Tải bản đầy đủ (.docx) (13 trang)

hinh anh

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (150.34 KB, 13 trang )

<span class='text_page_counter'>(1)</span><div class='page_container' data-page=1>

<b>Sáng kiến kinh nghiệm</b>



<b>Phương pháp huấn luyện đội tuyển bóng đá học sinh</b>


<b>I. LÝ DO CHỌN ĐỀ TÀI</b>


Bóng đá là mơn thể thao “vua” được đơng đảo quần chúng mến mộ và tập
luyện. Trong đó đối tượng thanh niên học sinh tham gia rất đông. Thời gian gần
đây phong trào tập luyện bóng đá trong trường học không ngừng phát triển cả về
chất lượng và số lượng. Hàng năm đại hội Thể dục thể thao của ngành ln có số
lượng lớn các trường THPT tham gia, trong đó nội dung bóng đá thực sự thu hút
khán giả. Vì vậy, bóng đá đã góp phần khơng nhỏ vào việc giáo dục, phát triển
toàn diện cho học sinh.


<b>II. CƠ SỞ THỰC TIỄN</b>


Hàng năm sở GD- ĐT thường xuyên tổ chức các đại hội Thể dục thể thao và
thu hút sự tham gia rất đông đảo các trường THPT. Tuy nhiên các đội bóng đá của
các trường phần lớn cịn thi đấu một cách bột phát chưa có chiến thuật thi đấu cụ
thể, các em thi đấu chủ yếu còn dựa vào cảm hứng và khả năng của cá nhân, chưa
có sự phối hợp ăn ý giữa các cầu thủ vì thế mà chất lượng trận đấu chưa cao.


<b>III. CẤU TRÚC ĐỀ TÀI</b>
<b> Gồm 2 phần:</b>


<i><b>Phần 1:</b> Kỹ thuật nhập mơn bóng đá</i>


<i><b>Phần 2:</b> Chiến thuật cơ bản trong bóng đá</i>


<b>IV. NỘI DUNG ĐỀ TÀI</b>
<b>1. Đặt vấn đề</b>



Bộ mơn TDTT có một vị trí rất quan trọng trong hệ thống các trường học nói
chung và bậc THPT nói riêng. Nó là một trong năm mặt giáo dục hiện nay: Đức –
Trí – Thể - Mĩ – Lao động. TDTT đã góp phần tích cực để giáo dục rèn luyện học
sinh trở thành con người phát triển tồn diện, có tinh thần sáng suốt, minh mẫn, có
thể chất cường tráng.


</div>
<span class='text_page_counter'>(2)</span><div class='page_container' data-page=2>

nhân dân nhằm góp phần xây dựng cho con người mới phát triển toàn diện phục vụ
đắc lực cho sự nghiệp xây dựng và bảo vệ tổ quốc Việt Nam XHCN”.


Trong phạm trù hoạt động TDTT nói chung thì giáo dục thể chất mà đặc biệt
là giáo dục thể chất đối với lứa tuổi học sinh trong trường học là yếu tố cấp thiết
nhất, nó đã được đặt ra trong các nghị quyết về giáo dục thể chất của Bộ GD-ĐT
đó là kế hoạch phát triển giáo dục thể chất trong trường học các cấp từ năm học
1993 đến nay, các nhiệm vụ cụ thể là “Công tác giáo dục thể chất trong trường học
góp phần vào việc thực hiện mục tiêu xây dựng con người mới phát triển cao về trí
tuệ, cường tráng về thể chất, phong phú về tinh thần, trong sáng về đạo đức, sẵn
sàng cho công cuộc xây dựng và bảo vệ Tổ quốc, để đáp ứng nhu cầu phát triển
của xã hội cũng như ý thức học tập và rèn luyện của học sinh trong thời đại mới”.
Để đi đến thành công trong mọi lĩnh vực, yêu cầu đầu tiên là chúng ta phải có
thể chất cường tráng, có sức khỏe dồi dào, sức khỏe là vốn quý. Vẻ đẹp hình thể
của con người, lịch sử phát triển khoa học đã thừa nhận rằng: Chỉ có tập luyện
bằng động tác, các bài tập có định hướng thì mới có khả năng đáp ứng được những
mong muốn của con người. Khi xã hội ngày càng phát triển thì có vấn đề rất cần
quan tâm và có lẽ không ai phủ nhận một tác nhân thúc đẩy quan trọng nhất đó là
con người, một chủ thể sinh học xã hội. Giáo dục thể chất là một vấn đề của xã hội
được phổ biến nhất, phục vụ cho nhu cầu phát triển và hoàn thiện của con người.
Bởi vậy, rất nhiều quốc gia trên thế giới đã nhận thức rõ sức khỏe của con người là
tài sản quốc gia, nhà nước có trách nhiệm quản lý và phát triển nguồn tài sản ấn
chứa trong một con người đó.



</div>
<span class='text_page_counter'>(3)</span><div class='page_container' data-page=3>

<i>mềm dẻo của vận động viên thể dục.</i> Ngồi ra, bóng đá cịn có tác dụng bồi dưỡng
rất nhiều tính cách của con người như dũng cảm, ngoan cường, kiên nhẫn không
mệt mỏi, thắng không kiêu, bại không nản. Nhiều tình huống địi hỏi người chơi
phải dũng khí và can đảm để thực hiện động tác kỹ thuật, trong quá trình học và
vận dụng những động tác kỹ thuật đó chính là q trình bồi dưỡng dần dần tinh
thần dũng cảm, ngoan cường. Sân bóng là một <i><b>“vũ đài”,</b></i> cái cần là dũng khí khơng
sợ gian nan, hiểm nguy, tinh thần tích cực tiến thủ và lịng tin sẽ giành được thắng
lợi, nhất là khi mình đang ở thể yếu, đang bị dẫn bàn, thời gian chuẩn bị hết thì
càng phải phấn đấu ngoan cường hết mức, có tinh thần quyết dành thắng lợi. Tinh
thần này càng có ích đối với sự trưởng thành của học sinh.


Ở đây trong khuôn khổ một sáng kiến kinh nghiệm tôi chỉ đề cập đến một
vấn đề đó là “ <i><b>phương pháp huấn luyện đội tuyển bóng đá học sinh THPT”</b></i> với
mục đích hồn thiện các kỹ năng cơ bản mà các em đã có và trang bị cho các em
một số chiến thuật thi đấu cơ bản phục vụ cho học tập và thi đấu đạt hiệu quả cao.
<b>2. Giải quyết vấn đề</b>


<b>Phần 1 - Kỹ thuật nhập môn bóng đá</b>


Nếu muốn nhanh chóng học được động tác kỹ thuật trong bóng đá thì phải
nhanh chóng nắm vững các đặc điểm và yếu lĩnh kỹ thuật của bóng đá. Mặc dù, có
rất nhiều phương pháp đá bóng khác nhau như: Đá bóng bằng <i>lịng </i>bàn chân, đá
bóng bằng <i>má trong </i>bàn chân, đá bóng bằng <i>mu chính diện</i> bàn chân, đá bóng
bằng <i>má ngồi</i> bàn chân, đá bằng <i>mũi </i>bàn chân và <i>gót</i> bàn chân. Nhưng các
phương pháp đó đều có những điểm chung, chỉ cần nắm vững đặc điểm chung của
phương pháp đá bóng thì có thể nắm được cách học đá bóng, cũng như học được
động tác kỹ thuật đá bóng ở những vị trí khác nhau.


Đặc điểm chung của các phương pháp đá bóng là các kỹ thuật đều được thực
hiện thông qua 5 giai đoạn: <i>Chạy đà, vị trí đặt chân trụ, chuyển động lăng chân</i>


<i>của chân đá bóng, vị trí tiếp xúc của chân lăng với bóng và động tác tiến lên phía</i>
<i>trước sau khi đá bóng đi.</i> Trong đó vị trí chân tiếp xúc với bóng là quan trọng nhất,
bởi vì nó quyết định việc dùng kỹ thuật nào để đá bóng và đá bóng như thế nào
cùng với các khâu quan trọng như đá có chuẩn khơng.


</div>
<span class='text_page_counter'>(4)</span><div class='page_container' data-page=4>

Khi đá bóng, chạy đà có tác dụng điều tiết khoảng cách giữa người và bóng,
tạo ra tốc độ nhất định, làm tăng sức đá bóng. Chạy đà trong đá bóng được chia
làm 2 loại là chạy đà đường thẳng và chạy đà đường chéo. Tùy từng kỹ thuật cụ
thể mà có các phương pháp chạy đà thích hợp. Nếu hướng chạy đà và hướng đá
bóng đi trùng nhau thì gọi là chạy đà đường thẳng, cịn hướng chạy đà và hướng đá
bóng đi cắt nhau gọi là chạy đà đướng chéo.


<i><b>1.2 Vị trí đặt chân trụ: Đặt chân trụ như thế nào?</b></i>


Khi đá bóng, một chân phải đứng chắc chắn trên mặt đất, đỡ trọng lượng của
toàn thân, chân này được gọi là chân trụ. Khi đá bóng chân trụ đặt ở vị trí có đúng
hay khơng sẽ ảnh hưởng trực tiếp đến động tác kỹ thuật đá bóng và hiệu quả đá
bóng. Thực hiện kỹ thuật bóng đá khác nhau thì u cầu vị trí đặt của chân trụ
cũng khơng giống nhau. Do vậy, khi đá bóng phải căn cứ vào phương pháp vận
dụng kỹ thuật đá bóng để chọn vị trí đặt chân trụ sao cho chính xác, mới có thể đá
bóng tốt, đá chuẩn vào bóng.


Vị trí đứng của chân trụ chủ yếu là chỉ khoảng cách và phương hướng giữa
chân trụ và bóng bởi vì trong thực hiện có kỹ thuật đá bóng bắt buộc chân trụ để ở
phía trước bóng, cách bóng khoảng 10-15cm. Có kỹ thuật đá bóng thì chân trụ phải
để phía sau, cách bóng khoảng 20-25cm. Có kỹ thuật đá bóng thì chân trụ phải để
ngang với bóng …


<i><b>1.3 Chuyển động cẳng chân khi đá bóng.</b></i>



Đây là yếu lĩnh kỹ thuật chủ yếu quyết định sức mạnh khi đá bóng, lớn hay
nhỏ. Biên độ chuyển động của chân đá bóng lớn, tốc độ chuyển động nhanh thì sức
đá lớn, quả bóng khi đá sẽ bay được xa. Do vậy, khi đá bóng, cần lưu ý tới động
tác kỹ thuật sao cho có lợi tới việc tăng biên độ chuyển động và tăng nhanh tốc độ
chuyển động của chân khi đá bóng.


<i><b>1.4 Chân tiếp xúc với bóng.</b></i>


</div>
<span class='text_page_counter'>(5)</span><div class='page_container' data-page=5>

xúc với bóng là khâu quan trọng trong việc học tập động tác kỹ thuật trong bóng
đá.


<i><b>1.5 Động tác tiên lên phía trước sau khi đá bóng</b></i>


Sau khi đá bóng, do quán tính vận động, cơ thể cũng tự nhiên sẽ chuyển về
phía trước, điều này khơng chỉ có lợi cho tính chính xác khi đá bóng, mà cịn có thể
bảo vệ cho cơ thể người học.


Nắm vững được năm khâu này thì có thể học được tất cả các động tác kỹ
thuật của bóng đá, chính vì thế mà trong quá trình huấn luyện giáo viên cần phải
truyền đạt cho học sinh tất cả những nguyên lý cơ bản của kỹ thuật đá bóng, dựa
vào khả năng của học sinh và vốn kỹ thuật đã có để giáo dục, huấn luyện nâng cao.


<b>Phần 2 - Chiến thuật cơ bản trong bóng đá</b>


Trận đấu bóng đá được tiến hành trên mặt sân vận rộng với 2 đội, mỗi đội có
11 cầu thủ (5 cầu thủ, 7 cầu thủ). Trong một đội bóng các cá nhân cầu thủ rất quan
trọng; một đội bóng thi đấu hay, khơng thể thiếu các cầu thủ xuất sắc. Tuy nhiên
khơng có bất cứ một cầu thủ nào đủ sức vượt qua một không gian rộng lớn với sự
cản phá quyết liệt của đối phương để ghi bàn thắng. Điều đó có nghĩa là sức mạnh
của đội bóng được thể hiện trước hết ở tính tập thể. Điều này địi hỏi các cầu thủ


phải biết chơi có tổ chức, biết phối hợp chặt chẽ với nhau, hỗ trợ cho nhau trong
tấn cơng cũng như trong phịng thủ vì mục đích chung của tồn đội là dành chiến
thắng.


<i><b>Chiến thuật trong bóng đá được chia làm hai loại</b></i><b>:</b>
<b> * Chiến thuật tấn công</b>


</div>
<span class='text_page_counter'>(6)</span><div class='page_container' data-page=6>

<i><b>2.1 Chiến thuật tấn công</b>:</i> là các biện pháp, phương pháp và hình thức tổ
chức thi đấu để tấn công cầu môn đối phương. Trong tấn công phải nắm được được
các nguyên tắc cơ bản:


* Tạo ưu thế về số lượng trong tấn cơng, khi có bóng mỗi cầu thủ phải triển
khai tấn công và chiếm lĩnh các vị trí có lợi.


* Tấn cơng nhanh và bất ngờ là yếu tố rất quan trọng, điều này làm cho đối
phương khơng kịp tổ chức phịng ngự hoặc phịng ngự khơng chặt chẽ.


* Mở rộng diện tấn công, tấn công trên nhiều hướng khác nhau làm cho
hàng phòng ngự phải dàn mỏng và phịng thủ thiếu chiều sâu.


* Lơi kéo người, tạo khoảng trống. Trong tấn công phải liên tục di chuyển
nhằm lôi kéo đối phương để đồng đội hành động.


* Tổ chức tấn cơng có nhiều lớp, nhiều tuyến, phối hợp nhịp nhàng giữa tấn
cơng nhanh.


* Tận dụng các tình huống cố định để tổ chức tấn công như đá những quả
phạt gần vịng cấm địa, phạt góc.


<i><b>2.1.1 Chiến thuật tấn công cá nhân</b></i>



Chiến thuật tấn công cá nhân là hành động của cầu thủ với bóng hoặc khơng
bóng nhằm tấn công cầu môn đối phương phù hợp với nhiệm vụ, vị trí của mình và
tình huống trên sân. Chiến thuật tấn công cá nhân là cơ sở của chiến thuật nhóm và
chiến thuật tập thể. Trong thi đấu các cầu thủ vận dụng tốt chiến thuật cá nhân sẽ
tạo điều kiện hoàn thành một cách sáng tạo chiến thuật nhóm và chiến thuật của
tồn đội.


Trong thi đấu, hành động chiến thuật cá nhân rất đa dạng. Trong quá trình
huấn luyện cần trang bị cho học sinh cách thức chạy chỗ, dẫn bóng, qua người, sút
bóng và đánh đầu vào cầu môn, tấn công thủ môn…


</div>
<span class='text_page_counter'>(7)</span><div class='page_container' data-page=7>

Trong thi đấu cầu thủ tiếp xúc bóng với thời gian ít vào khoảng 3 đến 4 phút
thời gian còn lại là hoạt động khơng bóng, điều này cho thấy chạy chỗ là rất quan
trọng. Có các cách chạy chỗ sau:


<i>+ Chiếm lĩnh vị trí:</i> là di chuyển đến vị trí có lợi nhất để tham gia tấn cơng.


<i>+ Thốt khỏi sự kèm người:</i> Biết thoát khỏi sự kiểm soát của đối phương là
vũ khí chiến thuật lợi hại của các cầu thủ tiền đạo, trong thi đấu các cầu thủ phải
biết cách di chuyển liên tục, tăng tốc bất ngờ, sử dụng động tác giả để loại bỏ sự
kèm cặp của đối phương.


- Dẫn bóng và dẫn bóng qua người là hành động chiến thuật rất quan trọng
của cầu thủ bởi vì khơng phải lúc nào cũng cần chuyền bóng và có thể chuyền
bóng. Dẫn bóng có tác dụng đưa bóng đến gần sân đối phương hơn tạo áp lực lên
đối phương, dẫn bóng để đồng đội có thời gian di chuyển chiếm lĩnh vị trí, dẫn
bóng nhằm lơi kéo buộc đối phương phải ra cản phá làm cho hàng phòng ngự phải
bố trí lại.



Dẫn bóng qua người là chọc thủng được một phần sự phòng thủ của đối
phương, làm cho đội hình phịng thủ của đối phương bị rối loạn.


<b>+ Sút bóng và đánh đầu vào cầu môn là khâu cuối cùng của đợt tấn công,</b>
phải tận dụng mọi cơ hội để sút và đánh đầu vào cầu môn. Khi sút hoặc đánh đầu
vào cầu môn hành động phải dứt khốt, phải quan sát thủ mơn để xác định góc đá.


<b> + Tấn cơng cầu mơn là hành động áp sát cầu môn khi đồng đội sút bóng</b>
hoặc đánh đầu. Bóng có thể nảy ra từ thủ mơn hay khung thành do đó áp sát cầu
mơn sẽ có điều kiện ghi bàn.


<i><b>2.1.2 Chiến thuật </b>tÊn c«ng<b> nhóm</b></i><b>.</b>


Chiến thuật nhóm là sự phối hợp tấn cơng của 2 hay nhiều cầu thủ, được sử
dụng một cách rộng rãi trong khi thi đấu.


Chuyền bóng là phương tiện duy nhất để thực hiện chiến thuật nhóm cũng
như chiến thuật đồng đội.


* Chuyền bóng có các đường chuyền khác nhau như:
- Chuyền thẳng, chuyền ngang, chuyền chéo


</div>
<span class='text_page_counter'>(8)</span><div class='page_container' data-page=8>

- Chuyền bóng vào chỗ trống
- Chuyền trực tiếp cho đồng đội


<i><b>a. Chuyền vào chỗ trống</b></i> là hình thức phổ biến và rất hiệu quả trong thi đấu.
Cầu thủ có bóng chuyền vào khoảng trống cho đồng đội chạy đến nhận bóng, hình
thức này địi hỏi người chuyền bóng phải đánh giá được tình huống trên sân, vị trí
của đồng đội và đối phương, khả năng của đồng đội, trên cơ sở đó mà quyết định
sử dụng đường chuyền nào cho hợp lý.



+ Bật tường là hình thức phối hợp hai người, rất thơng dụng và rất hiệu
quả vì bóng đi nhanh, bất ngờ đối phương rất khó cản phá.


Hình thức thực hiện: Một người dẫn bóng rồi chuyền bóng trực tiếp cho
đồng đội, người nhận bóng khơn dừng bóng mà chuyển trả lại ngay cho đồng đội
về hướng mà đồng đội di chuyển, lúc đó người nhận bóng như một bức tường,
bóng chạm vào nảy ra ngay.


</div>
<span class='text_page_counter'>(9)</span><div class='page_container' data-page=9>

<i><b>b. Chuyền bóng trực tiếp cho đồng đội</b></i> là cầu thủ dẫn bóng đến gần đồng
đội, động đội khơng có bóng cũng tiến lại gần cầu thủ có bóng, khi hai người đối
diện nhau cầu thủ đang dẫn bóng nhường bóng cho đồng đội để cầu thủ này dẫn
bóng đi theo hướng khác thoát khỏi sự kềm cặp của đối phương.


<i><b>2.1.3 Chiến thuật tấn công đồng đội</b></i>


</div>
<span class='text_page_counter'>(10)</span><div class='page_container' data-page=10>

* Tấn công biên là chiến thuật được áp dụng ở khu vực hai biên của đối
phương. Tấn công biên là chiến thuật được áp dụng phổ biến vì hai biên khá xa cầu
mơn nên sự phịng thủ khơng chặt chẽ như khu vực trước cầu môn.


Nhiệm vụ của tấn cơng biên là đưa bóng ra biên, tìm cách đưa bóng theo
biên dọc và hướng xuống biên ngang rồi chuyền bóng vào khu vực trước cầu mơn
cho đồng đội.


* Tấn công trung lộ là phối hợp tấn công ở khu vực trước cầu mơn đối
phương. Tấn cơng trung lộ có sức uy hiếp cầu mơn đối phương lớn vì ngay trước
khu cầu mơn và góc sút rất rộng. Tuy nhiên, đây là khu vực được phòng thủ rất
chặt chẽ. Các hình thức tấn cơng ở khu vực này thường là đột phá, chuyền vào chỗ
trống, bật tường.



<i><b>2.2 Chiến thuật phòng thủ:</b></i> Chiến thuật phòng thủ là các biện pháp, phương
pháp tổ chức thi đấu được sử dụng trong phòng thủ. Trong phòng thủ phải nắm
được các nguyên tắc cơ bản:


* Trong mọi trường hợp phải đặt sự an toàn lên cao nhất


* Phịng thủ tồn đội, phịng thủ tích cực, phịng thủ nhiều lớp học lót hỗ trợ
và nhắc nhở nhau trong phòng thủ.


* Tranh cướp, ngay khi đối phương mới dành được quyền khống chế bóng.
* Thu hẹp khu vực phòng thủ, phòng thủ chặt ở những khu vực nguy hiểm,
kèm chặt các cầu thủ nguy hiểm, giữ vững cự ly trong phòng thủ.


* Tạo ưu thế về số lượng trong phịng thủ. Khi đối phương có ưu thế về số
lượng nên thu hẹp khu vực phòng thủ, khi có ưu thế về số lượng tích cực tranh
cướp.


* Chiếm lĩnh vị trí trong khu cầu mơn khi đối phương sút bóng.
* Sử dụng lợi thế mà luật cho phép.


<i><b>2.2.1 Chiến thuật phòng thủ cá nhân</b></i>


Chiến thuật phòng thủ cá nhân là hành động của mỗi cầu thủ trên sân nhằm
cản phá sự tấn công của đối phương và dành lại quyền khống chế bóng. Chiến
thuật phịng thủ cá nhân là cơ sở của chiến thuật phịng thủ nhóm và tập thể, gồm
các động tác cơ bản như chiếm vị trí, kèm người và tranh cướp bóng.


</div>
<span class='text_page_counter'>(11)</span><div class='page_container' data-page=11>

lớn, có thể khống chế được cầu thủ đối phương đảm bảo quyền kiểm sốt ở khu
vực mình được phân cơng phịng thủ, đồng thời có khả năng hỗ trợ đồng đội trong
phịng thủ.



Để chiếm lĩnh vị trí đúng, cầu thủ phải quan sát đánh giá tình hình trên sân
để xác định khả năng tấn công của đối phương để lựa chọn vị trí có thể chặn được
hướng tấn cơng nguy hiểm nhất vào cầu môn hạn chế khả năng tấn công trực diện
của đối phương đến cầu môn.


- <i><b>Kèm người:</b></i> với nhiệm vụ khơng cho đối phương có khả năng nhận bóng
hoặc nhận bóng khó khăn, khơng cho đối phương thốt khỏi sự khống chế của
mình, phải theo dõi chặt chẽ đối phương mà mình được phân cơng kèm chặt đối
phương trong khu vực mình phụ trách, khơng để đối phương có hành động tự do
thoải mái xử lý bóng.


<i><b>- Tranh cướp bóng:</b></i> Cầu thủ phịng ngự phải tổ chức tranh cướp bóng khi
đối phương cịn chưa kịp khống chế bóng hồn tồn. Cần tranh cướp khi đối
phương chưa có thời gian để xử lý bóng. Bên cạnh đó cần có các hành động phá
bóng để ngăn cản đối phương.


<i><b>2.2.2 Chiến thuật phịng thủ nhóm</b></i>


Chiến thuật phịng thủ nhóm là sự phối hợp phòng thủ của hai cầu thủ trở
lên. Các cầu thủ phải có sự liên kết, hỗ trợ trong phịng thủ như bọc lót cho nhau,
bù chỗ cho nhau, sử dụng bẫy việt vị.


<i><b>a. Bọc lót:</b></i> Là sự hỗ trợ nhau trong phịng thủ, bọc lót tạo cho tuyến phịng
thủ có nhiều lớp chặt chẽ, kín đáo. Nội dung chủ yếu của bọc lót là các cầu thủ
chiếm các vị trí thích hợp để có thể hỗ trợ lẫn nhau trong phòng thủ


<i><b>b. Bù chỗ cho nhau:</b></i> là khi đồng đội phải rời khỏi vị trí thì cầu thủ khác
phải nhanh chóng thay thế đồng đội bảo vệ khu vực bị bỏ trống, đặc biệt là khu
vực nguy hiểm gần vòng cấm địa.



</div>
<span class='text_page_counter'>(12)</span><div class='page_container' data-page=12>

Trong các tình huống bóng cố định dó có thời gian nên cần tổ chức phịng
thủ chặt, kín kẽ, tạo thành bức tường rào vững chắc.


<i><b>2.2.3 Chiến thuật phịng thủ tồn đội</b></i>


Bóng đá là mơn thể thao mang tính tập thể địi hỏi các cầu thủ có mối liên
quan chặt chẽ vớ nhau, hỗ trợ nhau. Trong phòng thủ nguyên tắc chung là tích cực,
chủ động và tồn đội tham gia, phịng thủ ngay khi đối phương mới khống chế
được bóng.


Chiến thuật phịng thủ tồn đội là giao nhiệm vụ cụ thể cho từng cầu thủ
phịng ngự, có thể áp dụng các hình thức: phịng thủ kèm người; phịng thủ khu
vực và phòng thủ hỗn hợp.


- Phòng thủ kèm người là các cầu thủ được phân công nhiệm vụ kèm từng
cầu thủ đối phương, làm cho đối phương bị kèm rất sát nên ln ln bị khống chế
khó hoạt động.


- Phịng thủ khu vực là các cầu thủ được phân cơng phịng thủ một khu vực
nhất định. Cầu thủ phải khống chế tất cả các cầu thủ tấn công đang hoạt động
trong khu vực do mình quản lý tuy phịng thủ theo khu vực nhưng trong thực tế thi
đấu các cầu thủ phải di chuyển hỗ trợ nhau khi cần thiết hoặc đổi khu vực phòng
thủ cho nhau.


- Phòng thủ hỗn hợp là chiến thuật kết hợp giữa chiến thuật phòng thủ kèm
người và phòng thủ khu vực, vừa kèm chặt các cầu thủ nguy hiểm vừa khống chế
khu vực lại vừa bọc lót được cho nhau, do đó thường được vận dụng vào thi đấu.
<b>3. Kết luận</b>



</div>
<span class='text_page_counter'>(13)</span><div class='page_container' data-page=13>

Thực tế trong q trình huấn luyện đội tuyển bóng đá học sinh việc áp dụng
các chiến thuật vào thi đấu chưa thực sự có hiệu quả, từ tập luyện đến thi đấu có sự
khác biệt rất lớn. Phần lớn trong quá trình thi đấu các em chủ yếu dựa vào khả
năng của các cá nhân, chưa có sự phối hợp gắn kết cả đội trong tấn công cũng như
trong phịng thủ. Vì thế trong từng buổi huấn luyện, huấn luyện viên phải hướng
dẫn cho các em tập luyện các chiến thuật, các miếng đánh một cách thuần thục, tạo
thành “kỹ năng chiến thuật”. Khi đó các em mới thực hiện được ý đồ chiến thuật
mà huấn luyện viên đề ra.


<b>V. KIẾN NGHỊ VÀ ĐỀ XUẤT</b>


Mặc dù bóng đá là nội dung thu hút được sự quan tâm rất nhiều học sinh
song ở các trường THPT nội dung bóng đá chưa thực sự được quan tâm như các
môn khác. Hơn nữa bóng đá là nội dung thi đấu tập thể nên các em trong đội tuyển
không được công nhận thành tích cá nhân do đó khơng lơi cuốn học sinh tham gia
vào đội tuyển, nhất là đối với học sinh nữ.


</div>

<!--links-->

Tài liệu bạn tìm kiếm đã sẵn sàng tải về

Tải bản đầy đủ ngay
×