Tải bản đầy đủ (.pdf) (439 trang)

Lịch sử Đảng Cộng sản Việt Nam tập II (1954-1975) - Báo cáo kết quả nghiên cứu, biên soạn công trình nhiệm vụ Trung ương giao: Phần 1

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (3.2 MB, 439 trang )

HỌC VIỆN CHÍNH TRỊ - HÀNH CHÍNH QUỐC GIA HỒ CHÍ MINH

NHIỆM VỤ TRUNG ƯƠNG GIAO

LỊCH SỬ ĐẢNG CỘNG SẢN VIỆT NAM
TẬP II
(1954-1975)
Cơ quan chủ trì:

VIỆN LỊCH SỬ ĐẢNG

Chủ nhiệm cơng trình: PGS, TS Nguyễn Trọng Phúc
Thư ký khoa học:

Ths Trần Thị Bích Hải
TS Trịnh Thị Hồng Hạnh

7619
27/01/2010
HÀ NỘI - 2009


BAN CHỦ NHIỆM:

- PGS, TS Nguyễn Trọng Phúc - Chủ nhiệm
- PGS, TS Trần Thị Thu Hương - Phó Chủ nhiệm
BAN THƯ KÝ:

- Ths Trần Thị Bích Hải
- TS Trịnh Thị Hồng Hạnh
TẬP THỂ TÁC GIẢ THAM GIA TU CHỈNH:


Chương I: - GS, TS Trịnh Nhu - Chủ biên
- Ths Trần Thị Bích Hải
- Ths Nguyễn Danh Lợi
Chương II: - PGS, TS Trần Thị Thu Hương - Chủ biên
- TS Nguyễn Danh Tiên
- Ths Nguyễn Bình
Chương III: - PGS, TS Nguyễn Thanh Tâm - Chủ biên
- TS Khổng Đức Thiêm
- TS Nguyễn Thị Thanh
Chương IV: - Ths Nguyễn Xuân Ớt - Chủ biên
- TS Trịnh Thị Hồng Hạnh
- TS Hoàng Kim Thanh
Chương V: - PGS, TS Triệu Quang Tiến - Chủ biên
- TS Hồ Thị Tố Lương
- Ths Dương Minh Huệ
Kết luận: PGS, TS Nguyễn Trọng Phúc


MỤC LỤC
Chương I
ĐẢNG LÃNH ĐẠO CÔNG CUỘC CỦNG CỐ MIỀN BẮC,
HOẠCH ĐỊNH ĐƯỜNG LỐI GIẢI PHÓNG MIỀN NAM,
THỐNG NHẤT ĐẤT NƯỚC (1954-1960)

1

I. Những nhân tố quốc tế và trong nước tác động tới hoạt động của Đảng
sau hội nghị Giơnevơ (1954-1960)

1


II. Lãnh đạo khơi phục kinh tế, hồn thành cách mạng dân tộc, dân
chủ và cải tạo xã hội chủ nghĩa ở miền Bắc

23

III. Thay đổi tổ chức, phương pháp hoạt động của các tổ chức Đảng và
đấu tranh giữ gìn lực lượng ở miền Nam

67

IV. Nghị quyết Hội nghị lần thứ 15 Ban Chấp hành Trung ương Đảng và
phong trào đồng khởi

85

V. Đại hội đại biểu toàn quốc lần thứ III của Đảng

113

Chương II
ĐẢNG LÃNH ĐẠO CHỐNG CHIẾN LƯỢC “CHIẾN TRANH
ĐẶC BIỆT” Ở MIỀN NAM VÀ XÂY DỰNG CHỦ NGHĨA
XÃ HỘI Ở MIỀN BẮC (1961-1965)

131

I. Chống chiến lược “Chiến tranh đặc biệt” của đế quốc Mỹ và tay sai
ở miền Nam


131

1. Mỹ điều chỉnh chiến lược toàn cầu phản cách mạng, tiến hành
“chiến tranh đặc biệt” ở miền Nam Việt Nam

131

2. Chuyển từ khởi nghĩa sang chiến tranh cách mạng, đánh bại kế
hoạch Sta lây - Taylo (1961-1963)

138

3. Đánh bại kế hoạch Giônxơn - Mắc Namara, làm phá sản hoàn
toàn chiến lược “chiến tranh đặc biệt” (1964 - 5/1965)

183

II. Đảng lãnh đạo xây dựng chủ nghĩa xã hội, thực hiện kế hoạch 5 năm
lần thứ nhất ở miền Bắc (1961-1965)
1. Thực hiện kế hoạch 5 năm lần thứ nhất (1961-1965)

203
203


2. Lãnh đạo thực hiện công tác an ninh quốc phòng, đối ngoại và
xây dựng Đảng trong kế hoạch 5 năm lần thứ nhất
3. Chuyển hướng chiến lược xây dựng và bảo vệ miền Bắc (1964-1965)

226

237

Chương III
CHUYỂN HƯỚNG NHIỆM VỤ XÂY DỰNG VÀ BẢO VỆ MIỀN
BẮC, ĐÁNH THẮNG CHIẾN LƯỢC “CHIẾN TRANH CỤC BỘ”
CỦA MỸ Ở MIỀN NAM (1965 - 1968)

I. Âm mưu, thủ đoạn của Mỹ và chủ trương mới của Đảng

249
249

II. Chuyển hướng xây dựng miền Bắc trong điều kiện có chiến tranh
phá hoại của đế quốc Mỹ

263

1. Chủ trương của Đảng về chuyển hướng xây dựng kinh tế, văn hố,
xã hội, quốc phịng ở miền Bắc

263

2. Miền Bắc đánh thắng các bước leo thang chiến tranh phá hoại của Mỹ
III. Miền Nam đánh thắng chiến lược "Chiến tranh cục bộ" của đế quốc

309
325

Mỹ
1. Đánh thắng cuộc phản công chiến lược mùa khô 1965 - 1966


325

2. Đánh thắng cuộc phản công chiến lược mùa khô 1966 -1967

340

3. Tổng cơng kích và nổi dậy năm 1968

349

4. Đấu tranh ngoại giao đánh Mỹ và Hội nghị Pari

398

Chương IV
ĐẢNG LÃNH ĐẠO CHỐNG CHIẾN LƯỢC “VIỆT NAM HOÁ CHIẾN
TRANH” VÀ CHIẾN TRANH PHÁ HOẠI LẦN THỨ HAI CỦA MỸ,
KHÔI PHỤC VÀ PHÁT TRIỂN KINH TẾ Ở MIỀN BẮC (1969-1/1973)

424

I. Tình hình sau Tổng tiến công và nổi dậy Tết Mậu Thân 1968 và chủ
trương chuyển hướng chiến lược của Đảng

424

1. Tình hình sau Tổng tiến công và nổi dậy Tết Mậu Thân 1968

424


2. Chủ trương chuyển hướng chiến lược của Đảng

437

II. Tiếp tục xây dựng hậu phương vững mạnh, chi viện cho chiến
trường đánh Mỹ
1. Khắc phục hậu quả chiến tranh, khôi phục và phát triển kinh tế

452
452


2. Thực hiện kế hoạch 3 năm khôi phục và phát triển kinh tế, tăng
cường lực lượng cho chiến trường miền Nam

476

III. Miền Nam khôi phục phong trào và đẩy mạnh tiến công quân sự,
tạo thế và lực mới

492

1. Mỹ mở rộng chiến tranh ra tồn Đơng Dương

492

2. Phối hợp chiến trường ba nước Đông Dương

498


IV. Cả nước đẩy mạnh tiến công quân sự và ngoại giao
1. Cục diện chiến trường ba nước Đông Dương và quyết tâm chiến

526
526

lược của Đảng
2. Cuộc tiến cơng chiến lược trên tồn miền Nam

537

3. Đánh thắng cuộc chiến tranh phá hoại lần thứ hai của đế quốc Mỹ
ký kết Hiệp định Pari

552
Chương V

CẢ NƯỚC DỒN SỨC GIẢI PHĨNG HỒN TỒN MIỀN NAM,
THỐNG NHẤT ĐẤT NƯỚC (1-1973 - 4-1975)

591

I. Tình thế mới và chủ trương của Đảng

591

II. Tạo thế, tạo lực, chuẩn bị cho trận quyết chiến chiến lược

619


III. Tổng tiến công và nổi dậy Xn 1975, giải phóng hồn tồn miền
Nam

655

KẾT LUẬN

707

TÀI LIỆU THAM KHẢO

728


HỌC VIỆN CHÍNH TRỊ - HÀNH CHÍNH QUỐC GIA HỒ CHÍ MINH

BÁO CÁO KẾT QUẢ NGHIÊN CỨU, BIÊN SOẠN CƠNG TRÌNH
NHIỆM VỤ TRUNG ƯƠNG GIAO

LỊCH SỬ ĐẢNG CỘNG SẢN VIỆT NAM
TẬP II
(1954-1975)

Cơ quan chủ trì:

VIỆN LỊCH SỬ ĐẢNG

Chủ nhiệm cơng trình: PGS, TS Nguyễn Trọng Phúc
Thư ký khoa học:


Ths Trần Thị Bích Hải
TS Trịnh Thị Hồng Hạnh

HÀ NỘI - 2009


BAN CHỦ NHIỆM:
- PGS, TS Nguyễn Trọng Phúc - Chủ nhiệm
- PGS, TS Trần Thị Thu Hương - Phó Chủ nhiệm
BAN THƯ KÝ:
- Ths Trần Thị Bích Hải
- TS Trịnh Thị Hồng Hạnh
TẬP THỂ TÁC GIẢ THAM GIA TU CHỈNH:
Chương I: - GS, TS Trịnh Nhu - Chủ biên
- Ths Trần Thị Bích Hải
- Ths Nguyễn Danh Lợi
Chương II: - PGS, TS Trần Thị Thu Hương - Chủ biên
- TS Nguyễn Danh Tiên
- Ths Nguyễn Bình
Chương III: - PGS, TS Nguyễn Thanh Tâm - Chủ biên
- TS Khổng Đức Thiêm
- TS Nguyễn Thị Thanh
Chương IV: - Ths Nguyễn Xuân Ớt - Chủ biên
- TS Trịnh Thị Hồng Hạnh
- TS Hoàng Kim Thanh
Chương V: - PGS, TS Triệu Quang Tiến - Chủ biên
- TS Hồ Thị Tố Lương
- Ths Dương Minh Huệ
Kết luận: PGS, TS Nguyễn Trọng Phúc



BÁO CÁO KẾT QUẢ NGHIÊN CỨU, BIÊN SOẠN CƠNG TRÌNH

(2006-2008)
Thực hiện nhiệm vụ Ban Bí thư Trung ương Đảng giao (theo Công văn số
8115- CV/VPTW ngày 15-11-2005) về việc tu chỉnh, nâng cao tác phẩm Lịch sử
Đảng Cộng sản Việt Nam tập II (1954-1975), Ban Giám đốc Học viện đưa vào
chương trình nghiên cứu khoa học của Học viện; giao cho Viện Lịch sử Đảng là cơ
quan chủ trì, PGS,TS Nguyễn Trọng Phúc là chủ nhiệm cơng trình. Cơng trình triển
khai trong 3 năm, từ đầu năm 2006 đến tháng 12 năm 2008.
I. NHIỆM VỤ CỦA CƠNG TRÌNH, PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU VÀ TỔ
CHỨC LỰC LƯỢNG NGHIÊN CỨU

1.1. Nhiệm vụ của đề tài
Thực hiện kế hoạch đã được Ban Giám đốc thơng qua, cơng trình triển
khai các nhiệm vụ sau :
1.Tu chỉnh, nâng cao chất lượng tác phẩm Lịch sử Đảng Cộng sản Việt
Nam tập II
2.Biên soạn Biên niên sự kiện thời kỳ 1954-1975
3.Thực hiện một số chuyên đề phục vụ biên soạn Lịch sử Đảng Cộng
sản Việt Nam tập II.
1.2. Phương pháp luận và phương pháp nghiên cứu
Vận dụng chủ nghĩa Mác-Lênin, tư tưởng Hồ Chí Minh, quán triệt ý kiến
chỉ đạo của Ban Bí thư nêu trong Cơng văn số 8115- CV/VPTW ngày 15-112005 : việc nghiên cứu biên soạn “phải bảo đảm đúng tinh thần Chỉ thị số 15CT/TW, ngày 28-8-2005 của Ban Bí thư về tăng cường và nâng cao chất lượng
nghiên cứu, biên soạn lịch sử Đảng Cộng sản Việt nam"; kế thừa thành quả tổng
kết lý luận, thực tiễn của Đảng ta về cách mạng dân tộc dân chủ nhân dân, về xây
dựng chủ nghĩa xã hội, về xây dựng Đảng.
Nắm vững đối tượng nghiên cứu là lịch sử Đảng và các nguyên tắc tính
đảng, tính khoa học, thấm nhuần quan điểm đổi mới của Đảng: nhìn thẳng vào sự

thật, đánh giá đúng sự thật, nói rõ sự thật. Sử dụng các phương pháp lịch sử kết
hợp với phương pháp lơgíc, phỏng vấn, khảo sát thực tế, thống kê, so sánh để


tái hiện lịch sử, phân tích, đánh giá sự kiện, nhân vật lịch sử một cách khách
quan, chân thực.
1.3. Tổ chức lực lượng nghiên cứu
Ban chủ nhiệm :
- PGS.TS Nguyễn Trọng Phúc – Chủ nhiệm
- PGS.TS Trần Thị Thu Hương – Phó chủ nhiệm
- PGS.TS Nguyễn Hữu Cát - Phó chủ nhiệm (tháng 4-2007, đồng chí
Cát chuyển cơng tác, đã bàn giao nhiệm vụ cho Ban chủ nhiệm)
Ban Thư ký :
-TS Trịnh Thị Hồng Hạnh
-Ths Trần Thị Bích Hải
Lực lượng nghiên cứu :
Cán bộ nghiên cứu khoa học của Viện Lịch sử Đảng, gồm 37 đồng chí,
trong đó có GS.TS, PGS.TS, TS, Ths... Tuỳ theo năng lực của cán bộ, Ban chủ
nhiệm mời tham gia từng việc của cơng trình (biên soạn Lịch sử Đảng, Biên
niên sự kiện, chuyên đề). Cơng trình phối hợp với một số cơ quan nghiên cứu
lịch sử thuộc nhiều chuyên ngành liên quan với lịch sử Đảng Cộng sản Việt
Nam, một số đồng chí lãnh đạo Đảng, Nhà nước, nhà khoa học và Cục lưu trữ
Trung ương để nghiên cứu sâu về lịch sử Đảng Cộng sản Việt Nam giai đoạn
1954-1975.
II. QUÁ TRÌNH NGHIÊN CỨU, BIÊN SOẠN - NHỮNG NỘI DUNG
ĐƯỢC BỔ SUNG, TU CHỈNH, NÂNG CAO CHẤT LƯỢNG CƠNG TRÌNH

1. Tổ chức khảo sát thực tế, sưu tầm, khai thác tài liệu:
-Cơng trình tổ chức đi khảo sát thực tế tại một số tỉnh miền Nam (thành
phố Hồ Chí Minh, Đồng Nai, Bà Rịa-Vũng Tàu, Côn Đảo); tổ chức

nhiều cuộc toạ đàm, gặp gỡ, trao đổi các vấn đề tồn đọng trong lịch sử
Đảng với một số đồng chí lãnh đạo trong Thành uỷ thành phố Hồ Chí
Minh, một số đồng chí lão thành cách mạng, các nhà khoa học chuyên
ngành tại thành phố Hồ Chí Minh, Bà Rịa-Vũng Tàu, Cơn Đảo, Gia Lai,
Kon Tum, Đắc Lắc, Đắc Nông, Lâm Đồng…
-Trong 3 năm (2006-2008), cơng trình sưu tầm, khai thác tài liệu tại các Trung
tâm lưu trữ của Đảng, Nhà nước và kho lưu trữ các địa phương :
+Cục Lưu trữ Trung ương Đảng, Trung tâm lưu trữ Quốc gia III, Thư
viện quốc gia Hà Nội, Viện Lịch sử Quân sự, Viện Khoa học Công An, Bộ Ngoại
giao…


+Khai thác tài liệu tại kho lưu trữ các Tỉnh, Thành uỷ : Ban Tuyên giáo
Thành uỷ thành phố Hà Nội, Ban Tuyên giáo Thành uỷ thành phố Hồ Chí Minh…
Ngồi ra, cơng trình phối hợp chặt chẽ với Phịng Tư liệu của Viện Lịch sử
Đảng để sưu tầm, khai thác các nguồn tài liệu phục vụ nghiên cứu, biên soạn
Lịch sử Đảng Cộng sản Việt Nam giai đoạn 1954-1975.
-Sưu tầm sách, tạp chí nghiên cứu những vấn đề về lịch sử Đảng, tiếng
Việt và tiếng nước ngoài (Anh, Trung Quốc)
Tổng số tài liệu đã sưu tầm : 3.000 trang tài liệu, sách.
2. Tổ chức toạ đàm, hội thảo, nghe báo cáo chuyên đề :
- Tổ chức toạ đàm : Trong giai đoạn 1954-1975 , cơng trình lập danh
mục những vấn đề tồn đọng trong lịch sử Đảng để nghiên cứu và xin ý kiến, tổ
chức nhiều cuộc toạ đàm, gặp gỡ, trao đổi các vấn đề tồn đọng trong lịch sử
Đảng với một số đồng chí lãnh đạo Đảng, Nhà nước, các đồng chí lão thành
cách mạng, các nhà khoa học chuyên ngành tại Hà Nội, thành phố Hồ Chí
Minh, ...
- Nghe báo cáo một số chuyên đề : Vai trị và hoạt động của lực lượng
Cơng An nhân dân những năm 1954-1975; về hoạt động và kết luận vụ Nhân
văn giai phẩm; về vụ án chống Đảng; Những tác động của tình hình quốc tế

đối với cách mạng Việt Nam thời kỳ 1954-1975; về vấn đề lực lượng thứ ba
trong thừi kỳ chống Mỹ,.…
Những nội dung toạ đàm là những vấn đề tồn đọng từ lâu trong Lịch sử
Đảng, chưa được nghiên cứu một cách đầy đủ, toàn diện; do nhiều nguyên
nhân, chủ yếu là do thiếu những tài liệu gốc có đủ độ tin cậy cao.Trên cơ sở
những Văn kiện, tài liệu mới, những ý kiến đóng góp của những nhân chứng
lịch sử, lão thành cách mạng, các nhà khoa học và những nghiên cứu mới của
tập thể tác giả, hội thảo đã làm sáng rõ và kết luận được nhiều vấn đề đặt ra.
Những kết luận tại hội nghị toạ đàm được chọn lọc đưa vào Lịch sử
Đảng Cộng sản Việt Nam tập II (1954-1975).
Đề tài còn tổ chức hội thảo nhiều lần trong tập thể tác giả về bản thảo .
3. Biên niên sự kiện tập 2 (1954-1975)
Cuốn Những sự kiện lịch sử Đảng cộng sản Việt Nam thời kỳ 1954-1975
xuất bản năm 1979 chia nội dung thành 2 tập : Những sự kiện Lịch sử Đảngphần chống Mỹ cứu nước tập III (1954-1975); Những sự kiện Lịch sử Đảngphần xã hội chủ nghĩa tập IV (1954-1975).
Để thống nhất phương pháp nghiên cứu và biên soạn biên niên sự kiện
lịch sử Đảng Cộng sản Việt nam từ khi Nguyễn ái Quốc tìm đường cứu


nước(1911) đến nay, tiếp theo 3 cuốn Lịch sử Biên niên Đảng Cộng sản Việt
nam (1911-1929), (1930-1945), (1945-1954) xuất bản năm 2007, 2008, Biên
niên sự kiện Lịch sử Đảng năm 1954-1975 được biên soạn bổ sung nhiều sự
kiện mới với nội dung hết sức phong phú trên cơ sở Văn kiện Đảng mới xuất
bản, những tài liệu và nghiên cứu mới, xắp xếp sự kiện theo thời gian, không tách
hai nhiệm vụ ở hai miền như sách cũ.
Biên niên sự kiện 1954-1975 là sản phẩm quan trọng, trong đó thể hiện
tồn bộ hoạt động của Đảng, Chủ tịch Hồ Chí Minh và cách mạng Việt Nam
trên mọi lĩnh vực từ 1954 đến 1975, phục vụ biên soạn, bổ sung nâng cao chất
lượng tác phẩm Lịch sử Đảng Cộng sản Việt Nam tập II (1954-1975).
Tổng số sự kiện : 1950 sự kiện với 2050 trang
4. Chuyên đề

Tiến hành nghiên cứu những vấn đề tồn đọng trong lịch sử Đảng giai
đoạn 1954-1975 : bao gồm các lĩnh vực về đường lối cách mạng của Đảng, xây
dựng đảng về tư tưởng, chính trị và tổ chức, về Mặt trận , đấu tranh ngoại
giao…
Những chuyên đề này tổng kết, đánh giá, rút ra những kết luận quan
trọng, phục vụ trực tiếp cho nghiên cứu, biên soạn, bổ sung năng cao chất
lượng tác phẩm Lịch sử Đảng Cộng sảnViệt Nam tập 2.
5. Tác phẩm Lịch sử Đảng Cộng sản Việt Nam tập II (1954-1975) :
Đây là sản phẩm chính của của cơng trình. Trong q trình nghiên cứu,
biên soạn Lịch sử Đảng Cộng sản Việt Nam tập II (1954-1975), các tác giả đã
tập trung trí tuệ và công sức thực hiện mục tiêu nêu trong Kế hoạch nghiên cứu, biên
soạn được Ban Giám đốc Học viện phê duyệt :
Đó là nghiên cứu, tu chỉnh, biên soạn bổ sung nâng cao chất lượng một
cách có hệ thống, toàn diện Lịch sử Đảng Cộng sản Việt Nam tập II (1954-1975).
Nêu rõ vai trò lãnh đạo, sự sáng tạo của Đảng, của Chủ tịch Hồ Chí
Minh trong việc hoạch định đường lối, chủ trương, phương pháp cách mạng
qua từng thời kỳ, nhất là trong các bước ngoặt lịch sử. Làm rõ sự chủ động,
sáng tạo của các cấp bộ đảng trong cuộc kháng chiến chống Mỹ và xây dựng
chủ nghĩa xã hội (1954-1975).
Trình bày những nét chính yếu phong trào cách mạng rộng lớn, tiêu biểu
của nhân dân, của khối đại đoàn kết dân tộc.


Làm sáng tỏ những vấn đề tồn đọng trong lịch sử bằng những tư liệu mới
và cách lý giải khoa học.
Đúc kết kinh nghiệm hoạt động của Đảng.
Nhiệm vụ của các tác giả khi biên soạn cuốn Lịch sử Đảng Cộng sản
Việt Nam tập II là phải đạt được các mục tiêu trên.
Cụ thể từng chương đã tu chỉnh, bổ sung nội dung như sau :


Chương I (1954 - 1960)
1. Về xây dựng chủ nghĩa xã hội ở miền Bắc: Làm rõ nguyên nhân đưa
tới sự thay đổi chủ trương tiến dần từng bước vững chắc lên chủ nghĩa xã hội
bằng chủ trương tiến nhanh, tiến mạnh, tiến vững chắc lên chủ nghĩa xã hội khi
bước vào giai đoạn cải tạo xã hội chủ nghĩa đối với nông nghiệp, công thương
nghiệp và cải tạo tư bản tư doanh.
Đánh giá rõ những khó khăn trục trặc trong bước đầu tiến hành hợp tác
hóa nơng nghiệp, cải tạo cơng thương nghiệp và tư bản tư doanh.
2. Bổ sung những nét chính yếu tình hình tổ chức tồn Đảng và hệ thống
tổ chức Đảng tại miền Bắc.
3. Đánh giá thấu đáo hơn, cụ thể hơn vấn đề Nhân văn giai phẩm
4. Tinh thần chủ động, sáng tạo của Đảng bộ miền Nam (Xứ ủy Nam Bộ,
Khu V, Trị Thiên).
5. Quá trình chuẩn bị nội dung và những quan điểm chính đưa ra thảo
luận tại Hội nghị lần thứ 15 của Ban Chấp hành Trung ương Đảng.
Chương II (1961 - 1965)
1.Tác động của tình hình thế giới đối với cách mạng Việt Nam : Làm rõ
hơn bối cảnh phức tạp của tình hình thế giới, nhất là mâu thuẫn trong phong
trào cộng sản quốc tế, trong bối cảnh đó, ta chuyển từ khởi nghĩa sang chiến
tranh cách mạng, chưa được sự ủng hộ thực sự của Liên Xô, Trung Quốc.
2.Về cách mạng miền Nam : Sự lãnh đạo, chỉ đạo của Trung ương Cục
miền Nam và Đảng bộ các khu, trong đó, chú ý làm nổi bật hơn nữa về Trung
ương Cục lãnh đạo, chỉ đạo cuộc đấu tranh chống phá ấp chiến lược, xương sống
của "chiến tranh đặc biệt". Bổ sung nội dung về công tác xây dựng Đảng bộ
miền Nam, nhất là về tư tưởng và tổ chức.
3.Về xây dựng chủ nghĩa xã hội ở miền Bắc : Bổ sung các nghị quyết,
chỉ thị của Bộ Chính trị, Ban Bí thư lãnh đạo, chỉ đạo các hoạt động kinh tế:
công nghiệp, nông nghiệp, lâm nghiệp, thương nghiệp, xây dựng hệ thống
chính trị, cơng tác tư tưởng - văn hóa, chính sách xã hội, quốc phòng an ninh,
đối ngoại... Bổ sung những nội dung hoạt động và thành tựu của sự nghiệp xây

dựng chủ nghĩa xã hội miền Bắc trong kế hoạch 5 năm lần thứ nhất. Đây là thời


kỳ miền Bắc phát triển mạnh nhất về mọi mặt do chưa có chiến tranh phá hoại
và chủ trương xây dựng miền Bắc vững mạnh làm hậu phương lớn cho cách mạng
miền Nam.
4.Đấu tranh nội bộ Đảng, những khuynh hướng tư tưởng và hoạt động
sai lầm (trên cơ sở kế thừa chun đề nhóm chống Đảng).
5.Phân tích kỹ hơn quan hệ đối ngoại giữa Việt Nam - Liên Xô, Việt
Nam - Trung Quốc, Việt Nam - Lào - Campuchia.
Chương III (1965-1968)
1.Sự lãnh đạo về đường lối, chỉ đạo thực tiễn của Đảng (Trung ương
Đảng, Trung ương cục miền Nam, các Đảng bộ miền, khu, tỉnh, thành) để đánh
thắng chiến lược "chiến tranh cục bộ" của đế quốc Mỹ.
2.Sự lãnh đạo và chỉ đạo của Đảng (Trung ương, khu ủy, tỉnh, thành ủy)
chuyển miền Bắc từ thời bình sang thời chiến, thực hiện các nhiệm vụ xây
dựng và bảo vệ miền Bắc XHCN, tích cực chi viện miền Nam và làm nhiệm vụ
quốc tế.
3. Phối hợp chiến đấu chống Mỹ và tay sai Mỹ của quân dân ta với nhân
dân các nước Đông Dương.
4.ủng hộ vật chất và tinh thần của các nước XHCN cho nhân dân miền
Bắc, miền Nam Việt Nam trong những năm 1965-1968.
5.Cuộc Tổng tiến công và nổi dậy ở miền Nam Tết Mậu Thân - Thắng
lợi và kinh nghiệm (qua những kết quả nghiên cứu mới).
6.Công tác xây dựng Đảng ở miền Bắc và miền Nam trong thời kỳ 19651968.
7.Công tác lãnh đạo xây dựng Mặt trận dân tộc thống nhất ở miền Bắc và
miền Nam 1965-1968.
Chương IV (1969-1972)
1.Sự chỉ đạo của Trung ương Cục đối với cách mạng miền Nam.
2.Công tác tư tưởng của Đảng ở cả hai miền, đặc biệt là những thời điểm

quan trọng.
3.Công tác xây dựng Đảng ở miền Bắc; hệ thống tổ chức Đảng ở miền
Nam (Trung ương Cục miền Nam, các địa phương).
4.Công tác an ninh trật tự, đấu tranh chống các loại tội phạm ở miền Bắc
trong xây dựng kinh tế-văn hố, chống chiến tranh phá hoại.
5.Đấu tranh chống bình định trên các mũi chính trị và binh vận ở các địa
phương miền Nam.
6.Hoạt động của Chính phủ, Quốc hội, chính quyền địa phương các cấp
ở miền Bắc


Chương V (1973-1975)
1.Chính sách của một số nước lớn đối với cách mạng Việt Nam sau Hiệp
định Pari (Mỹ, Pháp, Liên Xơ, Trung Quốc).
2.Vai trị lãnh đạo, chỉ đạo của Bộ Chính trị, Bộ Tổng tư lệnh, Trung
ương Cục miền Nam, Khu ủy V, khu ủy Trị Thiên - Huế và các tỉnh miền Nam.
3.Thành tựu hơn 2 năm khôi phục, phát triển kinh tế miền Bắc và vai trò
của miền Bắc ở giai đoạn cuối của sự nghiệp chống Mỹ, cứu nước.
4.Phong trào nổi dậy ở một số tỉnh, nhất là các tỉnh ở Nam Bộ theo
phương châm "Tỉnh giải phóng tỉnh, huyện giải phóng huyện, xã giải phóng xã".
5.Công tác binh vận trong giai đoạn 1973-1975.
Sau một thời gian tập trung cao độ cơng sức, trí tuệ tu chỉnh, biên soạn bổ
sung, nâng cao chất lượng bản thảo Lịch sử Đảng cộng sản Việt Nam tập II, đến
nay cơng trình đã hồn thành, gồm
trang .
Đánh giá kết quả thực hiện nhiệm vụ

Sau 3 năm triển khai nhiệm vụ (2006-2008), cơng trình nhận được sự chỉ đạo
của Ban Giám đốc, sự giúp đỡ tận tình của các cơ quan chức năng (Vụ Quản lý khoa
học, Vụ kế hoạch-Tài chính, Văn phòng Học Viện, Phòng Tài vụ), với sự chỉ đạo sát

sao của Ban chủ nhiệm, của Viện Lịch sử Đảng, sự cố gắng của tập thể tác giả, cơng
trình đã hoàn thành tốt nhiệm vụ theo đúng kế hoạch và tiến độ.
-Tổ chức lực lượng tham gia cơng trình một cách khoa học, phân công phân
nhiệm hợp lý.
-Thường xuyên theo dõi, đôn đốc, kiểm tra tiên độ công việc; chủ động trong
mọi hoạt động khoa học của cơng trình.
-Kinh phí : phân bổ và sử dụng kinh phí hợp lý, đúng chế độ qui định của Bộ
Tài chính, thanh- quyết tốn kịp thời.

*
Dù đã hồn thành nhiệm vụ đề ra trong kế hoạch, song chúng tôi nghĩ
rằng, Lịch sử Đảng Cộng sản Việt Nam thời kỳ 1954-1975, vẫn còn nhiều vấn
đề cần được nghiên cứu sâu sắc hơn. Tiếp thu ý kiến của Hội đồng nghiệm thu,
chúng tôi sẽ tu chỉnh, nâng cao hơn chất lượng cơng trình để trình Ban Bí thư,
xin được xuất bản
Xin trân trọng cảm ơn các đồng chí.
Chủ nhiệm cơng trình


PGS.TS Nguyễn Trọng Phúc


MỤC LỤC

I. NHIỆM VỤ CỦA CƠNG TRÌNH, PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU VÀ
TỔ CHỨC LỰC LƯỢNG NGHIÊN CỨU

1

1.1. Nhiệm vụ của đề tài


1

1.2. Phương pháp luận và phương pháp nghiên cứu

1

1.3. Tổ chức lực lượng nghiên cứu

2

II. QUÁ TRÌNH NGHIÊN CỨU, BIÊN SOẠN - NHỮNG NỘI DUNG 2
ĐƯỢC BỔ SUNG, TU CHỈNH, NÂNG CAO CHẤT LƯỢNG CƠNG
TRÌNH

1. Tổ chức khảo sát thực tế, sưu tầm, khai thác tài liệu

2

2. Tổ chức toạ đàm, hội thảo, nghe báo cáo chuyên đề

3

3. Biên niên sự kiện tập 2 (1954-1975)

3

4. Chuyên đề

4


5. Tác phẩm Lịch sử Đảng Cộng sản Việt Nam tập II (1954-1975)

4


Chương I
ĐẢNG LÃNH ĐẠO CÔNG CUỘC XÂY DỰNG, CỦNG CỐ MIỀN BẮC,
HOẠCH ĐỊNH ĐƯỜNG LỐI GIẢI PHÓNG MIỀN NAM,
THỐNG NHẤT ĐẤT NƯỚC (1954-1960)

I. NHỮNG NHÂN TỐ QUỐC TẾ VÀ TRONG NƯỚC TÁC ĐỘNG TỚI HOẠT
ĐỘNG CỦA ĐẢNG SAU HỘI NGHỊ GIƠNEVƠ (1954-1960)

Sau 9 năm kháng chiến chống thực dân Pháp và can thiệp Mỹ, nhân
dân Việt Nam bước vào thời kì lịch sử đặc biệt. Theo Hiệp định Giơnevơ, đất
nước ta tạm thời bị chia cắt làm hai miền. Miền Bắc từ vĩ tuyến 17 trở ra hồn
tồn giải phóng, miền Nam tạm thời dưới sự kiểm soát của thực dân Pháp.
Trong thời gian 2 năm, sau Hiệp định Giơnevơ hai miền sẽ tổ chức Tổng
tuyển cử thống nhất đất nước.
Trong giai đoạn mới, cách mạng Việt Nam có hai nhiệm vụ chiến lược,
đó là tiếp tục đấu tranh giải phóng miền Nam, thống nhất đất nước, đồng thời
từng bước xây dựng chế độ xã hội mới - xã hội chủ nghĩa ở miền Bắc. Cả hai
nhiệm vụ này đều do Đảng Cộng sản Việt Nam lãnh đạo vì một mục tiêu
chung là độc lập dân tộc, hoàn thành cuộc cách mạng dân tộc dân chủ trên
phạm vi cả nước, thống nhất đất nước, cả nước đi lên chủ nghĩa xã hội.
Việc thực hiện các nhiệm vụ cách mạng Việt Nam trong giai đoạn này
có nhiều thuận lợi nhưng cũng có nhiều khó khăn, phức tạp.
Trên thế giới, sự lớn mạnh của Liên Xô và hệ thống các nước xã hội
chủ nghĩa có tác động to lớn đối với cách mạng Việt Nam.

Về kinh tế, các nước trong khối SEV1 và các nước xã hội chủ nghĩa
khác tiếp tục tăng cường hợp tác, giúp đỡ lẫn nhau, tạo điều kiện cùng nhau
phát triển. Năm 1955, Liên Xơ hồn thành trước thời hạn kế hoạch 5 năm lần
thứ năm (1951-1955) với nhiều thành tựu quan trọng. Trong đó, tổng sản
1

. Ngày 8-1-1949, hội nghị kinh tế gồm đại biểu các nước Liên Xô, Anbani, Ba Lan, Bungari,
Hunggari, Rumani, Tiệp Khắc đã quyết định thành lập tổ chức kinh tế của các nước xã hội chủ
nghĩa (khối SEV) nhằm thúc đẩy sự hợp tác, giúp đỡ lẫn nhau về kinh tế, văn hố và khoa học - kỹ
thuật giữa Liên Xơ với các nước xã hội chủ nghĩa Đông Âu

1


lượng công nghiệp năm 1955 tăng 85% so với năm 1951, gấp 3,5 lần trước
chiến tranh; than đá năm 1955 chiếm 20% tổng sản lượng của thế giới; sản
lượng dầu lửa tăng từ năm 1953- 1957 tăng bình quân hàng năm 11,4 triệu tấn
(trong khi Mỹ 8,8 triệu tấn) nâng tổng sản lượng năm 1958 lên 113 triệu tấn.
Từ năm 1950, Liên Xô đứng đầu châu Âu và thứ hai thế giới về sản lượng
điện, đến năm 1958 là 233 tỉ kw/h. Trong khoa học, kĩ thuật, Liên Xô là nước
đầu tiên trên thế giới sản xuất điện nguyên tử và sau đó phóng thành cơng vệ
tinh nhân tạo lên vũ trụ.
Các nước xã hội chủ nghĩa được sự giúp đỡ của Liên Xô tiếp tục giành
được nhiều thành tựu quan trọng trong phát triển kinh tế -xã hội. Năm 1955,
công nghiệp Ba Lan tăng gấp 4 lần trước chiến tranh, trong đó có nhiều ngành
cơng nghiệp mới ra đời; Năm 1956, Cộng hoà Dân chủ Đức thực hiện kế
hoạch 5 năm lần thứ hai, qua đó trở thành nước đứng đầu châu Âu về sản
lượng điện theo đầu người, thứ hai thế giới về sản lượng hoá chất theo đầu
người. Năm 1957, Trung Quốc hoàn thành kế hoạch 5 năm (1953-1957) với
nhiều kết quả mới trong phát triển kinh tế- xã hội.

Tuy nhiên, bên cạnh những thành tựu trên, trong quá trình xây dựng
chủ nghĩa xã hội, các nước xã hội chủ nghĩa cũng đã bắt đầu mắc nhiều sai
lầm nghiêm trọng, đặc biệt là chủ trương đại nhảy vọt và công xã nhân dân ở
Trung Quốc
Về quân sự, sau khi sản xuất được bom khinh khí vào năm 1953, tháng
10 năm 1957, Liên Xô lại sản xuất được tên lửa vượt đại châu. Sự lớn mạnh
của Liên Xô về kinh tế và quốc phòng dẫn đến cuộc khủng hoảng tên lửa của
hệ thống đế quốc nhất là Mỹ. Liên Xơ có tên lửa vượt đại châu có nghĩa là
mạng lưới bao vây Liên Xô bằng hệ thống tên lửa tầm trung bình ở Tây Âu
của Mỹ đã giảm tác dụng, lãnh thổ Mỹ khơng cịn bất khả xâm phạm. Chiến
lược quân sự “trả đũa ồ ạt” của Aixenhao bị đảo lộn. Xu hướng “ly tâm” khỏi
Mỹ của các nước Tây Âu do Đờ Gôn khởi xướng đang phát triển. Các nước
xã hội chủ nghĩa Đông Âu được sự giúp đỡ của Liên Xơ đã hồn thành cơng
cuộc hợp tác hóa nơng nghiệp và bước vào xây dựng chủ nghĩa xã hội với quy
mô lớn.

2


Tháng 5-1955, tổ chức Hiệp ước Vácsava ra đời1 nhằm đối phó với
việc phục hồi chủ nghĩa quân phiệt Tây Đức và khối Bắc Đại Tây Dương.
Tháng 10 năm 1956, cuộc khủng hoảng ở Hunggari và Ba Lan được giải
quyết. Tháng 11 năm 1957, Hội nghị quốc tế 64 đảng cộng sản và công nhân
họp ở Mátxcơva ra tuyên bố hịa bình. Cũng trong thời gian này cịn có Hội
nghị của các Đảng cầm quyền ở các nước xã hội chủ nghĩa tổng kết kinh
nghiệm xây dựng chủ nghĩa xã hội ở các nước xã hội chủ nghĩa. Hội nghị nhất
trí nhận định, tuy có khác nhau về hình thức trong cuộc cải tạo và xây dựng
chủ nghĩa xã hội, nhưng những quy luật phổ biến đã diễn ra ở các nước này,
đó là: sự lãnh đạo của giai cấp cơng nhân do đội tiên phong của nó là đảng
Mác- Lê nin đối với cách mạng; liên minh giữa giai cấp công nhân, nông dân

và các tầng lớp lao động khác xây dựng chế độ sở hữu công cộng đối với các
phương tiện sản xuất chủ yếu; kế hoạch hoá nền kinh tế; cách mạng xã hội
chủ nghĩa trên các lĩnh vực tư tưởng, văn hóa, đào tạo đội ngũ trí thức xã hội
chủ nghĩa; bình đẳng dân tộc, đồn kết quốc tế; bảo vệ thành quả cách mạng.
Đoàn đại biểu Đảng ta do Chủ tịch Hồ Chỉ Minh dẫn đầu đã làm hết
sức mình để góp phần vào thành công của hội nghị.
Hội nghị quốc tế các đảng Mác - Lê nin năm 1957 đã củng cố đoàn kết
trong hệ thống xã hội chủ nghĩa và phong trào cộng sản quốc tế. Tuy nhiên,
Hội nghị đã đánh giá quá cao kinh nghiệm thành công của Liên Xô và các
nước xã hội chủ nghĩa Đơng Âu, từ đó khái qt thành những quy luật phổ
biến về chế độ sở hữu công cộng tư liệu sản xuất chủ yếu, mà không quan tâm
tới vấn đề đa sở hữu và vai trò của kinh tế hàng hoá.
Trên thực tế, từ nửa cuối thập kỉ năm 50 của thế kỉ XX, những bất cập
về lí luận và thực tiễn trong xây dựng chủ nghĩa xã hội bắt đầu xuất hiện làm
ảnh hưởng tiêu cực đến phong trào cộng sản và công nhân quốc tế. Đó là vụ
bạo động chính trị ở Hung ga ri (tháng 10-1956), Ba Lan (tháng 6- 1956); là
tư tưởng xét lại ở Liên xơ và đường lối “tam hồ” (thi đua hồ bình, q độ
hồ bình và đấu tranh hồ bình) của Đảng Cộng sản Trung Quốc; là những
mâu thuẫn, bất hòa giữa hai quốc gia trụ cột Liên Xô và Trung Quốc. Những
1

Khối này được thành lập ngày 14 tháng 5 năm 1955 tại Warszawa, sau khi các nước: Liên Xơ
Albania, Ba Lan, Bulgaria, Cộng hồ dân chủ Đức, Hungary, Romania, Tiệp Khắc ký kết Hiệp
ước hữu nghị hợp tác và tương trợ, có hiệu lực từ tháng 6 năm 1955

3


nhân tố tiêu cực này đã ảnh hưởng rất lớn tới trào giải phóng dân tộc trên thế
giới, trong đó có cách mạng Việt Nam.

Liên xơ và Trung quốc, hai nước lớn trong phe xã hội chủ nghĩa tuy đặt
quan hệ ngoại giao và giúp đỡ cuộc kháng chiến chống Pháp của nhân dân ta
từ năm 1950 nhưng họ vẫn chưa thật hiểu và tin tưởng về cách mạng Việt
Nam. Hai nước đồng ý quan điểm chia Việt Nam thành hai miền Nam - Bắc
với chế độ chính trị khác nhau và mong muốn duy trì hiện trạng đó. Đó cũng
là những khó khăn đối với sự nghiệp cách mạng Việt Nam
Phong trào giải phóng dân tộc đang tiến những bước mới. Tháng 81954, Chính phủ Xatxtrơ Amítgiơgiơ của Inđơnêxia chủ trương độc lập, hịa
bình, trung lập, tun bố hủy bỏ các hiệp ước hạn chế nền độc lập Inđônêxia
của Hà Lan.
Tháng 12-1953, Ấn Độ nhận viện trợ của Liên Xô. Năm 1954, Ấn Độ
từ chối viện trợ quân sự của Mỹ và thu hồi bốn thành phố thuộc địa Pháp.
Tháng 12-1956, quân đội Anh, Pháp phải rút khỏi Ai Cập. Ảnh hưởng của
Liên Xô ở Trung Đông tăng lên, nhưng Mỹ cũng nhân cơ hội đó nhúng tay
vào Ai Cập. Ở Angiêri, được sự cổ vũ chiến của thắng Điện Biên Phủ, tháng
8-1954, Đảng Mặt trận giải phóng dân tộc phát động cuộc khởi nghĩa ở miền
rừng núi và mở rộng cuộc chiến tranh du kích ra khắp nước. Năm 1956, thực
dân Pháp phải đưa 400.000 quân viễn chinh sang đàn áp, nhưng không thể
dập tắt được cuộc kháng chiến của nhân dân Angiêri. Năm 1958, Chính phủ
lâm thời Cộng hòa Angiêri thành lập. Nhân dân Angiêri đã giành được thắng
lợi, buộc thực dân Pháp ký Hiệp nghị Eviăng và rút quân khỏi Angiêri (21962). Tháng 3-1957, Gana, nước châu Phi đầu tiên tuyên bố độc lập. Ngày
1-1-1959, cách mạng Cuba giành được thắng lợi trong cả nước. Chế độ độc
tài phản động Batista bị đánh đổ. Tháng 5-1960, Chính phủ Cuba đặt quan hệ
ngoại giao với Liên Xơ và tuyên bố đứng vào hệ thống các nước xã hội chủ
nghĩa bất chấp sự thù địch của đế quốc Mỹ.
Hịa cùng thắng lợi của ba nước Đơng Dương, phong trào giải phóng
dân tộc có ý nghĩa lớn lao làm sụp đổ căn bản chủ nghĩa thực dân cũ và bước
đầu đẩy chủ nghĩa thực dân mới vào cuộc khủng hoảng. Phong trào độc lập
dân tộc giai đoạn này mang nhiều nét mới, đặc sắc: nổi dậy đều khắp cả Á,
4



Phi và Mỹ la tinh, mang hình thức đấu tranh vũ trang và chĩa mũi nhọn chống
Mỹ. Phong trào độc lập dân tộc thế giới vừa tăng sức cổ vũ cho cách mạng
miền Nam nước ta tiến lên, vừa làm suy yếu, phân tán lực lượng chủ nghĩa đế
quốc, hỗ trợ tích cực cho sự nghiệp cách mạng xã hội chủ nghĩa.
Sau khi đình chiến tại Triều Tiên xu thế hịa bình, trung lập phát triển
trong các nước dân tộc chủ nghĩa do giai cấp tư sản dân tộc nắm chính quyền.
Đây là hiện tượng mới của phong trào giải phóng dân tộc. Từ ngày 28-4 đến
ngày 2-5-1954, thủ tướng các nước Ấn Độ, Xri Lanca, Inđônêxia, Miến Điện1
và Pakixtan họp tại Côlômbô, thủ đô Xrilanca, chủ trương xây dựng khối
trung lập châu Á, u cầu đình chiến ở Đơng Dương, địi cấm vũ khí ngun
tử và lên án chủ nghĩa thực dân. Tháng 12-1954, nhóm Cơlơmbơ lại họp ở
Bơgo (Inđônêxia), chủ trương triệu tập hội nghị các nước Á- Phi. Hội nghị
Băng đung (họp vào cuối tháng 4-1955 tại Inđơnêxia) có 29 nước Á- Phi tham
dự đã ra bản tun bố 10 ngun tắc hịa bình, trung lập là một đóng góp quan
trọng vào phong trào chống chủ nghĩa thực dân, củng cố nền độc lập của các
nước Á- Phi và bảo vệ hồ bình thế giới. Hịa bình, trung lập là một xu thế
tiến hộ, đòi hỏi Đảng ta phải có thái độ và chính sách thích hợp tranh thủ sự
đồng tình, ủng hộ quốc tế rộng rãi đối với sự nghiệp cách mạng chống đế
quốc Mỹ của nhân dân ta. Tại Hội nghị Băng đung, đoàn đại biểu nước ta do
Thủ tướng Phạm Văn Đồng dẫn đầu đã có những đóng góp tích cực vào việc
hình thành và phát triển xu thế tiến bộ đó.
Những nhân tố tích cực trên đây tạo điều kiện thuận lợi cho cách mạng
nước ta hồn thành sự nghiệp giải phóng dân tộc, quá độ lên chủ nghĩa xã hội.
Nhưng tình hình thế giới có một số khó khăn và phức tạp mới. Khó
khăn và phức tạp chủ yếu bắt nguồn từ chiến lược toàn cầu phản cách mạng
của Mỹ. Mỹ tiếp tục đẩy mạnh cuộc chiến tranh lạnh nhằm bao vây Liên Xô
và các nước xã hội chủ nghĩa và chống lại phong trào giải phóng dân tộc. Bên
cạnh đó, Mỹ bước đầu thực hiện chiến lược diễn biến hồ bình với ý đồ lật đổ
chế độ xã hội chủ nghĩa, không cần chiến tranh.


1

Nay là Mianma

5


Tuy nhiên, lúc này Mỹ chưa giải quyết xong cuộc khủng hoảng kinh tế
1944-1946 và 1947-1948, các cuộc khủng hoảng 1953-1954, 1957-1958 và
1960-1961 lại lần lượt nổ ra. Chỉ trong vịng 17 năm, Mỹ đã có 5 cuộc khủng
hoảng. Điều đó chứng tỏ xã hội Mỹ ln ln mang trong mình nó những
bệnh hoạn khó có thể cứu chữa tận gốc. Đó là bệnh thừa tư bản mà thiếu chỗ
đầu tư, thừa hàng hóa mà thiếu thị trường tiêu thụ, thừa năng lực sản xuất mà
thiếu nguyên liệu để sản xuất. Sau chiến tranh, hàng năm Mỹ có khoảng chục
triệu người thất nghiệp và phải nhập tới 40% nguyên liệu của thế giới tư bản.
Hàng chục, hàng trăm tỷ đô la thừa của Mỹ không biết đầu tư vào đâu. Đế
quốc Mỹ làm thế nào chữa được căn bệnh kinh niên này? Con đường mòn
mà Mỹ thường đi trước kia để tạo lối thoát cho cuộc khủng hoảng này lại
được dùng đến, nhưng có cải tiến cho phù hợp với tình hình mới. Để giải
quyết nạn ế thừa hàng hóa và thừa tư bản, Mỹ chủ trương “viện trợ” kinh tế,
cho vay, bán lương thực, bán hàng tiêu dùng, lập hệ thống tiền tệ lấy đồng đô
la làm trụ cột và viện trợ vũ khí1 cho các nước tư bản khác, buộc các nước này
phải phụ thuộc vào kinh tế Mỹ và phục tùng sự thống trị của Mỹ. Để giải
quyết nạn thừa lao động và năng lực sản xuất, Mỹ lao vào con đường sản xuất
vũ khí (chiếm 1/3 sản lượng công nghiệp). Chủ trương chạy đua vũ trang và
sản xuất bom nguyên tử của Mỹ trước mắt giúp Mỹ ngăn chặn được chừng
nào nạn khủng hoảng, đồng thời đe dọa các nước khác và hy vọng đẩy Liên
Xô vào thế suy yếu vì phải cân bằng lực lượng với Mỹ. Nhưng chiến lược
chạy đua vũ trang của Mỹ vấp phải sức cản lớn là phong trào hịa bình của

hàng trăm triệu người trên trái đất. Để giải quyết vấn đề thiếu nguyên liệu và
thị trường tiêu thụ, Mỹ từng bước hất cẳng các đế quốc Anh, Pháp, Bồ Đào
Nha, Hà Lan, chiếm lấy thuộc địa của các nước này. Sau khi hất cẳng Anh ở
Canađa, Ôxtrâylia, Xrilanca, Mỹ la tinh, Trung Cận Đông, Hy Lạp, Thổ Nhĩ
Kỳ, Iran và gạt Hà Lan ở Inđônêxia, Mỹ tiếp tục hất cẳng Pháp ở Đông
Dương. Dưới chiêu bài chống Liên Xô, chống chủ nghĩa cộng sản, Mỹ ra sức
tập hợp các nước đế quốc trong các liên minh quân sự do Mỹ cầm đầu. Ngày
8-9-1954. Mỹ lập ra “tổ chức Hiệp ước Đơng-Nam Á” (SEATO) với mục đích
ngăn chặn chủ nghĩa xã hội tràn qua vĩ tuyến 17 xuống Đông-Nam Á, đặt
1

. Do can thiệp vào chiến tranh Triều Tiên, các công ty độc quyền Mỹ đã lãi 41,2 tỷ đô la và tránh
được cuộc khủng hoảng sắp xảy ra cuối năm 1949.

6


miền Nam Việt Nam, Lào và Campuchia nằm trong sự bảo hộ của Mỹ1. Tuy
nhiên, về sau Pakixtan ra khỏi tổ chức này, Inđônêxia từ chối giúp Giôn xơn
và khi chiến tranh Việt Nam kết thúc thì SEATO cũng giải tán.
Trong khoảng 10 năm sau chiến tranh thế giới (1945-1955), Mỹ đã thao
túng được Tây Âu và Nhật Bản, cũng như đối với toàn bộ thế giới tư bản chủ
nghĩa làm cho nền kinh tế Mỹ ra khỏi khủng hoảng và tiếp tục phát triển. Hầu
hết các thuộc địa của Anh, Pháp, Hà Lan đều rơi vào tay Mỹ. Mỹ đã đàn áp
được phong trào giải phóng dân tộc ở Goatêmala (tháng 7-1954) và Công gô
(1960). Những thắng lợi này làm cho giai cấp thống trị Mỹ càng nuôi thêm
tham vọng về một “đại thế kỷ Mỹ”2, tham vọng làm bá chủ thế giới3. Sự bất
hòa trong phong trào cộng sản quốc tế và trong hệ thống xã hội chủ nghĩa bắt
đầu xuất hiện vào cuối những năm 50 làm cho Mỹ càng ni thêm tham vọng
đó.

Tuy nhiên, trong những năm cuối thập kỷ 40, đầu thập kỷ 50 giấc mơ
về một “đại thế kỷ Mỹ” liên tiếp bị sứt mẻ. Dù là nước đế quốc mạnh nhất,
Mỹ không cứu được Tưởng Giới Thạch, đành chịu mất Trung Quốc và chịu
chia đôi nước Triều Tiên. Dù đã gánh cho Pháp trên 2/3 chiến phí, Mỹ đành
bó tay để Pháp thua ở Điện Biên Phủ. Mỹ buộc phải khoanh tay trước thắng
lợi của cách mạng Cu Ba và bất lực trước cuộc đồng khởi của hàng triệu quần
chúng miền Nam Việt Nam nổi dậy đập tan ách kìm kẹp của bọn tay sai Mỹ ở
1

Giô dép A. Am tơ nhận xét: "Hiệp ước SEATO đã được ký chỉ với ba chính phủ châu Á
(Pakixtan. Thái lan và Philíppin” những nước đã có liên minh qn sự với Mỹ) và năm chính phủ
phương Tây. Rõ ràng, Hiệp ước SEATO là một sự giả mạo và lừa dối để làm ra vẻ là Mỹ có sự ung
hộ quốc tế trong hành động của họ ở Việt Nam. Khơng có ai trong các người ký xem trong hiệp
ước này” Lời phán quyết vế Việt Nam, Nxb quân đội nhân dân, Hà Nội, 1985, tr. 47
2
Năm 1940, trên tờ Lai phơ, Henrilớt viết' "Chúng ta cằn tập hợp đông đảo người Mỹ nhất. xác lập
và đẩy tới một nhận thức mởi về nước Mỹ ta như một quyền lực toàn cầu, tuyệt đối là của Mỹ. Mỹ
là trung tâm năng động nhất trong mọi linh vực kinh doanh. Mỹ là lò đào tạo những người tài giỏi
nhất phụng sự nhân loại. Mỹ là ông thánh Xamaritan ban phát ân đức cho loài người. Mỹ là đền thờ
của lý tưởng tự do. Tất cả những yếu tố đó họp lại tạo nên nhận thức đúng đắn về thế kỷ XX. Đó là
đệ nhất thế kỷ Mỹ”. Tất cả các tổng thống Mỹ sau Chiến tranh thế giới thứ hai đều hoạch định
chiến lược và chính sách của mình theo quan điểm đó. Chỉ sau khi thất bại ở Việt Nam, giấc mơ về
“đại thế kỷ Mỹ” mới bị rạn nứt.
3
Giấc mơ về một "đại thế kỷ Mỹ” và một thế giới trong đó Mỹ là bá chủ có một nguồn gốc sâu xa
là Mỹ đánh giá sức mạnh chỉ căn cứ một chiều vào tiềm lực kinh tế của Mỹ. Dân số Mỹ chỉ chiếm
6% số dân thế giới nhưng sản lượng công nghiệp Mỹ lại chiếm khoảng một nửa của thế giới tư bản,
1950: 54,6%, 1960: 45.8%. Đầu tư tư bản Mỹ ra nước ngoài lớn hơn các nước đế quốc trên thế giới
cộng lại. Mỹ có 13 cơng ty trong 20 cơng ty lớn nhất thế giới. Trên thế giới, Mỹ xuất khẩu một nửa
lúa mì, 1/3 gạo, 90% đậu tương, 60% ngơ. Năng suất lao động Mỹ gấp đôi Tây Âu và Nhật Bản.


7


cơ sở nông thôn. Âm mưu gây chiến của Mỹ cịn bị làn sóng hịa bình, trung
lập của các nước ngăn chặn. Vừa phải chống với hệ thống xã hội chủ nghĩa,
với phong trào độc lập dân tộc, với phong trào hịa bình dân chủ, trung lập,
Mỹ vừa phải đối phó với cuộc cạnh tranh của các nước tư bản Tây Âu và
Nhật Bản. Sự thật chứng tỏ Mỹ giàu nhưng khơng phải Mỹ muốn làm gì cũng
được. Sự thật chứng tỏ Mỹ đứng ở vị trí bá chủ thế giới tư bản, nhưng Mỹ
chưa thể bá chủ toàn thế giới. Trước những thực tế trên đây, Mỹ buộc phải
điều chỉnh chiến lược toàn cầu. Từ chiến lược đối đầu gay gắt giữa hai phe,
Mỹ phải chuyển sang chiến lược hịa hỗn với Liên Xơ. Khơng đủ sức ngăn
chặn cùng một lúc cả ba dòng thác cách mạng và đối phó với các mâu thuẫn
trong nội bộ phe đế quốc, Mỹ phải chọn hướng trọng điểm là tập trung lực
lượng đánh phá phong trào giải phóng dân tộc.
Trong đối tượng xâm lược, Mỹ chọn Việt Nam làm trọng điểm, vì học
thuyết Đôminô của Mỹ cho rằng nếu mất Việt Nam thì có thể mất nhiều nơi
trên thế giới, trước hết là Đơng-Nam Á- nơi có nhiều lợi ích chiến lược về
chính trị, quân sự và kinh tế trong ý đồ giành quyền bá chủ thế giới của Mỹ.
Mỹ biết rằng cuộc cách mạng Việt Nam do đảng Mác - Lê nin và lãnh
tụ Hồ Chí Minh lãnh đạo là một cuộc cách mạng triệt để, với mục tiêu độc
lập, thống nhất hoàn toàn và tiến lên chủ nghĩa xã hội. Mỹ cho rằng chủ nghĩa
xã hội thắng lợi ở Việt Nam sẽ tràn xuống Đơng-Nam Á, lợi ích chiến lược
tồn cầu của Mỹ ở châu Á và Thái Bình Dương sẽ bị ảnh hưởng nghiêm
trọng. Vì lẽ đó, Mỹ phải tập trung lực lượng chiếm giữ miền Nam Việt Nam.
Đàn áp và đánh bại được Việt Nam, Mỹ vừa đánh bại được phong trào giải
phóng dân tộc, vừa đánh bại chủ nghĩa xã hội ở vùng này. Chính vì vậy Việt
Nam đã trở thành nơi đụng đầu lịch sử quyết liệt giữa phong trào độc lập dân
tộc và chủ nghĩa đế quốc, giữa chủ nghĩa xã hội và chủ nghĩa tư bản1.

Sau những tổn thất to lớn của chiến tranh thế giới thứ hai, Liên Xô,
Trung Quốc và nhiều nước khác trên thế giới chủ trương giải quyết các vấn đề
tranh chấp bằng thương lượng hịa bình. Các nước lo sợ từ một đốm lửa nhỏ
(chiến tranh giải phóng ở một nước) có thể gây ra chiến tranh thế giới, lo sợ
1

. Trong hơn 50 năm cuối thế kỷ XX, Mỹ viện trợ cho 150 nước trên thế giới, trong đó viện trợ cho
ngụy quyền Sài Gịn chiếm l0%

8


vũ khí nguyên tử. Họ chủ trương giải quyết các cuộc xung đột khu vực mang
yếu tố ý thức hệ bằng mơ hình chia cắt của Đức (sau chiến tranh thế giới thứ
hai) và của Triều Tiên (sau cuộc chiến tranh (1950-1953) nhằm cân bằng lược
lượng giữa các nước tư bản và các nước xã hội chủ nghĩa. Điều đó thể hiện rõ
qua việc các nước lớn thoả thuận kí Hiệp định Giơnevơ 1954 về Đông
Dương.
Đối với Trung Quốc, bản thân họ cũng chưa giải phóng Đài Loan và
những phần lãnh thổ do chế độ phong kiến tạm nhượng cho các nước phương
Tây (Hồng Kông, Ma Cao). Các nhà lãnh đạo Trung Quốc khun Việt nam:
“Trường kì mai phục, tích trữ lực lượng, liên hệ quần chúng, chờ đợi thời
cơ”1. Chủ tịch Đảng Cộng sản Trung Quốc Mao Trạch Đông nêu rõ quan
điểm: “Tình hình Việt Nam bị chia cắt không thể giải quyết được trong một
thời gian ngắn mà cần phải trường kì…., nếu 10 năm chưa được thì phải 100
năm”2. Trong khi đó, các nhà lãnh đạo Liên Xô cũng cho rằng, miền Bắc
nước ta nên tập trung xây dựng chủ nghĩa xã hội cho mạnh thì sẽ giải phóng
được miền Nam. Ngày 24-1- 1957, Liên Xơ đề nghị cả Việt Nam Dân chủ
cộng hoà và Việt Nam Cộng hoà vào Liên hợp quốc. Nhận xét về thời kì này,
V.Gaiduk viết: “Trước năm 1964, Liên Xơ chủ yếu vẫn là một quan sát viên

trước những diễn biến ở Việt Nam. Với vai trò này đã phục vụ cho chiến lược
cùng tồn tại hồ bình của Khruschev với phương Tây và tránh những cuộc
xung đột giống như cuộc khủng hoảng tên lửa ở Cu ba năm 1962”3.
Đế quốc Mỹ đã lợi dụng tình trạng bất hịa trong phong trào cộng sản
quốc tế, lợi dụng cuộc khủng hoảng về đường lối phong trào cách mạng thế
giới, lợi dụng lợi ích dân tộc riêng rẽ của từng nước, và lợi dụng tâm lý sợ
Mỹ, sợ chiến tranh của nhân dân thế giới để tiến hành chiến tranh xâm lược
Việt Nam và đàn áp phong trào giải phóng dân tộc.
Bối cảnh lịch sử quốc tế trên đây đặt ra cho Đảng ta vấn đề: làm thế
nào tranh thủ đến mức cao nhất chỗ mạnh của ba dòng thác cách mạng; làm
thế nào giảm bớt đến mức thấp nhất nhân tố tiêu cực, thu hẹp ảnh hưởng của
1

Sự thật về quan hệ Việt Nam - Trung Quốc trong 30 năm qua, Nxb. ST, H, 1979, tr 40
Sự thật về quan hệ Việt Nam - Trung Quốc trong 30 năm qua, Nxb. ST, H, 1979, tr 39
3
Ilia V. Gaiduk: Liên bang Xô viết và chiến tranh Việt Nam , Tổng cục V - Bộ Nội vụ, tài liệu tham
khảo nội bộ, H, 1998, tr. 8.
2

9


×