Tải bản đầy đủ (.pdf) (328 trang)

Lịch sử Đảng Cộng sản Việt Nam tập II (1954-1975) - Báo cáo kết quả nghiên cứu, biên soạn công trình nhiệm vụ Trung ương giao: Phần 2

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (2.38 MB, 328 trang )

Chương IV
ĐẢNG LÃNH ĐẠO CHỐNG CHIẾN LƯỢC “VIỆT NAM HOÁ CHIẾN
TRANH” VÀ CHIẾN TRANH PHÁ HOẠI LẦN THỨ HAI CỦA MỸ,
KHÔI PHỤC VÀ PHÁT TRIỂN KINH TẾ Ở MIỀN BẮC (1969-1/1973)

I. TÌNH HÌNH SAU TỔNG TIẾN CƠNG VÀ NỔI DẬY TẾT MẬU THÂN
1968 VÀ CHỦ TRƯƠNG CHUYỂN HƯỚNG CHIẾN LƯỢC CỦA ĐẢNG
1. Tình hình sau Tổng tiến cơng và nổi dậy Tết Mậu Thân 1968

Cuộc Tổng tiến công và nổi dậy Tết Mậu Thân 1968 của quân và dân ta
ở miền Nam đã gây chấn động chính giới Mỹ, làm bàng hoàng cả nước Mỹ,
buộc đế quốc Mỹ phải xuống thang chiến tranh, ngừng ném bom miền Bắc,
cử đại diện đàm phán bốn bên tại Pari (Cộng hoà Pháp). Nhưng Mỹ chưa từ
bỏ ý định duy trì chủ nghĩa thực dân mới ở miền Nam. Tập đồn Níchxơn cho
rằng Mỹ chưa dùng hết sức mạnh quân sự của mình trong cuộc chiến tranh
Việt Nam, chưa thi thố hết tài năng, mánh khoé chính trị, ngoại giao để phá
hậu phương quốc tế của Việt Nam, chưa phá được Lào và Campuchia - đồng
minh và hậu phương trực tiếp của Việt Nam.
Tập đồn Níchxơn cũng đã thấy hạn chế của ta trong cuộc tổng tiến
công mà họ chưa nhận ra lúc đầu là ta chưa đủ sức giải phóng hồn tồn miền
Nam. Sau vài đợt tiến công, điều bất ngờ đối với họ khơng cịn nữa.
Sau năm 1968, nước Mỹ đứng trước cuộc khủng hoảng xã hội gay gắt.
Từ khi Mỹ đưa quân vào trực tiếp chiến đấu ở Việt Nam, việc chi tiêu tài
chính trong bốn năm (1965-1968) với bình qn mỗi năm là 30 tỷ đô la, chưa
kể tốn kém của 11 năm Mỹ thay chân Pháp áp đặt chủ nghĩa thực dân mới
xâm lược Việt Nam, đã làm cho nền kinh tế Mỹ khủng hoảng nặng nề nhất kể
từ sau Chiến tranh thế giới thứ hai. Lạm phát tăng 6,1% năm 1969. Tỷ trọng
ngoại thương giảm từ 48% xuống 10% sau 20 năm (1946-1968). Năng suất
lao động xuống thấp so với nhiều nước tư bản phát triển. Đội quân thất nghiệp
ngày càng đơng thêm. Chính quyền Giơnxơn khơng thể tập trung vào lực


424


lượng “chương trình xã hội vĩ đại”, “chống đói nghèo, ngu dốt, bệnh tật” đã
hứa với nhân dân Mỹ. Con số 100.000 binh sĩ bị thương, bị chết và bị mất tích
càng làm cho nhiều người Mỹ nhận ra rằng chiến tranh xâm lược Việt Nam là
nguồn gốc gây ra tai họa cho cuộc sống của người Mỹ. Tổng thống Giônxơn
thừa nhận: “nhân dân Mỹ và một số nhân vật trong chính quyền bắt đầu nghĩ
rằng chúng ta (Mỹ) đã thất bại”1. Làn sóng chống chiến tranh Việt Nam rộng
lớn chưa từng có của nhân dân Mỹ đã dấy lên: bãi khố ở các trường học,
biểu tình của hàng trăm nghìn, hàng triệu người chống Chính phủ, từ tầng lớp
trên đến tầng lớp dưới, từ ngành lập pháp đến ngành hành pháp, đồng loạt đưa
ra các yêu sách như: “Khi nào Mỹ rút được quân ra khỏi miền Nam Việt
Nam?”, “Phải giảm bớt con số thương vong của Mỹ”, “Phải chấm dứt hoàn
toàn việc ném bom miền Bắc Việt Nam”, “Phải giảm bớt mục tiêu của Mỹ ở
Việt Nam cho phù hợp với tiềm lực kinh tế và quân sự”.
Xu hướng phản đối chiến tranh Việt Nam của Mỹ được khơi dậy và
phát triển rộng khắp ngay cả trong các đồng minh của Mỹ.
Trước thất bại quân sự trên chiến trường, tình hình kinh tế-xã hội sa sút
và sức ép rộng lớn ngay tại nước Mỹ và của thế giới phản đối chiến tranh Việt
Nam, Tổng thống Giônxơn buộc phải thực hiện chủ trương “phi Mỹ hoá chiến
tranh”, giao trách nhiệm cho quân nguỵ, chấm dứt sự dính líu trên bộ của
quân đội Mỹ ở miền Nam Việt Nam. Thực chất chủ trương “phi Mỹ hố chiến
tranh” là trong tình thế thất bại, khó khăn, Mỹ phải rút quân ra, nhưng vẫn
ngoan cố tiếp tục chiến tranh bằng lực lượng quân nguỵ.
Thực hiện chủ trương “phi Mỹ hoá chiến tranh”, Giônxơn đã buộc phải
chấm dứt không điều kiện cuộc chiến tranh phá hoại miền Bắc, chấp nhận
đàm phán với Việt Nam dân chủ cộng hoà và Mặt trận dân tộc giải phóng
miền Nam Việt Nam-tổ chức đại diện chân chính của miền Nam Việt Nam
mà trước nay Mỹ không hề thừa nhận.

Chiến lược mới này của Mỹ là một chiến lược hồn chỉnh về qn sự,
chính trị, kinh tế, ngoại giao nhằm tiếp tục thực hiện âm mưu cơ bản của Mỹ
1

. L.Giônxơn: Hồi ký về cuộc đời làm thổng thống, Nxb Buysê Saxten, Pari, 1972, tr. 157.

425


là bám giữ miền Nam Việt Nam, giảm dần vai trò chiến đấu của quân Mỹ
nhưng phải giành thế mạnh trên chiến trường để kết thúc chiến tranh theo điều
kiện của Mỹ. Về thực chất, đây là chủ trương dùng người Việt Nam đánh
người Việt Nam với tiền bạc, vũ khí, trang bị của Mỹ và do Mỹ chỉ huy, như
Đại sứ Mỹ Bâncơ từng tuyên bố: “Để thay đổi màu da cho cái xác chết”1,
hòng làm dịu sự phản đối của nhân dân Mỹ trước tình hình thương vong của
binh lính Mỹ, xoa dịu dư luận chống chiến tranh và đòi rút hết quân Mỹ khỏi
miền Nam Việt Nam.
Khi tranh cử, R.Níchxơn tun bố “tơi có kế hoạch chấm dứt chiến
tranh”, khi nhậm chức, Níchxơn tiếp tục tuyên bố, danh dự lớn nhất của nước
Mỹ “mà lịch sử có thể ban cho là danh hiệu người đưa lại hoà bình”. Mánh
kh của Níchxơn đã đánh lừa được nhiều người Mỹ, khơng có kinh nghiệm
chính trị, tin là ơng ta có thể đem lại hồ bình.
Chính quyền Níchxơn đã vạch kế hoạch để bảo đảm vừa tránh được
đòn phản chiến của nhân dân Mỹ, vừa tiếp tục thực hiện được chủ nghĩa thực
dân mới ở miền Nam Việt Nam.
Thủ đoạn của Níchxơn được nâng lên thành “Học thuyết Níchxơn” với
ba nguyên tắc “tập thể tham gia”, “sức mạnh của Mỹ”, “sẵn sàng thương
lượng”. Ba nguyên tắc này được biến thành hành động với những mục tiêu cụ
thể.
Mục tiêu của học thuyết Níchxơn là giảm bớt các “cam kết quốc tế”

của Mỹ, đòi hỏi các đồng minh “chia sẻ trách nhiệm” với Mỹ chống lại phong
trào cách mạng thế giới, tiến hành chiến tranh xâm lược bằng máu của người
khác, ổn định tình hình nội bộ, duy trì lực lượng quốc phòng để giữ thế cân
bằng và răn đe, khai thác, lợi dụng mâu thuẫn giữa các nước xã hội chủ nghĩa,
chia rẽ, lôi kéo các nước lớn, mua chuộc, uy hiếp, đánh tỉa các nước nhỏ.
Với việc đề ra và thực hiện chiến lược “Việt Nam hóa chiến tranh”, đế
quốc Mỹ càng bộc lộ bản chất ngoan cố, xảo quyệt, không chịu chấm dứt
Thế giới ngoại giao, “Bản tin 12-1969”, Phụ lục Tài liệu tham khảo đặc biệt, Việt Nam Thông tấn
xã phát hành, ngày 30-4-1970, tr.6.
1

426


chiến tranh mà tiếp tục chiến tranh xâm lược, kéo dài chiến tranh ở miền Nam
Việt Nam với những thủ đoạn mới tàn bạo và thâm độc, dùng bạo lực với
mức độ cao nhất đối với nhân dân ta ở miền Nam Việt Nam. Âm mưu của
“Việt Nam hóa chiến tranh” gắn liền với âm mưu chống lại cuộc đấu tranh
cách mạng của các dân tộc khác trên thế giới, duy trì vai trị sen đầm quốc tế
của đế quốc Mỹ. Như R.Níchxơn từng tuyên bố đây là “một chính sách không
những sẽ giúp vào việc chấm dứt chiến tranh mà cịn là một bộ phận chủ chốt
trong chương trình của chúng ta nhằm: ngăn chặn không cho xảy ra những
Việt Nam nữa trong tương lai”1. “Nếu chúng ta bỏ cuộc ở Việt Nam thì lợi bất
cập hại; vì nó sẽ làm giảm lòng tin của các nước bạn đối với chúng ta… Các
nước khác sẽ coi khinh nguy cơ một cuộc chạm trán với Mỹ…”2.
Bộ trưởng Quốc phòng Mỹ xác nhận, mục tiêu cơ bản của Mỹ trong
việc thực hiện chiến lược “Việt Nam hoá chiến tranh” là nhằm “một thắng lợi
quân sự cho Nam Việt Nam và không loại trừ khả năng có cuộc leo thang
khác nếu chương trình Việt Nam hố và cuộc nói chuyện ở Paris bị tan vỡ”3.
Rút quân Mỹ về nước là xu thế tất yếu mà chính Níchxơn, khét tiếng

“diều hâu” trong tập đồn diều hâu ở Mỹ cũng khơng thể đảo ngược, như dư
luận Mỹ vạch rõ “để làm ra vẻ ông ta giảm chiến tranh trong khi thực sự tăng
cường chiến tranh”4. Thủ đoạn rút quân nhỏ giọt sẽ không gây ảnh hưởng đột
ngột đến tinh thần quân nguỵ, không làm giảm đột biến lực lượng so sánh trên
chiến trường, giành được thời gian cần thiết để xây dựng chính quyền, qn
đội mạnh, đồng thời có thể làm “xì hơi van” phong trào phản chiến của nhân
dân Mỹ.
Biện pháp chủ yếu có ý nghĩa quyết định thành bại của chiến lược
“Việt Nam hoá chiến tranh” là tập trung nỗ lực xây dựng quân đội Sài Gòn
thành một đội quân tay sai hiện đại, làm lực lượng chiến lược chủ yếu ở miền
1

Richard. M. Nixon, Diễn văn ngày 3-11-1969 về vấn đề Việt Nam (trích), tài liệu Viện Lịch sử
Đảng.
2
“Báo cáo của Nixon về chính sách đối ngoại của Mỹ trong những năm 1970, ngày 18-2-1970”,
Phụ lục Tài liệu tham khảo đặc biệt, Việt Nam Thông tấn xã phát hành, ngày 30-4-1970.
3
AFP, “Bản tin ngày 1-12-1969”, Phụ lục Tài liệu tham khảo đặc biệt, Việt Nam Thông tấn xã
phát hành, ngày 30-11-1970.
4
. Giôdép A.Amtơ: Sách đã dẫn.

427


Nam, là đội qn xung kích ở Đơng Dương, có thể thay thế được quân Mỹ
trong chiến đấu trên bộ.
Các loại quân địa phương (bảo an, dân vệ, cảnh sát, phòng vệ dân sự
được phát triển mạnh để đủ sức làm nhiệm vụ bình định, kìm kẹp dân và

phịng thủ vòng trong thay cho quân chủ lực rút ra làm nhiệm vụ cơ động tác
chiến. Trong gần bốn năm 1969-1972, quân chủ lực và quân địa phương từ
700.000 tăng lên 1.100.000 và lực lượng nửa vũ trang tăng từ 1.500.000 lên
2.000.000, trở thành đạo quân tay sai đông nhất trong các đạo quân tay sai của
Mỹ. Cuối năm 1972, quân đội Sài Gịn đã có 1.100 máy bay chiến đấu và gần
2.000 xe tăng, xe thiết giáp.
Song song với việc xây dựng quân đội, việc xây dựng và củng cố chính
quyền Sài Gịn được Mỹ rất coi trọng từ Trung ương đến địa phương, bộ máy
hành chính các cấp được chấn chỉnh nhằm phát huy hiệu lực kìm kẹp nhân
dân. Mỹ chủ trương tăng cường viện trợ cho chính quyền Sài Gịn để xây
dựng “nền kinh tế ổn định”, có khả năng đảm đương gánh nặng của kế hoạch
“Việt Nam hố chiến tranh”. Điều đó có nghĩa Mỹ trút gánh nặng chi phí
chiến tranh cho chính quyền Sài Gịn, thúc đẩy tăng cường bòn rút, vơ vét của
cải của nhân dân miền Nam Việt Nam, thực hiện âm mưu thâm độc “lấy chiến
tranh ni chiến tranh”. Tạp chí Quốc phịng Pháp, số tháng 5-1970 đã vạch
trần âm mưu này là tiến hành cuộc chiến tranh với “giá rẻ về cả tính mạng và
tiền của Mỹ”.
Với bộ máy bạo lực khổng lồ, Mỹ và chính quyền Sài Gịn hướng địn
chính vào việc bình định nơng thơn và kiểm sốt đại bộ phận dân chúng, bằng
mọi cách đánh bật lực lượng cách mạng ra khỏi nông thôn, vơ vét người và
của phục vụ cho cuộc “Việt Nam hoá chiến tranh” làm chỗ dựa cho thế phịng
ngự của qn đội. Bình định, hơn lúc nào hết, được coi là biện pháp then chốt
của “Việt Nam hố chiến tranh”, giải quyết sự sống cịn của bản thân chính
quyền Sài Gịn.

428


Để thực hiện bằng được mục tiêu này, Mỹ thành lập cơ quan chỉ đạo
bình định MACCORSS1 trên cơ sở hợp nhất các cơ quan chỉ đạo bình định

của Bộ tư lệnh quân sự MACV, của sứ quán và Phân cục CIA Mỹ ở Sài Gịn.
Cơ quan chỉ đạo bình định Mỹ MACCORSS là linh hồn và chỉ huy thực tế
các cơ quan bình định của nguỵ quyền từ trung ương đến tỉnh, quận do tổng
thống, thủ tướng, tỉnh trưởng, quận trưởng cầm đầu.
Sức mạnh quân sự và thủ đoạn chính trị của chính quyền Níchxơn đã
phát huy đến mức tối đa tính tàn bạo và xảo quyệt của nó trong địn bình định,
vừa giành dân, vừa triệt phá cơ sở hạ tầng của cách mạng, hòng đưa chiến
tranh đến chỗ “tàn lụi”.
Để tiêu diệt tận gốc cách mạng miền Nam, tập đồn Níchxơn cịn sử
dụng thủ đoạn chính trị, ngoại giao xảo quyệt và sức mạnh quân sự mà chưa
một tổng thống nào (trong số 5 tổng thống) sử dụng đến. Đó là thủ đoạn đánh
vào hậu phương quốc tế của Việt Nam, mở rộng chiến tranh sang Lào và
Campuchia, thủ tiêu nền độc lập, trung lập, hồ bình của Vương quốc
Campuchia, tiến cơng vào các vùng giải phóng Lào, chia rẽ Liên Xô và Trung
Quốc, hy vọng dùng Trung Quốc và Liên Xô tác động tiêu cực đến cuộc tiến
công quân sự của nhân dân ta. Tung ra những địn tiến cơng hiểm độc này,
Mỹ hy vọng cắt nguồn viện trợ của Liên Xô và Trung Quốc và các nước xã
hội chủ nghĩa khác cho Việt Nam, hy vọng bóp nghẹt cuộc kháng chiến của
nhân dân ta, làm cạn kiệt sức chiến đấu, từ đó phải đầu hàng chúng.
Chiến lược “Việt Nam hoá chiến tranh” dự định tiến hành theo ba giai
đoạn:
Giai đoạn 1: Năm 1969-tháng 6-1970, kiểm sốt được những vùng
đơng dân quan trọng nhất, qn nguỵ được tăng cường đủ sức đối phó với các
đơn vị tương đương của ta; rút được một bộ phận quân Mỹ về nước; làm suy
yếu ta thơng qua bình định nông thôn. Đây là giai đoạn mở đầu của kế hoạch,
có ý nghĩa quan trọng đối với Mỹ.

1

. Mititary Assistance Command, Civil Operation and Revolutionry Development Support.


429


Giai đoạn 2: Tháng 6-1970 đến tháng 6-1971, kiểm soát hầu hết những
vùng đông dân; quân nguỵ đảm nhiệm được đại bộ phận nhiệm vụ chiến đấu
trên bộ, rút đại bộ phận quân chiến đấu Mỹ.
Giai đoạn 3: Tháng 6-1971 đến tháng 6-1972, cơ bản hồn thành “Việt
Nam hố chiến tranh”, phục vụ cho Níchxơn thắng cử trong cuộc bầu tổng
thống Mỹ tháng 11-1972.
Chiến lược “Việt Nam hoá chiến tranh” của tập đồn Níchxơn là chính
sách tiếp tục chiến tranh ở cường độ quyết liệt, đẫm máu và tốn kém khơng
kém chiến lược chiến tranh của Tổng thống Giơnxơn. Nó chỉ khác một điểm
căn bản là làm sao tránh được càng nhiều càng tốt thương vong của lính Mỹ.
Để có đủ thời gian vực dậy quân đội Sài Gòn, Mỹ cần chuyển giao
nhiệm vụ và tiến hành rút quân Mỹ về nước theo cách từ từ, nhỏ giọt và kéo
dài. Số liệu từ “Trung tâm nghiên cứu về Đông Dương” (Mỹ) cho thấy tiến độ
rút quân Mỹ cũng như số lượng ngày càng tăng của quân đội Sài Gòn: năm
1969, số quân Mỹ lúc cao nhất là 543.000, sau đó giảm dần xuống 474.000,
335.000 (1970), 184.000 (1971); quân đồng minh từ 69.000 năm 1969 (số
lượng quân đồng minh lúc cao nhất là 72.600) giảm xuống 68.000 (1970), đến
60.000 (1971); quân đội Sài Gòn từ 998.000 (1968) lên 1.148.000 (1969),
1.200.000 (1970)1.
Nhà Trắng, Lầu Năm Góc cũng như phái “Diều hâu” đều tin tưởng
chiến lược mới của Tổng thống Níchxơn và đánh giá cao tài năng của tập
đồn Níchxơn-Kítxinhgiơ. Song họ đã không thấy được các mâu thuẫn nằm
ngay trong chiến lược này, và các mâu thuẫn đó sẽ bộc lộ nhanh chóng cùng
với năm tháng chiến tranh.
Mâu thuẫn căn bản nhất khơng thể giải quyết được là, mâu thuẫn giữa
chương trình kinh tế, xã hội và yêu cầu chiến tranh. Chính phủ Mỹ muốn đè

bẹp đối phương phải dốc lực lượng cho chiến tranh, muốn tăng cường hiện
đại hoá quân đội Sài Gịn thì phải chi phí nhiều hơn. Giai cấp thống trị Mỹ

1

Văn Tập (1973), Chiến tranh Việt Nam và kinh tế Mỹ, Nxb Khoa học xã hội, Hà Nội.

430


khơng thể thực hiện lời hứa chống đói nghèo, ngu dốt, thất nghiệp, bệnh tật.
Mâu thuẫn cơ bản này sẽ bùng nổ và kết thúc bằng thấy bại hoàn toàn của đế
quốc Mỹ ở Việt Nam.
Mâu thuẫn thứ hai là, Tổng thống Níchxơn tuyên bố rút quân, nhưng
chỉ rút nhỏ giọt, đại bộ phận quân Mỹ vẫn còn ở Việt Nam, và khi lính Mỹ
cịn chết, các gia đình họ vẫn là đội quân phản chiến. Quân Mỹ còn ở Việt
Nam thì qn đội Sài Gịn cịn ỷ lại và quân Mỹ lại phải tiếp tục chết thay.
Báo chí Mỹ đưa tin 2 tháng sau khi Níchxơn nhậm chức, 33.641 lính Mỹ đã
chết.
Mâu thuẫn thứ ba là, chiến trường Đơng Dương mở rộng do Mỹ đánh
sang Lào và Campuchia, sức mạnh của qn Mỹ và qn đội Sài Gịn vì thế
bị phân tán, căng mỏng. Đồng thời Mỹ-nguỵ lại phải đương đầu với cả một
tầng Mặt trận thống nhất đánh Mỹ của nhân dân ba nước Đông Dương ngày
càng lớn mạnh, lơi cuốn cả mặt trận thống nhất tồn thế giới chống Mỹ.
Mẫu thuẫn thứ tư là, Mỹ muốn chia rẽ ta với các nước xã hội chủ
nghĩa, nhưng các nước đó vẫn ủng hộ, giúp đỡ Việt Nam tích cực hơn.
Bốn mâu thuẫn trên là bốn chỗ yếu căn bản mà tập đồn NíchxơnKítxinhgiơ khơng thể khắc phục được và ngày càng phát triển sâu sắc khi
chiến tranh còn tiếp tục.
Nhân dân Việt Nam cùng nhân dân Lào và Campuchia kiên cường
chống Mỹ đã tìm hiểu được bước đầu chỗ yếu của chiến lược “Việt Nam hoá

chiến tranh”, song cũng phải gánh chịu nhiều tai hoạ, đau khổ, chết chóc
trong thời gian khơng ngắn. Tập đồn Níchxơn sử dụng tất cả sức mạnh và
quyền lực trong tay, lợi dụng triệt để những vấp váp, sơ hở, tổn thất và sai
lầm của ta sau tổng tiến công để thực hiện kế hoạch nham hiểm và độc ác này.
Năm 1969 và đầu năm 1970, Mỹ tiếp tục sử dụng đội quân viễn chinh
to lớn sẵn có trên chiến trường với khối lượng bom đạn nhiều hơn, thủ đoạn
đánh phá tàn bạo, xảo quyệt hơn so với những năm trước. Chúng ráo riết đẩy
mạnh kế hoạch “bình định”, được Níchxơn coi khơng chỉ là biện pháp mà còn

431


là mục đích của chiến lược “Việt Nam hố chiến tranh”, và được nguỵ quyền
coi là chìa khố quyết định thắng lợi.
Sau Tết Mậu Thân, Mỹ biết ta dồn lực lượng đánh vào thành thị bị
nhiều tổn thất, lại để nông thôn, chỗ đứng căn bản của ta, sơ hở nên đã tập
trung lực lượng đánh vào nông thôn.
Từ cuối năm 1968, sau khi tiến hành thí điểm có kết quả ở hai tỉnh
Vĩnh Long, Trà Vinh (Khu IX) và một số huyện phía Bắc tỉnh Bình Định
(Khu V), Mỹ và chính quyền Sài Gịn sử dụng cả bốn loại lực lượng (quân
chủ lực, quân địa phương, các lực lượng kìm kẹp của nguỵ và quân Mỹ yểm
trợ) mở các cuộc tiến công rộng lớn vào vùng nông thôn, đặc biệt là các vùng
trọng điểm xung quanh Sài Gòn, vùng đồng bằng sông Cửu Long và đồng
bằng Khu V, dưới hình thức các chiến dịch “bình định cấp tốc” (cuối năm
1968 đến giữa 1969), “bình định và xây dựng” (giữa năm 1969 đến năm
1970), “bình định đặc biệt” (từ hè năm 1970), kế hoạch “Phượng hoàng”.
Địch tiến hành hàng vạn cuộc hành qn càn qt, đóng hàng nghìn đồn bốt
(tăng 4.270 đồn bốt, từ 4.954 lên 9.224 trên toàn miền Nam)1.
Địch phát huy toàn bộ sức mạnh của bộ máy bình định đã được kiện
tồn và chỉ đạo thống nhất từ trung ương đến địa phương, cơ sở. Chúng phân

loại tính chất từng vùng để áp dụng các thủ đoạn bình định, tăng cường các
cuộc bình định quy mơ từ cấp tiểu đồn trở lên. Trung bình mỗi tháng địch
mở 377 cuộc hành quân ở miền Đông Nam Bộ, 427 cuộc hành quân ở đồng
bằng sông Cửu Long, tập trung đánh phá lần lượt trên từng khu vực, chà xát
dai dẳng rồi dồn dân về các khu tập trung hoặc đưa các đội “bình định” đến
các ấp xã để kìm kẹp dân tại chỗ. Chúng chú trọng phát triển hệ thống đồn bốt
ở ấp, xã, phối hợp với mạng lưới mật vụ, tình báo, “phượng hồng” để kiểm
sốt dân, tìm diệt lực lượng cơ sở của ta. Địch chiếm lại hầu hết vùng nông
thôn ta đã mở ra trong Tết Mậu Thân, kìm kẹp thêm nhiều dân, kiểm sốt
thêm nhiều vùng. Ở Khu VIII, địch líp lại 119 xã và 680 ấp, chỉ cịn 4 xã và
312 ấp giải phóng. Thương vong của riêng Nam Bộ trong 2 năm 1968-1969
1

. Ban Chỉ đạo tổng kết chiến tranh trực thuộc Bộ Chính trị: Tổng kết cuộc kháng chiến chống Mỹ,
cứu nước thắng lợi và bài học, Nxb Chính trị quốc gia, H. 1995, tr. 314.

432


lớn gấp 2 lần 7 năm trước đó (từ 1961 đến 1967), bằng 1/3 tổng quân số chiến
trường miền Nam hồi đó. Địch chiến thêm gần 3.000 ấp, kiểm sốt thêm gần
3 triệu dân1. Đến cuối năm 1969, địch đã giết hại hàng chục vạn người, triệt
phá hầu hết cơ sở cách mạng của ta. Riêng ở Tây Nam Bộ, số cán bộ, chiến sĩ
hy sinh trong 2 năm 1968-1969 lên tới hơn 30.000 người; 10.000 người khác
bị bắt, 12.000 người bỏ ngũ, trong đó có một số ít làm tay sai cho địch. Lực
lượng vũ trang bị tổn thất lớn, du kích giảm từ 45.000 người xuống cịn 6.200
người2
Đây là một trong hai thời kỳ khó khăn nhất, tổn thất lớn nhất của cách
mạng miền Nam, với hơn 10 vạn cán bộ, chiến sĩ, cơ sở bị thương vong (từ
giữa 1968 đến đầu 1970).

Ở các vùng giải phóng và vùng tranh chấp, địch tăng cường bom đạn và
hoá chất độc huỷ diệt mơi trường sống hịng buộc dân phải chạy vào các khu
tập trung. Ở những vùng ven các căn cứ qn sự quan trọng mà địch khơng
kiểm sốt được, chúng gom dân vào các khu tập trung, dùng xe cơ giới cày ủi
san bằng nhà cửa của dân trên từng vùng rộng hàng chục kilômét vuông, làm
cho lực lượng vũ trang của ta khơng cịn điều kiện bám trụ như ở các vùng
Bắc Sài Gòn, Nam Đà Nẵng… Tại tỉnh Quảng Đà, nơi bị địch tặng tàn phá
nặng nhất, trong tổng số 441 thôn, chúng đã san phẳng 351 thơn. Hịng uy
hiếp tinh thần đấu tranh của nhân dân, chúng khủng bố đẫm máu, tàn sát 1500
người ở Ba Làng An (Quảng Ngãi), 347 người ở xã Bình Dương (Quảng
Nam). Tại tỉnh Bến Tre, trong những tháng đầu năm 1969 đã có 1.285 người
chết, hàng ngàn người bị đánh đập, bắt bớ3.
Tại các vùng căn cứ của ta, địch tăng cường hành quân càn quét, dùng
máy bay và pháo binh bắn phá, tung biệt kích lùng sục, bắn phá kho tàng, làm
cho căn cứ mất ổn định, sinh hoạt vật chất khó khăn.

1

. Ban chỉ đạo tổng kết chiến tranh trực thuộc Bộ Chính trị: Tổng kết cuộc kháng chiến chống Mỹ,
cứu nước: Thắng lợi và bài học, Nxb CTQG, HN, 1995, tr. 315.
2
Ban chỉ đạo và Ban Biên tập truyền thống Tây Nam Bộ: Tây Nam Bộ 30 năm kháng chiến (19451975), 12-2000, tr.610.
3
. Khu VIII-Tây Nam Bộ kháng chiến chống Mỹ, cứu nước, tr. 502.

433


Địch phong toả các cửa khẩu thu mua, tiếp tế lương thực của ta, kiểm
soát chặt các cửa ra vào các ấp chiến lược, các “khu dồn” hịng “khơng để lọt

một hạt muối, một hạt gạo rơi vào tay Việt Cộng”. Trên tuyến đường vận
chuyển chiến lược Trường Sơn, địch tăng cường đánh phá bằng không quân,
năm 1969 tăng gấp 4 lần chiếc B.52, gấp 2,5 lần chiếc máy bay cường kích và
3 lần số bom đạn (so với 1968) hòng “thiêu cháy” dãy Trường Sơn, chặn
đứng sự tăng viện của miền Bắc vào miền Nam.
Đi đôi với các hoạt động càn quét, đánh giá triệt hạ kinh tế, hậu cần của
ta, địch đẩy mạnh chiến tranh tâm lý, chiêu hồi nhằm gây hoang mang trong
dân và lực lượng vũ trang của ta. Chúng dùng cả thủ đoạn kinh tế, mua chuộc,
lừa mị nông dân như thực hiện các chương trình cung cấp phân bón, thuốc trừ
sâu, các giống lúa mới năng suất cao, các máy móc nơng nghiệp nhỏ…
Song song với việc thực hiện ráo riết chương trình “bình định”, chính
quyền Níchxơn ra sức tăng cường củng cố quân đội Sài Gòn.
Đầu năm 1969, Bộ trưởng Quốc phòng Mỹ Leđơ yêu cầu Quốc hội Mỹ
bổ sung 450 triệu đôla vào số 1.100 triệu đôla viện trợ đã được thông qua để
“hiện đại hoá” nhanh quân đội Nam Việt Nam. Chúng ra sức tăng quân, bắt
tất cả nam thanh niên (kể cả thiếu niên 13, 14 tuổi) vào tổ chức “phịng vệ dân
sự”, thực hiện “đơn qn” theo thứ tự từ phòng vệ dân sự lên dân vệ, từ dân
vệ lên bảo an, từ bảo an lên chủ lực.
Đến năm 1970, quân đội Sài Gòn phát triển thêm 36 tiểu đoàn pháo
binh và xe tăng, xe thiết giáp, 4 phi đoàn máy bay gồm 150 máy bay các loại
(cuối 1971 tăng 784 chiếc), 308 tàu tuyền hải quân làm nhiệm vụ cơ động ở
ven biển, trên sơng. Hàng nghìn sĩ quan chỉ huy, sĩ quan kỹ thuật được đi đào
tạo, bổ túc ở nước ngoài. Một hệ thống gồm 20 trung tâm huấn luyện binh
lính và 25 trường đào tạo sĩ quan các binh chủng được xây dựng hoàn chỉnh.
Mỹ tập dượt cho quân đội Sài Gòn từng bước đảm đương nhiệm vụ
chiến đấu trên từng địa bàn ở một số khu vực đường số 9, Tây Ninh, miền
Đông Nam Bộ, đồng bằng sơng Cửu Long để Mỹ có điều kiện rút quân chiến
đấu về nước.
434



Đế quốc Mỹ ra sức củng cố chính quyền Sài Gịn làm cơng cụ cho
chính sách xâm lược thực dân mới. Chúng tiếp tục duy trì chính quyền ThiệuKỳ mà nịng cốt là qn nhân, điều hồ mâu thuẫn nội bộ, cố giữ vỏ “hợp
hiến”, “hợp pháp” của bọn tay sai để làm chỗ dựa chính trị cho “Việt Nam
hố chiến tranh”. Chúng tích cực tập hợp lực lượng phản động, thành lập
“Mặt trận quốc gia xã hội” để mở rộng cơ sở chính trị cho chính quyền Sài
Gịn, tổ chức bầu cử hội đồng thành phố, tỉnh và một số ấp, xã để tạo bộ mặt
dân chủ giả hiệu.
Chính quyền Níchxơn tích cực xúc tiến hoạt động ngoại giao xảo
quyệt. Tại cuộc đàm phái với phái đoàn ta ở Pari, chúng nêu ra những điều
kiện không thể chấp nhận được để cố tình phá hoại, trì hỗn giải pháp cho vấn
đề hồ bình ở Việt Nam. Trước sau chúng vẫn muốn giành thế mạnh trên
chiến trường, ép ta nhận một giải pháp có lợi cho chúng.
Ngày 14-5-1969, chính quyền Níchxơn đưa ra đề nghị 8 điểm, địi miền
Bắc cũng như Mỹ và đồng minh cùng rút quân khỏi miền Nam Việt Nam,
ngoan cố duy trì chính quyền Thiệu-Kỳ-Hương, chống việc thành lập chính
phủ liên hiệp của nhân dân miền Nam. Trong cuộc gặp riêng trưởng đồn ta
(tháng 8-1969), Kítxinhgiơ (cố vấn Tổng thống Mỹ) hăm doạ: “Nếu đến ngày
1-11-1969 mà khơng đạt được tiến bộ nào thì Mỹ sẽ tính đến thực hiện những
biện pháp có hậu quả nghiêm trọng”.
Trước tình hình đế quốc Mỹ triển khai chiến lược chiến tranh mới tàn
bạo và thâm độc, toàn Đảng, toàn quân, toàn dân ta bước vào một giai đoạn
chiến đấu đầy thử thách gay go và phức tạp.
Do ta không kịp thời chuyển hướng tiến công sau Tết Mậu Thân, bỏ
lỏng vùng nông thôn nên địch đã tập trung lực lượng phản kích quyết liệt,
chiếm lại phần lớn địa bàn đã mất, vơ vét thêm nhân lực, vật lực, củng cố
chính quyền, qn đội... Vùng giải phóng bị đánh phá rất quyết liệt. Cơ sở
cách mạng bị tổn thất. Ta bị mất dân ở nhiều vùng nông thôn đồng bằng.
Phong trào chiến tranh nhân dân địa phương sa sút, gặp vơ vàn khó khăn.


435


Căn cứ của các tỉnh không ổn định do địch càn quét, bom pháo liên tục.
Việc chỉ đạo sản xuất trong năm 1968 không được coi trọng đúng mức, sản
lượng lương thực trong các vùng căn cứ vì thế giảm sút. Thêm vào đó, địch ra
sức bao vây và phá hoại kinh tế nên nguồn gạo lấy từ vùng địch không bảo
đảm. Bộ đội, cơ quan và dân các vùng căn cứ đều thiếu ăn. Một số đơn vị và
địa phương thiếu đói nghiêm trọng.
Mặc dù các chiến trường và các địa phương rất cố gắng nhưng đến cuối
năm 1969, ta bị mất nhiều vùng nông thôn rộng lớn, bộ đội chủ lực mất nhiều
căn cứ đứng chân. Bộ đội địa phương chiến đấu liên tục, thiếu quân số bổ
sung; du kích, tự vệ giảm. Bộ đội chủ lực Miền, quân khu bị đẩy lùi dần về
rừng núi, một số đơn vị phải tạm đứng chân bên phía biên giới Campuchia.
Tình hình thiếu đói diễn ra nghiêm trọng, bệnh tật phát triển. Số đào ngũ, lánh
ngũ bị địch chiêu hồi ngày càng tăng.
Địch ráo riết đẩy mạnh chiến tranh tâm lý, chiêu hồi, chiêu hàng, cài
cắm gián điệp bằng nhiều thủ đoạn tinh vi, xảo quyệt. Thâm độc hơn, chúng
dùng thủ đoạn bôi đen quần chúng, gây hoang mang, nghi ngờ trong nhân
dân.
Tình hình các lực lượng kháng chiến gặp rất nhiều khó khăn về lương
thực, bổ sung lực lượng, vũ khí trang bị, địa bàn đứng chân khơng ổn định.
Về tư tưởng, một số cán bộ, kể cả cán bộ lãnh đạo khu, tỉnh chủ quan
cho rằng quân Mỹ đã rút, quân ngụy không thể đương đầu nổi với ta, dẫn đến
coi thường các biện pháp và thủ đoạn đánh phá của địch.
Sau các đợt tiến công và nổi dậy của quân và dân ta trong năm 1968,
Mỹ-nguỵ điên cuồng phản kích gây cho ta một số khó khăn: cơ sở nông thôn
bị tổn thất, phong trào quần chúng sa sút, nhiều nơi mất đất, mất dân, bộ đội
ta tiêu hao chưa được bổ sung phải rút lên các vùng giáp ranh, các căn cứ
miền núi. Một số cán bộ cho rằng quân Mỹ đã thua phải rút quân thì qn

nguỵ khơng thể đương đầu với ta, dẫn đến coi thường các biện pháp và thủ
đoạn đánh phá của địch…

436


2. Chủ trương chuyển hướng chiến lược của Đảng
Tháng 11-1968, trong chỉ thị gửi Đảng bộ miền Nam, Bộ Chính trị
Trung ương Đảng vạch rõ khuyết điểm của ta là chưa đánh giá hết âm mưu
thâm độc và hành động phản kích điên cuồng của địch vào vùng nơng thơn.
Vì vậy ta đã không kịp thời chuyển hướng chiến lược khi tình hình đã thay
đổi. Bộ Chính trị vạch phương hướng cho năm 1969 là phải chuẩn bị đợt
“cơng kích và khởi nghĩa” mùa xn, đợt “cơng kích và khởi nghĩa” mùa hè
và những đợt tiếp theo nhằm xoay chuyển cục diện chiến trường có lợi cho ta.
Ngày 1-1-1969, nhân dịp năm mới, Chủ tịch Hồ Chí Minh gửi thư chúc
đồng bào và chiến sĩ “năm mới đoàn kết, chiến đấu, thắng lợi”, đánh cho
quân Mỹ phải rút về nước, đánh cho nguỵ quân, nguỵ quyền phải sụp đổ hoàn
toàn. Người khẳng định:
“Chắc chắn giặc Mỹ sẽ hoàn toàn thất bại. Quân và dân ta trong cả
nước, thừa thắng xông lên, nhất định sẽ thắng lợi hoàn toàn”1.
Người kêu gọi nhân dân cả nước ra sức chiến đấu nhằm đạt mục tiêu
chiến lược cao cả:
“Vì độc lập, vì tự do
Đánh cho Mỹ cút, đánh cho nguỵ nhào
Tiến lên! Chiến sĩ đồng bào
Bắc-Nam sum họp, Xuân nào vui hơn”2
Ngày 10-5-1969, Bộ Chính trị Trung ương Đảng ra Nghị quyết “Về
tình hình và nhiệm vụ” của toàn Đảng, toàn quân, toàn dân ta. Bộ Chính trị
khẳng định những thắng lợi của quân và dân ta từ cuộc Tổng tiến công và nổi
dậy đồng loạt Tết Mậu Thân (1968) là hết sức to lớn và có ý nghĩa chiến lược.

Trên chiến trường miền Nam, “Ta đã làm đảo lộn căn bản thế chiến lược của
địch, buộc địch phải đột ngột huỷ bỏ kế hoạch “tìm diệt và bình định” đi vào
thực hiện chiến lược “quét và giữ”. Ở miền Bắc “ta đánh bại cuộc chiến tranh
1
2

. Hồ Chí Minh Tồn tập, Tập.12, 1966-1969, Nxb CTQG, HN, 2000, tr.425.
. Hồ Chí Minh Tồn tập, Tập.12, 1966-1969, Nxb CTQG, HN, 2000, tr.426.

437


phá hoại của Mỹ, (…), Mỹ đã buộc phải chấm dứt không điều kiện việc đánh
phá miền Bắc và bị thất bại hoàn toàn trong cuộc chiến tranh phá hoại…”1.
Trên thế mạnh về quân sự, chính trị “ta đã chủ động tiến công địch trên mặt
trận ngoại giao, buộc địch phải chịu vừa đánh vừa đàm một cách bị
động…”2.
Bộ Chính trị phân tích những mâu thuẫn trong nội bộ chính quyền,
chính sách của Mỹ, đồng thời khẳng định thất bại của Mỹ ở Việt Nam đang
tác động nghiêm trọng đến chiến lược tồn cầu của Mỹ, Mỹ càng bị cơ lập vì
mất uy tín hơn bao giờ hết trên thế giới.
Bộ Chính trị phân tích mâu thuẫn cơ bản của Mỹ là phải xuống thang
chiến tranh nhưng lại muốn xuống thang thế mạnh, phải rút quân Mỹ ra mà lại
muốn cho quân nguỵ mạnh lên, muốn giảm thương vong chiến tranh và chi
phí cho quân Mỹ nhưng lại buộc phải rút nhỏ giọt. Đây chính là những chỗ
yếu cơ bản của chiến lược “Việt Nam hố chiến tranh”.
Bộ Chính trị cũng chỉ rõ những chỗ mạnh của đế quốc Mỹ trên chiến
trường là, qn số cịn đơng, hoả lực và khả năng cơ động còn mạnh, chúng
còn giữ được những địa bàn chiến lược quan trọng, tiềm lực kinh tế và quân
sự còn rất lớn. Đế quốc Mỹ đã bị những thất bại rất nặng nề về mọi mặt,

chúng đã “buộc phải xuống thang chiến tranh từng bước, khó lịng duy trì
cuộc chiến tranh xâm lược với quy mơ hiện nay trong một thời gian dài và
nhất định sẽ thất bại”3. Bộ Chính trị nhấn mạnh: nếu ta tiếp tục tạo được sức
mạnh tổng hợp, khoét sâu thêm những mâu thuẫn và chỗ yếu cơ bản, hạn chế
những chỗ mạnh tạm thời của địch thì ta nhất định đánh bại được chiến lược
mới của chúng.
Bộ Chính trị đề ra nhiệm vụ trước mắt là: “động viên sự nỗ lực cao
nhất của toàn Đảng, toàn quân, toàn dân trên cả hai miền, phát huy thắng lợi
đã đạt được, tiếp tục đẩy mạnh tổng cơng kích, tổng khởi nghĩa, (…), phát
triển chiến lược tiến cơng một cách tồn diện, liên tục và mạnh mẽ, (…), đánh
1

. Đảng cộng sản Việt Nam: Văn kiện Đảng Toàn tập, Tập.30, 1969, Nxb CTQG, HN, tr. 117.
. Đảng cộng sản Việt Nam: Văn kiện Đảng Toàn tập, Tập.30, 1969, Nxb CTQG, HN, tr. 117
3
. Đảng cộng sản Việt Nam: Văn kiện Đảng Toàn tập, Tập.30, 1969 Nxb CTQG, HN, tr. 123.
2

438


bại âm mưu kết thúc chiến tranh trên thế mạnh và chủ trương “phi Mỹ hoá”
của chúng, đánh cho Mỹ phải rút quân, đánh cho nguỵ phải suy sụp và ta
giành được thắng lợi quyết định, (…), tiến tới thống nhất nước nhà”1.
Các Nghị quyết Hội nghị Trung ương lần thứ 18 và 21 khoá III sau này
vạch rõ, sự chỉ đạo của ta lúc này “chưa đánh giá thật đầy đủ” ý đồ nham
hiểm và khả năng mới của địch cũng như tình hình khó khăn của ta trên chiến
trường, nên vẫn đề ra phương hướng “tổng cơng kích, tổng khởi nghĩa”, tập
trung nỗ lực giành thắng lợi quyết định trong thời gian tương đối ngắn trong
điều kiện thế và lực ta giảm sút, thời cơ chiến lược không còn. Do ta chậm đề

ra chủ trương chuyển hướng tiến công chủ yếu về nông thôn để đập tan một
cách có hiệu quả ý đồ của địch, nên “đã chậm trễ và sơ hở đưa đến nhiều khó
khăn trên chiến trường”. Các đồng chí lãnh đạo chủ chốt Trung ương Cục
miền Nam cũng nhận phần trách nhiệm của mình là “nghe báo cáo của dưới
không hết, báo cáo lên trên khơng đầy đủ cũng góp phần làm cho trên khơng
đủ cơ sở đánh giá lại tình hình cho thật khách quan đúng như nó có dể đề ta
chủ trương đúng đắn kịp thời”2.
Thực hiện quyết tâm chiến lược của Trung ương Đảng, miền Bắc nỗ
lực vượt bậc khắc phục hậu quả chiến tranh phá hoại của đế quốc Mỹ, đồng
thời tăng cường lực lượng mọi mặt cho chiến trường miền Nam. Trong năm
1969, miền Bắc bổ sung vào chiến trường 17 vạn tấn vũ khí và vận dụng, tăng
28% so với năm 1968 và 8 vạn chiến sĩ cho các mặt trận. Bộ Quốc phịng cịn
điều động 6 trung đồn bộ binh ở miền Bắc với đầy đủ quân số và trang bị
cho các chiến trường Khu V, Tây Nguyên và Trị-Thiên, đồng thời chuyển 7
trung đoàn tại những nơi này vào tăng cường cho chiến trường Nam Bộ. Lực
lượng đặc công được chú trọng phát triển nhằm phát huy cách đánh lợi hại
vào các mục tiêu nằm sâu trong các khu vực phòng thủ của địch. Cùng với lực
lượng lớn bổ sung từ miền Bắc gồm 10 tiểu đoàn và 100 đại đội, trung đội đặc

1

. Đảng cộng sản Việt Nam: Văn kiện Đảng Toàn tập, Tập.30, 1969 Nxb CTQG, HN, tr. 132.
. Đại tướng Hoàng Văn Thái: Mấy vấn đề tổng kết chiến tranh và viết lịch sử quân sự. Viện lịch
sử quân sự Việt Nam xuất bản, Hà Nội, 1987, tr.276.
2

439


cơng, các mặt trận cịn xây dựng thêm một số đơn vị đặc công từ các đơn vị

bộ binh chuyển sang.
Đêm 22 rạng ngày 23-2-1969, quân và dân ta đồng loạt mở đợt tiến
cơng mùa Xn trên tồn miền Nam. Miền Đơng Nam Bộ có một số trận đánh
tiêu diệt các cụm tiểu đoàn hoặc nhiều đại đội địch ở Bến Tranh, Trà Cao,
Lộc Ninh, Dầu Tiếng… Đặc biệt các lực lượng đặc công ba thứ quân đánh
gần 300 trận, trong đó có 90 trận đánh vào sở chỉ huy, sân bay, kho tàng của
địch, tiêu diệt và làm bị thương 2 vạn tên, có nhiều sĩ quan và nhân viên kỹ
thuật Mỹ, phá huỷ 250 máy bay, 150 khẩu pháo lớn và hàng trăm triệu lít
xăng dầu. Trong 30 ngày đêm chiến đấu kiên cường, ta đã diệt hàng vạn tên
Mỹ, đồng minh và quân đội Sài Gòn, phá huỷ hàng nghìn máy bay, xe tăng và
pháo lớn, thiêu cháy hàng chục kho bom đạn, xăng dầu. Lối đánh sáng tạo,
bất ngờ của lực lượng tinh nhuệ ta vào những mục tiêu hiểm yếu của địch
ngay khi chúng đã co về phịng ngự, khơng những đã gây cho địch những
thiệt hại về sinh lực và phương tiện chiến tranh mà cịn góp phần duy trì thế
tiến cơng của ta trên các chiến trường.
Tiếp theo đợt tiến công mùa Xuân, từ ngày 11-5-1969, quân và dân
miền Nam tiếp tục tiến công địch trong đợt mùa Hè, đánh vào 800 mục tiêu,
trong đó có gần 100 căn cứ, sở chỉ huy, sân bay quân sự, tiêu diệt và đánh
thiệt hại hơn 20 tiểu đoàn và cụm địch tương đương. Ở miền Đơng Nam Bộ ta
mở chiến dịch Tây Ninh, Bình Long-Long Khánh đánh mạnh vào tuyến
phịng thủ vịng ngồi của địch. Tại Tây Trị-Thiên, ta đánh bại cuộc càn lớn
của quân Mỹ vào vùng Abia, A Lưới, loại khỏi vòng chiến đấu 1.500 tên Mỹ.
Ở Tây Nguyên, ta mở chiến dịch tiến cơng Đắc Tơ, tiêu diệt 4 tiểu đồn qn
Sài Gịn đánh địn phủ đầu kế hoạch thí điểm “Việt Nam hoá chiến tranh” của
đế quốc Mỹ đưa quân cơ động Sài Gịn thay qn Mỹ ra đối phó với chủ lực
của ta.
Phối hợp với địn tiến cơng qn sự, đồng bào ta ở nhiều nơi nổi dậy
diệt ác, phá kìm kẹp của địch, giành quyền làm chủ. Chỉ trong một tháng đầu
đợt tiến công mùa Xuân, đồng bào ở miền Trung Trung Bộ đã phá 150 ấp
chiến lược, 90 khu tập trung dân, diệt 13.000 tên thuộc lực lượng kìm kẹp của

440


địch, 20 vạn dân giành quyền làm chủ. Ở các tỉnh Cần Thơ, Vĩnh Long, Bạc
Liêu, Sóc Trăng, Cà Mau (Nam Bộ) ta phá hơn 100 ấp chiến lược, giải phóng
trên 2 vạn dân. Hàng trăm đồn bốt địch bị nhân dân và du kích bao vây, bắn
tỉa. Hàng nghìn cuộc đấu tranh của quần chúng chống địch cào nhà, cày ủi
ruộng vườn, gom dân, bắt lính, nổ ra quyết liệt. Ở Ba Làng An (Quảng Ngãi)
6.000 đồng bào bị địch xúc vào khu tập trung đã bền bỉ đấu tranh buộc chúng
phải trả về làng cũ.
Phong trào đấu tranh của nhân dân thành thị đòi dân sinh, dân chủ diễn
ra sơi nổi gây thêm khó khăn cho nguỵ quyền. Mở đầu là cuộc bãi công của
400 nhân viên bệnh viện Đồn Đất (Sài Gòn) với sự ủng hộ của 200 nghiệp
đồn đã giành thắng lợi (tháng 1-1969). Tiếp đó là cuộc đấu tranh rộng lớn
của 30 vạn công nhân vận tải toàn miền Nam gây cho địch nhiều thiệt hại.
Nổi bật là cuộc bãi công của 5.000 công nhân các nghiệp đồn thương cảng
Sài Gịn (tháng 4-1969), được sự hưởng ứng rộng rãi của 3.000 công nhân
hãng bia, nước ngọt, và hơn 3.000 công nhân xe lửa tuyến Sài Gịn-Huế làm
đình trệ tồn bộ việc vận chuyển, bốc dỡ hàng quân sự của bọn xâm lược Mỹ,
buộc chúng phải huỷ bỏ lệnh sa thải 105 công nhân.
Trước những yêu cầu cấp thiết của giai đoạn mới, ngày 6 tháng 6 năm
1969, thực hiện chủ trương của Đảng, Đại hội đại biểu quốc dân miền Nam
họp, bầu Chính phủ Cách mạng lâm thời Cộng hoà miền Nam Việt Nam. Đây
là một sự kiện quan trọng có ý nghĩa to lớn của nhân dân miền Nam. Chính
phủ là đại diện chân chính cho cách mạng miền Nam trong mọi hoạt động.
Việc thành lập Chính phủ là một cuộc vận động trung lập, mở rộng hàng ngũ
của mặt trận cách mạng. Tính chất của Chính phủ cách mạng lâm thời là
Chính phủ liên hiệp rộng rãi, tập hợp các lực lượng tán thành hồ bình, trung
lập, độc lập, dân chủ dưới sự lãnh đạo của Đảng. Đây là một thắng lợi trong
quá trình hồn chỉnh hệ thống chính quyền cách mạng miền Nam, đáp ứng

yêu cầu cấp thiết về đấu tranh ngoại giao với địch và tiến tới thực hiện các
quyền dân sinh dân chủ cho nhân dân miền Nam. Sự kiện quan trọng này đã
được sự đồng tình ủng hộ rộng rãi của các nước anh em và bè bạn. Ngay

441


trong tháng 6-1969, 23 nước đã cơng nhận Chính phủ Cách mạng lâm thời
Cộng hoà miền Nam Việt Nam.
Đấu tranh ngoại giao, đàm phán và vận động quốc tế của Chính phủ
Cách mạng lâm thời và Mặt trận Dân tộc giải phóng có thêm thuận lợi mới,
tiếp thêm sức mạnh cho cuộc đấu tranh trên mặt trận ngoại giao của cả nước.
Bên cạnh ngoại giao Nhà nước ngoại giao nhân dân hai miền đã phát huy
được sức mạnh như bộ phận hợp thành của nền ngoại giao Việt Nam.
Sau các đợt hoạt động Đông-Xuân và Hè năm 1969, lực lượng ta bị hao
mòn chưa được củng cố, sự chỉ đạo trên các chiến trường vẫn chưa thấy hết
âm mưu và khả năng mới của địch, chưa có sự chuyển hướng nhiệm vụ đánh
phá bình định. Lợi dùng mùa mưa, tiếp tế của ta khó khăn, địch dồn tồn bộ
lực lượng phản kích quyết liệt trên các vùng nơng thơn đồng bằng, các khu
vực giáp ranh, đẩy đại bộ phận chủ lực của ta bật lên vùng rừng núi. Sau đó
chúng mở các cuộc hành quân đánh sâu vào các căn cứ của ta, phá huỷ kho
hàng, cắt đứt hành lang tiếp tế.
Đến cuối năm 1969, địch lấn chiếm gần hết vùng đồng bằng Nam Bộ.
Ta chỉ còn giữ được các căn cứ U Minh, Đồng Tháp Mười, một số lõm giải
phóng phía bắc đường số 4 (Mỹ Tho) và huyện Cao Lãnh, nhưng 50% số dân
đã phải bỏ vào vùng tạm chiếm. Ở Khu V, vùng giải phóng bị thu hẹp, địch
kiểm sốt thêm 46 vạn dân.
Trên tồn miền Nam trong năm 1969, địch đã kiểm soát thêm 2.622 ấp
với 2.932.700 dân. Riêng ở miền Trung Nam Bộ (Khu VIII) trong năm 1968, ta
có 123 xã và 1.000 ấp giải phóng, đến cuối năm 1969 ta chỉ cịn 4 xã, 312 ấp.

Do bị mất nhiều dân, nên số quân bổ sung tại chỗ của ta tuyển được rất
ít. Cả Nam Bộ chỉ tuyển được 100 chiến sĩ mới (năm 1968 tuyển được
16.000), Khu V bổ sung được 1.500 thanh niên (năm 1968 được 8.000). Thiếu
quân, các quân khu phải giảm số đầu đơn vị. Ở khu VIII, 2 trung đoàn dồn lại
1 trung đồn; Khu IX có 3 trung đồn nhưng cũng dồn lại cịn 1 trung đồn và
1 tiểu đồn; Khu V từ 2 trung đồn pháo giảm cịn 2 tiểu đoàn.

442


Lực lượng chính trị và vũ trang ở cơ sở của ta bị tổn thất nặng. Ở Nam
Bộ, riêng trong nửa năm đầu 1969 có 1.080 đảng viên bị bắt và giết, kèm theo
16 chi bộ đảng bị phá vỡ. Ở hai tỉnh Quảng Trị, Thừa Thiên, từ giữa năm
1969 đến đầu năm 1970, có 900 đảng viên, trong đó có 60 huyện uỷ viên sa
vào tay địch, phần lớn bị chúng sát hại. Du kích các xã ở miền Tây Nam Bộ
(Khu IX) từ 85.000 người (tháng 9-1968) giảm còn 21.000 người (tháng 91969). Một số cán bộ, đảng viên cơ sở và nhân dân chạy dạt lên vùng căn cứ,
vùng giáp ranh. Khơng cịn địa bàn đứng chân, các sư đoàn chủ lực Miền bị
đẩy lên vùng biên giới Campuchia.
Các cơ quan tỉnh uỷ, huyện uỷ khơng cịn địa bàn ổn định đứng chân,
thường phải di chuyển, gặp nhiều trở ngại trong sự chỉ đạo phong trào. Ở tỉnh
Vĩnh Long cuộc họp của Ban Thường vụ Tỉnh uỷ bị địch tập kích, 3 đồng chí
uỷ viên hy sinh tại chỗ. Đường dây liên lạc các cấp thường bị gián đoạn, 3
đồng chí lãnh đạo cấp khu, quân khu bị địch phục kích ở Tây Ninh hy sinh
ngay trên đường lên Trung ương Cục dự hội nghị.
Tại các căn cứ và vùng giải phóng, sinh hoạt của bộ đội và nhân dân
hết sức gian khổ, thiếu thốn. Do địch ngăn chặn và đánh phá ác liệt, việc bổ
sung tiếp tế từ đồng bằng lên rất khó khăn. Bộ đội Khu V phải hy sinh hàng
nghìn người khi đi thu gom, vận chuyển lương thực. Cán bộ, chiến sĩ cơ quan
quân khu có ngày 8 người chỉ được cấp nửa kilôgam gạo. Dự trữ lương thực
của mặt trận Tây Nguyên chỉ đủ nuôi bộ đội khoảng một tuần lễ. Đến tháng 91969, dự trữ lương thực của Bộ chỉ huy Miền chỉ còn 2.000 tấn, tạm đủ cho

bộ đội ăn trong một tháng.
Trước những khó khăn, tổn thất, trong một bộ phận cán bộ đảng viên
và lực lượng vũ trang xuất hiện tư tưởng bi quan, dao động, ngại chiến đấu ác
liệt, ngại bám trụ chiến trường. Có người đào nhiệm về phía sau, thậm chí ra
đầu hàng địch. Trong cấp chỉ đạo Miền và quân khu nảy sinh những quan
điểm khác nhau trong vấn đề sử dụng bộ đội chủ lực: 1) Phân tán thành những
đơn vị nhỏ về địa phương chống bình định giành dân đồng thời giải quyết
được khó khăn hậu cần, bảo tồn được lực lượng; 2) Củng cố khối chủ lực để

443


đánh tiêu diệt địch hỗ trợ cho nhân dân nổi dậy giành quyền làm chủ nhưng
lại thấy khó bảo đảm sinh hoạt vật chất cho các đơn vị tập trung.
Trong khi đó, do kiểm sốt được nhiều vùng đơng dân, bắt được nhiều
lính, địch phát triển mạnh quân địa phương (thêm 20 vạn cuối năm 1969) làm
nhiệm vụ bình định, tạo điều kiện cho chúng rút một bộ phận quan trọng quân
chiếm đóng sang làm nhiệm vụ cơ động (tăng thêm 33 tiểu đoàn, gấp 2 lần
năm 1968). Lực lượng so sánh trên chiến trường thay đổi, địch ưu thế hơn ta;
từ thế bị động đến nay địch giành lại được thế chủ động. Cách mạng miền
Nam đứng trước khó khăn thử thách rất nghiêm trọng. Phong trào ở đồng
bằng “bị thất thế”, thế tiến cơng liên tục khơng cịn.
Trong thời gian từ giữa năm 1968 đến cuối năm 1969, ta đánh giá địch
chưa đúng, không nhận thấy những cố gắng mới của địch trong kế hoạch
“bình định nơng thơn”, chiến lược “Việt Nam hố chiến tranh”, “học thuyết
Níchxơn”, để có chủ trương đối phó phù hợp. Bên cạnh đó, việc đánh giá ta
cũng chưa đúng, khơng thấy hết khó khăn sau năm 1968: lực lượng hao mòn,
tổn thất, phong trào cách mạng ở đồng bằng bị thất thế, bộ đội chủ lực mất
chỗ đứng chân, phải chuyển ra ngoài biên giới1.
Phân tích tình hình trên, Hội nghị lần thứ 18 Ban Chấp hành Trung

ương Đảng (tháng 1-1970) chỉ rõ thiếu sót là do “đối phó của ta khơng kịp
thời, hoạt động của bộ đội chủ lực và chiến tranh du kích chưa phát huy hiệu
lực lớn, việc phá âm mưu bình định của địch chưa được coi trọng đúng mức”.
Trung ương Cục miền Nam vạch rõ trong quá trình Mỹ xuống thang chiến
tranh, đã chuyển hướng chiến lược sang Việt Nam hoá chiến tranh mà khâu
then chốt là kế hoạch bình định thì Trung ương Cục lại “chưa kịp thời đánh
giá một cách toàn diện, sâu sắc âm mưu thâm độc và xảo quyệt của địch”, do
đó “chưa kịp thời xác định một sự chuyển hướng chỉ đạo chiến lược tồn
diện, dứt khốt, tập trung, (…) mà khâu then chốt nhất là đánh bại cho được
kế hoạch bình định của địch”2 chưa tập trung sức của toàn đảng bộ vào nhiệm
1

. Ban chỉ đạo tổng kết chiến tranh trực thuộc Bộ Chính trị: Tổng kết cuộc kháng chiến chống Mỹ,
cứu nước: Thắng lợi và bài học, Nxb CTQG, HN, 1995, tr. 85.
2
. Văn kiện Đảng Toàn tập, Tập.31, 1970, Nxb CTQG, HN, 2004, tr. 401-402

444


vụ đánh bại kế hoạch bình định của địch. Đồng thời, chưa kịp thời “giải quyết
một cách triệt để tư tưởng nơn nóng muốn thắng nhanh, (…), ỷ lại trơng chờ
hoặc khuynh hướng nặng về dùng quân sự (…), không kiên trì xây dựng và
phát triển thực lực chính trị vũ trang một cách căn cơ vững chắc…”1.
Từ mùa Thu 1969, Bộ Chính trị chỉ đạo các chiến trường “chuyển
hướng hành động nhằm đánh mạnh vào kế hoạch bình định của địch”2.
Cụ thể hoá và triển khai Nghị quyết Bộ Chính trị, đầu tháng 7-1969,
Hội nghị Trung ương Cục miền Nam họp lần thứ chín bàn về chỉ đạo cách
mạng miền Nam. Hội nghị đã chỉ ra một số điểm yếu của ta như đấu tranh
chính trị chưa mạnh, binh vận cịn yếu, chiến tranh du kích phát triển chậm,

cơng tác hậu cần chưa bảo đảm.
Nghị quyết Hội nghị nhấn mạnh phải ra sức thực hiện những mục tiêu
chiến lược: đánh mạnh quân Mỹ để chúng phải rút quân, đánh cho quân nguỵ
phải suy sụp, phải đánh bại kế hoạch bình định nơng thơn của địch. Nghị
quyết Hội nghị nêu rõ: nhiệm vụ yêu cầu trước mắt của ta rất to lớn và khẩn
trương, vì vậy, hơn lúc nào hết “vấn đề nâng cao tác động lãnh đạo chủ quan
của các cấp là điều có ý nghĩa quyết định trực tiếp nhất”3.
Hội nghị đề ra những công tác lớn sau đây:
- Đẩy mạnh tiến công quân sự và xây dựng lực lượng vũ trang, coi đây
là vấn đề có ý nghĩa quyết định nhất.
- Tăng cường công tác dân vận làm cơ sở cho phong trào đấu tranh
chính trị và binh vận
- Phát huy vai trị chính quyền cách mạng, tăng cường lãnh đạo công
tác an ninh, kinh tế, tài chính, mở rộng căn cứ cách mạng.
- Xây dựng Đảng mạnh về tư tưởng, chính trị và tổ chức để hồn thành
mọi nhiệm vụ trong tình hình mới.

1

. Văn kiện Đảng Toàn tập, Tập.31, 1970, Nxb CTQG, HN, 2004, tr. 404
. Báo cáo của Bộ Chính trị tại Hội nghị Trung ương Đảng lần thứ 19, tháng 12-1970.
3
. Đảng cộng sản Việt Nam: Văn kiện Đảng Toàn tập, T.30, 1969, Nxb CTQG, HN, 2004, tr. 347.
2

445


Tháng 4-1969, Hội nghị Khu uỷ V (mở rộng) họp. Sau khi quán triệt
Nghị quyết Bộ Chính trị và từ thực tiễn chiến trường, Hội nghị khẳng định:

muốn đánh bại “Việt Nam hoá chiến tranh”, trước hết phải đánh bại biện pháp
chiến lược chủ yếu của địch là “bình định nơng thơn”. Đây là một cuộc chiến
đấu tồn diện, quyết liệt trên mọi mặt trận: quân sự, chính trị, kinh tế, tư
tưởng1. Tháng 9-1969, Hội nghị Thường vụ Khu uỷ Khu V tiếp tục xác định
“nhiệm vụ chống bình định giành dân, giữ dân là nhiệm vụ trung tâm của
đảng bộ”.
Thời gian này, mặc dù sức khoẻ yếu, Chủ tịch Hồ Chí Minh vẫn thường
xuyên gặp gỡ nhiều cán bộ, chiến sĩ và nhân dân miền Nam. Ngày 12-4-1969,
làm việc với đồng chí Phạm Hùng, Uỷ viên Bộ Chính trị, Bí thư Trung ương
Cục miền Nam, Chính uỷ Bộ Tư lệnh Quân giải phóng miền Nam, Người
nhắc nhở trong chống phá âm mưu bình định của địch, phải ln ln nắm
vững phương châm đấu tranh quân sự kết hợp với đấu tranh chính trị, kết hợp
chặt chẽ ba mũi giáp công, kết hợp ba thứ quân trên ba vùng chiến lược; phải
xây dựng lực lượng vũ trang cho mạnh2.
Ngày 1-8-1969, khi nghe đồng chí Nguyễn Văn Linh, Uỷ viên Ban
Chấp hành Trung ương Đảng, phó Bí thư Trung ương Cục miền Nam, từ
miền Nam ra báo cáo tình hình chiến trường, Chủ tịch Hồ Chí Minh đã hỏi
nhiều về các chiến dịch “bình định cấp tốc” của Mỹ-nguỵ trên tồn miền
Nam. Người căn dặn đồng chí Nguyễn Văn Linh: “Bất kỳ trong tình huống
nào cũng phải bám chắc lấy dân, dựa vào dân đề mà tồn tại… Đó là chìa khóa
của mọi thắng lợi”3.
Trung ương Cục miền Nam điều động một số đồng chí uỷ viên về tăng
cường lãnh đạo trên một số địa bàn trọng điểm: đồng chí Nguyễn Văn Linh

1

. Khu 5 30 năm chiến tranh giải phóng. Tập III. Cuộc kháng chiến chống Mỹ, cứu nước (thời kỳ
1969-1975). Bộ Tư lệnh Quân khu 5, 1989, tr. 9-10.
2
. Bộ Quốc phòng-Viện lịch sử quân sự Việt Nam: Sự nghiệp và tư tưởng quân sự của Chủ tịch Hồ

Chí Minh, Nxb QĐND, HN, 1995, tr. 202.
3
. Bộ Quốc phòng-Viện lịch sử quân sự Việt Nam: Sự nghiệp và tư tưởng quân sự của Chủ tịch Hồ
Chí Minh, Nxb QĐND, HN, 2002, tr. 514.

446


làm Bí thư Thành uỷ Sài Gịn-Gia Định, đồng chí Võ Văn Kiệt làm Bí thư
Khu uỷ Khu IX, đồng chí Lê Đức Anh làm Tư lệnh Quân khu IX.
Trung ương Cục miền Nam, Bộ chỉ huy Miền và các quân khu kiên
quyết giữ vững khối chủ lực, chỉ thị cho các đơn vị vừa đánh địch bảo vệ căn
cứ, vừa củng cố nâng cao sức chiến đấu, đồng thời cùng với nhân dân thực
hiện phong trào tăng gia sản xuất, khai thác nguồn hậu cần tại chỗ và mở
thêm đường vận tải, tiếp nhận sự tăng viện của miền Bắc. Hơn mười trung
đoàn chủ lực lần lượt được điều động về hoạt động tại các khu vực quan
trọng, cùng các lực lượng địa phương bám trụ địa bàn, xây dựng lực lượng cơ
sở, phát động chiến tranh du kích, tạo thế đứng xen kẽ với địch. Nhiều đội vũ
trang công tác gồm những đảng viên, chiến sĩ ưu tú được phái vào các xã ở
vùng sâu cùng cán bộ địa phương gây dựng lại cơ sở.
Một số địa phương đã sớm nhận rõ vấn đề bám đất, bám dân, xây dựng
cơ sở, giữ vững phong trào đấu tranh chống bình định của địch của địch là
vấn đề sống cịn của quân và dân trên địa bàn. Đầu năm 1969, các Tỉnh uỷ
Bình Định, Phú n, Khánh Hồ (Khu V) nêu nhiệm vụ “Kiên trì bám trụ,
diệt kẹp giành dân, giữ vững quyền làm chủ ở nông thôn”. Tháng 5-1969,
Tỉnh uỷ Rạch Giá (Khu IX) ra nghị quyết thực hiện phương châm “ba bám”1,
lấy xã, ấp làm địa bàn chính, đánh địch bằng ba mũi giáp cơng, phá kế hoạch
bình định của địch và phát động cuộc vận động xây dựng “chi bộ 4 tốt” để
nâng cao vai trò hạt nhân lãnh đạo quần chúng trong nhiệm vụ đánh địch bình
định cơ sở. Tại những nơi này, lực lượng vũ trang tỉnh phân tán cùng đảng

viên du kích bám trụ, khôi phục lực lượng, tiến hành đấu tranh đánh địch
bằng cả quân sự, chính trị và binh vận, giành giật từng tấc đất, từng người
dân, giữ thế làm chủ. Cán bộ khu, tỉnh, huyện có mặt trên những khu vực
xung yếu để tăng cường chỉ đạo phong trào. Phát huy truyền thống đánh thuỷ
lôi từ hồi kháng chiến chống Pháp, Khu IX lập các đơn vị đặc công đến cấp
tiểu đoàn chuyên đánh tàu của địch, tập trung đánh ở Năm Căn, Xẻo Rô. Các
sở chỉ huy tiền phương của Quân khu VIII đóng ở Lai Cậy (Mỹ Tho) chỉ cách

1

. Đảng bám dân, dân bám đất, du kích và bộ đội bám địch.

447


đồn địch một tầm súng bộ binh; Quân khu IX đóng ở Long Mỹ (Cần Thơ) sát
chi khu quân sự địch.
Trong quá trình bám trụ, cán bộ, đảng viên và lực lượng vũ trang ta
chịu đựng nhiều hy sinh gian khổ, tổn thất. Ở tỉnh Gị Cơng, 30 đồng chí uỷ
viên tỉnh uỷ và huyện uỷ đã ngã xuống trong khi chỉ đạo phong trào. Trung
đoàn 320 hoạt động tại Long An chỉ trong mấy tháng cuối năm 1969 bị tổn
thất hơn 400 cán bộ, chiến sĩ trong đó có toàn bộ ban chỉ huy trung đoàn. Ở
Khu IX, đảng viên của 50 xã trong tổng số 250 xã phải ly hương; 40 xã chỉ
cịn 1, 2 đảng viên, khơng còn chi bộ. Tỉnh Cà Mau còn 13 xã giải phóng, chỉ
tuyển được 7 tân binh, bổ sung cho chủ lực Khu. Địch lấn chiếm hầu hết vùng
giải phóng1. Đây là thời kỳ khó khăn nhất lần thứ hai của Khu IX, kể từ sau
thời kỳ 1957-1959.
Cuối năm 1969, Mỹ-nguỵ liên tiếp mở nhiều cuộc hành quân quy mô
nhiều trung đoàn đánh vào các căn cứ trọng yếu của Miền và các khu hịng
xố nốt địa bàn đứng chân của các cơ quan chỉ đạo kháng chiến, hất bộ đội

chủ lực ta ra ngồi biên giới.
Vượt qua gian khổ, khó khăn, quân và dân các vùng căn cứ cảnh giác
chiến đấu cao, phát huy thế trận lợi hại của chiến tranh nhân dân, anh dũng và
mưu trí đánh lui các cuộc tiến công của địch, bảo vệ được căn cứ tại vùng núi
Tây Trị-Thiên, khu vực Tây Quảng Nam, vùng Bắc và Nam đường số 4 Mỹ
Tho, vùng U Minh, vùng biên giới Tây Ninh, Bình Long (căn cứ của Miền).
Thắng lợi quan trọng này cổ vũ quyết tâm kháng chiến của quân và dân ta,
góp phần làm thất bại bước đầu chiến lược “Việt Nam hoá chiến tranh” của đế
quốc Mỹ. Ta đã bảo vệ được các căn cứ trọng yếu, duy trì được lực lượng cơ
động trên chiến trường, do đó giữ thế uy hiếp địch thường xuyên và tạo cơ sở
khi có thời cơ chuyển sang phản công và tiến công địch mở ra thế chiến lược
mới.

1

. Ban chỉ đạo và Ban biên tập truyền thống Tây Nam Bộ: Tây Nam Bộ 30 năm kháng chiến
(1945-1975), tháng 12-2000, tr. 624.

448


×