Tải bản đầy đủ (.docx) (4 trang)

De va dap an thi HSG lop 10 Sinh nam hoc 2011 2012tinh Hai Duong

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (106.62 KB, 4 trang )

<span class='text_page_counter'>(1)</span><div class='page_container' data-page=1>

<b> SỞ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO</b>
<b> HẢI DƯƠNG</b>


<b>………..</b>


<b>KỲ THI CHỌN HỌC SINH GIỎI TỈNH</b>
<b>LỚP 10 THPT- NĂM HỌC 2011 – 2012</b>


<b>……….</b>
<b>MÔN THI: SINH HỌC</b>


Thời gian: 180 phút - <i>Ngày thi: 26/4/2012</i>
<i>Đề thi gồm: 01 trang</i>


<b>Câu 1. (1,5 điểm).</b>


a. Giải thích tính phân cực của phân tử nước. Tại sao con nhện nước có thể đứng và chạy trên
mặt nước một cách dễ dàng?


b. Một axit amin chứa nitơ phóng xạ ngồi mơi trường tế bào, sau một thời gian người ta thấy nó
có mặt trong prơtêin tiết ra ngoài tế bào. Hãy nêu con đường mà axit amin đó đi qua, ứng với mỗi
thành phần nó vận chuyển qua được gắn với q trình chuyển hóa như thế nào?


<b>Câu 2. (1,5điểm). </b>


a. Bản chất hô hấp tế bào là gì? Trong ba giai đoạn của hơ hấp tế bào, theo em giai đoạn nào cổ
xưa nhất? Giải thích?


b. Nêu cấu trúc và vai trị của enzim.
<b>Câu 3 (1,0điểm).</b>



a. Pha tối của quá trình quang hợp diễn ra ở đâu? Sản phẩm ổn định đầu tiên của chu trình C3 là
gì? Tại sao người ta lại gọi con đường C3 là chu trình?


b. Theo em, câu nói “pha tối của quang hợp hồn tồn khơng phụ thuộc vào ánh sáng” có chính
xác khơng? Tại sao?


<b>Câu 4 (1,5 điểm)</b>


a. Ở kì trung gian, khi kết thúc pha G1, những tế bào nào sẽ tiếp tục chuyển sang pha S? Em có
nhận xét gì về kì trung gian của các loại tế bào hồng cầu, tế bào thần kinh?


b. Có 10 tế bào sinh dục sơ khai phân bào liên tiếp với số lần như nhau ở vùng sinh sản, môi
trường cung cấp nguyên liệu tương đương 2480 nhiễm sắc thể (NST) đơn. Tất cả các tế bào con tạo
thành đều trải qua vùng chín, giảm phân đã địi hỏi môi trường cung cấp thêm nguyên liệu tương
đương 2560 NST đơn. Hiệu suất thụ tinh của giao tử là 10% và tạo ra 128 hợp tử. Quá trình giảm
phân diễn ra bình thường. Hãy xác định bộ NST 2n của lồi đó và tế bào sinh dục sơ khai là đực
hay cái?


<b>Câu 5 (1,5 điểm).</b>


a. Khi có ánh sáng và giàu CO2 một loại vi sinh vật có thể phát triển trên mơi trường với thành
phần được tính theo đơn vị g/l như sau: (NH4)3PO4 – 1,5; KH2PO4 - 1,0; MgSO4 – 0,2; CaCl2 – 0,1;
NaCl – 5,0. Hãy cho biết:


- Môi trường trên là loại môi trường gì?


- Vi sinh vật phát triển trên mơi trường này có kiểu dinh dưỡng gì?


- Nguồn cacbon, nguồn năng lượng và nguồn nitơ của vi sinh vật trên là gì?



b. Thế nào là vi sinh vật nguyên dưỡng? Vi sinh vật khuyết dưỡng? Vì sao có thể dùng vi sinh
vật khuyết dưỡng (vi khuẩn E.coli triptôphan âm) để kiểm tra thực phẩm có triptơphan hay khơng?
<b>Câu 6 (1,5 điểm).</b>


a. Hãy nêu đặc điểm 4 pha sinh trưởng của quần thể vi khuẩn trong nuôi cấy không liên tục?
b. Trong nuôi cấy không liên tục, nội bào tử vi khuẩn thường xuất hiện ở pha nào? Vì sao?
<b>Câu 7 (1,5 điểm).</b>


a. Trình bày đặc điểm chung của virut. Vì sao mỗi loại virut chỉ có thể xâm nhập vào một số loại
tế bào nhất định?


b. Tính ưu việt của chế phẩm trừ sâu virut so với chế phẩm trừ sâu hóa học.
<b>………….Hết…………..</b>


Họ và tên thí sinh:………..Số báo danh………..
Chữ ký giám thị 1:………..Chữ ký giám thị 2:………


</div>
<span class='text_page_counter'>(2)</span><div class='page_container' data-page=2>

<b> SỞ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO</b>
<b> HẢI DƯƠNG</b>


<b>………..</b>


<b>Híng dÉn chÊm thi HSG tØnh </b>
<b>m«n sinh häc lớp 10 </b>


<b>Năm học 2011 - 2012</b>


<b>Cõu 1. (1,5 im).</b>


<b>Ni dung</b> <b>Điểm</b>



<b>a. Giải thích tính phân cực của phân tử nước:</b>


<b>- Phân tử nước được cấu tạo từ một nguyên tử ôxi kết hợp với hai nguyên tử hiđrô bằng liên</b>
kết cộng hố trị. Do đơi e trong mối liên kết bị kéo lệch về phía ơxi nên phân tử nước có hai
đầu tích điện trái dấu làm cho phân tử nước có tính phân cực.


- Các phân tử nước liên kết với nhau bằng liên kết H tạo nên sức căng mặt ngoài của nước,
nhờ sức căng mặt ngoài của nước mà con nhện nước có thể đứng và chạy trên mặt nước một
cách dễ dàng.


<b>b. Con đường mà axit amin đó đi qua:</b>


- Màng sinh chất thực hiện quá trình hấp thụ axit amin qua kênh đặc trưng.


- Ribôxôm trên lưới nội chất hạt thực hiện sinh tổng hợpchuỗi pôlipeptit gửi đến bộ máy
Gôngi bằng túi tiết.


- Ở bộ máy Gơngi: Hồn chỉnh cấu trúc chuỗi pơlipeptit tạo thành prơtêin hồn chỉnh,vận
chuyển tới màng sinh chất bằng túi tiết.


- Qua màng sinh chất: Thực hiện cơ chế xuất bào chuyển prơtêin ra ngồi tế bào.


0,25


0,25


0,25
0,25
0,25


0,25


<b>Câu 2. (1,5 điểm). </b>


<b>Nội dung</b> <b>Điểm</b>


<b>a. Bản chất của hô hấp tế bào:</b>


- Hơ hấp tế bào có bản chất là một chuỗi các phản ứng ơxi hố khử. Thơng qua chuỗi phản
ứng này, phân tử glucôzơ được phân giải dần dần và năng lượng của nó khơng được giải
phóng ồ ạt mà được lấy ra từng phần ở các giai đoạn khác nhau.


- Đường phân là giai đoạn cổ xưa nhất vì nó diễn ra ở mọi tế bào sống.
<b>b. Cấu trúc và vai trò của enzim:</b>


<b>- Cấu trúc của enzim: </b>


+ Thành phần là prôtêin hoặc prôtêin kết hợp với thành phần khác không phải là prôtêin.
+ Trung tâm hoạt động có cấu hình khơng gian tương thích với cấu hình khơng gian của cơ
chất.


<b>- Vai trị của enzim:</b>


+ Xúc tác phản ứng sinh hóa.


+ Tế bào có thể tự điều chỉnh q trình chuyển hố vật chất để thích nghi với mơi trường
bằng cách điểu chỉnh hoạt tính của các enzim.


0,25



0,25


0,25
0,25


0,25
0,25


<b>Câu 3 (1,0điểm).</b>


<b>Nội dung</b> <b>Điểm</b>


<b>a. Pha tối:</b>


- Pha tối quang hợp diễn ra tại chất nền lục lạp.


- Sản phẩm ổn định đầu tiên của chu trình C3 là hợp chất hữu cơ có 3 cácbon (3 AlPG) do đó
chu trình này có tên là chu trình C3..


- Người ta gọi là chu trình vì trong con đường này, chất kết hợp với CO2 đầu tiên là hợp chất
5C (RiDP) lại được tái tạo trong giai đoạn sau để con đường tiếp tục quay vịng.


</div>
<span class='text_page_counter'>(3)</span><div class='page_container' data-page=3>

b.Câu nói “pha tối của quang hợp hồn tồn khơng phụ thuộc vào ánh sáng” khơng


chính xác, vì pha tối phụ thuộc vào sản phẩm pha sáng ATP, NADPH. 0,25


<b>Câu 4 (1,5 điểm)</b>


<b>Nội dung</b> <b>Điểm</b>



<b>a. Kỳ trung gian:</b>


- Những tế bào có khả năng phân chia, sau pha G1 sẽ chuyển sang pha S.
- Tế bào hồng cầu khơng có kì trung gian.


- Tế bào thần kinh có kì trung gian kéo dài suốt đời cá thể.
<b>b. Xác định 2n và giới tính:</b>


Gọi số lần tự nhân đơi của 1 tế bào sinh dục sơ khai là x. Kí hiệu bộ NST là 2n.
Theo bài ra: 10 x 2n x (2x<sub> – 1) = 2480 (1)</sub>


10 x 2n x 2x<sub> = 2560 (2)</sub>


Từ (1) và (2) suy ra 10 x 2n = 80 <sub></sub> 2n = 8
Bộ NST 2n = 8


Số hợp tử tạo thành là 128 <sub></sub> số giao tử tham gia thụ tinh là 128 <sub></sub> số giao tử hình thành là 128 x
100/10 = 1280. Một tế bào sinh giao tử tạo ra số giao tử: 1280/320 = 4 (giao tử)<sub></sub> Tế bào sinh
dục sơ khai là giới đực.


0,25
0,25
0,25


0,25
0,25


0,25


<b>Câu 5 (1,5 điểm).</b>



<b>Nội dung</b> <b>Điểm</b>


<b>a. Xác định:</b>


- Môi trường tổng hợp.
- Quang tự dưỡng.


- Nguồn cacbon là CO2, nguồn năng lượng là ánh sáng, nguồn nitơ là (NH4)3PO4.
<b>b. Khái niệm:</b>


- Vi sinh vật nguyên dưỡng: là VSV tự tổng hợp được nhân tố sinh trưởng.
- Vi sinh vật khuyết dưỡng: là VSV không tự tổng hợp được nhân tố sinh trưởng.


- Có thể dùng vi sinh vật khuyết dưỡng (vi khuẩn E.coli triptôphan âm) để kiểm tra thực
phẩm bằng cách đưa vi khuẩn này vào trong thực phẩm, nếu vi khuẩn mọc được tức là có
triptơphan.


0,25
0,25
0,25
0,25
0,25
0,25


<b>Câu 6 (1,5 điểm).</b>


<b>Nội dung</b> <b>Điểm</b>


<b>a. Đặc điểm 4 pha sinh trưởng:</b>



- Pha tiềm phát: vi khuẩn thích nghi với môi trường, tế bào trong quần thể chưa tăng. Enzim
cảm ứng được hình thành để phân giải cơ chất.


- Pha lũy thừa: vi khuẩn sinh trưởng với tốc độ lớn nhất và không đổi, số lượng tế bào trong
quần thể tăng lên rất nhanh.


- Pha cân bằng: số lượng vi khuẩn trong quần thể đạt đến cực đại và không đổi theo thời gian,
số lượng tế bào sinh ra bằng số lượng tế bào chết đi.


- Pha suy vong: số lượng tế bào trong quần thể giảm dần do tế bào trong quần thể bị phân huỷ
ngày càng nhiều, chất dinh dưỡng cạn kiệt, chất độc hại tích luỹ quá nhiều.


<b>b. Nội bào tử:</b>


- Nội bào tử thường xuất hiện ở pha suy vong.
- Vì: Điều kiện mơi trường bất lợi


0,25
0,25
0,25
0,25


</div>
<span class='text_page_counter'>(4)</span><div class='page_container' data-page=4>

<b>Câu 7 (1,5 điểm).</b>


<b>Nội dung</b> <b>Điểm</b>


<b>a. Đặc điểm chung của virut:</b>
<b>- Đặc điểm chung:</b>



+ Kí sinh nội bào bắt buộc. Trong tế bào vật chủ, virut hoạt động như là một thể sống; ngoài
tế bào chúng lại như một thể vơ sinh.


+ Kích thước vơ cùng nhỏ, chỉ thấy được dưới kính hiển vi điện tử.
+ Hệ gen chỉ chứa một loại axit nuclêic: ADN hoặc ARN


- Mỗi loại virut chỉ có thể xâm nhập vào một loại tế bào nhất đinh vì: trên bề mặt tế bào
có các thụ thể mang tính đặc hiệu với mỗi loại virut.


<b>b. Tính ưu việt của chế phẩm trừ sâu virut:</b>


- Virut có tính đặc hiệu cao, chỉ có hại cho một số sâu nhất định; không gây độc cho người,
động vật và cơn trùng có ích.


- Virut được bảo vệ trong thể bọc nên tránh được các yếu tố mơi trường bất lợi. Do đó, có thể
tồn tại rất lâu ngồi cơ thể cơn trùng. Dễ sản xuất, hiệu quả diệt sâu cao, giá thành hạ.


0,25
0,25
0,25
0,25


</div>

<!--links-->

×