Tải bản đầy đủ (.pdf) (7 trang)

Những biến động trong ngành khai mỏ dưới triều Nguyễn giai đoạn từ năm 1802 đến năm 1858

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (100.21 KB, 7 trang )

JOURNAL OF SCIENCE OF HNUE
Social Sci., 2017, Vol. 62, No. 2, pp. 118-124
This paper is available online at

DOI: 10.18173/2354-1067.2017-0017

NHỮNG BIẾN ĐỘNG TRONG NGÀNH KHAI MỎ DƯỚI TRIỀU NGUYỄN
GIAI ĐOẠN TỪ NĂM 1802 ĐẾN NĂM 1858
Nguyễn Thị Thanh Tùng

Khoa Lí luận Chính trị - Giáo dục Cơng dân, Trường Đại học Sư phạm Hà Nội
Tóm tắt. Nhà Nguyễn là một trong những triều đại tồn tại lâu dài trong lịch sử chế độ
phong kiến. Đánh giá về “công” và “tội” của nhà Nguyễn, giới khoa học trong, ngồi nước
có nhiều ý kiến đa chiều. Nhiều nhà nghiên cứu vẫn cho rằng, triều Nguyễn – với những
chính sách “trọng nơng”, hạn chế sự phát triển của công, thương nghiệp đã cản trở sự phát
triển nền kinh tế hàng hoá của đất nước, gây ra sự khủng hoảng xã hội trầm trọng, do đó
việc mất nước vào tay thực dân Pháp là tất yếu! Tuy nhiên, những nghiên cứu gần đây đã
đưa ra những căn cứ cho thấy, ngồi các chính sách trọng nông, triều Nguyễn trong giai
đoạn nửa đầu thế kỉ XIX cũng rất quan tâm tới các hoạt động kinh tế khác, trong đó có hoạt
động khai mỏ.
Từ khóa: Triều Nguyễn, khai mỏ, kinh tế hàng hoá, phong kiến, 1802-1858.

1.

Mở đầu

Nói tới nhà Nguyễn, đặc biệt trong giai đoạn nửa đầu thế kỉ XIX, thường người ta nghĩ tới
ngay đó là một triều đại “trọng nông ức thương”, “bế quan tỏa cảng”, triều đại của sự khủng hoảng
và suy vong mà ít đề cập đến vấn đề kinh tế cơng, thương nghiệp. Gần một thế kỉ qua, các sử gia
trong và ngoài nước quan tâm và nghiên cứu lịch sử Việt Nam dưới thời Nguyễn ở nhiều khía cạnh
khác nhau từ kinh tế, chính trị, xã hội văn hóa, giáo dục. . . Tuy nhiên chưa có một cơng trình nào


đề cập đến một cách tồn diện và quy mơ vấn đề khai thác mỏ trong khoảng thời gian nhà Nguyễn
tồn tại với tư cách một triều đại phong kiến độc lập, hoặc nếu có thì cũng chỉ phác qua vấn đề một
cách rất sơ lược, khái quát.
Trên diễn đàn của sử học những năm 50, 60 của thế kỉ XX, đặc biệt là tạp chí Nghiên cứu
lịch sử (NCLS) lúc đó cũng có hàng loạt bài viết tranh luận về vấn đề có hay khơng có mầm mống
kinh tế tư bản chủ nghĩa ở Việt Nam trước khi thực dân Pháp nổ súng xâm lược đã ít nhiều nghiên
cứu về tình hính kinh tế cơng thương nghiệp làm căn cứ luận chứng. Tiêu biểu phải kể đến Nguyễn
Hồng Phong với bài Sự phát triển kinh tế hàng hóa và vấn đề hình thành chủ nghĩa tư bản ở Việt
Nam, đăng trên Tạp chí NCLS số 9, 11, 12, 13, Hà Nội năm 1959 - 1960. Năm 1962, có bài Vấn đề
mầm mống tư bản chủ nghĩa ở Việt Nam thời phong kiến (NCLS số 39) của Đặng Việt Thanh và
bài Về một vài vấn đề trong việc đánh giá mầm mống tư bản chủ nghĩa ở Việt Nam (NCLS số 41)
của Tô Minh Trung. Nhà sử học Phan Huy Lê có bài Tình hình khai mỏ dưới triều Nguyễn đăng
trên NCLS số 51, 52, 53, Hà Nội năm 1963.
Ngày nhận bài: 15/10/2016. Ngày nhận đăng: 20/3/2017
Liên hệ: Nguyễn Thị Thanh Tùng, e-mail:

118


Những biến động trong ngành khai mỏ dưới triều Nguyễn giai đoạn từ năm 1802 đến năm 1858

Do yêu cầu đặt ra là phải nhận thức lại lich sử Việt Nam trong giai đoạn cuối cùng của chế
độ phong kiến đã khiến giới sử học tiếp tục tiếp cận nhiều hơn với vấn đề công thương nghiệp qua
các triều đại. Tuy nhiên, có một điểm rất dễ nhận thấy là các bài viết chủ yếu tập trung đề cập đến
vần đề ngoại thương Việt Nam thời phong kiến. Do hạn chế về nguồn tư liệu nên vấn đề về lĩnh
vực khai thác mỏ thời phong kiến vẫn là một khoảng trống cần được bù lấp. Với cái nhìn tồn diện,
khách quan từ phương diện kinh tế khai mỏ, người viết hi vọng đem lại một số minh chứng để bổ
sung thêm cách tiếp cận, đánh giá công bằng về hoạt động kinh tế dưới thời Nguyễn.

2.

2.1.

Nội dung nghiên cứu
Chính sách khai mỏ của chính quyền phong kiến nhà Nguyễn (1802- 1884)

Một bộ phận công nghiệp quan trọng do nhà nước quản lí là cơng nghiệp khai mỏ. Trong
các thế kỉ XVII - XVIII, ngành khai mỏ đã phát triển đến một chừng mực nhất định và tiếp tục
phát triển trong thế kỉ XIX. Tuy nhiên, bước phát triển ấy mang tính chất thất thường, khơng ổn
định do nhiều ngun nhân khác nhau, trong đó chính sách của triều đình Nguyễn là một cản trở
quan trọng.
Để thâu tóm lấy tồn bộ nguồn lợi của các mỏ gạt bỏ thương nhân ra khỏi lĩnh vực kinh
doanh này, triều Nguyễn đã thực hiện chính sách là đứng ra tổ chức các cơng trường khai mỏ. Ngay
sau khi lên cầm quyền, Gia Long đã ban lệnh cho "mở mỏ vàng, mỏ bạc, mỏ kẽm, mỏ đồng ở tỉnh
Tuyên Quang, và Hưng Hoá, khiến Thổ mục là Ma Dỗn Điền, Hồng Phong Bút, Cầm Nhơn coi
việc ấy, định năm sau sẽ đánh thuế" [6; 69]. Liên tiếp các năm sau, nhà Nguyễn đều ban hành các
chính sách liên quan đến ngành khai mỏ. Vua Minh Mạng còn nhấn mạnh "vàng bạc là của báu
của đất đai, sinh ra cốt để cung cấp cho chi dùng của nhà nước. Nếu giao cho những người lĩnh
trưng để họ tự ý cắt xén thì của cải của trời đất sinh ra không khỏi bị thương nhân giảo hoạt vơ vét
bỏ túi" [4;57].
Xuất phát từ tư tưởng đó, triều Nguyễn đã thu lại một số mỏ do tư nhân lĩnh trưng để khai
thác, nếu thấy lợi thì tiếp tục duy trì cịn thấy lỗ thì đình chỉ, chứ khơng quan tâm đến việc cải thiện
phương thức, kĩ thuật, trình độ khai thác để thúc đẩy sự phát triển của ngành khai mỏ. Trong các
trường mỏ do nhà nước quản lí, chế độ lao dịch nặng nề đối với dân phu và binh lính vẫn là hình
thức chủ yếu. Do vậy mà công trường khai mỏ của triều Nguyễn chỉ tồn tại trong một thời gian
ngắn thì bị bỏ hoang phải giao lại cho tư nhân lĩnh trung. Qua đó đã phản ánh sự hạn chế trong
cách thức quản lí hoạt động khai thác mỏ của Nhà nước phong kiến.
Chính sách thứ hai mà triều Nguyễn thi hành đó là đánh thuế nặng vào những mỏ mà nhà
nước không trực tiếp khai. Đây là nguồn thu nhập quan trọng của triều đình. Nếu như ở thời Lê
mạt, do thấy việc khai mỏ sắt tốn kém nên chính quyền Lê - Trịnh đều cho miễn thuế 3 - 5 năm
thì sang thế kỉ XIX, các chính sách đó đều bãi bỏ và buộc các chủ mỏ đều phải nộp thuế ngay sau

khi khai thác: "Tháng năm, lại mở mỏ vàng ở tỉnh Bắc Ninh, Lạng Sơn, Cao Bằng, Thái Nguyên,
Tuyên Quang để thâu thuế (trước kia gia thuế không ai lĩnh trưng phải lấp lại, đến đây mới thuê
người Tàu lấy" [6;203]. Điều đó chắc chắn gây cản trở đến sự gia tăng số lượng, quy mô các trường
mỏ. Năm 1832, vua Minh Mạng quy định cứ một đến ba năm thì quan lại ở các tỉnh hoặc phái viên
của triều đình phải đi điều tra lại các mỏ để định lại ngành thuế. Phải đến tận năm 1849, thấy tình
hình khai mỏ sa sút, vua Tự Đức mới trở lại chính sách miễn thuế trong 3 - 4 năm đầu cho những
người lĩnh trưng mỏ kẽm và giảm thuế vàng cho mỏ Tịnh Đà (Cao Bằng). Tuy nhiên mức thuế đối
với các mỏ tăng hơn so với thời Lê Mạt. Ở mỏ đồng Tụ Long, trong giai đoạn 1757 - 1772 nộp
thuế 800 cân đồng và 40 lạng bạc mỗi năm thì năm 1777 tăng lên 10.000 cân và 40 lạng bạc, và
đến năm 1820, tăng thêm số bạc lên 80 lạng. Từ thời vua Minh Mạng trở đi, hiện tượng chủ mỏ
119


Nguyễn Thị Thanh Tùng

thiếu thuế, bị tịch thu gia tài diễn ra phổ biến và gây cản trở rất lớn cho hoạt động sản xuất trong
ngành khai mỏ.
Một chính sách nữa mà triều đình Nguyễn áp dụng đối với hoạt động khai mỏ là chính sách
ép các chủ mỏ phải bán thêm số lượng hàng hoá cho nhà nước nhưng theo giá cả mà nhà nước quy
định. Theo Đại Nam thực lục chính biên, tháng 9 năm 1931, Minh Mạng đã bắt các chủ mỏ vàng
ở Bắc Thành, ngoài số thuế, mỗi mỏ phải bán cho nhà nước 50 lạng vàng theo giá mỗi lạng trả 12
lạng bạc hay 60 quan tiền, so với giá mua trên thị trường là dưới 100 quan đối với loại vàng 10
tuổi, vàng 6 tuổi giá trên 80 quan, vàng 7 tuổi giá tiền trên 70 quan, vàng cốm thì dao động từ 60
- 70 quan. Với các kim loại khác như đồng, kẽm, chì, thiếc, nhà nước cũng giữ độc quyền thu mua
một cách rất chặt chẽ. Điều đó khiến cho nhiều chủ mỏ phản ứng bằng việc không chịu bán cho
nhà nước và chịu hậu quả là bị nhà nước "phong toả", cấm không cho khai thác.
Như vậy, mặc dù vẫn cho tất cả các thành phần xã hội, từ chủ mỏ người Hoa kiều đến chủ
mỏ người Việt lĩnh trưng hay nhân dân địa phương tự do khai thác, song các chính sách của triều
Nguyễn đã bộc lộ rất nhiều sự cản trở đối với bước phát triển của ngành khai mỏ. Triều Nguyễn,
với chế độ quân chủ chuyên chế bảo thủ đang trong giai đoạn khủng hoảng trầm trọng đã khơng

những khơng khuyến khích giúp đỡ cơng nghiệp khai mỏ mà cịn kìm hãm và gây nhiều trở lực
cho bước phát triển mầm mống kinh tế tư bản chủ nghĩa trong ngành kinh tế này.

2.2.

Hoạt động khai mỏ và phương thức khai thác

Trong nửa đầu thế kỉ XIX, nhà Nguyễn đã quản lí được 139 mỏ với 39 mỏ vàng, 32 mỏ sắt,
15 mỏ bạc, 9 mỏ đồng. . . Số mỏ khai thác bao gồm 11 loại: vàng, bạc, đồng, sắt, kẽm, chì, thiếc,
gang, diêm tiêu, lưu hồng, châu sa, tập trung ở các tỉnh: Quảng Nam, Nghệ An, Thanh Hoá, Sơn
Tây, Bắc Ninh, Hải Dương, Thái Nguyên, Tuyên Quang, Cao Bằng, Lạng Sơn, Hưng Hố, trong
đó Thái Ngun là chiếm số lượng lớn nhất.
Về phương thức khai thác, có thể phân chia thành bốn lực lượng: Thứ nhất là mỏ do nhà
nước trực tiếp khai như mỏ vàng Chiêm Đàn (Quảng Nam), Tiên Kiều (Hà Tuyên), mỏ bạc Tống
Tinh, Ngân Sơn (Bắc Cạn). . . Loại mỏ thứ hai giao cho thương nhân Hoa kiều lĩnh trưng, tổ chức
thành các công trường thủ công lớn. Thứ ba là loại mỏ do các thổ tì thiểu số lĩnh trưng và cuối
cùng là mỏ của các thương nhân người Việt giàu có.
Việc triều đình trực tiếp tổ chức khai mỏ là một trong những chính sách cơ bản của triều
Nguyễn trong giai đoạn nửa đầu thế kỉ XIX. Dưới thời Minh Mạng nhà nước đã tự đứng ra khai
thác một số mỏ quan trọng, tập trung ở các mỏ vàng, mỏ bạc. Triều đình cử các phái viên hay
quan lại ở địa phương cho xuất tiền ra thuê người, mộ phu điều động qn lính tạo thành các cơng
trường mỏ của nhà nước.
Các trường mỏ nổi tiếng của nhà nước phải kể đến mỏ vàng Chiêu Đàn, Tiên Kiều, kẽm
Lũng Sơn, Chỉ Sơn. Những trường mỏ này tuy có khác về quy mô, tổ chức và thời gian hoạt động
nhưng nói chung là những trường mỏ lớn và có tổ chức, có mỏ tập trung hàng trăm, hàng nghìn
nhân cơng. Có trường mỏ đã đạt đến một trình độ phân công hiệp tác nhất định, như trường khai
mỏ kẽm Thái Nguyên chia làm nhiều bộ phận chuyên trách từng khâu: đào đất lấy quặng, nấu
quặng rèn dụng cụ, bộ phận vận chuyển. Đó là quy mơ tổ chức một cơng trường khai mỏ đã đạt
đến trình độ phân cơng nhất định nhưng kĩ thuật vẫn cịn ở tình trạng thủ công thô sơ, năng suất
lao động không cao bằng năng suất lao động và sản lượng các trường mỏ do tư nhân khai thác. Ở

mỏ kẽm Phong Miêu thượng, một người địa phương là Trần Văn Kiệt đào 208 cân quặng, nấu thuê
được 7 cân kẽm, trong khi đó phu mỏ nhà nước đào được 1000 cân quặng chỉ nấu được 6 cân kẽm.
Vì vậy mà hầu hết các mỏ do nhà nước đứng ra đều không tồn tại lâu và cuối cùng cũng phải chịu
120


Những biến động trong ngành khai mỏ dưới triều Nguyễn giai đoạn từ năm 1802 đến năm 1858

thất bại.
Đối với loại mỏ do thương nhân Hoa kiều lĩnh trưng, hoạt động khai mỏ phát triển khá
mạnh do chính sách của triều đình Nguyễn. Sang đầu thế kỉ XIX, triều đình cho bác bỏ chế độ
quản giám cho phép thương nhân người Hoa trực tiếp lĩnh trưng các mỏ của nhà nước, hàng năm
nộp thuế và chịu sự kiểm soát của chính quyền địa phương hoặc phái viên triều đình. Mục đích của
chính sách này là tăng cường sự kiểm sốt của nhà nước đối với người khai mỏ. Theo "Đại Nam
hội điển sự lệ", quyển 41 thì trong các tỉnh giàu khống sản thì có 27/34 mỏ vàng và 13/14 mỏ
bạc là do người Trung Quốc đứng ra bao thầu. Qua đó cho thấy thương nhân người Hoa đã nắm
phần quan trọng trong ngành khai thác mỏ ở miền núi trung du Bắc Bộ trong giai đoạn từ 1802
đến 1858
Về phương thức khai thác các trường mỏ này thì tài liệu ghi chép cịn rất ít ỏi. Trong giấy
kê khai của nhà nước thì chúng ta thấy mỗi trường mỏ chỉ giới hạn vài chục đến vài trăm phu mỏ,
nhưng cụ thể thì khác rất nhiều. "Mỏ vàng Kim Minh (Sơn Tây do Hồ Sở Ký lĩnh trưng tập trung
hơn 1000 người" [5;58].
Lực lượng lao động phần lớn là người Hoa Kiều có trình độ tay nghề cao, gọi là hoá phu. Ở
những trường mỏ lớn đã đạt đến một trình độ phân cơng nhất định. Mỗi trường mỏ lớn thường chia
làm nhiều tàu, do một Tàu hộ đứng đầu. Mỏ bạc Tống Tinh có đến 14 hầm mỏ nhưng năm 1846
chỉ khai được 5 hầm thì cũng có thể coi "hầm" là một đơn vị đào quặng. Cũng như các trường mỏ
của nhà nước, các trường mỏ do Hoa kiều lĩnh trưng cũng có sự phân chia bộ phận chuyên trách
từng phần như: đào quặng, nấu quặng, vận chuyển. Theo nhiều nhà sử học thì ở Trung Quốc bây
giờ đã xuất hiện các công trường thủ công khai mỏ có tính chất tư bản chủ nghĩa. Ở những trường
mỏ của thương nhân hoa kiều kinh doanh ở nước ta tất yếu sẽ có liên quan ít nhiều đến trình độ kĩ

thuật và phương thức khai thác của công nghiệp khai khống Trung Quốc. Chính vì vậy mà năng
suất, sản lượng các trường mỏ do thương nhân Hoa Kiều thường cao hơn những trường mỏ của nhà
nước, nhất là khi những trường mỏ của nhà nước kinh doanh thì thất bại nhưng khi vào tay thương
nhân Hoa Kiều thì phát triển với những sản lượng cao hơn. Không như vậy, trình độ kĩ thuật và
phương thức khai thác tương đối tiến bộ của những trường mỏ loại này sẽ ảnh hưởng đến những
mỏ mà tư nhân nhân người Việt thuê và trả tiền cơng cao hơn cho các hóa phu người Hoa, sử dụng
họ vào những khâu phức tạp đòi hỏi tay nghề trình độ cao đã minh chứng điều đó.
Loại thứ ba, những trường mỏ do thổ tì thiểu số lĩnh trưng đối với thương nhân Trung Quốc.
Nhưng mỏ do các thổ tì thiểu số lĩnh trưng cũng có những trường khá lớn, tập trung nhiều nhân
công, tiêu biểu nhất là mỏ Tụ Long. Mỏ này được khai thác từ thời Lê mạt và sang đầu thế kỉ XIX,
các thổ tì Hồng Phong Bút, Ma Sĩ Trạch, Nguyễn Thế Nga, Nguyễn Thế Thự kế tiếp lĩnh trưng.
Qua mức thuế do nhà nước quy định là 13000 cân đồng và 40 lạng bạc đến năng suất, sản lượng,
trình độ khai thác của mỏ đồng Tụ Long. Tuy nhiên hầu hết các trường mỏ loại này vẫn bị trói
buộc trong những quan hệ nô dịch tiền tư bản chủ nghĩa, thậm chí tiền phong kiến do sự lạc hậu
trong trình độ phát triển kinh tế và quan hệ xã hội ở địa bàn các dân tộc thiểu số chi phối.
Nếu như dưới thời Lê mạt, hiện tượng chủ mỏ là thương nhân người Việt đứng ra lĩnh trưng
các trường mỏ hầu như khơng có, thì sang thế kỉ XIX đã lẻ tẻ xuất hiện. Năm 1839, sau chính sách
mở rộng quyền lĩnh trưng do vua Minh Mạng ban hành đã xuất hiện hai trường hợp chủ mỏ người
Việt đứng ra tổ chức khai mỏ. Thứ nhất là năm 1810, hiệp trấn Hải Dương Nguyễn Trí Hồ một
phu khai mỏ kẽm n Lãng (Hải Dương). Trường hợp thứ hai là năm 1835, Chu Danh Hổ (người
Bắc Ninh) tự bỏ vốn xin khai mỏ kẽm Bản Sơn (Thái Nguyên) rồi bán cho nhà nước theo giá 22
quan tiền 100 cân, trong hai trường hợp này thì đáng chú ý nhất là trường mỏ do Chu Danh Hổ
lĩnh trưng có quy mơ và trình độ tổ chức cao, lực lượng nhân cơng có tay nghề và được trả lương
tới 12 quan tiền mỗi tháng.
121


Nguyễn Thị Thanh Tùng

Như vậy, thơng qua tình hình phát triển và phương thức khai thác các loại mỏ kể trên đã

cho thấy, mặc dù trong bối cảnh kinh tế xã hội nhà Nguyễn lâm vào khủng hoảng trầm trọng, triều
đình ban nhiều chính sách gây cản trở nặng nề song bản thân ngành khai mỏ vẫn có bước phát
triển, biểu hiện rõ hơn cho sự du nhập phương thức sản xuất mới trong lòng xã hội phong kiến
đang khủng hoảng, suy vong.

2.3.

Vấn đề nhân công làm thuê trong các trường mỏ

Trong các trường mỏ dưới thời Nguyễn, ngoài một số binh lính và cơng tượng thì hầu hết là
phu làm thuê. Tính phổ biến của chế độ lao động làm thuê này vừa là sự phản ánh bước phát triển
của nền kinh tế hàng hoá từ thời Lê mạt, vừa phản ánh những sự thay đổi cải biến trong quan hệ
bóc lột giữa những người mỏ đối với nhân cơng làm th trong trường mỏ của mình.
Theo như tài liệu của Đại Nam hội điển sử lệ thì người lao động trong các trường mỏ giai
đoạn nửa đầu thế kỉ XIX được gọi bằng nhiều cách khác nhau như khống phu, hố phu, sa đinh,
dân phu, đình phu, dung phu, tượng, công tượng, thổ dân, phu mục, tượng mục, dã tượng. Trong
các tên gọi đó thì "dân phu" được dùng nhiều nhất là 49 lần, sau là "hoá phu" 46 lần, "sa đinh" 25
lần, "thổ dân" và "dân" 18 lần, "khống phu" 13 lần, tượng" và "cơng tượng" 9 lần "đinh phu" 6
lần... Qua đó đã phần nào cho thấy sự phổ biến của chế độ lao động làm thuê cũng như phạm vi
phân bố, quan hệ bóc lột trong các trường mỏ giai đoạn 1802 - 1858.
Trong số các phu mỏ được sử dụng rộng rãi như vậy thì hầu hết nhân cơng lại là người Hoa
kiều và nhân dân thiểu số, rất ít nhân cơng là người miền xi. Cùng lúc đó, do sự khủng hoảng
của chế độ phong kiến, hiện tượng bần cùng hố của nơng dân ở đồng bằng xảy ra rất nghiêm
trọng. Hiện tượng người dân lưu vong diễn ra trầm trọng không kém gì thời Lê mạt, nhưng cuối
cùng thì nó vẫn chưa đủ sức làm "vơ sản hố" họ, biến họ hồn tồn thành người cơng nhân làm
th, dù cho đời sống của họ cùng cực đến mức nào.
Sử sách lúc đó không mô tả một cách trực diện đời sống của người phu mỏ cũng như cách
thức bóc lột người lao động, song qua mức tiền công hàng tháng mà họ được hưởng đã giúp cho
ta hiểu được ở mức độ nhất định. Về cơ bản, do chính sách kiểm sốt ngặt nghèo của nhà Nguyễn
nên trong các trường mỏ của những thổ tì thiểu số, quan lại địa phương, cuộc sống của người phu

mỏ làm thuê vô cùng khổ cực. Duy nhất chỉ có một số nhân cơng trong trường mỏ do thương nhân
người Trung Quốc hay chủ mỏ người Việt lĩnh trưng thì địa vị của họ tương đối tự do và chế độ
tiền lương khá hơn một chút. Ở trong các trường mỏ, tiền công hàng ngày của một phu mỏ thường
là một tiền 30 đồng đến 3 tiền, cao nhất khoảng 8 - 10 quan tiền và một phương gạo trong một
tháng. Riêng ở trường mỏ của Chu Danh vỏ khai thác thì một số phu mỏ có trình độ kĩ thuật cao
thì được trả 12 quan một tháng. Cùng lúc đó thì trên thị trường, một tiền đong được 2,2 cân gạo.
Như vậy, việc một nhân công làm thuê kiếm được hơn 3 cân gạo một ngày đã phản ánh một mức
lương khá ổn định trong bối cảnh kinh tế - xã hội khủng hoảng trầm trọng. Tuy nhiên, thực tế đời
sống của người phu mỏ lại vô cùng khốn đốn do chế độ trả công đó chỉ tính trong những ngày họ
làm việc, cịn những khi thời tiết bất lợi hoặc nghỉ việc thì khơng được tính cơng. Khơng những
vậy số tiền cơng đó chỉ được trả khi mà họ khai thác và nộp đủ số kim loại nhà nước và chủ mỏ
yêu cầu. Thông thường thì các yêu cầu thường vượt quá khả năng lao động của người phu mỏ. Đặc
biệt trong một số trường hợp, các trường mỏ nếu không nộp đủ số thuế nhà nước yêu cầu thì phải
mua quặng để bù vào. Hậu quả của việc khai thác không thuận lợi đó cuối cùng ắt dẫn đến kết quả
là làm giảm đi số tiền công của người phu mỏ và họ phải tăng thời gian làm việc để bù vào số lỗ,
chữ người chủ mỏ hầu như khơng chịu thiệt thịi gì. Đoạn tài liệu ghi chép về mỏ kẽm Chi Sơn
(Thái Nguyên) đã cho thấy rõ điều đó: "Chiêu mộ dân nghèo sở tại và hoá phu người Thanh được
bao nhiêu người, chia ra từng giáp mỗi giáp độ vài chục người, cho người thạo việc là Hoàng Văn
122


Những biến động trong ngành khai mỏ dưới triều Nguyễn giai đoạn từ năm 1802 đến năm 1858

Vinh, Dương Đình Khai, Nguyễn Văn Trí trơng nom, tuỳ tiền cơng hàng tháng cấp trước cho mỗi
người 5 quan tiền, giao cho bọn Văn Vinh nhận lãnh rồi theo số quặng cân thu vào mà khấu trừ,
hàng tháng khấu trừ hết lại cấp thêm" [7;19-20].
Đó là chưa kể đến những tai nạn lao động, những biến động của thời tiết nơi rừng riêng
thiêng nước độc đang đe doạ cuộc sống của họ. Chỉ có những trường mỏ do người Hoa kiều lĩnh
trưng thì tiền cơng của người lao động mới cao hơn. Ngồi ra cịn có trường hợp của chủ mỏ người
Việt Chu Danh Hổ cũng giống như vậy. Với thân phận tự do hơn sẽ kích thích khả năng, giải phóng

sức lao động của người phu mỏ, giúp cho một số trường mỏ của tư nhân ngày càng chiếm ưu thế
trong hoạt động khai khống.
Nói tóm lại, đã là chế độ lao động làm thuê thì số phận của những người nhân cơng khơng
thể sung túc như những gì họ mong muốn. Tuy nhiên trong bối cảnh xã hội Việt Nam đầu thế kỉ
XIX lên cơn sốt trầm trọng, khi mà nền kinh tế hàng hoá phát triển mạnh mẽ, đặc biệt là sự du
nhập của yếu tố tư bản luôn đặt lợi nhuận lên hàng đầu thì cuộc sống của ngươi phu mỏ càng thêm
khốn đốn. Đó cũng là nguyên nhân dọn đường cho những người phu mỏ lao vào vịng xốy của các
phong trào đấu tranh nhằm giải phóng lực lượng mình và hướng tơi một xã hội tốt đẹp hơn xã hội
phong kiến

3.

Kết luận

Qua việc tìm hiểu tình hình khai thác mỏ, chúng ta thấy mặc dù trong bối cảnh khủng hoảng
song nền kinh tế hàng hoá nửa đầu thế kỉ XIX vẫn có bước phát triển. Ngành khai mỏ khơng hồn
tồn đình đốn, ngừng trệ mà vẫn có bước chuyển biến nhất định. Sự phát triển ấy thể hiện qua số
lượng các trường mỏ, các loại khoáng sản được khai thác và quy mô sản xuất của các trường mỏ.
Phương thức sản xuất trong ngành khai mỏ căn bản vẫn là lối sản xuất thủ công với những hình
thức bóc lột mang nặng tính chất nơ dịch. Nhưng trong một số trường mỏ do thương nhân Hoa
Kiều và một vài chủ mỏ người Việt lĩnh trưng vẫn tiếp tục manh nha những nhân tố mới, thể hiện
trong tính chất kinh doanh của người chủ mỏ, trong chế độ thuê mướn nhân công tương đối tự
do và trong trình độ tổ chức sản xuất đã đạt đến một trình độ phân cơng nhất định. Đây là những
trường mỏ do tư nhân kinh doanh trong đó đã tập trung một số lao động làm thuê có thân phận
tương đối tự do.
Quan hệ làm thuê trong các trường mỏ của nhà nước và thổ ti, quan lại căn bản vẫn dựa trên
tính chất phong kiến, song cũng đã có nhiều thay đổi về mức độ ràng buộc. Trong một số trường
mỏ của thương nhân Hoa kiều và chủ mỏ người Việt kinh doanh thì quan hệ làm thuê tương đối tự
do hơn. Năng lực của người phu mỏ sẽ quyết định mức lương mà họ được hưởng. Sự phân công,
hợp tác được tổ chức quy củ hơn so với trường mỏ thời Lê mạt. Tuy nhiên, trong hoàn cảnh chế độ

phong kiến đang ngự trị khắp nơi ở nước ta thì những người phu mỏ làm thuê nay tất nhiên khơng
thể thốt khỏi những ràng buộc trong khn khổ xã hội mà nó đang sống.
Điều đó cho thấy, mặc dù chính sách của triều đình khơng cịn mang tính tích cực như giai
đoạn trước, song sự phát triển trong nội tại ngành khai mỏ vẫn tạo điều kiện cho sự hình thành các
mầm mống kinh tế tư bản chủ nghĩa liên quan đến trình độ kĩ thuật, phương thức khai thác, quan
hệ bóc lột đối với phu mỏ. . .
Sự phát triển của nền kinh tế hàng hoá vào giai đoạn cuối của chế độ phong kiến và sự nảy
sinh những mầm mống tư bản chủ nghĩa dù non yếu cũng nói lên khả năng phát triển độc lập của
nền kinh tế nước ta và góp phần bác bỏ luận điểm cho rằng xã hội phong kiến Việt Nam cũng như
nhiều nước phương Đơng khác là đình đốn, bế tắc và khơng có lối thốt. Nếu khơng có cuộc xâm
lược và thống trị của thực dân Pháp, có thể nền kinh tế hàng hoá và mầm mống kinh tế tư bản sẽ
123


Nguyễn Thị Thanh Tùng

được phát triển khi mà nhận thức của các triều đại cầm quyền có sự thay đổi theo chiều hướng tích
cực, tiến bộ.
TÀI LIỆU THAM KHẢO
[1] C. Mác, 1960. Tư bản quyển, tập 2. Nxb Sự thật. Hà Nội.
[2] Phan Gia Bền, 1958. Sơ thảo lịch sử phát triển thủ công nghiệp Việt Nam. Nxb Văn - Sử - Địa,
Hà Nội.
[3] Launay Adrien, 1923. Histoire de la mission de Cochinchine 1658-1823. Documents
historiques, Paris.
[4] Phan Huy Lê, 1990. Về quá trình hình thành dân tộc của Lịch sử Việt Nam. Trường Đại học
Sư phạm Hà Nội, Hà Nội.
[5] Phan Huy Lê, 1963. Tình hình khai mỏ dưới triều Nguyễn. Tạp chí NCLS, số 52, trang 58 –
62, Hà Nội.
[6] Quốc sử quán triều Nguyễn, 1998. Quốc triều chính biên tốt yếu. Nxb Thuận Hóa, Huế.
[7] Quốc sử qn triều Nguyễn, 1978. Đại Nam thực lục chính biên. Nxb Khoa học Xã hội, Hà

Nội.
[8] Hoàng Anh Tuấn, 2006. Mậu dịch tơ lụa của Công ty Đông Ấn Hà Lan với Đàng Ngồi
1637-1670. Tạp chí Nghiên cứu Lịch sử, số 359.
[9] Hồng Anh Tuấn, 2007. Hải cảng miến Đơng Bắc và hệ thống thương mại Đàng Ngoài thế kỉ
XVII (qua các nguồn tư liệu phương Tây). Tạp chí Nghiên cứu Lịch sử số 1, 2007.
[10] Hoàng Anh Tuấn, 2007. Gốm sứ Đàng Ngồi xuất khẩu ra Đơng Nam Á thế kỉ XVII - Tư liệu
và nhận thức. Tạp chí Nghiên cứu Lịch sử số 11.
[11] Vương Hồng Tun, 1959. Tình hình cơng thương nghiệp Việt Nam thời Lê mạt. Nxb Văn
Sử Địa, Hà Nội.
[12] Tsuboi, 1992. Nước Việt Nam đối diện với Pháp và Trung Hoa. Hội Sử học Việt Nam, Hà
Nội.
[13] Trần Thị Vinh, 2007. Nhà nước Lê - Trịnh với kinh tế ngoại thương ở thế kỉ XVI-XVIII. Tạp
chí NCLS số 12.
[14] Trần Thị Vinh, 2004. Thể chế chính quyền ở Đàng Trong dưới thời các chúa Nguyễn (thế kỉ
XVI - XVIII). Tạp chí Nghiên cứu Lịch sử, số 10.
ABSTRACT
The movement of the mining under the Nguyen dynasty in the period from 1802 to 1858
Nguyen Thi Thanh Tung
Faculty of Political Theory, Hanoi University of Education
The Nguyen Dynasty is one of the enduring dynasty in the history of feudalism. Regarding
evaluation of the "contribution" and "crimes" of the Nguyen Dynasty, the national and international
scientific community has had multidimensional points of view. Many researchers still said that
the Nguyen Dynasty with the policies of "agricultural appreciation" limited the development of
commerce, industry, hampering the evolution of commodity economy of the country, causing the
severe social crisis, so the country dominated by the French colonist was inevitable! However,
several recent research has given the evidence proving that, in addition to the agricultural
appreciation policy, the Nguyen Dynasty was also very interested in handicraft, mining and trade
in the first half of the nineteenth century, which was clearly shown in the policies and fluctuations
of the mining sector under the Nguyen Dynasty (1802 -1884).
Keywords: Nguyen dynasty, the mining, commodity economy, feudal regime, from1802 to

1858.
124



×