viết các phản ứng:
Al + 3AgNO3 Al(NO3)3 + 3Ag
(1)
Fe + 2AgNO3 Fe(NO3)2 + 2Ag
(2)
Nếu AgNO3 dư thì xảy ra thêm phản ứng:
Fe(NO3)2 + AgNO3 Fe(NO3)3 + Ag (3)
- Sau khi đặt số mol vào phản ứng (1) thì thấy vừa đủ nên Fe khơng phản ứng.

Chất rắn thu được là Ag và Fe.
nAg = 0,3 mol; nFe = 0,05 mol thì khối lượng chất rắn = 0,3.108 + 0,05.56 = 35,2g
Vấn đề đặt ra: học sinh sẽ mất nhiều thời gian viết phản ứng và cân bằng, mỗi
phản ứng phải xét quan hệ mol tìm chất hết, chất dư. Thậm chí có học sinh
khơng xét đúng thứ tự phản ứng sẽ làm sai kết quả. Trong khi thời gian làm bài
tập trắc nghiệm lại khơng có nhiều.
4


Chất lượng bài tập được đánh giá qua bảng kết quả khảo sát ở các lớp như sau:
Biết viết phản
Biết cách tính
Kỹ năng giải
Tổng
Chưa biết cách
ứng nhưng
tốn nhưng làm
thành thạo thời
số học
giải
không biết thứ thời gian trên 2
gian dưới 2 phút
sinh
tự phản ứng
phút
khảo
Số
Số
Số
Số

sát
%
%
%
%
lượng
lượng
lượng
lượng
200
40
20
74
37
90
45
16
8
Ví dụ 2: (Bài 4 trang 198 SGK 12 chương trình nâng cao)
Cho hỗn hợp gồm 1,12 gam Fe và 0,24 gam Mg tác dụng với 250ml dung
dịch CuSO4. Phản ứng thực hiện xong, người ta thu được kim loại có khối lượng
là 1,88 gam. Tính nồng độ dung dịch CuSO4 đã dùng.
Phân tích:
- Tương tự ví dụ 1 học sinh dùng cơng thức tính số mol
nFe = 0,02 mol; nMg = 0,01 mol.
- Theo cách truyền thống lâu nay: Học sinh dựa vào so sánh tính kim loại của
Mg mạnh hơn Fe viết phản ứng:
Mg + CuSO4 MgSO4 + Cu
(1)
Fe + CuSO4 FeSO4 + Cu

(2)
Nếu phản ứng (1) hết thì chất rắn thu được gồm: Cu và Fe.
Mg + CuSO4 MgSO4 + Cu
(1)
0,01
0,01
nCu = 0,01 và nFe = 0,02 nên khối lượng kim loại = 0,01.64 + 0,02.56 = 1,76
< 1,88 nên phản ứng (2) xảy ra 1 phần. Gọi số mol Fe phản ứng là x (x 0,02)
Fe + CuSO4 FeSO4 + Cu
(2)
x
x
Kim loại thu được gồm Cu và Fe dư.
nCu = 0,01+x và nFe = 0,02-x
Khối lượng kim loại = 64. (0,01+x) + 56.(0,02-x) = 1,88  x = 0,015.
Do đó tổng số mol muối CuSO4 = 0,01 + x = 0,025  Nồng độ muối = 0,1M.
- Tuy nhiên cách giải trên mất quá nhiều thời gian để viết phản ứng, cân bằng
phản ứng, tính theo quan hệ mol và xét trường hợp. Nếu dùng sơ đồ phản ứng
kết hợp định luật bảo toàn điện tích và bảo tồn ngun tố sẽ nhanh chóng và
tránh nhầm lẫn.
Sử dụng dãy điện hóa thì thứ tự các kim loại thu được lần lượt là Cu, Fe,
Mg; thứ tự các ion thu được lần lượt là Mg2+, Fe2+, Cu2+.
Gọi nồng độ dung dịch CuSO4 là a  = 0,25a
TH1: Kim loại thu được chỉ gồm Cu
Khối lượng kim loại = 0,25a.64 = 1,88  a = 0,1175
Bảo tồn điện tích: 0,25a.2 = 2.0,01 + 2.0,02  a = 0,12 (vơ lý)
do đó kim loại thu được có chứa cả Fe gọi là b mol.
TH2:
5



Khối lượng kim loại: 0,25a.64 + 56.b = 1,88
(1)
Bảo toàn điện tích: 2.0,25a = 2.0,01 + 2.(0,02-b)
(2)
Giải hệ phương trình (1) và (2) ta có: a = 0,1; b = 0,005. Vậy nồng độ là 0,1M.
Từ đó tơi suy nghĩ, cần đưa ra bản chất của bài tốn sau đó áp dụng các
định luật bảo tồn điện tích giúp giải nhanh bài tập mà khơng cần viết phản ứng,
tính lượng chất dư để học sinh không cần cân bằng phản ứng, viết thứ tự phản
ứng thậm chí học sinh đã mất gốc chương trình THCS cũng có thể làm bài tập
này. Kết quả đã đem lại thành công khi tôi trực tiếp giảng dạy và bồi dưỡng học
sinh. Vì vậy tơi xin nêu sáng kiến nhỏ của mình nhằm giúp học sinh có thêm kỹ
năng nhanh giải bài tập. Phạm vi sáng kiến tơi chỉ áp dụng với dạng tốn kim
loại tác dụng với dung dịch muối.
2.3. Các sáng kiến kinh nghiệm hoặc các giải pháp đã sử dụng để giải
quyết vấn đề:
Bài tập kim loại tác dụng với dung dịch muối là một trong những bài tập
khó với học sinh, do đó xuất phát từ những bài học có liên quan, kết nối lại để
học sinh biết được nguồn gốc phương pháp giải bài tập.
2.3.1. Giải pháp chung:
- Hướng dẫn học sinh học thuộc các kiến thức cơ bản: dãy hoạt động hóa học
của kim loại, dãy điện hóa, quy tắc anpha, định luật bảo toàn nguyên tố, định
luật bảo tồn điện tích.
- Giáo viên đưa ra phương pháp chung để giải bài tốn hóa học:
+ Tính số mol các chất có trước
+ Tìm thứ tự kim loại và ion kim loại xuất hiện sau phản ứng.
+ Viết sơ đồ phản ứng và dùng định luật bảo toàn nguyên tố tìm số mol
+ Áp dụng định luật bảo tồn điện tích và sử dụng đề bài để lập hệ phương trình
- Giáo viên hướng dẫn học sinh cách phân tích đề bài.
+ Phân tích định tính: tìm được đúng thứ tự kim loại và ion kim loại xuất hiện

+ Phân tích định lượng: điền đúng số mol, áp dụng định luật bảo tồn điện tích
kết hợp với dữ kiện khối lượng đề ra để lập hệ phương trình.
2.3.2. Phân loại dạng bài toán kim loại tác dụng với dung dịch muối:
2.3.2.1. Dạng 1. Một kim loại tác dụng một dung dịch muối:
Ví dụ 1: Cặp chất khơng xảy ra phản ứng hoá học là
A. Cu + dung dịch FeCl3.
B. Fe + dung dịch HCl.
C. Fe + dung dịch FeCl3.
D. Cu + dung dịch FeCl2.
[4]
Phân tích: nếu viết phản ứng thì phải xét cả 4 đáp án, do đó chỉ cần viết các cặp
trong dãy điện hóa và áp dụng quy tắc anpha.
Giải:
Fe2+
2H+
Cu2+
Fe3+
Fe

H2

Cu

Fe2+
6


Áp dụng quy tắc anpha với dãy điện hóa, phản ứng không xảy ra là D.
Kinh nghiệm: dựa vào hai cặp oxi hóa khử của sắt có thể phát triển vấn đề cho
kim loại Fe vào dung dịch muối có cặp oxi hóa khử đứng sau cặp oxi hóa

Fe3+/Fe2+.
Bài tập tương tự: Cho bột Fe vào dung dịch AgNO3 dư, sau khi phản ứng xảy
ra hoàn toàn, thu được dung dịch gồm các chất tan:
A. Fe(NO3)2, AgNO3, Fe(NO3)3.
B. Fe(NO3)2, AgNO3.
C. Fe(NO3)3, AgNO3.
D. Fe(NO3)2, Fe(NO3)3.
[4]
Giải:
Fe2+
Fe3+
Ag+
Fe
Fe2+
Ag
+
Áp dụng quy tắc anpha Ag dư thì muối tạo thành là Ag +; Fe3+ và kim loại là Ag.
Đáp án C.
Ví dụ 2: Ngâm một đinh sắt trong 200 ml dung dịch CuSO 4 xM. Sau khi phản
ứng kết thúc lấy đinh sắt ra khỏi dung dịch rửa nhẹ, làm khô thấy khối lượng
đinh sắt tăng thêm 0,8 gam. Tính nồng độ mol của dung dịch CuSO4.
Bài 5.29 trang 38 [3]
Phân tích: Dung dịch CuSO4 sẽ phản ứng hết nên số mol ion Cu2+ = số mol Cu
Khối lượng kim loại sắt tăng = khối lượng Cu sinh ra – khối lượng Fe phản ứng
Giải:
* Sơ đồ: Fe + Cu2+ Fe2+ +
0,2x 0,2x
0,2x
* Bảo toàn điện tích: 2. = 2.  = 0,2x mol
* mđinh Fe tăng = mCu sinh ra – mFe phản ứng

 0,8 = 64.0,2x - 0,2x.56  x = 0,5.
Kinh nghiệm: học sinh dễ nhầm lẫn phần khối lượng tăng lên là khối lượng của
kim loại Cu sinh ra. Bài tốn có thể phát triển rộng ra khi cho bất cứ kim loại
nào vào dung dịch muối khối lượng thanh kim loại có thể tăng lên hoặc giảm đi
do sự chênh lệch về khối lượng phân tử các kim loại.
Bài tập tương tự: Cho một thanh Cu nặng 50g vào 200ml dung dịch AgNO 3.
Khi phản ứng kết thúc đem thanh đồng ra cân lại thấy khối lượng là 51,52g.
Nồng độ mol/lít của dung dịch AgNO3 ban đầu là
A. 0,05M.
B. 0,01M.
C. 0,20M.
D. 0,10M.
[4]
Giải:
* Sơ đồ: Fe + Cu2+ Fe2+ +
0,2x 0,2x
0,2x
* Bảo tồn điện tích: 2. = 2.  = 0,2x mol
* Khối lượng đinh sắt tăng = mCu sinh ra – mFe phản ứng
 1,6 = 64.0,2x - 0,2x.56  x = 1. Đáp án A.
Ví dụ 3: Cho 7,2 gam Mg vào dung dịch chứa 0,2 mol FeCl 3, sau khi các phản
ứng xảy ra hoàn toàn thu được dung dịch X, cô cạn dung dịch X được m gam
muối khan. Giá trị của m là
7
A. 34,9.
B. 44,4.
C. 25,4.
D. 28,5.
[4]



Phân tích: đề bài cho số mol Mg và muối Fe3+ nên dùng định luật bảo tồn điện
tích tìm ion thu được.
Giải:
* Sơ đồ: Mg + Fe3+ + Fe
0,3 0,2
* Bảo tồn điện tích: 3. = 2. = 0,6 mol
 Dung dịch thu được chỉ chứa Mg 2+, nguyên tố Fe chỉ tạo thành kim loại. Muối
thu được gồm 0,3 mol và 0,6 mol  m = 28,5g. Đáp án D.
Kinh nghiệm:
Học sinh rất dễ nhầm lẫn khi viết 1 phản ứng: 3Mg + 2Fe3+ + 2Fe.
Nếu học sinh viết cả hai phản ứng thì sẽ phải cân bằng và xét theo quan hệ mol
để tìm chất dư.
Bài tập tương tự: Cho 4,8 gam Mg vào dung dịch chứa 0,2 mol FeCl 3, sau khi
các phản ứng xảy ra hoàn tồn thu được dung dịch X, cơ cạn dung dịch X được
m gam muối khan. Giá trị của m là
A. 34,9.
B. 25,4.
C. 31,7.
D. 44,4.
Giải:
* Bảo tồn điện tích: 3. > 2. = 0,4 mol
 dung dịch chứa thêm ion dương nữa là Fe2+ gọi x mol.
* Sơ đồ: Mg + Fe3+ + Fe (0,2-x)
0,2 0,2
Bảo tồn điện tích: 0,2.2 + 2x = 3.0,2  x = 0,1
Muối thu được gồm 0,2 mol; Fe2+ 0,1 mol và 0,6 mol
 m = 31,7g. Đáp án C.
Ví dụ 4: Cho 0,01 mol Fe tác dụng vừa đủ với dung dịch chứa 0,025 mol
AgNO3, sau phản ứng thu được chất rắn X và dung dịch Y. Cô cạn dung dịch Y

thu được m gam muối khan. Giá trị của m là:
A. 2,11 gam.
B. 1,80 gam.
C. 1,21 gam.
D. 2,65 gam. [4]
Phân tích: đề bài cho số mol Fe và muối Ag+ nên dùng định luật bảo tồn điện
tích tìm ion thu được.
Giải:
* Giả sử muối chỉ gồm Fe2+ = Fe = 0,01 mol.
Bảo toàn điện tích: 1. > 2. = 0,02 mol
 dung dịch chứa thêm ion dương nữa là Fe3+. Gọi số mol hai ion là x, y
* Sơ đồ: Fe 0,1 mol + Ag+ 0,025 mol + Ag
* Bảo toàn nguyên tố: x + y = 0,01
(1)
Bảo tồn điện tích: 2x + 3y = 0,025.1 (2)
Giải hệ phương trình (1) và (2): x = y = 0,005.
8


Muối thu được gồm 0,005 mol; Fe3+ 0,005 mol và NO3- 0,025 mol
 m = 2,11g. Đáp án A.
Kinh nghiệm: Bài tốn Fe vào dung dịch Ag+ có thể xảy ra 2 phản ứng nên học
sinh sẽ mất thời gian viết hai phản ứng, cân bằng, tìm chất dư và biện luận dung
dịch muối. Bài tập này có thể mở rộng ra thay đổi số mol của Fe và dung dịch
Ag+ có thể tạo ra muối là Fe3+ và Ag+ dư.
2.3.2.2. Dạng 2. Một kim loại tác dụng với dung dịch hỗn hợp muối:
Ví dụ 1: Cho m (g) bột Fe vào 100 ml dung dịch gồm Cu(NO 3)2 1M và AgNO3
4M. Sau khi kết thúc phản ứng thu được dung dịch 3 muối (trong đó có một
muối của Fe) và 32,4g chất rắn. Giá trị của m là:
A. 11,2.

B. 16,8.
C. 8,4.
D. 5,6.
[4]
Phân tích: Đề bài cho trước dung dịch muối nên sử dụng dãy điện hóa xác định
thành phần ion muối.
Giải:
* Do 3 muối mà chỉ có 1 muối của sắt nên có muối của Cu2+ và Ag+ nên muối
của sắt là Fe3+, chất rắn là Ag = 0,3 mol. Gọi số mol Fe là x.
* Sơ đồ: Fe x mol + + Ag 0,3
* Bảo tồn điện tích: 0,1.2 + 0,4.1 = 3.x + 2.0,1 + 1.0,1  x = 0,1
Giá trị m = 0,1.56 = 5,6g. Đáp án D.
Kinh nghiệm: Bài tập Fe tác dụng với dung dịch muối chứa Ag + có thể tạo
thành muối Fe2+ và Fe3+ nên phải sử dụng dữ kiện chất rắn biện luận xác định
thành phần chất rắn, từ đó tìm ion tạo thành. Học sinh thường sai lầm khi khẳng
định dung dịch tạo thành là muối Fe 2+ do ion này có tính oxi hóa yếu nhất trong
các ion của cặp oxi hóa khử của Fe, Cu, Ag.
Bài tập tương tự: Cho m (gam) kim loại Fe vào 1 lít dung dịch chứa AgNO 3
0,1M và Cu(NO3)2 0,1M. Sau phản ứng người ta thu được 15,28g rắn và dung
dịch X. Giá trị của m là
A. 6,72.
B. 2,80.
C. 8,40.
D. 17,20.
[4]
Giải:
* Chất rắn thu được đầu tiên là Ag  Ag = 0,1 mol.nên m = 10,8g < 15,28g
chất rắn có thêm Cu = 15,28 – 10,8 = 4,48g  Cu = 0,07 mol
* Sơ đồ:
Fe x mol +

* Bảo toàn nguyên tố Fe, Cu có số mol các ion trong dung dịch sau phản ứng.
* Bảo tồn điện tích: 2.0,1 + 1.0,1 = 2x + 2.0,03
 x = 0,12 mol  m = 6,72g. Đáp án A.
Ví dụ 2: Cho 2,24 gam bột sắt vào 200 ml dung dịch chứa hỗn hợp gồm AgNO 3
0,1M và Cu(NO3)2 0,5M. Sau khi các phản ứng xảy ra hoàn toàn, thu được dung
dịch X và m gam chất rắn Y. Giá trị của m là:
A. 2,80.
B. 2,16.
C. 4,08.
D. 0,64.
[4]
9


Phân tích: Có số mol Fe và các ion nên dùng dãy điện hóa xác định ion kết hợp
với định luật bảo tồn điện tích.
Giải:
* Ion đầu tiên là Fe2+, bảo tồn điện tích: 2.0,1 + 1.0,02 = 2.
 = 0,11 > 0,04 nên có thêm ion thứ hai là Cu2+ x mol.
* Sơ đồ:
Fe 0,04 mol +
Bảo toàn điện tích: 2.0,1 + 1.0,02 = 2.0,04 + 2x  x = 0,07
* Do đó chất rắn gồm Cu và Ag. Bảo tồn ngun tố có số mol chất rắn.
Giá trị m = 0,02.108 + 0,03.64 = 4,08g. Đáp án C.
Kinh nghiệm: Khi biết số mol kim loại và ion kim loại ban đầu trước thì chỉ cần
sử dụng định luật bảo tồn điện tích để tìm ion kim loại tạo thành. Học sinh
thường viết phản ứng lần lượt: Fe + 2Ag+ Fe2+ + 2Ag và
Fe + Cu2+ Fe2+ + Cu mà quên đi có trường hợp: Fe2+ + Ag+ dư Fe3+ + Ag.
Bài tập tương tự: Hịa tan hồn tồn 2,4 gam bột Mg vào dung dịch hỗn hợp
chứa 0,1 mol Cu(NO3)2 và 0,1 mol AgNO3. Khi phản ứng xảy ra hồn tồn thì

khối lượng (gam) chất rắn thu được là
A. 6,4.
B. 10,8.
C. 14,0.
D. 17,2.
[4]
Giải:
* Ion đầu tiên là Mg2+, bảo tồn điện tích: 2.0,1 + 1.0,1 = 2.
 = 0,15 > 0,1 nên có thêm ion thứ hai là Cu2+ x mol.
* Sơ đồ:
Mg 0,1 mol +
Bảo toàn điện tích: 2.0,1 + 1.0,1 = 2.0,1 + 2x  x = 0,05
* Do đó chất rắn gồm Cu và Ag. Bảo tồn ngun tố có số mol chất rắn.
Giá trị m = 0,1.108 + 0,05.64 = 14,0g. Đáp án C.
2.3.2.3. Dạng 3. Hỗn hợp kim loại tác dụng với dung dịch chứa một muối
Ví dụ 1: Cho hỗn hợp gồm 2,7 gam Al và 2,8 gam Fe vào 550 ml dung dịch
AgNO3 1M. Sau khi các phản ứng xảy ra hoàn toàn thu được m gam chất rắn.
Giá trị của m là
A. 43,2.
B. 48,6.
C. 32,4.
D. 54,0.
[4]
Phân tích: Có số mol Fe và các ion nên dùng dãy điện hóa xác định ion kết hợp
với định luật bảo tồn điện tích.
Giải:
* Ion đầu tiên là Al3+, bảo tồn điện tích: 1.0,55 = 3.
 = 0,183 > 0,1 nên có thêm ion thứ hai là Fe2+ x mol.
Bảo tồn điện tích: 1.0,55 = 3.0,1 + 2x  x = 0,125 > 0,05
nên có ion thứ 3 là Ag+ y mol và ion của nguyên tố sắt là Fe3+ 0,05 mol

* Sơ đồ:
10


+ Ag+ 0,55
Bảo tồn điện tích: 1.0,55 = 3.0,1 + 3.0,05 + 1.y  y = 0,1.
* Do đó chất rắn là Ag.
Bảo tồn ngun tố có số mol chất rắn.
Giá trị m = 0,45.108 =48,6g. Đáp án B.
Kinh nghiệm: thông thường học sinh sẽ viết phản ứng theo thứ tự
Al + 3Ag+ Al3+ + 3Ag; Fe + 2Ag+ Fe2+ + 2Ag; Fe2+ + Ag+ Fe3+ + Ag.
Sau mỗi phản ứng học sinh sẽ tìm chất dư để viết tiếp phản ứng sau. Có những
học sinh lại quên mất phản ứng thứ 3 tìm sai ion kim loại tạo ra. Bài tập này có
thể mở rộng làm nhiều bài tập tương tự chỉ cần thay số mol của các chất sẽ tạo
ra nhiều trường hợp dung dịch muối khác nhau.
Ví dụ 2: Cho 4,15 gam hỗn hợp X gồm Al và Fe tác dụng với 200ml dung dịch
CuSO4 0,525M đến khi phản ứng xảy ra hoàn toàn, thu được 7,84 gam chất rắn
T gồm 2 kim loại. Phần trăm khối lượng của Al trong X là
A. 32,53%.
B. 67,47%.
C. 59,52%.
D. 40,48%.
[4]
Phân tích: Dùng dãy điện hóa xác định hai kim loại và muối để lập sơ đồ, áp
dụng các định luật để lập hệ phương trình.
Giải:
* Chất rắn T gồm 2 kim loại là Cu, Fe nên chỉ tạo muối thu được gồm
Al3+ và có thể có Fe2+ a mol.
* Sơ đồ:
+ Cu2+ 0,105 mol

* Bảo tồn ngun tố có số mol các ion và kim loại.
Bảo tồn điện tích: 2.0,105 = 3.x + 2.a
(1)
Khối lượng T: 64.0,105 + 56.(y-a) = 7,84
(2)
Khối lượng X: 27x + 56y = 4,15
(3)
* Giải hệ phương trình (1), (2), (3) ta có: x = 0,05; y = 0,05; a = 0,03.
% khối lượng Al có trong X = = 32,53%. Đáp án A.
Kinh nghiệm: Học sinh viết phản ứng theo thứ tự 2Al + 3Cu 2+ 2Al3+ + 3Cu và
khẳng định kim loại thu được là Cu, Fe còn Al hết. Học sinh rất dễ nhầm lẫn chỉ
xảy ra 1 phản ứng không xét đến phản ứng giứa Fe và Cu 2+. Bài tập có thể nâng
cao mức độ là không cho số mol ion và thành phần mà chỉ cho khối lượng chất
rắn để học sinh biện luận tìm chất rắn.
Cho hỗn hợp bột gồm 0,48g Mg và 1,68g Fe vào dung dịch CuCl 2, rồi
khuấy đều đến phản ứng hoàn toàn thu được 3,12g phần không tan X. Số mol
CuCl2 tham gia phản ứng là
A. 0,03.
B. 0,05.
C. 0,06.
D. 0,04.
[4]
Giải:
* Chất rắn X chắc chắn chứa Cu. Giả sử chứa mình Cu thì nCu trong X = 0,04875.
11


Khi đó muối chắc chắn chứa Mg2+ 0,02; Fe2+ 0,03 và có thể có Cu2+ dư.
Cu2+ dư = a – 0,04875
Bảo tồn điện tích: 2.a = 2.0,02 + 2.0,03 + 2.(a-0,04875)  vô lý

nên trong X chứa thêm kim loại Fe. Dung dịch muối chứa Mg2+ = 0,02; Fe2+ = x.
* Sơ đồ:
+ Cu2+ a mol
* Bảo toàn nguyên tố có số mol các ion và kim loại.
Bảo tồn điện tích: 2.a = 2.0,02 + 2.x
(1)
Khối lượng rắn X: 64.a + 56.(0,03-x) = 3,12 (2)
Giải hệ phương trình (1), (2) ta có: a = 0,04; x = 0,02. Đáp án D.
Bài tập tương tự: Cho 12,6 gam hỗn hợp X gồm Al và Mg tác dụng với 700 ml
dung dịch CuSO4 1M đến khi phản ứng hoàn toàn, thu được dung dịch Z và 38,4
gam chất rắn T. Phần trăm khối lượng của Al trong hỗn hợp X là:
A. 57,143%.
B. 42,857%.
C. 64,286%.
D. 35,714%.
[4]
Giải:
* Chất rắn T chắc chắn có Cu. Giả sử T là Cu: nCu trong T = 0,6 < 0,7 (thỏa mãn).
* Sơ đồ:
+ Cu2+ 0,7 mol
* Bảo tồn ngun tố có số mol các ion và kim loại.
Bảo tồn điện tích: 2.0,7 = 2.x + 3.y + 2.0,1 (1)
Khối lượng rắn X: 24.x + 27.y = 12,6
(2)
Giải hệ phương trình (1), (2) ta có: x = 0,3; y = 0,2.
% khối lượng Al có trong X = = 42,857%. Đáp án B.
2.3.2.4. Dạng 4. Hỗn hợp kim loại tác dụng với dung dịch hỗn hợp
muối:
Ví dụ: Hịa tan một hỗn hợp chứa 0,1 mol Mg và 0,1 mol Al vào dung dịch hỗn
hợp chứa 0,1 mol Cu(NO3)2 và 0,35 mol AgNO3. Khi phản ứng xảy ra hoàn tồn

thì khối lượng (gam) chất rắn thu được là:
A. 21,6.
B. 37,8.
C. 42,6.
D. 44,2.
[4]
Phân tích: Có số mol kim loại và các ion nên dùng dãy điện hóa xác định ion
kết hợp với định luật bảo tồn điện tích.
Giải:
* Ion đầu tiên là Mg2+
Bảo tồn điện tích: 2.0,1 + 1.0,35 = 2.  = 0,275 > 0,1
nên dung dịch chứa ion Al3+ và Mg2+ 0,1 mol.
Bảo tồn điện tích: 2.0,1 + 1.0,35 = 2.0,1 + 3.
 = 0,17 > 0,1. Vậy dung dịch chứa thêm Cu2+ còn dư = x mol.
* Sơ đồ:
Bảo tồn điện tích: 2.0,1 +1.0,35 = 2.0,1 + 3.0,1 + 2.x  x = 0,025 < 0,1
* Bảo toàn nguyên tố được số mol các chất trong chất rắn.
12


Khối lượng chất rắn = 108.0,35 + 0,075.64 = 42,6g. Đáp án C.
Kinh nghiệm: Học sinh khi làm phần bài tập này thường xử lí viết phản ứng:
Mg + 2Ag+ Mg2+ + 2Ag. Sau đó dựa vào quan hệ mol và xét tiếp.
- Nếu Ag+ dư thì xảy ra tiếp phản ứng: Al + 3Ag + Al3+ + 3Ag. Nếu Al dư xảy ra
tiếp phản ứng: 2Al + 3Cu2+ 2Al3+ + 3Cu
- Nếu Mg dư xảy ra tiếp phản ứng: Mg + Cu 2+ Mg2+ + Cu. Nếu Cu2+ dư xảy ra
tiếp phản ứng: 2Al + 3Cu2+ 2Al3+ + 3Cu
Do đó học sinh rất mất thời gian để xét các phản ứng liên tiếp và rất dễ nhầm lẫn
thứ tự phản ứng. Do đó nếu sử dụng định luật bảo tồn điện tích để biện luận thì
sẽ nhanh hơn rất nhiều. Bài tốn cũng có thể nâng cao hơn là không cho cả số

mol của từng ion và kim loại mà kết hợp tính chất của kim loại sinh ra cho tác
dụng với axit HCl hoặc H2SO4 loãng để biện luận sản phẩm.
Bài tập tương tự: Cho 2,4g Mg và 3,25g Zn tác dụng với 500ml dung dịch X
chứa Cu(NO3)2 và AgNO3. Sau phản ứng thu được dung dịch Y và 26,34g hỗn
hợp Z gồm 3 kim loại. Cho Z tác dụng với dung dịch HCl được 0,448 lít H 2
(đktc). Nồng độ mol (M) các chất trong dung dịch X lần lượt là:
A. 0,04 và 0,44.
B. 0,03 và 0,50.
C. 0,30 và 0,50.
D. 0,30 và 0,05.
[4]
Giải:
* Ba kim loại lần lượt là Ag, Cu và Zn cịn dư có số mol tương ứng là y, x, a.
* Sơ đồ:
Chỉ có Zn phản ứng được với HCl:
Zn + 2HCl ZnCl2 + H2
0,02
0,02
 a = 0,02 mol.
* Bảo tồn điện tích: 2x + y = 2.0,1 + 2.0,03
(1)
Khối lượng chất rắn sau phản ứng: 108y + 64x + 65.0,02 = 26,34 (2)
Giải hệ phương trình (1) và (2) ta có: x = 0,02; y = 0,22.
Nồng độ mol các chất trong dung dịch ban đầu là:
. Đáp án A.
Bài tập tương tự: Cho 1,57g hỗn hợp X gồm Zn và Al vào 100 ml dung dịch Y
gồm Cu(NO3)2 0,3M và AgNO3 0,1M đến khi phản ứng xảy ra hoàn toàn, thu
được m gam chất rắn T và dung dịch Z chỉ chứa 2 muối. Ngâm T trong H 2SO4
lỗng khơng thấy có khí thốt ra. Nếu coi thể tích dung dịch khơng đổi thì tổng
nồng độ các ion trong Z là

A. 0,3M.
B. 0,8M.
C. 1,0M.
D. 1,1M.
[4]
Giải:
* Hai muối lần lượt là Al3+ và Zn2+. Kim loại sinh ra không phản ứng với axit
nên kim loại lần lượt là Ag, Cu.
* Sơ đồ:
* Bảo tồn ngun tố có số mol các ion và kim loại
13


Bảo tồn điện tích: 2.0,03 + 1.0,01 = 3.a + 2.b
Khối lượng chất rắn ban đầu: 27a + 65b = 1,57
Giải hệ phương trình (1) và (2) ta có: a = 0,01; b = 0,02.
Nồng độ mol các chất trong dung dịch Z sau phản ứng là:

(1)
(2)

Tổng nồng độ = 0,3M. Đáp án A.
2.3.3. Bài tập vận dụng:
Bài 1: Ngâm một lá sắt trong dung dịch CuSO 4. Nếu biết khối lượng đồng bám
trên lá sắt là 9,6 gam thì khối lượng lá sắt sau ngâm tăng thêm bao nhiêu gam so
với ban đầu?
A. 5,6 gam
B. 2,8 gam
C. 2,4 gam
D. 1,2 gam

HD: Dạng 1 kim loại vào dung dịch chứa 1 muối. Đáp án D.
Bài 2: Cho 0,01 mol Fe vào 50 ml dung dịch AgNO3 1M. Khi phản ứng xảy ra
hồn tồn thì khối lượng Ag thu được là:
A. 5,4g
B. 2,16g
C. 3,24g
D. 1,08g
HD: Dạng 1 kim loại tác dụng với dung dịch chứa 1 muối. Đáp án C.
Bài 3: Cho bột Fe vào dung dịch gồm AgNO 3 và Cu(NO3)2. Sau khi các phản
ứng xảy ra hoàn toàn, thu được dung dịch X gồm hai muối và chất rắn Y gồm
hai kim loại. Hai muối trong X và hai kim loại trong Y lần lượt là:
A. Cu(NO3)2; Fe(NO3)2 và Cu; Fe
B. Cu(NO3)2; Fe(NO3)2 và Ag; Cu
C. Fe(NO3)2; Fe(NO3)3 và Cu; Ag
D. Cu(NO3)2; AgNO3 và Cu; Ag
HD: Dạng 1 kim loại tác dụng với hỗn hợp muối. Đáp án B.
Bài 4: Cho m gam Mg vào 1 lít dung dịch Cu(NO 3)2 0,1M và Fe(NO3)2 0,1M.
Sau phản ứng thu được 9,2 gam chất rắn và dung dịch B. Giá trị của m là
A. 3,36 gam.
B. 2,88 gam.
C. 3,6 gam.
D. 4,8 gam.
HD: Dạng 1 kim loại tác dụng với hỗn hợp muối. Đáp án C.
Bài 5: Cho 2,24 gam bột sắt vào 200 ml dung dịch chứa hỗn hợp gồm AgNO3
0,1M và Cu(NO3)2 0,4M. Sau khi các phản ứng xảy ra hoàn toàn, thu được
dung dịch X và m gam chất rắn Y. Giá trị của m là
A. 2,80.
B. 2,16.
C. 4,08.
D. 0,64.

HD: Dạng 1 kim loại tác dụng với hỗn hợp muối. Đáp án C.
Bài 6: Cho 11,34 gam bột nhôm vào 300 ml dung dịch hỗn hợp gồm FeCl3 1,2M
và CuCl2 x (M) sau khi phản ứng kết thúc thu được dung dịch X và 26,4 gam
hỗn hợp hai kim loại. x có giá trị là
A. 0,4M.
B. 0,5M.
C. 0,8M.
D. 1,0M.
HD: Dạng 1 kim loại tác dụng với hỗn hợp muối. Đáp án B.
Bài 7: Cho hỗn hợp gồm Fe và Mg vào dung dịch AgNO3, khi các phản ứng xảy
ra hoàn toàn thu được dung dịch X (gồm hai muối) và chất rắn Y (gồm hai kim
loại). Hai muối trong X là
A. Mg(NO3)2 và Fe(NO3)2.
B. Mg(NO3)2 và Fe(NO3)3.
C. AgNO3và Mg(NO3)2.
D. Fe(NO3)2 và. AgNO3
HD: Dạng hỗn hợp kim loại vào dung dịch 1 muối, đáp án A.

14


Bài 8: Cho 19,3 gam hỗn hợp bột gồm Zn và Cu có tỉ lệ mol tương ứng là 1 : 2
vào dung dịch chứa 0,2 mol Fe2(SO4)3. Sau khi các phản ứng xảy ra hoàn toàn,
thu được m gam kim loại. Giá trị của m là
A. 6,40.
B. 16,53.
C. 12,00.
D. 12,80.
HD: Dạng hỗn hợp kim loại vào dung dịch 1 muối. Đáp án A.
Bài 9: Cho 29,8 gam hỗn hợp bột gồm Zn và Fe vào 600 ml dung dịch CuSO 4

0,5M. Sau khi các phản ứng xảy ra hoàn toàn, thu được dung dịch X và 30,4
gam hỗn hợp kim loại. Phần trăm về khối lượng của Fe trong hỗn hợp ban đầu là
A. 56,37%.
B. 64,42%.
C. 43,62%.
D. 37,58%.
HD: Dạng hỗn hợp kim loại vào dung dịch 1 muối, đáp án A.
Bài 10: Cho hỗn hợp gồm 1,2 mol Mg và x mol Zn vào dung dịch chứa 2 mol
Cu2+ và 1 mol Ag+ đến khi các phản ứng xảy ra hoàn toàn, thu được một dung
dịch chứa ba ion kim loại. Trong các giá trị sau đây, giá trị nào của x thoả mãn
trường hợp trên?
A. 1,8.
B. 1,5.
C. 1,2.
D. 2,0.
HD: Dạng hỗn hợp kim loại vào dung dịch 1 muối, đáp án C
Bài 11: Một hỗn hợp X gồm 6,5 gam Zn và 4,8 gam Mg được cho vào 200ml
dung dịch chứa CuSO4 0,5M và AgNO3 0,3M thu được chất rắn A. Tính khối
lượng chất rắn A thu được?
A. 26,1g.
B. 21,06g.
C. 21,6g.
D. 34,2g.
HD: Dạng hỗn hợp kim loại vào dung dịch hỗn hợp muối, đáp án B
Bài 12: Cho 0,03 mol Al và 0,05 mol Fe tác dụng với 100ml dung dịch X chứa
AgNO3 và Cu(NO3)2. Sau phản ứng thu được dung dịch Y và 8,12 gam rắn Z
gồm 3 kim loại. Cho Z tác dụng với dung dịch HCl dư được 0,672 lít H 2 (ở
đktc). Nồng độ mol (M) các chất trong dung dịch X lần lượt là:
A. 0,03 và 0,50.
B. 0,30 và 0,05.

C. 0,03 và 0,05.
D. 0,30 và 0,50.
HD: Dạng hỗn hợp kim loại vào dung dịch hỗn hợp muối, đáp án D
2.4. Hiệu quả của sáng kiến kinh nghiệm đối với hoạt động giáo dục,
với bản thân, đồng nghiệp và nhà trường
Khi chưa áp dụng đề tài này thì học sinh khi gặp bài tập kim loại tác dụng
với muối thời gian làm bài tập dài và dễ bị nhầm lẫn nên học sinh thường chọn
bừa đáp án, từ đó ngại làm dạng bài tập này. Đây là điều rất đáng tiếc vì bài tập
này thường là bài tập ở mức độ hiểu và vận dụng. Sau khi tơi áp dụng phương
pháp bảo tồn điện tích học sinh thấy bài tập đơn giản hơn và không bị nhầm lẫn
ở sản phẩm, học sinh yên tâm làm bài tập ở dạng bài này. Kết quả cụ thể được
thể hiện ở bảng số liệu sau :
Bảng 1: Điểm kiểm tra ở lớp giải bài tập theo phương pháp viết phản ứng.
Điểm
Điểm TB
Điểm khá
Điểm giỏi
Số
dưới TB
Lớp
lượng
Số
Số
Số
Số
học sinh
%
%
%
%

lượng
lượng
lượng
lượng
12A4
38
5
13,2
20
52,6
12
31,6
1
2,6
12A6
42
8
19,2
16
38,1
18
42,9
0
0
15


Bảng 2: Điểm kiểm tra ở lớp giải bài tập theo phương pháp bảo tồn điện tích
Điểm
Điểm TB

Điểm khá
Điểm giỏi
Số
dưới TB
Lớp
lượng
Số
Số
Số
Số
học sinh
%
%
%
%
lượng
lượng
lượng
lượng
12A5
41
1
2,4
10
24,4
21
21,2
9
22
12A7

41
0
0
13
31,7
18
43,9
10
24,4
So sánh giữa hai kết quả này ta thấy chất lượng học sinh tăng lên rõ rệt sau
khi sử dụng phương pháp bảo tồn điện tích. Như vậy, khi sử dụng phương pháp
bảo tồn điện tích thời gian làm bài tập rút ngắn và chất lượng của học sinh tăng
lên, học sinh khơng cịn ngại làm bài tập kim loại và dung dịch muối.

Phần 3. KẾT LUẬN VÀ KIẾN NGHỊ
3.1. Kết luận:
Phương pháp giải nhanh các bài tập được vận dụng linh hoạt và kết hợp
với nhau sẽ giảm bớt rất nhiều thời gian khi làm bài tập và tránh những lỗi khi
viết phản ứng, cân bằng phản ứng, bài toán chất dư, chuỗi phản ứng liên tiếp dễ
nhầm lẫn thứ tự. Như vậy phương pháp bảo toàn điện tích kết hợp cùng bảo
tồn ngun tố khi sử dụng trong bài tập kim loại tác dụng với dung dịch muối
là hướng mới để đổi mới phương pháp giải bài tập truyền thống, giúp học sinh
giải nhanh bài tập. Khi kết hợp với bộ mơn Tốn để học sinh dễ hiểu và thấy tự
tin khi giải bài tập mức độ vận dụng từ đó tìm tịi áp dụng với bài tập mức độ
vận dụng cao và áp dụng với các dạng bài tập khác, học sinh sẽ u thích mơn
học hơn.
Phương pháp bảo tồn điện tích và bảo tồn ngn tố vào bài tập kim loại
và dung dịch muối thường áp dụng với các bài toán mức độ vận dụng, mức độ
vận dụng cao.
3.2. Kiến nghị:

Phương pháp bảo toàn điện tích và bảo tồn ngun tố là những phương
pháp giải nhanh hay được áp dụng để giải bài tập nhưng thường áp dụng với bài
tập ở chương điện li ở chương trình lớp 11. Do đó khi gặp những bài tập ở lớp
12 thì giáo viên và học sinh thường ít nghĩ đến để áp dụng. Vì vậy nếu áp dụng
được ở những dạng bài tập ở lớp 12 đặc biệt là phần đại cương kim loại sẽ giúp
học sinh và giáo viên giải nhanh hơn rất nhiều bài tập. Do mức độ của đề tài có
hạn nên tơi mới áp dụng cho dạng bài tập kim loại tác dụng với dung dịch muối.
Tơi rất mong sự đóng góp ý kiến và mở rộng đề tài của đồng nghiệp.
XÁC NHẬN CỦA
THỦ TRƯỞNG ĐƠN VỊ

Thanh Hóa, ngày 10 tháng 5 năm 2021
Tôi xin cam đoan đây là sáng kiến
kinh nghiệm của mình viết, khơng sao chép
nội dung của người khác.
16


Người viết

Nguyễn Như Quỳnh
TÀI LIỆU THAM KHẢO
[1]. Sách bài tập Hoá học lớp 12 Cơ bản - NXBGD năm 2015.
[2]. Sách giáo khoa Hoá học lớp 12 Nâng cao - NXBGD năm 2015.
[3]. Sách bài tập Hóa học lớp 12 – NXBGD năm 2015.
[4]. Thông tin kiến thức, đề thi từ các trang mạng giáo dục:
4.1. />4.2. />4.3. />
17




×