Tải bản đầy đủ (.pdf) (6 trang)

Kết quả nghiên cứu thiết kế hệ thống ngư cụ phòng tránh cá mập tấn công người tại vịnh Quy Nhơn, tỉnh Bình Định

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (1.91 MB, 6 trang )

Tạp chí Khoa học - Công nghệ Thủy sản

Số 4/2012

THÔNG BÁO KHOA HỌC

KẾT QUẢ NGHIÊN CỨU THIẾT KẾ HỆ THỐNG NGƯ CỤ
PHỊNG TRÁNH CÁ MẬP TẤN CƠNG NGƯỜI TẠI VỊNH QUY NHƠN,
TỈNH BÌNH ĐỊNH
STUDY DESIGN SYSTEM TESTING GEAR PREVENT SHARKS IN THE GULF
OF QUY NHON BAY, BINH DINH PROVINCE
Nguyễn Trọng Thảo1, Phạm Văn Thông2
Ngày nhận bài: 30/5/2012; Ngày phản biện thơng qua: 15/11/2012; Ngày duyệt đăng: 15/12/2012

TĨM TẮT
Bài viết mơ tả kết quả nghiên cứu, triển khai thử nghiệm kết luận của đề tài khoa học cấp Nhà nước “Nghiên cứu cơ
sở khoa học của hiện tượng cá dữ tấn công người tắm biển tại vùng biển ven bờ Quy Nhơn và các giải pháp phịng ngừa”.
Với giải pháp có tính khả thi cao để ngăn chặn cá mập tấn công người ở các bãi tắm thuộc vịnh Quy Nhơn là sử dụng ngư
cụ ngăn chặn sự xâm nhập của cá mập vào các bãi tắm. Để thiết kế hệ thống ngư cụ nhằm chặn bắt cá mập ở vịnh Quy
Nhơn, chúng tôi đã sử dụng các dữ liệu đầu vào, bao gồm:
- Các mơ hình phịng tránh cá mập tại các bãi tắm ở Australia và Mỹ;
- Số liệu về điều kiện tự nhiên tại vịnh Quy Nhơn: Độ sâu, dòng chảy, nền đáy, thủy triều;
- Đặc điểm sinh học của loại cá mập xuất hiện chủ yếu tại Vịnh Quy Nhơn.
Nghiên cứu đã sử dụng phương pháp thiết kế ngư cụ để tính tốn hệ thống lưới rê cố định và câu đơn kết hợp với
kinh nghiệm nghề câu cá mập tại Miền Trung.
Sau quá trình nghiên cứu, chúng tôi đã thiết kế và chế tạo thành công một hệ thống ngư cụ, đó là sự kết hợp giữa lưới
rê và câu đơn. Nghiên cứu cũng đã xây dựng được quy trình thi cơng chế tạo, hướng dẫn lắp đặt hệ thống ngư cụ phù với
với điều kiện thực tế tại vịnh Quy Nhơn.
Sau 6 tháng lắp đặt, hệ thống ngư cụ đã hoạt động ổn định và không thấy hiện tượng cá mập tấn công người ở
bãi tắm.
Từ khóa: Cá mập, Câu cá mập, Ngư cụ, Lưới rê



ABSTRACT
The paper presents the results of research and experiment with shark fishing gear system at Quy Nhon Bay, Binh Dinh
province. In order to prevent the sharks attacking on the swimmers in the sea, the fixed gill net and fixed drum line are used.
The database is used for designing the shark preventing gear system are as follows:
- The models net to presents the shark attack in Australia and USA
- The data of natural condition includes depth, current, seabed, tide;
- Biological characteristic of sharks
The research use the fishing gear design method combine with the shark catch experience of local fisherman for
calculate the fixed gill net and fixed drum line.
The results of research are designing and manufacturing one shark preventing gear system, those are fixed gill net
combine with fixed drum line.
Six months after fitted up with shark preventing gear system in the sea, the net system is stable operation at sea and
these is no swimmer tobe attacked by shark.
Keywwords: Shark, Fishing shark, Fixed gill Net

1

ThS. Nguyễn Trọng Thảo, 2ThS. Phạm Văn Thông: Viện Khoa học và Công nghệ khai thác thủy sản - Trường Đại học Nha Trang

76 ❖ TRƯỜNG ĐẠI HỌC NHA TRANG


Tạp chí Khoa học - Công nghệ Thủy sản
I. ĐẶT VẤN ĐỀ
Vịnh Quy Nhơn trải dài theo hình cánh cung,
ơm lấy bờ biển cát vàng óng ánh với nhiều bãi tắm
đẹp, khu du lịch nghỉ dưỡng là địa điểm tập kết cho
cuộc hành trình du lịch Bình Định với các tour: Du
lịch biển đảo, du lịch sinh thái, du lịch làng nghề, du

lịch văn hóa - lịch sử… đầy tiềm năng.
Tuy nhiên trong thời gian gần đây, hiện tượng
cá dữ tấn công người liên tục xảy ra trong các bãi
tắm ở vịnh Quy Nhơn và ngư dân đánh bắt cá dữ ở
những khu vực lân cận đã gây hoang mang dư luận,
ảnh hưởng xấu đến hoạt động kinh tế, xã hội địa
phương. Vì vậy, vấn đề bảo vệ các bãi tắm, bảo vệ
người dân tắm biển trong khu vực này được đặt ra.
Từ kết quả bước đầu của đề tài khoa học cấp
Nhà nước “Nghiên cứu cơ sở khoa học của hiện
tượng cá dữ tấn công người tắm biển tại vùng biển
ven bờ Quy Nhơn và các giải pháp phòng ngừa”,
qua kết quả báo cáo chuyên đề “Đặc trưng khí tượng
thủy - hải văn phục vụ thiết kế kỹ thuật giải pháp bảo
vệ bãi tắm vùng biển vịnh Quy Nhơn”; chúng tôi đã
phối hợp với Chi cục Khai thác và Bảo vệ nguồn lợi
Thủy sản tỉnh Bình Định thực hiện nhiệm vụ khoa
học “Nghiên cứu và thử nghiệm ngư cụ phịng tránh
cá nhám tại vùng biển Bình Định” nhằm thiết kế hệ
thống ngư cụ, xây dựng qui trình thi cơng lắp ráp
ngư cụ và tiến hành lắp đặt hệ thống phịng tránh
cá mập tại vùng biển vịnh Quy Nhơn.

Số 4/2012
II. ĐỐI TƯỢNG VÀ PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU
1. Đối tượng nghiên cứu
- Hệ thống ngư cụ chặn bắt gồm các tấm lưới rê
cố định và câu đơn: Các thông số kỹ thuật cấu tạo
ngư cụ, kỹ thuật thi công chế tạo ngư cụ, kỹ thuật
lắp đặt và chế độ bảo dưỡng hệ thống.

- Vùng nghiên cứu lắp đặt hệ thống lưới chặn bắt: là các khu vực được xác định cá mập thường
di chuyển vào các bãi tắm ở trong vịnh Quy Nhơn
(hình 9).
2. Phương pháp nghiên cứu
- Thu thập các thông tin liên quan từ [10], [11],
[12] để chọn phương án chặn bắt;
- Sử dụng nguồn số liệu thứ cấp từ kết quả
nghiên cứu [7], [8] làm cơ sở xác định ngoại lực tác
dụng lên ngư cụ và tính tốn các thơng số cơ bản
ngư cụ;
- Phương pháp tính tốn thiết kế lưới rê cố định
theo [1, 2, 3], hệ thống câu đơn theo [5] kết hợp kinh
nghiệm nghề câu cá mập của ngư dân miền Trung;
- Thi công chế tạo hệ thống lưới chặn theo [2,
3]; thi công hệ thống câu đơn theo [2,5];
- Bố trí hệ thống ngư cụ chặn bắt theo [7, 8];
- Lắp đặt và cố định hệ thống theo phương
pháp cố định lưới dẫn của lưới đăng.

Hình 1. Tổng thể hệ thống cụm ngư cụ phòng tránh cá mập tại vịnh Quy Nhơn

III. KẾT QUẢ NGHIÊN CỨU VÀ THẢO LUẬN
1. Kết quả tính tốn thiết kế hệ thống ngư cụ
Dựa vào các thông số đầu vào để tính tốn thiết kế, bao gồm các yếu tố:
- Đối tượng liên quan đến kích thước mắt lưới, độ thô chỉ lưới, lưỡi câu,
dây thẻo, mồi câu… là Cá mập sọc trắng (Carcharhinus amblyrhynchoides) với
các thơng số hình dáng như sau: Chiều dài thân từ Lca= 1.000mm, chu vi thân là
Cca= 514mm, chiều dài vây ngực là Lng= 173mm;
- Vùng lắp đặt hệ thống có các thơng số liên quan như: Độ sâu vùng nước
Hmax= 7,5m ứng với mức thủy triều cao nhất; chất đáy là cát – bùn; dòng chảy

tổng hợp đạt cực đại tại tầng mặt là Vmat= 0,91m/s, tại tầng giữa là Vgiua= 0,785m/s
và tầng đáy là Vday= 0,66m/s; biên độ triều cường dao động từ 1,8 - 2m; độ cao
sóng vùng lắp đặt hệ thống là Hs= 2m.

Hình 2. Cá mập bị chặn

TRƯỜNG ĐẠI HOÏC NHA TRANG ❖ 77


Tạp chí Khoa học - Công nghệ Thủy sản

Số 4/2012

1.1. Hệ thống lưới chặn
Các thơng số áo lưới được tính toán theo vùng
lắp đặt và nhiệm vụ chặn bắt; trong đó kích thước
mắt lưới được xác định theo chu vi mặt cắt thân
cá có tính đến vây ngực, độ thơ chỉ lưới tính theo
cường độ cục bộ và so sánh với lưới mẫu là lưới rê
hỗn hợp đánh bắt cùng kích cỡ với đối tượng.
- Mỗi cụm gồm 2 tấm lưới chặn, mỗi tấm có các
thơng số cơ bản được xác định như sau:
- Áo lưới: PE 100D/72 xe lơi, 2a = 300mm, đan
gút chân ếch đôi;
- Hệ số rút gọn giềng phao E1p = 0,7; hệ số rút
gọn giềng chì E1c = 0,72;

- Chiều dài giềng phao Lp = 100m; chiều dài
giềng chì Lc = 102m; chiều cao rút gọn thân lưới
H = 7,5m;

- Phao lưới (195x125x25) xốp cứng màu vàng:
60 cái, khoảng cách 2 phao 1,68m; chì lưới Pb
253 viên/200gr, khoảng cách 2 viên chì 0,43m; phao
đầu lưới 2 chiếc loại HF300C.
- Giềng chì cố định lưới và câu bằng cáp bọc
PEФ14 dài 406m cho toàn cụm;
- Cố định lưới và câu toàn cụm bằng hệ thống
neo (10 neo/26kg) và dây giềng căng 2 đầu lưới
(dây PPФ12), 04 ma ní liên kết 2 đầu lưới và cố
định câu.

Hình 3. Bản vẽ tổng thể lưới chặn

60 xốp cứng (195 x 125 x 25)

253 Pb/200gr

2 x 100m PP bện Ф12, 14

2 x 102m cáp bọc PEФ14 + PP bệnФ12

Hình 4. Bản vẽ khai triển lưới chặn

Hình 5. Bản vẽ chi tiết lắp ráp lưới chặn

Hình 6. Bản vẽ chi tiết hệ thống đầu cánh lưới

78 ❖ TRƯỜNG ĐẠI HỌC NHA TRANG

E1 = 0,7


E1 = 0,72


Tạp chí Khoa học - Công nghệ Thủy sản
1.2. Hệ thống câu đơn
Bố trí tương tự hệ thống câu của Úc nhưng
không sử dụng neo cố định câu. Các câu đơn được
cố định bằng khuyết buộc và ma ní với dây cáp
bọc PEФ14 liên kết với giềng chì của hệ thống lưới
chặn. Các thông số kỹ thuật về lưỡi câu, dây thẻo,
dây phao, dây neo được tính dựa vào lý thuyết tính
tốn nghề câu vàng, câu cá mập theo điều kiện ngư
trường và đối tượng chặn bắt. Khoảng cách 2 câu
đơn lớn hơn chiều dài của 2 thẻo câu.

Soá 4/2012
Mỗi hệ thống gồm 10 câu đơn, mỗi câu đơn
được thiết kế như sau:
- Dây thẻo gồm 2 đoạn: Thẻo chính PA250 sợi
đơn dài 2m và dây mí Inox dài 1m liên kết bằng
khóa 8 xoay để chống xoắn;
- Lưỡi câu bằng Inox cỡ (60 x 30 x 20): 10 cái;
Dây neo câu 10m, dây phao ganh PA500 sợi đơn
dài 8m; Phao ganh loại HF300A; phao hiệu loại
phao HF300C.
- Ma ní xoay chống xoắn dây phao ganh: 10 cái.

Bản vẽ kỹ thuật của hệ thống câu đơn theo hình sau:


Hình 7. Tổng thể hệ thống câu đơn

Hình 8. Bản vẽ chi tiết hệ thống và lắp ráp câu đơn

2. Hướng dẫn thi công chế tạo hệ thống ngư cụ
Căn cứ hồ sơ thiết kế, xây dựng qui trình thi
cơng chế tạo ngư cụ, bao gồm các bước sau:
2.1. Công tác chuẩn bị
Chuẩn bị sân bãi gần vị trí đặt hệ thống, đảm
bảo diện tích thi cơng;
Chuẩn bị vật tư và nhân lực: Chuẩn bị sợi,
lưới, dây, phao, chì, neo… và các phụ tùng theo hồ
sơ thiết kế; công nhân thi công đảm bảo tay nghề
kỹ thuật.
2.2. Thi công lưới chặn
Đan áo lưới: Sử dụng sợi PE 100D/72 xe lơi

của Trung Quốc màu xanh, đan gút chân ếch đơi
với kích thước mắt lưới kéo căng 2a = 300mm.
Gầy 35,5 mắt và đan với chiều dài 477◊ . Lưới tấm
đan xong phải được định hình gút theo chiều rộng
(ngược chiều kéo gút) với lực kéo là 17kgf trong
vòng 24 giờ. Lắp ráp áo lưới vào giềng, lắp hệ thống
phao chì với hệ số rút gọn theo bản vẽ kỹ thuật.
Xử lý hệ thống cố định lưới: Dây, neo… khi cắt
dây và trầu khuyết 2 đầu dây, liên kết dây - neo bằng
ma ní, khóa xoay.
2.3. Thi cơng hệ thống câu đơn
Quy trình thi cơng theo các bước sau: Cắt


TRƯỜNG ĐẠI HỌC NHA TRANG ❖ 79


Tạp chí Khoa học - Công nghệ Thủy sản

Số 4/2012

dây thẻo và dây mí theo thiết kế. Chú ý chiều dài dư để buộc nút → Dùng máy dập khóa nhôm tạo khuyết dây
PA sợi đơn → Buộc dây thẻo vào khóa xoay → Buộc dây mí và khóa xoay → Buộc lưỡi câu vào dây mí → Liên
kết dây thẻo bằng ma ní với dây ganh → Buộc phao ganh vào dây phao ganh, đầu còn lại liên kết với ma ní
→ Trầu khuyết theo khoảng cách ở dây cáp cố định câu → Liên kết dây ganh với dây cáp cố định bằng ma ní
xoay và khuyết buộc.
2.4. Kiểm tra hoàn thiện toàn bộ hệ thống ngư cụ
Hệ thống ngư cụ trước khi đưa vào thi công lắp đặt và vận hành phải được kiểm tra. Tất cả các cơng đoạn
thi cơng, lắp đặt có sự giám sát của đơn vị thiết kế và cơ quan chủ trì nhiệm vụ.
3. Quy trình lắp đặt hệ thống ngư cụ phòng tránh cá nhám ở vịnh Quy Nhơn
- Xác định chính xác 03 vị trí lắp đặt hệ thống ngư
cụ thuộc vùng biển vịnh Quy Nhơn bằng máy định vị
và phương án bố trí xen kẽ hệ thống câu lưới. Bố trí
hệ thống theo 3 cụm, mỗi cụm gồm 10 câu đơn và hai
tường lưới bố trí xen kẽ, mỗi tường lưới có kích thước
rút gọn là: L x H = 100m x 7,5m;
- Tổ chức lắp đặt hệ thống ngư cụ đã được hồn
thiện vào đúng vị trí cần lắp đặt trên biển, đảm bảo
tính chính xác về hướng và khoảng cách của hệ thống
ngư cụ.
Qui trình lắp đặt như sau: Liên kết hệ thống dây neo
câu vào dây cáp cố định và neo đầu hệ thống → Dùng
thuyền 1 chở hệ thống lưới và câu đến tọa độ đặt lưới;
Hình 9. Vị trí lắp đặt hệ thống

thuyền 2 chở dây dẫn → Tàu 1 tiến hành thả neo cố
định đầu lưới và cho tàu chạy thẳng hướng theo tọa độ
đặt câu đầu hệ thống; thuyền thứ 2 chạy thẳng hướng thả dây dẫn → Kết thúc dây câu, tàu 1 thả lưới theo dây
dẫn. Trước khi thả lưới liên kết giềng cố định vào dây cố định câu → Tiếp tục thả dây cố định câu như phần trên
→ Kết thúc chiều dài lưới, thả phao tiêu; đồng thời liên kết dây cố định câu buộc dây neo cố định đầu lưới →
Cố định lưới bằng giềng căng chéo và neo → Liên kết phao hiệu đầu lưới → Tháo gỡ dây dẫn và kiểm tra hệ
thống lưới → Thả và liên kết dây ganh, phao, dây thẻo, lưỡi câu của hệ thống câu đơn → Lắp đèn hiệu, cờ hiệu.

Hình 10. Chuẩn bị

Hình 11. Thả lưới chặn

Hình 12. Hệ thống trên biển

IV. KẾT LUẬN
- Hệ thống ngư cụ chặn - bắt cá mập tại vịnh Quy Nhơn đáp ứng được yêu cầu nhiệm vụ thiết kế. Hệ thống
được lắp đặt hoàn chỉnh vào ngày 18/4/2012 sau khi tổ chức hội thảo với các địa phương;
- Hệ thống ngư cụ chặn - bắt cá mập phù hợp với điều kiện vịnh Quy Nhơn, dễ thi công, lắp đặt, vận hành
và bảo trì.
- Hệ thống hoạt động an tồn sau 6 tháng lắp đặt: Sau 2 ngày lắp đặt, tổ tuần tra bảo dưỡng đã phát hiện
cá vược lớn (19,5kg) và cá măng biển (9kg) vướng lưới tại cụm KS Hồng Gia và cho đến đến nay chưa có
hiện tượng cá mập cắn người ở các bãi tắm tại vịnh Quy Nhơn.

80 ❖ TRƯỜNG ĐẠI HỌC NHA TRANG


Tạp chí Khoa học - Công nghệ Thủy sản

Số 4/2012


Hình 13. Cá vược (19.5kg) vướng lưới ngày 21/4

TÀI LIỆU THAM KHẢO
1.

Nguyễn Văn Động, 2002. Cơ sở lý thuyết và thiết kế ngư cụ. NXB Nông Nghiệp.

2.

Nguyễn Văn Động-Nguyễn Trọng Thảo, 2009. Công nghệ chế tạo ngư cụ. NXB Khoa học và Kỹ thuật, TP Hồ Chí Minh.

3.

Hồng Hoa Hồng, 2005. Kỹ thuật khai thác cá - nghề lưới rê. NXB Nông nghiệp.

4.

Phan Trọng Huyến, 1982. Thực tập biển. NXB Nông nghiệp.

5.

Nguyễn Trọng Thảo, 1998. Ngư cụ cố định - Nghề câu. Đại học Thủy sản.

6.

Nguyễn Trọng Thảo - Phạm Văn Thông, 4/2012 Nghiên cứu thiết kế ngư cụ thử nghiệm phịng tránh cá nhám vùng biển Quy
Nhơn - Bình Định. Báo cáo chuyên đề

7.


Võ Sỹ Tuấn và nnc, 2012. Cơ sở khoa học và thực tiễn thiết lập hệ thống ngư cụ phòng tránh các nhám thử nghiệm ở vùng
biển Quy Nhơn, Bình Định. Báo cáo chuyên đề - Viện HDH Nha Trang.

8.

Nguyễn Phi Uy Vũ và nnc, 4 - 2012. Đặc trưng khí tượng thủy - hải văn phục vụ thiết kế kỹ thuật giải pháp bảo vệ bãi tắm
vùng biển vịnh Quy Nhơn. Báo cáo chuyên đề.

9.

NSW Department of Primary industries, 2009. Report into the NSW shark;

10. truy cập 2/1/2012.
11. truy cập 2/1/2012.
12. http://www.flmnh.ufl.edu/fish/Sharks/Statistics/species2.htm, truy cập 2/1/2012.

TRƯỜNG ĐẠI HỌC NHA TRANG ❖ 81



×