Tải bản đầy đủ (.pdf) (67 trang)

Định tội danh tội giết người trong trạng thái tinh thần bị kích động mạnh theo luật hình sự việt nam

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (1.19 MB, 67 trang )

BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO
TRƢỜNG ĐẠI HỌC LUẬT TP HỒ CHÍ MINH

HỒ NỮ KIỀU MỸ

ĐỊNH TỘI DANH TỘI GIẾT NGƢỜI
TRONG TRẠNG THÁI TINH THẦN BỊ
KÍCH ĐỘNG MẠNH THEO LUẬT
HÌNH SỰ VIỆT NAM

LUẬN VĂN THẠC SĨ
CHUYÊN NGÀNH LUẬT HÌNH SỰ VÀ TỐ TỤNG HÌNH SỰ
ĐỊNH HƢỚNG ỨNG DỤNG

TP HỒ CHÍ MINH- (THÁNG)- (NĂM)


BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO
TRƢỜNG ĐẠI HỌC LUẬT TP HỒ CHÍ MINH

HỒ NỮ KIỀU MỸ

ĐỊNH TỘI DANH TỘI GIẾT NGƢỜI
TRONG TRẠNG THÁI TINH THẦN BỊ
KÍCH ĐỘNG MẠNH THEO LUẬT
HÌNH SỰ VIỆT NAM
CHUYÊN NGÀNH LUẬT HÌNH SỰ VÀ TỐ TỤNG HÌNH SỰ
ĐỊNH HƢỚNG ỨNG DỤNG
Mã số: 8380104

Người hướng dẫn khoa học: T.s Hoàng Thị Tuệ Phương


Học viên: Hồ Nữ Kiều Mỹ
Lớp: Cao học Luật, Bình Thuận Khóa 1
TP HỒ CHÍ MINH, NĂM 2020


LỜI CAM ĐOAN

Tôi xin cam đoan Luận văn “Định tội danh tội giết người trong trạng thái
tinh thần bị kích động mạnh theo luật hình sự Việt Nam” là cơng trình nghiên
cứu khoa học do chính tơi thực hiện dưới sự hướng dẫn khoa học của TS. Hoàng
Thị Tuệ Phương. Các nội dung, thơng tin được trình bày trong luận văn là chính
xác và trung thực.
Tơi xin chịu hồn tồn trách nhiệm về lời cam đoan trên của mình.
Thành phố Hồ Chí Minh, ngày

tháng

năm 2020

Tác giả

Hồ Nữ Kiều Mỹ


DANH MỤC TỪ VIẾT TẮT

BLHS – Bộ luật hình sự
CTTP – Cấu thành tội phạm
HĐTP – Hội đồng thẩm phán
HSST – Hình sự sơ thẩm

HSPT – Hình sự phúc thẩm
TAND – Tòa án nhân dân
VKS – Viện kiểm sát
XHCN – Xã hội chủ nghĩa


MỤC LỤC
Phần mở đầu .......................................................................................................... 1
Chƣơng 1. Xác định dấu hiệu định tội “trạng thái tinh thần bị kích động mạnh”
trong tội giết ngƣời trong trạng thái tinh thần bị kích động mạnh .................. 7
1.1. Quy định pháp luật về dấu hiệu định tội “trạng thái tinh thần bị kích động mạnh”
trong tội giết người trong trạng thái tinh thần bị kích động mạnh ........................... 7
1.2. Thực tiễn xác định dấu hiệu pháp lý của tội giết người trong trạng thái tinh thần bị
kích động mạnh ........................................................................................................ 12
1.3. Một số kiến nghị cụ thể ..................................................................................... 21
Kết luận Chƣơng 1 ................................................................................................. 27
Chƣơng 2. Giải quyết tranh chấp tội danh đối với các tội phạm thực hiện trong
trạng thái tinh thần bị kích động mạnh................................................................ 28
2.1. Phân biệt dấu hiệu pháp lý của các tội phạm thực hiện trong trạng thái tinh

thần bị kích động mạnh ................................................................................... 28
2.1.1. Phân biệt tội giết người trong trạng thái tinh thần bị kích động mạnh (Điều
125 BLHS) với trường hợp cố ý gây thương tích hoặc gây tổn hại cho sức khỏe
của người khác trong trạng thái tinh thần bị kích động mạnh dẫn đến chết người
(điểm b khoản 2 Điều 135 BLHS) .................................................................. 28
2.1.2. Phân biệt tội giết người trong trạng thái tinh thần bị kích động mạnh (Điều
125 BLHS) với tội giết người do vượt q giới hạn phịng vệ chính đáng (Điều
126 BLHS) ...................................................................................................... 30
2.2. Thực tiễn giải quyết tranh chấp tội danh đối với các tội phạm thực hiện trong


trạng thái tinh thần bị kích động mạnh ................................................................ 33
2.3. Một số giải pháp cụ thể....................................................................................... 39
Kết luận chƣơng 2 ................................................................................................... 43
Kết luận ................................................................................................................... 44
Danh mục tài liệu tham khảo
Phụ

lục


6

MỞ ĐẦU
1. Tính cấp thiết của đề tài
Con người là vốn quý của xã hội, là đối tượng hàng đầu được luật hình
sự nói riêng cũng như pháp luật nói chung bảo vệ. Bảo vệ con người
trước hết là bảo vệ tính mạng, sức khỏe, bảo vệ nhân phẩm, danh dự và
tự do của họ, vì đó là điều có ý nghĩa quan trọng hàng đầu đối với con
người. Trong các khách thể nói trên thì tính mạng của con người là
khách thể quan trọng nhất nên không chỉ pháp luật của các quốc gia mà
cả pháp luật quốc tế đều coi quyền sống của con người là thiêng liêng và
bất khả xâm phạm.
Từ trước đến nay, luật hình sự Việt Nam ln xác định hành vi xâm
phạm tính mạng con người là hành vi có tính nguy hiểm rất cao và quy
định những khung hình phạt rất nghiêm khắc. Tuy vậy, các hành vi xâm
phạm tới tính mạng con người cũng có mức độ nguy hiểm cho xã hội
khác nhau. Giết người trong trạng thái tinh thần bị kích động mạnh là
một trong những trường hợp giết người có tình tiết giảm nhẹ trách nhiệm
hình sự đặc biệt. Hành vi phạm tội tuy đã xâm hại đến khách thể quan
trọng được luật hình sự bảo vệ đó là tính mạng con người nhưng nguyên

nhân lại xuất phát từ hành vi trái pháp luật nghiêm trọng của nạn nhân.
Tội phạm được thực hiện trong tình trạng khả năng nhận thức và kiềm
chế hành vi của người phạm tội bị hạn chế và chính nạn nhân cũng là
người có lỗi dẫn đến tình trạng đó.
Qua thực tiễn áp dụng pháp luật, số vụ án được đưa ra xét xử về tội danh
này chiếm tỷ lệ rất thấp trong số những tội xâm phạm đến tính mạng con
người. Việc xác định tội danh và quyết định hình phạt trên thực tế cịn
gây tranh cãi. Có nhiều trường hợp hành vi của bị cáo có đầy đủ dấu
hiệu định tội giết người trong trạng thái tinh thần bị kích động mạnh
nhưng Tịa án cấp sơ thẩm lại định tội danh khác như: Giết người, cố ý
gây thương tích hoặc gây tổn hại cho sức khỏe của người khác trong
trạng thái tinh thần bị kích động mạnh… Ngược lại, có trường hợp hành
vi của bị cáo khơng có đầy đủ dấu hiệu định tội giết người trong trạng


7

thái tinh thần bị kích động mạnh nhưng Tịa án cấp sơ thẩm lại định tội
danh này. Từ đó dẫn đến thực trạng là những bản án này đã bị Tòa án
cấp trên trực tiếp thực hiện việc sửa bản án hoặc hủy bản án, ảnh hưởng
đến chất lượng xét xử. Có nhiều nguyên nhân dẫn đến thực trạng như
trên, trong đó có các nguyên nhân sau: Trạng thái tinh thần bị kích động
và bị kích động mạnh chưa được giải thích rõ; Ranh giới giữa tội giết
người trong trạng thái tinh thần bị kích động mạnh và các tội phạm khác
như tội giết người do vượt quá giới hạn phịng vệ chính đáng, tội cố ý
gây thương tích hoặc gây tổn hại cho sức khỏe của người khác trong
trạng thái tinh thần bị kích động mạnh... chưa được phân biệt rõ ràng...
Do đó, việc nghiên cứu thực tiễn áp dụng quy định pháp luật về tội danh
này để xác định các hạn chế, bất cập trong quy định pháp luật và đưa ra
kiến nghị hoàn thiện là nhu cầu cấp bách hiện nay.

Vì những lý do nêu trên, tác giả chọn đề tài “Định tội danh tội giết
người trong trạng thái tinh thần bị kích động mạnh theo bộ luật hình
sự Việt Nam” làm đề tài luận văn thạc sĩ luật học.
2. Tình hình nghiên cứu của đề tài
Hiện nay đã có rất nhiều cơng trình nghiên cứu tội giết người trong trạng
thái tinh thần bị kích động mạnh hoặc có liên quan đến tội này dưới góc
độ luật hình sự, có thể giới thiệu điển hình một số cơng trình sau:
+ Đỗ Đức Hồng Hà, Tội giết người trong Bộ luật hình sự Việt Nam,
Luận án tiến sĩ luật học, Trường ĐH Luật Hà Nội, năm 2000. Trong
công trình này, tác giả đã phân tích các dấu hiệu pháp lý của tội giết
người, phân biệt tội giết người với các tội danh giết người có các tình
tiết giảm nhẹ trách nhiệm hình sự đặc biệt là dấu hiệu để định tội, trong
đó có tội giết người trong trạng thái tinh thần bị kích động mạnh và đưa
ra một số giải pháp nhằm tiếp tục hoàn thiện các quy định của pháp luật
hình sự.
+ Nguyễn Thị Thùy Linh, Tội giết người trong trạng thái tinh thần bị
kích động mạnh theo luật hình sự Việt Nam, Luận văn thạc sĩ luật học,


8

Khoa luật – Đại học quốc gia Hà Nội, năm 2015. Trong cơng trình này,
tác giả đã phân tích một số vấn đề chung về tội giết người trong trạng
thái tinh thần bị kích động mạnh, bao gồm: Khái niệm, lịch sử lập pháp
hình sự và dấu hiệu pháp lý của tội phạm này theo quy định của BLHS
Việt Nam năm 1999. Đồng thời, tác giả xác định những vướng mắc cịn
tồn tại trong quy định pháp luật hình sự về tội danh này cũng như những
sai sót của các cơ quan tiến hành tố tụng trong quá trình định tội danh, từ
đó đưa ra những kiến nghị hồn thiện pháp luật về tội danh này.
+ Trần Nhật Linh, Định tội danh đối với hành vi cố ý xâm phạm tính

mạng con người theo pháp luật hình sự hiện hành, Luận văn thạc sĩ luật
học, Trường Đại học TP. Hồ Chí Minh, năm 2011. Trong luận văn này,
tác giả đã phân tích những vấn đề lý luận về tội danh, dấu hiệu pháp lý
của các tội có hành vi cố ý xâm phạm tính mạng con người theo quy
định của pháp luật hình sự hiện hành và thực tiễn định tội danh đối với
hành vi cố ý xâm phạm tính mạng con người, trong đó có tội giết người
trong trạng thái tinh thần bị kích động mạnh. Trên cơ sở xác định những
bất cập còn tồn tại trong quy định pháp luật và thực tiễn định tội danh,
tác giả đưa ra những giải pháp, kiến nghị nhằm hoàn thiện pháp luật hình
sự, nâng cao hiệu quả áp dụng pháp luật trong việc định tội danh.
+ Phạm Thị Minh Thắm, Tội giết người trong trạng thái tinh thần bị
kích động mạnh theo điều 95 bộ luật hình sự - Lý luận và thực tiễn,
Khóa luận tốt nghiệp, Trường ĐH Luật TPHCM, năm 2010. Tại khóa
luận này, tác giả đã tiến hành phân tích những vấn đề lý luận chung về
tội giết người trong trạng thái tinh thần bị kích động mạnh theo Điều 95
BLHS năm 1999, bao gồm các nội dung: Khái quát chung, sơ lược, đặc
trưng pháp lý về tội giết người trong trạng thái tinh thần bị kích động
mạnh; Phân tích những bất cập trong quy định pháp luật hình sự năm
1999 về tội giết người trong trạng thái tinh thần bị kích động mạnh để từ
đó đưa ra các kiến nghị hoàn thiện quy định pháp luật về tội danh này.
Tại các cơng trình nêu trên, các tác giả đã phân tích những vấn đề lý luận
liên quan đến tội giết người trong trạng thái tinh thần bị kích động


9

mạnh, dấu hiệu pháp lý của tội phạm này theo quy định của pháp luật
hình sự Việt Nam, xác định những bất cập trong quy định pháp luật hình
sự về tội phạm này để từ đó đưa ra những kiến nghị hồn thiện. Tuy
nhiên, các cơng trình nêu trên tiếp cận và phân tích về tội danh này dưới

góc độ lý luận là chủ yếu chứ chưa tiếp cận dưới góc độ thực tiễn áp
dụng pháp luật. Việc nghiên cứu theo hướng xác định những bất cập còn
tồn tại trong thực tiễn định tội danh đối với tội giết người trong trạng
thái tinh thần bị kích động mạnh để từ đó đưa ra kiến nghị hồn thiện từ
thực tiễn áp dụng pháp luật là hạn chế mà các đề tài này chưa thực hiện
được. Do đó, đề tài “Định tội danh tội giết người trong trạng thái tinh
thần bị kích động mạnh theo bộ luật hình sự Việt Nam” thực hiện dưới
góc độ nghiên cứu từ thực tiễn áp dụng pháp luật là đề tài không trùng
lắp với các công trình đã cơng bố.
3. Mục đích, phạm vi nghiên cứu
- Mục đích nghiên cứu của đề tài: Trên cơ sở nghiên cứu quy định của
pháp luật và nghiên cứu thực trạng áp dụng pháp luật về Tội giết người
trong trạng thái tinh thần bị kích động mạnh, tác giả đánh giá thực trạng
cũng như những vướng mắc, bất cập của pháp luật hiện hành và đưa ra
giải pháp hoàn thiện quy định pháp luật về tội danh này.
- Phạm vi nghiên cứu: Luận văn nghiên cứu quy định pháp luật và thực
tiễn áp dụng quy định pháp luật liên quan đến Tội giết người trong trạng
thái tinh thần bị kích động mạnh trong thời gian từ năm 2000 đến nay.
4. Phƣơng pháp nghiên cứu
- Phương pháp luận: tác giả sử dụng phương pháp luận của chủ nghĩa
duy vật biện chứng và duy vật lịch sử để làm sáng tỏ các vấn đề nghiên
cứu trong luận văn.
- Các phương pháp nghiên cứu cụ thể: tác giả sử dụng các phương pháp
sau:
+ Phương pháp phân tích, phương pháp tổng hợp được sử dụng để phân
tích quy định pháp luật hiện hành cũng như những vướng mắc, bất cập


10


trong thực tiễn áp dụng quy định pháp luật liên quan đến tội giết người
trong trạng thái tinh thần bị kích động mạnh, từ đó xác định các ngun
nhân dẫn đến những vướng mắc, bất cập từ thực tiễn.
+ Phương pháp nghiên cứu án điển hình được sử dụng để phân tích thực
tiễn việc áp dụng pháp luật đối với việc xử lý tội giết người trong trạng
thái tinh thần bị kích động mạnh. Phương pháp này được sử dụng để làm
rõ những vướng mắc, hạn chế còn tồn tại trong thực tiễn áp dụng pháp
luật.
+ Phương pháp so sánh được sử dụng để so sánh việc áp dụng pháp luật
giữa các bản án trong việc xác định dấu hiệu định tội và giải quyết tranh
chấp tội danh của tội giết người trong trạng thái tinh thần bị kích động
mạnh theo Bộ luật Hình sự Việt Nam, từ đó xác định những điểm không
thống nhất trong việc áp dụng quy định pháp luật.
5. Các vấn đề dự kiến cần giải quyết:
Ngoài phần mở đầu, phần kết luận và danh mục tài liệu tham khảo. Nội
dung của luận văn được chia thành hai chương:
Chương 1. Xác định dấu hiệu pháp lý của tội giết người trong trạng thái
tinh thần bị kích động mạnh
Chương 2. Giải quyết tranh chấp tội danh đối với các tội phạm thực hiện
trong trạng thái tinh thần bị kích động mạnh


11

CHƢƠNG 1. XÁC ĐỊNH DẤU HIỆU ĐỊNH TỘI “TRẠNG THÁI
TINH THẦN BỊ KÍCH ĐỘNG MẠNH” TRONG TỘI GIẾT
NGƢỜI TRONG TRẠNG THÁI TINH THẦN BỊ KÍCH ĐỘNG
MẠNH
1.1. Quy định pháp luật về dấu hiệu định tội “trạng thái tinh thần bị
kích động mạnh” trong tội giết ngƣời trong trạng thái tinh thần bị

kích động mạnh
Điều 125 BLHS quy định về Tội giết người trong trạng thái tinh thần bị
kích động mạnh như sau:
1. Người nào giết người trong trạng thái tinh thần bị kích động mạnh do
hành vi trái pháp luật nghiêm trọng của nạn nhân đối với người đó hoặc
đối với người thân thích của người đó, thì bị phạt tù từ 06 tháng đến 03
năm.
2. Phạm tội đối với 02 người trở lên, thì bị phạt tù từ 03 năm đến 07
năm.1
Tội giết người trong trạng thái tinh thần bị kích động mạnh mặc dù cũng
là tội phạm giết người, nhưng có hàm chứa tình tiết làm giảm đi đáng kể
tính chất nguy hiểm cho xã hội của hành vi phạm tội, vì vậy hình phạt
được áp dụng đối với loại tội phạm này nhẹ hơn rất nhiều so với hành vi
giết người thông thường (Điều 123 BLHS). Thực tiễn áp dụng tội giết
người trong trạng thái tinh thần bị kích động mạnh phát sinh một số vấn
đề thuộc về lý luận chưa được hướng dẫn, giải thích một cách thoả đáng
vì vậy trong hoạt động điều tra, truy tố, xét xử cịn có các quan điểm
khác nhau, cịn lúng túng khi áp dụng, thậm chí đơi khi các cơ quan tố
tụng cịn có quan điểm trái ngược nhau về việc áp dụng tội danh này.
Việc xác định dấu hiệu định tội “trạng thái tinh thần bị kích động mạnh”
hiện nay vẫn dựa vào hướng dẫn tại Nghị quyết 04/HĐTP ngày
29/11/1986 của Hội đồng thẩm phán Tòa án nhân dân tối cao, cụ thể như
sau:
1

Điều 125 Bộ luật Hình sự năm 2015


12


“Tình trạng tinh thần bị kích động là tình trạng người phạm tội khơng
hồn tồn tự chủ, tự kiềm chế được hành vi phạm tội của mình. Nói
chung, sự kích động mạnh đó phải là tức thời do hành vi trái pháp luật
nghiêm trọng của nạn nhân gây nên sự phản ứng dẫn tới hành vi giết
người. Nhưng cá biệt có trường hợp do hành vi trái pháp luật của nạn
nhân có tính chất đè nén, áp bức tương đối nặng nề, lặp đi lặp lại, sự
kích động đó đã âm ỷ, kéo dài, đến thời điểm nào đó hành vi trái pháp
luật của nạn nhân lại tiếp diễn làm cho người bị kích động khơng tự
kiềm chế được; nếu tách riêng sự kích động mới này thì khơng coi là
kích động mạnh, nhưng nếu xét cả q trình phát triển của sự việc, thì
lại được coi là mạnh hoặc rất mạnh.”2
Như vậy, theo hướng dẫn của Nghị quyết 04/HĐTP ngày 29/11/1986
của Hội đồng thẩm phán Tòa án nhân dân tối cao thì người bị kích động
mạnh về tinh thần có thể được hiểu là người khơng cịn nhận thức đầy đủ
về hành vi của mình như lúc bình thường nhưng chưa mất hẳn khả năng
nhận thức. Lúc đó họ mất khả năng tự chủ và không thấy hết được tính
chất và mức độ nguy hiểm cho xã hội của hành vi của mình. Người
phạm tội khi thực hiện tội phạm trong trạng thái tinh thần bị kích động
mạnh thường xuất hiện cơn bùng phát về tinh thần, thường biểu hiện các
trạng thái tâm lý như: Quá lo sợ, quá hốt hoảng, quá kinh hãi, quá căm
tức và quá phẫn nộ.3 Nguyên nhân dẫn tới trạng thái tâm lý này xuất phát
từ những hành vi trái pháp luật nghiêm trọng của nạn nhân đối với họ
hoặc người thân thích của họ. Trường hợp người phạm tội có bị kích
động về tinh thần nhưng chưa đến mức mất khả năng tự chủ thì khơng
gọi là tinh thần bị kích động mạnh, không thuộc trường hợp giết người
trong trạng thái tinh thần bị kích động mạnh, đối với trường hợp này
người phạm tội chỉ được áp dụng tình tiết “phạm tội trong trường hợp bị
kích động về tinh thần do hành vi trái pháp luật của nạn nhân gây ra”
2


Điểm b Mục 1 Chương 2 Nghị quyết 04/HĐTP ngày 29 tháng 11 năm 1986 về hướng dẫn áp dụng một
số quy định trong phần các tội phạm của Bộ luật Hình sự.
3
Đinh Văn Quế, Bình luận khoa học Bộ luật hình sự phần các tội phạm, tập 1 Nxb TpHCM, năm 2002,
tr.37.


13

để giảm nhẹ hình phạt theo quy định tại điểm e khoản 1 Điều 51 BLHS
năm 2015.
Trên thực tế việc xác định một người có bị kích động mạnh về tinh thần
khi thực hiện hành vi giết người hay không là một vấn đề phức tạp. Bởi
trạng thái tâm lý của mỗi người là khác nhau, cùng một sự việc nhưng
người này xử sự khác người kia, có người bị kích động mạnh về tinh
thần nhưng có người lại khơng bị kích động mạnh. Ví dụ: Cùng một sự
việc là thấy vợ có quan hệ bất chính với người khác, anh A lao tới giết
tình nhân của vợ, anh B đệ đơn ly hơn. Do đó, chúng ta phải căn cứ vào
từng vụ án cụ thể, xem xét từng tình tiết của vụ án, nhân thân người
phạm tội, điều kiện sống, quan hệ giữa nạn nhân và người phạm tội… để
xác định một người bị kích động hay kích động mạnh khi thực hiện hành
vi phạm tội.
Bên cạnh đó, để có thể định tội danh giết người trong trạng thái tinh thần
bị kích động mạnh thì nạn nhân phải là người có hành vi trái pháp luật
nghiêm trọng đối với người phạm tội hoặc người thân thích của người
phạm tội. Theo hướng dẫn tại Nghị quyết 04/HĐTP ngày 29/11/1986
thì: “Hành vi trái pháp luật nghiêm trọng của nạn nhân đối với người
phạm tội hoặc đối với người thân thích của người đó tuy làm cho người
phạm tội bị kích động mạnh, nhưng nói chung chưa đến mức là phạm
tội. Nếu hành vi trái pháp luật đó trực tiếp xâm phạm tính mạng, sức

khỏe hoặc lợi ích hợp pháp của người phạm tội hoặc người thân thích
của người phạm tội hoặc của xã hội, đã cấu thành tội phạm, thì hành vi
chống trả lại gây chết người có thể được xem là trường hợp phịng vệ
chính đáng hoặc do vượt q giới hạn phịng vệ chính đáng. Trong
trường hợp cá biệt hành vi trái pháp luật nghiêm trọng của nạn nhân
cấu thành tội phạm nhưng là tội phạm ít nghiêm trọng (như tội làm nhục
người khác, tội vu khống) thì cũng được coi là giết người trong tình
trạng tinh thần bị kích động mạnh”4. Như vậy, trừ những trường hợp
đặc biệt khi nạn nhân thực hiện hành vi làm nhục hay vu khống thì hành
4

Điểm b Mục 1 Chương 2 Nghị quyết 04/HĐTP ngày 29 tháng 11 năm 1986 về hướng dẫn áp dụng một
số quy định trong phần các tội phạm của Bộ luật Hình sự.


14

vi trái pháp luật nghiêm trọng của nạn nhân phải chưa đến mức cấu
thành tội phạm. Tuy nhiên, tiêu chí để xác định tính chất nghiêm trọng
của hành vi trái pháp luật do nạn nhân thực hiện, gây trạng thái tinh thần
kích động mạnh cho người phạm tội vẫn chưa được quy định cụ thể. Vì
vậy, việc xác định tính chất của hành vi trái pháp luật do nạn nhân thực
hiện có nghiêm trọng hay khơng sẽ tùy thuộc vào nhận định chủ quan
của cơ quan tiến hành tố tụng. Ngồi ra, theo hướng dẫn này thì “hành
vi trái pháp luật nghiêm trọng của nạn nhân chưa đến mức cấu thành tội
phạm”. Việc quy định như trên không hợp lý vì để áp dụng tội danh này
thì hành vi giết người trong trạng thái tinh thần bị kích động mạnh phải
được thực hiện ngay sau hành vi trái pháp luật nghiêm trọng của nạn
nhân (nếu thực hiện trong quá trình nạn nhân đang thực hiện hành vi trái
pháp luật nghiêm trọng trực tiếp xâm phạm tính mạng, sức khỏe hoặc lợi

ích hợp pháp của người phạm tội hoặc người thân thích của người phạm
tội hoặc của xã hội, đã cấu thành tội phạm, thì có thể được xem là trường
hợp phịng vệ chính đáng hoặc phạm tội do vượt q giới hạn phịng vệ
chính đáng). Do đó, trong trường hợp hành vi trái pháp luật nghiêm
trọng của nạn nhân đến mức cấu thành tội phạm (giết người, cố ý gây
thương tích, hiếp dâm…) đã kết thúc trên thực tế và làm cho người phạm
tội bị kích động mạnh, từ đó giết chết nạn nhân thì việc áp dụng tội giết
người trong trạng thái tinh thần kích động mạnh lại khơng phù hợp với
tinh thần của Nghị quyết 04/1986 (hành vi trái pháp luật nghiêm trọng
của nạn nhân chưa đến mức cấu thành tội phạm).
Ngoài ra, một trong những căn cứ để định tội danh này là: “sự kích động
mạnh đó phải là tức thời do hành vi trái pháp luật nghiêm trọng của nạn
nhân gây nên sự phản ứng dẫn tới hành vi giết người.”5. Theo đó, tình
trạng tinh thần bị kích động mạnh của người phạm tội “thường phát sinh
tức thì ngay sau khi có sự kích động và tồn tại trong thời gian ngắn. Đây

5

Điểm b Mục 1 Chương 2 Nghị quyết 04/HĐTP ngày 29 tháng 11 năm 1986 về hướng dẫn áp dụng một
số quy định trong phần các tội phạm của Bộ luật Hình sự.


15

là dấu hiệu bắt buộc của tội phạm này.”6. Như vậy, có thể hiểu hành vi
giết người được thực hiện ngay sau khi có hành vi trái pháp luật nghiêm
trọng của nạn nhân. Nếu hành vi trái pháp luật của nạn nhân đã diễn ra
được một khoảng thời gian nhất định mà sau đó người phạm tội mới
thực hiện hành vi giết người thì sẽ khơng áp dụng tội danh này. Tuy
nhiên, việc xác định khoảng thời gian tồn tại trạng thái tinh thần kích

động mạnh là rất khó khăn trong thực tiễn áp dụng pháp luật của các cơ
quan tiến hành tố tụng.
Như vậy, có thể nhận thấy các tiêu chí để xác định chính xác dấu hiệu
định tội “trạng thái tinh thần bị kích động mạnh” trong tội giết người
trong trạng thái tinh thần bị kích động mạnh được quy định tại Nghị
quyết 04/1986 ngày 29/11/1986 của Hội đồng thẩm phán Tòa án nhân
dân tối cao vẫn chưa thật sự cụ thể, rõ ràng. Trạng thái tinh thần bị kích
động mạnh là một trạng thái “phi vật chất” nên việc xác định khơng
chính xác dẫn đến thực trạng là trong cùng một vụ án, giữa những người
tiến hành tố tụng có quan điểm khác nhau khi có người cho rằng người
phạm tội thực hiện hành vi giết người trong trạng thái tinh thần bị kích
động mạnh, trong khi quan điểm khác cho rằng hành vi được thực hiện
không phải trong trạng thái tinh thần bị kích động mạnh. Việc áp dụng
khơng đúng tình tiết này có thể dẫn đến việc xử lý oan sai, không đúng
người, không đúng tội và không đảm bảo pháp chế XHCN.
1.2. Thực tiễn xác định dấu hiệu pháp lý của tội giết ngƣời trong
trạng thái tinh thần bị kích động mạnh
Trong thực tiễn áp dụng pháp luật, việc xác định trường hợp nào bị coi
là rơi vào trạng thái tinh thần bị kích động mạnh để áp dụng tội giết
người trong trạng thái tinh thần bị kích động mạnh đối với hành vi của
người phạm tội vẫn còn nhiều điểm chưa rõ ràng, từ đó dẫn đến việc áp
dụng pháp luật khơng thống nhất. Trong cùng một vụ án nhưng quan
điểm của các cơ quan tiến hành tố tụng là không giống nhau khi VKS
6

Khoa Luật Hình sự - Trường đại học Luật TPHCM, Giáo trình Luật Hình sự phần các tội phạm (Tập 1),
NXB Hồng Đức, 2012, tr.53.


16


cho rằng hành vi của bị cáo thuộc trường hợp giết người thơng thường
nhưng Tịa án cho rằng hành vi của bị cáo thuộc trường hợp giết người
trong trạng thái tinh thần bị kích động mạnh và ngược lại. Bên cạnh đó,
có những trường hợp Tịa án cấp sơ thẩm cho rằng hành vi của bị cáo
thuộc trường hợp giết người trong trạng thái tinh thần bị kích động mạnh
nhưng Tòa án cấp phúc thẩm nhận định ngược lại, điển hình bởi những
vụ án sau:
Vụ án thứ nhất
Do nhóm thanh niên ở phòng A135 trong cùng khu trọ thường xuyên hát
karaoke gây ảnh hưởng đến gia đình Nguyễn Út T nên vào khoảng 11
giờ ngày 02/5/2017, sau khi nhậu xong Nguyễn Út T cùng Nguyễn Văn
T1 và Lê Thanh T2 cầm dao và gậy gỗ đi đánh nhóm thanh niên ở phịng
A135. Tại phịng A135 có mặt Lâm D1, Chau Ly N, Chau Q, Sơn Sà P.
T dùng dao chém trúng tay D1 01 nhát, chém trúng mặt sau vai cánh tay
phải Chau Q 01 nhát. T1 cầm cây 3 khúc đánh vào mặt Chau Q 01 cái và
đánh tiếp N, P. Bị đánh bất ngờ nên D1, Chau Q, N, P chạy vào nhà vệ
sinh đóng cửa lại để trốn. Do khơng đánh được nên nhóm của T ra trước
cửa phịng số A135 và đứng chửi nhóm Q và sau đó bỏ đi. Tức giận vì bị
tấn cơng, Chau Q chạy về phòng trọ số A126 lấy 01 con dao tự chế (mã
tấu) bằng kim loại màu trắng quay lại kiếm nhóm T.
Khi T đứng cách Q 0,5m, Q cầm dao trên tay phải chém từ trên xuống,
từ phải qua trái, T đưa hai tay lên đỡ nên bị một vết thương vào 02 cổ
tay và rớt dao xuống đất, thấy vậy nên T bỏ chạy. Nguyễn Văn Đ đang ở
phòng trọ số A124 chạy đến can ngăn Q cũng bị Q chém vào vai phải 01
nhát. Sau đó, Q tiếp tục cầm dao rượt theo T. Khi T bỏ chạy đến hướng
ra cổng khu dân cư O thì bị té nằm úp xuống đất, Q chạy đến và chém T
làm T bất tỉnh và tử vong trên đường đi cấp cứu.7
Trong vụ án này, quan điểm của các cơ quan tiến hành tố tụng và người
tham gia tố tụng như sau:

7

Bản án phúc thẩm số 216/2018/HSPT ngày 16/4/2018 của Tòa án nhân dân cấp cao tại TPHCM


17

- Cáo trạng của Viện kiểm sát nhân dân tỉnh Long An đã truy tố bị
cáo Chau Q về tội “Giết người trong trạng thái tinh thần bị kích
động mạnh” theo quy định tại Khoản 1 Điều 95 Bộ luật Hình sự
năm 1999 và tội “Cố ý gây thương tích” theo điểm a Khoản 1
Điều 104 Bộ luật Hình sự năm 1999.
- Hội đồng xét xử cấp sơ thẩm đã quyết định Chau Q phạm tội
“Giết người trong trạng thái tinh thần bị kích động mạnh” và tội
“Cố ý gây thương tích” và xử phạt bị cáo Chau Q 03 (ba) năm tù
về tội “Giết người trong trạng thái tinh thần bị kích động mạnh”
và 01 (một) năm 06 (sáu) tháng tù về tội “Cố ý gây thương
tích”.
- Đại diện hợp pháp của bị hại T là bà Quách Mỹ C có đơn kháng
cáo đề nghị xem xét lại tội danh của bị cáo Chau Q về tội “Giết
người”, không bị kích động mạnh. Người bảo vệ quyền và lợi
ích hợp pháp của bà Quách Mỹ C cho rằng: Bị cáo Chau Q bị
người bị hại đánh và chạy vào nhà vệ sinh, sau khi bị hại bỏ đi
thì hành vi của bị hại đã kết thúc. Sau đó, bị cáo chạy về phịng
của mình lấy dao để tìm chém bị hại T. Q đã chém T, rượt đuổi
T hơn 200m và chém T nhiều nhát dẫn đến tử vong. Hành vi
phạm tội của Q không phải là phạm tội trong trạng thái tinh thần
bị kích động mạnh do hành vi trái pháp luật của bị hại đã chấm
dứt từ trước đó và hành vi giết người của bị cáo không diễn ra
ngay lập tức sau hành vi trái pháp luật của bị hại. Do đó, đề nghị

hủy bản án sơ thẩm để điều tra lại về Tội giết người theo khoản
2 Điều 93 Bộ luật Hình sự năm 1999.
- .................................................................................................. Đ
ại diện Viện Kiểm sát nhân dân cấp cao tại Thành phố Hồ Chí
Minh cho rằng: hành vi phạm tội của bị cáo Chau Q theo bản án
sơ thẩm và tài liệu có tại hồ sơ vụ án có đủ căn cứ kết luận bị
cáo phạm tội “Giết người” nhưng Tòa án cấp sơ thẩm quy kết bị
cáo Chau Q phạm tội “Giết người trong trạng thái tinh thần bị


18

kích động mạnh” là khơng phù hợp với tài liệu điều tra thu thập.
Người bị hại tuy có hành vi trái pháp luật nhưng cấu thành tội
như cấp sơ thẩm xử là không đúng nên đề nghị chấp nhận một
phần kháng cáo của đại diện hợp pháp của bị hại T, hủy bản án
sơ thẩm để điều tra, xét xử lại về tội “Giết người”.
- Bản án phúc thẩm số 216/2018/HSPT ngày 16/4/2018 của Tòa án
cấp phúc thẩm ra quyết định hủy Bản án hình sự sơ thẩm số
01/2018/HSST ngày 04/01/2018 của Tòa án nhân dân tỉnh Long
An đã xét xử bị cáo Chau Q về tội “Giết người trong trạng thái
tinh thần bị kích động mạnh” theo khoản 1 Điều 95 BLHS 1999
và chuyển hồ sơ vụ án nêu trên cho Viện Kiểm sát nhân dân tỉnh
Long An để điều tra lại theo thủ tục chung8.
Như vậy, trong vụ án này đã có các quan điểm khác nhau liên quan đến
việc định tội danh về hành vi giết người của bị cáo Chau Q:
Thứ nhất, Viện kiểm sát nhân dân tỉnh Long An cho rằng bị cáo Chau Q
về tội “Giết người trong trạng thái tinh thần bị kích động mạnh” vì bị hại
Nguyễn Út T đã có hành vi trái pháp luật nghiêm trọng làm cho bị cáo
Chau Q rơi vào trạng thái tinh thần bị kích động mạnh và đó là nguyên

nhân trực tiếp dẫn đến việc bị cáo Chau Q thực hiện hành vi giết bị hại.
Hội đồng xét xử cấp sơ thẩm đồng ý với quan điểm này nên đã quyết
định Chau Q phạm tội “Giết người trong trạng thái tinh thần bị kích
động mạnh” xử phạt bị cáo Chau Q 03 (ba) năm tù về tội danh này. Tuy
nhiên, trong nội dung buộc tội của Viện kiểm sát nhân dân tỉnh Long An
cũng như quyết định của Hội đồng xét xử cấp sơ thẩm đều không đề cập
đến vấn đề hành vi giết người của bị cáo có diễn ra “tức thời” ngay sau
hành vi trái pháp luật nghiêm trọng của bị hại hay không.
Thứ hai, đại diện Viện Kiểm sát nhân dân cấp cao tại Thành phố Hồ Chí
Minh và người bảo vệ quyền và lợi ích hợp pháp của bị hại đều cho rằng
việc định tội “Giết người trong trạng thái tinh thần bị kích động mạnh”
8

Bản án phúc thẩm số 216/2018/HSPT ngày 16/4/2018 của Tòa án nhân dân cấp cao tại TPHCM


19

trong vụ án này là khơng chính xác. Bởi lẽ, tuy bị hại đã có hành vi trái
pháp luật nghiêm trọng đối với bị cáo nhưng khi bị cáo bỏ trốn vào nhà
vệ sinh thì bị hại cũng đã bỏ đi và chấm dứt hoàn toàn hành vi trái pháp
luật của mình. Việc bị cáo về phịng lấy dao và tìm kiếm bị hại để giết
chết bị hại trong trường hợp này không thể coi là phạm tội trong trạng
thái tinh thần bị kích động mạnh vì hành vi giết người không diễn ra
“tức thời” ngay sau hành vi tấn công.
Tại Bản án phúc thẩm số 216/2018/HSPT ngày 16/4/2018, Hội đồng xét
xử cấp phúc thẩm nhận định: “Đại diện Viện kiểm sát cấp phúc thẩm đề
nghị hủy án sơ thẩm để truy tố, xét xử bị cáo Q về tội “Giết người”,
không cấu thành tội danh như cấp sơ thẩm xét xử, là có cơ sở” 9. Tuy
nhiên, do vụ án cịn các tình tiết khác mà cấp sơ thẩm chưa điều tra, làm

rõ nên Hội đồng xét xử cấp phúc thẩm quyết định hủy Bản án hình sự sơ
thẩm số 01/2018/HSST ngày 04/01/2018 của Tòa án nhân dân tỉnh Long
An đã xét xử bị cáo Chau Q về tội “Giết người trong trạng thái tinh thần
bị kích động mạnh” theo khoản 1 Điều 95 Bộ luật hình sự và chuyển hồ
sơ vụ án nêu trên cho Viện Kiểm sát nhân dân tỉnh Long An để điều tra
lại theo thủ tục chung.
Theo quan điểm của tác giả, việc Hội đồng xét xử cấp sơ thẩm xác định
bị cáo Chau Q thực hiện hành vi giết người trong trạng thái tinh thần bị
kích động mạnh là khơng chính xác. Tuy bị cáo bị người bị hại đánh và
rượt chạy vào nhà vệ sinh nhưng sau khi bị hại đi ra khỏi phịng trọ thì
hành vi trái pháp luật của bị hại đã chấm dứt. Sau khi bị hại bỏ đi, bị cáo
Chau Q lại chạy về phịng của mình lấy dao và tìm chém bị hại T. Q đã
chém T làm T bỏ chạy và tiếp tục rượt đuổi T đến cùng và chém T nhiều
nhát dẫn đến tử vong. Ngoài ra, Q còn chém cả Nguyễn Văn Đ khi Đ
ngăn cản Q thực hiện tội phạm. Theo hướng dẫn của Nghị quyết
04/HĐTP, để áp dụng tội giết người trong trạng thái tinh thần bị kích
động mạnh thì hành vi giết người phải xảy ra tức thời, ngay sau khi có

9

Bản án phúc thẩm số 216/2018/HSPT ngày 16/4/2018 của Tòa án nhân dân cấp cao tại TPHCM


20

hành vi trái pháp luật nghiêm trọng của nạn nhân10. Đồng thời, tình trạng
tinh thần bị kích động mạnh của người phạm tội “thường phát sinh tức
thì ngay sau khi có sự kích động và tồn tại trong thời gian ngắn. Đây là
dấu hiệu bắt buộc của tội phạm này.11”. Trong khi đó, giữa hành vi
phạm tội của Q và hành vi trái pháp luật của bị hại đã có khoảng cách

khá xa về mặt thời gian khi bị hại T đã chấm dứt hồn tồn hành vi tấn
cơng và đã bỏ đi, sau đó bị cáo Q mới về phịng trọ lấy dao và đi tìm T
để trả thù. Hơn thế nữa, sau khi tìm được T và chém T làm T phải bỏ
chạy, Q còn rượt theo để thực hiện tội phạm đến cùng và đã giết chết T.
Vì vậy, hành vi của Q khơng thể được coi là “xảy ra tức thời, ngay lúc
có hành vi trái pháp luật nghiêm trọng của nạn nhân” theo hướng dẫn
của Nghị quyết 04/HĐTP nên không thể áp dụng tội danh giết người
trong trạng thái tinh thần bị kích động mạnh đối với bị cáo.
Nguyên nhân dẫn đến sự khác biệt trong việc định tội danh trong vụ án
này là do Viện kiểm sát nhân dân tỉnh Long An và Hội đồng xét xử cấp
sơ thẩm đã bỏ qua yếu tố sự kích động mạnh phải là “tức thời”, tức phát
sinh ngay sau hành vi trái pháp luật nghiêm trọng của nạn nhân. Các cơ
quan này khi định tội chỉ xem xét hai yếu tố: Một là, nạn nhân có hành
vi trái pháp luật nghiêm trọng đối với người phạm tội; Hai là, người
phạm tội giết chết nạn nhân do bị kích động mạnh bởi hành vi trái pháp
luật của nạn nhân; Điều này dẫn đến việc định tội danh không chính xác.
Thơng qua vụ án này, một vấn đề pháp lý cần phải xác định rõ khi định
tội giết người trong trạng thái tinh thần bị kích động mạnh, đó là hành vi
giết người đòi hỏi phải diễn ra ngay sau hành vi trái pháp luật nghiêm
trọng của nạn nhân và khơng có sự gián đoạn về mặt thời gian giữa hai
hành vi này. Theo hướng dẫn tại Nghị quyết 04/1986 thì “sự kích động
mạnh đó phải là tức thời”, tức phát sinh tức thì ngay sau khi có hành vi
trái pháp luật nghiêm trọng của nạn nhân và chỉ tồn tại trong một khoảng
10

Điểm b Mục 1 Chương 2 Nghị quyết 04/HĐTP ngày 29 tháng 11 năm 1986 về hướng dẫn áp dụng một
số quy định trong phần các tội phạm của Bộ luật Hình sự.
11
Khoa Luật Hình sự - Trường đại học Luật TPHCM, Giáo trình Luật Hình sự phần các tội phạm (Tập
1), NXB Hồng Đức, 2012, tr.53.



21

thời gian ngắn. Do đó, trong trường hợp hành vi trái pháp luật nghiêm
trọng của nạn nhân đã chấm dứt hoàn toàn trên thực tế mà phải sau một
khoảng thời gian nhất định người phạm tội mới thực hiện hành vi giết
người thì khơng cịn được coi là phạm tội giết người trong trạng thái tinh
thần bị kích động mạnh.
Vụ án thứ hai
Khoảng 23 giờ 30 phút ngày 03-11-2016, Trần Văn C đang chơi game ở
quán Internet “Su Su” thuộc thơn 1A, xã N, huyện K, tỉnh Đắk Lắk thì
bạn là anh Nguyễn Hồng Q gọi điện thoại hỏi C đang ở đâu. Khi biết C
đang chơi game ở quán Internet, anh Q cũng đến và vào chơi ở máy số 6.
Trong lúc chơi game, anh Q nhiều lần đến chỗ C ngồi hỏi mượn tiền,
nhưng C nói khơng có tiền. Một lúc sau, anh Q đến chỗ C đưa 02 chiếc
điện thoại di động của mình nói C cầm cố đế mượn tiền, C vẫn không
đồng ý nên anh Q bỏ về chỗ của mình tiếp tục ngồi chơi game.
Khoảng 15 phút sau, anh Q đi đến chỗ C nói “Anh khơng tin em sao,
giúp em đi”, C trả lời “Anh khơng có tiền thật mà, mày làm ơn đi chỗ
khác để anh chơi. Anh Q chửi “Đ.M mày, nhớ mặt tao”. C nghe vậy
khơng nói gì, anh Q bỏ về chỗ máy của mình. Ít phút sau, anh Q đi đến
chỗ C đang chơi game, tay phải đấm mạnh 01 cái vào má trái của C làm
chảy máu. Bị đánh, C tức giận lấy dao Thái Lan có sẵn trên bàn giữa 02
máy vi tính, rồi cầm dao bằng tay phải đứng lên ghế mình ngồi. Thấy
vậy, anh Q lao đến, C dùng dao quơ ngang qua lại trúng vào mặt anh Q
làm chảy máu. Anh Q xông đến dùng hai tay kéo C xuống ghế, sau đó
anh Q dùng hai tay kẹp cổ C theo tư thế phần đầu của C ở phía sau lưng
anh Q, cịn phần hai tay, thân người và hai chân của C ở phía trước
người anh Q. Bị anh Q kẹp cổ, C dùng tay trái nắm vào phần hông bên

phải anh Q, còn tay phải C cầm dao Thái Lan đâm 01 nhát trúng ngực
anh Q. Anh Nguyễn Hải Q1 đang chơi game thấy vậy chạy đến giật con
dao trên tay C vứt vào góc quán. Lúc này anh Q bị ngã xuống nền nhà,


22

sau đó C và một số người có mặt trong quán đưa anh Q đến bệnh viện
cấp cứu. Đến ngày 04-11-2016, anh Q tử vong.12
Trong vụ án này, quan điểm của các cơ quan tiến hành tố tụng và người
tham gia tố tụng như sau:
- Viện kiểm sát cấp sơ thẩm truy tố bị cáo C về tội giết người theo
quy định tại khoản 2 Điều 93 BLHS năm 1999. Tuy nhiên, tại
phiên tòa, Viện kiểm sát rút một phần quyết định truy tố theo
Điều, khoản nhẹ hơn, đó là tội giết người trong trạng thái tinh
thần bị kích động mạnh tại khoản 1 Điều 95 BLHS năm 1999.
- Hội đồng xét xử cấp sơ thẩm tuyên phạt bị cáo Trần Văn C phạm
tội giết người trong trạng thái tinh thần bị kích động mạnh theo
khoản 1 Điều 95 BLHS năm 1999
- Lại Thị Minh T (vợ của người bị hại) đại diện người bị hại kháng
cáo toàn bộ nội dung án sơ thẩm, theo đó Tịa án xử bị cáo theo
khoản 1 Điều 95 BLHS là không đúng tội mà phải xử bị cáo C
theo khoản 2 Điều 93 BLHS để tăng mức hình phạt.
- Kiểm sát viên cấp phúc thẩm đề nghị Hội đồng xét xử chấp nhận
kháng cáo của đại diện người bị hại, sửa Bản án sơ thẩm sơ
thẩm số 14/2017/HSST ngày 09/5/2017 của Tòa án nhân dân
tỉnh Đắk Lắk, để xét xử bị cáo Tội: “Giết người” theo khoản 2
Điều 93 Bộ luật hình sự mới đúng với hành vi của bị cáo.
- Hội đồng xét xử cấp phúc thẩm chấp nhận kháng cáo của đại diện
người bị hại, sửa Bản án hình sự sơ thẩm số 14/2017/HSST

ngày 09/5/2017 của Tòa án nhân dân tỉnh Đắk Lắk the hướng áp
dụng khoản 2 Điều 93 BLHS năm 1999, xử phạt Bị cáo Trần
Văn C 7 (bảy) năm tù về Tội: “Giết người”.
Như vậy, trong vụ án này đã có các quan điểm khác nhau liên quan đến
việc định tội danh về hành vi giết người của bị cáo Trần Văn C:
12

Bản án hình sự phúc thẩm số 200/2017/HSPT ngày 10/8/2017 của Tòa án nhân dân Cấp cao tại Đà
Nẵng


23

Thứ nhất, Viện kiểm sát và Hội đồng xét xử cấp sơ thẩm cho rằng hành
vi giết người của bị cáo Trần Văn C thuộc trường hợp giết người trong
trạng thái tinh thần bị kích động mạnh tại khoản 1 Điều 95 BLHS năm
1999. Bị hại đã có hành vi tấn cơng bị cáo, xâm phạm sự an tồn về thân
thể của bị cáo. Trong trạng thái bị kích động dẫn đến mất khả năng tự
chủ, không nhận thức hết được tính chất và mức độ nguy hiểm của hành
vi của mình, bị cáo dùng dao đâm vào ngực bị hại. Do đó, hành vi này
được coi là giết người trong trạng thái tinh thần bị kích động mạnh.
Thứ hai, Viện kiểm sát và Hội đồng xét xử cấp phúc thẩm cho rằng hành
vi giết người của bị cáo Trần Văn C phạm tội giết người theo quy định
tại khoản 2 Điều 93 BLHS năm 1999. Theo đó, những hành vi của bị hại
Nguyễn Hồng Q tuy là trái pháp luật làm cho bị cáo bị kích động về tinh
thần nhưng chưa đến mức là trái pháp luật nghiêm trọng để bị cáo bị
kích động tinh thần mạnh. Trong trường hợp này, Hội đồng xét xử cấp
phúc thẩm chỉ áp dụng tình tiết “người bị hại cũng có lỗi” theo quy định
tại khoản 2 Điều 46 BLHS năm 1999 để giảm nhẹ trách nhiệm hình sự
cho bị cáo.

Theo quan điểm của tác giả, trong vụ án này thì việc xác định hành vi
của bị cáo Trần Văn C phạm tội giết người theo quy định tại khoản 2
Điều 93 BLHS năm 1999 là không hợp lý. Bởi lẽ, nguyên nhân trực tiếp
dẫn đến sự việc bắt nguồn từ lỗi của bị hại Q. Q đã có một chuỗi hành vi
liên tục tác động đến C như hỏi vay tiền C, C trả lời khơng có tiền, Q
chửi C, C khơng nói gì, tiếp đó anh Q đến chỗ C ngồi đấm vào mặt C
gây thương tích 02%. Sau đó, bất chấp C đứng lên ghế quơ qua quơ lại,
Q vẫn lao vào và kéo C xuống khỏi ghế, kẹp cổ C. Hành vi của bị hại là
trái pháp luật, xâm phạm sự an toàn về thân thể của bị cáo, diễn ra liên
tục với mức độ tăng dần. Việc bị hại Q thực hiện một chuỗi các hành vi
như trên đã tác động đến tinh thần của C. Do đó, khi xem xét tồn diện
ngun nhân, q trình diễn biến của sự việc cũng như mức độ nghiêm
trọng, liên tục của hành vi trái pháp luật của người bị hại thì có căn cứ để
xác định hành vi trái pháp luật của bị hại là nghiêm trọng, gây trạng thái


24

bị kích động mạnh dẫn đến việc bị cáo C mất khả năng tự chủ, khơng
nhận thức hết được tính chất và mức độ nguy hiểm của hành vi của mình
và thực hiện hành vi giết chết bị hại.
Nguyên nhân dẫn đến tranh chấp về tội danh trong vụ án này sự khác
biệt về quan điểm giữa các cơ quan tiến hành tố tụng trong việc nhận
định tính chất nghiêm trọng của hành vi trái pháp luật do bị hại thực
hiện, từ đó dẫn đến sự khác nhau trong việc đánh giá trạng thái tinh thần
của người phạm tội là kích động hay là kích động mạnh. Vì vậy, vấn đề
pháp lý đặt ra từ vụ án này là cần phải làm rõ tiêu chí xác định tính chất
của hành vi trái pháp luật do nạn nhân thực hiện có nghiêm trọng hay
khơng để từ đó xác định trạng thái tinh thần của người phạm tội là kích
động hay kích động mạnh.

1.3. Một số kiến nghị cụ thể
Qua việc phân tích các hạn chế, vướng mắc phát sinh trong thực tiễn áp
dụng pháp luật liên quan đến việc xác định dấu hiệu định tội “trạng thái
tinh thần bị kích động mạnh” trong tội giết người trong trạng thái tinh
thần bị kích động mạnh, có thể xác định ngun nhân dẫn đến những
hạn chế, vướng mắc nêu trên là:
Thứ nhất, dấu hiệu “trạng thái tinh thần bị kích động mạnh” tại Nghị
quyết 04/1986 đã được hướng dẫn từ cách đây rất lâu (hơn 34 năm) nên
nội dung của hướng dẫn về dấu hiệu này đã khơng cịn phù hợp với tình
hình thực tế hiện nay. Khi nghiên cứu các bản án liên quan đến tội giết
người trong trạng thái tinh thần kích động mạnh, có thể nhận thấy hầu
hết những người tiến hành tố tụng đều không dựa vào hướng dẫn tại
Nghị quyết 04/1986 khi đưa ra luận điểm định tội của mình. Do đó, cần
thiết phải cụ thể hóa quy định về “trạng thái tinh thần bị kích động
mạnh” thành một điều luật cụ thể trong BLHS nhằm đảm bảo sự tuân
thủ triệt để từ phía các cơ quan áp dụng pháp luật, hạn chế tình trạng áp
dụng một cách chủ quan, tùy tiện, ảnh hưởng đến tính nghiêm minh của
pháp luật.


25

Thứ hai, quy định về dấu hiệu “trạng thái tinh thần bị kích động mạnh”
và các tiêu chí để xác định dấu hiệu này vẫn còn quá chung chung, chưa
rõ ràng. Qua thực tiễn áp dụng luật, các tiêu chí như: Xác định một
người có bị kích động mạnh về tinh thần, hành vi trái pháp luật của nạn
nhân có nghiêm trọng hay khơng hoặc có sự kích động mạnh xảy ra hay
khơng… vẫn có nhiều quan điểm khác nhau và việc áp dụng phụ thuộc
vào nhận định chủ quan của các cơ quan tiến hành tố tụng. Do đó, cần
phải hướng dẫn rõ các tiêu chí này nhằm đảm bảo việc áp dụng pháp luật

được thống nhất, đảm bảo tính nghiêm minh của pháp luật hình sự.
Trên cơ sở xác định nguyên nhân dẫn đến những hạn chế, vướng mắc
còn tồn tại trong thực tiễn áp dụng pháp luật liên quan đến việc xác định
dấu hiệu định tội “trạng thái tinh thần bị kích động mạnh” trong tội giết
người trong trạng thái tinh thần bị kích động mạnh, tác giả đề xuất một
số kiến nghị nhằm hoàn thiện và nâng cao hiệu quả áp dụng pháp luật,
cụ thể như sau:
Thứ nhất, quy định về dấu hiệu “trạng thái tinh thần bị kích động mạnh”
bằng một điều luật cụ thể trong BLHS. Giống như các chế định khác
trong BLHS như phịng vệ chính đáng, tình thế cấp thiết, sự kiện bất
ngờ,... trạng thái tinh thần bị kích động mạnh cũng nên được giải thích
chính thức trong một điều luật của Bộ luật hình sự để làm rõ và xác định
giới hạn của tinh thần bị kích động mạnh. Theo tác giả, có thể xây dựng
một điều luật ở phần chung về thực hiện tội phạm trong trạng thái thần
kinh bị kích động mạnh với nội dung như sau:
Điều Phạm tội trong trạng thái tinh thần bị kích động mạnh
Phạm tội trong trạng thái tinh thần bị kích động mạnh là trường hợp
người thực hiện hành vi phạm tội ở trong tình trạng khơng tự chủ, tự kìm
chế được hành vi của mình một cách tức thời do hành vi trái pháp luật
nghiêm trọng của nạn nhân đối với họ hoặc người thân thích của họ.
Để áp dụng điều luật về thực hiện tội phạm trong trạng thái tinh thần bị
kích động mạnh đòi hỏi phải đáp ứng được đầy đủ 03 tiêu chí: Một là,


×