Tải bản đầy đủ (.doc) (12 trang)

MÔT SỐ PHONG TỤC TẬP QUAN VỀ TANG MA CỦA CÁC DÂN TỘC NGƯỜI VIỆT NAM

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (131.72 KB, 12 trang )

ĐẠI HỌC QUỐC GIA HÀ NỘI
TRƯỜNG ĐẠI HỌC KHOA HỌC XÃ HỘI VÀ NHÂN VĂN
KHOA LỊCH SỬ
---------------
BÀI LUẬN
CHUYÊN ĐỀ: PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU TANG MA CỦA VIỆT NAM
MÔT SỐ PHONG TỤC TẬP QUAN VỀ TANG MA CỦA
CÁC DÂN TỘC NGƯỜI VIỆT NAM
1
LÝ DO CHỌN ĐỀ TÀI
Trong cuộc sống ai cũng có những vui buồn, hạnh phúc, đau thương mất
mát nhưng có lẽ đau thương và mất mát hơn nhất trong mỗi người là người thân
của họ ra đi (chết) vì thế người con sống luôn tôn trọng và thương xót người đã
chết. Với đề tài “Phong tục tập quán trong tang ma của các dân tộc Việt Nam”,
chúng ta sẽ bàn đến những vấn đề sau:
Lời mở đầu;
Phong tục tang ma các dân tộc người Việt Nam;
Kết luận
2
LỜI MỞ ĐẦU
Việt Nam là một nước đi lên từ nền nông nghiệp mang đậm bản sắc văn
hoá dân tộc, làng quê với nhiều phong tục tập quán khác nhau ở từng vùng mà
đối với từng đám tang ở nhiều vùng khác thì có những quy tắc phong tục riêng.
Từ nhiều nét phong tục tập quán khác nhau đấy tạo nên sự đa dạng và phong
phú về tập tục của chúng ta. Cùng là một đám tang, một nghi lễ nội dung thì
hoàn toàn giống nhau nhưng ở các thời kỳ các vùng khác nhau thì nó lại rất
khác. Và cũng chỉ là một đám tang thực hiện các nghi lễ rồi chôn cất người chết
là xong nhưng các tục lệ của từng nơi khác nhau, không những thế ở các thời kỳ
cũng khác và mỗi sự khác nhau đó tạo nên nét nổi bật của quy tắc tang ma ở
nước ta.
I. PHONG TỤC TANG MA CỦA CÁC DÂN TỘC NGƯỜI VIỆT


NAM
Tang lễ là những lễ nghi được đặt ra để bày tỏ lòng thương xót và kính
thờ người chết. Người Việt Nam coi tang lễ cha mẹ là quan trọng nhất.
Khi cha mẹ hấp hối thì phải khiêng ra giữa nhà để tỏ rằng cha mẹ chết
một cách quang minh chính đáng. Lúc này phải đặt tên hiệu, tên thuỵ, còn gọi là
tên cúng cơm, rồi thư cho cha mẹ biết để sau này mỗi khi cúng giỗ, nghe con
cháu khấn tên thì cha mẹ về dự lễ. Lại lấy một miếng lụa trắng dài đặt lên mặt,
có người nói đặt lên ngực để hồn sắp chết nhập vào, rồi kết thành hình người,
gọi là hồn bạch.
Khi tắt thở rồi thì tang chủ (người chủ lễ, thường là con trai trưởng) lấy
một chiếc đũa để ngang hàm, dùng một miếng khăn hoặc một miếng giấy phủ
lên mặt để tránh ma quỷ ám hại.
Xong, khiêng xác đặt xuống đất, rồi lại khiêng lên giường, mong rằng
người chết hấp thụ sinh khí của đất, may ra sống lại.
Hú vía xong tụt xuống bằng lối phía sau. Mang áo vừa được hú vía phủ
lên xác.
Dùng nước thơm tắm rửa cho người chết (lễ mộc dục), chải tóc, cắt móng
tay, móng chân, thay quần áo mới. Con trai tắm rửa cho cha, con gái tắm rửa
3
cho mẹ. Người chết được mặc quần áo đơn giản hay sang trọng tuỳ theo nhà
giàu hay nghèo, có chức tước hay không, chết già hay chết trẻ.
Từ lúc mặc quần áo đẹp cho người chết xong, con cháu không mặc đồ tốt
đẹp, chải chuốt. Ngược lại càng ăn mặc tiều tuỵ càng tỏ lòng hiếu thảo.
Có thể chúng tôi sẻ đi sâu hơn về vấn đề tổ chức tiến hành lễ khâm liệm và
làm rõ ràng, chi tiết hơn việc tiến hành khâm liệm để thấy được phong tục khâm
liệm của thời xưa mà đên nay chúng ta vẫn còn bảo lưu cho tới tận ngày nay.
Khi khâm liệm tất cả đồ liệm này đã có cơ sở mai táng lo liệu cung cấp
và vải thường là vải sô, vải mùng. Những thứ vải này cũng có thể được nhà mai
táng cung cấp làm quần áo và đồ tang may sẵn. Cổ lễ quy định chi tiết việc
khâm liệm, nhập quan như sau:

1. Đại liệm, tiểu liệm
dùng vải trắng hoặc lụa. Tiểu liệm gồm một miếng vải trắng dài 14 thước
ta, có ba đoạn vải ngang, mỗi đoạn 6 thước ta đặt thẳng góc với miếng vải chính.
Đại liệm cũng có chiều dài tương tự nhưng gồm 5 đoạn ngang. Các đoạn này
phải sắp cho vưa với thân người để buộc lại khi niệm thành mảnh thứ nhất
ngang đầu và tới mảnh cuối cùng ngang bàn chân người chết.
2. Khâm
Là chăn liệm người chết. Có hai chăn, dùng một cho đại liệm, một dùng
cho tiểu liệm.
3. Tạ quan
Cần phải có đầy đủ trong quan tài như là gối kê đầu, hai gối lót hai bên
tay, một tấm đệm đầu, hai tấm đệm chân, hai tấm đệm dựa về đùi, hai tấm đệm
về chân, tấm che mặt. Tất cả những thứ này đều làm bằng giấy bồi trong có nhồi
bấc.
4. Liệm xác
Khi liệm tang chủ vào khóc quý xuống, người chấp sự quỳ theo và khấn:
“Được ngày giờ, xin lễ liệm cẩn cáo”. “Tang chủ sụp lạy và đứng lên. Những
người lo việc liệm xác phải tiến hành những việc cởi bỏ buộc hàng chít đầu và
phủ mặt chết bằng vải vuông hay vóc nhiễu màu đen lót hàng màu hang có dải
4
buộc ra đằng sau gáy, lồng bao tay, mang vớ và dày. Trước khi nhập quan, trong
áo quan có dải sẵn một lượt trà, bỏng gạo hoặc bất cứ thứ gì có thể hút nước của
người chết tiết ra.
5. Lễ nhập quan
Lễ nhập quan được tiến hành ngay sau khi liệm xong. Thân nhân có mặt
đứng thứ tự xa gần, trên dưới quanh quan tài. Phải canh đúng “giờ tốt” do thầy
cúng hay thầy tu ở chùa cọi sách chọi . Những người kỵ tuổi với người chết
(trong vòng con cháu ruột), vào giờ nhập quan phải lánh mặt ra chỗ khác, xa hẳn
để đề phòng ngừa tai nạn về sau (vì theo tục người ta tin rằng người chết có thể
bắt theo).

Con trai mặc sô, đội mũ mùn, ngày nay dùng một cái khăn hình tam giác
cùng vải tang, có dây cột, trùm buộc lên đầu cho gọn và đặt trên một cái bích
cân làm bằng rơm quấn dây vải, hai thứ này được gọi là mũ bạc hay mũ rơm.
Con trai còn phải cầm gậy, cha gậy tre mẹ gậy tầm vông. Các cháu trai cũng
mặc tang phục như con trai, chỉ khác là có làm dấu đỏ tròn trên mũ ở trước trán
để mọi người nhìn vào dễ phân biệt. Con dâu cũng mặc sô gai thắt lưng ra ngoài
bằng dây bện bẹ chuối, áo sổ gấu hay không thì tuỳ trường hợp còn cha hay mẹ
ruột, cũng như con gái còn có nhà khác con gái đã lấy chồng: áo có sổ gấu và
không. Mọi người đều xoã tóc đội mũ mấn. Con rể và anh em mặc áo thụng
trắng, chị em quấn vặn khăn trắng với tóc. Tất cả thân thuộc đều mặc đồ trắng
cả.
Kể từ đây tất cả các trai gái dâu rể phải luôn luôn túc trực hai bên linh toạ
và linh cữu, vẫn nạm tả nữ hữu và phải đáp lễ những khách đến phúng điếu.
Linh cữu còn để trong nhà thì khách đến phúng điếu phải lễ hai lạy như đối với
người sống, cả gia đình chủ tang mỗi người đáp lại một nữa lệ tức là một lạy.
Ngày nay, khách đến viếng mà lạy hai lạy có nghĩa là khi đưa đám, người ấy sẽ
đi tiễn đưa người chết đến huyệt mộ hay lò hoả táng. Còn như người ấy lễ ba lạy
thì có nghĩa người ấy bận việc không thể đi tiễn đưa lúc di chuyển linh cữu
được.
5

×