Tải bản đầy đủ (.pdf) (88 trang)

Hỗn hợp lỗi trong các tội xâm phạm sức khỏe, nhân phẩm, danh dự của con người theo luật hình sự việt nam

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (19.47 MB, 88 trang )

BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO
TRƯỜNG ĐẠI HỌC LUẬT TP HỒ CHÍ MINH

NGUYỄN THỊ BÍCH TRUYỀN

LUẬN VĂN THẠC SĨ
CHUYÊN NGÀNH LUẬT HÌNH SỰ VÀ TỐ TỤNG HÌNH SỰ
ĐỊNH HƯỚNG ỨNG DỤNG

TP. HỒ CHÍ MINH, NĂM 2020


BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO
TRƯỜNG ĐẠI HỌC LUẬT TP HỒ CHÍ MINH

Chun ngành: Luật Hình sự và Tố tụng hình sự
Định hướng ứng dụng
Mã số: 8380104

Người hướng dẫn khoa học: TS. Phan Anh Tuấn
Học viên: Nguyễn Thị Bích Truyền
Lớp: Cao học Luật, khóa I – Bình Thuận

TP. HỒ CHÍ MINH, NĂM 2020


LỜI CAM ĐOAN
Tôi xin cam đoan luận văn thạc sĩ “Hỗn hợp lỗi trong các tội xâm phạm
sức khỏe, nhân phẩm, danh dự của con người theo luật hình sự Việt Nam” là
cơng trình nghiên cứu khoa học do bản thân tôi thực hiện dưới sự hướng dẫn của
TS. Phan Anh Tuấn. Những thông tin, tài liệu trong luận văn được thu thập một


cách khách quan, trung thực, số liệu minh chứng có nguồn gốc rõ ràng. Những kết
luận khoa học của luận văn chưa từng được công bố trong bất kỳ cơng trình khoa
học nào khác.
TP. Hồ Chí Minh, ngày

tháng

Tác giả

Nguyễn Thị Bích Truyền

năm 2020


DANH MỤC TỪ VIẾT TẮT

BLHS

:

Bộ luật hình sự

CQĐT

:

Cơ quan điều tra

CSHS


:

Chính sách hình sự

CTTP

:

Cấu thành tội phạm

HĐTP

:

Hội đồng thẩm phán

TANDTC

:

Tịa án nhân dân Tối cao

TNHS

:

Trách nhiệm hình sự

VKS


:

Viện kiểm sát


MỤC LỤC
PHẦN MỞ ĐẦU ...................................................................................................... 1
CHƯƠNG 1. TRƯỜNG HỢP HỖN HỢP LỖI TRONG CÁC TỘI XÂM
PHẠM SỨC KHỎE CỦA CON NGƯỜI............................................................... 6
1.1. Quy định của pháp luật hình sự về trường hợp hỗn hợp lỗi trong các
tội xâm phạm sức khỏe của con người ............................................................ 6
1.2. Một số vướng mắc trong thực tiễn áp dụng trường hợp hỗn hợp lỗi
trong các tội xâm phạm sức khỏe của con người .......................................... 11
1.3. Kiến nghị nâng cao hiệu quả áp dụng quy định của pháp luật hình sự
về trường hợp hỗn hợp lỗi trong các tội xâm phạm sức khỏe của con người .
.......................................................................................................................... 20
KẾT LUẬN CHƯƠNG 1 ...................................................................................... 25
CHƯƠNG 2. TRƯỜNG HỢP HỖN HỢP LỖI TRONG CÁC TỘI XÂM
PHẠM NHÂN PHẨM, DANH DỰ CỦA CON NGƯỜI .................................... 27
2.1. Quy định của pháp luật hình sự về trường hợp hỗn hợp lỗi trong các
tội xâm phạm nhân phẩm, danh dự của con người ...................................... 27
2.2. Một số vướng mắc trong thực tiễn xác định hỗn hợp lỗi trong các tội
xâm phạm nhân phẩm, danh dự của con người ........................................... 28
2.3. Kiến nghị nâng cao hiệu quả áp dụng quy định của pháp luật về
trường hợp hỗn hợp lỗi trong các tội xâm phạm nhân phẩm, danh dự của
con người ......................................................................................................... 34
KẾT LUẬN CHƯƠNG 2 ...................................................................................... 37
KẾT LUẬN CHUNG ............................................................................................ 38
DANH MỤC TÀI LIỆU THAM KHẢO
PHỤ LỤC



1
PHẦN MỞ ĐẦU
1. Lý do chọn đề tài:
Quyền sống, quyền được tơn trọng, bảo vệ về tính mạng, sức khỏe, nhân
phẩm, danh dự là một trong những quyền tự nhiên, quan trọng nhất mà ai cũng có
như một lẽ đương nhiên. Các thiết chế xã hội đặc biệt là Nhà nước có trách nhiệm
tơn trọng, bảo vệ quyền sống, quyền được tơn trọng, bảo vệ về tính mạng, sức khỏe,
nhân phẩm, danh dự của con người, chống lại bất kỳ hành vi nào xâm phạm đến các
quyền này. Luật Quốc tế về nhân quyền đưa ra các tiêu chí về quyền con người và
các đảm bảo quyền con người, trong đó có quyền sống, quyền được tơn trọng, bảo
vệ về tính mạng, sức khỏe, nhân phẩm, danh dự.
Ngay sau khi Cách mạng tháng Tám thành công, trong bản tuyên ngôn độc
lập do Chủ tịch Hồ Chí Minh đọc tại Quảng trường Ba Đình đã khẳng định: “Mọi
người sinh ra có quyền được sống, quyền tự do và mưu cầu hạnh phúc…”. Với tinh
thần đó, pháp luật nước ta ln khẳng định bảo vệ quyền con người tại Hiến pháp:
“Công dân có quyền bất khả xâm phạm về thân thể được pháp luật bảo hộ về tính
mạng, sức khoẻ, danh dự, nhân phẩm…”.
Trên cơ sở Hiến pháp năm 2013, Bộ luật hình sự (BLHS) năm 2015 đã quy
định các tội xâm phạm tính mạng, sức khỏe, nhân phẩm, danh dự của con người và
hình phạt tương ứng áp dụng đối với những người phạm tội. Các quy định của
BLHS đã góp phần tích cực trong bảo vệ quyền được sống, quyền được tơn trọng,
bảo vệ về tính mạng, sức khỏe, nhân phẩm, danh dự con người, góp phần làm ổn
định trật tự, an toàn xã hội.
Tuy nhiên, từ thực tiễn của cuộc sống mỗi ngày diễn ra hết sức sôi động, tình
hình tội phạm xâm phạm tính mạng, sức khỏe, nhân phẩm, danh dự con người diễn
ra rất đa dạng, phức tạp, trong khi đó chính sách hình sự (CSHS) nói chung và hệ
thống pháp luật về đấu tranh phòng chống tội phạm nước ta nói riêng vẫn cịn
những vấn đề cần tiếp tục nghiên cứu, hoàn thiện, đảm bảo đủ cơ sở pháp lý cho các

hoạt động điều tra, truy tố, xét xử tội phạm, đáp ứng theo yêu cầu cải cách tư pháp,
xây dựng Nhà nước pháp quyền, đem lại bình n cho cuộc sống. Trong đó, trường
hợp hỗn hợp lỗi trong nhóm tội phạm này là một vấn đề phức tạp, khó xác định và
có thể áp dụng khác nhau trong thực tiễn. Việc xác định có hỗn hợp lỗi hay khơng,
áp dụng như thế nào có ảnh hưởng rất lớn đến việc định tội danh, định khung hình
phạt và quyết định hình phạt.


2
Vì vậy, tác giả chọn đề tài: “Hỗn hợp lỗi trong các tội xâm phạm sức khỏe,
nhân phẩm, danh dự của con người theo luật hình sự Việt Nam” để làm luận văn
Thạc sỹ luật học.
2. Tình hình nghiên cứu đề tài
Nghiên cứu liên quan đến đề tài hỗn hợp lỗi trong các tội xâm phạm sức
khỏe, nhân phẩm, danh dự con người được một số nhà khoa học đề cập đến trong
các cơng trình sau:
- Các giáo trình luật hình sự của các cơ sở đào tạo luật có thể kể đến như: (1)
Võ Khánh Vinh (Chủ biên) (2012), Giáo trình Luật hình sự Việt Nam- Phần Chung,
NXB Cơng an nhân dân, Hà Nội; (2) Trường Đại học Luật Hà Nội (2012), Giáo
trình Luật hình sự Việt Nam, Tập I, NXB Công an nhân dân, Hà Nội; (3) Trường
Đại học Quốc gia Hà Nội (2003), Giáo trình Luật hình sự Việt Nam (Phần Chung),
NXB Đại học Quốc gia Hà Nội, Hà Nội; (4) Trường Đại học Luật Thành phố Hồ
Chí Minh (2019), Giáo trình Luật hình sự Việt Nam - Phần Chung, NXB Hồng
Đức, Hội Luật gia Việt Nam …Trong nội dung các giáo trình này đã phân tích một
số vấn đề lý luận về hỗn hợp lỗi. Các nội dung trên của các giáo trình là tài liệu
tham khảo quan trọng để tác giả xây dựng phần lý luận về hỗn hợp lỗi trong nhóm
các tội xâm phạm sức khỏe, nhân phẩm, danh dự con người của Luận văn.
- Các sách bình luận khoa học luật hình sự có đề cập đến các tội xâm phạm
tính mạng, sức khỏe, nhân phẩm, danh dự của con người và hỗn hợp lỗi trong các
tội này có thể đến như : (1) Đinh Văn Quế (2005), Bình luận khoa học Bộ luật Hình

sự - Phần các tội phạm, Tập III, NXB Tổng hợp Thành phố Hồ Chí Minh, Thành
phố Hồ Chí Minh; (2) Nguyễn Đức Mai (2010), Bình luận khoa học Bộ luật Hình
sự năm 1999 sửa đổi, bổ sung năm 2009, NXB Chính trị quốc gia, Hà Nội; (3) Trần
Văn Biên, Đinh Thế Hưng (2017), Bình luận khoa học Bộ luật hình sự năm 2015
(sửa đổi, bổ sung năm 2017), NXB. Thế Giới, Hà Nội; (4) Nguyễn Đức Mai và
những người khác (2018), Bình luận khoa học Bộ luật hình sự, sửa đổi, bổ sung
năm 2017, NXB. Chính trị Quốc gia Sự thật, Hà Nội; (5) Nguyễn Ngọc Hòa (Chủ
biên) (2018), Bình luận khoa học Bộ luật Hình sự năm 2015 được sửa đổi, bổ sung
năm 2017, Quyển 2, Phần các tội phạm, NXB. Tư pháp, Hà Nội; (6) Phạm Mạnh
Hùng (2019), Bình luận khoa học Bộ luật Hình sự năm 2015, được sửa đổi, bổ sung
năm 2017, Phần các tội phạm, NXB. Lao động, Hà Nội ... Các sách bình luận này
giúp cho việc nghiên cứu các dấu hiệu pháp lý của các tội xâm phạm tính mạng, sức


3
khỏe, nhân phẩm, danh dự của con người và hỗn hợp lỗi trong các tội này đầy đủ và
chính xác hơn.
- Các bài viết có liên quan đến đề tài có thể kể đến: (1) Đỗ Đức Hồng Hà
(2005), “Phân biệt các loại tội cố ý gây thương tích trong trường hợp nạn nhân là
người có lỗi và cũng có hành vi xâm phạm tính mạng, sức khoẻ của người phạm tội
hoặc người thân thích của người phạm tội”, Tịa án nhân dân, Số 24, tr.10-12; (2)
Tăng Thị Thanh Sang, Đặng Thị Phương Linh (2015), Tính chất, mức độ nguy
hiểm của hành vi phạm tội đối với việc xác định lỗi ở các tội xâm phạm tính mạng,
sức khỏe trong Bộ luật hình sự, Kiểm sát, Số 17, tr.36-38; 52...
Các cơng trình nói trên đã đề cập các tội xâm phạm tính mạng, sức khỏe,
nhân phẩm, danh dự con người dưới góc độ pháp lý hình sự nhưng chưa có cơng
trình nào nghiên cứu một cách tồn diện và có hệ thống về trường hợp hỗn hợp lỗi
trong nhóm tội phạm này, đặc biệt là phân tích, đánh giá từ góc độ thực tiễn áp dụng
pháp luật. Vì vậy, việc lựa chọn đề tài “Hỗn hợp lỗi trong các tội xâm phạm sức
khỏe, nhân phẩm, danh dự của con người theo Luật hình sự Việt Nam” làm luận

văn thạc sĩ luật học còn nhiều vấn đề còn tiếp tục nghiên cứu, không trùng lặp về
nội dung với các luận văn thạc sỹ Luật học khác theo định hướng ứng dụng đã cơng
bố và có ý nghĩa thực tiễn.
3. Mục đích và nhiệm vụ nghiên cứu của đề tài
3.1. Mục đích nghiên cứu
Mục đích nghiên cứu của đề tài là nghiên cứu các quy định của pháp luật về
trường hợp hỗn hợp lỗi trong các tội xâm phạm sức khỏe, nhân phẩm, danh dự của
con người dưới khía cạnh lập pháp hình sự và thực tiễn áp dụng các quy định này,
từ đó đưa ra những giải pháp nâng cao hiệu quả áp dụng các quy định về trường hợp
hỗn hợp lỗi trong các tội xâm phạm sức khỏe, nhân phẩm, danh dự của con người
theo luật hình sự Việt Nam.
3.2. Nhiệm vụ nghiên cứu
Để đạt được mục đích nêu trên, đề tài đặt ra và giải quyết các nhiệm vụ chủ
yếu sau đây:
- Nghiên cứu quy định pháp luật về hỗn hợp lỗi trong các tội xâm phạm sức
khỏe, nhân phẩm, danh dự của con người trong BLHS năm 2015.


4
- Đánh giá thực tiễn áp dụng pháp luật quy định pháp luật hình sự về hỗn hợp
lỗi trong các tội xâm phạm sức khỏe, nhân phẩm, danh dự của con người.
- Chỉ ra những vướng mắc, hạn chế trong việc quy định và áp dụng các quy
định của luật hình sự về hỗn hợp lỗi trong các tội xâm phạm sức khỏe, nhân phẩm,
danh dự của con người.
- Đưa ra các giải pháp nâng cao hiệu quả áp dụng quy định của pháp luật hình
sự về hỗn hợp lỗi trong các tội xâm phạm sức khỏe, nhân phẩm, danh dự của con
người.
4. Đối tượng và phạm vi nghiên cứu của đề tài
4.1. Đối tượng nghiên cứu
Đề tài tập trung nghiên cứu thực tiễn áp dụng quy định của BLHS năm 2015

về trường hợp hỗn hợp lỗi trong các tội xâm phạm sức khỏe, nhân phẩm, danh dự
của con người theo Luật hình sự Việt Nam.
4.2. Phạm vi nghiên cứu
- Phạm vi nghiên cứu về nội dung: Đề tài tập trung nghiên cứu thực tiễn áp
dụng quy định của BLHS năm 2015 về trường hợp hỗn hợp lỗi trong các tội xâm
phạm sức khỏe, nhân phẩm, danh dự của con người trong phạm vi cả nước.
- Phạm vi nghiên cứu về không gian và thời gian: Đề tài nghiên cứu về thực
tiễn áp dụng pháp luật về trường hợp hỗn hợp lỗi trong các tội xâm phạm sức khỏe,
nhân phẩm, danh dự của con người được giới hạn trong thời gian từ năm 2015 đến
nay và trong phạm vi cả nước.
5. Phương pháp luận và phương pháp nghiên cứu của đề tài
Đề tài được nghiên cứu dựa trên cơ sở phương pháp luận duy vật biện chứng
của chủ nghĩa Mác – Lênin; tư tưởng Hồ Chí Minh và các quan điểm của Đảng và
Nhà nước ta về đấu tranh phòng, chống tội phạm.
Trong quá trình nghiên cứu đề tài, học viên sử dụng các phương pháp nghiên
cứu cụ thể như sau:
- Phương pháp phân tích, tổng hợp được sử dụng trong Luận văn nhằm làm
rõ những hạn chế, vướng mắc trong thực tiễn áp dụng quy định về trường hợp hỗn
hợp lỗi trong các tội xâm phạm sức khỏe, nhân phẩm, danh dự của con người.


5
- Phương pháp nghiên cứu bản án điển hình: Tác giả lựa chọn những vụ án có
nhiều tình tiết phức tạp, nghiên cứu các vướng mắc, hạn chế trong thực tiễn áp dụng
pháp luật về trường hợp hỗn hợp lỗi trong các tội xâm phạm sức khỏe, nhân phẩm,
danh dự của con người. Đây là phương pháp quan trọng để thực hiện luận văn này.
- Phương pháp so sánh: được sử dụng để tìm hiểu điểm tương đồng và khác
biệt trong việc xử lý hình sự giữa các các bản án về trường hợp hỗn hợp lỗi trong
các tội xâm phạm sức khỏe, nhân phẩm, danh dự của con người.
6. Dự kiến kết quả nghiên cứu và địa chỉ ứng dụng kết quả nghiên cứu

Kết quả nghiên cứu của Luận văn đã chỉ ra được những vướng mắc trong
thực tiễn áp dụng các quy định của BLHS năm 2015 về trường hợp hỗn hợp lỗi
trong các tội xâm phạm sức khỏe, nhân phẩm, danh dự của con người; từ đó, đưa ra
các kiến nghị có cơ sở lý luận và thực tiễn để giải quyết các vướng mắc đó. Vì vậy,
kết quả nghiên cứu có thể được sử dụng để tham khảo trong việc hồn thiện pháp
luật, cũng có thể sử dụng để các Cơ quan tiến hành tố tụng nâng cao chất lượng áp
dụng quy định của Bộ luật hình sự về trường hợp hỗn hợp lỗi trong các tội xâm
phạm sức khỏe, nhân phẩm, danh dự của con người.
Những kết quả nghiên cứu của Luận văn đạt được cịn có thể làm tài liệu
tham khảo cho các học viên khác và cho những người có quan tâm trong q trình
cơng tác, học tập và nghiên cứu.
7. Kết cấu của luận văn:
Ngồi phần lời nói đầu, kết luận, danh mục tài liệu tham khảo và phụ lục, kết
cấu của luận văn gồm 2 chương:
Chương 1. Trường hợp hỗn hợp lỗi trong các tội xâm phạm sức khỏe của
con người.
Chương 2. Trường hợp hỗn hợp lỗi trong các tội xâm phạm nhân phẩm, danh
dự của con người


6
CHƯƠNG 1
TRƯỜNG HỢP HỖN HỢP LỖI TRONG CÁC TỘI
XÂM PHẠM SỨC KHỎE CỦA CON NGƯỜI
1.1. Quy định của pháp luật hình sự về trường hợp hỗn hợp lỗi trong các
tội xâm phạm sức khỏe của con người
 Khái niệm và các hình thức của lỗi
Lỗi là một chế định trung tâm và có tính chất vơ cùng phức tạp trong luật
hình sự. Lỗi là một dấu hiệu bắt buộc của tội phạm, tội phạm phải là hành vi có
lỗi. Một người chỉ phải chịu TNHS về hành vi của mình nếu họ có lỗi trong việc

thực hiện hành vi đó, nếu họ khơng có lỗi thì khơng có tội phạm xảy ra và đương
nhiên không phải chịu TNHS. Điều 8 BLHS đã khẳng định: “Tội phạm là hành vi
nguy hiểm cho xã hội được quy định trong BLHS, do người có năng lực trách
nhiệm hình sự thực hiện một cách cố ý hoặc vơ ý …”, do đó, lỗi là yếu tố bắt buộc
của tội phạm.
Nguyên tắc có lỗi của hành vi bị coi là tội phạm được xây dựng dựa trên cơ
sở lý luận về mối quan hệ giữa tự do ý chí, tự do lựa chọn xử sự với trách nhiệm
của chủ thể. Hành vi của con người có tính quy định trước và suy cho cùng là do
các điều kiện khách quan quy định. Hành vi của con người được hình thành và
thực hiện một cách có quy luật, là kết quả của sự tác động của các điều kiện tự
nhiên, xã hội đến con người. Nhu cầu cá nhân, phương thức thực hiện hành vi
nhằm thỏa mãn nhu cầu cá nhân đều do hoàn cảnh khách quan quy định gắn liền
với những điều kiện thực tế. Con người không thể thực hiện hành vi vượt ra ngồi
những điều kiện thực tế đó. Do vậy, việc con người hành xử như thế nào trong
một tình huống cụ thể tuy mang tính cá nhân nhưng xét cho cùng đều do những
điều kiện khách quan bên ngoài quyết định. Nhận thức được tính tất yếu của hành
vi cho thấy được xử sự sai trái của một người ln có ngun nhân xã hội. Tuy
nhiên nếu tuyệt đối hóa tính tất yếu của hành vi thì sẽ khơng thấy được cơ sở của
TNHS. Thừa nhận vai trò quy định của các điều kiện xã hội đối với hành vi của
con người khơng có nghĩa là con người lệ thuộc tuyệt đối vào hồn cảnh khách
quan. Hành vi phạm tội khơng phải là sự phản ứng trực diện của con người đối với
hồn cảnh mà là sự phản ứng thơng quan sự suy xét của lý trí và sự quyết định của
ý chí. Việc lựa chọn hành vi hợp pháp hoặc bất hợp pháp nhằm thỏa mãn nhu cầu


7
cá nhân là kết quả của sự tự do lựa chọn hành vi của chủ thể. Vì vậy, trong cùng
một hoàn cảnh, cùng chịu sự tác động như nhau của điều kiện bên ngồi, nhưng
mọi người lại có xử sự khác nhau. Tuy nhiên, những ảnh hưởng của ngoại cảnh
khách quan đến xử sự của con người không làm mất đi khả năng tự do lựa chọn

hành vi của mình. Cơ sở quy kết TNHS đối với người phạm tội chính là ở chỗ họ
đã thể hiện tự do ý chí trong việc lựa chọn xử sự trái pháp luật trong khi có thể lựa
chọn xử sự khác phù hợp với đòi hỏi của xã hội. Như vậy, tự do là cơ sở của trách
nhiệm và trách nhiệm chỉ có thể đặt ra đối với một người khi họ có tự do. Đây
chính là cơ sở pháp lý để pháp luật hình sự Việt Nam khẳng định một hành vi chỉ
bị coi là tội phạm khi người thực hiện hành vi phải có lỗi.
Lỗi bao gồm hai yếu tố: lý trí và ý chí. Căn cứ vào đặc điểm về lý trí và ý chí
trong nội dung của lỗi, luật hình sự Việt Nam chia lỗi thành hai loại: lỗi cố ý và lỗi
vô ý. Lỗi cố ý bao gồm hai hình thức là cố ý trực tiếp và cố ý gián tiếp. Lỗi vơ ý
cũng gồm hai hình thức là lỗi vơ ý vì q tự tin và vơ ý do cẩu thả.
Việc phân chia lỗi thành các loại lỗi (cố ý và vơ ý) và các hình thức (cố ý trực
tiếp và cố ý gián tiếp; vô ý vì q tự tin và vơ ý vì cẩu thả) có ý nghĩa quan trọng:
- Hình thức lỗi có ý nghĩa trong việc định tội danh trong trường hợp luật quy
định các tội phạm mà có các dấu hiệu khác giống nhau và chỉ khác nhau bởi hình
lỗi. Chẳng hạn: tội giết người (Điều 123 BLHS) và tội vô ý làm chết người (Điều
128 BLHS) được phân biệt với nhau bằng hình thức lỗi.
- Hình thức lỗi ảnh hưởng đến mức độ nguy hiểm cho xã hội của hành vi
phạm tội do đó mức độ trách nhiệm hình sự nghiêm khắc hơn.
Với các điều kiện khác nhau tương tự như nhau thì các tội phạm được thực
hiện với lỗi cố ý bao giờ cũng nguy hiểm hơn so với các tội phạm được thực hiện
với lỗi vô ý. Tội phạm được thực hiện với lỗi cố ý trực tiếp nguy hiểm hơn so với
tội phạm được thực hiện với lỗi cố ý gián tiếp,… bởi vì sự phủ định về mặt chủ
quan của tội phạm đối với xã hội cao hơn, do vậy trách nhiệm hình sự nghiêm
khắc hơn.
 Khái niệm về hỗn hợp lỗi
Tuy nhiên, trong thực tiễn xuất hiện những trường hợp mà hành vi phạm tội
có đồng thời cả hai hình thức lỗi cố ý và lỗi vơ ý. Khoa học pháp lý hình sự gọi
trường hợp này là hỗn hợp lỗi.



8
Trường hợp hỗn hợp lỗi là trường hợp trong cấu thành tội phạm có hai loại
lỗi (cố ý và vô ý) được quy định đối với những tình tiết khách quan khác nhau của
mặt khách quan.1
Lỗi là thái độ tâm lý của một người đối với hành vi nguy hiểm cho xã hội của
mình và đối với hậu qủa do hành vi đó gây ra mà chúng được quy định trong cấu
thành tội phạm. Do vậy, trong cấu thành tội phạm cơ bản khơng thể có những loại
lỗi khác nhau đối với những tình tiết khách quan khác nhau. Tuy nhiên, trong luật
hình sự có một số cấu thành tội phạm tăng nặng mà trong mặt khách quan được nhà
làm luật quy định thêm dấu hiệu hậu quả làm tăng lên tính nguy hiểm cho xã hội
của tội phạm. Tương ứng với các tội phạm đó thái độ tâm lý đối với hậu quả này có
thể khơng trùng hợp với thái độ tâm lý đối với các tình tiết khách quan được quy
định trong cấu thành tội phạm cơ bản. Trong những trường hợp này có thể tồn tại
trường hợp hỗn hợp lỗi.
Trường hợp hỗn hợp lỗi chỉ có thể xảy ra đối với tội phạm có cố ý khi người
phạm tội thực hiện đã gây ra hậu quả nghiêm trọng mà theo quy định của pháp luật
phải chịu hình phạt nghiêm khắc hơn và thái độ đối với hậu quả đó là vơ ý.
Ví dụ: trường hợp cố ý gây thương tích dẫn đến chết người, thái độ tâm lý
của người phạm tội đối với việc gây thương tích là cố ý, còn thái độ đối với cái chết
của nạn nhân là do việc gây thương tích đó gây ra chỉ là vô ý.
Trường hợp hỗn hợp lỗi trong các tội xâm phạm sức khỏe của con người
Đối với các tội xâm phạm sức khỏe của con người, trường hợp hỗn hợp lỗi
được quy định trong CTTP tăng nặng của nhiều tội phạm tại các khoản 4 Điều 134
BLHS, khoản 2 Điều 135 BLHS, khoản 3 Điều 136 BLHS, cụ thể:
Điều 134. Tội cố ý gây thương tích hoặc gây tổn hại cho sức khỏe của
người khác
4. Phạm tội thuộc một trong các trường hợp sau đây, thì bị phạt tù từ 07 năm
đến 14 năm:
a) Làm chết người;
...

Trường Đại học Luật TP. Hồ Chí Minh (2019), Giáo trình Luật hình sự - Phần Chung, NXB. Hồng Đức –
Hội luật gia Việt Nam, tr.171.
1


9
Điều 135. Tội cố ý gây thương tích hoặc gây tổn hại cho sức khỏe của
người khác trong trạng thái tinh thần bị kích động mạnh
...
2. Phạm tội thuộc một trong các trường hợp sau đây, thì bị phạt tù từ 06 tháng
đến 03 năm:
...
b) Gây thương tích hoặc gây tổn hại cho sức khỏe của người khác mà tỷ lệ
tổn thương cơ thể 61% trở lên hoặc dẫn đến chết người.
Điều 136. Tội cố ý gây thương tích hoặc gây tổn hại cho sức khỏe của
người khác do vượt q giới hạn phịng vệ chính đáng hoặc do vượt quá mức cần
thiết khi bắt giữ người phạm tội
...3. Phạm tội dẫn đến chết người hoặc gây thương tích hoặc gây tổn hại sức
khỏe cho 02 người trở lên mà tỷ lệ tổn thương cơ thể của mỗi người 61% trở lên, thì
bị phạt tù từ 01 năm đến 03 năm.
Trên cơ sở khái niệm về hỗn hợp lỗi và các tội phạm cụ thể được quy định về
trường hợp hỗn hợp lỗi trong nhóm các tội xâm phạm sức khỏe của con người,
chúng ta có thể xây dựng khái niệm trường hợp hỗn hợp lỗi trong các tội xâm phạm
sức khỏe của con người như sau:
Trường hợp hỗn hợp lỗi trong các tội xâm phạm sức khỏe của con người là
trường hợp người phạm tội thực hiện hành vi xâm phạm sức khỏe người khác với
lỗi cố ý nhưng vô ý gây ra hậu quả chết người.
Tuy cùng là các trường hợp hỗn hợp lỗi với bản chất như nhau nhưng BLHS
năm 2015 thể hiện có điểm khác nhau như: “làm chết người” (Điều 134 BLHS),
“dẫn đến chết người” (Điều 135, 136 BLHS), có nghĩa là khơng thống nhất về kỹ

thuật lập pháp khi thể hiện nội dung “hỗn hợp lỗi” trong nhóm các tội xâm phạm
sức khỏe của con người.
Tuy nhiên trên thực tế, trường hợp cố ý gây thương tích dẫn đến chết người
(khoản 4 Điều 134 BLHS) là một trường hợp hỗn hợp lỗi mang tính chất phổ biến
nhất, phức tạp và gặp nhiều nhầm lẫn, vướng mắc trong thực tiễn áp dụng. Chính vì
vậy, trong nội dung của chương này, tác giả tập trung nghiên cứu các quy định của


10
pháp luật, đánh giá thực tiễn áp dụng trường hợp cố ý gây thương tích dẫn đến chết
người (khoản 4 Điều 134 BLHS).
Trường hợp hỗn hợp lỗi chỉ có thể xảy ra đối với tội phạm có cố ý khi người
phạm tội thực hiện đã gây ra hậu quả nghiêm trọng mà theo qui định của pháp luật
phải chịu hình phạt nghiêm khắc hơn và thái độ đối với hậu quả đó là vơ ý.
Trường hợp cố ý gây thương tích làm đến chết người (khoản 4 Điều 134
BLHS), thái độ tâm lý của người phạm tội đối với việc gây thương tích là cố ý, cịn
thái độ đối với cái chết của nạn nhân là do việc gây thương tích đó gây ra chỉ là vơ ý.
Đối với cấu thành tăng nặng được quy định tại khoản 4 Điều 134 BLHS thì hậu
quả của tội phạm này là thiệt hại về tính mạng. Đây là trường hợp cố ý gây thương tích
làm chết người. Để áp dụng trường hợp này đòi hỏi phải có lỗi hỗn hợp tức là người
phạm tội cố ý trong việc gây thương tích, vơ ý đối với hậu quả chết người.
“Thực tiễn áp dụng pháp luật coi thương tích dẫn đến chết người trước hết
phải là thương tích nặng làm cho nạn nhân chết vì thương tích nặng này, nghĩa là
giữa thương tích và cái chết của nạn nhân có mối quan hệ nhân quả. Thí dụ: đâm
vào hơng nạn nhân làm nạn nhân bị đứt tĩnh mạch hông và do bị mất nhiều máu
nên nạn nhân bị chết. Cũng coi là cố ý gây thương tích dẫn đến chết người trong
trường hợp gây thương tích khơng phải là thương tích nặng, nhưng vì nạn nhân là
người quá già yếu, có bệnh nặng, việc gây thương tích làm cho nạn nhân bị chết
sớm hơn, nếu khơng bị gây thương tích thì nạn nhân chưa chết” 2.
Như vậy, theo hướng dẫn tại Nghị quyết số 01/89-HĐTP ngày 19/4/1989 của

Hội đồng thẩm phán TANDTC hướng dẫn bổ sung việc áp dụng một số quy định của
BLHS, trường hợp cố ý gây thương tích dẫn đến chết người (theo khoản 4 Điều 134
BLHS năm 2015 – dùng thuật ngữ “cố ý gây thương tích làm chết người”) là một
trường hợp hỗn hợp lỗi, trong đó, người phạm tội cố ý đối với hành vi gây thương
tích và vô ý đối với hậu quả nạn nhân chết. Tuy nhiên, cần phải làm rõ hai dấu hiệu:
Một là, người phạm tội cố ý đối với hành vi gây thương tích, nghĩa là họ
nhận thức được hành vi của mình là nguy hiểm, có khả năng gây ra một thương tích
nhất định cho nạn nhân (khơng nhằm tước đoạt tính mạng nạn nhân) và mong muốn
(hoặc để mặc) cho thương tích đó xảy ra.
Xem Nghị quyết số 01/89-HĐTP ngày 19/4/1989 của Hội đồng thẩm phán TANDTC hướng dẫn bổ sung
việc áp dụng một số quy định của BLHS
2


11
Hai là, người phạm tội vô ý với hậu quả nạn nhân chết, nghĩa là hậu quả này
xảy ra ngoài mong muốn của người phạm tội. Tuy nhiên, hậu quả nạn nhân chết này
phải do thương tích gây ra bởi hành vi cố ý gây thương tích. Hay nói cách khác,
hành vi cố ý gây thương tích đã gây ra một thương tích nặng cho nạn nhân, và chính
thương tích nặng này đã làm nạn nhân tử vong.
1.2. Một số vướng mắc trong thực tiễn áp dụng trường hợp hỗn hợp lỗi
trong các tội xâm phạm sức khỏe của con người
Như đã phân tích ở trên, trường hợp cố ý gây thương tích làm chết người
(khoản 4 Điều 134 BLHS) là một trường hợp hỗn hợp lỗi mang tính chất phức tạp
và gặp nhiều nhầm lẫn, vướng mắc trong thực tiễn áp dụng. Chính vì vậy, trong nội
dung của mục này, tác giả tập trung đánh giá thực tiễn áp dụng trường hợp cố ý gây
thương tích làm chết người (khoản 4 Điều 134 BLHS).
Mặc dù đã có hướng dẫn về trường hợp cố ý gây thương tích làm chết người
(khoản 4 Điều 134 BLHS) được hiểu trước hết phải là thương tích nặng làm cho
nạn nhân chết vì thương tích nặng này, nghĩa là giữa thương tích và cái chết của nạn

nhân có mối quan hệ nhân quả. Thí dụ: đâm vào hông nạn nhân làm nạn nhân bị đứt
tĩnh mạch hông và do bị mất nhiều máu nên nạn nhân bị chết. Cũng coi là cố ý gây
thương tích dẫn đến chết người trong trường hợp gây thương tích khơng phải là
thương tích nặng, nhưng vì nạn nhân là người quá già yếu, có bệnh nặng, việc gây
thương tích làm cho nạn nhân bị chết sớm hơn, nếu khơng bị gây thương tích thì
nạn nhân chưa chết3. Tuy nhiên, trong thực tiễn xét xử, các cơ quan tiến hành tố
tụng vẫn còn trường hợp đánh giá chưa đúng về trường hợp này.
 Vụ án thứ nhất
Bản án hình sự số: 40/2019/HS-PT ngày 22/01/2019 của TAND Cấp Cao
tại TP.HCM
* Nội dung vụ án:
Vào khoảng 06 giờ 30 phút ngày 28/01/2018, bị cáo Đoàn Thanh H đi làm
thuê (cưa củi) cùng với anh Nguyễn Văn L, tại vườn anh Nguyễn Văn D (CD), sinh
năm 1968, ngụ ấp 3, A1, huyện K, tỉnh Trà Vinh. Khoảng 15 giờ cùng ngày, sau khi

Xem Nghị quyết số 01/89-HĐTP ngày 19/4/1989 của Hội đồng thẩm phán TANDTC hướng dẫn bổ sung
việc áp dụng một số quy định của BLHS.
3


12
cưa củi xong anh CD đã tổ chức uống rượu, 03 người gồm anh Dững, anh L và bị
can Đoàn Thanh H uống hết khoảng 1,5 lít rượu thì nghỉ.
Đến khoảng 16 giờ 20 phút, anh L chở H về. Trên đường về khi đến Hương lộ
8, đoạn thuộc ấp 2, A1, huyện K, tỉnh Trà Vinh. Bị cáo H yêu cầu anh L dừng xe để
đi tiểu. Anh L dừng xe cặp lề phải hướng từ ấp 2 đi chợ Phong Thạnh, bị cáo H đi
vào phía sau khu vực bụi tre cách xe anh L khoảng 10 mét để tiểu còn anh L vẫn ngồi
trên xe đợi bị cáo H. Lúc này, có anh Trần Văn M đi qua trong trạng thái say rượu đi
từ hướng chợ Phong Thạnh về ấp 2 A1. Khi đi ngang qua chỗ anh L, thấy anh L đang
ngồi trên xe, anh M đi qua lộ đứng gần anh L nói chuyện có cử chỉ vừa nói vừa quơ

tay qua lại. Thấy vậy, anh L kêu anh M về nghỉ. Khi đó, bị cáo Đoàn Thanh H vừa đi
vệ sinh xong trở lại nhìn thấy anh M và anh L đang nói chuyện (giữa bị cáo H và anh
M chưa từng quen biết nhau). Nghĩ rằng anh L bị anh M đánh nên bị cáo H đi tới phía
bên trái xe mơ tơ anh L đang đậu và hỏi anh M “Mày định làm gì”, anh M khơng trả
lời mà tiếp tục quơ tay qua lại. Lúc này, bị cáo H bước đến dùng tay phải gạt tay anh
M, tay trái nắm lấy khuỷu chân trái của anh M giật mạnh làm anh M té xuống lộ nhựa
ở tư thế ngồi. Lúc này, chị Thạch Thị Ma R đang quét sân cách chỗ bị cáo H khoảng
15 mét nhìn thấy la lên “Dừng lại, đừng có đánh người ta nữa”. Bị cáo H khơng nói
gì, cùng lúc này anh M chống tay đứng dậy và có cử chỉ quơ tay qua lại, bị cáo H tiếp
tục đánh gối phải về trước trúng vào phần bụng của anh M, anh M ngã ngửa về phía
sau. Tiếp tục, bị cáo H dùng 02 tay nắm lấy 02 khuỷu chân của anh M kéo lên rồi đẩy
mạnh về phía trước làm anh M té ngã ngửa sang bên kia lộ nhựa, đầu anh M đập
xuống lộ nhựa nằm bất động cách chổ bị cáo H đứng là 4,2m. Thấy vậy, anh L kêu bị
cáo H “Thôi, mày đừng có làm vậy, tao cịn mần ăn ở đây”. Sau đó, anh L chở bị cáo
H chạy về nhà. Anh Trần Văn M được gia đình đưa đi cấp cứu nhưng đã tử vong.
Tại bản kết luận giám định pháp y số: 26/KLGĐ(PY) ngày 01/02/2018 của
Phòng Kỹ thuật hình sự Cơng an tỉnh Trà Vinh kết luận: Ngun nhân dẫn đến nạn
nhân tử vong là do chấn thương sọ não nặng.
Bản án hình sự số: 40/2019/HS-PT ngày 22/01/2019 của TAND Cấp Cao tại
TP.HCM tuyên bố bị cáo Đoàn Thanh H phạm tội “Giết người”.
* Nhận xét, đánh giá và vướng mắc đặt ra từ bản án:
Theo kết luận của Tịa án khi tun bố bị cáo Đồn Thanh H phạm tội “Giết
người” đồng nghĩa với việc xác định lỗi của bị cáo H khi gây ra cái chết cho nạn
nhân là lỗi cố ý, không phải trường hợp hỗn hợp lỗi.


13
Tuy nhiên, tác giả cho rằng trường hợp trên là hỗn hợp lỗi, người phạm tội cố
ý đối với hành vi gây thương tích, nhưng vơ ý với hậu quả nạn nhân chết.
Đối với hành vi gây thương tích: bị cáo H tiếp tục đánh gối phải về trước

trúng vào phần bụng của anh M, anh M ngã ngửa về phía sau. Tiếp tục, bị cáo H
dùng 02 tay nắm lấy 02 khuỷu chân của anh M kéo lên rồi đẩy mạnh về phía trước
làm anh M té ngã ngửa sang bên kia lộ nhựa, đầu anh M đập xuống lộ nhựa nằm bất
động cách chổ bị cáo H đứng là 4,2m. Như vậy, hành vi gây thương tích được thực
hiện với lỗi cố ý.
Đối với hậu quả nạn nhân chết: nạn nhân tử vong là do chấn thương sọ não
nặng. Theo tác giả, việc nạn nhân bị đập đầu xuống lộ nhựa nằm ngồi sự dự tính
của bị cáo H. Hay nói cách khác, bị cáo H khơng có biểu hiện mong muốn nạn
nhân bị đập đầu dẫn đến chấn thương sọ não nặng. Hậu quả này xảy ra với lỗi vơ ý
của bị cáo H.
Do đó, theo tác giả, trong trường hợp này lỗi của bị cáo H là hỗn hợp lỗi,
thuộc trường hợp cố ý gây thương tích dẫn đến chết người (khoản 4 Điều 134
BLHS).
Vướng mắc đặt ra từ vụ án này là trong trường hợp có hành vi cố ý và có hậu
quả chết người xảy ra thì cần hướng dẫn phân biệt giữa tội giết người và trường hợp
cố ý gây thương tích làm chết người để có thể định tội danh trong trường hợp này
thống nhất và chính xác hơn.
- Vụ án thứ hai
Bản án hình sự số 21/2015/HS - ST ngày 04/6/2015 của Tòa án nhân dân
huyện Đăk Đoa, tỉnh Gia Lai
* Nội dung vụ án:
Khoảng 23 giờ ngày 13/10/2014 Nguyễn Hồng Phát cùng Nguyễn Minh Tú,
Trương Nhật Hướng, Nguyễn Long Phụng và Đặng Tây Nguyên đi chơi về đến xã
K’Dang thì bị Phạm Hồng Hải chặn lại hỏi tại sao nhóm của Phát lại chửi Hải trên
facebook thì Tú trả lời khơng có. Sau đó Hải gọi điện thoại cho Nguyễn Hồng Phúc,
Tăng Văn Hiếu và Trần Văn Thành đến để đánh nhóm của Phát. Khi đến nơi thì Hải
cùng Hiếu, Phúc và Thành đánh nhóm của Tú nhưng khơng để lại thương tích gì,
sau đó tất cả ra về. Khi về đến ngã tư xã Hà Lịng thì do bực tức bị nhóm Hải đánh



14
nên Phát đã rủ Tú, Phụng và Hướng tìm Hải để đánh, cả bọn đồng ý. Cả nhóm đến
đứng cách nhà Hải khoảng 500m, bên quốc lộ 19 hướng Pleiku đi Mang Yang đứng
chờ Hải về. Trong lúc đứng chờ thì Kính nhặt 01 viên gạch, Tú nhặt 01 viên gạch
(loại 06 lỗ), Phát nhặt 03 đoạn cây dài khoảng từ 0,8m đến 01m. Đến khoảng 1 giờ
30 ngày 14/10/2014 thì cả nhóm thấy Hồng Văn Phúc điều khiển xe mơ tơ chở
theo sau là Phạm Hồng Hải thì tất cả xông ra. Thấy vậy Phúc đã điều khiển xe chạy
qua nhóm của Kính, khi chạy được khoảng 03m thì bị Tú ném 01 viên gạch vào
đuôi xe Phúc, và Kính ném 01 viên gạch vào phía sau đầu của Hải. Sau khi Hải bị
ném trúng đầu thì Phúc vẫn điều khiển xe chạy được thêm 30m thì Hải ngã khỏi xe
mô tô rơi xuống đường. Sau khi thấy Hải ngã thì tất cả bỏ chạy, Phúc vào nhà dân
nhờ mọi người đưa Hải đi cấp cứu tại bệnh viện Hồng Anh Gia Lai, đến ngày
02/11/2014 thì Hải chết.
Tại bản Kết luận giám định pháp y số 126/TTPY ngày 10/11/2014 của Trung
tâm giám định pháp y tỉnh Gia Lai kết luận nguyên nhân chết của Phạm Hồng Hải
là chấn thương sọ não nặng do vật cứng tác động.
Ngày 04/6/2015 Tòa án nhân dân huyện Đăk Đoa đã đưa vụ án ra xét xử
Phạm Ngọc Kính cùng đồng phạm phạm tội Cố ý gây thương tích theo khoản 3
điều 104 BLHS.
* Nhận xét, đánh giá và vướng mắc đặt ra từ vụ án:
Như vậy, theo HĐXX, xét về mối quan hệ nhân quả thì hành vi ném gạch vào
đầu Phạm Hồng Hải của Phạm Ngọc Kính đã dẫn đến hậu quả là Hải chết. Tòa án
nhân dân huyện Đăk Đoa đã đưa vụ án ra xét xử Phạm Ngọc Kính cùng đồng phạm
phạm tội Cố ý gây thương tích theo khoản 3 điều 104 BLHS năm 1999 là trường
hợp cố ý gây thương tích dẫn đến chết người. Tác giả cho rằng kết luận trên là chưa
chính xác.
Trường hợp cố ý gây thương tích dẫn đến chết người là một trường hợp hỗn
hợp lỗi, trong đó, người phạm tội cố ý đối với hành vi gây thương tích và vơ ý đối
với hậu quả nạn nhân chết. Nghĩa là trong vụ án này, nếu áp dụng khoản 3 Điều 104
BLHS 1999 thì HĐX phải chứng minh lỗi của bị cáo khi gây ra cái chết cho nạn

nhân là lỗi vô ý, mặc dù nạn nhân cố ý gây thươngtích.
Tuy nhiên, xét về mặt khách quan thì hung khí ở đây mà Kính sử dụng là
gạch, là hung khí nguy hiểm mang tính sát thương cao, khi tấn cơng vào nạn nhân


15
có thể gây thương tích hoặc chết người, mà Kính lại sử dụng hung khí này ném
gạch vào đầu là nơi trọng yếu dễ dẫn đến chết người nhất. Đồng thời hành vi của
Kính và đồng phạm lại liều lĩnh, cơn đồ chỉ vì mâu thuẩn nhỏ mà phục kích giữa
đêm khuya sau đó gây thương tích cho nạn nhân, rồi bỏ mặc nạn nhân. Nên hành vi
trên của các đối tượng là có dấu hiệu của tội giết người.
Nhưng bàn về lỗi, có hai dạng thơng thường đó là lỗi cố ý trực tiếp, tức
người phạm tội khi thực hiện hành vi đã nhận thức rõ hành vi đó và mong muốn
cho hậu quả xảy ra, còn lỗi cố ý gián tiếp, tức nhận thức rõ hành vi của mình là
nguy hiểm cho xã hội, thấy trước hậu quả của hành vi đó, tuy khơng mong muốn
nhưng có ý thức để mặc hậu quả xảy ra. Trong trường hợp này là thuộc lỗi cố ý
gián tiếp, ý thức ban đầu của các đối tượng là chỉ gây thương tích cho nạn nhân,
khơng có ý định tước đoạt tính mạng của nạn nhân. Bởi ngay từ đầu thì Kính và
đồng phạm của mình cùng nhau rủ đi đánh Hải chứ khơng có mục đích đi giết Hải,
cho nên khi gặp Hải thì Kính đã dùng đá ném Hải, sau khi ném một viên đá trúng
vào đầu Hải thì tất cả bỏ chạy, điều này chứng tỏ hành vi của các đối tượng khơng
thể hiện tính quyết liệt, tới cùng để tước đoạt sinh mạng Hải. Ngồi ra việc Kính
ném đá vào đầu Hải dẫn đến nạn nhân chết thì khi ném Kính chỉ nhằm vào người
Hải để ném, khơng chủ ý vào phần đầu Hải, và sau khi ném đã biết trúng vào đầu
Hải thì Kính cùng cả bọn bỏ chạy. Như vậy, điều này thể hiện Kính khơng có mục
đích giết Hải, việc Kính ném trúng vào đầu Hải dẫn đến Hải chết có biểu hiện để
mặc cho hậu quả xảy ra vì Kính dùng một hung khí nguy hiểm, hồn tồn có khả
năng dẫn đến nạn nhân tử vong khi thực hiện hành vi ném vào người nạn nhân,
đặc biệt trong trạng thái nạn nhân đang điều khiển xe máy. Như vậy, về ý thức thì
Kính nhận thức rõ hành vi ném đá vào người Hải của mình có thể làm Hải chết

nhưng lại khơng mong muốn hậu quả chết người xảy ra, mà có ý thức để mặc cho
hậu quả xảy ra nên trong trường hợp này định tội danh là Cố ý gây thương tích
dẫn đến chết người là khơng phù hợp.
Do đó, theo quan điểm của tác giả, cần xác định trường hợp trên là lỗi cố ý
gián tiếp (không phải hỗn hợp lỗi) và truy cứu TNHS bị cáo về Tội giết người.
Vướng mắc đặt ra từ vụ án này là trong trường hợp có hành vi cố ý và có hậu
quả chết người xảy ra thì cần hướng dẫn phân biệt giữa tội giết người (với lỗi cố
gián tiếp) và trường hợp cố ý gây thương tích làm chết người (khoản 4 Điều 134
BLHS) để có thể định tội danh trong trường hợp này thống nhất và chính xác hơn.


16
- Vụ án thứ ba
Án lệ số 01/2016/AL, được Hội đồng Thẩm phán Tịa án nhân dân tối cao
thơng qua ngày 06 tháng 4 năm 2016 và được công bố theo Quyết định số 220/QĐCA ngày 06 tháng 4 năm 2016 của Chánh án Tòa án nhân dân tối cao.
* Nội dung vụ án:
Khoảng 15 giờ ngày 21/6/2007, Công an quận Long Biên, thành phố Hà Nội
nhận được tin báo đã xảy ra vụ án, nạn nhân bị chết tại khu vực đúc dầm bê tơng thi
cơng cầu Thanh Trì thuộc địa phận tổ 12, phường Thạch Bàn, quận Long Biên; nạn
nhân là anh Nguyễn Văn Soi (kỹ sư xây dựng thuộc Công ty cổ phần xây dựng 204
thuộc Tổng công ty xây dựng Bạch Đằng). Qua điều tra, xác minh, Công an quận
Long Biên đã bắt khẩn cấp Đồng Xuân Phương.
Quá trình điều tra xác định: anh Nguyễn Văn Soi và Đồng Xuân Phương
cùng làm việc tại Công ty cổ phần xây dựng 204 thuộc Tổng công ty xây dựng Bạch
Đằng (được giao nhiệm vụ thi công, xây dựng cầu Thanh Trì). Khoảng tháng
02/2007, Phương uống rượu say trong giờ làm việc, bị anh Soi dùng điện thoại di
động chụp ảnh, báo cáo lãnh đạo nên Phương có ý định trả thù anh Soi.
Ngày 14/6/2007, Đồng Xuân Phương gọi điện thoại cho bạn là Đoàn Đức
Lân sinh năm 1975 (trú tại nhà số 11 C98 Trại Chuối, quận Hồng Bàng, thành phố
Hải Phịng) nói việc mâu thuẫn nêu trên và thuê Lân đánh trả thù. Lân nói sẽ giới

thiệu người khác thực hiện. Tối ngày 17/6/2007, Phương từ Hà Nội về Hải Phòng
gặp Lân và bạn của Lân là Hồng Ngọc Mạnh sinh năm 1982 (cịn gọi là Thắng; trú
tại phường Sở Dầu, quận Hồng Bàng, thành phố Hải Phòng) kể lại việc mâu thuẫn
và thuê Lân, Mạnh đánh anh Soi, bằng cách dùng dao đâm vào chân, tay nạn nhân
để gây thương tích. Đồng Xuân Phương hỏi giá bao nhiêu, Mạnh và Lân nói tùy nên
Phương đã đưa cho Mạnh 1.500.000 đồng. Lân và Mạnh đồng ý.
Khoảng 20 giờ ngày 20/6/2007, Hoàng Ngọc Mạnh đi cùng Nam (là bạn
Mạnh; không xác định được địa chỉ) lên Hà Nội gặp Đồng Xuân Phương thống
nhất là sẽ đánh anh Soi vào ngày 21/6/2007; sau đó Phương đưa thêm 500.000
đồng để Mạnh thuê chỗ ngủ. Đến khoảng 9 giờ ngày 21/6/2007, Phương dẫn
Mạnh và Nam đến đoạn đường anh Soi sẽ qua để đi họp vào đầu giờ buổi chiều
hơm đó; rồi quay về Cơng ty. Khoảng 11 giờ, Hồng Ngọc Mạnh đến quán nước
tại ngã ba quốc lộ 5-1B (quán của chị Phạm Thị Miến) thuê điện thoại di động của


17
chị Miến gọi điện thoại cho Đồng Xuân Phương yêu cầu mô tả đặc điểm nhận
dạng và thông báo số điện thoại di động của anh Soi; Phương đã thực hiện theo
yêu cầu của Mạnh. Đến khoảng hơn 13 giờ chiều, Mạnh lại thuê điện thoại di
động của chị Miến gọi cho Phương thông báo là đã nhận dạng được anh Soi và
Mạnh sẽ thực hiện một mình vì hiện Nam đã bỏ đi đâu không thông báo lại, Đồng
Xuân Phương đồng ý.
Khoảng 14 giờ 16 phút cùng ngày, Mạnh đã thuê máy điện thoại di động của
chị Miến gọi điện thoại hẹn gặp anh Soi tại khu vực đúc dầm bê tông. Khi anh Soi
đến, Mạnh đã dùng dao nhọn chuẩn bị từ trước đâm 02 nhát vào mặt sau đùi phải,
làm anh Soi chết.
Tại Bản giám định pháp y số 146/PC21-PY ngày 17/7/2007, Phịng Kỹ thuật
hình sự - Công an thành phố Hà Nội kết luận: nạn nhân bị 02 vết thương tại mặt sau
đùi phải, vết phía trên xuyên vào cơ đùi 3cm. Vết phía dưới cắt đứt động mạch, tĩnh
mạch đùi sau gây chảy mất nhiều máu. Nguyên nhân chết: sốc mất máu cấp không

hồi phục do vết thương động mạch.
Ngồi ra, trong q trình điều tra Đồng Xn Phương cịn khai: ngồi lý do
mâu thuẫn giữa bị cáo và anh Soi, việc thuê đâm anh Soi cịn có ngun nhân do bị
anh Ngơ Văn Toản (là Phó Ban điều hành dự án cầu Thanh Trì) kích động, vì trước
đó anh Toản cũng có mâu thuẫn với anh Soi. Cơ quan điều tra đã lấy lời khai của
anh Toản, nhưng anh Toản không thừa nhận việc này. Kết quả điều tra khơng có cơ
sở kết luận anh Toản có liên quan đến vụ án.
Đồn Đức Lân và Hoàng Ngọc Mạnh bỏ trốn, Cơ quan điều tra đã có quyết
định truy nã và quyết định tạm đình chỉ điều tra bị can đối với Đoàn Đức Lân và
Hoàng Ngọc Mạnh, khi nào bắt được sẽ xử lý sau.
Trong q trình điều tra, cán bộ và Cơng ty cổ phần xây dựng 204 đã tự
nguyện quyên góp, trợ cấp cho gia đình người bị hại tổng cộng 123.000.000 đồng,
trong đó có chi phí mai táng 63.000.000 đồng và 03 sổ tiết kiệm cho gia đình anh
Soi, với tổng số tiền gửi là 60.000.000 đồng.
Tại Bản án hình sự sơ thẩm số 164/2008/HSST ngày 17/11/2008, Tòa án
nhân dân thành phố Hà Nội áp dụng điểm n khoản 1 Điều 93; điểm p khoản 1 Điều
46 Bộ luật hình sự; xử phạt Đồng Xuân Phương 17 năm tù về tội “Giết người”.


18
Buộc Đồng Xuân Phương bồi thường cho gia đình người bị hại tiền tổn thất tinh
thần là 32.400.000 đồng và cấp dưỡng hàng tháng cho 02 con và mẹ người bị hại.
Sau khi xét xử sơ thẩm, bị cáo Đồng Xuân Phương kháng cáo đề nghị xem
xét lại vụ án.
Đại diện hợp pháp của người bị hại là chị Nguyễn Thị Thanh kháng cáo đề
nghị tăng hình phạt, tăng mức bồi thường đối với bị cáo.
Tại Bản án hình sự phúc thẩm số 262/2009/HSPT ngày 05/5/2009, Tòa phúc
thẩm Tòa án nhân dân tối cao tại Hà Nội căn cứ khoản 1 Điều 250 Bộ luật tố tụng
hình sự, hủy Bản án hình sự sơ thẩm nêu trên để điều tra lại theo thủ tục chung.
Tại Bản án hình sự sơ thẩm số 167/2010/HSST ngày 31/3/2010, Tòa án nhân

dân thành phố Hà Nội áp dụng điểm n khoản 1 Điều 93; điểm p khoản 1 Điều 46 Bộ
luật hình sự; xử phạt Đồng Xuân Phương 17 năm tù về tội “Giết người”.
Buộc Đồng Xuân Phương bồi thường các khoản gồm: chi phí mai táng
34.583.000 đồng, tiền tổn thất tinh thần cho vợ con người bị hại tổng số là
39.000.000 đồng và cấp dưỡng hàng tháng cho mẹ và con người bị hại.
Sau khi xét xử sơ thẩm, ngày 02/4/2010, Đồng Xuân Phương kháng cáo xin
giảm hình phạt và đề nghị xem xét lại vụ án vì chưa bắt được Mạnh nên khơng có
đủ căn cứ khẳng định việc Mạnh đâm chết anh Soi.
Ngày 13/4/2010, vợ người bị hại là chị Nguyễn Thị Thanh kháng cáo đề nghị
tăng hình phạt, tăng mức bồi thường đối với bị cáo.
Tại Bản án hình sự phúc thẩm số 475/2010/HSPT ngày 15/9/2010, Tòa phúc
thẩm Tòa án nhân dân tối cao tại Hà Nội áp dụng các điểm m, n khoản 1 Điều 93;
điểm p khoản 1 Điều 46 Bộ luật hình sự; xử phạt Đồng Xuân Phương tù chung thân
về tội “Giết người”; buộc Đồng Xuân Phương bồi thường tiền bù đắp tổn thất tinh
thần là 43.800.000 đồng và giữ nguyên các quyết định khác về bồi thường thiệt hại.
Tại Kháng nghị số 13/KN-HS ngày 22/7/2013, Chánh án Tòa án nhân dân tối
cao đề nghị Hội đồng Thẩm phán Tòa án nhân dân tối cao xét xử theo thủ tục giám
đốc thẩm hủy Bản án hình sự phúc thẩm nêu trên về các phần: tội danh, hình phạt
và án phí hình sự phúc thẩm đối với Đồng Xuân Phương; chuyển hồ sơ vụ án cho
Tòa phúc thẩm Tòa án nhân dân tối cao tại Hà Nội để xét xử phúc thẩm lại theo
đúng quy định của pháp luật.


19
Tại phiên tòa, đại diện Viện kiểm sát nhân dân tối cao nhất trí với Kháng
nghị của Chánh án Tịa án nhân dân tối cao.
* Nhận xét, đánh giá và vướng mắc đặt ra từ vụ án:
Tại bản án giám đốc thẩm, Hội đồng Thẩm phán Tòa án nhân dân tối cao
nhận định: Căn cứ vào các lời khai nhận tội của bị cáo Đồng Xuân Phương trong
quá trình điều tra và tại các phiên tòa sơ thẩm, phiên tòa phúc thẩm; lời khai và kết

quả nhận dạng của những người làm chứng về các đối tượng liên quan đến vụ án;
Biên bản khám nghiệm hiện trường; Bản giám định pháp y cùng các tài liệu, chứng
cứ khác của vụ án; có đủ căn cứ kết luận do mâu thuẫn trong sinh hoạt, Đồng Xuân
Phương đã thuê Hoàng Ngọc Mạnh và Đoàn Đức Lân dùng dao đâm anh Nguyễn
Văn Soi, với mục đích gây thương tích cho nạn nhân để trả thù. Theo các tài liệu có
trong hồ sơ vụ án; có căn cứ xác định về mặt chủ quan, Phương chỉ muốn gây
thương tích cho anh Soi mà khơng muốn tước đoạt tính mạng, cũng khơng muốn
th Mạnh đâm bừa, đâm ẩu vào anh Soi để mặc mọi hậu quả xảy ra. Vì thế, bị cáo
chỉ yêu cầu tấn công vào chân, tay mà không yêu cầu tấn công vào các phần trọng
yếu của cơ thể, là những vị trí nếu bị tấn cơng thì sẽ có nhiều khả năng xâm hại đến
tính mạng nạn nhân. Khi thực hiện tội phạm, Mạnh đã đâm 02 nhát đều vào đùi nạn
nhân theo đúng yêu cầu của Phương. Hành vi phạm tội của Hồng Ngọc Mạnh khó
thấy trước được hậu quả chết người có thể xảy ra. Việc nạn nhân bị chết do sốc mất
máu cấp khơng hồi phục là ngồi ý muốn của Đồng Xuân Phương và đồng phạm.
Hành vi của Đồng Xuân Phương thuộc trường hợp phạm tội cố ý gây thương tích
dẫn đến chết người, quy định tại khoản 3 Điều 104 Bộ luật hình sự. Tịa án cấp sơ
thẩm và Tòa án cấp phúc thẩm đã kết án Đồng Xuân Phương về tội “Giết người” là
không đúng pháp luật.
"Theo các tài liệu có trong hồ sơ vụ án; có căn cứ xác định về mặt chủ quan,
Phương chỉ muốn gây thương tích cho anh Soi mà khơng muốn tước đoạt tính
mạng, cũng khơng muốn th Mạnh đâm bừa, đâm ẩu vào anh Soi để mặc mọi hậu
quả xảy ra. Vì thế, bị cáo chỉ yêu cầu tấn công vào chân, tay mà không yêu cầu tấn
công vào các phần trọng yếu của cơ thể, là những vị trí nếu bị tấn cơng thì sẽ có
nhiều khả năng xâm hại đến tính mạng nạn nhân. Khi thực hiện tội phạm, Mạnh đã
đâm 02 nhát đều vào đùi nạn nhân theo đúng yêu cầu của Phương. Hành vi phạm
tội của Hồng Ngọc Mạnh khó thấy trước được hậu quả chết người có thể xảy ra.
Việc nạn nhân bị chết do sốc mất máu cấp khơng hồi phục là ngồi ý muốn của


20

Đồng Xuân Phương và đồng phạm. Hành vi của Đồng Xuân Phương thuộc trường
hợp phạm tội cố ý gây thương tích dẫn đến chết người, quy định tại khoản 3 Điều
104 Bộ luật hình sự. Tịa án cấp sơ thẩm và Tòa án cấp phúc thẩm đã kết án Đồng
Xuân Phương về tội “Giết người ” là không đúng pháp luật.”
Vướng mắc đặt ra từ vụ án này là trong trường hợp có hành vi cố ý và có hậu
quả chết người xảy ra thì cần hướng dẫn phân biệt giữa tội giết người và trường hợp
cố ý gây thương tích làm chết người (khoản 4 Điều 134 BLHS) để có thể định tội
danh trong trường hợp này thống nhất và chính xác hơn.
1.3. Kiến nghị nâng cao hiệu quả áp dụng quy định của pháp luật hình
sự về trường hợp hỗn hợp lỗi trong các tội xâm phạm sức khỏe của con người
Như đã phân tích tại Mục 1.2 của Luận văn, thực tiễn áp dụng quy định của
pháp luật hình sự về trường hỗn hợp lỗi trong các tội xâm phạm sức khỏe của con
người có các vướng mắc cần được giải quyết là: trong trường hợp có hành vi cố ý
và có hậu quả chết người xảy ra thì cần hướng dẫn phân biệt trường hợp cố ý gây
thương tích làm chết người (khoản 4 Điều 134 BLHS) với tội tội giết người (Điều
123 BLHS) với lỗi cố ý trực tiếp hoặc gián tiếp và với tội vơ ý làm chết người (Điều
128 BLHS) để có thể định tội danh trong trường hợp này thống nhất, đúng quy định
của BLHS năm 2015.
* Nguyên nhân của các vướng mắc trong thực tiễn áp dụng quy định của
pháp luật hình sự về trường hỗn hợp lỗi trong các tội xâm phạm sức khỏe của con
người xuất phát từ các lý do sau:
- Thứ nhất, do tính chất phức tạp của trường hợp cố ý gây thương tích làm
chết người (khoản 4 Điều 134 BLHS) là một trường hợp hỗn hợp lỗi mang tính chất
phức tạp, có nhiều lỗi khác nhau và xâm phạm cả sức khỏe và tính mạng của người
khác (khách thể trực tiếp của trường hợp này là sức khỏe của người khác), do đó dễ
nhầm lẫn khi xác định đúng trường hợp cố ý gây thương tích làm chết người.
- Thứ hai, văn bản hướng dẫn về trường hợp này hướng dẫn đầy đủ phân biệt
trường hợp này với các tội phạm khác có liên quan. Cụ thể là: mặc dù theo hướng
dẫn tại Nghị quyết số 01/1989/HĐTP ngày 19/4/1989 của Hội đồng thẩm phán
TANDTC hướng dẫn bổ sung việc áp dụng một số quy định của BLHS, trường hợp cố

ý gây thương tích làm chết người là một trường hợp hỗn hợp lỗi, trong đó, người
phạm tội cố ý đối với hành vi gây thương tích và vơ ý đối với hậu quả nạn nhân chết


×