Tải bản đầy đủ (.pdf) (10 trang)

Luận văn tốt nghiệp đánh giá tình hình quản lý chất rắn thải sinh hoạt tại xã đại đồng – kiến thụy – hải phòng và đề xuất các giải pháp bảo vệ môi trường copy copy

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (386.43 KB, 10 trang )

LỜI CẢM ƠN
Trải qua 4,5 năm học tập và sinh hoạt tại nhà trường, em đã tiếp thu
được vô vàn kiến thức trong sách vở cũng như các kiến thức thực tế từ các thầy
cô, ban quản lý. “Học đi đơi với hành”, kết thúc q trình học tập, bản thân
mỗi sinh viên rút ra cho mình những thiếu sót, đồng thời cho thấy được thành
quả học tập của bản thân. Đồ án tốt nghiệp này là minh chứng cho những gì em
đã học hỏi và phát huy được.
Trong thời gian làm đồ án tốt nghiệp, em đã nhận được nhiều sự giúp đỡ,
đóng góp ý kiến và chỉ bảo nhiệt tình của thầy cơ giáo, bạn bè và gia đình.
Trước tiên em xin bày tỏ lịng biết ơn chân thành tới ThS. Đinh Thị Thúy
Hằng đã định hướng và chỉ bảo em trong suốt thời gian làm đồ án tốt nghiệp.
Nhờ có sự chỉ bảo của cơ, em đã hồn thành đồ án một cách thuận lợi, nhanh
chóng, kịp tiến độ.
Em xin cảm ơn các cán bộ làm công tác quản lí xã Đại Đồng cũng đã tạo
điều kiện giúp đỡ, cung cấp cho em những thông tin cần thiết để hoàn thành đề
tài.
Em xin cảm ơn các thầy cô giáo trong Bộ môn Kỹ thuật môi trường đã
truyền đạt kiến thức, giảng dạy, tạo điều kiện giúp đỡ em trong q trình học
tập và hồn thành đề tài tốt nghiệp.
Cuối cùng, em xin cảm ơn nhà trường Đại Học Hàng Hải đã đào tạo,
giáo dục em suốt 4,5 năm học qua, giúp em trưởng thành trên bước đường của
mình.
Mặc dù đã cố gắng hết mình nhưng do thời gian nghiên cứu và tìm hiểu
tài liệu có hạn, kiến thức lý thuyết và khả năng còn hạn chế nên đề tài của em
khơng tránh khỏi những thiếu sót. Em kính mong nhận được những ý kiến
đóng góp từ phía các thầy cô giáo và các bạn để đề tài của em được hoàn thiện
hơn.
Em xin trân trọng cảm ơn!
Hải Phòng, tháng 11 năm 2015.
Sinh viên
Vũ Thị Chiến




DANH MỤC CÁC KÝ HIỆU, CHỮ VIẾT TẮT
NĐ-CP
TT-BXD

: Nghị Định – Chính Phủ
: Thơng Tư – Bộ Xây Dựng

TT-BTNMT : Thông Tư- Bộ Tài nguyên và Môi trường
UBND

: Ủy ban nhân dân

CTRSH

: Chất thải rắn sinh hoạt

RTSH

: Rác thải sinh hoạt

CTSH

: Chất thải sinh hoạt

CTR

: Chất thải rắn


BHYT

: Bảo hiểm y tế

HLHPN

: Hội liên hiệp phụ nữ


DANH MỤC CÁC BẢNG
Số
bảng

Tên bảng

Trang

1.1

Các loại chất thải đặc trưng từ nguồn thải sinh hoạt.

3

1.2

CTR đô thị của Việt Nam phát sinh các năm 20072010.

6

1.3


Thống kê một số cây trồng năm 2010.

13

2.1

Mức thu phí cho cơng tác vệ sinh mơi trường.

19

2.2

Đánh giá của HLHPN xã Đại Đồng về tỷ lệ người
dân tham gia công tác thu gom rác thải 6 tháng đầu
năm 2015.

22

2.3

Dự báo dân số đến năm 2020.

27


DANH MỤC CÁC HÌNH
Số hình Tên hình

Trang


1.1

Nguồn gốc phát sinh chất thải rắn sinh hoạt.

2

1.2

Sơ đồ công nghệ xử lý rác thải sinh hoạt, Nhà máy
phân hữu cơ Cầu Diễn, Hà Nội.

9

1.3

Sơ đồ công nghệ Dano System

11

1.4

Sơ đồ huyện Kiến Thụy

12

2.1

Sơ đồ nguồn phát sinh RTSH tại xã Đại Đồng- huyện
Kiến Thụy – Hải Phịng.


15

2.2

Rác thải tại bãi chơn lấp xã Đại Đồng – huyện Kiến
Thụy – Hải Phòng.

17

2.3

Trang thiết bị của tổ thu gom rác

20

2.4

Bãi chôn lấp rác thải tại xã Đại Đồng – huyện Kiến
Thụy – Hải Phòng.

21

2.5

Biểu đồ đánh giá của người dân về mức thu phí tại xã
Đại Đồng – huyện Kiến Thụy – Hải Phòng.

23


2.6

Rác thải đổ ra ven đường tãi xã Đại Đồng – huyện
Kiến Thụy – Hải Phịng.

24

3.1

Mơ hình tổ thu gom rác thải

29

3.2

Hình ảnh thùng ủ rác hữu cơ

31


MỤC LỤC
MỞ ĐẦU ...............................................................................................................I
1. Đặt vấn đề........................................................................................................... i
2. Mục đích của việc lập báo cáo đánh giá ........................................................... ii
3. Cơ sở pháp lý..................................................................................................... ii
4. Đối tượng, phạm vi và nội dung đề tài đánh giá tình hình quản lý rác thải rắn
sinh hoạt ............................................................................................................... iii
4.1. Đối tượng và phạm vi nghiên cứu ................................................................. iii
4.2. Nội dung đề tài .............................................................................................. iii
CHƢƠNG 1: TỔNG QUAN TÀI LIỆU............................................................ 1

1.1. Một số khái niệm ............................................................................................ 1
1.1.1. Khái niệm chất thải ..................................................................................... 1
1.1.2. Khái niệm rác thải sinh hoạt........................................................................ 1
1.1.3. Khái niệm quản lý chất thải ........................................................................ 1
1.2. Nguồn phát sinh, phân loại và thành phần của chất thải................................ 2
1.2.1. Nguồn gốc phát sinh CTRSH...................................................................... 2
1.2.2. Thành phần chất thải rắn sinh hoạt ............................................................. 2
1.2.3. Phân loại rác thải sinh hoạt ......................................................................... 3
1.3. Ảnh hưởng của chất thải sinh hoạt tới môi trường và con người .................. 3
1.3.1. Ảnh hưởng của chất thải sinh hoạt tới sức khỏe con người ........................ 3
1.3.2. Ảnh hưởng của chất thải tới mơi trường ..................................................... 4
1.4. Tình hình quản lý chất thải sinh hoạt tại Việt Nam ...................................... 5
1.4.1. Tình hình quản lý chất thải sinh hoạt tại các đô thị Việt Nam ................... 5
1.5. Công nghệ xử lý chất thải sinh hoạt được áp dụng tại Việt Nam .................. 8
1.6. Điều kiện tự nhiên, kinh tế xã hội của xã Đại Đồng – huyện Kiến Thụy –
Hải Phòng ............................................................................................................ 11
1.6.1. Điều kiện tự nhiên ..................................................................................... 11
1.6.2. Tình hình kinh tế - xã hội .......................................................................... 13
CHƢƠNG 2: ĐÁNH GIÁ TÌNH HÌNH QUẢN LÝ CHẤT THẢI SINH
HOẠT CỦA XÃ ĐẠI ĐỒNG – HUYỆN KIẾN THỤY – HẢI PHÒNG ..... 15
2.1. Thực trạng phát sinh rác thải sinh hoạt tại xã Đại Đồng – huyện Kiến Thụy
– Hải Phòng ......................................................................................................... 15
2.1.1. Nguồn phát sinh rác thải sinh hoạt tại xã Đại Đồng – huyện Kiến Thụy –
Hải Phòng ............................................................................................................ 15


2.1.2. Thành phần chất thải sinh hoạt tại xã Đại Đồng – huyện Kiến Thụy – Hải
Phòng ................................................................................................................... 16
2.2. Thực trạng quản lý chất thải sinh hoạt tại xã Đại Đồng – huyện Kiến Thụy –
Hải Phòng ............................................................................................................ 17

2.2.1. Thực trạng công tác quản lý tại xã Đại Đồng – huyện Kiến Thụy – Hải
Phịng ................................................................................................................... 17
2.2.2. Thực trạng cơng tác thu gom chất thải tại xã Đại Đồng – huyện Kiến Thụy
– Hải Phòng. ........................................................................................................ 18
2.2.3. Thái độ của nhà quản lý, cơng nhân thu gom, hộ gia đình đối với công tác
quản lý chất thải sinh hoạt tại xã Đại Đồng ........................................................ 21
2.3. Công tác tuyên truyền, giáo dục người dân về vệ sinh môi trường ............. 24
2.4. Những hạn chế trong công tác quản lý rác thải sinh hoạt trên địa bàn xã Đại
Đồng – huyện Kiến Thụy – Hải Phòng ............................................................... 25
2.5. Dự báo lượng rác thải tại xã Đại Đồng – huyện Kiến Thụy – Hải Phòng ... 26
CHƢƠNG 3: ĐỀ XUẤT BIỆN PHÁP BẢO VỆ MÔI TRƢỜNG ................ 28
3.1. Biện pháp quản lý rác thải sinh hoạt ............................................................ 28
3.1.1. Cơ chế chính sách...................................................................................... 29
3.1.2. Nâng cao nhận thức của người dân ........................................................... 30
3.2. Biện pháp công nghệ .................................................................................... 31
KẾT LUẬN ........................................................................................................ 34
1. Kết luận ........................................................................................................... 34
2. Kiến nghị ......................................................................................................... 34
TÀI LIỆU THAM KHẢO ................................................................................ 36


MỞ ĐẦU
1. Đặt vấn đề
Ơ nhiễm mơi trường từ lâu đã trở thành một vấn đề nhức nhối của toàn thế
giới. Các quốc gia luôn cố gắng cải thiện chất lượng môi trường nhằm nâng cao
chất lượng đời sống cũng như sức khỏe của con người. Rất nhiều quốc gia đã đạt
được thành tựu nhất định trong công cuộc bảo vệ môi trường cũng như tái chế,
tái sử dụng các loại rác thải. Tuy nhiên, ở những quốc gia còn nghèo nàn, lạc
hậu, ô nhiễm môi trường diễn ra nghiêm trọng. Có rất nhiều nguồn gây ơ nhiễm
mơi trường, đặc biệt là rác thải sinh hoạt. Việc quản lý rác thải sinh hoạt và bảo

vệ môi trường hiện đang là một trong những vấn đề được quan tâm đặc biệt tại
các khu dân cư và khu công nghiệp của tất cả các nước trên thế giới.
Cũng như các khu dân cư khác trên thế giới nói chung và trên Việt Nam
nói riêng, xã Đại Đồng- huyện Kiến Thụy- Hải Phịng cũng nằm trong xu thế đơ
thị hóa tốc độ cao, phát triển toàn diện, chất lượng cuộc sống của người dân
ngày ngày một cải thiện, nhu cầu cho cuộc sống ngày càng tăng kéo theo đó là
một lượng lớn rác thải sinh hoạt phát sinh ngày càng nhiều. Sử dụng nhiều
nhưng việc quản lý, thu gom cũng như tái chế chưa được người dân quan tâm,
đánh giá cao. Một vấn đề môi trường cấp bách cần được quan tâm của xã Đại
Đồng là công tác quản lý rác thải sinh hoạt. Hiện tại, chưa có cơng trình nghiên
cứu nào một cách đồng bộ để đánh giá thực trạng quản lý, đề xuất hướng tái chế,
tái sử dụng nguồn rác thải sinh hoạt ở xã.
Muốn mang lại lợi ích kinh tế, bảo vệ môi trường và tiết kiệm tài nguyên
cho đất nước cần có cơng tác thu gom, phân loại, xử lý và tái sử dụng chất thải,
được thực hiện từ hộ gia đình, xây dựng hệ thống quản lý và công nghệ phù hợp.
Thực hiện được các biện pháp phù hợp giúp giảm thiểu tối đa nguồn rác thải ra
ngoài môi trường, tránh ô nhiễm môi trường cũng như cảnh quan đơ thị, việc
thực hiện đơ thị hóa khu dân cư sớm hồn thành. Đề tài nghiên cứu “Đánh giá
tình hình quản lý chất rắn thải sinh hoạt tại xã Đại Đồng – Kiến Thụy – Hải
Phòng và đề xuất các giải pháp bảo vệ mơi trƣờng” sẽ góp phần giải quyết
các vấn đề khoa học và thực tiễn nói trên.

i


2. Mục đích của việc lập báo cáo đánh giá
Báo cáo đánh giá tình hình quản lý chất thải rắn tại xã Đại Đồng –huyện
Kiến Thụy –Hải Phòng nhằm đánh giá tình hình quản lý tại xã, thực trạng tại địa
phương cũng như các vấn đề chưa được giải quyết, từ đó đề xuất các biện pháp
bảo vệ mơi trường.

3. Cơ sở pháp lý
- Hiến pháp nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam; Quốc hội ban
hành Luật bảo vệ môi trường. Luật số 55/2014/QH13.
- Luật Bảo vệ môi trường năm 2014.
- Nghị định số 179/2013/NĐ-CP ngày 14/11/2013 của Chính phủ quy
định về xử phạt vi phạm hành chính trong lĩnh vực bảo vệ môi trường.
- Nghị định số 18/2015/NĐ-CP ngày 14/02/2015 của Chính phủ quy định về
quy hoạch môi trường, đánh giá môi trường chiến lược, đánh giá tác động môi
trường và kế hoạch bảo vệ môi trường.
- Thông tư số 32/2009/TT-BXD ngày 10/09/2009 của Bộ Xây dựng về
ban hành Quy chuẩn kỹ thuật quốc gia về quy hoạch xây dựng nông thôn.
- Thông tư số 16/2009/TT-BTNMT ngày 07/10/2009 của Bộ Tài nguyên
và Môi trường quy định Quy chuẩn kỹ thuật quốc gia về môi trường.
- Thông tư số 25/2009/TT-BTNMT ngày 16/11/2009 của Bộ Tài nguyên
và Môi trường quy định Quy chuẩn kỹ thuật quốc gia về môi trường.
- Thông tư số 27/2015/TT-BTNMT ngày 29/05/2015 của Bộ Tài nguyên
và Môi trường quy định về đánh giá môi trường chiến lược, đánh giá tác động
môi trường và kế hoạch bảo vệ môi trường.
- Thông tư số 47/2011/TT-BTNMT ngày 28/12/2011 của Bộ Tài nguyên
và Môi trường quy định Quy chuẩn kỹ thuật quốc gia về môi trường.
- Thông tư số 27/2012/TT-BTNMT ngày 28/12/2012 của Bộ Tài nguyên
và Môi trường quy định Quy chuẩn kỹ thuật quốc gia về môi trường.

ii


- Quyết định số 2564/ QĐ –UB ngày 21/12/2009 của UBND Thành phố
Hải Phòng “về việc điều chỉnh mức thu phí vệ sinh mơi trường trên địa bàn
thành phố Hải Phòng”.
- Đề án thu gom và cử lý rác thải của UBND xã Đại Đồng thực hiện Nghị

quyết của Hội đồng nhân dân xã Đại Đồng kỳ họp thứ 2 khóa 19.
4. Đối tƣợng, phạm vi và nội dung đề tài đánh giá tình hình quản lý rác thải
rắn sinh hoạt
4.1. Đối tượng và phạm vi nghiên cứu
- Đề tài tiến hành đánh giá tình hình quản lý rác thải rắn sinh hoạt bao
gồm nhận thức, thái độ của người dân về việc thu gom, phân loại, xử lý và tái
chế rác thải.
- Phạm vi nghiên cứu của đề tài: khảo sát, đánh giá nhận thức, thái độ của
người dân về việc thu gom, phân loại, xử lý rác thải rắn sinh hoạt và đề ra một
số biện pháp bảo vệ môi trường.
4.2. Nội dung đề tài
- Điều tra về thực trạng phát sinh, tình hình thu gom, vứt rác, phân loại,
vận chuyển, tái chế và xử lý rác thải sinh hoạt trên địa bàn xã Đại Đồng – huyện
Kiến Thụy – Hải Phòng.
- Nghiên cứu các văn bản, quy định về quản lý rác thải, rác thải sinh hoạt.
- Trên cơ sở thực tiễn, lý luận và các số liệu phân tích về thực trạng quản
lý đưa ra được đánh giá khách quan về những ưu, nhược điểm và những mặt
thiếu sót cịn tồn tại trong cơng tác quản lý rác thải sinh hoạt.
- Dự báo lượng rác thải và đề xuất một số giải pháp để quản lý rác thải
sinh hoạt theo hướng tốt hơn, phù hợp với điều kiện kinh tế xã hội của địa
phương, để có tính ứng dụng cao trong thực tế.

iii


CHƢƠNG 1
TỔNG QUAN TÀI LIỆU

1.1. Một số khái niệm
1.1.1. Khái niệm chất thải

Chất thải là những vật và chất mà người dùng khơng cịn muốn sử dụng
và thải ra, tuy nhiên trong một số ngữ cảnh nó có thể là khơng có ý nghĩa với
người này nhưng lại là lợi ích của người khác. Trong cuộc sống, chất thải được
hình dung là những chất khơng cịn được sử dụng cùng với những chất độc được
xuất ra từ chúng [8].
1.1.2. Khái niệm rác thải sinh hoạt
Rác thải sinh hoạt là các chất rắn bị loại ra trong quá trình sống, sinh hoạt,
hoạt động, sản xuất của con người và động vật. Rác phát sinh từ các hộ gia đình,
khu cơng cộng, khu thương mại, khu xây dựng, bệnh viện, khu xử lý chất thải…
Hoặc có thể định nghĩa: rác thải sinh hoạt là những thành phần tàn tích
hữu cơ phục vụ cho hoạt động sống của con người, chúng khơng cịn được sử
dụng và vứt trả lại môi trường sống [1].
1.1.3. Khái niệm quản lý chất thải
Quản lý rác thải là hành động thu gom, phân loại và xử lý các loại rác thải
của con người. Hoạt động này nhằm làm giảm các ảnh hưởng xấu của rác vào
môi trường và xã hội.
Xử lý chất thải là quá trình sử dụng giải pháp công nghệ, nhằm biến đổi,
loại bỏ, cách ly, tiêu hủy hoặc phá hủy tinh chất kỹ thuật để xử lý các chất thải
và không làm ảnh hưởng đến mơi trường; tái tạo lại các sản phẩm có lợi ích cho
xã hội nhằm phát huy hiệu quả kinh tế. Xử lý chất thải là một công tác quyết
định đến chất lượng bảo vệ môi trường [1].
1



×