Tải bản đầy đủ (.pdf) (73 trang)

Tục đốt vàng mã của cư dân hội an, quảng nam

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (2.4 MB, 73 trang )

ĐẠI HỌC ĐÀ NẴNG
TRƯỜNG ĐẠI HỌC SƯ PHẠM
KHOA LỊCH SỬ
----------------

Đ

:

TỤC ĐỐT VÀNG MÃ CỦA CƯ DÂN HỘI AN,
QUẢNG NAM

Sinh viên thực hiện : Trần Hoàng Thu Hương
Chuyên ngành
: Việt Nam Học
: 11CVNH
Ngườ hư ng n
: ThS. Ngô Thị Hường

Sinh viên thực hiện : Vũ K ều Trinh


LỜI CẢM ƠN
Lời đầu tiên, em xin gửi lời cảm ơn đến toàn thể Ban chủ nhiệm khoa Lịch sử
đã tạo điều kiện cho em được làm Khóa luận tốt nghiệp này. Đây là cơ hội tốt để em
có thể thực hành các kĩ năng được học trên lớp và cũng giúp ích rất lớn để em ngày
càng tự tin về bản thân mình hơn.
Em xin được gửi lời cảm ơn chân thành nhất đến Thạc sĩ Ngô Thị Hường
trong suốt q trình vừa qua đã ln nhiệt tình chỉ dạy, giúp đỡ để em có thể hồn
thành tốt đề tài khóa luận tốt nghiệp.
Qua đây, em cũng xin cảm ơn các phòng ban cơ quan cũng như người dân tại


thành phố Hội An đã giúp đỡ và tạo điều kiện thuận lợi đã giúp đỡ em trong quá
trình tìm kiếm tư liệu, khảo sát và phỏng vấn điền dã phục vụ cho cơng tác nghiên
cứu và hồn thành đề tài.
Do trình độ nghiên cứu và thời gian có hạn, khóa luận này khơng tránh khỏi
những thiếu sót và hạn chế. Rất mong nhận được sự góp ý và chỉ dẫn của thầy cô.
Em xin chân thành cảm ơn !
Đà Nẵng, ngày 03 tháng 05 năm 2015
Sinh viên

Trần Hoàng Thu Hương


MỤC LỤC
MỞ ĐẨU ....................................................................................................................1
1. Lý do chọn đề tài .....................................................................................................1
2. Lịch sử nghiên cứu vấn đề ......................................................................................2
3. Mục đích nghiên cứu ...............................................................................................3
4. Đối tượng, phạm vi nghiên cứu ..............................................................................3
5. Nguồn tư liệu và phương pháp nghiên cứu .............................................................4
6. Đóng góp của đề tài.................................................................................................5
7. Cấu trúc của đề tài ...................................................................................................5
CHƯƠNG 1. TỔNG QUAN VỀ HỘI AN VÀ KHÁI QUÁT VỀ TỤC TỐT
VÀNG MÃ .................................................................................................................6
1.1. Tổng quan về Hội An, Quảng Nam ..................................................................6
1.1.1. Điều kiện tự nhiên .............................................................................................6
1.1.2. Lịch sử hình thành và phát triển ........................................................................9
1.1.2.1. Thời kỳ hình thành và phát triển ....................................................................9
1.1.2.2. Thời kỳ suy vong..........................................................................................11
1.1.2.3. Thời kỳ hiện nay ..........................................................................................12
1.1.3. Đặc điểm kinh tế - xã hội ................................................................................13

1.1.4. Đặc điểm văn hóa và dân cư ...........................................................................15
1.1.4.1. Văn hóa ........................................................................................................15
1.1.4.2. Dân cư ..........................................................................................................17
1.2. Khái quát về tục đốt vàng mã ở Việt Nam .....................................................18
1.2.1. Khái niệm ........................................................................................................18
1.2.1.1. Khái niệm vàng mã ......................................................................................18
1.2.1.2. Khái niệm tục đốt vàng mã ..........................................................................18
1.2.2. Nguồn gốc hình thành và phát triển ................................................................19
1.2.3. Đặc điểm của tục đốt vàng mã ở Việt Nam ....................................................22
1.2.5 Vai trò của tục đốt vàng mã .............................................................................23
1.2.5.1. Đối với đời sống tâm linh ............................................................................23
1.2.5.2. Đối với kinh tế – xã hội ................................................................................24


1.2.6 Những biến đổi lai căng của tục đốt vàng mã hiện nay ...................................24
Tiểu kết chương 1 ....................................................................................................26
CHƯƠNG 2. TỤC ĐỐT VÀNG MÃ CỦA CƯ DÂN HỘI AN, QUẢNG NAM ....27
2.1. Tục đốt vàng mã ở quy mô hộ g a đình ..........................................................27
2.1.1. Thời gian .........................................................................................................27
2.1.1.1. Cúng cơ hồn .................................................................................................27
2.1.1.2. Cúng Thổ Công (Thổ Địa) ...........................................................................28
2.1.1.3. Cúng ông Táo ...............................................................................................28
2.1.1.4. Cúng giỗ .......................................................................................................28
2.1.2. Địa điểm ..........................................................................................................28
2.1.3. Nghi thức tiến hành .........................................................................................29
2.1.3.1. Cúng cô hồn .................................................................................................29
2.1.3.2. Cúng Thổ Công Thổ Địa ..............................................................................32
2.1.3.3. Cúng Táo quân .............................................................................................37
2.1.3.4. Cúng giỗ .......................................................................................................39
2.2. Tục đốt vàng mã ở quy mô cộng đồng ...........................................................41

2.2.1. Thời gian .........................................................................................................41
2.2.2. Địa điểm ..........................................................................................................42
2.2.3. Nghi thức tiến hành .........................................................................................42
2.2.3.1. Lễ cầu an đầu năm........................................................................................42
2.2.3.2. Lễ vía bà Thiên Hậu và lễ vía Lục Tánh Vương..........................................44
2.3. Quan đ ểm của cư ân Hội An về tục đốt vàng mã ......................................46
2.3.1. Quan điểm của chính quyền địa phương .........................................................46
2.3.2. Quan điểm của người dân ...............................................................................47
2.4. Đặc đ ểm của tục đốt vàng mã của cư ân Hội An .......................................49
2.5. Ảnh hưởng của tục đốt vàng mã đến đời sống cư ân Hội An ....................50
2.5.1. Ảnh hưởng trên lĩnh vực đời sống văn hóa tinh thần......................................50
2.5.1.1. Tích cực ........................................................................................................50
2.5.1.2. Tiêu cực ........................................................................................................51
2.5.2. Ảnh hưởng trên lĩnh vực đời sống kinh tế - xã hội .........................................52
2.5.2.1. Tích cực ........................................................................................................52


2.5.2.2. Tiêu cực ........................................................................................................52
2.6. Hạn chế những yếu tố tiêu cực của tục đốt vàng mã ....................................53
2.6.1. Các quy định của Nhà nước liên quan đến việc đốt vàng mã .........................53
2.6.2. Các biện pháp của chính quyền thành phố ......................................................54
2.6.3. Đề xuất một số giải pháp cho việc thực hiện hạn chế đốt, rải vàng mã thời
gian tới .......................................................................................................................54
Tiểu kết chương 2 ....................................................................................................56
KẾT LUẬN ..............................................................................................................57
TÀI LIỆU THAM KHẢO ......................................................................................58
PHỤ LỤC HÌNH ẢNH


MỞ ĐẨU

1. Lý do chọn đề tài
Việt Nam tự hào là một đất nước có bề dày nghìn năm văn hiến, đậm đà bản
sắc phương Đông với một nền văn hóa vơ cùng phong phú và đa dạng được tạo nên
từ các dân tộc anh em sinh sống trên lãnh thổ. Văn hóa vừa là sản phẩm sáng tạo
của con người, vừa là môi trường nhân tạo để nuôi dưỡng đời sống vật chất và tinh
thần, đồng thời được nhìn nhận là động lực của sự tiến bộ xã hội.
Đối với mỗi quốc gia, văn hóa ln là gốc rễ, cội nguồn của dân tộc. Tục đốt
vàng mã chính là một biểu hiện, một sản phẩm của văn hóa. Đây là một dạng văn
hóa tinh thần đặc biệt mà qua thời gian đã trở thành một tập tục mang tính truyền
thống, phổ quát của người Việt Nam. Không chỉ là hành động thể hiện sự sùng
ngưỡng của con người với thần linh, tổ tiên, những người đã khuất, việc đốt cúng
vàng mã cịn thể hiện nhu cầu tâm linh, có khả năng trần tình, bày tỏ tâm thành với
các đấng linh thiêng. Qua đó vỗ về, xoa dịu những nỗi đau, làm yên lòng cho những
người đang sống. Song sẽ trở nên tiêu cực nếu tập tục này mang màu sắc mê tín dị
đoan, ảnh hưởng đến đời sống kinh tế - xã hội cũng như văn hóa, tinh thần của
người dân. Do đó tìm hiểu về tục đốt vàng mã bước đầu giúp có cái nhìn tổng quan,
khái qt về tập tục truyền thống này từ đó thấy được những mặt tích cực và hạn
chế cần phải khắc phục.
Thành phố Hội An nằm ở hạ lưu sông Thu Bồn, thuộc vùng đồng bằng ven
biển tỉnh Quảng Nam. Khu phố cổ Hội An vẫn bảo tồn gần như nguyên trạng một
quần thể di tích kiến trúc cổ gồm nhiều cơng trình nhà ở, hội quán, đình chùa, miếu
mạo, giếng, cầu, nhà thờ tộc, bến cảng, chợ... những con đường phố hẹp chạy ngang
dọc tạo thành các ô vuông kiểu bàn cờ. Cảnh quan phố phường Hội An bao quát
một màu rêu phong cổ kính như một bức tranh sống động. Đây được xem như một
bảo tàng sống về kiến trúc và lối sống đơ thị, ngồi ra nó cịn lưu giữ một nền tảng
văn hoá phi vật thể khá đồ sộ. Cuộc sống thường nhật của cư dân với những phong
tục tập quán, sinh hoạt tín ngưỡng, nghệ thuật dân gian, lễ hội văn hoá đang được
bảo tồn và phát huy cùng với cảnh quan thiên nhiên thơ mộng, các làng nghề truyền
thống, các món ăn đặc sản ... làm cho Hội An ngày càng trở thành điểm đến hấp dẫn



của du khách thập phương. Đặc biệt, trước sự phát triển và đơ thị hóa xã hội, việc
tiến hành đốt vàng mã trong các hình thức sinh hoạt tín ngưỡng của hộ gia đình
cũng như của cộng đồng ngày càng phát triển theo chiều hướng tiêu cực, mê tín dị
đoan, gây lãng phí và ảnh hưởng xấu đến đời sống vật chất cũng như tinh thần của
cư dân Hội An nên cần có những quan điểm, nhận định đúng đắn góp phần điều
chỉnh tục đốt vàng mã phát triển theo hướng lành mạnh, văn minh, ý nghĩa hơn.
Xuất phát từ những lí do trên, tác giả chọn đề tài “Tục đốt vàng mã của cư
dân Hội An, Quảng Nam”làm đề tài khóa luận của mình.
2. Lịch sử nghiên cứu vấn đề
Tục đốt vàng mã là một biểu hiện văn hóa của dân tộc Việt Nam đã có từ lâu
đời và in đậm trong tâm thức mỗi người dân Việt. Đó là một tục mang đậm nét đặc
thù trong đời sống cá nhân và sinh hoạt cộng đồng. Đã có nhiều sách, tác phẩm…
của các học giả, nhà nghiên cứu đề cập đến tục đốt vàng mã.
Đã có nhiều cơng trình nghiên cứu nói về mảnh đất Quảng Nam: Lần giở lịch
sử văn hóa truyền thống Thuận Quảng của Lê Duy Anh (Nxb Đà Nẵng); Quảng
Nam trong hành trình mở cõi và giữ nước của Nguyễn Q. Thắng (Nxb Tổng hợp Tp
Hồ Chí Minh). Bên cạnh đó, cũng đã có nhiều cơng trình nghiên cứu có đề cập đến
phong tục tập quán, tín ngưỡng ở Hội An như Lễ lệ, lễ hội Hội An của Trung tâm
Quản lý và Bảo tồn di tích Hội An; Văn hóa phi vật thể ở Hội An của Bùi Quang
Thắng (Nxb Thế giới). Tuy nhiên, vẫn chưa có một cơng trình nào có một góc nhìn
mới, cụ thể nhất về tục đốt vàng mã, đặc biệt là ở Hội An.
Trong tác phẩm “Tập tục, lễ hội đất Quảng” (Tập 3) của Hội Văn nghệ dân
gian Thành phố Đà Nẵng đã trình bày một cách có hệ thống các tập tục truyền thống
của vùng đất Quảng Nam: tết cổ truyền, tục thờ cúng tổ tiên, tục cưới hỏi, tục thôi
nôi,… Đặc biệt, tác phẩm đã tổng hợp khá đầy đủ các lễ hội văn hóa trong một năm
trên địa bàn tỉnh Quảng Nam… Tuy nhiên, vấn đề đốt vàng mã lại chưa nhắc nhiều
trong các tác phẩm này.
Ngoài ra, vấn đề đốt vàng mã cũng được nhắc đến qua nhiều bài báo, bài
phỏng vấn như:“Cao tăng Việt Nam: Giáo lý Phật giáo không cổ súy đốt vàng mã”

của trang web giaoduc.net (29/08/2012); “Đốt vàng mã mang ý nghĩa nhân văn làm
cho tâm an” của website chuaphuoclam.com (16/08/2011)…


Các tác phẩm trên đã trình bày một số vấn đề, đó là cơ sở để tác giả kế thừa,
hồn chỉnh đầy đủ hơn.
3. Mục đích ngh ên cứu
Đề tài tập trung nghiên cứu tục đốt vàng mã của cư dân Hội An, Quảng Nam
từ khái niệm, điều kiện hình thành, cách thức tiến hành cũng như những quan điểm
của cư dân về các vấn đề xoay quanh tập tục này. Qua đó đánh giá được những
điểm tích cực, hạn chế của tục đốt vàng mã đối với đời sống của cư dân địa phương;
đồng thời đưa ra giải pháp đề xuất phù hợp góp phần hạn chế những yếu tố tiêu cực
của tục này.
4. Đố tượng, phạm vi nghiên cứu
4.1. Đố tượng nghiên cứu
Đối tượng chính mà đề tài muốn hướng đến là tục đốt vàng mã của cư dân Hội
An, Quảng Nam.
4.2. Nội dung nghiên cứu
Giới thiệu tổng quan về Thành phố Hội An và tục đốt vàng mã tại Việt Nam
để đưa ra cái nhìn tổng quát về bối cảnh và các nhân tố tác động ảnh hưởng đến quá
trình hình thành, phát triển tục đốt vàng mã ở Hội An.
Nghiên cứu đặc điểm chung về khái niệm, quy mô tiến hành (thời gian, không
gian, cách thức) của tục đốt vàng mã đồng thời khảo sát, phỏng vấn quan điểm của
người dân về những vấn đề xoay quanh tục này để thấy được vị trí, vai trị, tác động
tích cực và hạn chế của của tập tục này đối với đời sống kinh tế, xã hội và tâm linh
của cư dân địa phương.
Qua đó, có những giải pháp bảo lưu các giá trị tốt đẹp và hạn chế những vấn
đề tiêu cực của tục đốt vàng mã đối với đời sống kinh tế - xã hội và văn hóa, tinh
thần của cư dân Hội An, Quảng Nam.
4.3. Phạm vi nghiên cứu

-

Phạm vi không gian nghiên cứu: Tập trung nghiên cứu trên địa bàn

Thành phố Hội An, Quảng Nam, đi sâu vào khảo sát tập tục đốt vàng mã ở Thành
phố Hội An.
-

Phạm vi thời gian nghiên cứu: Đề tài được thực hiện từ tháng 9/2014

và hoàn thành vào tháng 4/2015


5. Nguồn tư l ệu và hương há nghiên cứu
5.1. Nguồn tư l ệu
Để thực hiện nghiên cứu này, tác giả sử dụng chủ yếu các nguồn tư liệu sau:
-

Tư liệu thành văn:

+

Các cơng trình nghiên cứu, sách báo, tạp chí, văn bản liên quan đến

tín ngưỡng, phong tục, lễ hội xứ Quảng.
+

Tư liệu điện tử là các bài viết được đăng tải trên các website.

-


Tư liệu thực địa: Là nguồn tư liệu thu thập được trong các chuyến đi

thực tế ở địa phương. Đặc biệt là thông quan việc tiếp cận, phỏng vấn cư dân, các
chuyên gia và các cán bộ quản lý văn hóa. Đây là nguồn tư liệu sống đáng quý cung
cấp những thông tin lưu truyền về tục đốt vàng mã ở Hội An.
5.2. Phương há ngh ên cứu
5.2.1. Phương pháp hu hập, tổng hợp, phân ích ư l ệu
Trong quá trình nghiên cứu đề tài này, tác giả sử dụng các phương pháp logic
và lịch sử để xem xét các sự vật, hiện tượng, kết hợp với các phương pháp khác như
thống kê, mô tả, phân tích, tổng hợp. Vận dụng các phương pháp đó, trong q trình
nghiên cứu, tơi thực hiện đề tài này qua các bước sau:
Thứ nhất: Tìm kiếm, sưu tầm, tập hợp tư liệu cần thiết, phù hợp với nội dung
nghiên cứu của đề tài. Tác giả đã sử dụng các nguồn tư liệu đang được lưu trữ tại
thư viện ở Đà Nẵng, Hội An… Ngồi ra, tác giả cịn tìm kiếm tư liệu thông qua
internet, giảng viên hướng dẫn,…
Thứ hai: Sau khi thu thậptư liệu, tác giả tiến hành thống kê, phân tích tư liệu
để tìm ra được tính tồn vẹn, phát hiện ra các mối quan hệ giữa các vấn đề liên quan
từ đó rút ra những kết luận cần thiết liên quan đến nội dung của đề tài nghiên cứu.
5.2.2. Phương pháp hực địa
Tác giả tiến hành nghiên cứu thực địa, khảo sát thực tế các lễ hội, các cơ sở
thờ tự, nghi lễ thờ cúng tại gia đình và cộng đồng để tìm kiếm thơng tin thực tế về
thời gian, địa điểm, cách thức tiến hành tục đốt vàng mã của cư dân nơi đây. Thu
thập quan điểm của cư dân địa phương, những người làm công tác bảo tồn và quản
lý văn hóa về tục đốt vàng mã trong bối cảnh hiện nay. Qua đó tìm được những
thơng tin hữu ích để phục vụ q trình nghiên cứu.


5.2.3 Phương pháp phỏng vấn
Đưa ra những câu hỏi đối thoại liên quan đến quan điểm của cư dân, cán bộ

quản lý văn hóa, chính quyền địa phương về tục đốt vàng mãtrong đời sống văn hóa
vật chất cũng như tinh thần của cộng đồng cư dân Hội An, Quảng Nam để thu thập
thông tin.Lập bảng hỏi và phiếu điều tra để khảo sát ý kiến của cư dân Hội An,
Quảng Nam về tục đốt vàng mã.
6. Đóng gó của đề tài
Nâng cao sự hiểu biết có hệ thống về tín ngưỡng cũng như tục đốt vàng mã
của cư dân Hội An, Quảng Nam.
Đóng góp một phần nhỏ vào hệ thống các bài nghiên cứu về đề tài văn hóa,
đặc biệt mảng nghiên cứu về tín ngưỡng, phong tục, cung cấp tài liệu cho việc tìm
hiểu, học tập về văn hóa địa phương.
Đề tài có giá trị tham khảo trong việc đề ra biện pháp bảo tồn, phát triển
những giá trị văn hóa tốt đẹp và hạn chế những yếu tố tiêu cực trong đời sống văn
hóa của cư dân địa phương.
7. Cấu trúc của đề tài
Ngoài phần mở đầu và kết luận, phụ lục, tài liệu tham khảo, phần nội dung
gồm có 2 chương:
Chương 1. Tổng quan về Hội An và tục đốt vàng mã
Chương 2. Tục đốt vàng mã của cư dân Hội An, Quảng Nam


CHƯƠNG 1

TỔNG QUAN VỀ HỘI AN VÀ KHÁI QUÁT VỀ TỤC TỐT
VÀNG MÃ
1.1. Tổng quan về Hội An, Quảng Nam
1.1.1. Đ u kiện tự nhiên
Thành phố Hội An nằm bên bờ bắc hạ lưu sông Thu Bồn thuộc vùng đồng
bằng ven biển tỉnh Quảng Nam, cách thành phố Đà Nẵng khoảng 25 km về phía
đơng nam, cách thành phố Tam Kỳ khoảng 50 km về phía đơng bắc. Hội An được
bao bọc bởi môi trường sông, biển và sự kết hợp với các địa phương, phía Đơng

giáp biển Đơng, phía Nam giáp huyện Duy Xuyên, phía Tây và Bắc giáp huyện
Điện Bàn. Hội An nằm ở 15053’ vĩ độ Bắc, 108020’ kinh độ Đông. Hội An là
một thành phố trực thuộc tỉnh, được thành lập ngày 29 tháng 1 năm 2008 theo Nghị
định số 10/2008/NĐ - CP của Chính phủ Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam. Hội
An hiện nay đã được công nhận là đô thị loại III, trực thuộc tỉnh Quảng Nam.
Thành phố Hội An được thành lập bao gồm 13 đơn vị hành chính với 9 phường nội
thị gồm: Cẩm An, Cẩm Châu, Cẩm Nam, Cẩm hô, Cửa Đại,

inh An, ơn hong,

Tân An, Thanh Hà và 4 xã gồm: Cẩm Hà, Cẩm Kim, Cẩm Thanh, xã đảo Tân Hiệp
nằm trên cụm đảo Cù Lao Chàm với diện tích đất tự nhiên khoảng 6.146,88 ha,
chiếm khoảng 10

diện tích đất tự nhiên của tỉnh Quảng Nam.

hần đất liền của thành phố có hình thể gần giống như một hình thang cân,
đáy là phía nam giáp huyện Duy Xun với ranh giới chung là sơng Thu Bồn, phía
tây và phía bắc giáp huyện Điện Bàn, phía đơng là bờ biển dài 7 km. Cách đất liền
18 km là cụm đảo Cù Lao Chàm, bao gồm nhiều hòn đảo lớn nhỏ: Hịn Lao, Hịn
Dài, Hịn

ồ, Hịn Ơng, Hịn Tai, Hịn Lá, Hịn Khơ, Hịn Nồm với diện tích chiếm

một phần tư thành phố Hội An. Các hòn đảo này quần tụ thành hình cánh cung
hướng mặt ra biển Đơng, được hình tượng hố như người hoa tiêu khổng lồ, như
bức bình phong che chắn cho đất liền. Tổng diện tích tự nhiên tồn thành phố là
6.171,25 ha, phần diện tích đất liền 4.850 ha chiếm 73,50

(trongđó diện tích đất


3.669 ha và diện tích mặt nước 1.180,3 ha), diện tích hải đảo 1.654 ha chiếm
26,50%.


Hội An nằm ở cuối sông Thu Bồn – con sông dài nhất và lớn nhất Quảng
Nam, là một trong những con sơng có lượng nước lớn nhất miền Trung. Hội An cịn
là vùng đáy hội thủy, ngồi việc nối liền với miền Tây Quảng Nam bằng các con
sông Vu Gia, Thu Bồn, Hội An cịn thơng với Đà Nẵng ở phía Bắc bằng con sơng
Cổ Cị và thơng với Tam Kỳ ở phía Nam bằng con sơng Trường Giang. Các nguồn
sông Thu Bồn, Vu Gia, Trường Giang, Đế Võng hợp lưu với nhau trước khi đổ ra
biển Đông qua Cửa Đại (Đại Chiêm Hải Khẩu). Nhờ những dịng sơng này, từ Hội
An có thể ngược nguồn Thu Bồn lên các huyện Điện Bàn, Duy Xuyên, Quế ơn,
Đại Lộc... hay xi dịng Trường Giang vào Thăng Bình, Tam Kỳ, Chu Lai…
Ngoài ra, từ Cửa Đại, Cù Lao Chàm bằng đường biển có thể vươn đến mọi miền đất
nước và cả thế giới. Trục lộ ven biển từ ơn Trà vào Cẩm An, qua Cẩm Thanh vượt
cầu Cửa Đại vào các huyện phía nam, cùng với tỉnh lộ 607 đi Non Nước, Đà Nẵng
và tỉnh lộ 608 đi Vĩnh Điện, Quốc lộ 1A là các tuyến giao thông đường bộ chủ yếu
nối Hội An với các vùng trong và ngoài tỉnh. Đây là yếu tố vô cùng thuận lợi về
giao thông đường thủy đồng thời cũng là một yếu tố vô cùng quan trọng làm cho đơ
thị cổ Hội An hình thành và phát triển vàng son trong lịch sử.
Đặc điểm về vị trí địa lý và cấu trúc địa chất làm cho khí tượng thủy văn, địa
hình, địa mạo của Hội An khá phong phú và đa dạng. Hội An vừa có đơ thị cổ, đơ
thị mới; vừa có đồng bằng, vừa có biển, có hải đảo tạo nên nguồn tài nguyên thiên
nhiên dồi dào về lâm, thổ, hải sản... hần lớn diện tích tự nhiên của Hội An được
bao bọc bởi hệ thống sông lớn nhỏ, mương lạch chằng chịt và bị chia cắt bởi những
bãi, dốc, cồn cát; những bàu, đầm, vũng, ao… và những rừng dừa nước.
Với vị trí đó, Hội An gần như là trung độ của đất nước, được nối liền bởi các
trục giao thông Hội An - Non Nước và Hội An - Vĩnh Điện. hía Tây và Tây Nam
Hội An giáp với huyện Điện Bàn, Duy Xuyên. Do đó, từ Hội An ngược sơng Thu

Bồn, Vu Gia có thể đến các huyện Duy Xun, Điện Bàn, Quế ơn, Đại Lộc, Thăng
Bình; từ sơng Đế Võng có thể xi ra Đà Nẵng; theo đường thủy, bộ đi vào Quảng
Ngãi, Quy Nhơn. Các vùng tiếp giáp với Hội An đều là những địa phương có sản
vật phong phú, dồi dào chính là điều kiện để Hội An có thể trao đổi, mua bán và
làm sản phẩm trong hoạt động thương mại với thương nhân các nước đến bn bán.
Đặc biệt, phía Đơng của Hội An giáp với biển Đơng, nơi có Cửa Đại và cụm đảo Cù


Lao Chàm là cửa ngõ tiền tiêu để Hội An giao thương với bên ngồi, góp phần đưa
Hội An trở thành trung tâm trung chuyển thương mại quốc tế quan trọng trên biển
Đông thời các chúa Nguyễn.
Cũng như các địa phương khác của Quảng Nam và các tỉnh, thành phố lân
cận, ở Hội An có khí hậu nhiệt đới gió mùa. Do phía Bắc được ngăn bởi dãy Hồnh
ơn, phía Tây được che bởi khối núi phía Bắc tỉnh Kon Tum nên mùa đông ở đây
không lạnh.

ùa khô từ khoảng tháng 2 đến tháng 8, mùa mưa thường kéo dài từ

tháng 9 đến tháng Giêng năm sau. Nhiệt độ không khí ở Hội An lệ thuộc nhiều vào
khí hậu nhiệt đới gió mùa: gió mùa đơng bắc, gió mùa tây nam, gió mùa đơng đơng nam và chế độ mưa. Lượng mưa tập trung chủ yếu vào mùa mưa chiếm gần
như 70 - 80

tổng lượng mưa đo được của cả năm. Nền nhiệt tương đối ổn định

dao động từ khoảng 23 đến 260C. Chế độ gió cũng có hai mùa rõ rệt: gió mùa đơng
từ tháng 9 đến tháng 4 năm sau, gió mùa hè từ tháng 4 đến tháng 9 nên có điều kiện
thuận lợi trong sản xuất và đời sống. Bão ở Hội An thường xuất hiện vào các tháng
9,10,11 hàng năm. Chế độ sóng và dịng chảy cũng biến đổi theo chế độ gió mùa.
Chế độ mực nước sông Thu Bồn, Trường Giang, Đế Võng phụ thuộc vào chế độ
thủy triều lên xuống ngày hai lần (bán nhật triều); giữa kỳ nước cường và nước kém

biên độ triều chênh lệch không đáng kể (triều max= 1,4m, triều min= 0,00m). Về
mùa khô, do nước sông xuống thấp, nước biển thâm nhập sâu vào lục địa gây nên
độ nhiễm mặn (trung bình 12 ).
Với các đặc điểm thuận lợi về vị trí, địa hình, khí hậu cũng như sơng ngịi nên
Hội An có tài ngun khá phong phú và đa dạng. Đặc biệt, nhờ lợi thế phía Đơng
giáp biển, Hội An vì thế có hệ thống tài ngun biển phong phú và là ngư trường
chính của tỉnh Quảng Nam với các lồi thủy hải sản có giá trị xuất khẩu cao. Đáng
chú ý là Cụm đảo Cù Lao Chàm - khu dự trữ sinh quyển thế giới có hệ sinh thái
phong phú và đa dạng: 12 loài thú, 13 lồi chim, 130 lồi bị sát và 5 lồi ếch nhái,
trong đó có 2 lồi được ghi vào ách đỏ Việt Nam (chim yến và khỉ đi dài). Nơi
đây có sự đa dạng về môi trường sinh thái và cảnh quan biển với tổng diện tích
6.716 ha mặt nước, 1.549 ha rừng tự nhiên với 165 ha rạn san hô, 500 ha thảm cỏ
biển, 47 loài rong biển, 4 loài cỏ biển, 66 loại thân mềm sống phụ thuộc vào các
dạng san hơ, 4 loại tơm hùm, khoảng 200 lồi cá rạn san hơ, 342 lồi thực vật có


ích, nhóm cây làm thuốc có 116 lồi. Nguồn lợi cá ở Cù Lao Chàm đa dạng cả về
thành phần loài và số lượng cá thể. Trên cơ sở sự thuận lợi của tự nhiên, nhiều nghề
đánh bắt, khai thác gắn với tài nguyên biển ra đời như: Nghề khai thác yến sào ở
Thanh Châu, nghề đánh bắt cá ở An Bàng và nghề câu cá mập ở Cù Lao Chàm. o
với tài nguyên biển, hệ thống tài nguyên thủy sản do các con sơng, đầm, ao, hồ cũng
có giá trị kinh tế trong ni trồng và khai thác. Ngồi ra, ở Hội An cịn có các tài
ngun khác như: titan ở Cẩm An dùng làm nguyên liệu que hàn cao cấp, làm men,
gạch hoa, giấy nhám; đất sét ở Cẩm Hà, Cẩm Kim dùng để sản xuất đồ gốm, gạch,
chế biến vật liệu xây dựng. Đặc biệt là hệ thống khu phố cổ Hội An và nhiều di tích,
danh thắng lịch sử văn hóa là những tài nguyên nhân văn có giá trị. Tất cả là tiền đề
để phát triển kinh tế, xã hội, văn hóa Hội An trong tương lai một cách bền vững.
1.1.2. Lịch sử hình thành và phát triển
1.1.2.1. Thời kỳ hình thành và phát triển
Khu đô thị cổ Hội An nằm gần cửa sông Thu Bồn, con sông lớn nhất và dài

nhất của tỉnh Quảng Nam. Hạ lưu sông Thu Bồn khi đổ ra biển Đông được chia
thành nhiều nhánh. Nhánh tiếp xúc với khu phố cổ mang tên sơng Hội An, cịn dịng
chảy giữa hai cồn Cẩm nam và Cẩm Kim là dịng chính của sơng Thu Bồn.
Đơ thị cổ Hội An đã có một lịch sử rất lâu đời. Trong suốt thời kỳ “tiền Hội
An”, nơi đây từng tồn tại hai nền văn hóa lơn, đó là văn hóa a Huỳnh và văn hóa
Chăm a và về sau là sự phát triển rực rỡ của nền văn hóa Đại Việt.
Hội An ra đời vào khoảng nửa cuối thế kỷ XVI, thời kỳ Việt Nam nằm dưới
sự trị vì của nhà Lê. Vào năm 1527,

ạc Đăng Dung giành ngôi nhà Lê, vùng Đông

Kinh thuộc quyền cai quản của nhà Mạc. Năm 1533, Nguyễn Kim nhân danh nhà
Lê tập hợp binh sĩ chống lại nhà Mạc. Sau khi Nguyễn Kim chết vào năm 1545,
người con rể Trịnh Kiểm nắm giữ quyền hành, dòng họ Nguyễn Kim bị lấn át. Năm
1558, người con thứ của Nguyễn Kim là Nguyễn Hoàng cùng gia quyến và một số
binh lính lui về cố thủ ở vùng Thuận Hóa và từ sau năm 1570, Nguyễn Hoàng tiếp
tục nắm quyền trấn thủ Quảng nam. Cùng với con trai là Nguyễn Phúc Nguyên,
Nguyễn Hoàng xây dựng thành lũy, ra sức phát triển kinh tế Đàng Trong, mở rộng
giao thương buôn bán với nước ngoài và Hội An trở thành thương cảng quốc tế sầm
uất bậc nhất khu vực Đông Nam Á thời kỳ đó.


Thế kỷ XVII, trong khi vẫn tiếp tục cuộc chiến với chúa Trịnh ở miền Bắc,
chúa Nguyễn không ngừng khai phá miền Nam, lấn chiếm lãnh thổ của người
Chăm. Trên những vùng đất do chúa Nguyễn cai quản, có những khu phố nước
ngồi hình thành dựa trên một số luật lệ nhằm bảo hộ cho các hoạt động thương mại
của người ngoại quốc. Vào năm 1567, triều đình nhà Minh của Trung Quốc từ bỏ
chủ trương bế quan tỏa cảng, cho thuyền buôn vượt biển giao thương với các quốc
gia vùng Đông Nam Á, nhưng vẫn cấm xuất khẩu một số nguyên liệu quan trọng
sang Nhật Bản. Điều này đã buộc


ạc phủ Toyotomi rồi

ạc phủ Tokugawa cấp

phép cho các thuyền buôn Châu Ấn sang mở rộng quan hệ thông thương với Đơng
Nam Á và mua lại hàng hóa Trung Quốc từ các quốc gia đó. Những con tàu Châu
Ấn bắt đầu xuất dương từ năm 1604 dưới thời

ạc phủ Tokugawa, cho tới năm

1635, khi chính sách đóng cửa được ban bố, đã có ít nhất 356 con tàu Châu Ấn ra
đời (thuyền bn Nhật Bản có tên là huinsen hay còn gọi là Châu Ấn). Nơi thuyền
Châu Ấn đi qua nhiều nhất chính là cảng Hội An. Trong vịng 30 năm, 75 con tàu
Châu Ấn đã cập cảng nơi đây, so với 37 con tàu cập bến Đông Kinh, khu vực do
chúa Trịnh cai trị. Các thương nhân người Nhật khi đó tới bán những đồ đồng, tiền
đồng, sắt, đồ gia dụng... và mua lại đường, tơ lụa, trầm hương... Khoảng năm 1617,
phố Nhật Bản ở Hội An được hình thành và phát triển cực thịnh trong đầu thế kỷ
XVII. Qua bức họa Giao Chỉ quốc mậu dịch độ hải đồ của Chaya hinroku, có thể
thấy khu phố người Nhật với những cơng trình kết cấu gỗ hai, ba tầng. Thuyền
trưởng người Hà Lan Delft Haven ghi lại: “Năm 1651, Hội An khi đó có khoảng 60
căn nhà của người Nhật nơi dọc bờ sông, nhà cửa xây bằng đá để tránh hỏa hoạn,
nằm sát vách nhau”. Nhưng khoảng thời gian tiếp sau, do chính sách bế quan của
ạc phủ Tokugawa cũng như những chính sách đàn áp người Nhật Công giáo của
chúa Nguyễn, khu phố Nhật ở Hội An dần bị lu mờ.

ặc dù vẫn còn một số nhỏ

người Nhật định cư lại đây nhưng người Hoa dần thay thế vai trị của người Nhật
trong việc bn bán [27].

Khác với người Nhật, những người Hoa biết đến Hội An từ rất sớm, ngay từ
khi vùng đất này còn thuộc về vương quốc Chăm a. Đến thời kỳ người Việt thay
thế người Chăm, những thương nhân Trung Hoa vẫn tiếp tục tới bn bán vì các
tỉnh miền nam nước này rất cần các mặt hàng muối, vàng, quế…

ặc dù vậy, trong


suốt thời kỳ tiền Hội An, người Hoa chỉ tới buôn bán rồi trở về, không ở lại định cư,
lập phố xá. hải sau loạn
sau khi nhà

inh Thanh xảy ra vào khoảng giữa thế kỷ XVII, đặc biệt

inh thất thủ, rất nhiều người Hoa di cư tới Trung bộ Việt Nam và xây

dựng nên nhiều cộng đồng

inh Hương Xã. Tại Hội An, người Hoa tới lưu trú

ngày một nhiều và thế chân người Nhật nắm quyền buôn bán. Dân cư ở đây phần
lớn là người húc Kiến, mọi người ăn mặc theo trang phục nhà

inh. Nhiều người

Trung Quốc tới định cư đã kết hôn với những phụ nữ bản địa.
1.1.2.2. Thời kỳ suy vong
Thế kỷ XVIII, khi cuộc khởi nghĩa Tây ơn diễn ra ở miền Nam, chúa Trịnh
đánh chiếm Quảng Nam năm 1775, cảng thị Hội An rơi vào cảnh chiến tranh loạn
lạc. au khi chiếm được Hội An, quân Trịnh đã triệt phá những nhà cửa thuộc khu

vực thương mại, chỉ để lại các cơng trình tín ngưỡng. Nhiều nhân vật quan trọng
của dòng họ Nguyễn cùng những thương gia người Hoa giàu có đã di cư vào miền
Nam, mang theo của cải và lập nghiệp tại Sài Gòn, Chợ Lớn, để lại một Hội An
điêu tàn, đổ nát. Năm 1778, một người Anh Charles Chapman đi qua đây sau thời
Tây ơn đã ghi lại: “Khi tới Hội An, thành phố lớn này chẳng còn lại là bao những
khu phố được quy hoạch quy củ với những ngôi nhà xây bằng gạch, đường lát đá
mà chỉ thấy một cảnh hoang tàn làm cho ta cảm thấy xót xa. Trời ơi, những cơng
trình ấy bây giờ chỉ cịn đọng lại trong ký ức mà thôi”. Khoảng 5 năm sau, cảng thị
Hội An mới dần dần hồi sinh, hoạt động thương mại được phục hồi nhưng không
được như trước. Người Việt cùng người Hoa xây lại thành phố từ những đống đổ
nát cũ, những ngôi nhà mới mọc lên theo kiến trúc của họ và vơ tình, dấu vết của
khu phố Nhật Bản đã bị xóa đi mãi mãi [27].
Thế kỷ XIX, cửa sông Cửa Đại ngày càng bị thu hẹp lại và con sơng Cổ Cị
cũng bị phù sa bồi lấp, khiến các thuyền lớn khơng cịn ghé được cảng Hội An. Bên
cạnh đó, triều đình nhà Nguyễn cũng thực hiện chính sách đóng cửa, hạn chế quan
hệ với nước ngoài, đặc biệt các quốc gia phương tây. Từ đó, Hội An dần suy thối,
mất đi vị thế cảng thị quốc tế quan trọng.

ặc dù vậy, với vai trò một trung tâm

thương nghiệp lớn, thành phố vẫn được phát triển, những con đường mới về phía
nam dịng sơng được xây dựng và các khu phố được mở rộng thêm. Năm 1888,
khi Đà Nẵng trở thành nhượng địa của háp, nhiều người Hoa tới đó để bỏ vốn lập


các cơ sở vận tải, thương mại, một số khác tiếp tục duy trì hoạt động kinh doanh ở
cả Hội An và Đà Nẵng. Nhưng do giao thông đường thủy ngày càng trở nên khó
khăn, cùng với chính sách phát triển Đà Nẵng của người háp, hoạt động thương
nghiệp ở Hội An dần bị đình trệ.


ặc dù vậy, phần lớn các kiến trúc nhà ở trong

khu phố cổ, các hội qn cịn lại đến ngày nay đều có hình dáng được tạo nên từ
giai đoạn này.
1.1.2.3. Thời kỳ hiện nay
Đầu thế kỷ XX, tuy mất đi vai trò cảng thị quan trọng nhưng hoạt động buôn
bán ở Hội An chưa khi nào chấm dứt và nơi đây vẫn là thị xã, thủ phủ của tỉnh
Quảng Nam. Khi tỉnh Quảng Nam, Đà Nẵng được thành lập vào năm 1976, thành
phố Đà Nẵng trở thành tỉnh lỵ của tỉnh mới, Hội An rơi vào một thời kỳ bị quên
lãng. Chính nhờ sự thay đổi vai trò trong lịch sử, cộng với nhiều yếu tố khác nên
Hội An đã may mắn tránh được sự biến dạng của q trình đơ thị hóa mạnh mẽ ở
Việt Nam trong thế kỷ XX.
Ngày 6/11/1996, Quốc hội nước Cộng hịa xã hội chủ nghĩa Việt Nam, khóa
IX, kỳ họp thứ 10, phê chuẩn việc tách Quảng Nam – Đà Nẵng thành hai đơn vị
hành chính trực thuộc Trung ương là tỉnh Quảng Nam và thành phố Đà Nẵng.
Quyết định có hiệu lực thi hành từ ngày 1/1/1997, Hội An là thị xã trực thuộc tỉnh
Quảng Nam.
Từ thập niên 1980, Hội An bắt đầu nhận được sự chú ý của các học giả Việt
Nam, Nhật Bản và phương Tây. Tại kỳ họp lần thứ 23 từ 29 tháng 11 đến 4 tháng
12 năm 1999 ở Marrakech, Tổ chức Giáo dục Khoa học và Văn hóa Liên Hiệp
Quốc đã ghi tên Hội An vào danh sách các di sản thế giới. Đô thị cổ Hội An dần
phồn vinh trở lại nhờ những hoạt động du lịch.
Ngày 03/4/2006, Bộ trưởng Bộ Xây dựng đã ký quyết định số 602/QĐ - BXD
công nhận Hội An là Đô thị loại III. Sự kiện này đã mở ra một giai đoạn mới trong
tiến trình phát triển của Hội An, đồng thời khẳng định vị thế ngày càng quan trọng
của Hội An đối với sự phát triển kinh tế - xã hội của tỉnh Quảng Nam. Ngày 29
tháng 1 năm 2008 theo Nghị định số 10/2008/NĐ - CP của Chính phủ Cộng hịa xã
hội chủ nghĩa Việt Nam. Hội An hiện nay đã được công nhận là đô thị loại III, trực
thuộc tỉnh Quảng Nam



1.1.3. Đặc đ ểm kinh tế - xã hội
Khai thác được những lợi thế về vị trí địa lý và điều kiện tự nhiên, những cư
dân Hội An đầu tiên đã lấy kinh tế nông nghiệp làm nền tảng. Trên cơ sở đó, kinh tế
thủ cơng, thương nghiệp cũng được chú trọng phát triển và dần chiếm vị trí trong
đời sống kinh tế Hội An. Mặt khác, do đặc điểm quá trình lịch sử và sự đa dạng
trong thành phần dân cư cho nên đời sống văn hóa xã hội ở Hội An cũng rất phong
phú.
Những cư dân của nền văn hóa a Huỳnh là những người đã đặt nền tảng cho
nền văn hóa bản địa ở Hội An. Kế thừa tinh hoa của nền văn hóa a Huỳnh, người
Chăm đã chú trọng phát triển nền nông nghiệp, với đặc trưng cơ bản là trồng lúa
nước. Nhưng phải đến khi xuất hiện những cư dân Việt di cư đến Hội An thì nền
nơng nghiệp lúa nước mới trở thành ngành kinh tế chủ đạo. Với kinh nghiệm và
truyền thống của mình, người Việt từ Bắc và Bắc Trung Bộ đến Hội An đã phát
triển một nền kinh tế nông nghiệp toàn diện, cây lúa được coi là cây trồng và sản
phẩm trồng trọt chủ yếu. Thông thường, cư dân Hội An canh tác theo hai vụ mùa
Hè - Thu (tháng 4 - 5 gieo trồng và đến tháng 8 - 9 gặt) và Đông - Xuân (tháng 11 12 gieo trồng và đến tháng 3 - 4 gặt). Hệ thống tưới tiêu, thủy lợi, dẫn nước cho cây
lúa được tận dụng từ nguồn nước của hệ thống sông Thu Bồn, đầm lầy, ao hồ.
Ngoài ra, các loài cây lương thực như: lúa nếp, bắp, khoai lang,… và các cây rau
màu như: lạc, vừng, bí, mướp,… cũng được đem vào trồng. Bên cạnh trồng trọt, cư
dân Hội An còn kết hợp chăn nuôi các loại gia súc, gia cầm như vịt, lợn, trâu, bò và
đánh bắt, khai thác thủy hải sản, từ đó hình thành nên các làng chài nổi tiếng như
An Bàng, hước Trạch, Thanh Châu, Thanh Hà.
Mặc dù lấy nghề nông làm gốc, nhưng các nghề thủ công cũng được coi trọng
và được đầu tư phát triển, tạo cơ sở cho việc hình thành các nghề và làng nghề thủ
công truyền thống. Nhiều nghề truyền thống đã trở thành đặc trưng riêng của Hội
An như: nghề đan lát, làm nhà tre, làm đèn lồng ở ơn

ỹ, ơn hô, Thanh Hà,


Thanh Châu; gương lược ở Thanh Hà; nghề dệt vải, dệt chiếu, thêu ở Cẩm Phô,
Kim Bồng, Thanh Châu; nghề nung vôi tập trung ở các điểm ven sông của làng
Thanh Hà, ơn hô, Thanh Nam; nghề làm thuốc bắc, làm vàng mã, kim hồn ở
làng

inh Hương, trong đó hai làng nghề thủ công trở thành đặc trưng của Hội An


được biết đến là làng gốm Thanh Hà và làng mộc Kim Bồng. Chính những làng
nghề truyền thống là nguồn lực quan trọng để phát triển kinh tế và góp phần phát
triển du lịch của Hội An.
Với lợi thế giáp biển và truyền thống sinh hoạt của cư dân vùng biển, trong
các thế kỷ XVI - XVIII, chúa Nguyễn đã chú trọng phát triển kinh tế thương nghiệp.
Do đó, Hội An nhanh chóng phát triển mạnh mẽ, trở thành trung tâm buôn bán của
xứ Đàng Trong, là thương cảng quốc tế trên biển. Hàng hóa trong và ngồi nước
đều được tập trung tại thương cảng Hội An. Cùng với sự giao lưu bn bán, ngày
càng nhiều thương nhân nước ngồi đến sinh sống và định cư tạo nên sự đa dạng
trong đời sống văn hóa, tín ngưỡng ở Hội An.
Trong những năm qua, với định hướng phát triển du lịch trở thành ngành kinh
tế chủ đạo, chính quyền địa phương đã huy động mọi nguồn lực cho đầu tư phát
triển du lịch, đề ra một số chính sách cơ bản như: nâng cấp hạ tầng phố cổ, các
tuyến đường giao thông; xử lý nước thải, rác thải và bảo vệ môi trường; trang bị đầy
đủ hệ thống cơ sở vật chất kĩ thuật, hạ tầng du lịch; xây dựng đô thị theo mơ hình
kiểu mới; cụm cơng nghiệp - thủ công nghiệp; Dự án Bảo tồn biển Cù Lao Chàm,
các làng nghề thủ công truyền thống; phát triển hạ tầng xã đảo Tân Hiệp và rất
nhiều dự án cơ hội khác đã làm thay đổi mạnh mẽ bộ mặt của thành phố. Đặc biệt,
tháng 12 - 1999, phố cổ Hội An được UNESCO cơng nhận là Di sản văn hóa thế
giới, đồng thời Hội An lại nằm trên con đường Di sản miền Trung nhờ vậy đã thu
hút đông đảo du khách đến với nơi đây, trở thành một trong những điểm du lịch hấp
dẫn nhất miền Trung. Đây là lợi thế lớn để thành phố di sản này có cơ hội phát triển

kinh tế du lịch, văn hóa.
Kết quả sau những nỗ lực của chính quyền và người dân Hội An, năm 2012,
tổng giá trị GDP của Hội An đạt hơn 1.088 tỷ đồng, tăng hơn 8,3 , thu nhập bình
quân đầu người gần 29,2 triệu đồng mỗi năm, tăng gần 2 triệu đồng so với năm
2011. Trong đó, thương mại - du lịch - dịch vụ tiếp tục khẳng định thế mạnh của
Hội An, giá trị sản xuất đạt trên 1.770 tỷ đồng, tăng 14,6 . Hội An vinh dự được
bình chọn là thành phố được u thích nhất năm 2012, đây thực sự là niềm vui,
niềm tự hào lớn đối với người dân Hội An nói chung và du lịch Hội An nói riêng.
Các lĩnh vực cơng nghiệp, nông lâm ngư cũng tăng trưởng ổn định, văn hóa - xã hội


nhiều khởi sắc, an ninh - quốc phòng ổn định. Định hướng của thành phố sẽ sớm
nghiên cứu điều chỉnh quy hoạch chung của thành phố đến năm 2020 và tầm nhìn
đến năm 2030; xây dựng đề án phát triển tổng thể thành phố Hội An đến năm 2020
bằng những cơ chế ưu đãi đặc biệt của thành phố di sản để làm cơ sở tổ chức thực
hiện. Trong đó, tập trung hướng đến xây dựng Hội An - thành phố “sinh thái - văn
hóa - du lịch” và phấn đấu trở thành đô thị loại II vào năm 2020.
1.1.4. Đặc đ ểm văn hóa v dân cư
1.1.4.1. Văn hóa
Hội An là vùng đất có nền văn hóa lâu đời, đậm đà bản sắc. Thời tiền – sơ sử,
Hội An có văn hóa a Huỳnh, kế tiếp và văn hóa Chăm a và về sau là văn hóa Đại
Việt phát triển rực rỡ, cùng với sự cộng cư và giao lưu văn hóa với cư dân người
Hoa, cư dân người Nhật. Trên nền tảng của nên văn hóa truyền thống, Hội An đã
giao lưu tiếp biến với các nền văn hóa ngoại nhâp. Chính sự gia lưu, tiếp biến này
đã tạo ra một diện mạo văn hóa độc đáo, đa dạng và đặc sắc của Hội An
-

Về ăn uống: Với đặc điểm của cư dân nông nghiệp lúa nước, người

Hội An chủ yếu dùng các loại thức ăn liên quan đến nông sản như: cơm với rau,

cá…, mỳ, mắm. Đặc biệt, nước mắm là thức chấm không thể thiếu trong bất kỳ bữa
ăn nào của cư dân Hội An. Ngoài ra, ẩm thực Hội An còn nổi tiếng với các món ăn
của cộng đồng cư dân người Hoa mang đến như: Cao lầu, hoành thánh…
Về thức uống, người Quảng Nam nói chung và người Hội An uống nước chè,
dân gian có câu:
“Thương nhau múc bát chè xanh
Làm tơ mỳ Quảng cho anh vui lịng”
-

Hệ thống tín ngưỡng dân gian của người Việt tại đây vẫn được bảo

lưu khá nguyên vẹn như: Tục thờ cúng tổ tiên, thờ Thành hoàng, những vị anh hùng
có cơng với đất nước,… và những ngày lễ cổ truyền như: Tết Nguyên Đán, tết Đoan
Ngọ, tết Thanh Minh,... Nhiều nét sinh hoạt văn hóa dân gian như hát bả trạo, bài
chòi, đối đáp là hoạt động văn hóa tinh thần thường xuyên của cư dân Hội An.
Ngoài ra, đời sống tinh thần ở Hội An chịu ảnh hưởng luồng tư tưởng tôn giáo lớn
trên thế giới trong đó nổi bật là từ Ấn Độ và Trung Hoa. Ban đầu, Phật giáo phát
triển mạnh nhờ những chính sách của chúa Nguyễn ở Đàng Trong, theo đó nhiều


chùa chiền được xây dựng như chùa Chúc Thánh, chùa Vạn Đức, chùa Phúc Lâm,
chùa Kim Liên, chùa Thiên Đức, chùa Ông,… au hật giáo, Thiên Chúa giáo cũng
được truyền bá và tiếp nhận ở Hội An. Để truyền giáo ở Đàng Trong có kết quả,
Thiên Chúa giáo ngồi việc sử dụng các thầy giảng người Nhật, các giáo sĩ phương
Tây ở Hội An đã nghiên cứu tiếng Việt và hệ thống hóa cách ghi âm tiếng Việt bằng
mẫu tự Latinh.
-

Về mặc: Trong lịch sử, người Hội An ăn mặc đơn giản theo kiểu áo bà


ba. Đàn ông mặc áo ngắn, ống tay dài, có hai túi dưới ở vùng bụng, quần tất rộng,
dài đến mắc cá. Đàn bà thì mặc áo dài, quần đen, đầu quấn khăn. Chân chủ yếu đi
chân không, chỉ ngày tết, ngày hội, cả nam và nữ mới mang guốc. Đồ trang sức có
vàng, bạc, dây chuyền, vòng cổ, vòng đeo tay… Ngày nay, trang phục của người
Hội An thay đổi nhanh chóng theo xu hướng thời trang, ngoài việc vẫn mặc áo dài
truyền thống vào các dịp lễ quan trọng, vào những ngày bỉnh thường, trang phục
người Hội An rất đa dạng, phong phú.
-

Về kiến trúc: Kiến trúc Hội An có sự đa dạng, trong đó bao gồm kiến

trúc dân dụng như: nhà ở, chợ, cầu, giếng và kiến trúc tơn giáo như: đình, chùa,
miếu, hội qn, nhà thời tộc. Các cơng trình kiến trúc có sự đặc trưng và sự kết hợp
các lối kiến trúc truyền thống Việt với lối kiến trúc mang phong cách Trung Hoa và
Nhật Bản.
-

Về lễ hội: Lễ hội tại Hội An rất phong phú, các lễ hội liên quan với

lao động, sản xuất, với sinh hoạt, tín ngưỡng như: Lễ hội Cầu Bơng, lễ vía Thiên
Hậu, lễ tế cá Ơng,... Ngồi ra cịn có các lễ hội phục vụ cho du lịch như: Lễ hội hoa
đăng, lễ hội lồng đèn…
Hội An còn nổi tiếng với các làng nghề truyền thống như: Làng gốm Thanh
Hà, làng mộc Kim Bồng, làng rau Trà Quế,… Ngồi ra, Hội An cịn là nơi lưu giữ
và bảo tồn các loại hình nghệ thuật dân gian hết sức độc đáo của người dân Hội An
nói riêng và xứ Quảng nói chung. Những giá trị văn hóa là yếu tố vơ cùng quan
trọng làm nên hình ảnh đẹp của Hội An, là cơ sở để Hội An phát triển kinh tế du
lịch trong hiện tại cũng như tương lai.



1.1.4.2. Dân cư
Hội An là thành phố thuộc tỉnh Quảng Nam, gồm 9 phường:

inh An, ơn

hong, Cẩm hô, Tân An, Thanh Hà, Cẩm Châu, Cẩm An, Cửa Đại, Cẩm Nam và 4
xã: Cẩm Thanh, Cẩm Kim, Cẩm Hà, Tân Hiệp (cụm đảo Cù Lao Chàm). Có nhiều
cơ quan, đơn vị, trường học trực thuộc tỉnh và Trung ương đóng trụ sở tại Hội An.
Theo kết quả cuộc tổng điều tra dân số và nhà ở ngày 1/4/2009, dân số toàn
thành phố có 88.933 người, trong đó nữ có 45.269 người, chiếm tỉ lệ 50,90 , bình
quân nhân khẩu gần 4 người/hộ. Địa bàn thành thị có 68.639 người, trong đó có nữ
34.794 người, chiếm tỉ lệ 50,69 , bình qn nhân khẩu hơn 4 người/hộ. Địa bàn
nơng thơn có 20.294 người, trong đó nữ có 10.475 người, chiếm tỉ lệ 51,69 , bình
quân nhân khẩu dưới 4 người/hộ. Dân số thường trú các xã phường quản lý gồm
85.805 người, trong đó nữ có 42.6512 người.
Dân số là sinh viên các trường học, trường dạy nghề thuê ở trọ tại các địa
phương (chủ yếu ở các phường ơn hong, Tân An, Thanh Hà, Cẩm Châu và Cẩm
hô) gồm 1.042 người, trong đó 287 nữ. Dân số là nhân khẩu đặc thù (bao gồm sinh
viên ở các ký túc xá của các trường, nhân khẩu ở khu điều dưỡng thương binh nặng,
trại xã hội, các cơ sở tôn giáo...) gồm 2.086 người, trong đó có 726 nữ. Bên cạnh
người Kinh chiếm đa số cịn có cộng đồng người Hoa định cư làm ăn sinh sống từ
bao đời nay, gắn với lịch sử hình thành và phát triển của vùng đất Hội An.
Do lịch sử phát triển đầy biến động nên Hội An cũng gắn với nhiều nhóm
cộng đồng cư dân khác nhau. Chủ nhân đầu tiên của vùng đấy Hội An là cư dân văn
hóa Sa Huỳnh và sau đó kế tiếp là những cư dân của quốc gia Chămpa. Tiếp sau
người Chăm, dù không phải cộng cư từ sớm ở Hội An, nhưng người Việt mới là
nhóm cư dân có cơng khai phá và làm chủ vùng đất này. Từ thế kỷ XVII - XVIII,
xuất hiện thêm cộng đồng người Hoa thơng qua hoạt động thương mại và tỵ nạn
chính trị. Trong q trình định cư, cộng đồng người Hoa có những đóng góp quan
trọng vào sự phát triển của đơ thị cổ Hội An. Bên cạnh người Việt và người Hoa,

trong thời đại Châu Ấn thuyền, nhiều thương nhân người Nhật đã ở lại Hội An.
Nhưng từ sau thế kỷ XVII, do chính sách của chính quyền Tokugawoa, người Nhật
đã từ bỏ Hội An, trở về nước. Mặc dù vậy, cộng đồng cư dân Nhật đã để lại dấu ấn
quan trọng đối với sự phát triển của Hội An trong thế kỷ XVI - XVIII mà nhiều giá


trị của nó trở thành biểu tượng của sự giao lưu văn hóa Việt - Nhật trên đất Hội An.
Ngồi ra, sự mở rộng của nền thương mại đã cho phép thương nhân nhiều nước như
Hà Lan, Bồ Đào Nha, háp… đến thơng thương, bn bán góp phần tạo nên sự phát
triển thịnh đạt của thương cảng Hội An. Chính các nhóm cư dân đã tạo nên những
sắc thái văn hóa đa dạng, phong phú của Hội An.
Ngồi dân số tăng tự nhiên tại chỗ, hằng năm ở Hội An tốc độ gia tăng dân số
cơ học khá cao. Mặt khác, hàng ngày có một lượng du khách khá lớn đến tham quan
du lịch, nhiều lao động từ các địa phương khác trong và ngồi tỉnh đến bn bán
làm ăn và khơng ít các nhà khoa học, cán bộ, cơng chức, viên chức, nghệ sĩ... đến
nghiên cứu, công tác.
1.2. Khái quát về tục đốt vàng mã ở Việt Nam
1.2.1. Khái niệm
1.2.1.1. Khái niệm vàng mã
Vàng mã (còn gọi là tiền địa phủ, tiền vàng bạc, tiền vàng mã) là một loại giấy
có kích thước và trang trí giống (hoặc gần giống) như giấy bạc thật, được dùng để
cúng bái trong các dịp ma chay, đám giỗ, cúng kiến, làm lễ chùa v.v…
Ngày nay, do sự phát triển của xã hội, đời sống vật chất ngày càng nâng cao
nên đồ vàng mã đã có những thay đổi mới, khơng cịn đơn thuần là những loại giấy
tiền mà cịn là mơ hình nhà, xe, điện thoại, vật dụng cần thiết trong cuộc sống hằng
ngày… được mô phỏng giống như thật. Theo quan niệm của những người còn sống,
những người đã chết được đưa xuống cõi âm, một nơi giống với cõi dương. Những
người ở cõi âm đều sinh hoạt giống như trên dương thế và họ cũng cần có những
vật dụng dành cho cuộc sống.
1.2.1.2. Khái niệm tục đốt vàng mã

Hiện nay, chưa có một khái niệm cụ thể, chính thống về tục đốt vàng mã
nhưng có thể hiểu đốt vàng mã là một hình thức thể hiện tâm nguyện của người
sống tưởng nhớ đến người chết thông qua việc đốt những loại giấy được mô phỏng
theo các vật dụng trong đời sống như: áo quần, tiền, vàng… với quan niệm sau cái
chết, con người cũng có một đời sống, cũng có các nhu cầu như khi đang ở dương
thế. Lâu dần, hành động này ăn sâu vào tâm thức người dân, trở thành một tập tục
không thể thiếu trong các nghi lễ thờ cúng của người Việt.


1.2.2. Nguồn gốc hình thành và phát triển
Theo Viện Văn hóa nghệ thuật Việt Nam, tục đốt vàng mã có nguồn gốc từ
thời Trung Quốc cổ đại, không thuộc về văn hóa Việt Nam. Nhiều tài liệu cho biết
ngay từ buổi sơ khai khi xã hội lồi người hình thành, phát triển, con người hoà
nhập vào cuộc sống đầy sắc thái tự nhiên và dần cảm nhận, hiểu rằng trong vũ trụ
bao la ln có một thế lực siêu nhiên đầy quyền uy, vơ cùng thần bí nào đó điều
phối tất cả những gì thuộc về đời sống thực tại của mình. Cũng từ khi lồi người tìm
kiếm, phát hiện ra ngọn lửa thì ngọn lửa trở thành sự linh thiêng và là một trong
những yếu tố để con người tiếp cận với các vị thần linh. Bắt đầu từ thời điểm lịch sử
này thì tư duy tín ngưỡng được hình thành trong mỗi con người, mỗi cộng đồng cư
dân [31].
Người Trung Hoa cổ đại quan niệm, một người khi cịn sống tính nết, thói
quen sinh hoạt và cuộc sống trần gian như thế nào thì khi chết đi, về cõi âm, mọi
thứ vẫn đều diễn ra như thế. Xuất phát từ quan niệm trần sao âm vậy, đặc biệt là lời
dạy của Khổng Tử được ghi lại trong sách Trung Dung (một trong Tứ thư quan
trọng của Nho gia) “sự tử như sự sinh, sự vong như sự tồn” mà khi gia đình có
người thân chết đi, những người cịn sống, con cháu, thường chơn theo quan tài
người chết những thứ khi người quá cố khi còn sống hay dùng, hoặc thích dùng.
Khoảng vào năm 2697 trước Cơng ngun(TCN) bắt đầu xuất hiện quan niệm
con người chết đi là một sự chuyển đổi hay là sự hoá kiếp sang thế giới khác. Do
vậy, từ đây bắt đầu hình thành tục người chết được đem chôn và được chia một số

của cải mà khi đang sống họ thường dùng để mang theo. Đến đời nhà Hạ (2205
TCN), người Trung Hoa mới bắt đầu dùng đất sét nặn làm mâm bát, dùng tre gỗ
làm nhạc khí như chng, khánh, đàn, sáo… để chơn theo người chết. Các đồ vật đó
được gọi là minh khí hoặc quỷ khí, tức là những đồ vật đem chôn theo cho thần hồn
người chết dùng ở âm phủ, lễ nhạc đối với người chết bắt đầu có từ đây. Đã chế ra
đồ dùng cho người chết, tất nhiên phải có kẻ hầu hạ, thế là người ta lại chế ra bù
nhìn bằng gỗ gọi là Mộc ngẫu chôn theo người chết.
Vào những năm thuộc đời nhà Ân (1765 TCN) do nhu cầu phát triển của xã
hội và điều kiện kinh tế chưa cho phép, đồ dùng trong cuộc sống hằng ngày của cư
dân chưa đủ để đáp ứng được tục chia của nên sang đời nhà Chu (1122 TCN) khi


tầng lớp giàu, nghèo trong xã hội phân hoá rõ rệt, chia xã hội ra làm 2 bậc: Quý và
Tiện. Bậc Quý là từ quan đại phu đến Thiên tử, được dùng cả quỷ khí (đồ giả) lẫn tế
khí (đồ thật). Bậc Tiện là từ sĩ phu đến thứ dân, chỉ được dùng quỷ khí. Tuy nhiên,
trên thực tế, với tầng lớp vua chúa và quan lại nhà Chu, đồ chơn theo người chết
khơng những khơng giảm mà cịn tăng lên, khơng chỉ là quỷ khí, tế khí mà cịn cả
vợ con, người hầu,... Những người bị chôn sống theo vua chúa được gọi là tuẫn
táng. Tục tuẫn táng bị phản đối vì vơ nhân đạo, nên Xơ linh – loại người làm bằng
cỏ, được chế ra để thay thế người thật. Từ đây những người thuộc tầng lớp quý tộc
khi chết các vật dụng được chia và chôn theo gọi là đồ tế khí, cịn tầng lớp thứ dân
vật dụng khi chết được mang theo gọi là đồ quỷ khí. Như vậy, đồ quỷ khí là khởi
thuỷ của sự hình thành, phát triển đồ mã giai đoạn tiếp theo.
Với sự phát triển của lịch sử, khi cuộc sống giàu sang, xa xỉ của tầng lớp quí
tộc, quan lại ngày càng vươn tới mức độ tàn bạo thì dần hình thành một tục lệ man
rợ là lúc chết bắt buộc phải chơn theo những người đương thời mà khi cịn sống họ
rất mực u thích. Những đồ chơn theo người chết bao gồm nhiều thứ, tuỳ từng gia
đình và điều kiện gia đình, có thể là tiền, vàng bạc, đồ dùng, quần áo, người hầu, thê
thiếp... Những thứ chôn theo người chết đó gọi là đồ tuỳ táng (chơn theo). Một câu
chuyện chân thực được cho là căn nguyên của tục đốt vàng mã được chép như sau:

Đương thời khi vua Tấn Mục Công đang sống ông luôn sùng bái, yêu thích ba anh
em Yểm Tục, Trọng Hành và Chàm Hổ, nên trước khi ông ta chết bắt buộc phải
chôn theo ba người kia. Nhưng ba người đó là những người hiền tài được dân chúng
q mến, vì vậy hàng trăm người dân xin được tự nguyện thế mạng của mình để cho
họ sống. Nhằm trấn an, tạo niềm tin cho tầng lớp dân chúng, các quan lại trong triều
thống nhất làm ba hình nộm chơn theo để thay thế, điều này thể hiện sự cần thiết
cho việc ra đời của đồ mã.
Năm 105, khi Trung Quốc phát minh ra giấy viết đã tạo nên bước ngoặt trong
sự phát triển lịch sử của loài người và cũng vào thời điểm này xuất hiện một số ý
kiến về cách sử dụng, làm những đồ dùng phục vụ người chết sao cho phù hợp với
bước tiến của lịch sử.Đến đời Khai nguyên 26 (năm 737), đời vua Huyền Tông,
quan Trưởng sử Vương Dư đã làm ra tiền vàng bằng giấy để dùng trong đám ma, tế
tự: chôn xuống mộ, rải bỏ dọc đường hoặc đem đốt đi. ách thông cương giám mục


×