Tải bản đầy đủ (.doc) (27 trang)

XÃ HỘI HÓA TRONG LĨNH VỰC GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO TRÊN ĐỊA BÀN AN GIANG

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (236.39 KB, 27 trang )

HỌC VIỆN CHÍNH TRỊ - HÀNH CHÍNH QUỐC GIA HỒ CHÍ MINH
HỌC VIỆN BÁO CHÍ - TUYÊN TRUYỀN


KHOA TUYÊN TRUYỀN

VÕ VĂN CHONG

XÃ HỘI HÓA
TRONG LĨNH VỰC GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO
TRÊN ĐỊA BÀN AN GIANG

TIỂU LUẬN MÔN: NGUYÊN LÝ CÔNG TÁC TƯ TƯỞNG

AN GIANG - 2007


PHẦN MỞ ĐẦU
1. Lý do chọn đề tài
Giáo dục luôn là vấn đề trung tâm của đời sống xã hội vì nó quyết
định tương lai của mỗi người và của cả xã hội. Thực trạng nhức nhối của
nền giáo dục Việt Nam hiện nay - nguyên nhân làm trì trệ sự phát triển của
Việt Nam - đặt ra vấn đề phải cải cách giáo dục và xã hội hóa (XHH) giáo
dục là một trong những giải pháp được đặt ra sơi nổi nhất. Phải khẳng
định, xã hội hóa giáo dục là tinh thần, là nội dung quan trọng nhất của cải
cách giáo dục, đảm bảo sự thành công của cải cách giáo dục. Nhiều người
có tâm huyết quan tâm nghiên cứu và đưa ra những giải pháp cho chương
trình xã hội hóa giáo dục nhưng thực tế chưa ghì nhận được thành cơng
nào. Xã hội hóa giáo dục cần được nhận thức lại và giải quyết trên cơ sở
hợp lý hơn.
Mơ hình xã hội tương lai là cơ sở định hướng giáo dục và đào tạo


con người một cách toàn diện cả về kỹ năng và nhân cách, đáp ứng được
những địi hỏi của xã hội đó. Đó chính là mục tiêu của cải cách giáo dục và
mục tiêu của xã hội hóa giáo dục. Xác định mơ hình phát triển xã hội
tương lai mà Việt Nam tiến đến và cần phải tiến đến là bước đi căn bản của
chương trình xã hội hóa giáo dục. Phải bắt đầu từ đó chúng ta mới có
những bước đi cụ thể sau này. Xã hội hóa giáo dục phải chỉ ra xã hội Việt
Nam trong tương lai cần những loại năng lực nào và trang bị cho con
người những năng lực phù hợp. Như vậy, tồn bộ q trình xã hội hóa
chính là chuẩn bị những viên gạch từ tất cả những nguồn lực hiện tại để tạo
ra ngôi nhà trong tương lai, do đó, nhiệm vụ của xã hội hóa giáo dục chính
là hoạch định tương lai của cả dân tộc.
Vì vậy xã hội hóa giáo dục - đào tạo vừa là một trong những giải
pháp hết sức quan trọng có tính chất quyết định đến việc hồn thành nhiệm
vụ chính trị của Tỉnh nói chung và của ngành giáo dục nói riêng. Cho nên
tơi quyết định xây dựng đề tài: “Xã hội hóa trong lĩnh vực Giáo dục và
Đào tạo trên địa bàn tỉnh An Giang” là phù hợp có thể đáp ứng được yêu
cầu thực tiễn bức xúc hiện nay của nhiệm vụ chính trị ở địa phương.


2. Tính cấp thiết của đề tài
- Lĩnh vực giáo dục - đào tạo vốn có tính xã hội sâu sắc vừa là nhu
cầu, vừa là giá trị xã hội, có liên quan đến mọi người, mọi nhà và ln chịu
sự tác động đa phương từ các gia đình, tập qn, dân tộc, tơn giáo, cộng
đồng làng xóm đến các lực lượng xã hội.
Ðể phát huy tính xã hội vốn có đó, Đại hội VIII của Đảng đã khẳng
đỉnh: “Các vấn đề chính sách xã hội đều giải quyết theo tinh thần xã hội
hóa''. Đại hội X của Đảng lần nữa khẳng định: “Thực hiện xã hội hoá giáo
dục. Huy động nguồn lực vật chất và trí tuệ của xã hội tham gia chăm lo
sự nghiệp giáo dục. Phối hợp chặt chẽ giữa ngành giáo dục với các ban,
ngành, các tổ chức chính trị - xã hội, xã hội - nghề nghiệp... để mở mang

giáo dục, tạo điều kiện học tập cho mọi thành viên trong xã hội. Tăng
cường thanh tra, kiểm tra, giám sát các hoạt động giáo dục".
Thực hiện xã hội hóa giáo dục- đào tạo là cụ thể hóa chủ trương cơ
bản của Đại hội tồn quốc lần thứ X của Đảng, là động lực chủ yếu để phát
triển đất nước, là đại đoàn kết toàn dân, kết hợp hài hịa lợi ích cá nhân, tập
thể và xã hội, phát huy khả năng và tiềm lực của mọi thành phần kinh tế,
của toàn xã hội. Xã hội hóa giáo dục- đào tạo địi hỏi phải đổi mới phương
thức hoạt động của Nhà nước, phải xác định đúng vai trò và nhiệm vụ của
Nhà nước trong lĩnh vực này và phải thực hiện trong tất cả các cơ sở cơng
lập và ngồi cơng lập. Các cơ sở cơng lập cũng phải cải cách mạnh mẽ,
tích cực thực hiện phương thức xã hội hóa, xóa bỏ phương thức quan liêu,
bao cấp, hành chính đơn thuần.
Chủ trương trên đây của Đảng là nhằm đổi mới quản lý để phục vụ
tốt hơn nhu cầu của nhân dân về giáo dục- đào tạo; tạo sự chuyển đổi đồng
bộ về cơ chế quản lý kinh tế - xã hội. Trong một thời gian dài, chúng ta đã
tổ chức và quản lý các lĩnh vực này theo cơ chế Nhà nước bao cấp về mọi
mặt. Cơ chế đó tạo nên tâm lý ỷ lại, thụ động, trông chờ vào Nhà nước,
biến các thầy, cô giáo, thành viên chức và quan chức Nhà nước, đều hưởng
lương từ ngân sách Nhà nước, làm cho bộ máy và biên chế tăng nhanh
trong khi khả năng ngân sách có hạn. Khắc phục cơ chế đó, thực hiện chủ
trương xã hội hóa, khơng có nghĩa là Nhà nước từ bỏ trách nhiệm của mình


mà chính là Nhà nước thực hiện phương thức đảm nhận trách nhiệm có
chất lượng và hiệu quả cao hơn. Xã hội hóa là chủ trương lớn, có tầm
chiến lược của Đảng và Nhà nước nhằm tạo động lực và phát huy mọi
nguồn lực đê phát triển một nền giáo dục- đào tạo lành mạnh, tiên tiến,
chất lượng ngày càng cao, theo phương thức vận động và tổ chức tham gia
của tồn xã hội.
Hịa với xu thế chung của cả nước, trong những năm qua, lãnh đạo

tỉnh An Giang luôn quan tâm phát triển lĩnh vực văn hóa xã hội, thành lập
các Ban Chỉ đạo các chương trình thuộc lĩnh vực giáo dục- đào tạo và chỉ
đạo các Sở, Ban ngành tổ chức triển khai thực biện, đồng thời hàng năm
tỉnh đều tăng chi đầu tư cơ sở vật chất, trang thiết bị để lĩnh vực hoạt động
này thuận lợi hơn, nhằm tạo điều kiện để người dân hưởng thụ cao hơn về
đời sống dân trí, nhận thức, tinh thần. Tuy nhiên, mục tiêu của tỉnh đặt ra là
phải phát triển nhanh, mạnh và bền vững trong điều kiện nguồn thu ngân
sách chưa đáp ứng được yêu cầu, thì việc huy động mọi nguồn lực xã hội
cùng tham gia để phát triển các lĩnh vực giáo dục- đào tạo là nhu cầu bức
xúc và cấp bách hiện nay.
Vì vậy đề tài: “Xã hội hóa giáo dục - đào tạo trên địa bàn tỉnh An
Giang” phải giải quyết đồng bộ và thống nhất trong địa bàn của tỉnh là rất
cần thiết, vừa đáp ứng yêu cầu trước mắt, vừa cơ bản và phát triển ổn định
bền vững lâu dài trong việc xã hội hóa giáo dục - đào tạo.
3. Mục đích yêu cầu
Từ khi có nghị quyết chủ trương của Đảng, Nhà nước về xã hội hóa
giáo dục - đào tạo đến nay, mặc dù các cấp ủy Đảng và UBND các cấp có
quan tâm lãnh chỉ đạo đẩy mạnh xã hội hóa, nhưng trên thực tế việc nhận
thức và tổ chức thực hiện của nhiều cán bộ, đảng viên và quần chúng nhân
dân chưa đúng và có nhiều lúng túng. Vì đây là vấn đề mới lại chưa được
quán triệt đầy đủ về mặt nhận thức cũng như kinh nghiệm thực tiễn. Đặc
biệt là đối với cán bộ, đảng viên và quần chúng nhân dân ở cơ sở. Cho nên,
đề tài này nhằm làm rõ cơ sở khoa học, cơ sở thực tiễn cho nhận thức và
hướng dẫn tổ chức thực hiện, đồng thời qua đó đề xuất, kiến nghị với Tỉnh
ủy, UBND tỉnh, Chính phủ và các ngành Trung ương liên quan có thêm


những luận cứ thực tiễn tham khảo trong việc quyết định các chủ
trương, chính sách chung quanh vấn đề xã hội hóa trên lĩnh vực giáo dục
- đào tạo.

Vì vậy, yêu cầu của việc xây dựng đề tài này đòi hỏi phải nghiên
cứu, khảo sát, phân tích, đánh giá một cách trung thực, khách quan trên cơ
sở những luận cứ khoa học và những kinh nghiệm thực tiễn của địa
phương, cơ sở từ khi có nghị quyết, chủ trương chính sách của Đảng, Nhà
nước đến nay. Để từ đó, đề xuất những nhiệm vụ và giải pháp cơ bản trong
việc tiến hành xã hội hóa giáo dục-đào tạo phù hợp với đặc điểm tình hình
và hồn cảnh của An Giang, đáp ứng yêu cầu nhiệm vụ chính trị của tỉnh
nhà trong giai đoạn mới.
4. Giới hạn phạm vi và đối tượng áp dụng:
Phạm vi nghiên cứu của đề tài này là nhằm góp phần đẩy mạnh xã
hội hóa trong lĩnh vực giáo dục-đào tạo trên địa bàn tỉnh An Giang. Đối
tượng áp dụng trực tiếp trước hết là ngành giáo dục - đào tạo, các cấp ủy
Đảng, chính quyền, đồn thể trong tỉnh, đặc biệt là đối với địa phương cơ
sở nói chung và cơ sở giáo dục - đào tạo nói riêng. Mặc khác, do có những
đặc điểm tương đồng, các tỉnh biên giới Tây Nam và đồng bằng sơng Cửu
Long có thể tham khảo đề tài góp phần làm phong phú thêm những luận cứ
khoa học và kinh nghiệm thực tiễn trong việc xã hội hóa trên lĩnh vực giáo
dục - đào tạo ở địa phương mình.
5. Phương pháp nghiên cứu: Để thực hiện đề tài này, phải tiến
hành đồng thời các phương pháp sau: Phương pháp phân tích và tổng hợp;
Phương pháp lý luận gắn với thực tiễn; Phương pháp lịch sử và logic.
6. Kết cấu của đề tài:
Ngoài phần mở đầu, phần kết luận, tài liệu tham khảo, đề tài gồm 2
chương ___ tiết.


PHẦN NỘI DUNG
Chương 1

THỰC TRẠNG XÃ HỘI HÓA

TRONG LĨNH VỰC GIÁO DỤC - ĐÀO TẠO Ở AN GIANG

1.1 Một số đặc điểm tự nhiên, xã hội, nhân văn tác động đến
hoạt động xã hội hóa trong lĩnh vực giáo dục - đào tạo
An Giang ở phía Tây Nam của Tổ quốc, Đông giáp tỉnh Đồng Tháp,
Tây giáp tỉnh Kiên Giang, Cần Thơ và Bắc giáp Campuchia, với đường
biên giới dài gần 100km. Diện tích tồn tỉnh 3.424 km 2, gồm 11 đơn vị
hành chính trực thuộc. Ðó là Thành phố Long Xuyên, thị xã Châu Đốc và
9 huyện, với 154 xã, phường, thị trấn. Tỉnh có nhiều sơng ngịi, kênh rạch
chằng chịt, hàng năm chịu ảnh hưởng nặng của lũ lụt sơng Cửu Long. Địa
bàn lại có nhiều vừng sâu, vùng đồi núi và đồng bằng. Dân cư sinh sống
rộng khắp trên các địa bàn của tỉnh, kể cả sinh sống lênh đênh trên sơng
nước,... với địa hình và điều kiện sinh sống nêu trên đã ảnh hưởng khó
khăn khơng ít đến việc tổ chức mạng lưới trường học phù hợp với điều
kiện và hoàn cảnh sinh sống của nhân dân trong tỉnh.
Kinh tế An Giang chủ yếu vẫn là nền kinh tế nông nghiệp. Trong
nông nghiệp, tỷ trọng ngành trồng trọt khá cao và cơ bản vẫn là cây lúa;
ngành chăn nuôi phát triển khá mạnh, nhất là thủy sản nước ngọt. Do vậy,
đối với vùng nông thôn, người dân nói chung và đặc biệt là giới trẻ là nồng
cốt trong các hoạt động thuộc lĩnh vực xã hội chịu ảnh hưởng khá nặng nề
của lịch thời vụ nông nghiệp và hoàn cảnh thiên nhiên bất lợi; khả năng
ứng dụng các tiến bộ khoa học trong các lĩnh vực kinh tế - xã hội, ý thức
bảo vệ sức khỏe và rèn luyện học tập và nâng cao trình độ dân trí trong
những năm gần đây được nâng lên, nhưng vẫn chưa đáp ứng được yêu cầu
đặt ra.
Mặc dù tỉnh đã rất chú ý đến việc phát triển lĩnh vực giáo dục và đào
tạo, nhưng quy hoạch xây dựng mạng lưới trường học, trường dạy nghề,...
hiện trạng cơ sở vật chất cịn thiếu nhiều, chưa phù hợp với quy mơ dân số



của tỉnh hiện nay. Mặt khác, Luật Giáo dục ra đời và việc thay đổi chương
trình nội dung sách giáo khoa với yêu cầu học sinh phải học 2 buổi/ ngày,
tạo ra áp lực rất lớn đối với việc xây dựng cơ sở vật chất, đội ngũ giáo viên
cũng như nguồn tài chính để thực hiện chương trình đổi mới giáo dục.
An Giang là tỉnh có mật độ dân cư đông nhất khu vực đồng bằng
sông Cửu Long (trên 625 người/ km2), dân số trên 2,1 triệu người, đất hẹp,
người đông; việc quy hoạch mặt bằng đầu tư các công trình văn hóa xã hội
cịn gặp nhiều khó khăn do phần lớn phải thực hiện công tác di dời, giải tỏa
mới thi cơng được cơng trình và do ảnh hưởng địa chất nên việc xây dựng
nền móng, thực hiện các hạng mục cơng trình tốn kém rất lớn.
Nhận thức của mọi người dân về lợi ích của giáo dục- đào tạo ở
nhiều nơi đặc biệt là vùng sâu, vùng xa, vùng núi, vùng biên giới và vùng
dân tộc ít người cịn nhiều hạn chế làm ảnh hưởng khơng ít đến việc huy
động học sinh cũng như công tác huy động xã hội hóa giáo dục trong nhân
dân. Mặt khác, tâm lý trơng chờ, ỷ lại, thụ động vẫn cịn phổ biến ở một bộ
phận nhân dân và cán bộ địa phương, chưa chủ động tuyên truyền vận
động quần chúng ủng hộ, tổ chức tham gia xã hội hóa được tốt.
1.2 Thực trạng hoạt động xã hội hóa giáo dục - đào tạo trong
những năm qua
1.2.1 Đa dạng hóa và xã hội hóa các loại hình giáo dục phổ thơng:
1.2.1.1 Ngồi trường cơng lập, tồn tỉnh đã có nhiều loại hình
trường như: trường bán công, trường dân lập, trường tư.
- Ở ngành học mầm non, có 3 nhà trẻ tư và dân lập với 847 cháu,
chiếm tỷ lệ 26,8% so với tổng số cháu đi nhà trẻ. Hiện có 15 trường mẫu
giáo tư và dân lập với 2.229 học sinh, đạt 6,9% học sinh mẫu giáo, chiếm
tỷ lệ l,84% trẻ em từ 3 đến 5 tuổi.
- Bậc tiểu học và cấp THCS do yêu cầu huy động hết học sinh đến
lớp để thực hiện phổ cập giáo dục THCS nên tập trung ở hệ thống trường
cơng, khơng có các trường ngồi cơng lập tham gia.
- Cấp THPT có 2 trường dân lập, 16 trường bán cơng và 15 trường

cơng lập có bán công. Quy mô lớn nhất là 29 lớp (l.370 hs ), nhỏ nhất là 5
lớp (181 hs) với tổng số học sinh là 13.897 em, chiếm tỷ lệ 28,79%.


1.2.1.2 Về tổ chức các trường dân lập thực chất lả các trường tư, do
một hay một số người đứng ra thành lập và điều hành hoạt động của trường
theo quy định của Nhà nước. Cịn các trường bán cơng thì cơ cấu tổ chức
vẫn tương tự như trường cơng, Ban giám hiệu và cán bộ khung do chỉnh
quyền địa phương bổ nhiệm, chưa thành lập Hội đồng quản trị để tư vấn.
1.2.1.3 Về tài chính các trường tư thực hiện mức thu học phí theo thỏa
thuận giữa nhà trường và phụ huynh học sinh, tuy nhiên không cao hơn nhiều
so với học phí trường bán cơng cùng cấp. Các trường dân lập và trường tư
phải tự hoạch tốn hồn tồn. Các trường mầm non tư cịn thu thêm các
khoản khác như tiền ăn, đưa đón. Ngoại trừ một số trường bán cơng có quy
mơ lớn, số cịn lại điều phải nhờ sự hỗ trợ của ngân sách nhà nước, mới duy
trì được hoạt động vì nguồn thu duy nhất học phí khơng đủ chi.
1.2.1.4 Về chính sách hỗ trợ, các trường ngồi cơng lập tại tỉnh
khơng phải đóng bất kỳ một khoản thuế nào. Một số trường mầm non tư
được vay vốn phát triển cơ sở, còn lại phần lớn các trường tư chưa thực sự
có được sự hỗ trợ về cơ sở vật chất mà chỉ có sự hỗ trợ của ngành GD&ĐT
về chuyên môn.
1.2.1.5 Hoạt động của hội đồng giáo dục các huyện, thị, thành mang
lại hiệu quả khá rõ nét, nhất là việc huy động các ban, ngành, đoàn thể, và
nhân dân hỗ trợ các hoạt động trọng tâm của ngành như: vận động ngày
toàn dân đưa trẻ đến trường, công tác phổ cập giáo dục - chống mù chữ, tu
sửa cơ sở vật chất trường học,... Tuy nhiên, việc phối hợp ở lĩnh vực này
cũng cịn mang tính chất phong trào, thiếu tính phổ biến, thường xuyên.
Thời gian gần đây, sự phối hợp của các lực lượng xã hội thiếu chặt chẽ,
phong trào bị chựng lại khiến cho tỷ lệ huy động học sinh đến trường còn
thấp, tỷ lệ lưu ban bỏ học còn cao, tiến độ phổ cập giáo dục còn chậm, và

tỷ lệ đạt chuẩn chưa vững chắc.
An Giang đã thành lập Hội Khuyến học cấp tỉnh và cấp huyện, tạo
điều kiện để nhân dân và Nhà nước chăm lo sự nghiệp giáo dục. Riêng Hội
Khuyến học tỉnh từ ngày thành lập đến nay đã vận động được hơn 250
triệu đồng. Ngoài ra, hằng năm Quỹ hỗ trợ giáo dục đã cấp học bổng cho


hàng ngàn học sinh nghèo hiếu học từ nguồn tiền của các doanh nghiệp
trong và ngồi tỉnh đóng góp.
Tóm lại, mạng lưới trường ngồi cơng lập ở An Giang có phát triển
tuy nhiên còn chậm so với yêu cầu. Việc tổ chức hoạt động chưa thật đúng
theo các quy định của Nhà nước. Về chuyển đổi hình thức, cơ chế hoạt
động của trường ngồi cơng lập theo đúng các quy định hiện hành, nhưng
cần có những bước đi cho phù hợp, đạt hiệu quả chắc chắn. Các chính sách
hỗ trợ của Trung ương và địa phương chưa đủ để tác động mạnh vào việc
phát triển quy mô cũng như chất lượng giáo dục của các loại trường. Việc
vận động toàn dân chăm lo sự nghiệp giáo dục còn rất hạn chế, khiêm tốn
và nói chung chưa phát huy được nguồn lực của toàn xã hội, chưa tạo ra
được sức mạnh tổng hợp cho sự nghiệp giáo dục phát triển mạnh mẽ và
bền vững.
1.2.2 Xã hội hóa trong lĩnh vực đào tạo nghề:
UBND tỉnh đã ban hành một số chinh sách ưu đãi đầu tư, khuyến
khích dạy và học nghề, nhằm thực hiện XHH lĩnh vực đào tạo nghề. Nhờ
vậy, tình hình đào tạo nghề ở tỉnh trong thời gian gần đây có chiều hướng
phát triển, đặc biệt là dạy nghề cho lao động nơng thơn thơng qua việc hình
thành được nhiều trung tâm học tập cộng đồng của xã, phường, thị trấn, cơ
sở sản xuất,...
Hiện nay, việc đào tạo nghề có bài bản chính quy do trường Dạy
nghề tỉnh, 03 Trung tâm dịch vụ việc làm cấp tỉnh, 8 Trung tâm giáo dục
thường xuyên của huyện và 02 Trung tâm dạy nghề cấp huyện thực hiện.

Ngồi ra đang hình thành nhiều Trung tâm học tập cộng đồng cấp xã và
các trường trung học chuyên nghiệp cũng tham gia vào việc dạy nghề cho
người lao động, chủ yếu đào tạo nghề ngắn hạn, đào tạo nghề cho nông
dân, thợ thủ công và hướng nghiệp dạy nghề cho học sinh phổ thông; các
cơ sở dạy nghề tư nhân cịn ở quy mơ nhỏ, chỉ ở dạng kèm cặp tại cơ sở
sản xuất tại nhà, gắn với công việc sản xuất kinh doanh hộ gia đình. Các
ngành nghề như: gị, hàn tiện, sửa chữa điện, sửa chữa máy nổ, nghề mộc
và các nghề truyền thống khác,... ở các địa phương cơ sở.
Nhìn chung việc XXH trong lĩnh vực đào tạo nghề còn chậm. Tư
nhân chưa đầu tư mở những cơ sở dạy nghề quy mơ lớn vì khơng đủ vốn để
đầu tư cơ sở vật chất, trang thiết bị và lực lượng giáo viên. Trong lĩnh vực


Nhà nước, ngành nghề và loại hình đào tạo chưa đa dạng, phong phú, chưa
thu hút người lao động tham gia học nghề với số lượng đông đảo.
1.3 Đánh giá chung về tình hình triển khai thực hiện hoạt động
xã hội hóa trong những năm qua
Xã hội hóa là chủ trương lớn, rất đúng đắn, có ý nghĩa chiến lược
của Đảng và Nhà nước ta. Nhìn chung qua 5 năm thực hiện Nghị quyết
90/CP ngày 18/9/1977 và 3 năm thực hiện Nghị định 73/NĐ-CP ngày
19/8/1999 của Chính phủ về xã hội hóa, tỉnh An Giang đã vận động và huy
động được sự tham gia của nhân dân và xã hội vào các hoạt động trong
lĩnh vực giáo dục và đào tạo.
Hệ thống các cơ sở ngồi cơng lập đã đáp ứng một phần đáng kể các
nhu cầu xã hội, đóng góp tích cực vào sự nghiệp phát triển kinh tế xã hội
trong những năm qua. Các cơ sở ngồi cơng lập đã tạo thêm việc làm cho
hàng vạn người, góp phần giải quyết đáng kể, cơng tác xóa đói giảm
nghèo, tệ nạn xã hội... Mặt khác, việc huy động nguồn lực cho xã hội hóa
để đầu tư cũng có chiều hướng gia tăng đáng kể, tạo điều kiện cho các tầng
lớp nhân dân, các lực lượng xã hội tham gia đóng góp nhân lực, trí lực cho

sự nghiệp giáo dục - đào tạo, từng bước tạo điều kiện cho người dân nâng
cao mức sống về vật chất và trình độ, dân trí, tinh thần. Xã hội hóa cũng
góp phần thực hiện cơng bằng xã hội, thơng qua các chính sách ưu tiên đầu
tư, xây dựng và mở rộng các loại quỹ, đa dạng hóa các loại hình và hình
thức hoạt động...
Những kết quả đạt được trong thời gian qua về cơng tác xã hội hóa là
đáng trân trọng, tuy nhiên, đối chiếu với yêu cầu của Nghị quyết 90 và Nghị
định 73 thì hoạt động XHH trên lĩnh vực giáo dục – đào tạo còn bộc lộ nhiều
hạn chế và bất cập:
- Hạn chế lớn nhất là tiến độ XHH còn chậm, kết quả đạt được còn
thấp so với các chỉ tiêu định hướng của Nghị quyết 90 và so với cả nước.
theo số liệu ghi nhận được ở thời điểm tháng 6/2003 so với cả nước như sau:
- Các cơ sở cơng lập nhìn chung có quy mơ nhỏ, cơ sở vật chất và
trang thiết bị còn đơn sơ, lạc hậu, đội ngũ cán bộ còn thiếu nhiều dẫn đến
chất lượng và hiệu quả hoạt động còn hạn chế. Việc phát triển các loại hình
ngồi cơng lập có quy mơ lớn gặp khó khăn về mặt bằng, mặc dù UBND
tỉnh đã có chinh sách hỗ trợ 100% chi phí bồi thường, giải phóng mặt bằng.


- Phần lớn các cơ sở chưa tiếp cận được nguồn vốn tín dụng của Nhà
nước để đầu tư phát triển do thủ tục còn khá phức tạp, lãi suất cao; hiệu
quả hoạt động của nhiều cơ sở còn hạn chế, chưa chấp hành nghiêm chỉnh
quy định của pháp luật, cịn có biểu hiện thương mại hóa trong việc thực
hiện xã hội hóa.
- Cơng tác quản lý của một số cơ quan Nhà nước chưa bắt kịp với
tình hình phát triển xã hội hóa. Trong chỉ đạo cịn nặng về huy động tài
lực, vật lực, xem nhẹ việc phát huy trí tuệ, nguồn nhân lực của đơng đảo
đội ngũ trí thức, các tầng lớp nhân dân, các tổ chức xã hội và nghề nghiệp.
Những vấn đề lớn nảy sinh trong q trình XHH chưa được giải quyết kịp
thời bằng trí tuệ và sức lực của nhân dân.

Kết quả đạt được và những mặt hạn chế có nhiều nguyên nhân,
nhưng tập trung khái qt lại có những ngun nhân chính như sau:
Một là, về nguyên nhân của những thành công:
- Xã hội hóa là một q trình hợp quy luật, đúng với bản chất xã hội
vốn có của giáo dục. Nhận thức được điêu đó, Tỉnh ủy, UBND tỉnh trong
thời gian qua đã quan tâm chỉ đạo các ngành, các cấp đẩy mạnh hoạt động
xã hội hóa. Ủy ban nhân dân tỉnh cũng đã ký Quyết định 522/2002/QĐ.UB
ngày 07/3/2002 ban hành Bản Quy định thực hiện chính sách khuyến khích
và ưu dãi dầu tư đối với một số lĩnh vực, ngành, nghề trên địa bàn tỉnh An
Giang nhằm tạo điều kiện để, tháo gỡ khó khăn, thúc đây nhanh hơn nữa
quá trình xã hội hóa trong đó có lĩnh vực giáo dục - đào tạo. Nhờ vậy mà
bước đầu, các ngành, các cấp, đồn thể, nhân dân đã đồng tình hưởng ứng.
- Nhận thức về giáo dục- đào tạo của xã hội có những chuyển biến một
bước cơ bản trong hệ thống chính trị:
Cấp ủy Đảng, chính quyền, đồn thể các cấp đã đưa nội dung
công tác này vào Nghị quyết và kế hoạch hoạt động thường xuyên của
ngành, địa phương mình và tun truyền rộng rãi các chủ trương chính
sách của Đảng và Nhà nước cho các đối tượng trong và ngoài ngành,
nhất là đối với quần chúng nhân dân thông qua các cuộc hội nghị, các
cuộc sinh hoạt theo hệ thống tổ chức, các cấp, thông qua Báo An Giang,
Đài Phát thanh - truyền hình An Giang, hệ thống truyền thanh ở các địa
phương cơ sở; thông qua hệ thống báo cáo viên, tuyên truyền viên và
truyền thông ở cơ sở...


Nhận thức của một số cán bộ chủ chốt trong ngành giáo dục - đào tạo
đã có chuyển biến tích cực. Ngày càng thấy rõ vai trò của giáo dục đối với
phát triển kinh tế xã hội và sự nghiệp cơng nghiệp hóa, hiện đại hóa đất
nước. Quan niệm XHH giáo dục ngày được hiểu khá toàn diện hơn và được
xem là một giải pháp chiến lược cơ bản để phát triển giáo dục tỉnh nhà.

- Đã hình thành được phong trào học tập rộng khắp của cán bộ và
nhân dân: Hệ thống giáo dục chính quy đã thu hút một số lượng lớn người
đi học. Phong trào học tập xóa mù chữ, tin học, ngoại ngữ, học nghề tập
trung dài hạn, ngắn hạn rộng khắp ở nhiều nơi. Vận động những người mù
chữ đi học, trên địa bàn toàn tỉnh ln đạt chuẩn Quốc gia về xóa mù chữ phổ cập giáo dục tiểu học.
- Các loại hình giáo dục được đa dạng hóa một bước, bên cạnh loại
hình cơng lập đã mở thêm các loại hình ngồi cơng lập.
- Các cấp ủy Đảng, chính quyền đồn thể cịn có nhiều biện pháp huy
động các lực lượng xã hội đóng góp tham gia xây dựng phát triển giáo dục.
Hai là, về nguyên nhân của những hạn chế:
- Nhận thức của xã hội và các cấp, các ngành về XHH lĩnh vực GDĐT
+ Hiện nay vẫn cịn khơng ít người quan niệm XHH giáo dục là chỉ
nhằm huy động sự đóng góp thêm về tài chính để góp phần thêm kinh phí
trong phát triển sự nghiệp giáo dục. Một bộ phận khác lại hiểu XHH giáo
dục theo chiều hướng tư nhân hóa, thương mại hóa giáo dục. Mặt khác, ở
những vùng khó khăn, nhiều người lại cho rằng khơng thể có điều kiện để
thực hiện XHH giáo dục và chỉ thụ động trông chờ vào sự đầu tư hỗ trợ
của Nhà nước.
+ Những phương tiện thơng tin đại chúng có sức lan tỏa lớn như phát
thanh truyền hình, truyền thanh, báo chí chưa thường xuyên tuyên truyền về
XHH giáo dục. Hình thức tun truyền cịn đơn điệu, nội dung chưa phong
phú; từng nơi, từng lúc giữa các cấp, các ngành cịn có những quan niệm
khác nhau về XHH giáo dục. Vì vậy, khi tiến hành triển khai cụ thể hóa các
chủ trương về lĩnh vực này vẫn còn gặp nhiều khó khăn, vướng mắc.
Hội nghị tổng kết cơng tác xã hội hóa của tỉnh được tổ chức vào 2
ngày 11 và 12/6/2003 đã kết luận: Trước hết là do nhận thức. Báo cáo của
Hội nghị nêu rõ: “Mặc dù xã hội hóa đồng tình với chủ trương, chính sách


đúng đắn của Ðảng và Nhà nước về xã hội hóa nhưng các cấp chính

quyền chưa kịp thời hướng dẫn, tổ chức, phổ biến, tuyên truyền sâu rộng
trong nhân dân”. Rõ ràng sau một thời gian dài sống trong cơ chế bao cấp,
người ta chưa dễ dàng xóa hết tư tưởng trông chờ, ỷ lại vào Nhà nước.
Nhiều người chưa nhận thức được rằng, trong chiến lược phát triển của
mọi quốc gia, phát triển nguồn nhân lực được xem là nhiệm vụ chung của
tất cả các lực lượng xã hội. Huy động mọi lực lượng tham gia làm giáo dục
- đào tạo là phương thức phổ biến của nhiều nước trên thế giới. thực chất
của hoạt động này là chuyển giáo dục từ trách nhiệm riêng của Nhà nước
sang trách nhiệm của cả cộng đồng.
Mỗi địa phương, tùy theo những đặc điểm của mình mà tiến tới
những hình thức tuyên truyền vận động, tập hợp quần chúng làm công tác
giáo dục. Kinh nghiệm cho thấy, khi người dân hiểu được việc làm mang
lại lợi ích thiết thực cho con em mình thì nhân dân sẳn sàng tham gia.
- Việc phân cấp, phân công, phối hợp giữa các tổ chức và xác lập
mơ hình trường lớp ngồi cơng lập để thực hiện XHH giáo dục- đào tạo.
+ XHH giáo dục ở tỉnh An Giang phát triển chủ yếu về bề rộng
nhưng thiếu chiều sâu và chưa đồng đều và chưa tạo lập được một cơ chế
ổn định, vững chắc để phát triển bền vững ở các địa phương. Việc phân cấp
giữa tỉnh, huyện và cơ sở, sự phối hợp giữa ngành GD-ĐT và các ngành có
liên quan để triển khai các chủ trương biện pháp thực hiện XHH giáo dục
còn chậm và chưa đồng bộ, nhất là việc cụ thể hóa các chính sách đãi ngộ
về tín dụng, đất đai, cơ sở vật chất ban đầu đối với các trường ngoài cơng
lập và các thủ tục hành chính về xin thành lập trường, vay vốn hay nhận
các chính sách hỗ trợ cịn gặp nhiều khó khăn bất cập.
+ Việc xây dựng mơ hình trường lớp ngồi cơng lập, cịn nhiêu lúng
túng chưa ổn định, nhất là đối với loại hinh dân lập và tư thục; một số nơi
hình thành gần như tự phát, sau đó thiếu điều kiện và cuối cùng giải thể.
Đặc biệt là ngành học mầm non, vài đơn vị gắn với tôn giáo, hoạt động chủ
yếu là từ thiện, kêu gọi tinh thần thện chí của người dạy và sự tài trợ của
các tô chức, cá nhân từ nhiều nơi để hoạt động. Do đó, từng lúc gặp khó

khăn, hoạt động khơng ổn định và giảng dạy kém chất lượng. Ở bậc trung
học, các trường dân lập thực chất là trường tư do một hoặc một số người
có tâm huyết đứng ra thành lập và điều hành hoạt động của trường, cịn
trường bán cơng thì cơ cấu tổ chức vẫn cịn tương tự như trường cơng (Ban


giám hiệu và cán bộ khung do Nhà nước bổ nhiệm), chưa thực hiện được
hinh thức liên kết với một tổ chức không phải Nhà nước, chưa thành lập
được Hội đồng quản trị để làng công tác tư vấn và chỉ có Nhà nước là
thành viên góp vốn.
+ Cơng tác phối hợp giữa nhà trường, gia đình và xã hội vẫn cịn đơn
điệu mang tính chất phong trào, chưa mang tính chất phổ biến thường xun.
- Cơng tác quản lý đối với các cơ sở ngồi cơng lập
Ngành GDĐT chưa có biện pháp quản lý một cách có hiệu quả đối
với các cơ sở giáo dục ngồi cơng lập. Ðối với các trường mầm non dân
lập, tư thục, việc chăm sóc ni dạy vẫn thực hiện theo chương trình của
Bộ GDĐT và chịu sự quản lý chuyên môn của cơ quan quản lý Giáo dục
địa phương, nhưng do địa bàn rộng, một số nơi chưa có nhà trẻ, trường
mâu giáo công lập nên chủ yếu trường tiêu học trên địa bàn chỉ quản lý
những vấn đề chung; việc dự giờ thăm lớp để nâng cao chất lượng, chăm
sóc giảng dạy chưa thường xuyên. Hầu hết các đơn vị này còn hạn chế về
sân bãi để trang bị đồ chơi ngoài trời cho trẻ. Ở bậc trung học, mặc dù Sở
GDĐT trực tiếp quản lý, nhưng công tác thanh kiểm tra chun mơn, dự
giờ thăm lớp ít hơn trường cơng lập; việc thinh giảng của các trường ngồi
cơng lập rất khó khăn, nên thường bị động trong việc sắp xếp thời khóa
biểu. Mặt khác, giáo viên phải chủ nhiệm nhiều lớp, khơng thể làm hết
nhiệm vụ của mình.
- Việc quản lý điểu tiết, sử đụng các nguồn lực cho GD-ĐT
+ Thời gia qua phong trào giáo dục của tỉnh An Giang phát triển
chưa cân đối ở các ngành học, bậc học trên các địa bàn khác nhau; chưa cụ

thể hóa và pháp chế hóa về nguồn lực đầu tư. Ở những nơi nào, lĩnh vực
nào thuộc về ngân sách Nhà nước, nơi nào, lĩnh vực nào cần huy động sức
dân; chưa tạo hành lang pháp lý đủ hiệu lực để có thể huy động nhiều hơn
và sử dụng có hiệu quả hơn nguồn vốn đầu tư vào phát triển GDĐT.
+ Nguồn thu của các cơ sở giáo dục ngồi cơng lập hiện nay cao hơn
không nhiều so với mức thu của trường cơng lập cùng cấp, nhưng trường bán
cơng lại có nhu cầu chi cao hơn, do định mức chi cho giáo viên thỉnh giảng
cao hơn giáo viên cơ hữu, nhu cầu phụ đạo học sinh yếu kém cũng nhiều hơn.
Vì vậy, phần kỉnh phí phục vụ cho lợi ích của người học cịn rất ít, thậm chí
có đơn vị khơng cịn kinh phí để chi vào hoạt động thiết thực này.


Chương 2

NHỮNG GIẢI PHÁP VÀ KIẾN NGHỊ
2.1 Những quan quan điểm chỉ đạo
2.1.1 XHH là chủ trương lớn có tầm chiến lược của Đảng và
Nhà nước
Xã hội hoá là giải pháp chiến lược của Đảng và Nhà nước nhằm đáp
ứng ngày càng tốt hơn nhu cầu hưởng thụ văn hóa-giáo dục, phù hợp với
bản chất xã hội và phù hợp với quy luật phát triển xã hội.
Xã hội hoá phù hợp với bản chất, cơ chế và đòi hỏi của giai đoạn
phát triển mới. XHH cũng là cụ thể hoá chủ trương của Đảng và Nhà nước
ta về chính sách phát triển nền kinh tế nhiều thành phần vận động theo cơ
chế thị trường, có sự quản lý của Nhà nước theo định hướng XHCN trong
lĩnh vực giáo dục- đào tạo với vai trò nòng cốt của các cơ sở cơng lập.
2.1.2 Xã hội hố là tạo cơ chế và động lực phát triển
Để xây dựng một nền giáo dục- đào tạo lành mạnh, tiên tiến, định
hướng XHCN, theo phương thức vận động và tổ chức sự tham gia của tồn
xã hội, xã hội hố hình thành một cơ chế mới về chức năng, nhiệm vụ,

cộng đồng trách nhiệm của Nhà nước, đơn vị thực hiện XHH, người được
hưởng dịch vụ và toàn xã hội; đổi mới cơ chế quản lý của Nhà nước để
nâng cao tầm quản lý vĩ mơ, làm cho quản lý Nhà nước có hiệu lực mạnh
và hiệu quả cao đối với toàn bộ lực lượng tham gia các hoạt động trong
lĩnh vực này mà không chỉ với các cơ sở công lập; thay đổi cách vận hành
và hình thức hoạt động để mọi nguồn lực cả về tài chính, vật chất và trí tuệ
trong xã hội đều được phát huy; chuyển giao một phần công việc của các
các cơ quan Nhà nước cho tổ chức, tập thể, cá nhân làm, dưới sự quản lý
của Nhà nước.
2.1.3 Xã hội hóa là một trong những phương thức thực hiện công
bằng xã hội
Trên cơ sở tăng cường nguồn lực và thay đổi phương thức đầu tư
của Nhà nước, huy động đầu tư từ xã hội, vận động, tổ chức sự tham gia
của toàn xã hội, tạo điều kiện cho mọi người dân đều được tiếp cận các
dịch vụ, được hưởng thụ ở mức độ ngày một cao hơn.


2.1.4 Các cơ sở và hình thức hoạt động ngồi công lập là một bộ
phận hợp thành hữu cơ và bình đẳng của xã hội:
Các cơ sở ngồi cơng lập chỉ khác với các cơ sở công lập về các
nguồn đầu tư, cơ chế quản lý; song đều nhằm mục đích chung góp phần
đẩy mạnh sự phát triển GD-ĐT theo định hướng của Đảng và Nhà nước,
góp phần nâng cao chất lượng, dịch vụ, thực hiện tốt chính sách xã hội,
đáp ứng ngày càng tốt hơn nhu cầu của nhân dân.
Nhà nước không chỉ đầu tư cho các cơ sở cơng lập mà cịn trợ giúp
đầu tư cho các cả các cơ sở ngồi cơng lập; ngượcc lại, các cơ sở ngồi
cơng lập cũng phải thực hiện các chính sách xã hội của Đảng và Nhà nước.
2.1.5 Xã hội hóa được thực hiện trong tiến trình chung của cải
cách hành chính:
Xã hội hố thực hiện một bước chuyển rất quan trọng các cơ sở công

lập sang hệ thống hoạt động sự nghiệp theo chủ trương của Đảng và Nhà
nước, thực hiện Nghị định 10 của Chính phủ.
2.2 Mục tiêu phát triển
2.2.1 Mục tiêu tổng quát:
- Huy động nguồn đầu tư, vận động, tổ chức sư tham gia rộng rãi và
xây dựng cộng đồng trách nhiệm của nhân dân, Nhà nước và của toàn xã
hội trong phát triển sự nghiệp giáo dục-đào tạo, với những hình thức thích
hợp nhằm nâng cao mức hưởng thụ chung cho các tầng lớp nhân dân và
tăng cơ hội hưởng thụ cho người nghèo trong lĩnh vực GD-ĐT.
- Vận động, khuyến khích sự đóng góp về tài lực của các nhà giáo,
đội ngũ trí thức từ các hội, đoàn thể vào việc phát triển lĩnh vực GD-ĐT.
- Các cơ sở ngồi cơng lập đảm bảo được từ 20% đến 50% nhu cầu
và vốn đầu tư đến năm 2005 và đạt từ 40-60% vào năm 2010 tùy theo từng
loại hình. Tiếp tục mở rộng quy mơ các cơ sở ngồi cơng lập trên cơ sở
thành lập mới và chuyển một số cơ sở công lập sang bán công, dân lập
hoặc tư thục theo quy hoạch, kế hoạch phát triển và định hướng ưu tiên
phù hợp với lĩnh vực GD-ĐT và hình thức hoạt động xã hội hố.


2.2.2 Định hướng:
Khuyến khích, huy động và tạo điều kiện để toàn xã hội tham gia
phát triển GD-ĐT nhằm tạo cơ hội cho mọi người, ở mọi lức tuổi, mọi
trình độ được học thường xuyên, học suốt đời, hướng tới 1 xã hội học tập.
Từ nay đến 2010, tách các lớp bán cơng trong trường cơng lập để
hình thành trường riêng nếu có đủ khối lớp và quy mơ khơng dưới 10 lớp.
Thí điểm chuyển một số trường cơng lập sang bán công, bán công sang dân
lập, tư thục. Khuyến khích mở trường dân lập, tư thục ở cả tiểu học và
THCS ở những nơi có điều kiện. Thí điểm thành lập mơ hình trường bán
cơng hoạt động theo đúng Nghị định 73/1999/NĐ-CP. Tại các xã vùng sâu,
vùng đồng bào dân tộc thiểu số, Nhà nước đầu tư phát triển trường mẫu giáo

công lập và ưu tiên thu nhận trẻ mẫu giáo 5 tuổi; khuyến khích mở nhà trẻ,
mẫu giáo tư thục ở tất cả các địa bàn thuận lợi.
Tạo điều kiện cho các trường ngồi cơng lập xây dựng đội ngũ giáo
viên cơ hữu có tay nghề giỏi; đối xử bình đẳng giữa giáo viên trường cơng
và tư; chuyển dần 1 số trường bán công ở vùng thuận lợi nhất là ở thành thị,
sang loại hình dân lập hoặc tư thục. Từ năm 2007 trở đi, tất cả các trường
mẫu giáo ở các phường, thị trấn đều chuyển sang bán công, dân lập, tư thục.
Mở rộng đào tạo nghề theo u cầu, người học chịu hồn tồn chiphí
học tập. Khuyến khích các doanh nghiệp đưa người đi đào tạo. Từng bước
chuyển các Trung tâm Giáo dục Thường xuyên sang hoạt động theo mơ
hình sự nghiệp có thu. Có chính sách ưu đãi về tín dụng, cơ sở vật chất,
mặt bằng cho các cơ sở ngồi cơng lập.
Tổ chức Đại hội Giáo dục tỉnh và các cấp. Thành lập quỹ hỗ trợ giáo
dục -đào tạo. Củng cố và phát huy vai trò của Ban Đại diện cha mẹ học
sinh; gắn cuộc vận động xã hội hoá giáo dục với các cuộc vận động dân
chủ hố trường học; kỷ cương, tình thương, trách nhiệm nhằm từng bước
xây dựng xã hội học tập; trước mắt là thực hiện có hiệu quả cơng tác
PCGD tiểu học đúng độ tuổi và PC THCS. Vận động các cơ quan, đơn vị,
doanh nghiệp, các tổ chức kinh tế xã hội đóng góp xây dựng trường sở;
huy động trí tuệ, nguồn lực góp ý kiến cho kế hoạch phát triển nhà trường
đồng thời có giám sát để phụ trợ các hoạt động giáo dục của nhà trường
nhất là cơng tác đổi mới chương trình giáo dục phổ thông để đảm bảo chất
lượng và hiệu quả.


Đẩy nhanh tiến độ thành lập Hội Khuyến học cấp cơ sở và vận động
phát huy vai trò của Hội, nhất là việc vận động phát triển quỹ khuyến học
và phát triển trung tâm học tập cộng đồng ở xã, phường, thị trấn…
2.2.3 Mục tiêu cụ thể:
- Mầm non: Phát triển mạnh các trường, lớp dân lập, tư thục vùng

thuận lợi và khó khăn. Đến năm 2005-2006: Tất cả các trường mẫu giáo
(MG), mầm non (MN) ở các phường, thị trấn đều chuyển sang bán công;
từ 2006- 2010, dần dần chuyển các trường MG, MN vùng nông thôn thuận
lợi sang bán công. Đến năm 2007-2008, các địa bàn thuận lợi đều có ít
nhất một đơn vị mầm non tư thục. Nhà nước sẽ dành phần lớn nguồn ngân
sách để đầu tư trường mầm non, mẫu giáo ở vùng sâu, xa, biên giới, dân
tộc đang gặp nhiều khó khăn.
- Tiểu học: Từ năm 2004-2005, mỗi huyện, thị, thành phố phải có ít
nhất 01 trường tiểu học dạy 02 buổi/ ngày (và bán trú) cho ít nhất 20%
học sinh tồn trường. Đến năm học 2005- 2006 thí điểm thực hiện bán
cơng hố một số trường tiểu học bán trú hoạt động có hiệu quả, sau đó tiếp
tục mở rộng các xã, phường, thị trấn có điều kiện thuận lợi. Đến năm
2009-2010, tất cả các huyện, thị, thành đều có trường tiểu học bán cơng,
đồng thời đạt ít nhất 20% học sinh tiểu học theo học bán trú tư thục;
- Trung học cơ sở: Từ năm 2004-2005, thực hiện thí điểm chuyển
trường THCS Nguyễn Trãi (CĐ) và trường THPT Long Xuyên sang hình
thức bán cơng. Đến năm 2006-2007, tiếp tục thí điểm trường THCS
Nguyễn Trãi (LX) theo phương thức thu quỹ CSVC cao để đầu tư mở rộng
và mua sắm thiết bị theo hướng trường chuẩn quốc gia.
Từ năm 2007-2008, mỗi huyện có ít nhất 01 trường thực hiện việc
thu qũy CSVC cao để đầu tư chuẩn hoá nhà trường. Sau năm 2008,
chuyển một số trường công lập chất lượng tốt sang trường bán cơng theo
tinh thần Nghị định 73 của Chính phủ.
- Trung học phổ thông: Nâng dần tỉ lệ học sinh ngồi cơng lập lên
35% năm 2005 và 50% vào năm 2010, riêng thành phố, thị xã tỉ lệ học sinh
ngoài công lập là 50% năm 2005 và 60% năm 2010. Tất cả các xã, phường
trong tỉnh đều có Trung tâm học tập cộng đồng: 30% năm 2005 và 100%
vào năm 2010.



- Chuyên nghiệp dạy nghề: nâng cao tỉ lệ lao động qua đào tạo lên
20% vào năm 2005-2006 và 30% vào năm 2010. Hoàn tất việc chấn chỉnh
quản lý các cơ sở dạy nghề tư nhân trong tỉnh, sau năm 2008 thí điểm
thành lập trường THCN bán cơng (THYT). Cơ sở dạy nghề tư nhân đào
tạo nghề cho 30% số học viên theo kế hoạch của tỉnh vào năm 2005.
2.3 Giải pháp thực hiện
2.3.1 Nâng cao giác ngộ về mặt nhận thức
- Ban Tuyên giáo Tỉnh ủy phối hợp chặt chẽ với GD-ĐT làm tốt
chức năng tham mưu với Tỉnh ủy và giúp Tỉnh ủy, UBND tỉnh tăng cuờng
tuyên truyền, vận động, quán triệt chủ trương chính sách XHH của Đảng
và Nhà nước đến tận cơ sở, cộng đồng dân cư, thơng qua đó làm thay đổi
nhận thức và hành vi của các cấp, các ngành, các tầng lớp nhân dân đối với
hoạt động XHH GD-ĐT. Sở GD-ĐT phối hợp với Đài PT-TH, cơ quan,
báo chí, thơng tấn,…có kế hoạch cụ thể về nội dung, thời gian, tuyên
truyền chính sách XHH trên các phương tiện thông tin đại chúng.
- Ban Tuyên giáo cấp ủy phối hợp cùng phòng Giáo dục từng huyện,
thị, thành phố hướng dẫn các cấp ủy cơ sở về công tác tuyên truyền, vận
động người dân và xây dựng đề án huy động XHH đầu tư cho GD-ĐT góp
phần cùng với ngân sách Nhà nước xây dựng đủ cơ sở vật chất đáp ứng
cho việc học 2 buổi/ngày cho khối lớp 1 và khối lớp 5 vào năm 2007-2008.
2.3.2 Bên cạnh thực hiện tuyên truyền quản bá các chính sách ưu đãi
phải đồg thời với việc thực hiện đổi mới kết mối giữa các nhà tài chính, tài
trợ, các doanh nghiệp, các cơ sở sản xuất, kinh doanh, các cơng ty, xí
nghiệp, các tổ chức và cá nhân trong nước và nước ngồi... có nguồn tài
chính mạnh muốn đầu tư vào lĩnh vực GD-ĐT với các nhà trí thức, các nhà
khoa học, các nhà quản lý tổ chức và cá nhân trong và ngồi nước có tâm
huyết mong muốn được có cơ hội chăm lo trực tiếp sự nghiệp giáo dục và
đào tạo mà họ khơng có được nguồn tài chính để đầu tư. Vì hiện nay có
nhiều người có khả năng tài chính muốn đầu tư nhưng khơng biết nơi nào
có cơ hội để đầu tư và ngược lại, người có khả năng và tâm huyết trực tiếp

chăm lo cho sự nghiệp GD-ĐT lại không biết đâu có nguồn lực tài chính
để kêu gọi đầu tư. nếu gắn kết được hai Nhà trên thì đây là một giải pháp
khai thác các nguồn lực rất hữu giệu và hết sức khả thi.


2.3.3 Mở rộng việc thực hiện các chính sách ưu đãi như:
- Sở GD-ĐT đề xuất UBND tỉnh ban hành những biện pháp, chính
sách hỗ trợ. Sở cùng các huyện ,thị, thành phố hoàn thành việc điều chỉnh
quy hoạch phát triển giáo dục và quy hoạch mạng lưới trường lớp từ nay
đến năm 2010. Trên cơ sở đó, để tạo nguồn cho hệ thống trường ngồi
cơng lập.
- Ưu đãi về CSVC, đấ đai xây dựng trường: UBND huyện cần thành
lập ban khai thác và quản lý đất công và chịu trách nhiệm quy hoạch qũy
đất dành cho xây dựng trường học (cơng lập, ngồi cơng lập) và có thể sử
dụng ngay khi cần thiết. Sử dụng các phương tiện thông tin đại chúng và
niêm yết tại trụ sở UBND các cấp công bố bản đồ quy hoạch để kêu gọi
đầu tư. Sở GD-ĐT phối hợp cùng các ngành có liên quan như: Sở Địa
chính, Tài chính tham mưu các chính sách nhằm khuyến khích cá nhân tổ
chức có đất hiến hoặc cho thuê để xây dựng trường.
- Ưu đãi về tín dụng: Cho vay tín dụng với lãi suất ưu đãi đặc biệt
bằng không hoặc Nhà nước hỗ trợ lãi bằng ngân sách đối với việc đầu tư
vào lĩnh vực GD-ĐT. Do đầu tư vào lĩnh vực giáo dục thu hồi vốn chậm.
Kiến nghị các ngành tài chính tham mưu UBND tỉnh để chọn và công bố
danh sách các tổ chức tín dụng có trách nhiệm để thực hiện cho các trường,
lớp ngồi cơng lập vay vốn đầu tư. Sở GD-ĐT làm đầu mối phối hợp với
các ngành hữu quan có trách nhiệm giới thiệu, tạo điều kiện để các trường
lớp ngồi cơng lập có cơ hội tranh thủ thêm các nguồn vốn tài trợ khác
trong và ngoài nước.
- Các chính sách thuế: Đề nghị UBND tỉnh cho phép miễn thu các
khoản thuế đối với trường ngồi cơng lập 5 năm đầu. Sau 5 năm thực hiện

theo Nghị định 73/1999/NĐCP.
- Thủ tục hành chính khi tổ chức, cá nhân đề nghị thành lập trường:
Sở GD-ĐT ban hành những quy định, quy chế, tham mưu cải tiến gọn thủ
tục. Phối hợp cùng Sở Kế hoạch và Đầu tư làm đầu mối hỗ trợ cho các cá
nhân, tổ chức xây dựng đề án thành lập trường , làm cơ sở pháp lý đề nghị
cơ quan thẩm quyền cấp giấy phép thành lập để được hưởng các khoản ưu
đãi đầu tư hoặc những khoản ưu đãi khác từ phía Nhà nước.


- Hình thức, tổ chức: Thực hiện đúng theo Nghị định 73/1999/NĐCP
và các quy chế khác do Bộ GD-ĐT ban hành. Ngồi ra, trường cơng lập
được thu các khoản tiền như tiền ăn, đưa rước… Các nội dung và định mức
thu phải trên cơ sở thỏa thuận với phụ huynh. Hiệu trưởng được chủ động
trong quản lý, sử dụng nguồn kinh phí để tạo địn bẩy phát triển về chất
lượng và quy mô của nhà trường.
- Đội ngũ giáo viên các trường lớp ngồi cơng lập: Nhà nuớc bổ
nhiệm bộ máy quản lý và tăng cường giáo viên cơ hữu cho trường bán
công, đảm bảo đủ giáo viên theo quy định. Khi có nhu cầu bồi dưỡng, đào
tạo tại các trường Sư phạm trong tỉnh kế hoạch hàng năm của Sở thì đội
ngũ giáo viên ngồi cơng lập được tham gia. Giáo viên trong quá trình
giảng dạy được hưởng chế độ và quyền lợi như các giáo viên công lập.
- Biện pháp khuyến khích XHH các cơ sở đào tạo nghề. Quản lý các
cơ sở dạy nghề địa phương bằng hình thức như đăng ký, cấp phép hoạt
động. Thực hiện việc phân cấp quản lý các cơ sở đào tạo nghề tư nhân.
Nhà nước tạo điều kiện thành lập trường bán cơng, giai đoạn đầu theo mơ
hình bán cơng phổ thông, đến năm 2008 chuyển hoạt động theo đúng Nghị
định 73/1999/NĐCP. Khuyến khích hình thành các trường ở lĩnh vực tin
học, ngoại ngữ. Phát triển hệ thống mở rộng hoạt động các Trung tâm giáo
dục thường xuyên, thực hiện liên kết với các trường ngoài tỉnh để phục vụ
nhu cầu nâng cao trình độ mà các trường chuyên nghiệp trong tỉnh chưa

đào tạo. Tổ chức trung tâm học tập cộng đồng để đáp ứng nhu cầu trao đổi
chuyên môn, kinh nghiệm, liên kết hoạt động của nhà văn hoá xã để hình
thành các trung tâm học tập cộng đồng. Khuyến khích các doanh nghiệp,
các nghệ nhân tham gia đào tạo các lĩnh vực cơ sở dạy nghề trong tỉnh để
phát triển các làng nghề địa phương.
- Ban hành cơ chế cộng đồng trách nhiệm giữa các cấp chính
quyền, đồn thể, nhà trường, cha mẹ học sinh trong công tác giáo dục: Ý
thức học tập cịn thấp trong cộng đồng vì vậy phải nâng cao trách nhiệm
phối hợp chặt chẽ trong công tác huy động học sinh đến trường, chống lưu
ban, bỏ học…Tổ chức đại hội giáo dục chu kỳ mới.Thành lập Hội Khuyến
học cấp huyện, xã đảm nhiệm các chương trình cơng tác, chế độ sinh


hoạt…theo chức năng, quyền hạn nhiệm vụ được ban hành và Qũy khuyến
học ở từng cấp hội để tạo điều kiện cho những học sinh gặp khó khăn, hỗ
trợ tài năng trẻ và những hoạt động liên quan khác. Hoạt động khuyến học
ở các cấp, cơ sở và hộ dân cư nhằm mang đến hiệu quả, lợi ích thiết thực
cho mỗi cơ sở, hộ gia đình. Phấn đấu đến năm 2007-2008 hồn thành
chương trình kiên cố hố trường, lớp theo đề án của tỉnh được xây dựng.
Tất cả các giải pháp tổ chức thực hiện XHH GD-ĐT đều được sơ kết
đánh giá từng năm, để rút kinh nghiệm và điều chỉnh lộ trình thực hiện
thích hợp với tình hình kinh tế- xã hội tỉnh nhà.
2.3.4 Các bước thực hiện cụ thể:
- Tiếp tục thực hiện giảm tỷ lệ học sinh vào các trường công lập tại
thành phố Long Xuyên và thị xã Châu Đốc, phân hoá dần học sinh sang hệ
thống bán công và trường tư. Từ năm 2004-2005 mỗi phường, xã trong
tỉnh phải có ít nhất 01 trường mẫi giáo (MG) hoặc mầm non (MN) có thêm
hệ nhà trẻ; thực hiện thí điểm chuyển dần các trường MG, MN cơng lập có
điều kiện sang trường bán cơng như: MG Hướng Dương (Long Xuyên),
Mầm non Hoa Sen (CĐ) và ít nhất một trường MG hoặc MN tại các huyện

Chợ Mới, Tân Châu, Châu Phú chuyển sang bán công. Năm 2005-2006, tất
cả các trường MG, MN ở các phường, thị trấn đều chuyển sang bán công.
Từ 2006-2010, chuyển dần các trường MG, MN ở vùng nông thôn thuận
lợi sang bán công. (Lưu ý: Nơi nào có điều kiện thuận lợi thì nên chuyển
hẳn sang dân lập và tư thục, không nhất thiết phải qua bước trung gian là
bán cơng. Vì bán công chỉ là bước trung gian quá độ, về lâu dài chỉ có
cơng lập, dân lập và tư thục mà thơi).
Củng cố các trường MN, MG tư thục hiện có, đồng thời có chính
sách khuyến khích mở nhà trẻ, trường MG tư thục ở tất cả các địa bàn
thuận lợi (phường, thị trấn) trong tỉnh, tạo điều kiện cho các trường tư thục
đầu tư nâng cao chất lượng nuôi dạy trẻ được tốt hơn.
- Khuyến khích phát triển nhanh các loại hình tiểu học bán trú dân
lập, tư thục tại các Thành phố, Thị xã, thị trấn, vừa tạo điều kiện cho các
em học cả ngày, vừa huy động sự đóng góp của phụ huynh học sinh vào
các hoạt động của trường. Năm 2005-2006 thí điểm thực hiện bán cơng


hoá 1 số điểm trường tiểu học bán trú như: Lê Lợi (Tp. Long Xuyên),
Hùng Vương (Tx. Châu Ðốc) và tiếp tục mở rộng tại các huyện còn lại để
năm học 2009-2010, tất cả các huyện, thị, thành phố đều có trường tiểu
học bán trú, bán cơng hoặc tư thục. Chuyển dần một số trường công lập
chất lượng tốt sang bán cơng, tư thục; khuyến khích và tạo điều kiện cho
cá nhân mở trường tiểu học tư thục bán trú dạy 2 buổi/ngày ở các địa bàn
thuận lợi, đến đến năm 2009-2010 có ít nhất 20% học sinh tiểu học theo
học ở các trường bán công tư thục.
- Trung học cơ sở: Năm 2004-2005, thí điểm chuyển trường THCS
Nguyễn Trãi (Tx. Châu Ðốc) sang hình thức bán cơng, bắt đầu thực hiện
bán công từ khối 6 và cuốn chiếu dần thêm từng khối, cho đến khi trường
THCS nguyễn Trãi 2 được hình thành, sẽ bán cơng hố tồn bộ trường
THCS Nguyễn Trãi. Đến năm 2006-2007, chia các trường THCS thành 2

loại: (1) trường ở các phường, thị trấn và các trường trọng điểm, (2) các
trường còn lại. Đồng thời tiếp tục thực hiện thí điểm trường THCS Nguyễn
Trãi (Tp. Long Xuyên) được phép thu quỹ CSVC cao để đầu tư mở rộng
và mua sắm thiết bị theo hướng trường chuẩn quốc gia. Nhà nước có chính
sách cho vay hoặc cho phép huy động từ nhiều nguồn và được hoàn trả dần
bằng nguồn qũy CSVC. Tiếp tục khuyến khích, mở rộng các chính sách ưu
đãi để tạo điều kiện để các tổ chức, cá nhân mở trường dân lập, tư thục bán
trú dạy 2 buổi/ngày ở các địa bàn thuận lợi.
- Trung học phổ thông: Năm học 2004-2005, chia các trường THPT
cơng lập hiện có thành 3 loại: (1) Trường ở vùng thuận lợi và có chất
lượng tốt, (2) trường thuộc vùng khó khăn (3), trường ở vùng bình thường.
Đồng thời thực hiện thí điểm bán cơng trường THPT Long Xun.
Đến năm 2005-2006 tất cả trường chất lượng tốt trong tỉnh cùng
thực hiện việc thu qũy CSVC để chuẩn hoá nhà trường. Đồng thời có kế
hoạch tăng thêm loại hình trường chất lượng tốt ở các nơi có điều kiện.
Sau khi hoàn vốn các trường này được phép thu cao như trước để thay bổ
sung CSVC mới.
- Đối với trường bán cơng: Một số trường bán cơng có hoạt động ổ
định, có khả năng tự cân đối thu, chi sẽ chuyển nhanh tổ chức, hoạt động


theo đúng quy định Nghị định 73/1999/NĐ-CP. Năm học 2004-2005, thực
hiện thí điểm các trường bán cơng: TH Bán cơng Khuyến học (Tp. Long
Xuyên), TH Bán công Võ Thị Sáu (Tx. Châu Đốc) hoạt động theo hướng
tự trang trãi các khoản chi từ nguồn học phí nâng dần chất lượng giảng dây
tương đương trường công. Nhà trường hoạt động theo đúng Nghị định
73/1999/NĐ-CP vận động hình thành Hội đồng quản trị và thực hiện mức
thu học phí phù hợp (trên cơ sở khung học phí quy định hợp lý).
Hội đồng quản trị tự quyết định cân đối thu chi, nhà nước khơng hỗ
trợ tài chính cho tất cả các hoạt động. Việc quản lý tài chính tuân theo quy

định hiện hành, chịu sự giám sát, kiểm tra của cơ quan quản lý tài chính.
Đến năm 2006-2007, phấn đấu 50% các xã, phường huy động nhân
dân đóng góp mở rộng mặt bằng, san lắp, xây dựng hàng rào… Tạo cho
các trường tiểu học đạt chuẩn về diện tích. Đến năm 2010, 80% các xã,
phường huy động nhân dân dân mở rộng mặt bằng, san lấp, xây dựng hàng
rào trường tiểu học và THCS. Chú ý biện pháp huy động sức dân phải dựa
trên tinh thần tự nguyện, tùy vào khả năng nguồn lực của từng địa phương
mà có giải pháp phù hợp, tránh hiện tượng đánh đồng, cưỡng ép. Đồng
thời phải lưu tâm đến việc vận động Mạnh Thường quân, các doanh
nghiệp, các nhà có tâm huyết với GD-ĐT.
Tạo điều kiện hình thành thêm trường tư thục hoặc dân lập ở 1 số
huyện đơng dân cư và có điều kiện vào năm 2007 như: Tp.Long Xuyên, thị
xã Châu Đốc, Chợ Mới, Phú Tân, Tân Châu.


PHẦN KẾT LUẬN VÀ KIẾN NGHỊ
Kết luận:
Xã hội hóa là chủ trương lớn của Đảng và Nhà nước, đồng thời cũng
là xu thế chung đối với đất nước có nền kinh tế - xã hội phát triển. Thực
hiện xã hội hóa là huy động nguồn lực từ Nhà nước, nhân dân, cộng đồng xã
hội cả về vật chất và trí tuệ để đóng góp cho cơng cuộc phát triển đất nước,
nhằm nâng cao mức hưởng thụ của nhân dân, của toàn xã hội về đời sống
vật chất cũng như tinh thần, góp phần mang lại cuộc sống ấm no, hạnh phúc,
bình đẳng cho mọi người. Do vậy các ngành, các cấp cần phải nhận thức
đúng đắn, đầy đủ quan điểm chỉ đạo của Ðảng và Nhà nước về XHH, đặc
biệt là trên lĩnh vữc giáo dục - đào tạo, đồng thời phải quán triệt sâu sắc
trong nội bộ và tuyên truyền giáo dục, vận động rộng rãi ra quần chúng
nhân dân để mọi người tham gia tích cự thực hiện, đạt hiệu quả cao nhất.
Kiến nghị:
Ðể có điều kiện triển khai thực hiện tốt chủ trương xã hội hóa của

Đảng và Nhà nước, các Sở ngành liên quan trực tiếp đến lĩnh vực xã hội
hóa giáo dục - đào tạo xin được kiế n nghị như sau:
+ Ngành Tài chính tham mưu UBND tỉnh chọn và công bố danh
sách các tổ chức tín dụng có trách nhiệm cho các cơ sở ngồi cơng lập
(Giáo dục – đào tạo) vay vốn đầu tư. Dùng các quỹ hỗ trợ như Quỹ hỗ trợ
phát triển, hỗ trợ giải quyết việc làm để cho vay, trợ giúp lãi suất, bảo lãnh
tín dụng. Lập các quỹ hỗ trợ đầu tư để cho vay trung hạn, dài hạn với lãi
suất ưu đãi, hoặc bảo lãnh tín dụng cho trường lớp, cơ sở ngồi cơng lập có
điều kiện xây dưng cơ sở hạ tầng, đầu tư trang thiết bị. Tăng định mức chi
trên đầu học sinh, hiện nay đang thực hiện thấp hơn các tỉnh bạn và thực
hiện chế độ phụ cấp cho các thành viên thuộc Ban chỉ đạo các cấp đang
trực tiếp thực hiện Phổ cập giáo dục trung học cơ sở.


×