Tải bản đầy đủ (.docx) (7 trang)

to chuc cac hoat dong giao duc toan dien

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (99.8 KB, 7 trang )

<span class='text_page_counter'>(1)</span><div class='page_container' data-page=1>

Các hoạt động giáo dục toàn diện khác cho học sinh trung học phổ thông: giáo dục
công dân và giáo dục đạo đức; giáo dục văn hóa thẩm mỹ; giáo dục lao động, kĩ
thuật tổng hợp, hướng nghiệp và dạy nghề phổ thông; giáo dục thể chất, sức khỏe
và giáo dục quân sự phổ thông; giáo dục kĩ năng sống.


<b>1. Giáo dục công dân và giáo dục đạo đức</b>


Học sinh hôm nay sẽ trở thành những công dân tương lai, là chủ nhân xây
dựng và bảo vệ đất nước, họ cần được giáo dục để có những phẩm chất công dân,
để trở thành những công dân gương mẫu có ích cho Tổ quốc. Trong các phẩm chất
đó, đặc biệt đối với giai đoạn tuổi vị thành niên – người công dân tương lai – ý
thức công dân là phẩm chất được coi trọng đặc biệt (bao gồm ý thức chính trị, ý
thức pháp luật, ý thức đạo đức). Giáo dục đạo đức cho học sinh là nhiệm vụ quan
trọng hàng đầu của nhà trường nói riêng, gia đình và xã hội nói chung.


Giáo dục cơng dân và giáo dục đạo đức, cần được tiến hành có kế hoạch với
nhiều con đường và phương thức khác nhau. Người giáo viên chủ nhiệm có thể áp
dụng các hình thức tổ chức sau để giáo dục ý thức công dân và giáo dục đạo đức
cho học sinh THPT:


<b>-</b> Giúp học sinh tạo mọi điều kiện để tham gia vào các hoạt động giao
lưu:


+ Tổ chức thi đua học tập rèn luyện cho học sinh, có kiểm tra, đánh giá,
tuyên dương, khen thưởng cá nhân, nhóm, tổ hàng tuần, hàng tháng, học kì, năm
học.


+ Hoạt động theo chủ đề chính trị, xã hội, tùy theo từng thời điểm và tình
hình cụ thể của lớp để chọn chủ đề hoạt động phù hợp. Ví dụ: sinh hoạt với chủ đề
<i>Truyền thống hiếu học - Tôn sư trọng đạo </i>



+ Đưa học sinh tham gia vào loại hình lao động và thơng qua các hoạt động
mang tính xã hội – chính trị đa dạng (các hoạt động kỉ niệm lịch sử, các lễ hội văn
hóa giàu truyền thống dân tộc…)


+ Phối hợp với gia đình, phụ huynh, địa phương học sinh để động viên,
khuyến khích các em tham gia các hoạt động mang tính cộng đồng.


<b>-</b> Tổ chức các sinh hoạt tập thể, đoàn thể, các hoạt động vui chơi hấp
dẫn.


</div>
<span class='text_page_counter'>(2)</span><div class='page_container' data-page=2>

<b>2. Tổ chức hoạt động học tập nhằm phát triển nhận thức, trí tuệ của học</b>
<b>sinh</b>


Để giáo dục đạo đức và cùng với giáo dục đạo đức, việc tổ chức hợp lí
hoạt động cũng là nhiệm vụ hàng đầu của giáo viên chủ nhiệm. Kết quả của hoạt
động học tập thể hiện ở khả năng nắm tri thức, sự phát triển năng lực, trí tuệ.


<b>-</b> Để nâng cao kết quả học tập của lớp, GVCN cần:


+ Thông qua lớp, đề ra những yêu cầu học tập với các em, xây dựng dư luận
tập thể lành mạnh, giúp các em xác định nghĩa vụ học tập của mình, xác đinh
được động cơ học tập và thái độ học tập đúng đắn, tích cực, tìm tòi biện pháp hay
để đạt được kết quả học ập cao nhất.


+ Lãnh đạo đội ngũ cán bộ lớp, tổ chức các nhóm học tập, các nhóm ngoại
khóa. Đối với học sinh kém, GVCN phải biết rõ nguyên nhân để giúp đỡ; đối với
học sinh giỏi, GV phải có kế hoạch bồi dưỡng; đối với học sinh có hồn cảnh khó
khăn, tổ chức lớp giúp đỡ hoặc đề nghị gia đình tạo điều kiện học tập.


=> việc tổ chức có kế hoạch các hoạt động học tập cho học sinh, nâng cao


kết quả học tập là nhiệm vụ quan trọng hàng đầu của GVCN. Vì vậy vấn đề đặt ra
là GVCN cần nghiên cứu, tìm hiểu nắm vững tình hình cụ thể của lớp để lựa chọn
biện pháp tác động phù hợp.


<b>3. Giáo dục văn hóa thẩm mỹ</b>


Giáo dục văn hóa thẩm mỹ là quá trình tác động hình thành cho người học
thị hiếu thẩm mỹ (năng lực nhận thức, đánh giá, sáng tạo và hành động theo quan
niệm đúng về cái đẹp) và một vốn tri thức về các giá trị nghệ thuật, góp phần làm
phong phú tâm hồn và phát triển tồn diện nhân cách người học, đồng thời góp
phần bồi dưỡng, phát triển tố chất, năng khiếu (phát hiện, bồi dưỡng nhân tài nghệ
thuật).


Người giáo viên chủ nhiệm có thể thực hiện giáo dục thẩm mỹ thơng qua
các hình thức tổ chức sau:


<b>-</b> Thông qua nội dung dạy học các môn học chuyên biệt (âm nhạc, mỹ
thuật, văn học) và các mơn học khác (mơn nào cũng có ít nhiều tiềm năng)


</div>
<span class='text_page_counter'>(3)</span><div class='page_container' data-page=3>

<b>-</b> Thơng qua các hình thức hoạt động văn hóa, văn nghệ
<b>-</b> Tổ chức các hoạt động thể dục thể thao và vui chơi


<b>-</b> Giáo dục hành vi văn hóa ứng xử thơng qua tạo lập lỗi sống tích cực,
thói quen sinh hoạt ở người học…


<b>4. Tổ chức các hoạt động giáo dục lao động và hướng nghiệp</b>


Giáo dục lao động là giáo dục ý thức, thái độ đúng đắn với lao động, với
người lao động và đồng thời là quá trình cung cấp cho học sinh kiến thức kĩ thuật
tổng hợp tạo lập thói quen, thái độ và kĩ năng lao động tùy theo lứa tuổi và giới


tính để làm chủ cuộc sống thực tại và tương lai.


Hướng nghiệp là một bộ phận của giáo dục phổ thơng, nhằm dẫn dắt học
sinh hịa nhập với đội ngũ những người lao động xã hội. Hướng nghiệp là quá trình
điều chỉnh hứng thú, nguyện vọng của học sinh trong chọn nghề, để tránh những
hiện tượng chọn nghề một cách tự phát.


Người giáo viên chủ nhiệm có thể giáo dục lao động kĩ thuật, hướng nghiệp
và dạy nghề bằng những hình thức tổ chức sau:


 Giáo dục lao động:


<b>-</b> Xây dựng kế hoạch lao động cụ thể để giáo dục cho học sinh với các
hình thức lao động như: lao động vệ sinh, làm sạch đẹp trường lớp, tu sửa bàn ghế;
lao động cơng ích… chú ý đến tính hệ thống và vừa sức.


<b>-</b> Tổ chức tham quan các hoạt động sản xuất và công nghệ sản xuất
 Giáo dục hướng nghiệp:


<b>-</b> Giúp học sinh tìm hiểu (vị trí, vai trị, đặc điểm, u cầu số lượng,
trình độ văn hóa, kĩ thuật, sức khỏe…) về nhu cầu nghề nghiệp của xã hội nói
chung, của địa phương nói riêng.


<b>-</b> Tổ chức cho các em được thể nghiệm trong thực tiễn lao động sản
xuất


<b>-</b> Tạo điều kiện giúp học sinh nắm vững cơ sở khoa học, kĩ năng lao
động của các nghề phổ biến, truyền thống của địa phương, đất nước.


<b>-</b> Tọa đàm trong giờ sinh hoạt, trao đổi, chia sẻ những ý kiến về nghề


nghiệp tương lai, tạo điều kiện cho các em lựa chọn nghề nghiệp thích hợp.


<b>5. Tổ chức các hoạt động văn hóa văn nghệ, thể dục thể thao, vui chơi giải </b>
<b>trí</b>


</div>
<span class='text_page_counter'>(4)</span><div class='page_container' data-page=4>

+ Quan tâm cố vấn cho cán bộ lớp tổ chức cho cả lớp vui chơi, giải trí, rèn
luyện sức khỏe như: các trò chơi, các hoạt động thể thao, văn nghệ, tham quan du
lịch.


+ Tổ chức cuộc thi tìm hiểu về văn hóa xã hội, lễ hội truyền thống, giao lưu
văn hóa.


→ Giúp các em sảng khối tinh thần, mở mang trí tuệ, phát triển thể chất,
hình thành các phẩm chất nhân cách cơ bản, hình thành các phẩm chất ý thức cá
nhân.


+ GVCN cần quan tâm tổ chức các hoạt động y tế học đường, giúp học sinh
có ý thức giữ vệ sinh chung, bảo vệ sức khỏe, phòng chống bệnh tật, tránh xa các
tệ nạn xã hội.


+ Để tổ chức tốt các hoạt động trên, GVCN cần lưu ý đặc điểm tâm lý và
giới tính của học sinh, đồng thời dựa vào các tổ chức Đoàn, Đội, các cơ quan văn
hóa, cơ quan ý tế, các lực lượng giáo dục trong và ngoài nhà trường...


<b>6. Giáo dục kĩ năng sống</b>


Cùng với sự phát triển khoa học - công nghệ và những biến đổi nhanh
chóng của đời sống xã hội hiện đại, thế giới đang phải đối mặt với những vấn đề
lớn như: hịa bình, dân số, mơi trường và chất lượng cuộc sống ... Vì vậy, bên cạnh
những nội dung giáo dục đã nêu trên thì một số nội dung giáo dục mới sau đây


cũng là những nội dung giáo dục mà giáo viên chủ nhiệm cần lưu ý.


<i><b>6.1. Giáo dục môi trường</b></i>


</div>
<span class='text_page_counter'>(5)</span><div class='page_container' data-page=5>

Con đường, biện pháp giáo dục môi trường:


 Phối hợp với các giáo viên bộ môn, thông qua giảng đạy các môn khoa học
tự nhiên và xã hội: Sinh học, Địa li, Giáo dục công dân, Pháp luật ...


 Tổ chức các cuộc hôi thảo trong giờ học sinh về bảo vệ môi trường để giáo
dục ý thức bảo vệ môi trường sống


 Tổ chức cho học sinh tham gia vào các hoạt động tuyên truyền, cổ động
nhân dân giữ gìn vệ sinh, bảo vệ môi trường sống


 Tổ chức cho học sinh tham gia vào các hoạt động thu gom phế liệu, rác thải,
trồng cây gây rừng, trồng hoa cây cảnh, giữ gìn vệ sinh trong gia đình, nhà trường
và địa phương


 Khen thưởng các cá nhân và tập thể học sinh và cá nhân thực hiện tốt các
quy định về vệ sinh, môi trường, ngăn ngừa những hành vi vô ý thức xâm hại đến
môi trường


<i><b>6.2. Giáo dục dân số</b></i>


Giáo dục dân số là chương trình giáo dục tác động đến mọi người, trong đó
có học sinh, sinh viên giúp họ hiểu được mối quan hệ biện chứng giữa động lực
dân số và các nhân tố khác của chất lượng cuộc sống, từ đó hình thành trách nhiệm
của từng cá nhân trước những quyết định về lĩnh vực dân số, nhằm nâng cao chất
lượng cuộc sống, từ đó hình thành ý thức trách nhiệm của từng cá nhân trước


những quyết định về lĩnh vực dân số, nhằm nâng cao chất lượng cuộc sống cho bản
thân, gia đình và cộng đồng xã hội


Các con đường, biện pháp giáo dục dân số:
 Giáo dục thông qua môn học


</div>
<span class='text_page_counter'>(6)</span><div class='page_container' data-page=6>

 Tổ chức các cuộc tuyên truyền, tư vấn cộng đồng về giáo dục dân số nhằm
giúp học sinh tiếp xúc với những con người có chun mơn sâu về dân số đồng
thời giải đáp các thắc mắc của các em về những vấn đề có liên quan đến dân số
<i><b>6.3. Giáo dục giới tính</b></i>


Giáo dục giới tính là chương trình giáo dục nhằm đề cập tới các vấn đề giới
tính, nhằm giúp cho người học có những hiểu biết về giới tính, trên cơ sở đó hình
thành thái độ hành vi ứng xử giới tính đúng đắn.


Các con đường, biện pháp giáo dục giới tính trong nhà trường:
 Thông qua giảng dạy các môn học


 Thông qua hội thảo, sinh hoạt câu lạc bộ thanh niên về tình bạn, tình u,
hơn nhân và gia đình


 Thơng qua tài liệu sách báo


 Thông qua tư vấn của các chuyên gia tâm lý, sinh học và y học
 Thông qua các buổi sinh hoạt, văn hóa văn nghệ theo chủ đề
<i><b>6.4. Giáo dục phòng chống ma túy</b></i>


Giáo dục phòng chống ma túy là chương trình giáo dục tác động vào nhận
thức, thái độ, hành vi của mọi người để kiên quyết chống lại việc sản xuấ,t tàng
trữ, mua bán và sử dụng trái phép chất ma túy



Các hình thức, biện pháp giáo dục phịng chống ma túy:
 Thơng qua lồng ghép các môn học


 Tổ chức các buổi sinh hoạt câu lạc bộ, hội thảo khoa học về chủ đề phòng
chống ma túy...


</div>
<span class='text_page_counter'>(7)</span><div class='page_container' data-page=7></div>

<!--links-->

×