Tải bản đầy đủ (.docx) (5 trang)

DE THI GVG CAP TRUONG

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (125.39 KB, 5 trang )

<span class='text_page_counter'>(1)</span><div class='page_container' data-page=1>

<b>PHÒNG GD&ĐT LƯƠNG SƠN</b>


<b>TRƯỜNG THCS HỢP CHÂU</b> <b>ĐỀ THI GIÁO VIÊN DẠY GIỎI CẤP TRƯỜNGNĂM HỌC 2011 - 2012</b>
<b>MÔN THI: NGỮ VĂN </b>


Thời gian làm bài 120 phút
<b>Câu 1:</b> (5 điểm)


a) Đồng chí hãy cho biết trong năm học 2011 - 2012 khi thực hiện việc soạn giáo
án đồng chí cần những văn bản hướng dẫn nào của ngành giáo dục và đào tạo?


b) Đồng chi hãy cho biết khi xây dựng một đề kiểm tra đồng chí cần đảo bảo cáo
cấp độ nhận thức nào từ phía học sinh?


<b> c) </b>Đồng chí hãy cho biết trong năm học 2011 - 2012 ngành giáo dục và đào tạo
tiếp tục thực hiện các phong chào và cuộc vân động nào? <i><b>Đồng chí đã làm gì để thực</b></i>
<i><b>hiện “Phong chào xây dựng trường học thân thiện học sinh tích cực” ?</b></i>


<b>Câu 2:</b> (7 điểm)


Nói năng có văn hóa là sự thể hiện đồng thời cả hai yếu tố nhân cách và trình độ
hiểu biết của mỗi người.


Suy nghĩ của đồng chí về ý kiến trên?
<b>Câu 3</b>: (điểm8):


Cho đề Tập làm văn:


Nói về nghệ thuật miêu tả nhân vật trong “Truyện Kiều” của Nguyễn Du có ý
kiến cho rằng:



“Trong Truyện Kiều, Nguyễn Du đã rất tài tình trong việc khắc hoạ nhân vật.
Nhưng tác giả không chỉ dừng lại ở dáng vẻ bề ngồi, với ơng, tả ngoại hình là để giúp
cho người đọc hình dung rõ hơn bản chất, tính cách bên trong của nhân vật”.


Em hãy trình bày cảm nhận của mình về các nhân vật: Thuý Vân, Thuý Kiều, Mã
Giám Sinh và nhận xét nghệ thuật miêu tả nhân vật của Nguyễn Du.


<i>Đồng chí hãy phân tích đề, lập dàn ý chi tiết cho đề Tập làm văn trên.</i>


</div>
<span class='text_page_counter'>(2)</span><div class='page_container' data-page=2>

<b>TRƯỜNG THCS HỢP CHÂU</b> <b>BÀI THI GIÁO VIÊN DẠY GIỎI CẤP TRƯỜNG</b>
<b>NĂM HỌC 2011 - 2012</b>


<b>MÔN THI: NGỮ VĂN </b>
<b>Câu 1 ( 5 điểm)</b>


a) Khi soạn giáo án người giáo viên cần có:


- Bộ phân phối chương trình ban hàng tháng 10 năm 2011
- Hướng dẫn giảm tải chương trình của bộ giáo dục và đào tạo
- Hướng dẫn chuẩn kiến thức kĩ năng các môn học


- Sách giáo khoa, sách tham khảo....


b) Khi xây dựng một đề kiểm tra cần đảm bảo các cấp độ nhận thức sau.
- Nhận biết


- Thông hiểu.
- Vận dụng


c) Trong năm học 2011 - 2012 toàn ngành GD&ĐT tiếp tục triển khai các cuộc


vận đông: “Học tập và làm theo tấm gương đạo đức Hồ Chí Minh”; “Cuộc vận động
<i><b>hai không với bốn nội dung”; “Cuộc vận động mỗi thày cô giáo là tấm gương tự học</b></i>
<i><b>và sáng tạo” ; Phong trào thi đua “Xây dưng trừng học thân thiện học sinh tích cực”</b></i>
<b>Câu 2 (7 điểm ):</b>


I – Yêu cầu:
1- Kỹ năng:


Thí sinh hiểu đề bài, biết cách làm bài nghị luân xã hội bàn về vấn đề đời sống.
Bài làm có bố cục chặt chẽ, diễn đạt dễ hiểu, dẫn chứng chọn lọc; không mắc lỗi dùng
từ, ngữ pháp.


2- Yêu cầu về nội dung : (Thí sinh có thể trình bày theo nhiều cách khác nhau
nhưng cần nêu được các ý sau)


a- Giải thích khái niệm :Nói năng có văn hóa là cách sử dụng ngơn ngữ đúng
phong cách, có sự chọn lựa phù hợp hồn cảnh, đối tượng, mục đích và nhân vật giao
tiếp (<i>trình độ</i>); đồng thời sử dụng phù hợp các nghi thức, chuẩn mực đạo đức, phong tục
tập quán (<i>nhân cách)</i>.


b- Những biểu hiện của nói năng có văn hóa:


</div>
<span class='text_page_counter'>(3)</span><div class='page_container' data-page=3>

<b>-</b> Nói năng có văn hóa là một biểu hiện về mặt ngôn ngữ của nhân cách mỗi người.
Nó thể hiện trình độ hiểu biết, năng lực ngơn ngữ và khả năng ứng xử, khả năng
giao tiếp và cũng qua nói năng người ta có thể đánh giá tư cách đạo đức của người
nói. ( dẫn chứng)


<b>-</b> Những câu nói thiếu chuẩn mực, khơng đúng phong cách và nghi thức bao giờ
cũng bị đánh giá là lời nói khơng văn hóa của người có nhân cách chưa tốt. ( dẫn
chứng)



<b>-</b> Cách nói năng có văn hóa thường mang tính chuẩn mực, lịch thiệp, khiêm tốn và
chân thành, dễ hiểu và dễ đi vào lòng người.


c- Liên hệ, bàn luận mở rộng :


- Trong xã hội hiện đại hoá, hội nhập – sự phát triển mau lẹ, nhiều người hối hả bị
cuốn vào vịng xốy, nhiều bạn trẻ xem nhẹ vịêc sử dụng lời nói có văn hố.


- Bản thân mỗi chúng ta cần tích cực học hỏi và nghiêm túc, thận trọng sử dụng
ngôn ngữ đúng chuẩn mực về phong cách, đúng thuần phong mĩ tục của người Việt
Nam. Đồng thời có ý thức nhắc nhở và rèn luyện thế hệ trẻ cùng giữ gìn bản sắc văn
hố dân tộc như mình.


II – Cách cho điểm :


<b>-</b> Điểm 7 : Bài làm hiểu đề, nêu được các nội dung theo yêu cầu. Văn viết mạch lạc,
chặt chẽ, gợi cảm ; dẫn chứng có chọn lọc chặt chẽ. Bài làm khơng mắc lỗi chính
tả, dùng từ, trình bày sạch đẹp.


<b>-</b> Điểm 5 :Bài làm cơ bản hiểu đề, nêu được các nội dung theo yêu cầu; song chưa
rõ. Văn viết mạch lạc, chặt chẽ, gợi cảm; dẫn chứng chưa có sự chọn lọc chặt chẽ.
<b>-</b> Điểm 3 : Bài làm cơ bản hiểu đề, nêu được các nội dung theo yêu cầu; song chưa


rõ. Văn viết mạch lạc, chặt chẽ, gợi cảm; dẫn chứng chưa có sự chọn lọc chặt chẽ,
diễn đạt cịn mắc một vài sai sót về lỗi dùng từ, ngữ pháp...


<b>-</b> Điểm 1 : Nội dung trình bày sơ sài, diễn đạt lúng túng, trình bày quá cẩu thả. Bài
làm còn mắc nhiều lỗi.



<b>-</b> Điểm 0 : Bài làm không hiểu đề hoặc sai lạc cả nội dung và phương pháp.


(Lưu ý : Các điểm 2,4,6 ; giám khảo căn cứ vào yêu cầu và bài làm cụ thể để cho
điểm cho hợp lí. Các điểm làm trịn tính đến 0,5).


<b>Câu 3 (8 điểm:</b>
I - Yêu cầu:
1- Kỹ năng:


Hiểu đúng yêu cầu của đề bài: Phân tích đề và lập dàn bài chi tiết cho một đề Tập
làm văn cụ thể. Bài làm thể hiện được các thao tác cơ bản và trình bày khoa học hợp lí.


2- Yêu cầu về nội dung: với yêu cầu của đề bài, bài làm cần làm rõ được các nội
dung sau:


</div>
<span class='text_page_counter'>(4)</span><div class='page_container' data-page=4>

- Kiểu bài: Nghị luận văn học (chủ yếu phân tích nhân vật )


- Nội dung (vấn đề - đối tượng nghị luận…): Tài năng nghệ thuật của Nguyễn
Du hoặc nghệ thuật miêu tả, khắc họa nhân vật trong “ Truyện Kiều” – Nguyễn Du.


- Phạm vi tư liệu, cách làm:
+ “ Truyện Kiều” – Nguyễn Du.


+ Bài làm xoay quanh việc cảm nhận, phân tích các nhân vật: Thuý Vân, Thuý
Kiều, Mã Giám Sinh qua các đoạn trích đã học trong chương trình Ngữ văn 9 tập 1,
trong chừng mực cụ thể có thể sử dụng vốn hiểu biết về “ Truyện Kiều”.


b- Lập dàn bài chi tiết cho đề bài Tập làm văn:
* Mở bài:



- Giới thiệu về Nguyễn Du với những nhận định, đánh giá khái quát về “ Truyện
Kiều”.


- Nêu vấn đề nghị luận: (trích dẫn nhận xét ở đề bài).


- Có thể định hướng bằng các nhân vật cụ thể: Thuý Vân, Thuý Kiều, Mã Giám
Sinh.


* Thân bài:<i> (Với đề bài này có thể trình bày theo hai cách:</i>
<i>- Cách một: giải quyết từng ý cụ thể</i>


<i>+ Cảm nhận được về các nhân vật Thuý Vân, Thuý Kiều, Mã Giám Sinh.</i>
<i>+ Phân tích, bình giá được nghệ thuật miêu tả nhân vật của Nguyễn Du.</i>


<i>- Cách hai: kết hợp giải quyết cả hai ý (trong khi phát biểu cảm nghĩ về nhân vật</i>
<i>có thể kết hợp trình bày ln về nghệ thuật miêu tả nhân vật t) . </i>


<i>Trong hướng dẫn này chúng tơi chọn cách trình bày một để các bạn tiện theo</i>
<i>dõi.) Cụ thể như sau:</i>


- Cảm nhận về các nhân vật.


+ Thuý Vân: (trích dẫn chứng) Vẻ đẹp đoan trang, phúc hậu, sang trọng, tươi tắn.
Vẻ đẹp như báo trước số phận yên ổn, may mắn của nàng .


+ Thuý Kiều: (trích dẫn chứng) Vẻ đẹp “ sắc sảo, mặn mà” không chỉ đẹp mà
Kiều cịn có tài: tài làm thơ, tài vễ tranh, tài ca hát, tài đánh đàn, tài nào cũng đến mức
điêu luyện, thành “nghề”. Ngồi vẻ đẹp hình thức của thiếu nữ “ nghiêng nước, nghiêng
thành”, nàng là một người đa cảm, mang vẻ đẹp nội tâm sâu sắc, phong phú: dám hy
sinh mối tình riêng tư đẹp đẽ của mình để cứu nạn cho cả gia đình, chung tình với Kim


Trọng, ln vươn lên vượt qua hoản cảnh để hướng thiện; mặc dù thân phận bị đày đoạ,
nhưng phẩm hạnh và sắc đẹp của nàng đã khiến cho Từ Hải say mê “ Tấm lòng nhi nữ
cũng siêu anh hùng”.


+ Mã Giám Sinh: (trích dẫn chứng) Hiện thân của một nho sĩ giả danh (mập mờ
về tên họm, dối trá trong cách xưng danh “Mã Giám Sinh”, tung tích khơng rõ ràng
Lâm Tri hay Lâm Thanh …); một kẻ lưu manh (đi với đầy tớ thì ồn ào®, láo nháo, vào
nhà thì xấc xược vơ lễ “ ghế trên ngồi tót sỗ sàng”…), và điều quan trọng nhất: y là gã
bn người (Đi hỏi vợ§, lấy vợ mà như là đi mua bán: cò kè, đắn đo, chi li, “ cân sắc,
cân tài”), lạnh lùng, vô cảm trước nỗi đau của người khác “ép cung”, “thử bài”…


- Phân tích, bình giá được nghệ thuật miêu tả nhân vật của Nguyễn Du.


</div>
<span class='text_page_counter'>(5)</span><div class='page_container' data-page=5>

+ Chú ý hoàn cảnh xuất hiện của nhân vật, kết hợp miêu tả ngoại hình với miêu tả
hành vi và ngơn ngữ để bộc lộ rõ hơn về nhân vật. Nguyễn Du đặc biệt thành cơng trong
việc miêu tả, phân tích tâm lý nhân vật, chính những phân tích đó giúp người đọc hình
dung rõ hơn về nhân vật .


+ Trong khi miêu tả nhân vật ngoài những nhận xét trực tiếp, Nguyễn Du còn dự
báo số phận nhân vật ngay trong ngôn ngữ miêu tả và trong cách miêu tả. (Thuý Vân:
Vẻ đẹp đoan trang, phúc hậu, sang trọng, tươi tắn. Vẻ đẹp như báo trước số phận yên
ổn, may mắn của nàng. Thuý Kiều: Vẻ đẹp “ sắc sảo, mặn mà” vẻ đẹp và tài năng của
nàng dường như đố kỵ với cả thiên nhiên, tạo hoá; đố kỵ với cả đất trời làm cho: “Hoa
ghen vì thua thắm, liễu hờn vì kém xanh”. Nó như báo trước một điều không may mắn).
Cách miêu tả của Nguyễn Du cũng rất linh hoạt, biến hoá, đa dạng tạo nên được hàng
loạt những nhân vật sống động trở thành điển hình của cuộc sống, đi vào đời sống: đẹp
như Kiều, ngang tàng như Từ Hải, ghen như Hoạn Thư, tráo trở như Sở Khanh….


* Kết bài:



- Khẳng định lại tài năng nghệ thuật của Nguyễn Du.


- Liên hệ, học tập hoặc đánh giá sự ảnh hưởng của “ Truyện Kiều” đối với văn
học nước nhà.


II - Cách cho điểm:


1- Phần phân tích đề (1 điểm)


Nêu đúng và đủ ba yêu cầu (yêu cầu ý 1 vµ ý 3 cho 0, 25 điểm; yêu cầu 2 cho 0, 5
điểm)


2- Phần lập dàn bài (7 điểm)


a- Mở bài ( 0, 5 điểm) cơ bản đáp ứng được yêu cầu.


b- Thân bài (6 điểm): dù trình bày theo cách 1 hay cách 2 miễn là cảm nhận,
phâm tích các nhân vật để có được những nhận xét đánh giá chính xác về tài
năng nghệ thuật của Nguyên Du theo yêu cầu phần nội dung trên là được.
Cụ thể: Nếu chọn cách 1 như trên, mỗi nhân vật đúng cho 1, 5 điểm; phần bình
giá cho 1, 5 điểm (mỗi nội dung đúng cho 0m, 5 điểm)


(nếu chọn cách 2n, mỗi nhân vật cùng phần rút ra nhận xét về nghệ thuật của
Nguyễn Du từ nhân vật đó cho 2 điểm)


c- Kết bài ( 0, 5 điểm) nếu đạt được u cầu trên; cịn khơng có thể trừ lùi xuống
0, 25điểm.


<b>Lưu ý: </b>



- Bài làm sai yêu cầu về kĩ năng cho 0 điểm; còn đúng yêu cầu về kĩ năng
trên thì tuỳ nội dung, giám khảo có thể căn cứ theo hướng dân trên để cho điểm
hợp lí.


</div>

<!--links-->

Tài liệu bạn tìm kiếm đã sẵn sàng tải về

Tải bản đầy đủ ngay
×