Tải bản đầy đủ (.pdf) (84 trang)

Giải pháp góp phần đẩy mạnh quá trình chuyển dịch cơ cấu kinh tế nông nghiệp theo hướng công nghiệp hóa, hiện đại hóa tại huyện ý yên, tỉnh nam định

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (1.69 MB, 84 trang )

1

ĐẶT VẤN ĐỀ
Nông nghiệp là ngành sản xuất vật chất cơ bản cung cấp nhiều loại sản phẩm
thiết yếu cho đời sống xã hội, là thị trường rộng lớn của nền kinh tế, cung cấp
nguồn nhân lực và tạo nên tích luỹ ban đầu cho sự nghiệp phát triển của đất nước.
Lý luận và thực tiễn đã chứng minh rằng, nơng nghiệp đóng vai trị to lớn trong sự
phát triển kinh tế. Hầu hết các nước đều phải dựa vào sản xuất nông nghiệp để tạo
sản lượng lương thực, thực phẩm cần thiết đủ ni sống dân tộc mình và tạo nền
tảng cho các ngành, các hoạt động kinh tế khác phát triển.
Việt Nam là một nước nông nghiệp với điểm xuất phát thấp, trên 70% dân số
sống ở nông thôn và 56% lao động xã hội làm việc trong lĩnh vực nông nghiệp, tạo
ra 68% tổng giá trị kinh tế nông thôn, năng suất khai thác ruộng đất và năng suất lao
động còn thấp… Để giải quyết những vấn đề này thì thực hiện chuyển dịch cơ cấu
kinh tế nơng nghiệp có ý nghĩa vơ cùng quan trọng.
Chuyển dịch cơ cấu kinh tế nông nghiệp ở nước ta nhằm tạo dựng một ngành
nơng nghiệp có cơ cấu kinh tế hợp lý, qua đó phát huy mọi tiềm năng sản xuất, phát
triển nền nơng nghiệp sản xuất hàng hố lớn, giải quyết việc làm, nâng cao thu nhập
và cải thiện mức sống cho người nơng dân. Do đó, thúc đẩy q trình chuyển dịch
cơ cấu kinh tế nơng nghiệp trên phạm vi cả nước cũng như với từng địa phương là
rất cần thiết.
Ý Yên là một huyện chiêm trũng thuộc tỉnh Nam Định với trên 95% dân cư
sống ở nông thôn và 73% lao động nông nghiệp. Đời sống của nơng dân cịn khó
khăn, thu nhập thấp, tỷ lệ hộ nghèo trên 7%. Trong những năm qua, vấn đề chuyển
dịch cơ cấu kinh tế nông nghiệp tại huyện luôn được quan tâm và từng bước hoàn
thiện. Tuy nhiên, thực trạng chuyển dịch cơ cấu kinh tế nông nghiệp tại huyện Ý
n cịn chậm, cơ cấu nơng nghiệp cịn bất hợp lý, trồng trọt vẫn chiếm tỷ trọng
cao, tình trạng độc canh cây lương thực vẫn tồn tại trong khi đó nhiều tiềm năng
phát triển chăn nuôi và thuỷ sản chưa được khai thác tốt. Thực trạng này đòi hỏi



2

phải có giải pháp thúc đẩy chuyển dịch cơ cấu kinh tế nông nghiệp tại huyện Ý Yên
một cách hợp lý.
Nhận thức được ý nghĩa quan trọng của vấn đề này, em đã chọn đề tài“Giải
pháp góp phần đẩy mạnh q trình chuyển dịch cơ cấu kinh tế nơng nghiệp theo
hướng cơng nghiệp hóa, hiện đại hóa tại huyện Ý Yên, tỉnh Nam Định” làm luận
văn tốt nghiệp của mình. Mục tiêu của luận văn là góp phần đẩy mạnh và nâng cao
hiệu quả quá trình chuyển dịch cơ cấu kinh tế nông nghiệp của huyện Ý Yên theo
hướng công nghiệp hóa, hiện đại hóa (CNH, HĐH).


3

Chương I

TỔNG QUAN VẤN ĐỀ NGHIÊN CỨU
1.1. Vấn đề chuyển dịch cơ cấu kinh tế nông nghiệp
1.1.1. Trên thế giới
Thuật ngữ cơ cấu kinh tế (CCKT) có thể có nhiều cách hiểu khác nhau,
nhưng dù hiểu như thế nào thì ý niệm về CCKT cũng bắt đầu từ khái niệm “cơ
cấu”. Cơ cấu theo Simon Kuznets là “một khung có mạch lạc của các bộ phận có
quan hệ với nhau, mà mỗi một phần có một vai trị riêng biệt nhưng lại cùng có một
số mục tiêu chung” [15, tr.7].
Chuyển dịch cơ cấu kinh tế theo H. Chenery là: “Thay đổi cơ cấu bao gồm
sự tích lũy vốn vật chất và con người và sự thay đổi về nhu cầu, sản xuất, bn bán,
việc làm. Ngồi ra, cịn có sự thay đổi về các quá trình kinh tế xã hội kèm theo như
đơ thị hóa, thay đổi dân số, thay đổi về phân phối thu nhập” [15, tr. 7 - 8].
Q trình chuyển dịch cơ cấu kinh tế nơng nghiệp đã được thực hiện khá
sớm ở nhiều nước trên thế giới. Kinh nghiệm về chuyển dịch cơ cấu kinh tế nơng

nghiệp ở một số nước có thể rất hữu ích cho Việt Nam trong q trình CNH, HĐH
trong nơng nghiệp, nông thôn hiện nay.
Dưới đây là kinh nghiệm trong quá trình chuyển dịch CCKT nơng nghiệp ở
một số quốc gia.
1.1.1.1. Kinh nghiệm của Thái Lan
Thái Lan vốn là nước độc canh cây lúa nước đã vươn lên với tốc độ tăng
trưởng nhanh gắn với đa dạng hóa trong sản xuất nông nghiệp. Thái Lan chủ trương
ưu tiên đặc biệt cho việc chuyển dịch từ độc canh cây lúa sang đa dạng cây con
trong nông nghiệp để thúc đẩy nhanh nền kinh tế quốc dân.
Cụ thể, Thái Lan đã chú trọng mở mang đất đai, đầu tư sang sản xuất cây
ngũ cốc, cây ăn quả, chăn nuôi, lâm nghiệp, đánh cá, hoa, cây cảnh... Tỷ trọng nông


4

nghiệp trong GDP giảm từ 50,1% năm 1951 xuống còn 14,2% năm 1990. Giá trị
gạo trong tổng giá trị xuất khẩu từ 45% năm 1950 giảm xuống còn 4,4% năm 1992.
Thái Lan cũng đã giảm tỷ trọng sản phẩm nông nghiệp từ 40,9% xuống còn 25%.
Tỷ trọng lao động trong nơng nghiệp cũng giảm từ 83,8% xuống cịn 74,4%.
Thời kỳ từ năm 1987 đến 1996, mức tăng trung bình của nông nghiệp là
3,4%. Cũng trong thời gian ấy, tỷ trọng của khu vực nông nghiệp trong GDP giảm
từ 40% xuống cịn 12% và tỷ trọng lao động nơng nghiệp trong tổng số lao động cả
nước giảm xuống còn 60%. Đặc điểm của nông nghiệp Thái Lan hiện nay là nông
nghiệp sản xuất hàng hóa hướng ngoại. Việc chuyển sang các mặt hàng xuất khẩu đã
làm thay đổi bản chất của nông nghiệp từ sản xuất nhỏ sang sản xuất lớn.
Điều quan trọng là Thái Lan ứng dụng nhanh các thành quả khoa học cơng nghệ (KHCN) sinh học, hóa học, thủy lợi cũng như CNH nhanh ngành nông
nghiệp: cơ giới hóa làm đất, thu hoạch, chế biến... Sản phẩm nơng nghiệp có sức
cạnh tranh ở thị trường trong nước và trên thế giới do chất lượng cao, giá thành
thấp. Chính phủ Thái Lan chủ động phát triển nông nghiệp, nâng cao khả năng
cạnh tranh với nước ngoài, mở rộng thị trường xuất khẩu, khuyến khích nơng dân

trồng các loại cây có giá trị xuất khẩu lớn, xây dựng các cơng trình thủy lợi, trợ
giá cho sản xuất nơng nghiệp thơng qua việc giảm giá phân bón, thuốc trừ sâu,
giảm thuế nhập khẩu máy móc, cơng cụ, các thiết bị nơng nghiệp và thông qua thị
trường xuất khẩu để nâng giá nông sản [2, tr.48 - 49].
1.1.1.2. Kinh nghiệm của Nhật Bản
Nhật Bản nằm trên một quần đảo ở phía đơng Châu Á, 70% diện tích đất đai
là đồi núi, có nhiều núi lửa, trong đó có một số núi lửa đang hoạt động. Đồng bằng
nhỏ hẹp, bị chia cắt bằng nhiều con sơng ngắn, chảy xiết... Thời tiết khí hậu có bốn mùa
rõ rệt. Nhìn chung đất đai, khí hậu, thời tiết không thuận lợi để phát triển nông nghiệp.
Sau chiến tranh thế giới thứ II, kinh tế Nhật Bản lâm vào suy thối, thiếu
lương thực trầm trọng... Chính lúc đó, Nhật Bản đề ra chương trình mục tiêu đảm
bảo an ninh lương thực và chính sách cải cách kinh tế nông thôn.


5

Về lương thực: Chính phủ Nhật Bản chủ trương cải tạo 1,55 triệu ha đất và
định cư cho 1 triệu hộ nông dân trong 5 năm.
Về cải cách ruộng đất: Bắt buộc các điền chủ có diện tích đất lớn hơn theo
quy định phải bán cho nông dân để nông dân có đất sản xuất.
Chính phủ ban hành các chính sách thúc đẩy sản xuất nơng nghiệp: chính sách
ổn định giá cả, tự do lưu thơng hàng hóa, tăng cường cơng tác khuyến nơng do Nhà
nước đầu tư, hồn thiện quy trình sản xuất nơng nghiệp, cải thiện điều kiện sống...
Từ năm 1947, Chính Phủ Nhật Bản ban hành một số đạo luật nhằm thúc đẩy
nông nghiệp phát triển cao hơn: Luật Tài trợ cho nông dân trong trường hợp gặp
thiên tai, luật Tăng cường màu mỡ của đất, luật Đất đai nơng nghiệp... Do đó, từ
năm 1949 lương thực đã có bước phát triển khá. Năm 1951, thu nhập của hộ nông
dân cao hơn hộ công nhân thành phố 30%. Năm 1956, lại kém hơn 10%. Trước tình
hình đó, Nhật Bản lại đề ra mục tiêu: “Phát triển những đặc sản nông nghiệp đáp
ứng cho từng khu vực riêng”. Do vậy, Nhật Bản lại tiến hành chuyển dịch CCKT

nông nghiệp cho phù hợp. Năm 1975, Nhật Bản thực hiện chính sách phát triển
nơng nghiệp tồn diện, lấy an ninh lương thực làm mục tiêu chính. Đến năm 1979,
sản xuất gạo dư thừa, có gạo bán trên thị trường nội địa 6 triệu tấn. Các nơng sản
hàng hóa khác có sản lượng tăng khá (rau, quả, sữa, thịt...). Tất cả những thành tựu
trên là do chuyển đổi CCKT nông nghiệp và thực hiện CNH nông nghiệp, nông
thôn đem lại [2, tr.40 - 41].
Từ năm 1990, Nhật Bản chủ trương chuyển 830.000 ha lúa sang sản xuất các
cây con khác có hiệu quả hơn. Hiện nay, Nhật trở thành nước nhập khẩu nông sản
lớn nhất thế giới, với khối lượng nông sản nhập khẩu hàng năm là gần 20 triệu tấn
ngô; 5,5 triệu tấn lúa mỳ; 5 triệu tấn đậu tương; gần 2 triệu tấn đường; trên 700
nghìn tấn thịt và hàng triệu tấn rau quả.
Nhật Bản đang nghiên cứu thực thi đường lối mới phát triển nông nghiệp,
trên cơ sở củng cố sản xuất nông nghiệp trong nước và xuất khẩu sản xuất nơng
nghiệp ra nước ngồi. Ở trong nước, Nhật tập trung vào sản xuất một số loại nông


6

sản có giá trị kinh tế cao, sử dụng ít đất và lao động, thực hiện nông nghiệp sinh
thái, phát triển nơng nghiệp du lịch và các hoạt động ngồi nông nghiệp để tăng thu
nhập cho nông dân. Mặt khác, Nhật tích cực thực thi đường lối xuất khẩu vốn, cơng
nghệ, thiết bị, vật tư nơng nghiệp ra nước ngồi theo hướng chú trọng các nước
đang phát triển, có đất đai và lao động rẻ để sản xuất ra các loại nông sản nhập khẩu
vào Nhật Bản và xuất khẩu sang các nước thứ ba.
Q trình điều chỉnh CCKT nơng nghiệp của Nhật Bản là nhờ sự nhạy bén
nắm bắt các quy luật phát triển của nền kinh tế thị trường trong mỗi thời kỳ nhất định.
1.1.1.3. Kinh nghiệm của Trung Quốc
Trung Quốc là nước có rất nhiều điểm giống nước ta về tính chất của sản
xuất nơng nghiệp, bước chuyển từ kinh tế kế hoạch hóa tập trung sang nền kinh tế
hàng hóa, có định hướng của Nhà nước. Những bài học thành cơng trong q trình

chuyển dịch CCKT nông nghiệp, nông thôn là những kinh nghiệm cho nước ta
trong giai đoạn hiện nay.
Nếu bỏ qua sai lầm trong những năm 1956 - 1978 thì ở Trung Quốc từ 1979
đến nay nông nghiệp và kinh tế nông nghiệp đã có những bước tiến bộ vượt bậc. Thu
nhập bình qn thực tế của nông dân tăng gấp đôi thời kỳ tập thể hóa nơng nghiệp.
Dấu hiệu đặc trưng của HĐH nơng thơn là q trình chuyển hướng phát triển
nơng nghiệp và phát triển nơng thơn ngồi nơng nghiệp. Vấn đề khó khăn nhất là
phải thu xếp cho một lực lượng lớn lao động ở nơng thơn có cơng ăn việc làm. Để
giải quyết vấn đề quan trọng này Trung Quốc đã có chủ trương:
- Một là, điều chỉnh quyền sử dụng ruộng đất. Nội dung của điều chỉnh ruộng
đất là thay đổi định hướng quan hệ ruộng đất và cơ cấu sử dụng ruộng đất.
Cuối thập kỷ 70 đầu thập kỷ 80, Trung Quốc đã thực hiện việc chia và
chuyển giao ruộng đất tập thể cho hộ nông dân sử dụng. Đầu năm 1990, 90% đất
canh tác được chia cho 96% hộ nông dân. Để ruộng đất được sử dụng có hiệu quả,
Nhà nước đã xây dựng chế độ chuyển dịch đất đai, có hồn lại quyền sử dụng. Bắt
đầu từ 1987, việc chuyển dịch quyền sử dụng đất đai của Nhà nước và đất tập thể


7

phi nông nghiệp, đất bãi, ven rừng đã được thực hiện. Nhà nước có nhiều văn bản
“quy định tạm thời về việc giao nhượng quyền sử dụng đất của Nhà nước, ở thành
thị và nông thôn” (năm 1990), “luật quản lý đất đai và bất động sản thành phố”
(năm 1994), “quy chế về việc bảo vệ đất nông nghiệp cơ bản” (năm 1994). Nhờ
chính sách giao quyền sử dụng cho nông dân mà nông nghiệp Trung Quốc phát
triển vượt bậc. Năm 1994, sản lượng ngũ cốc vượt mức 435 triệu tấn. Bình quân
lương thực 390kg/người. Nhờ giải quyết được vấn đề lương thực mà Trung Quốc đã
chuyển sang “phát triển kinh tế đa ngành” ở nơng thơn. Chính sách này đã được
công bố vào tháng 4 năm 1981 với chủ trương thu hút nhân lực vào sản xuất ra sản
phẩm không gắn với nghề nông, nhằm tận dụng mọi nguồn lực hiện có ở nơng thơn,

khai thác hết nguồn lao động phụ. Từ năm 1979 đến 1991 bình quân hàng năm giá
trị trồng trọt tăng 4,6%; nghề rừng tăng 5%; chăn nuôi tăng 10,9%; các ngành nghề
khác tăng 13%.
- Hai là, phát triển xí nghiệp Hương trấn. Năm 1984, ở nông thôn Trung
Quốc đã xuất hiện công nghiệp Hương trấn. Khái niệm “xí nghiệp Hương trấn” là
tên gọi các doanh nghiệp của các công xã, đội sản xuất trước đây, cũng như những
doanh nghiệp mới bước đầu thành lập ở các vùng nông thôn. Năm 1983 tỷ lệ sản
phẩm của “xí nghiệp Hương trấn” đã chiếm 2/3 tổng khối lượng sản phẩm ở nông
thôn và chiếm 1/3 tổng sản phẩm xã hội của cả nước. Tỷ lệ sản phẩm năm 1993
chiếm 60% tổng sản lượng cơng nghiệp cả nước. Xí nghiệp Hương trấn do nơng
dân góp vốn xây dựng, tích lũy, từng bước phát triển, cung ứng nguyên liệu và mua
bán sản phẩm chủ yếu thông qua thị trường, lao động thuê mướn rộng rãi trên thị
trường lao động, tự hạch tốn khơng lệ thuộc ngân sách Nhà nước.
Thành cơng của công nghiệp Hương trấn là phát triển công nghiệp địa
phương, tạo động lực để chuyển nông thôn thuần túy nơng nghiệp sang nơng thơn
có CCKT nơng - cơng - dịch vụ, góp phần đơ thị hóa nơng thơn, gắn nông nghiệp
với công nghiệp chế biến, dịch vụ trên địa bàn nơng thơn, phân hóa mật độ cơng
nghiệp tập trung ở thành thị gây ô nhiễm môi trường.


8

Những hạn chế của xí nghiệp Hương Trấn là phân tán đầu tư, chiếm nhiều
đất đai. Khác với nông nghiệp, cơng nghiệp địi hỏi tập trung để tiết kiệm đất đai
canh tác, đầu tư kết cấu hạ tầng, có lợi cho phân cơng hợp tác, phổ biến kỹ thuật,
điều hịa tư liệu sản xuất, tiền vốn, do khơng có khả năng đầu tư công nghiệp hiện
đại nên sản phẩm phần lớn kém chất lượng, khó cạnh tranh thị trường, dẫn đến khó
tiêu thụ.
- Ba là, xây dựng hệ thống dịch vụ xã hội ở nơng thơn: Ngồi nơng nghiệp,
cơng nghiệp Hương trấn, hệ thống dịch vụ ở nông thôn đã hình thành như một

ngành độc lập. Hệ thống dịch vụ ra đời trước hết đáp ứng nhu cầu sản xuất hàng hóa
theo mơ hình kinh tế hộ. Hệ thống dịch vụ này có thể làm cầu nối giữa hộ gia đình
và thị trường [15, tr.83 - 88].
1.1.1.4. Kinh nghiệm của các nước Châu Á khác
Ở các nước Châu Á, cơ cấu nông nghiệp và nông thôn theo thành phần kinh
tế chủ yếu tồn tại theo hai hình thức kinh tế tập thể và kinh tế tư nhân cá thể, còn
kinh tế Nhà nước khơng có hoặc khơng đáng kể. Dù hình thức nào thì quyền sở hữu
về ruộng đất và các tư liệu sản xuất khác vẫn thuộc về các hộ gia đình, cịn hợp tác
xã (HTX) hay tổ hợp tác chỉ làm chức năng dịch vụ đầu vào và đầu ra cho kinh tế
hộ, trong đó vai trị HTX trong hoạt động khuyến nông, khuyến lâm, khuyến ngư và
bao tiêu sản phẩm hàng hóa cho kinh tế hộ có vai trò đặc biệt quan trọng.
Kinh tế tư nhân, cá thể phát triển mạnh, là thành phần chủ yếu trong nông
nghiệp, kinh tế nông thôn. Do các nước Châu Á phát triển theo con đường tư bản
chủ nghĩa (TBCN), nên đất đai và các tư liệu sản xuất khác thuộc sở hữu tư nhân.
Trong nông nghiệp, kinh tế tư nhân tồn tại dưới nhiều hình thức: tư bản tư nhân, tư
bản Nhà nước, trang trại, hộ cá thể, tiểu chủ, song chủ yếu là kinh tế trang trại quy
mô vừa và nhỏ, kinh tế cá thể, hộ gia đình. Do quy luật cạnh tranh của nền kinh tế
thị trường, nên q trình tích tụ và tập trung ruộng đất ở các nước Châu Á diễn ra
nhanh, số lượng và quy mơ các trang trại tăng dần, trình độ kỹ thuật, tổ chức sản
xuất nông nghiệp cũng phát triển nhanh và kinh tế nông thôn gắn với thị trường. Xu
hướng tổ chức sản xuất theo mơ hình trang trại chun mơn hóa ngày càng phổ biến


9

thay thế mơ hình trang trại kinh doanh tổng hợp. Quy mô của các trang trại tuy
không lớn như các nước Âu, Mỹ nhưng nhờ trình độ kỹ thuật và chun mơn hóa
cao nên năng suất và chất lượng nơng sản hàng hóa có sức cạnh tranh cao, tiêu biểu
là lúa gạo Thái Lan và Ấn Độ, chè Srilanca và Trung Quốc.
Xu hướng chuyển dịch cơ cấu nông nghiệp, kinh tế nông thôn theo thành

phần các nước Châu Á trong những năm qua, hiện nay và cả sau này vẫn là kinh tế
tư nhân cá thể, sản xuất hàng hóa lớn kết hợp với kinh tế HTX. Hình thức tổ chức
sản xuất theo mơ hình kinh tế trang trại chun mơn hóa và hộ nơng dân cá thể,
trong đó xu hướng chuyển dịch trong nội bộ kinh tế tư nhân cá thể là tăng tỷ trọng
kinh tế trang trại, giảm tỷ trọng kinh tế cá thể, tiểu nông để phù hợp với yêu cầu sản
xuất hàng hóa lớn. Kinh tế tập thể theo mơ hình HTX dịch vụ kinh tế hộ tiếp tục
phát triển mạnh theo hướng đa dạng hóa ngành nghề để đáp ứng yêu cầu sản xuất
nông nghiệp và kinh tế nông thôn ngày càng tăng.
1.1.1.5. Bài học kinh nghiệm cho Việt Nam
Qua nghiên cứu quá trình chuyển dịch CCKT nơng thơn ở các nước, có thể rút
ra một số bài học cho quá trình chuyển dịch cơ cấu nông nghiệp ở nước ta như sau:
- Một là, để xây dựng một nền công nghiệp hiện đại trong thời kỳ đầu cần tập
trung phát triển nông nghiệp, coi đó là điều kiện cơ bản để ổn định đời sống nhân
dân, tạo nguồn tích lũy từ nội bộ nền kinh tế cho công cuộc CNH, HĐH. Nghiên
cứu kinh nghiệm ở các nước và lãnh thổ cho thấy, để phát triển kinh tế phải dựa vào
tiềm năng thế mạnh của nền kinh tế dân tộc, khai thác và sử dụng có hiệu quả các
nguồn lực sẵn có để phát triển. Hầu như chính phủ các nước đều có chủ trương bắt
đầu từ sản xuất nông nghiệp, lấy tăng trưởng nông nghiệp làm cơ sở để ổn định đời
sống xã hội, tạo nguồn tích lũy ban đầu cho CNH, HĐH. Nhật Bản lấy việc thu thuế
của nông dân để chuyển thặng dư từ nông nghiệp cho công nghiệp. Để làm được
điều đó, trong cơ cấu ngành nơng nghiệp phải chuyển dịch theo hướng đa dạng hóa,
phá bỏ độc canh, phát triển nơng nghiệp tồn diện, đưa chăn ni, thủy sản thành
ngành sản xuất chính. Chính sách đa dạng hóa nơng nghiệp, lấy nông nghiệp làm
điểm tựa đã làm cho thu nhập của nông dân tăng lên, giúp họ tham gia vào thị


10

trường mua sắm hàng hóa, làm tăng cầu, góp phần tiêu thụ hàng hóa cơng nghiệp,
tạo lập được thị trường trực tiếp cho các ngành công nghiệp nội địa.

- Hai là, Nhà nước thực hiện các chính sách kích thích bằng lợi ích kinh tế
đối với nơng dân thơng qua việc tài trợ “đầu vào”, chính sách trợ giá nơng sản,
chính sách thuế, tín dụng ưu đãi đối với những mặt hàng nông sản mới để giảm rủi
ro khi tham gia vào thị trường trong nước và thế giới. Thời kỳ 1991 - 1995, chính
phủ Thái Lan cho vay vốn với lãi suất thấp dưới 5%/năm và vay vật tư giá rẻ, trả
bằng thóc hoặc các nơng sản khác.
- Ba là, đầu tư xây dựng kết cấu hạ tầng nông thôn để chuyển từ chỗ chỉ
nhằm phát triển một vài loại nông sản truyền thống sang phục vụ các loại cây trồng
mới, các ngành sản xuất mới và các hoạt động phi nông nghiệp ở nông thôn.
- Bốn là, tập trung triển khai các cơng trình nghiên cứu, ứng dụng rộng rãi
những thành tựu khoa học và công nghệ tiên tiến vào trồng trọt, chăn nuôi, vào công
nghiệp chế biến và dịch vụ nơng thơn nhằm khuyến khích phát triển nhanh các loại
sản phẩm mới có giá trị kinh tế cao.
- Năm là, bằng chủ trương xây dựng xí nghiệp Hương trấn (Trung Quốc),
đưa công nghiệp về nông thôn (Nhật Bản)… đã giúp các nước và lãnh thổ giải
quyết việc làm cho phần lớn lực lượng lao động dư thừa ở nơng thơn. Đó chính là
biện pháp nhằm chuyển đổi nền nông nghiệp thuần nông sang đa canh, đa ngành,
phát triển kinh doanh tổng hợp nông, công nghiệp và dịch vụ trên địa bàn nông thôn
[15, tr.99 - 100].
1.1.2. Ở Việt Nam
1.1.2.1. Các chủ trương và chính sách của Đảng và Nhà nước về chuyển dịch cơ
cấu kinh tế nông nghiệp
Nhà nước ta thơng qua các chính sách vĩ mơ để tác động vào việc hoàn thiện
cơ cấu kinh tế nông nghiệp, nông thôn trên nhiều lĩnh vực khác nhau. Có thể nói đó
là một tổng thể các chính sách tác động vào các lĩnh vực hoạt động trong kinh tế
nơng nghiệp. Bởi vì cơ cấu kinh tế là một tổng thể các mối quan hệ gắn liền chặt


11


chẽ với nhau, tác động qua lại lẫn nhau biểu hiện bằng những tỷ lệ nhất định.
Khơng thể có một chính sách riêng rẽ nào lại có thể tạo nên được sự hình thành và
hồn thiện cơ cấu kinh tế nông thôn.
Trong Hội nghị lần thứ VII Ban Chấp hành Trung ương khóa X chỉ rõ:
“Nơng nghiệp, nơng dân, nơng thơn có vị trí chiến lược trong sự nghiệp cơng
nghiệp hóa, hiện đại hóa, xây dựng và bảo vệ Tổ quốc, giữ vững ổn định chính trị,
bảo đảm an ninh, quốc phịng… Các vấn đề nơng nghiệp, nơng thơn phải được giải
quyết đồng bộ gắn với quá trình đẩy mạnh cơng nghiệp hóa đất nước… Giải quyết
vấn đề nơng nghiệp, nông dân, nông thôn là nhiệm vụ của hệ thống chính trị và tồn
xã hội” [10, tr.123 - 124]. Trong nghị quyết, trên cơ sở khẳng định CNH, HĐH
nông nghiệp, nông thôn là một nhiệm vụ quan trọng hàng đầu của quá trình CNH,
HĐH đất nước, Đảng ta đã xác định rõ giữa nơng nghiệp, nơng dân, nơng thơn có
mối quan hệ mật thiết với nhau, trong mối quan hệ đó nơng dân được coi là “chủ
thể” của q trình phát triển.
Theo Chương trình hành động của Chính phủ thực hiện Nghị quyết Hội nghị
lần thứ 7 Ban chấp hành Trung ương khóa X về nơng nghiệp, nơng dân, nơng thơn,
có đến 48 quy hoạch, chương trình, đề án cụ thể đã được phân công cho các Bộ,
ngành triển khai. Trong số này phải kể đến các đề án như: thí điểm bảo hiểm nơng
nghiệp, phát triển thơng tin, truyền thông nông thôn, phát triển y tế nông thôn, cơ
chế, chính sách hỗ trợ giảm nghèo bền vững cho các huyện có tỷ lệ hộ nghèo cao,
phát triển mơ hình liên kết giữa hộ nông dân với các thành phần kinh tế ở nông
thôn, phát triển nông nghiệp công nghệ cao…
Những chính sách của Đảng và Nhà nước ở trên là một tiền đề mở ra cho nền
nông nghiệp một hướng đi mới, tạo điều kiện cho sự chuyển dịch CCKT nơng
nghiệp nước ta có hiệu quả hơn.
Quan điểm của Việt Nam về chuyển dịch CCKT nơng nghiệp có thể được
mơ tả khái qt trên một số điểm chính sau đây:


12


- Chuyển dịch CCKT nông nghiệp phải bám sát mục tiêu của sự nghiệp CNH,
HĐH đất nước, đưa nước ta nhanh chóng trở thành nước cơng nghiệp phát triển.
- Chuyển dịch CCKT nông nghiệp hướng tới mục tiêu: giảm dần tỷ trọng giá
trị trồng trọt, tăng dần tỷ trọng giá trị chăn nuôi, thủy sản và chế biến nông lâm sản
trong tổng giá trị sản phẩm của ngành nông nghiệp.
- Chuyển dịch CCKT nông nghiệp phải quán triệt nguyên tắc khai thác tốt
nhất các điều kiện thuận lợi của từng vùng lãnh thổ để nâng cao hiệu quả sản xuất
kinh doanh.
- Chuyển dịch CCKT phải đảm bảo nâng cao năng suất lao động trong nơng
nghiệp, góp phần từng bước giải phóng lao động ra khỏi lĩnh vực nơng nghiệp để
cung cấp nhân lực cho các ngành kinh tế khác.
- Chuyển dịch CCKT nơng nghiệp phải góp phần hồn thiện quan hệ sản
xuất mới trong nông nghiệp và nông thôn, xây dựng nông thôn mới, nâng cao đời
sống vật chất và tinh thần cho nông dân.
1.1.2.2. Kết quả chuyển dịch cơ cấu kinh tế nông nghiệp ở Việt Nam
 Những thành tựu đã đạt được
Trong những năm qua nông nghiệp, nông thơn Việt Nam đã đạt được thành
tựu tồn diện và to lớn, q trình chuyển dịch CCKT nơng nghiệp đạt được nhiều
thành công, cụ thể:
- Từ một nền nông nghiệp tự cung, tự cấp, lạc hậu, thiếu lương thực triền
miên đến nay về cơ bản đã là một nền nông nghiệp hàng hóa, đảm bảo an ninh
lương thực quốc gia, có tỷ suất hàng hóa ngày càng cao, nhiều mặt hàng có số
lượng xuất khẩu chiếm tỷ trọng cao trong khu vực và thế giới. Tính sản xuất hàng
hóa cịn thể hiện trong cơ cấu sản xuất ngày càng đa dạng, quy mô sản xuất ngày
càng tập trung, người sản xuất ngày càng quan tâm tới nhu cầu thị trường. Khoa học
- công nghệ mới được ứng dụng rộng rãi trong nơng nghiệp.
- Hình thành một số vùng sản xuất nông nghiệp tập trung gắn với công
nghiệp chế biến như: lúa gạo ở đồng bằng sông Cửu Long, đồng bằng sông Hồng,



13

mía đường ở miền Trung, Đơng Nam Bộ, đồng bằng sơng Cửu Long, chè ở trung
du miền núi phía bắc, cà phê ở Tây Nguyên, cao su ở Đông Nam Bộ, nuôi trồng
thủy sản ở nhiều tỉnh ven biển...
- Năng lực công nghiệp chế biến nông, lâm, thủy sản tăng đáng kể.
- Cơ cấu kinh tế nông nghiệp và nông thôn đã dịch chuyển theo hướng khai
thác lợi thế đặc thù của mỗi vùng sinh thái.
- Tỷ trọng các loại cây trồng trong ngành trồng trọt cũng có những chuyển
dịch theo hướng tích cực. Tỷ trọng của cây lương thực giảm từ 60,7% (năm 2000)
xuống 56,4% (2009), cây công nghiệp năm 2000 là 24% tăng lên 25,6% năm 2009; cây
rau đậu từ 7% (2000) lên 8,8% (2009); cây ăn quả từ 6,7% (2000) lên 7,8% (2009).
- Các làng nghề ở nông thôn được khôi phục và phát triển, mở ra nhiều việc
làm, nhất là thu hút nguồn lao động tại chỗ khi nông nhàn. Nhiều tiến bộ kỹ thuật và
công nghệ mới đã được áp dụng.
- Cơ sở vật chất, kỹ thuật được cải thiện đáng kể, các hộ sản xuất trở thành
đơn vị kinh tế tự chủ, các hợp tác xã kiểu mới được hình thành, sản xuất trang trại
xuất hiện và phát triển khá nhanh.
Tóm lại, q trình chuyển dịch cơ cấu kinh tế nông nghiệp và nông thơn thời
gian qua đã có những bước chuyển biến tích cực từ một nền nông nghiệp tự cấp tự
túc sang nền nơng nghiệp hàng hóa phát triển tồn diện kinh tế nơng thơn, làm tiền
đề cho q trình CNH, HĐH.
 Những tồn tại, hạn chế
Mặc dù đã đạt được nhiều thành tựu như trên nhưng quá trình phát triển kinh tế
và chuyển dịch cơ cấu kinh tế nông nghiệp, nông thơn nước ta hiện cịn nhiều tồn tại:
- Tốc độ chuyển đổi cơ cấu kinh tế nông nghiệp trong tổng thể nền kinh tế và
trong nội bộ ngành diễn ra chậm: Cơ cấu kinh tế nơng thơn cịn nặng về nông
nghiệp (khoảng 60%). Tỷ trọng của sản xuất nông nghiệp trong cơ cấu nơng, lâm,
ngư nghiệp cịn rất lớn (trên 70% giá trị sản xuất toàn ngành). Cơ cấu cây trồng vật

ni vẫn chưa có thay đổi đáng kể, tỷ trọng chăn nuôi năm 2009 mới đạt trên 27,1%


14

giá trị sản xuất nông nghiệp. Tỷ trọng giá trị sản xuất cây công nghiệp trong trồng
trọt mới đạt khoảng 25,6% năm 2009 so với mục tiêu 45%. Quá trình chuyển đổi
bộc lộ một số điểm không chắc chắn: thể hiện qua sự tăng trưởng không ổn định
của từng ngành, từng lĩnh vực.
- Khoa học và công nghệ trong nông, lâm, ngư nghiệp phát triển chậm, nhiều
mặt còn lạc hậu nên đa số các loại cây trồng, vật nuôi đều có năng suất, chất lượng,
khả năng cạnh tranh thấp, giá thành cao, kém hiệu quả và chưa bền vững. Quan hệ sản
xuất chưa đáp ứng được yêu cầu phát triển nơng nghiệp hàng hóa theo cơ chế mới.
- Cơ cấu thành phần kinh tế trong nơng thơn ít có sự thay đổi. Khả năng rút
lao động ra khỏi nông nghiệp của các ngành nghề phi nơng nghiệp thấp. Vai trị của
kinh tế hợp tác không hỗ trợ được cho kinh tế phát triển.
- Thị trường cho sản phẩm nông nghiệp không ổn định, mặt khác chất lượng
sản phẩm thấp, khả năng cạnh tranh yếu, dẫn đến hiệu quả kinh tế bị hạn chế. Nhiều
thị trường như vốn, lao động, đất và cơng nghệ mới đang trong q trình hình thành.
- Phát sinh nhiều vấn đề bất cập như: ô nhiễm mơi trường, phân hóa xã hội,
giải quyết việc làm, tệ nạn xã hội... trong nông thôn.
 Nguyên nhân của những tồn tại
- Nhận thức về vai trị, vị trí của CNH, HĐH nông nghiệp, nông thôn chưa
đầy đủ và chưa sâu sắc, nhiều chủ trương, chính sách đúng đắn của Đảng về CNH,
HĐH nông nghiệp, nông thôn chưa được thực hiện nghiêm túc.
- Cơ cấu đầu tư chưa hợp lý, đặc biệt đầu tư vào KHCN trong nông nghiệp.
- Mức đầu tư cho nông nghiệp chưa xứng với quy mô và những đóng góp
của nó cho nền kinh tế.
- Do yếu kém trong quá trình tổ chức thực thi các chính sách vào thực tiễn.
- Do quan hệ sản xuất giữa các thành phần kinh tế chưa rõ ràng, chưa khuyến

khích được triệt để các thành phần.
- Do khủng hoảng kinh tế Đông Nam Á và việc hiệu chỉnh tỷ giá hối đoái
chưa mềm dẻo đã ảnh hưởng đến sức cạnh tranh của hàng Việt Nam.


15

1.2. Cơ sở lý luận về chuyển dịch cơ cấu kinh tế nông nghiệp theo hướng
CNH - HĐH
1.2.1. Nông nghiệp và vai trị của nơng nghiệp trong nền kinh tế
1.2.1.1. Khái niệm nông nghiệp
Nông nghiệp là ngành sản xuất vật chất cơ bản của xã hội, sử dụng đất đai để
trồng trọt và chăn nuôi, khai thác cây trồng và vật nuôi làm tư liệu và nguyên liệu lao
động chủ yếu để tạo ra lương thựcthực phẩm và một số nguyên liệu cho công nghiệp.
Nông nghiệp là một ngành sản xuất lớn, bao gồm nhiều lĩnh vực: trồng trọt,
chăn nuôi, sơ chế nơng sản; theo nghĩa rộng, cịn bao gồm cả lĩnh vực: lâm nghiệp,
thuỷ sản.
- Ngành nông nghiệp (theo nghĩa rộng) là: tổ hợp các ngành gắn liền với q
trình sinh học gồm nơng nghiệp, lâm nghiệp và ngư nghiệp. Khi phân tích đánh giá
cơ cấu kinh tế thì tiêu chí, cơ cấu ngành thường được xem trọng nhất bởi vì nó phản
ánh trình độ phát triển của phân công lao động xã hội. Lực lượng sản xuất càng phát
triển, phân công lao động xã hội càng sâu sắc, tỷ mỉ thì càng có nhiều ngành kinh tế
hình thành và phát triển đa dạng khác nhau. Ở nước ta cho đến nay, về cơ bản vẫn là
một nước nông nghiệp cho nên sự phát triển của nó giữ vai trị quyết định trong
kinh tế nơng thơn, đồng thời là một trong những ngành cơ bản của nền kinh tế quốc
dân. Vì vậy, nó vừa chịu sự chi phối của nền kinh tế quốc dân vừa gắn bó chặt chẽ
với các ngành khác, vừa phản ánh những nét riêng biệt mang tính đặc thù của một
ngành mà đối tượng sản xuất là những cơ thể sống.
- Ngành nông nghiệp (theo nghĩa hẹp): bao gồm trồng trọt và chăn nuôi.
Trong trồng trọt được phân ra trồng cây lương thực, cây công nghiệp, cây ăn quả…

Ngành chăn ni gồm có chăn ni gia súc, gia cầm… Những ngành trên có thể
phân ra thành các ngành nhỏ hơn. Chúng có mối quan hệ mật thiết với nhau trong
quá trình phát triển và tạo thành cơ cấu nông nghiệp.


16

1.2.1.2. Vai trị của sản xuất nơng nghiệp trong nền kinh tế quốc dân
Ở nước ta, sản xuất nông nghiệp đã có từ xa xưa và được xem là cái nôi của
nền văn minh lúa nước. Đến nay, nông nghiệp vẫn giữ vai trò quan trọng trong nền
kinh tế quốc dân với tỷ trọng 21% GDP và hơn 56% lao động xã hội đang hoạt
động trong lĩnh vực nông nghiệp. Sản xuất nông nghiệp đang từng bước chuyển từ
nền sản xuất nông nghiệp tự cấp, tự túc sang nền nông nghiệp sản xuất hàng hố lớn.
Vai trị của nơng nghiệp đối với nền kinh tế quốc dân được thể hiện ở một số
điểm sau:
- Nông nghiệp là ngành sản xuất quan trọng trong quá trình sản xuất tư liệu
tiêu dùng thiết yếu cho con người (lương thực, thực phẩm và ngun liệu cho cơng
nghiệp) mà khơng một ngành nào có thể thay thế được.
- Nơng nghiệp có ảnh hưởng đến sự tăng trưởng, góp phần đáng kể vào tích
luỹ ban đầu cho sự nghiệp phát triển đất nước, có ý nghĩa đặc biệt quan trọng đối
với các nước đang phát triển. Tích luỹ trong nơng nghiệp được thực hiện trực tiếp
thông qua thuế sử dụng đất nông nghiệp. Nguồn thu này tuy không lớn nhưng ổn
định và là nguồn thu chủ yếu có ý nghĩa rất quan trọng đối với sự phát triển kinh tế
của địa phương trong thời kỳ cơng nghiệp hố.
- Nơng nghiệp có ảnh hưởng đến nhiều ngành kinh tế quốc dân, đặc biệt là
ngành công nghiệp. Sự phát triển ổn định, vững chắc của nông nghiệp có ý nghĩa
quyết định đối với ngành cơng nghiệp, dịch vụ và toàn nền kinh tế quốc dân. Việc
giải quyết đủ lương thực cho nhu cầu trong nước và dư thừa để xuất khẩu được coi
là nền tảng quan trọng nhất cho sự ổn định nền kinh tế quốc dân, thúc đẩy chuyển
dịch cơ cấu kinh tế. Ngoài lương thực và thực phẩm, nơng nghiệp cịn cung cấp

nhiều loại ngun liệu cho các ngành công nghiệp, đặc biệt là ngành công nghiệp
chế biến nông sản. Sự phát triển của công nghiệp chế biến, ở mức độ rất lớn phụ
thuộc vào quy mô và tốc độ của sản xuất nông nghiệp. Tính phụ thuộc này sẽ càng
tăng lên khi nhu cầu sản xuất và xuất khẩu nông sản với kỹ thuật cao tăng lên.


17

- Nông nghiệp, nông thôn là thị trường rộng lớn tiêu thụ sản phẩm cho nền
kinh tế quốc dân.
- Nông nghiệp, nông thôn là nguồn cung cấp nhân lực cho các ngành kinh
tế xã hội phát triển. Quá trình phát triển kinh tế ở hầu hết các nước đều gắn liền
với sự chuyển dịch lao động từ nông nghiệp sang công nghiệp và dịch vụ. Sự
nghiệp CNH, HĐH ở nước ta địi hỏi nguồn lao động khơng ngừng được bổ sung
từ khu vực nông nghiệp.
- Nông nghiệp phát triển tạo điều kiện để chuyển các yếu tố sản xuất sang
khu vực phi nông nghiệp.
1.2.1.3. Những đặc điểm cơ bản của sản xuất nông nghiệp Việt Nam
Nông nghiệp là một trong hai ngành sản xuất vật chất chủ yếu của xã hội.
Sản xuất nơng nghiệp có những đặc điểm riêng mà các ngành sản xuất khác khơng
thể có, đó là:
- Trong nông nghiệp ruộng đất vừa là tư liệu sản xuất chủ yếu, vừa là tư liệu
sản xuất đặc biệt.
Ruộng đất là tư liệu sản xuất chủ yếu vì nó có vai trò quyết định (trực tiếp
hay gián tiếp) tạo ra các loại nơng sản phẩm. Khơng có ruộng đất thì về cơ bản
không thể tiến hành các hoạt động sản xuất kinh doanh nông nghiệp.
Ruộng đất là tư liệu sản xuất đặc biệt vì khác với các loại tư liệu sản xuất
khác, nếu biết sử dụng cải tạo, bảo vệ và bồi dưỡng hợp lý thì ruộng đất chẳng
những khơng bị hao mịn, chất lượng khơng giảm đi qua q trình sử dụng mà cịn
tốt hơn, tức là độ phì nhiêu, độ màu mỡ ngày càng tăng lên.

Tính chất đặc biệt của tư liệu sản xuất ruộng đất còn thể hiện ở chỗ ruộng đất
vừa là tư liệu lao động, vừa là đối tượng lao động. Là đối tượng lao động khi ruộng
đất chịu sự tác động trực tiếp của con người thông qua các biện pháp canh tác; là tư
liệu lao động khi con người thông qua ruộng đất tác động lên cây trồng, cung cấp
các yếu tố dinh dưỡng để cây trồng sinh trưởng và phát triển.


18

- Đối tượng của sản xuất nông nghiệp là những cơ thể sống
Trong nông nghiệp đối tượng sản xuất là những cơ thể sống, đó là những cây
trồng, vật ni, phát sinh, tồn tại và sinh trưởng, phát triển theo các quy luật sinh
học. Do đó trong q trình sản xuất, chúng ln địi hỏi sự tác động thích hợp của
con người và của tự nhiên để sinh trưởng và phát triển.
- Sản xuất nơng nghiệp mang tính thời vụ
Trong sản xuất nơng nghiệp tính thời vụ được thể hiện rất rõ nét, đặc biệt là
trong ngành trồng trọt. Nhân tố cơ bản quyết định tính thời vụ của sản xuất là quy
luật sinh trưởng và phát triển của cây trồng, vật ni. Những biểu hiện chủ yếu của
tính thời vụ trong sản xuất nông nghiệp là:
+ Ở mỗi loại cây trồng, vật nuôi các giai đoạn sinh trưởng và phát triển diễn
ra trong những khoảng thời gian khác nhau của mùa vụ sản xuất, địi hỏi thời gian,
hình thức và mức độ tác động trực tiếp của con người tới chúng cũng khác nhau.
+ Cùng một loại cây trồng, vật ni ở những vùng có điều kiện khí hậu, thời
tiết khác nhau thường có mùa vụ và thời vụ sản xuất khác nhau.
+ Các loại cây trồng, vật nuôi khác nhau thường có mùa vụ, thời vụ sản xuất
khác nhau.
- Sản xuất nơng nghiệp thường có chu kỳ dài và phần lớn tiến hành ngồi
trời trên khơng gian ruộng đất rộng lớn, lao động và tư liệu lao động luôn luôn bị
di động và thay đổi theo thời gian và không gian.
- Sản xuất nông nghiệp chịu sự tác động và ảnh hưởng lớn của các điều kiện

tự nhiên, đặc biệt là điều kiện đất đai, khí hậu, nguồn nước,…
Ngồi những đặc điểm chung của sản xuất nơng nghiệp nêu trên, nơng
nghiệp nước ta cịn có những đặc điểm riêng, như:
- Sản xuất nông nghiệp ở nước ta phổ biến là sản xuất nhỏ, cơ cấu nông
nghiệp nước ta đang chuyển dịch theo yêu cầu đẩy mạnh công nghiệp hóa, hiện đại
hóa và phát triển nền nơng nghiệp hàng hóa nhiều thành phần theo định hướng xã
hội chủ nghĩa.


19

- Trong nơng nghiệp nước ta, bình qn ruộng đất theo đầu người ít, sức lao
động nơng nghiệp nhiều lại phân bố không đồng đều giữa các miền và các vùng.
- Sản xuất nông nghiệp của nước ta chịu ảnh hưởng của khí hậu nhiệt đới,
ẩm, có chế độ gió mùa, hàng năm chia làm hai mùa rõ rệt, đồng thời tùy theo vĩ
tuyến và độ cao của từng vùng mà một số nơi cịn có khí hậu ơn đới. Tài nguyên khí
hậu ấy, một mặt tạo điều kiện thuận lợi là: Có thể phát triển nhiều chủng loại cây
trồng, vật nuôi, xây dựng cơ cấu cây trồng, công thức luân canh, trồng xen, trồng
gối, sử dụng không gian nhiều tầng, có khả năng tăng vụ và rải vụ sản xuất quanh
năm, bốn mùa có thu hoạch. Mặt khác, khí hậu nước ta cũng gây ra những khó khăn
phức tạp cho sản xuất nông nghiệp như: bão lụt, hạn hán, gió mùa đơng bắc, gió tây,
gió Lào, sương muối,… gây ra những tổn thất lớn đối với mùa màng [12, tr.10 - 15].
1.2.2. Cơ cấu kinh tế nông nghiệp và chuyển dịch cơ cấu kinh tế nông nghiệp
1.2.2.1. Cơ cấu kinh tế nông nghiệp
Cơ cấu kinh tế là tổng thể các bộ phận của nền kinh tế, có mối quan hệ hữu
cơ với nhau theo những tỷ lệ nhất định về mặt lượng và liên quan chặt chẽ với nhau
về mặt chất. Các bộ phận kinh tế tác động qua lại lẫn nhau trong cùng một không
gian và thời gian nhằm đạt hiệu quả kinh tế cao [15, tr.7].
Cơ cấu kinh tế nông nghiệp là tổng thể các mối quan hệ kinh tế bao gồm các
lĩnh vực: trồng trọt, chăn ni, thủy sản, dịch vụ, lâm nghiệp… có mối quan hệ hữu

cơ với nhau theo những tỷ lệ nhất định về mặt lượng và liên quan chặt chẽ với nhau
về mặt chất [15, tr.42].
Cơ cấu kinh tế nông nghiệp thường được xem xét trên ba nội dung cơ bản sau:
 Một là, cơ cấu kinh tế - kỹ thuật của nông nghiệp
Cơ cấu kinh tế - kỹ thuật của nông nghiệp phản ánh trình độ chun mơn hóa
và phân cơng lao động trong lĩnh vực nông nghiệp; khi lực lượng sản xuất càng phát
triển thì phân cơng lao động xã hội càng sâu sắc, càng có nhiều ngành sản xuất hình
thành và phát triển.


20

Hiện nay, cơ cấu kinh tế - kỹ thuật của nông nghiệp là tổ hợp của các lĩnh
vực sau đây:
- Ngành nông nghiệp bao gồm: trồng trọt và chăn nuôi
Vấn đề quan trọng trong nơng nghiệp hiện nay là tìm ra được cơ cấu hợp lý
giữa trồng trọt và chăn nuôi, giữa trồng cây lương thực và cây công nghiệp, cây ăn
quả, cây thực phẩm. Chuyển từ trạng thái độc canh cây lương thực sang đa canh cây
trồng là xu hướng khách quan nhằm sử dụng hợp lý các điều kiện và các nguồn lực
như đất đai, lao động, tăng thu nhập cho người lao động, đáp ứng nhu cầu đa dạng
của xã hội cũng như phát huy được một cách triệt để tiềm năng, lợi thế của từng địa
phương trong quá trình phát triển.
- Ngành lâm nghiệp: bao gồm nhiều chủng loại thực vật và động vật rừng.
Đây là nguồn tài nguyên vô cùng phong phú và đa dạng. Rừng là một nguồn lợi to
lớn về kinh tế và có vai trị quan trọng trong việc phịng hộ, hạn chế lũ lụt, phát triển
du lịch. Cơ cấu kinh tế lâm nghiệp bao gồm các nội dung: bảo tồn rừng tự nhiên,
phát triển và trồng rừng, khai thác tài nguyên rừng, chế biến lâm sản.
- Ngành ngư nghiệp: là một trong những ngành kinh tế quan trọng cấu thành
kinh tế nông thôn ở nước ta. Cơ cấu kinh tế ngư nghiệp bao gồm các nội dung chủ
yếu: nuôi trồng thuỷ sản, khai thác, chế biến thuỷ hải sản.

 Hai là, cơ cấu vùng (lãnh thổ)
Nếu cơ cấu ngành kinh tế hình thành từ q trình phân cơng lao động xã hội
và chun mơn hố sản xuất thì cơ cấu kinh tế vùng lại được hình thành chủ yếu từ
việc bố trí sản xuất theo khơng gian địa lý. Cơ cấu vùng và cơ cấu ngành kinh tế
thực chất là hai mặt của một thể thống nhất và đều là biểu hiện của sự phân công lao
động xã hội. Cơ cấu lãnh thổ hình thành gắn liền với cơ cấu ngành và thống nhất
trong vùng kinh tế. Ở nước ta, trong các năm qua các vùng kinh tế sinh thái đã được
hình thành và phát triển từng bước tạo nên các vùng sản xuất nơng nghiệp hàng hố
có trình độ chun mơn hố cao như vùng trồng lúa, cây cơng nghiệp, cây ăn quả.


21

 Ba là, cơ cấu thành phần kinh tế
Cơ cấu kinh tế được hình thành từ chế độ sở hữu: “Một cơ cấu thành phần
kinh tế hợp lý phải dựa trên cơ sở hệ thống, tổ chức kinh tế với chế độ sở hữu có
khả năng thúc đẩy sự phát triển của lực lượng sản xuất, thúc đẩy phân công lao
động xã hội”.
Ở nước ta, cơ cấu thành phần kinh tế tham gia trong lĩnh vực nông nghiệp
bao gồm: kinh tế Nhà nước, kinh tế tập thể, kinh tế tư nhân, kinh tế cá thể, kinh tế
hỗn hợp; trong đó, kinh tế cá thể là chủ yếu và đang chiếm vai trị quan trọng trong
đời sống kinh tế nơng nghiệp nước ta.
Ngồi 3 loại cơ cấu chính nêu trên, trong sản xuất nơng nghiệp cịn có các
loại cơ cấu khác như cơ cấu mùa vụ, cơ cấu công nghệ sử dụng trong nơng nghiệp…
- Cơ cấu mùa vụ nói lên thời điểm gieo trồng các loại cây, chu kỳ sinh
trưởng và thu hoạch chúng. Việc bố trí mùa vụ cho từng loại cây phụ thuộc vào các
yếu tố chính như thời tiết, đất đai, đặc điểm sinh học của giống cây trồng, tiến bộ
khoa học kỹ thuật… Trong sản xuất nông nghiệp, sự thay đổi cơ cấu mùa vụ cũng
bao hàm sự thay đổi cơ cấu cây trồng và góp phần vào việc chuyển dịch cơ cấu kinh
tế nông nghiệp.

- Cơ cấu cơng nghệ nói lên tỷ trọng và mức độ áp dụng các loại công nghệ
trong sản xuất nông nghiệp như công nghệ lạc hậu, tiên tiến và hiện đại. Ngày nay,
dưới sự phát triển mạnh mẽ của khoa học cơng nghệ nói chung và trong lĩnh vực
nơng nghiệp nói riêng thì việc thay đổi từ cơng nghệ sản xuất cũ, lạc hậu sang công
nghệ tiên tiến, hiện đại là một yêu cầu cấp thiết nhằm bảo đảm việc nâng cao chất
lượng và khả năng cạnh tranh của các loại nông sản của mỗi quốc gia.
CCKT nông nghiệp được coi là hợp lý khi đảm bảo được các yêu cầu sau:
+ CCKT phải phù hợp với các quy luật khách quan;
+ CCKT nông nghiệp phải phản ánh khả năng khai thác các điều kiện tự
nhiên và lợi thế so sánh của từng vùng, từng miền và trong cả nước, đáp ứng được
yêu cầu hội nhập với quốc tế và khu vực nhằm tạo ra sự cân đối, phát triển bền vững.
+ CCKT nông nghiệp phải phù hợp với xu thế kinh tế chính trị của khu vực
và trên thế giới.


22

1.2.2.2. Chuyển dịch cơ cấu kinh tế nông nghiệp
Chuyển dịch CCKT theo H. Chennery là: “Thay đổi cơ cấu bao gồm sự tích
lũy vốn vật chất và con người và sự thay đổi về nhu cầu, sản xuất, buôn bán, việc
làm. Ngồi ra, cịn có sự thay đổi về các q trình kinh tế xã hội kèm theo như đơ
thị hóa, thay đổi dân số, thay đổi về phân phối thu nhập”[15, tr.7 - 8].
Người ta hiểu sự thay đổi cơ cấu là sự thay đổi về CCKT và thể chế cần cho
sự tăng trưởng GDP. Các bộ phận đó gắn bó và tương tác chặt chẽ với nhau biểu
hiện ở các quan hệ tỷ lệ về số lượng, tương quan về chất lượng trong những không
gian và thời gian nhất định, phù hợp với điều kiện kinh tế - xã hội nào đó, nhằm đạt
được hiệu quả kinh tế xã hội cao.
Cơ cấu kinh tế nói chung và cơ cấu kinh tế nơng nghiệp nói riêng ln thay
đổi theo từng thời kỳ phát triển bởi các yếu tố hợp thành CCKT khơng cố định. Đó
là sự thay đổi số lượng các ngành (nông, lâm, ngư nghiệp) hoặc sự thay đổi về quan

hệ tỷ lệ giữa các ngành, các vùng, các thành phần do sự xuất hiện hoặc biến mất của
một số ngành và tốc độ tăng trưởng giữa các yếu tố cấu thành cơ cấu kinh tế là
không đồng đều.
Chuyển dịch cơ cấu kinh tế nông nghiệp là sự thay đổi của cơ cấu kinh tế
nông nghiệp từ trạng thái này sang trạng thái khác cho phù hợp với môi trường phát
triển. Đây không đơn thuần là sự thay đổi vị trí mà là sự biến đổi cả về lượng và
chất trong nội bộ cơ cấu. Việc chuyển dịch CCKT nông nghiệp phải dựa trên cơ sở
một cơ cấu hiện có, do đó nội dung của chuyển dịch cơ cấu là cải tạo cơ cấu cũ, lạc
hậu hoặc chưa phù hợp để xây dựng CCKT mới tiên tiến, hoàn thiện và bổ sung cơ
cấu kinh tế cũ nhằm biến cơ cấu cũ thành cơ cấu mới hiện đại và phù hợp hơn. Như
vậy, chuyển dịch CCKT thực chất là sự điều chỉnh cơ cấu trên 3 mặt biểu hiện của
cơ cấu (ngành, vùng, thành phần) nhằm hướng sự phát triển của toàn bộ nền kinh tế
theo các mục tiêu kinh tế - xã hội đã xác định cho từng thời kỳ phát triển. Mục đích
của chuyển dịch là tạo ra sự cân đối giữa nông nghiệp và các ngành kinh tế khác
trong nền kinh tế quốc dân, đồng thời tạo dựng một ngành nơng nghiệp có cơ cấu
hợp lý, qua đó phát huy mọi tiềm năng sản xuất, lợi thế so sánh của từng vùng, từng


23

miền và trên cả nước nhằm phát triển nền nông nghiệp sản xuất hàng hố lớn, giải
quyết cơng ăn việc làm cho nông dân, nâng cao thu nhập và mức sống cho người
nông dân ở nông thôn.
Bối cảnh thế giới và trong nước hiện nay địi hỏi nền nơng nghiệp Việt Nam
phải chuyển dịch CCKT nơng nghiệp nhằm thích ứng với sự biến động của quan hệ
cung - cầu nông sản hàng hoá ở cả thị trường trong nước và thế giới trong quá trình
hội nhập kinh tế quốc tế.
Quá trình chuyển dịch CCKT nơng nghiệp có thể được xem xét, đánh giá
qua các chỉ tiêu sau đây:
- Một là, nhóm các chỉ tiêu đánh giá động thái của từng bộ phận trong tổng

thể CCKT nông nghiệp để rút ra xu hướng vận động của CCKT.
+ Cơ cấu theo GDP là hệ thống chỉ tiêu đánh giá chuyển dịch của ngành, của
các bộ phận trong ngành. Cơ cấu GDP phải ánh rõ nét xu thế chuyển dịch CCKT
ngành. Cơ cấu GDP thường được đo lường bằng tỷ lệ phần trăm của giá trị các yếu
tố cấu thành cơ cấu ngành.
+ Cơ cấu lao động là tỷ trọng lao động trong từng ngành, biểu hiện xu thế
chuyển dịch trong quá trình phân công lao động theo ngành. Tỷ trọng lao động các
ngành nghề trong CCKT mang tính đặc trưng của từng thời kỳ, từng địa phương.
+ Cơ cấu đầu tư là tỷ lệ nguồn vốn đầu tư vào từng ngành, từng vùng và hiệu
quả của q trình đầu tư đó.
Khi sử dụng các chỉ tiêu phân tích xu thế chuyển dịch CCKT cần phải có số
lượng từng năm, xem xét sự biến động của giá cả (giá: thường tính theo giá định
gốc và hiện hành). Bên cạnh việc phân tích chuyển dịch CCKT chung cả nước, có thể
sử dụng các chỉ tiêu trên để phân tích chuyển dịch CCKT ngành, vùng, địa phương.
Do năng suất lao động, hiệu quả sử dụng vốn đầu tư khác nhau nên có sự
khơng nhất qn về vận động của cơ cấu giá trị sản xuất dịch vụ với cơ cấu lao
động, đầu tư. Vì thế về cơ bản phải dựa vào cơ cấu GDP (đối với quốc gia) và cơ
cấu giá trị (đối với ngành, vùng).


24

Như vậy, mục tiêu vận dụng các chỉ tiêu của nhóm thứ nhất (cơ cấu GDP,
GO, lao động, đầu tư) là phát hiện sự vận động của từng ngành, từng vùng, từng
thành phần kinh tế và rút ra xu hướng chung của chuyển dịch CCKT, các nhân tố
thúc đẩy hoặc cản trở q trình đó.
- Hai là, nhóm các chỉ tiêu phản ánh hiệu quả, tính hợp lý của chuyển dịch
CCKT nơng thơn.
Mục đích của chuyển dịch CCKT khơng phải là sự thay đổi về tỷ trọng
ngành này, ngành khác, mà phải đạt được sự tăng trưởng kinh tế cao, khai thác hiệu

quả các nguồn lực, tạo việc làm, tăng thu nhập cho người lao động và các tầng lớp
dân cư. Do đó, tính hợp lý về CCKT phải là hiệu quả kinh tế, xã hội và môi trường
do quá trình đó mang lại.
Để đánh giá hiệu quả chuyển dịch CCKT người ta thường sử dụng các chỉ
tiêu sau:
+ Hiệu quả sử dụng các nguồn lực như tài nguyên, lao động, vốn, KHCN.
+ Tác động giữa các ngành, vùng, khu vực kinh tế.
+ Chỉ tiêu nâng cao tiềm lực kinh tế như giá trị sản xuất, giá trị xuất khẩu,
tốc độ tăng trưởng kinh tế, mức lương nội bộ, khả năng cạnh tranh.
+ Chỉ tiêu bảo vệ môi trường sinh thái, tạo lập môi trường phát triển bền
vững [2, tr.37 - 40].
1.2.3. Chuyển dịch CCKT nông nghiệp theo hướng CNH, HĐH ở nước ta
1.2.3.1. Nội dung CNH, HĐH trong nông nghiệp
“CNH, HĐH nơng nghiệp là q trình chuyển dịch cơ cấu kinh tế nơng
nghiệp theo hướng sản xuất hàng hóa lớn, gắn với công nghiệp chế biến và thị
trường; thực hiện cơ khí hóa, điện khí hóa, thủy lợi hóa, ứng dụng các thành tựu
khoa học, công nghệ, trước hết là công nghệ sinh học, đưa thiết bị kỹ thuật và công
nghệ hiện đại vào các khâu sản xuất nông nghiệp nhằm nâng cao năng suất, chất
lượng hiệu quả, sức cạnh tranh của nơng sản hàng hóa trên thị trường.


25

CNH, HĐH nơng thơn là q trình chuyển dịch CCKT nông thôn theo hướng
tăng nhanh tỷ trọng giá trị sản phẩm và lao động các ngành nghề công nghiệp và
dịch vụ; giảm dần tỷ trọng sản phẩm và lao động nông nghiệp; xây dựng kết cấu hạ
tầng kinh tế - xã hội, quy hoạch phát triển nông thôn, bảo vệ môi trường sinh thái;
tổ chức lại sản xuất và xây dựng quan hệ sản xuất phù hợp; xây dựng nông thôn dân
chủ, công bằng, văn minh, không ngừng nâng cao đời sống vật chất và văn hóa của
nhân dân ở nông thôn.” [9, tr.93 -94].

1.2.3.2. Các nhân tố ảnh hưởng đến q trình chuyển dịch CCKT nơng nghiệp
- Thứ nhất, nhóm nhân tố địa lý, tự nhiên
Mức độ ảnh hưởng của điều kiện tự nhiên, địa lý đến chuyển dịch CCKT
nơng nghiệp nhiều hay ít phụ thuộc vào cơ sở vật chất và trình độ của lực lượng sản
xuất. Lực lượng sản xuất càng thấp kém thì sự tác động của điều kiện tự nhiên càng
lớn. Nhóm các điều kiện tự nhiên ảnh hưởng đến chuyển dịch CCKT trên những
mặt chủ yếu sau:
+ Sự lựa chọn cơ cấu sản xuất, CCKT phù hợp với vùng sinh thái để tạo lợi
thế trong cơ chế thị trường.
+ Việc xây dựng nền nông nghiệp lâu bền vừa tăng trưởng kinh tế vừa bảo vệ
mơi trường sinh thái.
+ Ảnh hưởng đến q trình phân công lao động ở nông thôn theo hướng sản
xuất hàng hóa.
- Thứ hai, nhóm nhân tố kinh tế - xã hội
Trình độ phát triển lực lượng sản xuất là yếu tố quyết định tốc độ chuyển
dịch CCKT nông thôn. Lực lượng sản xuất theo nghĩa rộng bao gồm: con người, tư
liệu sản xuất và KHCN.
Nhân tố con người có vai trò quyết định sự phát triển của lực lượng sản xuất.
Với tư cách lao động, con người được biểu hiện tập trung ở sức lao động. Con
người với tư cách là chủ thể quản lý sẽ tạo ra khả năng thay đổi CCKT và phát triển
kinh tế.
Tư liệu sản xuất luôn được coi là nhân tố năng động. Tư liệu sản xuất với tư
cách là những công cụ lao động sẽ góp phần tăng năng suất lao động, nhờ đó thúc
đẩy q trình phân cơng lao động ở nơng thơn. Tư liệu sản xuất với tư cách là cơ sở


×