Tải bản đầy đủ (.pdf) (105 trang)

Thiết kế và sử dụng trò chơi học tập nhằm hình thành biểu tượng thời gian cho trẻ 5 6 tuổi

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (1.77 MB, 105 trang )

ĐẠI HỌC ĐÀ NẴNG
TRƯỜNG ĐẠI HỌC SƯ PHẠM
KHOA GIÁO DỤC MẦM NON
------------------

Đề tài:
THIẾT KẾ VÀ SỬ DỤNG TRÒ CHƠI HỌC TẬP NHẰM
HÌNH THÀNH BIỂU TƯỢNG THỜI GIAN CHO TRẺ 5-6 TUỔI

Sinh viên thực hiện
Lớp
Giáo viên hướng dẫn

: Nguyễn Thị Oanh
: 11SMN2
: ThS. Nguyễn Thị Triều Tiên

Đà Nẵng, tháng 5/2015


Lời cảm ơn
Bằng tấm lịng kính trọng và biết ơn sâu sắc, tôi xin chân thành cảm ơn
GV.Th.S Nguyễn Thị Triều Tiên, Giảng Viên khoa Giáo dục Mầm non, Trường
Đại học Sư phạm Đà Nẵng - Người đã hết lòng hướng dẫn tơi trong q trình
nghiên cứu và thực hiện đề tài.
Tôi xin trân trọng cảm ơn tập thể các Thầy, Cô trong Khoa Giáo dục Mầm
non, Trường Đại học Sư phạm Đà Nẵng – là cơ sở đào tạo đã tạo mọi điều kiện
thuận lợi cho tôi trong suốt thời gian học tập, nghiên cứu và hồn thành khóa luận.
Tôi xin cảm ơn chân thành đến Ban Giám hiệu và tập thể Giáo viên trường Mầm
non 19/5, trường Mầm non Hoa Phượng Đỏ thuộc quận Hải Châu – TP Đà Nẵng đã
giúp đỡ tôi trong suốt thời gian tiến hành thực nghiệm đề tài.


Xin biết ơn Gia đình đã ln ln là điểm tựa vững chắc để tơi có được cơng
trình này.

Đà Nẵng, tháng 05 năm 2015
Sinh viên

Nguyễn Thị Oanh


MỤC LỤC
MỞ ĐẦU ................................................................................................................ 1
1. Lý do chọn đề tài ................................................................................................. 1
2. Mục đích nghiên cứu ........................................................................................... 2
3. Khách thể và đối tượng nghiên cứu...................................................................... 2
4. Giả thuyết khoa học ............................................................................................. 2
5. Nhiệm vụ nghiên cứu........................................................................................... 3
6. Giới hạn và phạm vi nghiên cứu của đề tài .......................................................... 3
7. Phương pháp nghiên cứu ..................................................................................... 3
8. Những đóng góp cho đề tài .................................................................................. 4
PHẦN NỘI DUNG ................................................................................................ 5
CHƯƠNG 1: CƠ SỞ LÍ LUẬN CỦA VIỆC THIẾT KẾ VÀ SỬ DỤNG TRỊ
CHƠI HỌC TẬP NHẰM HÌNH THÀNH BIỂU TƯỢNG THỜI GIAN CHO
TRẺ 5-6 TUỔI ....................................................................................................... 5
1.1. Sơ lược về lịch sử nghiên cứu vấn đề ............................................................. 5
1.1.1. Những nghiên cứu về TCHT cho trẻ MG của một số tác giả nước ngoài ........ 5
1.1.2. Những nghiên cứu ở Việt Nam: ..................................................................... 6
1.2. Một số khái niệm công cụ ............................................................................... 7
1.3. Cơ sở lí luận thiết kế và sử dụng trị chơi học tập nhằm hình thành biểu
tượng thời gian cho trẻ mẫu giáo 5 – 6 tuổi .......................................................... 8
1.3.1. Vai trò của trị chơi học tập nhằm hình thành biểu tượng thời gian cho trẻ 5-6

tuổi .......................................................................................................................... 8
1.3.2. Đặc điểm phát triển biểu tượng về thời gian và sự định hướng thời gian của
trẻ mầm non nói chung và trẻ mẫu giáo 5 – 6 tuổi nói riêng ..................................... 9
1.3.3. Nội dung dạy trẻ mẫu giáo 5 – 6 tuổi định hướng thời gian ......................... 12
1.3.4. Phương pháp dạy trẻ mẫu giáo 5 – 6 tuổi định hướng thời gian .................... 12
1.3.5. Một số vấn đề lí luận về trị chơi học tập...................................................... 16
1.3.6. Trị chơi học tập với việc hình thành biểu tượng thời gian cho trẻ 5-6 tuổi ... 19
TIỂU KẾT CHƯƠNG 1 ...................................................................................... 20


CHƯƠNG 2: THỰC TRẠNG VIỆC THIẾT KẾ VÀ SỬ DỤNG TRỊ CHƠI
HỌC TÂP NHẰM HÌNH THÀNH BIỂU TƯỢNG THỜI GIAN CHO TRẺ 5-6
TUỔI .................................................................................................................... 21
2.1. Mục đích điều tra.......................................................................................... 21
2.2. Địa bàn và khách thể điều tra ...................................................................... 21
2.3. Đối tượng và số lượng điều tra ..................................................................... 21
2.4. Nội dung điều tra .......................................................................................... 21
2.5. Thời gian điều tra ......................................................................................... 22
2.6. Phương pháp điều tra ................................................................................... 22
2.7. Tiêu chí và thang đánh giá mức độ định hướng thời gian của trẻ mẫu giáo
5 – 6 tuổi ............................................................................................................... 22
2.8. Phân tích kết quả điều tra. ........................................................................... 24
2.8.1. Nhận thức của giáo viên mầm non về thiết kế và sử dụng trò chơi học tập
nhằm hình thành biểu tượng thời gian cho trẻ mẫu giáo 5-6 tuổi............................ 24
2.8.2. Mức độ hình thành biểu tượng thời gian cho trẻ mẫu giáo 5-6 tuổi qua hệ
thống câu hỏi ở một số trường mầm non ................................................................ 32
2.8.3. Mức độ hình thành biểu tượng thời gian cho trẻ mẫu giáo 5-6 tuổi qua trò
chơi học tập ở một số trường mầm non .................................................................. 36
2.8.4. Nguyên nhân của thực trạng trên.................................................................. 38
CHƯƠNG 3: CÁCH THỨC THIẾT KẾ VÀ SỬ DỤNG TRỊ CHƠI HỌC TẬP

NHẰM HÌNH THÀNH BIỂU TƯỢNG THỜI GIAN CHO TRẺ 5-6 TUỔI .... 44
3.1. Các nguyên tắc của việc thiết kế trò chơi học tập nhằm hình thành biểu
tượng thời gian cho trẻ 5-6 tuổi .......................................................................... 44
3.2. Yêu cầu việc thiết kế trò chơi học tập nhằm hình thành biểu tượng thời
gian cho trẻ 5-6 tuổi ............................................................................................. 45
3.3. Cách thức thiết kế trò chơi học tập nhằm hình thành biểu tượng thời gian
cho trẻ 5-6 tuổi ..................................................................................................... 46
3.3.1. Xác định mục tiêu, nội dung hình thành biểu tượng thời gian cho trẻ 5-6 tuổi. .... 46
3.3.2. Thiết kế các trị chơi có đầy đủ cấu trúc phù hợp với nội dung hình thành biểu
tượng về định hướng thời gian cho trẻ 5-6 tuổi ...................................................... 46


3.3.3. Gắn nội dung hình thành biểu tượng thời gian cho trẻ vào các yếu tố của trò
chơi, đặt tên cho trị chơi, lựa chọn trị chơi thích hợp với trẻ, cho trẻ chơi, theo dõi,
đánh giá ................................................................................................................. 49
3.4. Cách thức sử dụng trị chơi học tập nhằm hình thành biểu tượng thời gian
cho trẻ 5-6 tuổi. .................................................................................................... 49
3.4.1. Lập kế hoạch cho việc sử dụng trò chơi học tập nhằm hình thành biểu tượng
thời gian cho trẻ 5-6 tuổi........................................................................................ 49
3.4.2. Tạo mơi trường tổ chức trị chơi học tập nhằm hình thành biểu tượng thời
gian cho trẻ 5-6 tuổi............................................................................................... 52
3.4.3. Phối hợp sử dụng các phương pháp, biện pháp trực quan, dùng lời, thực hành
để hướng dẫn trẻ chơi. ........................................................................................... 53
3.5. Một số trò chơi học tập đã thiết kế nhằm hình thành biểu tượng thời gian
cho trẻ 5-6 tuổi ..................................................................................................... 55
KẾT LUẬN CHƯƠNG 3 .................................................................................... 57
CHƯƠNG 4: THỰC NGHIỆM SƯ PHẠM NHẰM KIỂM CHỨNG TÍNH
HIỆU QUẢ, TÍNH KHẢ THI CỦA VIỆC SỬ DỤNG CÁC TRÒ CHƠI HỌC
TẬP ĐÃ ĐƯỢC THIẾT KẾ ............................................................................... 58
4.1. Mục đích thực nghiệm .................................................................................. 58

4.2. Nội dung thực nghiệm .................................................................................. 58
4.3. Thời gian thực nghiệm.................................................................................. 58
4.4. Quy trình thực nghiệm ................................................................................. 58
4.5. Phương pháp đánh giá kết quả thực nghiệm............................................... 59
4.6. Phân tích kết quả khảo sát mức độ định hướng thời gian của trẻ 5-6 tuổi..... 60
KẾT LUẬN CHƯƠNG 4 .................................................................................... 65
KẾT LUẬN VÀ KIẾN NGHỊ ............................................................................. 66
1. Kết luận ............................................................................................................. 66
2. Kiến nghị ........................................................................................................... 66
TÀI LIỆU THAM KHẢO ................................................................................... 68


DANH MỤC CÁC BẢNG

Bảng 2.1. Nhận thức về ý nghĩa của việc thiết kế TCHT nhằm hình thành BTTG
cho trẻ 5-6 tuổi. .................................................................................... 24
Bảng 2.2. Những yếu tố ảnh hưởng đến việc thiết kế TCHT nhằm hình thành BTTG
cho trẻ 5-6 tuổi. .................................................................................... 25
Bảng 2.3. Những yếu tố ảnh hưởng tới việc sử dụng TCHT trong quá trình dạy trẻ
5-6 tuổi ĐHTG. .................................................................................... 26
Bảng 2.4. Mức độ sử dụng những biện pháp dạy học trong việc hình thành BTTG
cho trẻ 5-6 tuổi và tần số sử dụng của nó .............................................. 27
Bảng 2.5. Chức năng của TCHT trong quá trình hình thành BTTG cho trẻ 5-6 tuổi ..... 28
Bảng 2.6. Mức độ sử dụng TCHT trong việc hình thành BTTG cho trẻ 5-6 tuổi .... 28
Bảng 2.7. Nguồn trò chơi để giáo viên lựa chọn và sử dụng trong việc hình thành
BTTG cho trẻ ....................................................................................... 29
Bảng 2.8. Nguyên tắc lựa chọn TCHT của giáo viên nhằm hình thành BTTG cho trẻ
5-6 tuổi ................................................................................................. 30
Bảng 2.9. Thời điểm tổ chức TCHT nhằm hình thành BTTG cho trẻ 5-6 tuổi ........ 30
Bảng 2.10. Những khó khăn giáo viên thường gặp khi thiết kế TCHT nhằm hình

thành BTTG cho trẻ 5-6 tuổi ................................................................. 31
Bảng 2.11. Kết quả khảo sát mức độ nhận thức về BTTG của trẻ 5-6 tuổi qua hệ
thống câu hỏi ........................................................................................ 32
Bảng 2.12. Kết quả khảo sát mức độ nhận thức về BTTG của trẻ 5-6 tuổi ở trường
MN 19/5 và trường MN Hoa Phượng Đỏ .............................................. 37
Bảng 4.1: Mức độ nhận thức về BTTG của trẻ 5-6 tuổi ở nhóm ĐC và nhóm TN
trước TN ............................................................................................... 60
Bảng 4.2: So sánh mức độ nhận thức BTTG của trẻ nhóm TN và ĐC sau TN ....... 62
Bảng 4.3: Mức độ nhận thức về BTTG của trẻ 5-6 tuổi ở nhóm TN trước và sau TN ... 63
Bảng 4.4: Mức độ nhận thức về BTTG của trẻ 5-6 tuổi ở nhóm ĐC trước và sau TN... 64


DANH MỤC CÁC BIỂU ĐỒ

Biểu đồ 4.1: Mức độ nhận thức về BTTG của trẻ 5-6 tuổi ở nhóm ĐC và nhóm TN
trước TN ............................................................................................ 61
Biểu đồ 4.2: Mức độ nhận thức về BTTG của trẻ 5-6 tuổi ở nhóm TN và ĐC sau TN .. 62
Biểu đồ 4.3: Mức độ nhận thức về BTTG của trẻ 5-6 tuổi ở nhóm TN trước và sau TN .... 63
Biểu đồ 4.4: Mức độ nhận thức về BTTG của trẻ 5-6 tuổi ở nhóm ĐC trước và sau TN . 64


DANH MỤC CÁC CHỮ VIẾT TẮT TRONG LUẬN VĂN
ĐC

:

Đối chứng

ĐHTG


:

Định hướng thời gian

GD

:

Giáo dục

GDMN

:

Giáo dục mầm non

GV

:

Giáo viên

GVMN

:

Giáo viên mầm non




:

Mức độ

MG

:

Mẫu giáo

MGL

:

Mẫu giáo lớn

MN

:

Mầm non

TCHT

:

Trò chơi học tập

TN


:

Thực nghiệm


MỞ ĐẦU
1. Lý do chọn đề tài
Cuộc sống của con người luôn gắn liền với thời gian, chỉ riêng ở lồi người
mới có sự phân biệt q khứ, hiện tại và tương lai. Thời gian có một ý nghĩa to lớn
đối với sự phát triển xã hội loài người. Trong tất cả các dạng hoạt động của con
người, ở khía cạnh này hay khía cạnh khác đều địi hỏi con người biết định hướng
vào thời gian.
Sự định hướng thời gian là một trong những điều kiện để hình thành nhân cách
con người. Thời gian không chỉ là nhân tố điều khiển các dạng hoạt động khác nhau
của con người mà còn là nhân tố điều khiển các mối quan hệ xã hội của con người,
nhân tố thúc đẩy xã hội về phía trước. Chính vì vậy, mà từ lâu vần đề tri giác và
định hướng thời gian đã lôi cuốn sự chú ý của con người.
Chúng ta đang bước vào thế kỉ của nền văn minh trí tuệ với sự bùng nổ thơng
tin. Để có thể đáp ứng được những yêu cầu của công cuộc CNH-HĐH đất nước,
việc đào tạo ra những thế hệ con người mới với tác phong sinh hoạt, lao động có nề
nếp, khẩn trương và tính chính xác; những con người biết lấy thời gian làm thước
đo cho năng suất và chất lượng của cuộc sống, đáp ứng mọi yêu cầu của nền sản
xuất hiện đại là một việc cấp bách. Vì vậy việc dạy trẻ định hướng thời gian là một
nhiệm vụ quan trọng của ngành giáo dục mầm non. Nó đóng vai trị quan trọng
trong việc giúp trẻ định vị, định lượng thời gian diễn ra các sự kiện, hiện tượng
trong cuộc sống xung quanh trẻ, giúp trẻ dễ dàng thực hiện các hoạt động của mình.
Việc dạy trẻ định hướng thời gian cịn là cơ sở để hình thành nhân cách trẻ.
Mặt khác, việc dạy trẻ định hướng thời gian cịn góp phần chuẩn bị cho trẻ vào
học ở trường phổ thông. Sự định hướng thời gian là điều kiện quan trọng để lĩnh hội
kiến thức, kĩ năng, kĩ xảo và sự phát triển trí tuệ của trẻ trong bất cứ dạng hoạt động

nào diễn ra ở trường phổ thông.
Thực tiễn việc sử dụng các trị chơi học tập vào q trình dạy trẻ 5-6 tuổi định
hướng thời gian hiện nay còn nhiều hạn chế. Đa số GVMN chưa nhận thức đầy đủ

1


q trình thiết kế và sử dụng trị chơi học tập nhằm dạy trẻ định hướng thời gian,
chưa biết cách tận dụng ưu thế của trò chơi học tập trong việc dạy trẻ 5-6 tuổi định
hướng thời gian. GV còn gặp ít nhiều khó khăn trong việc thiết kế và sử dụng trị
chơi học tập để hình thành khả năng định hướng thời gian cho trẻ MG 5-6 tuổi.
Trong quá trình dạy trẻ định hướng thời gian phần lớn GV thường sử dụng những
trị chơi học tập có sẵn trong chương trình. GV chưa thực sự quan tâm đến việc thiết
kế những trị chơi học tập mới lạ, có tính sáng tạo, phù hợp với từng chủ đề giáo
dục, cũng như khả năng định hướng thời gian của trẻ. Vì vậy hiệu quả của việc thiết
kế và sử dụng trò chơi học tập nhằm dạy trẻ 5-6 tuổi định hướng thời gian còn nhiều
hạn chế.
Do vậy, nhằm nâng cao hiệu quả của quá trình dạy trẻ 5-6 tuổi định hướng
thời gian, chúng tôi nghiên cứu đề tài: “Thiết kế và sử dụng trị chơi học tập nhằm
hình thành biểu tượng thời gian cho trẻ 5-6 tuổi” góp phần đổi mới GDMN hiện
nay.
2. Mục đích nghiên cứu
Q trình thiết kế và sử dụng trị chơi học tập nhằm hình thành BTTG cho trẻ
5 - 6 tuổi.
3. Khách thể và đối tượng nghiên cứu
a) Khách thể nghiên cứu
Quá trình dạy trẻ 5-6 tuổi định hướng thời gian.
b) Đối tượng nghiên cứu
Cách thức thiết kế và sử dụng trò chơi học tập nhằm hình thành BTTG cho trẻ
5-6 tuổi.

4. Giả thuyết khoa học
Hiệu quả dạy trẻ 5-6 tuổi định hướng thời gian phần lớn phụ thuộc vào việc sử
dụng các TCHT. Nếu thiết kế và sử dụng các TCHT cho trẻ 5-6 tuổi một cách có hệ
thống, phù hợp với khả năng nhận thức, khả năng ĐHTG và nhu cầu vui chơi của
trẻ thì sẽ nâng cao được hiệu quả dạy trẻ định hướng thời gian.

2


5. Nhiệm vụ nghiên cứu
a. Nghiên cứu cơ sở lí luận của việc thiết kế và sử dụng trò chơi học tập dạy
trẻ 5-6 tuổi định hướng thời gian.
b. Nghiên cứu thực trạng việc thiết kế và sử dụng trò chơi học tâp dạy trẻ 56 tuổi định hướng thời gian.
c. Nghiên cứu cách thức thiết kế và sử dụng trò chơi học tập dạy trẻ 5-6 tuổi
định hướng thời gian.
d. Tiến hành thực nghiệm sư phạm nhằm kiểm chứng tính hiệu quả, tính khả
thi của việc sử dụng các trò chơi học tập đã được thiết kế.
6. Giới hạn và phạm vi nghiên cứu của đề tài
Đề tài hướng vào việc nghiên cứu thiết kế và sử dụng một số trị chơi học tập
nhằm hình thành BTTG cho trẻ ở trên hoạt động học có chủ đích và thời gian ngồi
tiết học.
7. Phương pháp nghiên cứu
7.1. Nhóm phương pháp nghiên cứu lí luận
Đọc, phân tích, tổng hợp, so sánh, hệ thống hóa những tài liệu có liên quan tới
đề tài nghiên cứu để xây dựng cơ sở lí luận cho đề tài nghiên cứu.
7.2. Nhóm phương pháp nghiên cứu thực tiễn
7.2.1. Phương pháp quan sát sư phạm
Dự hoạt động dạy trẻ ĐHTG của GV, quan sát, ghi chép việc tổ chức sử dụng
trò chơi học tập của giáo viên trong các hoạt động dạy trẻ mẫu giáo 5-6 tuổi ĐHTG.
Quan sát biểu hiện, kết quả định hướng thời gian của trẻ trong các hoạt động

học ĐHTG có sử dụng trò chơi học tập do giáo viên tự thiết kế.
7.2.2. Phương pháp điều tra bằng phiếu Anket
Dùng phiếu điều tra nhằm đánh giá nhận thức về việc thiết kế và sử dụng trị
chơi học tập của giáo viên nhằm hình thành BTTG cho trẻ 5-6 tuổi tại một số
trường mầm non thuộc Quận Hải Châu – TP Đà Nẵng.
7.2.3. Phương pháp đàm thoại
Trao đổi, trò chuyện trực tiếp với giáo viên và trẻ về việc tổ chức trò chơi học

3


tập cho trẻ 5-6 tuổi định hướng thời gian, nhằm thu thập thơng tin có liên quan tới
đề tài, phát hiện ra thực trạng cần điều tra.
7.2.4. Phương pháp thực nghiệm
Thực nghiệm cách thức sử dụng những trò chơi học tập đã được thiết kế, nhằm
kiểm nghiệm tính khả thi và hiệu quả của việc sử dụng các trò chơi học tập đã thiết
kế, đối với việc nâng cao hiệu quả dạy trẻ định hướng thời gian.
7.3. Phương pháp thống kê giáo dục
Sử dụng một số phép tính thống kê trong tốn học để xử lí số liệu thu được
trong nghiên cứu đề tài.
8. Những đóng góp cho đề tài
Làm phong phú thêm hệ thống trò chơi học tập, cách thức thiết kế và sử dụng
chúng góp phần nâng cao hiệu quả hình thành biểu tượng thời gian cho trẻ 5-6 tuổi.

4


PHẦN NỘI DUNG
CHƯƠNG 1: CƠ SỞ LÍ LUẬN CỦA VIỆC THIẾT KẾ VÀ SỬ DỤNG TRỊ
CHƠI HỌC TẬP NHẰM HÌNH THÀNH BIỂU TƯỢNG THỜI GIAN

CHO TRẺ 5-6 TUỔI

1.1. Sơ lược về lịch sử nghiên cứu vấn đề
1.1.1. Những nghiên cứu về TCHT cho trẻ MG của một số tác giả nước ngoài
Những năm cuối thế kỉ XVII, đầu thế kỉ XVIII các nhà giáo dục lớn trên thế
giới đã coi trò chơi là một hoạt động hết sức cần thiết của trẻ, trị chơi là con đường
tích lũy những biểu tượng cụ thể về thế giới xung quanh trẻ.
- Nhà giáo dục học lỗi lạc người Tiệp Khắc Jan Amos Comensky là người
đầu tiên nhắc đến quan điểm “trẻ học mà chơi, chơi mà học” trong dạy trẻ học. Ông
cho rằng, trò chơi là niềm sung sướng của trẻ thơ và là phương tiện phát triển tồn
diện cho trẻ. Ơng cịn cho rằng tuổi Mẫu giáo là thời kì phát triển các giác quan,
người lớn cần tạo điều kiện cho trẻ chơi, cho trẻ tiếp xúc với mọi vật trong thế giới
xung quanh. N.K.Crupxkaia cũng khẳng định rằng TC không chỉ là phương thức để
trẻ nhận biết thế giới xung quanh mà cịn giáo dục cho trẻ tình cảm tập thể và các
quy tắc ứng xử trong tập thể. Chơi với trẻ vừa là học vừa là lao động, vừa là hình
thức giáo dục nghiêm túc. [2, tr 159]
- Đầu thế kỉ XX, nhà tâm lý học người Thụy Sĩ Jean Piaget đã dựng học
thuyết “cấu trúc trí tuệ” căn cứ trên những mẫu hình mà ơng quan sát được ở con
trai mình. Theo đó thì trị chơi của trẻ em có tính biểu trưng và chỉ thực hiện được
trong mối tương quan với trình độ phát triển nhất định của trí tuệ. Về ý nghĩa, vai
trị của trị chơi trẻ em, ông đánh giá: “khi chơi, ở trẻ phát triển tri giác, trí thơng
minh, những khuynh hướng thử nghiệm, những bản năng xã hội…. Trò chơi là một
đòn bẩy mạnh mẽ thúc đẩy trẻ luyện tập đến mức ở bất cứ nơi nào mà người ta
thành công trong việc biến đổi sự khai tâm về học đọc, học làm tính thành TC thì
người ta đều thấy trẻ em say mê với những việc làm mà bình thường đối với chúng
như những việc khổ sai”. [11, tr 289]

5



- Nhà giáo dục học Chikhayeva đã soạn một số trò chơi học tập và đưa ra
biện pháp sử dụng chúng nhằm hình thành biểu tượng tốn học cho trẻ.
1.1.2. Những nghiên cứu ở Việt Nam:
- Ở Việt Nam, TCHT được sử dụng tại các trường mầm non như là một
phương tiện hiệu quả nhất nhằm giáo dục trẻ. Các cơng trình nghiên cứu cùng với
hệ thống cơ sở lí luận về việc thiết kế và sử dụng TCHT chịu ảnh hưởng sâu sắc của
các nhà TLH - GDH Xô Viết. Việc thiết kế và sử dụng TCHT được các tác giả nhìn
nhận như một phương tiện để giáo dục toàn diện cho trẻ mầm non, đặc biệt là trong
việc phát triển nhận thức cho trẻ.
- Vấn đề sử dụng TCHT vào việc phát triển nhận thức cho trẻ, đầu tiên phải
kể đến tác giả Nguyễn Ánh Tuyết trong tác phẩm “Tổ chức, hướng dẫn trẻ mẫu
giáo chơi” đề cập đến thế mạnh của TCHT về phương diện giáo dục trí tuệ. Bà cho
rằng, trí khơn của đứa trẻ được biểu hiện ở chỗ trẻ biết quan sát sự vật hiện tượng
xung quanh một cách có kế hoạch và mục đích cụ thể.
- Tác giả Nguyễn Thị Hịa, trong cuốn “Phát huy tính tích cực nhận thức của
trẻ MG 5-6 tuổi trong TCHT”, cũng đã khẳng định về vai trò và tầm quan trọng của
việc thiết kế và sử dụng TCHT cũng như tiến trình tổ chức, cách thức tổ chức và
một số biện pháp nhằm phát huy tính tích cực nhận thức của trẻ thông qua TCHT ở
trường mầm non. Từ đó, GV có thể ứng dụng việc thiết kế và sử dụng TCHT trong
các hoạt động giáo dục sao cho phù hợp với đặc điểm tâm - sinh lí của trẻ tại trường
mầm non qua từng hoạt động cụ thể của trẻ.
- Trong cuốn “Sử dụng TCTH nhằm hình thành những biểu tượng tốn học sơ
đẳng cho trẻ”, tác giả Đỗ Thị Minh Liên đã nêu lên những vấn đề như: cơ sở lí luận
về TCHT, cách thức thiết kế, sử dụng TCHT thông qua các nội dung chương trình
hình thành những biểu tượng tốn ban đầu cho trẻ. Bên cạnh đó, tác giả cũng đã nêu
lên những điều kiện, cách thức, phương tiện, bồi dưỡng giáo viên cách thức việc sử
dụng TCHT, cũng như xây dựng một số TCTH trong việc dạy trẻ hình thành những
biểu tượng tốn học sơ đẳng cho trẻ mầm non.
- Đã có nhiều luận văn đã nghiên cứu về vấn đề thiết kế sử dụng TCTH nhằm


6


hình thành biểu tượng tốn học sơ đẳng cho trẻ, như tác giả Lưu Ngọc Sơn qua đề
tài “Kĩ năng thiết kế TCHT nhằm phát triển biểu tượng không gian cho trẻ 5 - 6
tuổi”. Tác giả Phạm Thị Thu Thủy qua đề tài “Thiết kế và sử dụng TCHT nhằm
hình thành biểu tượng hình dạng cho trẻ 5 - 6 tuổi”…tất cả những đề tài trên đã đưa
ra được những lí luận về cách thức thiết kế và sử dụng TCTH nhằm hình thành và
phát triển biểu tượng tốn học cho trẻ.
Kết luận: Có rất nhiều cơng trình nghiên cứu về TCHT nhưng những cơng
trình nghiên cứu về việc thiết kế và sử dụng TCHT nhằm hình thành BTTG cho trẻ 56 tuổi thì rất ít. Do đó chúng tơi nghiên cứu đề tài này là hồn tồn đúng.
1.2. Một số khái niệm cơng cụ
- Trị chơi học tập là loại TC mang nhiều tính chất của việc dạy học, gắn chặt
với việc học tập của trẻ MG. Nó được xây dựng dựa vào nhiều yếu tố, nó có nguồn
gốc trong nền văn hóa dân gian và mang những đặc điểm chung của TC trẻ em.
Tính chất đặc biệt của TCHT là do người lớn lựa chọn nhằm mục đích giáo dục,
giảng dạy trẻ. Trẻ được thu hút vào các hoàn cảnh chơi phù hợp với đặc điểm tâm lý
trẻ, trẻ tham gia giải quyết nhiệm vụ học tập một cách hào hứng, thoải mái, khơng
cảm thấy là mình đang thực hiện nhiệm vụ hoạc tập. TCHT có tác dụng cả về mặt
rèn luyện trí tuệ lẫn thể chất và các phẩm chất đạo đức.
- Định hướng thời gian là một khái niệm trừu tượng, là khả năng tự xác định
vị trí của bản thân theo sự tiếp diễn của các sự kiện kéo dài cảu những khoảng cách
thời gian, sự thay đổi chu kỳ thời gian và tính chất không đảo ngược của thời gian.
Thời gian luôn gắn liền với sự chuyển động và mang tính khơng đảo ngược: hôm
nay, ngày mai, quá khứ, hiện tại, tương lai khơng thể đổi chố cho nhau. Do đó, sự
định hướng thời gian được trẻ tri giác một cách gián tiếp qua chuyển động nào đó
của sự vật hiện tượng.

7



1.3. Cơ sở lí luận thiết kế và sử dụng trị chơi học tập nhằm hình thành biểu
tượng thời gian cho trẻ mẫu giáo 5 – 6 tuổi
1.3.1. Vai trò của trị chơi học tập nhằm hình thành biểu tượng thời gian cho trẻ
5-6 tuổi
a) Tri giác
Tri giác của trẻ cịn mang tính tổng thể, ít đi vào chi tiết, nó gắn với hành động
và hoạt động thực tiễn. Tri giác của trẻ càng mang nặng tính xúc cảm. Trẻ bắt đầu
có khả năng quan sát có hệ thống các sự kiện , hiện tượng xung quanh. Óc quan sát
sẽ giúp trẻ tìm hiểu sự vật, hiện tượng một cách có ý thức, điều này sẽ giảm bớt
nhầm lẫn và giúp trẻ tri giác chính xác hơn.
Do vậy trị chơi sẽ kích thích tri giác của trẻ.
b) Trí nhớ
Tính khơng chủ định chiếm ưu thế trong trí nhớ của trẻ 5-6 tuổi. Vì vậy mà trẻ
em thường ghi nhớ những gì chúng thích. Bên cạnh đó trí nhớ của trẻ 5 – 6 tuổi vẫn
được đặc trưng bởi đặc điểm trí nhớ trực quan – hành động.
Cuối tuổi MG, ở trẻ bắt đầu hình thành trí nhớ logic. Trẻ ghi nhớ những gì có
ý nghĩa tốt hơn là những gì khơng có ý nghĩa.
Trị chơi là một hoạt động trực tiếp, sự hấp dẫn của nó đã tác động đến hứng
thú của trẻ em. Vì vậy học tập thơng qua trò chơi sẽ giúp trẻ ghi nhớ dễ dàng và bền
vững hơn.
c) Tư duy
Tư duy trực quan – hành động vẫn chiếm ưu thế. Tuy nhiên tùy từng loại
nhiệm vụ hoạt động mà ở trẻ vẫn phát triển tư duy bằng nhiều hình ảnh trực quan,
bằng hành động cụ thể, tư duy trừu tượng.
Thế nên giáo viên phải lựa chọn xây dựng trò chơi sao cho phù hợp với trẻ.
Khi tổ chức trị chơi, giáo viên cần giúp trẻ ơn tập củng cố, hình thành kiến thức
mới thơng qua những tranh ảnh minh họa hoặc đồ chơi hấp dẫn.
d) Tưởng tượng
Tưởng tượng của trẻ 5-6 tuổi chủ yếu là tưởng tượng tái tạo.


8


Những hình ảnh được tái tạo lại gần đúng với đối tượng thực nhưng chi tiết
trong các hình ảnh thường nghèo nàn, tản mạn và chưa hợp lý. Tưởng tượng của các
em chủ yếu dựa vào hình ảnh các sự vật, hiện tượng cụ thể, trẻ chưa biết sáng tạo và
khái qt trong tưởng tượng.
Khi tổ chức trị chơi thì giáo viên đưa trẻ vào một tình huống để trẻ giả đóng
vai cần gắn mỗi hoạt động chơi với mỗi hoạt động trong đời sống để các em tưởng
tượng.
e) Chú ý
Ở giai đoạn này thì chú ý khơng chủ định vẫn chiếm ưu thế. Trẻ chỉ chú ý tới
những gì mà trẻ trực tiếp thấy thú vị, những cái gì nổi bật nhờ tính chất rực rỡ và
khác thường của chúng. Chú ý của trẻ còn chưa bền vững, trẻ chỉ có thể tập trung
chú ý trong khoảng 20 – 30 phút. Song ở giai đoạn này, chú ý của trẻ lại có một
bước phát triển mới nữa là trẻ có thể phân phối sự chú ý của trẻ nên nhiều đối tượng
cùng một lúc (2 – 5 đối tượng). Tuy nhiên, khả năng phân phối chú ý này chưa bền
vững, dễ dao động, đặc biệt là trong hoạt động quan sát qua tranh ảnh, mơ hình.
Do vậy, khi thiết kế trò chơi phải vừa sức với trẻ, phải hấp dẫn và sinh động
để thu hút sự chú ý của trẻ. Trị chơi khơng nên phức tạp và khó hiểu, thời gian chơi
cũng không nên kéo dài khiến trẻ trở nên phân tán, khó tập trung.[5. tr 12].
1.3.2. Đặc điểm phát triển biểu tượng về thời gian và sự định hướng thời gian
của trẻ mầm non nói chung và trẻ mẫu giáo 5 – 6 tuổi nói riêng
Sự phát triển biểu tượng thời gian ở trẻ nhỏ diễn ra tương đối muộn và rất khó
khăn. Điều này xuất phát từ tính ln chuyển của thời gian – thời gian ln gắn liền
với sự chuyển động, nên sự tri giác của nó khó khăn hơn nhiều. Mặt khác, do tình
khơng đảo ngược của thời gian như: quá khứ, hiện tại, tương lai không thể đổi chỗ
cho nhau, thời gian lại không có hình dạng trực quan nên khơng thể ngắm nhìn một
cách trực quan, bởi vậy thời gian được trẻ tri giác một cách gián tiếp thơng qua

chuyển động nào đó.
Trẻ càng nhỏ thì càng khó khăn trong việc hiểu ý nghĩa các từ diễn đạt thời
gian và mối quan hệ thời gian do tính tương đối của chúng.các từ như: bây giờ, hôm

9


nay, hôm qua, ngày mai…luôn thay đổi phụ thuộc vào từng thời điểm cụ thể của
thực tiễn nên trẻ rất khó khăn để nắm và hiểu được ý nghĩa khác nhau của chúng.
Để cá thể hiểu được các mối quan hệ thời gian, hoạt động tư duy của trẻ phải phát
triển ở mức độ cao.
Trẻ càng lớn thì vốn từ chỉ thời gian của trẻ càng tăng nhanh. Trẻ 1,5 – 2 tuổi
đã xuất hiện các từ chỉ thời điểm và trạng từ chỉ trình tự thời gian như: bây giờ, hiện
nay, lúc nãy… Tuy nhiên ở trẻ nhỏ thường hạn chế ở các biểu tượng về khoảng thời
gian ngắn, trẻ vẫn còn nhầm lẫn một số trạng từ chỉ thời gian như: trước tiên, bây
giờ, hiện nay, sau đó…trẻ thường sử dụng các từ như: nhanh, lâu, khi đó, sắp
tới…Tóm lại, trẻ từ 0 – 3 tuổi diễn đạt độ dài thời gian dưới dạng chung không xác
định như “nhanh” “chậm”, tuy nhiên các từ đó được trẻ hiểu là tần số của hoạt động
chứ không phải vận tốc của hoạt động, trẻ không nắm được thời gian của quá khứ
và tương lai.
Cùng với sự lớn lên của trẻ thì khả năng định vị trong thời gian của trẻ cũng
tốt dần lên và hứng thú tìm hiểu thời gian ở trẻ cũng tăng lên. Trẻ lứa tuổi mẫu giáo
bắt đầu phân biệt được quá khứ, hiện tại, tương lai bằng cách gắn liền với các sự
kiện cụ thể. Độ dài thời gian được trẻ lĩnh hội bằng cảm nhận và suy luận.
Trẻ 5 tuổi đã thiết lập đúng các mối liên hệ giữa các sự kiện lặp đi lặp lại theo
thời gian như: “buổi sáng là trước bữa ăn”, “buổi chiều là lúc mẹ đi làm về”… Tuy
nhiên sự phân biệt các buổi trong ngày diễn ra không đồng đều, trẻ phân biệt buổi
sáng và buổi tối cính xác hơn buổi trưa và buổi chiều, do sự tương phản của các dấu
hiệu thiên nhiên như ánh sáng và bóng tối, sự mọc và lặn của mặt trời… nhiều trẻ
còn nhầm lẫn giữa buổi trưa và buổi chiều. Biểu tượng về trình tự các buổi trong

ngày của trẻ cịn chưa chính xác.
Biểu tượng về tuần lễ và các ngày trong tuần, các tháng trong năm của trẻ
cũng cịn thiếu chính xác, mờ nhạt và thường gắn với kinh nghiệm của bản thân trẻ,
với những ấn tượng, cảm xúc mà các hoạt động của trẻ đem lại. Sự phân biệt các
ngày trong tuần, các tháng trong năm của trẻ cũng không đồng đều.
So với biểu tượng về các tháng thì biểu tượng về các mùa trong năm của trẻ

10


khá cụ thể và rõ ràng hơn, tuy nhiên cũng vẫn mang tính khơng đồng đều. Đa số trẻ
khơng nắm được trình tự và số lượng các mùa trong năm.
Các kết quả nghiên cứu cho thấy, trẻ mẫu giáo đều có biểu tượng về các chuẩn
đo thời gian như: ngày, giờ, tuần, tháng, năm… bởi những biểu tượng về độ dài của
chúng được hình thành dần trong quá trình trẻ tham gia vào các hoạt động khác
nhau. Tuy nhiên biểu tượng về khoảng thời gian ngắn như “phút” của trẻ lại rất mờ
nhạt, trừu tượng.
Ngơn ngữ đóng vai trị quan trọng trong sự hình thành biểu tượng thời gian ở
trẻ nhỏ. Lời nói diễn đạt các phạm trù thời gian khác nhau, khái quát hóa và trừu
tượng độ dài các khoảng thời gian khác nhau. Ở trẻ mẫu giáo vốn từ chỉ thời gian
tăng nhanh và nó phát triển mạnh ở trẻ từ 5-7 tuổi.
Ở lứa tuổi nhà trẻ (18-36 tháng), một số trẻ bắt đầu có khái niệm thời gian
thông qua các hoạt động thường ngày (biết khi nào là giờ ăn, khi nào là giờ ngủ…)
Bước sang tuổi mẫu giáo bé, trẻ tiếp tục phát triển ý niệm về thời gian thông qua
các hoạt động thường ngày (nghĩa là biết các trình tự cơ bản các hoạt động trong
ngày). Trong nửa cuối độ tuổi này, trẻ bình thường hiểu được các khái niệm thời
gian như: sáng, chiều, tối, sớm hơn, muộn hơn và ngay lập tức. Trẻ ba tuổi bình
thường cũng có thể biết các khái niệm cơ bản gắn với ngày, đêm và các mùa, nhưng
đôi khi lẫn lộn giữa hôm qua, hôm nay và ngày mai. Một số trẻ có thể kể tên các
ngày trong tuần và các mùa trong năm, nhưng chưa biết nói về thời gian.

Lên 4 tuổi, một số trẻ vẫn còn đang phát triển nhận thức về trình tự thời gian
trong ngày. Đồng thời, một số trẻ vẫn học khám phá các kiểu mẫu trong môi trường
xung quanh (vd: ngày tiếp theo đêm, các bước khi mặc quần áo…). Trẻ cũng biết
dùng các thuật ngữ “ngày mai” “hôm qua”.
Ở tuổi mẫu giáo nhỡ, một số trẻ có thể vẫn đang phát triển ý niệm về thời gian
thông qua các hoạt động thường ngày. Đến cuối độ tuổi này, trẻ có thể hiểu các khái
niệm thời gian trong ngày như: sáng, chiều, tối, sớm hơn, muộn hơn, sắp. Trẻ cũng
có thể hiểu các khái niệm cơ bản gắn với ngày, đêm và các mùa, nhưng có thể vẫn
bị lẫn lộn giữa “hơm qua” “hôm nay” và “ ngày mai”. Trong nửa năm đầu của độ

11


tuổi này, một số trẻ có thể kể tên các ngày trong tuần và các mùa nhưng chưa biết
nói về giờ.
Lên 5 tuổi, trẻ biết sắp đặt các sự kiện theo trật tự thời gian và học cách nói
giờ. Trong năm này, trẻ tiếp tục phát triển nhận thức về thời gian. Một số trẻ 5 tuổi
có thể cịn đang học cách kể tên các ngày trong tuần và các mùa và nhận biết rằng
một thời gian cụ thể gắn với một sự kiện cụ thể.[8. tr 163].
1.3.3. Nội dung dạy trẻ mẫu giáo 5 – 6 tuổi định hướng thời gian
Theo thông tư 17/2009/TT-BGDĐT ngày 25 tháng 7 năm 2009 của Bộ trưởng
Bộ Giáo dục và Đào tạo kết hợp sách giáo trình, nội dung hình thành BTTG cho trẻ
5-6 tuổi gồm có những nội dung sau:
- Củng cố, mở rộng biểu tượng về ngày .
- Hình thành biểu tượng về hơm qua, hơm nay, ngày mai từ đó có biểu tượng
về hiện tại, quá khứ, tương lai.
- Nhận biết tuần lễ, tháng, các mùa trong năm, các ngày trong tuần, định
hướng được thứ (hôm qua, hôm nay, ngày mai là thứ mấy?..)
- Nói được ngày trên lốc lịch và giờ chẵn trên đồng hồ.
- Nhận biết khoảng thời gian ngắn như giờ, phút thông qua các hoạt động hoặc

tình huống cụ thể.
1.3.4. Phương pháp dạy trẻ mẫu giáo 5 – 6 tuổi định hướng thời gian
a) Nội dung 1: Củng cố, mở rộng biểu tượng về ngày
Dạy cho trẻ nhận biết, phân biệt và nắm tên gọi các buổi trong ngày như: buổi
sáng, buổi trưa, buổi chiều, buổi tối, đêm. Để hình thành biểu tượng về các buổi
trong ngày cho trẻ cần:
Thực hiện chính xác chế độ sinh hoạt trong ngày, trong đó các hoạt động của
trẻ diễn ra đúng thời điểm quy định và trong thời lượng nhất định.
Thông qua những dấu hiệu thiên nhiên đặc trưng cho những khoảng thời gian
nhất định như: giờ dạo chơi, tham quan… cho trẻ quan sát màu sắc mặt trời, sắc thái
không gian, cây cối trong môi trường xung quanh trẻ, quan sát các hoạt động của trẻ
ở các thời điểm khác nhau trong ngày, qua đó thấy được những dấu hiệu đặc trưng

12


cho các buổi trong ngày…
Sử dụng tranh, ảnh kết hợp đàm thoại, trò chuyện về các khoảng thời gian gắn
với công việc trong ngày của trẻ (đầu tiên cho trẻ xem các tranh vẽ các buổi với thời
gian tương phản như: ban ngày – ban đêm, buổi sáng – buổi chiều) và đưa ra các
câu hỏi: “Lúc này là ngày hay đêm?”, “các bạn trong tranh đang làm gì?”… “vì sao
lại cho rằng đó là buổi sáng, buổi chiều …?”. Sử dụng kết hợp với các bài thơ, câu
chuyện, câu đố, đồng dao…
Sử dụng loto, tranh vẽ về những hoạt động đặc trưng của các buổi trong ngày,
sử dụng các trò chơi học tập như: trò chơi “ai đán đúng”, giáo viên mô tả sự kiện
hoạt động, trẻ xác định đó là buổi nào, trị chơi “ngày và đêm”, giáo viên nói: “ban
ngày” trẻ chạy tung tăng khắp phịng, giáo viên nói “ban đêm” trẻ đứng yên và làm
động tác như đang ngủ… nhằm củng cố, chính xác hóa những biểu tượng thời gian.
Dạy trẻ nắm được trình tự các buổi diễn ra trong ngày và số buổi trong một
ngày. Dạy trẻ thiết lập trình tự thời gian diễn ra các sự kiện bằng cách cho trẻ cắt,

sắp xếp, dán theo trình tự thời gian diễn ra rồi dùng các mũi tên để liên kết lại tạo
thành mơ hình biểu thị trình tự diễn ra các khoảng thời gian trong ngày. Sử dụng
các kí hiệu là hình chữ nhật với các màu xanh, trắng, vàng, xám, đen (mơ hình thời
gian) để tượng trưng cho các buổi trong ngày để dạy trẻ về số lượng các buổi và
trình tự các buổi trong ngày.
b) Nội dụng 2:Hình thành biểu tượng hơm qua, hơm nay, ngày mai
Để hình thành biểu tượng hơm qua, hơm nay, ngày mai thì trong q trình tổ
chức các hoạt động khác nhau của trẻ , giáo viên nên nói tên ngày gắn với hoạt
động mà trẻ tham gia. Ví dụ: Hơm nay là thứ 2- ngày đầu tuần, các con sẽ tới
trường sau những ngày nghỉ. Hôm nay là thứ 6, bạn nào ngoan sẽ được cô thưởng
phiếu bé ngoan…
Hơn nữa, giáo viên nên thường xuyên hỏi trẻ như: “Hôm nay là thứ mấy?
Hôm qua là thứ mấy? Ngày mai là thứ mấy?”… Giáo viên chính xác hóa lại các câu
trả lời của trẻ giúp trẻ nắm được biểu tượng chính xác hơn.

13


c) Nội dung 3: Hình thành biểu tượng về tuần lễ
* Dạy trẻ nắm được số lượng và trình tự các ngày trong tuần
Dạy trẻ nắm được những kiến thức về tuần lễ như một đơn vị đo thời gian lao
động của con người. Hằng ngày nói với trẻ về tên gọi các ngày trong tuần. Đàm
thoại với trẻ về các dấu hiệu đặc trưng các ngày trong tuần.
Hướng sự chú ý của trẻ tới thời gian người lớn lao động, trẻ em đi học 5 ngày
trong tuần và nghỉ 2 ngày thứ bảy và chủ nhật. Cho trẻ làm quen với các loại lịch
khác nhau như lịch tờ, lịch bàn, lịch bỏ túi…
* Dạy trẻ biểu tượng về các ngày trong tuần
Dựa trên những hiểu biết của trẻ về các ngày trong tuần, dạy trẻ nắm số lượng
và trình tự các ngày trong tuần. Đưa các kí hiệu là những hình trịn có màu khác
nhau và các chữ số trên bề mặt vào để dạy trẻ về số lượng và trình tự các ngày trong

tuần. vd: số 1 – chủ nhật (màu đỏ), số 2 – thứ hai (màu đen), số 3 – thứ ba (màu
xám), số 4 – thứ tư ( màu tím), số 5 – thứ năm (màu xanh), số 6 – thứ sáu (màu
vàng), số 7 – thứ bảy (màu hồng). Dựa trên chữ số ghi trên hình trịn và màu sắc của
chúng, trẻ sẽ dễ dàng nhớ tên gọi và những dấu hiệu đặc trưng của nó. Trẻ đếm số
lượng các hình trịn và biết được số ngày trong tuần.
Việc sử dụng mơ hình tuần lễ cũng giúp giáo viên dễ dàng dạy trẻ nắm tính
chất luân chuyển của các ngày trong tuần. Khi cho trẻ tập luyện định hướng các
ngày theo trình tự xi – ngược giáo viên hình thành cho trẻ biểu tượng tuần lễ có 7
ngày và tuần lễ có thể bắt đầu từ một ngày bất kì.
Ngồi ra, trong q trình tổ chức các hoạt động khác nhau trong cuộc sống
hằng ngày, giáo viên cũng nên giới thiệu tên ngày gắn với các hoạt động mà trẻ sẽ
tham gia.
* Làm quen với lịch
Giới thiệu lịch với trẻ bằng các câu hỏi như: “ hôm nay là ngày bao nhiêu?
Thứ mấy?” “ngày mai là ngày thứ mấy?” “còn mấy ngày nữa đến thứ năm?”.. cho
trẻ tập luyện với các bài tập như: “ Bạn Hà về quê một tuần, bạn tú về quê 7 ngày,
hỏi bạn nào về quê lâu hơn?”

14


d) Nội dung 4: Hình thành biểu tượng về tháng.
* Dạy trẻ nhận biết, phân biệt các tháng theo sự diễn ra trong từng tháng
Giáo viên hình thành biểu tượng về tháng cho trẻ bằng cách trò chuyện với trẻ
về tên gọi, về các dấu hiệu đặc trưng như: thời tiết, các hiện tượng thiên nhiên,
thông qua các sự kiện, lễ hội diễn ra trong tháng. VD: tháng 3 có ngày lễ của mẹ,
của bà, tháng 5 có ngày sinh nhật Bác .. cho trẻ đọc thơ, châm ngôn về tháng…
Cho trẻ chơi: “thi xem ai đoán đúng” “thi xem ai nhanh” để củng cố các biểu
tượng về tháng cho trẻ.
* Dạy trẻ biết số lượng các tháng và trình tự các tháng diễn ra trong 1 năm

Để nắm được số tháng và trình tự các tháng trong năm, giáo viên nên sử dụng
mơ hình năm với cấu trúc là một hình trịn có 4 phần lớn là 4 mùa, mỗi phần được
chia thành 3 phần nhỏ hơn tương ứng với mỗi tháng trong một mùa. Cho trẻ đếm số
lượng các tháng, gọi tên các tháng, thấy được trình tự các tháng.
Từ đó cũng giúp trẻ thấy được tính trình tự, tính ln chuyển, tính khơng đảo
ngược của thời gian.
Khi trẻ nắm được biểu tượng về các tháng, tiến hành đàm thoại với trẻ về sinh
nhật các bạn trong lớp, lễ hội, dạy trẻ đánh dấu trên lịch, trên mô hình...để ghi nhớ.
e) Nội dung 5: Hình thành biểu tượng về các mùa trong năm
* Dạy trẻ phân biệt các mùa theo dấu hiệu từng mùa
Tổ chức cho trẻ quan sát và nhận biết các dấu hiệu đặc trưng của từng mùa.
Cho trẻ xem tranh ảnh về các mùa, trò chuyện, đàm thoại với trẻ về dấu hiệu của
các mùa, từ đó hình thành cho trẻ biểu tượng về các mùa. Sử dụng các bài thơ, câu
đố, đồng dao, cho trẻ tự kể các câu chuyện từ cuộc sống riêng của mình diễn ra vào
các mùa trong năm. Sử dụng các trò chơi để củng cố biểu tượng về các mùa.
* Dạy trẻ biết số lượng các mùa và trình tự các mùa diễn ra trong 1 năm
Từ những hiểu biết về các mùa, giáo viên trị chuyện, giải thích cho trẻ về sự
lặp lại của những sự kiện đặc biệt đặc trưng cho các mùa, từ đó dạy trẻ nắm được số
mùa và trình tự diễn ra các màu trong năm. Sử dụng mơ hình là hình trịn chia làm 4
phần, 4 màu khác nhau: xanh, trắng, vàng, xám tượng trưng cho 4 mùa xuân, hạ,

15


thu, động có kim quay ở giữa. Trên cơ sở tìm hiểu và thao tác với mơ hình, trẻ dễ
dàng nắm được số lượng các mùa, trình tự diễn ra các mùa trong năm, ngồi ra cịn
giúp trẻ nhớ được những dấu hiệu đặc trưng của các mùa. Cho trẻ luyện tập định
hướng các mùa trong năm như: xác định thời điểm, thời điểm, trình tự các mùa. Cho
trẻ làm quen với lịch, tự xem tháng, ngày.
f) Nội dung 6: Hình thành biểu tượng về khoảng thời gian ngắn, giới thiệu

đơn vị thời gian (phút), làm quen với đồng hồ.
Giúp trẻ hiểu được độ dài thời gian (khoảng thời gian) của các hiện tượng, sự
kiện, thực hiện một công việc nào đó.
Cho trẻ quan sát đồng hồ cát, đồng hồ giây để trải nghiệm khoảng thời gian
ngắn 1 phút. Cho trẻ quan sát bạn thực hiện một công việc nào đó trong 1 phút.
Yêu cầu trẻ quan sát thời gian tan hết 2 cục đá (1 to, 1 nhỏ). Cho trẻ đốn thời
gian, cho trẻ quan sát q trình tan của 2 cục đá rồi đưa ra nhận xét, so sánh 2
khoảng thời gian làm tan 2 cục đá. Có thể cho trẻ quan sát và đếm trên đồng hồ cát
số lần quay đồng hồ cho một việc làm nào đó.
Giáo viên có thể giới thiệu với trẻ các loại đồng hồ khác nhau: đồng hồ cát,
đồng hồ nước, đồng hồ treo tường, đồng hồ đeo tay , đồng hồ bấm giây….
1.3.5. Một số vấn đề lí luận về trị chơi học tập
a) Quan niệm về trò chơi học tập
TCHT là loại TC mang nhiều tính chất của việc dạy học, gắn chặt với việc học
tập của trẻ MG. Nó được xây dựng dựa vào nhiều yếu tố, nó có nguồn gốc trong
nền văn hóa dân gian và mang những đặc điểm chung của trị chơi trẻ em. Tính chất
đặc biệt của TCHT là do người lớn lựa chọn nhằm mục đích giáo dục, giảng dạy trẻ.
Trẻ được thu hút vào các hoàn cảnh chơi phù hợp với đặc điểm tâm lý trẻ nên trẻ
tham gia giải quyết nhiệm vụ học tập một cách hào hứng, thoải mái, không cảm
thấy là mình đang thực hiện nhiệm vụ học tập. TCHT có tác dụng cả về mặt rèn
luyện trí tuệ lẫn thể chất và các phẩm chất đạo đức.[5. tr 23].
b) Đặc điểm của trò chơi học tập
- Xét về cấu trúc thì TCHT có cấu trúc rõ ràng gồm 3 thành phần: nội dung

16


chơi, hành động chơi và luật chơi.
- TCHT do người lớn nghĩ ra và nhằm mục đích giáo dục trí tuệ, nhân cách
cho trẻ.

- Tên gọi của mỗi TCHT thường phản ánh nội dung chơi và khơi dậy hứng thú
của trẻ với trò chơi.
- Các hoạt động và mỗi quan hệ của những người chơi được chỉ đạo bởi các
luật lệ của TCHT.
- TCHT được tổ chức để dạy học và nhằm mục đích huy động trí óc của trẻ
trong khi giải quyết nhiệm vụ nhận thức, phát triển trí thông minh.
- TCHT được phép thử đúng – sai mà khơng đánh giá kết quả ngay
- Trong TCHT có sự tự nguyện và bình đẳng giữa các trẻ, hành vi chơi và
động cơ chơi có sự thống nhất chặt chẽ với nhau. TCHT bao giờ cũng có một kết
quả nhất định.
- Trong TCHT luôn tồn tại mối quan hệ giữa cơ và trẻ và giữa trẻ với nhau,
tính tự lập và sáng kiến của trẻ được thể hiện trong quá trình chơi.[5. tr 25].
c) Cấu trúc của trị chơi học tập
TCHT có cấu trúc rõ ràng gồm 3 thành phần: nội dung chơi, hành động chơi
và luật chơi.
- Nhiệm vụ chơi hay còn gọi là nhiệm vụ nhận thức và là nét đặc trưng của
TCHT. Đây chính là những nội dung chơi có tính chất như một bài tốn mà phải
dựa trên các điều kiện đã cho. Nhiệm vụ chơi khêu gợi hứng thú của của trẻ, kích
thích tích cực vào nguyện vọng chơi của trẻ. Mỗi một TCHT có một nhiệm vụ nhận
thức của mình, chính điều đó làm cho trò chơi này khác trò chơi kia.
- Hành động chơi chính là những động tác mà trẻ phải làm trong lúc chơi, nó
chính là thành phần quan trọng của TCHT. Các hành động chơi là thành phần chính
của TCHT, thiếu chúng thì khơng cịn là trị chơi nữa. Hành động chơi phụ thuộc
vào luật chơi. Những hành động ấy càng phong phú, càng đa dạng thì càng thu hút
được sự tham gia của trẻ và làm cho bản thân của trị chơi càng lí thú, hấp dẫn hơn.
- Luật chơi là yếu tố cơ bản của TCHT, nó quy định người chơi phải làm gì,

17



×