Tải bản đầy đủ (.pdf) (85 trang)

Điều tra nguồn tài nguyên cây thuốc qua tri thức bản địa của cộng đồng người cor tại xã tiên lập, huyện tiên phước, tỉnh quảng nam và đề xuất biện pháp bảo tồn

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (3.79 MB, 85 trang )

ĐẠI HỌC ĐÀ NẴNG
TRƯỜNG ĐẠI HỌC SƯ PHẠM
KHOA SINH – MƠI TRƯỜNG

VÕ TRẦN HỒNG MY

ĐIỀU TRA NGUỒN TÀI NGUN CÂY THUỐC QUA
TRI THỨC BẢN ĐỊA CỦA CỘNG ĐỒNG NGƯỜI COR
TẠI XÃ TIÊN LẬP, HUYỆN TIÊN PHƯỚC, TỈNH QUẢNG NAM
VÀ ĐỀ XUẤT BIỆN PHÁP BẢO TỒN

KHÓA LUẬN TỐT NGHIỆP

ĐÀ NẴNG, NĂM 2015

1


ĐẠI HỌC ĐÀ NẴNG
TRƯỜNG ĐẠI HỌC SƯ PHẠM
KHOA SINH – MƠI TRƯỜNG

VÕ TRẦN HỒNG MY

ĐIỀU TRA NGUỒN TÀI NGUN CÂY THUỐC QUA
TRI THỨC BẢN ĐỊA CỦA CỘNG ĐỒNG NGƯỜI COR
TẠI XÃ TIÊN LẬP, HUYỆN TIÊN PHƯỚC, TỈNH QUẢNG NAM
VÀ ĐỀ XUẤT BIỆN PHÁP BẢO TỒN

KHÓA LUẬN TỐT NGHIỆP


CÁN BỘ HƯỚNG DẪN: TH.S NGUYỄN THỊ ĐÀO
NGÀNH

: SƯ PHẠM SINH HỌC

NIÊN KHÓA 2014 - 2015

2


LỜI CAM ĐOAN
Tơi xin cam đoan đây là cơng trình nghiên cứu của riêng tôi.
Các số liệu, kết quả trong khóa luận là trung thực và chưa từng được ai cơng
bố trong bất kỳ cơng trình nào khác.
Đà Nẵng, tháng 5 năm 2015
Sinh viên

Võ Trần Hoàng My

3


LỜI CẢM ƠN
Trước tiên tôi xin gửi lời cám ơn chân thành sâu sắc tới các thầy cô giáo
trường Đại học Sư Phạm Đà Nẵng và các thầy cô giáo khoa Sinh – Mơi Trường đã
tận tình giảng dạy, truyền đạt cho tôi những kiến thức, kinh nghiệm quý báu trong
suốt thời gian qua.
Đặc biệt tơi xin bày tỏ lịng biết ơn sâu sắc đến Th.S Nguyễn Thị Đào, cô đã
tận tình giúp đỡ, trực tiếp hướng dẫn chúng tơi trong suốt q trình làm Khóa luận
Tốt nghiệp.

Đồng thời tơi xin chân thành cảm ơn các cô, chú, các thầy lang trong cộng
đồng dân tộc Cor và các cô, chú cán bộ tại xã Tiên Lập, huyện Tiên Phước, tỉnh
Quảng Nam đã cung cấp thông tin và giúp đỡ nhiệt tình cho chúng tơi trong q
trình thực hiện đề tài.
Xin gửi lời cảm ơn chân thành tới gia đình, bạn bè đã động viên, đóng góp ý
kiến, giúp đỡ và tạo điều kiện thuận lợi trong quá trình học tập, nghiên cứu và hồn
thành Khóa luận Tốt nghiệp.

Đà Nẵng, tháng 5 năm 2015
Sinh viên

Võ Trần Hoàng My

4


MỤC LỤC
MỞ ĐẦU ......................................................................................................................1
1. Tính cấp thiết của đề tài ...........................................................................................9
2. Mục tiêu của đề tài .................................................................................................11
3. Ý nghĩa khoa học của đề tài ...................................................................................11
CHƯƠNG 1: TỔNG QUAN TÀI LIỆU ....................................................................12
1.1. TỔNG QUAN TÌNH HÌNH NGHIÊN CỨU VÀ SỬ DỤNG CÂY THUỐC ..12
1.1.1. Tình hình nghiên cứu và sử dụng cây thuốc trên thế giới ...............................12
1.1.2. Tình hình nghiên cứu và sử dụng cây thuốc tại Việt Nam ..............................15
1.2. ĐẶC ĐIỂM KHU VỰC NGHIÊN CỨU ...........................................................19
1.2.1. Điều kiện tự nhiên ............................................................................................19
2.1.2. Điều kiện kinh tế, xã hội ..................................................................................21
CHƯƠNG 2. ĐỐI TƯỢNG, ĐỊA ĐIỂM, THỜI GIAN, NỘI DUNG VÀ PHƯƠNG
PHÁP NGHIÊN CỨU ................................................................................................23

2.1. ĐỐI TƯỢNG NGHIÊN CỨU ............................................................................23
2.2. ĐỊA ĐIỂM NGHIÊN CỨU ................................................................................23
2.3. THỜI GIAN NGHIÊN CỨU ..............................................................................23
2.4. NỘI DUNG NGHIÊN CỨU ...............................................................................23
2.5. PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU ......................................................................24
2.5.1. Phương pháp phỏng vấn ...................................................................................24
2.5.2. Phương pháp khảo sát thực địa ........................................................................24
2.5.3. Phương pháp xử lí số liệu.................................................................................26
CHƯƠNG 3. KẾT QUẢ VÀ BÀN LUẬN ...............................................................27
3.1. KẾT QUẢ ĐIỀU TRA THÀNH PHẦN VÀ ĐẶC ĐIỂM NGUỒN CÂY
THUỐC DO NGƯỜI COR SỬ DỤNG TẠI XÃ TIÊN LẬP, HUYỆN TIÊN
PHƯỚC, TỈNH QUẢNG NAM .................................................................................27

5


3.2. PHÂN TÍCH SỰ ĐA DẠNG CỦA CÂY THUỐC DO NGƯỜI COR SỬ
DỤNG TẠI XÃ TIÊN LẬP, HUYỆN TIÊN PHƯỚC, TỈNH QUẢNG NAM ........51
3.2.1. Đa dạng về bậc phân loại (họ, chi, loài) của cây thuốc ...................................51
3.2.2. Đa dạng về số lượng loài cây thuốc trong các họ ............................................53
3.2.3. Đa dạng về sự phân bố các loài cây thuốc theo sinh cảnh ..............................55
3.2.4. Đa dạng về bộ phận được sử dụng của cây để làm thuốc ...............................56
3.2.5. Đa dạng về các loại bệnh được chữa bằng các loài cây thuốc ........................58
3.3. CÁC NHÂN TỐ ẢNH HƯỞNG ĐẾN NGUỒN TÀI NGUYÊN CÂY THUỐC

......................................................................................................................60
3.3.1. Kết quả điều tra về nguồn tài nguyên cây thuốc dùng để chữa bệnh của người
Cor ..............................................................................................................................60
3.3.2. Kết quả điều tra về mục đích sử dụng tài nguyên cây thuốc của người Cor ..61
3.3.3. Kết quả điều tra về thái độ của người dân tộc Cor đối với nguồn tài nguyên

cây thuốc .....................................................................................................................62
3.3.4. Một số nguyên nhân khác ................................................................................63
3.4. ĐỀ XUẤT BIỆN PHÁP BẢO TỒN VÀ PHÁT TRIỂN NGUỒN TÀI
NGUYÊN CÂY THUỐC ...........................................................................................64
3.4.1. Khai thác hợp lí ................................................................................................64
3.4.2. Tư liệu hóa các bài thuốc dân tộc ....................................................................64
3.4.3. Cơng tác bảo tồn ...............................................................................................65
3.5 SƯU TẦM MỘT SỐ BÀI THUỐC ĐƯỢC SỬ DỤNG CỦA NGƯỜI DÂN
TỘC COR Ở XÃ TIÊN LẬP, HUYỆN TIÊN PHƯỚC, TỈNH QUẢNG NAM. .....67
KẾT LUẬN VÀ KIẾN NGHỊ....................................................................................70
DANH MỤC TÀI LIỆU THAM KHẢO ...................................................................72
PHỤ LỤC .......................................................................................................................

6


DANH MỤC CÁC BẢNG
Bảng 3.1. Danh lục các loài cây thuốc do Đồng bào người Cor sử dụng tại xã Tiên
Lập, huyện Tiên Phước, tỉnh Quảng Nam .................................................................20
Bảng 3.2. So sánh hệ thực vật làm thuốc ở xã Tiên Lập, huyện Tiên Phước với xã
Sơn Linh, huyện Sơn Hà ............................................................................................43
Bảng 3.3. Thống kê số lượng họ, chi, loài cây thuốc trong các ngành .....................44
Bảng 3.4. Thống kê số lượng họ, chi, lồi cây thuốc của ngành Hạt kín ..................45
Bảng 3.5. Thống kê số lượng loài cây thuốc trong các họ ........................................46
Bảng 3.6. Sự phân bố các loài cây thuốc theo sinh cảnh ..........................................47
Bảng 3.7. Sự đa dạng về các bộ phận của cây được sử dụng làm thuốc ...................48
Bảng 3.8. Thống kê các loài cây thuốc được người Cor chữa theo nhóm bệnh .......50
Bảng 3.9. Nguồn cây thuốc dùng để chữa bệnh cho người Cor ...............................52
Bảng 3.10. Mục đích sử dụng nguồn tài nguyên cây thuốc của người Cor ..............53
Bảng 3.11. Thái độ của người Ca Dong đối với nguồn tài nguyên cây thuốc ..........54


7


DANH MỤC CÁC HÌNH
Hình 1.1. Sơ đồ vị trí xã Tiên Lập ................................................................ 11
Hình 3.1. Biểu đồ sự phân bố các taxon làm thuốc trong các ngành ............. 44
Hình 3.2. Biểu đồ số lượng loài cây thuốc trong các họ ................................ 46
Hình 3.3. Biểu đồ sự đa dạng trong việc sử dụng các bộ phận của cây để làm
thuốc ............................................................................................................ 49
Hình 3.4. Biểu đồ nguồn cây thuốc dùng để chữa bệnh của người Cor ......... 53

8


MỞ ĐẦU
1. Tính cấp thiết của đề tài
Khơng phải tự dưng người ta gắn cho đất nước Việt Nam cái danh hiệu “Rừng
vàng biển bạc”. Bên cạnh được biết đến bởi bề dày lịch sử về truyền thống đánh
giặc ngoại xâm, yêu nước nồng nàn Việt Nam còn được cả thế giới ngưỡng mộ bởi
nguồn tài nguyên thiên nhiên vô cùng đa dạng và phong phú. Được đánh giá cao về
độ đa dạng sinh học với nguồn sinh vật phong phú và đa dạng, Việt Nam xứng đáng
với vị trí thứ 16 trong bảng xếp hạng mang tên “Đa dạng sinh học”. Đất nước ta thật
may mắn nhờ sự ưu đãi của thiên nhiên, với những nguồn tài nguyên phong phú,
với kiểu khí hậu nhiệt đới gió mùa đặc trưng đã tạo nên một hệ sinh thái đa dạng.
Theo số liệu thống kê, có khoảng 10.484 lồi thực vật bậc cao có mạch, 800 lồi
rêu, 600 lồi nấm. Vậy so với rừng nhiệt đới Amazon, sự đa dạng về loài ở nước ta
gần bằng 1,8 lần. Sự phong phú, đa dạng ấy đã tạo nên nhiều ưu thế. Một trong
những ưu thế đó là tận dụng nguồn cây cỏ trong hệ thực vật nước ta để biến nó trở
thành những loại dược liệu quý chữa bệnh cho con người. Trung bình cứ 12.000

lồi thực vật bậc cao có mạch thì khoảng 2.300 loài được nhân dân dùng làm lương
thực, thực phẩm, thuốc chữa bệnh. Theo thống kê của WHO, đến năm 1985 có gần
20.000 lồi thực vật được chế biến thành thuốc phục vụ con người.
Nước ta có 54 dân tộc anh em. Mỗi dân tộc có một nét riêng về bản sắc văn
hóa, phong tục tập quán. Có thể nói, đồng bào dân tộc là nơi người dân biết cách
vận dụng những vị thuốc nam từ cây cỏ nhất. Bởi dựa vào điều kiện khách quan,
những vị thuốc quý thường tập trung chủ yếu trên núi cao, nơi địa bàn cư trú của đa
số đồng bào dân tộc. Bên cạnh đó, do sống ở vùng núi xa xơi, hẻo lánh còn thiếu
thốn nhiều về điều kiện vật chất, y tế. Chính vì vậy, họ phải dựa vào những loại cây
cỏ sẵn có ở địa phương để làm lương thực, thực phẩm, thuốc chữa bệnh. Từ thế hệ
này sang thế hệ khác, những vị thuốc cho đến kinh nghiệm sử dụng chúng trở thành
những bài học dân gian, đem lại hiệu quả chữa bệnh vượt khỏi khả năng mong đợi
của con người từ những căn bệnh đơn giản: đau, cảm sốt, ho, … cho đến những căn

9


bệnh nan y khó điều trị: ung thư,…tạo nên một nguồn tài nguyên cây thuốc quý
hiếm. Cây thuốc Nam đang ngày càng được quan tâm, đầu tư nghiên cứu. Không
chỉ sử dụng đơn thuần là đem vào giã, xay, vắt lấy nước người ta còn biết cách pha
chế nhiều vị thuốc với nhau để làm nên những bài thuốc quý hiếm. Nhiều nhà khoa
học đã đầu tư nghiên cứu và tạo nên những thành tựu khá nổi bật trong công trình
nghiên cứu của mình. Điển hình như GS-TS Đỗ Tất Lợi, TS Võ Văn Chu có những
cơng trình nghiên cứu nổi bật được nhân dân trong và ngoài nước biết đến. [2], [3],
[5].
Dân tộc Cor là một trong 54 dân tộc anh em ở nước ta. Địa bàn cư trú của
dân tộc Cor thường tập trung ở vùng núi như Quảng Ngãi, Quảng Nam,… Dân tộc
Cor là dân tộc thiểu số duy nhất ở xã Tiên Lập, huyện Tiên Phước, tỉnh Quảng
Nam. Tiên Lập là một trong 15 xã miền núi cịn nhiều khó khăn về đời sống vật
chất lẫn tinh thần của huyện Tiên Phước, tỉnh Quảng Nam. Nhưng với bản tính

siêng năng, cần cù, những người con xứ “Tiên”, nơi có dịng sơng Tiên nước chảy
ngược dịng đã đi vào huyền thoại, luôn cố gắng vươn lên trong cuộc sống, tích lũy
những kinh nghiệm sống cho con cháu mai sau. Đặc biệt, người dân ở đây có nhiều
kinh nghiệm trong việc chế biến các loại thuốc từ những cây cỏ quanh nhà, trên núi
và đem lại hiệu quả khá cao. Nhưng cùng với xu hướng phát triển theo khuynh
hướng tốt ấy lại còn nhiều thách thức cho người dân ở đây như việc khai thác một
cách quá mức của con người đối với các loại tài nguyên thiên nhiên làm cho hệ sinh
thái ngày càng suy giảm. Chính vì thế, việc kết hợp hài hịa giữa khai thác cây thuốc
và bảo tồn hiệu quả nguồn tài nguyên này là một vấn đề đáng quan tâm.
Từ những nguyên nhân trên, chúng tôi thực hiện đề tài nghiên cứu: “Điều tra
nguồn tài nguyên cây thuốc qua tri thức bản địa của cộng đồng người Cor tại xã
Tiên Lập, huyện Tiên Phước, tỉnh Quảng Nam và đề xuất biện pháp bảo tồn”.

10


2. Mục tiêu của đề tài
- Điều tra thu thập và sắp xếp có hệ thống các lồi cây, cỏ ở xã Tiên Lập,
huyện Tiên Phước, tỉnh Quảng Nam được người Cor dùng làm thuốc.
- Phân tích sự đa dạng của cây thuốc về thành phần loài, nơi phân bố, bộ
phận sử dụng và cơng dụng của chúng.
- Tìm hiểu các nguyên nhân tác động đến nguồn tài nguyên cây thuốc và đề
xuất một số biện pháp sử dụng, khai thác hợp lý và bảo tồn, phát triển các loài cây
thuốc, đặc biệt là các lồi cây thuốc có giá trị sử dụng cao.

3. Ý nghĩa khoa học của đề tài
Bổ sung thêm nguồn tư liệu khoa học giúp cho việc quản lí nhằm bảo vệ và
phát triển bền vững nguồn tài nguyên cây thuốc và khôi phục các bài thuốc từ dân
gian đã được sử dụng của người Cor tại xã Tiên Lập, huyện Tiên Phước, tỉnh Quảng
Nam. Đồng thời, cung cấp tư liệu cho những cơng trình nghiên cứu tiếp theo.


11


CHƯƠNG 1: TỔNG QUAN TÀI LIỆU
1.1. TỔNG QUAN TÌNH HÌNH NGHIÊN CỨU VÀ SỬ DỤNG CÂY
THUỐC
1.1.1. Tình hình nghiên cứu và sử dụng cây thuốc trên thế giới
Tri thức bản địa về sử dụng cây thuốc trên thế giới được hình thành từ rất lâu
đời. Từ lúc lồi người xuất hiện, họ không chỉ biết lấy ra từ rừng lương thực, thực
phẩm cho cuộc sống hằng ngày, con người còn biết lấy cây rừng nấu nước uống, lấy
cây rừng làm thuốc chữa bệnh. Trải qua nhiều thế kỉ, các cộng đồng người trên
khắp thế giới đã phát triển những phương thuốc cổ truyền của họ, làm cho các loài
cây thuốc và cơng dụng của chúng trở nên có ý nghĩa. Các kinh nghiệm dân gian về
sử dụng cây thuốc chữa bệnh được nghiên cứu ở các mức độ khác nhau tùy thuộc
vào sự phát triển của từng quốc gia.
Cùng tìm lại lịch sử nghiên cứu: Cách đây 3000 – 5000 năm có người cho
rằng vua Thần nơng là người phát minh ra cây thuốc. Cứ một ngày là ông nếm 100
cây để tìm thuốc, có khi bị ngộ độc tới 70 lần, rồi soạn ra cuốn: “Thần nông bản
thảo”. Trong cuốn sách này có ghi chép tất cả 365 vị thuốc và một bộ sách thuốc cổ
nhất của Đông y.
Các nghiên cứu khảo cổ cho thấy người Neanderthal cổ ở Iraq từ 60.000 năm
trước đã biết sử dụng một số cây cỏ mà ngày nay vẫn thấy sử dụng trong y học cổ
truyền như Cỏ thi, Cúc bạc,... Người dân bản xứ Mehico từ nhiều nghìn năm trước
đã biết sử dụng Xương rồng Mexico mà ngày nay được biết là chứa chất gây ảo
giác, kháng sinh. Các tài liệu cổ xưa nhất về sử dụng cây thuốc đã được người Ai
Cập cổ đại ghi chép trong khoảng thời gian 3.600 năm trước đây với 800 bài thuốc
và trên 700 cây thuốc trong đó có Lơ hội, Kỳ nham, Gai dầu,...
Trong cuốn “Lịch sử liên đại cây cỏ” ấn hành năm 1878, Charles Pikering
đã chỉ rõ: ngay từ năm 4271 trước Công Nguyên (TCN), người dân khu vực Trung

Cận Đông đã sử dụng nhiều loại cây (sung, vả, cau dừa,...) để làm lương thực và

12


chữa bệnh. Dựa trên các bằng chứng khảo cổ, Borisova B. (1960) chỉ ra rằng, vào
khoảng 5.000 năm TCN, cây thuốc đã được sử dụng rộng rãi.
Như vậy, tầm quan trọng của các cây làm thuốc được loài người nhận thức
rất sớm; việc thu thập, nhập nội các giống cây thuốc quý được thực hiện ngay từ
thời cổ đại bởi các chiến binh.
Cùng với sự ra đời của dược liệu Phương Đông, cây thuốc được dùng làm
dược liệu ở châu Âu rất đa dạng và phần lớn dựa trên nền tảng của y học truyền
thống cổ điển. Ở thế kỷ I SCN, thầy thuốc người Hy Lạp có tên là Dioscorides đã
viết một cuốn sách “De material Medica” thống kê 600 loại thảo mộc tập trung vào
công dụng chữa bệnh, gây ảnh hưởng mạnh mẽ đến y học phương Tây và là sách
tham khảo chính được dùng ở châu Âu cho đến thế kỷ XVII, cuốn sách còn được
dịch ra nhiều ngôn ngữ như: tiếng Anh cổ, tiếng Ba Tư và tiếng Hebrew [15].
Châu Phi là một quốc gia mà sự đa dạng của ngành dược thảo cổ truyền lớn
hơn bất kì châu lục nào khác. Trong bản giấy cói của dân tộc Ebers (khoảng 1500
TCN) ghi lại hơn 870 toa thuốc và cơng thức, 700 lồi dược thảo và các chứng
bệnh. Vào giữa thế kỉ XIII, nhà thực vật học Ibn El Beitar đã xuất bản cuốn “Các
vấn đề y khoa” thống kê chủng loại cây thuốc ở Bắc Phi [1].
Châu Úc được mệnh danh là cái nôi của nền văn minh cổ xưa nhất trên thế
giới. Người ta cho rằng, các thổ dân châu Úc đã định cư ở đây từ hơn 60.000 năm
về trước và hình thành nên những kiến thức thực tiễn về các loài cây thuốc bản xứ.
Nhiều loài trong số này như cây Bạch đàn xanh (Eucalyptus globulus Labill.) duy
nhất chỉ có ở châu Úc, vốn được sử dụng rất hữu hiệu trong việc chữa bệnh. Tuy
nhiên, phần lớn kiến thức về dược thảo của thổ dân đã bị mất đi khi người châu Âu
đến định cư. Ngày nay, đa phần các dược thảo ở châu Úc bắt nguồn từ phương Tây,
Ấn Độ, Trung Quốc và các nước vùng ven Thái Bình Dương.

Nhắc đến thảo dược thì khơng thể bỏ qn được hai quốc gia có nền y học cổ
truyền lâu đời của Châu Á là Trung Quốc và Ấn Độ. Người Trung Quốc cổ đại ghi
chép trong bộ “Thần nông Bản thảo” trong khoảng thời gian 5.000 năm trước đây
với 365 vị thuốc; người Ấn Độ cổ đại đã ghi chép nền y học của người Hindu
khoảng 2.000 năm trước, trong đó có các loài cây gây ngủ, ảo giác, chữa rắn cắn...

13


Tại Trung Quốc, từ đời nhà Hán (168 năm TCN), trong cuốn sách “Thủ hậu
bị cấp phương” tác giả đã kê 52 đơn thuốc chữa bệnh từ các loài cây cỏ [13]. Lý
Thời Trân (thế kỷ XVI) đã thống kê được 12.000 vị thuốc trong tập “Bản thảo
cương mục”. Đây là cuốn sách được coi là dược vật hoàn chỉnh nhất của Đơng y.
Cuốn có tổng cộng 52 quyển tập hợp 1892 loại cây, con vật làm thuốc khác nhau
[17].
Năm 1977, trong cuốn “Từ điển bách khoa về các phương thuốc cổ truyền
Trung Quốc” thống kê 5.757 mục từ, đa số là thảo mộc. Cuốn “Cây thuốc Trung
Quốc” xuất bản năm 1985 đã liệt kê hầu hết các loài cây cỏ chữa bệnh có ở Trung
Quốc từ trước tới nay.
Trong bộ sử thi Vedas của Ấn Độ đã chứa đựng những kiến thức phong phú
về các loài cây cỏ làm thuốc. Sau này, một học giả người Ấn Độ đã mô tả chi tiết
341 loại dược thảo.
Thời kỳ Pháp thuộc ở Việt Nam, các nhà nghiên cứu phương Tây như
Crévost, Pétélot đã xuất bản bộ “Catalogue des produits de L’lndochine” (1928 1935) và bộ “Les plantes de médicinales du Cambodge, du Laos et du Vietnam”,
gồm 4 tập đã thống kê 1482 vị thuốc thảo mộc trên ba nước Đông Dương [12].
Chữa bệnh bằng cây cỏ đang dần trở thành xu hướng của thế giới. Trong
khoảng 30 năm gần đây, viện Ung thư Hoa Kỳ (CNI) đã điều tra nghiên cứu sàng
lọc hơn 40.000 mẫu cây thuốc, phát hiện hàng trăm cây thuốc có khả năng chữa trị
bệnh ung thư, 25% đơn thuốc ở Mỹ sử dụng chế phẩm có dược tính mạnh được điều
chế từ một lồi hoa hồng. Đặc biệt, ở Madagasca, người ta dùng cây này để chữa

bệnh máu trắng cho trẻ em và rất hiệu quả, đã làm tăng tỉ lệ sống của trẻ em từ 10
lên đến 90% [3], [4].
Theo thống kê của Tổ chức Y tế Thế giới (WHO) năm 1985, trong số
250.000 loài thực vật bậc thấp và các loài thực vật bậc cao đã biết thì có gần 20.000
lồi được sử dụng làm thuốc. Mức độ sử dụng cây thuốc ngày càng cao, ở các quốc
gia đang phát triển có tới 80% dân số sử dụng cây thuốc dân tộc. Vì vậy, song song
với các nghiên cứu về sử dụng cây thuốc, một vấn đề cấp bách được đặt ra đó là
việc bảo tồn nguồn tài nguyên cây thuốc cùng với những kinh nghiệm sử dụng cây

14


thuốc của các dân tộc trên thế giới. Tại Hội nghị Quốc tế về bảo tồn cây thuốc, tổ
chức ở Cheng Mai (Thái Lan) năm 1993, các nhà khoa học đã khẳng định tầm quan
trọng và vai trò to lớn của cây thuốc trong sự nghiệp chăm sóc sức khoẻ cộng đồng.
Đồng thời đưa ra tài liệu “Hướng dẫn bảo tồn cây thuốc” - “Guidelines on the
Conservation of Medicinal Plants”, kêu gọi các quốc gia có những giải pháp và
chương trình hành động thiết thực để bảo tồn cây thuốc [18].
Các nước trên thế giới đang hướng về thực hiện chương trình Quốc gia kết
hợp sử dụng, bảo tồn và phát triển bền vững cây thuốc [16]. Trong quá trình phát
triển của đất nước, xã hội thì vấn đề bảo vệ sức khỏe con người là vấn đề cần được
coi trọng hơn lúc nào hết. Con người ngày càng có xu hướng quay về với thiên
nhiên do đó việc kết hợp y học cổ truyền với y học hiện đại hay tri thức bản địa với
tri thức khoa học trở nên cấp thiết.

1.1.2. Tình hình nghiên cứu và sử dụng cây thuốc tại Việt Nam
Việt Nam ta đã có trên 4000 năm lịch sử dựng nước và giữ nước. Trong nền
văn minh Ðại Việt, những y lý và y thuật dựa trên nền tảng của sự kết hợp lý luận y
học Phương Ðông (Ðông y) với các kinh nghiệm chữa bệnh của cộng đồng gồm 54
dân tộc Việt Nam. Cùng với kinh nghiệm sử dụng các nguồn dược liệu, thảo dược

phong phú của đất nước ta, con người Việt Nam đã dần dần tích lũy được kinh
nghiệm và tri thức sử dụng cây thuốc (Đỗ Tất Lợi, 2003).
Thời vua Hùng Vương dựng nước (2900 năm TCN), các bài thuốc dân gian
lúc này chỉ được truyền miệng nhưng con người vẫn biết sử dụng gừng, riềng làm
thức ăn, làm gia vị và chữa bệnh; biết ăn trầu để làm ấm cơ thể; biết nhuộm răng để
bảo vệ răng. Theo ghi chép lại của Long Úy bí thư, đến đầu thế kỷ thứ II TCN đã có
hàng trăm vị thuốc được phát hiện và sử dụng ở nước ta như: quả giun (sử quân tử),
sắn dây (cắt căn), sen, quế. Sau này các danh y đã dần dần ghi chép và lưu giữ lại
tất cả những kinh nghiệm chữa bệnh bằng cây thuốc.
Thời nhà Trần (1225 – 1399), xuất hiện một số danh y tiêu biểu phải kể đến
là danh y Phạm Ngũ Lão nỗi tiếng với “Sơn dược”, Phan Phú Tiên biên soạn cuốn
sách đầu tiên “Bản thảo cương mục toàn yếu” xuất bản năm 1429.

15


Tài liệu sớm nhất về cây thuốc Việt Nam là của Tuệ Tĩnh với bộ “Nam dược
thần hiệu” gồm 11 quyển với 580 vị thuốc nam trong đó có 241 vị thuốc có nguồn
gốc thực vật và “Hồng Nghĩa giác tư y thư” gồm 2 bài phú thuốc nam [15]. Ông
được coi là bậc kỳ tài trong lịch sử y học nước ta, là “Vị thánh thuốc Nam”. Ông đã
để lại nhiều bộ sách quý cho đời sau như: “Tuệ Tĩnh y thư”, “Thập tam phương gia
giảm”, “Thương hàn tam thập thất trùng pháp”.
Tới thế kỉ XVIII, Hải Thượng Lãn Ông - Lê Hữu Trác (1721 - 1792) đã xuất
bản bộ sách lớn thứ hai “ Y tông Tâm tĩnh ” cho nước ta gồm 28 tập chia làm 66
quyển [16]. Ơng cịn để lại cho đời sau bộ sách đồ sộ: “Lĩnh Nam bản thảo” tổng
hợp được 2854 vị thuốc chữa bệnh bằng kinh nghiệm dân gian.
Sau cách mạng Tháng Tám năm 1945, các nhà khoa học Việt Nam có nhiều
thuận lợi trong việc sưu tầm, nghiên cứu nguồn tài nguyên cây thuốc. Theo tài liệu
của Pháp, trước năm 1952, tồn Đơng Dương có 1.350 lồi cây làm thuốc trong 160
họ thực vật:

+ Bộ sách “Những cây thuốc và vị thuốc Việt Nam” của Đỗ Tất Lợi in lần
thứ 8 (1999) giới thiệu 800 cây, con và vị thuốc.
+ Bộ sách “ Cây thuốc Việt Nam” của lương y Lê Trần Đức (1997) có ghi
830 lồi cây thuốc.
+ Võ Văn Chi - tác giả cuốn “Từ điển cây thuốc Việt Nam” (1997) đã thống
kê khoảng 3.200 loài làm thuốc (kể cả Nấm).
Theo số liệu điều tra của Viện dược liệu (2003), Việt Nam có 3.850 lồi cây
thuốc. Trong số 1.863 loài cây thuốc phát hiện trong các đợt điều tra sưu tầm trong
giai đoạn 1961 - 1985, có đến 3/4 là các loài cây mọc hoang dại, phân bố chủ yếu ở
các vùng rừng núi (khoảng 700 loài), vùng đồi và trung du (400 loài).
Từ năm 1954, ngành Y tế Việt Nam đã xuất bản nhiều cuốn sách về dược
liệu như: “450 cây thuốc nam” của Phó Đức Thành, Văn Đức Tôn, Trần Quang Hy
(1963). Vũ Văn Chuyên (1966) soạn thảo cuốn “Tóm tắt đặc điểm các họ cây
thuốc”. Tiếp theo đó là cuốn “Thuốc nam châm cứu” của viện y học. Cho đến năm
1976 Vũ Văn Chuyên nghiên cứu và cho ra đời cuốn “Danh mục cây thuốc Việt
Nam”. Cuốn “Dược liệu Việt Nam” của bộ Y tế. “Sổ tay cây thuốc Việt Nam” của

16


Đỗ Huy Bích, Bùi Xn Chương (1980) với 519 lồi cây thuốc, trong đó có 150
lồi mới phát hiện [2], [8].
Đỗ Tất Lợi (1962 - 1965) với cuốn “Những cây thuốc và vị thuốc Việt Nam”
gồm 6 tập. Đến năm 1969, tái bản thành 2 tập trong đó giới thiệu tỉ mỉ trên 500 vị
thuốc có nguồn gốc động vật, thực vật và khống vật. Ơng đã kiên trì nghiên cứu,
bổ sung cây thuốc trong mấy chục năm, cơng trình của ông được tái bản nhiều lần
vào những năm 1970, 1977, 1981, 1986, đến tái bản lần thứ 7 năm 1995 số cây
thuốc ông nghiên cứu được đã lên đến 792 lồi. Ơng đã nêu tên khoa học, tên địa
phương, mơ tả đặc điểm của cây, thành phần hóa học, vùng phân bố, cách thu tái
chế, tác dụng, công dụng, liều dùng, một số bài thuốc đã được kiểm nghiệm. Đây là

bộ sách có giá trị lớn về khoa học và thực tiễn. Bên cạnh sự thành cơng này thì
trước đó ơng cũng đã có đóng góp to lớn trong việc biên soạn bộ “Dược liệu học và
các vị thuốc Việt Nam” năm 1957 gồm 3 tập.
Phạm Hoàng Hộ (1991-1993) với cuốn “Cây cỏ Việt Nam”, tuy chưa giới
thiệu được hết hệ thực vật Việt Nam nhưng phần nào cũng đưa ra được cơng dụng
làm thuốc của nhiều lồi thực vật [11], [12].
Võ Văn Chi (1997) đã biên soạn “Từ điển cây thuốc Việt Nam”, gồm khoảng
3.200 loài cây thuốc, trong đó thực vật có hoa có 2.500 lồi thuộc 1050 chi, được
xếp vào 230 họ thực vật theo hệ thống A. L. Takhtajan. Tác giả đã giới thiệu sơ bộ
về nhận dạng, bộ phận sử dụng, nơi sống và thu hái, thành phần hố học và tác
dụng, cơng dụng, ... của từng lồi thực vật [5]. Ngồi ra, ơng còn kết hợp với các
cộng sự để cho ra đời những cuốn sách có giá trị rất lớn: Võ Văn Chi, Dương Đức
Tiến (1978), “Phân loại thực vật học và các loài thực vật bật cao” [7]. Võ Văn Chi
(1999), “Cây cỏ có ích ở việt nam” [6].
Hồng Thi Sản (2004) với cuốn “Phân loại học thưc vật” phân loại hầu hết
thực vật Việt Nam, đóng vai trị khơng hề nhỏ trong việc lưu trữ tài liệu nước nhà.
Trần Đình Lý (1995) đã xuất bản cuốn “1900 lồi cây có ích”, cho biết trong
số các loài thực vật bậc cao có mạch đã biết ở Việt Nam, có 76 lồi cho nhựa thơm,
160 loài cho tinh dầu, 260 loài cho dầu béo, 600 loài chứa tanin, 50 loài cây gỗ có
giá trị cao, 40 lồi tre nứa, 40 lồi song mây [14].

17


Nguyễn Nghĩa Thìn (2001), đã đóng gớp cuốn “Cây thuốc của đồng bào
Thái ở Con Cuông, Nghệ An” [16].
Viện Dược liệu (2003), cũng đóng góp cuốn “Cây thuốc và động vật làm
thuốc ở Việt Nam” với hơn 1.000 loài, trong đó 920 cây thuốc và 80 lồi động vật
được sử dụng làm thuốc.
Nguyễn Tiến Bân và cộng sự (2003, 2005) đã cơng bố bộ sách “Danh lục

các lồi thực vật Việt Nam”. Đây là bộ sách có ý nghĩa quan trọng trong tra cứu hệ
thực vật nói chung và tra cứu thành phần cây thuốc nói riêng. Tập sách đã đề cập tới
tên khoa học, tên thường gọi, nhận dạng, phân bố, dạng sống, sinh thái và công
dụng, tiện lợi cho các nhà nghiên cứu về thực vật làm thuốc [1].
Bộ Khoa học và Công nghệ (2007) với cuốn “Sách Đỏ Việt Nam” đã thống
kê được những loài quý hiếm, những lồi có nguy cơ tuyệt chủng và những lồi đã
bị tuyệt chủng. Ngồi ra, cịn rất nhiều những cuốn sách về dược liệu do Bộ Y tế,
cán bộ, viện, các trường xuất bản dùng làm tư liệu giảng dạy và học tập. Đó là
những đóng góp hết sức quan trọng và to lớn cho nền Y học nước nhà, góp phần
làm phong phú giá trị dược liệu của cây thuốc chữa bệnh cho người dân [4].
Để tri thức truyền thống có thể phát huy tối đa giá trị của mình thì cần phải
có những nghiên cứu khoa học với sự hỗ trợ của các cơ sở vật chất kỹ thuật hiện
đại. Hay nói cách khác, cần có sự hợp tác giữa các cộng đồng nắm giữ tri thức và
các cơ quan tổ chức nghiên cứu và phát triển hiện đại để có thể gia tăng giá trị cho
tri thức, nghiên cứu đưa ra các sản phẩm mới có giá trị kinh tế - xã hội cao.
Qua những số liệu trên, tuy số liệu vẫn chưa đầy đủ hoàn toàn nhưng chúng
ta phần nào thấy được sự đa dạng của cây thuốc Việt Nam và sự phong phú của hệ
thực vật Việt Nam. Đặc biệt là nguồn tài nguyên cây thuốc. Vấn đề cần đặt ra ở đây
là công tác nghiên cứu, phân loại, bảo tồn và phát triển cây thuốc nhằm phục vụ cho
việc chữa bệnh nâng cao sức khỏe của người dân, đặc biệt là người dân vùng sâu
vùng xa, dân tộc thiểu số.

18


1.2. ĐẶC ĐIỂM KHU VỰC NGHIÊN CỨU
1.2.1. Điều kiện tự nhiên
a. Vị trí địa lý và phạm vi hành chính
Tiên Lập là một trong những xã vùng cao của huyện miền núi Tiên Phước
gồm 15 xã và 1 thị trấn có diện tích 78,65 km2, nằm về phía Đơng của huyện và

cách trung tâm huyện 10 km về hướng Đông Nam. Dân số khoảng 3019 người, chủ
yếu là dân tộc Cor chiếm đến 80%. Tồn xã gồm 5 thơn (Thơn 1, Thôn 2, Thôn 3,
Thôn 4, Thôn 5). Lãnh thổ xã được giới hạn bởi:
+ Phía đơng và đơng nam giáp huyện Phú Ninh
+ Phía tây giáp với xã Tiên An
+ Phía nam giáp huyện Bắc Trà My
+ Phía bắc giáp xã Tiên Lộc và Tiên Thọ

Hình 1.1. Sơ đồ vị trí xã Tiên Lập

19


b. Địa hình và địa thế
Xã Tiên Lập nằm giữa xung quanh là đồi núi. Khơng có sơng lớn chảy qua
nhưng có các hồ nhỏ và các khe suối cạn vào mùa khô. Địa thế phức tạp, độ cao đổ
từ Tây Nam sang Đông Bắc thấp dần, độ cao trung bình từ +200m đến +500m. Đặc
điểm nổi bật của địa hình xã Tiên Lập là đồi núi cao, dốc đứng vì thế gây nhiều khó
khăn cho đời sống, sản xuất cũng như việc đi lại của người dân nơi đây. Đặc biệt,
việc đến trường của con em trong thôn vào mùa mưa lũ rất khốn khổ.

c. Địa chất và thổ nhưỡng
Đất đai tồn khu vực xã gồm 2 nhóm đất chính:
- Nhóm đất Feralit vàng đỏ phát triển trên đá Macmaxit: nhóm đất này chiếm
tỷ lệ cao nhất hơn 65% diện tích đất tồn khu vực. Đất Feralit chủ yếu là Feralit đỏ
vàng, phát triển trên đá granit, đá gờnai, đá fi-lít, tập trung ở vùng đồi núi, đa phần
có độ dốc cao, bị xói mịn nên tầng mỏng.
- Nhóm đất Feralit vàng đỏ phát triển trên đá và đá biến chất: thường phân bố
ở dưới thấp, vùng đồi thấp. Đất có thành phần cơ giới thịt nhỏ đến trung bình, tầng
đất mỏng độ pH từ 4,5 – 5.


d. Khí hậu
Tiên Phước là một huyện trung du nên khí hậu trong vùng tương đối khắc
nghiệt, nhiều hạn hán, thiên tai. Phần lớn diện tích trong vùng là đất nơng nghiệp
nhưng kém màu mỡ và tỷ lệ đất thịt rất thấp. Trong 15 xã của huyện thì xã Tiên Lập
mang khí hậu đặc trưng của huyện nhiều nhất. Đây là một xã nghèo của huyện Tiên
Phước. Khí hậu của xã mang đặc trưng của vùng khí hậu nhiệt đới gió mùa. Các
tháng 7, 8, 9 thường có những trận mưa giơng, mưa núi. Nhiệt độ bình quân hằng
năm là 250C, cao nhất là 400C, thấp nhất là 180C. Lượng mưa trung bình năm 2.200
- 2.600 mm, số ngày mưa trong năm 120-140 ngày. Độ ẩm bình quân năm 84,4%,
độ ẩm thấp nhất 61,6%. Gió thịnh hành về mùa Đơng theo hướng Tây Bắc - Bắc.
Gió thịnh hành về mùa Hạ theo hướng Tây Nam - Nam. Sương mù thường xuất
hiện từ tháng 10 đến tháng 12 hàng năm. Vùng này về mùa mưa thường xảy ra lũ
quét. Tình trạng lở núi thường xảy ra.

20


e. Thủy văn
Hệ thống thủy văn ở Tiên Lập gồm các khe suối nhỏ xuất phát từ các đỉnh
núi cao và các ao nhỏ. Tiên Phước có 2 con sơng chính là sơng Tranh và sơng Tiên.
Ngồi ra cịn có một số sông, suối nhỏ như: sông Yên, sông Tam, sông Ta Nao,
sông Ta Cao, sông Hương Quế,... Sông Tranh dài 23 km chảy qua xã Tiên Lãnh,
nguồn nước của sơng này được sử dụng xây dựng các cơng trình thuỷ điện quy mô
lớn. Sông Tiên dài 43 km chảy qua các xã Tiên Lộc, Tiên An, Tiên Cảnh, Tiên Kỳ,
Tiên Châu, Tiên Cẩm. Đầu nguồn sông Tiên là ranh giới chia cắt 2 xã Tiên Lập và
Tiên Lộc.

2.1.2. Điều kiện kinh tế, xã hội
a. Tình hình dân cư và phân bố dân cư

- Dân cư
Theo số liệu điều tra, xã Tiên Lập có 761 hộ dân với 3019 khẩu, trong đó
đồng bào dân tộc Cor chiếm đến 80% dân số toàn xã.
Số người trong độ tuổi lao động chiếm 64%. Trong đó chủ yếu là lao động
nơng nghiệp (chiếm 97%).
- Phân bố dân cư
Dân cư phân bố không đều, tập trung rải rác chủ yếu tập trung ở những thung
lũng thấp. Trình độ dân trí thấp, phương thức sản xuất cịn lạc hậu. Tập tục mê tín
dị đoan cịn phổ biến. Chính vì thế, đây là những vấn đề rất khó khăn đối với cán bộ
địa phương trong cơng tác kiểm soát và bảo vệ rừng, tài nguyên thiên nhiên.

b. Cơ sở hạ tầng
- Giao thông
Các tuyến đường ở xã đa số được bê tơng hóa xuống các thơn bản. Có tuyến
đường “Giao thơng nơng thơn” dài từ đầu xã hết cuối xã là 13km. Đây là một trong
những thuận lợi của người dân và cả chính quyền địa phương.
- Hệ thống điện
Hiện nay mạng lưới điện quốc gia được phủ đều cho các thôn. Tất cả các hộ
gia đình đều có điện thắp sáng, phục vụ cho sinh hoạt hằng ngày.

21


- Giáo dục
Tồn xã hiện nay có 3 trường học: 1 trường mẫu giáo, 1 trường tiểu học, 1
trường trung học. Học sinh trong diện hộ nghèo đều được nhà nước hỗ trợ tiền và
gạo.
- Y tế
Xã có 1 trạm y tế, 6 giường bệnh, 3 y sỹ, 2 y tá và 1 nữ hộ sinh chữa bệnh
miễn phí cho người dân.

- Thơng tin liên lạc
Trong xã có 20 điện thoại bàn được lắp ráp chủ yếu ở khu vực trung tâm xã và
rải rác ở các thơn. Có 1 trạm phát sóng mobifone. Nhiều nhà có di động riêng, có ti
vi, xe máy nên việc tiếp nhận thơng tin rất dễ dàng.
- Du lịch
Vấn đề du lịch ở xã Tiên Lập hiện nay chưa có. Nơi đây được biết đến như
một khu rừng hoang sơ và giản dị. Người Cor sống thành từng làng, thôn, từ vài
chục đến vài trăm nóc nhà, quần tụ dưới chân núi hoặc sườn núi, nơi có các cánh
đồng, ruộng bậc thang. Đời sống kinh tế chủ yếu dựa vào nông nghiệp, canh tác
nương rẫy, chăn nuôi.

c. Các hoạt động kinh tế
Kinh tế xã cơ bản vẫn là nền kinh tế nông nghiệp, dấu ấn của nền nơng
nghiệp sơ khai vẫn cịn khá đậm nét. Nền nơng nghiệp mang tính tự cung tự cấp nên
năng suất chưa cao. Trong quá trình sản xuất người dân ở đây được sự hỗ trợ hết
sức nhiệt tình của cán bộ địa phương cũng như các chính sách hỗ trợ của nhà nước
và chính phủ.

22


CHƯƠNG 2. ĐỐI TƯỢNG, ĐỊA ĐIỂM, THỜI GIAN, NỘI
DUNG VÀ PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU
2.1. ĐỐI TƯỢNG NGHIÊN CỨU
Tất cả các loài thực vật được người dân tộc Cor ở xã Tiên Lập, huyện Tiên
Phước, tỉnh Quảng Nam sử dụng làm thuốc chữa bệnh và bồi bổ sức khỏe.

2.2. ĐỊA ĐIỂM NGHIÊN CỨU
Xã Tiên Lập, huyện Tiên Phước, tỉnh Quảng Nam.


2.3. THỜI GIAN NGHIÊN CỨU
- Từ tháng 7/2014 – 9/2014 : Tổng quan và viết đề cương nghiên cứu
- Từ ngày 01/10/2014 – 01/04/2015: Khảo sát thực địa.
+ Đợt 1: Từ ngày 01/10/2014 – 06/10/2014
+ Đợt 2: Từ ngày 22/12/2014 – 25/12/2014
+ Đợt 3: Từ ngày 01/02/2015 – 05/02/2015
+ Đợt 4: Từ ngày 27/03/2015 – 01/04/2015
- Từ ngày 02/04/2015 – 02/05/2015: Xử lí số liệu và hồn thành luận văn.
- Từ ngày 03/05/2015 – 10/05/2015: Bảo vệ luận văn

2.4. NỘI DUNG NGHIÊN CỨU
- Điều tra và lập danh mục các loài cây thuốc tại xã Tiên Lập, huyện Tiên
Phước, tỉnh Quảng Nam.
- Tìm hiểu các bộ phận dùng làm thuốc, cơng dụng và kinh nghiệm sử dụng
các lồi cây thuốc đó để chữa các bệnh khác nhau của người dân tộc Cor ở xã Tiên
Lập, huyện Tiên Phước, tỉnh Quảng Nam.
- Tìm hiểu sự phân bố của các cây thuốc theo sinh cảnh trên địa bàn nghiên
cứu.
- Tìm hiểu các nhân tố tác động đến nguồn tài nguyên cây thuốc và đề xuất
biện pháp bảo tồn.
- Sưu tầm một số bài thuốc được sử dụng của người dân tộc Cor ở xã Tiên
Lập, huyện Tiên Phước, tỉnh Quảng Nam.

23


2.5. PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU
2.5.1. Phương pháp phỏng vấn
a. Phương pháp phỏng vấn trực tiếp
Chúng tôi sử dụng phương pháp phỏng vấn với các đối tượng phỏng vấn:

người dân, người đi hái thuốc nhằm biết trước sự có mặt của các lồi cây thuốc có
trong khu vực. Cụ thể là chúng tôi đã phỏng vấn bà cụ Liêm, ông A Quang, ông
Huỳnh Ban và cô Huỳnh Tăm thu được những thơng tin cần thiết về thành phần
lồi, mức độ phong phú, sự phân bố tự nhiên cũng như kinh nghiệm sử dụng các
loài cây thuốc của người dân tộc Cor.

b. Phương pháp phỏng vấn bằng phiếu
Ngoài phương pháp phỏng vấn trực tiếp chúng tơi cịn dùng phiếu để phỏng
vấn. Đối tượng phỏng vấn cũng chính những người dân ở xã Tiên Lập. Mà đặc biệt
hơn đó là những người đi hái thuốc, ông lang bà mế, các cán bộ chủ tịch y tế xã để
điều tra thành phần loài, bộ phận sử dụng, công dụng và vùng phân bố cây thuốc ở
đây.

2.5.2. Phương pháp khảo sát thực địa
a. Phương pháp thu mẫu ngoài thực địa
- Khảo sát tổng thể để xác định các tuyến nghiên cứu và tiến hành thu mẫu
theo các tuyến đó.
- Dụng cụ thu mẫu: Cặp thực địa, sổ ghi chép, bút chì, thước (nếu có), nhãn
ghi số hiệu, kéo cắt dây, máy ảnh, miếng vải màu đen hoặc trắng.
- Nguyên tắc thu mẫu:
+ Chọn mẫu thật đẹp. Mỗi mẫu đều phải có đầy đủ bộ phận, nhất là cành, lá,
cùng hoa, quả hay cả cây đối với các lồi cây thảo.
+ Có thể lấy nhiều mẫu của cùng một cây để thuận tiện cho việc phân loại.
+ Các mẫu thu trên cùng một loại cây thì đánh cùng một số hiệu.
+ Ghi chép ngay các đặc điểm dễ nhận biết ngoài thiên nhiên, nhất là các đặc
điểm dễ mất khi khô (đặc điểm hoa, quả,…). Đồng thời ghi chép tên cây theo tiếng
địa phương mà người dân đã gọi và nơi phân bố của chúng.

24



+ Đặt mẫu vào giữa một tờ báo rồi xếp vào cặp gỗ sau đó đem đi xử lí.

b. Phương pháp xử lí và bảo quản mẫu
- Mang mẫu về chúng tôi tiến hành xử lý ngay. Rửa sạch, cắt tỉa lại cho đẹp
và phù hợp kích thước, rồi kẹp vào giữa tờ báo gấp đơi, sao cho có thể thấy tất cả
các bộ phận, đặc điểm có ở trên mẫu cây, đối với lá thì phải xếp để quan sát được cả
2 mặt.
- Xếp khoảng 10 – 15 mẫu lại với nhau rồi dùng cặp gỗ buộc lại, lấy vật nặng
ép xuống.
- Phơi nắng các bó mẫu, thay báo 2 giờ 1 lần cho đến khi khô. Những ngày
đầu tiên phải thường xuyên thay giấy báo để mẫu không bị hư hại.Và cần tránh
những nguyên nhân làm hư mẫu như thời tiết hoặc sâu mọt. Nếu mẫu không tốt thì
phải tiến hành đi nhiều lần để lấy thêm mẫu khác.
- Để bảo quản mẫu được lâu, sau khi mẫu khơ sẽ được xử lí bằng cồn 90 0 và
đồng sunphat để ngăn ngừa nấm mốc. Đổ cồn 900 vào một chậu men rộng, hòa tan
CuSO4 vào cho đến khi dung dịch bão hòa.Cho mẫu cây vào ngâm trong thời gian 5
– 10 phút rồi đem sấy lại cho đến khơ.
- Lên tiêu bản: Mẫu được đính trên giấy Croqui cỡ 29 x 41 cm, chú ý cách
sắp xếp mẫu cho đẹp và có dán nhãn ở một góc phía bên dưới về bên tay phải.

c. Phương pháp giám định tên cây thuốc
- Phương pháp so sánh hình thái.
- Trong q trình giám định, sử dụng khóa phân loại của Phạm Hồng Hộ,
1991, 1992, 1993. Ngồi ra cịn tra cứu tham khảo thêm: Những cây thuốc và vị
thuốc Việt Nam của Đỗ Tất Lợi (2006) [9], [10], [11], [12].

d. Phương pháp lập danh mục
Sau khi định loại thì tiến hành lập danh mục.
- Danh mục được sắp theo từng chi, từng họ theo cách sắp xếp của Brummitt

(1992) [18].
- Trật tự các loài thực vật trong phạm vi từng chi, các chi trong từng họ được
sắp xếp theo trật tự A, B, C …

25


×