Tải bản đầy đủ (.pdf) (117 trang)

Thực trạng và giải pháp phát triển sản xuất rau an toàn trên địa bàn huyện quốc oai, thành phố hà nội

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (2.08 MB, 117 trang )

i
LỜI CẢM ƠN
Trong q trình thực hiện và hồn thành luận văn này, tác giả đã nhận
được sự quan tâm, tạo điều kiện giúp đỡ của Ban giám hiệu, Khoa Đào tạo
Sau đại học - Trường Đại học Lâm nghiệp; UBND huyện Quốc Oai; các cán
bộ công chức tại hai xã điều tra là Tân Phú và Yên Sơn. Nhân dịp này, tác giả
xin bày tỏ lòng biết ơn sâu sắc tới sự quan tâm giúp đỡ quý báu đó.
Tác giả xin bày tỏ lòng biết ơn sâu sắc đến TS.Trần Thị Thu Hà với tư
cách là người hướng dẫn khoa học đã tận tình giúp đỡ và có những đóng góp
quý báu cho luận văn.
Tác giả xin gửi lời cảm ơn sự ủng hộ giúp đỡ của gia đình, cảm ơn
những nhận xét, đóng góp ý kiến và sự động viên của bạn bè đồng nghiệp.

Tác giả

Nguyễn Thu Trang


ii
LỜI CAM ĐOAN

Tôi xin cam đoan số liệu dẫn chứng là thực tế, các kết quả nghiên cứu là của
riêng tôi và chưa từng được ai công bố trong bất kỳ cơng trình nghiên cứu nào
khác.
Tác giả

Nguyễn Thu Trang


iii
MỞ ĐẦU ........................................................................................................... i


1. Tính cấp thiết của vấn đề nghiên cứu ....................................................... x
2. Mục tiêu nghiên cứu.................................................................................. xii
3. Đối tượng, phạm vi nghiên cứu............................................................... xiii
4. Nội dung nghiên cứu ................................................................................ xiii
5. Kết cấu của luận văn ................................. Error! Bookmark not defined.
Chương 1 ........................................................................................................ xiv
CƠ SỞ LÝ LUẬN VÀ THỰC TIỄN VỀ VẤN ĐỀ NGHIÊN CỨU ........ xiv
1.1. Cơ sở lý luận về rau an toàn, phát triển sản xuất rau an toàn ................. xiv
1.1.1 Khái niệm về rau, rau an toàn .............................................................. xiv
1.1.2 Các yêu cầu chất lượng của RAT.......................................................... xvi
1.1.3 Điều kiện sản xuất rau an toàn theo chuẩn chuẩn GAP ....................... xix
1.2 Phát triển sản xuất rau an toàn .................................................................. xx
1.2.1 Khái niệm về phát triển sản xuất rau an toàn........................................ xx
1.3 Thực tiễn phát triển sản phẩm rau ........................................................... xxii
1.3.1 Trên thế giới ........................................................................................ xxii
1.3.2 Thực tiễn tại Việt Nam ...................................................................... xxxiv
1.4 Tổng quan tình hình nghiên cứu thuộc lĩnh vực của đề tài ở trong và ngoài
nước .......................................................................................................... xxxviii
1.4.1 Ngoài nước ...................................................................................... xxxviii
Chương 2 ....................................................................................................... xliii
ĐẶC ĐIỂM ĐỊA BÀN VÀ PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU .................. xliii
2.1. Đặc điểm cơ bản của Huyện Quốc Oai, thành phố Hà Nội ................... xliii
2.1.1. Đặc điểm tự nhiên của Huyện Quốc Oai ............................................ xliii
2.1.2. Tài nguyên đất ...................................................................................... xlv
2.1.3. Tài nguyên nước ................................................................................ xlviii
2.1.4. Tài nguyên khoáng sản ....................................................................... xlix
2.1.5. Tài nguyên quang cảnh, di tích lịch sử, du lịch .................................. xlix
2.1.6. Đặc điểm kinh tế - xã hội của huyện Quốc Oai .................................. xlix
2.1.7. Đánh giá về điều kiện tự nhiên, kinh tế - xã hội và môi trường của
huyện ............................................................................................................... liv

2.2 Phương pháp nghiên cứu........................................................................... lvi
2.2.1 Phương pháp chọn điểm và chọn mẫu nghiên cứu ................................ lvi
2.2.2 Phương pháp khảo sát, thu thập số liệu................................................. lvi
2.2.3 Phương pháp xử lý số liệu..................................................................... lvii
2.2.4 Phương pháp phân tích ......................................................................... lvii


iv
2.3 Hệ thống các chỉ tiêu đánh giá phát triển sản xuất rau an toàn............... lviii
Chương 3 ........................................................................................................ 60
KẾT QUẢ NGHIÊN CỨU VÀ THẢO LUẬN ............................................. 60
3.1 Thực trạng phát triển sản xuất rau an toàn trên địa bàn huyện Quốc Oai, thành
phố Hà Nội ....................................................................................................... 60
3.1.2 Hiện trạng sản xuất rau huyện Quốc Oai .............................................. 64
3.1.2.1 Phân bố đất trồng rau ở huyện Quốc Oai giai đoạn 2011- 2013....... 64
3.1.2.2 Diện tích, năng suất, sản lượng rau các loại giai đoạn 2011 - 2013 . 66
3.1.2.3 Hình thành các vùng sản xuất rau tập trung ...................................... 68
3.1.2.4 Cơ cấu thời vụ và chủng loại rau........................................................ 68
3.1.2.5. Một số mô hình ln canh rau có hiệu quả kinh tế cao ..................... 71
3.1.2.6. Công tác bảo quản, chế biến rau ....................................................... 72
3.1.3. Sản xuất rau an toàn ở huyện Quốc Oai............................................... 73
3.1.3.1 Diện tích, năng suất, sản lượng rau an tồn tại địa phương.............. 73
3.1.3.2.................... Tình hình trồng rau an tồn tại một số địa phương của huyện
......................................................................................................................... 75
3.1.3.3 Tình hình sử dụng thuốc bảo vệ thực vật cho rau an tồn ................. 76
3.1.3.4 Tình hình sử dụng phân vơ cơ cho một số loại rau an tồn ............... 78
3.1.3.5 Tình hình sử dụng nước tưới cho rau ................................................. 79
3.1.3.6 Thực trạng sử dụng các giống rau an toàn......................................... 81
3.1.3.7 Hiện trạng cơ sở hạ tầng các vùng sản xuất rau tập trung trên địa bàn
huyện Quốc Oai............................................................................................... 81

3.1.3.8 Tình hình phân phối và tiêu thụ rau an toàn ...................................... 84
3.1.4 Hiệu quả sản xuất rau an toàn ............................................................... 86
3.1.4.1 Hiệu quả kinh tế sản xuất một số loại rau an tồn chính ................... 86
3.1.4.2 Hiệu quả kinh tế của các cơng thức ln canh rau an tồn ............... 87
3.2 Đánh giá chung về sản xuất rau an toàn trên địa bàn huyện Quốc Oai .... 89
3.2.1. Thuận lợi ............................................................................................... 89
3.2.2. Khó khăn, tồn tại ................................................................................... 90
3.3. Phân tính SWOT để đánh giá điểm mạnh, điểm yếu, cơ hội, thách thức
trong sản xuất rau an toàn tại huyện Quốc Oai. .............................................. 91
3.2.1. Điểm mạnh, điểm yếu ............................................................................ 91
3.2.2. Cơ hội, thách thức ................................................................................. 93
3.4. Các giải pháp nhằm phát triển sản xuất và mở rộng vùng sản xuất rau an
toàn trên địa bàn huyện Quốc Oai ................................................................... 95
3.3.1 Định hướng phát triển của huyện Quốc Oai về sản xuất rau an toàn ... 95


v
3.3.1.1 Quan điểm phát triển .......................................................................... 95
3.3.1.2. Mục tiêu phát triển ............................................................................. 96
3.3.2 Các giải pháp nhằm phát triển sản xuất rau an toàn trên địa bàn huyện
Quốc Oai ......................................................................................................... 97
3.3.2.1 Giải pháp về đất đai ............................................................................ 97
3.3.2.2. Tổ chức sản xuất gắn với tiêu thụ ...................................................... 98
3.3.2.3 Giải pháp về kiểm soát sản xuất và kiểm tra chất lượng sản phẩm,
chất lượng an toàn vệ sinh thực phẩm .......................................................... 105
3.3.2.4 Giải pháp tăng cường ứng dụng các tiến bộ kỹ thuật....................... 107
3.3.2.5 Giải pháp về vốn ............................................................................... 109
3.3.2.6 Tuyên truyền, xúc tiến thương mại thúc đẩy sản xuất, tiêu thụ RAT:
....................................................................................................................... 109
KẾT LUẬN VÀ KIẾN NGHỊ ........................................................................ 112

TÀI LIỆU THAM KHẢO.............................................................................. 116


vi
DANH MỤC CÁC BẢNG

Bảng 1.1 Dư lượng thuốc BVTV (quy định cho rau, quả, chè) .................... xvii
Bảng 1.2: Ngưỡng Nitrate (NO3-) cho phép trong rau tươi .......................... xvii
Bảng 1.3: Ngưỡng giới hạn các kim loại nặng (mg/kg rau tươi) ................. xviii
Bảng 1.4: Ngưỡng giới hạn vi sinh vật gây bệnh cho người trong rau tươi xviii
Bảng 1.5 Tình hình sản xuất rau của10 nước trên thế giới năm
2001………..xvii
Bảng 1.6: Tình hình sản xuất rau các loại ở Việt Nam giai đoạn 2008 - 2012 .. xxxiv

Bảng 2.1: Hiện trạng sử dụng đất của huyện Quốc Oai năm 2013.............. xlvii
Bảng 2.2. Thống kê tài nguyên khoáng sản trên địa bàn huyện Quốc Oai ... xlix
Bảng 2.3: Một số chỉ tiêu kinh tế - xã hội của huyện Quốc Oai năm 2013 ....... l
Bảng 2.4: Dân số Quốc Oai đến năm 2013 ...................................................... lii
Bảng 2.5: Nguồn lao động Quốc Oai đến năm 2013 ...................................... liii
Bảng 3.1: Vai trò của sản xuất rau trong ngành trồng trọt.............................. 61
Bảng 3.2: Giá trị sản xuất ngành trồng trọt theo giá hiện hành phân theo nhóm
cây trồng........................................................................................................... 62
Bảng 3.3: Bảng phân bố đất trồng rau ở huyện Quốc Oai 2010 – 2013 theo xã,
thị trấn. ............................................................................................................ 65
Bảng 3.4. Thống kê diện tích, năng suất, sản lượng rau các loại phân theo xã
và thị trấn ......................................................................................................... 67
Bảng 3.5: Cơ cấu diện tích một số loại rau chủ yếu theo mùa vụ năm 2013........ 69
Bảng 3.6: Diễn biến cơ cấu chủng loại rau giai đoạn 2011 – 2013 ................ 70
Bảng 3.7 Diện tích, năng suất và sản lượng rau an toàn trên địa bàn huyện
Quốc Oai giai đoạn 2011 – 2013 .................................................................... 73

Bảng 3.8 Diện tích trồng RAT phân theo xã năm 2013 trên địa bàn huyện... 74


vii
Bảng 3.9 Một số công thức trồng rau tùy theo từng loại đất .......................... 75
Bảng 3.10 Tình hình sử dụng thuốc BVTV trên cây rau tại xã Tân Phú........ 76
Bảng 3.11 Các loại thuốc BVTV đang được sử dụng trên cây rau ................ 77
Bảng 3.12 Tình hình sử dụng phân vô cơ cho một số loại rau ....................... 78
Bảng 3.13 Thực trạng sử dụng nước tưới và kỹ thuật tưới rau an toàn .......... 79
Bảng 3.14 Nguồn tiêu thụ rau an tồn của nơng dân ...................................... 84
Bảng 3.15: Hiệu quả kinh tế một số loại rau chính (trên ha gieo trồng/vụ) .. 87
Bảng 3.16: Hiệu quả kinh tế của các cơng thức ln canh rau an tồn/ha ..... 88
Bảng 3.17: Quy hoạch diện tích các vùng sản xuất rau an toàn trên địa bàn
huyện Quốc Oai đến năm 2020 ....................................................................... 97


viii
DANH MỤC CÁC HÌNH, SƠ ĐỒ
Hình 2.1. Bản đồ hành chính huyện Quốc Oai – Hà Nội.............................. xliv
Hình 3.1. Biểu đồ cơ cấu kinh tế của huyện Quốc Oai giai đoạn 2008-2013 60
Sơ đồ 3.1: Các kênh tiêu thụ rau an toàn ........................................................ 85
Sơ đồ 3.2: Dự kiến các kênh tiêu thụ sản phẩm……………………….. …..110


ix
DANH MỤC CÁC KÝ HIỆU, CHỮ VIẾT TẮT

ATTP

An toàn thực phẩm


BVTV

Bảo vệ thực vật

HTX

Hợp tác xã

NN&PTNT

Nông nghiệp và Phát triển nơng thơn

RAT

Rau an tồn

TT

Thị trấn

UBND

Ủy ban nhân dân

VSATTP

Vệ sinh an tồn thực phẩm

θbq


Tốc độ phát triển bình qn


x
MỞ ĐẦU
1. Tính cấp thiết của vấn đề nghiên cứu
Rau là thực phẩm không thể thiếu trong mỗi bữa ăn hàng ngày, là
nguồn cung cấp vitamin, khoáng chất, vi lượng, chất xơ…cho cơ thể con
người. Việc ô nhiễm vi sinh vật, hóa chất độc hại, kim loại nặng và thuốc bảo
vệ thực vật tồn dư trên rau, đặc biệt là rau ăn lá đã ảnh hưởng trước mắt cũng
như lâu dài đối với sức khỏe cộng đồng, gây nguy hại đến sức khỏe, tính
mạng của người tiêu dùng và là vấn đề thời sự đang được sự quan tâm của các
cấp các ngành và của cộng đồng.
Đến nay, đã có nhiều chương trình quản lý dịch hại tổng hợp (IPM)
được ứng dụng trong sản xuất rau, song hiệu quả vẫn cịn rất hạn chế và đơi
khi tính khả thi khơng thực sự cao đối với nông dân khi triển khai trên diện
rộng. Để đối phó với sâu bệnh hại, bảo vệ sản xuất và tăng lợi nhuận, người
nông dân vẫn chủ yếu dựa vào biện pháp sử dụng hóa học bảo vệ thực vật và
những chất kích thích sinh trưởng không rõ nguồn gốc. Biện pháp này không
chỉ ảnh hưởng đến người sản xuất, đến mơi trường mà cịn ảnh hưởng đến sức
khỏe, tính mạng người tiêu dùng.[25]
Để tạo điều kiện cho sản xuất nơng nghiệp nói chung và trong lĩnh vực
trồng trọt nói riêng phát triển bền vững, bảo vệ mơi trường sinh thái, tạo ra
những sản phẩm có chất lượng, an toàn phục vụ cho người dân và du khách,
nâng giá trị và hiệu quả sản xuất trên đơn vị diện tích, góp phần tăng thu
nhập, cải thiện đời sống người lao động thì việc phát triển rau an tồn là một
điều cần thiết.
Báo Cơng Thương dẫn lời TS.Nguyễn Duy Hồng - Chi cục trưởng Chi
cục Bảo vệ thực vật (BVTV) Hà Nội - cho biết, nếu như các địa phương khác

chủ yếu xây dựng các mơ hình lẻ tẻ, thì Hà Nội là địa phương làm RAT quyết
liệt nhất. Từ năm 2009, Hà Nội đã ban hành “Đề án sản xuất và tiêu thụ RAT
TP.Hà Nội giai đoạn 2009-2015”. Đến năm 2010, phê duyệt tiếp “Định


xi
hướng quy hoạch mạng lưới sản xuất RAT trên địa bàn thành phố đến năm
2020” [24]
Cũng theo lời TS. Hồng tính đến tháng 7/2014, tồn địa bàn Hà Nội đã
có 5.000 ha được cấp giấy chứng nhận đủ điều kiện sản xuất RAT, tăng 500
ha so với năm 2013. Hiện nay, Hà Nội có khoảng 12.000 ha sản xuất được
khoảng 600.000 tấn rau, nhưng nhu cầu của Hà Nội khoảng 1 triệu tấn. Với
5.000 ha sản xuất RAT, ước tính đã sản xuất được khoảng 350.000 tấn rau,
chiếm 58% sản lượng sản xuất và mới chỉ đáp ứng 35% nhu cầu tiêu thụ rau
xanh của Hà Nội.
Tuy thị trường còn rộng lớn, gia tăng diện tích, năng suất, sản lượng
rau là rất cần thiết, thế nhưng việc phát triển vùng sản xuất chuyên canh rau,
đặc biệt là RAT của thành phố vẫn gặp nhiều khó khăn. Lý do được đưa ra
theo nhận xét của TS. Hồng là vùng sản xuất rau còn nhỏ lẻ, manh mún;
mạng lưới phân phối còn hạn chế đã đẩy giá thành của RAT khi đến tay người
tiêu dùng khá cao. Bên cạnh đó, hiệu quả kinh tế mang lại từ sản xuất RAT
chưa cao hơn rõ rệt so với sản xuất rau thông thường theo lối truyền thống
nên chưa thực sự hấp dẫn người trồng rau.
Để tạo điều kiện cho sản xuất nông nghiệp thành phố nói chung và
trong lĩnh vực trồng trọt nói riêng phát triển bền vững, bảo vệ môi trường sinh
thái, tạo ra những sản phẩm có chất lượng, an tồn phục vụ cho người dân và
du khách, nâng giá trị và hiệu quả sản xuất trên đơn vị diện tích, góp phần
tăng thu nhập, cải thiện đời sống người lao động, ngồi việc gia tăng diện
tích, năng suất sản lượng trồng rau nói chung tồn thành phố Hà Nội thì việc
phát triển rau an tồn trong hồn cảnh cịn nhiều khó khăn vẫn thực sự là một

điều cần thiết.
Quốc Oai là một trong những huyện ngoại thành Hà Nội nằm cách
trung tâm thủ đơ 20 km về phía Tây. Những năm gần đây được sự quan tâm
của thành phố Hà Nội, UBND huyện Quốc Oai cũng đã tập trung triển khai
nhiều chương trình, đề án, chính sách để phát triển các vùng trồng rau an


xii
toàn của huyện như xây dựng đề án vùng sản xuất rau an toàn tập trung xã
Tân Phú, tổ chức các lớp tập huấn IPM cho người dân, xin chứng nhận cơ sở
đủ điều kiện sản xuất rau an toàn cho các xã có quy hoạch vùng rau an tồn,
gắn nhãn nhận diện cho xuất sứ hàng hóa từng bước đưa rau an tồn theo
chuẩn quy trình VietGap.
Tuy nhiên, tình hình sản xuất hiện nay vẫn chưa có một quy hoạch hợp
lý, chưa có một hệ thống phân phối hợp lý và bền vững, hầu hết vẫn ở tình
trạng manh mún, nhỏ lẻ. Thêm vào đó việc kiểm tra chất lượng sản phẩm rau
cũng chưa được tiến hành đồng bộ. Đầu ra cho sản phẩm cịn hạn hẹp, khơng
ổn định, giá cả bấp bênh, hỗ trợ của nhà nước còn hạn chế đã ảnh hưởng
không nhỏ tới quyết định của người dân trong việc tiếp thu và ứng dụng
những quy trình này vào sản xuất thay cho lối trồng rau cũ [19].
Đánh giá đúng thực trạng sản xuất rau an tồn hiện nay trên địa bàn
huyện Quốc Oai nhằm tìm ra những hạn chế, tạo cơ sở cho việc đề xuất các
giải pháp hữu hiệu, thúc đẩy phát triển sản xuất rau an toàn, nâng cao chất
lượng sản phẩm rau an toàn, bảo vệ người tiêu dùng, tăng cao thu nhập cho
người lao động vùng sản xuất rau là cần thiết.
Xuất phát từ thực tiễn đó, tơi tiến hành nghiên cứu và thực hiện đề tài:
“Thực trạng và giải pháp phát triển sản xuất rau an toàn trên địa bàn
huyện Quốc Oai, thành phố Hà Nội”.
2. Mục tiêu nghiên cứu
2.1. Mục tiêu tổng quát:

Đánh giá được thực trạng sản xuất rau an tồn, để từ đó đề ra được giải
pháp nhằm phát triển sản xuất rau an toàn trên địa bàn huyện Quốc Oai, thành
phố Hà Nội.
2.2. Mục tiêu cụ thể:
- Hệ thống hóa được cơ sở lý luận và thực tiễn về rau an toàn, sản xuất
rau an toàn và phát triển sản xuất rau an toàn.


xiii
- Đánh giá được thực trạng sản xuất rau an toàn trên địa bàn huyện
Quốc Oai.
- Đề xuất được các giải pháp nhằm phát triển sản xuất và mở rộng vùng
sản xuất rau an toàn trên địa bàn huyện Quốc Oai
3. Đối tượng, phạm vi nghiên cứu
3.1. Đối tượng nghiên cứu:
Vùng sản xuất rau an toàn trong quy hoạch trên địa bàn huyện Quốc
Oai- Thành phố Hà Nội.
3.2. Phạm vi nghiên cứu:
- Phạm vi nội dung:
+ Đề tài tập trung nghiên cứu thực trạng sản xuất rau an toàn trên địa
bàn huyện Quốc Oai, Hà Nội trong đó chủ yếu tập trung và vào việc đẩy
mạnh phát triển sản xuất rau an toàn.
+ Một số giải pháp chủ yếu nhằm đẩy mạnh phát triển sản xuất rau an
toàn.
- Thời gian: thu thập số liệu từ 2011-2013, thời gian số liệu được thu
thập, phỏng vấn khảo sát trực tiếp từ tháng 2/2014 đến tháng 6/2014
- Phạm vi không gian: Vùng sản xuất rau an toàn trên địa bàn huyện
Quốc Oai
4. Nội dung nghiên cứu
- Cơ sở lý luận và thực tiễn về rau an toàn, sản xuất rau an toàn và phát

triển sản xuất rau an toàn.
- Thực trạng phát triển vùng sản xuất rau an toàn trên địa bàn huyện
Quốc Oai, Hà Nội.
- Các giải pháp nhằm phát triển sản xuất và mở rộng vùng sản xuất rau
an toàn trên địa bàn huyện Quốc Oai, Hà Nội


xiv
Chương 1
CƠ SỞ LÝ LUẬN VÀ THỰC TIỄN VỀ VẤN ĐỀ NGHIÊN CỨU
1.1. Cơ sở lý luận về rau an toàn, phát triển sản xuất rau an toàn
1.1.1 Khái niệm về rau, rau an toàn
- Rau: là cây hoặc phần có thể ăn được và thường mọng nước, ngon và
bổ được sử dụng như là một món ăn chính hoặc đồ phụ gia để nấu hoặc ăn
sống.
- Rau an toàn:
Người ta phân biệt 3 loại rau: rau sản xuất đại trà, rau sạch và rau an
toàn [7].
Rau sản xuất đại trà: Là các loại rau được trồng và sử dụng theo lối
truyền thống, tổ chức sản xuất theo phong tục, tập qn của từng địa phương,
khong có quy trình thống nhất nên chất lượng cũng khác nhau. Để đảm bảo
năng suất, người trồng rau áp dụng các biện pháp canh tác như:
+ Phun các loại thuốc BVTV, kể cả các loại bị cấm hoặc hạn chế sử
dụng trên rau.
+ Phun thuốc liều cao quá quy định để tiêu diệt nhanh sâu bệnh.
+ Phun thuốc trước khi thu hoạch mặc dù bao bì, nhãn thuốc có ghi thời
gian cách ly.
+ Bón phân đạm quá liều lượng tạo ra hàm lượng Nitrate trong rau quá
cao
+ Dùng các loại phân tươi chứa nhiều vi khuẩn gây bệnh đường ruột.

Rau sạch: Là rau không chứa các độc tố và các tác nhân gây bệnh, an
toàn cho người và gia súc. Sản phẩm rau được xem là sạch khi đáp ứng các
yêu cầu hấp dẫn về hình thức, tươi sạch, khơng bụi bẩn, lẫn các tạp chất, thu
đúng độ chín khi có chất lượng cao nhất, bao bì hấp dẫn.
Khái niệm rau “sạch” bao hàm rau có chất lượng tốt, với dư lượng hốt
chất bảo vệ thực vật, kim loại nặng (Cu, Pb, Cd, As), nitrate cũng như các vi
sinh vật có hại cho sức khỏe con người ở dưới mức tiêu chuẩn cho phép theo


xv
tiêu chuẩn của FAO, WHO. Đây là các chỉ tiêu quan trọng nhất nhằm xác
định mức độ an toàn vệ sinh thực phẩm cho mặt hang rau, quả “sạch” [18].
Rau sạch (sạch hoàn toàn): là loại rau được sản xuất bằng cơng nghệ
sinh học, hồn tồn khơng sử dụng phân hóa học, hóa chất BVTV. Rau sạch
được sản xuất theo quy trình vệ sinh đồng ruộng, bón phân sinh học và phòng
trừ sâu bệnh bằng biện pháp sinh học. Tuy nhiên sản lượng rau loại này
không đáng kể, giá thành rất cao nên chủ yếu phục vụ khách nước ngoài, các
khách sạn, siêu thị lớn [14].
Rau an tồn : Có nhiều khái niệm về rau an toàn
Theo tác giả Trần Khắc Thi (2005) [14], sản phẩm rau được coi là an
toàn phải đáp ứng các yêu cầu:
- Sạch, hấp dẫn về hình thức: Tươi, sạch bụi bẩn, tạp chất; Thu đúng độ
chín - khi có chất lượng cao nhất, khơng có triệu chứng bệnh; Có bao bì hợp
vệ sinh và rau nhìn hấp dẫn.
- Sạch, an tồn về chất lượng: Khi sản phẩm rau không chứa các dư
lượng dưới đây vượt ngưỡng cho phép tiêu chuẩn vệ sinh y tế:
+ Dư lượng thuốc bảo vệ thực vật (BVTV);
+ Dư lượng nitrat;
+ Dư lượng kim loại nặng;
+ Vi sinh vật gây hại.

- Theo quyết định số 106/2007/QĐ-BNN&PTNT ngày 20 tháng 12
năm 2007 của Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn quy định: “Rau an
toàn là những sản phẩm rau tươi (gồm các loại rau ăn lá, thân, củ, hoa, quả,
hạt, rau mầm, nấm thực phẩm) được sản xuất, thu hoạch sơ chế phù hợp với
quy trình sản xuất rau an toàn. Đồng thời, rau an toàn được sản xuất từ đất
trồng, nguồn nước, môi trường, dinh dưỡng, tất cả đều phải sạch và đúng quy
trình GAP (Good Agricultural Practices)”. Nguồn nước tưới rau không bị ô
nhiễm bởi các sinh vật và hóa chất độc hại, hàm lượng một số hóa chất khơng
vượt q mức cho phép. Từ đó, rau quả được coi là an tồn khi có dư lượng
nitrate, kim loại nặng và thuốc BVTV, mức độ nhiễm vi sinh vật dưới mức
quy định của Bộ NN&PTNT ban hành với từng loại rau quả [6].


xvi
- Theo quyết định số 99/2008/QĐ-BNN&PTNT ngày 15 tháng 10 năm
2008 của Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn: Rau, quả an toàn là sản
phẩm rau, quả tươi được đảm bảo các tiêu chuẩn chất lượng về hàm lượng
kim loại nặng, hàm lượng Nitrate, vi sinh vật, dư lượng thuốc bảo vệ thực vật
theo quy định hiện hành của nhà nước (tại quyết định số 99/2008/QĐ-BNN);
được sản xuất, sơ chế theo quy trình thực hiện sản xuất nơng nghiệp tốt cho
rau quả tươi tại Việt Nam (VietGAP) hoặc các tiêu chuẩn GAP khác tương
đương VietGap và mẫu điển hình đạt chỉ tiêu vệ sinh an toàn thực phẩm quy
định [5].
- Rau an toàn là sản phẩm rau quả tươi được sản xuất, sơ chế phù hợp
với các quy định về đảm bảo an tồn vệ sinh thực phẩm có trong VietGAP
(Quy trình thực hành sản xuất nơng nghiệp tốt cho rau, quả tươi an toàn tại
Việt Nam) hoặc các tiêu chuẩn GAP khác tương đương VietGAP và mẫu điển
hình đạt chỉ tiêu vệ sinh an toàn thực phẩm cho phép (theo Thông tư số
59/2012/TT – BNN ngày 09 tháng 11 năm 2012 của Bộ Nơng nghiệp và
PTNT).

Như vậy, có rất nhiều khái niệm về rau an toàn và rau sạch, thậm chí
cịn có sự nhầm lẫn giữa rau an toàn và rau sạch trong đời sống hàng ngày của
chúng ta. Rau sạch được sử dụng là chỉ các loại rau được sản xuất theo các
quy trình canh tác đặc biệt, như rau thủy canh, rau hữu cơ có mức độ dảm bảo
các tiêu chuẩn vệ sinh an toàn thực phẩm của rau sạch cao hơn nhiều so với
rau an toàn. Điểm khác biệt cơ bản là “rau sạch” được canh tác trong điều
kiện hồn tồn tự nhiên, cịn “rau an tồn” phải đảm bảo một số chất tồn dư
khơng được vượt quá tiêu chuẩn cho phép. Sản lượng và số lượng rau sạch
được sản xuất ở nước ta hiện nay còn thấp, phần lớn giới hạn trong phạm vi
các dự án khoa học – sản xuất hay các mô hình thí điểm trồng thử tại các trạm
khuyến nơng, mơ hình này chưa áp dụng rộng rãi trong tất cả hộ nông dân.
1.1.2 Các yêu cầu chất lượng của RAT
Theo quyết định 99/2008/QĐ-BNN của Bộ nơng nghiệp &PTNT, rau
an tồn phải đáp ứng được các yêu cầu sau:[5]


xvii
- Tiêu chuẩn về hình thái: sản phẩm được thu hoạch đúng thời điểm,
đúng yêu cầu của từng loại rau (đúng độ chín kỹ thuật hay thương phẩm),
khơng dập nát, hư thối, không lẫn tạp chất, sâu bệnh và bao gói thích hợp.
- Về chỉ tiêu nội chất phải đảm bảo các quy định cho phép:
+ Dư lượng các loại hóa chất BVTV trong sản phẩm rau.
Bảng 1.1 Dư lượng thuốc BVTV (quy định cho rau, quả, chè)
Quyết định

Mức giới hạn tối đa
cho phép

Phương pháp thử


1. Những hóa chất có
trong quyết định
46/2007/QĐ-BYT ngày
19/12/2007 của Bộ Y Tế

Theo quyết định
Theo TCVN hoặc
46/2007/QĐ-BYT
ISO, CODEC tương
ngày 19/12/2007 của ứng
Bộ Y Tế

2 Những hóa chất khơng
có trong quyết định
46/2007/QĐ-BYT ngày
19/12/2007 của Bộ Y Tế

Theo CODEX hoặc Theo TCVN hoặc
ASEAN.
ISO, CODEC tương
ứng

+ Hàm lượng Nitrate (NO3-) tích lũy trong sản phẩm rau:
Bảng 1.2: Ngưỡng Nitrate (NO3-) cho phép trong rau tươi (mg/kg)
Tên rau

Mức giới hạn tối đa cho phép

Xà lách


1500

Rau gia vị

600

Cải bắp, xu hào, súp lơ, củ cải, tỏi

500

Hành lá, bầu bí, ớt cay, cà tím

400

Ngơ rau

300

Khoai tây, cà rốt

250

Đậu quả, măng tây, ớt ngọt

200

Cà chua, dưa chuột

150


Dưa bở

90

Hành tây

80

Dưa hấu

60
(Nguồn: phụ lục kèm theo quyết định số 106/2007/QĐ-BNN)


xviii
+ Hàm lượng tích lũy một số kim loại nặng như : chì (Pb), thủy ngân
(Hg), asen (As), cadimi (Cd), đồng (Cu).
+ Kim loại nặng tồn tại sẵn trong đất, nước ngầm và một số có chứa
trong thuốc BVTV.
Bảng 1.3: Ngưỡng giới hạn các kim loại nặng (mg/kg rau tươi)
Nguyên tố

Mức giới hạn tối đa cho phép

Asen (As)

1,0

Chì (Pb)


1,0

Cadimi (Cd):
- Rau ăn củ
- Rau ăn lá
- Xà lách
- Rau khác

0,05
0,2
0,1
0,02

Thủy ngân (Hg)

0,3

Đồng (Cu)

30

Kẽm (Zn)

40

Thiếc (Sn)

200
(Nguồn: phụ lục kèm theo quyết định số 106/2007/QĐ-BNN)


+ Mức độ ô nhiễm các loại vi sinh vật gây bệnh (E.coli, Salmonellasp.)
và ký sinh trùng đường ruột (trứng giun đũa Ascaris sp.)
Rau không sạch do nhiễm ký sinh trùng và vi sinh vật gây bệnh chủ
yếu do đất trồng, nguồn nước tưới bị ô nhiễm bẩn hoặc sử dụng phân tươi của
gia súc, gia cầm….bón cho rau. Việc sử dụng rau có vi trùng, nấm bệnh, ký sinh
trùng…gây cho con người các bệnh đường ruột (giun sán, tiêu chảy….) [17].
Dưới đây là bảng 1.4 về quy định ngưỡng giới hạn vi sinh vật gây bệnh
trong rau tươi:
Bảng 1.4: Ngưỡng giới hạn vi sinh vật gây bệnh cho người trong rau tươi
Vi sinh vật

Mức giới hạn (CFU/g)

Salmonella (khơng có trong 25g)

0

Coliforms

100

E.coli, S.aureus

10
(Nguồn: phụ lục kèm theo quyết định số 106/2007/QĐ-BNN)


xix
Tất cả các chỉ tiêu trong sản phẩm của RAT phải nằm dưới mức cho phép
theo tiêu chuẩn của FAO, WHO, hoặc một số nước tiên tiến trên thế giới như

Nga, Mỹ [14].
1.1.3 Điều kiện sản xuất rau an toàn theo chuẩn chuẩn GAP
Chọn đất: đất trồng rau phải là đất cao, thốt nước tốt, thích hợp với
q trình sinh trưởng, phát triển của rau. Tốt nhất là chọn đất cát pha, đất thịt
nhẹ hoặc đất thịt trung bình có tầng canh tác dày 20-30 cm và không bị ô
nhiễm.
Nước tưới: phải dùng nước giếng tưới rau, ở những vùng khơng có
nước giếng thì phải dùng nước sơng, ao, hồ không bị ô nhiễm tưới rau. Dùng
nước sạch để pha các loại phân bón lá, thuốc BVTV. Đối với các loại rau ăn
quả giai đoạn dầu có thể sử dụng nước từ mương, sông, hồ để tưới rãnh.
Giống: phải biết rõ lý lịch nơi sản xuất hạt giống, đồng thời trước khi
gieo phải xử lý hạt giống và chỉ gieo những hạt giống tốt và trồng cây con
khỏe mạnh, không có mầm bệnh.
Phân bón: Bón phân phải đúng liều, đúng cách và tuyệt đối không dùng
phân chuồng tươi để loại trừ các vi sinh vật gây bệnh. Tuyệt đối không được
dùng phân tươi và nước phân chuồng pha loãng tưới cho rau.
Thuốc bảo vệ thực vật: Nên chọn loại thuốc có hoạt chất thấp, ít độc hại
với ký sinh thiên địch. Kết thúc phun thuốc hóa học trước khi thu hoạch ít
nhất 5 đến 10 ngày. Ưu tiên sử dụng các chế phẩm sinh học như các hạt củ
đậu, các chế phẩm thảo mộc, các ký sinh thiên địch để phịng bệnh.
Thu hoạch và đóng gói: khi rau đến độ thu hoạch, phải được rửa kỹ
bằng nước sạch, để ráo cho vào bao, túi sạch trước khi mang đi tiêu thụ tại
các cửa hàng. Trên bao bì phải có phiếu bảo hành ghi rõ địa chỉ nơi sản xuất
nhằm đảm bảo quyền lợi cho người tiêu dùng.
Ngồi ra, có thể dùng các biện pháp phòng trừ tổng hợp IPM, trồng
luân canh các cây, sử dụng giống khơng có mầm bệnh.
Quy trình sản xuất rau an tồn phải phù hợp với điều kiện cụ thể của
địa phương và đảm bảo các điều kiện vệ sinh an tồn thực phẩm có trong
VietGAP do Bộ NN&PTNT ban hành.



xx
Ngồi ra, Sở Nơng nghiệp và Phát triển Nơng thơn thành phố Hà Nội
đã ra quy định 562/QĐKHCN về RAT, sản xuất rau an toàn phải tuân thủ
nghiêm ngặt các tiêu chuẩn chất lượng của sở KHCN &MT.
- Sản xuất các loại rau phải vận dụng các yêu cầu cụ thể cho từng loại
rau, với điều kiện thực tế của từng địa phương.
- Môi trường sản xuất như: đất, nước, khơng khí cần phải sạch.
- Rau phải được sản xuất ở những nơi đã quy hoạch và quản lý chặt chẽ
về phân bón, thuốc BVTV.
- Hạt giống được kiểm định chất lượng, có khả năng kháng sâu bệnh
cao, khơng chứa mầm bệnh hại
- Đất trồng rau không được nhiễm bẩn. Cấu trúc đất trung bình pH từ
5,5 – 6,8. Hàm lượng mùn >1,5%, không chứa tàn dư sâu bệnh.
- Nguồn nước sử dụng phải được lấy trực tiếp từ sông Hồng, sông
Đuống hoặc từ giếng khoan.
- Chỉ sử dụng phân đã được ủ hoai mục.
- Áp dụng nghiêm ngặt phương pháp quản lý dịch hại tổng hợp IPM.
- Chỉ sử dụng thuốc có độ độc thấp, thời gian phân hủy nhanh trong
trường hợp cần thiết và phải đảm bảo thời gian cách ly.
- Thu hoạch tại thời điểm rau đạt chất lượng tốt nhất. Rau cần được
phân loại theo tiêu chuẩn chất lượng và phải được bán ngay.
1.2 Phát triển sản xuất rau an toàn
1.2.1 Khái niệm về phát triển sản xuất rau an toàn
Phát triển kinh tế là quá trình lớn lên về mọi mặt của nền kinh tế, là quá
trình biến đổi nhiều mặt về kinh tế, xã hội và cấu trúc theo hướng tiến bộ.
Phát triển bao gồm các nội dung cơ bản:
- Sự gia tăng tổng mức thu nhập của nền kinh tế và mức gia tăng thu
nhập bình quân trên một đầu người (sự biến đổi về lượng của nền kinh tế)
- Sự biến đổi theo đúng xu thế của cơ cấu kinh tế (sự biến đổi về chất

của nền kinh tế)
- Sự biến đổi ngày càng tốt trong các vấn đề xã hội (xoá bỏ nghèo đói,
tăng tuổi thọ bình qn, khả năng tiếp cận đến các dịch vụ y tế, giáo dục ….)


xxi
Từ khái niệm phát triển kinh tế ta có thể hiểu phát triển sản xuất rau an
tồn mang tính chất toàn diện, bao gồm phát triển các hoạt động liên quan đến
sản xuất rau an toàn, cơ sở hạ tầng, kinh tế - xã hội, nguồn nhân lực ở nông
thôn, tăng cường các dịch vụ và phương tiện phục vụ cho sản xuất rau an toàn
theo nghĩa rộng và phục vụ cho cả đời sống của con người.
Phát triển sản xuất rau an toàn phải đảm bảo sự bền vững về kinh tế, xã
hội và môi trường. Sản xuất rau an toàn phải đảm bảo cho người sản xuất rau
an tồn có thu nhập khá, để người sản xuất có thể từng bước nâng cao đời
sống của mình, để họ có thể duy trì và khơng ngừng mở rộng sản xuất rau
theo hướng sản xuất rau an tồn.
1.2.2 Vai trị của việc phát triển sản xuất rau an toàn
Rau an tồn là một phần khơng thể thiếu trong văn hóa ẩm thực của
người Việt Nam. Phát triển sản xuất rau an tồn có vai trị quan trọng đối với
người tiêu dùng, người sản xuất rau an toàn, đối với cả nền kinh tế - xã hội và
môi trường.
Đối với người tiêu dùng rau an toàn:
Phát triển sản xuất rau an tồn góp phần thỏa mãn nhu cầu ngày càng
cao và đa dạng của đời sống nhân dân. Chất lượng cuộc sống ngày càng được
nâng cao đặc biệt ở các thành phố và khu công nghiệp dẫn đến nhu cầu của
người tiêu dùng về chất lượng rau an toàn ngày càng khắt khe hơn.
Khi sử dụng rau khơng an tồn sẽ có những ảnh hưởng rất lớn đến sức
khỏe của người tiêu dùng như: ảnh hưởng đến đường tiêu hóa, địng thời là
tác nhân gây ra các bệnh như dịch tả, ngộ độc, khó thở….Sử dụng dài ngày sẽ
giảm thính giác, giảm tập trung, mất cảm giác ở ngón tay… Các hóa chất độc

hại trong phân bón, thuốc trừ sâu, thuốc BVTV, chất kích thích tăng trưởng…
khi tích tụ ở nội tạng co thể gây ung thư, thiếu máu trầm trọng và rất nhiều
bệnh cho con người khác nữa mà nguyên nhân là do sử dụng rau khơng an
tồn.
Rau an tồn có vai trị rất quan trọng đối với sức khỏe của con người:
Thơng qua sản xuất và khuyến khích người tiêu dùng sử dụng rau an tồn sẽ
góp phần giảm bớt chi phí chữa bệnh, tác hại của rau đến sức khỏe con người.


xxii
Đối với người sản xuất:
Phát triển sản xuất rau an tồn góp phần cải thiện thu nhập cho người
nơng dân. Trên thực tế, thu nhập từ sản xuất rau an toàn thường cao gấp 5 đến
10 lần trồng lúa, đồng thời góp phần giải quyết cơng ăn việc làm cho người
lao động đặc biệt là những đối tượng có sức khỏe kém khơng có khả năng lao
động nặng.
Đối với nền kinh tế:
Phát triển sản xuất rau an toàn thúc đẩy chuyển dịch cơ cấu nông
nghiệp theo hướng tiến bộ và phát triển nông nghiệp theo chiều sâu. Đảm bảo
nguồn nguyên liệu ổn định và chất lượng cho ngành công nghiệp chế biến
nơng sản, góp phần tăng khả năng cạnh tranh của sản phẩm nông sản qua chế
biến nâng cao tỷ trọng công nghiệp chế biến trong GDP của đất nước. Qua đó
góp phần đưa Việt Nam căn bản trở thành nước công nghiệp vào năm 2020.
Phát triển sản suất rau an tồn cịn có vai trị trong phát huy lợi thế của
một nước nơng nghiệp nhiệt đới. Rau an tồn là mặt hàng xuất khẩu có tiềm
năng bởi nhu cầu tiêu dùng rau an toàn tại các thị trường như Hàn Quốc, Nhật
Bản, Hoa Kỳ, EU là rất lớn. Trong tương lai không xa mặt hàng rau sạch xuất
khẩu sẽ là mặt hàng mang về được nguồn ngoại tệ lớn cho đất nước.
Đối với xã hội – môi trường:
Phát triển sản xuất rau an tồn góp phần tăng thu nhập cải thiện đời

sống cho người nông dân, tạo công ăn việc làm cho người lao động, đẩy lùi
các tệ nạn xã hội.
Phát triển sản xuất rau an toàn sẽ thúc đẩy việc nâng cao trình độ dân
trí của người nơng dân từ sản xuất theo tư duy truyền thống cải thiện theo lối
tư duy hiện đại tư duy sản xuất theo sản xuất hàng hóa, đồng thời góp phần
nâng cao ý thức và trách nhiệm của người dân trong việc giữ gìn, bảo vệ mơi
trường sinh thái.
1.3 Thực tiễn phát triển sản phẩm rau
1.3.1 Trên thế giới [11]
Theo số liệu của FAO (2001) cho biết: năm 1980 toàn thế giới sản xuất
được 375 triệu tấn rau, năm 1990 là 441 triệu tấn, năm 1997 là 595,6 triệu tấn


xxiii
và năm 2001 đã lên tới 678 triệu tấn. Lượng rau tiêu thụ bình quân trên đầu
người là 78kg/người/năm. Tuy nhiên trình độ phát triển nghề trồng rau của
các nước không giống nhau, ở các nước phát triển cây rau được chú trọng hơn
các nước đang phát triển.
Theo K.U Ahaed và M.shahan (1991) cho biết nếu tính sản lượng theo
đầu người thì các nước phát triển sản lượng cao hơn các nước đang phát triển,
ở các nước phát triển tỷ lệ sản lượng cây rau so với cây lương thực là 2/1
trong khi đó ở các nước phát triển thì tỷ lệ này là ½.
Châu Á có sản lượng hàng năm đạt khoảng 400 triệu tấn với mức tăng
trưởng 3% (khoảng 5 triệu tấn/năm), mức tiêu thụ rau ở các nước trong khu
vực châu Á là 84kg/người/năm. Trong số các nước đang phát triển thì Trung
Quốc có sản lượng cao nhất đạt 70 triệu tấn/năm, Ấn Độ đứng thứ 2 với sản
lượng rau hàng năm là 65 triệu tấn.
Bảng 1.5 Tình hình sản xuất rau của10 nước trên thế giới năm 2001
STT


Quốc gia

Diện tích (ha)

Năng suất (tạ/ha)

1

Trung Quốc

15.712.003

182,52

2

Ấn Độ

5.705.000

106,96

3

Mỹ

1.380.300

273,08


4

Nga

1.038.300

120,72

5

Indonexia

772.537

87,17

6

Ukraina

618.500

100,41

7

Philippin

588.802


83,63

8

Italia

580.928

23,63

9

Iran

536.000

200,75

10

Việt Nam

514.600

131,70

11

Thế giới


42.583.654

159,23

(Nguồn: Records copyright FAO [2])
Tính chung tồn thế giới, tốc độ tăng diện tích rau trung bình đạt
2,8%/năm cao hơn 1,05% so với diện tích cây trồng cây ăn trái, 1,33%/năm
so với cây lấy dầu, 2,36%/năm so với cây lấy rễ, 2,41%/năm so với cây họ


xxiv
đậu. Trong khi đó, diện tích trồng cây ngũ cốc và cây lấy sợi lại giảm tương
ứng là 0,45%/năm và 1,82%/năm. [22].
1.3.1.1 Bài học kinh nghiệm từ trồng rau tại Australia [23]
Giá trị nông sản của Australia đạt khoảng 25 tỷ USD /năm, chiếm
khoảng 3,8% giá trị tổng sản lượng quốc gia, trong đó xuất khẩu đạt 18-20 tỷ
USD, chiếm 75-80% tổng sản lượng nông sản. Ngành làm vườn hay có thể
gọi là ngành sản xuất rau, hoa quả của Australia gồm sản xuất rau, hoa, quả,
hạt (hạt dẻ, hạt macadamia…) và vườn ươm có giá trị sản lượng khoảng 5, 3
tỷ USD vào năm 2005-2006. Đây là một ngành khơng những có giá trị kinh tế
lớn, mà cịn giữ một vị trí xã hội đặc biệt quan trọng vì sử dụng nhiều lao
động nhất, sử dụng tài nguyên thiên nhiên hiệu quả nhất và có nhiều cơ hội
xuất khẩu nhất.
Về tổ chức và chính sách :
Để phát triển ngành làm vườn, Australia đã xây dựng chính sách 3
điểm: Cải thiện mức lãi trong thu nhập của nông dân; Tăng cường sức cạnh
tranh của mặt hàng rau, hoa, quả; Nâng cao tính bền vững của ngành này. Để
triển khai 3 điểm nói trên, Nhà nước Australia đã có sáng kiến tổ chức nhiều
cơ quan hỗ trợ về nghiên cứu, ứng dụng tiến bộ kỹ thuật vào sản xuất, tiếp thị,
kiểm dịch… để tạo sự đồng bộ trong dây chuyền sản xuất. Nhờ có sự kết hợp

chặt chẽ giữa các cơ quan, bộ, ngành với các hiệp hội tư nhân, ngành làm
vườn Australia đã đáp ứng tương đối tốt tình hình thực tế, tạo một mạng lưới
nghiên cứu và sản xuất khít khao từ a đến z, ít bị lãng phí về nhân sự và tài
chính. Tổ chức kiểu này mang lại hiệu quả cao, đồng thời làm cho các nhà
đầu tư yên tâm hợp tác.
Về ứng dụng công nghệ cao:
Việc thành lập các Trung tâm Xuất sắc (Centre of Excellence) để
nghiên cứu những công nghệ cao nhằm xây dựng mô hình giải quyết dứt điểm
từng loại cây /con đã đóng góp cho ngành làm vườn Australia những thành
cơng đáng kể. Đây là những trung tâm nghiên cứu trọn gói. Từ khâu chọn
giống, canh tác, thu hoạch, tiếp thị, đặc biệt khâu quản lý sau thu hoạch và
kiểm tra chất lượng do các chuyên viên thuộc các ngành nghề và cơ quan


xxv
khác nhau nhưng lại cùng nhau hợp tác làm việc trong mỗi dự án. Quy trình
sản xuất tốt GAP (Good Agriculture Practice) cũng đã được nghiên cứu, tổ
chức và nghiêm chỉnh thực hiện trong từng khâu của dây chuyền sản xuất và
cho từng loại cây /con để nông sản luôn đảm bảo an toàn vệ sinh, đáp ứng yêu
cầu về chất lượng của nhà sản xuất và người tiêu thụ trong và ngồi nước.
Nhờ những mơ hình triển khai ở các Trung tâm Xuất sắc, ngành rau, hoa, quả
đã trở thành một ngành mũi nhọn của nông nghiệp Australia. Ngày nay, hầu
như toàn bộ vành đai xanh ven các thành phố lớn hoặc những vùng làng nghề
xa xôi đã sản xuất rau, hoa, quả theo cơng nghệ cao, vừa có năng suất cao vừa
bảo đảm an toàn vệ sinh. Năng suất 500 tấn cà chua hoặc 450 tấn dưa chuột
/ha/năm khơng cịn là một con số khơng tưởng. Nơng gia trồng rau, hoa
Australia đã có một thu nhập khoảng hơn nửa triệu USD /năm từ một nhà
kính chỉ có diện tích 5.000 m2.
Những vấn đề cần tập trung giải quyết để phát triển ngành rau, hoa, quả
công nghệ cao ở Việt Nam Để phát triển ngành làm vườn công nghệ cao, Việt

Nam phải luôn hướng đến việc xây dựng một ngành làm vườn hiện đại, có
khả năng sản xuất lượng hàng hóa lớn, chất lượng cao, an tồn vệ sinh và giá
rẻ. Muốn làm được như vậy, Việt Nam phải coi trọng việc nghiên cứu và ứng
dụng công nghệ cao để sản xuất ngành hàng theo xu thế mới, sớm triển khai
cơng cuộc hiện đại hố nơng thơn để thu hút đầu tư, đồng thời đưa chương
trình dạy nghề vào nông thôn để chất xám được sử dụng trên đồng ruộng. Mơ
hình Việt Nam có thể tham khảo là các Trung tâm Xuất sắc - nơi có khả năng
kết hợp các nhà khoa học để nghiên cứu, ứng dụng những công nghệ cao khả
thi cho Việt Nam. Những công nghệ cao này phải giải quyết những yếu tố cơ
bản sau:
Thứ nhất, về môi trường: Nghiên cứu các kỹ thuật nhà lưới, nhà kính;
kỹ thuật phịng trừ tổng hợp (IPM; kỹ thuật ghép gốc hoặc sử dụng thuốc bảo
vệ thực vật gốc sinh học - Bt, thuốc bảo vệ thực vật nhẹ (soft chemical) và
việc ứng dụng thiên địch, nấm để giữ gìn mơi trường ln sạch.


×