Tải bản đầy đủ (.doc) (71 trang)

Khai thác hiệu quả một số trang web nhằm phát triển các kỹ năng tiếng anh và khả năng sáng tạo cho học sinh THPT

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (30.25 MB, 71 trang )

CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM
Độc lập - Tự do - Hạnh phúc
ĐƠN YÊU CẦU CÔNG NHẬN SÁNG KIẾN
Kính gửi: Hội đồng sáng kiến cấp Sở
Chúng tơi ghi tên dưới đây:
TT

Họ và tên

Ngày tháng

Nơi cơng tác

Chức vụ Trình độ Tỷ lệ (%)

năm sinh

chun đóng góp
mơn

vào việc
tạo ra
sáng kiến

1 Đinh Văn Hạnh

25/07/1977 THPT Bình Minh Phó HT

Thạc sỹ

25



2 Nguyễn Thị Thu Thủy 28/05/1991 THPT Bình Minh Giáo viên Đại học

25

3 Phạm Thị Liên

25/03/1980 THPT Bình Minh Giáo viên Đại học

25

4 Trần Thị Bẩy

19/05/1990 THPT Bình Minh Giáo viên Thạc sỹ

25

1. Tên sáng kiến, lĩnh vực áp dụng
Là nhóm tác giả đề nghị xét công nhận sáng kiến: “Khai thác hiệu quả một sô
trang web nhằm phát triển các kỹ năng Tiếng Anh và khả năng sáng tạo cho học
sinh THPT”
Lĩnh vực áp dụng: Tiếng Anh
2. Nội dung
2.1. Giải pháp cũ thường làm
a, Mơ tả giải pháp cũ
Trong tiến trình hội nhập q́c tế, Việt Nam ngày càng có nhiều cơ hội tiếp cận
với sự phát triển trong lĩnh vực khoa học công nghệ của các nước phát triển trên thế
giới. Và một khi công nghệ thông tin (CNTT) càng phát triển thì việc ứng dụng
CNTT vào tất cả các lĩnh vực là điều tất yếu. Trong lĩnh vực đào tạo ở Việt Nam hiện



nay, việc dạy và học ngoại ngữ nhìn chung vẫn diễn ra theo phương pháp truyền
thống. Cụ thể, là giáo viên sẽ truyền đạt kiến thức về ngữ pháp và từ vựng, học sinh
ghi chép và học thuộc một cách thụ động. Điều này khiến cho việc học Tiếng Anh trở
nên khó khăn và nhàm chán; học sinh cũng trở nên bị động và khơng có hứng thú
trong việc học tập và trau dồi Ngoại ngữ. Cùng với xu thế hội nhập, giáo viên Việt
Nam cũng đã từng bước ứng dụng CNTT vào công tác quản lý, một số nơi đã đưa vào
giảng dạy, học tập nhằm thay đổi nội dung, phương pháp dạy và học. Giáo viên chủ
yếu sử dụng cơng nghệ thơng tin trong việc soạn bài, tìm kiếm tài liệu, hình ảnh trực
quan sinh động cho các tiết dạy, hoặc soạn các giáo án điện tử. Trong mỗi tiết học,
giáo viên sẽ phải chuẩn bị khá nhiều dụng cụ học tập ví dụ như tranh ảnh (posters),
bút dạ, bảng phụ, đồ vật trực quan, phiếu học tập (handouts),... Nhờ có CNTT, giáo
viên đã từng bước làm cho các tiết học trở nên thú vị và hấp dẫn hơn, học sinh cũng
có thêm nhiều hứng thú và sáng tạo trong q trình học Ngoại ngữ.
Bên cạnh đó, năm 2019 đã chứng kiến sự bùng phát mạnh mẽ dịch Covid-19
bắt đầu từ Vũ Hán, Trung Q́c, và nhanh chóng lan rộng ra rất nhiều nước trên toàn
thế giới. Trong đó, Việt Nam cũng khơng phải là ngoại lệ. Tình hình dịch bệnh căng
thẳng kéo dài gây ảnh hưởng khơng nhỏ đến tất cả các ngành nghề trong xã hội, trong
đó có cả ngành giáo dục và đào tạo. Học sinh trên cả nước phải nghỉ học trong một
thời gian dài gây hoang mang và lo sợ cho học sinh. Tuy nhiên, nghỉ học khơng có
nghĩa là ngừng học. Đây cũng chính là khoảng thời gian địi hỏi tính chủ động của
người học và tính sáng tạo của người dạy. Trong tình hình này, giải pháp dạy và học
truyền thớng đã không thể giúp việc dạy và học được tiếp tục tiến hành. Vì thế, việc
sử dụng CNTT để dạy và học từ xa là một biện pháp hiệu quả, thiết yếu và cũng là
duy nhất.
Với những lý do trên, chúng tôi xin đề xuất sáng kiến kinh nghiệm:
“Khai thác hiệu quả một sô trang web nhằm phát triển các kỹ năng Tiếng Anh và
khả năng sáng tạo cho học sinh THPT”. Với sáng kiến này, chúng tôi xin giới thiệu

2



một vài trang web hữu ích để áp dụng cho việc dạy và học Tiếng Anh tại trường
THPT.
b, Ưu điểm, nhược điểm và những tồn tại cần khắc phục
- Ưu điểm
Phương pháp giảng dạy truyền thống đảm bảo khối lượng kiến thức ngữ pháp
và từ vựng cần nắm được.
Ngoài ra, nó cũng là phương pháp dạy học lấy người học làm trung tâm, từ đó
hình thành tính tích cực, chủ động của học sinh.
- Nhược điểm và những tồn tại cần khắc phục
Phương pháp dạy và học ngoại ngữ truyền thớng cịn tồn tại một sớ hạn chế cần
khắc phục. Trước tiên, giáo viên là người cung cấp kiến thức để học sinh chép và học
thuộc dẫn đến tình trang học sinh thường thụ động trong việc tiếp nhận kiến thức. Do
đó, việc học trở nên khó khăn và nhàm chán, hạn chế việc phát triển kĩ năng và khả
năng sáng tạo của học sinh.
Mặt khác, giáo viên phải tốn khá nhiều thời gian, công sức vào việc chuẩn bị
tranh ảnh, phiếu học tập.
Bên cạnh đó, các phiếu học tập, bảng phụ mà học sinh đã viết vào thì thường
khơng thể tái sử dụng được, gây lãng phí và rất tớn kém.
Ngồi ra, giáo viên thường gặp khó khăn trong việc mang tranh ảnh hay dồ
dùng dạy học trực quan từ nhà đến trường cũng như lưu trữ ở nhà hoặc ở trường để tái
sử dụng.
Vì những hạn chế nêu trên mà đôi khi giáo viên thường bỏ qua những hoạt
động dạy học như hoạt động khởi động, kiểm tra mức hiểu từ vựng hay dẫn dắt vào
bài, thậm chí là chấp nhận việc dạy “chay”.
2.2. Giải pháp mới cải tiến

3



a, Mô tả bản chất của giải pháp mới
Để khắc phục những hạn chế trên, chúng tôi đã ứng dụng triệt để những lợi ích
mà CNTT mang lại. Khơng chỉ dừng lại ở việc soạn các giáo án điện tử mà giáo viên
cần phải ứng dụng một số trang web trực tuyến tạo sự hứng thú trong việc học Tiếng
Anh vừa tăng sự tính tự học, tự sáng tạo của học sinh. Những trang web này vừa có
thể sử dụng trong các tiết học trực tiếp trên lớp để tăng sự hào hứng của học sinh vừa
có thể giúp giáo viên kiểm tra kiến thức, giúp học sinh tự học ở nhà trong thời gian
nghỉ.
Sau đây, chúng tôi xin giới thiệu một sớ trang web hữu ích giúp cho giáo viên
và học sinh có thể đạt được hiệu quả cao trong việc dạy và học Tiếng Anh của mình.
* Quizlet (www.quizlet.com)
Quizlet có hỗ trợ ngơn ngữ bao gồm cả Tiếng Việt- là cơng cụ miễn phí để học
các từ vựng và khái niệm thông qua các thẻ từ (flashcard) và những trò chơi thú vị
giúp học sinh học sâu và hiểu chắc nội dung mà các em ḿn học. Ngồi việc có thể
học trên máy tính bằng cách vào trang web quizlet.com (Quizlet có hỗ trợ tiếng Việt),
người học cịn có thể tải ứng dụng trên các thiết bị điện thoại di động iOS và Android.
Vì vậy, ứng dụng này sẽ giúp cho học sinh chủ động hơn trong việc học tập trên lớp
cũng như học ở nhà.
Bên cạnh đó, giáo viên có thể ứng dụng trang web này để thiết kế các bài tập
hoặc trò chơi để dạy từ mới, cụm động từ, hay từ đồng nghĩa, trái nghĩa, v.v...trong
các tiết học trên lớp hoặc kiểm tra từ vựng theo đơn vị bài học. Ngồi ra, học sinh
cũng có thể tự học từ mới bằng cách tự tạo các bộ thẻ từ riêng cho mình từ trang web
một cách dễ dàng.
Như vậy, khi so sánh với phương pháp truyền thống, trang web này không chỉ
giúp giáo viên tiết kiệm được thời gian chuẩn bị bài, mà nó cịn giúp học sinh tiếp cận
được vốn từ vựng phong phú, cải thiện kĩ năng nghe nói và đọc hiểu Tiếng Anh. Đồng

4



thời, cũng phát triển kĩ năng tự học, tự sáng tạo của học sinh thông qua việc tạo các
bộ thẻ từ vựng riêng của mình.
(Nội dung và ví dụ cụ thể được mô tả chi tiết trong phần phụ lục)
* Tools for Educators (www.toolsforeducators.com)
Toolsforeducators.com là một cơng cụ miễn phí cho việc giảng dạy của giáo
viên nói chung và giáo viên bộ mơn Tiếng Anh nói riêng. Với việc sử dụng trang web
này, giáo viên có thể áp dụng cho việc học từ vựng, phát âm, ngữ pháp, v.v...trong tiết
học của tất cả các dạng kỹ năng bằng cách tạo ra các phiếu học tập để sử dụng trực
tuyến ngay trên máy tính và chia sẻ đến học sinh, hoặc có thể in ra thành các tờ phiếu
học tập để sử dụng trên lớp học với những hình ảnh sinh động được tạo ra từ trang
web. Mặc dù là một trang web miễn phí, nhưng Toolsforeducators.com cung cấp đầy
đủ cơng cụ giúp cho giáo viên và học sinh tạo ra rất nhiều chương trình hấp dẫn cũng
như các trị chơi vơ cùng thú vị để giáo viên có thể áp dụng trong việc giảng dạy kiến
thức mới, ôn tập kiến thức cũ qua những hình ảnh, trị chơi, tài liệu cho học sinh.
Những hình ảnh và tài liệu từ trang web tuy rất đơn giản, dễ làm nhưng lại rất sinh
động, đẹp mắt, đa dạng và lôi cuốn. Điều này sẽ giúp ích cho giáo viên và học sinh rất
nhiều trong việc tạo nên những tiết học không những hiệu quả mà cịn lơi ćn và ấn
tượng, giúp học sinh dễ hiểu và nhớ bài học lâu hơn.
(Nội dung và ví dụ cụ thể được mơ tả chi tiết trong phần phụ lục)

*Story Jumper (www.storyjumper.com)
Storyjumper là một công cụ web hữu ích mà học sinh có thể sử dụng để tạo và
xuất bản sách truyện. Đây là một cách lý tưởng để giúp học sinh nâng cao kỹ năng
viết và đắm mình trong các dự án viết hấp dẫn. StoryJumper rất dễ sử dụng, đơn giản
và cung cấp vô số tính năng thú vị nhằm giải phóng sự sáng tạo của người học và đẩy

5



trí tưởng tượng của họ đến trải nghiệm học tập khơng giới hạn. Đặc biệt, các câu
chuyện có thể chứa văn bản, hình ảnh, âm thanh và nhiều hơn nữa. Ngồi ra, giáo
viên cũng có thể tạo một lớp học trực tuyến với trang web StoryJumper.com, nơi bạn
có thể thu thập và lưu các câu chuyện của học sinh, hoặc cũng có thể biến những bài
đọc (reading text) quen thuộc trong sách giáo khoa thành những câu chuyện hấp dẫn,
thú vị nhằm tăng sự hào hứng, tương tác giữa học sinh với học sinh, và giáo viên với
học sinh.
Đáng chú ý, StoryJumper đều miễn phí cho cả cá nhân và nhóm người sử dụng
(bao gồm cả trường học). Vì vậy, với StoryJumper.com, chúng ta có thể xem, nghe và
chạm vào câu chuyện của mình, tự tạo ra một ćn sách bằng cách sử dụng hình ảnh
của riêng mình hoặc tác phẩm nghệ thuật có sẵn, chèn thêm giọng nói, nhạc nền và
hiệu ứng âm thanh tùy thích. Chắc chắn học sinh sẽ vơ cùng thích thú với những trải
nghiệm mà Jumperstory.com mang lại.
(Nội dung và ví dụ cụ thể được mơ tả chi tiết trong phần phụ lục)
b, Tính mới và tính sáng tạo của giải pháp:
Với việc ứng dụng những trang web trên, giáo viên và học sinh sẽ nhận được
rất nhiều lợi ích mà trước đây chúng là những bất cập với cách dạy truyền thống:
Thứ nhất, với rất nhiều công cụ phục vụ trong giảng dạy, giáo viên có thể sử
dụng một cách linh hoạt các hình thức dạy và kiểm tra chính tả, từ vựng, ngữ pháp,
cũng như rèn luyện các kỹ năng nghe, nói, đọc, viết Tiếng Anh cho học sinh.
Thứ hai, để chuẩn bị các dụng cụ dạy học như tranh ảnh hay phiếu học tập, giáo
viên khơng cịn phải mất nhiều thời gian và cơng sức cho việc thiết kế vì có thể dễ
dàng có được nhờ việc ứng dụng các trang web này. Bên cạnh đó, giáo viên cịn có
thể tiết kiệm được chi phí in ấn khi có thể dùng máy chiếu để trình chiếu cho học
sinh.

6


Thứ ba, với việc ứng dụng các trang web này trong lớp học thì học sinh được

coi là trung tâm, là một chủ thể tích cực tham gia vào hoạt động giảng dạy của giáo
viên. Các hoạt động có thể được thiết kế linh hoạt theo dạng làm việc cá nhân, làm
việc theo cặp hay theo nhóm. Điều này sẽ giúp học sinh chủ động hơn trong việc học
cũng như tiếp nhận kiến thức mới.
Thứ tư, học sinh có thêm nhiều hứng thú để học tiếng Anh qua việc ứng dụng
những web này. Thật vậy, với những trò chơi thú vị, những hình ảnh hấp dẫn, những
câu truyện hay ćn sách của chính học sinh tạo ra sẽ khơng thể nào làm các em cảm
thấy nhàm chán được mà còn làm tăng hứng thú cho học sinh cũng như háo hức đón
chờ mỗi tiết học mới để cùng trải nghiệm.
Ći cùng nhưng cũng khơng kém phần quan trọng, đó là việc học sinh có thể
tự tạo cho mình các bài học ở nhà và chia sẻ với bạn bè qua mạng xã hội thơng qua
các trang web này. Điều đó giúp cho học sinh tăng tính sáng tạo và khả năng tư duy
cũng như kỹ năng sử dụng CNTT và kỹ năng giao tiếp. Từ đó, giáo viên có thể giúp
học sinh khắc sâu được kiến thức cũng như giúp đỡ nhau trong học tập khơng chỉ trên
lớp mà cịn là khi ở nhà.
3. Hiệu quả kinh tế, xã hội dự kiến đạt được
3.1. Hiệu quả kinh tế
Sau khi áp dụng những trang web này vào công tác giảng dạy, chúng tôi thấy
rằng phương pháp này đã và đang mang lại một sớ hiệu quả tích cực về mặt kinh tế.
Giáo viên có thể tiết kiệm được rất nhiều chi phí in ấn tranh ảnh, phiếu học tập,
hay dụng cụ học tập. Thật vậy, đối với phiếu học tập học sinh thường chỉ dùng được
một lần. Vì vậy, giáo viên phải in cho mỗi một lớp với rất nhiều chi phí. Với việc ứng
dụng các trang web này, giáo viên khơng cịn lo ngại vấn đề đó nữa.

7


Ngồi ra, giáo viên cịn có thể tái sử dụng được nhiều lần những tài liệu đã thiết
kế này bằng cách lưu vào máy hoặc lưu vào chính các trang web đó để có thể dễ dàng
tìm lại khi cần mà không lo bị thất lạc hay bị ẩm ướt...

Bên cạnh đó, phương pháp học này có thể chia sẻ và áp dụng rộng rãi trong tỉnh
nói riêng cũng như trên tồn q́c nói chung. Giáo viên cũng như học sinh có thể sử
dụng trong tiết học cũng như chia sẻ tài liệu đó cho các giáo viên và học sinh ở khắp
nơi trên đất nước cũng như trên thế giới với sự ưu việt của công nghệ thông tin. Từ đó
sẽ góp phần nâng cao hiệu quả cho xã hội học tập cũng như tiết kiệm chi phí cũng như
thời gian và công sức thực hiện.
3.2. Hiệu quả xã hội
Đối với ngành giáo dục và đào tao, công nghệ thơng tin có tác động mạnh mẽ,
làm thay đổi nội dung, phương pháp cũng như phương thức dạy và học. CƠng nghệ
thơng tin là phương tiện để tiến tới một xã hội học tập.
Bên cạnh đó, bộ Giáo dục và Đào tạo cũng đã yêu cầu đẩy mạnh ứng dụng
CNTT trong giáo dục và đào tạo ở tất cả các cấp học, bậc học, ngành học theo hướng
sử dụng CNTT như là công cụ hỗ trợ đắc lưc nhất cho đổi mới phương pháp giảng
dạy, học tập ở tất cả các môn học. Như vậy, không những CNTT giúp phát triển giáo
dục, mà giáo dục và đào tạo đóng vai trị quan trọng thúc đẩy sự phát triển CNTT
thơng qua việc cung cấp nguồn nhân lực cho CNTT.
Hơn nữa, phương pháp dạy và học Tiếng Anh thông qua các trang web được
trình bày trong sáng kiến này đã làm tăng hứng thú và sự u thích của học sinh đới
với môn học mà từ trước đến nay các em luôn cảm thấy khó khăn và nhàm chán, từ
đó có thể giúp giáo viên và học sinh nâng cao chất lượng dạy và học mơn Tiếng Anh
trong nhà trường nói chung và cho từng đới tượng nói riêng.

8


Ngồi ra, phương pháp này cịn giúp các em học sinh có thể phát triển khả năng
tư duy, sáng tạo thông qua việc tự tạo các câu truyện hay các bộ thẻ từ hay các trò
chơi, đồng thời rèn luyện khả năng ghi nhớ và kĩ năng làm bài tập.
4. Điều kiện và khả năng áp dụng
4.1. Điều kiện áp dụng

Để áp dụng một cách có hiệu quả nhất và tận dụng triệt để được các ứng dụng
của những trang web trên trong việc học tập và giảng dạy môn Tiếng Anh thì trước
tiên điều kiện cần là các lớp cần được trang bị đầy đủ các thiết bị máy tính, máy chiếu
và được kết nới Internet. Bên cạnh đó, cũng nên phối hợp với phụ huynh để trang bị
cho học sinh những thiết bị kết nối mạng Internet. Tuy nhiên, cũng có một sớ trang
web có hỗ trợ offline, điều đó có nghĩa là học sinh vẫn có thể sử dụng được mà khơng
cần có Internet. Tuy nhiên, việc này sẽ khơng khai thác được hết các tiện ích mà
chúng mang lại như đới với dạng online.
Ngồi ra, các chương trình học phải cụ thể, gần gũi, phù hợp với trình độ của
người học. Việc bám sách giáo khoa từ lâu đã trở thành chim chỉ nam cho giáo viên
khi soạn giáo án, thiết kế bài giảng cũng như giao bài tập cho học sinh. Tuy nhiên mỗi
lớp, mỗi độ tuổi, mỗi địa phương khác nhau thì trình độ của học sinh cũng khác nhau.
Vì vậy, chương trình học cần phải thật cụ thể, gần gũi và phù hợp với trình độ của
người học thì việc ứng dụng CNTT chắc chắn sẽ đạt hiệu quả cao hơn.
Bên cạnh đó, các kỹ năng, kiến thức, từ vựng được chọn để dạy phải phù hợp
với chủ đề đang học và có tính ứng dụng cao. Ở một sớ bài học, các chủ đề dường
như đã cũ và khơng cịn quen thuộc với lứa tuổi học sinh ngày nay, nên việc liên tục
cập nhật sách mới là điều cần thiết, có như vậy học sinh mới ham tìm hiểu và học tập
cũng như giúp ích cho kiến thức thực tiễn của học sinh hơn.
4.2. Khả năng áp dụng

9


Các cách dạy và học thông qua một số trang web được trình bày trong sáng
kiến kinh nghiệm này có thể được vận dụng linh hoạt trong các hoạt động dạy học
trên lớp. Ví dụ như trong phần khởi động hay vào bài của các tiết, phần kĩ năng đọc
hiểu giáo viên có thể chuyển sang dạng kể chuyện để thu hút sự chú ý của học sinh,
hay cũng có thể sử dụng để kiểm tra từ vựng...
Ngoài ra, các trang web này cũng rất có ích trong việc tự học, tự sáng tạo của

học sinh. Học sinh có thể tự thiết kế các câu chuyện, các trò chơi và chia sẻ chúng cho
bạn bè hoặc các thầy cô.
Thông qua sáng kiến kinh nghiệm này, chúng tôi muốn chia sẻ phương pháp
học này tới các thầy cô đồng nghiệp và mong ḿn nhận được những sự góp ý chân
thành nhất để góp phần tạo sự u thích và hiệu quả trong việc học Tiếng Anh đến tất
cả học sinh, góp phần thúc đẩy chất lượng của việc dạy và học Tiếng Anh trong
trường THPT.
Chúng tôi xin cam đoan mọi thông tin nêu trong đơn là trung thực đúng sự thật
và hoàn toàn chịu trách nhiệm trước pháp luật.
XÁC NHẬN CỦA LÃNH ĐẠO
ĐƠN VỊ CƠ SỞ

Bình Minh, ngày 10 tháng 5 năm 2020
Người nộp đơn
Đinh Văn Hạnh
Nguyễn Thị Thu Thủy
Phạm Thị Liên
Trần Thị Bẩy

PHỤ LỤC

10


*Quizlet (quizlet.com)
Mục đích:
Quizlet giúp học từ vựng qua Flashcard:
- Người học tự tạo bộ flashcard cho riêng mình tùy theo nhu cầu học
- Người học có thể chia sẻ bộ flashcard của mình cho người khác.
- Người học có thể tìm cho mình những flashcard phù hợp trong kho dữ liệu

khổng lồ của Quizlet do những người dùng khác tự tạo và chia sẻ miễn phí.
Cách học ngơn ngữ mà Quizlet gợi ý chủ yếu là thơng qua các trị chơi với
Flashcard. Bạn có thể học bằng cách lật Flashcard truyền thớng, hoặc chơi những trị
chơi thú vị với từ vựng và ghi nhớ những từ đó.
Hướng dẫn cách sử dụng Quizlet.com:
Bước 1:
-

Truy cập trang quizlet.com, tạo tài khoản miễn phí bằng cách nhấn vào Đăng

ký trên quizlet.com. Người học có thể đăng kí bằng tài khoản email hoặc facebook có
sẵn của mình.
-

Điền các thơng tin cần thiết theo chỉ dẫn .

11


Bước 2: Tìm kiếm học phần
Giáo viên và học sinh có thể tìm kiếm các học phần mà mình ḿn học. Để tìm
kiếm học phần, chọn biểu tượng tìm kiếm (search) ở phía trên mỗi trang của Quizlet.
Tiếp đó, nhập chủ đề hoặc tên bài thi bạn đang nghiên cứu và nhấn nút Enter để xem
danh sách kết quả.

12


Bước 3: Tự tạo học phần mới
Để tạo một học phần mới, người dùng nhấn vào biểu tượng “tạo (create)”, sẽ

hiện ra cửa sổ hướng dẫn như sau:

Sau đó, người dùng điền tiêu để, phần mô tả, và nhập các thuật ngữ và định
nghĩa.

13


Người dùng có thể thêm một sớ hình minh họa để học phần thêm sinh động
bằng cách nhân vào nút hình ảnh phía bên tay phải.
Sau khi đã nhập đầy đủ phần thuật ngữ, định nghĩa và hình ảnh minh họa, ấn
nút “tạo”, trang web sẽ tạo ra một học phần thú vị mà giáo viên có thể dùng để dạy
trên lớp hoặc học sinh có thể tự học ở nhà.
Bước 4: Học sinh học hoặc chơi trò chơi trên học phần đã tạo
Thẻ ghi nhớ (flashcards)
Người dùng có thể sử dụng chế độ Thẻ ghi nhớ (flashcard) để ôn các thuật ngữ,
định nghĩa cũng như các câu hỏi và đáp án trên trang web và ứng dụng di động
Quizlet, giống như thẻ ghi nhớ bằng giấy thông thường.

14


Học (learn)
Khi sử dụng chế độ Học, Quizlet đưa ra cho các loại câu hỏi khác nhau: thẻ ghi
nhớ, chọn đáp án đúng và viết. Mỗi khi trả lời đúng câu hỏi, người học sẽ bắt đầu thấy
các loại câu hỏi khó hơn (viết, thẻ ghi nhớ) một cách thường xuyên hơn, thay vì các
loại câu hỏi dễ (chọn đáp án đúng).

15



Viết (write)
Chế độ Viết giúp đánh giá mức độ thông thạo thuật ngữ và định nghĩa, cũng
như những gì người học bỏ sót, giúp người học có thể tập trung vào nội dung đó trong
một phiên học.

Chính tả (spell)
Chế độ Chính tả sẽ đọc một thuật ngữ hoặc định nghĩa bằng lời, thơng qua tính
năng chủn đổi văn bản thành lời nói (TTS) của Quizlet, sau đó yêu cầu người học
nhập lại nội dung mình nghe được.

16


Kiểm tra (test)
Chế độ Kiểm tra cho bạn cơ hội để làm rất nhiều các dạng bài tập ví dụ như bài
viết từ tương ứng (written questions), bài nối (matching questions), bài tập trắc
nghiệm (multiple choice), hay bài tập đúng sai (True/False)

17


Ghép thẻ (match)
Khi chơi Ghép thẻ, người chơi sẽ chạy đua với thời gian để ghép các thuật ngữ
với định nghĩa tương ứng càng nhanh càng tốt. Quizlet lưu lại các điểm sớ cao, vì vậy
bạn có thể ganh đua với bạn bè cùng lớp để xem ai xuất sắc nhất!

18



Thiên thạch (gravity)
Mỗi câu trả lời đúng trong trò chơi Thiên thạch sẽ đưa bạn tiến gần thêm một
bước tới cấp độ tiếp theo. Nhập câu trả lời của bạn thật nhanh trước khi thiên thạch
kịp va vào hành tinh. Trong quá trình chơi, các thiên thạch sẽ rơi với tốc độ nhanh
hơn.

19


Dưới đấy là một số tiết học mà chúng tôi đã ứng dụng trang web
quizlet.com:
Unit 14: International Organizations, A-Reading, Tiếng Anh 12 cơ bản
/>Unit 14: International Organizations, E-Language Focus, Tiếng Anh 12 cơ
bản
/>Unit 13: Hobbies, A-Reading, Tiếng Anh 11 cơ bản
/>Unit 1: Home Life, A-Reading, Tiếng Anh 12 cơ bản
/>new
Một số hình ảnh minh họa cho việc áp dụng Quizlet vào tiết học thực tế:
Unit 14. International Organizations, E-Language Focus, tại lớp 12K

20


21


22


* Tools for educators

Mục đích:
Tools for educators bao gồm các công cụ giảng dạy áp dụng linh hoạt trong các
hoạt động theo cá nhân, cặp, nhóm giúp giáo viên và học sinh học từ vựng qua các trò
chơi, hoạt động được trình chiếu trên máy chiếu hay trong các phiếu học tập.
Giáo viên có thể dễ dàng tạo ra cho mình các phiếu học tập sinh động và hấp
dẫn dựa trên mục tiêu của hoạt động.
Giáo viên có thể lưu trữ tài liệu trên máy tính, gửi trong e-mail hoặc in ra giấy,
cũng như chia sẻ tài liệu với những giáo viên khác.
Qua việc sử dụng các công cụ này, học sinh sẽ giảm được áp lực cũng như sự
nhàm chán trong các tiết học từ vựng truyền thớng. Ngồi ra, các cơng cụ này cịn
giúp học sinh có thêm hứng thú với các hoạt động trong tiết học, từ đó học sinh sẽ
thêm u thích mơn Tiếng Anh cũng như tự tin tham gia các hoạt động tập thể hơn và
tăng thêm tình đồn kết giữa các học sinh trong lớp với nhau.
Hướng dẫn cách sử dụng trang web toolsforeducators.com:
Bước 1: Truy cập:
Truy cập vào trang web: , sau đó người
dùng có thể sử dụng ngay mà khơng cần đăng kí tài khoản.
Bước 2: Chọn cơng cụ:
Các cơng cụ được hiển thị sẵn tại trang chủ, giáo viên có thể tùy chọn cơng cụ
phù hợp với mục tiêu của hoạt động hoặc bài giảng như: Word search-tìm từ,
Crossword-ơ chữ, Board Games-trò chơi bảng, Bingo - Bingo, Mazes -Mê cung,
Spelling- Chính tả, Certificates- Giấy chứng nhận.

23


Bước 3: Sử dụng các cơng cụ:
Word search (Tìm từ):
Cơng cụ này là một trình tạo từ miễn phí giúp cho người dùng tạo ra câu đớ tìm
kiếm từ bằng cách gợi ý các từ đó bằng văn bản hoặc hình ảnh và u cầu học sinh

tìm những từ đó từ một bảng gồm nhiều từ được sắp xếp theo hàng học, ngang, chéo,
ngược...Cơng cụ này có thể được áp dụng trong các chương trình dạy phát âm, từ
vựng.
Người dùng phải nhập từ mà học sinh cần tìm trong bảng thứ nhất, lưu ý mỗi từ
chỉ được ghi vào một dịng. Như vậy, có bao nhiêu từ cần tìm thì tương ứng có bấy
nhiêu dịng trong bảng đầu tiên. Bảng thứ hai nằm bên dưới chứa gợi ý cho các từ,
những gợi ý này có thể là văn bản hoặc hình ảnh. Đới với văn bản, bạn có thể nhập
một gợi ý cho từ được đố, từ trái nghĩa, điền từ vào chỗ tróng, xáo trộn trật tự từ hay
thậm chí là dịch sang ngơn ngữ khác. Người dùng cũng có thể chủn đổi gợi ý sang
dạng hình ảnh nếu đang sử dụng các nhóm hình ảnh, nhưng để có nhiều lựa chọn hơn
thì tớt nhất là sử dụng phiên bản chỉ văn bản. Sau khi đã lựa chọn xong, người dùng
ấn vào Make it!. Ví dụ, người dùng chọn cách sử dụng hình ảnh cho Unit 9.Undersea
world-Speaking phần Vocabulary checking (SGK Tiếng Anh 10 cơ bản), cột bên trái

24


người dùng chọn hình ảnh con vật, cột bên phải người dùng điền tên ô chữ để ứng
dụng tự tạo ra câu đớ như hình ảnh dưới đây, rồi chọn Make it!

Câu đớ sẽ có dạng như sau:

25


×