Tải bản đầy đủ (.doc) (15 trang)

Đối chiếu cấu trúc và phương thức biểu hiện của câu hỏi chính danh trong tiếng anh và tiếng việt (tiểu loại câu hỏi có đại từ nghi vấn)

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (167.66 KB, 15 trang )

Website: Email : Tel : 0918.775.368
Đối chiếu cấu trúc và phương thức biểu hiện của câu hỏi chính danh trong
tiếng anh và tiếng việt (tiểu loại câu hỏi có đại từ nghi vấn)
Chương I: Cơ sở lý thuyết về câu hỏi và câu hỏi chính danh
Trong học tiếng, dạy tiếng cũng như trong giao tiếp, câu hỏi là một trong
các loại câu được dùng với tần suất cao. Việc nghe, tiếp nhận câu hỏi cũng như
việc cấu tạo câu hỏi, thực hiện hành vi hỏi là những vấn đề mà người học, người
sử dụng ngoại ngữ thường gặp nhiều khó khăn. Đặc biệt phức tạp trong lĩnh vực
liên ngữ, xuyên ngữ là việc dịch thuật câu hỏi từ tiếng này ra tiếng khác và
ngược lại mà phạm vi trực tiếp ta đang nói đến ở đây là dịch Anh – Việt và Việt
Anh. Do đó việc nghiên cứu đối chiếu câu hỏi Anh – Việt là rất cần thiết hữu
ích. Trong phạm vi bài tiểu luận của mình, chúng tôi chỉ xin đối chiếu về cấu
trúc và phương tiện biểu hiện câu hỏi chính danh trong tiếng Anh và tiếng Việt,
mà cụ thể là đối chiếu cấu trúc và phương thức biểu hiện của câu hỏi có chứa đại
từ nghi vấn – một tiểu loại của câu hỏi chính danh trong tiếng Anh với tiếng
Việt.
I. Vài quan niệm về câu hỏi
Có nhiều quan niệm khác nhau về khái niệm câu hỏi, tuy nhiên trong bài
tiểu luận này, chúng tôi chỉ xin đưa ra ba quan niệm của ba nhà ngôn ngữ học
như sau:
1. Quan niệm của Cao Xuân Hạo
Ông cho rằng: “Câu hỏi trong tiếng Việt cũng như nhiều thứ tiếng khác,
ngoài các giá trị hỏi (yêu cầu thông báo) là giá trị tại lời trực tiếp của nó, còn có
thể có 1 hay nhiều giá trị tại lời phái sinh khác như phủ định, khẳng định hay
nghi ngờ. Theo ông, câu hỏi có giá trị đưa một ẩn số, một cái chưa biết trong
mệnh đề. Mỗi câu hỏi còn có giá trị tại lời phát sinh và đây lại chính là công cụ
và mục đích của người hỏi.
Những câu hỏi trong tiếng Việt ngoài đóng góp sắc thái tu từ cho câu nói
còn có rất nhiều các hình thức hỏi khác nhau. Người nghe cảm nhận đó là những

Website: Email : Tel : 0918.775.368


câu hỏi nhờ ngữ điệu câu, trọng âm vào tiêu điểm nghi vấn, các cung bậc
chuyển từ ý hỏi thuần túy qua nhiều sắc độ như gợi ý, ngờ vực, phủ định, khẳng
định với những sắc thái cảm xúc của người hỏi.
2. Quan niệm của Hoàng Trọng Phiến
Ông quan niệm rằng: “Câu hỏi là một thể câu thuộc phạm trù phân chia
câu theo thực tại hóa. Nếu câu kể thuộc phạm trù câu hiện thực thì câu hỏi thuộc
phạm trù khả năng…cho dù dưới dạng nào, trong nội dung câu hỏi đều làm cho
nổi rõ một “cái không rõ” mà câu trả lời cần hướng đến…”
Câu hỏi nhằm đạt đến sự đồng tình của người nghe là loại câu hỏi tu từ.
Câu hỏi có một quy định cho tổ chức cú pháp riêng biệt là “cái không rõ”. Mục
đích của chủ thể là mong tìm được câu trả lời về “cái không rõ” này, và người
trả lời đáp ứng bằng cách cung cấp một thành phần tương ứng. Và tiêu điểm tư
duy của cả người hỏi và người trả lời đều tập trung vào “cái không rõ” ấy.
Nội dung ngữ nghĩa của câu hỏi được tạo thành nhờ hai nhân tố là: sự có
mặt của “cái không rõ”, và nguyện vọng, ý định của người hỏi. Ở đây, người hỏi
phải tác động đến người trả lời sao cho người trả lời tập trung và ý thức được để
trả lời cho cái không rõ. Nếu biểu đạt câu hỏi bằng công thức: X + Y thì X biểu
thị “cái không rõ” và nguyện vọng, ý định của người hỏi biểu thị bằng Y. Công
thức này chỉ rõ nội dung ngữ nghĩa của câu hỏi. X làm chức năng khu biệt câu
hỏi với các thể câu khác và Y làm chức năng liên kết câu hỏi vào phạm trù ngữ
pháp.
3. Quan niệm của Simon C.Dik
Ông đề cập đến chức năng câu hỏi và các kiểu trả lời khác nhau có thể áp
dụng trả lời cho câu hỏi. Các kiểu câu hỏi có thể phân biệt theo:
a. Loại thông tin được hỏi
b. Kiểu trả lời có thể áp dụng cho câu hỏi.
Ông cho rằng “ Câu hỏi có đại từ hỏi bộc lộ những đặc tính nổi bật nhất,
cụ thể là trong mối tương quan, một mặt với động từ hạn định, còn mặt khác với
các cấu trúc khuyết, có thể tách ra được, có thể biến đổi được…”
Những câu hỏi có đại từ hỏi có mối quan hệ với các động từ hạn định theo


Website: Email : Tel : 0918.775.368
kiểu chúng có thể được hiểu theo nghĩa của một hoạt động cấu trúc của câu hỏi
này, có thể là một cấu trúc trung tâm, một cấu trúc chính, trong đó thành tố nghi
vấn trong câu hỏi có từ hỏi mang chức năng chính xét về bản chất.
Ông mô tả cấu trúc chung của câu hỏi như sau:
Int: X: Extended Predication
(Trong đó: Int: là câu hỏi; Extended Predication: vị ngữ mở rộng )
Trong đó, tác tử ( Operator - / OP / ) nghi vấn, về mặt ngữ nghĩa và ngữ
pháp có thể chuyển hóa thành câu cầu khiến, câu hỏi tu từ hay câu cảm thán…
Ông quan tâm đến khía cạnh kiểu trả lời cho câu hỏi, cần phân biệt rõ câu
trả lời và lời đáp cho mỗi câu hỏi. Ông cho rằng mọi câu hỏi đều có lời đáp là
câu trả lời.
Câu hỏi: Where’s Peter’s office?
(Văn phòng của Peter ở đâu?)
Lời đáp: I don’t know ( Tôi không biết )
I can’t tell you ( Tôi không thể nói cho anh )
That’s none of you business (Không phải việc của anh )
Trả lời: It’s on the second floor ( Trên tầng hai kia )
It’s over there ( ở đằng kia )
Tất cả những câu trả lời đều là lời đáp nhưng không phải lời đáp nào cũng
là câu trả lời.
Câu hỏi là những hành vi lời nói ban đầu điển hình. Và câu trả lời là hành
vi đáp lại cần thiết. Câu hỏi có thể tạo ra môi trường cho bước tiếp theo, và câu
trả lời là thành viên của cặp đi đôi với nhau: hỏi- trả lời.
II. Phân loại câu hỏi
1. Câu hỏi trong tiếng Anh
a) Ngữ pháp truyền thống cho rằng tiếng Anh có ba loại câu hỏi sau:
*Câu hỏi tổng quát ( câu hỏi có/không – Yes/No question ): loại câu hỏi
này đòi hỏi câu trả lời có hoặc không. Khi nói, ngữ điệu lên cao cuối câu hỏi.

Loại câu hỏi này được cấu tạo bằng cách chuyển một phần vị ngữ, như tác tử lên
trước chủ thể gây ra hành động của câu.

Website: Email : Tel : 0918.775.368
Ví dụ: Do you like art?
Can you speak English?
Câu hỏi đuôi ( Tag question ) đòi hỏi câu trả lời có hoặc không, và gồm
một vế là dạng câu phủ định, đứng sau là trợ từ dạng khẳng định, hoặc một vế
là dạng câu khẳng định, đứng sau là trợ từ phủ định, cùng các đại từ nhân xưng.
Ngữ điệu câu lên giọng ở vế trước và xuống giọng ở vế sau.
Ví dụ: You are tired, are’t you?
*Câu hỏi chứa đại từ nghi vấn – WH-question: bắt đầu bằng một từ hỏi
với ngữ điệu câu xuống giọng ở cuối câu. Trật tự từ cũng giống như câu hỏi tổng
quát, nhưng từ hỏi được đặt trước tác tử, động từ tình thái ( model verb ) hoặc
động từ BE trực tiếp làm vị ngữ.
Ví dụ: Where do you live?
When did he go there?
*Câu hỏi lựa chọn ( Alternative question ): loại câu hỏi này báo hiệu sự
lựa chọn một trong hai đối tượng trong câu hỏi và ngữ điệu câu lên giọng ở phần
đầu, xuống giọng ở phần kết thúc câu.
Ví dụ: Do you live in the town or in the country?
b)Về dụng học của câu hỏi:
-Câu hỏi có đại từ nghi vấn hỏi về một phần lời xác nhận đã được đưa ra,
có thể là hỏi trực tiếp cho thành phần vị ngữ, hoặc có thể về lĩnh vực ngữ nghĩa
như: thời gian, nơi chốn, hay cách thức…cũng như câu hỏi có/không, trợ động
từ đứng trước chủ ngữ được đưa vào sau cụm từ hỏi hoặc từ hỏi xét về ngữ
nghĩa, một câu hỏi có từ hỏi phỏng đoán sự thực của một phần lớn lời xác nhận
và tìm kiếm thông tin về cụm từ có từ hỏi wh-
-Còn các câu hỏi có/không thường cố gắng xác định sự đúng- sai của toàn
bộ lời xác nhận được đưa ra, nhưng đôi khi chỉ cần những thông tin về thời gian,

nơi chốn và về các mối quan hệ khác.
-Câu hỏi lựa chọn yêu cầu trả lời cho một trong hai thành phần được hỏi.
Câu hỏi đuôi tìm sự đồng tình của người nghe trong câu trả lời. Câu hỏi ở dạng
chuyển lời đã biến thành một thành phần phụ, vẫn bảo lưu được các ý nghĩa

Website: Email : Tel : 0918.775.368
dụng học của nó.
2. Câu hỏi trong Tiếng Việt
Hiện nay có nhiều quan điểm khác nhau về việc phân loại câu hỏi trong
Tiếng Việt. Căn cứ vào mục đích phát ngôn quan hệ với sự trả lời, chúng tôi theo
quan điểm chia câu hỏi chính danh làm hai loại chính là:
- Câu hỏi không lựa chọn
- Câu hỏi lựa chọn
a) Câu hỏi không lựa chọn: Các đại từ nghi vấn: ai, thế nào, đi đâu, bao
giờ …là những đại từ chuyên dùng cho loại câu hỏi này. Người nói xác lập nội
dung mệnh đề của câu hỏi trên cơ sở đã dự tính rằng, có một khả năng nào đó để
người nghe thiết lập được câu trả lời. Mục đích phát ngôn của câu hỏi là hướng
tới nhận câu trả lời của người đối thoại. Với những câu hỏi này, câu trả lời luôn
được chỉ ra một cách rõ ràng.
Ví dụ: Ai đang ở ngoài vườn đấy?
Cháu đây, bà ạ.
Anh đi đâu mà giờ mới về?
Anh sang nhà ông Toán.
b) Câu hỏi lựa chọn: “Là kiểu câu hỏi trong đó các khả năng lựa chọn, tức
là các điểm mốc đánh dấu phạm vi dao động bấp bênh trong nhận thức của
người nói, cũng được biểu hiện trên bề mặt câu”. Nói cụ thể hơn, câu hỏi lựa
chọn là câu hỏi mà thông tin chưa biết cần lựa chọn để xác định từ người trả lời.
Câu hỏi lựa chọn gồm có:
*Câu hỏi lựa chọn mang tính chất khẳng định hoặc phủ định: kiểu câu hỏi
này thường có hai vế, một vế khẳng định và một vế phủ định.

Ví dụ: Anh ta là người tử tế hay không phải người tử tế?
Thường vế phủ định dễ bị rút gọn lại, chỉ để từ phủ định. Ví dụ trên có thể
rút gọn lại thành:
Ví dụ: Anh ta là người tử tế hay không?
Hoặc kèm lời xác nhận có hoặc không, phải hay không phải, đúng hay
không đúng…

Website: Email : Tel : 0918.775.368
Ví dụ: Có phải anh đã đến đây hôm qua?
Vâng, đúng đấy ạ.
*Câu hỏi lựa chọn không xác định: đây là loại câu hỏi đưa ra hàng loạt
khả năng lựa chọn khác nhau. Với câu hỏi loại này, tuỳ thuộc vào khả năng mà
người đó có thể lựa chọn.
Ví dụ: Anh có đi được xe máy hay lái được ô tô không?
Các khả năng trả lời: -Anh ta chỉ đi được xe máy thôi.
-Anh ta đi được cả xe máy lẫn ô tô.
-Anh ta không đi được cả xe máy lẫn ô tô.
-Anh ta chỉ đi được ô tô thôi.
Trong tiếng Việt, ngữ điệu câu giữ vai trò quan trọng để tạo câu hỏi. Ngữ
điệu câu thường bị quy định bởi nội dung ý nghĩa và mục đích phát ngôn. Ngữ
điệu là công cụ biểu đạt tính tình thái của câu hỏi và các sắc thái biểu đạt lời nói.
Kèm theo ngữ điệu là rất nhiều tổ hợp từ trong các câu hỏi tiếng Việt biểu đạt
sắc thái hỏi.
3. Quan niệm về câu hỏi chính danh
Theo Lê Quang Thiêm, người ta phân chia câu hỏi thành hai loại lớn: câu
hỏi chính danh và câu hỏi phi chính danh. Trong đó, câu hỏi chính danh là câu
hỏi dùng đúng nghĩa, đúng mục đích câu hỏi là để tìm kiếm thông tin và cần trả
lời thông tin đó. Câu hỏi chính danh là câu hỏi cần có câu trả lời. Nói cụ thể
hơn, câu hỏi chính danh là câu hỏi có đặc điểm: người hỏi không biết câu trả lời
hoặc là người hỏi muốn biết câu trả lời và hướng tới người đối thoại để nhận

được thông tin chưa biết đó. Câu hỏi chính danh là bộ phận chính, bộ phận cốt
lõi của các loại câu hỏi trong mọi ngôn ngữ.
N.Belnap và T.Stil (1981) cho rằng: “ý nghĩa câu hỏi chính danh là cái tập
hợp gồm những câu có thể trả lời nó.”
Câu hỏi chính danh trong tiếng Anh có 3 loại:
- Câu hỏi có đại từ nghi vấn Wh-
- Câu hỏi dạng có/không
- Câu hỏi lựa chọn.

×