Tải bản đầy đủ (.pdf) (439 trang)

Tâm lý học - Tư vấn tâm lý học đường

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (1.09 MB, 439 trang )

TƯ VẤN TÂM LÝ HỌC ĐƯỜNG

TƯ VẤN TÂM LÝ HỌC ĐƯỜNG
(Tái b ản lần thứ 3)
Nguyễn Thị Oanh
LỜI NÓI ĐẦU
Phụ trách mục TƯ VẤN TÂM LÝ HỌC ĐUỜNG
trên báo Phụ Nữ TP.Hồ Chi Minh từ tháng 3-2003, cô
Nguyễn Thị Oanh – cử nhân Xã hội học, thạc sĩ Phát
triển cộng đồng đã có những trao đổi hết sức thú vị với
các bạn trẻ, và cả nột số bậc phụ huynh, về các vấn đề
mà tuổi trẻ quan tâm: những khó khăn trong đời sống
gia đình, việc học hành và định hướng nghề nghiệp,
tình u tuổi học trị, những thắc mắc lo âu về bản
thân...
Điều lý thú và hấp dẫn là, với vốn kiến thức xã
hội hết sức phong phú, với tinh thần làm việc nghiêm
túc nhưng hết sức gần gũi, thân tình, những quan
niệm phóng khống nhưng cùng rất Á đông, cô


Nguyễn Thị Oanh đã biến những lời tư vấn thành
những cuộc đối thoại cởi mở, giúp bạn đọc giải tỏa
những băn khoăn, bức xúc không phải bằng cách “lên
lớp” hay những lời khuyên chung chung.
Tuổi mới lớn đọc TƯ VẤN TÂM LÝ HỌC
ĐUỜNG để tự khám phá và làm chủ bản thân cịn các
bậc cha mẹ, thầy cơ thêm hiểu con em, và thấy tầm
quan trọng trong việc đào tạo những người chủ tương
lai của đất nước.
Báo Phụ Nữ TP. Hồ Chủ Minh và Nhà xuất


bản Trẻ xin trân trọng giới thiệu cùng bạn đọc.
Nhà Xuất Bản TRẺ

Hạnh phúc phải xây đắp trên những điều thực tế…
Hãy tin tưởng con cái
Cần giúp con tự tin hơn
Làm sao để cha mẹ có thể hiểu con cái?
Làm sao cháu… lấy chồng?
Chuyện học và chuyện u đương.
Làm sao nhận ra tình u đích thực?
Làm thế nào để người khác tơn trọng mình?
Đồn kết sẽ tạo nên sức mạnh
...
Created by AM Word CHM


Created by AM Word2CHM


Hạnh phúc phải xây đắp trên những điều
thực tế…
TƯ VẤN TÂM LÝ HỌC ĐƯỜNG

Con tôi đang yêu thầm thầy giáo dạy tốn của
nó. Cháu khơng giấu, đã tâm sự cùng tơi điều
ấy. Cháu cho b iết, thầy chưa có gia đình. Khi
vào lớp, trên b ục giảng, dường như thầy cũng
có những chú ý đặc b iệt đến cháu. Mỗi lần đi
lên, đi xuống trong lớp, đến ngay b àn cháu
ngồi thầy dừng lại lâu hơn một chút, rồi thầy

nhìn vào tập cháu, xem cháu ghi chép b ài
giảng có kịp không. Mỗi lần đọc b ài, thầy
thường chờ cháu chép xong mới đọc tiếp câu
khác. Mỗi khi giảng b ài, thầy thường hỏi
chung các b ạn: “Các em có hiểu chưa?”. Rồi
thầy lại hỏi riêng cháu cho cả lớp nghe: “Q.H.
có thắc mắc gì khơng?...” Nói chung, tồn là
những b iểu hiện mà cháu cho rằng “có tình
cảm” với cháu. Tơi đã cố gắng giải thích về
tình thầy trị, nhưng cháu vẫn cứ khẳng định
đó là một tình u. Cháu đang muốn nghe tơi
khun điều gì đó, nhưng tơi không b iết phải


nói thế nào. Thực lịng, tơi cũng khơng nghĩ
chuyện học trị u thầy, nhất là khi thầy cịn
độc than, đó là điều xấu. Cháu đang học lớp
12, cũng là học sinh giỏi của đường. Tôi chỉ
muốn cháu chú tâm vào việc học. Xin giúp tôi
một lời khuyên cho con gái.

Việc cháu tâm sự với chị là một điều rất tốt.
Những biểu hiện quan tâm của người thầy có thể có
thật, có thể là do cháu tơ hồng. Điều này khơng quan
trọng. Vấn đề là chính thái độ của chị đối với sự việc.
Chị không xem những "rạo rực" ở tuổi của cháu là bình
thường sao? Bộ chúng ta lúc nhỏ khơng có những tình
cảm tương tự sao? Điều quan trọng là chị cùng cháu
"bình thường hóa" câu chuyện. Nếu cháu là học sinh
giỏi mà sức học không sa sút từ lúc câu chuyện xảy ra,

thì khơng có gì đáng lo.
Chị có thể bình thường hóa câu chuyện bằng
cách khơng tỏ ra quá lo lắng, giúp cháu nhìn về tương
lai một cách nghiêm túc và thực tế. Đó là:
Tình u khơng phải chuyện
túp lều tranh và hai quả tim


vàng mà hạnh phúc phải
được xây đắp trên những
điều rất thực tế như nghề
nghiệp, sự trưởng thành tâm
lý, sự hiểu b iết về gia đình,
kỹ năng giáo dục con cái.
Chuyện của cháu với người thầy có thành hay
khơng khơng thành vấn đề, điều cần là cháu phải trở
thành một người lớn có trách nhiệm. Chị n tâm vì
cháu chịu tâm sự với chị và khơng nên làm cháu cụt
hứng vì thái độ quá lo âu, nghiêm khắc. Hãy tin ở cháu,
cháu sẽ khơng phụ lịng tin của chị và sẽ biết tự giữ
gìn. Chúc chị ln là người thân của con cái.

Created by AM Word2CHM


Hãy tin tưởng con cái

TƯ VẤN TÂM LÝ HỌC ĐƯỜNG

Thỉnh thoảng tơi có xem trộm nhật ký của

con. Nhờ vậy có một số việc vướng mắc mà
tơi đã cùng con giải quyết ổn thỏa. Cả hai đứa
đều không hề hay b iết chuyện mẹ xem trộm
nhật ký của mình. Tơi đã khéo léo đưa những
vướng mắc của con vào một số câu chuyện
do tôi tự "chế b iến". Nhưng tôi rất lo vì khơng
b iết đến lúc nào thì chuyện xem trộm nhật ký
sẽ ... b ại lộ. Lúc ấy con tơi sẽ nghĩ gì về tơi?
Chúng cho rằng mẹ đã xâm phạm quyền tự
do riêng tư của chúng? Chúng sẽ giấu tịt nhật
ký đi để tôi không b ao giờ tìm đọc được
nữa?... Tơi rất muốn cho con tơi hiểu rằng, khi
mẹ xem trộm nhật ký của con thì chẳng có gì
là xấu, là tội lỗi cả, mà ngược lại. Tôi rất ủng
hộ việc con cái ghi chép nhật ký, nhưng
khơng thích lắm với những gì người ta gieo
vào đầu chúng một cách thiếu căn cơ: cha mẹ
xem trộm nhật ký là có tội... với con. Tơi phải


làm sao cho đúng?

Chị nói xem lén nhật ký của con “khơng có gì
là xấu”, sao chị lại lo? Mà chị lo là phải vì chính chị đã
dùng chữ "trộm" cho hành động của mình. Mà làm
điều gì sau lưng người khác, kể cả với một em bé,
cũng không nên.
Trong khoa học về gia đình có một ngun tắc
rất hay. Đó là khái niệm "ranh giới". Một gia đình chỉ
phát triển lành mạnh khi ranh giới được giữ gìn. Đó là

ranh giới giữa gia đình và người ngồi và ranh giới
giữa các thành viên trong gia đình với nhau. Ví dụ một
người láng giềng bất cứ giờ nào cũng vào nhà chị và
có ý kiến về chuyện giáo dục con cái của chị thì chắc
chị rất bực. Mỗi cá nhân, chỉ trừ em bé chưa biết gì,
cũng cần có một ranh giới riêng. Ví dụ có những
chuyện mà chị khơng muốn cho chồng con biết. Con
cái cũng vậy, nhất là con đã lớn thì có quyền có những
"khu vực" riêng tư bất khả xâm phạm đối với cả cha
mẹ. Sự riêng tư ấy là cái cốt lõi bảo đảm cho một sự
phát triển lành mạnh của nhân cách.
Có cần phải xem lén nhật ký mới giáo dục


được con cái khơng? Chắc chắn là khơng, vì nếu chị
có thái độ đúng các cháu sẽ mở lịng mình mà tâm sự
với mẹ. Đối với bà láng giềng quá xâm lấn kia, rõ ràng
là chị muốn đóng cửa cho n. Cịn với một người bạn
khác kín đáo, tơn trọng sự riêng tư của gia đình chị, tế
nhị đủ để biết điều nên và khơng nên làm thì chắc chị
sẵn sàng mở cửa vì chị biết bà ấy chỉ xuất hiện đúng
lúc và tránh xâm phạm lãnh thổ của gia đình chị những
lúc khơng thuận lợi. Có khi chị cịn mời bà ta đến chơi
để tham khảo ý kiến.
Còn con cái, thái độ nào của người
lớn khiến các em sẵn sàng mở lịng
mình? Đó là một thái độ tơn trọng, kín
đáo, khách quan, vơ tư lắng nghe
khơng vội lên lớp la rầy kể cả quá lo
âu.

Nơi chị là một tâm trạng quá lo âu, thiếu tin
tưởng ở khả năng suy xét và tự quyết định của các
cháu. Có những lúc các cháu khơng cởi mở vì cha mẹ
q lo âu. Hãy tin tưởng con cái, chúng sẽ đáp lại
bằng sự tin tưởng và cởi mở với chị. Chị cũng nên làm
như bà láng giềng tốt, là chỉ xuất hiện đúng lúc và tôn
trọng sự riêng tư của con. Chắc chắn cháu sẽ tìm đến


chị mà tâm sự. Chi cũng khỏi "chế biến" các chuyện
"ngụ ngơn" để nói gần, nói xa. Trẻ nhạy lắm. Nếu chị
tạo được sự cởi mở thì chị chỉ cần góp ý cho những gì
cháu tâm tình với chị. Hãy xem trẻ như người lởn và
đừng sở hữu hóa chúng.
Rất khó giáo dục con cái khi chính mình vi
phạm một nguyên tắc giáo dục rất cơ bản. Chị nên tìm
cách khác để hiểu con và chấm dứt việc đọc nhật ký
của các cháu, và cuối cùng việc này sẽ không giúp gì
được. Vả lại nếu khơng may các cháu phát hiện chị đã
làm chuyện đó, thì cái mất mát của chị sẽ vơ cùng to
lớn. Đó là niềm tin và sự kính phục mà các cháu đặt
nơi chị để lớn lên thành người. Chúc chị can đảm suy
nghĩ lại.

Created by AM Word2CHM


Cần giúp con tự tin hơn

TƯ VẤN TÂM LÝ HỌC ĐƯỜNG


Cháu rất ngoan, học hành có chí cầu tiến. Thế
nhưng, dường như nó khơng mấy ưa những
b ạn học giỏi hơn mình. Mỗi lần nhắc đến b ạn
nào như vậy, tơi đều thấy cháu nói với giọng
thiếu thiện cảm, có khi mang chất thù hằn.
Cháu thường chơi với một số b ạn kém hơn và
sẵn sàng học nhóm cùng những b ạn ấy,
nhiệt tình trao đổi để b ạn có thể hiểu b ài, làm
b ài như mình... Tại sao cháu lại có b iểu hiện
trái ngược nhau như vậy? Làn thế nào để
giúp con đừng "ghét" những người học giỏi?

Con chị đang có biểu hiện của bệnh "ngơi
sao". Việc khơng ưa người học giỏi và thích chia sẻ với
người kém mình khơng trái ngược nhau, vì trong đám
bạn yếu hơn thì cháu là số một. Việc chị phát hiện và lo
lắng cho biểu hiện này là tốt, vì nếu khơng có sự sửa
đổi nào cháu sẽ phải đối đầu với những địch thủ và có


thể bị va chạm, tổn thương. Chị nên rà lại xem trong
người lớn xung quanh cháu có ai ln muốn mình là
số một, mà cháu bắt chước một cách khơng ý thức. Có
ai khích cháu phải ln là số một trong lớp khơng?
Lắm khi cha mẹ vơ tình đặt q nhiều hy vọng ở con
cái. Về mặt tình cảm có lý do nào đó khiến cháu muốn
dành hết tình thương của gia đình cho mình khơng?
Cháu có thiếu thốn gì về mặt này khơng để muốn tự
khẳng định mình một cách q đáng như vậy? Có điều

gì trong các lĩnh vực khác của cuộc sống tinh thần và
tình cảm khiến cho cháu thiếu tự tin khơng?
Có dịp, chị có thể trao đổi thẳng với cháu. Có
khi việc va chạm gây u đầu sứt trán nếu không trầm
trọng lại là một bài học kinh nghiệm tốt. Chị đừng
nóng ruột.

Created by AM Word2CHM


Làm sao để cha mẹ có thể hiểu con cái?

TƯ VẤN TÂM LÝ HỌC ĐƯỜNG

Tơi có cảm giác con cái b ây giờ sớm tách rời
cha mẹ, chuyện trao đổi tâm tình khơng hồn
tồn cởi mở, nói là nói vậy thơi chứ vẫn cịi
giấu giếm. Cha mẹ ngày trước cũng khơng
ln ln gần gũi, tận tình với con cái, nhưng
gần như ít thấy sai phạm nhiệm trọng xảy ra
từ phía con mình. Cịn b ây giờ xảy ra đủ thứ,
u sớm dẫn đến có thai phải đi "kế hoạch,
b ạn b è b ăng nhóm rủ nhau đi b ụi khi b ị cha
mẹ rầy, đâm chém nhau khi có chuyện
không vừa ý, mỗi chút là dọa tự tử… Rất
mong các chị cho b iết thêm về vấn đề tâm lý
truyền thông, cách nào để cha mẹ và con cái
gần gũi nhau hơn? Tôi đang là mẹ của hai cô
con gái đều ở tuổi mới lớn: 12 và 15. Hai cháu
rất ngoan, nhưng b ạn b è của các cháu mới là

điều làm tơi lo âu. Nói những suy nghĩ ấy với
các cháu thật không dễ.


Xin cám ơn câu hỏi rất có ý nghĩa của chị.
Như tơi đã nói lần trước, cái khoảng cách giữa các thế
hệ không chỉ là khoảng cách về tuổi tác mà là khoảng
cách văn hóa xã hội, nghĩa là khoảng cách trong cách
suy nghĩ và hành động. Trẻ ngày nay tiếp xúc với nhiều
luồng tư tưởng mà trước kia ta khơng có. Đặc điểm
của tuổi mới lớn là muốn thành người lởn, có nghĩa là
muốn một khoảng riêng bất khả xâm phạm. Điều này
tự nhiên và chính đáng. Các bậc cha mẹ am hiểu sẽ
tôn trọng cái khoảng riêng ấy. Không phải nhờ biết hết
ý nghĩ của con mà giáo dục được con. Nhưng tình
thương và tấm gương của ta mới là điều gợi hứng cho
trẻ làm tốt. Trẻ giấu giếm một phần vì sợ nói ra bị rầy,
hay thậm chí làm cho cha mẹ lo. Và đúng là ngày nay
có nhiều điều trong mơi trường xã hội của trẻ làm ta lo.
Nhưng mơi trường sống trong gia đình
hạnh phúc chính là yếu tố tạo nên sức
đề kháng cho trẻ đối với những ảnh
hưởng tiêu cực b ên ngoài.
Về truyền thơng, trước kia ta nghĩ: "Phải nói
sao cho người ta nghe", nhưng ngày nay thì khác:
"Phải nghe sao cho người ta nói". Thật vậy khi người ta
chịu nói mình mới biết họ muốn gì, nghĩ gì và từ đó


mới giúp họ được. Lắng nghe rất khó vì khơng phải

nghe bằng lỗ tai mà phải đặt mình vào vị trí của người
kia đề thực sự thấu cảm và hiểu tại sao họ suy nghĩ và
hành động như vậy. Chấp nhận và không vội đánh giá
hay cho lời khuyên. Thái độ lắng nghe tích cực của ta,
sự tơn trọng và vơ tư của ta sẽ giúp cho người kia bình
tĩnh và trở nên khách quan. Nên đặt câu hỏi gợi ý cho
người kia tự đào sâu vấn đề và tự tìm ra giải pháp.
Khơng nên áp đặt. Khơng phải ngày một ngày hai mà
vấn đề được giải quyết, cha mẹ như nhà giáo dục rất
cần sự kiên nhẫn và khoan dung.
Nếu các cháu nhà chị ngoan là điều đáng
mừng. Chị cũng đừng quá lo về bạn của cháu. Sau
này vào đời, các cháu sẽ phải tiếp xúc với mọi thành
phần tốt và xấu. Nếu cháu hạnh phúc trong gia đình và
gắn bó với cha mẹ thì cháu sẽ biết lựa chọn. Trẻ theo
bạn xấu khi cảm thấy cô đơn trong gia đình. Ví như ở
vùng sơng nước, lúc nào ta cũng giữ gìn trẻ khơng cho
xuống nước thì trẻ có thể gặp nguy hiểm khi lỡ rơi
xuống nước. Còn nếu ta cứ thả trẻ xuống nước, tập
cho trẻ bơi thì sẽ tự bảo vệ được mình. Nghĩa là gia
đình và học đường ngày nay phải dạy cho trẻ kỹ năng
sống thay vì chỉ dạy đạo đức sng.


Anh chị có chơi đùa, tham gia các trị chơi, ca
hát với các cháu không? Đây là dịp gần gũi trẻ một
cách tự nhiên, giúp trẻ thật thoải mái và cảm thấy mình
được quan tâm. Có gần gũi nhau một cách tự nhiên thì
trong các dịp nói chuyện nghiêm túc mới thấy dễ gần
gũi nhau.


Created by AM Word2CHM


Làm sao cháu… lấy chồng?

TƯ VẤN TÂM LÝ HỌC ĐƯỜNG

Có hai lý do đe cháu không mời b ạn trai về:
một là nhà cháu nghèo, sợ người ta khinh, hai
là b a cháu rất khó chịu khi có b ạn cháu thăm;
b a là cháu không đẹp! Cháu sống ở nơi xa
thành phố, khơng dễ để có b ạn. Đây là b ạn
học cùng trường, trên cháu hai lớp. Bạn ấy rất
mến cháu. Cháu cũng thế. Sau nhiều lần suy
nghĩ, cháu đồng ý để b ạn đến nhà. Nhưng, cô
b iết không, khi b ạn đến chơi, b a cứ sai cháu
đủ mọi chuyện, hết việc này đến việc khác.
Cháu chằng còn b iết tiếp chuyện b ạn vào lúc
nào. Trong khi đó, b ạn cứ ngồi im đợi cháu
làm việc nhà. Bạn có vẻ q q vì kiểu đối
xử của b a. Vài lần sau đó, b a cũng cư xử như
vậy. Cháu chẳng dám mời b ạn đến nhà nữa,
kỳ cục lắm. Hẹn nhau ngoài quán xá ngoài
đường thì cháu khơng muốn. Ba cứ đối xử
như vậy thì còn b ạn nào dám đến với cháu và
làm sao cháu có thể... lấy chồng?


Đừng quá lo về tương lai. Có thể là trong tiềm

thức, ba em sợ mất con gái nên làm như vậy. Có
khơng ít người cha vì q thương con gái mà sợ nó đi
lấy chồng. Người bạn trai của em có thể tìm cách
chinh phục ơng cụ lần lần, nói chuyện vui vẻ giúp ơng
trong cơng việc gì đó. Thỉnh thoảng rủ nhau ra qn
uống nước tuyệt đối khơng có gì xấu. Hai em cũng có
nhiều dịp trao đổi tại trường hay qua thư từ. Có lẽ mối
lo sợ khó lấy chồng của em nằm ở nguyên nhân sâu
hơn. Đó là mặc cảm nghèo và không đẹp. Trên thực tế
không ít người đẹp mà không hạnh phúc, biết bao
người không đẹp, thậm chí xấu nữa, lại rất hạnh phúc.
Mọi sự tùy ở tính tình và nhân cách từng người. Em
đừng để mặc cảm chi phối mình vì nó có thể ảnh
hưởng tới cách ứng xử của em. Hãy cứ để mình là
mình. Ai đó u em mặc dù em nghèo và không đẹp
(theo ý em thôi) mới thật sự yêu em.
Quan trọng hơn cái đẹp nhiều là cái
duyên, điều mà em có thể tự tạo ra
được.
Chúc em tự tin và lạc quan.


Created by AM Word2CHM


Chuyện học và chuyện yêu đương.

TƯ VẤN TÂM LÝ HỌC ĐƯỜNG

Trên b áo PNCN, mục từ vấn tâm lý học

đường đã nhận được khá nhiều thư hỏi về
tình yêu của các em học sinh, từ lớp 8 đến lớp
12. Một số em cịn cho b iết trong trường cũng
có thầy cô giúp tư vấn về những chuyện
“nhạy cảm” này, nhưng các em khơng dám tỏ
b ày, vì sợ thầy cơ b iết chuyện của mình sẽ có
thành kiến với mình về kết quả học tập. Hầu
hết thư của các em đều tập trung vào một số
“vấn đề”: Làm cách nào để từ chối lời tỏ tình
của b ạn trai cùng lớp mà khơng làm cho b ạn
ấy... ghét mình, thù mình? Tuổi 14-15 có...
b iết u chưa? Khi mình thấy nhớ người b ạn
đó q, và khơng muốn người b ạn ấy quen
thân với ai khác thì có phải mình đã... yêu?
Làm sao để có thể vẫn yêu b ạn mà vẫn
chuẩn b ị tốt b ài vở để thi... học kỳ 2? Em
đang là học sinh giỏi, b ạn ấy cũng vậy,
nhưng mỗi khi cùng ôn b ài, dường như em


khơng tập trung được. Em cứ hồi hộp vì ánh
mắt của b ạn cứ nhìn em... Cịn đang học phổ
thơng mà b iết yêu rồi thì... đúng hay sai? Hãy
giúp em một b iện pháp ổn định tinh thần đề
học thi, nhưng đừng b ắt em "quên tình yêu
đi"! Quả là một “chun đề” ... khó!

Tình u! Vấn đề mn thuở của nhân loại
mà khơng có nó thì nhân loại khơng tồn tại. Nhưng tình
u là gì? Thật chẳng dễ lý giải. Có tác giả nói: "u

nhau khơng chỉ là nhìn nhau mà cùng nhau nhìn về
một hướng". Có nghĩa, yêu không chỉ dành cho hai
người mà để hai người chung sức chung lịng hồn
thành một sứ mạng tốt đẹp cho xã hội. Để trả lời câu
hỏi có nhất thiết hai người nam và nữ phải kết thành
lứa đôi không, một tác giả khác cho là rất cần vì mục
đích của đời sống lứa đơi là giúp nhau tự hồn thiện.
Điều này có nghĩa u khơng chỉ là những cảm xúc
mãnh liệt, những mơ mộng lãng mạn mà còn là sự
chín chắn, tinh thần trách nhiệm, sự nghiêm túc trước
cuộc sống và sự tự hoàn thiện bản thân để cùng nhau
hồn thành một sứ mạng.
Tình u bắt đầu bằng sự thu hút giữa nam và


nữ và cảm xúc này xuất hiện rất sớm khi ta mới lớn
lên. Nó rất tự nhiên và khơng ai cấm đốn được. Có
điều nó chưa hẳn là cái tình u chân chính vừa định
nghĩa trên. Để tiến tới tình u khơng chỉ vì mình mà
cịn vì xã hội, địi hỏi những con người trưởng thành,
chín chắn mà chỉ thời gian và kinh nghiệm mới đem
lại được. Điều này có nghĩa là, ở lứa tuổi của mình,
các em chưa đủ điều kiện để hiếu hết ý nghĩa trọn vẹn
của tình u.
Vì thiếu chín chắn nên ta dễ nhầm lẫn tình yêu
với những thứ khác ví dụ như sắc đẹp, tiền tài, nhất là
tình dục. Ví dụ: một bạn trai mê cái miệng cười có
dun của bạn gái. Cịn bạn gái thì thích chiếc xe
Dream của bạn trai mà nghĩ đó là tình u.
Nói cho cùng người ta bị thu hút lẫn nhau

khơng vì giá trị chân chính của bản thân đơi bên mà vì
những cái bề ngồi. Dễ nhầm lẫn với tình yêu hơn cả
là tình dục. Nhất là bạn trai khi lớn lên thì có sự thúc
giục mãnh liệt của bản năng tình dục. Các phương
tiện truyền thơng tác động thêm và khi ta không được
giáo dục để làm chủ bản thân và tơn trọng người khác
phái thì mọi sự dễ kết thúc với quan hệ tình dục quá
sớm như thường xảy ra. Hậu quả có thể là những cuộc


hôn nhân sớm đổ vỡ, hoặc những cuộc nạo phá thai ở
tuổi quá trẻ dẫn tới những hậu quả nghiêm trọng
không chỉ về thể chất, mà cả tinh thần.
Thời xưa lễ giáo, sự hướng dẫn của cha mẹ
khiến cho bạn trẻ phải tự kiềm chế và chờ đến tuổi
trưởng thành hơn mới tính tới chuyện yêu đương một
cách nghiêm túc. Thời nay các em có nhiều tự do hơn
nhưng điều này cũng có nghĩa các em cũng phải chịu
trách nhiệm cao hơn đối với bản thân.
Tình yêu tất yếu dẫn đến hơn nhân. Để có
những cuộc hơn nhân bền vững khơng chỉ đem lại
hạnh phúc cho lứa đơi mà cịn góp phần xây dựng một
xã hội tốt đẹp, cần phải có hai con người trưởng thành,
có sự nghiệp chung một lý tưởng (để cùng nhau nhìn
về một hướng)...
Chắc các em đồng ý với những điều này trên
lý thuyết, nhưng tự hỏi làm sao để đầu óc thanh thản
mà học bài. Làm sao vẫn học hành mà không bắt các
em quên tình u đây? Cơ xin lần lượt trả lời các câu
hỏi cụ thể.

14-15 tuổi mà nghĩ đến chuyện yêu đương là
quá "già" rồi các em ơi! Các em nên đánh đũa, nhảy


múa, ca hát để trở lại lứa tuổi của mình. Học phổ
thơng biết u chưa và u có gì sai khơng? Khơng ai,
và ngay cả bản thân các em có thể cấm cản hay xua
đuổi được các cảm xúc tự nhiên đó. Có thể gọi đó là
tình u theo nghĩa trọn vẹn của nó thì chưa. Lao vào
u q sớm sợ các em chưa đủ các điều kiện cần
thiết để u thật chín chắn. Cịn những chàng trai nào
mà ghét hay thù khi bạn gái khơng đáp ứng tình cảm
của mình thì thiếu tinh thần... thể thao q!
Cuộc đời có hàng ngàn thứ để ta quan tâm và
trên cơ sở đó xây dựng một cuộc sống tinh thần thật
phong phú. Các em nên tạo cho mình những sở thích
hay đam mê trong lĩnh vực học thuật nghệ thuật, thể
thao, giải trí... để có một nhân cách thật phong phú.
Chính sự phong phú này là chất keo gắn chặt
lứa đôi. Hãy chuẩn bị một tương lai nghề nghiệp thật
vững chắc. Giữa bấy nhiêu chuyện phải làm đó, mối
bận tâm về tình u sẽ giữ một vị trí tương đối thơi, nó
sẽ khơng cịn lấn chiếm đầu óc các em một cách tuyệt
đối. Ông bà ta dặn tránh để lửa gần rơm. Giờ đây
chính các em phải tự mình tránh điều đó.
Phần đầu cơ có nhắc đến những nhầm lẫn


trong tình yêu và sự nhầm lẫn này cuối cùng đem lại
nhiều bất hạnh.

Nhiều b ạn trẻ hay hỏi làm sao để hiểu
rõ người kia để không chọn lầm. Theo
cô vấn đề không phải là b iết người kia
mà b iết chính b ản thân mình vì chính
hệ thơng giá trị của b ản thân định
hướng chúng ta.
Ta chọn anh chàng có xe Dream vì chính ta có
xu hướng thực dụng. Ta chọn cơ gái đẹp vì ta háo sắc
hơn trọng đức độ. Do đó, biết mình rồi mới hiện được
người. Trong nhóm bạn chơi hay khi gặp gỡ các nhà
tham vấn, các em nên nỗ lực tìm hiểu bản thân mình.
Chúc các em có được nhiều hoạt động sáng
tạo trẻ trung, đa dạng phù hợp với lứa tuổi và biết đặt
tình u đúng vị trí của nó trong độ tuổi mình.

Created by AM Word2CHM


×