Tải bản đầy đủ (.pdf) (29 trang)

Xây dựng chương trình chuyển đổi từ tập tin văn bản sang sơ đồ tư duy dạng hình ảnh tt

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (330.47 KB, 29 trang )

1

MỞ ĐẦU
Hiện nay, Sơ đồ tư duy hay Bản đồ tư duy ngày càng được nhiều
người biết đến và được sử dụng như là một phương pháp ghi nhớ vô
cùng hiệu quả, bằng cách khai thác khả năng ghi nhớ của cả hai bán
cầu não, dựa trên sự kết hợp giữa văn bản, hình ảnh, màu sắc, các liên
kết và các yếu tố khác đã tạo nên một công cụ ghi nhớ đầy quyền năng
cho bộ não. Theo thống kê hiện nay, sơ đồ tư duy đang được hơn 250
triệu người trên thế giới sử dụng, đã và đang đem lại những hiệu quả
thực sự đáng kinh ngạc [1]. Với số lượng người sử dụng ngày càng
tăng thì nhu cầu về việc xây dựng các ứng dụng hỗ trợ SĐTD ngày
càng cần thiết. Hiện tại đã có một số ứng dụng hỗ trợ SĐTD, nhưng
các ứng dụng hiện nay vẫn chưa đáp ứng hết các nhu cầu của người sử
dụng và một số tính năng vẫn cịn nhiều hạn chế.
Các ứng dụng hỗ trợ xử lý SĐTD trên máy tính đa số chỉ cho
phép tạo các SĐTD trên giao diện đồ họa trực quan của SĐTD, mà
điều này dẫn đến mốt số nhu cầu cần thiết mà SĐTD dạng trực quan
giải quyết không hiệu quả. Về hướng xử lý khác, hiện tại chỉ có một
trang web [2] hỗ trợ tao SĐTD bằng văn bản nhưng chỉ có tính năng
đơn giản và chưa giải quyết được nhu cầu thực tiển.
Hiện nay, tuy có nhiều nghiên cứu về khả năng ứng dụng, lợi ích
của SĐTD và các nghiên cứu về việc ứng dụng SĐTD. Trong thực tế,
các nghiên cứu về các kỹ thuật xử lý trên SĐTD hiện nay vẫn chưa
được phổ biến. Ngoài ra, SĐTD phục vụ cho nhiều lĩnh vực khác nhau


2

và nhiều người dùng khác nhau, mà khơng có sự phân loại rõ ràng các
loại SĐTD làm cho các kỹ thuật xử lý trên SĐTD chưa thực sự hiệu


quả so với mong muốn.
Xuất phát từ nhu cầu thực tế chúng tơi tìm hiểu, nghiên cứu và
đề xuất các phương pháp kỹ thuật xử lý trên SĐTD và dựa trên các
phương pháp kỹ thuật đã đề xuất để xây dựng chương trình hỗ trợ
chuyển đổi từ tập tin văn bản sang sơ đồ tư duy trực quan và các xử lý
liên quan. Thơng qua đó, nhằm góp phần làm phong phú thêm các
phương pháp, kỹ thuật hỗ trợ SĐTD hiện tại, góp phần vào việc biểu
diễn thơng tin trực quan, và gần gũi hơn với con người và sử dụng
SĐTD cho các xử lý khác trên máy tính.
Nội dung luận văn gồm bốn chương, Chƣơng 1 giới thiệu tổng
quan về vấn đề cần nghiên cứu, chỉ ra các vấn đề đang tồn tại của
SĐTD, sau đó khảo sát các cơng trình đã đăng tải liên quan đến vấn đề
của luận văn từ đó nêu lên những vấn đề cịn tồn tại và chỉ ra những
vấn đề mà đề tài luận văn quan tâm. Chƣơng 2 mô tả một số lý thuyết
về SĐTD, phân loại SĐTD và đồng thời mơ hình hóa SĐTD theo từng
loại. Chƣơng 3 trình bày phương pháp đặc tả SĐTD, các giải thuật
chuyển đổi văn bản với dạng ngôn ngữ SĐTD dựa trên ngôn ngữ tự
nhiên thành dạng ngôn ngữ quy ước đặc tả SĐTD và thành SĐTD
dạng hình ảnh trực quan và đồng thời trình bày một số kỹ thuật xử lý
trên SĐTD. Chƣơng 4 tiến hành cài đặt thực nghiệm chương trình
ứng dụng dựa trên các kỹ thuật đề ra, đánh giá hiệu quả của các
phương pháp kỹ thuật đề ra, và khả năng ứng dụng trong thực tế.


3


4

Chƣơng 1 - TỔNG QUAN

Để mang lại cái tổng quan về các vấn đề sẽ được đề cấp đến
trong luận văn, chương này sẽ khái quát các vấn đề mà chúng tơi tìm
hiểu và nghiên cứu. Dựa trên những nhu cầu của thực tiển về SĐTD
và những công nghệ, kỹ thuật hiện đang có, chúng tơi đúc kết những
thành tựu có thể kế thừa và vận dụng vào luận văn. Bên cạnh đó
chúng tơi cũng đưa ra một số mặt hạn chế của các cơng nghệ và kỹ
thuật hiện có để giải quyết các nhu cầu về SĐTD. Dựa vào đó cho
thấy được các vấn đề mà luận văn đang quan tâm. Ngồi ra chương
này cịn đề cập đến một số ý nghĩa mà luận văn mang lại để giải quyết
các nhu cầu thực tiển cũng như đống gốp một phần nhỏ đề làm phong
phú thêm các kỹ thuật xử lý trên SĐTD trong tương lai.
1.1 Giới thiệu tổng quan
1.1.1 Tổng quan các vấn đề cần nghiên cứu
1.1.2 Các vấn đề của sơ đồ tư duy hiện nay
1.1.3 Các công trình liên quan
1.2

Mục tiêu và giới hạn của luận văn
Luận văn sẽ tìm hiểu và nghiên cứu các giải pháp, kỹ thuật để

thực hiện mục tiêu chính là xây dựng chương trình chuyển đổi từ tập
tin văn bản sang SĐTD dạng hình ảnh.


5

Nhằm đạt được mục tiêu chính kể trên, chúng tơi đặt ra một số
mục tiêu chi tiết như sau:
- Phân loại SĐTD và dựa trên các loại SĐTD đã phân loại được,
đề xuất ngôn ngữ quy ước đặc tả cho SĐTD tương ứng với từng

loại, nhằm phục vụ cho các phương pháp, kỹ thuật xử lý trên
SĐTD.
- Đề xuất ngôn ngữ quy ước cho SĐTD dựa trên ngôn ngữ tự
nhiên nhằm phục vụ cho việc trình bày SĐTD dạng văn bản.
- Tìm hiểu và nghiên cứu một số giải thuật để chuyển đổi từ văn
bản với dạng ngôn ngữ quy ước cho SĐTD dựa trên ngôn ngữ tự
nhiên sang dạng văn bản với dạng ngôn ngữ đặc tả SĐTD và từ
ngơn ngữ quy ước đặc tả SĐTD thành dạng hình ảnh dạng trực
quan.
- Tìm hiểu một số kỹ thuật trên SĐTD nhằm giải quyết một số
nhu cầu về SĐTD.
- Xây dựng chương trình chuyển đổi từ văn bản với dạng ngôn
ngữ quy ước cho SĐTD thành dạng SĐTD trực quan hỗ trợ cho
việc giảng dạy bằng SĐTD.
Giới hạn của luận văn là: Văn bản phải được trình bày theo cú
pháp của ngôn ngữ đặc tả SĐTD dựa trên ngôn ngữ tự nhiên. Ứng
dụng chủ yếu cho việc hỗ trợ giảng dạy bằng SĐTD


6

1.3

Ý nghĩa của luận văn
Nhu cầu thực tiển về một chương trình hỗ trợ hiệu quả về SĐTD

là khá cao và cần thiết. Do đó, mục tiêu của ứng dụng đặt ra là xây
dựng một chương trình hỗ trợ chuyển đổi văn bản dạng đặc tả SĐTD
sang dạng SĐTD trực quan. Ứng dụng này khơng mang tính chất phủ
định tính hiệu quả của các ứng dụng hỗ trợ SĐTD trên phương diện

SĐTD dạng trực quan đã có. Mà nó góp phần bổ xung thêm các tiện
ích nhằm khắc phục một số hạn chế mà các ứng dụng trên phương
diện SĐTD dạng trực quan mắc phải như sau:
- Tận dụng tài nguyên văn bản: Việc soạn thảo SĐTD dạng văn
bản tận dụng được các tài nguyên dạng văn bản hiện có, thơng qua
một số hiệu chỉnh về cú pháp có thể chuyển đổi thành dạng SĐTD
dạng trực quan.
- Tận dụng đƣợc tài ngun SĐTD: Dữ liệu SĐTD của chương
trình có đặc tả cụ thể, có thể được khai thác sử dụng cho các mục
đích khác.
- Tiện ích hơn khi SĐTD lớn: Việc hiệu chỉnh SĐTD dạng văn bản
có thể hỗ trợ một số tiện ích như : xóa, di chuyển các nút hoặc
nhánh trên SĐTD một cách khá dễ dàng, gióng như trên văn bản
thông thườn tư duy dạng Kế hoạch
Khái niệm: Là loại SĐTD được thiết kế để trình bày kế hoạch
hoạt động. Với mục đích tổng hợp các hoạt động riêng lẻ để hướng tới
hồn thành kế hoạch chính cần đạt được. SĐTD dạng kế hoạch là một
loại được phát triển từ SĐTD dạng khối.
SĐTD dạng kế hoạch các chủ đề có hướng thơng tin từ ngồi
vào trong. Thơng tin của các chủ đề là các từ, hình ảnh chỉ các hành
động cụ thể liên quan nội dung kế hoạch ở chủ đề trung tâm.
Để xây dựng SĐTD dạng này đầu tiên cần xác định chủ đề trung
tâm, sau đó thêm các chủ đề chính, và sau đó tạo ra các ý tưởng cho
các tiểu chủ đề . Giai đoạn thứ hai là tổ chức, và xác định phạm vi. Ở
giai đoạn này, cần so sánh những điều đang đặt trên SĐTD với các kế
hoạch chiến lược, để đảm bảo rằng chúng ta đang đi đúng hướng, và
cũng nhìn vào tính khả thi và mong muốn của các ý tưởng. Từ các kết
quả trên SĐTD, tiếp tục tinh chỉnh nó cho đến khi có được một kế
hoạch hành động cho từng lĩnh vực, bằng cách xác nhận các mục tiêu



13

và đảm bảo các nhiệm vụ đã được xác định đúng, và sau đó ưu tiên và
lập kế hoạch cho chúng. Cuối cùng và quan trọng nhất của quá trình
này là để đảm bảo rằng có biện pháp thích hợp để theo dõi và phản hồi
vào các kế hoạch tương lai. Những cơ chế này có thể được xây dựng
thành các SĐTD tổng hợp và tạo các link đến các kế hoạch cụ thể, vì
vậy cần ghi lại các thơng tin phản hồi ở các vị trí thích hợp trên SĐTD
khi kế hoạch này được đưa vào hoạt động.
Sơ đồ dạng kế hoạch ký hiệu PNTOM(Planning Type Of MindMap)
và được biểu diễn như sau:
PNTOM = <N, E, B>
2.2.5 Sơ đồ tư duy dạng Cây
Khái niệm: Là dạng SĐTD trình bày thông tin theo cấu trúc
cây, một cách trực quan. Thông tin được trình bày theo chiều hướng
từ trên xuống dưới, từ trái qua phải, từ phải qua trái chỉ theo một chiều
nhất định. SĐTD sẽ có đặc điểm đặc trưng là , có thể sử dụng màu sắc
phân biệt các nhánh, có thể dùng hình ảnh, icon để minh họa cho mỗi
hoạt động, dùng các liên kết để liên kết đến các vấn đề liên quan đến
hoạt động v.v..
Sơ đồ dạng này được ký hiệu là TTOM(Tree Type Of
MindMap), và được biểu diễn như sau:
TTOM = <N,E>


14

2.3


Kết luận chƣơng 2
Trong chương này đã trình bày các lý thuyết cơ bản của SĐTD,

lý do ra đời của SĐTD, một số khái niệm liên quan SĐTD, và ý nghĩa
của chúng. Đồng thời, cũng đề cập đến các thành phần quan trọng trên
SĐTD là hình ảnh và màu sắc cũng như ý nghĩa của chúng với thị giác
và quá trình ghi nhớ thơng tin.
Dựa vào các đặc điểm trên SĐTD đã phân loại SĐTD thành 5
loại chính, đưa ra khái niệm, ý nghĩa, mơ hình và cấu trúc các thành
phần thông tin trên từng loại SĐTD. Thông qua việc phân loại SĐTD
cũng đưa ra các minh họa cụ thể tương ứng từng loại SĐTD, làm rõ
các thành phần trên SĐTD và sự kết hợp của các thành phần riêng lẻ
tạo nên SĐTD.


15

Chƣơng 3 - PHƢƠNG PHÁP ĐẶC TẢ VÀ KỸ THUẬT
XỬ LÝ TRÊN SƠ ĐỒ TƢ DUY
Trong chương này trình bày ngôn ngữ quy ước đặc tả SĐTD, từ
ngôn ngữ đặc tả trên sẽ đề cập đến giải thuật chuyển đổi từ ngơn ngữ
quy ước đặc tả SĐTD thành dạng hình ảnh trực quan. Để thuận tiện
hơn cho việc sử dụng SĐTD, trong phần này cũng đề cập đến ngôn
ngữ SĐTD hướng tự nhiên, nhằm hỗ trợ người sử dụng SĐTD có thể
tạo ra SĐTD bằng dạng văn bản dưới dạng ngơn ngữ gần với ngơn
ngữ tự nhiên, thay vì sử dụng phương pháp đồ họa như trước đây. Bên
cạnh đó, trong chương này cũng đề cập giải thuật chuyển đồi từ văn
bản dưới dạng ngôn ngữ SĐTD hướng tự nhiên sang dạng ngôn ngữ
đặc tả SĐTD và hiển thị SĐTD dạng trực quan. Cuối cùng chương
này sẽ trình bày một số kỹ thuật xử lý trên SĐTD nhằm đem lại hiệu

quả cho người sử dụng SĐTD.
3.1 Đề xuất ngôn ngữ quy ƣớc đặc tả Sơ đồ tƣ duy
Để phục vụ cho các xử lý trên SĐTD trong mục này sẽ đề cập
đến ngôn ngữ quy ước đặc tả trên SĐTD. Là đặc tả các cấu trúc thành
phần của SĐTD dạng văn bản máy tính có thể xử lý được. Với cấu
trúc đặc tả này thông qua giải thuật chuyển đổi có thể hiển thị thành
SĐTD dạng hình ảnh trực quan. Để tiện cho việc trình bày các phần
sau chúng tơi ký hiệu ngôn ngữ quy ước đặc tả SĐTD là:
MMSL(Mind Map Specification Language). Để tận dụng công nghệ


16

hiện có và tiện ích xử lý sau này, các đặc tả trong mục này chúng tôi
dựa trên ngôn ngữ XML.
3.1.1 Đặc tả cho Sơ đồ tư duy dạng Đỉnh
3.1.2 Đặc tả cho Sơ đồ tư duy dạng Khối
3.1.3 Đặc tả cho Sơ đồ tư duy dạng Trình bày
3.1.4 Đặc tả cho Sơ đồ tư duy dạng Kế hoạch
3.1.5 Đặc tả cho Sơ đồ tư duy dạng Cây
3.2 Đề xuất ngôn ngữ đặc tả cho Sơ đồ tƣ duy dựa trên ngôn ngữ
tự nhiên
Ở mục trước chúng ta đã được giới thiệu về ngôn ngữ quy ước
đặc tả SĐTD hay còn gọi là MMSL. Như chúng ta đã thấy, SĐTD
được trình bày dạng MMSL thì tính xử lý được. Tuy nhiên văn bản
trình bày dạng MMLS cấu trúc tương đối phức tạp, đối với những
người dùng thơng thường thì việc này tương đối khó khăn. Để đơn
giản hơn về cú pháp, chúng ta đặc tả thêm một ngôn ngữ trung gian
đơn giản để giao tiếp giữa máy tính và người sử dụng. Ở đây chúng tôi
tạm gọi là Ngôn ngữ SĐTD dựa trên ngôn ngữ tự nhiên, gọi tắc là

NLMM(Natural Language - based Mind Map).
Quy trình chuyển đổi từ văn bản dưới dạng NLMM sang hình
thức SĐTD dạng hình ảnh trực quan được minh họa như hình bên
dưới:


17

Văn bản dạng
NLMM

Trình
dịch

Văn bản
dang MMSL

Trình hiển
thị

SĐTD dạng
Hình ảnh trực quan

Hình 3.4: Mơ hình chuyển đổi từ MMSL sang SĐTD trực quan
Trong đó trình dịch sẽ được trình bày trong mục tiếp theo.
MMSL là ngôn ngữ đặc tả SĐTD đã được trình bày ở chương trước.
Trong mục này sẽ tập trung tìm hiểu về NLMM các cấu trúc và thành
phần của nó.
Một văn bản thơng thường có thể được soạn thảo trên trình soạn
thảo bất kỳ được xem là văn bản dưới dạng NLMM khi nội dung văn

bản trình bày đúng cú pháp được đặc tả trong NLMM.
NLMM bao gồm các thành phần sau:
NLMM = <Σ, S, R>
 Trong đó:
 Σ là bảng từ vựng. Bao gồm một số từ khóa đơn giản liên quan
đến cách thành phần trên SĐTD, các từ khóa này cũng thường
được con người sử dụng ví dụ:
Σ ={Tilte, MainTopic, Topic, Bound, Callout, Image, Link,
Note,
Comment, Child, End}
 S là tập cú pháp (Systax) để trình bày văn bản.


18

Tập cú pháp của NLMM được hình thành từ các biểu thức
(Expression) dựa trên bảng từ vựng cho trước. Sau đây là một số cú
pháp thông dụng trong NLMM:
 R: Luật(Rules) để cho biết mối quan hệ giữa các từ khóa của
dạng NLMM tương ứng với thành phần nào trên đặc tả dạng
MMSL. Ở đây chúng tôi sử dụng các luật sinh dạng đơn giản
dạng a => b và không có luật sinh qua nhiều cấp.
3.3 Giải thuật chuyển đồi Sơ đồ tƣ duy dạng văn bản NLMM
sang dạng MMSL và hình ảnh trực quan
3.4 Một số kỹ thuật xử lý trên Sơ đồ tƣ duy
3.4.1 Kỹ thuật hiện lần lược các nút trên Sơ đồ tư duy
3.4.2 Kỹ thuật che dấu các nút, nhánh trên Sơ đồ tư duy
3.4.3 Kỹ thuật trên nhánh của Sơ đồ tư duy
3.4.4 Một vài kỹ thuật hỗ trợ trình chiếu trên nhiều SĐTD
3.5


Kết luận chƣơng 3
Chương này đã trình bày về MMSL một ngôn ngữ đặc tả SĐTD.

Các cấu trúc tương ứng của MMSL theo từng loại SĐTD, tuy nhiên
MMSL có cấu trúc khá phức tập khó sử dụng. Nhằm giảm độ phức tạp
cho người sử dụng chúng tơi đã trình bày về NLMM một dạng đặc tả
SĐTD dựa trên ngôn ngữ tự nhiên, nghĩa là ngơn ngữ này gần gióng


19

ngôn ngữ tự nhiên và chỉ phục vụ cho các xử lý trên SĐTD. Nhằm
phục vụ cho mục đích trình bày SĐTD dạng văn bản dựa trên NLMM.
Bên cạnh đó, chương này cũng đề cập đến giải thuật để chuyển
đổi từ đặc tả dạng MMSL sang dạng NLMM và dạng SĐTD trực
quan. Nhằm phục vụ cho mục đích trình bày SĐTD dạng văn bản.
Cuối cùng, trong chương này đề cập đến một số kỹ thuật trên
SĐTD như là: các kỹ thuật hiển thị, che dấu các nút và nhánh trên
SĐTD, các kỹ thuật xử lý trên nhánh của SĐTD và trên các SĐTD.


20

Chƣơng 4 - CÀI ĐẶT VÀ KIỂM THỬ
Trên cơ sở ứng dụng các giải pháp đã được nghiên cứu, chúng
tôi xây dựng thử nghiệm chương trình chuyển đổi tập tin văn bản dưới
dạng NLMM thành dạng SĐTD dạng hình ảnh trực quan phục vụ cho
mục đích hỗ trợ tạo và trình bày bài giảng điện tử bằng SĐTD.
Trong đó chúng tơi đưa ra mơ hình cài đặt thử nghiệm và sau đó cài

đặt chương trình cho phép người dùng soạn thảo SĐTD bằng văn bản
dưới dạng NLMM, rút trích nội dung văn bản từ tập tin định dạng
word dựa vào đặc trưng của văn bản, hỗ trợ chèn các cú pháp tương
ứng các thành phần trên SĐTD, chèn một SĐTD dạng văn bản với
định dạng NLMM vào một văn bản dưới định dạng NLMM khác.
Chương trình cung cấp chức năng chuyển đổi văn bản dưới dạng
NLMM sang dạng MMSL thông qua việc cài đặt các giải thuật chuyển
đổi NLMM sang dạng MMSL. Ngồi ra chương trình cịn hỗ trợ một
số chỉnh sửa trên SĐTD dạng hình và hỗ trợ chức năng trình chiếu.
Tiếp theo là thử nghiệm chương trình trên một số dữ liệu mẫu đánh
giá và đưa ra kết quả.
4.1 Thiết kế hệ thống
4.1.1 Mục tiêu ứng dụng
Mục tiêu của ứng dụng là xây dựng một chương trình hỗ trợ
SĐTD, cho phép người dùng chuyển đổi SĐTD bằng dạng văn bản
theo cấu trúc của MMSL thành SĐTD dạng hình ảnh và hỗ trợ một số


21

tiện ích trên SĐTD dạng hình ảnh. Chương trình này được xây dựng
để hỗ trợ những người sử dụng SĐTD, cung cấp một tùy chọn mới
đến các học sinh, sinh viên, các nhà nghiên cứu, các nhà kinh doanh
có thể tổng hợp thơng tin, sáng tạo, và trình bày thơng tin dựa trên
SĐTD.
Tạo giao diện thống nhất kết hợp giữa việc sử dụng SĐTD dạng
văn bản và SĐTD dạng hình ảnh, để tăng tính linh hoạt đáp ứng mục
tiêu của người sử dụng.
Ứng dụng một số kỹ thuật mới trên SĐTD trong việc soạn thảo
và trình bày SĐTD thơng qua đó kiểm tra tính ứng dụng hiệu quả của

các kỹ thuật này trên thực tế.
4.1.2 Chức năng chương trình
4.1.3 Quy trình sử dụng chương trình
Định dang

Văn bản
dạng NLMM

Kết xuất

Văn bản
dạng rút trích

Rút trích đặc
trưng từ văn bản

Văn bản dạng tự
nhiên

Giải thuật
Chuyển đổi
SĐTD dạng
MMSL

Hiển thị

SĐTD dạng
trực quan

Đặt các

chỉ mục

Trình bày
SĐTD

Kết xuất
Hình ảnh

Hình 4.1: Quy trình sử dụng chƣơng trình


22

4.2

Cài đặt thử nghiệm

4.2.1 Nền tảng công nghệ
4.2.2 Giao diện chương trình
4.3

Kết quả thực nghiệm
Để đánh giá hiệu quả của chương trình chúng tơi sử dụng hai

thơng số là số lượng văn bản chuyển đổi thành dạng hình ảnh thành
cơng và chấp nhận được, và tham số thứ hai số lượng chuyển đổi chưa
hồn chỉnh khơng đáp ứng được nhu cầu của người sử dụng SĐTD.
Hiện tại tôi đã kiểm thử chương trình trên mỗi loại 50 mẫu dựa
trên các hình ảnh có sẳn tương ứng cho 2 loại SĐTD: dạng đỉnh, dạng
khối với kết quả như sau:



23

Bảng 4.2: Bảng kết quả thực nghiệm lần 2
Số lƣợng chuyển đổi

Phải hiệu chỉnh

thành công

Trên dạng trực quan

Dạng đỉnh

50

0

Dạng khối

46

0

Loại SĐTD

Như kết quả được liệt kê ở bảng trên số lượng SĐTD chuyển đổi
từ văn bản sang dạng hình ảnh trực quan được tính dựa trên các yếu tố
về các từ khóa, hiển thị của các nút, cạnh và sự phối hợp giữa thành

phần cơ bản trên SĐTD. Ở đây trong thử nghiệm này chúng tôi không
xét đến yếu tố hình ảnh, icon, tập tin đính kèm và một số thành phần
phụ trên SĐTD vì các SĐTD được thu thập từ nhiều nguồn, và khơng
được cung cấp hình ảnh, tập tin, hay các ghi chú đính kèm.
4.4

Kết luận chƣơng 4

Trong chương này, chúng ta đã được giới thiệu về chương trình
chuyển đổi văn bản với dạng ngơn ngữ SĐTD dựa trên ngơn ngữ tự
nhiên sang dạng SĐTD dạng hình ảnh trực quan. Trong đó đã giới
thiệu qua mục tiêu của ứng dụng, các chức năng của chương trình, quy
trình thực hiện. Bên cạnh đó trong chương này cũng giới thiệu qua về
cài đặt chương trình thử nghiệm, trong đó đã giới thiệu các mục bao
gồm: nền tảng công nghệ đã sử dụng, các thiết kế giao diện của
chương trình, chức năng tương ứng. Cuối cùng chương này đề cập đến


24

các thử nghiệm trên SĐTD dạng Khối và dạng Đỉnh với dữ liệu mẫu
và đưa ra kết quả thử nghiệm.


25

KẾT LUẬN VÀ KHUYẾN NGHỊ
 Kết quả của luận văn
So với mục tiêu ban đầu đề ra, chúng tôi đã hồn thành được
mục tiêu chính đặc ra là: Xây dựng chương trình chuyển đổi văn bản

sang SĐTD dạng hình ảnh. Cung cấp các chức năng năng để hỗ trợ
cho việc ghi chú, soạn thảo và trình chiếu trên SĐTD, ứng dụng để hỗ
trợ cho công tác giảng dạy của các giáo viên. Đưa ra một cách tiếp cận
mới về công cụ hỗ trợ SĐTD, một công cụ hỗ trợ soạn thảo SĐTD
dựa trên dạng văn bản. Các tiếp cận này tạo một góc nhìn mới cho
việc thiết kế và trình bày bày giảng điện tử dựa trên SĐTD. Đồng thời
nó cịn là một cơng cụ để tổ chức các tài liệu, bài giảng dạy một cách
có hệ thống và trực quan. Ngoài ra ứng dụng hỗ trợ soạn thảo SĐTD
dạng văn bản còn là một lựa chọn phù hợp cho việc tổng hợp các
SĐTD có số lượng các chủ đề nhiều và phức tạp. Ngoài ra trong luận
văn này cũng đã xây dựng trình soạn thảo SĐTD dựa trên văn bản với
ngơn ngữ NLMM. Nhằm hỗ trợ tính tiện ích cho người sử dụng và
hạn chế các sai sót trong cú pháp trong q trình soạn thảo. Dựa vào
đó ứng dụng một số kỹ thuật xử lý trên SĐTD dạng văn bản.
Thơng qua q trình tìm hiểu, nghiên cứu chi tiết các vấn đề liên
quan đế SĐTD, để hoàn thành mục tiêu của luận văn chúng tôi đã xây
dựng được một số giải pháp kỹ thuật tương ứng như:
- Phân loại hóa các loại SĐTD dựa vào các đặc trưng của từng
loại. Đưa ra mơ hình, cấu trúc, thành phần tương ứng của từng


26

loại SĐTD. Qua đó làm cơ sở giải quyết các vấn đề cụ thể của
từng loại SĐTD một cách hiệu quả và tạo cơ sở cho việc xây
dựng các giải pháp tổng quát trên SĐTD.
- Dựa trên cơ sở phân loại các loại SĐTD, luận văn đã đề xuất
ngôn ngữ đặc tả SĐTD tương ứng với từng loại SĐTD cụ thể,
thông qua các đặc tả cấu trúc cụ thể, rõ ràng cho từng loại SĐTD
tạo nền tảng cho việc nghiên cứu các phương pháp, kỹ thuật xử

lý trên SĐTD. Dựa vào đó tạo tính mở cho việc tái sử dụng các
dữ liệu SĐTD để giải quyết các bài tốn thơng tin khác.
- Đưa ra ngôn ngữ SĐTD dựa trên ngôn ngữ tự nhiên nhằm tạo
tính gần gủi hơn cho người sử dụng trong việc sử dụng SĐTD
dạng văn bản. Thông qua luận văn cịn cho thấy việc đưa ra ngơn
ngữ quy ước dựa trên ngôn ngữ tự nhiên để giải quyết các vấn đề
thuộc một miền tri thức cụ thể là một giải pháp khá hiệu quả
trong khi các nghiên cứu về ngơn ngữ tự nhiên cịn nhiều hạn
chế.
- Đưa ra được một số giải thuật để chuyển đổi văn bản dạng ngôn
ngữ SĐTD dựa trên ngôn ngữ tự nhiên thành dạng ngôn ngữ đặc
tả SĐTD và thành dạng SĐTD dạng trực quan.
- Đã đề xuất một số kỹ thuật xử lý trên SĐTD nhằm giải quyết
một số yêu cầu thực tế trên SĐTD, góp phần làm phong phú
thêm các kỹ thuật xử lý trên SĐTD, nhằm tăng hiệu quả đối với
người sử dụng.


27

Thông qua luận văn cũng cho thấy được khả năng của việc ứng
dụng SĐTD như là một mơ hình để biễu diễn tri thức, có thể phục vụ
cho một số phương pháp xử lý tri thức và đồng thời thể hiện được tính
trực quan của tri thức.
 Hạn chế và hƣớng phát triễn
Việc xây dựng chương trình chuyển đổi từ tập tin văn bản thành
SĐTD hình ảnh là một hướng mở vẫn chưa có lời giải tối ưu, theo quy
trình chúng tơi đưa ra thì khả năng ứng dụng về mặc thực tế phụ thuộc
vào ngôn ngữ SĐTD dựa trên ngôn ngữ tự nhiên, mà trong lúc xây
dựng ngôn ngữ này chúng tôi không thể tránh khỏi những ý kiến chủ

quan, cần qua quá trình tương tác thực tế để sàn lọc và tiếp thu ý kiến
từ người sử dụng mới đáp ứng được nhu cầu thực tế. Ngoài ra, để tăng
tính thân thiện hơn với ngơn ngữ tự nhiên, thơng qua quy ước NLMM
chúng tơi đưa ra có thể phát triễn thêm các dạng ngôn ngữ trung gian
thân thiện hơn với ngôn ngữ tự nhiên hoặc sử dụng ngôn ngữ tự nhiên
khi việc ứng dụng ngôn ngữ tự nhiên trỡ nên hiệu quả.
Một trong những vấn đề quan trọng liên quan đến SĐTD là giao
diện đồ họa của SĐTD, mà đó cũng là một khuyết điểm hiện có của
ứng dụng của chúng tơi. Trong q trình làm luận văn chúng tôi tập
trung vào các phương pháp và yếu tố kỹ thuật xử lý mà vẫn chưa thực
sự châm chút đến những vấn đề về giao diện và đồ họa cho SĐTD nên
SĐTD dạng hình ảnh vẫn chưa được đẹp. Một số chức năng hiện có


28

vẫn chưa thực sự tiện dụng đồng thời một số chức năng cần thiết vẫn
chưa được xây dựng.
Một số chức năng trên ứng dụng thao tác vẫn cịn khó khăn,
chưa được tiện dụng.
Trong q trình phân loại SĐTD chúng tơi đã phân chia được
một số loại SĐTD thường gặp tuy nhiên gần đây chúng tôi phát hiện
thêm một loại mới là sự kết hợp giữa SĐTD dạng đỉnh và dạng khối
cũng được sử dụng khá rộng rãi, trong thời gian sắp tới nếu có điều
kiện chúng tơi sẽ tiếp tục tìm hiểu và nghiên cứu về loại SĐTD này.
Trong quá trình cài đặt và kiểm thử chúng tơi chỉ thực hiện trên
một số loại SĐTD nhất định vẫn chưa áp dụng trên tất cả các loại
SĐTD mà chúng tôi đưa ra, trong thời gian sắp tới chúng tôi sẽ tiếp
tục phát triễn trên các loại SĐTD này. Ngoài ra trong q trình kiểm
thử số lượng mẫu SĐTD chúng tơi sữ dụng vẫn chưa đủ khái quát,

trong quá trình sử dụng thật tế có thể cịn có một số trường hợp đặc
biệt phát sinh mà cần bổ xung trong tương lai.
Về các kỹ thuật xử lý SĐTD trên nhu cầu thực tế thì rất nhiều,
chúng tơi chỉ đưa ra được một số kỹ thuật cần thiết hỗ trợ cho quá
trình giảng dạy dựa trên SĐTD, nhưng trong các công việc và lĩnh vực
khác cịn có những nhu cầu về SĐTD tương thích với họ, đó cũng là
một trong những vấn đề cần được quan tâm phát triễn trong tương lai.


29

SĐTD ngoài các ứng dụng phục vụ cho nhu cầu của con người,
cịn có thể phục vụ các xử lý khác trên máy tính. Thơng qua đó có thể
ứng dụng SĐTD như một mơ hình để giải quyếtcác xử lý thơng tin
trên máy tình và đồng thời đem thơng tin trực quan đến cho con
người. Qua đó, tơi thể hiện mong muốn sẽ có nhiều nghiên cứu liên
quan vấn đề này hơn trong tương lai.



×