Tải bản đầy đủ (.pdf) (7 trang)

LỄ HỘI VIỆT NAMCÁC LỄ HỘI CHÍNH 1

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (164.33 KB, 7 trang )

LỄ HỘI VIỆT NAM
CÁC LỄ HỘI CHÍNH
1

Lễ Hội Cổ Loa
Lễ hội Cổ Loa hàng năm diễn ra từ ngày 6 đến 16 tháng giêng âm lịch tại đền
thờ An Dương Vương ở xã Cổ Loa, huyện Đông Anh, Hà Nội
Sáng mùng 6 tết, mở đầu đám rước Văn với 5 lá cờ ngũ hành, phường bát âm,
giá văn tế đặt trong kiệu Long đình, ca lọng, tàn che. Ngồi sân đều có cờ hội, cờ
đại bay phấp phới. Sát cửa đền, hai bên là đôi ngựa hồng, ngựa bạch, yên cương
sặc sỡ. Sau đám rước Văn là đến tế lễ. Tế lễ diễn ra quá giờ ngọ (12 giờ trưa). Tiếp
theo là đám rước thần của 12 xóm.
Ngồi ra trong lễ hội còn ca nhiều trò chơi khác như: chơi đu, thổi cơm thi, hát
trù, hát chèo... Hội Cổ Loa kéo dài cho tới 16 tháng Giêng mới làm lễ tế tạ trời đất,
kết thúc lễ hội.
Hội đền Cổ Loa (Hà Nội) tưởng niệm vua Thục An Dương Vương xây thành
hình xoắn ốc chống giặc ở thế kỷ thứ III trước Công nguyên.
Hội bắt trạch trong chum (Vĩnh Lạc, Vĩnh Phúc) nét sinh hoạt văn hoá biểu hiện
sự khát vọng tình u và sinh sơi của mùa màng, gia súc.
Lễ Hội Chùa Hương


Chùa Hương và động Hương Tích là danh lam nổi tiếng của Việt Nam thuộc xã
Hương Sơn, huyện Mỹ Đức, tỉnh Hà Tây, cách Hà Nội khoảng 70km.
Chùa Hương là một tập hợp nhiều động, nhiều chùa trong một tổng thể cấu trúc
kết hợp với thiên nhiên và nhân tạo bao gồm núi, đồi, hang, động, suối rừng, chùa
tháp...
Lễ hội chùa Hương kéo dài từ 6 tháng giêng đến hết tháng 3 âm lịch. Du khách
có thể đi bằng đường bộ theo hành trình Hà Nội - Hà Đơng - Vân Đình - Hương
Sơn hoặc từ thị xã Phủ Lưu ngược dịng sơng Đáy lên bến Đục - n Vĩ - Hương
Sơn Theo tâm thức của người Việt Nam Hương sơn được coi là cõi Phật.


Chùa Hương là nơi thờ Phật Bà Quan Âm. Ngày 6 tháng giêng là ngày khai hội,
có tổ chức múa rồng ở sân đền Trình, bơi thuyền múa rồng trên dòng suối Yên.
Hội trải rộng trên 3 tuyến, tuyến Hương Tích, tuyến Tuyết Sơn và tuyến Long
Vân. Hội chùa đông nhất từ 15 đến 20 tháng 2 (chính hội). Đường núi từ chùa
Ngồi vào chùa Trong lúc nào cũng tấp nập từng đoàn người lên lên, xuống
xuống.
Trảy hội chùa Hương không chỉ đi lễ Phật mà cịn là có dịp thưởng ngoạn cảnh
đẹp của biết bao hình sơng, thế núi, có cơ hội nhận biết bao cơng trình lớn nhỏ đặc
sắc của di tích Hương Sơn đã trở thành di sản văn hoá của dân tộc.
Lễ Hội Lim
Quan họ là loại dân ca đặc sắc của vùng Kinh Bắc xưa và nay là tỉnh Bắc Ninh.
Lim là tên Nôm của xã Làng Giang, huyện Tiên Sơn, tỉnh Bắc Ninh, cách Hà Nội


18 km. Hội mở trên đồi Lim, có chùa Lim nơi thờ ông Hiếu Trung Hầu, người
sáng lập tục hát quan họ.
Hội Lim mở vào ngày 13 tháng Giêng âm lịch hàng năm. Khách kéo về dự hội
Lim rất đông để được xem hát quan họ giữa các "liền anh" "liền chị", hát sau chùa,
hát trên đồi, hát đối đáp từng cặp đôi, hát trên thuyền... với đủ các làn điệu quan
họ khác nhau. Ngồi ra, trảy hội Lim cịn được xem các cuộc thi dệt của các cô gái
Nội Duệ, vừa dệt thi vừa hát quan họ. Cũng như các Hội khác, hội Lim cũng có đủ
các phần từ lễ rước đến tế lễ cùng nhiều trò vui khác.
Hội Lim là một sinh hoạt văn hoá - nghệ thuật đặc sắc của nền văn hoá truyền
thống lâu đời ở xứ Bắc và dân ca Quan họ trở thành tài sản văn hoá chung của dân
tộc, tiêu biểu cho loại bình dân ca trữ tình Bắc Bộ.
Lễ Hội Đền Hịn Chén
Lễ Hội Điện Hòn Chén diễn ra một năm hai kỳ - Tháng hai (lễ Xuân Tề) và
tháng bảy (lễ Thu Tề). Lễ Hội diễn ra ở Điện Hòn Chén trên núi Ngọc Trản và
đình làng Hải Cát, huyện Hương Trà, tỉnh Thừa Thiên - Huế. Lễ Hội suy tôn
Thiên Y A Na Thánh Mẫu.

Thiên Y A Na Thánh Mẫu, nguyên xưa là nữ thần của người Chăm có tên là Pô
Yang Inô Nagar, gọi tắt là Pô Nagar, tức Thần Mẹ Xứ Sở, mà theo truyền thuyết
Chăm là Thần đã sáng tạo ra đất đai, cây cối, rừng gỗ quí, lúa, bắp,... và dạy dân
cách trồng trọt.


Là Thần Mẹ Xứ Sở, nên thần Pô Nagar được người Chăm thờ trong các Lăng,
Tháp ở nhìêu nơi. Đáng chú ýnhất là 2 nơi thờ Thiên Y A Na Thánh Mẫu ở Điện
Hòn Chén (Huế) và Tháp Bà (Nha Trang). Hàng năm vào dịp tế Xuân và tế Thu
hàng vạn khách hành hương đổ về Điện Hòn Chén bằng đủ các loại phương tiện.
Sau lễ tế đại diện là đám rước Thánh Mẫu từ Huệ Nam Điện tới đình Hải Cát.
Đám rước được cử hành long trọng trên những chiếc thuyền "Bằng" (gồm nhiều
chiếc thuyền ghép lại giống như chiếc bè). Những chiếc "Bằng" nối tiếp nhau trên
đoạn sông Hương từ bến Điện Hòn Chén đến bến làng Hải Cát. Sau đó lên bộ về
Đình.
Đám rước tiến hành vào ban đêm, ềen nến sáng trưng, cờ xí sặc sỡ với đơng đảo
thiện nam tín nữ ăn mặc đủ các màu sắc trên các chiếc "Bằng" phản chiếu dưới
dịng sơng Hương lấp lánh.
Đám rước đem theo bàn thờ Thánh cùng long kiệu Thánh Mẫu và hịm sắc Vua
phong,cùng các khí tự như tán, tàn, cờ, quạt, đội hầu bang, những người phục dịch
và khách hành hương.
Đám rước sôi động trong tiếng nhạc của phường Đồng Văn và phường Bát Âm.
Tiếp đó là tế Túc Yết, hát thờ, lên đồng hầu bang diễn ra suốt đêm.
Sáng hôm sau là lễ tế chính tại đình, đến chiều là lễ tiễn Thần. Các kiệu rước lại
long trọng trở về Điện Hòn Chén.
Điện Hòn Chén là một di tích tơn giáo lại được người xưa lồng vào các cơng
trình kiến trúc trong khung cảnh thiên nhiên thơ mộng, hữu tình, của núi sơng xứ
Huế lại càng lung linh trong ngày lễ Hội.



Lễ Hội Chử Đồng Tử
Lễ hội Chử Đồng Tử hàng năm diễn ra trong 3 ngày từ ngày 10 đến ngày 12
tháng 3 âm lịch tại đền thờ Chử Đồng Tử thuộc làng Đa Hoà, huyện Châu Giang,
tỉnh Hưng Yên, cách Hà Nội hơn 20 km.
Đức Thánh Chử Đồng Tử là một trong "Tứ bất tử" của người Việt- một anh
hùng văn hoá và anh hùng khai phá (chinh phục đầm lầy, mở mang nghề nông,
phát triển buôn bán...).
Sau lễ khai mạc ôn lại truyền thuyết về cuộc đời và những hoạt động của đức
thánh Chử Đồng Tử và nhiều vị phu nhân là lễ rước nước. Đi đầu đám rước là 2
con rồng vàng lộng lẫy do 10 người điều khiển uốn lượn theo nhịp trống phách.
Đoàn rước kiệu là đội tế nữ với xiêm y đẹp, đủ màu sắc. Đám rước có ban nhạc lễ,
kiệu thánh, bát bửu, kíp chấp, ché đựng nước.
Đồn rước ngồi trên hàng chục chíêc thuyền ra đến giữa sơng múc nước đổ vào
ché rồi quay về đền để làm lễ tắm tượng. Sau lễ dâng hương là các trò vật võ, đánh
gậy, cờ người, múa sư tử, hát chèo...
Lễ hội Quán Thế Âm
Năm 1962 nhân ngày khánh thành tôn tượng Bồ Tát Quán Thế Âm ở động Hoa
Nghiêm thuộc ngọn Thuỷ Sơn - núi Ngũ Hành Sơn, lễ hội Quán Thế Âm lần đầu
tiên được tổ chức tại động này. Cũng vào năm đó, nhân khánh thành chùa Quan
Âm thuộc ngọn Kim Sơn, lễ hội lại được tổ chức tại động Kim Sơn do Hồ thượng
Thích Pháp Nhãn tổ chức. Từ đó cho tới năm 1991 lễ hội mới được tổ chức lại


nhưng với quy mô lớn và nội dung phong phú kéo dài trong ba ngày, khởi đầu cho
lễ hội các năm tiếp sau đó.Lễ hội Quán Thế Âm bao gồm 2 phần: lễ và hội. Phần lễ: mang màu sắc lễ nghi Phật giáo với các lễ dâng hoa, lễ rước ánh sáng,
lễ cầu nguyện, lễ thuyết giảng về Bồ Tát Quán Thế Âm và đại nguyện của ngài. Phần hội: có nhiều những sinh hoạt văn hố mang đậm đà bản sắc dân tộc như
hội hoá trang, hát dân ca, thi cờ, nhạc, hoạ, điêu khắc, múa tứ linh, thả đèn trên
sông, hát tuồng.
Lễ hội Quán Thế Âm được tổ chức vào ngày 19/2 hàng năm với những sinh
hoạt văn hố lành mạnh đã góp phần phục hồi và phát huy bản sắc văn hoá của

dân tộc Việt Nam.
Lễ Hội Phủ Giầy
Phủ Giầy thuộc xã Kim Thái, huyện Vụ Bản, tỉnh Nam Định, cách thành phố 15
Km, là nơi thờ bà chúa Liễu Hạnh đã được dân suy tôn là Thánh Mẫu. Huyền
thoại về bà được truyền tụng từ Bắc vào Nam, từ miền xuôi lên miền núi, mà Phủ
Giầy là trung tâm là quê hương.
Hàng năm lễ hội mở từ ngày 1-10/3 âm lịch, chính hội là 3/3. Tiêu biểu nhất
trong hội Phủ Giầy là nghi lễ rước Thánh Mẫu từ phủ chính (Tiên Hương) lên
chùa Gơi vào ngày 6/3 và trò diễn kéo chữ (7/3). Đám rước Thánh Mẫu dài gần 1
km, rất trang trọng có đội ngũ nhạc, có phường bát âm. Đến ngày 7/3 diễn trò kéo
chữ. Đây là nét độc đáo nhất của lễ hội. Mỗi lần xếp chữ cần khoảng 100 phu cờ,
mặc đồng phục, chít khăn đỏ, áo vàng, thắt lưng xanh, quần trắng, xà cạp đỏ. Mỗi
người cầm cây gậy khoảng 2 mét. Người điều khiển gọi là tổng cờ. Vào cuộc chủ


lễ xin Mẫu "ra chữ" sau đó ra lệnh cho tổng cờ điều khiển phu xếp chữ và xếp chữ
gì là do những người tổ chức hội hàng năm qui định.
Trong ngày hội, cịn có nhiều trị diễn, nhiều hình thức vui chơi và các cuộc thi
đấu mang tính chất thượng võ.
Trảy hội Phủ Giày vừa là để dự ngày giỗ Mẹ, vừa là để thưởng ngoạn cảnh đẹp
của phủ điện, vừa cầu mong Mẫu ban cho điều lành và sự may mắn.



×