Tải bản đầy đủ (.pdf) (93 trang)

Nghiên cứu đề xuất giải pháp tạo việc làm cho lao động nông thôn tại huyện hoa lư tỉnh ninh bình

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (1.03 MB, 93 trang )

1

ĐẶT VẤN ĐỀ
1. Sự cấp thiết của vấn đề nghiên cứu
Lao động – việc làm luôn luôn là vấn đề bức xúc khơng chỉ của riêng
mỗi quốc gia mà nó là vấn đề nóng bỏng mang tính chất tồn cầu, là mối quan
tâm lớn của nhân loại. Có thể nói, lực lượng lao động là bộ mặt riêng của mỗi
nước. Khi đánh giá một quốc gia mạnh hay yếu thì đội ngũ lao động là một
trong những nhân tố quyết định điều đó: số lượng lao động như thế nào, chất
lượng lao động ra sao… Với xu thế toàn cầu hóa và hội nhập kinh tế quốc tế
hiện nay ảnh hưởng không nhỏ tới lao động và việc làm của mỗi quốc gia, nó
thể hiện ở một số khía cạnh sau:
- Tác động trực tiếp tới lao động và việc làm.
- Ảnh hưởng tới thị trường lao động.
- Ảnh hưởng tới chất lượng nguồn nhân lực, nghĩa là đòi hỏi chất lượng
nguồn nhân lực phải được nâng cao để đáp ứng được với những công việc cần
giải quyết.
- Trong xã hội dần dần xuất hiện sự phân hóa giàu nghèo ngày càng rõ nét.
- Nhiều tệ nạn xã hội nảy sinh.
- Tình trạng thất nghiệp, thiếu việc làm diễn ra trong phạm vi rộng và
có xu hướng ngày một gia tăng…
Từ đó, gây sức ép tới giải quyết việc làm, lao động nông nghiệp ngày
một dư thừa nhiều, tệ nạn xã hội trong khu vực nơng thơn có xu hướng gia
tăng. Thiếu việc làm, thất nghiệp không chỉ là nỗi lo của mỗi gia đình mà cịn
là mối đe dọa của tồn xã hội. Một quốc gia có phồn thịnh được hay khơng thì
bước đệm làm tiền đề cho nó chính là chính trị xã hội an tồn, ổn định. Thực
chất, mọi chủ trương, chính sách của Đảng, Nhà nước là muốn hướng người
lao động tiếp cận được với việc làm, tạo ra sản phẩm ni sống chính bản
thân, gia đình mình và góp phần cải thiện xã hội.



2

Huyện Hoa Lư là huyện thuộc tỉnh Ninh Bình, với diện tích tự nhiên
103,5 km2, dân số trên 66 nghìn người, mật độ dân số 641 người/km2, có trên
49 nghìn người trong độ tuổi lao động, chiếm 74% dân số của cả huyện, số
dân ở nông thôn chiếm 95,83%, thu nhập bình quân đầu người thấp mới đạt
4.359.000 đồng/người/năm vào năm 2010 [ 38]. Thu nhập của người lao động
cơ bản dựa vào sản xuất nông nghiệp, chất lượng lao động thấp, lao động phổ
thông là chủ yếu, chưa qua đào tạo.
Vì vậy, nghiên cứu vấn đề giải quyết việc làm ở huyện Hoa Lư, tỉnh
Ninh Bình nhằm đánh giá đúng đắn thực trạng, tìm ra phương hướng và
những giải pháp hữu hiệu để sử dụng hợp lý, có hiệu quả nguồn lao động của
huyện là một đòi hỏi bức xúc có ý nghĩa thiết thực cả về lý luận và thực tiễn.
Do đó, tơi chọn đề tài: “ Nghiên cứu đề xuất giải pháp tạo việc làm cho lao
động nơng thơn ở huyện Hoa Lư, tỉnh Ninh Bình”.
2. Mục tiêu nghiên cứu
2.1. Mục tiêu tổng quát
Nghiên cứu thực trạng nhằm đề xuất các giải pháp góp phần giải quyết
việc làm cho lao động nông thôn ở huyện Hoa Lư, tỉnh Ninh Bình.
2.2. Mục tiêu cụ thể
- Tổng luận được cơ sở lý luận và thực tiễn về lao động – việc làm và sử
dụng lao động nông nghiệp làm cơ sở khoa học cho các nghiên cứu của đề tài.
- Đánh giá thực trạng lao động, việc làm, giải quyết việc làm cho lao
động nông thôn tại địa bàn nghiên cứu, làm rõ kết quả đạt được đồng thời
nhận định đúng những tồn tại và khó khăn hiện nay.
- Đề xuất giải pháp và khuyến nghị chính sách giải quyết việc làm cho
lao động nông thôn ở huyện Hoa Lư, tỉnh Ninh Bình trong những năm tới.


3


3. Đối tượng và phạm vi nghiên cứu
3.1. Đối tượng nghiên cứu
Đối tượng nghiên cứu của luận văn là lao động nơng thơn ở huyện Hoa
Lư, tỉnh Ninh Bình, các hoạt động sinh kế của người dân, hoạt động của các
tổ chức chính trị, xã hội trên địa bàn, các chính sách chương trình và dự án
khác có liên quan.
3.2. Phạm vi nghiên cứu
- Phạm vi về nội dung: Đánh giá thực trạng giải quyết việc làm cho lao
động nông thôn ở huyện Hoa Lư
- Phạm vi về không gian: huyện Hoa Lư, tỉnh Ninh Bình (dự kiến ở các
xã: Trường Yên, Ninh Xuân, Ninh Giang, Ninh Thắng, Ninh Vân và thị trấn
Thiên Tôn)
- Phạm vi về thời gian: Tổng quan tài liệu được sử dụng số liệu của các
năm trước. Số liệu sơ cấp thông qua điều tra, phỏng vấn của năm 2012
4. Nội dung nghiên cứu
- Cơ sở lý luận và thực tiễn của vấn đề nghiên cứu
- Thực trạng giải quyết việc làm cho lao động nông thơn ở Hoa Lư
- Phân tích mặt mạnh, mặt yếu, cơ hội và thách thức giải quyết việc
làm cho lao động nơng thơn ở Hoa Lư.
- Những giải pháp góp phần giải quyết việc làm cho lao động nông thôn
Hoa Lư.


4

Chương 1
CƠ SỞ LÝ LUẬN VÀ THỰC TIỄN CỦA VẤN ĐỀ NGHIÊN CỨU
1.1. Cơ sở lý luận về vấn đề nghiên cứu
1.1.1. Khái niệm về lao động

Theo C.Mác: "Lao động là một điều kiện tồn tại của con người không
phụ thuộc vào bất kỳ hình thái xã hội nào, là một sự tất yếu tự nhiên vĩnh cửu
làm môi giới cho sự trao đổi chất giữa con người với tự nhiên, tức là cho bản
thân sự sống của con người" [39,tr.61]. Ph.Ăngghen viết: "Khẳng định rằng
lao động là nguồn gốc của mọi của cải. Lao động đúng là như vậy, khi đi đôi
với giới tự nhiên là cung cấp những vật liệu cho lao động đem biến thành của
cải. Nhưng lao động cịn là một cái gì vơ cùng lớn lao hơn thế nữa, lao động
là điều kiện cơ bản đầu tiên của toàn bộ đời sống loài người, và như thế đến
một mức mà trên ý nghĩa nào đó, chúng ta phải nói: lao động đã sáng tạo ra
bản thân con người [40,tr.641].
Trong quá trình lao động, con người đã vận dụng sức lực của mình, sử
dụng cơng cụ lao động vào tự nhiên nhằm biến đổi tự nhiên phục vụ cho nhu
cầu của cuộc sống. Đó là quá trình sản xuất vật chất được kết hợp bởi ba yếu
tố: lao động, đối tượng lao động và tư liệu lao động. Trong bất kỳ nền sản
xuất nào, kể cả nền sản xuất hiện đại, lao động bao giờ cũng là nhân tố cơ
bản, là điều kiện không thể thiếu của sự tồn tại và phát triển đời sống xã hội
loài người. Lao động là hoạt động sáng tạo của con người, nhờ có lao động
mà con người khẳng định mình là chủ thể sáng tạo mọi giá trị vật chất và tinh
thần của xã hội.
Lịch sử phát triển của xã hội loài người đã chỉ rõ: trong các nguồn lực
cơ bản (Lao động, tài nguyên thiên nhiên, vốn và khoa học cơng nghệ), mỗi
nguồn lực đều có thể bị khan hiếm, cạn kiệt nhưng nguồn lực con người là vơ
tận nếu quốc gia đó có chính sách đúng đắn về đào tạo, bồi dưỡng, sử dụng và


5

khai thác nguồn lực này một cách khoa học. Vì vậy, V.Lênin khẳng định: "
Lực lượng sản xuất hàng đầu của nhân loại là người lao động" [41,tr.430].
Trong nguồn lao động của mỗi quốc gia hay một địa phương nào đó thì

người lao động được xếp vào nguồn lao động. Nguồn lao động là số lượng
của dân cư của quốc gia đó hay của địa phương đó có khả năng lao động.
Hay có thể hiểu rằng: nguồn lao động là bộ phận dân cư có tồn bộ thể chất
và tinh thần có thể sử dụng trong q trình lao động.
Tiềm lực của đất nước mạnh hay yếu trước hết phụ thuộc vào yếu tố
nguồn lực lao động; bởi vì, với tư cách là nguồn lực, lao động trực tiếp tham
gia tạo cung của nền kinh tế. Với tư cách là bộ phận dân số thực hiện quá
trình tiêu dùng, nguồn lao động trở thành nhân tố tạo cầu của nền kinh tế.
Điều khác biệt cơ bản giữa nguồn lao động với các nguồn lực khác là vừa
tham gia tạo cung và tạo cầu của nền kinh tế, vừa trực tiếp điều tiết quan hệ
đó gắn với các thể chế kinh tế xã hội do con người tạo nên. Nguồn lao động
vừa có nhu cầu tự thân để phát triển với yêu cầu ngày càng cao và phong phú,
vừa là chủ thể sáng tạo ra công nghệ, điều chỉnh cơ bản kinh tế để thoả mãn
các nhu cầu đó.
Bộ phận chính của nguồn lao động là lực lượng lao động, bao gồm
những người trong độ tuổi lao động, có sức khoẻ đang làm việc và những
người thất nghiệp. Đặc trưng của nguồn lao động là các chỉ tiêu về số lượng
và chất lượng, bao gồm các chỉ tiêu: số lượng, độ tuổi, giới tính, trình độ học
vấn, trình độ chun mơn kỹ thuật, số người đang đi học, số người đang làm
việc và sự phân bố lao động theo lãnh thổ, theo ngành, theo khu vực kinh tế...
Như đã đề cập, lao động là quá trình tiêu dùng sức lao động, vậy q
trình đó chỉ có thể tiến hành khi đã được dựa trên những tiền đề vật chất phục
vụ cho q trình đó đầy đủ. Trên bình diện một nước hay một địa phương nào
đó thì q trình lao động của bộ phận dân cư có sức lao động lại được thể hiện


6

ở số lượng việc làm. Việc làm là một phạm trù kinh tế - xã hội, là một chỉ tiêu
cơ bản để xem xét, đánh giá sự tiến bộ hay lạc hậu của mỗi quốc gia trong

một giai đoạn lịch sử nhất định.
1.1.2. Việc làm
Khi nghiên cứu quá trình sản xuất tư bản chủ nghĩa, C.Mác có đề cập
đến việc làm nhưng chưa đưa ra khái niệm cụ thể về việc làm, như: " Sự tăng
lên của bộ phận tư bản khả biến của tư bản và do đó sự tăng thêm số cơng
nhân đã có việc làm, bao giờ cũng gắn liền với những biến động mạnh mẽ và
với việc sản xuất ra số nhân khẩu thừa tạm thời" [39, tr.159].
Có nhiều cách quan niệm khác nhau về việc làm, song xét cho cùng
thực chất của việc làm là sự kết hợp sức lao động của con người với tư liệu
sản xuất.
Từ khi Đảng ta tiến hành công cuộc đổi mới đất nước đến nay, quan
niệm về việc làm đã được nhìn nhận đúng đắn và khoa học. Điều 13, chương
II Bộ luật lao động nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam chỉ rõ: "Mọi
hoạt động lao động tạo ra nguồn thu nhập không bị pháp luật cấm đều được
thừa nhận là việc làm" [28, tr.42]. Với khái niệm này, các hoạt động lao động
sau đây được xác định là việc làm, bao gồm:
Khái niệm việc làm theo bộ luật lao động của nước ta bao gồm một
phạm vi rất rộng: từ những công việc được thực hiện trong doanh nghiệp,
công sở đến mọi hoạt động lao động hợp pháp, như các cơng việc nội trợ,
chăm sóc con cháu trong gia đình… đều được coi là việc làm. Khái niệm trên
làm cho nội dung của việc làm được mở rộng và tạo ra khả năng to lớn, giải
phóng tiềm năng lao động, giải quyết việc làm cho nhiều người
Điều đó được Bộ luật lao động qui định rõ ràng: " Giải quyết việc làm,
đảm bảo cho mọi người có khả năng lao động đều có cơ hội có việc làm là trách
nhiệm của nhà nước, của các doanh nghiệp và của toàn xã hội" [28, tr.142].


7

Từ khái niệm việc làm, có thể làm rõ hơn một số khái niệm dẫn suất

như sau: người có việc làm, thiếu việc làm.
1.1.2.1. Người có việc làm
Đối với nước ta, người có việc làm là người từ đủ 15 tuổi trở lên trong
nhóm dân số hoạt động kinh tế, đang làm việc để nhận tiền lương (tiền công)
hoặc đang làm cơng việc dịch vụ cho bản thân, gia đình và các việc sản xuất
kinh doanh của hộ gia đình.
Có việc làm là có thu nhập, là địi hỏi chính đáng của người lao động. tạo
được việc làm tức là thu hút được nguồn lao động vào quá trình sản xuất, làm ra
nhiều của cải cho xã hội, tạo ra tiền đề vật chất để giải quyết tốt mối quan hệ gắn
tăng trưởng kinh tế với tiến bộ và công bằng xã hội. Trong hoạch định chính
sách và chỉ đạo thực tiễn, Đảng ta luôn quan tâm đến con người, tạo mọi điều
kiện để con người phát triển, Đảng ta khẳng định: " Phát huy yếu tố con người
và lấy con người làm mục đích cao nhất của mọi hoạt động" [9, tr.36].
Thực tiễn những năm qua cho thấy, với các chính sách về lao động và
việc làm của Đảng và nhà nước ta đã có tác động tích cực, tạo ra nhiều việc
làm mới cho người lao động; vì vậy, đời sống của đại bộ phận nhân dân lao
động được cải thiện, nâng cao rõ rệt. Tuy nhiên, vấn đề giải quyết việc làm
cho người lao động vẫn nổi lên là một trong những vấn đề bức xúc, đặc biệt là
đối với những vùng, những địa phương đất chật, người đơng, nhiều người lao
động cịn khơng có hoặc thiếu việc làm.
1.1.2.2. Thiếu việc làm
Có nhiều cách tiếp cận và cách hiểu khác nhau về vấn đề này, theo TS.
Trần Thị Thu đưa ra khái niệm mà nhiều nhà nghiên cứu cho là hợp lý và
khoa học: " Thiếu việc làm còn được gọi là bán thất nghiệp hoặc thất nghiệp
trá hình là hiện tượng người lao động có việc làm ít hơn mức mà mình mong
muốn" [30, tr.17].


8


Đó là tình trạng có việc làm nhưng do ngun nhân khách quan ngoài ý
muốn của người lao động, họ phải làm việc không hết thời gian theo pháp luật
qui định, hoặc làm những công việc mà tiền công thấp không đáp ứng đủ nhu
cầu của cuộc sống, họ muốn tìm thêm việc làm để bổ sung.
1.1.2.3.Giải quyết việc làm
Giải quyết việc làm là nâng cao chất lượng việc làm và tạo ra việc làm
để thu hút người lao động vào guồng máy sản xuất của nền kinh tế. Giải quyết
việc làm không chỉ nhằm tạo thêm việc làm mà còn phải nâng cao chất lượng
việc làm. Đây là vấn đề cịn ít được chú ý khi đề cập đến vấn đề GQVL,
người ta chỉ quan tâm đến khía cạnh thứ hai của nó là vấn đề tạo ra việc làm.
Vậy tạo ra việc làm là gì?
Tạo ra việc làm là hoạt động kiến thiết cho người lao động có được một
công việc cụ thể mang lại thu nhập cho họ và không bị pháp luật ngăn cấm.
Người tạo ra cơng việc cho người lao động có thể là chính phủ thơng qua các
chính sách, có thể là một tổ chức hoạt động kinh tế, các cá nhân, thông qua
các hoạt động th mướn nhân cơng.
1.1.3. Thất nghiệp
Có nhiều quan niệm khác nhau về thất nghiệp, nhưng nội dung cơ bản của
thất nghiệp là đề cập về việc: người lao động có khả năng làm việc, mong muốn
làm việc nhưng không được làm việc. Samuelson nhà kinh tế học của trường
phái hiện đại cho rằng: " Thất nghiệp là những người khơng có việc làm, nhưng
đang chờ để trở lại việc làm hoặc đang tích cực tìm việc làm". [3, tr.271].
Như vậy, thất nghiệp (khơng có việc làm) là hiện tượng người lao động
bị mất việc làm hay là sự tách rời sức lao động khỏi tư liệu sản xuất. Thất
nghiệp có nhiều loại:


9

+Thất nghiệp cơ cấu: là thất nghiệp xuất hiện không có sự đồng bộ giữa

kỹ năng, trình độ của người lao động với cơ hội làm việc do cầu lao động và
sản xuất thay đổi.
+Thất nghiệp do chuyển đổi: là một dạng của thất nghiệp cơ cấu, đây là
loại thất nghiệp do sự mất cân bằng trong một thời kỳ dài giữa cung và cầu
lao động. Nó nảy sinh do có những điều chỉnh trong chính sách kinh tế, dẫn
đến những thay đổi trong cơ cấu sản xuất, tiêu thụ trong toàn bộ nền kinh tế,
làm cho một số ngành kinh tế truyền thống bị suy thoái và làm nảy sinh một
số ngành mới. Những thay đổi này làm cho các kỹ năng, tay nghè cũ của
người lao động trở nên khơng thích hợp với những ngành nghề mới. Họ buộc
phải thôi việc hoặc phải mất một thời gian nhất định để đào tạo, huấn luyện
lại tay nghề [12, tr.144]. Thất nghiệp cơ cấu thường xảy ra ở các nước đang
phát triển có nền kinh tế đang chuyển đổi như nước ta; loại thất nghiệp này có
quy mơ lớn, trầm trọng hơn so với thất nghiệp do thay đổi cơ cấu ở các nước
đang phát triển.
+ Thất nghiệp tạm thời: là thất nghiệp phát sinh do người lao động muốn
có thời gian để tìm việc làm thích hợp với chun mơn và sở thích của mình.
+ Thất nghiệp theo mùa vụ: là thất nghiệp do cầu lao động giảm,
thường vào những thời kỳ nhất định trong năm.
+ Thất nghiệp chu kỳ: là thất nghiệp gắn liền với sự suy giảm theo thời
kỳ của nền kinh tế.
Ở nước ta, theo khái niệm của Bộ Lao động thương binh và xã hội:
Người bị coi là thất nghiệp là người đủ 15 tuổi trở lên trong nhóm dân số hoạt
động kinh tế, hiện tại đang đi tìm việc làm hay khơng đi tìm việc do khơng
biết tìm việc ở đâu; và những người trong tuần lễ trước thời điểm điều tra có
tổng số giờ làm việc dưới 8 giờ, có mong muốn và sẵn sàng làm thêm giờ
nhưng khơng tìm ra việc [12, tr.142].


10


Với khái niệm trên, theo Bộ luật lao động ở nước ta hiện nay: Những người
trong độ tuổi lao động ( nam từ 15 đến 60, nữ từ 15 đến 55 tuổi) có khả năng lao
động, khơng có việc làm hoặc đang tìm việc làm là những người thất nghiệp.
1.2. Tình hình nghiên cứu, giải quyết vấn đề nghiên cứu
1.2.1. Trên thế giới
1.2.1.1.Kinh nghiệm của Nhật Bản
Chiến tranh thế giới thứ hai kết thúc đã để lại hậu quả nặng nề về người
và của cho Nhật Bản. Đất nước bị tàn phá kiệt quệ, Nhật Bản phải tìm hướng đi
lên từ “ đơi bàn tay trắng”. Trước tình hình hụt hậu quá xa về kinh tế và công
nghệ so với phương Tây, Nhật Bản đã lựa chọn con đường phát triển từ “ đầu
tư cho giáo dục”. Năm 1947, Nhật Bản chỉ rõ: luật giáo dục được coi là nhiệm
vụ của quốc gia và là quyền cơ bản của người dân Nhật. Nền giáo dục dựa vào
truyền thống thuần Nhật, chú trọng giáo dục đạo đức, nhân cách, kỷ luật, tính
kiên trì, lịng u lao động, tiết kiệm. Hệ thống giáo dục được ưu tiên đặc biệt:
“ Từ năm 1960 đến nay đầu tư cho giáo dục công cộng chiếm trên 5% GNP”
[35, tr.5]. Giáo dục phổ cập miễn phí cho tất cả trẻ em từ 6 đến 15 tuổi. Do đặt
giáo dục là nhiệm vụ trên hết, Nhật Bản đã tạo được nguồn lực lao động có
trình độ tay nghề cao, động lực quyết định làm nên kỳ tích sự tăng trưởng “
thần kỳ” của kinh tế , đưa nước Nhật trở thành cường quốc kinh tế.
Nhật Bản đã biết kết hợp tài tình những yếu tố “tâm lý và kinh tế” để
khai thác và sử dụng có hiệu quả nguồn lực lao động, tạo nên đội ngũ những
người lao động tồn tâm, tồn ý vì sự phồn vinh của doanh nghiệp (hãng,
cơng ty, xí nghiệp). Ngồi tiền lương, cơng chức cịn được lĩnh tiền thưởng.
Mỗi khi có sáng kiến mang lại lợi ích cho doanh nghiệp thì người lao động có
tiền thưởng. Mức thưởng nhiều hay ít phụ thuộc vào hiệu quả của sáng kiến
và kết quả hoạt động của doanh nghiệp, nhờ đó đã kích thích người lao động
có ý thức cải tiến kỹ thuật tăng năng suất lao động.


11


Một trong những giải pháp quan trọng để giải quyết vấn đề việc làm là:
Nhật Bản đã duy trì “cơ cấu kinh tế hai tầng” với sự tồn tại song song của hai
khu vực kinh tế: kinh tế truyền thống (gồm các doanh nghiệp vừa và nhỏ) và
khu vực kinh tế hiện đại. Vì vậy, Nhật Bản khơng những đã thu hút đơng đảo
lực lượng lao động có tay nghề thấp mà còn cho phép sử dụng cả lao động
nhàn rỗi ở mọi lứa tuổi phục vụ cho các doanh nghiệp nhỏ, là nơi tiếp nhận
lao động của các doanh nghiệp lớn khi thiếu việc làm. Vì vậy, sự tồn tại của
khu vực sản xuất kinh doanh nhỏ được ví như chiếc van an tồn cho các xí
nghiệp lớn và công nhân của họ.
1.2.1.2. Kinh nghiệm của Trung Quốc
Nhận thức rõ tầm quan trọng của vấn đề lao động và việc làm Chính
phủ Trung Quốc đã đặt ra mục tiêu giải quyết việc làm cho người lao động là
một trong những nhiệm vụ cấp bách nhất.
Các biện pháp cụ thể xác định nhằm thực hiện có hiệu quả nhiệm vụ này là:
Thứ nhất: đưa ra mục tiêu giải quyết việc làm vào trong các kế hoạch
và chiến lược phát triển kinh tế - xã hội của đất nước; cải cách cơ cấu kinh tế
theo hướng phát triển nhanh khu vực dịch vụ, khuyến khích phát triển các
doanh nghiệp vừa và nhỏ; phát triển khu vực kinh tế phi nhà nước; thực hiện
các chính sách tài chính tích cực để tăng độ co giãn của cầu lao động.
Thứ hai: xây dựng và phát triển thị trường lao động theo hướng thống
nhất, mở cửa, cạnh tranh và quy phạm hóa. Trong đó, các biện pháp được chú
trọng là:
- Hoàn thiện thể chế thị trường lao động để người lao động thực sự tự
do đi tìm việc làm, tạo điều kiện thuận lợi để hàng hóa sức lao động có thể
lưu thơng dễ dàng trên thị trường, khơi thông các rào cản làm phân mảng thị
trường giữa các vùng.


12


- Giảm bớt sự can thiệp của các bộ hoặc cơ quan nhà nước vào hoạt
động của thị trường lao động.
Thứ ba: xác định các chính sách thu hút nhân tài một cách hợp lý.
Trung Quốc coi đây là một biện pháp để giữ chân và thu hút nhân tài cả ở
trong nước và ngồi nước.
Thứ tư: tăng cường cơng tác đào tạo và đào tạo lại người lao động.
Thứ năm: cải cách chính sách tiền lương hoặc tiền cơng lao động có thể
tóm gọn trong 8 từ sau: “Ưu tiên hiệu quả, chiếu cố công bằng”.
Thứ sáu: nâng cao hiệu quả hoạt động của các “trung tâm tái tạo việc
làm” cho người lao động dôi dư của các doanh nghiệp nhà nước.
Thứ bảy: phát triển hệ thống an sinh xã hội gồm ba bộ phận: bảo hiểm
xã hội, bảo trợ xã hội và chính sách các gia đình qn nhân.
1.2.2. Một số kinh nghiệm giải quyết việc làm ở Việt Nam
1.2.2.1. Kinh nghiệm của tỉnh Nam Định
Nam Định là tỉnh đông dân, dân số hơn 2 triệu người, diện tích tự nhiên
163,7ha, mật độ dân số cao: bình qn 1.164 người/km2 [31, tr.173]. trước
thời kỳ đổi mới, Nam Định là tỉnh có ngành cơng nghiệp nhẹ khá phát triển,
đặc biệt là công nghiệp dệt may; đã thu hút tạo mở việc làm đảm bảo đời sống
cho trên 2 vạn lao động (chưa tính đến số người theo).
Từ năm 1996 (sau 10 năm đổi mới), đặc biệt là những năm gần đây,
tỉnh Nam Định đã có nhiều chính sách đúng đắn để phát triển kinh tế, tạo mở
việc làm, bước đầu đã thu được một số kết quả quan trọng. Có thể khái quát
kinh nghiệm giải quyết việc làm của Nam Định như sau:
- Chú trọng đầu tư phát triển công nghiệp vừa và nhỏ thuộc nhiều thành
phần kinh tế [14].
- Khơi phục, phát triển làng nghề, khuyến khích thành lập doanh nghiệp
mới [14].



13

- Tập trung xây dựng cụm công nghiệp, điểm công nghiệp nông thôn
[39, tr.6].
- Đẩy nhanh phát triển nông nghiệp tồn diện, bền vững theo hướng sản
xuất hàng hóa trong tiến trình cơng nghiệp hóa, hiện đại hóa nơng nghiệp,
nơng thôn.
- Đẩy mạnh phát triển nuôi trồng thủy sản dưới nhiều loại hình tổ chức
sản xuất, quy mơ phù hợp [1].
1.2.2.2. Kinh nghiệm của thành phố Hà Nội
Hà Nội – thủ đơ – trung tâm kinh tế, chính trị của cả nước. Lực lượng
lao động ở Hà Nội có chất lượng, trình độ chun mơn kỹ thuật cao hơn so
với các tỉnh phía Bắc. Tuy nhiên, do lực lượng lao động đông, tốc độ phát
triển của nguồn nhân lực tăng nhanh nên sức ép về lao động và việc làm
thường xuyên diễn ra gay gắt, bức xúc.
Trong những năm qua, Hà Nội đã có nhiều giải pháp đúng đắn để phát
triển kinh tế, tạo mở việc làm, thu được một số kết quả đáng ghi nhận. Có thể
khái quát kinh nghiệm giải quyết việc làm của Hà Nội như sau:
- Đẩy mạnh công tác giáo dục – đào tạo, đặc biệt là đào tạo lại nghề
cho người lao động.
- Đẩy mạnh chuyển dịch cơ cấu kinh tế theo hướng công nghiệp hóa, hiện
đại hóa gắn với sự phát triển đa dạng các ngành, nghề sử dụng nhiều lao động.
- Phát triển toàn diện kinh tế - xã hội ở khu vực nông thôn ngoại thành,
đẩy mạnh thâm canh tăng năng suất cây trồng, vật nuôi; tạo mở nhiều việc
làm, phát triển chăn nuôi và kinh tế vườn; thực hiện đồng bộ chương trình xóa
đói giảm nghèo, phát triển ngành, nghề và dịch vụ nhỏ ở nông thôn.
- Mở rộng quan hệ hợp tác kinh tế với các nước và đẩy mạnh xuất khẩu
lao động.



14

- Tạo môi trường thuận lợi, khai thác, sử dụng có hiệu quả các nguồn
vốn tạo việc làm, đẩy mạnh phát triển thị trường sức lao động, đổi mới và
nâng cao hiệu quả hoạt động của các trung tâm dịch vụ việc làm.
1.2.2.3. Kinh nghiệm của tỉnh Thanh Hóa
Thanh Hóa là tỉnh có nền kinh tế nơng nghiệp là chủ yếu, dân số 3,405
triệu người, 80% số dân sống ở nông thôn, cơ cấu lao động trẻ, lực lượng lao
động dồi dào, Thanh Hóa có 2,16 triệu người trong độ tuổi lao động, chiếm tỷ
lệ 58,8% dân số toàn tỉnh, lao động đã qua đào tạo chiếm 27%, trong đó lao
động có trình độ cao đẳng, đại học trở lên chiếm 5,4%.
Hàng năm, tồn tỉnh có trên 3 vạn người đến độ tuổi lao động chưa có
việc làm, chưa kể số lao động của năm trước chuyển sang. Tình trạng thiếu
việc làm ở nông thôn rất lớn, mới sử dụng 70% quỹ thời gian làm việc trong
năm [24,tr.35].
Kinh nghiệm giải quyết việc làm của Thanh Hóa có thể khái quát như sau:
- Tập trung đầu tư đào tạo nghề cho người lao động để nâng cao chất
lượng nguồn nhân lực, đặc biệt là ở các lĩnh vực trồng trọt và chăn ni, khơi
phục các ngành nghề truyền thống; khuyến khích tư nhân và các tổ chức xã
hội mở cơ sở dạy nghề.
- Tạo mọi điều kiện thuận lợi cho các thành phần kinh tế đầu tư phát
triển sản xuất kinh doanh, tạo mở việc làm, gắn kết chương trình giải quyết
việc làm với các chương trình kinh tế - xã hội.
- Xây dựng chính sách ưu tiên, khuyến khích, hỗ trợ phát triển sản xuất
kinh doanh, tạo mở việc làm mới như: cho vay vốn ưu đãi, miễn giảm thuế 5
năm thời kỳ đầu đối với các ngành nghề mới, cho thuê, mượn mặt bằng để tổ
chức sản xuất.


15


- Khuyến khích phát triển kinh tế trang trại, phân vùng ruộng đất ở
những nơi sản xuất nguyên liệu phục vụ cho cơng nghiệp, điều hịa lợi ích
giữa những người sản xuất nguyên liệu với bên chế biến ra thành phẩm
- Có kế hoạch và quy hoạch di dân từ các vùng có mật độ dân số đơng
đến các vùng có mật độ dân số ít; đẩy mạnh cơng tác xuất khẩu lao động có
hiệu quả.
Những bài học kinh nghiệm rút ra từ giải quyết việc làm ở trong nước
và nước ngoài.
Từ nghiên cứu kinh nghiệm giải quyết vấn đề việc làm có tính điển hình ở
nước ngồi (Nhật Bản, Trung Quốc) và một số tỉnh, thành trong nước; đối với
địa phương huyện Hoa Lư, tỉnh Ninh Bình là một huyện thuần nông, lao động
phổ thông là chủ yếu, để giải quyết việc làm có hiệu quả cần vận dụng những
bài học kinh nghiệm sau:
- Chú trọng đầu tư, phát triển giáo dục – đào tạo để nâng cao chất lượng
nguồn nhân lực, đặc biệt là đào tạo nghề cho người lao động.
- Đẩy mạnh chuyển dịch cơ cấu kinh tế theo hướng cơng nghiệp hóa,
hiện đại hóa nơng nghiệp, nông thôn.
- Khôi phục và phát triển nghề truyền thống, du nhập và phát triển
ngành nghề mới.
- Xây dựng hệ thống cơ chế, chính sách đầu tư thơng thống để tạo nên
“sức hút” đầu tư, lựa chọn đầu tư phát triển những ngành nghề có cơng nghệ
phù hợp với khả năng, trình độ của người lao động Hoa Lư.
- Đẩy mạnh xuất khẩu lao động.
- Xây dựng phát triển kinh tế du lịch, dịch vụ trở thành ngành kinh tế
mũi nhọn của huyện.


16


1.4 Một số kết luận rút ra từ nghiên cứu tổng quan
Nhu cầu việc làm ngày càng lớn với khả năng giải quyết còn rất hạn
hẹp, chưa gắn kết được giữa lao động với tiềm năng sẵn có. Vấn đề đặt ra là
Nhà nước phải tạo ra điều kiện và mơi trường đồng bộ (Pháp luật, cơ chế,
chính sách) để tác động khai thác được các nguồn lực (lao động, đất đai, tài
nguyên…) để phát triển thị trường lao động giải quyết việc làm, làm cho cung
và cầu lao động ăn khớp, phù hợp với nhau ở mức cao nhất.
Vấn đề việc làm vừa là vấn đề kinh tế - xã hội cơ bản, lâu dài có tính
chất chiến lược, vừa là vấn đề cấp bách trước mắt mang tính xã hội sâu sắc,
đòi hỏi cùng một lúc phải tập trung giải quyết việc làm cho một số đối tượng
như: con em các gia đình chính sách xã hội, bộ đội xuất ngũ, thanh niên đến
tuổi lao động, đối tượng tệ nạn xã hội sau cải tạo, người xuất cảnh trái
phép…Nếu không giải quyết việc làm cho đối tượng này sẽ dễ phát sinh
những “điểm nóng” về mặt xã hội, dẫn đến nguy cơ mất an toàn xã hội.
Nền kinh tế nước ta vẫn đang trong quá trình chuyển đổi, để có cơ cấu
kinh tế tiến bộ địi hỏi phải tổ chức lại lao động trên phương diện toàn xã hội,
tất yếu dẫn đến xu thế đẩy lao động tách khỏi việc làm, dẫn đến dư thừa một
bộ phận lớn lao động xã hội.
Vì những lý do khác nhau mà cho đến nay, vẫn chưa có cơng trình khoa
học nào nghiên cứu một cách hệ thống, đồng bộ và toàn diện về giải quyết
việc làm ở Việt Nam. Phần lớn vấn đề này mới thực hiện ở mức độ nhất định,
ở một số tỉnh, thành…Sau đây là một số tồn tại chính:
- Nước ta là nước chậm phát triển, điểm xuất phát thấp, nền kinh tế mất
cân đối nghiêm trọng, thiếu những tiền đề vật chất cần thiết mà trước hết là
nền đại cơng nghiệp để thay đổi nhanh chóng toàn bộ cơ cấu kinh tế cho phù
hợp với nền kinh tế thị trường hiện đại; hạ tầng cơ sở thấp kém, không đồng
bộ; công nghệ lạc hậu, thiếu vốn, chất lượng lao động thấp, quan hệ kinh tế


17


đối ngoại còn ở mức hạn hẹp... những nguyên nhân đó đã làm hạn chế và gây
ra nhiều trở ngại, khó khăn trong q trình giải quyết việc làm cho người lao
động.
- Thiếu những cơng trình nghiên cứu theo hướng tồn diện, kết hợp
phân tích cơ hội và thách thức làm cơ sở cho việc đề ra các giải pháp nhằm
giải quyết việc làm cho lao động.
- Hầu hết các giải pháp đưa ra trong những nghiên cứu dạng này còn
chung chung, tản mạn, chỉ dừng lại ở tiềm năng, có nghĩa là mới khẳng định
đó là giải pháp gì, chứ chưa đưa ra được làm như thế nào.
Chính vì vậy, vấn đề giải quyết việc làm cần tiếp tục nghiên cứu và
hoàn thiện.


18

Chương 2
ĐẶC ĐIỂM ĐỊA BÀN NGHIÊN CỨU VÀ PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU
2.1. Đặc điểm cơ bản của địa bàn nghiên cứu
2.1.1. Đặc điểm tự nhiên của huyện Hoa Lư
2.1.1.1. Vị trí địa lý, ranh giới và diện tích
Hoa Lư là một huyện nằm ở trung tâm tỉnh Ninh Bình, được thành lập
năm 1977 và mang tên kinh đô Hoa Lư của Việt Nam thế kỷ X vì phần lớn
các di tích của cố đơ Hoa Lư hiện nay nằm trên huyện này. Hoa Lư thuộc
vùng bán sơn địa, có nhiều cảnh quan thiên nhiên như khu hang động Tràng
An, Tam Cốc - Bích Động bên cạnh các di tích thuộc quần thể di tích Cố đơ
Hoa Lư được hình thành và lưu giữ từ hơn 1000 năm trước. Theo điều chỉnh
quy hoạch mở rộng thành phố Ninh Bình đến năm 2030 và tầm nhìn đến năm
2050 thì tồn bộ huyện Hoa Lư sẽ nhập về thành phố Hoa Lư (hiện tại gồm
thành phố Ninh Bình, huyện Hoa Lư và một số xã khác.

Huyện Hoa Lư có vị trí bao bọc phía bắc và tây với thành phố Ninh
Bình, phía bắc giáp huyện Gia Viễn, phía tây giáp thị xã Tam Điệp, phía nam
giáp huyện n Mơ, phía đơng giáp huyện Ý Yên, tỉnh Nam Định và thành
phố Ninh Bình.
Hoa Lư có diện tích tự nhiên 103,5 km² và dân số 66.306 nghìn người
(2010). 11 đơn vị hành chính trực thuộc gồm các xã Trường Yên, Ninh Hòa,
Ninh Giang, Ninh Mỹ, Ninh Khang, Ninh Xuân, Ninh Vân, Ninh Hải, Ninh
An, Ninh Thắng và thị trấn Thiên Tơn. Hoa Lư có ưu thế về giao thông cả về
đường thuỷ, đường bộ và đường sắt với vị trí nằm giữa thành phố Ninh Bình và
thị xã Tam Điệp. Tiềm năng vị trí và du lịch lớn kéo theo các hoạt động kinh tế
của huyện phát triển mạnh như: các khu công nghiệp, khai thác đá, làng nghề
truyền thống, v.v.


19

2.1.1.2 Địa hình
Hoa Lư có một địa hình đa dạng, vừa có đồng bằng, đồi núi, nửa đồi
núi, về địa hình có hai vùng khá rõ:
- Vùng đồi núi, nửa đồi núi với các dãy núi đá vôi, núi nhiều thạch sét,
sa thạch, đồi đất đan xen các thung lũng lịng chảo hẹp, đầm lầy, ruộng trũng
ven núi, có tài ngun khống sản, đặc biệt là đá vơi, có nhiều tiềm năng phát
triển du lịch, làng nghề truyền thống.
- Vùng đồng bằng trung tâm là vùng đất đai màu mỡ, bãi bồi ven sơng,
có nhiều tiềm năng để phát triển nông nghiệp, đáp ứng nhu cầu lương thực tại
chỗ, và sản xuất hàng hóa xuất khẩu.
Với địa hình đa dạng như vậy, Hoa Lư có đủ điều kiện để phát triển
một nền kinh tế tổng hợp, để từ đó tăng thêm việc làm cho người lao động,
góp phần giải quyết vấn đề việc làm của huyện.
2.1.1.3 Khí hậu

Hoa Lư thuộc vùng tiểu khí hậu của đồng bằng sơng Hồng, ngồi ảnh
hưởng sâu sắc của gió mùa Đơng Bắc, Đơng Nam, khí hậu rừng núi và nửa
rừng núi. Thời tiết trong năm chia làm hai mùa khá rõ rệt: mùa khô từ tháng
11- 12 năm trước đến tháng 4 năm sau; mùa mưa từ tháng 5- tháng 10. Nhiệt
độ trung bình hàng năm là 24,2oC và có sự chênh lệch khơng nhiều giữa các
vùng (hơn kém nhau từ 0,3 - 0,4oC); tháng 7 có nhiệt độ trung bình cao nhất
là 29,3oC, tháng 1 có nhiệt độ trung bình thấp nhất là 17,9oC.
Độ ẩm trung bình hàng năm là 83% và có sự chênh lệch không nhiều
giữa các tháng trong năm: tháng 2 cao nhất là 89%, tháng 11 thấp nhất là
75%; giữa các vùng chênh lệch nhau trên dưới 1%.
Lượng mưa rơi trung bình đạt từ 1.860 - 1.950mm, phân bố tương đối
đồng đều trên toàn bộ lãnh thổ của Tỉnh. Trung bình có 125- 127 ngày mưa.


20

Lượng mưa trung bình mỗi tháng là 238,8 mm; tháng 9 cao nhất là 816 mm,
tháng 1 thấp nhất là 8,5 mm. Lượng mưa phân bổ không đều trong năm,
thường tập trung vào các tháng từ tháng 5 đến tháng 10 và chiếm từ 86 - 91%
tổng lượng mưa trong năm.
2.1.1.4. Thổ nhưỡng
Hoa Lư có tổng diện tích tự nhiên là 10.352,1 ha, trong đó nhóm đất
nơng nghiệp là 96.305,2 ha (chiếm 69,2% diện tích tự nhiên), đất phi nơng
nghiệp là 33.041,4 ha (chiếm 23,8% diện tích tự nhiên) và đất chưa sử dụng
9.687,2 ha (chiếm 7% diện tích tự nhiên).
Nhìn chung, tài ngun đất ở Hoa Lư có độ phì trung bình với hai loại
địa hình đồng bằng và bán sơn địa nên có thể bố trí được nhiều loại cây trồng
thuộc nhóm cây lương thực, cây thực phẩm, cây công nghiệp, cây ăn quả….
Đây là lợi thế của Hoa Lư so với một số huyện trong tỉnh.
2.1.1.5. Tài nguyên khoáng sản

Nằm ở vùng bán sơn địa, Hoa Lư có những dãy núi đá vơi ngập nước
được hình thành từ lâu tạo nên những cảnh quan đẹp như các thắng cảnh: Tam
Cốc - Bích Động, cố đơ Hoa Lư, Tràng An, động Hoa Sơn...
- Đá vôi: đây là nguồn tài nguyên khoáng sản lớn nhất của Hoa Lư. Với
những dãy núi đá vơi khá lớn, có ở hầu hết các xã của Hoa Lư, với trữ lượng
hàng tỷ m3 đá vôi, chất lượng tốt.
- Đất sét: Phân bố rải rác ở các vùng đồi núi thấp thuộc xã Ninh Giang,
Ninh Hịa, Ninh Khang, dùng để sản xuất gạch ngói.
- Về tài nguyên nước: Hoa Lư có nguồn tài nguyên nước khá dồi dào,
giáp với 2 con sông lớn là sơng Đáy và sơng Hồng Long ở phía bắc, sơng
Sào Khê và sơng Chanh chảy dọc huyện nối sơng Hồng Long với sông Vân.
Đây là con sông cung cấp nguồn nước chính cho sản xuất và đời sống của
người dân Hoa Lư.


21

Hoa Lư cũng có lượng nước ngầm khá phong phú, hiện đang được khai
thác dưới dạng giếng đào, giếng khoan để phục vụ cho sản xuất và đời sống
của một bộ phận dân cư trên địa bàn.
Với đặc điểm tự nhiên của mình, huyện Hoa Lư có thể phát triển ngành
Nơng Lâm Nghiệp, cơng nghiệp khai khống và phát triển dịch vụ. Qua đó
góp phần giải quyết việc làm cho một phần lao động tại huyện.
2.1.2. Đặc điểm kinh tế - xã hội của huyện Hoa Lư
Quy mô kinh tế của huyện Hoa Lư đã có sự tăng trưởng đều trong suốt
giai đoạn từ 2004 đến 2010. Theo giá cố định năm 1994, nếu như năm 2004
giá trị sản xuất tồn huyện đạt 561,413 tỷ đồng thì đến năm 2010 đã tăng lên
1.924,531 tỷ đồng (tăng 242,8%). Tương tự như vậy, giá trị của sản xuất nông
nghiệp (theo nghĩa rộng) là 98,939 tỷ đồng năm 2004 và 113,791 tỷ đồng năm
2010 (tăng 15,01%). Giá trị của sản xuất công nghiệp – xây dựng tương ứng

là 354,118 tỷ đồng và 1.539,496 tỷ đồng (tăng 343,7%) và giá trị của khu vực
dịch vụ tương ứng là 108,356 tỷ đồng và 271,244 tỷ đồng ( tăng 150,3%).
Bảng 2.1. Giá trị sản xuất của huyện Hoa Lư
(Giá cố định năm 1994)
Đơn vị tính: Tỷ đồng
Năm

Tồn huyện

Nơng nghiệp

Cơng nghiệp

Dịch vụ

2004

561,413

98,939

354,118

108,356

2005

610,001

91,239


403,507

115,255

2006

641,523

97,574

422,496

121,453

2007

689,747

103,100

459,725

126,922

2008

1.055,534

103,333


793,841

158,360

2009

1.350,662

108,952

1.044,495

197,215

2010

1.924,531

113,791

1.539,496

271,244

Nguồn: Phịng Thống kê huyện Hoa Lư 2010


22


Quy mô kinh tế trên cho thấy tốc độ tăng trưởng kinh tế của huyện Hoa
Lư trong giai đoạn 2004 – 2010 tăng không đều. Điều này đã làm ảnh hưởng
đến giải quyết việc làm cho lao động nông thôn theo ngành, theo khu vực,
theo thành phần kinh tế và theo hộ gia đình.
Bảng 2.2. Tốc độ tăng trưởng kinh tế của huyện Hoa Lư
Đơn vị tính: %
Năm

Tồn huyện

Nơng nghiệp

Cơng nghiệp

Dịch vụ

2005

8,6

-7,8

13.9

6,4

2006

5,2


6,9

4,7

5,4

2007

7,5

5,7

8,8

4,5

2008

53,03

0,2

72,7

24,8

2009

27,9


5,4

31,6

24,5

2010

42,5

4,4

47,4

37,5

Nguồn: Phòng Thống kê huyện Hoa Lư 2010
Như vậy, trừ năm 2006 là năm tốc độ tăng trưởng chung của huyện đạt
ở mức thấp (5,2%), do giá trị của sản xuất công nghiệp và xây dựng năm này
thấp chỉ đạt 4,7% so với năm 2005; cịn nhìn chung các năm khác đều tăng
trên 7% trở lên. Riêng năm 2008 tốc độ tăng trưởng toàn huyện đạt tốc độ cao
tới 53,03%, tốc độ này đạt được là nhờ tốc độ tăng trưởng ở cả ba khu vực
kinh tế, đặc biệt là ở khu vực Công nghiệp. Khu vực dịch vụ có tốc độ tăng
cao và đều qua các năm, năm thấp nhất khu vực này cũng đạt tốc độ tăng
trưởng 4,5% (năm 2007), năm cao nhất đạt tới 37,5% (năm 2010). So với tốc
độ tăng trưởng bình qn chung tồn tỉnh Ninh Bình giai đoạn vừa qua, tốc
độ tăng trưởng của Hoa Lư có thấp hơn, song khoảng cách này khơng q xa,
riêng năm 2008 lại có tốc độ tăng trưởng cao hơn tốc độ tăng trưởng chung
của tỉnh.



23

Bảng 2.3. So sánh tốc độ tăng trưởng kinh tế của huyện Hoa Lư và tỉnh
Ninh Bình
Đơn vị tính: %

Năm

Huyện Hoa Lư

Tỉnh Ninh Bình

2005

8,6

9,4

2006

5,2

9,7

2007

7,5

10,2


2008

53,03

10,5

2009

27,9

10,1

2010

42,5

10,4

Nguồn: Phịng Thống kê huyện Hoa Lư 2010
Đi đôi với tăng trưởng kinh tế, lĩnh vực văn hóa – xã hội cũng có nhiều
tiến bộ, sự nghiệp giáo dục đào tạo phát triển cả về quy mô và chất lượng,
toàn huyện đã hoàn thành phổ cập trung học cơ sở trong độ tuổi quy định; các
lĩnh vực khác như chăm sóc sức khỏe nhân dân, hoạt động thể thao, kế hoạch
dân số và việc làm, xóa đói giảm nghèo, an ninh – quốc phòng được quan tâm
và có nhiều tiến bộ.
Tóm lại, nghiên cứu khái quát đặc điểm về điều kiện tự nhiên, kinh tế xã hội đối với vấn đề lao động và việc làm, Hoa Lư có những thuận lợi và khó
khăn sau:
* Thuận lợi
- Hoa Lư có vị trí địa lý thuận lợi, năm dọc theo tuyến quốc lộ 1A, là

đầu mối giao lưu kinh tế nên có khả năng tạo mở nhiều việc làm mới cho lao
động theo chiều hướng khác nhau.
- Với các tuyến quốc lộ, đường tỉnh, đường sông tạo thế mạnh và tiềm
năng phát triển, trao đổi hàng hóa.
- Quỹ đất của Hoa Lư dồi dào, là huyện nằm trong vùng quy hoạch phát
triển du lịch, tiềm năng hiện tại đã có nhiều khu du lịch nổi tiếng trong nước
và trên thế giới, có nguồn lao động dồi dào. Đây là điều kiện thuận lợi cho
công tác giải quyết việc làm của huyện.


24

- Là huyện có nguồn tài nguyên thiên nhiên phong phú như các dãy núi
đá vơi ngập nước được hình thành từ lâu tạo nên những cảnh quan đẹp và với
trữ lượng lớn, là cơ sở cho phát triển ngành cơng nghiệp và dịch vụ, từ đó
phát triển việc làm cho lao động nơng thơn.
* Khó khăn
- Quy mơ của tất cả các hoạt động sản xuất kinh doanh và dịch vụ trên
địa bàn huyện đều rất nhỏ bé. Điều này dẫn đến một thách thức đặc biệt lớn
trong tương lai là khó có khả năng ứng dụng các thành tựu mới của khoa học
công nghệ vào các cơ sở sản xuất kinh doanh của huyện, làm cho khả năng
cạnh tranh của các sản phẩm do huyện làm ra gặp khó khăn. Từ đó dẫn đến
thu nhập khơng đảm bảo, tỷ lệ thất nghiệp cao.
- Sản xuất kinh doanh của huyện chủ yếu vẫn dựa vào việc khai thác
các nguồn tài ngun thiên nhiên tại chỗ là chính, chưa có sản phẩm địi hỏi
kỹ thuật và cơng nghệ cao, tạo ra giá trị gia tăng lớn.
- Lao động nông nghiệp còn quá nhiều và chiếm tỷ trọng cao, nhưng
đại bộ phận trong số đó là chưa được đào tạo về chuyên môn kỹ thuật.
- Tuy đã chuyển sang cơ chế thị trường khá lâu, song cả trong phát triển
kinh tế lẫn trong giải quyết các vấn đề xã hội tư tưởng bao cấp vẫn còn khá

nặng trong một bộ phận cán bộ và dân cư.
Những thuận lợi và khó khăn trên đã tác động lớn tới quá trình phát
triển kinh tế - xã hội và giải quyết việc làm của huyện Hoa Lư.
2.2. Phương pháp nghiên cứu
2.2.1. Phương pháp chọn điểm nghiên cứu, khảo sát
Các điểm nghiên cứu được lựa chọn sau khi khảo sát sơ bộ một số xã;
trao đổi với các nhà quản lý. Các số liệu thứ cấp được thu thập, bằng câu hỏi
phỏng vấn HGĐ được kiểm thử về tính phù hợp để thuận tiện cho q trình
thu thập tài liệu chính thức.
2.2.1.1. Ngun tắc chọn điểm nghiên cứu
Nguyên tắc chung: điểm nghiên cứu phải là đại diện tương đối cho khu
vực nghiên cứu.
Nguyên tắc cụ thể: xã được lựa chọn là xã có làng nghề truyền thống
hoặc có khu du lịch. Làng nghề và khu du lịch có thể có tác động đến q
trình lao động và làm việc của hộ dân.


25

Xã đại diện cho điều kiện kinh tế, điều kiện giao thông, cơ sở hạ tầng,
khả năng phát triển kinh tế, khả năng giải quyết việc làm…
Các thôn được lựa chọn đảm bảo đại diện cho xã và các hộ gia đình
được lựa chọn phỏng vấn, thảo luận đảm bảo đại diện cho thơn.
Xã, thơn đều đảm bảo có đủ loại hình kinh tế hộ: (1) Hộ khá hay hộ
thốt nghèo ở mức cao; (2) Hộ thoát nghèo hay hộ trung bình; (3) Hộ nghèo
Kết quả lựa chọn điểm nghiên cứu
Lựa chọn được 3 trong 10 xã trong khu vực địa điểm nghiên cứu là xã Ninh
Hải, Ninh Vân, Trường Yên, kết quả cụ thể được trình bày ở bảng 2.4
Bảng 2.4. Kết quả lựa chọn xã nghiên cứu điểm tại huyện Hoa Lư
TT


Tên xã

Huyện, Tỉnh

Dân tộc

Chú thích
Khơng lựa chọn vì

1

Ninh Giang

Hoa Lư, Ninh Bình

Kinh

2

Ninh Hịa

Hoa Lư, Ninh Bình

Kinh

khơng có làng nghề
truyền thống,

3


Thị trấn Thiên
Tơn

Hoa Lư, Ninh Bình

Kinh

khơng có khu du
lịch

4

Ninh Hải

Hoa Lư, Ninh Bình

Kinh

5

Ninh Vân

Hoa Lư, Ninh Bình

Kinh

6

Trường Yên


Hoa Lư, Ninh Bình

Kinh

7

Ninh Xuân

Hoa Lư, Ninh Bình

Kinh

8

Ninh Thắng

Hoa Lư, Ninh Bình

Kinh

khơng có làng nghề

9

Ninh Khang

Hoa Lư, Ninh Bình

Kinh


truyền thống,

10

Ninh Mỹ

Hoa Lư, Ninh Bình

Kinh

khơng có khu du

11

Ninh An

Hoa Lư, Ninh Bình

Kinh

Lựa chọn làm xã
nghiên cứu điểm

Khơng lựa chọn vì

lịch

Với xã được lựa chọn trên, các thông tin cơ bản về số hộ, thành phần
dân tộc được tổng hợp và trình bày dưới đây làm cơ sở cho việc xác định số

dung lượng mẫu điều tra phỏng vấn.


×