Tải bản đầy đủ (.pdf) (142 trang)

Biện pháp quản lý giáo dục truyền thống văn hóa dân tộc cho học sinh các trường trung học cơ sở dân tộc nội trú tỉnh gia lai

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (3.67 MB, 142 trang )

BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO
ĐẠI HỌC ĐÀ NẴNG

MĂNG THẮNG LỢI

BIỆN PHÁP QUẢN LÝ
GIÁO DỤC TRUYỀN THỐNG VĂN HÓA DÂN TỘC
CHO HỌC SINH CÁC TRƯỜNG TRUNG HỌC CƠ SỞ
DÂN TỘC NỘI TRÚ TỈNH GIA LAI

Chuyên ngành: Quản lý Giáo dục

Mã số:

60.14.01.14

LUẬN VĂN THẠC SĨ GIÁO DỤC HỌC

Người hướng dẫn khoa học : PGS.TS. LÊ QUANG SƠN

Đà Nẵng - Năm 2015


LỜI CAM ĐOAN

Tơi cam đoan đây là cơng trình nghiên cứu của riêng tôi.
Các số liệu, kết quả nêu trong luận văn là trung thực và chưa từng
được ai công bố trong bất kỳ cơng trình nào khác.

Tác giả


MĂNG THẮNG LỢI


MỤC LỤC
MỤC LỤC ........................................................................................................ 1
1. Lý do chọn đề tài .................................................................................... 1
2. Khách thể và đối tượng nghiên cứu ....................................................... 4
3. Mục đích nghiên cứu .............................................................................. 5
4. Phạm vi nghiên cứu ................................................................................ 5
5. Giả thuyết khoa học................................................................................ 5
6. Phương pháp nghiên cứu ........................................................................ 6
7. Cấu trúc luận văn.................................................................................... 6
CHƯƠNG 1. CƠ SỞ LÝ LUẬN VỀ QUẢN LÝ GIÁO DỤC TRUYỀN
THỐNG VĂN HÓA DÂN TỘC CHO HỌC SINH TRUNG HỌC CƠ SỞ
........................................................................................................................... 7
1.1. TỔNG QUAN CÁC NGHIÊN CỨU VỀ QUẢN LÝ GIÁO DỤC
TRUYỀN THỐNG VĂN HÓA DÂN TỘC ..................................................... 7
1.1.1. Các nghiên cứu ở nước ngoài ........................................................... 8
1.1.2. Các nghiên cứu trong nước .............................................................. 8
1.2 CÁC KHÁI NIỆM CHÍNH CỦA ĐỀ TÀI ............................................... 10
1.2.1. Quản lý ........................................................................................... 10
1.2.2. Quản lý giáo dục ............................................................................ 11
1.2.3. Truyền thống văn hóa dân tộc ........................................................ 12
1.2.4. Giáo dục truyền thống văn hóa dân tộc .......................................... 12
1.2.5. Quản lý hoạt động giáo dục truyền thống văn hóa dân tộc ............ 13
1.3. GIÁO DỤC TRUYỀN THỐNG VĂN HOÁ DÂN TỘC CHO HỌC
SINH TRUNG HỌC CƠ SỞ........................................................................... 13
1.3.1. Vị trí, vai trị của giáo dục truyền thống văn hóa dân tộc trong giáo
dục tồn diện con người ........................................................................... 13
1.3.2. Vai trị của giáo dục truyền thống văn hóa dân tộc trong giáo dục

toàn diện con người .................................................................................. 14


1.3.3. Mục tiêu giáo dục truyền thống văn hóa dân tộc trường THCS
DTNT ....................................................................................................... 14
1.3.4. Nội dung, phương pháp, hình thức tổ chức giáo dục truyền thống
văn hóa ..................................................................................................... 15
1.4. QUẢN LÝ GIÁO DỤC TRUYỀN THỐNG VĂN HOÁ DÂN TỘC CHO
HỌC SINH TRUNG HỌC CƠ SỞ NGƯỜI DÂN TỘC THIỂU SỐ ............. 21
1.4.1. Mục tiêu quản lý giáo dục truyền thống văn hóa dân tộc cho học
sinh người dân tộc thiểu số....................................................................... 21
1.4.2. Các nội dung quản lý giáo dục truyền thống văn hóa dân tộc ....... 22
TIỂU KẾT CHƯƠNG 1 ............................................................................... 30
CHƯƠNG 2. THỰC TRẠNG QUẢN LÝ GIÁO DỤC TRUYỀN THỐNG
VĂN HÓA DÂN TỘC CHO HỌC SINH CÁC TRƯỜNG THCS DÂN
TỘC NỘI TRÚ TỈNH GIA LAI .................................................................. 31
2.1. KHÁI QUÁT VỀ ĐỊA BÀN NGHIÊN CỨU.......................................... 31
2.1.1. Tình hình phát triển kinh tế - xã hội tỉnh Gia Lai .......................... 31
2.1.2. Sự phát triển giáo dục và đào tạo tỉnh Gia Lai............................... 33
2.1.3. Khái quát về các trường THCS dân tộc nội trú tỉnh Gia Lai ......... 33
2.2. MÔ TẢ QUÁ TRÌNH KHẢO SÁT ......................................................... 36
2.2.1. Mục tiêu khảo sát ........................................................................... 36
2.2.2. Đối tượng và địa bàn khảo sát ........................................................ 36
2.2.3. Nội dung khảo sát ........................................................................... 36
2.2.4. Phương pháp khảo sát .................................................................... 37
2.3. THỰC TRẠNG CÔNG TÁC GIÁO DỤC TRUYỀN THỐNG VĂN
HOÁ DÂN TỘC CHO HỌC SINH CÁC TRƯỜNG TRUNG HỌC CƠ SỞ
DÂN TỘC NỘI TRÚ GIA LAI ...................................................................... 37
2.3.1. Nội dung giáo dục .......................................................................... 37
2.3.2. Phương pháp và hình thức tổ chức giáo dục truyền thống văn hoá

dân tộc ở trường THCS DTNT ................................................................ 38


2.3.3. Các lực lượng tham gia công tác giáo dục VHDT ở trường THCS
DTNT trên địa bàn tỉnh Gia Lai ............................................................... 43
2.3.4. Kết quả giáo dục ............................................................................. 46
2.4. THỰC TRẠNG QUẢN LÝ GIÁO DỤC TRUYỀN THỐNG VĂN HOÁ
DÂN TỘC CHO HỌC SINH CÁC TRƯỜNG TRUNG HỌC CƠ SỞ DÂN
TỘC NỘI TRÚ TỈNH GIA LAI ..................................................................... 47
2.4.1. Thực trạng quản lý nội dung giáo dục truyền thống văn hóa dân tộc
cho học sinh các trường THCS DTNT tỉnh Gia Lai ................................ 47
2.4.2. Thực trạng quản lý các phương pháp và hình thức tổ chức giáo dục
truyền thống văn hóa dân tộc ................................................................... 48
2.4.3. Thực trạng quản lý các lực lượng tham gia giáo dục truyền thống
văn hóa dân tộc ......................................................................................... 49
2.4.4. Thực trạng quản lý các điều kiện phục vụ hoạt động giáo dục
truyền thống văn hóa dân tộc ................................................................... 50
2.5. ĐÁNH GIÁ CHUNG ............................................................................... 51
2.5.1. Ưu điểm .......................................................................................... 51
2.5.2. Tồn tại............................................................................................. 52
TIỂU KẾT CHƯƠNG 2 ............................................................................... 53
CHƯƠNG 3. CÁC BIỆN PHÁP QUẢN LÝ GIÁO DỤC TRUYỀN
THỐNG VĂN HÓA DÂN TỘC CHO HỌC SINH CÁC TRƯỜNG THCS
DÂN TỘC NỘI TRÚ TỈNH GIA LAI ........................................................ 54
3.1. ĐỊNH HƯỚNG XÂY DỰNG CÁC BIỆN PHÁP QUẢN LÝ ................ 54
3.1.1. Đường lối chính sách của Đảng và Nhà nước................................ 54
3.1.2. Cơ sở pháp lý và thực tiễn .............................................................. 55
3.2. CÁC NGUYÊN TẮC ĐỀ XUẤT BIỆN PHÁP ...................................... 56
3.2.1. Đảm bảo tính thực tiễn ................................................................... 56
3.2.2. Đảm bảo tính tồn diện .................................................................. 56

3.2.3. Ngun tắc đảm bảo tính hiệu quả ................................................. 57


3.2.4. Đảm bảo tính kế thừa ..................................................................... 57
3.3. CÁC BIỆN PHÁP QUẢN LÝ GIÁO DỤC TRUYỀN THỐNG VĂN
HÓA DÂN TỘC.............................................................................................. 58
3.3.1. Tổ chức xây dựng chương trình giáo dục TTVHDT cho học sinh
các trường THCS DTNT tỉnh Gia Lai ..................................................... 58
3.3.2. Tổ chức các hoạt động nâng cao nhận thức về giáo dục truyền
thống văn hoá dân tộc thiểu số cho cán bộ quản lý, giáo viên và học sinh
.................................................................................................................. 64
3.3.3. Tổ chức phối hợp các lực lượng giáo dục TTVHDT ở địa phương
của tỉnh Gia Lai ........................................................................................ 68
3.3.4. Tăng cường kiểm tra việc thực hiện các hoạt động giáo dục truyền
thống vân hóa dân tộc............................................................................... 71
3.3.5. Trang bị cơ sở vật chất, thiết bị phục vụ giáo dục truyền thống văn
hóa dân tộc................................................................................................ 74
3.3.6. Tăng cường cơng tác kế hoạch và chỉ đạo giáo dục truyền thống
văn hóa dân tộc ......................................................................................... 77
3.4. MỐI QUAN HỆ GIỮA CÁC BIỆN PHÁP ............................................. 79
3.5. KHẢO NGHIỆM TÍNH CẤP THIẾT VÀ TÍNH KHẢ THI CỦA CÁC
BIỆN PHÁP .................................................................................................... 80
3.5.1. Mục đích khảo nghiệm ................................................................... 80
3.5.2. Nội dung khảo nghiệm ................................................................... 80
3.5.3. Phương pháp hình thức khảo nghiệm ............................................ 80
3.5.4. Kết quả khảo nghiệm...................................................................... 80
TIỂU KẾT CHƯƠNG 3 ............................................................................... 83
KẾT LUẬN VÀ KHUYẾN NGHỊ ............................................................... 84
DANH MỤC TÀI LIỆU THAM KHẢO ..................................................... 88
QUYẾT ĐỊNH GIAO ĐỀ TÀI LUẬN VĂN THẠC SĨ (BẢN SAO)

PHỤ LỤC ....................................................................................................... P1


DANH MỤC CÁC KÍ HIỆU, CÁC CHỮ VIẾT TẮT
Chữ viết tắt

Nội dung

ATTP

:

An tồn thực phẩm

CBCNVC

:

Cán bộ cơng nhân viên chức

CBQL

:

Cán bộ quản lý

CTMTQG

:


Chương trình mục tiêu Quốc gia

CNH

:

Cơng nghiệp hóa

CSVC

:

Cơ sở vật chất

ĐBDTTS

:

Đồng bào dân tộc thiểu số

ĐVTNTPHCM

:

ĐTNCSHCM

:

Đoàn thanh niên cộng sản Hồ Chí Minh


GV

:

Giáo viên

GVBM

:

Giáo viên bộ mơn

GVCN

:

Giáo viên chủ nhiệm

GDCD

:

Giáo dục cơng dân

HT

:

Hiệu trưởng


HĐGDNGLL

:

Hoạt động giáo dục ngồi giờ lên lớp

HĐH

:

Hiện đại hóa

NSTW

:

Ngân sách trung ương

NSĐP

:

Ngân sách địa phương

PHT

:

Phó hiệu trưởng


THCS DTNT

:

Trung học cơ sở dân tộc nội trú

THCS DTBT

:

Trung học cơ sơ dân tộc bán trú

VHDG

:

Văn học dân gian

VHDT

:

Văn hóa dân tộc

Đội viên thiếu niên tiền phong Hồ Chí
Minh


DANH MỤC CÁC BẢNG
Số bảng

Bảng 2.1
Bảng 2.2
Bảng 2.3

Tên bảng
Thống kê lớp, học sinh trường THCS DTNT năm
học 2014 -2015 trong toàn tỉnh Gia Lai
Các phương thức giáo dục truyền thống văn hóa dân
tộc
Các hình thức hoạt động giáo dục TTVHDT ở địa
phương

Trang
35

41

42

Phân phối chương trình về giáo dục địa phương ở các
Bảng 2.4

bộ môn Văn, Sử, Địa, Giáo dục công dân ở bậc

44

THCS Tỉnh Gia Lai.
Bảng 2.5
Bảng 2.6


Nhận biết của học sinh về truyền thống văn hóa dân
tộc địa phương
Tổ chức và cá nhân xây dựng kế hoạch giáo dục
TTVHDT

47

48

Bảng 3.1

Gợi ý chương trình giáo dục khối 6

60

Bảng 3.2

Gợi ý chương trình giáo dục khối 7

61

Bảng 3.3

Gợi ý chương trình giáo dục khối 8

62

Bảng 3.4

Gợi ý chương trình giáo dục khối 9


63

Bảng 3.5

Tổ chức và cá nhân nào lập kế hoạch công tác giáo
dục TTVHDT ở địa phương

77

Bảng 3.6

Kết quả đánh giá tính cấp thiết của các biện pháp

81

Bảng 3.7

Kết quả đánh giá tính khả thi của các biện pháp

82


1

MỞ ĐẦU
1. Lý do chọn đề tài
Trong sự nghiệp cách mạng Đảng và nhà nước ta hết sức quan tâm đến
việc xây dựng phát triển, bảo tồn và phát huy truyền thống văn hóa dân tộc
thiểu số nói chung và dân tộc thiểu số tỉnh Gia Lai nói riêng. Ngay trong thời

kỳ kháng chiến chống Pháp giữa bao khó khăn và gian khổ của cuộc kháng
chiến, tháng 8 năm 1952 Bộ chính trị Ban chấp hành Trung ương Đảng Cộng
sản Việt Nam đã ban hành Nghị quyết về chính sách dân tộc thiểu số trong đó
đã thể hiện đầy đủ, cụ thể:
1 - “Tơn trọng tiếng nói và chữ viết của các dân tộc thiểu số nào đã có
sẵn chữ viết rồi thì dùng chữ viết ấy mà dạy trong các trường học ở các cấp
dưới (cấp 1 trường phổ thơng) đối với dân tộc khơng có sẵn chữ viết riêng thì
dùng chữ Quốc ngữ phiên âm tiếng địa phương để dạy họ. Nhưng bất cứ ở
cấp I trường phổ thơng hay lớp bình dân học vụ, lớp bổ túc bình dân cùng cấp
dạy kèm tiếng Phổ thơng và chữ Quốc ngữ”.
2 - “Tơn trọng tín ngưỡng phong tục tập quán các dân tộc, giúp đỡ các
dân tộc thiểu số phát triển những phần tốt đẹp trong phong tục tập quán cũ và
giúp họ tự giác bỏ dần những cái có hại”
3 - “Cần phát triển những hình thức văn nghệ như thơ, ca nhạc, nhảy
múa của các dân tộc trong công tác tuyên truyền cũng như tổ chức, phải biết
lợi dụng những hình thức cũ mà đưa nội dung mới vào cho hợp với tâm lý,
trình độ của dân tộc thiểu số. Tổ chức việc trao đổi văn hóa giữa các dân tộc
để tăng cường đoàn kết”.
Kháng chiến chống Mĩ kết thúc thắng lợi, mùa Xuân năm 1975 nước
nhà thống nhất hoàn toàn. Ngành giáo dục cũng từng bước được hồn thiện về
chương trình dạy học, cơ sở vật chất cũng dần được hoàn thiện hơn. Đặc biệt
từ sau thời kỳ đổi mới được đề ra tại Đại hội Đảng toàn Quốc lần VI cho tới


2

ngày nay. Vấn đề giáo dục truyền thống văn hóa dân tộc cho học sinh các
trường dân tộc nội trú ở các địa phương rất được chú trọng “Kế thừa và phát
triển những giá trị văn hóa của cộng đồng các dân tộc Việt Nam. Tiếp thu tinh
hoa văn hóa nhân loại, xây dựng nền văn hóa Việt Nam tiên tiến, đậm đà bản

sắc dân tộc. Thực hiện chính sách tơn trọng bảo tồn và phát huy bản sắc văn
hóa các dân tộc, không ngừng nâng cao mọi điều kiện để đồng bào các dân
tộc hưởng thụ các thành tựu văn hóa tiên tiến của nhân loại, kế thừa những
truyền thống văn hóa tốt đẹp. Đồng thời loại bỏ những tập tục văn hóa lạc hậu
cản trở sự tiến bộ của các dân tộc. Phấn đấu 90% đồng bào thiểu số được xem
truyền hình, 100% được nghe đài phát thanh. Thực hiện có hiệu quả các hoạt
động văn hóa thơng tin, tuyên truyền cơ sở,…tăng thời lượng vào nâng cao
chất lượng các chương trình phát thanh, truyền hình bằng tiếng dân tộc thiểu
số. Có chính sách đầu tư thích đáng cho hoạt động văn hóa, văn nghệ, cho
những người hoạt động trong lĩnh vực văn hóa nghệ thuật dân tộc. Thực hiện
tốt việc sưu tầm gìn giữ và phát huy các giá trị truyền thống văn hóa tốt đẹp
của các dân tộc” Trích chủ trương chính sách dân tộc của Đảng và Nhà nước
trong thời kỳ mới báo điện tử của Đảng đăng ngày 30/6/2014 Tác giả Nguyễn
Văn Hùng.
Điều 5 Luật Giáo dục quy định: “Nội dung giáo dục phải bảo đảm tính
cơ bản, tồn diện thiết thực, hiện đại và có hệ thống, coi trọng giáo dục tư
tưởng và ý thức công dân, kế thừa và phát huy truyền thống tốt đẹp bản sắc
truyền thống văn hóa dân tộc, tiếp thu tinh hoa văn hóa nhân loại. Phù hợp với
sự phát triển về tâm sinh lý lứa tuổi của người học” [1, tr 18.19].
Giáo dục truyền thống văn hóa dân tộc cho học sinh các trường Trung
học cơ sở (THCS) dân tộc nội trú (DTNT) tỉnh Gia Lai là một trong những
nội dung quan trọng của trường, nó phải được tiến hành thường xuyên và
bằng nhiều phương pháp khác nhau để các em hiểu rõ và tự hào với truyền


3

thống của các dân tộc thiểu số, truyền thống địa phương, truyền thống nhà
trường,…
Tình hình kinh tế xã hội nước ta ngày nay có nhiều biến đổi, nền kinh

tế vận hành theo kinh tế thị trường xã hội chủ nghĩa. Sản xuất hàng hóa phát
triển, thị trường lao động mở rộng, nhu cầu học tập ngày càng tăng. Ngồi
mặt tích cực và ảnh hưởng tiêu cực cũng rất đáng lo ngại như hệ thống giá trị
có những thay đổi tính phức tạp của cơ chế mở đã tác động không nhỏ đến
thái độ, động cơ học tập, các quan hệ trong nhà trường và ngoài xã hội của
học sinh dẫn đến tình trạng nhiều giá trị truyền thống bị coi thường, một số
thuần phong mỹ tục bị xâm phạm.
Nghị quyết Hội nghị lần V của Ban chấp hành Trung ương Đảng khóa
VIII đã đánh giá “Nhiều biểu hiện tiêu cực trong lĩnh vực giáo dục, đào tạo
làm cho xã hội lo lắng như sự suy thoái đạo lý trong quan hệ thầy trị, bạn bè,
mơi trường sư phạm xuống cấp, lối sống thiếu lý tưởng, hoài bão, ăn chơi,
nghiện ma túy, ở một bộ phận học sinh, sinh viên việc coi nhẹ giáo dục đạo
đức, thẩm mỹ và các bộ mơn chính trị, khoa học xã hội và nhân văn” [4, tr.
438].
Trong những năm gần đây, dư luận đã lên tiếng phê phán gay gắt
những biểu hiện tiêu cực, trì trệ trong ngành Giáo dục - Đào tạo. Trong đó, có
chất lượng giáo dục đạo đức học sinh, xã hội đã cảnh giác khơng ít người
trong thế hệ trẻ đang có thái độ lệch lạc với quá khứ, với truyền thống dân
tộc, thiếu lòng tin vào xã hội chủ nghĩa, mơ hồ mất cảnh giác đối với kẻ thù
và xao nhãng nhiệm vụ bảo vệ Tổ quốc.
Vì vậy, trước yêu cầu của xã hội và thực tế của ngành, các cấp quản lý
giáo dục và các nhà giáo cần nhận thức đầy đủ vai trị và trách nhiệm của
mình, khẩn trương đổi mới quản lý giáo dục, quá trình dạy học, tăng cường
giáo dục đạo đức. Định hướng phát triển nhân cách toàn diện, hiện đại cho


4

học sinh trên nền tảng có giá trị truyền thống của dân tộc, tạo ra nguồn nhân
lực mới có sức mạnh tổng hợp phục vụ đắc lực cho mục tiêu, chiến lược phát

triển kinh tế - xã hội của đất nước và địa phương.
Thực tiễn giảng dạy và quản lý nhà trường THCS DTNT chúng tôi
nhận thấy ở lứa tuổi học sinh THCS, việc giáo dục truyền thống văn hóa dân
tộc thiểu số, có ý nghĩa rất quan trọng trong việc giáo dục đạo đức cho học
sinh. Đặc biệt là giáo dục truyền thống văn hóa dân tộc thiểu số địa phương.
Hiện nay, các cấp quản lý giáo dục chưa quan tâm đúng mức với công tác
này. Mặc dù các trường đã tiến hành giáo dục nhưng còn sơ sài, chưa chú
trọng đến nội dung giáo dục, chương trình giáo dục chưa cụ thể.
Thực tiễn cho thấy, công tác giáo dục truyền thống văn hóa dân tộc
thiểu số ở các trường dân tộc nội trú cần phải cụ thể, phương pháp dạy học cụ
thể, giáo viên và học sinh cùng tìm hiểu thì mới có tính hiệu quả.
Gia Lai là một tỉnh có nhiều dân tộc thiểu số, trong đó có cả dân tộc
thiểu số bản địa và dân tộc thiểu số ở các tỉnh phía Bắc vào định cư sinh sống.
Vì thế, việc quản lý giáo dục cho học sinh các trường dân tộc nội trú có nhiều
khó khăn cả về kiến thức cũng như phương pháp, trong việc làm cho học sinh
hiểu được truyền thống văn hóa dân tộc mình cũng như các dân tộc khác.
Hiện nay chưa có cơng trình nào nghiên cứu một cách quy mơ về phương
pháp quản lý giáo dục truyền thống văn hóa dân tộc cho học sinh ở các trường
dân tộc nội trú tỉnh Gia Lai. Luận văn này mục đính muốn làm rõ các biện
pháp quản lý giáo dục truyền thống văn hóa dân tộc cho học sinh ở các trường
THCS DTNT trong toàn tỉnh Gia Lai.
2. Khách thể và đối tượng nghiên cứu
2.1. Khách thể nghiên cứu
Hoạt động giáo dục truyền thống văn hóa dân tộc cho học sinh THCS
người dân tộc thiểu số ở các Trường THCS DTNT tỉnh Gia Lai.


5

2.2. Đối tượng nghiên cứu

Quản lý hoạt động giáo dục truyền thống văn hóa dân tộc thiểu số ở các
trường THCS DTNT tỉnh Gia Lai.
3. Mục đích nghiên cứu
Trên cơ sở nghiên cứu lý luận và khảo sát, đánh giá thực trạng quản lý
giáo dục truyền thống văn hóa dân tộc cho học sinh các trường THCS DTNT
tỉnh Gia Lai, luận văn đề xuất các biện pháp quản lý công tác giáo dục truyền
thống văn hóa dân tộc, góp phần nâng cao chất lượng giáo dục toàn diện trong
các Trường THCS DTNT tỉnh Gia Lai.
4. Phạm vi nghiên cứu
Đề tài nghiên cứu biện pháp quản lý của Hiệu trưởng đối với cơng tác
giáo dục truyền thống văn hóa dân tộc cho học sinh các Trường THCS DTNT
tỉnh Gia Lai.
Nghiên cứu tập trung khảo sát thực trạng vấn đề trong giai đoạn 2011 2015 và đề xuất biện pháp quản lý cho giai đoạn 2015 - 2020.
5. Giả thuyết khoa học
Quản lý giáo dục truyền thống văn hóa dân tộc cho học sinh các trường
THCS DTNT tỉnh Gia Lai, nhằm hướng đến mục đích giáo dục tồn diện
nhân cách cho học sinh. Trong những năm qua, quản lý giáo dục truyền thống
văn hóa dân tộc ở các trường THCS DTNT tỉnh Gia Lai đã đạt được những
kết quả nhất định, tuy nhiên vẫn còn những bất cập, hạn chế. Nếu hệ thống
hóa được lý luận và đánh giá đúng thực trạng về quản lý giáo dục truyền
thống văn hóa dân tộc thì có thể đề xuất được các biện pháp quản lý một cách
cấp thiết và khả thi, góp phần nâng cao chất lượng giáo dục văn hóa dân tộc
cho học sinh.


6

6. Phương pháp nghiên cứu
6.1. Nhóm phương pháp nghiên cứu lý luận
Đề tài sử dụng các phương pháp phân tích, tổng hợp, hệ thống hóa

trong nghiên cứu các số liệu, các văn bản pháp quy, các cơng trình nghiên cứu
khoa học liên quan nhằm xây dựng cơ sở lý luận cho đề tài nghiên cứu.
6.2. Nhóm phương pháp nghiên cứu thực tiễn
Sử dụng phương pháp quan sát, phương pháp điều tra bằng phiếu hỏi,
phương pháp tổng kết kinh nghiệm, phương pháp chuyên gia.
6.3. Các phương pháp thống kê
Sử dụng phương pháp thống kê để xử lý và phân tích các số liệu từ các
bảng hỏi thu thập được, trên cơ sở đó rút ra kết luận khoa học, nhận xét mang
tính khái qt.
7. Cấu trúc luận văn
Luận văn gồm có 3 chương.
Phần mở đầu
Phần nội dung: gồm 3 chương
Chương 1. Cơ sở lý luận về quản lý giáo dục truyền thống văn hóa dân
tộc cho học sinh THCS.
Chương 2. Thực trạng quản lý giáo dục truyền thống văn hóa dân tộc
cho học sinh các trường THCS DTNT tỉnh Gia Lai.
Chương 3. Các biện pháp quản lý giáo dục truyền thống văn hóa dân tộc
cho học sinh các trường THCS DTNT tỉnh Gia Lai.
Phần kết luận và khuyến nghị
Tài liệu tham khảo
Phụ lục


7

CHƯƠNG 1

CƠ SỞ LÝ LUẬN VỀ QUẢN LÝ GIÁO DỤC TRUYỀN THỐNG
VĂN HÓA DÂN TỘC CHO HỌC SINH TRUNG HỌC CƠ SỞ

1.1. TỔNG QUAN CÁC NGHIÊN CỨU VỀ QUẢN LÝ GIÁO DỤC
TRUYỀN THỐNG VĂN HĨA DÂN TỘC
Nhà trường nói chung, các trường THCS nói riêng là nơi giáo dục và
đào tạo nguồn nhân lực cho đất nước. Ngoài yêu cầu đào tạo nguồn nhân lực
có kiến thức, kỹ năng và khoa học kỹ thuật, lao động tự chủ, sáng tạo, chúng
ta cần phải giáo dục họ thành người sống có đạo đức, biết kính trên nhường
dưới, hiếu thảo với ơng bà, cha mẹ, thủy chung với bạn bè hết lòng phụng sự
Tổ quốc, phụng sự nhân dân.
Sinh thời Bác Hồ đã dạy: “Dạy cũng như học phải chú trọng cả tài lẫn
đức. Đức là đạo đức cách mạng. Đạo đức cách mạng là triệt để trung thành
với cách mạng, một lòng một dạ phục vụ nhân dân” [25, tr. 235]
Trong chương trình giáo dục bậc THCS Bộ giáo dục và đào tạo đã đưa
nội dung giáo dục các giá trị truyền thống dân tộc vào chương trình học tập để
giáo dục toàn diện học sinh.
Do yêu cầu và tầm quan trọng của vấn đề này nên có nhiều nhà khoa
học, nhà giáo và học viên sau đại học ở các trường Sư phạm đã tập trung
nghiên cứu về văn hóa các dân tộc thiểu số ở Gia Lai.
Các chuyên đề trên đã đề cập đến nội dung giáo dục truyền thống văn
hoá dân tộc (TTVHDT) ở các trường THCS DTNT cũng như THCS dân tộc
bán trú (DTBT), đồng thời cũng đề cập đến công tác quản lý của cán bộ quản
lý đối với giáo dục TTVHDT cho học sinh với nhiều nội dung thiết thực,
phong phú phù hợp với yêu cầu giáo dục TTVHDT cho học sinh. Tuy nhiên
các đề tài nghiên cứu về vấn đề trên chưa nhiều, nội dung và hình thức cịn


8

dàn trải, chưa thật phù hợp với điều kiện của từng địa phương, của từng
trường.
1.1.1. Các nghiên cứu ở nước ngồi

Những người đầu tiên sưu tầm, biên dịch và cơng bố sử thi các dân tộc
thiểu số Tây nguyên chính là người Pháp như: “Sử thi Đam San”, LêôPôn
Xabachiê (Léopold Sabatier), năm 1927; Sưu tập chú thích dịch từ tiếng Ê đê
ra tiếng Pháp; “Một nhận thức về văn học dân gian Việt Nam” P. Patxkie (P.
pasquier) và nhà văn Rơlăng Đoocgiơlét. Đại học quốc gia Hà Nội; “Trên tạp
chí của viện viễn đông bác cổ, sử thi Đam Di”, Đôminich Ăngtomacki
(Dominique Antomarchi), năm 1955. Như vậy, với những việc sưu tầm và
công bố sử thi của người Pháp, người ta biết rằng nhiều dân tộc Tây nguyên
có sử thi.
1.1.2. Các nghiên cứu trong nước
Tác phẩm “Đam San”, Đào Tử Chi dịch từ tiếng Pháp sang tiếng Việt,
Hà Nội, năm 1957 cơng bố trên tạp chí văn nghệ với tên gọi bài ca Chàng
Đam San. Sau đó năm 1959, tác phẩm này được nhà xuất bản văn hóa in
thành sách.
“Sử thi (Hơm ơn) của đồng bào dân tộc Bahnar ở Huyện An Khê, tỉnh
Gia Lai”, sưu tầm, tác giả Tô Ngọc Thanh, viện nghiên cứu nghệ thuật (thuộc
Bộ văn hóa), năm 1980 –1981. Một năm sau, một trong các áng Sử Thi này là
Đăm Noi được dịch ra tiếng Việt và được công bố tại Hà Nội (Tr. 334).
“Dyông Dư, hơm oi Bahnar”, Vũ Ngọc Bính, Nguyễn Quang Tự, Văn
Cơng Hùng, Trần Phong sưu tầm, Sở văn hóa thơng tin tỉnh Gia Lai xuất bản;
Năm 2000.
Năm 2001, Chính phủ thơng qua dự án điều tra sưu tầm, bảo quản, biên
dịch và xuất bản kho tàng sử thi Tây Nguyên (Viện khoa học và xã hội Việt


9

Nam) chủ trì phối hợp với các tỉnh Tây Nguyên thực hiện đã thu được nhiều
kết quả.
Trong giáo dục truyền thống văn hóa dân tộc ở bậc THCS DTNT có

nhiều chuyên đề nghiên cứu như: “Công tác quản lý, chỉ đạo hoạt động giáo
dục văn hóa dân tộc cho học sinh trường PTDT nội trú và trường PTDT bán
trú cấp trung học cơ sở” chuyên đề tập huấn, của tác giả Ngơ Thị Phong Vân;
“Văn hóa các dân tộc thiểu số vùng Tây Nguyên và hướng dẫn giáo dục văn
hóa cho học sinh PTDT nội trú và PTDT bán trú cấp THCS”, chuyên đề tập
huấn, của tác giả Bùi Văn Thành; “Luật tục các dân tộc thiểu số Tây Nguyên
và hướng dẫn thực hiện giáo dục văn hóa luật tục trong trường PTDT nội trú
và trường PTDT bán trú”, chuyên đề tập huấn, của tác giả Phạm Thị Trung.
Các chuyên đề trên cũng như các tác phẩm về văn hóa dân tộc ở Tây
Nguyên đã có nhiều ý kiến giáo dục thích hợp, như thơng qua giảng dạy một
số bộ mơn văn hóa trên lớp có liên quan như bộ môn: Ngữ văn, Lịch sử, Địa
lý, Giáo dục công dân và cả hình thức hoạt động ngồi giờ lên lớp, phối hợp
nhiều lực lượng tham gia nhưng chưa chỉ ra các biện pháp, quản lý cụ thể đối
với quản lý giáo dục truyền thống văn hóa dân tộc cho học sinh các trường
THCS DTNT.
Xuất phát từ những lý luận và thực tiễn nêu trên chúng tôi nhận thấy
công tác giáo dục truyền thống văn hóa dân tộc cho học sinh các trường
THCS DTNT là một nội dung giáo dục rất quan trọng nhưng chưa được tập
trung nghiên cứu sâu và chỉ ra các biện pháp quản lý hữu hiệu. Do đó, chúng
tơi chọn đề tài: “Biện pháp quản lý giáo dục truyền thống văn hoá dân tộc
cho học sinh các Trường trung học cơ sở dân tộc nội trú tỉnh Gia Lai”.


10

1.2 CÁC KHÁI NIỆM CHÍNH CỦA ĐỀ TÀI
1.2.1. Quản lý
Quản lý là khái niệm rất rộng, bao gồm nhiều lĩnh vực quản lý và có
nhiều quan niệm khác nhau về khái niệm quản lý. Dưới đây, chúng tơi xin
trình bày một số quan niệm thuộc lĩnh vực quản lý xã hội mà chủ yếu trong

lĩnh vực quản lý giáo dục.
Theo từ điển tiếng Việt của Nguyễn Như Ý (chủ biên): “Quản lý là tổ
chức, điều khiển hoạt động của một số đơn vị, một cơ quan. Cịn có nghĩa
khác là trơng coi, giữ gìn và theo dõi việc gì” [36, tr. 1363]
Theo tác giả Nguyễn Ngọc Quang: “Quản lý là những tác động có định
hướng, có kế hoạch của chủ thể quản lý đến đối tượng bị quản lý trong tổ
chức để vận hành tổ chức, nhằm đạt mục đích nhất định” [28, tr. 130].
Theo tác giả Nguyễn Bá Sơn: “Quản lý là tác động có mục đích đến tập
thể những con người để tổ chức và phối hợp hoạt động của họ trong quá trình
lao động” [30, tr. 15]. Tác giả Nguyễn Quốc Chí - Nguyễn Thị Mỹ Lộc cho
rằng: “Quản lý là tác động có định hướng, có chủ đích của chủ thể quản lý
(người quản lý) đến khách thể quản lý (người bị quản lý) trong một tổ chức
nhằm làm cho tổ chức vận hành và đạt mục đích của tổ chức”, và tác giả định
nghĩa rõ thêm: “Quản lý là quá trình đạt đến mục tiêu của tổ chức bằng cách
vận dụng các hoạt động (chức năng), kế hoạch hóa, tổ chức, chỉ đạo (lãnh
đạo) và kiểm tra [13, tr. 1].
Theo tác giả Trần Kiểm: “Quản lý là nhằm phối hợp nỗ lực của nhiều
người, sao cho mục tiêu của từng người biến thành những thành tựu của xã
hội” [19, tr. 15].
Các quan niệm về quản lý nêu trên tuy có khác nhau, song cùng có
những nét chủ yếu sau: Quản lý là những tác động có tính hướng đích; được


11

tiến hành trong một tổ chức hay một nhóm xã hội; là những tác động phối hợp
nổ lực của các cá nhân nhằm thực hiện mục tiêu của tổ chức.
Như vậy, quản lý là những tác động có mục đích của chủ thể quản lý
đến khách thể quản lý trong một tổ chức, làm cho tổ chức đó vận hành nhằm
đạt mục tiêu của tổ chức với hiệu quả cao nhất.

1.2.2. Quản lý giáo dục
Giống như khái niệm “quản lý”, khái niệm “quản lý giáo dục” cũng có
nhiều quan niệm khác nhau:
Theo tác giả Hồ Văn Liên: “Quản lý giáo dục là sự tác động liên tục có
tổ chức, có định hướng của chủ thể quản lý (người quản lý hay tổ chức quản
lý) lên đối tượng giáo dục và khách thể quản lý giáo dục về các mặt chính trị,
văn hóa, xã hội, kinh tế,…bằng một hệ thống các luật lệ, các chính sách, các
nguyên tắc, các phương pháp, các biện pháp cụ thể nhằm tạo ra môi trường và
điều kiện cho sự phát triển của đối tượng” [21, tr. 3].
Theo tác giả Trần Kiểm, quản lý giáo dục có nhiều cấp độ, ít nhất có
hai cấp độ chủ yếu: cấp vĩ mô tương ứng với quản lý một nền/ hệ thống giáo
dục và cấp vĩ mô tương ứng với quản lý một nhà trường.
Đối với cấp vĩ mô, quản lý giáo dục là những tác động tự giác (có ý
thức, có mục đích, có kế hoạch, có hệ thống, hợp qui luật) của chủ thể quản lý
đến tất cả các mắt xích của hệ thống (từ cấp cao nhất đến cơ sở giáo dục là
nhà trường) nhằm thực hiện có chất lượng và hiệu quả mục tiêu phát triển
giáo dục, đào tạo thế hệ trẻ mà xã hội đặt ra cho ngành Giáo dục [20, tr. 36 37].
Đối với cấp vĩ mô, quản lý giáo dục là hệ thống những tác động tự giác
(có ý thức, có mục đích, có kế hoạch, có hệ thống, hợp qui luật) của chủ thể
quản lý đến tập thể giáo viên (GV), công nhân viên, tập thể học sinh, cha mẹ


12

học sinh và các lực lượng xã hội trong và ngồi nhà trường nhằm thực hiện có
chất lượng và hiệu quả mục tiêu giáo dục của nhà trường [20, tr. 37 - 38].
Như vậy, có thể nói quản lý giáo dục là quá trình chủ thể quản lý vận
dụng các chức năng quản lý tác động đến khách thể quản lý nhằm đạt đến
mục tiêu giáo dục của hệ thống giáo dục, nói cách khác là sự tác động có ý
thức của chủ thể quản lý đến khách thể quản lý nhằm đưa hoạt động sư phạm

của hệ thống giáo dục đạt được kết quả cao nhất của mục đích giáo dục đã
đề ra.
1.2.3. Truyền thống văn hóa dân tộc
Truyền thống văn hóa dân tộc là những giá trị gốc, căn bản, cốt lõi,
những giá trị hạt nhân của mỗi một dân tộc, những hạt nhân giá trị tức là
không phải tất cả mọi giá trị mà chỉ nói những giá trị văn hóa tiêu biểu nhất,
bản chất thật, chúng mang tính dân tộc sâu sắc chúng biểu hiện trong mọi lĩnh
vực như văn hóa nghệ thuật, sân khấu, hội họa, điêu khắc, kiến trúc, trong
sinh hoạt, giao tiếp ứng xử hàng ngày của người dân tộc đó. Những truyền
thống văn hóa đó được tạo thành và được khẳng định trong quá trình phát
triển của mỗi dân tộc, những truyền thống này ln được thay đổi trong q
trình lịch sử, những truyền thống lỗi thời bị xóa bỏ, những truyền thống mới,
tiến bộ được bổ sung.
1.2.4. Giáo dục truyền thống văn hóa dân tộc
Giáo dục truyền thống văn hóa dân tộc ở trường THCS DTNT là cung
cấp cho học sinh những kiến thức cơ bản, những hiểu biết về vốn truyền
thống văn hóa của các dân tộc trên quê hương mình như kiến trúc nhà ở, trang
phục, ẩm thực, tín ngưỡng, tôn giáo, sử thi,…
Từ các tri thức trên dẫn tới hình thành và phát triển ở học sinh các kỹ
năng tiếp cận, khai thác tri thức và vốn truyền thống văn hóa của địa phương
để tiếp thu, học hỏi, vận dụng trong hoạt động hiện tại cũng như sau này.


13

Giáo dục truyền thống văn hóa, bồi dưỡng ý thức dân tộc, nâng cao thái
độ trân trọng di sản văn hóa dân tộc và trách nhiệm đối với sự phát triển của
cộng đồng và quê hương, hình thành ở học sinh phẩm chất tâm hồn tình cảm
trong sáng, cao đẹp, yêu thương gắn bó với cộng đồng.
Giáo dục truyền thống văn hóa dân tộc làm phong phú nội dung giáo

dục đặc thù trong trường THCS DTNT, góp phần giáo dục cho học sinh nhân
cách con người mới có tri thức và văn hóa, đáp ứng cơng cuộc phát triển kinh
tế - xã hội ở các vùng dân tộc và miền núi.
1.2.5. Quản lý hoạt động giáo dục truyền thống văn hóa dân tộc
Quản lý giáo dục truyền thống văn hóa dân tộc cho HS là những tác động
có mục đích, có kế hoạch của nhà quản lý đến tập thể, cán bộ, giáo viên, học
sinh và những lực lượng giáo dục trong và ngoài trường huy động họ tham gia
và quan tâm giáo dục truyền thống văn hóa dân tộc cho học sinh để thực hiện
có hiệu quả, mục tiêu, nhiệm vụ giáo dục truyền thống văn hóa dân tộc đề ra
góp phần hình thành phát triển nhân cách người học một cách toàn diện.
1.3. GIÁO DỤC TRUYỀN THỐNG VĂN HOÁ DÂN TỘC CHO HỌC
SINH TRUNG HỌC CƠ SỞ
1.3.1. Vị trí, vai trị của giáo dục truyền thống văn hóa dân tộc
trong giáo dục toàn diện con người
Giáo dục truyền thống văn hóa dân tộc trong trường THCS DTNT có
một vị trí quan trọng trong giáo dục tư tưởng, tính cách, nhân cách cho học
sinh. Giáo dục văn hóa dân tộc là một nội dung đặc thù trong kế hoạch giáo
dục học sinh của trường THCS DTNT, góp phần thực hiện có hiệu quả mục
tiêu và kế hoạch giáo dục toàn diện học sinh của trường THCS DTNT.


14

1.3.2. Vai trị của giáo dục truyền thống văn hóa dân tộc trong giáo
dục toàn diện con người
Giáo dục truyền thống văn hóa dân tộc là một hoạt động giáo dục của
trường THCS DTNT, giúp cho hoạt động giáo dục đặc thù của nhà trường có
hiệu quả. Thơng qua đó, các hoạt động giáo dục truyền thống văn hóa dân tộc
được tổ chức thực hiện, góp phần bảo tồn và phát huy giá trị lịch sử văn hóa
dân tộc, góp phần hình hình thành và phát triển nhân cách, bản lĩnh của người

cán bộ dân tộc thiểu số trong thời đại mới.
1.3.3. Mục tiêu giáo dục truyền thống văn hóa dân tộc trường
THCS DTNT
- Cung cấp cho học sinh những kiến thức cơ bản, những hiểu biết về
vốn truyền thống văn hóa của dân tộc trên q hương mình.
- Hình thành và phát triển ở học sinh (HS) các kỹ năng tiếp cận, khai
thác tri thức và vốn truyền thống văn hóa của địa phương để tiếp thu, học hỏi,
vận dụng trong hoạt động hiện tại cũng như sau này.
- Giáo dục truyền thống văn hóa, bồi dưỡng ý thức dân tộc, nâng cao
thái độ trân trọng di sản văn hóa dân tộc và trách nhiệm đối với sự phát triển
của cộng đồng và quê hương, hình thành cho học sinh phẩm chất, tâm hồn,
tình cảm trong sáng, cao đẹp, yêu thương, gắn bó với cộng đồng.
- Làm phong phú nội dung giáo dục đặc thù trong trường THCS DTNT,
trường THCS DTNT góp phần giáo dục cho học sinh nhân cách con người
mới có tri thức và văn hóa, đáp ứng công cuộc phát triển kinh tế - xã hội ở các
vùng dân tộc miền núi.
- Mục tiêu của giáo dục truyền thống văn hóa dân tộc trường THCS
DTNT cịn phải phù hợp với từng khối lớp ở trong trường như sau:
+ Đối với học sinh khối 6: Học sinh mới xa gia đình lên sống tập thể
trong khu nội trú nên cần phải biết vâng lời thầy cô giáo, biết tham gia các


15

phong trào do nhà trường tổ chức, thực hiện tốt nội qui, qui chế của trường
đề ra.
+ Đối với học sinh lớp 7: Học sinh biết kính trọng ơng, bà, cha, mẹ,
kính trọng thầy cơ giáo, u mến bạn bè trong lớp, trong trường từng bước
tham gia vào các hoạt động giáo dục truyền thống văn hóa dân tộc trên địa
phương mình.

+ Đối với học sinh khối 8: Biết giữ gìn và phát huy truyền thống tơn sư
trọng đạo, truyền thống hiếu học, truyền thống văn hóa dân tộc, rèn luyện
hành vi ứng xử có văn hóa trong giao tiếp. Tơn trọng và gìn giữ bản sắc văn
hóa dân tộc (lưu ý tôn trọng ngôn ngữ, chữ viết và những truyền thống văn
hóa dân tộc).
+ Đối với khối 9: Biết giữ gìn và phát huy truyền thống tơn sư trọng
đạo, truyền thống hiếu học của dân tộc, cương quyết đấu tranh với những biểu
hiện của văn hóa ngoại lai. Hiểu được một số bản sắc văn hóa của dân tộc và
trách nhiệm của mình đối với quê hương, đất nước.
- Mục tiêu của giáo dục truyền thống văn hóa dân tộc nói riêng cũng
như giáo dục nói chung là ảnh hưởng đến nâng cao nhận thức các giá trị
truyền thống của dân tộc để từ đó nâng cao nhận thức tồn diện cho học sinh.
1.3.4. Nội dung, phương pháp, hình thức tổ chức giáo dục truyền
thống văn hóa
a. Nội dung giáo dục
Nội dung giáo dục truyền thống văn hóa dân tộc trường THCS DTNT
gồm những vấn đề sau:
- Giáo dục học sinh truyền thống tốt đẹp của cộng đồng các dân tộc
Việt Nam, bản sắc văn hóa các dân tộc thiểu số và đường lối chính sách dân
tộc của Đảng và nhà nước.


16

- Tổ chức đời sống nội trú văn minh, tiến bộ với truyền thống tốt đẹp
của các dân tộc Việt Nam.
- Tổ chức dạy học và các hoạt động giáo dục, trang bị cho học sinh
những kiến thức cơ bản, những hiểu biết về truyền thống văn hóa của các dân
tộc trên quê hương mình.
- Tổ chức các hoạt động văn hóa văn nghệ, thể dục, thể thao, các hoạt

động theo chủ đề, chủ điểm, tham gia du lịch, lễ hội, tết dân tộc, giao lưu văn
hóa và các hoạt động xã hội khác nhằm bảo tồn và khuyến khích học sinh tự
hiểu, phát huy bản sắc văn hóa của dân tộc mình, xóa bỏ các tập tục lạc hậu,
góp phần phát triển và hoàn thiện nhân cách học sinh.
b. Phương pháp giáo dục
Để giáo dục truyền thống văn hóa dân tộc ở trường THCS DTNT có
tính hiệu quả cao cần phải có phương pháp đó là:
- Phương pháp tích hợp đối với các môn học đặc biệt là các môn Ngữ
văn, Lịch sử, Địa lý, Giáo dục công dân.
- Phương pháp giáo dục văn hóa dân tộc trong hoạt động giáo dục
ngoài giờ lên lớp (HĐGDNGLL).
- Để giáo dục truyền thống văn hóa dân tộc ở trường THCS DTNT đạt
kết quả tốt, nhà trường cần kiến nghị với Sở giáo dục và đào tạo nên mời các
chuyên gia, các nhà nghiên cứu văn hóa dân gian ở trong Tỉnh đặc biệt là về
văn hóa người Jrai, Bahnar. Chính vì vậy, cần phải biên soạn các bài giảng và
chuyển giao cho các giáo viên chuyên trách thực hiện.
- Mời các chuyên gia, nghệ nhân hoặc các nhà văn hóa am hiểu về văn
hóa dân tộc của người Jrai, Bahnar về nói chuyện trong các giờ sinh hoạt
ngoại khóa.


17

- Phương pháp thực hành: truyền dạy cách đánh cồng chiêng, cho học
sinh sưu tầm, biên soạn bài giới thiệu về lễ hội cồng chiêng của dân tộc mình,
của bn làng mình sinh sống.
Cho học sinh thăm quan bảo tàng văn hóa dân tộc tỉnh và tham dự các
lễ hội dân gian của địa phương, của buôn làng gần địa điểm trường.
Tổ chức cho học sinh tập những điệu múa đơn giản, liên quan đến lễ
hội của dân tộc Jrai, Bahnar.

c. Hình thức tổ chức giáo dục truyền thống văn hóa dân tộc ở
trường THCS DTNT
Để tổ chức tốt giáo dục TTVHDT, ngoài việc phải nắm vững các nội
dung đã nêu trên, cần nắm được và đề xuất cách thức thực hiện giáo dục
TTVHDT trong nhà trường. Hiện nay có một số cách thực hiện đã được nhiều
trường THCS DTNT vận dụng đem lại hiệu quả trong việc giáo dục
TTVHDT và giáo dục toàn diện cho học sinh là: Lồng ghép, tích hợp giáo dục
văn hóa dân tộc vào một số mơn học phù hợp và hoạt động ngồi giờ lên lớp,
tổ chức các cuộc thi, tham gia hội thi văn hóa thể thao các dân tộc, hội thi văn
hóa, thể thao các trường THCS DTNT (Hoạt động ngoại khóa); giáo dục văn
hóa dân tộc gắn liền với phong trào xây dựng trường học thân thiện, học sinh
tích cực (tổ chức tìm hiểu và chơi các trị chơi dân gian, sử dụng nhạc cụ dân
tộc, học hát dân ca và các điệu múa dân tộc,…); xã hội hóa trong giáo dục
TTVHDT thông qua việc mời các nghệ nhân hoặc trường Văn hóa nghệ thuật
tổ chức dạy các bài hát dân ca, các điệu múa dân tộc và xây dựng các tiết mục
văn nghệ điển hình.
d. Các lực lượng giáo dục truyền thống văn hóa cho học sinh trường
THCS DTNT
- Lực lượng giáo dục tuyên truyền văn hóa dân tộc ở trong ngành
giáo dục:


×